Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 1259|Trả lời: 7
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Truyện ngắn] [Truyện ngắn | K] Khi ta lớn | 1791999 | Người phụ nữ - Đứa trẻ| Completed

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả







Author: 1791999

Rating: K

Pairing: Người phụ nữ - Đứa trẻ và những nhân vật vô cùng quan trọng.

Category: Gift fic.

Disclaimer: Nó vô giá không phải vì nó không có giá trị, mà vì không có thứ vật chất nào định giá cho nó được.

Summary:

Là người, ai cũng cần một đứa trẻ.

Một đứa trẻ mà ảnh chân dung của nó luôn trong ví của bạn.

Một đứa trẻ mặt mười sáu mà nói chuyện như sáu mươi.

Một đứa trẻ khi bạn dạy dỗ sẽ chống chế.

Một đứa trẻ mà vì nó bạn có thể thương người nó yêu.

Một đứa trẻ để yêu thương và yêu thương bạn.

Hay đơn giản là một đứa trẻ dạy bạn cách vẽ vịt.

Dù sao thì...bạn cũng cần một đứa trẻ.

Note: Gửi người phụ nữ của đứa trẻ.

“Vậy là Mam sắp không thể trốn tránh khoảnh khắc già thêm một tuổi nữa đâu nhé! Mỗi năm con số trên bánh sinh nhật đều tăng thêm một đơn vị. Em hy vọng niềm vui và hạnh phúc của mam cũng sẽ tỉ lệ thuận với con số ấy. Cho mam tim nè. <3 <3 <3”

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
kyoluvjj + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 1-8-2016 21:37:49 | Chỉ xem của tác giả
1. Chuyện vẽ vịt - người kể “Sào phơi đồ”

Là sợi dây biên giới của hai tòa chung cư. Nơi hòa bình thì diễn ra hoạt động “thương mại” của các bà, các mẹ. Lúc căng thẳng thì thành chốn “tranh chấp” chủ quyền của đám trẻ con. Nhưng thường thì công dụng của tôi được bầy chim sẻ triệt để tận dụng. Chúng đứng trên đó hát hò, rỉa lông và dùng mỏ gõ vào lưng tôi thay cho tiếng cảm ơn. Sự hiện diện của tôi là một điều hiển nhiên như Kim tự tháp được UNESCO công nhận là kì quan của thế giới. Tôi có quyền tự hào, vì sau cả thập kỉ dài đằng đẵng, chẳng ai có ý định cho tôi “nghỉ hưu”, dù họ cũng lo lắng cơ thể tàn tạ ít nhiều của tôi sẽ gây rắc rối. Đại khái như một ngày đẹp trời tôi mang theo quần áo mới đem phơi nằm im dưới mặt đất vừa mưa chẳng hạn...

“Mam thắt chặt rồi, yên tâm là cái sào phơi đồ này sẽ không rơi xuống trong vài ngày tới đâu.”

Người phụ nữ đưa tay quệt mồ hôi, gương mặt hồn hậu dưới nắng chiều rạng rỡ như pháo hoa. Vài ngày ư?

Đã là lần thứ n cô ấy vá lại những vết nứt trên lưng tôi. Giá mà tôi có thể nói lời cảm ơn, thay vào đó tôi chỉ hy vọng có cơn gió mạnh quét qua để tôi rơi xuống đất vỡ tan tành cho rồi. Bà chị ơi! Tôi biết cô thích may và gắn cả cuộc đời bên cạnh bàn may. Nhưng tôi đâu có mướn cô vá dây thép chằng chịt trên người tôi đâu chứ.

Tôi là sào phơi đồ! Một cái sào phơi đồ bằng tre thì có cần thiết phải “sống” một cuộc đời quá lâu không? Buồn nỗi là cổ không bao giờ biết nỗi lòng của tôi. Đã vậy đứa trẻ sống ở căn hộ bên kia chung cư còn cổ xúy cho hành động “anh hùng” của cổ nữa.

“Woa! Mam giỏi quá! Như vậy em có thể phơi đồ cho ba mẹ rồi.”

“Ba mẹ mà biết nhóc ngoan như thế này chắc sẽ vui lắm.” – người phụ nữ xoa đầu đứa trẻ.

“Hì hì. À mà Mam, hành động xoa đầu này có nghĩa là gì vậy?” – đứa trẻ ngây ngô thắc mắc.

“Ừm...xoa đầu nhóc tức là muốn nói nhóc rất ngoan, rất đáng yêu, rất thích nhóc.” – người phụ nữ không quản phiền toái giải thích.

Đứa trẻ ồ một tiếng, gật gù như cụ non rồi lại cười toe toét. Nó “thông minh” thiệt như cái cách tôi gọi nó. Trẻ con.

Điều mà ai cũng nên thích ở trẻ con, chính là nói gì nó cũng nghe.

Có lẽ vì vậy, người phụ nữ sống vì mọi người suốt ba mươi năm, cuối cùng lại quyết định chọn một đứa trẻ đồng hành để thực hiện chuyến đi xa xôi mà cô ấy đã lỡ trong quá khứ.

“Để cho công bằng vì mam giúp em buộc lại sào phơi đồ, em dạy mam vẽ vịt nhá.” – đứa trẻ hùng hồn đề nghị.

Đôi mắt nó trong veo như hòn bi lăn vào tim người đối diện. Và người phụ nữ dù phi thường tới mấy cũng bị sự khẩn trương của đứa trẻ làm cho xiêu lòng. Bằng chứng là cô ấy đã trắng trợn bỏ cái deadline may vá ở nhà để theo nó đi vẽ vịt rồi kia kìa.

“Con xin mẹ hai đồng.

Mẹ không cho.

Con chu mỏ.

Mẹ đánh con ba roi.

Con chạy vòng quanh sân.”

Trong căn hộ sáng sủa, đứa trẻ hoan hỉ trình bày điệp khúc. Người phụ nữ say sưa để bàn tay mình vươn theo nhịp điệu của những ngón tay múp míp, tạo ra bao nhiêu đường nét ngô nghê trên tờ giấy A4. Bên cạnh sự háo hức của đứa trẻ, tôi nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của cô ấy. Cha mẹ ơi, người phụ nữ bản lĩnh kia cười lên cũng dễ thương quá chứ!

“Mam thấy có đơn giản không?” – đứa trẻ trèo trẹo cái miệng hỏi.

“Rất thú vị.” – cổ lại híp mắt cười.

Thấy cổ cười đứa trẻ đột nhiên trở nên cẩn trọng, nó nhìn trước ngó sau, rồi mang nét mặt nghiêm túc của người đã khám phá ra kho báu cất giọng.

“Em chỉ dạy cho mình mam thôi nhé! Mam không được chỉ ai đâu đấy, mam mà làm vậy em sẽ nghỉ chơi mam.”

“Được, được. Mam hứa. Mà mam ngược lại nghĩ nhóc mới là người đi chỉ lung tung đấy, còn bày đặt nghỉ chơi người ta?” – người phụ nữ phì cười, gõ vào đầu nó một cái.

“Hứ! Em hứa, em không nói. Ai nói làm chó nha.”

“...”

Câu chuyện vẽ vịt năm sáu tuổi của đứa trẻ khép lại trong im lặng. Bởi sau này cũng chẳng ai đào bới gốc rễ của nó. Vì trong ba chúng tôi, một là người phụ nữ luôn giữ lời hứa. Hai là đứa trẻ thích sĩ diện không khai chuyện vẽ vời thiếu muối từ hồi ấu thơ cho ai cả. Còn lại tôi, nhân vật bất đắc dĩ giấu kín chuyện này. Giá mà có thể nói chuyện, tôi làm chó lâu rồi...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 2-8-2016 02:05:58 | Chỉ xem của tác giả
Hehehe

ta thấy rùi nha

ta đọc lun rùi nha

nhưng ta mới lướt qua thui

mai đọc lại một lần nữa rùi sửa comt nhá * muộn rùi*

Hehehe.Thank.

nhiều... nhiều... nhiều... lém lém

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 7-8-2016 11:40:05 | Chỉ xem của tác giả
Ủng hộ, ủng hộ...hay lắm

Cảm ơn Subteam nhiều nhiều nha

Bình luận

hãy edit xem kỹ cái bình luận của mình đang ở đâu ! thank gởi bạn  Đăng lúc 7-8-2016 11:43 PM

Rate

Số người tham gia 1Sức gió -1 Thu lại Lý do
kyoluvjj -1 cảnh cáo

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2016 21:57:41 | Chỉ xem của tác giả
2. Người chở ước mơ – người kể “Xe đạp”.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa hè năm 2008. Sau hàng tháng trời đóng bụi  trong nhà kho của tiệm xe đạp cũ. Ông chủ cuối cùng cũng quyết định tân trang lại em. Đó là cuộc “phẫu thuật thẩm mĩ” thành công nhất trong sự nghiệp ông ta. Bởi vì chỉ sau ba ngày trưng bày, ông ta đã có thể sang tay em cho người phụ nữ “xinh đẹp”. Chủ nhân mới là một người hào sảng nhưng cũng rất dễ thương. Chính cô ấy là người khiến cuộc đời em bước sang trang mới – sân chung cư.  

Mọi người bình thường đều giản dị gọi em là xe đạp. Trong khi tóc củ tỏi thì luôn phấn khích hô kính coong, kính coong mỗi khi “gặp” em . Bởi  vì tiếng chuông của em nghe rất kêu và nó thích. Đấy là nó nói thế, còn em, em cảm giác nó đang chống chế cho cái sở thích bóp chuông xe inh ỏi rồi cười toe khi có người để ý.

Điều mà em hiểu rõ nhất, chính là nó muốn được chú ý.

Đứa trẻ ngoan trong mắt mọi người thật ra rất cứng đầu khi đối mặt với cô chủ và em. Những ngày cô chủ dạy nó chạy xe là những ngày em thảm nhất. Đứa trẻ chưa biết đi lại đòi tập chạy khiến chúng em mấy phen lên bờ xuống ruộng. Sau đó thì cô chủ nảy ra sáng kiến. Để vừa có thể đẩy xe vừa không mệt, cô chủ cắm cây gậy vào phía yên sau xe, giữ nó đứng thẳng rồi vịn vào đó để đẩy. Ban đầu mọi người đặc biệt là em thấy nó thật kì cục. Em thậm chí còn nhận thấy chiếc Cup 50 của nhà 303 đang cười vào mặt em. Thế, cái thứ cổ lỗ sĩ ấy mà cũng khinh miệt em thì mọi người cảm thấy nực cười tới cỡ nào.

Trải qua một tháng vật vã, đứa trẻ cũng chịu “nâng niu” em một cách đoàng hoàng. Cô chủ không cần phải giữ cây mà vẫn yên tâm để nó vi vu cùng em trên suốt hành trình từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ xóm trên xuống xóm dưới. Thỉnh thoảng nó bốc đồng, thả phanh trên đoạn dốc đầy sỏi đá chỉ để nghe tiếng rung lắc dữ dội từ sâu trong tâm trí em. Em rùng mình, suýt thì văng cả bánh xe ra khỏi vành.

Dĩ nhiên là mỗi lần chơi ngu như thế thì phải bị cô chủ mắng rồi. Em có thể nhìn bộ dạng lóng ngóng xin lỗi của nó chính là sự hả hê lớn nhất. Chẳng biết có vào tai nó tí nào không, nhưng chơi thì thấy bớt ngu hơn trước.

Có một lần, nó xem được màn biểu diễn xiếc của cá heo trên TV. Nó cứ tẩn ngẩn như đánh rơi thiên đường khi con cá heo nhảy qua chiếc vòng lửa. Hẳn là nó thích lắm. Em có nghe nó tâm sự với cô chủ là nó rất muốn xem cá heo biểu diễn ngoài đời. Bởi vì nó không biết thực sự chúng có thân thiện và tài giỏi như trên TV không.

“Cá heo đúng là rất tài ba.”

“Nhưng em chưa thấy nó ngoài đời bao giờ.” – nó chống cằm buồn bã.

Cô chủ nghĩ ngợi gì đó rồi hỏi nó.

“Thế nhóc muốn gặp cá heo không?”

Lời đề nghị như đánh trúng tim đen của nó.

“Tất nhiên rồi! Thế thì còn gì bằng nữa chứ!”

“Vậy nếu mam nói mam có thể dẫn nhóc đi gặp cá heo thì sao?”

“Quá tuyệt chứ sao mam! Mam dẫn em đi xem cá heo thật?” – mắt nó rực sáng như đèn pha ô tô.

“Thật. Nhưng mà mam có điều kiện.”

“Điều kiện gì mam?” – nó tròn mắt.

“Học kì này nhóc đạt học sinh giỏi thì mam sẽ dẫn nhóc đi xem cá heo.”

Em nhìn thấy phảng phất một tia chần chừ trong đôi mắt trong suốt của nó. Nhưng rồi nó vẫn quyết định là người dẫn đầu.

“Mam chuẩn bị tiền đi. Em nhất định sẽ học sinh giỏi.”

Còn gì bằng khi đúng là nó đã đạt học sinh giỏi vào cuối kì năm đó. (Mà liên tục về sau thành tích nó vẫn rất tốt). Cô chủ mặc dù vào đợt hàng dồn dập vẫn giữ lời hứa đưa nó đi xem cá heo. Nhưng đoạn đường từ nhà tới nơi biểu diễn mới là vấn đề. 20km. Đó là quãng đường không phải quá xa về mặt địa lí nhưng lại cách người ta cả một tuổi trẻ. Cô chủ sớm không đi được xe máy. Hẳn rồi, nếu không thì tại sao có chút tiền tiết kiệm lại chạy đi sắm một chiếc xe đạp. Tình huống bi đát nhất xảy ra là cô chủ còn keo kiệt, tính toán không gọi taxi. Cho nên đến nửa ngày hai người chuẩn bị hết đồ đạc rồi lại ngồi nhìn nhau trong tư lự.

“Mình có thể đi xe đạp.” – đứa trẻ từ tốn đề nghị.

Em đang mơ màng cũng giật hết cả mình.

“Ý nhóc là mam chở nhóc bằng xe đạp sao?”

Nó chậm rãi gật đầu.

“Nhóc không sợ ê mông à?” – cô chủ cười hỏi.

“Không sợ. Mam có sợ không?” – nó hỏi ngược lại.

Cô chủ hít sâu đáp lại.

“Không thành vấn đề.”

Thế rồi họ thực sự đèo nhau trên cái “bộ máy” cọc cạch của em. Đứa trẻ nọ lần đầu tiên đi một chuyến đi dài tỏ ra rất phấn khích. Ngồi sau yên xe nó liên tục trầm trồ trước những biển quảng cáo khổng lồ, thứ mà nó chưa bao giờ để ý khi được chở bằng xe máy. Khi tâm trạng đang high tới cực độ thì một cơn mưa ở đâu dội xuống khiến cả hai không kịp trở tay.

“Chúng ta tìm chỗ chú đi.” – cô chủ nhanh nhẹn tấp vào lề đường.

Cơn mưa bất chợt khiến giao thông ngưng trệ. Nửa tiếng trôi như nước. Dưới mái trú đã có người sục sạo áo mưa vì không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Đứa nhỏ cũng là vậy, tuy rằng không nói ra nhưng ánh mắt giận dỗi phát đi là không che dấu được.

“Nếu đợi mưa tạnh thì có thể chúng ta sẽ bị muộn giờ xem biểu diễn...hay là chúng ta mặc áo mưa vào đi tiếp?” – cô chủ là người mở miệng trước. Thực ra là để chiều lòng đứa trẻ kia mà thôi.

Nó mím môi gật gật. Bộ áo mưa cánh dơi mau chóng được khoác lên người cô chủ và trùm qua đầu nó. Cả hai như con lật đật lắc trái, lắc phải trên phố mà không ngã. Cái cảm giác khi quanh bạn đều là mùi áo mưa sực nức nó thân thương lắm. Ở bên trong, đứa trẻ thích thú với cảm giác nhìn mọi vật dạt về phía sau, chốc chốc nó lại hỏi.

“Chúng ta đi tới đâu rồi mam?”

“Sắp tới nơi rồi.”

Câu nói lặp đi lặp lại suốt chặng đường dài. Lúc nói sắp tới nơi lần thứ mười thì mới tới nơi. Trên bầu trời, mưa cũng tạnh. Em được nghỉ ngơi trong bãi gửi xe nhưng bọn họ thì không. Vội vã là từ duy nhất có thể hình dung tâm trạng đứa trẻ. Nó kéo tay cô chủ ra khỏi bãi gửi xe, chẳng bao lâu thì mất hút vào trong biển người tấp nập.

Ngày hôm đó, sau hàng tá chuyện xảy ra, đứa trẻ đã được chạm tới ước mơ mà nó ôm ấp. Và điều quan trọng là nó không chỉ có một mình. Bức ảnh chụp chung của cô chủ, nó và cá heo là kỉ niệm cho ngày hạnh phúc nhất đời nó. Ngày mà nó chắp cánh cho một ước mơ khác bay lên, cũng là ngày nó biết rằng có một người sẵn sàng đội gió, đội bão để chở ước mơ cho nó.

[Được cùng mam chạm vào cá heo thích ơi là thích.]

3. Từ Pal Sin cho tới Baskin Robbin – người kể chuyện.

Trưa mùa hè cúp điện. Trời đứng gió. Cơn buồn ngủ dìu dặt ập đến nhưng đứa trẻ lại không thể ngon giấc trong thời tiết khắc nghiệt kia. Nó trở mình, lấy chăn lau mồ hôi, loáng thoáng nghe tiếng người ta nói chuyện bên ngoài.

“Vậy em thích?”

“Pal Sin”

Đoạn hội thoại ngắn ngủi kết thúc. Đứa trẻ ở trong phòng trước khi kịp rơi vào giấc ngủ ngắn tiếp theo, mơ màng nghĩ tới Baskin Robbin.

Cũng phải thôi. Ở giữa mùa hè oi bức, thứ người ta dễ nghĩ tới là một căn phòng điều hòa mát rượi và một ly kem đủ buốt tới tận chân răng. Còn gì tuyệt hơn khi ngập răng trong thứ ngọt lịm lạnh buốt đó. Mặc dù rất có thể sang mùa đông bạn phải tới gặp nha sĩ.

Được rồi, không nói tới nha sĩ.

Vì trong kí ức của ai đó thì nha sĩ là một tên quái vật máu lạnh, đeo khẩu trang y tế và khoan xì xì trong miệng nó.

“Mam cũng thích kem Baskin sao?” – nó buông một câu rồi tiếp tục nhắm mắt.

Một sự hiểu lầm tai hại xảy ra.

Có một sự thật đó là kem Baskin Robbin bắt nguồn từ Mỹ. Và nó cao giá y như cái nơi sản sinh ra nó.

Đứa trẻ đứng trước cửa tiệm kem, chăm chú nhìn tờ bảng giá dán trên kính. Được một lúc thì nó bắt đầu hoa mắt vì hàng chục dãy số in trên đó.

“K ơi, bạn có biết tớ đang nghĩ gì không?”

“Đừng nói là rủ tớ đi cướp ngân hàng để mua kem nhá!” – K khó tin nhìn nó.

“Mà thật thế thì sao?” – nó tặc lưỡi.

“Tớ sẽ canh cho bạn chót lọt, rồi báo cảnh sát.” – K trả lời rõ ác.

“Bạn bè như quần què!” – nó lườm K.

“Thật ra tớ có thể cho bạn vay tiền ăn kem mà, sao phải đi cướp.”

“Vấn đề là kem Baskin một cục gần 100k đó.” – nó tiếc nuối nhìn vào quán kem rồi bỏ đi.

“Nhưng tớ có 5 phiếu giảm giá 50%” – K nói một cách hiển nhiên.

Nó đang bước bỗng quay lại. Nhìn cậu K bằng một ánh mắt khét lẹt. Nó nói.

“Sinh nhật tớ hãy tặng tớ cái xẻng.”

“Làm gì?”

“Để tớ chôn bạn vào ngày sinh nhật bạn.”

[...]

Baskin Robbin ngày chủ nhật.

Khách hàng có đông hơn bình thường vì đây là dịp cuối tuần. Nhưng không vì vậy mà đứa trẻ nản chí. Nó nằng nặc đem con người thường xuyên vật vã với “deadline” nhấn xuống ghế, còn bản thân thì nhanh chóng chạy tới quầy thanh toán. Người phụ nữ hoàn toàn mù mờ về ý đồ của nó. Cô không biết vì lí do gì con người keo kiệt chỉ thích cơm mẹ nấu kia hôm nay lại dẫn cô tới quán kem sang chảnh này. Sinh nhật? Còn lâu mới tới. Nhờ vả? Nó mà biết nịnh người ta ư.

Trong lúc người phụ nữ tha thiết với những câu hỏi. Sàn nhà rung lên vì một bóng áo kẻ ca rô đổ xuống.

“Rum Raisin. Loại kem mam thích đây.” – nó kéo ghế, hồn nhiên đặt ly kem xuống bàn.

Người phụ nữ trầm ngâm nhìn ly kem rồi nghiêm túc hỏi nó.

“Nói thật đi, sao nhóc có tiền dẫn mam tới đây ăn kem. Có chuyện gì sao?”

“Là thế này. Cậu K mà em hay kể đó, nó có rất nhiều phiếu giảm giá của tiệm kem. Nhưng hôm nay lại là ngày cuối, nó thì không đi được, em lại cảm thấy bỏ đi thì phí nên xin lại. Bởi vì em nghe nói mam thích kem Baskin nên dẫn mam đi cùng thôi.”

“Ra là vậy...mà mam nói mam thích ăn kem ở đây bao giờ?” – người phụ nữ thắc mắc.

Dù là gần đây cô không tỉnh táo cho lắm, nhưng thế quái nào cô có nói mà lại không biết. Lần đầu tiên cô biết đến hãng kem này là từ đứa trẻ kia quảng cáo cơ mà.

“Hở? Mam rõ ràng nói với, azhi, cái hôm mất điện rồi mam với mẹ em tám ở ngoài phòng khách. Mẹ em hỏi cái gì đó, mam bảo là thich Baskin Robbin còn gì?”

“Làm gì có. Mam còn chẳng đánh vần nổi từ đấy.”

“Có mà. Rõ ràng em nghe rằng Ba...”

Nó chưa kịp dứt câu thì người phụ nữ thốt lên.

“Là Pal Sin.”

“Chính là câu này!” – nó reo lên.

Rầm. Sàn nhà rung lên vì tiếng cười của người phụ nữ.

“Nhóc nghĩ Pal Sin với Baskin Robbin gì đó là một sao? Haha.”

“Chứ không phải đó là cách đọc tắt của Baskin Robbin?” – nó có vẻ quê độ.

“Đây. Pal Sin của mam, là người này.” – người phụ nữ dập tắt niềm tin của nó bằng cách cho nó xem ảnh trong điện thoại của cô.

Đó là một người đàn ông dù đã bước vào tuổi trung niên nhưng vẫn rất phong độ. Ông ta mặc một bộ vest đen bảnh bao xuất hiện trước báo chí. Thì ra người ta là diễn viên. Tất nhiên, không có nguồn gốc từ Mỹ.


“Hơ hơ hơ...” – nó cười chữa ngượng.

“Anh ấy có mở hãng kem thì đắt đến mấy mam cũng đi ăn hàng tuần rồi.” – cô nháy mắt.

“Mam đang chọc quê em đấy à?”

“Chỉ là một cách ví von thôi.”

“Tuyệt vời thật.” – nó rên hừ hừ.

“Nhưng mà nhóc nghĩ như thế thì cũng rất đáng yêu đấy.”

“Mam còn khen em?”

“Không. Là chọc quê đấy.”

“...”

Đứa trẻ vùng vằng xúc kem cho vào miệng. Nó dỗi rồi.

“Cảm ơn nhóc.”

“Em có làm gì đâu.” – nó vẫn giữ thái độ lạnh nhạt.

“Ừ thì ngoài việc quan tâm tới người khác ra nhóc chẳng làm được gì cả.” – người phụ nữ nhởn nhơ múc kem.

“...”

[...]

Sáng chủ nhật lấp đầy bằng kem tươi. Cả hai vui vẻ dẫn bộ nhau về. Đoạn đứa trẻ high tới nỗi nhái lại dáng đi uốn éo của bác Mập trong chung cư khiến người phụ nữ buồn cười tới rơi lệ. Nhưng đó là chuyện của năm phút trước khi nghe tiếng cưa máy gầm gào quanh lối chung cư. Từng chiếc xe tải nườm nượp tiến vào. Giữa những quãng đều đặn của máy móc còn nghe thấy cả tiếng chỉ đạo của người.

“Chuyện gì vậy?” – người phụ nữ cảm giác bất an.

Đứa trẻ khựng lại, nó như chợt nghĩ ra cái gì đó liền tất bật lao về nhà.

“Này! Đợi mam với!”

4. Cây cổ tích – người kể chuyện “Cây cổ thụ”

Nếu như có ai đó hỏi tôi điều gì ở bản thân khiến tôi tự hào, thì tôi chắc chắn sẽ trả lời đó là tuổi tác. Chính xác hơn khi một cái cây hỏi một cái cây khác, điều gì làm nó tự hào, thì nó sẽ trả lời giống như tôi.

Bạn có biết bộ phim Titanic năm 1996 không? Tuổi thọ của tôi dài hơn bộ phim ăn khách đó ba mươi lăm năm. Kể từ lúc nơi này còn là bãi đất khô cằn cho đến khi hai tòa chung cư đó mọc lên. Những hộ gia đình ồ ạt chuyển tới rồi lại chuyển đi. Con cái của họ từ những đám trẻ con biến thành những cô cậu hai mươi, ba mươi tuổi. Tôi vẫn ở đó, vẫn trung thành với mảnh đất thân thương này.

Tôi không có đôi chân để đi khắp nơi giống như xe đạp. Thằng nhóc đó lươn lẹo và nhiều chuyện phải biết. Tôi cũng không có nhiều bạn bè như sào phơi đồ. Đám chim sẻ không thích tiếp xúc với tôi, chúng chỉ tìm kiếm nơi tôi một bóng mát để trú. Thế giới của tôi gói gém bởi những con người lao động nhỏ bé. Một khi câu chuyện của họ càng nhiều thì tuổi tác của tôi lại càng cao.

Tuổi thọ cao thì được bọn nhóc kính trọng trao cho hai chữ “Bác cây”.

Nhưng mà tôi cảm giác hai từ này tôi không nghe được bao lâu nữa. Tháng trước lá trên người tôi bắt đầu héo úa và rụng nhiều hơn. Mặc dù mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, nhưng tôi có linh cảm sắp có chuyện xảy ra.

Rồi thì hôm nay người bên đô thị tới giải quyết việc cành cây vướng vào dây điện gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hóa ra họ không chỉ muốn chặt cành, mà là muốn đốn cây.

Họ khởi động cưa máy để loại bỏ những cành cây cao gây nguy hiểm. Âm thanh nhức óc liên tục dội từ tường trở lại. Đây không phải lần làm đẹp đầu tiên với tôi, nhưng chắc là cuối cùng. Ừ thì ai rồi cũng có một điểm kết thúc cho riêng mình, dù đi hay chạy thì đến một lúc nào đó, cũng phải dừng chân mà thôi.

“Mau dừng lại! Không được chặt!”

Một tiếng hét còn lớn hơn cả máy cưa vang lên. Tôi nhận ra đó là bảo bối của tôi, chà, nó đã cao lớn như vậy rồi. Nhưng mà sao nó lại có mặt ở đây, không biết rằng chỗ này rất nguy hiểm ư.

“Cháu nói là không được chặt mà! Các người mau dừng lại đi.”

Nó trực vượt qua rào chắn mà xông vào. Cũng may là cô bé ấy kịp thời chạy tới ôm nó lại. Ở trong vòng tay cô ấy, nó vẫn giẫy dụa một cách điên cuồng, gào khóc trong hoang dại.

“Các người không được chặt cây! Mam thả em ra! Em phải cứu cây lão lão! Thả em ra.”

Nó nghẹn ngào, phát âm không chuẩn. Tất cả chúng tôi không ai hiểu nó đang nói gì. Mọi người chỉ nghe loáng thoáng “không được” và “dừng lại”. Sức của một đứa trẻ mười bảy tuổi có lẽ vẫn mạnh hơn cô bé kia. Nó nhoài người, loay hoay tìm cách thoát ra, ngay cả dẫm lên chân cô ấy nó cũng làm. Cô bé ấy cắn răng lôi nó trở lại. Đó là một sự mất mát mà chúng tôi đều nhìn thấy. Cả tôi và cô bé kia, chúng tôi đã từng thuộc cùng thế giới. Khi cô ấy ở bên tôi đó là tuổi thơ của cô ấy. Tôi đón nhận cô ấy vào một buổi chiều đỏ cạch, bắt đầu bằng tiếng khóc đứt quãng bất tận. Bố cô ấy rời xa gia đình họ. Vĩnh viễn.

Tôi thì không thích những chuyện buồn như thế. Cho nên tôi dung nạp cô ấy bằng tất cả nhựa sống của một cái cây. Để tôi muốn nói rằng, tôi sẽ luôn bên cạnh cô ấy. Ấy vậy mà có một ngày tôi lại không thực hiện được, tôi lại giống bố cô ấy, chọn cách rời xa người tôi yêu thương. Tôi không công bằng với cô ấy.

“KHÔNG ĐƯỢC!!!!”

“Xè...xè...xè”

Tôi đã bắt đầu cho một chuyến đi dài. Chuyện đau đớn kéo dài lâu hơn tôi tưởng. Khi tiếng máy chặt ghim sâu vào lồng ngực tôi, là lúc bảo bối từ bỏ cuộc làm loạn của nó. Nó quay lại bấu chặt vào vai áo cô ấy, không còn nghe thấy tiếng khóc, nhiều nhặn lắm của nó là.

“Em không muốn nhìn cảnh tượng ấy.”

Cô bé ấy tì cằm lên đầu nó, xoa xoa lưng. Tiếp theo chỉ còn tiếng máy cưa vang lên. Cô ấy dùng ánh mắt phức tạp tạm biệt tôi. Tôi đã tưởng cô ấy sẽ giận, nhưng không. Suốt bốn mươi phút, cô ấy không lọt ra tia oán trách giận dữ nào. Có lẽ vì đây là lần cuối gặp gỡ tôi trong thân phận một người bạn. Người con gái năm đó trút hết nước mắt, thấm vào tim tôi, đã chuẩn bị một sự bình thản để tiễn tôi đi nốt quãng đường còn lại.

Hoặc cũng có thể cô ấy biết kỉ niệm của chúng tôi không mất đi. Kể cả khi tôi không còn tồn tại thì nó vẫn nằm trong kí ức của cô ấy. Trừ khi cô ấy không muốn nhớ tới. Còn lại tôi vẫn sống trong lòng cô ấy, chẳng có gì thay đổi. Khác với bảo bối của tôi, tâm hồn nó như giọt sương, tinh khôi mà cũng dễ tan vỡ. Đối với cái nó mất ngày hôm nay, ngoại trừ đau lòng nó chưa biết nó đã có được cái gì. Bởi vậy tôi mới cần cô bé ấy chăm sóc cho nó.

“Mau xếp cây lên xe đi.” – hiệu lệnh phát đi.

Người ta khuân vác từng bộ phận lên xe. Từng chiếc, từng chiếc nối đuôi nhau đi xa tầm nhìn của mọi người. Tôi không theo chiếc xe tải đi mất, một phần vì không yên lòng, một phần muốn ở cạnh bọn họ chút xíu nữa.

Hôm nay lại là một buổi chiều đỏ cạch.

Bảo bối bước tới cạnh gốc cây đã bị chặt. Nó đếm số vòng ở trên mặt cắt. Không rơi nước mắt mà quay lại nói với cô bé.

“Có bốn mươi lăm “nếp nhăn” mam ạ!”

“Vậy nhóc có biết “nếp nhăn” này xuất hiện khi nào không?”

Cô bé đi qua nó, ngồi xuống gốc cây, chỉ vào một vòng tròn ở nửa phía ngoài.

“Là khi em bị ngã cây?”

“Vậy còn cái này?”

“Khi em bị điểm bốn môn toán, em mang bài kiểm tra chôn dưới gốc cây.”

“Thế cái gần em nhất thì sao?”

“Đó là...là lần em nhớ bà. Em đã ra ôm cây lão lão.”

“Nhóc biết không. Tuổi thọ của một cái cây đều thông qua những cái vòng này. Đối với chúng ta nó không chỉ là những “nếp nhăn” xấu xí. Ở mỗi “nếp nhăn” chúng ta đều nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó. Hình ảnh của nhóc thì ở gần, còn mam có lẽ là ở trong cái vòng nhỏ xíu kia.
Nhưng dù cho ở vị trí nào thì cái cây cũng bao bọc những kí ức đó trong thân nó, không bị sứt mẻ, bong chóc. Con người cũng phải vậy. Có những thứ mất đi mới biết nó quý, nhưng cũng có những thứ dù chúng ta biết nó quý mà nó vẫn mất đi. Cách mà chúng ta biết ơn đó là trân trọng những kỉ niệm.” - cô bé ấy vẫn nhẹ nhàng khiến người ta cảm phục.

“Nhưng em thương tâm.”

“Cây lão lão không rời xa chúng ta. Mam vẫn có thể cảm nhận sự tồn tại của ông ấy.”

“Ở đâu chứ?” – nó vội vàng nhìn ngó.

“Ở trong không khí. Nhóc ngửi đi, có ngửi thấy mùi nhựa sống không?” – cô bé vươn vai.

Bảo bối cũng lim dim mắt, hít một hơi thật sâu. Tôi lúc này đang chen chúc trong đám không khí hòa quyện vào hơi thở của họ. Bất chợt nó reo lên.

“Mam ơi! Em ngửi thấy rồi! Mùi ngai ngái của đất, còn có mùi nhựa cây, mùi gỗ...tất cả đều ở đây.”

“Luôn ở bên chúng ta.” – cô bé mỉm cười se sẽ.

Bảo bối mở mắt trở lại, đi tới bên cô ấy. Đan bàn tay nhỏ vào bàn tay lớn giống như hồi nó sáu tuổi.

“Còn có mùi của mam nữa.”

END.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 9-8-2016 01:19:10 | Chỉ xem của tác giả

Chỉ có một thứ mà chúng ta không thể níu kéo, đó là thời gian…

Nhưng trong sự “qua đi” đó, chúng ta luôn nhận được còn nhiều hơn thứ gọi là “mất mát”

Dọn sẵn lòng, để quẳng gánh âu lo, thanh thản bước đi… vì trên con đường dài, bạn đồng hành là người không dễ tìm kiếm.

Đừng bao giờ hỏi tại sao mọi thứ đều không là “bất tận” và “vĩnh cữu”.

Vì một khi đã khắc trong cốt, ghi trong tâm, thì chỉ khi hóa tro bụi mới có thể tan biến.

Chỉ muốn hỏi vì sao trong ánh nắng mặt trời vừa ló dạng, chúng ta có thể thấy được một màn sương?

Đơn giản vì thật sự “nó” vẫn mãi còn đó…




Cảm ơn người hiểu tôi không nhiều cũng không hẳn là ít…!!!!!!!!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 3-10-2016 01:59:14 | Chỉ xem của tác giả

THÂN MỜI

Mong Bạn dành chút thời gian ghé qua đây.

http://forum.kites.vn/forum.php? ... 35&pid=10465501

Xem xét bằng tấm lòng của mình.

Gởi đến chúng tôi sự tán thành yêu mến!

Hoặc những trăn trở nghĩ suy?

Chúng tôi sẽ lắng nghe và cố gắng hoàn thiện một cách tốt đẹp nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

Chào Thân Ái - 2 Mod

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 28-11-2016 14:50:45 | Chỉ xem của tác giả
Sau một thời gian bôn ba giang hồ, nay lê thân xác thương tích đầy mình về đây trú ẩn. Công nhận ko có gì chữa lảnh tâm hồn hữu hiệu hơn một câu chuyện giản dị nhưng thân thương. Chỉ là chuyện về chung cư, mấy mẩu đối thoại vụn vặt, mộc mạc nhưng sao lại kỳ diệu thế này? Đọc xong, nhắm mắt lại và nhớ về những điều tươi đẹp nhất, thế là tim lại lành như mới. Cám ơn tiểu đệ, dù ko rõ đệ có còn nhớ ta hay không ^^

Bình luận

ava Phong boss:))  Đăng lúc 5-3-2017 12:24 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách