Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: HongMai
Thu gọn cột thông tin

[Movie 2010] Cánh đồng bất tận | Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Ninh Dương Lan Ngọc (Download HD complete)

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 18-5-2013 09:19:30 | Xem tất
phim này xem đi xem lại cả chục lần rồi
mà lần nào cũng khóc sướt mướt luôn
nghe cái tên thôi mà cũng thấy đầy ý nghĩa
cuộc đời mỗi người như một cánh đồng bất tận
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2013 14:51:18 | Xem tất
Các bạn đã xem phim "Cánh đồng bất tận" chắc không xa lạ với nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư?


Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả của truyện ngắn Cánh đồng bất tận được dựng thành phim.

Phim Cánh dồng bất tận đã được trình chiếu tại giải Liên Hoan phim Quốc tế Busan 2010:

Quỹ Ðiện ảnh châu Á đã công bố danh sách các tác giả và tác phẩm được lựa chọn tài trợ trong khuôn khổ LHP Busan lần 15 tại Hàn Quốc. Cánh đồng bất tận - bộ phim được làm từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - là đại diện VN duy nhất có mặt tại LHP Busan năm nay.

Phim được lựa chọn vào hạng mục hỗ trợ sản xuất hậu kỳ cùng bốn phim khác do Quỹ Ðiện ảnh châu Á tài trợ.

Với các phim được chọn, đạo diễn sẽ được mời đến Hàn Quốc để làm âm thanh, chỉnh màu kỹ thuật số và hoàn thành bộ phim trên bản phim 35mm.

Ðể được lựa chọn hỗ trợ sản xuất hậu kỳ, Cánh đồng bất tận phải đáp ứng yêu cầu chấp nhận công chiếu lần đầu tại LHP Busan (đồng nghĩa với việc nếu được lựa chọn thì phim sẽ không có cơ hội chính thức tham dự các LHP lớn khác như Cannes, Venice, Berlin hay Toronto.).

Ðạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình với kịch bản Một ngày mưa từng đoạt giải dự án châu Á nổi bật Busan Promotion Plan 2006 (năm 2008, Phan Ðăng Di cũng đoạt giải này với Bi, đừng sợ) và Cánh đồng bất tận là dự án phim truyện thứ hai của anh sau Vũ khúc con cò


Nguồn: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-t ... -tai-LHP-Busan.html
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2013 15:03:02 | Xem tất
Thêm một số hình ảnh trong phim Cánh đồng bất tận:

























Nguồn: http://nld.com.vn/20100917024042 ... nh-dong-bat-tan.htm
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2013 15:15:34 | Xem tất
Lan Ngọc, Đình Toàn đoạt giải Cánh Diều Vàng

Không ngoài dự đoán, Nương của 'Cánh đồng bất tận' được vinh danh Nữ diễn viên chính xuất sắc. Còn gương mặt sân khấu nổi tiếng của TP HCM đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhờ vai vua Lê Long Đĩnh.

Gương mặt sáng giá tại Cánh diều vàng 2011
Sau khi đoạt giải Mai Vàng, tối 13/3, tại Nhà hát Hòa Bình TP HCM, Ninh Dương Lan Ngọc một lần nữa được xướng tên với danh hiệu Nữ diễn viên chính xuất sắc trong lễ trao giải Cánh Diều Vàng. So với những gì Lan Ngọc thể hiện trong Cánh đồng bất tận, kết quả này không khiến khán giả bất ngờ. Hơn nữa, vai diễn của cô cũng được các giám khảo đánh giá cao. Sự trùng khớp giữa ý kiến giới chuyên môn và khán giả khiến chiến thắng của Lan Ngọc trở nên thuyết phục.


NSND Thế Anh (trái) và diễn viên Như Quỳnh (phải) trao giải Diễn viên chính xuất sắc cho Ninh Dương Lan Ngọc (áo đỏ) và Đình Toàn. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.

Diễn viên Võ Thanh Hòa, vai Điền, em trai Nương trong Cánh đồng bất tận cũng nhận danh hiệu Nam diễn viên phụ xuất sắc trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Nam diễn viên trẻ có khuôn mặt rặt vẻ nông dân miền Tây đã thể hiện nhiều cảnh diễn cảm động, chân thật, khắc họa được nội tâm đứa trẻ lạc loài lớn lên giữa sông nước, ruộng đồng.

Riêng ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc phim truyện nhựa, ngay từ đầu mùa giải, nhiều khán giả cho rằng, ứng viên "nặng ký" của danh hiệu này là Quách Ngọc Ngoan. Bởi anh giữ hai vai quan trọng trong cả hai bộ phim Long thành cầm giả ca và Khát vọng Thăng Long. Tuy nhiên, diễn xuất "còn đều đều" của Ngọc Ngoan ở cả hai tác phẩm điện ảnh lịch sử khiến cho nhân vật vua Lê Long Đĩnh của diễn viên Đình Toàn được chú ý hơn.

Bảng bình chọn của VnExpress.net lập ra vào ngày 12/3 có gần 5.000 phiếu do độc giả bình chọn, trong đó diễn viên Lan Ngọc được độc giả VnExpress.net yêu thích nhất với gần 2.000 phiếu bầu.

Vốn là nghệ sĩ sân khấu, lần đầu tiên chạm ngõ điện ảnh, Đình Toàn đã nỗ lực thể hiện thần khí của một ông vua mang nhiều tiếng xấu và là nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử Việt Nam. Nỗ lực của anh được ghi nhận xứng đáng bằng danh hiệu danh giá mà Ban giám khảo Cánh Diều trao cho.

Phim truyện nhựa được nhắc đến khá nhiều trong đêm trao giải tối 13/3 chính là Cánh đồng bất tận của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình. Ngoài hai giải dành cho diễn viên, bộ phim chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn nhận được Giải báo chí phê bình điện ảnh dành cho phim truyện nhựa xuất sắc 2010, Giải Cánh Diều Bạc và Giải dành cho âm nhạc (nhạc sĩ Quốc Trung).

Sau khi Cánh đồng bất tận được trao Cánh Diều Bạc cùng Khát vọng Thăng Long và Vũ điệu đam mê, không khó để đoán giải thưởng quan trọng và được chờ đợi nhất của sự kiện này năm nay: Cánh Diều Vàng phim truyện nhựa xuất sắc thuộc về phim Long thành cầm giả ca. Là một trong những "công trình nghệ thuật" chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bộ phim của đạo diễn Đào Bá Sơn xứng đáng được vinh danh bởi giá trị nhân văn, tinh thần dân tộc cùng những nỗ lực thể hiện rõ nét cái "hồn" của đất nước và con người Việt Nam.


Đạo diễn Đào Bá Sơn (trái) cùng tập thể phim "Long Thành Cầm giả ca" nhận giải Cánh diều vàng 2010. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.

Dù khán giả còn đôi chỗ nuối tiếc cho phim về mặt âm thanh hay diễn xuất của hai nhân vật chính trong phim, về tổng thể Long thành cầm giả ca là một tác phẩm điện ảnh đẹp, giàu cảm xúc, thấm đượm niềm tự hào văn hóa Việt.

Việc thiếu vắng các bộ phim như:  Để Mai tính (nhà sản xuất không kịp gửi phim dự giải), Bi, đừng sợ! (bản quyền tác phẩm do phía các nhà tài trợ tại nước ngoài nắm giữ), phim 3D Bóng ma học đường, Em hiền như Ma sơ. cũng để lại nhiều nuối tiếc cho khán giả và với giới chuyên môn. Bởi nếu danh sách hạng mục phim truyện nhựa Cánh Diều năm nay được dày dặn thêm, phần tranh giải sẽ thêm tính gay cấn và hấp dẫn.

Cánh Diều 2010 cũng đánh dấu sự góp mặt lần đầu của phim ngắn như một thể loại độc lập. Dù chưa chọn được Cánh Diều Vàng để trao giải, trong 41 phim tham dự, ban giám khảo đã trao Cánh Diều Bạc cho Đường kiến của Thiều Hà Quang Nghĩa và Mẹ và con của Phan Huyền My.

Ngoài ra, nhiều giải thưởng còn được trao cho những tác phẩm điện ảnh ở các hạng mục: Phim hoạt hình, phim khoa học, phim tài liệu, phim ngắn, phim truyện video, phim truyện nhựa. Các giải cá nhân được trao cho hạng mục: đạo diễn xuất sắc, quay phim, họa sĩ, âm thanh, nhạc sĩ.


Nhạc sĩ Quốc Trung nhận giải Nhạc sĩ xuất sắc phim truyện nhựa cho âm nhạc trong phim "Cánh đồng bất tận". Ảnh: Lý Võ Phú hưng

Việc dùng khoảng thời gian đầu tiên của chương trình để tôn vinh thành tựu trọn đời của các cố đạo diễn Nguyễn Văn Thông, Trần Vũ và Nguyễn Ngọc Quỳnh, cho thấy Cánh Diều đang nỗ lực tiến tới một tầm mức cao hơn trong cách ứng xử với những bậc tiền bối có công với ngành điện ảnh.

Tuy vậy, cũng giống như phần lớn các sự kiện văn hóa, giải trí trong nước, Cánh Diều 2010 không thể tránh khỏi hạt sạn. Thanh Mai và Hồng Phúc, hai diễn viên vốn có bề dày trong hoạt động dẫn chương trình, lại vài lần vấp lỗi khi xướng sai tên người đoạt giải, gọi nhầm tên người trao giải như: diễn viên Ngân Khánh thành Lê Khánh, Nguyễn Trung Thực thành Phạm Trung Thực. Còn trên màn ảnh tivi, nhà đài ghi chú ca sĩ Văn Mai Hương thành Mai Văn Hương, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn thành Đinh Trọng Tuấn.

Không chỉ vậy, ngay từ đầu, do không mời các nhân vật đoạt giải phát biểu cảm nghĩ, hai MC để lỡ nhiều khoảnh khắc cho họ có dịp bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ cũng như nói lời cảm ơn. Chỉ đến gần cuối lễ, điều này mới được khắc phục.

Kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, toàn bộ lễ trao giải diễn ra trong "biên độ an toàn" theo ý muốn của những người thực hiện chương trình: mang tính trang trọng, chỉn chu về mặt hình thức. Nhưng dù có cố gắng, biên độ này vẫn bị phá vỡ vì nhiều lý do khác nhau khiến cho người xem không ít lần phì cười vì những gì diễn ra trên sân khấu.

Khi đọc tên người đoạt giải, hai MC liên tục quay sang nhờ nghệ sĩ công bố đọc giùm tên nhân vật, tên phim để. chép lại khiến chương trình hụt mất nhiều thời gian. Màn dạo đầu buổi lễ dài 40 phút rồi mới đến phần trao giải khiến cho khán giả ngao ngán không hiểu nổi tại sao quỹ thời gian của Ban tổ chức lại bị phung phí đến như thế. Dù muốn hạn chế tình trạng nghệ sĩ trao giải "nổi hứng" phát biểu lê thê, cuối cùng, Cánh Diều 2010 không tránh được cảnh Ngân Khánh "chiếm diễn đàn" để chia sẻ cảm nhận, còn diễn viên Thanh Thúy "tranh thủ" hỏi thăm đạo diễn Đặng Nhật Minh, rằng: ". Bao giờ thì anh mời em đóng phim của anh?". Trước khi Thanh Thúy nói ra câu này, Đặng Nhật Minh đã cố gắng nhắc người đẹp tiết kiệm thời gian cho chương trình.

Chỉ có hai tiết mục văn nghệ được trình diễn trong đêm này là ca sĩ Mỹ Lệ với Dòng sông không trở lại của nhạc sĩ Bảo Phúc và Khát vọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn do Nam Khánh thể hiện. Còn lại, điệp khúc "xướng tên - trao giải" khiến cho buổi lễ diễn ra lặp đi lặp lại, khá tẻ nhạt và thiếu điểm nhấn.

Ông Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam lý giải, Cánh Diều là ngày hội thường niên của nghệ sĩ và công chúng điện ảnh nhằm "báo cáo sinh động kết quả hoạt động của điện ảnh và truyền hình trong năm qua". Còn ông Trịnh Lê Văn, đạo diễn chương trình, cũng khẳng định ngay từ đầu, lễ trao giải không có những màn biểu diễn ca nhạc hoành tráng, dàn dựng công phu vì đây không phải là một chương trình giải trí. Tuy nhiên, nhiều khán giả nhận xét, nếu chỉ dừng lại ở biên độ an toàn: "báo cáo và trao giải", thì chắc chắn rằng, Cánh Diều ngày càng khiến người xem cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt.

Thoại Hà
Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin ... u-vang-1912145.html
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2013 15:33:33 | Xem tất
Báo chí đã từng nói gì về tác phẩm Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư? Mời các bạn cùng đọc.

Cánh đồng bất tận không phản động nhưng.

08/04/2006 08:11 (GMT + 7)

TT - Tác phẩm Cánh đồng bất tận (NXB Trẻ) của Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Nhưng mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã yêu cầu kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư về những nội dung trong tác phẩm này.



Sáng 7-4, ông Dương Việt Thắng và ông Trần Văn Hiện - trưởng và phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau - đã có buổi trao đổi với Tuổi Trẻ.

* Dư luận cho rằng nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (NNT) - tác giả truyện ngắn Cánh đồng bất tận (CĐBT) - vừa bị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị Hội Văn học nghệ thuật tỉnh kiểm điểm “phê phán tác giả một cách nghiêm khắc”. Điều này có không, thưa ông?

- Ông Dương Việt Thắng: Đúng là chúng tôi có buổi làm việc với lãnh đạo Hội VHNT, sau khi xem xét những vấn đề dư luận phản ánh, chúng tôi đã đề nghị có ý kiến về các mặt tích cực, hạn chế và đề nghị Hội VHNT kiểm điểm tác giả.

* Nhưng từ tháng 9-2005 đã có nhiều báo, tạp chí trung ương địa phương đăng tải, bình phẩm truyện CĐBT. Vậy tại sao mãi đến 27-3-2006 Ban Tuyên giáo tỉnh mới có thông báo kiểm điểm NNT, thưa ông?

- Thì ngay lúc đầu tôi có đọc cũng chưa thấy ai nói gì. Sau đó có nhiều ý kiến khen chê trái ngược nhau gọi, gửi về Ban Tuyên giáo tỉnh ủy. Ngay lúc đó chúng tôi định làm việc nhưng các đồng chí trong Hội VHNT bận việc, đồng chí chủ tịch hội bị bệnh phải phẫu thuật, phải chờ. Nhà văn NNT nằm trong biên chế của hội nên phải gặp thủ trưởng của nhà văn mới làm việc được.

Ngày 24-3- 2006 chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Hội VHNT gồm các đồng chí Mười Thanh (chủ tịch hội) và hai phó chủ tịch hội Lê Đình Trường, Hoàng Thêm. Đã nhận xét những ý kiến khen chê.

* Ý kiến đó thế nào, nhiều không, thưa ông?

- Sau khi CĐBT ra mắt độc giả, có rất nhiều ý kiến. Khen thì nhiều - ông Thắng cười xòa nói - nhất là khi báo Tuổi Trẻ và cả Đài truyền hình VTV giới thiệu, đăng tải. Nhưng cũng không ít ý kiến chê rất dữ.

Có độc giả Việt kiều và cả các nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng đây là thứ văn chương phản động, thậm chí là chống cộng; tục tĩu dâm ô; chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là chị em phụ nữ, tại vì họ giận!

* Cụ thể giận ra sao, thưa ông?

- Vùng đất tác phẩm thể hiện chủ yếu ở Cà Mau, huyện Đầm Dơi là nơi có nhiều địa danh lịch sử như Bàu Sen, đầm Bìm Bịp. Đó là ý kiến của nhiều người, trong đó có số cán bộ đã gửi về cho ngành văn hóa và cá nhân lãnh đạo tỉnh ủy, có cả dịch giả nghiên cứu văn hóa Nguyễn Kim Dân ở P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Thể hiện ý kiến bằng các văn bản thư từ, có ý kiến còn đề nghị tổ chức hội thảo nữa.

* Ông đánh giá ra sao về nội dung ý kiến của độc giả?

- Qua buổi làm việc (với Hội VHNT tỉnh) đã có ý kiến thống nhất: nói truyện ngắn CĐBT là phản động và chống cộng là không phải. Chúng tôi không cho là như vậy, không thể qua một truyện ngắn, một tác giả mà đánh giá như vậy được.

Còn nói là dâm ô tục tĩu cũng không phải đâu bởi trong truyện chỉ có vài ý nhỏ thôi, không thể đánh giá được.

* Thế còn ý kiến cho rằng NNT ám chỉ về địa danh “bôi nhọ” địa phương?

- Về vấn đề địa danh, tôi nghĩ không chỉ có Cà Mau mà NNT đã nói chung cho cả vùng Tây Nam bộ.

* Cụ thể hơn, ông thấy thế nào?

- Về chủ đề tư tưởng, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi thấy nói cái xấu nhiều quá! Và cũng cô đọng quá! Những nhân vật ông già, con cháu, gái làm đĩ., kể cả cán bộ xã đều là nhân vật xấu. Quan điểm chúng tôi không phải không cho nói cái xấu, nói không biện chứng.

Tốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỉ lệ phải như thế nào đó. Nói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực. Không đúng!

* Ông có thể nêu ra vài điển hình?

- Ví dụ như miêu tả gái điếm mà NNT dùng từ “dập dìu trên bờ đê” thì làm gì có. Hay như đoạn viết có nội dung: sau đợt dập dịch cúm gia cầm xong thì một phụ nữ đã buồn tiếc của mà uống thuốc tự vận.

Thực tế trong cả nước đến nay vẫn chưa có người tự vận như vậy mà chỉ có thể buồn chán thôi. Người nuôi có gia cầm bị tiêu hủy đều được bồi thường tiền. Hoặc như chi tiết: ông già chơi đĩ xong đã trả tiền cho đĩ ngay trước mặt con là không có.

Từ những chi tiết như thế, chúng tôi cho rằng tác phẩm này không có tác dụng giáo dục xã hội, giáo dục con người. Tôi không viết văn nhưng tôi biết chức năng của văn học là chức năng giáo dục và định hướng.

Mặc dù mặt trái của kinh tế thị trường có cái xấu, cái xuống cấp nhưng đa số vẫn tốt. Nói vậy để con người còn niềm tin, lạc quan hơn với cuộc sống.

* Ông đánh giá mức độ phản ứng giữa CĐBT lần này so với Cù lao Tràm của những năm đầu đổi mới thế nào, thưa ông?

- Cù lao Tràm cũng có nói tốt dù thời kỳ mới đổi mới nói về mặt trái hơi nhiều! Sau này lại có Cái đêm hôm ấy đêm gì của một tác giả ở Thanh Hóa cũng bị phản ứng! Ý tôi muốn nói trong một tác phẩm có tốt có xấu cho tròn trịa vậy thôi, không thì thiếu tính giáo dục.

Người đọc sẽ thấy bi quan. Tiến sĩ Thái Văn Long - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau - có nói không nên cho học sinh coi CĐBT vì đọc xong học sinh sẽ hiểu “xã hội dập dìu đĩ”. Có cựu chiến binh tên Nguyễn Hiền Thân ở Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi đọc xong CĐBT đã tát cô con gái của mình chỉ vì con của ông khen CĐBT hay!  

* Ông nhận định sao về hai luồng ý kiến khen chê?

- Phải chờ ý kiến của các nhà phê bình văn học. Vụ trưởng Vụ VH Đỗ Kim Cuông có gặp tôi nói riêng: nhận thức tư tưởng của NNT còn non kém chứ không có chống cộng gì đâu! Chúng tôi đề nghị hội tạo điều kiện cho nhà văn nâng cao nhận thức nghiệp vụ chuyên môn. Chứ như hiện nay NNT mới học xong lớp 11 mà thôi!

* Thực tế NNT đã bị kiểm điểm chưa và kiểm điểm đến mức nào, thưa ông?

- Mục đích chính của lần mổ xẻ này là để nhà văn có dịp nhìn lại và sáng tác tốt hơn. Cũng nhẹ nhàng thôi, không có gì cay cú hay gay gắt cho dù có ý kiến còn đòi bài trừ, trục xuất nhà văn ra khỏi địa bàn.

* Trở lại với CĐBT, thưa ông Thắng, ông có nghĩ CĐBT nói cái xấu là có hại không? Văn học nghệ thuật được quyền hư cấu không, thưa ông?

- Nói cái xấu để thức tỉnh là điều tốt. Nhưng nói gì thì nói cũng phải có tính định hướng. Anh hình dung xem, trẻ mới lớn lên mà đọc CĐBT sẽ thấy cái này sao mà quá trời vậy! Trẻ sẽ hoài nghi quá đi chứ.

Đúng là sáng tác văn học nghệ thuật được quyền hư cấu nhưng phải trên cơ sở sự thật. Nói quá thành bác Ba Phi rồi! Nói quá mà nói về cái tốt, nhân cách hóa sẽ có tính xây dựng. Theo tôi, hư cấu như thế tốt.

* Vậy ông có thể cho biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong CĐBT? Ông đánh giá sao về nhà văn này!

- Tôi đánh giá cao phong cách ngôn ngữ thể hiện - đặc điểm đặc sản miền Nam - của NNT. Tôi không thể cân đo giá trị một tác phẩm văn học như làm kinh tế được.

* Xin cảm ơn ông!

TRẦN ĐỨC thực hiện
Nguồn: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-t ... ung.html#ad-image-0

Vậy thì truyện "Cánh đồng bất tận" thực sự đã được Nguyễn Ngọc Tư viết thế nào?
Vì sao lại bị mấy ông này đòi kiểm điểm tác giả? Nguyễn Ngọc Tư khi viết truyện này, cô mới chỉ học lớp 11.
Có thực sự cần thiết để làm những chuyện như mấy ông này nói không? Truyện này có "phản động" như một số người lên án nó không?

Mời các bạn đón xem trong thời gian ngắn nữa, nếu có nhiều bạn yêu cầu, mình sẽ bỏ lên đây truyện Cánh đồng bất tận gồm có 6 files audio được đọc bởi một bạn nữ.

Đón nghe, đón nghe các bạn nhé!!!

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +2 Thu lại Lý do
yeukhangvy_89 + 2 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 23-5-2013 16:04:43 | Xem tất
Chưa được xem phim này lần nào, lần này chắc phải xem quá. Phim ra lâu lắm rồi mà không có dịp được xem.

Nghe nói cái này được chuyển thể từ truyện hả mọi người?

Phim đoạt nhiều giải thưởng nữa mới đáng xem chứ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 3-6-2013 17:50:44 | Xem tất
Thương đứa con gái, chỉ vì sai lầm của cha mà làm hỏng đời con, Bi kịch của người lớn. Cái cảnh em bị cưỡng bức thật tội nghiệp, người cha thì bất lực. không có gì đau đớn hơn.
Phim cấm 16+ cũng có lí mà, có vài cảnh hơi nhạy cảm, thuần phong mỹ tục của Vn mà, sao bỏ qua được. Nhưng mình thấy chính mấy cái cảnh đó làm nét nổi của bộ phim.
Xem rùi biết cuộc sống sông nước Miền Tây ra sao.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 5-6-2013 11:13:39 | Xem tất
xem đi xem lại mà vẫn thấy hay
mình là mình rất thik tựa đề của phim
CÁNH ĐÔNG BẤT TẬN
xem phim mà thik nhất cảnh cuối cùng của phim
{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}{:537:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 13-6-2013 14:11:10 | Xem tất
đọc tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn ngọc Tư mà rớt nước mắt...phim này vẫn chưa nói hết đc tất cả đâu...đọc xong sẽ thấy đồng cảm hơn nhìu nữa các bạn ạ...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-6-2013 14:40:51 | Xem tất
huyencun90 gửi lúc 12-6-2013 23:11
đọc tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn ngọc Tư mà rớt nước mắt...phim này vẫn ...

Đồng ý với bạn, thường thì phim không lột tả hết những cái hay của truyện.
Ai đã từng đọc Nguyễn Ngọc Tư sẽ thấy truyện của cô phần nhiều nói về những nỗi bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam, những bất công mà xã hội đem đến cho từng nhân vật trong truyện. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư không khoe những hào nhoáng bên ngoài, những phù phiếm rất vô nghĩa mà nó chuyên chở, chứa đựng thân phận con người, rất quê hương, rất mộc mạc nhưng cũng rất tình người.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách