Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: santhelena
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Bá Tước Monto Crixto | Alexandre Dumas

[Lấy địa chỉ]
51#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 15:37:19 | Chỉ xem của tác giả
Chương 16: Caderousse



Một buổi chiều, ông Danglars tiếp Andrea Cavalcanti đến thăm. Sau mười phút trò chuyện Andrea mời hắn riêng ra một chỗ và ngỏ lời cầu hôn cô Danglars.

Danglars nghe hết sức chăm chú; đã tới hai hay ba ngày nay hắn đợi tin này.

- Hơn nữa, thưa ông, tôi có mang theo lá thư trong đó cha tôi cam kết cho tôi số vốn là hai triệu, nghĩa là một trăm năm mươi ngàn livrơ lợi tức tính từ hôm cưới. Ông xem, sự việc sẽ trở nên tốt đẹp nhất, nếu giả định rằng lời cầu hôn của tôi không bị bà nam tước Danglars và cô Eugénie khước từ.

Danglars cảm thấy choáng ngợp mừng vui như người ta thường cảm thấy lúc sắp chết đuối lại gặp đất vững chắc dưới chân thay cho khoảng trống mình sắp chìm nghỉm vào đó.

- Như vậy thì, thưa ông, Andrea vừa nói vừa rất mực cung kính chào ông chủ ngân hàng, tôi có thể hy vọng...

- Anh Andrea, Danglars nói, hãy hy vọng đi, và hãy tin rằng nếu không có trở ngại gì về phía anh ngăn cản việc này tiến triển thì nó đã được quyết định.

Andrea cáo biệt ông chủ ngân hàng và ra xe.

Đúng lúc hắn sắp sửa đặt chiếc ủng bóng lộn của mình lên bậc xe thì một bàn tay đặt lên vai hắn.

Andrea rùng mình và lùi lại thật nhanh.

Người đàn ông bịt đầu bằng một chiếc khăn kẻ ô để lọt mớ tóc xam xám lấm láp.

- Ông muốn gì ở tôi? Hắn nói.

- Bây giờ mày chẳng thèm chào hỏi bạn bè hả thằng cu Benedettỏ Tao, bạn chung xiềng cũ của mày ở nhà lao khổ sai Toulon? Người đàn ông nói.

Đó là Caderousse: hắn bị tù vì đã giết người buôn đồ nữ trang mà hắn gạ bán viên kim cương của tu sĩ Busoni, tức Monte Cristo.

- ái chà! Mày! Tại sao mày đến quấy rối sự yên bình của tao?

- Vì thích gặp lại bạn cũ! Tao ở phố Ménil-montant.

Ngày mai đến gặp tao. Tạm biệt, Benedetto!.Và hắn phóng vào một phố nhỏ rồi mất hút trong đó. Ngày hôm sau, Andrea đến gõ cửa căn hộ của Caderousse, thoáng chút tò mò và lo lắng mơ hồ.

- A! Mày đến đấy à, Caderousse vừa nói vừa rút then cửa.

- Mày muốn gì tao?

- Có vẻ sự việc xoay chuyển tốt cho mày nhỉ thằng cu Benedettỏ Caderousse nói với cặp mắt long lanh thèm muốn. Mày đi lại với xã hội thượng lưu Paris, mày sắp cưới con gái Danglars.

Nhưng, vừa nói thêm hắn vừa mỉm cười hiểm độc, không được phụ bạc các bạn cũ, hiểu chưa.

- Mày biết thừa, Andrea trả lời, tao không giàu có gì, và nếu không có người bảo trợ, bá tước Monte Cristo...

- Ôi người bảo trợ quý giá! Caderousse nói, mỗi tháng nó cho mày bao nhiêu?

- Năm nghìn frăng, Andrea nói.

- Nói đi, Andrea, cúi mình xuống chắc là cũng thích, khi cái ông Monte Cristo tốt bụng này đánh rơi túi bạc của hắn chứ?

- Ồ! Lạy Chúa! Andrea nói, tiền trong nhà hắn vương vãi như trái cây trong vườn cây ăn quả.

- Thế nhà hắn như thế nào?

- Chà, phải có mực và giấy cho tao vẽ sơ đồ.

Caderousse đi tìm cái gì để viết trên một cái bàn giấy cũ. Andrea vẽ sơ đồ vườn và nhà bá tước Monte Cristo và cung cấp mọi tình hình mà Caderousse hỏi.

- Thế hắn có hay vắng nhà không? Hắn hỏi.

- Hai hay ba lần mỗi tuần. Hắn qua đêm ở Auteuil. Chẳng hạn, mai hắn phải đến đó.

Caderousse nhìn người bạn trẻ như muốn rút hết sự thực từ đáy lòng nó.

- Mày sẽ còn phải làm gì đó cho tao, cu con Benedetto ạ: mày để viên kim cương đeo ở ngón tay lại đây cho tao.

- Được. Nhưng mày sẽ không quấy rầy tao nữa chứ?

- Không bao giờ.

Chúng chia tay nhau. Andrea vừa đi khỏi, Caderousse liền đóng cửa lại cẩn thận rồi bắt đầu nghiên cứu, như một kiến trúc sư thực thụ, cái sơ đồ mà Andrea để lại cho hắn.

Hôm sau, bá tước Monte Cristo quả thực có đi Auteuil. Anh nói chuyện với Bertuccio trong khi Baptistin mở cửa; hắn cầm một bức thự Bá tước mở ra và đọc:

"ạng de Monte Cristo được báo tin rằng ngay đêm nay một người đàn ông sẽ lẻn vào nhà ông ở Champs élysées để ăn trộm của ông.".Thoạt đầu bá tước cho là một mẹo lừa của kẻ trộm. Nhưng sau bữa tối, vừa ra hiệu cho Ali đi theo, ông vừa ra bằng cửa nhỏ, lên đường về Paris và vào lúc đêm về khuya ông đã ở trước nhà phố Champs élysées.

Ông vào nhà bằng cầu thang phụ, mà ngay cả người gác cổng cũng chẳng thể ngờ rằng ngôi nhà anh ta tưởng là trống không, đã thấy ông chủ trở về. Lúc tiếng cuối cùng của chuông báo mười một giờ ở đồng hồ nhà thờ phố Invalides vừa dứt thì bá tước đã ẩn cùng với Ali sau một tấm bình phong, ngỡ nghe thấy một tiếng động khẽ, như tiếng cót két ở phía phòng làm việc.

Một bàn tay quả quyết và thành thạo đang loay hoaỵ Cắt kính bằng một viên kim cương. Bất chợt ô vuông gãy ra mà không rơi xuống. Một giây sau, cửa sổ quay trên bản lề, và một người đàn ông bước vào.

- Thật là một tên vô lại táo bạo, bá tước lẩm bẩm.

Trong lúc đó, ông cảm thấy Ali chạm nhẹ lên vai mình, ông quay lại. Ali chỉ cho ông chiếc cửa sổ mở ra phố của căn phòng mà họ đang đứng.

Monte Cristo bước ba bước lại phía cửa sổ ấy. Ông thấy một người đàn ông khác vừa rời khỏi một cánh cửa và trèo lên một cọc hàng rào có vẻ tìm cách nhìn xem việc gì xảy ra trong nhà bá tước.

- Được, ông nói, chúng có hai người: một đứa hành động, một đứa canh gác.

Ông ra hiệu cho Ali không rời mắt khỏi người ngoài phố còn ông quay vào theo dõi kẻ trong phòng làm việc.

Người cắt kính đã vào phòng và đang định hướng; rồi hắn đi thẳng đến bàn giấy. Hắn lấy ra một bộ đồ thợ khóa và một chiếc đèn. Ngay lúc ấy một làn ánh sáng mờ soi khắp căn phòng.

- › này! Bất chợt Monte Cristo vừa nói vừa lùi lại bằng một động tác kinh ngạc, đây là...

Lúc đó Monte Cristo cởi nhanh áo đuôi tôm, áo gi lê và áo sơ mi và mặc vào chiếc áo thầy tu dài. Anh giấu mớ tóc của mình dưới bộ tóc giả có khoanh hói ở giữa đỉnh đầu; đội mũ ba góc lên trên bộ tóc giả, hoàn thành việc chuyển bá tước thành tu sĩ.

Ông thắp một ngọn nến và nhẹ nhàng mở cửa.

- Này! Xin chào ông Caderousse thân mến, ông nói, ông đến đây vào giờ này để làm cái quái gì thế?

- Tu sĩ Busoni! Caderousse kêu lên, bất động và như chết lặng vì sững sờ.

- Ông có trí nhớ tốt đấy, vì nếu tôi không lầm thì đã đến mười năm nay chúng ta chưa gặp nhau..Vậy ông muốn ăn trộm của bá tước Monte Cristo?

- Thưa tu sĩ, Caderousse nói, tôi thề với ông...

- Một ô kính bị cắt, bá tước nói tiếp, một cái đèn mờ, một bộ đồ thợ khóa, một bàn giấy bị cậy dở dang, thế là rõ đấy chứ. Nếu tôi không lầm thì điều đó đưa ông tới máy chém.

- Ôi! Xin gia ơn! Xin gia ơn! Caderousse kêu lên. Tôi bị lôi kéo. Đó là Benedetto, thằng bạn chung xiềng ở nhà lao khổ sai Toulon nó đã chỉ dẫn cho tôi việc này.

- Cái tên Benedetto này là ai? ông hỏi.

- Nó lấy tên là Andrea Cavalcanti và ngụ tại khách sạn Các Hoàng Tử.

- Là kẻ mà Danglars muốn gả con gái cho ư? Đứng dậy đi! Bá tước nói. Cầm lấy cái bút và tờ giấy này và viết những gì ta đọc cho ngươi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

52#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 15:38:32 | Chỉ xem của tác giả
Caderousse bị chinh phục bởi cái sức mạnh ưu thắng ấy bèn ngồi xuống và viết theo lời tu sĩ đọc:

"Thưa ông, người mà ông tiếp ở nhà ông và định gả con gái cho hắn là một tên cựu tù khổ sai vượt ngục cùng tôi từ nhà lao khổ sai Toulon. Hắn tên là Benedetto; nhưng chính hắn cũng không biết tên thật của mình vì xưa nay hắn không biết cha mẹ là ai." - Ký đi! Bá tước nói tiếp, và viết địa chỉ vào.

Caderousse ký và viết: "Kính gửi nam tước Danglars, chủ ngân hàng, phố Chaussée d'Autin" Tu sĩ cầm lấy bức thư.

- Bây giờ mày biến đi, thằng ranh!

Caderousse hài lòng vì thoát được thân quá dễ dàng liền bước qua cửa sổ và đặt chân vào thang.

Monte Cristo đưa mắt lướt nhìn thật nhanh từ vườn ra phố. Thoạt đầu anh thấy Caderousse tiến về phía cái thang mà hắn vừa trèo vào lúc nãy. Rồi anh thấy người đàn ông ở ngoài có vẻ chờ đợi, đứng vào đúng cái góc mà Caderousse sắp trèo xuống.

Caderousse từ từ leo lên thang, cưỡi lên bờ tường, vắt chân qua rồi bắt đầu tụt xuống.

Nhưng hắn đang trèo xuống thì một người lao vào bóng tối lúc hắn xuống đến nửa chừng, một cánh tay giơ lên vào lúc chân hắn sắp đụng đất; trước khi kịp phòng vệ, cái tay ấy đã đâm mạnh vào lưng hắn.

- Cứu tôi với!

Một nhát thứ hai ngay lập tức thọc vào mạng sườn và hắn ngã gục. Cuối cùng hắn đang lăn lộn trên mặt đất thì kẻ thù của hắn nắm lấy tóc hắn và đâm thêm nhát thứ ba vào ngực.

Ba dòng suối máu vọt ra từ ba vết thương.

Kẻ sát nhân cho là hắn chết rồi liền lảng đi.

Lúc đó Caderousse biết hắn đã đi xa, liền chống tay nhỏm dậy và bằng giọng hấp hối lấy hết sức kêu lên:.- Có kẻ giết người! Tôi chết mất! Cứu tôi với, ông tu sĩ, cứu tôi với!

Cửa nhỏ trong vườn mở ra và Ali cùng chủ anh cầm đèn chạy ra.

Caderousse kêu mãi với giọng thê thảm. Họ khiêng người bị thương đưa vào một căn phòng.

ở đó Monte Cristo ra hiệu cho Ali cởi áo hắn ra và anh thấy ba vết thương khủng khiếp trên người hắn.

- Anh đi tìm viên biện lý hoàng gia Villefort và đưa ông ta đến đây. Tiện thể, anh đánh thức người gác cổng và bảo hắn đi mời thầy thuốc.

Ali vâng lời và để ông tu sĩ giả ở lại một mình với Caderousse.

- Một nhà phẫu thuật, thưa tu sĩ, một nhà phẫu thuật! Caderousse nói. Tôi chẳng còn sống được lâu nữa đâu, nhưng tôi muốn có thời gian để làm tờ khai về kẻ giết tôi.

- Anh biết hắn à?

- Tôi biết hắn chứ! Vâng, tôi biết hắn, đó là Benedetto.

- Thằng bạn anh à?

- Vâng. Sau khi cho tôi sơ đồ nhà bá tước, chắc hẳn hắn hy vọng tôi sẽ giết bá tước hoặc bá tước sẽ giết tôi và như vậy hắn sẽ gạt bỏ được tôi nên hắn đã đợi tôi ngoài phố và đã ám hại tôi.

- Anh có bằng lòng để tôi viết hộ lời khai của anh không? Rồi anh sẽ ký vào đó.

- Vâng, Caderousse nói, mắt long lanh ý tưởng về cuộc trả thù sau khi chết này. Monte Cristo viết:

"Tôi chết vì bị tên người Corse Benedetto sát hại, hắn là bạn tù cùng xiềng ở nhà lao khổ sai Toulon, số tù 59".

Monte Cristo đưa bút cho Caderousse, hắn tập trung tàn lực để ký rồi vừa ngã xuống giường vừa nói:

- Ông sẽ kể phần còn lại, thưa ông tu sĩ. Và hắn sẽ bị chết chém, ông hứa điều đó với tôi chứ?

- Tôi sẽ nói rằng, bá tước nói tiếp, hắn đến sau anh, rằng hắn đã rình anh suốt, rằng khi hắn thấy anh ra, hắn đã chạy lại nấp ở góc tường.

- Vậy ông đã nhìn thấy mọi việc này mà ông không báo cho tôi? Caderousse vừa nói vừa cố chống khuỷu tay nhổm người lên.

- Không, vì trong bàn tay Benedetto ta thấy công lý của Chúa, và ta nghĩ mình sẽ mắc vào tội phạm thánh nếu chống lại ý Chúa.

- Công lý của Chúa! Đừng có nói điều đó với tôi, thưa tu sĩ: nếu có công lý của Chúa thì ông hẳn biết rõ hơn ai hết rằng có những kẻ đáng bị trừng trị mà lại không việc gì..- Nghe đây, tu sĩ nói, làm sao mà ngươi dám đổ tội cho Chúa, ngươi, một kẻ đã phản bội một trong những người bạn tốt nhất của mình?

- Bạn nào? Tôi không hiểu.

- Nhìn ta đây cho kỹ, Monte Cristo vừa nói vừa đưa ngọn nến lại gần mặt mình: ngươi có nhận ra ta không?

Monte Cristo nhấc bỏ bộ tóc giả làm anh biến dạng, để lộ ra mái tóc đen óng ả khuôn lấy gương mặt xanh xám của anh một cách thật hài hòa.

- Ôi! Caderousse kinh hoàng nói, quả thực, có vẻ như tôi đã gặp ông, như tôi đã quen ông trước kia.

- Phải! Caderousse phải, ngươi đã gặp ta, phải, ngươi đã quen ta.

- Nhưng ông là ai vậy? Caderousse vừa nói vừa nhổm người lên.

Bá tước không ngừng theo dõi diễn tiến của cơn hấp hối. Anh hiểu đây là sức sống bật lên lần cuối cùng; anh lại gần kẻ sắp chết.

- Ta là... anh ghé vào tai hắn nói, ta là... và cặp môi anh chỉ hơi hé mở, thì thào một cái tên.

Caderousse đã quỳ trên hai gối nhỏm dậy, dang hai cánh tay, cố lùi lại, rồi chắp hai bàn tay cố hết sức tàn giơ lên cao:

- Ôi lạy Chúa, lạy Chúa, hắn nói, tha thứ cho con!

Và Caderousse nhắm mắt lại, ngã lộn về đàng sau thét lên một tiếng và trút hơi thở cuối cùng.

- Một đứa! - Bá tước nói một cách bí ẩn, mắt trừng trừng nhìn tử thi đã biến dạng đi vì cái chết khủng khiếp này.

Mười phút sau, người thầy thuốc và viên biện lý hoàng gia do người gác cổng và Ali dẫn tới, được tu sĩ Busoni đang cầu nguyện bên xác chết đón tiếp.

Trong suốt mười lăm ngày Paris chỉ xôn xao về vụ trộm bất thành này ở nhà bá tước. Dựa trên tờ khai của người sắp chết, cảnh sát tung toàn bộ nhân viên dò theo dấu vết kẻ sát nhân.

Nhưng ba tuần lễ đã trôi qua mà các cuộc truy tìm ráo riết nhất cũng chẳng đem lại kết quả nào, và trong giới giao tế người ta bắt đầu quên đi vụ trộm bất thành ở nhà bá tước và tên trộm bị kẻ đồng lõa giết hại. Chính bá tước cũng tỏ vẻ mệt mỏi vì những sự kiện này nên họ đồn rằng ông đi du lịch.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

53#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 15:50:54 | Chỉ xem của tác giả
Chương 17: Morcerf



Một buổi sáng, Albert thức dậy vì người hầu phòng vào báo có Beauchamp đến chơi.

Albert mặc quần áo và xuống dưới nhà.

- Sao tôi lại hân hạnh được anh tới thăm thế này?

- Có chuyện gì đó nghiêm trọng, làm tôi sợ quá, Beauchamp nói. Này, đọc đi.

Và anh đưa tờ báo cho Albert đọc, bài báo mang tiêu đề:

"Thư gửi từ Janina:

"Một sự kiện cho đến nay không ai biết, hay ít ra cũng được coi là mới lạ, đã được chúng ta biết đến; các pháo đài bảo vệ thành phố đã bị một sĩ quan Pháp trao cho bọn Thổ Nhĩ Kỳ.

Viên sĩ quan này được tổng trấn Ali-Pacha phó thác trọn niềm tin, kẻ ấy tên là Fernand Monđego.

Viên sĩ quan này ngày nay được gọi là ngài bá tước de Morcerf và là thành viên của Viện Nguyên lão".

Trong khi đọc, cặp mắt Albert cứ tối dần, chân anh như muốn khuỵu xuống và chỉ chực ngã, anh tựa vào tường. Rồi anh lắc lắc mái tóc trên cái đầu đẫm mồ hôi và vò nhàu tờ báo:

- Không thể được, anh nói. Và anh, Beauchamp, sao anh có thể cho đăng điều vu khống này?

- Ồ lạy Chúa tôi, thật là rất đơn giản; chúng tôi không chạy sau vụ bê bối này mà là nó tìm đến chúng tôi. Hôm qua có một người từ Janina về, đến chỗ chúng tôi mang theo tập hồ sơ dữ dội này. Đây là chứng cớ.

Albert mở tờ giấy ra; đó là một chứng thư của bốn thân sĩ ở Janina, xác nhận rằng viên đại tá Fernand Mondego, đại tá huấn luyện làm việc cho tổng trấn Ali-Pacha đã giao nộp lâu đài Janina để đổi lấy hai ngàn tờ trái phiếu.

Albert lảo đảo và ngã rũ rượi xuống một chiếc ghế bành. Đây không còn là anh ta nữa:

giọng anh lạc hẳn đi, dáng đi loạng choạng như người say rượu.

- Bạn ơi, anh nói với Beauchamp, đời tôi tàn rồi.

Cũng ngày hôm ấy ở Viện Nguyên lão, xảy ra một vụ náo động bao trùm cả những nhóm thường là hết sức ôn hòa của thượng viện. Mọi người đến hầu như trước giờ họp, bàn tán xôn xao về sự kiện quái ác này.

Chỉ có mỗi một mình bá tước de Morcerf là không hay biết gì. Hắn không nhận được tờ báo có đăng cái tin phỉ báng ấy và dành cả buổi sáng để viết thư và để thử ngựa.

Hắn đến thượng viện vào giờ thường lệ, đầu ngẩng cao, mắt kiêu kỳ, dáng đi ngạo nghễ, chẳng chú ý đến sự ngập ngừng của các môn lại và những cái chào nửa vời của các bạn đồng viện.

Toàn thể thượng viện nóng lòng đợi khơi mào cuộc tranh luận, nhưng chưa ai dám nói.

Cuối cùng một trong số các vị nguyên lão danh giá nhất, đối thủ công khai của bá tước, bước lên diễn đàn với vẻ trang trọng báo hiệu rằng thời điểm mong đợi đã đến.

Một sự im lặng đáng sợ hình thành.

Vừa mới nghe tiếng Janina và đại tá Fernand, bá tước de Morcerf đã xanh xám quá chừng, mọi cái nhìn đều đổ dồn vào hắn.

Cuối cùng diễn giả kết luận bằng yêu cầu ra lệnh mở cuộc điều trạ Chủ tịch đưa việc điều tra ra biểu quyết; người ta bỏ phiếu và quyết nghị là cuộc điều tra sẽ được tiến hành.

Người ta hỏi bá tước xem hắn phải có bao nhiêu thời gian để chuẩn bị bào chữa.

Morcerf đã lấy lại can đảm. Cho nên hắn lên tiếng với giọng quả quyết.

- Thưa các vị nguyên lão, không phải là với thời gian mà đẩy lùi được cuộc tấn công do các kẻ thù giấu mặt tiến hành chống lại tôi trong lúc này. Ngay lập tức tôi phải trả lời những lời buộc tội ấy. Vậy tôi yêu cầu, rằng cuộc điều tra được tiến hành càng sớm càng tốt, và tôi sẽ cung cấp cho Viện mọi tài liệu cần thiết để cuộc điều tra này có hiệu quả.

Những lời này gây nên một ấn tượng thuận lợi cho người bị buộc tội. Giờ khai mạc phiên thứ nhất của hội đồng này được ấn định vào bốn giờ chiều.

Giờ họp hội đồng đã đến. Tiếng đồn lan ra như một vệt thuốc súng và toàn Paris ở vào thế chờ đợi sự biến. Nhiều người khẳng định rằng chỉ cần Morcerf xuất hiện là làm sụp đổ lời buộc tội; cũng lại nhiều người nói rằng bá tước sẽ không đến đâu.

Ông de Morcerf bước vào đúng lúc tiếng chuông bốn giờ vừa dứt. Hắn cầm ở tay một số giấy tờ gì đó và thái độ có vẻ điềm tĩnh.

- Xin mời ông trình bày, thưa ông de Mor-cerf.

Ông chủ tịch nói.

Bá tước mở đầu bài biện hộ của mình, hắn nói hùng hồn và khôn khéo lạ thường. Hắn đưa ra những tài liệu chứng tỏ rằng đến giờ phút cuối cùng của mình, tổng trấn Janina vẫn hoàn toàn tin cậy ở hắn, vì ông ta đã giao cho hắn đi tiến hành một cuộc đàm phán sống còn với đích thânvua Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không may, hắn nói, cuộc đàm phán thất bại, và khi hắn quay lại để bảo vệ ân nhân của mình thì ông đã chết. Nhưng lúc sắp chết, bá tước nói, Ali-Pacha tin hắn đến mức phó thác cho hắn cả vợ và con mình.

Tiếng xì xào tán thưởng lan khắp cử tọa và lúc ấy giá như không xảy ra vụ rắc rối nào thì bá tước de Morcerf đã thắng cuộc.

Đúng lúc ấy một môn lại bước vào trao một lá thư cho ông chủ tịch. Ông chủ tịch hờ hững đưa mắt đọc bức thư người ta vừa mang tới; nhưng ngay mấy dòng đầu đã thức tỉnh sự chú ý của ông, ông đọc đi, đọc lại và đăm đắm nhìn ông de Morcerf:

- Thưa các ngài, ông nói, và thưa ngài bá tước, tôi nghĩ rằng các vị sẽ thấy phiền lòng, phải nghe một nhân chứng rất quan trọng theo như người đó xác nhận và người đó sắp đích thân ra mắt. Cho gọi người phụ nữ đang đợi ngoài tiền sảnh vào. Ông chủ tịch nói.

- Năm phút sau, người môn lại tái xuất hiện.

Theo sau ông ta là một người đàn bà quấn một tấm sa lớn che kín toàn thân.

Ông chủ tịch yêu cầu người đàn bà lạ mặt gỡ tấm sa của mình ra và mọi người lúc này có thể nhìn rõ người đàn bà trong y phục Hy Lạp, ngoài ra cô ta lại có sắc đẹp siêu phàm. Đó là Haydée.

Ông chủ tịch giơ tay mời thiếu nữ ngồi xuống ghế, nhưng cô lắc đầu ra hiệu là cô vẫn đứng.

Còn ông bá tước thì ngã xuống chiếc ghế bành của mình và hiển nhiên là chân ông không đứng vững được nữa.

- Thưa bà, ông chủ tịch nói, bà là ai, những sự kiện này có tầm quan trọng như thế nào đối với bà?

- Tôi tên là Haydée, con gái của Ali-Pacha và của Vasiliki người vợ yêu dấu của người. Tôi được bốn tuổi thì chính mắt tôi nhìn thấy cha tôi chết. Cha tôi bị con người được đưa ra xét xử trước các ông ngày hôm nay đây phản bội, ấy thế mà hắn đã là viên sĩ quan được cha tôi gửi trọn niềm tin của người. Chẳng bao lâu sau, chúng tôi bị tên sĩ quan này bán đi, cả mẹ tôi và tôi, cho những lái buôn nô lệ Ở chợ Constan-tinople.

Để làm chứng cứ cho điều tôi đưa ra trước hội đồng, tôi có mang theo văn tự bán tôi và mẹ tôi.

Hai má bá tước de Morcerf nhợt hẳn đi pha lẫn ánh xanh. Haydée, vẫn điềm tĩnh, trao cho ông chủ tịch văn tự bán người viết bằng tiếng ả Rập.

Người phiên dịch của Viện đọc bản dịch:

"Tôi El-Kobir, lái buôn nô lệ, xác nhận đã nhận của nhà quý tộc Pháp bá tước Monte Cristo một viên ngọc lục bảo trị giá hai ngàn trái phiếu là giá bán một nữ nô lệ trẻ theo.đạo Thiên chúa mười một tuổi mang tên Hayđée là con gái mà ai cũng biết của nhà quý tộc quá cố Ali-Pacha; người nữ nô lệ này đã được bán cho tôi từ bảy năm nay cùng với người mẹ đã chết lúc đến Constantinople do một đại tá người Pháp làm việc cho tổng trấn Ali-Pacha tên là Fernand Mondegọ" Tiếp đó là yên lặng khủng khiếp.

- Thưa ngài de Morcerf, ông chủ tịch nói, ngài có nhận ra bà đây là con gái của tổng trấn Janina không?

- Không, Morcerf vừa nói vừa cố gượng đứng lên, và đó là một âm mưu do kẻ thù của tôi chuẩn bị.

Haydée quay phắt lại và nhìn thấy bá tước đang đứng, cô thét lên một tiếng rùng rợn:

- Mi không nhận ra ta sao, cô nói: này, nhưng ta, may thay ta lại nhận ra mi! Mi là Fernand Mondego, sĩ quan Pháp làm nhiệm vụ huấn luyện cho quân đội của người cha cao quý của tạ Chính mi đã giao nộp các pháo đài Janina! Chính mi đã bán chúng ta, mẹ ta và ta, cho gã lái buôn nô lệ El-Kobir! Tên sát nhân! Tên sát nhân! Tên sát nhân! Trán mi còn vấy máu của chủ mi!

Lúc đó, tất cả các thành viên của hội đồng cùng nhìn vào bá tước. Tất cả mọi người đều trông chờ một sự thức tỉnh giống như tiếng sét.

- Như vậy thì, ông chủ tịch hỏi hắn, ngài định thế nào?

- Không định gì cả! Bá tước vừa đứng lên vừa nói với một giọng trầm đục.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

54#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 15:52:38 | Chỉ xem của tác giả
Lúc đó bằng một động tác thô bạo, hắn rứt tuột những chiếc khuy của bộ áo cài kín cúc làm hắn nghẹt thở và ra khỏi phòng họp như một kẻ mất trí thảm hại. Lát sau tiếng chân hắn bước vang âm thật bi thảm dưới mái vòm, rồi liền đó là tiếng bánh xe phi nhanh đem hắn đi làm rung cả hàng hiên của tòa nhà kiểu florance này.

- Thưa các ngài, ông chủ tịch nói khi đã trở lại yên tĩnh, ông bá tước de Morcerf có bị kết là bất trung phản bội và hèn hạ hay không?

- Có! Các ủy viên hội đồng điều tra trả lời nhất loạt.

Trong khi bá tước de Morcerf tự bào chữa trước các vị nguyên lão thì Albert đi về phía căn hộ của mẹ anh và vì chẳng có ai ở đó mà báo tin anh tới nên anh đi vào tận phòng của Mercédès.

Mercédès đã sắp xếp mọi thứ có ngăn nắp:

các tấm ren, đồ trang sức, nữ trang, các đồ vải giường, tiền bạc đều được xếp vào các ngăn kéo mà bà bá tước thu thập cẩn thận các chìa khóa.

Albert nhìn mọi việc chuẩn bị này; anh hiểu ra.

- Ta đi đây, Mercédès nói. Ta đã tin, là con trai sẽ theo ta; ta có lầm không con?

- Thưa mẹ, Albert nói quả quyết, con không thể để mẹ phải chia sẻ số phận mà con dành chọmình: từ nay con cần phải sống không tên tuổi, không tài sản; con còn trẻ, con khỏe mạnh, con tin rằng con dũng cảm; con sẽ gia nhập quân đội và con tự tạo lấy một tên tuổi. Nhưng vì mẹ con ta đã kiên quyết, ta hãy cùng từ bỏ ngôi nhà này mà không để ông de Morcerf nghi ngờ các dự định của chúng ta.

- Ta đợi con, con ạ! Mercédès nói.

Albert lập tức chạy ra phố dẫn về một chiếc xe ngựa thuê để chở họ ra khỏi dinh thự.

Vào lúc chiếc xe dừng lại trước cửa và trong khi Albert xuống xe, một người đàn ông đến gần anh và trao cho anh một lá thư.

Albert nhận ra người quản gia của Monte Cristo.

- Thư của bá tước. Bertuccio nói.

Albert cầm lá thư mở ra và đọc.

Sau khi đọc xong anh đưa mắt tìm Bertuccio nhưng Bertuccio đã lẩn đi trong lúc chàng trai đọc thự Albert nước mắt lưng tròng, ngực căng đầy xúc động, trở vào phòng Mercédès và không nói một lời đưa cho mẹ bức thư.

Mercédès đọc:

"Albert, Tôi biết mẹ con cậu sắp cùng nhau từ bỏ ngôi nhà ở phố Helder mà không mang theo gì cả. Làm sao tôi biết được điều đó, đừng tìm hiểu làm gì. Tôi biết điều đó: thế thôi.

Xin nghe đây Albert. Hai mươi bốn năm trước, tôi trở về tổ quốc rất mừng vui và rất tự hào. Tôi có một người vợ chưa cưới mà tôi tôn thờ, và tôi đem về cho cô vợ chưa cưới của tôi một trăm năm mươi đồng lu y tôi đã nhọc nhằn thu lượm được nhờ lao động không ngơi nghỉ. Số tiền này có được là vì cô, tôi dành nó cho cô ấy và biết rằng biển cả dễ trở mặt biết bao nên tôi đã chôn kho báu của mình trong khu vườn nhỏ của ngôi nhà cha tôi cư trú ở Marseille, nơi mà mẹ anh biết rõ, Albert ạ.

Như vậy thì Albert, số tiền này xưa kia phải giúp cho cuộc sống và sự yên bình của người đàn bà mà tôi tôn thờ, thì đây ngày nay, do một sự tình cờ kỳ lạ và đau đớn, nó đã tìm lại được đúng công dụng ấy của mình.

Xin đừng từ chối, Albert. Đừng hỏi người khác về điều tôi có quyền tặng anh." Mercédès ngước lên nhìn trời với một biểu hiện khó tả.

- Trái tim ta không lầm. Đúng là anh ấy!

- Mẹ nói gì thế, thưa mẹ?

- Không, Albert. Mercédès vừa nói vừa áp lá thư vào tim mình.

Bà nắm cánh tay con trai và với bước chân rắn rỏi mà có thể là chính bà không ngờ, bà đi theo lối ra cầu thang.

Vừa rời khỏi Viện Nguyên lão, bá tước de Morcerf đi thẳng về nhà bá tước Monte Cristo.

Bá tước vừa viết xong bức thư mà chúng ta đã đọc và trao nó cho ông quản gia.

Bất chợt, cửa mở ra và Baptistin báo:

- Ngài bá tước de Morcerf!

Bá tước nhíu mày.

Viên tướng thả bộ dọc phòng khách đến lần thứ ba, lúc vừa quay lại thì hắn thấy Monte Cristo đứng ngay ngưỡng cửa.

- A! Ra là ông de Morcerf, Monte Cristo điềm tĩnh nói; lý do nào khiến tôi có niềm vui được gặp ông bá tước de Morcerf vào lúc còn quá sớm thế này?

- Tôi đến nói cho ông biết rằng, viên tướng nói mà môi hắn co rút quá chừng khiến hắn phát âm không được rành rọt, tôi coi ông là nguyên nhân làm tôi mất danh dự. Chỉ có một mình ông biết mọi chuyện, vì ông đã mua con gái Ali-Pacha.

Từ nay tôi xem ông như kẻ thù! Vì thế chúng ta hãy quyết đấu. Có phải đó cũng là ý kiến của ông không?

- Hoàn toàn đúng.

- Càng tốt... Như vậy thì chúng ta quyết đấu cho đến khi nào có một người trong hai ta chết.

Viên tướng nói, răng nghiến lại vì điên dại. Đi nào, ta không cần người làm chứng.

- Đúng thế, Monte Cristo nói, thật vô ích vì ta biết nhau quá mà!

- Ngược lại, Morcerf nói, là vì ta không quen biết nhau.

- Quái chưa! Monte Cristo nói vẫn với sự phớt lờ hết chịu nổi, xem tý nào. Ông chẳng phải là tên lính Fernand đào ngũ trận Waterloo hôm trước ư? ông không phải là trung úy Fernand làm gián điệp và dẫn đường cho quân Pháp ở Tây Ban Nha ư? ông lại chẳng phải làm đại tá Fernand đã phản bội, đã bán đứng và giết hại ân nhân Ali của mình? Tất cả những thằng Fernand ấy hợp lại có phải là thành Trung tướng, bá tước de Morcerf, vị nguyên lão của nước Pháp đấy không?

- Ôi! Viên tướng kêu lên, những lời này giáng vào người hắn như một thanh sắt nung đỏ, ôi!

Tên khốn nạn, mi bêu riếu ta vào lúc mà có thể là mi sắp giết ta, không, ta không nói là mi không biết ta, ta biết rất rõ, con quỷ kia, là mi đã thâm nhập đêm đen của quá khứ, và mi đã đọc từng trang của cuộc đời ta! Nhưng mi là ai?

Bá tước Monte Cristo tái mặt đi một cách khủng khiếp; ông nhảy phắt sang phòng làm việc kề bên và chưa đầy một giây, ông vứt bỏ cà vạt, áo đuôi tôm và chiếc gilê, ông khoác vào người chiếc áo khoác ngắn của thủy thủ và chụp chiếc.mũ thủy thủ lên đầu để xóa mớ tóc đen dài dưới mũ.

Thế rồi ông trở lại, gườm gườm đáng sợ, mang mối thù khôn nguôi, tay khoanh trước ngực bước lại trước mặt viên tướng trong lúc hắn cảm thấy răng đánh lập cập và hai chân như khuỵu xuống, hắn lùi lại một bước tìm bức tường làm chỗ dựa, cứ thế hắn trượt từ từ ra đến cửa, hắn bước giật lùi qua cửa và để bật ra một tiếng thét sầu thảm, ai oán, xé lòng:

- Edmond Dantès!

Rồi với hơi thở hồng hộc không có chút tính người, hắn qua sân như một người say, ngã vào vòng tay tên hầu phòng của hắn và chỉ phều phào được bằng một giọng rất khó nghe.

- Về dinh! Về dinh!

Nhưng khi cách nhà hắn vài bước, hắn bắt đỗ xe lại và xuống xe. Cửa dinh thự mở toang; một chiếc xe ngựa thuê đậu trong sân; bá tước nhìn chiếc xe thuê với ánh mắt sợ hãi nhưng chẳng dám hỏi ai, rồi hắn lao vào trong dinh của mình.

Có hai người đang xuống thang gác, hắn chỉ kịp lẻn vào phòng làm việc để tránh.

Đó là Mercédès, tựa vào cánh tay con trai, hai mẹ con đang rời bỏ dinh thự. Họ đi ngang sát con người khốn khổ, hắn nấp sau tấm màn cửa bằng gấm, tà áo lụa dài của Mercédès chạm nhẹ vào hắn.

- Can đảm lên mẹ! Albert nói với bà. Đi nào, đi nào, tại nơi đây mẹ con ta chẳng phải ở nhà mình nữa.

Tiếng nói tắt đi, tiếng chân xa dần.

Viên tướng đứng thẳng lên, cố nén tiếng nức nở khủng khiếp nhất chưa bao giờ từng lọt ra khỏi ngực một người cha bị cả vợ và con trai cùng ruồng bỏ...

Rồi hắn nghe thấy tiếng sập cửa sắt của chiếc xe thuê, rồi tiếng người đánh xe, rồi tiếng lăn bánh của cỗ máy nặng nề làm rung kính cửa. Hắn lao vào phòng ngủ của hắn để nhìn lại một lần nữa tất cả những gì hắn đã yêu dấu trên đời; nhưng chiếc xe thuê ra đi mà chẳng hề thấy mái đầu Mercédès hay Albert ló ra ở ô cửa xe.

Cho nên, đúng cái lúc mà những bánh xe làm rung động nền vòm cổng thì một tiếng súng nổ vang và một làn khói ảm đạm lọt qua ô kính cửa sổ phòng ngủ, vừa vỡ tan vì sức mạnh của tiếng nổ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

55#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 15:55:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 18: Valentine



Ngày hôm sau, vụ tự sát của bá tước de Morcerf trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong phòng cụ Noirtier, giữa Valentine và Maximilien.

Morrel nhìn chằm chằm vào mặt Valentine.

Cô vẫn rất đẹp, nhưng nước da nhợt nhạt của cô lại xuống màu hơi xỉn, cặp mắt cô long lanh một ngọn lửa chói rực hơn bình thường.

- Cô làm sao thế Valentinẻ Cô ốm à? Morrel sôi nổi hỏi.

- Ôi! Lạy Chúa! Như thế này sao gọi là ốm được: tôi cảm thấy toàn thân khó ở, thế thôi; tôi ăn không biết ngon và hình như dạ dày của tôi phải chịu đựng một cuộc vật lộn để làm quen với cái gì đó.

- Thế cô điều trị cái chứng bệnh không biết rõ này như thế nào?

- Ồ! Đơn giản lắm, Valentine nói; tôi uống mỗi sáng một thìa nhỏ thứ thuốc nước mà họ đem đến cho ông nội; khi nói một thìa nhỏ tức là tôi bắt đầu bằng một và bây giờ tôi uống bốn.

Ông nội tôi quả quyết rằng đó là thứ thuốc bách bệnh.

Vừa nói xong cô ngã xuống bất tỉnh.

Morrel nhanh như chớp, nhảy một bước, đưa tay bế thốc cô lên và đặt cô ngồi vào chiếc ghế bành. Rồi chàng trai vội giật chuông; những người hầu chạy vào. Vừa thấy Valentine, họ sợ hãi, lao cả ra ngoài hành lang kêu cứu.

Villefort chạy xổ vào phòng, đến chỗ Valen-tine và ôm lấy con.

- Gọi thầy thuốc! Thầy thuốc!... Ông d'Avrigny! Villefort kêu lên. Hoặc là chính ta đi mời còn nhanh hơn.

Và hắn lao ra khỏi căn hộ. Morrel phóng ra ở một cửa khác.

Anh sực nhớ lại câu chuyện giữa Villefort và ông bác sĩ mà anh nghe được đêm hôm bà de Saint-Méran chết. Phải tìm sự giúp đỡ, phải cấp cứu... Và anh nghĩ đến Monte Cristọ Bá tước đang ở trong phòng làm việc. Nghe báo danh Morrel, ông ngẩng đầu lên.

- Có chuyện gì vậy, Maximilien? Bá tước hỏi.

Trông anh thật nhợt nhạt và trán anh đang vã mồ hôi.

Morrel ngã xuống chiếc ghế bành đúng hơn là ngồi..- Vâng, anh nói. Tôi cần ông, nghĩa là tôi cứ tin như một kẻ mất trí rằng ông có thể cứu giúp trong hoàn cảnh mà chỉ có Chúa mới cứu tôi được.

- Nói tiếp đi, Monte Cristo nói.

- Ông biết rõ những bất hạnh giáng xuống gia đình Villefort. Cái chết đã giáng xuống hai lần với sự mau lẹ phi thường. Mà này, tôi chợt nghe được một cuộc trò chuyện giữa ông de Villefort và bác sĩ gia đình, ông d'Avrignỵ Ông này cả quyết rằng cái chết này không tự nhiên chút nào và phải quy kết cho...

- Cho cái gì?

- Cho thuốc độc.

Monte Cristo nghe với vẻ cực kỳ điềm tĩnh.

- Anh bạn thân mến, Monte Cristo nói, tôi không thấy trong đó có vấn đề gây băn khoăn làm anh khó ngủ.

- Vâng, dĩ nhiên, nhưng thần chết lại hoành hành một lần nữa.

- Thế là sẽ đến lượt cụ Noirtier hay cô thiếu nữ Valentinẹ Mà tôi bảo anh này: có gì là quan trọng với tôi?

Vẻ đau khổ kinh khủng hiện lên nét mặt Morrel, anh nắm lấy tay Monte Cristo.

- Nhưng tôi, Morrel vừa kêu vừa rú lên đau đớn, tôi lại yêu cô ấy!

- Anh yêu ai? Monte Cristo thét.

- Tôi yêu đắm đuối cô Valentine de Villefort mà lúc này đang bị người ta ám hại, ông hãy nghe cho rõ! Tôi yêu cô và tôi xin thượng đế, xin ông cho biết tôi làm thế nào để cứu được cô ấy.

Monte Cristo thét lên một tiếng man dại:

- Khổ quá! Anh vừa thét lên vừa xoắn hai bàn tay vào nhau.

Morrel chưa từng bao giờ nhìn thấy một biểu hiện tương tự như vậy.

- Nào nào, bá tước nói tiếp, than thở như vậy đủ rồi, hãy xử sự như một người đàn ông, hãy cứng rắn lên, hãy hy vọng tràn đầy, bởi vì có tôi ở đây, bởi vì tôi sẽ quan tâm theo dõi đến anh. Maximilien, hãy yên tâm về nhà đi, tôi sẽ báo tin cho anh, đi đi. Tôi cần ở một mình.

Trong khi đó Villefort và d'Avrigny rất vội vàng. Lúc họ về, Valentine vẫn còn bất tỉnh, và người thầy thuốc đã thăm khám cho bệnh nhân rất cẩn thận.

- Cháu còn sống chứ?

- Vâng, thầy thuốc nói, và tôi rất ngạc nhiên về điều đó.

Vừa lúc đó cái nhìn của d'Avrigny bắt gặp ánh mắt cụ Noirtier; ánh mắt ấy lấp lánh một niềm vui hết sức lạ thường làm cho người thầy thuốc phải kinh ngạc..Họ đưa Valentine đi, cô đã hồi tỉnh. Ông d'Avrigny đi theo người bệnh và ra lệnh cho Villefort phải đích thân đến nhà dược sĩ.

Khi Villefort vừa mới khép cửa lại, d'Avrigny lại gần cụ Noirtier.

- Nào, ông nói, cụ có biết gì về bệnh tật của cháu gái cụ không?

- Có, cụ già ra hiệu.

- Vậy cô ấy cũng sẽ chết ư? d'Avrigny hỏi.

- Không. Cụ già trả lời ngạo nghễ.

- Như vậy là cụ hy vọng thuốc độc sẽ không có hiệu lực với Valentine?

- Phải.

Cụ Noirtier hướng cặp mắt nhìn trừng trừng vào cái chai đựng thứ thuốc nước mà sáng nào người ta cũng đem đến cho cụ.

- A! A! d'Avrigny nói, được một ý tưởng bất chợt soi sáng, cụ có ý định phòng ngừa cho cô ấy chống lại thuốc độc hay sao?

- Phải.

- Bằng cách cho cháu cụ làm quen dần với nó?

- Phải, phải, phải, cụ Noirtier ra hiệu, vui sướng vì được người ta hiểu mình.

- Và thực tế là cụ đã đạt được điều đó! đ'Avrigny reo lên. Nếu không được đề phòng như vậy thì hôm nay Valentine đã bị giết chết rồi.

Chấn động tuy nguy kịch nhưng ít ra lần này Valentine cũng không chết.

Lúc đó Villefort về mang theo các thứ thuốc mà thầy thuốc yêu cầu.

Vào lúc d'Avrigny vào phòng Valentine thì một thầy tu người ý dáng đi nghiêm trang, giọng nói điềm tĩnh và quả quyết, hỏi thuê căn nhà phụ của dinh thự de Villefort làm chỗ ở. Người thuê nhà mới ấy là ngài Giacomo Busoni.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

56#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 15:57:14 | Chỉ xem của tác giả
Ngay buổi sáng hôm ấy vào hồi mười giờ, nam tước Danglars dạo bước trong phòng khách, đầy ưu tư và rõ ràng là lo lắng. Eugénie Danglars vừa thức dậy đã đòi gặp mặt cha mình, điều đó không khỏi làm nam tước phải ngạc nhiên.

Eugénie xuất hiện, mặc một áo váy dài bằng satin đen có dệt hoa mờ cùng màu.

- Này Eugénie, có chuyện gì vậy? Người cha hỏi.

- Cha hãy tự hỏi tại sao con đòi được gặp cha lúc này, con xin nói cho cha rõ bằng vài lời thôi, thưa cha, đó là: con không muốn lấy ông Andrea Cavalcanti.

Danglars nhảy bật lên trên ghế bành và trong cơn choáng váng, hắn vừa ngước mắt vừa giơ tay lên trời.

- Nhưng rốt cuộc là vì lý do gì chứ, Eugénie?

- Lý do ư, cô thiếu nữ đối đáp lại, ôi! Lạy Chúa! Tuyệt nhiên không phải là vì người đàn.ông này xấu hơn, ngố hơn, hay khó chịu hơn người khác, không phải. Thực ra là vì con không muốn dứt khoát yêu một ai. Vậy vì sao con lại làm cuộc đời con vướng víu vì một bạn đời vĩnh viễn, khi không có gì là khẩn thiết. Con sẵn lòng sống hoàn toàn đơn lẻ và do đấy mà hoàn toàn tự do.

- Con gái ta ơi, ta có thể hiểu những tình cảm khiến con hành động như vậy. Bây giờ chính là cha phải nói cho con rõ những động cơ nào làm cho một người cha như ta quyết định gả chồng cho con.

- Hay quá! Eugénie nói; chúng ta hãy nói thẳng, thưa cha, con thích thế.

- Cha đã trù liệu cho con một tấm chồng, không phải vì con đâu, vì thực ra là ta chẳng hề nghĩ đến con một chút nào trong lúc này, nhưng vì cha cần đến việc con lấy người chồng ấy để thiết lập một số liên kết thương mại trong lúc này.

Eugénie phác một cử chỉ.

- Hẳn là con không biết rằng ta vừa bị một vài thất bại trên thương trường và tình cảnh hãng của ta nếu không nhận được nguồn đầu tư vốn sẽ cực kỳ nguy kịch. Nói cho rõ hơn là: nếu không có mối quan hệ thông gia này, ta sẽ lụn bại.

- à ra thế! - Eugénie nói.

- Đúng, lụn bại! Bây giờ con gái ạ, nếu ông Cavalcanti lấy con, ông ta sẽ mang đến cho con một tài sản là ba triệu đặt ở nhà ngân hàng của ta.

- à! Qúa tốt, Eugénie vừa nói với sự khinh bỉ tột bậc vừa miết hai chiếc găng tay vào nhau.

- Và ta, với ba triệu ấy, chẳng hề động đến chúng, ta cũng làm ra ít nhất mười triệu. Ta đã được nhận với một chủ nhà băng, đồng nghiệp của ta, sự chuyển nhượng một con đường sắt là ngành công nghiệp duy nhất trong thời đại, chúng ta mở ra những cơ may không thể tưởng tượng nổi để thu được thành tựu tức thời. Ba triệu, tín nhiệm của ta sẽ được củng cố, và tài sản của ta, từ một vài tháng nay cứ trôi tuột vào những vực thẳm được đào khoét dưới mỗi bước chân ta do một tai ương không sao hiểu nổi, sẽ được hồi phục lại. Con hiểu ta chứ?

- Hoàn toàn rõ. Nhưng trong khi đòi hỏi chữ ký của con thì phải chăng là cha để tự do tuyệt đối cho cá nhân con?

- Tuyệt đối.

- Như vậy thì được lắm, thưa cha, con sẵn sàng lấy ông Cavalcanti.

- Thế thì đến lượt ta, chính là ta nói với con:

được lắm!

Ba ngày sau, lễ ký hôn ước đã thu hút cả một cử tọa đông đúc sực nức nước hoa đến phòng khách lớn nhà Danglars, vào tám giờ rưỡi tối..Cô Eugénie trang phục với sự giản dị tao nhã nhất: một chiếc áo dài trắng dệt hoa trắng, một bông hồng bạch thấp thoáng trên mái tóc đen huyền của cô, hợp thành toàn vẹn bộ đồ trang sức của cô mà chẳng cần thêu lấy một món đồ trang sức nào dù là nhỏ nhất.

Cứ một lát lại thấy giữa cái đám hỗn độn này, giữa những tiếng rì rầm, những tiếng cười, nổi lên tiếng người nhân viên đón khách xướng lên một tên tuổi được biết tiếng trong giới tài chính, được kính trọng trong quân đội hay lẫy lừng trong làng văn.

Đúng lúc chuông điểm chín giờ, bá tước Monte Cristo xuất hiện, thu hút về phía mình mọi cái nhìn của cử tọa.

Lúc đó các ông công chứng bước vào. Mọi người sửa soạn lễ tuyên đọc hôn ước. Ai nấy ngồi vào chỗ.

Hôn ước được đọc trong im lặng tuyệt đối.

Nhưng vừa tuyên đọc xong, tiếng xì xào lại bắt đầu nổi lên trong phòng khách còn tăng gấp bội so với lúc trước; những món tiền huy hoàng ấy, những bạc triệu lăn trong tương lai đôi trẻ lanh canh vang lên toàn bộ uy thế của chúng trong cái đám cử tọa ghen ăn tức ở này.

Andrea bị xiết chặt trong vòng vây bạn bè, được chúc tụng, được nịnh bợ bắt đầu tin rằng giấc mơ của mình đang thành hiện thực, Andrea sắp phát cuồng.

Công chứng viên trịnh trọng cầm bút và nói:

- Thưa các ngài, sắp đến lúc ký hôn ước.

Nam tước phải ký đầu tiên; hắn cầm bút và ký. Bà nam tước vịn tay bà Villefort lại gần.

- Mình ạ, bà vừa nói vừa cầm lấy bút, có phải là một việc khó chịu không? Một sự cố bất ngờ trong cái vụ ám sát và vụ trộm mà bá tước suýt nữa thành nạn nhân khiến chúng ta không có được ông Villefort tham dự.

- Lạy Chúa! Monte Cristo vừa nói vừa lại gần, tôi rất ngại rằng mình là nguyên nhân không cố ý của sự vắng mặt này. Các ngài có nhớ rằng, ông nói tiếp trong không khí im lặng như tờ, chính ở nhà tôi mà con người khốn khổ đến ăn trộm của tôi bị chết vì hắn vừa ra khỏi nhà tôi thì bị tên đồng lõa sát hại không?

- Có. Danglars nói.

- Để cấp cứu cho hắn người ta đã cởi quần áo hắn. Cảnh sát đã thu thập quần áo của hắn, nhưng khi đem áo quần vào giao cho phòng lục sự thì lại bỏ sót chiếc áo gilê.

Andrea tái mặt đi trông thấy.

- Này, chiếc gilê khốn khổ ấy hôm nay người ta tìm thấy nó thấm đầy máu và người hầu phòng của tôi, khi lục soát cẩn thận cái di vật tang tóc ấy, đã thấy có tờ giấy trong túi và rút ra: đó là.một lá thư gửi cho ai nhỉ? Cho ông đấy, nam tước ạ.

- Gửi cho tôi? - Danglars kêu lên.

- Ồ! Lạy Chúa! Vâng, gửi cho ông đấy. Tên ông có thể đọc được dù vết máu đã làm hÂn ố mảnh giấy, Monte Cristo trả lời. Tôi đã gửi tất cả cho ông biện lý hoàng gia. Ông hiểu đấy, ông nam tước thân mến, tiếng nói pháp luật là xác thực nhất trong lĩnh vực tội phạm: có thể là mưu mô gì đó chống lại ông đấy.

- Có thể lắm, Danglars nói; người bị ám sát ấy phải chăng là một cựu tù khổ sai?

- Phải, bá tước trả lời, một cựu tù khổ sai tên là Caderousse.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

57#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 16:00:49 | Chỉ xem của tác giả
Danglars hơi tái mặt.

- Nhưng ký đi chứ, ký đi chứ! Monte Cristo nói. Tôi thấy rằng câu chuyện của tôi làm tất cả mọi người xôn xao náo động và tôi cúi xin các vị tha thứ cho.

- Thưa hoàng thân Cavalcanti, ông công chứng nói, đến lượt ngài ký!

Andrea nắm lấy bút. Nhưng cùng lúc ấy, đám đông người dự lễ ùa trở lại phòng khách, vẻ sợ hãi, cứ như là một quái vật gớm ghiếc vừa lọt vào trong các phòng.

Trong khoảnh khắc, Andrea bị hai người cảnh sát vây quanh và giải đi trong sự sững sờ của cử tọa.

- Nhưng mà chàng trai này đã làm gì chứ?

Danglars hỏi gần như thất thần.

- Hắn là một cựu tù nhân khổ sai vượt khỏi nhà lao Toulon, viên cẩm nói bằng giọng thản nhiên. Hắn can tội sát hại kẻ tên là Caderousse, người bạn cũ chung xiềng với hắn, vào lúc tên này vừa ra khỏi nhà bá tước Monte Cristo.

Trong chốc lát, tòa dinh thự rộng lớn trở nên rỗng không nhanh như là được báo tin có ai đó trong số khách mời phát bệnh dịch hạch:

mọi người vội vã rút lui hay đúng hơn là chạy trốn qua tất cả các cửa, tất cả các cầu thang, tất cả các lối ra.

Chỉ còn sót lại trong dinh thự của ông chủ ngân hàng có mỗi một mình Danglars, đang giam mình trong phòng làm việc để viết tờ khai nhân chứng có sĩ quan cảnh binh giám sát. Bà Danglars sợ run trong phòng khách riêng mà ta đã biết, còn Eugénie có cặp mắt kiêu kỳ và đôi môi khinh mạn, đã rút lui về phòng riêng với người bạn gái bất ly thân là cô Louise Armilly.

Về đến phòng, Eugénie khóa trái cửa lại, trong khi đó Louise ngã xuống chiếc ghế tựa.

- Ôi! Lạy Chúa, lạy Chúa tôi! Có ai mà ngờ được chuyện này? ông Andrea Cavalcanti lại là một tên sát nhân, một kẻ vượt ngục... một tên tù khổ sai!

- Mọi người đàn ông đều là những tên bỉ ổi và tôi khinh bỉ chúng. Eugénie nói..- Chúng ta biết làm gì đây? - Louise hỏi.

- Điều ta phải làm trong vòng ba ngày là: ra đi. Bạn có hộ chiếu của chúng ta đấy chứ?

- Chúng đây.

- Thật tuyệt vời! Cậu kiếm được hộ chiếu này là nhờ ai thế?

- Nhân dịp đến hỏi ông Monte Cristo về những lá thư gửi cho các giám đốc nhà hát ở Rome và ở Naples, ông ta nhận kiếm giúp tôi hộ chiếu.

- Như vậy thì, Eugénie vui vẻ nói, ta chỉ còn việc sửa soạn hòm xiểng nữa mà thôi.

Rồi hai cô thiếu nữ bắt đầu hăng hái lạ thường chất vào một chiếc hòm mọi thứ đồ dùng du lịch mà họ cho là cần thiết.

- Đấy, Eugénie nói, bây giờ thì lên đường sang Italia.

Thế rồi sau khi tắt đèn, hai kẻ chạy trốn rời dinh thự bằng cầu thang phụ.

Ông Danglars mất đứt cô con gái.

Trong khi cả Paris bị náo động vì những sự kiện này thì Valentine từ từ hồi phục. Rã rời vì mệt, cô nằm bẹp trên giường.

Buổi tối cái hôm Valentine biết tin Eugénie bỏ trốn và Benedetto bị bắt, vào lúc mà cô bắt đầu thiu thiu ngủ, một cảnh tượng bất ngờ diễn ra trong căn phòng đóng khóa rất cẩn thận này.

Người trông nom cô đã lui ra được gần mười phút.

Bất chợt, dưới ánh phản quang yếu ớt của chiếc đèn ngủ, Valentine tưởng nhìn thấy cái giá sách của cô kê cạnh lò sưởi trong một hốc lõm vào tường tự nhiên mở ra từ từ giống như nó quay trên những chiếc bản lề không phát ra một tiếng động nhỏ nào.

Sau cửa ló ra một mặt người.

- Ngài bá tước Monte Cristo! - Cô thì thào.

- Xin đừng sợ, ông nói. Tôi che chở cho cô, tôi gìn giữ cô cho anh bạn Maximilien của chúng tạ Từ bốn đêm nay tôi không chợp mắt để canh chừng cho cộ Từ bốn đêm nay tôi nhìn thấy thuốc độc chết người rót vào cốc của cô mà chỉ lo cô có đủ thì giờ uống nó mất trước khi tôi kịp đổ nó vào lò sưởi.

- Thưa ông, cô nói tiếp lòng đầy sợ hãi đến tột cùng, ông nói rằng đã nhìn thấy người ta rót thuốc độc giết người vào cốc của tôi? Nhưng nếu ông đã thấy thuốc độc được rót vào cốc, hẳn là ông phải thấy người làm việc đó? Đó là ai thế?

- Cô sắp biết kẻ đó, Monte Cristo nói, tối nay cô không sốt cũng không mê sảng. Hãy tập trung toàn lực, hãy giả vờ ngủ, và cô sẽ thấy, cô sẽ thấy!

Valentine nắm lấy tay bá tước.

- Hình như tôi nghe có tiếng động, cô nói, ông lui ra đi!.Valentine còn lại một mình, vài phút sau, hình như cô nghe thấy cót két tiếng ván sàn. Cô lắng tai nghe, cố nén đến gần nghẹt thở, tay nắm của ổ khóa rít lên và cánh cửa mở ra.

Valentine thu hết sức lực và cố tạo ra tiếng thở đều đặn khe khẽ biểu lộ một giấc ngủ êm đềm.

Rồi, Valentine nghe thấy tiếng động gần như không nghe rõ được của một thứ nước rót vào trong cốc nước mà cô vừa dốc cạn.

Thế rồi cô liền hé cặp mi được cánh tay dang ra che chắn.

Cô thấy một người đàn bà mặc chiếc áo choàng trắng đang rót vào cốc của cô một thứ nước chế sẵn đựng trong chiếc lọ thủy tinh. Đó là bà de Villefort.

Nhận ra người mẹ kế, Valentine thốt rùng mình, khó khăn lắm mới gọi là kìm được.

Bà de Villefort đã dốc hết nước trong lọ vào cốc của Valentinẹ Rồi mụ lui ra mà không một tiếng động nhỏ nào có thể báo cho Valentine biết mụ đã đi rồi.

Cánh cửa vẫn cứ im lìm, lại quay một lần nữa trên các bản lề và bá tước Monte Cristo bước vào.

- Như vậy thì cô không còn nghi ngờ gì nữa chứ? Cô đã nhận ra chưa? - Bá tước hỏi.

Valentine thốt ra một tiếng rên.

- Vâng, cô nói, nhưng tôi không sao tin được điều đó. Tại sao bà ta đeo đuổi tôi như vậy?

- Tại cô giàu có, Valentine ạ; cô có hai trăm ngàn frăng thu nhập và với hai trăm ngàn frăng ấy, cô đã lấy mất phần của con trai mụ.

- Sao lại thế? Tài sản của tôi không phải của bà ấy mà do ông bà tôi để lại.

- Dĩ nhiên, và đó là lý do tại sao ông và bà de Saint-Méran đều mất cả, đó là để cho cô được thừa kế các cụ. Đó cũng lại là lý do để đến lượt cô phải chết Valentine ạ; làm thế là nhằm cho cha cô thừa kế của cô và nhằm để cho em trai cô, trở thành con một, được thừa kế của cha cô.

- Ồ! Thưa ông tôi rõ rồi, nếu chuyện là như thế, thì tôi buộc phải chết.

- Không, Valentine, cô sẽ sống, Valentine ạ, nhưng để sống được, thì cô phải hết sức tin tưởng ở tôi.

- Ông ra lệnh cho tôi đi, thưa ông, tôi phải làm gì?

- Phải nhắm mắt mà uống những gì tôi đưa cho cô.

Lúc đó bá tước lấy một viên thuốc tròn to độ bằng hạt đậu trong một cái hộp đựng kẹo bằng ngọc lục bảo và đưa cho Valentine, cô nuốt ngay.

- Và bây giờ tạm biệt con ta, ông nói, ta đi ngủ đây vì cô đã được cứu thoát. Monte Cristo nhìn đăm đăm một lúc lâu cô thiếu nữ đang dần dần ngủ thiếp đi, vì khuất phục trước sức mạnh của loại thuốc ngủ mà bá tước vừa cho cô uống rồi quay lại cái cửa giá sách và mất hút.

Lúc đó cửa phòng lại mở ra và bà de Villefort bước vào để xem hiệu quả của thuốc độc.

Mụ cầm lấy chiếc cốc đem đi đổ vào tro, trộn đều cho chất nước dễ ngấm rồi cọ rửa chiếc cốc pha lê thật kỹ, lau khô bằng chính cái khăn tay của mụ rồi đặt nó vào chỗ cũ trên chiếc bàn đầu giường.

Cuối cùng mụ nhìn Valentine.

Cô gái không còn thở nữa, hai hàm răng hơi hé mở không còn để lọt ra một tí hơi thở nào để tỏ ra còn sống. Đối với bà de Villefort thì chẳng còn phải nghi ngờ gì: tất cả đã xong xuôi.

Trời còn tối chừng hai giờ nữa. Rồi dần dần một thứ ánh sáng ban ngày nhợt nhạt tràn khắp căn hộ; đó là lúc người coi bệnh nhân vào phòng Valentine, tay cầm một cái chén.

Lập tức chị ta nhận thấy đôi môi lạnh ngắt và bộ ngực giá băng ấy. Chị ta thét lên một tiếng rùng rợn. Rồi chạy ra cửa:

- Cấp cứu! Cấp cứu! Chị ta kêu.

Những tiếng kêu đến tai Villefort và bác sĩ d'Avrigny đang thăm bệnh thường nhật cho cụ Noirtier. Họ lao vào phòng.

- Con tôi làm sao thế, Chúa ơi! - Villefort vừa kêu vừa giơ hai tay lên trời. Bác sĩ!... Bác sĩ!...

- Valentine đã chết! - d'Avrigny trả lời với một giọng trang nghiêm và khủng khiếp.

Ông de Villefort gục xuống như chân bị gãy và ngã đập đầu vào giường Valentine.

Lúc đó bà de Villefort xuất hiện ở ngưỡng cửa, với vẻ dò hỏi và cố rặn ra vài giọt nước mắt khó bảo.

Bất thình lình mụ ta bước lên hay đúng hơn là nhảy lên phía trước: mụ vừa thấy d'Avrigny tò mò cúi nhìn chiếc bàn, và cấm lấy cái cốc mà mụ chắc chắn đã đổ hết đi lúc đêm.

Cái cốc đầy đến một phần ba, đúng như lúc nó được đem đổ đi. Cũng vẫn là một thứ thuốc nước ấy.

- A! ông lẩm bẩm, giờ đây không phải tinh chất mã tiền nữa.

Bà de Villefort choáng váng mất một lát, cặp mắt nảy lửa, rồi tắt lịm, mụ lảo đảo giơ tay loạng choạng tìm cánh cửa rồi bỏ đi.

Mặt viên biện lý hoàng gia tái mét, những vệt rộng màu gỉ sắt vạch ngang trán hắn.

- Thưa ông, hắn nói với bác sĩ bằng một giọng tắc nghẹn, tôi đã hiểu, tôi biết hung thủ và tôi khao khát trả thù cũng như ông. Tôi yêu.cầu ông đừng nói lộ ra trong ba ngày nữa. Và trong ba ngày cuộc trả thù cho cái chết của con tôi sẽ làm rung động đến tận đáy con tim của cả những người vô tình nhất.

Vừa nói những lời này, hắn vừa nghiến răng kèn kẹt.

D'Avrigny ngoảnh đi và thì thào một tiếng vâng thật khẽ.

- Tìm thầy tu, Villefort nói, đến mời người gần nhất.

- Người gần nhất, thầy thuốc nói, là một tu sĩ nhân hậu người ý vừa đến ở ngôi nhà cạnh đây. Ông có vui lòng để tôi báo trước cho ông ta lúc đi ngang qua không?

D'Avrigny quay lại đưa theo nhà tu hành, dẫn ông ta vào tận phòng Valentine.

Tu sĩ bắt đầu cầu kinh và chắc hẳn là để tránh bị quấy rầy trong khi cầu nguyện, lúc ông d'Avrigny vừa ra khỏi phòng ông liền đi đóng không những các chốt cửa nơi bác sĩ vừa đi ra mà còn cài then cả cửa thông sang phòng bà de Villefort.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

58#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 16:01:35 | Chỉ xem của tác giả
Chương 19: Villefort



Hôm sau trời sáng muộn và đầy mây.

Đám tang Valentine cử hành vào hồi mười một giờ và trước khi diễn ra cái nghi lễ tang tóc này, bá tước Monte Cristo đến dinh thự Dan-glars.

Ông chủ nhà băng đến trước mặt anh vẻ mặt rầu rầu, nhưng nhã nhặn.

- Ông cho phép chứ? Hắn nói. Lúc ông vào tôi đang làm dở năm chi phiếu; ông có vui lòng cho phép tôi được làm nốt không?

- Cứ làm đi, nam tước thân mến, cứ làm đi!

Một quãng im lặng, thậm chí nghe thấy cả tiếng ngòi bút sột soạt của ông chủ ngân hàng.

- Này, thưa bá tước, hắn nói tiếp, ông là người làm chúa tể ngành tài chính, ông đã từng thấy nhiều mảnh giấy cỡ như thế này mà mệnh giá đến một triệu hay không?.Monte Cristo cầm lên tay, như để cân nhắc nặng nhẹ, năm mảnh giấy mà Danglars hãnh diện kh với anh, và đọc:

"Xin ông Quản đốc ngân hàng vui lòng chi theo lệnh tôi, tính từ số vốn tôi gửi giữ, số tiền là một triệu bằng tiền mặt. Nam tước Danglars." - Năm triệu! Monte Cristo nói, ái chà! ông mạnh tay thật, thưa nam tước.

- Tôi đây, tôi tiến hành kinh doanh như thế đấy. Danglars nói.

- Quả thật, Monte Cristo vừa nói vừa gấp năm tờ chi phiếu, thật là vừa khéo: tín dụng của tôi ở chỗ ông là sáu triệu, tôi đã lấy một triệu, vậy là ông còn thiếu tôi năm triệu. Tôi lấy năm mảnh giấy này làm trái phiếu mà chỉ cần thấy chữ ký của ông thôi, và đây là biên lai chung cho cả sáu triệu để hợp thức bản kết toán của chúng ta.

Rồi một tay nhét năm tờ chi phiếu vào túi còn tay kia anh chìa biên lai cho chủ ngân hàng.

Hắn bị đè bẹp bởi một nỗi sợ hãi còn ghê gớm hơn cả sét đánh xuống chân hắn.

- Sao! Hắn ấp úng, thưa bá tước, ông lấy số tiền này? Nhưng đó là tiền mà tôi phải trả cho nhà tế bần chiều nay.

- A! Monte Cristo nói, thế thì lại khác. Tôi chẳng thiết lấy đúng năm chi phiếu này, nhưng hãy trả cho tôi bằng những trị giá khác; chẳng qua là vì hiếu kỳ mà tôi cầm những tờ phiếu này thôi để rồi có thể tuyên bố khắp thiên hạ rằng hãng Danglars chẳng yêu cầu tôi hoãn cho năm phút mà đã chi trả cho tôi năm triệu tiền mặt!

Cái đó mới thật đáng nể!

- Xin miễn thứ, thưa bá tước, Danglars bị chọc tức bèn xin lỗi. Ông cứ lấy những chi phiếu ấy đi, tôi sẽ ký những chi phiếu khác.

- Tôi miễn thứ cho ông, Monte Cristo trả lời, và tôi xin nhận.

Ông bỏ các chi phiếu vào ví rồi thong thả bước ra cửa, lên xe và ra lệnh lập tức đến ngân hàng.

Còn lại một mình, nam tước Danglars đóng cửa quay hai vòng chìa khóa, dốc hết mọi ngăn két, thu thập được độ năm chục ngàn frăng tiền giấy, đốt một số giấy tờ, bày các giấy tờ khác ở nơi nhìn rõ, và bắt đầu viết một lá thự Lá thư này gửi cho bà Danglars, được viết như sau:

"Khi bà nhận được lá thư này, tôi đang trên đường đi khỏi nước Pháp.

Tôi có nghĩa vụ giải thích cho bà, vậy hãy nghe đây:

Sáng nay bỗng nhiên phải chi trả năm triệu tôi đã thanh toán xong, lại tiếp đến một khoản nữa cùng số tiền đó phải trả chiều nay; tôi không thể đảm trách nổi việc đó. Vì vậy, tôi ra đi để tránh phải chịu đựng những điều quá ư rầy rà..Người chồng rất tận tụy của bà. Nam tước Danglars." Hắn đóng dấu vào lá thư và đem đặt vào phòng vợ hắn. Rồi hắn kiểm tra lại hộ chiếu của mình xem có còn giá trị không.

Thời tiết u ám và đầy mây, lại thêm một làn gió ấm nữa nhưng đã làm khô héo những chiếc lá úa vàng, bứt chúng ra khỏi cành đang trơ trụi dần, làm cho chúng quay cuồng trên đám đông đang tràn ngập khắp phố phường.

Đám tang từ từ đi về phía nghĩa địa Père Lachaisẹ Hơn năm chục chiếc xe sang trọng theo sau hai chục xe có băng tang và, sau năm chục xe sang trọng ấy lại còn trên năm trăm người.

Ra khỏi Paris thì thấy một cỗ xe phóng nhanh tới, bốn con ngựa kéo xe đột ngột dừng lại nhờ căng cứng các khuỷu vó gân guốc như những lò so thép: đó là ông Monte Cristọ Bá tước từ trên xe bước xuống đi lẫn vào đám đông đang chậm bước theo xe chỗ linh cữu.

Château-Renaud nhìn thấy ông. Anh ta cũng lập tức xuống xe đi bộ để gặp bá tước.

Beauchamp cũng rời khỏi chiếc xe độc mã đang ngồi.

- Morrel đâu? - Bá tước hỏi.

- Chúng tôi thấy anh ta ở đàng kia.

Đúng thế, Morrel đứng ở đàng xa, dưới bóng cây. Vẻ điềm tĩnh và sự bất động của anh tạo ra một cảnh tượng đáng sợ cho kẻ nào đọc được những gì đang diễn ra trong lòng chàng sĩ quan trẻ. Rồi cuối cùng anh cũng hồi phục được và trở lại con đường về Paris mà không ngoái cổ lại lấy một lần.

Bá tước cho xe đậu ở Père Lachaise, quay về, rồi đi theo sau anh ta cách một trăm bước. Maxi-milien vượt qua kênh và quay về phố Meslay qua các con phố lớn.

Năm phút sau khi cánh cửa khép lại sau lưng Morrel, thì cửa lại mở ra cho Monte Cristo.

Julie đang ở lối ra vườn.

- A! ông bá tước! - Cô reo lên.

- Xin lỗi, thưa bà, tôi phải lên phòng Maxi-milien ngay lập tức; tôi có vài điều cực kỳ quan trọng, cần nói với anh ta.

- Vậy ông đi đi, cô nói và tiễn ông bằng nụ cười khả ái.

Monte Crixto mau chóng vượt qua hai tầng gác ngăn cách tầng trệt với căn hộ của Maxi-milien, vừa lên đến thềm ông đã gọi anh ta.

Maximilien vừa miễn cưỡng mở cửa vừa cố che giấu việc mình đang làm. Nhưng bá tước ra sức hối thúc anh đến mức anh buộc phải để bá tước lách vào..- Anh đang làm cái trò gì với những khẩu súng lục để trên bàn vậy? Morrel, anh muốn tự sát à!

- Vâng, Morrel kêu lên, khi chuyện ấy xảy ra, khi tôi quyết định tự sát thì ai cản được tôi nào?

- Tôi, Morrel ạ, Monte Crixto nói với giọng điềm tĩnh tương phản đến kỳ lạ với vẻ kích động của chàng trai. Phải, tôi, tôi sẽ có cái can đảm ấy.

- Ông! Morrel thét lên với thái độ mỗi lúc một thêm tức giận và trách móc, ông là người đã lừa tôi bằng một hy vọng phi lý; ông là người đã kiềm chế tôi, vỗ về, ru ngủ tôi bằng những lời hứa hão huyền, ông đã đóng vai hay giả bộ đóng vai Thượng đế mà lại không thể cho được thuốc giải độc cho một thiếu nữ bị đầu độc!

Monte Crixto nhột nhạt như một hồn ma, nhưng cặp mắt lấp loáng ánh chớp, đặt tay lên những khẩu súng:

- Và tôi nhắc lại rằng anh không được tự sát!

- Nhưng rốt cuộc ông là cái thá gì mà lại dám khoác cho mình cái quyền của bạo chúa đối với những con người tự do và có suy nghĩ! -Maximilien kêu lên.

- Tôi là ai ư? Monte Crixto nhắc lại. Nghe đây: tôi là người độc nhất trên đời này có quyền bảo anh rằng: Morrel, tôi không muốn để người con của cha anh phải chết hôm nay!

- Vì sao ông lại nhắc đến cha tôi? - Morrel ấp úng hỏi.

- Bởi vì ta là người đã từng cứu sống cha cháu vào ngày mà ông muốn tự sát giống như cháu muốn tự sát hôm nay; vì ta là người đã gửi cái túi cho em gái cháu; vì ta là Edmond Dantès, là người đã bồng bế cháu trong lòng cho cháu đùa nghịch khi cháu còn bé!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

59#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 16:02:25 | Chỉ xem của tác giả
Morrel lùi lại một bước nữa, loạng choạng, ngột ngạt, thở dốc, rã rời; rồi mất hết sức lực anh thét lên một tiếng ngã sụp xuống chân Monte Cristo.

- Nào, bá tước vừa nói vừa đặt một ngón tay lên vai anh. Cháu hãy trở lại làm một người đàn ông chứ, Maximilien?

- Bá tước ơi, với Valentine, tôi có một hạnh phúc vô bờ và thiếu cô, tôi chỉ còn nỗi tuyệt vọng và sự sầu khổ trên trái đất này.

- Ta đã bảo cháu là phải hy vọng mà, Morrel - bá tước nhắc lại.

- Ông vẫn cứ bảo tôi hy vọng sao? ông muốn làm tôi tin rằng tôi có thể gặp lại Valentine?

- Ta bảo cháu phải hy vọng, vì ta biết cách làm cháu hồi phục. Ta không biết rằng cháu có nghĩ đến điều đó không, nhưng ngày hôm nay là.một ngày thiêng liêng, Maximilien: hôm nay là ngày 5 tháng chín. Cách đây mười năm ta đã cứu cha cháu lúc ông đang muốn tự sát. Hẹn một tháng nữa, đúng từng ngày cháu sẽ có trên bàn chúng ta đang ngồi cùng nhau trước cái bàn ấy đây, những vũ khí tốt và một cái chết êm dịu; nhưng đổi lại, cháu hứa với ta rằng cháu phải sống và phải đợi đến lúc đó chứ?

- Tôi xin thề với ông như vậy.

- Được lắm. Cháu hãy sẵn sàng để ngày mai chúng ta đi du lịch.

- Chúng ta sẽ đi đâu thưa ông? Morrel hỏi.

- Đầu tiên đến Marseillẹ Rồi ta sẽ từ biệt cháu vài ngày để đi Rome.

- Tôi sẽ đến nơi mà ông thích đưa tôi đến, Morrel nói với một nụ cười buồn; tôi thuộc về ông trong một tháng nữa.

Trong sân nhà tù La Conciergerie là nơi giam giữ những người tù nguy hiểm nhất, có một người trẻ tuổi đang đi dạo, tay đút túi, được các bạn tù soi mói thóc mách nhiều. Đó là Andrea hay đúng hơn là Benedetto.

Bỗng nhiên có tiếng gọi ở ô cửa xép.

- Benedetto, một thanh tra gọi. Ra phòng tiếp khách.

Sau tấm song sắt của phòng tiếp thân nhân nơi Andrea được dẫn tới, hắn thấy bộ mặt rầu rĩ nhưng thông minh của ông Bertuccio cũng đang nhìn với vẻ kinh ngạc xót xa những song sắt, những cửa chốt chặt và những bóng người cử động sau cái chấn song.

- Chào Benedetto, - Bertuccio nói.

- Ông, ông à, người trẻ tuổi vừa nói vừa nhìn quanh với vẻ sợ hãi. Ai bảo ông đến?

- Chẳng ai cả?

- Ông, con người trung hậu, ông là nghĩa phụ của tôi... Nhưng tất cả những gì người ta đã làm cho tôi, nào là tìm cho tôi một người ý để nhận làm cha, nào là dẫn dắt tôi vào xã hội thượng lưu Paris, nào cho tôi tiền, thì tôi ngờ rằng không phải ông đã làm những điều ấy. Nào, nói đi... Tôi muốn biết ai là người cha thật sự của tôi!

- Ta đến để nói với anh điều đó. - Bertuccio bình tĩnh nói.

- A! - Benedetto reo lên, mắt long lanh mừng rỡ.

Đúng lúc đó cánh cửa mở ra, người gác ô cửa xép nói với Bertuccio:

- Xin lỗi ông, ông dự thẩm đang đợi tù nhân.

- Vậy thì ta sẽ quay lại vào ngày mai. - Ber-tuccio nói..- Được! Andrea nói. Thưa các ông cảnh binh, tôi xin tùy các ông chỉ bảo... à! ông thân mến, xin ông hãy để lại một chục ê quy ở phòng lục sự để người ta đưa vào cho tôi các thứ cần dùng.

- Được rồi, Bertuccio đáp. Hẹn ngày mai!

Phiên tòa đại hình đầu tiên mở vào ngày thứ hai đầu tuần. Villefort thấy mặt trời ngày hôm ấy ló lên nhột nhạt, thê thảm. Cả đêm hắn không ngủ được.

Ngày hôm nay, hắn gượng nói với người nào sắp nắm lấy thanh gươm của thần công lý, phải trừng phạt bất kỳ kẻ nào phạm tội dù nó ở đâu.

Và Villefort, hồ sơ cắp nách, mũ cầm tay, đi về phía căn hộ của vợ hắn. Đến cửa, hắn dừng lại một lát, lấy khăn tay lau vầng trán tái mét ướt đẫm mồ hôi. Rồi hắn đẩy cửa.

- A! ông đấy à, mụ nói tự nhiên và bình thản, lạy chúa! Sao ông xanh xao thế, thưa ông!

Vậy ra ông vẫn cứ làm việc suốt đêm ư? Tại sao ông không đến ăn sáng với chúng tôi?

Ông de Villefort bước ra cửa, chốt lại.

- Ôi lạy chúa! Người đàn bà vừa nói vừa soi mói nhìn chồng mình thấu tận tâm can, vừa hé nở một nụ cười, nhưng bị vẻ thản nhiên của Villefort làm đông cứng lại ngay, có chuyện gì vậy?

- Thưa bà, thuốc độc bà thường dùng bà để ở đâu? Viên quan tòa đứng chắn giữa vợ hắn và cái cửa, nói rành mạch chẳng mào đầu.

- Ôi! Thưa ông, bà de Villefort vừa nói vừa chắp hai tay lại, ông nói gì thế?

- Tôi hỏi bà, Villefort nói tiếp với giọng hoàn toàn điềm tĩnh, bà giấu thứ thuốc độc mà bà đã dùng để giết bố tôi là ông de Saint-Méran, mẹ tôi là bà de Saint-Méran và con gái tôi Valentine ở đâu?

Bà de Villefort rùng mình.

- Bà không trả lời sao, thưa bà! Sao bà hèn nhát thế, bà là người đã có cái can đảm gớm ghê dám nhìn hai cụ già và một thiếu nữ bị bà sát hại thở hơi cuối cùng trước mặt mình cơ mà?

Bà de Villefort xoắn hai bàn tay vào nhau và ngã khuỵu gối xuống.

- Giá treo cổ đang đợi mụ đấy.

Bà de Villefort thét lên một tiếng man rợ, vẻ kinh hãi gớm ghiếc không chế ngự nổi bộc lộ ra ở nét mặt bị biến dạng của mụ.

- Ồ! Đừng sợ giá treo cổ, thưa bà, viên quan tòa nói, tôi không muốn làm mất danh dự của bà vì như thế là làm mất danh dự của chính tôi.

- Ông muốn nói gì vậy? Mụ đàn bà khốn nạn ấp úng, rụng rời kinh ngạc..- Điều tôi muốn là công lý phải được thi hành. Phải chăng bà còn giữ lại vài giọt chất thuốc độc êm dịu nhất, nhạy bén nhất và chắc chắn nhất ấy?

- Ồ! Xin tha thứ cho tôi, thưa ông, hãy để cho tôi sống!

Bà de Villefort ngã sụp xuống chân chồng.

Villefort đến gần mụ vợ:

- Hãy suy nghĩ điều đó đi, nếu tôi quay lại mà công lý chưa được thi hành, tôi sẽ đích thân tố giác bà và tôi sẽ tự tay bắt giữ bà.

Mụ nghe, thở hổn hển, rũ rượi, bại hoại, chỉ riêng cặp mắt của mụ còn linh hoạt và ấp ủ một ngọn lửa khủng khiếp.

- Bà nghe tôi nói đây, Villefort nói tiếp, tôi đến đàng kia để đòi xử tử hình một tên sát nhân...

Nếu lúc về tôi thấy bà còn sống thì tối nay bà sẽ ngủ trong nhà tù.

Bà de Villefort thở dài, thần kinh của mụ giãn ra, mụ quỵ xuống rã rượi trên tấm thảm.

- Vĩnh biệt bà, hắn nói thong thả, vĩnh biệt!

Tiếng vĩnh biệt này giáng xuống như lưỡi dao đao phủ giáng xuống bà de Villefort. Mụ ngất đi.

Viên biện lý hoàng gia đi ra, và khi rời căn phòng, hắn khóa cửa lại bằng hai vòng chìa khóa.

Vụ án Benedetto, như người ta gọi ở tòa và ở ngoài đời, đã gây ra kích động to lớn. Ai cũng muốn đến dự phiên tòa đại hình. Ngay từ bảy giờ sáng người ta đã xếp hàng dài ở cửa sắt, và một tiếng đồng hồ trước phiên tòa, gian phòng đã chật cứng những người có thế lực.

- Khai mạc phiên tòa, thưa các ngài.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

60#
 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2011 16:03:46 | Chỉ xem của tác giả
Các quan tòa vào phòng xử án giữa bầu không khí im lặng như tờ; các vị hội thẩm ngồi vào chỗ; ông de Villefort, đối tượng được cử tọa chú ý, ngồi vào ghế bành của mình, đưa mắt bình thản nhìn khắp xung quanh.

- Cảnh binh! ông chánh án nói, đưa bị can vào.

Ông chánh án yêu cầu đọc bản buộc tội đã được ngòi bút rất khôn ngoan và rất khe khắt của Villefort thảo ra.

Có lẽ chưa bao giờ Villefort viết được xúc tích đến thế, hùng hồn đến thế; tội ác được phơi bày ra dưới những sắc màu gay gắt nhất, tiền sử của bị can, sự thay hình đổi dạng của hắn, mối dây liên hệ giữa các hành vi phạm tội kể từ khi tuổi còn khá nhỏ dại đều được trình bày tỉ mỉ thật tài tình.

Cuối cùng bản luận tội kết thúc.

- Bị can, họ tên anh là gì?

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi này, nhưng muộn một chút..Tiếng xì xào ngạc nhiên nổi lên khắp gian phòng.

- Bao nhiêu tuổi? Có cho biết được không?

- Tôi hai mươi mốt tuổi, hay đúng hơn là phải vài ngày nữa tôi mới đến tuổi ấy, vì tôi được sinh ra vào đêm 27 rạng ngày 28 tháng chín 1817.

Ông de Villefort đang mải ghi chép, nghe thấy ngày tháng ấy bỗng ngẩng đầu lên.

- Anh sinh ra ở đâu? ông chánh án hỏi tiếp.

- Ở Auteuil, gần Paris. - Benedetto trả lời.

Ông de Villefort lại ngẩng đầu lần thứ hai, nhìn Benedetto và tái nhợt đi.

- Bây giờ anh khai họ tên anh đi.

- Tôi không thể khai tên họ tôi vì tôi không biết; nhưng tôi biết họ tên cha tôi và tôi có thể khai với ông.

Một cơn choáng váng đau xót làm tối sầm mắt Villefort.

- Vậy thì khai tên họ cha anh, ông chánh án nói tiếp.

Không một làn gió nào, không một hơi thở nào khuấy động bầu không khí im phăng phắc của cái cử tọa đông đảo này: tất cả mọi người chờ đợi.

- Cha tôi là biện lý hoàng gia, Andrea bình tĩnh trả lời, và vì ông muốn biết họ tên ông ấy, tôi xin khai: cha tôi là de Villefort!

Vụ nổ được nén lại quá lâu nay bùng ra, như một tiếng sét, từ đáy mọi lồng ngực. Giữa tiếng ồn ào ấy, thấy vang lên tiếng thét của ông chánh án:

- Anh đùa bỡn với tòa hả, bị can?

Yên tĩnh trở lại trong phòng, tuy nhiên trừ một chỗ có một nhóm khá đông người đang xôn xao thì thầm.

Người ta bảo có một bà vừa ngất.

- Thưa các ngài, Andrea nói tiếp, cử chỉ và giọng nói của hắn khiến cử tọa phải im lặng, tôi có nghĩa vụ đưa ra trước các vị chứng cứ và giải thích các lời nói của tôi. Tôi sinh ra trên gác một, căn nhà số 28, phố La Fontainẹ Cha tôi bế tôi trên tay và bảo mẹ tôi rằng tôi đã chết, ông giấu tôi vào một cái tã có đánh dấu bằng một chữ H và một chữ N rồi đem tôi ra vườn và chôn sống tôi ở đó.

Đúng lúc đó trong phòng xử án, một tiếng thét lanh lảnh kế đến tiếng nức nở vang lên giữa đám đông, như chúng tôi đã nói, một người đàn bà đang bị một cơn kích động thần kinh dữ dội và được đưa ra khỏi phòng xử án; trong khi mọi người đem bà ta đi, thì tấm mạng dày che mặt bà bị hé mở và người ta nhận ra bà Danglars..- Các chứng cớ! Các chứng cớ! ông chánh án nói; bị can, anh nên nhớ rằng các mớ những điều huyên thuyên ghê tởm này cần phải dựa vào những chứng cớ hiển nhiên nhất.

- Như vậy thì, Benedetto vừa nói vừa cười, xin hãy nhìn ông de Villefort và ông còn đòi hỏi ở tôi những chứng cớ nữa hay thôi.

Mọi người quay về phía ông biện lý hoàng gia. Ông này dưới sức nặng của hàng ngàn cái nhìn dán chặt vào mình đang bước vào giữa tòa án, lảo đảo, tóc rối bù. Toàn thể cử tọa phát ra một tiếng xì xào dài kinh ngạc.

- Người ta đòi hỏi tôi phải có chứng cớ; thưa cha, Benedetto nói, cha có vui lòng để tôi đưa ra không?

- Không, không, ông de Villefort ấp úng bằng một giọng tắc nghẹn; không, điều đó vô ích.

- Thế nào, vô ích à? ông chánh án thét, ông muốn nói gì vậy?

- Tôi muốn nói rằng, viên biện lý hoàng gia kêu lên, không có chứng cớ; chẳng cần phải có chứng cớ; tất cả những điều chàng trai này vừa nói là có thật!

Một không khí im lặng ảo não và nặng nề như bầu không khí trước lúc xảy ra những tai biến của thiên nhiên bao lấy tất cả những người dự phiên tòa tóc tai đang dựng ngược, trong lớp vỏ bọc nặng như chì của nó. Trong cái im lặng ấy, Villefort loạng choạng bước ra cửa mà người nhân viên phục vụ vừa mở ra cho hắn bằng một động tác máy móc, và đi khuất.

Trong xe, Villefort nghĩ đến vợ hắn. Người vợ ấy hắn vừa mới xét xử khắc nghiệt, hắn vừa mới xử tử mụ tạ Một giờ đồng hồ đã trôi qua từ lúc hắn kết án mụ.

- Nhanh lên! Nhanh nữa lên! Villefort hét bằng một giọng làm cho người đánh xe nhảy bật lên trên ghế ngồi của mình.

Những con ngựa bị nỗi sợ kích thích, phóng như bay về tận nhà.

- Phải, phải, Villefort lặp đi lặp lại trong lúc gần đến nhà mình, phải, mụ đàn bà này phải sống, phải để cho mụ ăn năn hối lỗi và để mụ nuôi dạy con trai mình.

Hắn vào phòng khách nhỏ.

- Không có ai, hắn lẩm bẩm, chắc hẳn mụ Ở trong phòng ngủ.

Hắn lao về phía cửa. Ở đó, then đã cài. Hắn dừng lại, run rẩy. Hắn gọi:

- Héloise!.- Ai đấy? Người vừa được gọi cất tiếng hỏi.

Hắn thấy hình như giọng nói này yếu hơn bình thường.

- Mở ra! Mở cửa! Villefort thét, tôi đây.

Nhưng dù có lệnh này, dù cho cái lệnh ấy phát ra bằng một giọng lo âu, cửa vẫn không được mở.

Villefort dùng chân đạp mạnh cánh cửa. Ở lối vào căn phòng dẫn thẳng vào phòng khách nhỏ, hắn thấy bà de Villefort đang đứng, xanh xao, nét mặt rúm ró và nhìn hắn với cặp mắt trừng trừng đáng sợ.

- Héloise! Héloise! Hắn nói, bà sao thế? Nói đi!

Người đàn bà giơ tay về phía hắn, bàn tay cứng đờ và tím nhợt.

- Xong rồi ông ạ, mụ nói với tiếng thở khò khè như xé rách họng mụ; vậy ông còn muốn gì thêm nữa?

Rồi mụ đổ vật xuống thảm.

Villefort chạy đến, nắm lấy bàn tay mụ. Bàn tay ấy co quắp nắm một cái lọ pha lê.

Bà de Villefort đã chết.

Villefort điên cuồng vì ghê sợ, lùi lại đến tận ngưỡng cửa phòng và nhìn xác chết. Đột nhiên hắn thét:

- Con trai ta! Con trai ta đâu rồi? Edouard!

Edouard!

Hắn ghê tởm bước qua xác mụ de Villefort để đến phòng khách nhỏ của bà tạ Hắn tiến vào ba hay bốn bước và thấy con hắn đang nằm trên chiếc trường kỷ.

Có lẽ là đứa trẻ ngủ.

Hắn nâng đứa trẻ lên tay, ghì lấy nó, lay nó, gọi nó... đứa trẻ không hề trả lời. Hắn gắn đôi môi hau háu của hắn vào má đứa trẻ... hai má nó nhột nhạt, lạnh giá; hắn sờ nắn tay chân đã cứng đờ của nó; hắn đặt tay lên tim nó... tim nó không đập nữa.

Đứa trẻ đã chết.

Hai nạn nhân này làm hắn kinh sợ. Hắn cảm thấy nỗi khiếp hãi của sự cô đơn giữa hai xác chết trào dâng trong hắn.

Villefort gục đầu xuống dưới sức nặng của nỗi đau, hắn quỳ thẳng người lên, lắc mớ tóc đẫm mồ hôi, dựng ngược vì sợ hãi và con người ấy, kẻ chưa bao giờ xót thương ai, bỏ đi tìm ông cụ già, cha hắn, để trong phút yếu lòng có người nghe hắn kể lại nỗi bất hạnh của hắn. Hắn đi xuống cầu thang và vào phòng cụ Noirtier.

Khi Villefort bước vào, cụ Noirtier có vẻ đang chăm chú nghe một cách trìu mến biểu lộ hết mức mà tình trạng bại liệt của cụ cho phép,.tu sĩ Busoni đang ở đấy, bao giờ cũng điềm tĩnh và lạnh lùng như thường lệ.

- Ông ở đây à, thưa ông! Villefort nói. Ông luôn luôn chỉ xuất hiện ở nơi nào có cái chết để mà hộ tống.

- Tôi đã đến đây để cầu nguyện bên thi hài con gái ông! Busoni trả lời. - Và bây giờ ông đến đây làm gì?

- Tôi đến để bảo ông rằng ông đã trả nợ cho tôi được kha khá rồi đấy.

- Lạy chúa tôi! Villefort vừa nói vừa lùi lại, ghê sợ ra mặt, ông không phải là tu sĩ Busoni!

- Không. Tu sĩ nói và giật đi miếng hói đầu giả.

- Đây là cái mặt ông Monte Cristo! Villefort kêu lên, mắt nhớn nhác.

- Còn chưa phải thế đâu, thưa ông biện lý hoàng gia, hãy tìm tòi kỹ hơn và xa hơn.

- Cái giọng này! Cái giọng này! Cái giọng này tôi đã nghe lần đầu ở đâu nhỉ?

- Ông đã nghe giọng ấy lần đầu ở Marseille từ hai mươi ba năm trước, vào ngày ông cưới cô de Saint-Méran. Hãy tìm trong hồ sơ của ông.

- Nhưng ta đã làm gì ngươi? Villefort hét.

- Ông đã kết án tôi tội chết từ từ và gớm guốc, ông đã giết chết cha tôi, ông đã tước đoạt tự do và do đó tôi mất cả tình yêu, ông đã lấy đi tình yêu của tôi và do đó tước đoạt cả vận mệnh của tôi.

- Ông là ai? Vậy ông là ai? Lạy chúa tôi!

- Tôi là bóng ma của một kẻ khốn khổ mà ông đã đem chôn vùi trong các hầm cấm cố của pháo đài If.

- A! Ta nhận ra ngươi, ta nhận ra ngươi rồi!

Viên biện lý hoàng gia nói, ngươi là...

- Ta là Edmond Dantès.

- Ngươi là Edmond Dantès! Viên biện lý hoàng gia vừa kêu lên vừa nắm lấy cổ tay bá tước; như vậy thì đi!

Và hắn kéo ông đi theo cầu thang, Monte Cristo ngạc nhiên theo hắn nhưng không biết viên biện lý hoàng gia dẫn mình đi đâu, và cảm thấy có tai họa mới gì đó.

- Này, Edmond Dantès, hắn vừa nói vừa chỉ cho bá tước thấy xác vợ hắn và thi thể con hắn, này! Nhìn đi, mi trả được thù rồi chứ?...

Monte Cristo tái mặt trước cảnh tượng hãi hùng này. Anh nhảy bổ đến thi thể đứa bé với một tình cảm lo âu khó tả, vạch mắt nó ra, bắt mạch và ôm nó lao vào phòng Valentine rồi khóa cửa lại bằng hai vòng xoay chìa khóa.

- Con ta! Villefort hét, Nó mang xác con ta đi! Ôi! Tai họa! Bất hạnh! Mi chết đi!.Và hắn muốn lao theo Monte Cristo; nhưng như trong mơ, hắn cảm thấy chân như mọc rễ, mắt hắn mở to đến vỡ tròng, các ngón tay hắn móc vào thịt trên ngực hắn rồi cứ cắm dần vào đến khi máu nhuộm đỏ các móng taỵ Các mạch trên thái dương của hắn dìm não hắn vào một biển lửa.

Sự bất động kéo dài nhiều phút cho đến khi cuộc đảo lộn đáng sợ của lý trí được hoàn thành.

Lúc đó hắn hét lên một tiếng tiếp đến một trận cười dài rồi đâm bổ xuống cầu thang.

Mười lăm phút sau, cửa phòng Valentine mở ra và bá tước Monte Cristo bước ra. Ông bế đứa trẻ trên tay, không cách nào cứu được cho nó sống lại nữa rồi? ông quỳ một gối xuống đất và thành kính đặt nó bên mẹ, đầu gối lên ngực mẹ nó.

Monte Cristo xuống vườn thấy Villefort tay cầm mai, bới đất như điên.

- Chỗ này chưa phải đâu, hắn nói, chỗ này chưa phải đâu. Và hắn bới ra xa hơn.

Monte Cristo đến gần hắn, nói thật khẽ:

- Thưa ông, ông bảo hắn với một giọng gần như khiêm nhường, ông đã mất đi một đứa con trai; nhưng...

Monte Cristo lùi lại hoảng sợ.

- Ôi! Hắn phát điên rồi!

Và Monte Cristo lao ra phố, lần đầu tiên ông nghi ngờ rằng liệu mình có quyền làm những việc mình đã làm không.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách