Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 8642|Trả lời: 72
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Thơ] Từ Ấy | Tố Hữu

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả



Tên: Từ ấy

Tác giả: Tố Hữu

Thể loại: Tập thơ Việt Nam - kháng chiến

Tình trạng sáng tác: đã hoàn thành

Nguồn: thivien.net

Giới thiệu tóm tắt:

Từ ấy gồm 71 bài thơ tập hợp trong 3 phần tương ứng với ba giai đoạn lịch sử: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài), ghi lại một thời kỳ lịch sử cách mạng của nhân dân Việt Nam, thông qua chặng đường hoạt động 10 năm của người thanh niên cộng sản Tố Hữu.


1. Máu lửa

Máu lửa bao gồm trong đó 27 bài thơ được sáng tác trong khoảng 2 năm (từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1939). Trong thời gian này, Mặt trận Dân chủ Đông Dương đang phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đồng thời đây cũng là những năm tháng mà trên thế giới, phong trào chống phát xít, bảo vệ dân chủ và hòa bình thế giới diễn ra sôi nổi. Với riêng tác giả Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị. Đó là em bé mồ côi (bài Hai đứa trẻ), chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài Vú em), ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang (bài Trên dòng Hương Giang) v.v. Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng.

Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản quốc tế phản ánh trong phần Máu lửa thông qua cả những tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.

Với riêng nhà thơ, Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ ấy là một điển hình.


2. Xiềng xích

Phần Xiềng xích gồm 30 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng ba năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài Con cá chột nưa, Tranh đấu); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài Trăng trối); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài Một tiếng rao đêm, Nhớ người, Nhớ đồng); là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ (bài Bà má Hậu Giang); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết[1] (bài Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên) v.v.


3. Giải phóng

Giải phóng gồm 14 bài, sáng tác trong những năm từ 1942 đến 1946. Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt) v.v.


Cre: wikipedia
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:45:29 | Chỉ xem của tác giả
1. Mồ côi

Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa.

Con chim non chiu chít
Lá động khóc tràn trề
Chao ôi buồn da diết
Chim ơi biết đâu về.

Gió lùa mưa rơi rơi
Trên nẻo đường sương lạnh
Đi về đâu em ơi
Phơi thân tàn cô quạnh!

Em sưởi trong bàn tay
Cho lòng băng giá ấm
Lìa cành lá bay bay
Như mảnh đời u thảm!

Con chim non không tổ
Trẻ mồ côi không nhà
Hai đứa cùng đau khổ
Cùng vất vưởng bê tha

Rồi ngày kia rã cánh
Rụi chết bên đường đi...
Thờ ơ con mắt lạnh
Nhìn chúng: "Có hề chi!".

Huế, tháng 10-1937

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:45:55 | Chỉ xem của tác giả
2. Hai đứa trẻ

Tôi không dám mời anh đi xa lạ
Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn
Kể làm sao cho hết cảnh lầm than
Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả!

Này đây anh một bức tranh gần gũi:
Nó thô sơ? Có lẽ. Nhưng trung thành.
Nó tầm thường? Nhưng chính bởi hồn anh
Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi.

Hai đứa bé cùng chung nhà một tuổi
Cùng ngây thơ, khờ dại, như chim con
Bụi đời dơ chưa vẩn đục hồn non
Cùng trinh tiết như hai tờ giấy mới.

Ồ lạ chửa! Đứa xinh tròn mũm mĩm
Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me.
Đứa ngoài sân, trong cát bẩn bò lê
Ghèn nhầy nhụa, ruồi bu trên môi tím!

Đứa chồm chập vồ ôm li sữa trắng
Rồi cau mày: "Nhạt lắm! Em không ăn!".
Đứa ôm đầu, trước cổng đứng treo chân
Chờ mẹ nó mua về cho củ sắn!

Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi
Đây ngựa nga, đây lính thổi kèn Tây.
Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây
Không dám tới, e đòn roi, tiếng chưởi!

Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ
Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!
Hai đứa kia như sống dưới hai trời
Chỉ khác bởi không cùng chung một tổ:

Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ
Và đứa buồn, con mụ ở làm thuê.

(Huế, tháng 10-1937)        
         
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:46:21 | Chỉ xem của tác giả
3. Tương tri

Anh không hỏi từ đâu
Em lạc loài trôi tới
Hỏi mà chi em hỡi
Càng thêm tủi lòng nhau!

Anh đã biết rằng em
Sống rày đây mai đó
Trong bụi đời sương gió
Bên xó chợ chân thềm.

Chiều hôm nay gió lạnh
Đẩy em tới buồng anh
Em ơi nghèo không bánh
Anh chỉ có chút tình...

Anh nhìn em không nói
Nhẹ nhẹ để bàn tay
Trên đầu non tóc rối
Rũ rợi xõa ngang mày.

Nhìn anh không chớp mắt
Em chẳng nói năng gì
Hai đứa con phiêu bạt
Bữa ni thành tương tri...

(Huế, 11-1937)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:46:59 | Chỉ xem của tác giả
4. Đi đi em!

       
Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.

Em len lét, cúi đầu, tay xách gói
Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề
Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ!

Biết không em, nỗi lòng anh khi đó ?
Nó tơi bời đau đớn lắm  em ơi!
Bàn chân em còn luyến tiếc không rời
Nơi em đã cùng anh vui phút chốc.

Những đêm tối, anh viết bài em học
Cho em quên bớt nỗi nhọc ban ngày
Nơi bao nhiêu âu yếm tuổi thơ ngây
Anh đã trút cho lòng em tất cả!

Em ngoái cổ nhìn anh ta chỉ trả
Thầm cho nhau đôi mắt ướt ly sầu!
Biết làm sao, em hỡi, nói cùng nhau ?
Tiếng chưởi mắng vẫn phun hoài, nhục nhã!

Thì em hỡi! Đi đi, đừng tiếc nữa!
Ngại ngùng chi ? Nấn ná chỉ thêm phiền!
Đi đi em, can đảm bước chân lên
Ừ đói khổ đâu phải là tội lỗi!

Anh mới hiểu: càng ngậm ngùi khổ tủi
Càng dày thêm uất hận của lòng ta
Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già
Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu

Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu
Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:47:19 | Chỉ xem của tác giả
5. Tháp đổ

       
Ai lẩn thẩn đem màu tươi hoa lá
Rắc trên cành khô chết nhựa trong cây ?
Ai khờ dại nhặt từng viên gạch rã
Băng bó sườn cổ tháp đã lung lay ?

Cây dù gượng xanh lại ngày xuân cũ
Tháp dù mong hàn lại vết phong sương
Mộng ảo tất! Gió lùa cây xiêu đổ
Tháp chênh vênh tan sập dưới chân tường

Thi sĩ hỡi! Đi tìm chi vơ vẩn
Trong hồn già đã chết những yêu mơ ?
Có lành đâu vết thương đầy oán hận
Có tan đâu khi uất tự bao giờ ?

Này hãy nghe cả lâu đài xã hội
Chuyển rung trong biển máu ngập tràn trề.
Này hãy nghe một thời đang hấp hối
Trong mồ đêm dĩ vãng sắp lui về.

Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.

Tháng 3-1938
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:47:44 | Chỉ xem của tác giả
6. Hãy đứng dậy

Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên!
(Ma-rat)


Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn?
Có gì đâu ta ôm mối căm hờn?
Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống!

Ai đi gõ vào cửa lòng lạnh ngắt
Và thiết tha năn nỉ với hồn say
Trên muôn thây, tiệc rượu máu tràn đầy?
Không! Không thề sống như bầy hành khất!

Hãy đứng dậy! Ta có quyền vui sống!
Cứ tan xương, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu!
Mỗi thây rơi sẽ là mỗi nhịp cầu
Cho ta bước đến cõi đời cao rộng.

Huế, tháng 4/1938
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:48:03 | Chỉ xem của tác giả
7. Hồn chiến sĩ
       
Em hãy vặn dây đàn lên tí nữa
Và hãy cao giọng hát khúc sầu bi
Đưa ngón tay nhỏ mềm, em hãy lựa
Tiếng đàn sao cho nức nở, lâm ly!

Em không khóc, nhưng sao anh muốn khóc
Em không than, anh lại những buồn đau
Con chim non không đợi chờ cánh mọc
Cơ khổ em mới ngần ấy tuổi đầu!

Vui sao được, hở em, thân gầy gõ
Ôm đàn đi chưa vững trên đường mòn
Trí vẩn vơ nghĩ đến đàn em nhỏ
Vây quan giường mẹ ốm ngóng chờ con.

Trẻ nhà sang nô đùa trong bóng mát
Em lạnh lùng nhìn chúng, bước chân qua
Em mạnh bạo chống bất công, tàn ác
Không cầu xin, không cất tiếng kêu ca

Em sẵn có linh hồn người chiến sĩ
Ngạo nghễ cười với nắng sớm sương đêm
Buông tiếng dây não nùng em mai mỉa
Cả một thời dưới ách nặng, nằm im!

Huế, tháng 4/1938
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:48:38 | Chỉ xem của tác giả
8. Ly rượu thọ
       
Mã Chiếm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ
Ngựa rung đầu hí lạnh giữa tàn quân
Đồi phong xa bốc khói, đỉnh non gần
Đã khuất phục dưới lá cờ binh Nhật.
Trán kiêu hãnh lần đầu trông xuống đất
Mã nghẹn ngào: "Thôi hết, Mãn Châu ơi!"
Và quân binh cúi lặng chẳng nên lời...

Rồi từ đó, và gươm vàng võ phục
Và cừu hận và lòng sôi rửa nhục
Mã chôn sâu trong một cõi trời riêng
Buông hồn đau, liễu rủ suối ưu phiền.
Cốt oanh liệt đã khoác màu ẩn sĩ
Rượu cứ rót cho say sưa lạc hỉ
Đàn ca lên cho át tiếng đầu rơi
Dưới gươm bay vun vút loáng xanh trời.
Mãn Châu quốc đang những giờ hấp hối
Gượng kêu lên, hỡi ôi lời trăn trối:
"Chiếm Sơn đâu, cứu nước, Chiếm Sơn ơi!"
Thì nơi kia Mã vén trướng, tươi cười
Cúi lạy mẹ chúc mừng ly rượu thọ.
Đào xuân thắm dâng hương vào cửa sổ
Bạc xuân trong rắc trắng mái hành lang.

Mẹ ngồi yên, như cốc nước e tràn
Không dám động - và nhìn con lặng lẽ
Nhưng mắt yếu bỗng rưng rưng ngấn lệ
Trán nhăn nheo bỗng ửng máu tim già
Và bàn tay run rẩy đỡ ly ngà
Bỗng quật xuống nền hoa: ly rượu vỡ!
Ly rượu vỡ tan tành. Ôi bỡ ngỡ
Ôi hãi hùng. Mã tướng run toàn thân!

Lần đầu tiên, Mã tướng run toàn thân!
Ngoài chiến địa, Chiếm Sơn hằng ngạo nghễ
Trông lửa đạn là trò chơi con trẻ
Mà hôm nay Mã tướng run toàn thân
Mà hôm nay Mã tướng chết hai phần!
Nét nghiêm khắc cong vòng cung môi mỏng
Nghe sôi sục cả linh hồn nóng bỏng.
Người mẹ già thét lớn: "Mã Chiếm Sơn!"
(Mã run lên) "Đâu giọt rượu căm hờn?
Mãn Châu quốc nghe không mày, rên rỉ
Dưới gót sắt của Phù Tang ích kỷ
Đang mang quân giày xéo cả Trung Hoa
Nước Trung Hoa yêu dấu của lòng ta
Đã thống khổ bởi bao xiềng ngoại quốc!
Chưa vừa ư những tai ương thảm khốc
Đã đè trên dân tộc nước non mày!
Có chi vui sông núi đỏ tràn thây
Mà Mã tướng ngày nay dâng rượu cúc?
Rượu cúc ấy, Chiếm Sơn, là rượu nhục!"

Rừng phương xa loáng bạc nắng lung lay
Hoa đào bay, trước cửa, hoa đào bay
Trong hoa tuyết trắng ngần rơi lả tả...
Và xuân ấy năm nghìn quân của Mã
Đánh tan xương của Nhật, một sư đoàn.

Có ý kiến cho rằng bài thơ này của Phạm Huy Thông chứ không phải của Tố Hữu.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 17:49:09 | Chỉ xem của tác giả
9. Xuân lòng
Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu
Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh
Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu
Và chảy tan qua kẽ lá vườn chanh.

Gió nhè nhẹ, hương cỏ cây nhè nhẹ
Thoảng bay lên, hương mạ dưới đồng xa
Tự đâu đó, hương muôn hoa mới hé
Như khói trầm từ đỉnh rộng bao la.

Hơi xuân ấm trả cho trời đất lặng
Tiếng reo ca nhí nhảnh và ngây thơ
Của đàn sáo say phơi mình dưới nắng
Chim nghệ vàng rỉa cánh trên nhành tơ...

Xuân trong sáng, xuân thơm, xuân ríu rít
Nhưng xuân đâu tươi đẹp, không xuân lòng ?
Ôi xuân nay chỉ là xuân lạnh chết
Trong buồn đau phẫn uất của công nông!

Xuân nay chỉ một mùa tang đẫm máu
Lòng người đang thét nỗi bi ai
Đứng phắt dậy ? Hỡi muôn hồn phấn đấu
Phá bất bình, mưu sống cho ngày mai...

Rồi xuân ấy, cả nhân quần vui vẻ
Nắm tay nhau, tuy khác tiếng, màu da
Giẩm chân lên những núi sông chia rẽ
Và ôm nhau thân ái cùng vang ca.

Xuân 1938
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách