Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 1545|Trả lời: 6
Thu gọn cột thông tin

[Thiếu Nhi - Xuất Bản] Kính Vạn Hoa | Nguyễn Nhật Ánh (Tập 1 - Chương 5)

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 24-9-2016 22:02:38 | Xem tất |Chế độ đọc
KÍNH VN HOA




Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Thể loại: Thiếu nhi, Xuất bản
Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng
Độ dài: 54 truyện ngắn


Thuở bé, tôi mê cái kính vạn hoa, và bây giờ, đã lớn, tôi vẫn mê thứ đồ chơi này. Nếu được bỏ phiếu, tôi sẽ không ngần ngại bình chọn ống kính vạn hoa là đồ chơi kỳ thú nhất của tuổi thơ, là quà tặng tuyệt diệu nhất mà người lớn đã nghĩ ra cho trẻ em. Hằng hà bông hoa lần lượt xuất hiện dưới tay mình, chỉ sau mỗi cái lắc nhẹ. Những cánh hoa không ngừng thay dáng, những sắc hoa không ngừng đổi màu, có tới hàng vạn, hàng triệu những bông hoa như thế, và tuyệt vời thay, không bông hoa nào giống bông hoa nào trong hàng vạn hàng triệu cái kia. Tôi ao ước những tập Kính vạn hoa của mình cũng sẽ đem lại cho các độc giả nhỏ tuổi điều gì na ná như thế: Cứ lắc một cái, một câu chuyện mới lại hiện ra...


Hồi bé mình mê đọc Kính Vạn Hoa.
Lớn lên một chút vẫn mê những tập truyện học trò này.
Lớn thêm chút nữa rồi cũng vẫn mê mẩn.
Và bây giờ lớn lắm rồi (sắp đi làm) lại lôi ra đọc lại.
Để nhớ về những ngày ấy, những năm tháng học trò đẹp, đẹp đến không thể quên.
Đẹp như liều thuốc tiên nuôi dưỡng tâm hồn mãi xanh trẻ...





MỤC LỤC

Nhà Ảo Thuật

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 25-9-2016 02:21:19 | Xem tất
lâu lắm không đọc truyện này
không biết có thời gian đọc lại không nhưng cứ vào ủng hộ bạn trước
cám ơn bạn ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 25-9-2016 14:38:56 | Xem tất
NHÀ ẢO THUẬT

Chương 1


Tháng tư bao giờ cũng bắt đầu bằng những ngày oi bức khó chịu. Hằng năm, vào mùa này mọi cư dân trong thành phố thường trằn trọc khó ngủ. Dù nhà mở toang cửa sổ, suốt đêm cũng chỉ đón được dăm ba làn gió nhẹ thoảng qua và cứ đến gần sáng là mọi người thiếp đi trong giấc ngủ mê mệt.

Quý ròm dĩ nhiên không thể là một ngoại lệ, nhất là tối hôm qua nó thức khuya lơ khuya lắc ráng đọc cho xong cuốn "Toán học ứng dụng trong đời sống" mà nó vừa mua được chiều hôm trước.

Như thường lệ, đúng sáu giờ rưỡi sáng, chuông báo thức đổ hồi. Nhưng Quý ròm không buồn nhỏm dậy. Nó cựa quậy và lăn một vòng trên giường trong khi mắt vẫn nhắm tịt.

Đang mơ mơ màng màng, Quý ròm cảm thấy có ai đó đang nắm lấy chân nó.
Rồi tiếng bà gọi khẽ:

- Nào, dậy đi cháu!

Quý ròm không trả lời, thậm chí không cả nhúc nhích. Tất nhiên nó không dại gì hé môi để bà biết là nó đã thức.

- Dậy đi! Cháu cứ nằm ườn ra như thế này không khéo trễ học mất! Lần này không chỉ lay, bà còn cù vào cả lòng bàn chân nó.
Quý ròm lim dim mắt, cố chịu đựng. Nhưng cuối cùng nhột quá, nó đành phải thét lên:

- Bà ơi, để yên cho cháu ngủ! Hôm nay cháu được nghỉ học!

- Hôm nay là thứ tư kia mà!

- Nhưng trường cháu đóng cửa một tuần. Vì thế chúng cháu được nghỉ. Bà tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Sao trường cháu cho nghỉ lâu thế? Đã đến hè đâu?

Quý ròm quên mất ý định ngủ nán ban đầu. Nó ngồi bật dậy, vung tay hăm hở giải thích:

- Cái nhà máy quỷ quái kế bên trường cháu mấy hôm nay cứ nhả khói thải sang. Tụi học trò ho rũ rượi. Thế là nhà trường phải đóng cửa, chờ cho nhà máy dời đi!

- Thế bao giờ họ mới dời đi? - Bà hỏi, giọng quan tâm.

- Cháu cũng chẳng biết! - Quý ròm nhún vai hệt người lớn - Hiện nay ban giám hiệu nhà trường đang kiện lên thành phố, chắc ít hôm nữa là họ phải dời đi thôi.

Nói xong, thấy bà trầm ngâm nghĩ ngợi, Quý ròm sè sẹ ngả lưng xuống giường.  Nhưng bà đã kịp nhìn thấy.  Bà đập lên chân nó nói:

- Dậy đi cháu! Dù có không đi học thì cũng phải dậy sớm! Cháu không chịu tập thể dục, người cứ còm nhom thế kia!

Biết không thể nằm lì mãi được, Quý ròm đành leo ra khỏi giường . Nó vừa đi ra cửa vừa làu bàu:

- Chính phải cứ dậy sớm như thế này cháu mới còm nhom đấy! Cứ để cho cháu ngủ sướng mắt, chẳng mấy chốc cháu sẽ to đùng như thằng Tiểu Long cho bà xem!

- Này, này, cháu đừng có nói lếu láo như thế chứ! - Bà gọi vói theo, vẻ phật ý
- Thằng Tiểu Long to khỏe thế kia, chắc chắn nó phải là đứa siêng năng dậy sớm và ham tập thể dục hơn cháu nhiều!

Tới đây thì Quý ròm làm thinh. Thoạt đầu nó định bảo với bà là thằng Tiểu Long cũng ham cái trò nướng trên giường không thua gì nó, sáng nào cũng đợi hai ông anh mỗi người nắm một bên tai xách lên mới chịu lồm cồm bò dậy nhưng cuối cùng cảm thấy bịa chuyện nói xấu bạn để bào chữa cho mình là một hành động chẳng hay ho gì, nó bèn tặc lưỡi lặng lẽ bỏ đi.

Lúc Quý ròm lò dò ra tới phòng ngoài, bốn bề đã vắng tanh. Mọi người đã rời khỏi nhà từ lâu.

Ba đi dạy.  Mẹ đến cửa hàng.  Anh Vũ và nhỏ Diệp đi học.  Nhỏ Diệp học ở trường Họa Mi, chỗ ba dạy.  Lúc này, trong căn nhà trống trải này chỉ còn bà với nó.

Sự tĩnh lặng khác thường đem lại cho Quý ròm một cảm giác thích thú khó tả. Nó cảm thấy mọi vật chung quanh đột nhiên trở nên lạ lẫm và mới mẻ như thể trước nay chúng vẫn mang một bộ mặt giả và bây giờ thì chúng mới chịu phô bộ mặt thật ra.

Quý ròm đi lui đi tới, nghiêng ngó một hồi rồi sực nhớ ra một việc quan trọng, liền vội vã chui tọt và phòng học riêng của mình.

Sáng nay, Quý ròm cần phải bắt tay vào thí nghiệm một trò chơi mới: trò phun nước kỳ bí.  Nước khi ở bầu bên này thì có màu đỏ, khi phun qua bầu bên kia lại biến thành màu xanh. Trò này mà đem ra biểu diễn, tụi bạn sẽ lác mắt! Quý ròm nhủ bụng và lui cui lôi hai chai bầu trên giá xuống.

Các chất hỗn hợp amôni clorua và natri hyđrôxyt dùng cho cuộc thí nghiệm, Quý ròm đã kiếm được từ lâu.  Riêng hai chai bầu thì cho đến sáng hôm qua nó mới mượn được trong phòng thí nghiệm của nhà trường.  Là một học sinh cực kỳ xuất sắc về các môn khoa học tự nhiên, là niềm tự hào của nhà trường trong các kỳ thi toán, lý, hóa toàn thành, Quý ròm thường được các thầy cô cho hưởng những biệt lệ, chẳng hạn được mượn đem về nhà một số dụng cụ nhất định trong phòng thí nghiệm để tiến hành những "nghiên cứu khoa học" có tính chất cá nhân. Tất nhiên, vì những cuộc thí nghiệm bên ngoài khuôn viên nhà trường là những cuộc thí nghiệm không thể kiểm soát được, Quý ròm thường xuyên nhận được những lời khuyến cáo. Thật ra các thầy cô chỉ lưu ý nó không nên sử dụng những hoá chất nguy hiểm, đặc biệt là lân tinh, còn thì chẳng ai cấm cản hay ngăn trở gì những trò tọc mạch của nó.

Nếu có kẻ ngăn cản thì đó là người khác. Cái người khác đó lúc này đang thò đầu vào phòng đảo mắt nhìn lướt qua đống chai lọ nó đang bày lỉnh kỉnh trên nền nhà, tặc tặc lưỡi:

- Cháu lại bày trò gì nữa đấy?

Nghe tiếng bà, Quý ròm chột dạ ngẩng lên:

- Dạ, cháu đang làm thí nghiệm khoa học bà ạ!

Quý ròm cố tình nhấn mạnh bốn chữ "thí nghiệm khoa học" để mong bà thấy được tầm quan trọng của công việc nó đang làm mà đừng can thiệp.

Nhưng bà chẳng rơi vào bẫy của nó.  Bà nghiêm mặt:

- Những chuyện này sao cháu không đem vào trường mà làm? Ở trường cháu hẳn có chỗ để cháu làm những chuyện này chứ?

- Tất nhiên là có! - Quý ròm khụt khịt mũi - Nhưng đây không phải là bài học...

- Ra là thế! - Bà gật gù - Thì ra vẫn là những trò nghịch phá! Bà làm Quý ròm tự ái quá chừng.  Nó gân cổ:

- Đây không phải là trò nghịch phá bà ạ! Cháu chỉ làm thí nghiệm khoa học thôi!

Bà hừ giọng:

- Cháu còn chống chế nữa hả? Thế cháu không nhớ có lần cháu suýt làm nổ sập nhà với những trò táy máy này của cháu hay sao?

Nghe bà nhắc chuyện cũ, Quý ròm chỉ biết nhăn nhó thở dài. Lần đó, nó định nghiên cứu chế tạo một loại súng đại bác cực mạnh với bột natri cacbônat và dấm chua. Mải say sưa với công việc, Quý ròm lơ đãng để nòng "đại bác" chĩa ngay vào tấm kính mỏng ngăn giữa phòng học với phòng ăn.  Khi tiếng nổ phát ra, chiếc nút bị áp suất khí đẩy văng ra khỏi ống thủy tinh, bắn thẳng vào tấm kính đang được gắn một cách lỏng lẻo trên vách kia khiến nó rớt xuống nền nhà vỡ loảng xoảng.

Lúc đó là buổi chiều, ngoài nó ra chỉ có bà và nhỏ Diệp ở nhà. Đang rửa rau đằng sau bếp, nghe trong nhà có tiếng nổ và tiếng kính vỡ, bà hốt hoảng ném đại rổ rau xuống đất, ba chân bốn cẳng chạy vụt vào, mặt mày xanh lè xanh lét.

Bà bắt gặp nhỏ Diệp đang ngồi co rúm trên bàn ăn, hai tay ôm chặt lấy đầu, bà càng hốt hoảng.

- Cái gì vậy? Cái gì vậy? - Bà ôm lấy nhỏ Diệp, hớt hải kêu.

Và khi thấy Quý ròm lấm lét thò đầu ra khỏi phòng, bà chạy lại níu lấy tay nó:

- Cái gì nổ điếc tai vậy cháu?

- Chẳng có gì đâu ạ! - Quý ròm cố làm ra vẻ thản nhiên - Chẳng qua là... chẳng qua là...

Thấy Quý ròm cứ ấp a ấp úng, bà sốt ruột:

- Chẳng qua là sao? Làm gì mà cháu ăn nói lôi thôi như cá trôi sổ ruột thế? Quý ròm gãi đầu:

- Chẳng qua là cháu đang thử một... loại súng mới ấy mà!

- Lạy chúa! - Bà ngao ngán lắc đầu - Tổ mẹ mày, súng với chả súng! May mà không banh xác cả lũ!

Hôm đó, Quý ròm phải năn nỉ bà và nhỏ Diệp đến ráo cả nước bọt, cả hai mới chịu ém nhẹm chuyện đó cho.  Cũng may, khi ba bà cháu vừa dọn xong chỗ kính vỡ thì ba mẹ cũng vừa về tới. Và tất nhiên khi mọi người phát hiện ra sự biến mất của tấm kính, chính bà là người nai lưng ra gánh chịu mọi chuyện giùm cho Quý ròm. Bà bảo trong khi lau kính, bà bất cẩn để nó rơi xuống đất. Thế là ba mẹ chẳng buồn chất vấn hay truy cứu nữa!

Bây giờ nghe bà nhắc lại chuyện đó, Quý ròm vẫn còn hoảng vía. Nếu nó cứ bướng bỉnh không chịu nghe lời bà, bà nổi sùng đem chuyện đó kể lại với ba mẹ thì nó cứ gọi là nát đít.

Nghĩ lợi nghĩ hại một hồi, Quý ròm lặng lẽ cất các chai lọ vào lại trên giá. Những gói hóa chất thì nó nhét vào hộp các tông. Xong xuôi đâu đó, nó co giò phóng ra khỏi nhà.

- Này, này, cháu đi đâu đó? - Tiếng bà gọi giật.

- Cháu lại nhà thằng Tiểu Long!

Quý ròm đáp mà không quay đầu lại. Hai cẳng chân khẳng khiu của nó phi như ngựa.  Nó nghe tiếng bà lo lắng vọng theo:

- Đi chầm chậm thôi, cháu ơi! Không khéo vấp ngã u đầu bây giờ!

Mặc bà dặn, Quý ròm vẫn không giảm tốc độ. Nó vừa chạy vừa cười thầm "Bà thật lẩm cẩm! Mình chứ đâu phải nhỏ Diệp!".

Quý ròm nghĩ chưa dứt câu, chân bỗng trượt phải một vỏ chuối ai ném giữa đường, ngã một cái "oách", đau lịm cả người.

Nó lồm cồm ngồi dậy và vội vàng ngoảnh cổ nhìn ra phía sau. Hú vía, chỗ này nhờ có bụi cây che khuất nên bà không nhìn thấy mình! Quý ròm mừng rỡ nhủ bụng và sau khi phủi bụi đất bám trên người, nó nghiến răng cà nhắc đi tiếp.


(hết chương 1)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-9-2016 01:09:22 | Xem tất
NHÀ ẢO THUẬT

Chương 2


Nhà Tiểu Long rất nghèo. Ba nó là thợ hồ. Mẹ nó bán những thứ linh tinh như thuốc lá, nước ngọt, mì gói và những mặt hàng lặt vặt khác, toàn bộ "gia tài" chất trên một chiếc xe đẩy nhỏ.

Tiểu Long có hai ông anh sinh đôi là anh Tuấn và anh Tú.  Cả hai đều đã nghỉ học từ cuối năm lớp chín để đi làm phụ giúp gia đình. Anh Tuấn làm bảo vệ ở một xí nghiệp may.  Còn anh Tú là công nhân trong một nhà máy sản xuất giày dép.

Tiểu Long còn một đứa em gái là nhỏ Oanh. Nhỏ Oanh cùng tuổi và học cùng lớp cùng trường với nhỏ Diệp, em Quý ròm. Con bé tuy nhỏ tuổi nhưng nom chững chạc ra phết, chả bù với tính nhõng nhẽo của nhỏ Diệp.

Nhà Tiểu Long nằm cuối một con hẻm cụt. Mẹ nó ngồi bán ở ngay đầu hẻm, sáng đẩy xe ra tối đẩy xe vào.

Lúc Quý ròm tới, mẹ Tiểu Long đang bán mấy bịch kẹo xanh xanh đỏ đỏ cho một thằng nhóc trong hẻm.

Vừa nhác thấy Quý ròm, không đợi nó kịp hỏi, bà đã niềm nở:

- Cháu vào chơi đi! Tiểu Long có ở nhà đấy!

Cũng như nhà Quý ròm, nhà Tiểu Long vào giờ này vắng tanh vắng ngắt. Mọi người đã đi làm, đi học cả.  Ngay cả Tiểu Long cũng không thấy đâu.

Nhưng Quý ròm không hề ngạc nhiên. Như một kẻ quá quen thuộc với những ngóc ngách trong nhà, nó xăm xăm đi thẳng ra mảnh sân nhỏ phía sau nhà.

Quả nhiên, vừa bước qua khỏi góc bếp, Quý ròm đã nhìn thấy Tiểu Long. Nhưng trái với sự hình dung của nó, Tiểu Long đang ngồi thừ ra trên chiếc ghế gỗ cuối vườn chứ không bay nhảy đấm đá như mọi ngày.

Không hiểu sao anh em Tiểu Long người nào cũng mê võ nghệ. Anh Tuấn học Karaté, anh Tú theo Vovinam. Noi gương hai anh, cách đây mấy năm, Tiểu Long lò dò đến trung tâm võ thuật quận đăng ký học Taekwondo. Bây giờ nó đã là võ sinh huyền đai đệ nhị đẳng.

Bà của Quý ròm không biết Tiểu Long học võ nhưng bà nói trúng phóc. Bà bảo cứ trông tướng tá của thằng Tiểu Long biết ngay nó là đứa ham tập thể dục, thật chả bù với thằng cháu lười hoạt động, chân cẳng cứ như que sậy của bà!

Tất nhiên Tiểu Long không chỉ tập thể dục suông. Mảnh sân nhỏ phía sau nhà nó treo lủng lẳng toàn những bao cát. Đó chính là "luyện võ đường" của anh em nhà nó. Hằng ngày, vào những giờ rãnh rỗi, Tiểu Long thường ra đây ôn quyền luyện cước. Lần nào bắt gặp Tiểu Long ở phía sau nhà, Quý ròm cũng thấy nó tay đấm chân đá huỳnh huỵch vào các bao cát, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.

Vậy mà hôm nay Tiểu Long lại ngồi im ru trên ghế, dáng điệu rù rù như con gà chết, lạ thật!

Chắc là nó đang bí bài tập toán thầy Hiếu mới cho về nhà hôm trước! Quý ròm nhủ bụng và rảo bước tiến lại.

Nghe tiếng động, Tiểu Long giật mình quay đầu lại. Quý ròm vừa mở miệng định hỏi, Tiểu Long đã nhanh nhẩu hỏi trước. Nó nhìn tướng đi khập khiễng của Quý ròm, mắt trố lên:

- Chân mày sao vậy? Quý ròm tặc lưỡi:

- Tao vừa mới đánh nhau!

- Đánh nhau?

Vẻ nghi hoặc của Tiểu Long khiến Quý ròm đâm tự ái.  Nó khịt mũi:

- Chẳng lẽ chỉ có mày mới biết đánh nhau?

- Tao đâu nghĩ vậy! - Tiểu Long hạ giọng - Nhưng mày đánh nhau với ai?

Quý ròm không trả lời thẳng.  Nó "nhập đề" theo kiểu "lung khởi":

- Trên đường đến nhà mày, tao gặp một con chó!
       
Tiểu Long gục gặc đầu:

- Tao hiểu rồi! Và mày đánh nhau với nó!

- Ừ.

- Và đó là một con chó ... con!

- Dẹp mày đi! - Quý ròm sầm mặt - Một con béc-giê giống Đức đang hoàng! Nó bay vào người tao.  Thế là tao lập tức bay...

- ...lên lề! - Tiểu Long bất thần chen ngang.

Quý ròm nghiến răng trèo trẹo:

- Bậy! Tao cũng bay vào người nó! "Ầm" một cái, con chó lăn quay, xương cổ gãy nghe răng rắc!

Tiểu Long mỉm cười:

- Nó gãy cổ, còn mày thì gãy chân!

Quý ròm rung rung chân:
       
- Chân tao dễ gì gãy! Chỉ trầy trụa sơ sơ thôi! Tao đá bằng thế võ của mày mà lại!

- Thế võ của tao ? - Tiểu Long đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác - Thế gì vậy?

- Tao quên rồi! Để tao nhớ lại đã! - Quý ròm nhíu mày cố nghĩ đến một cái tên nước ngoài - À, à, hình như thế võ này có tên là Oshin thì phải!

Thế võ của Quý ròm khiến Tiểu Long ôm bụng cười bò:

- Làm gì có thế võ nào tên là Oshin! Chỉ có phim Oshin đang chiếu trên ti-vi thì có!

Biết mình bị hớ, Quý ròm đỏ bừng mặt.  Nhưng nó vẫn cố vớt vát:

- Có thế võ này mà! Mày nhớ kỹ lại đi!

Tiểu Long quệt nước mắt:
       
- Hay là mày muốn nói đến thế Osoto-Otoshi?

Mắt Quý ròm sáng rỡ:

- Có thế võ này hả? Vậy thì đúng rồi! Khi nãy tao dùng chính thế này để hạ con béc-giê hung dữ đó!

Tiểu Long nhún vai:

- Nhưng tao đâu có biết sử dụng thế võ này! Đây là đòn thế của nhu đạo, không phải của Taekwondo!

Quý ròm phẩy tay:

- Nhu đạo hay Taekwondo gì cũng vậy! Hễ thế võ nào hay là tao dùng!

Nói xong, Quý ròm ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh tỏ vẻ muốn kết thúc câu chuyện về chiến công tưởng tượng của mình. Nó biết nếu cứ kéo dài thêm, sớm muộn gì nó cũng sẽ thòi ra một vài câu bá láp. Và lúc đó thì tha hồ cho Tiểu Long chọc ghẹo.

Thật ra Tiểu Long làm gì mà chẳng biết bạn mình đang bịa chuyện. Ngữ như Quý ròm, trời sinh ra không phải để đánh nhau, càng không phải để đánh nhau với chó béc-giê Đức. Quý ròm có thể trở thành nhà bác học hay nhà ảo thuật lừng danh thế giới, nhưng trở thành võ sĩ thì không đời nào, dù là võ sĩ hạng tép trong phường.

Nhưng khổ nỗi, thói đời là khi không có cái gì, con người ta lại thích khoe khoang về cái đó. Anh em Tiểu Long võ nghệ kinh người nhưng chả bao giờ nói đến chuyện đánh nhau. Còn còm nhỏm còm nhom như Quý ròm hễ mở miệng ra là kể toàn chuyện đánh với đấm, làm như ngày nào nó cũng phải "kịch chiến" với những người chung quanh chừng vài chục trận vậy. Mà những trận đánh của Quý ròm đâu phải là xoàng, trận nào cũng có "xương cổ gãy răng rắc", "xương sườn gãy rào rào", toàn cảnh máu chảy thây phơi nghe phát ớn!

Thấy Tiểu Long tủm tỉm ngồi cười một mình, Quý ròm đâm chột dạ:

- Mày cười gì vậy?

- Thích thì cười chơi vậy thôi! - Tiểu Long chối phắt.

Quý ròm không tin.  Nó hừ giọng:

- Xạo đi mày! Khi nãy ngồi như con gà rù, bây giờ lại tự nhiên thích cười!

- Ừ, tính tao vậy đó!

Nói xong, mặt Tiểu Long lại xịu xuống.

Lúc nãy, nghe Quý ròm gân cổ ba hoa chuyện đánh nhau với chó béc-giê, nó buồn cười quá cỡ, vì vậy nó quên béng mất nỗi phiền muộn trong lòng.  Bây giờ, Quý ròm đột nhiên nhắc tới chuyện đó khiến lòng nó đang vui bỗng chùng hẳn xuống.

Quý ròm nhìn đăm đăm vào bộ mặt rầu rĩ của bạn:

- Mày có chuyện gì buồn hả?

- Ừ.

- Chuyện gì vậy? Kể tao nghe được không? - Vừa hỏi Quý ròm vừa xích ghế gần lại.

Tiểu Long có vẻ lưỡng lự. Nó không biết có nên thổ lộ tâm sự với bạn mình hay không.

Quý ròm lại xích ghế sát hơn nữa:

- Mấy bài tập đại số hóc búa của thầy Hiếu làm mày "hết muốn sống" phải không?

Ở lớp, Tiểu Long thuộc loại học sinh bị xếp hạng trung bình yếu. Và trong các môn, nó yếu nhất là môn Toán. Kể cũng lạ, trong khi thằng bạn chí thân của nó là Quý ròm được xưng tụng là thần đồng tóan học thì nó cứ trông thấy các con số và các hình vẽ vuông vuông tròn tròn là sợ vãi cả mật.

"Cứ thấy cuốn sách toán là tao ... hết muốn sống!", câu nói nổi tiếng này của Tiểu Long lâu lâu lại bị Quý ròm lôi ra giễu cợt và những lúc như vậy, Tiểu Long chỉ biết nhe răng cười trừ.

Nhưng hôm nay Tiểu Long không cười.  Nó hờ hững nhếch mép:

- Lớp mình còn nghỉ cả tuần nữa mà sợ gì!

- Vậy thì mày buồn chuyện gì ? - Lần này thì quả tình Quý ròm không hiểu được điều gì đang xảy đến với thằng bạn của nó.

Sau một thoáng ngập ngừng, Tiểu Long tặc lưỡi:

- Tao cần tiền!

- Tiền? - Quý ròm chưng hửng, nó không hề nghĩ nỗi buồn của Tiểu Long lại liên quan đến những tờ giấy bạc - Mày cần bao nhiêu?

- Một trăm ngàn! - Tiểu Long buông thõng.

- Một trăm ngàn? - Quý ròm bất giác buột miệng lặp lại, con số quá lớn làm miệng nó há hốc.

Quý ròm sửng sốt là phải, một phần vì số tiền lớn ngoài sức tưởng tượng của nó, phần khác "nỗi buồn tiền bạc" này có vẻ gì đó lạ lẫm so với tâm tính thường ngày của thằng bạn nó.

Xưa nay Tiểu Long nổi tiếng là một đứa tiết kiệm, chi tiêu dè sẻn. Ý thức được sự khó khăn của gia đình, Tiểu Long luôn biết cách tự hài lòng với những gì mình có. Từ chuyện ăn mặc, tóc tai cho đến vui chơi, giải trí, nó không bao giờ đua đòi, bắt chước bạn bè.

Nói chung, Tiểu Long hầu như ít khi sử dụng đến tiền bạc. Chạy đủ ăn từng bữa, đối với nó đã là một chuyện nhiêu khê. Vì vậy, nó không muốn ba mẹ và các anh phải lo nghĩ thêm về những nhu cầu riêng tư của nó.

Vậy mà bây giờ cái đứa không bao giờ đụng đến tiền bạc đó lại đâm ra thẫn thờ vì cần tới những một trăm ngàn một lúc, bảo Quý ròm không kinh ngạc sao được!

- Mày cần tiền chi vậy? - Cuối cùng không nhịn được, Quý ròm buột miệng hỏi.

Tiểu Long bùi ngùi :

- Tao thương em tao!

Câu trả lời không ăn nhập đâu vào đâu của Tiểu Long khiến Quý ròm ngơ ngác mất một lúc mới lờ mờ đoán ra:

- Bộ nhỏ Oanh không có tiền đóng học phí hả?

Tiểu Long lắc đầu:

- Học phí đóng rồi!

- Hay nó thiếu tiền mua sách vở?
       
Tiểu Long vẫn lắc đầu.

Quý ròm gãi đầu:

- Hay nó hết quần áo mặc?

Lần này Tiểu Long không lắc đầu nữa.  Mà thở dài:

- Nó thích một con gấu bông!

- Gấu bông? - Quý ròm tròn xoe mắt.

- Ừ! - Giọng Tiểu Long buồn buồn - Nó thích con gấu bông bày trong tủ kính ở cửa hàng Sao Mai!

Quý ròm chớp mắt:

- Nhỏ Oanh bảo với mày vậy hả?

- Nó không bảo. Nhưng ngày nào tao đi học về, nó cũng lo lắng hỏi tao đã có ai mua con gấu bông đó chưa. Khi nghe tao bảo con gấu vẫn còn nằm trong tủ kính, nó mừng lắm, mặc dù nó biết chẳng bao giờ nó mua được con gấu đó!

Trong khi Quý ròm đang im lặng buồn lây nỗi buồn của bạn, giọng Tiểu Long vẫn trầm trầm:

- Tối nào cũng thấy nó ôm chiếc gối, nựng nịu "Ngủ đi, gấu bông ngoan của chị", tao buồn không chịu được. Vì vậy tao quyết tâm kiếm tiền mua con gấu cho nó, càng sớm càng tốt. Tao sợ nhỡ một ngày nào đó, con gấu bị ai mua đi mất, lúc đó...

Tiểu Long bỏ lửng câu nói, thay vào đó là những tiếng tặc lưỡi đượm vẻ bồn chồn.

Quý ròm ngồi ngây người bên cạnh. Nó chẳng biết phải an ủi bạn bằng cách nào. Nó cũng chẳng nghĩ ra cách gì giúp bạn. Một trăm ngàn là số tiền quá khủng khiếp so với bọn học trò như nó và Tiểu Long. Khổ nỗi, những chuyện gay cấn như vậy Tiểu Long lại không thể thổ lộ với ba mẹ và cách anh được. Mặc dù nhỏ Oanh là con gái út, được cưng nhất trong nhà, nhưng bỏ một khoản tiền lớn ra mua một  món đồ chơi xa xỉ như gấu bông kia thì quả là một ý tưởng điên rồ đối với những người quen sống chắt bóp, tằn tiện lâu nay!

Nhưng với Quý ròm thì mơ ước của Tiểu Long chẳng có một chút xíu gì gọi là điên rồ. Nó có một đứa em gái, vì vậy nó biết lòng thương em là thế nào. Nhỏ Diệp em nó có cuộc sống tương đối đầy đủ, vậy mà nó còn thương. Huống hồ gì Tiểu Long. Em nó lúc nào cũng thiếu thốn. Nhỏ Oanh lại là một đứa em ngoan. Cũng như Tiểu Long, chẳng bao giờ nó vòi vĩnh ba mẹ một điều gì. Chỉ khi nào thèm khát quá mức một cái gì đó, nó mới rụt rè tâm sự với Tiểu Long.  Như chuyện con gấu bông này chẳng hạn. Tội nghiệp nó ghê!

Quý ròm ngồi rầu rầu. Tiểu Long ngồi rầu rầu. Hai đứa như hai pho tượng, thẫn thờ theo đuổi những ý nghĩ lãng đãng trong đầu.

Chợt Quý ròm vỗ đùi đánh đét:

- Chậc, tao nghĩ ra cách rồi!

Tiểu Long giật mình ngước lên, giọng mừng rỡ xen lẫn ngờ vực:

- Cách kiếm tiền hả?

Quý ròm mạnh bạo:
       
- Ừ! Cách này chắc ăn như bắp!

Rồi không đợi Tiểu Long kịp phản ứng, nó đứng bật dậy nắm tay bạn kéo đi:

- Đi! Đi theo tao! Tiểu Long nhăn nhó:

- Nhưng mà đi đâu?

- Tới nhà tao! - Quý ròm hăm hở - Tới đó mày sẽ biết!

Rồi bất chấp cái chân đau, nó cầm tay Tiểu Long lôi một mạch khiến thằng này không có cách nào khác là co giò lính quýnh chạy theo .


(hết chương 2)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 27-9-2016 21:26:00 | Xem tất
NHÀ ẢO THUẬT

Chương 3



Thấy Quý ròm xồng xộc bước vào, bà kêu:

- Sao về sớm thế cháu?

Rồi nhác thấy Tiểu Long lẽo đẽo đi sau, bà mỉm cười vui vẻ:

- Ồ, Tiểu Long đấy hả? Cháu vào nhà chơi đi!

Tiểu Long dạ lí nhí trong miệng rồi lật đật theo Quý ròm vào phòng học.

Vừa ngồi xuống ghế, Tiểu Long đã nôn nóng hỏi ngay:

- Sao? Cách gì, bây giờ mày nói tao nghe đi!

Quý ròm lấy vẻ trịnh trọng:

- Tao sẽ làm trò ảo thuật!

- Tưởng gì! Mày lúc nào mà chả thích làm mấy trò ảo thuật! - Giọng Tiểu Long đượm thất vọng.

Quý ròm đập đập hai tay vào nhau:

- Nhưng lần này khác! Lần này tao sẽ bán vé!

- Bán vé? - Tiểu Long thô lố mắt - Bán cho ai?

- Bán cho bọn trẻ trong xóm. Và mình sẽ có khối tiền! - Quý ròm nói với vẻ tự tin.

Nhưng Tiểu Long nhún vai tỏ ý nghi ngờ:

- Chắc gì tụi nó chịu mua vé!

- Mày đừng lo! - Quý ròm trấn an bạn - Vấn đề là mình phải biết quảng cáo cho rôm rả! Lát nữa trong khi tao chuẩn bị sân khấu thì mày viết một tấm áp-phích dán ngay trước cổng. Nhớ ghi rõ: Ảo thuật gia Elvis Quý sẽ trình diễn những màn ảo thuật ly kỳ hấp dẫn, không thể nào tin được như biến nước thành lửa, lấy máu vẽ tranh... Giá bình dân 2000 đồng/vé. Ai chậm chân coi như chết nửa đời người...

- Giá bình dân gì mà tới 2000 đồng? - Tiểu Long phản đối.

- Mày chả biết gì cả! - Quý ròm khịt khịt mũi - Hôm trước, ảo thuật gia Elvis Công về biểu diễn ở Nhà hát Thành phố bán tới cả trăm ngàn đồng một vé lận. Tao bán có hai ngàn đồng, ăn nhằm gì!

Tiểu Long vẫn chưa yên tâm:

- Nhưng tụi nhóc đào đâu ra tiền mà mua vé?

- Hai ngàn đồng thì đứa nào chả có! - Quý ròm nhún vai - Nếu không có chúng sẽ xin anh chị! Bằng một chai nước ngọt Tribeco chứ mấy!

Nghe Quý ròm thuyết một hồi, Tiểu Long bắt đầu cảm thấy bùi tai. Nhưng nó sực nhớ tới một vấn đề nan giải khác:

- Biết lấy gì làm vé bây giờ?

Quý ròm chỉ tay ra sau bếp:

- Mày chạy ra đằng sau nhặt củ khoai đem lên đây, rồi lấy dao khắc! Chỉ khắc giá tiền thôi! Xong lấy phẩm đỏ bôi vào rồi in lên giấy! Mày sẽ có hàng trăm vé trong nháy mắt!

Tới đây thì Tiểu Long không thắc mắc nữa. Nó lặng lẽ rảo xuống bếp. Nó cũng không hỏi xem liệu lát nữa đây Quý ròm có sẽ thực hiện được những trò ảo thuật "không thể nào tin được" như những gì nó sắp phải ghi trên tờ áp-phích quảng cáo hay không.

Về khoản này, Tiểu Long rất tin bạn. Xưa nay, nó đã thấy Quý ròm làm trò nhiều lần, cả lúc ở nhà lẫn khi liên hoan văn nghệ trên lớp. Trước đám đông, những tiết mục đặc sắc của Quý ròm bao giờ cũng được hoan nghênh nhiệt liệt. Tiểu Long chẳng lo chuyện đó. Nó chỉ lo chẳng biết chốc nữa bọn nhóc có mặn mà gì với chuyện bỏ tiền mua vé vào xem nhà ảo thuật "cây nhà lá vườn" biểu diễn hay không.

Trong khi Tiểu Long đang lui cui in vé và trình bày áp-phích quảng cáo thì Quý ròm bận rộn chuẩn bị sân khấu, phông màn.

Những trò ảo thuật này Quý ròm đã từng thực hiện qua nhiều lần nên nó không cần phải dợt lại nữa. Bây giờ nó chỉ cốt làm sao cho khung cảnh trong phòng thật nổi bật để tăng hiệu quả biểu diễn.

Lần đầu tiên biểu diễn có bán vé, Quý ròm không tránh khỏi cảm giác hồi hộp. Diễn không khéo hoặc "bể dĩa" nửa chừng, bọn nhóc nhao nhao lên phản đối hoặc đòi tiền lại thì khốn. Lúc ấy coi như chẳng cần phải mơ tưởng gì đến con gấu bông cho nhỏ Oanh nữa.

Quý ròm vừa làm vừa loay hoay tính toán. Nó khệ nệ khuân chiếc bàn ra giữa phòng, lót một tấm ni-lông lên trên rồi thận trọng sắp xếp lên đó các loại chai lọ cùng các túi hóa chất đã được sửa soạn sẵn.

Khi kéo rèm cửa sổ, Quý ròm thấy cần phải căng thêm lên bức vách phía sau một tấm màn trắng để làm nổi rõ màu sắc của các loại dung dịch cũng như các thứ khói lửa sẽ lần lượt xuất hiện trong cuộc trình diễn.

Nhưng biết tìm đâu ra một bức màn trắng bây giờ? Ngẫm nghĩ một hồi, Quý ròm chợt sáng mắt lên khi nhớ tới những tấm drap trải giường. Nhưng khổ nỗi, tấm drap của nó lại may bằng thứ vải in bông. Tấm drap của nhỏ Diệp cũng màu mè sặc sỡ. Chỉ có tấm drap trải giường của anh Vũ là drap trắng.

Nghĩ đến chuyện tháo tấm drap của anh Vũ để căng màn, Quý ròm thốt rùng mình. Cũng như bà, anh Vũ rất nghiêm khắc với nó trong những chuyện như thế này. Anh thường bĩu môi chê bai nó, bảo những "thí nghiệm khoa học" của nó chỉ là trò trẻ con. Mỗi lần thấy nó loay hoay với đống chai lọ, anh thường nhún vai "Mày chỉ tổ làm rác nhà!". Đối với anh Vũ, để có thể trò thành người chững chạc, phải biết vứt những thứ lỉnh kỉnh đó đi. Người chững chạc là người phải biết suy tư mơ mộng, phải biết ngồi vẩn vơ hàng giờ bên cửa sổ, ngắm mưa rơi lất phất bên ngoài để rồi sau đó ngồi vẩn vơ bên cửa sổ thêm hàng giờ nữa để cặm cụi viết những vần thơ không bao giờ đăng báo, hay nói chính xác hơn là không báo nào chịu đăng. Giống như trường hợp của anh.

Quý ròm đã thấy anh Vũ làm từng tập, từng tập thơ, chi chít hết cuốn sổ này đến cuốn sổ khác. Nhưng dường như những sáng tác của anh chẳng có báo nào tiêu thụ. Chỉ đến khi anh quen với chị Ngần, lần đầu tiên Quý ròm mới thấy có người chịu đọc thơ anh và đó cũng là người độc giả duy nhất thường hỏi mượn những tập thơ của anh để đem về nhà, nhưng đem về có phải để đọc hay không thì Quý ròm không biết.

Nói chung, Quý ròm chẳng ác cảm gì với "món" thơ văn của anh Vũ. Nó cũng chẳng hề châm chọc anh, mặc dù đôi lúc nó thấy buồn cười. Vậy àm chẳng hiểu sao anh Vũ lại có vẻ như không chịu đựng được nổi cái "món" khoa học của nó. Có lẽ là do trong khi tiến hành những cuộc thí nghiệm triền miên của mình, vì thiếu thốn dụng cụ, nó hay đụng đến đồ đạc của anh, khi thì "chớp" vài cái bật lửa, lúc lại "cuỗm" con dao cái kéo và sau đó nếu không thất lạc thì những món này cũng bị sút cán gãy gọn hoặc long đinh tuột ốc. Có lần tức quá, anh Vũ đe "Mày mà còn làm hỏng đến đồ của tao lần nữa, tao sẽ vứt toàn bộ những thứ lốc cốc leng keng của mày vào hố rác cho xem!".

Bây giờ nhớ lại gương mặt đỏ bừng của anh lúc đó, Quý ròm hãy còn hãi. Nhưng nếu không có tấm drap trẳng của anh thì màn biểu diễn chốc nữa đây trông sẽ chẳng ra sao. Thí nghiệm một mình thì chả cần gì ba thứ đó, nhưng trổ tài trước một đám đông khán giả, lại có bán vé thu tiền hẳn hoi thì lại là chuyện khác, đâu thể qua loa sơ sài được!

Đắn đo cân nhắc một hồi, Quý ròm quyết định liều. Nó nhủ "Anh Vũ sẽ chẳng biết đâu! Mình sẽ giữ gìn tấm drap cẩn thận, đến lúc anh đi học về thì mọi thứ đã đâu vào đấy!". Nghĩ là làm, Quý ròm rón rén bước qua phòng ngủ!.

Nhưng đến khi nó tháo được tấm drap giường, xếp lại kẹp vào nách chuẩn bị đi ra thì bà trông thấy.

- Này, này, cháu lại định nghịch ngợm gì đấy? - Bà hớt hải kêu.

Quý ròm giật bắn người. Nãy giờ mải lo đến sự thành bại của buổi diễn, nó quên bẵng mất sự có mặt của bà ở nhà. Thế này thì gay go to! Quý ròm quay người lại, giấu tấm drap ra sau lưng, giọng hiền khô:

- Dạ, cháu có định làm gì đâu ạ!

Bà nheo nheo mắt:

- Thế cháu giấu cái gì sau lưng đấy?

- Cái này ấy à? - Quý ròm lúng túng - Đây là chiếc áo bẩn, cháu định đem đi giặt!

- Cháu mà giặt đồ? - Bà trợn tròn mắt, như không tin vào tai mình.

Trong nhà, Quý ròm là chúa lười. Ngoài niềm say mê học tập, nó chỉ biết vùi đầu vào đống chai lọ, chứ để tâm gì đến chuyện chung quanh. Việc nhà việc cửa, nó phó hết cho bà và nhỏ Diệp. Vì vậy, bảo Quý ròm tự giặt đồ cũng hoang đường như bảo đức vua tự thổi cơm ăn! Nhìn vẻ mặt sửng sốt của bà, Quý ròm biết ngay là mình bị hớ. Nó vội vàng chữa:

- Cháu có bảo là cháu tự giặt đồ đâu! Cháu chỉ định đem bỏ vào thau thôi mà!

- Nhưng đấy không phải là chiếc áo! - Bà vẫn nhìn lom lom vào mặt Quý ròm, giọng đe dọa.

Quý ròm liếm môi:

- Bà thật lạ! Chả là áo chứ là gì?

Bà chìa tay ra:

- Là gì thì cháu cứ đưa đây là biết ngay!

Tới nước này thì Quý ròm biết là không thể giấu giếm bà được. Nó buột miệng:

- Là tấm drap giường!

Tuy vậy, nó vẫn thủ tay sau lưng.

Nhưng bà chẳng buồn nhìn nó. Bà đảo mắt nhìn quanh phòng ngủ một vòng rồi thảng thốt kêu:

- Trời đất, sao cháu dám lấy tấm drap của anh Vũ để làm đồ chơi! Cháu không sợ anh Vũ sẽ xé xác cháu hay sao?

Quý ròm khịt khịt mũi:

- Chỉ khi nào bà nói thì anh Vũ mới biết thôi!

Quý ròm tưởng nói vậy bà sẽ không làm khó dễ cho nó. Nào ngờ bà nghiêm mặt lại:

- Bà sẽ nói! Bà không muốn cháu nghịch phá đồ đạc của người khác!

Thái độ cương quyết của bà khiến Quý ròm nhăn nhó:

- Cháu đã nói với bà bao nhiêu lần rồi! Đây không phải là trò nghịch phá!

Bà lắc đầu:

- Là "thí nghiệm khoa học" thì cũng thế thôi!

- Cũng không phải là thí nghiệm khoa học nữa! - Cuối cùng không nén được, Quý ròm kêu lên - Đây là cháu giúp bạn!

Câu nói của Quý ròm làm bà ngẩn ngơ:

- Giúp bạn là sao?

- Nghĩa là cháu muốn giúp Tiểu Long ấy mà! Nghĩa là như thế này này...

Vừa nói Quý ròm vừa ngồi xuống ghế. Nó không giấu tấm drap sau lưng nữa, mà đặt lên đùi. Rồi nó bùi ngùi thuật lại cho bà nghe nó đã bắt gặp Tiểu Long ngồi thẫn thờ ngoài sân như thế nào và Tiểu Long đã tâm sự với nó ra sao...

Quý ròm không giấu giếm điều gì. Nó kể cả chuyện nó định bán vé cho bọn nhóc vào xem nó biểu diễn. Tất nhiên khi thú thật đoạn này, nó có liếc trộm bà mấy lần để xem bà phản ứng ra sao. Nhưng nó chẳng thấy gì đặc biệt cả. Bà vẫn ngồi im nghe nó nói, mặt mày nghiêm nghị một cách khác thường.

Mãi đến khi nó nói xong, bà mới trầm ngâm bảo:

- Vậy thì cháy đem tấm drap đi đi! Nhưng nhớ đừng làm bẩn đấy!

Bà nói ngắn gọn, đơn giản nhưng rõ ràng. Quý ròm tưởng như có ai vừa nhấc một tảng đá ra khỏi ngực mình. Mặt tươi hơn hớn, nó đứng bật dậy phóng vụt ra cửa.

Có tiếng bà với theo:

- Làm gì thì làm nhưng chớ có giở trò súng ống đì đoàng ra nữa đấy nhé!


(hết chương 3)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-10-2016 19:01:14 | Xem tất
NHÀ ẢO THUẬT

Chương 4


Tất nhiên lần này Quý ròm chả dại gì gây ra tiếng nổ. Nó chỉ làm trò lửa cháy thôi. Nhưng lửa cháy trong phòng, lại bùng lên rồi tắt ngay, hẳn là bà không thấy.

Bây giờ chỉ còn mỗi chuyện trang phục. Quý ròm vừa căng tấm drap lên tường vừa cố nhớ xem trong tủ có bộ quần áo nào giông giống với bộ cánh mà các nhà ảo thuật thường mặc hay không, nhưng nó chẳng nhớ ra một bộ nào như vậy cả.

Rốt cuộc, sau một hồi lục lục lọi lọi, Quý ròm đành tạm bằng lòng với chiếc áo ghi-lê màu tím thẫm, loại áo khoác bên ngoài sơ-mi mà lâu nay nó rất ít đụng tới.

Đang đứng săm soi ngắm nghía trước gương, Quý ròm chợt thấy Tiểu Long thò đầu vào.

- Sao, mày đã dán tờ quảng cáo lên cổng chưa? - Quý ròm quay lại hỏi.

- Rồi! Tụi nhóc bu đông như kiến!

Quý ròm sung sướng:

- Tụi nó có nói gì không?

- Có

- Tụi nó nói sao?

Quý ròm hỏi dồn khiến Tiểu Long đâm rụt rè. Nó ngắc ngứ một hồi ròi mới đáp:

- Tụi nó bảo mày xạo!

Quý ròm sầm mặt:

- Đứa nào nói vậy, mày cứ gõ bẹp đầu! Bảo tụi nó, nếu tao xạo, cho tụi nó dẫn ba mẹ tới đòi tiền lại!

Tiểu Long quay ra một lát lại quay vào. Lần này mặt nó trông hí hửng:

- Tao bán được ba vé rồi!

Quý ròm cau mặt:

- Ba vé thì ăn nhằm gì! Ra bán tiếp đi!

Tiểu Long chớp mắt:

- Tụi nó hỏi chừng nào mới bắt đầu biểu diễn!

- Mày cứ nói là mười lăm phút nữa!

Tiểu Long lại quay ra. Nhưng cứ chốc chốc nó lại thò đầu vào, thông báo:

- Được năm vé rồi!

- Được tám vé!

- Mười hai vé!

Quý ròm vuốt vuốt cổ áo:

- Mười hai vé mới được hăm bốn ngàn, chưa ăn thua gì cả!

Nhưng Tiểu Long chẳng thể làm hơn được nữa. Nó bán tới vé thứ mười lăm thì những đứa đã mua vé sốt ruột lắm rồi. Chúng nhao nhao:

- Diễn đi chứ! Mười lăm phút sao lâu quá vậy?

- Mở màn lẹ đi! Tao còn phải chạy đi mua dầu cho mẹ tao!

- Không diễn là ông trả vé lại à!

Tiểu Long nhắn nhó nhìn Quý ròm:

- Giờ sao mày?

- Đành phải bắt đầu chứ sao! - Quý ròm nhún vai, rồi nó tặc lưỡi an ủi bạn - Được ba chục ngàn cũng khá lắm rồi! Mày cứ yên chí, rồi mình sẽ nghĩ ra cách để xoay tiếp!

Nói xong, nó lẩn ngay vào phòng.

Khi Tiểu Long dẫn khán giả vào thì Quý ròm đã ung dung đứng trước chiếc bàn ngổn ngang chai lọ, mặt mày lạnh lẽo không thua gì David Copperfield lúc sắp sửa đi xuyên qua bức tường của Vạn lý trường thành.

Rèm cửa buông kín và những chiếc bóng đèn được Quý ròm phủ một lớp giấy bóng đang tỏa ra thứ ánh sáng nhờ nhờ càng làm tăng thêm vẻ nghiêm trang, huyền bí.

Nhưng khung cảnh âm u hồi hộp đó nhanh chóng bị phá vỡ bởi đám khán giả ồn ào, lắm miệng. Tiếng một đứa oang oang

- Ngồi ở đâu đây? Rạp xiếc gì chả có ghế ghiếc gì hết vậy?

Khi nghe Tiểu Long bảo phải ngồi xếp bằng dưới đất, bọn nhóc lại la rần:

- Trời đất! Ông bỏ tới hai ngàn mua vé mà vào đây bắt ông ngồi dưới đất!

- Tao chẳng chịu đâu! Ngồi dơ quần lát về mẹ tao đánh cho bét đít!

Giữa những tiếng la chí chóe của đám trẻ bát nháo, bộ tịch Tiểu Long nom đến tội. Nó cứ xoay hết bên này đến bên kia, nhấn cổ được ông nhóc này ngồi xuống thì ông nhóc khác lại nhổm lên, cứ hệt như một chị nhà quê đang cuống cuồng đuổi bắt đàn vịt sổng giữa chợ.

Quý ròm nhìn quang cảnh trước mắt, vừa tức vừa buồn cười. Cuối cùng, thấy Tiểu Long cứ loay hoay mãi vẫn không dẹp được bọn lỏi tì, nó liền cầm lên chiếc đũa thủy tinh gõ "coong coong" vào chiếc bình trước mặt:

- Yên lặng! Yên lặng! Màn ảo thuật thứ nhất bắt đầu!

Mưu kế của Quý ròm quả nhiên hiệu nghiệm như thần. Nó vừa cất tiếng, bọn nhóc lập tức im bặt, mắt đứa nào đứa nấy thò lỏ nhìn về phía nó.

Đến bây giờ bọn nhóc mới để ý đến chiếc áo khoác lửng trên người Quý ròm và chiếc mũ đen Quý ròm đang đội. Ừ, thằng này nom cũng có vẻ ảo thuật gia ra phết! Nhiều đứa nghĩ, và vì thế chúng ngồi im trố mắt xem thử Quý ròm định làm trò gì, quên bẵng mất nỗi lo dơ quần dơ áo.

Thấy bọn nhóc đã bắt đầu tập trung chú ý đến mình, Quý ròm buông chiếc đũa thủy tinh xuống và từ từ nhấc hai chiếc bình trước mặt lên, giọng trịnh trọng:

- Thưa các bạn! Thưa quý ông quý bà!

Quý ròm mới nói đến đây đã nghe phía dưới có tiếng cười hí hí, nhưng nó phớt lờ, tiếp:

- Màn ảo thuật lạ lùng mà tôi sắp trình diễn với quý ông quý bà đây có liên quan đến một vụ án thời xưa...

Nói đến đây, Quý ròm cố ý ngưng một chút, cốt tạo sự hồi hộp cho khán giả. Quả nhiên, nghe nói có "vụ án", bọn nhóc há hốc mồm, lắng tai chờ nghe tiếp.

- Cái vụ án đó là như thế này! - Quý ròm hắng giọng kể - Ngày xưa có một tay nhà giàu nọ muốn cướp vợ của một người hàng xóm nghèo, bèn lập kế gọi người hàng xóm đó đến xay gạo giùm, rồi vu cho anh ta tội ăn cắp vàng bạc của gia chủ. Vụ án lập tức được báo lên quan. Quan ăn của đút của tay nhà giàu từ trước nên mặc cho người hàng xóm kêu oan như bộng, vẫn đổ riệt tội trạng lên đầu anh ta và kêu án đày biệt xứ. May thay lúc ấy có một người thuật sĩ đi ngang qua, nghe chuyện, liền xin vào ra mắt. Sau khi hỏi han đầu đuôi tự sự, người thuật sĩ biết vụ án có nhiều oan khuất, bèn đứng ra minh oan cho anh hàng xóm nghèo và vạch trần âm mưu đổi trắng thay đen của tên nhà giàu quỷ quyệt. Lý lẽ vững chắc của người thuật sĩ khiến quan cứng họng không cãi lại được tiếng nào. Tức mình, quan bèn đập bàn hét "Trắng là trắng, đen là đen! Đổi trắng thay đen thế nào được mà nhà người cứ lải nhải mãi thế!". Trước trận lôi đình của quan, người thuật sĩ vẫn bình tĩnh đáp "Thưa ngài, đổi trắng thay đen là chuyện thường tình ở đời. Ngay cả thứ nước màu trắng trong chiếc bình trước mặt ngài đây, tôi cũng có thể biến nó thành màu đen trong chớp mắt, huống gì những chuyện xa xôi!"...

Kể đến đây, Quý ròm lắc lắc hai chiếc bình đang cầm trên tay rồi nhẹ nhàng đặt xuống, giọng nghiêm nghị:

- Đó chính là hai chiếc bình này đây!

Bọn nhóc lập tức chen nhau chồm tới trước để nhìn cho rõ hai chiếc bình.

Một đứa hỏi:

- Như vậy là người thuật sĩ có cả thảy mấy chiếc bình? Hai chiếc hay một chiếc?

Quý ròm khịt mũi:

- Tất nhiên là hai chiếc!

- Sao khi nãy mày bảo chỉ có một chiếc? - Thằng nhóc cãi lại.

- Tao chả bảo gì cả! - Quý ròm nổi quạu - Một chiếc hay hai chiếc cùng vậy thôi!

Một đứa khác tỏ ý nghi ngờ:

- Nhưng chắc gì đây là hai chiếc bình của người thuật sĩ nọ?

Quý ròm gầm gừ:

- Chắc hay không gì thì dang ra rồi mày sẽ biết!

Vừa nói Quý ròm vừa nháy mắt ra hiệu cho Tiểu Long "dẹp loạn". Hiểu ý bạn, Tiểu Long vội vàng dang rộng hai cánh tay vạm vỡ lùa đám khán giả đang chồm chồm trở về chỗ cũ:

- Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Khi bọn nhóc đã ổn định trật tự, Quý ròm liền cầm hai chiếc bình đưa qua đưa lại trước mặt:

- Quý ông quý bà nhìn kỹ đi! Trong hai chiếc bình này, một chiếc đựng nước trắng, một chiếc đựng bột trắng. Nói chung chỉ toàn màu trắng. Và người thuật sĩ đã làm thế này đây!

Nói vừa dứt câu, Quý ròm nhanh tay đổ chất dịch lỏng trong suốt vào bình chứa bột. Xong, nó lấy chiếc đũa thủy tinh quậy lên.

Trong thoáng chốc, trước ánh mắt ngỡ ngàng của bọn nhóc, chiếc bình thủy tinh đột ngột sẫm màu lại và bắt đầu bốc khói. Và chừng vài phút sau, một khối cứng màu đen bỗng trồi lên khỏi miệng bình đến mấy phân, nổi bật trên nền trắng của tấm drap căng phía sau và kéo theo nó những tiếng xuýt xoa thán phục:

- Chậc, chậc! Tài quá hén!

- Đúng là "đổi trắng thay đen"! Hay thật!

- Có thể mới đáng đồng tiền bát gạo chứ!

Tiểu Long ngồi lẫn trong đám nhóc, nghe khen, sướng phổng mũi, luôn miệng cười hì hì.

Quý ròm cũng khoái chí không kém, nhưng lỡ đóng vai David Copperfield, nó phải cố giữ vẻ đĩnh đạc và phớt tỉnh để xứng đáng với tầm vóc của mình.

Sau khi dẹp hai chiếc bình và đặt lên bàn một tấm bìa cứng, Quý ròm gõ gõ chiếc đũa thủy tinh xuống bàn:

- Quý ông quý bà lưu ý! Đây là màn ảo thuật thứ hai, còn ly kỳ hấp dẫn hơn màn thứ nhất! Màn này...

- Khoan đã! Màn khi nãy đã xong đâu! - Một ông nhóc bỗng chồm dậy vọt miệng chen ngang.

Đám đông đang nôn nóng chờ xem màn tiếp theo, thình lình bị ông nhóc này làm cụt hứng, bèn nhao nhao phản đối:

- Đồ phá đám, ngồi xuống đi!

- Người ta đã đổi trắng thành đen rồi, còn xong với chưa xong gì nữa!

Ông nhóc gãi đầu:

- Nhưng còn người hàng xóm nọ...

- Người hàng xóm nào? - Có tiếng hỏi.

- Thì người hàng xóm trong câu chuyện khi nãy chứ người hàng xóm nào! Rốt cuộc anh ta có được tha hay không?

- Tất nhiên là được tha rồi!

- Sao mày biết?

- Sao lại không biết?

- Đừng có dóc! Câu chuyện vừa rồi đã kể hết đâu!

- Kể chưa hết cũng biết! Nếu không được tha thì chẳng ai kể làm gì!

Thấy cuộc đối đáp lạc đề này có nguy cơ kéo dài đến vô tận, Quý ròm vội vã can thiệp:

- Thôi đừng cãi nhau nữa! Tóm lại là người hàng xóm được tha, tên nhà giàu vô ngục! Bây giờ xin mời quý ông quý bà xem tiếp...


(hết chương 4)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 15-10-2016 22:32:11 | Xem tất
NHÀ ẢO THUẬT

Chương 5


Màn biểu diễn thứ hai của Quý ròm còn rùng rợn, ly kỳ hơn nữa.

- Quý ông quý bà hãy nhìn kỹ đây!

Vừa nói Quý ròm vừa chìa ngón trỏ tay phải ra phía trước.

- Có thấy gì không? - Nó hỏi.

Bọn nhóc nhìn sững vào ngón tay của nhà ảo thuật:

- Thấy

- Thấy gì?

- Thấy... ngón tay.

Quý ròm hừ giọng:

- Thấy ngón tay thì nói làm gì! Chứ chả lẽ đó là... ngón chân?

Vẻ phật ý của Quý ròm khiến bọn nhóc ngơ ngác. Chúng chả hiểu nhà ảo thuật muốn gì.

Quý ròm lại đằng hắng:

- Quý ông quý bà cố nhìn kỹ đi! Trên ngón tay có gì không?

- Có gì là có gì? - Nhiều cái miệng nhao nhao.

Quý ròm lạnh lùng:

- Có thấy máu không?

Nghe đến máu, bọn nhóc bỗng dưng rụt cổ lại:

- Máu ư? Không, không thấy!

Quý ròm nhếch mép:

- Nhưng bây giờ thì quý ông quý bà sẽ thấy!

Nói xong, Quý ròm thò tay vào ngăn bàn lấy ra một con dao găm. Nó huơ huơ con dao trong không khí:

- Tôi sẽ dùng con dao này cắt ngón tay mình chơi!

Bọn nhóc trố mắt nhìn con dao, đứa nào đứa nấy trống ngực đập thình thịch. Một đứa run rẩy hỏi:

- Cắt đứa lìa ngón tay ra luôn ư?

- Chả cần phải cắt đứt lìa làm gì? - Quý ròm vừa đáp vừa rủa thầm - Chỉ cắt tí xíu đủ để chảy máu thôi!

Nghe vậy, bọn nhóc đồng loạt thở phào. Mặc dù bấm bụng bỏ tiền mua vé cốt để xem những trò kỳ bí, không đứa nào muốn nhìn thấy ngón tay của nhà ảo thuật bị cắt bỏ một cách thương tâm. Nhưng dù đã được nhà ảo thuật cho biết trước là chỉ cắt một tí tẹo trên đầu ngón tay thôi, khi Quý ròm bắt đầu kê ngón tay vào lưỡi dao, mặt mày bọn nhóc cứ đuỗn ra vì xúc động và vì sợ hãi. Bọn con gái thì thét lên the thé và nhắm tịt mắt lại.

Tiểu Long mở mắt thao láo, tay áp lên ngực. Nó chưa thấy bạn nó diễn trò này lần nào.

Quý ròm có vẻ thích chí trước vẻ mặt căng thẳng của bọn nhóc. Nó liếc mạnh lưỡi dao lên ngón tay kêu đánh "soẹt" một cái rồi thản nhiên giơ ngón tay lên:

- Xong rồi! Nhìn đây!

Bọn nhóc nhìn lên, đứa nào cũng cố mở căng mắt để nhìn thật rõ ngón tay của nhà ảo thuật. Quả nhiên có một vệt máu trên đầu ngón tay của Quý ròm. Dưới ánh đèn nhờ nhờ, vệt máu như đang thẫm lại. Không khí trong phòng bỗng chốc như đông lại. Dường như tất cả bọn nhóc đều nín thở.

Mãi một lúc, có tiếng con gái kêu lên:

- Eo ơi, kinh quá!

- Chẳng có gì gọi là kinh cả! - Quý ròm nhún vai - Bây giờ tôi sẽ dùng ngón tay này để vẽ tranh!

Dùng tay trái xoay tấm bìa cứng trên bàn lại, Quý ròm chìa ngón tay đẫm máu vẽ lên đó hình con bướm. Đầu ngón tay nó vạch đến đâu, những nét đỏ thẫm hiện ra đến đó khiến bọn nhóc cứ há hốc mồm ra và tự động nhích gần lại chiếc bàn lúc nào không hay.

Màn ảo thuật "lấy máu vẽ tranh" của Quý ròm đã thực sự hớp hồn khán giả. Bọn nhóc sững sờ đến mức khi thấy Quý ròm cất tấm bìa và đang loay hoay sắp xếp dụng cụ chuẩn bị cho màn diễn tiếp theo, ba bốn đứa đã tranh nhau nhắc nhở:

- Kiếm bông băng buộc ngón tay lại đã!

Vẻ lo lắng chân thành của bọn nhóc khiến Quý ròm dở khóc dở cười. Dĩ nhiên nhà ảo thuật của chúng ta dại gì cắt tay mình. Màu máu đỏ vừa rồi chẳng qua chỉ là phản ứng của sắt clorua bôi trên ngón tay với dung dịch kali thioxynat đã được phủ trên lưỡi dao và trên tấm bìa từ trước. Nhưng để cho bọn nhóc khỏi nghi ngờ, Quý ròm vẫn quay lại phía Tiểu Long, vờ ra lệnh:

- Lấy thuốc đỏ và bông băng mau! Tao đã nghe đau đau rồi đấy!

Vừa nói nó vừa tặc lưỡi ra vẻ vết thương đã bắt đầu hành hạ.

Sau khi đã xức thuốc và quấn một cục băng trắng toát, to sụ nơi đầu ngón tay, Quý ròm bắt đầu màn trình diễn thứ ba.

Lần này, đồ nghề của nó chỉ có một cái túi treo. Trên bàn là một bình nước và một chiếc cốc.

Cũng như màn thứ nhất, trước khi vào cuộc, nhà ảo thuật đi một đường giới thiệu "đại ý" và "xuất xứ":

- Thưa quý ông quý bà, sở dĩ tôi biết được bí quyết "biến nước thành lửa" này là do một anh bạn truyền thụ lại. Anh bạn tôi là một nhà đi biển. Sau nhiều chuyến vượt đại dương thành công, một ngày kia chẳng may chiếc tàu của anh bị một cơn bão lớn đánh tan thành từng mảnh...

Quý ròm ngừng lại một vài giây đúng theo "bài bản" rồi mới đảo mắt nhìn khắp lượt khán giả, thủng thẳng tiếp:

- Khi rơi xuống biển, anh may mắn vớ được một tấm ván, nhờ vậy anh thoát chết. Nhưng anh chỉ thoát cái chết trước mắt, còn cái chết từ từ vẫn đang chờ đợi anh. Lênh đênh trên biển cả mênh mông, hàng ngày anh có thể bắt cá sống ăn cầm hơi nhưng cái lạnh ban đêm trên biển dần dần đánh quỵ anh. Cho đến khi anh không thể chịu đựng hơn được nữa, chỉ còn chờ thần chết tới rước đi, tâm linh anh tự nhiên sáng suốt và anh chợt nghĩ ra bí quyết có thể biến nước thành lửa. Nhờ bí quyết này, từ hôm đó anh có thể nướng cá để ăn và nhất là có thể chống chọi lại cái lạnh chết người giữa đại dương để bình tĩnh chờ tàu đến cứu. Sau khi thoát được về đất liền, anh tình cờ gặp tôi và chỉ cho tôi cái bí quyết thần kỳ đó. Bây giờ quý ông quý bà hãy xem đây!

Quý ròm cầm chiếc bình lên từ từ rót nước ra cốc. Và trước những cặp mắt hau háu đang chăm chú kia, nó bưng cốc nước uống một hớp:

- Quý ông quý bà thấy đấy! Đây là nước! Tôi vừa mới uống!

- Cho uống một hớp coi nào! - Một ông nhóc háo hức nài nỉ.

Quý ròm hơi cau mày nhưng nó vẫn bước lại trao chiếc cốc cho tay khán giả "phá đám" kia:

- Uống một tợp nhỏ thôi đấy nhé!

Được nhà ảo thuật cho uống "nước phép" quả là một đặc ân! Ông nhóc mừng rơn, cầm chiếc cốc bằng hai tay một cách kính cẩn và rụt rè nhấp môi vào miệng cốc.

Chả biết ông nhóc đã uống được tẹo nước nào vào bụng chưa, chỉ thấy khi nó vừa chạm môi vào cốc, nhà ảo thuật đã thò tay giật phắt chiếc cốc:

- Uống thế đủ rồi! Muốn uống nữa thì về nhà mà uống!

Hành động thô bạo của Quý ròm chẳng khiến vị khán giả may mắn kia phật lòng tí ti nào. Nó chép miệng vẻ thỏa mãn:

- Quả là nước thật! Uống cứ mát cả ruột!

Quý ròm vội vàng nắm ngay lấy cơ hội:

- Quý ông quý bà đã nghe rõ cả rồi đấy nhé! Đây là nước chứ chả phải xăng dầu gì sất!

Rồi vẫn cầm chiếc cốc trên tay, nó bước lại chỗ túi treo, cao giọng:

- Bây giờ thí quý ông quý bà hãy nhìn đây!

Vừa nói Quý ròm vừa từ từ giơ cao chiếc cốc.

Như bị một sức mạnh vô hình thu hút, bọn nhóc chen nhau dồn tới trước, xúm xít quanh chiếc bàn, mắt đứa nào đứa nấy căng hết cỡ.

Quý ròm lẹ làng nghiêng cốc và thoát một cái, dốc hết chỗ nước còn lại vào túi. Ngay tức khắc, từ trong túi một ngọn lửa phực lên và bốc cao gần cả thước, sáng rỡ, chói lòa. Căn phòng đột ngột rực lên như bốc cháy.

Mặc dù đã đề phòng từ trước, bọn nhóc vẫn kinh hoàng. Cả bọn thét lên be be và quýnh quíu lùi lại. Trong khi nhốn nháo xô đẩy nhau, chúng hất đổ cả chiếc bàn khiến chiếc bình rơi xuống đất vỡ loảng xoảng.

Trong khi Tiểu Long đang luống cuống chưa biết xoay xở ra sao thì Quý ròm đã nhảy xổ lại, gầm lên:

- Ngồi cả xuống! Tụi mày làm cái trò ngu ngốc gì thế?

Đang cơn điên tiết, nhà ảo thuật của chúng ta chả buồn gọi khán giả của mình là "quý ông quý bà" theo đúng phép lịch sự như khi nãy nữa.

Nhưng mặc cho Quý ròm gầm thét, bọn nhóc vẫn đứng trơ ra, có vẻ như sự sợ hãi đã đóng đinh bọn chúng xuống đất. Vẻ kinh khiếp mỗi lúc một hiện rõ trên mặt bọn nhóc khiến Quý ròm rất đỗi ngạc nhiên. Nó quay phắt lại và điếng người khi thấy tấm drap treo trên tường đang bắt đầu bén lửa.

Hóa ra khi chiếc bàn ngã xuống, nó đã hất đổ và làm vỡ cả bình ête êtylic thừa đặt hờ hững trên thùng các-tông kế đó. Ête êtylic vốn là chất dễ gây cháy. Đó chính là chất mà Quý ròm đã đổ vào túi treo cùng với kali để biểu diễn trò "biến nước thành lửa".

Vừa rồi ête văng ra, bắn vào tấm drap và lập tức bắt lửa từ túi treo.

Lúc này Tiểu Long cũng vừa phát hiện ra đốm lửa trên tấm drap. Liếc vội Quý ròm, thấy bạn mình mặt mày tái mét, nó hiểu ngay đó là cháy thật chứ không phải ảo thuật gì sất, liền nhảy chồm chồm:

- Nước, nước! Đứa nào chạy đi lấy nước, lẹ lên!

Một ông nhóc dợm chân định chạy, Quý ròm đã đưa tay cản lại:

- Không được! Tạt nước nguy hiểm lắm!

Nhà ảo thuật sợ chất kali còn rơi rớt đâu đó sẽ tỏa hyđro khi gặp nước, và như vậy chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa.

- Vậy thì lấy mền phủ lên! - Một đứa nói.

Quý ròm càng lúng túng. Lấy mền phủ lên chắc chắn sẽ dập tắt được lửa, nhưng đợi đến khi đem được tấm mền từ phòng ngủ qua đây, tấm drap của anh Vũ lúc ấy hẳn đã ra tro.

Đang bồn chồn vô kế khả thi, mắt Quý ròm chợt sáng lên. Nó "à" một tiếng và nhảy phóc tới trước, cầm tấm drap bặm môi giật mạnh.

Các mép drap tuột khỏi móc, rơi ngay xuống đất. Quý ròm cúi xuống, lẹ làng cuộn tròn tấm drap lại, "nhốt" cả ngọn lửa vừa bén vào trong rồi sấp người nằm đè lên trên.

Cách xử trí sáng suốt và kịp thời của Quý ròm khiến cuộc hỏa hoạn vừa mới chớm đã nhanh chóng bị dập tắt. Lúc này ngọn lửa đằng túi treo cũng đã tắt ngóm.

Bọn nhóc sau khi hoàn hồn, liền cất tiếng hò reo và ùa lại tìm cách giúp đỡ Quý ròm bằng cách tranh nhau nằm đè lên cái thân hình còm nhom của nhà ảo thuật khốn khổ.

Cuộc viện trợ muộn màng này chẳng có ý nghĩa gì thiết thực ngoài việc làm nhà ảo thuật nghẹt thở đến nỗi phải gắt om lên:

- Thôi, thôi! Tụi mày giải tán đi cho tao nhờ!

Trong khi bọn nhóc lục tục ngồi dậy và ngơ ngác nhìn nhau, không biết Quý ròm nói thật hay nói đùa thì ngoài cửa phòng đột ngột có tiếng hỏi:

- Cái gì ầm ầm trong này thế?

Nghe tiếng bà, Quý ròm điếng hồn. Nó ôm tấm drap lồm cồm ngồi dậy. Còn bọn nhóc thì không đợi giục đến lần thứ hai, nối đuôi nhau lấm lét chuồn ra cửa.

- Ôi, còn cái gì đây nữa? - Bà la lên khi nhìn thấy chiếc bàn ngã chổng kềnh và các mảnh bình vỡ đang tung tóe trên nền nhà.

Lúc này bà đã bước hẳn vào phòng, đứng đối diện với Tiểu Long và Quý ròm.

Tiểu Long nhìn bà, giọng lo lắng:

- Đấy là do bọn nhóc làm ngã!

Bà khẽ lắc đầu:

- Thật cứ hệt như lũ giặc cướp mới vào nhà!

Rồi bà chép miệng bảo Tiểu Long:

- Cháu dựng chiếc bàn lên đi! Rồi lấy chổi gom những mảnh vỡ lại! Kiểu này không khéo què chân cả lũ!

Nghe vậy, Tiểu Long thở phào nhẹ nhõm. Nó bước lại dựng chiếc bàn dậy rồi lật đật co giò phóng xuống bếp. Trong khi đó, Quý ròm vẫn đứng đực tại chỗ, tau ôm khư khư tấm drap trước bụng.

Bà chìa tay về phía nó:

- Đưa đây bà đi giặt! Còn tiếc gì mà chưa chịu buông ra!

Quý ròm vẫn không nhúc nhích. Nó ngần ngừ:

- Nhưng đây không phải là tấm drap khi nãy!

Bà hừ mũi:

- Cháu đừng có bướng! Chẳng phải tấm drap khi nãy thì là tấm drap nào?

Quý ròm nuốt nước bọt:

- Nó là tấm drap khi nãy, nhưng bây giờ nó khác rồi!

- Khác là sao? - Bà hỏi chẳng hiểu cháu mình muốn nói gì.

Quý ròm chớp mắt. Nó lưỡng lự một thoáng rồi mím môi giũ mạnh tấm drap trên tay cho nó trải ra:

- Khác là nó như thế này này!

- Chúa ơi! - Vừa nhìn thấy cái lỗ thủng nám đen, xấu xí nằm ngay giữa tấm drap, bà sửng sốt kêu lên - Cháu làm sao mà nó lại ra hình thù thế này hở cháu?

- Cháu chẳng làm sao cả! Cháu chỉ lỡ tay thôi! - Quý ròm vừa nói vừa khịt khịt mũi.

- Hừ, lỡ tay! Lỡ tay cái tổ mẹ mày!

Thỉnh thoảng bà hay nói "tổ mẹ mày". Khi đó, không phải bà giận dữ, mà bà đang lo lắng. Như lúc này, bà đang lo Quý ròm sẽ không thoát khỏi đòn trừng phạt của anh Vũ - cái thằng Vũ cộc tính, như bà vẫn nghĩ.

Thấy bà lộ vẻ đăm chiêu, Quý ròm biết ngay là bà đang tính kế gỡ tội cho mình. Bụng mừng rơn, nó ngâm chặt miệng, cố giữ yên lặng cho bà "làm việc"

- Thôi, được rồi, cháu cứ đưa đây! - Cuối cùng, bà nói - Bà sẽ bảo với anh Vũ của cháu là tấm drap này do bà làm cháy!

- Bà ư? - Quý ròm tròn mắt.

- Chứ chẳng lẽ lại là cháu?

- Nhưng bà làm cháy thế nào được? - Quý ròm nhìn bà ái ngại.

- Sao lại chẳng được! - Bà nhún vai - Bà sẽ bảo là bà lôi tấm drap ra ủi, Và trong lúc lơ đãng, bà quên nhấc bàn ủi lên. Thế là...

Bà ngừng lại, khẽ tặc tặc lưỡi và nhẹ nhàng đón lấy tấm drap trên tay Quý ròm rồi lặng lẽ bước ra khỏi phòng.

Một lát, Tiểu Long lại xuất hiện với chiếc chổi trên tay.

- Bà mày đem tấm drap đi đâu đấy? - Nó bước lại gần Quý ròm, hồi hộp hỏi.

- Bà tao đem đi giặt.

Tiểu Long vẫn chưa hết thấp thỏm. Nó liếm môi:

- Thế bà mày đã biết tấm drap bị cháy chưa?

- Biết rồi.

Tiểu Long nín thở:

- Thế bà mày nói sao?

- Bà tao bảo đó là chuyện vặt, ai mà chẳng có lần làm cháy drap!

Tiểu Long gật gật đầu.Bây giờ thì nó có thể hoàn toàn yên tâm nghĩ đến chuyện dọn dẹp. Nó bước ra giữa phòng, dò dẫm từng bước một vừa cúi lom khom vừa thận trọng đưa từng nhát chổi.

Trong thoáng mắt, những mảnh chai lọ vỡ được gom lại một chỗ. Tiểu Long dồn tất cả vào chiếc ki nhựa rồi đem đổ vào thùng rác đặt trước hiên.

Đâu đó xong xuôi, nó vỗ vai Quý ròm:

- Tao về.

Rồi móc ra một xấp giấy bạc đặt lên bàn, Tiểu Long hắng giọng:

- Mày giữ đi!

- Tao giữ tiền làm gì? - Quý ròm kêu lên.

Tiểu Long điềm nhiên:

- Theo tao, mày cần phải mua lại một tấm drap mới!

- Đừng có điên! Chuyện đó đã có bà tao lo rồi!

Quý ròm gạt phắt. Vừa nói nó vừa cầm xấp tiền nhét vào túi áo bạn:

- Mày phải cất cho kỹ chỗ tiền này! Không phải vì mày mà vì nhỏ Oanh! Hiểu chưa, đồ ngốc!

Rồi không để Tiểu Long kịp nói tiếng nào, Quý ròm mím môi đẩy thằng bạn to đùng ra khỏi phòng và nhanh tay đóng sập cửa lại.


(hết chương 5)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách