Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 4758|Trả lời: 3
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Movie 2011] Mùi Cỏ Cháy | Thanh Sơn, Năng Tùng, Tuấn Dũng

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


Thể loại: Phim Chiến Tranh
Tựa quốc tế : đang cập nhật
Đạo diễn: Nguyễn Hữu Mười
Biên kịch: Hoàng Nhuận Cầm
Diễn viên: Nguyễn Năng Tùng, Lê Văn Thơm, Tô Tuấn Dũng, Nguyễn Thanh Sơn, Lê Chí Kiên.
Thời lượng: 01:36:34
Hãng phát hành: Hãng phim truyện Việt Nam
Khởi quay từ tháng 12 năm 2010, bộ phim được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại Tuy Hòa, Phú Yên, được chiếu giới thiệu tại Lễ Khai mạc tuần phim và đoạt giải Bông Sen Bạc.
Ngày 17 tháng 3 năm 2012, phim đã được trao bốn giải Cánh diều vàng cho phim điện ảnh xuất sắc, âm nhạc xuất sắc (nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân), biên kịch xuất sắc (Hoàng Nhuận Cầm) và quay phim xuất sắc nhất (NSƯT Phạm Thanh Hà) tại Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2011.
Bộ phim được được Cục Điện ảnh chọn chiếu khai mạc đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn tháng 4 và tháng 5 năm 2012 và tiếp tục công chiếu trong tuần phim kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh, liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2012.



Mùi cỏ cháy là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội, chiến tranh. Bối cảnh chính của phim là Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính trong phim là bốn sinh viên trường đại học Tổng hợp Hà Nội Hoàng, Thành, Thăng, Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971, được huấn luyện tốc hành và sau cùng đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Tại đây, Thành, Thăng, Long đã hy sinh còn Hoàng may mắn sống sót trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa.



Bộ phim được chia làm hai phần: phần một là giai đoạn nhập ngũ và trở thành tân binh, phần hai là cuộc chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị.
Phim bắt đầu bằng cảnh bốn chàng sinh viên vừa có lệnh nhập ngũ trước khi lên đường đã cùng hẹn vào công viên Thống Nhất và chụp ảnh kỷ niệm. Bốn anh đã chụp hình xung quanh bức tượng Cô gái ngồi đọc sách trong công viên với tiếng cười đùa tinh nghịch. Người thợ ảnh không lấy tiền chụp ảnh mà hẹn ngày các anh chiến thắng trở về chụp thêm kiểu nữa. Tiếp sau là cảnh bốn người trở lại giảng đường trường đại học Tổng hợp Hà Nội để viết những lời tạm biệt lên tấm bảng đen. Long trước khi nhập ngũ phải chứng kiến cảnh bố mẹ ly dị tại Tòa và anh trở về nhà lấy đi tấm ri-đô ngăn đôi căn phòng, xếp hai chiếc giường ly thân lại cùng với một lá thư gửi bố mẹ.
Sau đó cả bốn người lần lượt nhập ngũ. Trong ngày đầu lên xe đến nơi đóng quân, Hoàng gảy đàn cho những tân binh cùng hát chế lời: “Ta là con của bố ta mẹ ta, nhớ nhà là ta trốn ta về, ta không cần balô không cần hăng gô, ta về mấy phút xong ta lại đi.” Đại đội trưởng Phong, chỉ huy trưởng của bốn người cho dừng xe lại và nghiêm khắc giáo huấn những người lính trẻ về tác phong, kỷ luật quân đội. Trong doanh trại, xen lẫn giữa những buổi tập luyện khắc nghiệt, gian khổ là những cảnh trốn ngủ tâm sự, đọc thơ, hát chèo, cảnh tắm truồng, chọc phá nhau hồn nhiên của những người lính trẻ và trong ba lô vẫn còn mang theo những chú ve kim, hòn bi đủ màu. Tại một nơi đóng quân ở nhà dân, Long bằng tiếng đàn đã yêu và tỏ tình với một cô thôn nữ giặt áo bên giếng làng. Ngày chuyển quân, cô gái trao cho Long chiếc khăn tay thêu gói trong chiếc kẹp tóc với dòng chữ "Kỷ niệm 1971", hẹn ngày trở về. Những người lính trong đoàn xe trên đường hành quân đã ném vội thư xuống vệ đường nhờ những phụ nữ nông dân nhặt lên gửi hộ. Khi gần đến mặt trận, Hoàng trúng đạn pháo bị thương nặng và không thể tham gia chiến đấu đợt đầu với ba người bạn.
Trận chiến tại cổ Thành Quảng Trị bắt đầu bằng việc những người lính phải vượt sông Thạch Hãn để vào trận địa, chịu thương vong nặng nề bởi bom và pháo trong lúc vượt sông. Đơn vị có 107 người, khi qua sông chỉ còn 49, dòng sông đầy máu và xác người. Ngay khi vừa qua sông, những anh tân binh đã phải chứng kiến cảnh nhiều bao tử sĩ được khiêng ra từ trong thành. Tinh thần Long trở nên hoảng loạn trước khung cảnh chiến trường khiến anh bị trúng phi pháo hi sinh. Đồng đội của anh đã chôn theo anh tấm ri-đô, chiếc đàn guitar cháy rụi và chiếc khăn tay thấm đỏ máu. Nấm mồ vừa được đắp xong đã lại bị một quả pháo hất tung lên.
Tại thành cổ, những người lính Giải phóng trẻ phải đối đầu với những người lính Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được yểm trợ bởi bom, pháo và xe bọc thép M113. Chiến sự ngày càng khốc liệt, nhất là trong bối cảnh Hội nghị Paris đang diễn ra. Nhưng giữa giờ nghỉ giao tranh, những anh lính trẻ vẫn chui ra từ hầm trú ẩn và đùa nghịch, Thành giả gái hát vở Thị Mầu giữa những ngọn khói đen. Hoàng sau đó đã hồi phục và cũng lên đường đến chiến trường thành cổ, gặp lại Thành và Thăng nhưng chiến đấu khác đơn vị. Thăng, làm vai trò lính thông tin, trúng đạn hi sinh khi cố nối lại đường dây liên lạc bị đứt.
Càng về cuối trận đánh, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa càng đẩy mạnh tấn công nhằm đạt được mục tiêu cắm cờ chiến thắng trên Cổ thành. Trong nỗ lực ngăn chặn những người lính Cộng hòa cắm cờ, những khẩu AK-47 của Thành và đồng đội đều hết đạn, đồng đội của anh lần lượt hi sinh. Trong phút lâm nguy, Thành phải dùng tới lưỡi lê, xông lên đâm chết người lính Cộng Hòa đang cầm cờ nhưng ngay sau đó cũng trúng đạn vào ngực và hi sinh. Mỗi lần một trong bốn người hi sinh, bức tượng cô gái nơi công viên đều rơi những giọt nước mắt bằng máu.
Phần cuối phim là cảnh cuộc tổng tiến công Mùa xuân 1975, kết thúc bằng hình ảnh xe tăng Quân Giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Hoàng gặp lại đại đội trưởng Phong ngay trước cửa dinh, hai người ôm nhau khóc khi Hoàng đưa ra tấm ảnh chụp bốn người trước khi nhập ngũ bên bước tượng cô gái.







LINK XEM ONLINE: http://www.youtube.com/watch?v=UePLbvocmZ4

Thông tin thêm

Khi Mùi cỏ cháy hoàn tất, đạo diễn Hữu Mười đã mời những khán giả đầu tiên đến xem phim, đó là Hội cựu chiến binh 6/9, những người lính đã lấy ngày giã từ giảng đường (ngày 6/9) để lưu nhớ kỷ niệm. Bộ phim được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại Tuy Hòa, Phú Yên và được chiếu giới thiệu tại Lễ Khai mạc tuần phim vào tối ngày 2 tháng 12 năm 2011. Ngay trong đêm ra mắt, phòng chiếu số 2 Trung Tâm Chiếu Phim Quốc Gia đã kín chỗ khiến nhân viên phải bố trí thêm ghế phía trên và thậm chí nhiều khán giả phải đứng dọc cánh gà. Tham gia buổi chiếu ra mắt có đại diện một số gia đình liệt sĩ, trong đó có ông Nguyễn Văn Thục, anh trai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.
Phim được Cục Điện ảnh chọn chiếu khai mạc đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn tháng 4 và tháng 5 năm 2012, sau đó được chiếu có doanh thu trong bốn đợt từ ngày 24 tháng 4 đến 15 tháng 6 tại các địa điểm chiếu phim ở các thành phố lớn như Hà Nội (Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Trung tâm Văn hóa Kim Ðồng, Lotte Cinema Việt Nam), Thành phố Hồ Chí Minh (Lotte Cinema Việt Nam) và tại trung tâm phát hành phim, chiếu bóng của hơn 40 tỉnh thành.
Trong tuần phim kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ diễn ra trong phạm vi cả nước từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 7 năm 2012, Mùi cỏ cháy tiếp tục được Cục Điện ảnh chọn công chiếu.

(theo vi.wikipedia.org)

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
yeukhangvy_89 + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
Đăng lúc 4-5-2013 21:44:53 | Chỉ xem của tác giả
mình rất thích các phim về đề tài chiến tranh như thế này .
tuy không quá mới mẻ nhưng đây là một bộ phim rất hay và xúc động manh nhiều ý nghĩa.
cảm ơn bạn nhiều lắm .

Bình luận

bộ phim này để lại trong mình khá nhiều ấn tượng nên minhg cũng muốn chia sẻ với tất cả mọi người ^^  Đăng lúc 5-5-2013 05:25 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 18-8-2013 22:38:24 | Chỉ xem của tác giả
Ôi ôi tìm mãi bây giờ mới tìm thấy ở kites, không ngờ luôn, cảm ơn các bạn nhiều lalứm
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 29-4-2014 00:38:09 | Chỉ xem của tác giả
Có những sự hi sinh tức tưởi như thế
Xem nhiều phim đủ thể loại nhưng rất có ít phim khiến mình lọ mọ ngồi gõ review!
Và đây là lần đầu tiên có một review như thế này dành cho một phim Việt
Có một sự chấn động và ám ảnh rất nặng nề về "Mùi Cỏ Cháy". 90 phút của bộ phim kết thúc và đọng lại là một mớ hỗn hợp những cảm xúc: đau đớn, nuối tiếc, căm giận, buồn bã. Nhưng sự bùng nổ của cảm xúc chỉ là bắt đầu cho những phá vỡ về niềm tin, về tư tưởng.

Chưa bao giờ những mặt trái của chiến tranh lại được phơi bày rõ ràng như thế. Bom đạn chôn vùi con người, chôn vùi đi trí tuệ và nhiệt huyết, chôn vùi đi những trái tim với những khát vọng tình cảm nhỏ bé nhất. Có lẽ người Việt Nam sẽ còn rất lâu mới dám nhìn thẳng vào cuộc chiến tranh hai miền, vì một lí do đơn giản, những con số sẽ nói lên rằng chúng ta đã thua, thua một cách nặng nề, trên phương diện thương vong và con người. Để giữ được thành cổ Quảng Trị năm 72 thì cái giá chúng ta phải trả là gì? Hơn một nửa số học sinh sinh viên được gửi vào Nam đã hòa máu thịt của mình vào đất vào sông Quảng Trị. Mùi Cỏ Cháy xuất hiện rất nhiều cảnh máu me mà nhiều người cho là phản cảm, nhưng thế mới thấy được người lính năm xưa đã phải chịu đựng những điều gì? Bom đạn, xác đồng đội, xác kẻ thù, những kỉ vật được gửi gắm nhờ cậy và có cả sự nhụt chí - tất cả tra tấn họ, ám ảnh họ, giày vò họ cho đến tận cuối đời. "Đáy sông còn đó bạn tôi nằm" - xem phim mới thấu tại sao cái câu thơ đó lại ám ảnh nhiều người như vậy, là vì để tới thành cổ, họ phải vượt sông toàn máu bạn bè mình, thấy những xác chết trôi nổi xung quanh, thấy những phần thân thể bị bom chặt đứt, vừa bơi vừa giẫm lên cơ thể bạn bè mình mà tiến. Hóa ra con đường ra mặt trận mùa này đâu đẹp như trong thơ.

Có một thứ day dứt kì lạ nữa ở trong phim, đó là việc đạo diễn phô bày ra trong phim những tình cảm nhỏ bé trần trụi: sự say mê trẻ con với chú dế mèn, con ve, tình yêu đầu đời, sự đau đớn khi bố mẹ đưa ra ra tòa ngay trước ngày nhập ngũ, sự nuối tiếc những năm tháng sinh viên - những tình cảm và khát vọng nhỏ nhoi đó đã hóa thành bi kịch với những con người phải nằm xuống. Đó là những bi kịch trước nay bị gạt ra khỏi sự quan tâm của lịch sử thì nay được gợi lại, nó xứng đáng được quan tâm và thấu hiểu, nó làm nên "bóng dáng con người" cần thiết khi soi xét lịch sử.

Xem phim mới thấy hóa ra những gì lâu nay mình viết, mình nghĩ đều là sáo rỗng, từ một cái nhìn phiến diện, từ một cái giếng. Mình đã từng viết người lính ra đi vì lí tưởng, nhưng lí tưởng là cái gì, ngoài sự lừa bịp của giới chóp bu chính trị. Mình có lí tưởng thì người lính của VNCH không có lí tưởng ư, những lính Mỹ không có lí tưởng ư? Tất cả họ đều có, và họ đều đã chiến đấu vì lí tưởng của mình, vì bộ quân phục đang mặc trên người mình. Trên tất cả, họ cầm súng và bắn lẫn nhau vì tin tưởng mình đang chiến đấu vì đất nước mình, nhân dân mình, vì danh dự của Tổ quốc. Nhưng tệ hơn thế, nhiều trong số họ đã hi sinh khi chưa kịp cầm súng, những cái chết rất vớ vẩn vì bom rơi vì đạn lạc. Chiến tranh cướp đi của những chàng trai trẻ tuổi ấy quá nhiều thứ.

Mùi cỏ cháy, những ước mơ - tình cảm giản dị bị đốt trụi, những niềm tin - lí tưởng bị lừa gạt ~ tất cả kết thúc nhờ vào những sự hi sinh tức tưởi của người lính, cũng là nỗi niềm tức tưởi và bất lực của những người đã một lần xem phim.

"Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"

Mùi Cỏ Cháy: https://www.youtube.com/watch?v=LSUHSTA6FnA
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách