Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 12614|Trả lời: 21
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Movie 2010] Bi! Đừng sợ (16+) | Trần Tiến, Phan Thành Minh

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả



Thể loại: Tâm lý, xã hội
Tựa quốc tế : Bi, Don't Be Afraid
Đạo diễn: Phan Đăng Di
Biên kịch: Phan Đăng Di
Diễn viên:  NSND Trần Tiến, Phan Thành Minh, Kiều Trinh, Hà Phong, Hoa Thùy, NSƯT Mai Châu,
Thời lượng: 91 Phút
Hãng phát hành:  Acrobates Film
Bi! Đừng sợ  ra rạp vào ngày 18/03/2011
IMDB: 6,8 (http://www.imdb.com/title/tt1517160/)

Nội dung:Bi, đừng sợ! là câu chuyện về các thành viên trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội với nhiều băn khoăn, nhiều niềm mong ước, khát vọng và cả những ẩn ức sâu kín muốn che giấu. Câu chuyện thực sự bắt đầu khi ông nội Bi trở về nhà sống cùng gia đình sau nhiều năm xa cách. Những nỗi niềm, những khoảng trời riêng của các thành viên trong gia đình cũng dần dần được hé lộ, đan xen nhiều niềm vui, nỗi buồn và cả những xúc cảm tê buốt như chính viên đá lạnh hiện hữu từ đầu đến cuối phim.

Ẵm rất nhiều vàng tại các LHP quốc tế, nhưng phải đến giữa tháng 3 này Bi, đừng sợ! mới chính thức ra mắt khán giả Việt.

Giành được 5 giải thưởng trong các liên hoan phim quốc tế danh tiếng như Vancouver, Cannes, Stockholm Thụy Điển…trong đó có giải thưởng phim đầu tay xuất sắc nhất, kịch bản xuất sắc nhất, Bi, đừng sợ! đã có cuộc chinh phục khán giả quốc tế ngoạn mục trước khi ra mắt khán giả Việt Nam ngày 18-03 tại Trung Tâm Chiếu Phim Quốc Gia Hà Nội.

Đạo diễn Trần Anh Hùng chia sẻ sau buổi công chiếu Bi, đừng sợ: "Phim rất hay, có ngôn ngữ riêng và trọng lượng của đời sống trong đó".

Một bình luận mình rất rất thích tại UDS: Bi, đừng sợ diễn tả cuộc sống đời thường một cách trần trụi. Trần trụi từ cái gia đình mà từ lâu những người đàn ông đàn ông đã bỏ mặc nó. Ông bố chẳng bao giờ ở nhà được quá một tuần, cứ đi biền biệt, và chỉ về nhà khi quá già yếu. Người con trai, bố Bi hết giờ làm là nhậu, chỉ coi nhà là nơi để ngủ, việc nhà để cho vợ và bà vú lo hết, kể cả việc tang lễ của bố.

Những người phụ nữ trong gia đình sống một cách cam chịu để gìn giữ những giá trị truyền thống đã không còn nữa, chỉ còn là những hoài niệm. Họ không dám giải phóng cuộc sống, tình cảm của chính mình, chỉ lặng lẽ chấp nhận như thể đấy là số phận của họ.

Những viên đá giúp họ tạm thời quên đi sức nóng của cuộc sống xô bồ, để rồi lại tiếp tục bị cuốn đi. Họ không đủ tỉnh táo để nhận ra những điều tốt đẹp nhỏ bé vẫn hiện hữu xung quanh. - TouchI (UDS)

Trailer






Rate

Số người tham gia 1Sức gió +3 Thu lại Lý do
yeukhangvy_89 + 3 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 15-8-2012 23:52:12 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 15-8-2012 23:59:11 | Chỉ xem của tác giả
Phan Đăng Di chấp nhận ‘lên cây bắt cá’ khi làm phim


Giữa những khó khăn khi sản xuất bộ phim nghệ thuật đầu tay, Đạo diễn “Bi, đừng sợ” sợ nhất việc phải “dọa dẫm và dụ dỗ” một cậu bé 7 tuổi hoàn thành cảnh quay. Anh cũng đối mặt với nguy cơ bị dừng phim do không đủ kinh phí.


Phan Đăng Di dự định mang "Bi, đừng sợ" tham dự các Liên hoan phim quốc tế trước khi ra mắt tại Việt Nam.


Bi, đừng sợ có ý tưởng lạ về mối quan hệ của các nhân vật với những khối nước đá vô tri. Những viên đá để cho người ông chườm vào vết đau, như một cách xoa dịu cơn đau dữ dội của căn bệnh ung thư. Những viên đá giúp người cô của Bi ghìm lại trước cơn dục vọng. Những viên đá giúp Bi ướp tươi chiếc lá khi chúng lìa cành. Tuổi lên 6 cho Bi niềm tin mãnh liệt rằng, những viên đá cũng sẽ giữ cho ông nội của cậu luôn tươi trẻ sau khi lìa trần, như những chiếc lá mà Bi đã ướp trong suốt tuổi thơ.

Chia sẻ về ý tưởng phim, Phan Đăng Di nói: “Tôi bắt đầu viết kịch bản chỉ đơn giản vì bị một hình ảnh nào đó cuốn hút, gây ấn tượng và khiến mình có cảm giác. Bi, đừng sợ - khởi nguồn là những viên đá trong suốt, đẹp đẽ và tê buốt - có một hành trình khám phá những câu chuyện, bí mật, nỗi đau riêng của từng nhân vật gắn liền với hình ảnh này. Với tôi, phim có thể không cần là một câu chuyện có đầu, có cuối, có ý nghĩa và bài học về đời sống con người. Phim có thể chỉ là một cảm xúc, một ấn tượng, một cảm giác rất cá nhân nào đó về cuộc sống, một cuộc sống đầy những bí mật thú vị mà mọi nỗ lực cắt nghĩa đều khiến nó bớt hấp dẫn”.

Không quá lận đận như Chơi vơi (7 năm chờ duyệt và nhiều lần thay tên), Phan Đăng Di chỉ mất hai năm để đưa Bi, đừng sợ từ ý tưởng lên màn ảnh. Đạo diễn - biên kịch 33 tuổi nói về những trắc trở anh gặp phải: “Đối với người làm phim, khó khăn là chuyện phải đối mặt hàng ngày. Tôi cũng gặp nhiều khó khăn, vì đây là phim dài đầu tay của tôi, nhiều lần tưởng phải ngừng lại vì vấn đề tài chính. Diễn viên chính là một em bé 7 tuổi, phải đi học và chưa ý thức được công việc của một diễn viên". Phan Đăng Di cho rằng, phim ngắn hay phim dài đều là thử thách, nhưng phim ngắn kết thúc sớm. Thời gian thực hiện phim dài dài hơn gấp 4-5 lần khiến người làm phim phải gồng lên và vững thần kinh hơn.


Êkíp làm phim "Bi, đừng sợ" trong bữa tiệc đóng máy hôm 11/10 tại Hà Nội.


Từ 10.000 USD đầu tiên nhận được ở LHP Pusan, Phan Đăng Di còn tìm được nhà đầu tư là hãng phim Chánh Phương. Nhưng 10 ngày trước khi Bi, đừng sợ khai máy, Chánh Phương thông báo rút lui vì không muốn tiếp tục đầu tư vào phim nghệ thuật - dòng phim khó thu hồi vốn. Phan Đăng Di quyết định vay mượn, vì cho rằng làm phim là phải liều và chấp nhận rủi ro. Với anh, những dự án không thực hiện được đến cùng không hẳn vì kinh phí, mà ở vấn đề tài năng, bản lĩnh.

Trước ngày quay, để giải tỏa căng thẳng cho đạo diễn, Hoàng Điệp - nhà sản xuất của Bi, đừng sợ rủ anh đi bốc quẻ Kinh dịch, trúng quẻ “lên cây bắt cá” - một quẻ khá hiếm. Di thấy mình là người tương đối may mắn. Anh gọi đó là “sự cho phép của số phận”.

Một trong những nguyên nhân khiến Phan Đăng Di vội vã thực hiện bộ phim là anh sợ diễn viên nhí mà mình dày công tìm kiếm sẽ quá tuổi để vào vai. Bi do cậu bé Phan Thành Minh thủ vai là nhân vật chính trong phim. Đó là thử thách không nhỏ cho Di khi lần đầu tiên ở vai trò đạo diễn. Anh tâm sự: “Trẻ em không như người lớn, chưa có ý thức với những việc mình làm. Cả đoàn phải chờ vì bé Minh đến thứ bảy, chủ nhật vì em còn đi học. Nhưng trong hai ngày cuối tuần đó, Minh không thể làm việc 8 - 12 tiếng như các diễn viên khác, chưa kể gia đình cũng xót xa trước lịch quay căng thẳng. Họ không hiểu vì sao một cảnh mà phải quay đi quay lại mấy chục lần. Tôi sợ nhất là khi Minh nói: "Cháu chịu" hay "Cháu buồn ngủ quá". Trong bảy tuần quay, cả đoàn làm phim đều thành người nuôi dạy trẻ, vừa nịnh, vừa dọa”.

Quay các cảnh nóng lại không phải vấn đề với Phan Đăng Di. Trong các kịch bản của Di - từ Sen, Khi tôi hai mươi, Chơi vơi đến Bi, đừng sợ, mối quan hệ thể xác của các nhân vật luôn khác thường. Hà Phong - diễn viên đóng vai người tình cô của bé Bi - cho biết, ban đầu anh không định nhận lời tham gia nhưng khi bị sự thuyết phục của Phan Đăng Di, anh đã làm hết sức mình. Anh nói: "Những cảnh giường chiếu chẳng khác gì những cảnh đấu vật, đánh võ, có chăng là không có người thắng, kẻ thua. Khi làm việc tập trung cao độ, chúng ta sẽ vượt qua được mọi rào cản".


Phan Thành Minh, diễn viên chính tinh nghịch của "Bi, đừng sợ".


Bi, đừng sợ không nhiều bối cảnh lớn. Phim đóng máy hôm 9/10 sau 36 ngày quay với bối cảnh chủ yếu tại Hà Nội. Tâm sự sau khi hoàn thành các cảnh quay, Phan Đăng Di cho biết: “Tôi cũng không thể biết bộ phim sẽ thế nào cho đến khi dựng xong. Tôi chỉ cố gắng làm điều mà mình thấy xúc động, còn khán giả có xúc động hay không thì khó có thể đoán trước. Cảm giác của tôi sau khi đóng máy mỗi bộ phim luôn là trống rỗng và tiếc nuối, bởi nghĩ rằng có những cảnh quay mình có thể làm tốt hơn. Khi hoàn thành cảnh quay cuối cùng, hình như cả đoàn chẳng có ai vui”. Êkíp của anh lại đùa rằng, họ không vui vì chưa ai thực sự nghĩ mình thoát ra khỏi công việc căng thẳng. Phan Đăng Di rất khó tính ở cương vị đạo diễn. Anh thường bắt thực hiện lại những cảnh đã quay xong từ mấy hôm trước, nên ai cũng trong tâm lý sẵn sàng quay lại ngay cả khi đã có tuyên bố đóng máy.

Bi, đừng sợ đã giành giải thưởng “Dự án nổi bật của Châu Á” tại LHP Pusan tháng 10/2007 với giải thưởng 10.000 USD (180 triệu đồng). Dự án cũng đã được chọn tham gia hoạt động L’Atelier tại LHP Cannes tháng 5/2008, đồng thời nhận được 50.000 euro (1,3 tỷ đồng) hỗ trợ sản xuất của Quỹ World Cinema của LHP Berlin năm 2008. Từ khi còn là kịch bản, tác phẩm đã được nhiều liên hoan phim và tổ chức nước ngoài quan tâm. Đạo diễn cho biết, phim nghệ thuật Việt Nam muốn tạo được sự quan tâm rộng rãi của dư luận phải tìm hướng ra nước ngoài trước khi phát hành trong nước. Hiện phim trong giai đoạn hậu kỳ trước khi gửi đi tham dự các LHP năm sau.

Ngọc Trần
Ảnh: Ngọc Trần
Theo vnexpress.net



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 16-8-2012 00:01:59 | Chỉ xem của tác giả
'Bi, đừng sợ!' đoạt hai giải tại LHP Cannes


Ngày 19/5, phim truyện đầu tiên của Việt Nam được chọn tranh giải tại liên hoan phim (LHP) Cannes là "Bi, đừng sợ!" đã gây bất ngờ khi đoạt hai trong 6 giải thưởng ở hạng mục Tuần phê bình quốc tế của Cannes.

Một trong hai giải phim được trao là SACD, dành cho kịch bản xuất sắc nhất trong số 7 phim dự tranh cùng hạng mục, với phần thưởng 4.000 euro (khoảng 100 triệu đồng VN). Giải kia là ACID/CCAS, với trị giá giải thưởng 8.000 euro, được tài trợ bởi quỹ dành cho các hoạt động xã hội CCAS và do các đạo diễn, thành viên trong Hiệp hội phát hành các phim độc lập ACID lựa chọn. Một phần tiền thưởng của giải này sẽ được dành cho việc phát hành phim ra rạp.

Với độ dài 90 phút, Bi, đừng sợ! là một bi kịch gia đình có bối cảnh Hà Nội, xoay quanh cậu bé Bi 6 tuổi, sống với cha mẹ, bà dì muộn chồng và người giúp việc. Sân chơi của cậu là khoảng trời của một nhà máy nước đá cũ và bãi cỏ hoang ven sông Hồng.

Mất tích nhiều năm, ông nội Bi bất ngờ trở về trong tâm trạng u uẩn và bệnh tật. Cha cậu lại ngày càng lánh mặt gia đình, đi theo đam mê dục vọng với một người phụ nữ làm nghề xoa bóp, trong khi mẹ cậu chịu đựng và nhắm mắt làm ngơ…



Giải thưởng cao nhất (Grand Prix) của hạng mục Tuần phê bình quốc tế lại thuộc về bộ phim tài liệu gây tranh cãi với nội dung về cuộc chiến Afganishtan, có tựa Armadillo (Thú mặc áo giáp), của đạo diễn người Đan Mạch Janus Metz. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về sự lây lan tâm trạng yếm thế và chứng nghiện ma túy của những người lính trẻ.

Được mô tả như một cuộc du hành vào nội tâm của những người lính, bộ phim gây tranh cãi mạnh mẽ sau khi trình chiếu cho một nhóm lính bị thương trong nhiệm vụ “tiêu diệt” các tay súng Taliban, khiến nhiều người liên tưởng chiến trường Afghanishtan như một “Việt Nam của Đan Mạch”. Bộ phim được ghi hình tại một vùng biên giới của Afghanishtan và là phim tài liệu đầu tiên được chọn tranh giải Tuần phê bình quốc tế tại Cannes.

Theo Đất Việt



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 16-8-2012 00:08:15 | Chỉ xem của tác giả
'Bi, đừng sợ!' ra mắt khán giả Việt


Sau nhiều lần bị trì hoãn vì những khó khăn trong khâu kiểm duyệt, bộ phim từng đoạt nhiều giải thưởng tại các LHP quốc tế sẽ chính thức được giới thiệu tới khán giả vào trung tuần tháng 3 này.

Cốt truyện
Bi, đừng sợ! là câu chuyện về các thành viên trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội với nhiều băn khoăn, nhiều niềm mong ước, khát vọng và cả những ẩn ức sâu kín muốn che giấu. Câu chuyện thực sự bắt đầu khi ông nội Bi trở về nhà sống cùng gia đình sau nhiều năm xa cách. Những nỗi niềm, những khoảng trời riêng của các thành viên trong gia đình cũng dần dần được hé lộ, đan xen nhiều niềm vui, nỗi buồn và cả những xúc cảm tê buốt như chính viên đá lạnh hiện hữu từ đầu đến cuối phim.

Phim sẽ được khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 18/3 tới.

Các nhân vật chính của Bi, đừng sợ!
Bi - Phan Thành Minh



Cậu bé Bi ngây thơ và thích khám phá được xem là điểm sáng duy nhất của bộ phim. Bi sống giữa gia đình mà mối liên kết giữa các thành viên đang dần lỏng lẻo nhưng dường như Bi không để ý tới những điều đó. Cậu bé mải mê khám phá thế giới thiên nhiên rộng lớn của riêng mình và luôn muốn bảo lưu ký ức bằng những viên đá trong suốt. Bi là phiên bản hình ảnh của tuổi thơ ham chơi, tinh nghịch của mỗi con người trong đời sống.

Nhân vật cậu bé Bi đã được đạo diễn Phan Đăng Di chọn khi Phan Thành Minh mới 3 tuổi. Năm 2008, khi bé Phan Thành Minh tròn 6 tuổi, Phan Đăng Di nhanh chóng xúc tiến việc đưa kịch bản thành phim: “Tôi muốn bắt tay vào thực hiện bộ phim ngay khi có thể dù vẫn còn rất nhiều khó khăn về kinh phí bởi ánh mắt trẻ con thay đổi nhanh lắm, thêm một năm đã khác rồi”.

Ông nội Bi - NSUT Trần Tiến



Ông nội Bi trở về nhà sống cùng gia đình sau bao nhiêu năm phiêu lưu và bôn ba khắp xứ. Trở về nhà khi sức đã tàn, ông nội Bi hầu như không nhận được sự đồng thuận, sẻ chia mà thay vào đó là sự lảng tránh từ con trai, con gái vì sự nể sợ và cả không phục ông trong gia đình.

Bố Bi - Nguyễn Hà Phong
Bố Bi là người đàn ông trụ cột của gia đình nhưng luôn thoái thác trách nhiệm gia đình. Thế giới của bố Bi ở một nơi khác. Sự lạnh vắng tình cảm cha con (giữa bố Bi và ông nội, giữa bố Bi và Bi) dần đẩy những con người trong gia đình chìm sâu trong thế giới riêng không cầu nối chia sẻ.

Mẹ Bi - Nguyễn Thị Kiều Trinh



Hình ảnh người mẹ thương con, người vợ giỏi chờ đợi và chiều chuộng chồng là hình ảnh thường thấy ở người phụ nữ Việt Nam. Sự nhẫn nhục chịu đựng của mẹ Bi, của bà vú Lành (Nghệ sỹ Mai Châu đóng) nhằm gìn giữ nếp nhà và sự ấm cúng của gia đình.

Người cô của Bi - Hoa Thúy



Thúy là người cô lớn tuổi chưa chồng của Bi. Sống trong gia đình, người cô phần nào cảm nhận được gánh nặng của mình đối với gia đình. Không bộc lộ nhiều tâm sự với người thân, người cô chỉ còn cách kiềm chế những ham muốn dục vọng bằng những viên đá trong những đêm khuya khoắt nhằm che giấu mối tình vụng trộm bộc phát với người thanh niên trẻ tuổi.  

Cậu học sinh trẻ tuổi - Huỳnh Anh



Trong Bi, đừng sợ!, Huỳnh Anh vào vai cậu học sinh trẻ tuổi. Huỳnh Anh mang vẻ đẹp tuổi trẻ thanh tân đầy sức sống - chính điều này đã cuốn người cô của Bi vào cuộc tình đơn phương lén lút mà cám dỗ.



Bi và người cô lớn tuổi nhưng vẫn sống một mình do diễn viên Hoa Thúy đảm nhận


Hai bố mẹ Bi




QUỲNH ANH
Theo Bưu điện Việt Nam




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 16-8-2012 00:13:45 | Chỉ xem của tác giả
'Bi, đừng sợ' - nỗi đau ngọt ngào từ những viên đá


Lấy bối cảnh mùa hè HN và hình tượng viên đá xuyên suốt câu chuyện, phim truyện dài đầu tay của đạo diễn Phan Đăng Di dẫn dắt khán giả bước vào cuộc hành trình khám phá những bí mật sâu kín tồn tại trong mỗi con người.

Từng giành giải Dự án châu Á nổi bật tại LHP Quốc tế Pusan 2007, được lựa chọn tham dự hoạt động L'Atelier của Quỹ điện ảnh (Cinefondation) do LHP Cannes tổ chức, Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di là ví dụ điển hình nhất của một bộ phim độc lập - tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện từ khắp các nhà tài trợ trong và ngoài nước. Với ý tưởng những viên đá trong suốt gắn với cuộc hành trình khám phá những bí mật thầm kín ẩn sâu trong những con người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, Phan Đăng Di đã mất hai năm để đưa Bi, đừng sợ từ trí tưởng tượng lên màn ảnh rộng. Các giải thưởng quốc tế tại nhiều LHP danh tiếng như Cannes (Pháp), Stockholm (Thụy Điển) càng khiến dư luận tò mò về Bi, đừng sợ và đặt ra câu hỏi rằng yếu tố nào đã giúp cho bộ phim đầu tay của một đạo diễn trẻ gây được tiếng vang tại nước ngoài? Mỗi người xem sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho riêng mình sau 90 phút trải nghiệm nỗi đau từ những viên đá lạnh buốt.


Đá là hình ảnh xuyên suốt trong 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D.

Phim bắt đầu bằng hình ảnh một nhà máy làm nước đá vào giữa mùa hè, những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt của những người công nhân, những tảng đá trong suốt, mát lạnh được đẽo, đục, cưa và chuyển qua chuyển lại. Bi, một đứa trẻ 6 tuổi, đang nhìn những tảng đá bằng ánh mắt đầy tò mò, khám phá. Bầu không khí oi bức của mùa hè Hà Nội tiếp tục đưa khán giả tới những quán bia tấp nập kẻ qua người lại ồn ào. Đối lập với nó là bữa cơm tối của gia đình bé Bi thiếu vắng người bố. Quang - bố của Bi - chỉ trở về nhà sau bữa nhậu. Sự xuất hiện của người ông nội sau bao nhiêu năm xa nhà đem tới cho Bi sự háo hức, lạ lẫm nhưng không có một chút gì ảnh hưởng tới con trai và con gái của ông. Thúy - người cô luống tuổi chưa chồng - vẫn ngày ngày đi dạy học và bắt đầu mối quan hệ với một người đàn ông quen qua mai mối. Những trường đoạn đầu tiên của Bi, đừng sợ đem tới cho người xem cái nhìn về cuộc sống dường như rất bình thường của một gia đình bình thường trong cái oi bức đến "nhễ nhại" của mùa hè Hà Nội.

Tuy nhiên, đằng sau cái có vẻ như là "bình thường" đó lại ẩn chứa sự bế tắc, nỗi cô đơn, những khát khao kìm nén và ẩn ức riêng của từng nhân vật. Bi, đừng sợ không có cốt truyện như những bộ phim khác mà thay vào đó, đạo diễn Phan Đăng Di sử dụng viên đá là mối liên kết giữa các nhân vật và từng tuyến chuyện. Viên đá giúp người ông xoa dịu những đau đớn mà bệnh tật của tuổi già đem lại, viên đá giúp người cô kìm nén những ham muốn tình dục lúc nửa đêm, viên đá khiến người cha giải tỏa được cơn khát giữa mùa hè nóng bỏng. Còn với Bi, viên đá là một thứ gì đó thú vị, hấp dẫn em mỗi khi nhìn thấy và chạm vào để cảm nhận cái tê buốt trên những đầu ngón tay. Đá còn giúp Bi lưu lại những chiếc lá khô. Nếu như ví những tảng đá lạnh là cánh cửa bước vào thế giới người lớn, thì sự hồn nhiên, tinh nghịch và trong trẻo của một đứa bé 6 tuổi như Bi chính là lực đẩy giúp người xem bước qua được lớp nước đá mờ ảo để cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa người với người cùng những nỗi niềm khát khao, đau thương tột cùng và sự tàn nhẫn của thời gian.



Bi, đừng sợ có những khuôn hình đẹp và những góc quay tinh tế đi theo từng cung bậc cảm xúc của người xem. Hình ảnh trái táo đỏ lấp ló bên trong tảng đá lớn, hình ảnh hai đứa trẻ "cào xé" lớp ruột màu đỏ tươi của một quả dưa hấu hay hình ảnh người bố đứng trên một khu nhà tập thể cũ kỹ, đằng xa là những tòa nhà cao tầng... đều là những hình ảnh đậm chất "cine", gây ấn tượng sâu sắc về mặt thị giác. Trạng thái tâm lý tình cảm giữa các nhân vật cũng được khai thác tới tận cùng bằng những hình ảnh mạnh. Ánh đèn ngủ màu vàng hiu hắt khi người chồng hờ hững trước sự thèm muốn của người vợ đối lập với thứ ánh sáng xanh lạnh lẽo trong cảnh làm tình của hai người về sau. Góc quay từ trên xuống cho thấy hai thân thể trần truồng nhễ nhại mồ hôi giữa đêm khuya sau cuộc truy hoan là một trong những cảnh quay để lại nỗi ám ảnh nhất trong Bi, đừng sợ. Giữa hai vợ chồng giờ đây chỉ có thể đáp ứng được cho nhau những khát khao về thể xác, chứ không thể tạo được "lửa", tạo được cảm xúc cho một mối quan hệ đã đóng băng trong một thời gian dài.

Tâm lý của người cô cũng được đưa đẩy một cách khéo léo. Ở một lứa tuổi đáng ra phải "chồng con đề huề" thì Thúy - người cô vẫn chưa có cơ hội được trở thành một người phụ nữ "thực sự". Sự quan tâm, nụ cười và ánh nhìn trìu mến của cậu học sinh tình cờ gặp trên xe buýt giống như một dòng nước mát chảy qua mảnh đất khô cằn, héo úa và gieo rắc một nỗi nhớ nhung âm ỷ bên trong con người cô. Sự bối rối, hoang mang mỗi lần đối diện với cậu học sinh đã trở thành ngọn lửa khát khao và bùng phát ra ngoài khi Thúy chiêm ngưỡng những cơ thể "non tơ" một cách vụng trộm trong một ngày tình cờ. Khi đó, không gì có thể xoa dịu được nỗi đau cả về tâm hồn lẫn thể xác của cô ngoài những viên đá lạnh. Những người phụ nữ trong Bi, đừng sợ cũng giống như những Cầm, Duyên và Vy của Chơi vơi - mạnh mẽ nhưng luôn có sự bức bối, khát khao tình dục bên trong mà phải kìm nén. Xem Bi, đừng sợ và nhìn lại mới thấy rằng Chơi vơi do Bùi Thạc Chuyên đạo diễn nhưng vẫn mang đậm cái "màu" tác giả của biên kịch Phan Đăng Di.

Hoa Thúy (vai người cô) và Kiều Trinh (vai người mẹ) có thể nói đã đem tới cho các nhân vật nữ của Bi, đừng sợ cái "hồn" với những gì họ thể hiện trên màn ảnh. Nỗi dày vò, bứt rứt của người cô và sự nhẫn nại, tấm tức bên trong của người mẹ được lột tả qua những suy nghĩ, hành động đầy táo bạo đến rùng mình. Chính vì các nhân vật nữ quá mạnh mẽ nên dường như vai trò của những người đàn ông trong Bi, đừng sợ có phần "yếu thế" hơn. NSND Trần Tiến (vai người ông) và Hà Phong (vai người bố) không có cơ hội thể hiện được nhiều để ghi dấu ấn trong lòng người xem. Tuy nhiên, "người đàn ông nhỏ tuổi nhất" của bộ phim - cậu bé Phan Thành Minh trong vai Bi - với lối diễn xuất hồn nhiên và ngẫu hứng lại có sức thuyết phục người xem nhất dù đôi chỗ vẫn tạo cảm giác "sắp đặt".


Một trong những cảnh quay ấn tượng của 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D.

Hình ảnh của Bi, đừng sợ mang tới nhiều cảm xúc nhưng dẫn dắt từng mạch cảm xúc cho khán giả là âm thanh. Nếu như tiếng bước chân của một đứa trẻ 6 tuổi, tiếng xe cộ cùng âm thanh náo nhiệt của một buổi chiều mùa hè Hà Nội đưa khán giả bước vào cuộc hành trình của cậu bé Bi và những viên đá trong thế giới người lớn, thì khép lại chuyến đi đó là những thứ âm thanh tạo cảm giác day dứt, ám ảnh khôn nguôi. Trong suốt chiều dài phim, đạo diễn Phan Đăng Di cũng không hề sử dụng âm nhạc để tạo hiệu quả cho các cảnh quay, thay vào đó là những thanh âm của cuộc sống. Tiếng những viên đá va vào thành ly thủy tinh, tiếng nhai thức ăn của các nhân vật, tiếng chày giã cua, tiếng thở trong đêm, tiếng trẻ em vui đùa và cả những tạp âm không tên của đường phố Hà Nội khi hòa quyện với hình ảnh đã tạo nên 90 phút cảm xúc trọn vẹn cho người xem.

Đạo diễn Phan Đăng Di từng nói: "Thực ra ba người đàn ông trong phim (Bi, bố Bi, ông nội Bi) chỉ là ba giai đoạn trong cuộc đời một người đàn ông mà thôi...". Có thể thấy rằng trong cuộc đời của người đàn ông, ai cũng từng có một thời trẻ thơ hồn nhiên muốn khám phá cuộc sống bên ngoài với cả năm giác quan như Bi. Phải trải qua những vấp ngã, thử thách hay khó khăn thì những đứa trẻ mới trở thành những người đàn ông thực thụ. Đến một giai đoạn nhất định, những người đàn ông bắt đầu chuyến hành trình không tên để tìm kiếm những giá trị không tên. Trong hành trình đó, người phụ nữ chỉ đóng vai trò như một xuất phát điểm, một sự kiêu hãnh mà người đàn ông nào cũng cần có để sau này khi "đi mãi rồi cũng quay về", họ mới nhận thấy điểm chung của mình là từ bé tới lớn đều cần đàn bà. Tuy nhiên, để hiểu được nội tâm của đàn bà lại là chuyện hoàn toàn khác. "Họ được chăm sóc, vây bọc, yêu thương, rã rời bởi đàn bà, nhưng họ có hiểu đàn bà hay không lại là một câu hỏi khó trả lời" - đạo diễn Phan Đăng Di nói.

Cách xử lý kịch bản với những tuyến chuyện lồng ghép, chồng chéo lên nhau đẩy người xem rơi đúng vào điểm nhìn của cậu bé Bi một cách có chủ ý và tạo cảm giác vừa tò mò, lại vừa sợ hãi, thậm chí là "ghê tởm" trước sự lạnh lẽo của đồng loại, sự thiếu hụt tình cảm giữa những con người ở ba thế hệ trong một gia đình. Chuyện đó không phải là điều xa lạ trong xã hội ngày nay nhưng khi cảm nhận nó trên màn ảnh dưới cái nhìn của Bi, nỗi sợ của một đứa trẻ đã biến thành nỗi sợ của người lớn. Bi, đừng sợ ví von những mối quan hệ tình cảm của con người giống như viên đá - có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác để rồi sau đó tan chảy và biến mất vào hư không. Thứ mạnh mẽ nhất tác động lên nó chính là thời gian. Ai trong số chúng ta cũng đều có những lúc cảm thấy mệt mỏi, hay nói cách khác là "nhạt" trước một mối quan hệ - có thể là tình yêu, tình bạn hay đơn giản là đam mê với một thứ gì đó. Khi xúc cảm mất đi thì những mối quan hệ đó dần trở nên vô cảm và đến lúc nào đó sẽ thực sự kết thúc. Trong Bi, đừng sợ, sự trở về của người ông sau bao năm xa nhà không thể giữ chân được người bố ở nhà dùng bữa cơm tối với gia đình dù chỉ là một ngày, cũng không thể ngăn người cô đắm chìm trong những ẩn ức của bản thân. Thời gian vẫn cứ trôi đi và con người vẫn cứ tiếp tục chơi vơi trong cái vòng đời lẩn quẩn.


"Đứa con tinh thần đầu tay" của đạo diễn Phan Đăng Di đã gặt hái được nhiều thành công tại các LHP quốc tế. Ảnh: Đ.D.

Ngoài những nỗi niềm đau đáu, day dứt về cuộc sống và những mối quan hệ, Bi, đừng sợ còn đọng lại trong người xem một Hà Nội thân thuộc hơn bao giờ hết. Đó không phải là một Hà Nội đầy chất thơ như trong Mùa hè chiều thẳng đứng, cũng không phải là một Hà Nội mênh mang được thể hiện trong Chơi vơi. Hà Nội trong Bi, đừng sợ không hề xuất hiện hình ảnh Hồ Gươm quen thuộc mà thay vào đó là những quán bia đông đúc, xô bồ nơi gầm cầu, những đứa trẻ đứng tựa vào tường tận hưởng que kem mát lạnh trong một buổi tối oi bức mùa hè, những bờ lau rì rào trong gió bên sông Hồng và cây cầu Long Biên... Mùa hè Hà Nội còn được thể hiện qua những chi tiết rất nhỏ như cơn mưa rào bất chợt vào buổi chiều hay hình ảnh những quán cafe sâu trong các con ngõ nhỏ tối tăm, món bánh trôi - bánh chay và cả việc mất điện đột ngột tại nơi công sở. Bấy nhiêu đó đủ để tạo nên những dư vị ngọt ngào nhất, thân quen nhất về mùa hè Hà Nội đối với những ai từng trải nghiệm nó.

Khi xem Bi, đừng sợ, nhiều khán giả cũng sẽ cảm nhận thấy những sự liên hệ có phần "quen quen" từ nhiều tác phẩm khác trên thế giới cũng thuộc dòng phim tác giả. Tuy nhiên, đạo diễn Phan Đăng Di đã biến những sự liên hệ đó trở thành bản sắc của riêng mình bằng thứ ngôn ngữ điện ảnh mượt mà, dung dị và không quá dàn trải, đủ để người xem có thể "cảm" được, có thể run rẩy trước từng "chặng đường" của chuyến hành trình cảm xúc mà bộ phim đem lại. Khi màn hình tối đen và những giai điệu của nhà soạn nhạc Vũ Nhật Tân cất lên cũng là lúc mỗi người xem tìm được những nỗi niềm riêng trong tâm hồn, cũng có khi chỉ là những dấu lặng hay những dòng suy nghĩ bâng quơ bất ngờ "chộp" được vào một thời khắc rất tình cờ trong cuộc sống.

Nguyên Minh



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 16-8-2012 00:16:55 | Chỉ xem của tác giả
'Bi, đừng sợ' đoạt hai giải lớn tại Thụy Điển


Bộ phim đầu tay của đạo diễn Phan Đăng Di và cũng là đại diện châu Á duy nhất góp mặt tại LHP Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) giành được vinh quang ở hai hạng mục quan trọng là 'Phim đầu tay xuất sắc' và 'Quay phim xuất sắc' hôm 27/11.



Vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký như My Joy (Nga), The Tree (Pháp - Australia) hay If I Want To Whistle, I Whistle (Rumani), Bi đừng sợ đã trở thành Phim đầu tay xuất sắc của LHP Quốc tế Stockholm lần thứ 22. Chiến thắng của đạo diễn Phan Đăng Di là một bất ngờ lớn vì những tác phẩm tranh giải đều từng đoạt nhiều giải thưởng tại các LHP quốc tế lớn trên thế giới.

"Khi mô tả cuộc sống của một gia đình Việt Nam lúc trước và sau cái chết, vị đạo diễn này đã đem tới một cái nhìn tinh tế khi thể hiện tâm lý, cảm xúc của con người qua các chi tiết nhỏ hơn là kể theo cốt truyện thông thường" - báo chí nước ngoài nhận xét về phong cách của đạo diễn Phan Đăng Di trong Bi, đừng sợ.


Đạo diễn Phan Đăng Di tại LHP Cannes lần thứ 61.

"Giản dị, nên thơ và tinh tế đến mức hoàn hảo" là lời nhận xét về những góc máy, hình ảnh của bộ phim. Phạm Quang Minh - nhà quay phim của Bi, đừng sợ - đã gây tiếng vang với đông đảo bạn bè quốc tế và vinh dự giành giải Quay phim xuất sắc tại LHP Quốc tế Stockholm lần này.

Nữ diễn viên nổi tiếng Holly Hunter (phim Dương cầm) là trưởng Ban giám khảo của LHP Quốc tế Stockholm lần thứ 22. Bà rất ấn tượng với Bi đừng sợ và đã có cuộc trò chuyện kéo dài nửa tiếng với đoàn làm phim Việt Nam sau khi kết thúc đêm trao giải. Holly Hunter khen ngợi từng cảnh quay, diễn xuất của các diễn viên với đạo diễn Phan Đăng Di.

Kịch bản của Bi, đừng sợ từng giành giải thưởng Dự án nổi bật châu Á (Asia Outstanding Project) của PPP (Pusan Promotion Plan) tại LHP Quốc tế Pusan hồi tháng 10/2007 và được chọn tham dự hoạt động L'Atelier dành cho các dự án phim độc lập do Quỹ điện ảnh (Cinefondation) của LHP Cannes (Pháp) tổ chức.

Đạo diễn Phan Đăng Di sinh năm 1976, tốt nghiệp Đại học Sân khấu điện ảnh năm 2000. Anh được biết đến khi phim ngắn Sen của anh được trình chiếu tại LHP ngắn nổi tiếng nhất thế giới - Clermont Ferrand 2006. Khi tôi 20 - một phim ngắn khác của Phan Đăng Di - cũng là một trong những đại diện hiếm hoi của điện ảnh châu Á có tên trong danh sách tham dự LHP Quốc tế Venice 2008.

Phan Đăng Di cũng là biên kịch của Chơi vơi - bộ phim nghệ thuật đã đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham dự rất nhiều LHP quốc tế lớn trên thế giới vào năm ngoái. Bi đừng sợ là phim điện ảnh đầu tay của Phan Đăng Di trong vai trò đạo diễn.

Phim kể về cuộc sống của một gia đình tại Hà Nội trong cái nóng oi bức của mùa hè, với hình ảnh viên đá lạnh xuyên suốt bộ phim. Viên đá giúp cho cậu bé Bi ướp những chiếc lá khô, giúp người ông xoa dịu cơn đau, giúp người cha giải tỏa cơn khát, viên đá cũng kìm hãm dục vọng của người cô...


"Bi, đừng sợ" là cái nhìn về thế giới người lớn qua con mắt của cậu bé 6 tuổi.

Qua con mắt của một đứa trẻ 6 tuổi, phim đem đến cho người xem một cuộc hành trình khám phá những câu chuyện riêng, những ẩn ức bên trong mỗi con người và những nỗi đau dày vò không tên. Phim có sự tham gia của NSND Trần Tiến, Hoa Thúy, Hà Phong, Kiều Trinh, Thạch Kim Long, hot boy Huỳnh Anh, NSND Mai Châu và đặc biệt là diễn viên nhí Phan Thành Minh.

Bi, đừng sợ vẫn đang hoàn tất các thủ tục để có thể ra mắt khán giả trong nước vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Nguyên Minh



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 16-8-2012 00:18:00 | Chỉ xem của tác giả
"Bi, đừng sợ" gây sốt vé sau ba ngày khởi chiếu



Trước khi phim ra mắt khán giả trong nước (18/3), nhiều ý kiến lo ngại bộ phim "Bi, đừng sợ!" khó có thể kéo khán giả đến rạp. Thế nhưng sau sau ba ngày khởi chiếu, bộ phim đã đạt được những kết quả khả quan hơn cả mong đợi, các rạp chiếu như Trung tâm chiếu phim Quốc Gia, Mega Hùng Vương, Galaxy Tân Bình luôn trong tình trạng sốt vé.

Đây quả là tín hiệu đáng mừng đối với dòng phim nghệ thuật vốn vẫn kén khán giả tại Việt Nam.

“Bi, đừng sợ!”  được thể hiện qua một lăng kính nghệ thuật mang nhiều tính ẩn dụ. Mỗi góc quay là một lát cắt  về cuộc sống và chứa đựng những thông điệp riêng, khiến người xem phải liên tục suy tưởng, ngẫm nghĩ. “Bi, đừng sợ!” mang nhiều cảm xúc đặc biệt khi xây dựng hình ảnh cậu bé Bi ngây thơ và trong sáng thuần khiết. Nhưng Bi rồi cũng lớn lên, sẽ trưởng thành và sẽ có những chuyến đi.

Một trong những biểu tượng xuyên suốt bộ phim chính là hình ảnh những viên đá trắng lạnh buốt . Mỗi viên đã lại mang những công năng kỳ lạ riêng. Với bố Bi, đá là để để giải khát. Với ông nội Bi, đá để giảm đau. Còn với Bi, viên đá  lại là "nơi" lưu giữ những ký ức tuổi thơ...

Đạo diễn Phan Đăng Di chia sẻ về hình ảnh ẩn dụ này: “Tôi thấy thích các trạng thái của nó, bắt đầu mềm mại từ nước rồi đông cứng, sau đó lại tan ra thành nước. Đá như sự luân chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.” Chính vì vậy, trong “Bi, đừng sợ!”, viên đá trắng đã hiện diện trong cuộc sống của một gia đình trung lưu Hà Nội như là một hiện hữu tê buốt nhưng cũng nhanh chóng tan chảy. Nó cũng giống như mọi thứ trên đời, có đó mà cũng biến mất ngay đó…

Đặc biệt, bốn người đàn ông trong phim tượng trưng cho những quãng đời phát triển của con người: từ trẻ con ngây thơ luôn muốn khám phá (Bi), đến tuổi trẻ thanh xuân đẹp nhưng qua nhanh (cậu học sinh); rồi bố Bi ở tuổi trung niên bắt đầu ngấm những mệt mỏi cuộc sống và cuối cùng là ông nội Bi - người đã từng trải hết những cay đắng ngọt bùi của cuộc đời.

Những người đàn ông ấy đều có điểm chung “từ bé tới lớn họ đều cần đàn bà, họ được chăm sóc, vây bọc, yêu thương, rã rời bởi đàn bà, nhưng họ có hiểu đàn bà hay không lại là một câu hỏi khó trả lời,” đạo diễn Phan Đăng Di nói. Cũng như "liệu Bi có lặp lại vòng quay, dần dần chấp nhận sự thoái hóa và sống một cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc giống bố Bi?"

Chất suy ngẫm và dư ba của tác phẩm điện ảnh này sẽ là một trong nhiều điều giúp khán giả thấy hứng thú khi tiếp cận với nó. Cũng như, cả bộ phim thực sự là một thách thức đối với những khán giả trẻ hiện nay khi  xu hướng tìm đến những bộ phim thuần túy giải trí đang chiếm lĩnh./.

Xuân Mai (Vietnam+)



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 18-10-2012 18:51:55 | Chỉ xem của tác giả
riêng cảm nhận mình thật sự thì ko thix bộ phim này mấy
nhưng đó chỉ là nhận định riêng của mình thôi thật sự mình
cảm thấy phim đó hơi nhạy cảm nhưng ko hiểu đạo diễn muốn
truyền thông điệp gì cho bộ phim ngoài vấn đề nhạy cảm

Bình luận

po tay....  Đăng lúc 3-3-2013 11:59 AM
Thông điệp là đá ngoài tác dụng làm mát, pha trà đá, cà phê sữa đá, ..., còn có một công dụng khác mà ít ai ngờ tới. Ha ha ...  Đăng lúc 3-3-2013 07:02 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 29-10-2012 18:09:36 | Chỉ xem của tác giả
Bạn ơi. sao trên bài có link down mà mình kích vào thì nó báo là 0 MB.
rất muốn xem phim việt nhưng trên mạng rất hạn chế.
Thank.

Bình luận

Cám ơn bạn nhé!  Đăng lúc 4-3-2013 01:00 AM
http://torrents.thepiratebay.se/7840944/Bi.Dung.So.Bi.Dont.Be.Afraid.Dang.Di.Phan.2010.DVDRip.7840944.TPB.torrent  Đăng lúc 3-3-2013 07:04 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách