Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: voi_manly
Thu gọn cột thông tin

[Thiếu nhi - Xuất bản] Những Câu Chuyện Thời Tiền Sử | Alberto Moravia (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 26-9-2016 15:17:55 | Xem tất
Không quần, không giao tiếp


Lúc lên cơn thèm thì khỏi phải nói! Chuột-Túi vốn là loài vật có ngoại hình khá kỳ cục (hai chân trước bé xíu lủng lẳng trước ngực, trong khi hai chân sau lại to lớn khỏe mạnh với bàn chân to bè gấp khúc), lại chỉ thèm độc một thứ trên đời: sở hữu một cái quần. Một bữa trong lúc đang nhảy tưng tưng trên sa mạc ở Úc kiếm quả mọng và mầm cây, Chuột-Túi trông thấy hai Người mặc quần mà mê tít thò lò. Nó muốn được mặc quần y như họ, dù rõ ràng đôi chân của nó khác hẳn với Người.
Phải nói thêm rằng hai Người mặc quần kia đang đi tìm vàng. Thuở bấy giờ, vàng nhiều vô kể, lẫn trong cát và đá ở sa mạc. Chuột-Túi vốn vừa ngây thơ vừa khờ khạo, chẳng biết vàng là gì. Nó thấy hai Người nhặt nhạnh đất đá thì cứ nghĩ đá nào chẳng là đá, khác gì những hòn đá bình thường đâu mà lại nhặt nhạnh như thể chúng quý lắm không bằng.
Một bữa, Chuột-Túi chứng kiến một cảnh thế này: một đống đá lớn được chất dưới một gốc cây. Có vẻ như hai Người đang chia đống đá ra làm hai phần bằng nhau. Rồi một kẻ cúi xuống nhặt một hòn đá lăn vào góc, thế là kẻ kia dùng rìu giáng một cú kih hồn vào đầu kẻ thứ nhất, khiến nạn nhân chết ngay tức khắc. Chuột-Túi thấy mà khiếp vía, nó tự nhủ: “Thử nghĩ mà xem, loài Người có thể làm những điều kinh khủng thế nào chỉ vì một cái quần!” Đương nhiên Chuột-Túi đã nhầm về nguên nhân dẫn đến hành động trên: tất cả chỉ tại nó bị ám ảnh quá sức với quần quần áo áo. Quả thực, tên sát nhân chẳng ngó ngàng gì tới cái quần của người chết. Hắn đào một cái hố, chôn cái xác vẫn mặc nguyên quần, rồi đổ toàn bộ số đá vào hai cái túi, chất lên lưng con la và rời đi.
Chuột-Túi vốn sống một mình trên sa mạc nên đã tạo cho mình thói quen nghĩ thành tiếng: đó cũng là cách tạo ra bạn đồng hành. Nên lần này cũng không phải là ngoại lệ: “Loài Người coi đá trong sa mạc là rất quý hiếm. Họ quý nó hơn cả quần. Hay lắm, giờ mình sẽ nhặt đầy túi các viên đá rồi đem đổi chúng lấy quần.” Chuột-Túi cứ đinh ninh nó chỉ có một mình khi nghĩ to thành tiếng, nhưng vừa dứt lời, một tràng cười giễu cợt đã rú lên ngay trên đầu nó. Nó ngước lên thấy cặp bài trùng nổi tiếng: Vẹt và Khỉ. Cả hai đang cười nghiêng cười ngả, hẳn là cười nó. Chuột-Túi phật lòng lắm, liền hỏi: “Có gì mà cười?”
Vẹt dửng dưng trả lời: “Bọn ta cười những kẻ cứ nghĩ mình hiểu đời kia đấy, trong khi… he he he…”
“Những kẻ kia hẳn là ta?”
“Ừ, chính thế!”
“Sao lại thế?”
“Vì chú mày cứ tưởng mình hiểu rõ Người. Chú mày không hiểu là làm thế thì cả đời cũng chẳng có quần mà mặc.”
“Không đời nào luôn!” Khỉ hùa theo.
“Nói rõ xem nào, nếu không…”
Khỉ lộn nhào một cú rồi nói: “Chuột-Túi thân mến ơi, đúng như chú nói đấy: Người rất coi trọng những viên đá của chúng ta. Nhưng bây giờ chú thử nói xem, khi gặp Người rồi, chú sẽ giải thích thế nào để họ hiểu điều chú muốn? Biết đâu họ lại nghĩ: chú tặng đá thì họ nhận, có khi cũng cảm ơn chú đấy, nhưng chẳng tặng lại cho chú cái gì thì sao?”
Chuột-Túi nghe thế thì xịu hết cả mặt. Trước đó nó đã tính mọi đường đi nước bước cả rồi, ngoại trừ đúng một điểm là nó hoàn toàn không có khả năng khiến Người hiểu được ý mình. Nó gãi đầu gãi tai, thở dài đánh sượt một cái rồi bảo Khỉ: “Khỉ ơi, bác thông minh thế, bác hãy nói xem tôi phải làm thế nào bây giờ?”
Khỉ bỗng ra vẻ nghiêm trọng và trịch thượng hẳn lên: “Thế chú có biết Người làm thế nào để hiểu lẫn nhau không?”
“Không ạ.”
“Nhờ một phương tiện giao tiếp, không phải tiếng be, không phải tiếng hí, không phải tiếng bò rống, không phải tiếng voi rống, không phải tiếng ủn ỉn, không phải tiếng sủa hay bất kỳ âm thanh nào mà loài vật chúng ta dùng, mà là tập hợp tất cả các thứ tiếng động vật cộng thêm vài thứ tiếng nữa.”
“Thế nó được gọi là gì?”
“Là Lời nói.”
“À! Lời nói!”
“Không chỉ Lời nói thôi đâu, Người còn dùng chân tay và các bộ phận trên cơ thể để hiểu lẫn nhau. Họ gọi là Cử chỉ.”
“Lời nói và Cử chỉ: hay, hay lắm. Thế rồi sao nữa?”
“Rồi chú mày phải tin tưởng giao phó cho ai hiểu Lời nói là gì, Cử chỉ là gì.”
“Nghĩa là sao ạ?”
Vẹt sốt ruột, cất tiếng the thé: “Là chú mày phải gửi trọn niềm tin vào hai ta đây: Vẹt và Khỉ. Bởi ta biết Lời nói là gì, còn Khỉ biết Cử chỉ là gì.”
Chuột-Túi vẫn băn khoăn: “Chẹp, thế hai bác thử chứng minh mình biết dùng Lời nói và Cử chỉ trước đi đã.”
Nên nhớ, trước đó, Vẹt sống trong một gia đình có bốn người con tính tình ngỗ ngược, nó từng bị buộc cẳng vào một cành cây suốt nhiều nă,. Còn Khỉ thì bị nhốt trong một cái lồng ở sở thú, hàng ngày lũ trẻ con láo toét vẫn nghênh ngáo đứng trước lồng giam bày đủ trò trêu chọc. Sau này thoát được, Vẹt và Khỉ đến sống trong sa mạc, cứ đinh ninh mình hiểu Người lắm.
Vẹt hét lên: “Nghe đây, giờ ta sẽ cho chú mà nghe Lời nói.”
Nói rồi nó hít một hơi, nhoài mình khỏi cành cây mà hét lên: “Đồ ngốc, đần thối, ngu xuẩn. Ngu, ngu, ngu.”
Chuột-Túi hỏi: “Vậy Lời nói là thế à?”
“Còn phải hỏi.”
“Thế Cử chỉ là thế nào?”
Khỉ đã sẵn sàng biểu diễn. Nó nhảy từ cành này sang cành kia, leo lên tận ngọn cây. Từ trên đó, nó thè lưỡi chổng mông xuống. Cử chỉ hỏi: “Đó là Cử chỉ à?”
“Chuẩn.”
Cử chỉ lại giã đầu gãi tai: “Quả thật hai bác đều biết thế nào là Lời nói và Cử chỉ. Chẹp, tôi thì muốn có quần lắm kia. Thế nên nếu đi cùng tôi tới gặp Người thì các bác muốn được đổi lại cái gì?”
Vẹt kêu: “Ta muốn một chiếc áo, kể ra thì được thêu kim tuyến thì càng tốt.”
Khỉ thì nói: “Ta chỉ cần một đôi quần lót vải có hình tròn xanh đỏ.”
“Sao lại có hình tròn?”
“Như vậy thì giống Người hơn.”
“À, ra thế.”
Thế là vào một ngày hẹn trước, Chuột-Túi chất đầy túi một lượng lớn các viên đá tầm thường nó nhặt trong sa mạc rồi bắt đầu lên đường. nó nhảy tưng tưng, trong khi Vẹt bay trên đầu, còn Khỉ thì loi choi vừa lăn vừa lộn bên cạnh.
Làng của Người là một nơi chỉ có lều trại của những kẻ tìm vàng. Đúng hôm đó, giữa hai cọc có chẳng một dây phơi đầy quần áo và quần lót. Một trong số những kẻ tìm vàng đang đứng trước lều bổ củi. Chuột-Túi tiến lại, lịch sự ho lên một tiếng để thu hút sự chú ý, rồi đổ xuống đất toàn bộ số đá vô giá trị mà nó đã nhặt đầy túi. Người há hốc miệng ngạc nhiên, cất tiếng gọi bà vợ đnag nấu ăn trong lều: “Ra mà xem con vật kỳ cụ này: nó đổ một đống đá ra đây rồi giờ lại nhìn mình như thể đợi gì thì phải.”
Bà vợ ngờ vực cảnh báo: “Cẩn thận đấy mình ạ. Loài Chuột-Túi đạp ghê lắm.”
Chuột-Túi đợi một lúc, rồi quay sang Vẹt bảo: “Bác tung Lời nói ra đi chứ.”
Vẹt bay lên phái trên đầu Người rồi gào tướng lên: “Đồ ngốc, đần thối, ngu xuẩn. Ngu, ngu, ngu.”
Người nổi giận hét lên: “Á à. Mày bị sao vậy hả?”
Chuột-Túi hài lòng lắm, tràn trề hy cọng sẽ có quần. Nó bảo Khỉ: “Giờ tới lượt bác đấy. Làm Cử chỉ đi.”
Khỉ tiến lên thè lưỡi và chổng mông ngay trước mũi Người.
Còn Người thì sao? Hắn cúi xuống nhặt một cái dùi cui gần đó mà đập túi bụi. Trước hết là đập Chuột-Túi, khiến một chân trước của nó bị gãy. Rồi đập Vẹt, khiến cánh nó te tua hết cả. Rồi đập lưng Khỉ khiến nó gần như tắt thở. Ba con vật chạy bán sống bán chết, may mà thoát khỏi tay Người, không thì chết toi cả nút rồi. Chúng chạy mãi, chạy mãi cho tới khi ra giữa sa mạc.
Thế là chẳng có quần cho Chuột-Túi, chẳng có áo cho Vẹt, cũng chẳng có quần lót cho Khỉ. Nhưng trên hết là chẳng có giao tiếp giữa Người và Vật.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 27-9-2016 09:15:30 | Xem tất
Giấc mơ của bà mẹ sinh ra quái thú


Vài tỷ năm trước, mọi thứ đều đơn giản hơn ngày nay rất nhiều. Người ta hoàn toàn có thể tới gặp mẹ Mẹ Thiên-Nhiên để than phiền về cách Mẹ đang tạo ra thế giới. Mẹ Thiên-Nhiên là một người phụ nữ khổng lồ, bà to lớn tới mức nếu có ai đó trèo lên đầu bà, thì dù có vác theo ống nhòm loại tốt đi chăng nữa cũng không thể nhìn thấy chân bà. Bà nằm nghỉ trên một đồng bằng mênh mông vô tận, lấy một ngọn núi làm gối và một sa mạc làm giường. Bà tạo ra vạn vật bằng cách nằm mơ. Không giống giấc mơ của chúng ta, vốn trôi vào làng quên ngay lúc tỉnh dậy, các giấc mơ của Mẹ Thiên-Nhiên đều trở thành hiện thực. Ví như một hôm Mẹ Thiên-Nhiên mơ thấy một loài vật hết sức kỳ lạ: trông nó giống một cái ô, nhưng lại có bốn cẳng, một đầu và một đuôi. Thế là ngay lập tức, từ trong lòng Mẹ Thiên-Nhiên, một con Rùa trông rõ tức cười ngọ nguậy chui ra. Các bạn có biết tại sao bà lại mơ thấy một con vật như thế không? Chỉ bởi có ai đó đã nói với bà rằng sẽ thật tuyệt vời nếu tạo ra một loài vật mà mỗi khi trời mưa, nó có thể trú thân mà chẳng phải mất công đi tìm hang hốc. Điều này chứng tỏ Mẹ Thiên-Nhiên trìu mến, hay chiều lòng người, xứng đáng là một bà mẹ kiểu mẫu.
Một hôm, đoàn đại biểu Lợn-Ỉn, sau rất nhiều giờ leo trèo, cũng tới được đỉnh ngọn nói nơi Mẹ Thiên-Nhiên gối đầu ngủ. trưởng đoàn đại biểu tiến sát lại cái tai khổng lồ của bà mà hét tướng lên: “Mẹ ơi! Mẹ, Mẹ ơi!” Mẹ Thiên-Nhiên mở mí mắt to như mái vòm, mỗi lông mi dài như một thân cây, lọ ra đồng tử màu ngọc lam trông tựa hồ nước, và cất giọng uể oải: “Sao vậy con yêu? Hãy nói mẹ nghe xem nào?” trước câu hỏi đầy trìu mến, Lợn-Ỉn trả lời: “Mẹ biết đấy, loài Lợn chúng con vốn yêu hòa bình, tất cả đều hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau. Thế mà giờ không con được như vậy nữa.” “Thế là sao?” “Một vài kẻ trong số chúng con, không rõ do ý của Mẹ hay vì tình cờ, đã thay đổi. Con rất đau lòng vì đó không phải là những thay đổi theo chiều hướng tốt: làn da hồng mềm mại bị phủ một lớp lông đen cừng, miệng mọc lên vài cái răng cong sắc nhọn không thể không gọi là nanh. Những kẻ này tự gọi mình là Lợn-Rừng. Chúng hung hăng hống hách lắm ạ. Chúng ỷ vào bộ răng nanh để tạo ra chính thể bạo chúa: chúng ra lệnh, còn bọn con phải tuân theo. Mẹ xem thế nào đi chứ ạ.”
Mẹ Thiên-Nhiên phản đối: “Nhưng ta tạo ra các con giống hệt nhau đấy chứ. Sao lại có chuyện thế được? Con nói thật không đấy?”
Tất các các chú Lợn-Ỉn đều đồng thanh cam đoan đó là sự thật. Mẹ Thiên-Nhiên ngẫm nghĩ, thở dài rồi nói: “Mấy cái răng nanh đó khiến ta nghĩ có lẽ ta đã mơ một giấc mơ không tốt đẹp cho lắm, kiểu như gặp ác mộng vậy. Các con biết đấy. Thỉnh thoảng ta ăn tối nhiều, bụng ấm ách, thành ra mơ gặp quái thú. Lợn mà lại có hai cái răng nanh chìa ra khỏi mõm: nếu không phải quái thú thì có thể gọi là gì được chứ?”
Lợn-Ỉn kêu lên: “Chúng con cũng nghĩ thế mẹ ạ”.
Mẹ Thiên-Nhiên nói tiếp: “Tất cả các tạo vật hung hãn bạo cường như vậy đều hoàn toàn đi ngược lại thiện ý tạo ra muôn loài của ta, cái thiện ý muốn để lý trí là điều duy nhất ngự trị tất thảy.”
Lợn-Ỉn chưa bao giờ nghe nhức tới lý trí. Chúng đồng thanh hỏi: “Lý trí ư? Lý trí là gì vậy ạ?” Mẹ Thiên-Nhiên trả lời: “Nó giống như muốn trong các món ăn vậy. Thường ta vẫn cho một dúm vào các giấc mơ. Từ giờ trở đi, ta sẽ cho nhiều hơn một chút. Vả lại, cũng từ lâu rồi ta có mong muốn lạ thường là cho ra đời một loài vật khá phức tạp, chính vì thế mà phải nêm cho nó nhiều lý trí hơn tất cả các loài khác. Giờ ta sẽ chú ý ăn tối ít thôi, rồi ngủ một giấc ngon lành, lần này chắc ta sẽ mơ thấy một loài vật có lý trí vượt trội hẳn sẽ cứu giúp các con khỏi lũ Lợn-Rừng. Thế nhé, Lợn-Ỉn thân mến, các con cứ yên tâm trở về nhà, để ta lo mọi chuyện. Ta yêu các con lắm, rồi các con xem, mọi chuyện sẽ ổn thôi.”
Đương nhiên Lợn-Ỉn rút lui ngay lập tức, đầy cảm kích lẫn kính sợ: thuở xa xưa đó, Mẹ Thiên-Nhiên rất dễ mất bình tĩnh. Toàn bộ loài vật to lớn gọi là Khủng-Long, chỉ vì tới phàn nàn quá nhiều (chúng muốn mình bé hơn, thông minh hơn) mà đã bị quét sạch không còn một con, dù trước đó đã sống tới một trăm năm mươi triệu năm. Sau khi Lợn-Ỉn đi rồi, trong khoảng bảy, tám trăm triệu năm không có gì xảy ra. Đúng như đã hứa, Mẹ Thiên-Nhiên ăn tối ít đi: chỉ khoảng một, hai núi lửa với tất cả dung nham nóng sốt, uống cạn một con sông cỡ trung bình, và giờ nằm ngủ ngon lành. Chỉ hai hay ba thế kỷ mới thở khò khè, hoặc trở mình. Các bạn biết Mẹ Thiên-Nhiên là như thế nào rồi đấy. Những hơi thở khò khè đó tạo ra các cơn gió giờ đây vẫn còn trong không khí, và mỗi lần bà trở mình là một động đất lại xảy ra làm thay đổi một điểm nào đó trên bề mặt trái đất.
Cuối cùng bà cũng tỉnh dậy. Đó là một ngày đẹp trời, sáng sớm tinh mơ, bầu trời trong xanh chỉ có vài đường phớt hồng, không một cơn gió, chỉ có mặt trời dịu dàng tỏa nắng an lành, cây cối xanh rì và những bông hoa chưa bao giờ rạng ngời đến thế. Mẹ Thiên-Nhiên tỉnh giấc, chống một bên khuỷu tay và kịp nhìn lướt qua, phía tận cùng sa mạc nơi bà đang nằm, có hai hình thù đang đi khuất dần, tay trong tay đầy tin tưởng: một người đàn ông và một người đàn bà. Họ bước trên hai chân thôi. Mẹ Thiên-Nhiên nghĩ lần này bà đã mơ thấy một kiệt tác. Bà thỏa mãn lắm, dõi mắt theo hai hình người được các tia nắng mai bao quanh, đang đi xa dần rồi khuất hẳn. Thế rồi bà trở mình và lại ngủ thiếp đi.
Lần này bà ngủ ít lắm: chỉ khoảng một tỷ năm.
Bà mở mắt, nghe tiếng ồn ào liền trở mình: dưới chân ngọn núi bà dùng làm gối là đoàn đại biểu Lợn-Ỉn. Bà vươn tay kẹp một con giữa hai ngón tay và đưa lên ngang mắt. Bà hỏi: “Lại vẫn là các con à? Mọi chuyện thế nào?”
Lợn-Ỉn đáp: “Tốt lắm ạ. Không thể tốt hơn thế. Mẹ đã mơ đúng vật đúng thời điểm.”
“Là sao?”
“Mẹ đã sinh ra lũ Lợn rất giống chúng con, cũng hồng hào, mềm mại, hiền lành và không có khả năng tự vệ. Chỉ khác một điểm là bọn con đi bốn chân, họ đi hai chân. Rồi họ mang chúng con ra xa khỏi lũ Lợn-Rừng đáng ghét, tới một chỗ rất đẹp, chẳng thiếu thứ gì, đúng là chẳng thiếu thứ gì. Thật hạnh phúc.”
Mẹ Thiên-Nhiên tò mò hỏi: “Chỗ đó như thế nào?”
“Là những trang tại chỉ có một tầng với rất nhiều lán khác nhau, mỗi lán có thể chứa cả một gia đình. Giống Lợn đúng trên hai chân cung cấp cho chúng con chẳng thiếu thứ gì. Cứ tới một giờ nhất định là họ mang đồ ăn ngon lành bao gồm cám bã, củ quả và một thứ xúp lõng bõng ngon tuyệt gồm táo ủng và khoai tây mọc mầm. Rồi họ còn dùng vòi nước tắm táp cho chúng con, từ đầu tới đuôi. Tóm lại, họ giữ cho mọi thứ sạch sẽ, tất cả đều sáng loáng, bóng bẩy. Mẹ thử nghĩ mà xem, lúc chúng con đi dạo ngoài trời, để tránh cho chúng con khỏi bị ngã khi bước trên bậc thang ngoài trang trại, họ còn dựng ván bằng giúp bộ móng của chúng con có thể bước đi mà không bị trơn trượt.”
Mẹ Thiên-Nhiên hài lòng nói: “Tốt lắm, tốt lắm. Ta thấy lần này mình đã mơ thấy một loài vật có lý trí hơn tất cả các loài ta đã tạo ra trước đây. Giờ thì, các con của ta, ta buồn ngủ và muốn nghỉ ngơi chút ít. Nhưng ta muốn được cập nhật mọi thứ. Các con hãy sớm quay trở lại, khoảng vài nghìn năm nữa nhé. Tạm biệt.”
Một ngàn năm trôi qua. Mẹ Thiên-Nhiên tỉnh giấc, duỗi chân duỗi tay và còn chưa kịp hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì đã thấy ngay trước mũi mình một chú Lợn-Ỉn đang la hét như mất trí: “Mẹ ơi! Phản trắc! Tráo trở quá!”
“Sao vậy?”
“Những kẻ mà chúng con gọi là Lợn hai chân đó là lũ quái vật, quái vật độc nhất vô nhị. Chúng đối xử rất tử tế với chúng con, chăm cho chúng con no nê, sạch sẽ, khiến chúng con béo múp lên: nhưng mẹ biết tại sao không?”
“Không, thế là tại sao?”
“Để ăn thịt chúng con. Tới một thời điểm nhất định, khi chúng con đủ béo, chúng trói gô chân chúng con vào một chuỗi xích vừa quay vừa phát ra những tiếng kèn kẹt khủng khiếp, rồi cứ thế chúng cắt cổ, chọc tiết, xẻ chúng con thành từng miếng. Con chẳng dám tả cách những miếng thịt đó được đem ra chế biến, chỉ biết chúng con bị biến thành những thứ mà hình như chúng gọi là giò, chả, xúc xích, giăm bông đủ loại, lại còn chân giò, giò thủ, tùy theo vị trí các phần cơ thể chúng con: kinh sợ, man rợ quá! Thế mà Mẹ đã hứa sẽ mơ đến loài vật có lý trí nhất. Chao ôi, nào ngờ chúng lại dùng lý trí để ăn thịt chúng con! Lại còn nhờ chính sự hợp tác của chúng con nữa chứ! Mẹ ơi mẹ, cả mẹ cũng phản bội chúng con sao!”
Giờ thì chắc hẳn ai cũng muốn biết Mẹ Thiên-Nhiên đáp lại lời trách móc đầy đau đớn và tuyệt vọng này như thế nào. Nhưng các bạn không tin được đâu rồi: bà chẳng trả lời gì hết. Mẹ Thiên-Nhiên nhón tay tóm lấy Lợn-Ỉn, nhẹ nhàng đặt nó xuống mặt đất, rồi trở mình sang bên kia và ngủ tiếp.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 27-9-2016 11:15:57 | Xem tất
Những chú lính cứu hỏa ngủ gật


Một tỷ năm trước, trong một khu rừng ở Brasil, một đội lính cứu hỏa được thành lập; lý do là bởi các vụ hỏa hoạn xảy ra rất thường xuyên (vì suy cho cùng thì rừng là bãi tập kết gỗ khổng lồ mà). Đội lính này hoạt động dưới sự chỉ đạo của Lười, với các thành viên như Chuột-Sóc, Mác-Mốt, Chuột-Chũi, Chuột-Đồng và các loài vật tương tự, tất cả đều nổi tiếng bởi tính lười biếng và thiên hướng ngủ nước. Các bạn đừng hỏi tại sao chúng lại được phong làm lính cứu hỏa, chứ không phải rất nhiều loài nhanh nhẹn và tỉnh táo khác: nói thật thì tôi cũng chẳng rõ. Một tỷ năm là rất nhiều năm, ai mà biết được mọi chuyện đã thực sự diễn ra như thế nào.
Một trong những buổi chiều hôm đo, Lười-trưởng nhóm cứu hỏa đang chuẩn bị đi ngủ. Lười tội nghiệp hôm ấy mới chỉ ngủ hai mươi trên hai mươi tư tiếng, nên giờ nó buồn ngủ chết đi được. Tới đây thì các bạn phải biết là Lười có cách ngủ khá nực cười: nó dùng móng của bốn chân quặp lấy một cành cây trên cao mà ngủ thiếp đi trong tư thế đung đưa, với các lưng chúc xuống đất, bụng hướng lên trời. Trong tư thế ấy, Lười thường ngủ được hai mươi ba tiếng liền mỗi ngày. Một giờ duy nhất tỉnh ngủ, nó ngắt hoa lá trên cây mà ăn. Nhiều khi buồn ngủ tới mức dù còn đang nhai, nó đã lơ mơ gà gật vơi shoa lá vẫn ngậm nguyên trong miệng.
Tại sao đêm đó Lười lại ngủ ít hơn? Bởi có một cuộc báo cháy. Ai đó đã gọi tên Lười, chỉ một lần thôi, rồi không thấy gì nữa. Lười nghĩ mình nghe lầm, nó đợi suốt ba tiếng xem thế nào, nhưng không thấy động tĩnh gì hết. Cuối cùng nó nghĩ có lẽ ai đó nghịch ngợm gọi trêu chăng (ngay cả trong các cánh rừng ở Brasil cũng có những kẻ mặt trơ trán bóng, lấy việc vô cớ gọi lính cứu hỏa để thấy họ phải tức tốc chạy tới làm thú vui), thế là Lười lại nằm ườn ra theo tư thế quen thuộc: đầu hướng xuống đất, chân quặp lên trời. Nhưng đột nhiên cái cây chỗ Lười nằm bắt đầu rung rinh lay động như thể có động đất. Giữa những cú lay, một giọng ồm ồm cất lên: “Lười! Lười!”
Lười biết giọng nói này: là giọng của Gấu-Đen, Gấu-Đen vốn to lớn nên trong rừng được lãnh trách nhiệm rất quan trọng là chuyển tin nhắn cho đội lính cứu hỏa, giống như nhân viên bưu điện vậy. Có thể nói Gấu-Đen là loài rất biết nghỉ ngơi: nó ngủ đông vào khoảng tháng Mười và tỉnh giấc vào tháng Tư, điều này khiến việc chọn nó làm người truyền tin gây ra không ít bàn tán. Đúng vậy, cũng giống như trong trường hợp của Lười, người ta thắc mắc: “Tại sao lại có thể trao một công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và sẵn sàng phục vụ cho một kẻ có thói quen ngủ liền tù tì sáu tháng mỗi năm kia chứ?” Và tôi buộc phải cho các bạn câu trả lời quen thuộc: mài mà biết rõ ngọn ngành những việc xảy ra từ một tỷ năm trước!
Lười bực mình vì bị gọi đúng lúc đang chuẩn bị đi ngủ, liền hỏi gắt: “Bác bị sao vậy hả bác Gấu-Đen? Thiếu chút nữa bác làm tôi rụng khỏi cành đấy.”
“Có một đám cháy lớn ở khu Giấc mộng lành”
Lười suýt thì buột miệng: “Liên quan gì tới tôi?” thì nó chợt nhớ ra mình là đội trưởng đội cứu hỏa liền hỏi: “Giấc mộng lành là chốn quái nào vậy?”
“Bác biết rõ mà: đó là một khách sạn sang trọng, có bể bơi, chỗ chơi golf, bowling, nhảy ngựa, lại có cả vũ trường và nhiều thứ khác nữa.”
“Có phải ba giờ trước bác đã gọi tôi một tiếng không?”
“Phải, đúng rồi.”
“Thế sao bác không gọi tiếp luôn?”
Gấu-Đen tỏ vẻ ngượng ngùng: “Ừ thì đúng lúc đó tôi lên cơn buồn ngủ, bác biết đấy, cũng tại trời nóng thế này thế kia mà, nên tôi đổ vật ra luôn.”
“Mà ai báo với bác về vụ hỏa hoạn? Đừng có nói là chính bác đã có mặt tại Giấc mộng lành, tôi chẳng tin đâu.”
“Không, không,
tôi có tới đó đâu. Là chú Ta-Tu bảo tôi đấy chứ.”
“Ta-Tu á? Thế nó có tận mắt thấy đám cháy không?”
“Tôi nghĩ là có.”
“Nó đi ngủ rồi.”
Lười lưỡng lự. Một mặt, nghĩa vụ kêu gọi nó phải nhất định tới xem điều gì đã xảy ra ở Giấc mộng lành, mặt khác thì … e hèm, nói thực nó đang buồn ngủ díp cả mắt lại rồi. Nhưng cuối cùng tiếng nói của nghĩa vụ cũng thắng. Lười bảo: “Chẹp, phải đi thôi. Từ đây tới Giấc mộng lành bao xa?”
“Khoảng trăm cây số.”
“Úi dà!”
Vậy là, sau rất nhiều thời gian lưỡng lự và vươn chân vươn tay, đội lính cứu hỏa của khu rừng cũng lên đường dập đám cháy đang phá hủy khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất Brasil. Trên đường đi. Giống như khi lính cứu được điều động, từ các bụi cây ló ra bao nhiêu là Chuột-Sóc, Mác-Mốt, Chuột-Chũi, Chuột-Đồng và các động vật nổi tiếng ham ngủ khác, chẳng hiểu sao chính chúng chứ không phải loài động vật nào khác lại gia nhập đội lính cứu hỏa. Thỉnh thoảng cả đội dừng lại ở một khu đất trống và tất cả lăn đùng ra ngủ. tới giữa đường, đội trưởng Lười, vốn phải đấu tranh dữ dội chống lại cơn buồn ngủ khủng khiếp, đã thử lên tiếng xốc lại tinh thần cho đồng đội: “Các cậu biết đây không phải là thời điểm để ngủ mà là để hành động chứ? Rằng các đám cháy không đợi ta đến mới nuốt trọn mọi thứ chứ? Rằng từ giờ trở đi chúng ra sẽ buộc phải thức chứ? Phải, cho nên bây giờ hãy đồng thanh hô: ‘Dậy đi! Dậy đi! Ngủ là ngu, thức là lành!’ Lười hô lên, nhưng vì bị cơn buồn ngủ chiếm lấy, nên nó chỉ kịp nói nửa chừng từ “dậy”. Thành ra mới nói tới: “D…” nó đã ngủ thiếp mất “D… d…zzz”, chân tay quặp lấy cành cây trên cao mà nó dùng làm bệ đứng. thấy đội trưởng đang nói mà ngáy như vậy, tất cả các chú lính cứu hỏa chẳng ai bảo ai bền nhanh chóng noi gương. Có tính kỷ luật nghĩa là như thế đó!
Chúng chỉ ngủ khoảng vài tuần lễ thôi, rồi lại hành quân tới Giấc mộng lành. Mỗi ngày chúng đều dừng chân nghỉ dài sau bữa trưa, thành ra hầu như có thể nói cũng bù lại phần nào giấc ngủ đêm, và mất có trên dưới một giờ đồng hồ đi bộ thôi. Đương nhiên là có kẻ ngủ nhiều, có kẻ ngủ ít. Vài kẻ ngủ một mắt, vài kẻ vừa đi vừa ngủ, còn đội trưởng Lười thì nghĩ ra kiểu ngủ rất độc đáo: ngủ từng phần. Có nghĩa là các bộ phận trên cơ thể Lười thay nhau ngủ, lúc phần này ngủ thì các phần còn lại thức. Ví như lúc Lười cho một cái chân ngủ, lúc thì hai tai, lúc thì cái đuôi hoặc cổ họng, lúc thì là lưng hay bụng. hình như có ai đó hỏi: thế đầu óc thì sao? Chà, cả lần này tôi cũng không thể đưa ra được câu trả lời chính xác. Tôi nói rôi, tất cả những điều này xảy ra cách đây một tỷ năm, mà hồi đó hay bây giờ, nào có ai biết được điều diễn ra trong đầu một kẻ thích ngủ nướng như Lười kia chứ?
Sau khoảng một tháng hành quân, tới một khu đất trống, các bạn thử đoán xem Lười và các chú lính cứu hỏa Chuột-Sóc, Mác-Mốt, Chuột-Chũi, Chuột-Đồng… đã gặp ai? Chính là Ta-Tu, kẻ được coi là đã tận mắt chứng kiến vụ hỏa hoạn xảy ra tại Giấc mộng lành. Thế là tất cả liền vây quanh Ta-Tu hỏi: “Ta-Tu, nói nghe coi chuyện gì đã xảy ra, nói đi, nói đi. Bạn đã chứng kiến tất cả phải không?” Ta-Tu ngây ngô đáp: “Nói thật thì tôi chưa từng tới Giấc mộng lành, chính là Ốc-Sên báo cho tôi biết!”
Nghe thế, tất cả đều thất vọng thấy rõ. Ai cũng biết Ốc-Sên là loài chậm chạp kinh khủng. Để bò hết một trăm cây số từ Giấc mộng lành, rất có thể nó đã mất tới vài năm. Hẳn là khi đội lính cứu hỏa của Lười tới nơi xảy ra đám chay, mọi thứ không những đã kết thúc, mà có lẽ còn trôi vào quân lãng rồi ấy chứ. Nhưng Lười vẫn nói: “Dù sao vẫn phải tới tận nơi, cũng là để tỏ tình đoàn kết với những người đã mất nhà cửa vì đám cháy.”
Thế là cả nhóm lại lên đường. Thôi, kể chi tiết thêm cũng chẳng ích gì, chỉ biết là khoảng vài tháng sau cuộc gặp gỡ với Ta-Tu, đội lính cứu hỏa tới được Giấc mộng lành. Chúng nghĩ sẽ chứng kiến một cảnh tượng hoang tàn sau một đám cháy được mô tả là hung tợn và dữ dội, ấy thế mà tất cả đều ngã ngửa ra khi chẳng thấy dấu vết của đám cháy đâu, và thay vì căn nhà gỗ một tầng với nhiều phòng thanh lịch sang trọng, giờ đây có một hàng rào lớn quây kín bốn mặt, không cửa chính cũng chẳng cửa sổ, chỉ một ngọn tháp canh chòi lên ở mỗi góc. Có lẽ, đúng như Lười nói, các cư dân trước đây của khu nghỉ dưỡng đã rút cả vào phía bên trong hàng rào, nhưng dù sao cũng chỉ là phỏng đoán.
Lười cố gạt đi sự hoang mang mà nói: “Năm năm trôi qua, chắc họ đã xây lại khu nhà nghỉ.” Gấu-Đen nói hộ suy nghĩ của cả bọn: “Họ xây lại chẳng ra làm sao. Trước đây đẹp hơn rất nhiều. Đúng là một trời một vực.” Một trong số các con Mác-Mốt tiếp lời: “Trước thì đúng là một giấc mộng lành. Còn giờ thì như ác mộng vậy.”
Ta-Tu ôn hòa tham gia: “Gì thì gì cũng hơn là không có gì.”
Lười tóm gọn tình huống như sau: “Không những hỏa hoạn đã hoàn toàn được kiểm soát, mà tòa nhà cũng được xây dựng lại, dù theo phong cách hiện đại còn rất nhiều điểm phải bàn. Nhưng các cụ đã dạy: đẹp là ở con mắt người nhìn. Hẳn là họ thích thế, chúng ta không thể can dự.”
Một con Chuột-Đồng đột nhiên cất tiếng chin chít: “Ai bảo các bạn họ thích thế? Ta đã thử nói chuyện với những người sống trong đó chưa?”
Quả là lời quán đoán đúng đắn. Ngay lập tức các chân chạy được cử đi thám thính khắp xung quanh và nếu có thể thì thăm dò cả cư dân. Việc đó phải mất một vài ngày, bởi như được nghe kể sau này thì mất kẻ ấy đã hơn một lần ngủ thiếp đi, ít nhiều do công việc quá ư đơn điệu. Tuy nhiên, câu trả lời thu được lại rất rõ ràng: khắp bốn phía quanh hàng rào, chẳng có ai sống cả. Nếu có cư dân thì chắc họ cũng sống ở phía trong hàng rào. Nhưng làm thế nào để vào đó được?
Đội trưởng Lười gãi đầu nói: “Theo tôi, họ tự tạo hàng rào quanh chính mình. Cũng giống như một thợ may khâu bộ quần áo ngay trên người khách hàng vậy.”
Tới đây thì câu chuyện trở nên lẫn lộn. Thì đã cả tủy năm trôi qua, đố ai nhớ rõ được chứ! Có người nói rằng đội lính cứu hỏa giải tán, quay về rừng và chìm vào những giấc ngủ triền miên. Có người lại nói riêng Lười ở lại Giấc mộng lành, treo mình trên một trong những cái cây xung quanh vùng quây đó. Nó chìm trong giấc mộng, nhưng vẫn đợi một ngày cái khu bị vây kín bốn phía kia xảy ra cháy nổ. Phải, phải, sớm muồn gì một đám cháy sẽ xảy ra, khi ấy, chắc chắn Lười sẽ có mặt kịp thời.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 27-9-2016 12:53:45 | Xem tất

Xuôi theo dòng Công-gô



Một tỷ năm trước, trong một cánh rừng tại nước Công-gô, có một con Khỉ-Đột già mà tuổi tác đã trao cho nó biết bao thông thái. Nó cảm thấy đã cận kề cái chết, liền nói với Khỉ-Đột con: “Ta đã vất vả cả đời, nhưng không để lại cho con thứ gì: đó là cái phận của những kẻ trung thực. Bù lại, thay vì của cải, ta cho con một lời khuyên đáng giá cả gia tài: nếu muốn sống tốt hơn trên đời này hãy xuôi theo dòng. Nhớ lấy con: hãy xuôi theo dòng, bất kể tình huống nào.”
Khỉ-Đột con hỏi: “ Xuôi theo dòng nghĩa là thế nào ạ?”
Khỉ-Đột cha trả lời: “Nghĩa là theo số đông. Hãy nhìn dòng Công-gô của chúng ta mà xem. Mọi thứ nổi trên đó đều xuôi về hạ lưu, theo dòng nước.”
“Để đi đâu ạ?”
“Về đích.”
“Đích là gì ạ?”
Lần này thì Khỉ-Đột già im lặng một lúc. Cuối cùng nó chậm rãi nói: “Đích là điều con thấy ở cuối con đường dài trong rừng. Nếu con đi tìm mật, thì cái đích chính là mật ngọt; nếu con đi tìm chuối, thì đích chính là nải chuối.”
“Thế nếu con chẳng thấy có gì?”
“Vậy thì đích chính là chẳng có gì.”
Tới đây thì Khỉ-Đột con hỏi: “Cha còn gì căn dặn con nữa không?”
Khỉ-Đột già đáp: “Ừ, ta có mấy lời khuyên nữa, dưới dạng châm ngữ. Nói lời phải nuốt lấy lời. Đi đêm lắm có ngày gặp tiên. Ăn ngay nói vẹo. Nồi này úp vung kia. Thà nhanh ẩu còn hơn chậm chắc. Đi một ngày đàng học một sàng ngu. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời không được thì giơ chân liền. Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm.”
Nói xong mấy lời như thế rồi Khỉ-Đột già lăn ra chết, nói đúng ra là rơi từ trên cây nơi nó sống xuống một bãi lầy, để thân mình đóng bùn chết ngắc dưới đó.
Ít lâu sau, Khỉ-Đột con tới gặp mẹ và nói: “Mẹ ơi, con đi đây.”
“Con đi đâu?”
“Về đích ạ.”
“Đi thế nào mà đi?”
“Cứ xuôi theo dòng ạ.”
Mẹ khỉ thở dài: “Ừ, giá mà cái đích của con ở gần một cửa hàng bán vải thì tốt quá. Mẹ cần hai tấm ga đôi, với vỏ gối cùng màu và bộ khăn trải bàn dành cho tám người.”
Khỉ-Đột nói nó sẽ tìm cách mua toàn bộ những món đồ đó ngay khi tới đích, rồi cất bước lên đường hướng về phía dòng Công-gô. Bao lâu nó mới tới được đó? Có thể nói là sau hàng ngàn cú nhảy từ cây này sang cây khác. Cứ thế, vừa nhảy nhót vừa ăn hoa quả và các loài sâu mọng, Khỉ-Đột tới được cái đích đầu tiên: mặt nước lấp lánh lẫn với những lớp lá cây xõa bóng. Nó nhanh chân nhảy tới sát gần mặt nước và lặng đi ngắm dòng sông bao la rộng lớn như nhiều lần cha nó đã mô tả. Tuy nhiên giờ lại nảy sinh một vấn đề: cái mặt nước lấp loáng mênh mông đó bất động. Nó lặng như tờ, không thể hiểu được dòng đang trôi về phía nào, phải hay trái. Nếu không biết dòng đang xuôi về đâu thì làm sao mà xuôi theo dòng được kia chứ. Khỉ-Đột, sau khi đã ngắm nghía, chiêm nghiệm một hồi, quay sang bác Cá-Sấu đang nằm tắm nắng trên bãi cát gần đó hỏi: “Bác làm ơn cho hỏi sông chảy về đâu?”
Cá-Sấu chớp chớp mắt trả lời, giọng ồm ồm: “Hỏi với chả han! Theo dòng sông chảy!”
Khỉ-Đột lại càng hoang mang, hỏi Hà-Mã đang ngụp mặt xuống dòng sông uống nước. Câu trả lười nó nhận được là thế này: Ờ, dến chỗ tôi đi.”
“Là sao ạ?”
“Là chỗ Hà-Mã đến.”
Chỉ còn mỗi cách hỏi Già-Đẫy đang trầm ngâm trên đỉnh một ngọn cây. Già-Đẫy mất một lúc mới trả lời. nó nói: “Những nghiên cứu mới nhất và sâu rộng nhất cho thấy chắc chắn là dòng sông chyar đi đâu mà nó muốn.”
Tới đây thì Khỉ-Đột con tuyệt vọng quá rồi, nó ngồi xổm bên bờ sông chờ đợi: nó chờ xem có điều gì xảy ra không. Và quả thật, trên dóng sông bỗng xuất hiện một cái bè được tạo thành bời rất nhiều thân cây buộc lại với nhau. Trên bè có vài hình dáng đen đen di chuyển sống động nhịp nhàng theo tiếng trống: phải, họ đang nhảy múa. Rồi Khỉ-Đột nhận thấy chiếc bè chuyển động: suy ra nó đang trôi theo dòng. Chỉ thế thôi là đủ. Nó nhảy tùm xuống sông, bơi về phía bè, rồi chật vật leo lên. Tới lúc đó, nó nhận ra các bóng hình ban nãy là một gia đình người lùn Pygmy, gồm bố, mẹ và hai đứa con đang thảnh thơi xuôi theo dòng sông nơi họ tạm thời ghé qua. Vốn vui vẻ và hiếu khách, gia đình này liền tận tình tiếp đón Khỉ-Đột. Họ cho nó ăn uống, rồi cùng nhau trò chuyệ. Khỉ-Đột hỏi:
“Các bạn đang đi theo dòng à?”
“Lúc nào chẳng thế.”
“Lúc nào cũng thế thật sao?”
“không lúc nào không.”
“Thế các bạn đi đâu?”
Ông bố gãi đầu rồi đáp: “Ờ thì cứ lên lại xuống. Biết sao được, cứ về phía đích đó thôi.”
Khỉ-Đột chẳng cần biết gì hơn thế. Nhiều ngày sau đó trôi qua trong hạnh phúc: người lùn Pygmy chẳng làm gì ngoài ca hát, nhảy múa và ăn uống. Thật là một cuộc sống vui vẻ! thật là một cuộc sống vô lo! Khỉ-Đột cũng nhảy múa, ca hát, ăn và uống. Thỉnh thoảng trong thâm tâm nó không ngừng ca ngợi cha đã cho mình lời khuyên quý báu, ấy là luôn buông xuôi theo dòng.
Nhưng rồi một điều tồi tệ xảy ra: dòng chảy của con sông ngày cành nhanh và xiết hơn. Điều gì diễn ra vậy? Đơn giản thôi, cái bè đang tiến sát tới những dốc đứng nổi tiếng nguy hiểm ở Công-gô. Nhưng gia đình người lùn Pygmy chẳng lấy gì làm lo lắng. Họ có giắt trong bè một bình rượu chắt từ nhựa cọ, nên cứ tiếp tục uống, nhảy, ca hát: “Cứ theo dòng thì sẽ không có gì xảy ra: đám đông đi đâu ta đi theo đó. Đi ngược dòng, ai thèm nghe mình kia chứ? Chỉ có đơn độc mà chết thôi.”
Khỉ-Đột cũng muốn tin là cứ theo dòng thì sẽ chẳng có chuyện gì cả, cơ mà mọi việc đang diễn ra lại đi ngược lại lời khẳng định của gia đình Pygmy. Cái bè lao vun vút giữa những mỏm đá nhọn hoắt và vòng xoáy sủi bọt, qua hết ghềnh này đến ghềnh khác. Mỗi khi bay qua ghềnh, gia đình nhỏ bé kia (giờ đã say khướt) lại hú lên khoái chí. Khỉ-Đột thì túm chắt lấy cái ống khói của nhà bếp và chính điều này đã cứu sống nó.
Quả vậy, tại một ghềnh nước xoáy khủng khiếp, cái bè đập bôm bốp và hết mỏm đá này sang mỏm đá khác, nên khi rớt xuống, đống dây nối các thân cây bị đứt ra. Gia đình Pygmy và Khỉ-Đột rơi tùm xuống nước. Khỉ-Đột thấy mình lăn lông lốc, lộn tùng phèo, bị nước hết đậy lên lại dìm xuống không biết bao nhiêu lần. Rồi dần dần, dòng nước bớt hung hăng hơn, Khỉ-Đột ngoi đầu lên khỏi mặt nước hít đầy không khí và ánh mặt trời, thế là nó thấy biển xanh trải rộng.
Phải làm gì bây giờ? Trông thấy một trong số các thân cây của bè trôi nổi gần đó, Khỉ-Đột liền sải tay bơi tới rồi trèo lên. Nhưng vừa lên đến nơi, nó đã lập tức nhận thấy tình hình vẫn còn rất nghiêm trọng, nếu không muốn nói là tuyệt vọng. Quả thật, tại cửa sông này, biển không chỉ có một dòng chảy duy nhất như sông, mà có rất, rất, rất nhiều dòng chảy, nên không thể định hướng được đâu là đích. Thân cây mà nó đang ngồi lúc thì xoay về hướng này, lúc lại xoay sang hướng khác, lúc thì lùi, lúc thì tiến. Thêm vào đó, biển không có bờ như sông; mọi thứ trải dài bất tận. Điểm trung tâm vừa ở mọi nơi, vừa không ở đâu cả. Khỉ-Đột hiểu, nếu không thoát ra khỏi tình huống này, nó sẽ sớm chết đói trên thân cây trong vô định.
Bị trôi dạt như thế không biết bao lâu, nó cứ bám lấy thân cây và thỉnh thoảng lại bắt được một con cá hay miếng rong biển mà ăn cho khỏi chết đói. Cái thân gỗ cứ dập dềnh mãi trong nước, khi dừng lại, khi trôi đi, hết ngày dài tới đêm thâu. Có vẻ như nó sẽ kẹt trong tình trạng trôi dạt không định hướng này.
Rồi mặt biển chuyển từ xanh thẩm sang xám; mặt trời lạnh dần; sương mù và mưa khiến Khỉ-Đột vốn quen với cái nóng của mặt trời châu Phi cảm thấy lạnh cóng tới tận răng. Cứ thế cho tới một hôm…
Một hôm, một tàu thủy bọc sắt với một cái ống nhả khói đen kịt neo lại ngay gần thân cây; một chiếc phao cứu sinh được ném xuống biển; Khỉ-Đột giờ đã hoàn toàn kiệt sức, được kéo lên và đưa vào một cabin.
Thuyền trưởng ngay lập tức tiếp đón Khỉ-Đột. Nó giờ không còn bị đói và rét nữa. Cabin của nó được sưởi ấm, người ta đem cho nó một bữa sáng no đủ, gồm chuối và dứa. Nó vui lắm, bèn nói với thuyền trưởng: “Cảm ơn ngàu đã cứu tôi khỏi cái chết cận kề. mà ta đang đi đâu vậy?”
“Trên tàu hơi nước của Anh quốc. Bây giờ chúng ta đã vào cửa sông Thames, và đang ngược về cảng London.”
Khỉ-Đột giật nẩy mình: “Nhưng thế nghĩa là ta đang đi ngược dòng!”
“Đương nhiên rồi.”
“Nhưng, sao lại vậy được?”
“Đơn giản thôi. Nhờ có máy móc hiện tại tạo nên động lực.”
“Thế nếu cứ đi ngược dòng mãi. Rồi điều gì sẽ xảy đến với tôi?”
“Chú sẽ được giao tận tay giám đốc vườn thú London, nơi chú được sống trong một chiếc lồng xinh xắn với đủ tiện nghi. Chắc chắn chú sẽ trở thành một trong những điểm thu hút khách nhất của vườn thú.”
Khi chỉ còn lại một mình, Khỉ-Đột tội nghiệp không khỏi òa lên khóc nức nở. Thế là cuộc phiêu lưu của chú kết thúc trong một cái chuồng ở vườn thú! Sau khi đã khóc lóc một hồi, Khỉ-Đột cầm bút viết cho mẹ lá thư thế này: “Mẹ yêu quý, cho đến giờ con vẫn chưa thấy cửa hàng vải nào cả. Bao giờ tới London, con sẽ tìm xem có cửa hàng nào gần vườn thú không.”
Rồi nó nghĩ hẳn mẹ muốn biết điều gì đã xảy đến với mình, liền viết tiếp:
“Con đã đi theo dòng và bi xô vào các vách đá. Con thả mình buông xuôi không theo dòng nào hết và gần chết vì lạnh và đói. Giờ con đi ngược dòng và bị nhốt vào lồng.”

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-9-2016 11:28:05 | Xem tất
Adam, Eva: những kẻ lông bông


Một tỷ năm trước, có một con Rắn, vốn nổi tiếng với danh Luật sư nhờ cái lưỡi leo lẻo thụt ra thụt vào và cái mặt thớt, đang băn khoăn bò dọc con đường mòn ven sông, bên mặt nước trong xanh lấp loáng như gương. Sao Rắn lại băn khoăn như vậy? Bởi một người trông vườn có tên Giê-hô-va đã yêu cầu nó tham gia vào một việc rất phức tạp, cần viện tới khả năng thuyết phục của nó. Ngay lúc đó thì nó chấp nhận, nhưng giờ nó lại hối hận và muốn thoát khỏi mớ rắc rối này: gì chứ dính vào những chuyện rắc rối của nhà nông thì phức tạp lắm, phải tránh xa. Cơ mà Giê-hô-va đã hứa tặng nó một giỏ đầy sung tươi ngon mới hái. Và bởi rất thích món này, đặc biệt là lúc chúng còn tươi, nên Rắn không đành lòng khước từ. Làm thế nào bây giờ?
Nhưng vì việc gì mà Giê-hô-va phải cầu cạnh Rắn can thiệp giúp vậy? Số là thế này: trước đây Giê-hô-va tự nhiên hứng chí mời hai kẻ tên là Adam và Eva tới khu vườn địa đàng xinh đẹp Eden nghỉ ngơi vài ngày. Tại sao Giê-hô-va lại mời họ tới ư? Vì bác thấy mình cô độc, thui thủi quá. Có xưng: “tôi”, cũng chẳng có ai thưa “bác à”. Thế nên bác mới nghĩ tới chuyện mời hai kẻ vốn nổi tiếng vui vẻ kia tới bầu bạn.
Nhưng bác không tính trước được việc Adam và Eva là hai kẻ lông bông vô công rồi nghề, chẳng biết làm gì ngoài đàn hát, nhảy múa và hút cỏ. Nên ngay khi tới khu vườn tuyệt đẹp của Giê-hô-va, họ quyết định không rời đi nữa. Đã hai triệu năm trôi qua (thuở ấy thời gian trôi nhanh lắm) mà họ vẫn ở lì đấy. Họ làm gì ư? Chẳng làm gì cả. Chính xác hơn thì chỉ có đàn hát, nhảy múa, đan vương miện bằng các bông hoa xinh xắn trong vườn Eden, và đương nhiên là hút cỏ nữa chứ. Đôi lúc, khi rửng mỡ, họ chơi trò trốn tìm: Adam đi trốn còn Eva đi tìm, hoặc ngược lại.
Đủ rồi, lòng hiếu khách nào cũng có giới hạn (giờ đã là năm thứ năm mươi triệu ở nhờ). Giê-hô-va ban đầu còn thử nói bóng gió, sau thì ngày càng rõ ràng và thường xuyên hơn, để hai kẻ đó hiểu rằng sự hiện diện của họ không còn được chào đón nữa. Chưa kể, họ lại còn khiến bác phật lòng hết sức khi tỏ vè khinh thường công việc của bác. Giê-hô-va là một người lao động tuyệt vời; khu vườn Eden chính là bằng chứng ống động nhất: hoa trái sum suê, cỏ cây xanh ngát. Nhờ bác chăm sóc mà từ một sa mạc, tất cả đã sinh sôi nảy nở. Khi hai kẻ lông bông kia tới, Giê-hô-va mời họ cùng chăm bón khu vườn với mình: bác cứ nghĩ họ sẽ chấp nhận, vì họ thích khu vườn đến thế kia mà. Ấy vậy mà ngay lập tức bác hiểu mình đã lầm: “Chứng tôi mà phải làm việc á? Không đời nào. Chúng tôi tới để hưởng thụ thôi. Bác cứ làm đi, bác yêu lao động thế kia mà.” “Nhưng các người yêu thích khu vườn này thì cũng phải góp tay làm cho nó ngày càng đẹp hơn chứ.” “Úi chà, ai thích gì thì làm nấy. Bác thích lao động thì bác cứ lao động. Chúng tôi thích đàn hát, nhảy múa và hút cỏ thì chúng tôi cứ đàn hát, nhảy múa và hút cỏ.” “Nhưng không làm thì lấy gì mà ăn!” “Ăn là sao kia?”
Để hiểu được câu hỏi này, cần phải biết rằng thuở đó tất cả mọi sinh vật đều ăn, trừ Adam và Eva. Đúng vậy, từ những con trùng amíp, từ loài côn trùng, tới các loài cá, bò sát và động vật có vú, tất cả đều ăn; nhưng Adam và Eva, chỉ có hai kẻ này thôi, không biết ăn là gì. Chưa ai từng nói với họ về điều này, mà nhiều thứ ta làm chủ yếu là vì thói quen, họ có thói quen đàn hát, nhảy múa và hút cỏ, nhưng thói quen ăn thì lại không có.
Vậy là khi Eva hỏi: “Thế ăn là gì?”, Giê-hô-va cắn môi trả lời một cách mơ hồ: “Ờ thì, nói thì cứ nói thế, chứ chẳng có nghĩ gì cả. Mà này, cỏ ta vừa mới hái sáng nay cho các người còn tươi đây.” Khỏi phải nói tới lần thứ hai, hai kẻ đó ôm luôn bó cỏ rồi biến đi mất hút, chẳng hỏi han thêm gì về việc ăn nữa. Hai triệu năm trôi qua, Giê-hô-va bấy giờ tuyệt vọng lắm rồi, vì Adam và Eva chẳng chịu hiểu ra cho, đành đi tìm Rắn. Như đã nói, Rắn nổi tiếng vì khả năng diễn thuyết và tài thuyết phục người khác. Giê-hô-va kể hết sự tình, rồi nói: “Mọi chuyện như thế đó, ta chẳng có cớ nào mà đuổi họ đi. Nói cho cùng thì ta cũng phải công nhận họ chẳng phạm tội gì: đàn hát, nhảy múa và hút cỏ thì có gì sai? Người phải thuyết phục họ làm một cái gì đó bị cấm đoán, để ta có cớ đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng.”
Rắn lấy chót đuôi gãi gãi đầu: “Trong số tất cả các loài động vật, Adam và Eva là hai kẻ duy nhất không những không ăn, mà thậm chí còn không biết ăn là gì. Thôi được, tôi sẽ bảo họ ăn cái gì đó, ví như quả táo đỏ đẹp đẽ đang đung đưa trên cây táo kia. Rồi bác tới, đếm táo và phát hiện ra táo bị mất cắp ngay trước mũi. Được, đồng ý, tôi sẽ lo vụ này.”
Giê-hô-va trả lời: “Ngươi đúng là thiên tài. Có thế mà ta không nghĩ ra trước. Quả là giải pháp ở ngay trước mũi mà không thấy. Được, đồng ý, cứ thế đi.”
“Thỏa thuận thế nhé. Tiền công bao gồm một giỏ đầy sung chín mới thu hoạch. Được chứ?”
“Nhất trí.”
Đó là chuyện xảy ra trước thời điểm Rắn trầm ngâm bò đi dọc bờ sông. Quả vậy, nó đang vắt óc nghĩ xem làm thế nào để tránh được vụ việc nhàm chán và vất vả ở Eden, thì bỗng trông thấy dưới làn nước trong xanh một con Lươn ngoe nguẩy giữa các bông hoa súng để tìm nòng nọc và các loài côn trùng khác. Rắn nghĩ:Lươn đủ giống ta để gây nhầm lẫn, cả hai đều không chân không tay; đều có cách di chuyển giống nhau, ta thì lướt trên mặt đất, Lươn thì lách dưới nước. Ai lại không bị nhầm kẻ này với kẻ kia chứ? Hơn nữa, Giê-hô-va dạo này đã già đi nhiều, rất nhiều là đằng khác. Nhưng, chẳng có người già nào lại công nhận mình già, nên dù mắt gần như mù lòa, hắn vẫn không đeo kính. Do đó, nếu Lươn thế chỗ ta, hắn sẽ chẳng thể nhận ra. Lươn sẽ giải thích cho Adam và Eva ăn nghĩa là gì, họ sẽ ăn táo, và Giê-hô-va sẽ có cớ đuổi họ khỏi Eden. Khi mọi việc xong xuôi, ta sẽ tới lấy giỏ sung. Về phần Lươn, ta sẽ cho nó một bịch nong nọc, thế là nó sướng nhất rồi.
“Ê Lươn! Lươn ơi!”
Lươn nghe gọi tên thì thò đầu lên khỏi mặt nước: “Anh gọi em à?”
“Ừ, anh gọi chú đấy, Lươn thân mến. Chú phải giúp anh một việc nhé.”
“Em nghe đây.”
“Thế này nhé…” Rắn giải thích tất cả mọi việc: kể lể sự tình vốn là điểm mạnh của nó. Song Lươn vẫn thấy băn khoăn: “Em… em vốn tính nhút nhát, chẳng biết ăn nói, chẳng biết thuyết phục ai gì đâu…”
“Không lo. Chỉ cần nói: ‘Này, hai bạn đã bao giờ thử ăn chưa?’ Rồi giải thích ngắn gọn phải ăn như thế nào, và chỉ một quả nào đó, như quả táo chẳng hạn. Thế thôi, rồi chú rời đi luôn. Khi quả táo được ăn rồi, anh sẽ tới thu xếp mọi chuyện. Còn chú sẽ nhận đủ một bịch nòng nọc rán giòn. Chú thấy sao?”
Lươn đúng là nhút nhát thật, nhưng nòng nọc rán thì ngon quá đi mất, nên cuối cùng nó nghĩ dù nhút nhát tới đâu thì cũng vẫn đủ khả năng nói: “Này, đằng ấy đã thử chén căng rốn bao giờ chưa?” quả thực, như tất cả các động vật khác, Lươn cũng rất tham ăn và với nó, ăn có nghĩa là nốc cho tới lúc bụng căng tròn lồi cả rốn ra mới thôi. Đúng, là no căng rốn mà.
Lươn nhận lời với Rắn xong thì bò lên bờ mà vào vườn Eden – thành quả sáng tạo tuyệt vời của Giê-hô-va. Nhìn cảnh vật thay đổi, nó biết mình đã tới vườn địa đàng. Lúc trước là cảnh thô quê với những cây cỏ tầm thường. giờ thì mọi khóm cây đều ra hoa, cây cối xanh mướt với hoa trái sum suê chưa từng thấy. Lươn nghĩ: “Giê-hô-va đúng là một lão làm vườn giỏi thật.” Vừa ngạc nhiên vừa thán phục, nó cứ thế bò và cuối cùng, từ con sông nhỏ nó đến chỗ cái hồ tuyệt đẹp, tròn trịa và xanh ngắt như ngọc, nước trong vắt bao quanh bởi những bụi cây nhỏ xinh. Giê-hô-va đang làm việc trong nhà kính, giữa những chậu xương rồng. Lươn cố bắt chước giọng xì xì của Rắn mà rằng: “Tôi, Rắn đây, kẻ kia đang ở đâu?”
Giê-hô-va nghe thấy thế thì quay lại, nhưng vì không có kính nên đúng như Rắn nghĩ, bác đã nhầm tưởng Lươn là Rắn mà trả lời: “Rắn thân mến, cuối cùng ngươi cũng đã đến. Ta đợi mãi. Hai kẻ đó đang ở trong hang dưới kia kìa, gần hồ nước ấy. Họ đang chơi đàn như thường lệ. Ngươi tới đó đi! Làm tốt nhé!”
Lươn lại trườn xuống hồ, bơi sang tận bờ bên kia, leo lên cạn và ngó đầu vào hang. Hai kẻ lông bông kia không chơi đàn như Giê-hô-va nói , mà đang ngủ khì. Họ ôm lấy nhau mà ngủ, trong bóng râm mát mẻ và nền nhạc êm dịu (phải, ở Eden có cả nhạc nữa). Cả hai đều ngáy, nhưng theo kiểu khác nhau: Adam ngáy ầm ĩ, hầu như thô bạo; Eva thì nhẹ hơn, hầu như không thể nghe thấy. Lươn nhìn mà không muốn đánh thức họ : họ đang ngủ ngon thế kia mà. Cuối cùng, nó nghĩ sẽ chỉ đánh thức Eva thôi, vẻ thanh lịch của nàng khiến nó cảm thấy an tâm. Nó đang định nghẹ nhàng lấy chỏm đuôi (tính nó vốn nhẹ nhàng) ngoáy tai trái của Eva thì nàng tỉnh giấc, trông thấy nó và hỏi: “Chào Lươn, sao bạn lại sang đây?”
Lươn chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng rút lui. Nó nói: “Tôi chỉ tình cờ ghé qua, khi đuổi theo một con éch mà tôi muốn bắt từ lâu lắm rồi. À, mà tiện nói vè đuổi bắt và ếch, thế hai bạn đã thử chén căng rốn bao giờ chưa?”
Nó nói “chén” chứ không phải “ăn”, và có sự thay đổi này là bởi nó là Lươn, chứ không phải Rắn, nó không phân biệt được sự khác nhau giữa hai từ, nên dẫn đến tai họa. Eva mở to mắt, tò mò hỏi ngay chén căng rốn nghĩa là sao. Lươn giải thích: nghĩa là ních đầy bụng cho tới khi rốn lồi, muốn nổ tung ra được; rồi nó nói có việc phải làm, nên ngắn gọn: “Chào nhé, chén căng rốn nhé!”; và lao tõm xuống hồ. Nó bơi tới lồng kính chứa các cây xương rồng, nhanh nhảu báo với Giê-hô-va: “Nhiệm vụ đã hoàn thành. Bác cứ yên tâm là quả táo sẽ được ăn trước khi trời tối; và thế là có thể đuổi họ đi mà không ra vẻ bất công.” Giê-hô-va đáp: “Cảm ơn Rắn. Còn về giỏ sung thì ngươi phải chờ một chút, vì ta còn chưa đóng gói. Khoảng một triệu năm nữa quay lại nhé.” Sự thự thì Giê-hô-va biết tính Rắn, nên không tin tưởng nó lắm: bác biết vì thói háu ăn sung, nó hoàn toàn có thể giả tảng đã hoàn thành xong một việc mà thậm chí còn chưa bắt đầu. Lươn chỉ chờ có thế, nó mong biến cho nhanh, chứ chẳng quan tâm gì tới giỏ sung, nó chỉ thèm chén ngay lập tức bịch nòng nọc rán giòn. Nó nhanh nhảu trả lời: “Vâng, vâng. Mà một triệu năm chứ một triệu năm trăm ngàn năm cũng được. Thế nhé, tôi đang vội, phải đi luôn đây.” Rồi nó biến mất hút dưới hồ nước.
Nó bơi thẳng ra tận cửa sông, tới chỗ hẹn với ê và kể chi tiết tình hình tại Eden. Nhưng, phần vì đầu óc hay quên, phần vì trong thâm tâm cũng cảm thấy mình đã mắc lỗi, nên nó không kể chi tiết trong lúc vội vã đã thay từ “ăn” bằng cụm từ biểu cảm mạnh mẽ hơn “chén căng rốn”. Rắn hài lòng lắm, trả công cho Lươn như đã thỏa thuận: một chảo nòng nọc vừa rán giòn, còn nóng hôi hổi. Lươn bò vào chảo, thực hiện đúng công việc chén căng rốn, tới độ cuối cùng mình nó phồng lên to như con Trăn, vốn nổi danh không kém bở tính háu ăn, hơn con Rắn gầy còm. Lươn nói: “Cảm ơn anh, đúng là đã chén thì phải chén thế này mới đã! Giờ em xuống đáy sông nghỉ ngơi trong cái hang của em đây. Anh giữ sức khỏe nhé!”
Rắn chẳng phải đợi lâu để đi đòi khoản tiền công xứng đáng: chỉ một triệu năm chứ mấy. Sốt ruột đợi tới giây cuối cùng của phút cuối cùng của giờ cuối cùng của ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm cuối cùng, nó nhanh nhảu bò tới Eden, vừa bò vừa nuốt nước miếng sung sướng tưởng tượng vị sung trong miệng. Sung với chả sướng! Một cảnh tượng hoang tàn đập vào mắt nó ngay khi vừa tới ngưỡng của Eden: nơi trước đây là những vườn no trĩu trịt nho trắng nho đen, giờ chỉ thấy những thân cây vặn vẹo, trơ trụi; nơi trước đây là những vườn hoa trĩu trịt, giờ chỉ còn toàn lá với rễ, chẳng thấy bóng quả nào. Những cánh đồng lúa mì từng vàng ươm và đung đưa múa lượn trước gió tựa khuôn mặt với bộ râu dài, giờ lởm chởm chỉ thấy toàn rễ với cọng. Cũng chẳng thấy dưa hấu, dưa vàng, dưa chuột… đâu nữa. Cả những vườn xà lách, rau diếp, răm, mùi… những khóm hành, khóm tỏi cũng mất hút. Thậm chí những loại củ dưới đất như khoai tây, cà rốt, củ cải, củ dền… cũng chẳng còn! Tất cả đều biến mất, bị đào xới tan hoang! Rắn hiểu ngay có điều gì đó nghiêm trọng đã xảy ra; nó quyết định từ bỏ đống sung, toan chuồn cho nhanh. Nhưng không kịp. Từ trong nhà kính chứ đầy các cây xương rồng (có vẻ như chúng là những loài cây duy nhất không bị động đến), Giê-hô-va đột ngột nhảy ra. Lần này thì bác đeo kính, và tay phải nắm chặt một cái gậy to tướng: “Á à, mày đấy hả! Mày còn dám vác mặt đến đây hả! Để nhận lấy phần thưởng cho sự phản bội của mày phải không!”
“Nhưng tôi…”
“Mày đã bảo sẽ dụ họ ăn một quả táo, một quả táo thôi, để ta có cớ đuổi họ đi. Thế mà mayyf khiến họ ăn sạch cả một khu vườn! Mày đi tìm sung hả, thế thì tới mà hỏi họ đi! Họ đã chén sạch sành sanh rồi! phải, chén căng rốn! Eva, vốn là kẻ ngây ngô hơn, đã bảo: ‘Lươn thủ thỉ với tôi: đằng ấy đã bao giờ thử chén căng rốn chưa?’ Và thế là ta hiểu ra thậm chí ngươi còn không đích thân tới, ngươi đã hèn hạ lợi dụng bệnh cận thị của ta, ngươi đã đẩy thằng Lươn ngố đến thế chỗ!”
“Nhưng tôi…”
“Đồ xảo trá, gian dối, lừa lọc! Thay vì đuổi Adam và Eva, giờ ta đuổi ngươi, tên xảo trá, gian dối, lừa lọc kia, đuổi ngươi ra khỏi Eden! Trước đây nó đúng là khu vườn địa đàng, giờ chỉ như một bãi rác. Cút đi! Cút ngay!” Vừa nói, Giê-hô-va vừa giáng gậy túi bụi xuống Rắn. Rắn bị đánh tả tơi, máu chảy be bét, thân mình giập nát, may lắm mới thoát khỏi cơn giận khủng khiếp đó. Cũng còn phước cho nó là trong lúc vung gậy giận dữ, Giê-hô-va làm rơi kính, nếu không nó đã chết chắc. Rắn lợi dụng lúc Giê-hô-va cúi xuống tìm kính mà phóng về phía cổng vườn và kể từ đó không ai nhìn thấy nó nữa. Người ta nói nó đã chui lủi xuống lòng đất, ở lì trong hang sâu mà gặm nhấm cơn tức giận không tài nào nguôi ngoai sau trận đòn; thật là khổ sở hết mức.
Về phần Giê-hô-va, ngay ngày hôm đó, bác chất toàn bộ đồ nghề, gia sản lên một chiếc xe thồ so hai con bò kéo, và suốt buổi lầm bẩm trong miệng: “Hoặc ta, hoặc họ. Hoặc ta, hoặc họ”, hẳn là ám chỉ Adam và Eva. Cứ thế, vừa nhắc đi nhắc lại câu nói này, bác vừa đánh xe ra khỏi vườn Eden. Người ta kể rằng toàn bộ lời chào gửi tới hai vị khách là một câu nói rất khó hiểu, nhưng hẳn là mang nghĩa coi thường: “Vĩnh biệt các người! Adam, thế giới bắt đầu.” Nghe thế, Eva gắt hỏi: “Bác bị sao vậy?” “Khỏi bận tâm. Cứ đi đi, Eva.” Vừa ra khỏi Eden , Giê-hô-va gặp hai đứa con của cặp đôi háu ăn kia: Cain và Abel đang ở giữa một cánh đồng choảng nhau chí chết. Giê-hô-va nhìn chúng hồi lâu, lắc đầu buồn bã, vung roi quất lên lưng bò mà đi tiếp.
Giê-hô-va đi đâu sau khi đã đuổi Rắn ra khỏi Eden? Chẳng ai biết rõ. Một vài người nói bác đã đổi tên, từ giờ lấy tên là Thượng-Đế và với cái tên này, Thượng-Đế sẽ tạo ra một khu vườn còn to đẹp gấp vạn lần khu vườn cũ. Một số người khác lại nó bác quết định trở lại Eden, theo lời mời gọi của hai vị khách trước kia giờ đã hối cải, họ làm lành với nhau, và bác sống tại một căn lều không xa khu nhà kính có các bụi xương rồng là mấy. Nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán, bởi không ai trông thấy bác nữa. Giống như loài Phượng Hoàng, người ta cũng có thể nói về bác như thế này:

[/font
“Tồn tại thì ai cũng bảo tồn tại,
Nhưng nào ai hay biết ở nơi đâu.”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-9-2016 11:31:39 | Xem tất
Cá-Mú và Lợn-Lòi: một tình yêu giả dối


Khoảng một chục tỷ năm trước, có một chú Lợn-Lòi đem lòng yêu mến một cô Cá-Mú. Cần phải biết là vào thuở ấy, những mối tính như thế chẳng có gì lạ. Tất cả các loài vật sống trong hòa bình và yêu thương lẫn nhau, nên cũng xảy ra những chuyện chẳng hạn như chú Voi, vốn nổi tiếng khổng lồ, vẫn tán tỉnh cô Bọ-Chét, cũng nổi tiếng không kém vì nhỏ bé. Tóm lại, tình yêu ngự trị mọi nơi, chẳng biết thế nào là ghen ghét, thù hằn hay đố kỵ. Thế nhưng không vì thế mà tình yêu không vấp phải các rào cản: ví như đã có biển và đất liền, nên loài nào dưới biển thì cứ ở nguyên đó, loài nào trên cạn thì cũng đừng tìm cách đi đâu. Câu hát “Biển một bên và em một bên” chứng minh cho sự ngăn cách này. Vậy mà Lợn-Lòi và Cá-Mú lại muốn phá vỡ quy luật chia cách vùng miền vốn được cha ông ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”là sai bét. Câu chuyện có thật dưới đây cho thấy hậu quả của việc không tuân theo lời răn dạy này.
Cá-Mú vốn sống trong làn nước xanh ở một vịnh yên bình; còn Lợn-Lòi sống trong một cái hang sâu tận cuối khu rừng thẳm. Điểm chung là cả hai đều thích đi dạo. Cá-Mú ở dưới nước thì bơi dọc bờ biển, Lợn-Lòi trên cạn cũng đi bộ dọc bờ biển. Họ gặp nhau là đương nhiên là bắt đầu trò chuyện hỏi han: “Em là Cá-Mú đúng không?” “Còn anh là Lợn-Lòi?” “Ai nói cho em biết tên anh thế?” “Cá-Tuyết, con bé ấy suốt ngày cà kê nhúng mũi vào chuyện người khác. Thế ai nói cho anh tên của em?” “Rái-Cá, gã đó là chúa ba hoa.” “Hôm nay trời đẹp anh nhỉ?” “Cơ mà có vẻ như sắp mưa đấy.” “Mình đi dạo đi anh?” “Hay quá, thế thì còn gì bằng!”; vân vân và vân vân, cứ thế mãi.
Kể một cách ngắn gọn thì họ cùng nhau đi dạo lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, lần thứ ba, và cuối cùng đem lòng yêu nhau. Cá-Mú rất thích lớp áo lông đen dày bóng mượt của Lợn-Lòi; còn Lợn-Lòi thì chết mê chết mệt cặp mắt trong lờ đờ của Cá-Mú. Thế biển ngăn cách thì sao? Ừ thì đúng là có biển thật đấy, thuở đó còn có câu tục ngữ: “Đầu đội trời, chân đạp nước” mà.
Từ lúc đem lòng yêu nhau, cứ mỗi khi Lợn-Lòi ra bãi biển là Cá-Mú ngóc cái đều hồng hồng to tướng của nó lên mà liếc nhìn âu yếm, còn Lợn-Lòi, để làm dáng với Cá-Mú, bước đi thật hùng dũng, lại chúi cái đầu to tướng xuống chống lại một kẻ thù tưởng tượng nào đó. Rồi họ trò chuyện, khen ngợi nhau, ví như: “Vây của em mới đẹp làm sao!” “Sao bằng đôi nanh của anh được!” Tóm lại họ yêu thương nhau lắm. Tiếc là giữa họ còn có biển cả ngăn cách, nên từ thưở ấy mới có bài ca dao:


“Ngó lên trên rừng, non cao rú rậm
Ngó xuống dưới biền, sóng dội ba đào,
Thiếp với chàng tình nghĩa kim giao,
Dù trăm năm nương náu cũng đợi,
Dù xế bóng trăng cao cũng chờ.”

Cuối cùng, kẻ đầu tiên chán cảnh chia cắt đó là Cá-Mú. Dưới biển sau, Cá-Mú có hẳn một ngôi nhà xinh xắn ba phòng với khu phụ, được tạc trong một con hàu khổng lồ, và cô muốn Lợn-Lòi xuống đó sống cùng mình: “Sao anh không tới nhà em, chỉ ba ngàn cây số dưới biển sâu thôi. Nhà em xinh xắn lắm anh à.” Lợn-Lòi không biết bơi, nhưng lại ngượng không dám nói ra, nên đáp: “Hôm nay lại đúng ngày chân phải của anh lên cơn đau khớp, , nước ẩm thấp không có lợi. Hay là em lên bờ, tới nghỉ ở nhà anh, trong một cái hang to đẹp có đủ tiện nghi, chỉ cách đây hai mươi ngàn cây số?” Cá-Mú, cũng như tất cả các loài các khác, vốn không có chân, nhưng lại xấu hổ không dám thừa nhận nên chối quanh: “Ui da, ngón út chân phải của em đang sưng tấy lên, hôm nay em chẳng có sức mà đi bộ xa thế.” Tóm lại, cả hai đều nói dối lẫn nau, và cuộc tình của họ vẫn giẫm chân tại chỗ.
Mọi việc cứ thế tiếp diễn trong khoảng hai triệu năm. Thế rồi cả Cá-Mú và Lợn-Lòi, không ai nói với ai, đều đi tìm sự giúp đỡ của gia đình họ Đi, vốn là những kẻ nhởn nhơ thảnh thơi suống ngày bởi chẳng có việc gì làm, nên có thể để tâm tới những việc thế này. Ông bố tên là Đi-Ăn, bà mẹ là Đi-Uống, hai đứa con là Đi-Săn và Đi-Bắt. Hình như ông bà tên là Đi-Ngủ và Đi-Chơi thì phải, cũng chẳng rõ nữa. Đó là một gia đình nổi tiếng hâm hấp: rõ ràng có bốn chân nhưng những động vật khác, thế mà lại chỉ đi bằng hai chân, còn hai chân kia lủng lẳng chẳng biết làm gì.
Cá-Mú tìm gặp Đi-Săn mà rằng: “Tôi yêu Lợn-Lòi lắm, thế mà chàng lại chẳng muốn lặn xuống đáy biển sâu. Cậu có cách nào bắt chàng xuống đáy biển sống cùng tôi không?” Còn Lợn-Lòi tới chỗ Đi-Bắt mà than: “Ta chết mê chết mệt Cá-Mú mất rồi, mà nàng lại nỡ lòng nào không muốn làm vợ ta. Chú xem có bắt cóc nàng mang tới hang của ta được không?” Đi-Săn và Đi-Bắt nói sẽ suy nghĩ điều này, nhưng chỉ mỗi chuyện đó thôi mà chúng cũng phải mất cả tỷ năm mới thông, bởi chúng vốn là hai kẻ đại ngốc. Dù gì thì cuối cùng chúng cũng chế tạo được hai đồ nghề rất có ích: một là bẫy và hai là lưới.
Đi-Săn giấu bẫy trong một bụi rậm mà ngày nào Lợn-Lòi cũng đi qua để ra bờ biển; trong khi đó Đi-Bắt lại quăng lưới đúng ở cái vịnh nơi Cá-Mú thường nhoi lên khỏi mặt nước. Thế là Lợn-Lòi sập bẫy và cứ ở đó giậm chân không thoát ra nổi, còn Cá-Mú thì mắc lưới và bị kéo lê trên bãi cát, dù giãy giụa khỏe mấy cũng chẳng ăn thua. Cuối cùng, hai kẻ tình nhân dối trá buộc phải nhìn vào sự thật: Cá-Mú thừa nhận mình không có chân, còn Lợn-Lòi ụt ịt nói mình không biết bơi. Đó quả là một cảnh tượng não nùng. Cá-Mú nói với Lợn-Lòi: “Đồ dối trá! Đừng có chường cái mặt lợn ra trước tôi nữa.” Lợn-Lòi đáp lại: “Đồ giả dối! tôi không muốn thấy cá với cahr mú gì hết nữa!” Đến đây thì Cá-Mú nhảy tùm xuống biển, còn Lợn-Lòi lao vào rừng sâu. Cuộc tính ấy thế là tan thành mây khói.
Hẳn là các bạn sẽ hỏi: thế cái bẫy và cái lưỡi thì sao? Hai anh em Đi-Săn, Đi-Bắt chẳng biết phải làm gì với chúng, bởi Cá-Mú và Lợn-Lòi hẳn không cần tới nữa, nên họ vứt chúng lên trần nhà và quên luôn. Năm này qua năm khác, dù khá ngu ngốc (như tôi đã nói), nhưng cuối cùng họ cũng nghĩ tới việc sử dụng hai sáng chế của mình để làm cái việc mà ngày nay ta gọi là săn bắt.
Vài triệu năm trôi qua, một buổi sáng nọ, Cá-Mú và Lợn-Lòi thấy mình nằm cạnh nhau, trên bàn của gia đình ĐI: Cá-Mú trên một chiếc đĩa dài thoai thoải, bị hấp chín, miệng ngậm một lát chanh, bao quanh là hành lá, dưa chua. Lợn-Lòi trong một chiếc âu lớn tròn trịa, quay ngũ vị chín đỏ, bao quanh là khoai tây, đậu bắp và đủ các loại rau thơm. Bấy giờ Lợn-Lòi mới thì thầm vào tai Cá-Mú: “Thà nói lời từ biệt ngay. Còn hơn để bị quay!”; Cá-Mú trả lời: “Thà âm thầm yêu thương còn hơn phô trương mà nhanh vỡ”. Thế là từ thuở ấy mới có câu nói: “Đã cá mú lại đòi đú với lợn lòi”. Tại sao lại chọn từ đú”? hỏi với chả han! Ấy là bởi nếu không thì làm sao mà hiệp vần với mú được!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-9-2016 11:33:15 | Xem tất
Vì sao Tắc-Kè-Hoa lại xanh, đỏ, tím, vàng…


Ngày xửa ngày xưa, có có cô Tắc-Kè-Hoa đem lòng yêu chú Nhím. Nhưng tình yêu thì phải đến từ cả hai phía. Tắc-Kè-Hoa kết Nhím lắm rồi, nhưng Nhím lại chẳng màng gì tới cô cả. Tắc-Kè-Hoa đáng thương vừa trông thấy Nhím gặm mầm cây thẩn thơ đi dạo trên cánh đồng là vội lao tới. Nhưng chao ôi! Tới rồi thì chỉ thấy giữa một bụi cây dại đầy gai có một quả bóng cũng toàn gai tua tủa. Tắc-Kè-Hoa ngó nghiêng nhìn vào trong quả bóng gai đó mà sụt sịt: “Anh Nhím, anh Nhím đẹp trai của em ơi! Mở lòng ra đi anh, nói gì với em đi. Em xin anh đấy, hãy mở lòng ra với em!” Mất công vô ích. Nhím vốn sợ chuyện hôn nhân, nên cứ giữ im lặng trong tư thế bóng tròn trứ danh. Tắc-Kè-Hoa buộc phải bỏ đi mà lòng chua xót: “Lắm gai mà chẳng có gan!”
Quyết tâm cưa đổ Nhím bằng đươc mới thôi, Tắc-Kè-Hoa tìm tới một mụ phù thủy già sống ở cuối rừng thẳm, tít sâu trong một cái hang. Phù thủy già vốn hung hăng và kiệm lời, nghe kể chưa dứt sự tình đã trả lời ngay bằng giọng khàn khàn: “Yêu, không yêu.”
Tắc-Kè-Hoa hỏi: “Thế nghĩa là sao?”
Phù thủy đáp: “Yêu, không yêu/ Hoa phải giựt cánh/ Nhím phải giựt gai.”
Nói đơn giản thì lời khuyên của mụ phù thủy là thế này: tiến lại gần Nhím lúc nó đang xù lông cuộn mình thành quả bóng tròn, rồi nhổ từng cái gai của nó đi, như người ta bói hoa: vừa bứt cánh vừa nói “yêu, không yêu, yêu, không yêu”. Khi nhắc đi nhắc lại điệp khúc đó, những cái gai của Nhím sẽ dễ dàng bị nhổ, tựa như cánh hoa vậy. Lúc ấy, Nhím sẽ không tài nào làm quả bóng được nữa. Phù thủy nói thêm: “Nhưng hãy cẩn thận! Ví sau đó Nhím sẽ không còn gai!” Tắc-Kè-Hoa nhún vai: “Quan trọng gì! Tôi yêu anh ấy đâu phải bởi những cái gai!”
Nói là làm. Thoáng thấy Nhím tiến tới bụi cây, Tắc-Kè-Hoa vội tiến sát lại; Nhím cuộn tròn mình; Tắc-Kè-Hoa vừa nhổ từng cái gai vừa nhắc đi nhắc lại: “Yêu, không yêu.” Quả là những lời này khiến đám gai bị nhổ dễ dàng.
Khi cái gai cuối cùng bị bứt, Nhím hoàn toàn trần trụi, dù vẫn cuộn mình tròn vo như trước. Thấy lớp lông mềm mại phớt hồng, Tắc-Kè-Hoa thốt lên: “Nhưng giờ không phải là anh ấy, đâu còn là anh ấy! Mụ phù thủy ơi, sao mụ không nói trước cho tôi biết! Rằng tôi yêu anh ấy vì anh ấy có gai, giờ anh ấy không còn là chàng trai của ngày xưa! Tôi chẳng còn yêu anh ấy nữa!”
Mụ phù thủy nghiêm khắc trả lời: “Nhổ trụi thùi lụi như thế thì trần như nhộng là phải rồi. Có vậy mà cũng không biết hay sao? Giờ hãy ôm lấy con nhộng của mình đi và để ta yên.”
Tắc-Kè-Hoa vẫn lải nhải: “Ôi khốn khổ thân tôi! Giờ tôi mới hiểu mình yêu là bởi những cái gai thì đã quá muộn mất rồi!”
Phù thủy nói: “Tóm lại có muốn cưới con Nhím trụi gai của ngươi không thì bảo?”
“Không! Không là không!”
Phù thủy điên tiết hét lên: “Ái chà! Thế thì ta sẽ cho ngươi một bài học. Từ giờ trở đi, hễ ngươi chạm vào đâu là toàn thân nhuốm màu vật đó, để cho tất cả biết ngươi là kẻ nông can, thay đổi như chong chóng, không có khả năng yêu thương ai thực sự vì dễ thay lòng đổi dại, vớ ai yêu nấy.”
Nói là làm, mụ lấy đà đá tung Tắc-Kè-Hoa lên không trung. Bấy giờ trời vừa đổ mưa và cầu vồng bắc ngang bầu trời huy hoàng lộng lẫy, Tắc-Kè-Hoa tít lên cao, đến tận cầu vồng và dần đổi màu, đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, vân vân và vân vân. Rồi nó rớt xuống một cành hoa mimosa và chuyển sang màu xanh có các chấm bi vàng; từ cành mimosa nó lại rớt xuống bụi hoa hồng và chuyển sang màu đỏ rực; từ bụi hoa hồng nó rơi tõm xuống luống hoa păng xê, thế là nó nhuốm màu tím biếc với những vân hoa trắng vàng đẹp diệu kỳ.
Kể từ đó, đố ai tìm ra được Tắc-Kè-Hoa! Vì biến màu theo vật mà nó chạm vào, nên nó hầu như không thể nhận thấy. Ví như đúng lúc này đây, nó đậu ngay trên đầu bạn và có màu như màu tóc bạn, nhưng bạn sẽ chẳng biết đâu vì không thể nhìn thấy nó được. À, mà tóc bạn có màu gì vậy? Đen nhánh? Nâu hạt dẻ? Nâu vàng hay ánh đỏ?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-9-2016 11:38:29 | Xem tất
Liệu thần hồn khi Thượng-Đế tỉnh giấc


Ngày xửa ngày xưa, khi chưa có sinh vật sống nào tồn tại, tức là còn trước cả thời hồng hoang, mọi thứ trên trái đất đều không ra đâu vào đâu cả. Có một vị thần được gọi là Thượng-Đế (quả là một cái tên kỳ cục, chẳng rõ nghĩa là gì, hẳn vị này tới từ một vùng đất khác, không biết ở đâu), chuyên gia nhào nặn các quả cầu. Thượng-Đế tạo ra trái đất của chúng ta trong vòng bảy ngày, và dù không phải thợ mới vào nghề (Thượng-Đế đã tạo ra ba tỷ hành tình trước đó, thậm cí có người còn nói là năm tỷ), ấy thế mà trái đất lại chẳng đâu ra đâu, lộn tùng phèo hết thảy.
Trước hết là có rất ít đất liền, ngoài vài hòn đảo nhỏ rải rác thì chỉ toàn biển là biển. Vì vậy, động vật trên cạn phải nằm chồng chất lên nhau, chen lấn chẳng khác gì xe buýt vào giờ cao điểm. Sau nữa là trên những đảo nhỏ này, trời đổ mưa liên miên, không mưa thì tuyết, không tuyết thì thời tiết sầm sì rõ chán. Thêm vào đó, đất liền hơi tí lại run rẩy, rung lắc bởi những cơn động đất và biển lúc nào cũng nổi dông bão với những con sóng cao bằng cả tòa nhà. Ấy là còn chưa nói tới bầu trời: mây mù, sấm chớp liên hồi, chẳng ngày nào trời quang mấy tanh, nắng ráo thanh bình. Thế nên người ta mới có câu hát:


“ Nơi ta đến là biển xa, nơi ta tới ngoài đảo xa,
Từ hòn đất bay ra giữa đại dương sâu thẳm không bến bờ,
Đây cuồng phong, kia cuồng phong,
Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua vượt qua.”


Nhưng sai lầm lớn nhất mà Thượng-Đế mắc phải là với các loài vật, không hiểu do thiếu ý tưởng rõ ràng, hay vì có quá nhiều việc phải làm. Dù đất liền chỉ gồm các hòn đảo bé tí tẹo teo, nhưng Thượng-Đế vẫn tạo ra các loài vật con nào con nấy to khủng khiếp. Ví như con Chấy mà ngày nay ai cũng biết là bé xíu, đến mức dù có hai chục chú rúc vào tóc cũng không nhìn thấy được, thuở đó lại bự tổ chảng, bự tới nỗi một hôm mưa to gió lớn, không ít con vật lầm tưởng nó là một hòn đảo mà rúc vào để tránh bão, cho tới khi nó phát chán và kêu lên: “Ta không phải đảo! Ta là Chấy! Các ngươi biến đi mau cho ta nghỉ!”
Chấy mà còn to thế thì các bạn thử tượng tượng Voi, Cá-Voi, Cá-Sấu, Trăn và những con vật ngày nay nổi tiếng về kích cỡ còn vĩ đại đến đâu. Nhưng sự phiền toái vì kích cỡ khủng chưa là gì so với sự phiền toái mà con vật nào cũng gặp phải, đó là bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể, mà lại còn là bộ phận quang trọng nhất nữa chứ: Lạc-Đà không có bướu, Voi không có vòi, Hươu-Cao-Cổ không có cổ, Hạc có đôi chân như chim Sáo, Lừa không có tai, Cáo không có đuôi, còn Tê-Giác thì không có sừng.
Bởi thế mà tất cả các loài vật đều bô cùng bất mãn, nếu không phải do kính sợ giọng nói ồm ồm, bàn tay to tướng và cặp mắt nghiêm khác của Thượng-Đế khiến ai ai cũng cụp đuôi khiếp sợ (trừ những kẻ vì vội vàng Thượng-Đế quên không ban cho cái đuôi), thì không thể hình dung nổi chúng đã gây náo loại đến thế nào. Chúng còn chế ra đủ bài vè để trả đũa. Ví như thế này( nghe nói bài này do một chú Ngựa nghĩ ra):


“Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đấy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ…”


Cứ thế bài vè kéo dài mãi:


“Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Ngắn như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng…”


Lắm kẻ bạo gan còn nghĩ ra đủ các bài thơ trào phúng:


“Ta lên ta hỏi ông trời:
Trời sinh ta ở trên đời biết chi?”


Hay là:


“Ta lên ta hỏi ông trăng
Họa là ông có biết chăng sự đời
Ông cao ông ở trên trời
Mà ông soi khắp nước người nước ta
Năm châu cũng một ông mà
Kể riêng thì lại mỗi nhà mỗi ông.”


Giờ hẳn các bạn muốn biết Thượng-Đế có nhận ra mình đã làm ăn hơi bát nháo không. Có thể nói là có và không. Chính xác ra thì trong thâm tâm Thượng-Đế cũng biết đấy, cơ mà vốn tính kiêu hãnh, nên không muốn nhận sai. Mà Thượng-Đế lại có quá nhiều việc phải làm. Chẳng phải mỗi giây thì cũng cứ vài tiếng đồng hồ Thần lại tạo ra một hành tinh mới. Đầu óc đâu mà để tâm tới cái vòi Voi hay cái bướu Lạc-Đà kia chứ! Dù gì thì bài thơ trào phúng bắc thang lên hỏi ông trời cũng khiến Thượng-Đế tức điên lên được. Thượng-Đế đang nhào nặn các hành tinh, cụ thể là Sao Thổ, Thần muốn tạo một quả cầu với rất nhiều nhẫn bao quanh. Quả cầu xoay theo một chiều, những chiếc nhẫn xoay theo chiều khác, giống như con quay. Thần đã tính sẽ cho thêm cả nhạc vào. Làm xong chiếc nhẫn đầu tiên thì bài trào phúng vẳng đến tai, Thần tức lắm, vớ lấy Sao Thổ quang lên trời. Tới giờ nó vẫn ở đó thui thủi với mỗi một chiếc nhẫn, và chẳng có âm nhạc bầu bạn. Rồi Thần cúi xuống hạ giới hét: “Thôi ngay mấy cái bài chế kia đi. Giờ ta sẽ lo tới phần các ngươi, nhưng phải bình tĩnh, cần nhất là phải bình tĩnh! Ta đã tạo ra thế giới trong bảy ngày, ừ thì có vẻ ta đã sai, giờ ta sẽ sửa lỗi. Nhưng ta báo trước là lâu đó, bởi các ngươi đông quá là đông mà ta thì không muốn vội vã thêm lần nào nữa. Sẽ mất khoảng một tỷ năm trăm triệu năm, hẳn thế! Vậy các ngươi đã hài lòng chưa?”
Các loài vật đều đồng tình và xếp thành một hàng dài bất tận, vòng quanh trái đất, từ bán cầu này tới bán cầu kia. Thượng-Đế ngồi ở xích đạo nóng nực, lần lượt tiếp từng con vật, hỏi han, suy tính từng trường hợp một. Thần có một cái bảng to ở bên cạnh, với phấn và giẻ lau, để vẽ con vật như mong muốn của nó, rồi xóa chỗ này, tẩy chỗ kia, thảo luận thêm bớt… Tóm lại, Thần cứ điềm đạm xem xét từng loài. Ấy là bởi lần này Thần không muốn mắc bất cứ lỗi nào nữa.
Hậu quả là mọi việc tiến triển chậm chạp lắm. Động vật thì có vô số loài. Các bạn thử tính mà xem, chỉ riêng việc quyết định con Voi sẽ có vòi dài, tai to và mắt nhỏ xíu cũng mất đứt ba trăm năm. May là Thần gạt phăng yêu cầu về màu da của Voi, nếu không chắc phải mất thêm hai, ba trăm năm nữa. Voi ao ước có màu da độc đáo một chút, như màu đỏ điểm hoa xanh chẳng hạn. Nhưng sau khi suy tính thử nghiệm, Thượng-Đế dứt khoát nói: “Ngươi sẽ có màu xám, không hoa hoét gì cả. Chấm hết. Ai quyết định ở đây? Ta hay ngươi?”
Nhưng rốt cuộc, tất cả đều đạt được hầu hết những điều chúng muốn. Hươu-Cao-Cổ có cái cổ dài tít tắp, Lừa có đôi tai to, Cáo có đuôi to, Rùa có mai, Trâu có sừng, Lạc-Đà có bướu, Hổ có da sọc vằn, Chuột-Túi có cái túi ở bụng để đi chợ dễ dàng, vân vân và vân vân. Một số con vật dám lớn tiếng đưa ra những yêu cầu ngông cuồng, như da đỏ điểm hoa xanh, liền bị Thượng-Đế quát tướng lên: “Ai quyết định ở đây? Ta hay ngươi?” Thế là tất cả im thít.
Thượng-Đế giảm kích cỡ của tất cả các loài vật: những loài trước đây to vật vã giờ có kích cỡ bậc trung, những loài bậc trung giờ trở nên nhỏ bé. Việc giảm hẳn kích thước khổng lồ của Chấy quả là một ý tưởng tuyệt vời. Sau khi ngẫm nghĩ. Thượng-Đế đột nhiên tóm lấy Chấy bằng cả hai tay mà quẳng mạnh xuống đất khiến nó bắn tung thành hàng ngàn mảnh nhỏ. Mỗi mảnh vụn này là một con chấy như ngày nay ta thấy. Ai từng có chấy trên đầu hẳn biết chúng bé thế nào rồi đấy.
Một tỷ năm trăm triệu năm đã trôi qua, đúng như dự đoán của Thượng-Đế. Quanh Thần không còn động vật nào nữa: chúng sung sướng phấn khởi, kẻ trở lại rừng sâu, kẻ xuống biển, kẻ lên núi, kẻ tới đồng bằng. Thượng-Đế mệt chết đi được, Thần vươn vai ngáp: “Coi như xong! Giờ ta phải đánh một giấc mới được. Trong vòng ít nhất một triệu năm nữa, không có kẻ nào được quấy rầy ta.”
Thế nhưng đúng lúc đó, một con Khỉ mò tới. Đó là một loài vật kỳ cục, suốt ngày nhảy nhót từ cành này sang cành kia. Nó xếp hàng cùng những con thú khác chỉ vì thích bắt chước mà thôi. Khỉ hét tướng lên: “Thế còn con? Thần không thay đổi gì à? Thần tin chắc là trong số tất cả các loài, duy nhất với con là Thần không mắc sai lầm sao?”
Như đã nói, Thượng-Đế mệt lắm rồi. Thần gãi đầu bảo: “Với ta thì ngươi như thế là ổn. Nhưng ta vốn công tâm. Hãy nói xem ngươi muốn gì, ta sẽ cân nhắc chiều ý ngươi.”
Khỉ trả lời: “Con chẳng biết mình muốn gì nữa. Con có cảm giác bồn chồn, không yên, không thỏa mãn. Nhưng con chẳng biết mình muốn gì.”
Thượng-Đế nói: “Bồn chồn? Không yên, không thỏa mãn ư? Thế là sao? Ngươi ám chỉ gì? Hãy hỏi xin điều gì đó rõ ràng như tất cả các loài khác! Muốn có đuôi dài hơn? Có sừng? Có đôi tai to hơn? Nếu muốn thay đổi điều gì thì cứ nói! Nhưng đừng có mà nhắc tới bồn chồn, bởi như thế nghĩa là ngươi chẳng biết mình muốn gì.”
Khỉ đáp: “Nhưng đúng thế đấy ạ. Con thấy bồn chần làm sao ấy, nhưng chẳng rõ mình muốn gì. À, thực ra con muốn một thứ.”
“Nói thử ta nghe coi.”
Khỉ trình bày: “Vâng, là con muốn được đổi tên. Con chẳng thích tên là Khỉ.”
“Thế ngươi muốn được gọi là gì?”
“Con muốn được gọi là Người.”
“Người? Tên với chả tuổi! sao lại đổi tên?”
“Vì con tin chắc nếu thay tên, bản thân con cũng sẽ đổi khác. Con bồn chồn bởi linh tính mách bảo con rằng với tên mới, con sẽ tiến hóa hơn, khá hơn, thông minh hơn, tốt hơn, giỏi hơn.”
Thượng-Đế buồn ngủ chết đi được, liền đáp: “Thôi được. Theo ý ngươi: từ giờ trở đi không gọi ngươi là Khỉ nữa, mà là… ngươi nói muốn tên là gì ấy nhỉ?” “Người.” “Ừ, Người. Cứ tiến hóa theo ý muốn. Ta thấy tiến hóa chẳng có gì là xấu. Giờ ta phải đi ngủ đây. Khi nào ta tỉnh thì gặp lại nhau. Khoảng năm trăm triệu năm nữa nhé. Tạm biệt, chúc ngươi mau tiến hóa.”
Thế là Thượng-Đế đi ngủ, để mặc Khỉ muốn làm gì thì làm. Khỉ, dù vẫn còn bồn chồn, không yên, không thỏa mãn, tự gọi mình là Người. Dưới cái tên mới, nó gây đủ trò. Một trong số đó là đang tâm phá hủy quả cầu mà Thượng-Đế tạo ra trong bảy ngày, và nếu cứ theo cái đà này thì kiểu gì nó cũng biến thế giới thành đống đổ nát. Các bạn biết đó, loài khỉ vốn tinh nghịch, không ở yên một chỗ bao giờ, chúng gây náo loạn, đập phá, hủy hoại tất cả.
Trong lúc đó Thượng-Đế vẫn ngủ yên. Giá thức giấc, hẳn Thàn đã ngăn loài vật đó, tránh được tai họa. Nhưng biết làm sao đây,Thần phải ngủ đủ năm trăm triệu năm cái đã. Bao giờ tỉnh giấc, nhìn xuống hạ giới, thấy nó bây giờ chỉ còn là một đống hoang tàn, hẳn Thần sẽ ôm đầu hét lên: “Khủng khiếp quá! Sao lại ra nông nỗi này?”
Lúc đó chắc Khỉ, hay chính xác hơn Người, sẽ xấu hổ, buồn rầu mà đáp: “Con cũng không rõ nữa. Con thấy bồn chôn, không yên, thì tìm cách thay đổi thế giới cho tốt đẹp hơn, nhưng cứ có điều gì đó không ổn.”
Thượng-Đế sẽ chẳng hơi đâu đi tán gẫu. Thần sẽ túm lấy trái đất, đá và ném mạnh nó ra xa. Rồi Thần sẽ nói: “Ta sẽ nặn lại thế giới giống như trước, chỉ khác là không có loài khỉ. Đó sẽ là thế giới đẹp nhất trong số tất cả các thế giới ta đã tạo ra. Lần này, động vật có thể phô đủ mọi tính ngông cuồng, kể cả đa đỏ điểm hoa xanh! Nhưng tên thì không được đổi. Nhất định không! Đã một lần Voi, sẽ mãi là Voi!”

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-9-2016 11:39:45 | Xem tất
Kỳ-Lân và Tê-Giác


Ngày xửa ngày xưa, trái đất chỉ là một đồng bằng bất tận. Cư dân duy nhất trên đồng bằng đó là loài rùa. Có thể thấy những chú rùa bò lổn nhổn, hoặc đứng im, túm năm tụm ba, hoặc lầm lũi một mình, chúng tụ tập thành nhóm hay con nào làm việc nấy, nhưng dù thế nào cũng chỉ nhìn thấy toàn rùa là rùa mà thôi. Đóquả là một thế giới buồn tẻ, phần bởi nó quá đơn điệu và đồng nhất, phần bở cư dân duy nhất là rùa, vốn nổi tiếng kém hoạt bát. Tính khí chúng thì thế nào ư? Trước hết là cẩn trọng. Quả vậy, mỗi khi thoáng thấy điều gì đáng ngờ, rùa không buồn xem xét cho kỹ càng đâu, mà ngay lập tức rụt đầu vào mai và cứ thế đợi cho tới khi chắc chắn rằng vật đó im lìm bất động, hoàn toàn vô hại mới ló mặt ra. Tóm lại, loài rùa không bao giờ cố gắng hiểu điều gì. Chúng thụt vào chính cái vỏ bọc của mình, ương ngạnh và đần độn chờ tới khi tất cả kết thúc.
Vào một trong những thế kỷ đó người ta nói thế, thay vì một hôm, bởi thuở xa xưa, một thế kỷ tưởng như chỉ là một ngày), có một con Tê-Giác bước vào thế giới loài rùa. Con vật này chẳng phải ai khác, chính là loài mà ngày nay được biết đến với cái tên kỳ lân – một loài ngựa duyên dáng, dẻo dai, tràn đầy sức sống, với cái sừng thuôn nhọn thanh thoát mọc lên giữa trán, trắng đẹp như tuyết. Có thể coi Tê-Giác là một thứ nguyên mẫu: Thượng-Đế đã phát ngán với thế giới chỉ toàn rùa là rùa, nên chỉ muốn có gì đó mới mẻ khác lạ. thế là Tê-Giác được sinh ra như một phép thử. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, Thượng-Đế sẽ nhân giống loài đó. Nếu không, Thần sẽ nghĩ ra loài khác.
Dù một mình ở giữa thế giới hàng triệu con rùa, Tê-Giác vẫn không hề mất tinh thần. Nó vốn dẻo dai, sống động, đầy năng lượng và thích đùa giỡn, nên sớm tìm thấy thảo nguyên đầy cỏ để ăn, những dòng suối tinh khiết để uống, và một cái hang đẹp đẽ để ngủ. Thời gian còn lại, nó dành để chơi đùa. Như thế nào ư? Nó chơi đùa với hoa trái, sỏi đá, nước, cát bụi, tóm lại với tất cả những gì gặp trên đường. Và trên tất thảy là với lũ rùa.
Tê-Giác chơi đùa với lũ rùa thế nào? Đơn giản lắm: nó trêu chọc chúng. Lúc thì nó lật ngửa rùa và để chúng chổng vó lên trời; lúc thì dùng sừng chọc chọc mũi rùa, khiến chúng thụt vội vào mai; lúc thì chạm vào đuôi rùa khiến rùa thụt đuôi lại. Rồi nó khoái chí nhảy lò cò quanh rùa: thường thì rùa chẳng bận tâm tìm hiểu, chỉ nằm im lìm dưới mai (lúc ấy trông nó giống như một hòn đá thon dài), nó có khả năng giữa nguyên trạng thái tĩnh lặng như thế, đầu và đuôi rụt trong mai, thậm chí suốt hai hay ba thế kỷ liền.
Tóm lại, Tê-Giác khoái chí lắm, còn Thượng-Đế bắt đầu nghĩ cuộc thử nghiệm đã thành công, giờ Thần có thể dần dần thay thế rùa bằng những sinh vật này. Nhưng đang yên đang lành thì Rắn can dự vào, làm hỏng hết mọi chuyện. Rắn là loài vật lươn lẹo và đố kỵ, kẻ thù của mọi thay đổi, nó thậm chí còn cẩn trọng hơn cả loài rùa. Rắn lướt tới gần Tê-Giác và cất giọng ngọt xớt giả tạo: “Tê-Giác ơi Tê-Giác, vì là bạn tốt nên ta muốn cho cậu một lời khuyên.”
Đang ngủ dở mắt, Tê-Giác tỉnh dậy, nhìn quanh không thấy ai, nó toan ngủ tiếp thì Rắn rít lên: “Ta đây, ta ở trên sừng cậu đây mà!” Tê-Giác gần như là lác cả mắt mới thấy rắng đang vắt vẻo trên sừng mình, nó bảo: “Thành thật mà nói thì không nên nhận lời khuyên từ những kẻ xa lạ.”
Rắn kêu lên: “Nhưng ta biết rõ cậu! Ta để ý cậu từ lâu rồi. Nói cho mà biết nhé: cậu nên cẩn thận đó.”
“Cẩn thận?”
“Phải, cẩn thận. Cậu đã bao giờ nghe những gì lũ rùa đó nói, khi cậu vô ý chọc ghẹo chúng chưa?”
“Chưa.”
“Nào là: thằng điên, thần kinh, vô giáo dục, láo toét, đần độn, rửng mỡ, nhãi ranh, vân vân và vân vân.”
“Vân vân và vân vân nghĩa là sao?” Tê-Giác băn khoăn hỏi.
“Nghĩa là chúng chửi rủa cậu suốt, nhưng tôi chỉ nói thế thôi, cần gì phải kể ra hết.”
“Tôi hiểu. Thế rồi sao?”
“Thế rồi cứ cái đà này, một ngày đẹp trời nào đó. Cậu sẽ trở nên hoàn toàn cô độc. Đó hẳn sẽ là một ngày tệ hại.”
“Nhưng tôi vốn đã một mình rồi còn gì? Tôi là con duy nhất trong loài.”
“Quả vậy, nhưng cậu chưa nhận ra đâu. Rồi tới ngày cậu nhận ra mình hoàn toàn đơn độc, cậu biết sẽ thế nào không?”
“Không.”
“Cậu sẽ thấy mình khác biệt. Mà một khi nhận thấy mình khác biệt, thể nào cậu cũng lấy làm xấu hổ vì điều đó, và cậu muốn được giống như tất cả những kẻ khác.”
Tê-Giác dùng sừng gãi gãi sường, vẻ băn khoăn lắm. Cuối cùng nó hỏi: “Những kẻ khác là ai?”
“Là rùa chứ ai.”
“Thế thì sao?”
“Thế thì, để tránh cảm thấy mình khác biệt – một điều thực sự kinh khủng, bởi muốn sống trên đời này cần phải giống hệt nhau, thì cậu phải thay đổi, nếu không giống rùa, thì chí ít cũng là một loài không quá khác biệt với rùa.”
“Sao mà làm thế được?”
“Dễ ợt chứ có gì: chỉ cần tới cầu xin Thượng-Đế vào ngày Thần tiếp dân. Thể nào Thần cũng biến cậu thành bất cứ thứ gì mà cậu muốn.”
Đúng như vậy: thuở ấy, Thượng-Đế tiếp các loài vật vào thứ Năm hàng tuần, từ tám giờ sáng tới giữa trưa. Bất cứ kẻ nào ca thán hay mong muốn điều gì đều được cho vào chầu ngay lập tực. Thượng-Đế cử hành buổi chầu tại cuối một khu rừng nhỏ, gần nguồn nước.
Rắn xì xào nói thêm: “Ví như tôi đây này, cậu chẳng thể tin được đâu, nhưng thuở trước tôi rất khác nhé. Tôi vốn có cả nghìn đôi chân. Tối nào tôi cũng đến vất vả khi phải tháo cả nghìn đôi giày trước giờ ngủ! Thế là tôi tới xin Thượng-Đế để mình không còn đôi chân nào nữa, dù là một đôi tôi cũng chẳng muốn, và Ngài ngay lập tức chấp nhận lời thỉnh cầu.”
Tê-Giác đáp: “Phải. Nhưng giờ thì anh phải lướt trên mặt đất, mà điều này hẳn cũng chẳng thoải mái gì cho cam.”
Rắn đổi đề tài ngay lập tức: “Mai là thứ Năm. Tôi sẽ đi cùng cậu, tôi sẽ giúp cậu trình bày mong ước. Thượng-Đế sẽ chấp thuận và thế là khỏi phải băn khoăn gì nữa.”
Hôm sau, Rắn và Tê-Giác tới buổi chầu, nơi đã tụ tập đông đúc toàn rùa là rùa. Thượng-Đế ngồi thoải mái bên gốc gây, trên đầu gối Thần là cuốn sổ tay để gọi tên từng kẻ đã dâng lời thỉnh cẩu để xem xét. Sau khi một lượng lớn những chú rùa (vốn hay gắt gỏng và bất mãn, con thì không ưng cái này, con thì phàn nàn cái kia) đã trình bày xong thì tới lượt Tê-Giác. Vì Tê-Giác rụt rè, nên Rắn nói thay lời: “Như Thần biết đây, chúng con sống trong thế giới loài rùa, và có thể nói là Tê-Giác cảm thấy hết sức lạc lõng. Nó cần gì phải nhanh nhẹn, hoạt bát, thon thả và sống động kia chứ? Để rồi chỉ bị coi là kẻ chẳng ra gì, kẻ phá rối, kẻ lạc đàn. Tóm lại, Tê-Giác muốn giống những kẻ khác, ý con là giống loài rùa. Không phải hệt như chúng, nhưng cũng không quá khác biệt.”
Thượng-Đế ngạc nhiên nói: “Nhưng nó ổn thế kia mà! Tạo ra nó là lần duy nhất ta nghĩ mình đã làm một việc chuẩn không cần chỉnh. Thế mà lại vẫn có gì không ổn sao? Mà ta thấy ý tưởng có đúng một cái sừng giữa trán là quá tuyệt đó chứ.”
Rắn vội vã đáp: “Sừng thì không phải bỏ đi. Nhưng cần rắn chắc hơn. Toàn bộ các phần còn lại của cơ thể cũng vậy.”
Thượng-Đế quay sang Tê-Giác hỏi: “Ngươi phải biết là chỉ được thay đổi một lần thôi đấy. Rồi muốn ra sao thì ra, không thể thay đổi nữa. Ngươi chấp nhận chứ?”
Tê-Giác nhìn sang Rắn, kẻ đang gật gật đầu, rồi lí nhí đáp: “Vâng, con chấp nhận.”
Thế là Thượng-Đế giáng một con sốt xuống Tê-Giác, khiến nó nằm bẹp trong hang cả tuần liền. Suốt bảy ngày đó, toàn thân Tê-Giác trở nên nặng nề, cứng đơ. Chân nó ngắn lại và phình to. Làn da mềm mại sáng bóng chuyển thành lớp vỏ được tọa thành bởi rất nhiều mắt lưới da sần sùi, đùng đục. Cái sừng cứng cáp hơn nhưng ngắn đi; cặp mắt bé ẩn sâu dưới những nếp nhăn. Đương nhiên không còn chuyện nhảy nhót và phi nước đại nữa. Giờ nó hay đứng lặng giữa đồng cỏ. Như thể bị tê liệt dưới sức nặng của chính cơ thể đồ sộ, cồng kềnh của mình.
Nhưng tệ nhất là sự biến dạng hoàn toàn đó chẳng hề được loài rùa ủng hộ chút nào, thậm chí chúng còn ca thấn và tỏ ra hằn học, châm chọc nhiều hơn. Quả vậy, chúng bình phẩm:
“Xấu thế không biết!”
“Nó làm xao vậy kìa?”
“Nhưng sao lại ra nông nỗi ấy?”
“Thật kinh khủng!”
“Có thể tưởng tượng được thứ gì xấu xí hơn thế không?”
Vân vân và vân vân.
Tê-Giác giờ chỉ có thể đổ lỗi cho Rắn, kẻ đã thuyết phục nó biến chuyển ra thế. Nó đi tìm Rắn khắp nơi, để làm cho ra nhẽ. Nhưng chẳng biết Rắn lẩn đi đâu nữa: nó đã khiến Tê-Giác rơi vào cảnh tệ hại này, chỉ vì đố kỵ trước sự uyển chuyển, duyên dáng kỳ diệu của kẻ khác, và giờ, sau khi đã gây ra điều khủng khiếp, nó trốn biệt xuống lòng đất, vốn là nơi sinh sống thường nhật của mình.
Và như thể mọi chuyện còn chưa đủ tệ với Tê-Giác, đột nhiên thế giới loài rùa bị một đàn ngựa xâm chiếm. Thượng-Đế đã nghĩ lại, Thần muốn lặp lại thử nghiệm đã làm với kỳ lân, với một vài sự điều chỉnh. Hàng triệu, hàng triệu con ngựa, tất cả đều nhanh nhẹn, thon thả và uyển chuyển hết sức, nhảy nhót khắp nơi, chạy đến chỗ này, lao tới chỗ kia, không đứng yên một phút. Tê-Giác sống giữa chúng, với lớp da cứng như áo giáp, cơ thể đồ sộ và cặp mắt tròn nhỏ như mắt gà, là bằng chứng sống của sự ăn năn, bất mãn và nuối tiếc.
Kể từ đó trở đi, nếu trông thấy giữa thảo nguyên châu Phi một chú tê giác to lớn bất động với cái sừng mọc lên giữa hai mắt, thì các bạn hẳn sẽ hiểu nó đang nghĩ tới những ngày được gọi là Tê-Giác, khi còn là chú kỳ lân dẻo dai, nhanh nhẹn. Nó đứng đó, đầu gục xuống, ngẫm nghĩ và khóc than. Nước mắt nó vừa gặp không khí đã biến ngay thành những viên sỏi. Với tê giác, mọi thứ đều nặng nề, kể cả nước mắt!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-9-2016 11:41:14 | Xem tất
Cú nhảy của Khủng-Long


Khủng-Long, vốn được những kẻ nịnh bợ tôn làm chúa tể đầm lầy, chỉ có một điểm yếu duy nhất: tính tự cao tự đại, nên rất thích nghe những lời bợ đỡ. Nó kiêu căng tới mức khi không có ai ở quanh ca tụng, nó sẵn sàng tự tán dương mình. Một bữa, nó ở một mình và cảm thấy muốn được khen ngợi chết đi được. Không kìm nổi, nó nhô ra khỏi bãi lầy, đứng thẳng lên rồi gào tướng đầy thách thức: “Ta dài ba mươi lăm mét, nặng mười tấn. Trên đời này ai to hơn ta, nặng hơn ta, mạnh hơn ta được chứ?” Những lời này vẳng tới tai một con Bọ-Chét đang nấp giữa những thân cây trong khu rừng tâm, mà thực ra chính là đám lông trong lỗ mũi phải của Khủng-Long. Bọ-Chét nhảy khỏi khu rừng, chỉ vài cú đã lên tới mũi Khủng-Long và lấy hết sức bình sinh hét to hết cỡ: “Đúng là ngươi to hơn, nặng hơn, mạnh hơn thật đấy. Nhưng bù lại ta nhảy giỏi hơn ngươi!”
Khủng-Long không nhìn thấy Bọ-Chét ở trong mũi mình, bực dọc hỏi: “Kẻ nào vậy?”
“Ta, Bọ-Chét đây.”
“Bọ-Chét là đứa nào?”
“Là một ký sinh trung sống trong lớp lông mũi phải của ngươi. Nhưng mà giờ, để nói cho ngươi nghe rõ, ta đã hạ cố tới tận chỏm mũi…”
Khủng-Long cố gắng nhìn chỏm mũi mình, kết quả duy nhất là nó gần như bị lác mắt. Nó nói: “Ta chẳng nhìn thấy ký…ký…”
“Ký sinh trùng. Thấy sao được, ta là sinh vật nhỏ bé nhất của tạo hóa mà! Gì thì gì, ta vẫn nhảy giỏi hơn ngươi.”
Khủng-Long điên tiết phản đối: “Nhưng ta không nhảy. Tại sao ta lại phải nhảy kia chứ?”
“Vì cần phải nhảy”
“Ai bảo thế?”
“Chẳng ai bảo thế. Phải nhảy, thế thôi. Và ta, Khủng-Long thân mến ạ, ta nhảy giỏi hơn ngươi rất nhiều.”
Khủng-Long im lặng nghĩ ngợi, rồi hỏi: “Ngươi nhảy được bao xa?”
“Gấp một trăm lần kích thước của ta.”
Lần này Khủng-Long im lặng tới vài phút, nó vận dụng toàn bộ trí thông minh có hạn để tính toán: nó cao ba mươi mét, nếu phải nhảy xa gấp một trăm lần kích thước, thì nghĩa là phải nhảy xa bao nhiêu? Khủng-Long chật vật nghĩ – nghĩ ngợi là hoạt động hiếm hoi của nó – tưởng như ngất đi được. Cuối cùng nó lẩm bẩm: “Với kích thước của mình, nếu nhảy, ta phải nhảy ba ngàn mét! Ngươi thì bé tí tẹo tới mức ta còn chẳng trông thấy được. Thế thì ngươi nhảu được bao xa? Ta đoán khoảng mười phân là cùng. Thử nói xem: mười phân có đáng là bao so với ba ngàn mét? Thật là vớ vẩn. Ngớ ngẩn quá đi mất!”
Bọ-Chét nói: “Vấn đề là ngươi có nhảy đâu! Hoàn toàn không! Thế thì cũng chẳng đáng là bao so với mười phân! Thật là vớ vẩn, ngớ ngẩn quá đi mất!”
Khủng-Long nhún vai: “Sao ta phải nhảy kia chứ?”, rồi nó bực dọc nhắc lại: “Chỉ cần biết là nếu nhảy, ta sẽ nhảy ba ngàn mét kia đấy. Một kẻ như ta không cần phải nhảy. Chỉ cần biết là nếu muốn, ta có thể nhảy, thế là được rồi.
“Vớ vẩn. Sự thật là ngươi sợ phải nhảy.”
Lần này thì Khủng-Long tức giận thật sự. nó hét lên:
“Được, nhảy thì nhảy! Ta sẽ nhảy cho ngươi xem cú nhảy của ta vượt xa cả ngàn dặm cú nhảy của ngươi!”
Nói là làm, nó nhún hai bàn chân sau khổng lổ dưới bãi lầy, gập đầu gối, mình hướng ra phía trước, rống lên như khi lâm trận… và nhảy. Nhưng bởi thân hình khổng lồ, nó mới nhảy được khoảng nửa mét, hay có lẽ đúng hơn là ba mươi phân thôi, thì đã ngã vật ra, mông rơi bịch xuống bãi bùn. Nước trong đầm lầy bắn lên tận trời, rồi lại trút xuống như thác đổ. Khi mặt nước tĩnh lặng trở lại, tất cả đều nhìn thấy Khủng-Long chết cứng giữa hồ. Cái mông to tổ chảng của nó đập xuống đáy hồ và bị toác ra làm hai như một quả dưa hấu chín già.
Từ đó mới xuất hiện mấy câu như: “Long tranh Bọ chọi”, “Bọ-Chét đá Khủng-Long”, hay “Khung Lỏng, Long Khủng, đầu to đít bé”. Mà Bọ-Chét thì sao? Chẳng sao cả, nó nhảy ra khỏi mũi Khủng-Long và di cư sang một cái vòi Voi. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác mất rồi.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách