Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: ichigo_daifuku
Thu gọn cột thông tin

[Lớp Tự Túc Văn Hóa] Phổ cập Tiếng Thái toàn Box! Khai giảng 08/04/2013! Bài mới

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:36:29 | Xem tất
Cách phân biệt động từ nội động và ngoại động này.{:424:}

Ngoại động: tức là hành động này bộc phát ra bên ngoài, làm 1 phát là giời biết đất biết, có khi bonus thêm cả đống người biết nữa...{:403:}

Nội động: tức là hành động không bộc phát được ra bên ngoài, nhiều khi chỉ mình mình biết, nếu không nói hay biểu lộ rõ ràng ra bằng các động từ ngoại động ra đến giời cũng bó tay, ứ biêt được...{:413:}

VD: lấy ngay trong Lakorn cho nó dễ hiểu nha

Các anh chị nam chính nữ chính chuyên gia oánh nhau sứt đầu mẻ trán, chửi bới, cãi lộn gây gổ bắt nạt nhau, đè ngửa nhau ra, vật lộn nhau đến kinh thiên động địa cái này ai ai cũng biết...cái này gọi là ngoại động này{:426:}

Các anh chị nam chính này cũng chuyên gia yêu nhau đến giời long đất lở, yêu đến chết đi sống lại mà lúc nào cũng ngậm tăm không khai với ai nửa lời... cái này gọi là nội động này{:429:}

VD: cực kỳ điển hình trong Lakorn đó là cái 365 Days of love của Ken Ann, hai anh chị ly hôn vì anh rõ ràng trong lòng (nội tâm) là yêu {:444:} nhưng lại không chịu nói ra là anh yêu chị {:430:} (thể hiện bằng hạnh động ra bên ngoài), mà anh không nói chị chịu không khẳng định được anh có yêu chị hay không==> chúng ta có 365 days of love để coi{:404:}

Nói chung là các hành động có xu hướng thiên về nội tâm thì là nội động: như yêu, ghét, đói, nghe, nhìn, ngủ, mơ, ước, muốn, mến, căm thù, ... nói chung hầu như đều là những cái nếu không thể hiện ra thì có mà giời biết {:428:}

Các hành động thể hiện ra bên ngoài thuộc dạng hành động làm phát là biết liền thì là ngoại động: gồm có oánh, mắng, chửi bới, ôm, ấp, rờ, sờ, kiss, rape...)))))))))))))))){:438:}

VD:
Ngoại động - Tho ra maan: tra tấn, hành hạ ...(cái này có xu hướng bùng phát bá đạo ra ngoài của các anh ek này)
Nội động - Tho ra maan: cam chịu, nhẫn nhịn... (cái này có xu hướng đè nén chôn dấu vào trong của các chị ek này)

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:39:24 | Xem tất
Sory các n hum qua t tranh thủ viết nốt mấy cái đống loằng xà ngoằng cái sếp đè xuống cho nó xong xuôi đi để cuối tuần còn phượt{:435:}
Nào chúng ta sẽ đi vào chủ đề của 2 ngày cuối tuần trong vòng sáng và chiều nay...
Tối nay t phượt{:399:}

Đầu tiên để tiếp cận được với mấy cái con giun con dế loằng ngoằng chúng ta cần phải tiếp cận với cách phiên âm ra ký tự latinh của nó đã... (cái này ai từng học tiếng trung rồi thì đều phải học này, không học thì không đọc nổi từ mới đâu)

Nói chung là hiện giờ tiếng Thái chưa có một bảng phiên âm chuẩn men như kiểu tiếng Trung nên là t sẽ tự lựa ra một bản phiên âm tự chế (lưu ý là nhiều cái ko theo quy chuẩn nào mà là t xào nấu từ đủ loại phiên âm từng bắt gặp nhá) để các n dễ tiếp cận và dễ đọc nhất, bên cạnh đó cũng sẽ đá sang một vài lối phiên âm hay sử dụng khác mà các n có thể bắt gặp ở ngoài kia...

Đầu tiên chúng ta đi vô phần dấu má trước nha...

Lưu ý đây là các dấu dùng trong hệ thống phiên âm latinh chứ không phải là dạng dấu dùng trong ký tự tiếng Thái đâu nha. Thế nên đừng có nhầm nha...

Cái này nếu ai từng học qua tiếng trung rồi thì sẽ tiếp cận khá dễ dàng đó...

Nếu như tiếng Việt chúng ta có 6 thanh âm, tiếng Tàu chúng nó có 4 thanh âm thì tiếng Thái của chúng Dara có 5 thanh âm.

Vì vậy các n đầu tiên hãy cảm thấy xung xướng và hoan hỉ vì chúng ta là đa phần đều là người Việt nói tiếng Việt chứ không phải người Việt nói tiếng Tàu do đó việc tụt dốc không phanh từ 6 thanh xuống 5 thanh sẽ nhanh hơn leo thang du dây từ 4 thanh lên 5 thanh

Đầu tiên:
Tiếng Việt có 6 thanh điệu cái này chắc quá quen rồi không cần dài dòng làm chi ha{:406:}
- không/bằng, ngã, sắc.
- huyền, hỏi, nặng


Tiếng Tàu có 4 thanh điệu:{:441:}
Thanh 1 (Âm bình) gần giống thanh Bằng tiếng Việt.
Thanh 2 (Dương bình) gần giống thanh Sắc tiếng Việt.
Thanh 3 (Thượng thanh) gần giống thanh Hỏi tiếng Việt.
Thanh 4 (Khứ thanh) ngắn và nặng hơn thanh Huyền, dài và nhẹ hơn thanh Nặng tiếng Việt.

Và cuối cùng điều chúng ta quan tâm nhất chính là:{:437:}
Tiếng Thái có 5 thanh điệu.
Thanh 1: gần giống với thanh bằng/không trong tiếng Việt nhưng thấp hơn, khi đọc kéo ngang ra hơn thanh bằng 1 tẹo. VD: khun, lung, paa...
Thanh 2: gần giống với thanh huyền trong tiếng Việt nhưng đọc nặng hơn 1 chút đấy. VD: nừng (số 1), sìi (số 4)...
Thanh 3: chẳng thấy giống với thanh nào cảcao hơn thanh bằng, giống như khi đọc "a" bình thường thì là thanh bằng, nhưng khi b chợt nghĩ ra một cái gì đó nói "A" thì nó lại thành ra cái thanh này này... tức là nó cao giọng hơn thanh bằng của chúng ta 1 bậc... đó...hic...VD: may: không, khaao: cơm...
Thanh 4: gần giống với thanh sắc trong tiếng Việt nhưng không cao bằng thanh sắc, phát âm nó có một chút gì đó nặng xuống dưới chứ không hoàn toàn lên hẳn như sắc của chúng ta: VD: chán, di chán
Thanh 5: gần giống với thanh hỏi trong tiếng Việt nhưng nó cũng cao hơn thanh hỏi của chúng ta một chút đó: VD: khỏ thôn, phổm...

Và sau này t sẽ đánh dấu thanh vào các phiên âm với các ký hiệu như sau, các n để ý nha:{:404:}
Thanh 1: không có dấu VD: khun, lung, paa.
Thanh 2: dấu y chang dấu huyền lun: VD: nừng, sìi
Thanh 3: dấu này giống kiểu dấu của chữ â đó nhưng đừng có ai đi đọc thành chữ â nha: mây (không) mây chây: không phải, mây dâay: không được...
Thanh 4: dấu này giống y chang dấu sắc lun: VD: chán, di chán...
Thanh 5: dấu này thì nó hơi giống dấu của chữ ă nha, nhưng cũng đừng ai lớ ngớ đi quy nó thành chữ ă đấy:
VD: sĭa jay (tiếc) ... khŏr tôht (xin lỗi)


Tạm thời thế đã nha, các n về thử tập oánh vần mấy cái thanh này trước đi đã nhé nhé..{:438:} .

Tối nay chúng ta sẽ làm quen và cùng chặt chém một vài nguyên âm + phụ âm đơn giản{:431:} .
Thân ái tạm biệt và hẹn trở lại vào tối nay nha ^^. T thăng đây{:400:}


Bình luận

toát hết cả mồ hôi vs mấy cái dấu đấy >"<  Đăng lúc 5-7-2013 10:46 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:40:45 | Xem tất
Nào mọi người chúng t cùng nhào vô chủ đề cuối cùng của tuần này ngay và luôn nha....{:426:}

Một chút khái quát về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Thái...{:440:}

Đầu tiên là nguyên âm...
Chúng ta hãy tập xác định rằng tiếng Thái có tổng cộng 38 cái có thể gọi là nguyên âm...{:404:}  
(mặc dù theo một số tài liệu vu vơ trên mạng thì thái có 32 phụ âm và còn 1 đống cái gì mà loằng xà ngoằng gì gì đó đó
nói chung là đọc hoài ứ hiểu rút cục nó có tổng cộng bn cái nguyên âm kiêm phụ âm và nguyên âm không phải phụ âm luôn )

Các nguyên âm được chia tạm thành 2 nhóm sau:
1: Nguyên âm ngắn
2: Nguyên âm dài: lại được chia ra thành 2 nhóm nữa
                    - nguyên âm đơn
                    - nguyên âm phức: lại được chia thêm ra thành 2 nhóm nữa{:435:}
                                          # nguyên âm phức đôi
                                          # nguyên âm phức ba


Tiếp đến là phụ âm...
Chúng ta hãy cùng nhau chấp nhận một sự thật phũ phàng rằng tiếng Thái có một bảng chữ cái 44 ký tự cực kỳ loằng xà ngoằng được liệt vào dạng phụ âm...{:442:}  
Trong đó ngày nay người Thái hiện còn sử dụng 42 ký tự và đang dần dần tống tiễn 2 ký tự vào quên lãng...

Các ký tự phụ âm trong tiếng Thái lại được phân bè kéo cánh ra thành 3 lớp sau:
1. Phụ âm lớp cao: bao gồm 11 ký tự trong đó có 10 bé vẫn còn đang được trưng dụng và 1 bé hiện đã xếp xó...
2. Phụ âm lớp trung: bao gồm 9 ký tự trong đó có 7 bé thường xuyên dùng và 2 bé thuộc hàng hiếm thấy khó đụng...
3. Phụ âm lớp thấp: bao gồm 24 ký tự trong đó cũng có 23 bé hiện tại vẫn đang còn được ân sủng và 1 bé hiện đã tiễn vô lãnh cung...

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau điểm mặt ra các bé nguyên âm đơn để nhận mặt làm quen trước đã... còn các bé yết kiêu cứ từ từ để đấy mần sau...

tổng cộng 18 bé, bao gồm 9 bé dài và 9 bé ngắn song hành đồng âm tương ứng...

Đầu tiên là nguyên âm đơn dài{:408:}  

Tất cả 9 bé dài đều có cách phát âm khá quen thuộc với người Việt chúng ta...{:404:}
1: aa  - phát âm như âm a thông thường trong tiếng Việt. VD: maa: đến
2. ii - phát âm như âm i thông thường trong tiếng Việt. VD: sìi: bốn (số đếm).
3. uu - phát âm như âm u thông thường trong tiếng Việt. VD: sủun: không (số đếm).
4. ưư - phát âm như âm ư thông thường trong tiếng Việt. VD: mưư: tay.
5. ee -  phát âm như âm e thông thường trong tiếng Việt. VD: deeng: đỏ (màu sắc).
6. êê - phát âm như âm ê thông thường trong tiếng Việt. VD: plêêng: bài hát.
7. oo - phát âm như âm o thông thường trong tiếng Việt. VD: noon: ngủ.
8. ôô - phát âm như âm ô thông thường trong tiếng Việt. VD: jôôn: cướp (nghề tự khai của Yai nè{:156:})
9. ơơ - phát âm như âm ơ thông thường trong tiếng Việt. VD: jơơ: gặp.
Rồi xong show của các chân dài dưng mờ hãy chú ý nè

Bây giờ mới thực sự là màn chính...
Nào hãy cùng chào đón sự bá đạo trên từng hạt gạo của các bé nguyên âm ngắn... {:436:}
Những ai mà mới ăn no xong nói không ra hơi thì học mấy bé này nhanh lắm này...{:438:}

1: a  - phát âm như chữ ạ trong tiếng Việt. VD: jà: sẽ.
2. i - phát âm như chữ ị trong tiếng Việt. VD: sìp: mười (số đếm).
3. u - phát âm như chữ ụ trong tiếng Việt.
4. ư - phát âm như chữ ự trong tiếng Việt.
5. e -  phát âm như chữ ẹ trong tiếng Việt.
6. ê - phát âm như chữ ệ trong tiếng Việt.
7. o - phát âm như chữ ọ trong tiếng Việt.
8. ô - phát âm như chữ ộ trong tiếng Việt.
9. ơ - phát âm như chữ ợ trong tiếng Việt.
Những ai vừa ăn no xong thử ợ hơi 1 phát là ra ngay bé số 9 này này{:98:}


Lưu ý:
Mấy bé mà chưa có VD là do hiện thời t chưa lùng ra bé VD nào đặc trưng cho các n phát âm chơi. {:107:}
Nên là mấy bé đó thôi thì từ từ sau này chúng ta đào bới khai quật lên chặt chém tiếp vợi...{:184:}

Hum nay tạm thời dừng ở đây thui nhá{:105:}
Các n về nhà ăn no xong hông có gì hóng thì lôi 9 bé kia ra tập phát âm cho tiêu cơm đi à{:401:}
Có gì cuối tuần sau gặp lại nhau chúng t cùng chặt chém các bé nó típ{:431:}
Thui hẹn tối mai tái ngộ nha h t lại thăng đây {:400:}




Bình luận

cho em hỏi tý nếu i phát âm như ị thì sìp biết đọc tn đây ss? "ị" lại còn "ì" e chả hiểu gì cả  Đăng lúc 5-7-2013 10:50 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:42:13 | Xem tất
Hôm nay chúng ta cùng đi qua một chút về các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít nha ^^

Đầu tiên là đại từ nhân xưng dành cho nam... Phổm và theo đó là từ khrắp Phổm hay dùng để trả lời lịch sự giống như vâng dạ...

Phổm là đại từ nhân xưng ngôi nhất dành cho nam trong các trường hợp giao tiếp có mức độ lịch sự từ bình thường trở lên...
(giống với mức độ của Khun) ...
Lưu ý là dành cho nam, còn với các Katoey các n có khả năng hầu như rất ít khi nghe thấy từ này:))
1 Điều đặc biệt là ở Thái thường con trai đến tuổi dậy thì, khoảng tầm 15 tuổi sẽ bắt đầu chuyển sang thậm xưng là Phổm,
chứ không phải là từ bé đã xưng thế này... và cách xưng hô này sẽ được dùng mãi cho đến cuối đời trong trường hợp nam nhân đó không có sự thay đổi lớn nào liên quan đến vấn đề giới tính...Nam thường xưng phổm trước hầu như tất cả mọi đối tượng, từ các mối quan hệ gần gũi cho đến các mối quan hệ xã giao ngoài xã hội, từ khác hàng đến ngang hàng, từ địa vị thấp đến địa vị cao...

Tiếp đến là đại từ nhân xưng dành cho phái nữ Di chán, Di chán là 1 đại từ nhân xưng khá trang trọng ... nó thường được dùng trong các trường hợp giao tiếp cần mức độ trang trọng cao (có khi còn cao hơn cả Phổm) còn trong các trường hợp giao tiếp thông thường nữ thường hay dùng thậm xưng là Chan (sẽ được nói tiếp ở phần sau)... Và từ này có thể nghe thấy ở các Katoey  đấy nha:)) Khác nam thì nữ thông thường trong các mối quan hệ gần gũi như xưng hô với cha mẹ hoặc xưng hô với bề trên có thể vẫn sẽ dùng thậm xưng Nủ (có nghĩa là bé) thậm chí có thể xưng cho từ lúc biết nói cho đến lúc lìa đời mà không cần thay sang Chan hay Di chan trong các trường hợp này...  

Đại từ xưng hô chung có thể dùng cho cả 2 giới nam và nữ đó là Chán...
Thông thường nam rất ít khi thậm xưng chan, chỉ trừ trong các mối quan hệ hết sức gần gũi, hoặc trong các cuộc nói chuyện không mang tính hình thức lịch sự, hoặc không cần quá câu nệ... Nhưng nói chung nam ưa dùng phổm hơn...

Ngược lại thì đối với nữ Chan lại là 1 ngôi rất được ưa dùng, và khá nhiều mối quan hệ có mức độ lịch sự không cần thiết phải quá cao, cũng như ngay cả trong các mối quan hệ bình thường. Và có thể nói là nữ ưa dùng Chan hơn Dichan cũng như Nam ưa dùng Phổm hơn Chán...

Có thể ban đầu mọi người sẽ hơi thắc mắc, nhưng nếu suy nghĩ sâu hơn chúng ta có thể thấy được 1 chút sự phân cấp ở đây, khi trong quan niệm cũ của Á Đông vai trò của phụ nữ luôn xếp dưới nam giới... Và khi xưng hô với nhau phụ nữ không ở giai cấp quý tộc không thể nào xưng hô một cách trang trọng hay quá trịnh trọng với nhau được... Trong khi với nam giới thì ngược lại... Nói chung nó có cái gì đó liên quan đến cái thể diện của các quý ông, và sự cam chịu của các bà nội trợ từ thời xưa... Kể cả cách xưng Nủ cũng vậy, trước kia người ta hầu như toàn làm lễ trưởng thành cho các bé trai chứ mấy ai làm lễ trưởng thành cho các bé gái? Vậy nên dù con gái có lớn đến mấy thì trước bề trên vẫn luôn là Nủ, còn các bé trai dù mới 15 tuổi nhưng khi đã được coi là trưởng thành thì cách xưng hô cũng không còn được phép bé bỏng chi cho cam nữa...

Vậy nên nam nhân xưng phổm đa phần, nếu thường xuyên hạ cấp xuống chán thì nó hơi có chút gì không câu nệ phép tắc lịch sự rồi đó nha...:)) Còn nữ nhân xưng Chán đa phần, nếu thường xuyên nâng cấp lên di chán thì có nghĩa là b hãy tôn trọng người này 1 chút có khả năng địa vị hơi bị cao đó, hoặc là tự tôn của người con gái này cũng không thua gì đấng nam nhi đâu:))

Nói chung túm lại là như thế này.
Nam thông thường từ mức lễ phép tầm thâm thấp trở lên xưng Phổm. Ở dưới mức này thì xưng Chán.
Nữ thông thường từ mức trên lịch sự cao tầm đâm lên xưng Dichán còn lại từ mức lịch sự vừa tầm đâm xuống xưng Chán.

Trong các bài hát cả nam và nữ đều chỉ dùng 1 ngôi là chán, và gần như hoàn toàn không đại từ nhân xưng số ít ngôi nhất nào thay thế chán cả! (Ôi thi ca quả nhiên là rất hình tượng hóa, lãng mạn hóa, siêu thực hóa, không phân tầng giai cấp giới tính, tự tôn chi cả:))))

Thôi tạm được ba chữ thế đã nha...
T hôm nay tâm trạng ko ổn cho lắm sợ viết dài viết dai thành ra viết dại
Hẹn các n tối ni học típ nhá ... Bibi...

Bình luận

tối nay chúng ta chỗ xưa tái ngộ:)) tiếp tục chặt chém tiếp nha:))  Đăng lúc 3-5-2013 12:07 PM
Ôi ! may quá! n bê thớt về đây rồi!! Chứ ở chỗ kia tìm hơi bị loằng ngoằng!!!!!!  Đăng lúc 3-5-2013 12:04 PM
cái thread này n bưng bê từ cái khu ẩn phải ko Bánh?  Đăng lúc 3-5-2013 11:25 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-5-2013 19:39:01 | Xem tất
Tình cờ lụm được cái ni trên mạng{:404:}
Cơ mà không chơi 1 phát up hết lun đâu{:429:}
Hôm nay thứ 7 rùi chúng ta cùng nhau so sánh sơ bộ một chút về ngữ pháp Việt Thái nha ^^
Để cùng tự xướng về cái lợi của 1 người Việt chính cống khi tiếp cận với giai xênh gái đệp bên Thái
Đảm bảo dễ dàng nhanh chóng hơn nhiều so với việc tiếp cận tiếng Hàn, Nhật hay thậm chí là tiếng Anh{:438:}

So sánh Ngữ Pháp Việt Thái phần 1

Ðể so sánh hai cách đặt câu, không gì bằng dịch sát từng chữ trong mỗi câu. Dịch như thế, rồi để hai câu song song thì có giống nhau hay không, giống nhiều giống ít, sẽ thấy được ngay mà không phải thông qua thuật ngữ rắc rối hay khái niệm ngữ pháp chủ quan của ai ai cả.

Dưới đây là bằng chứng cho thấy về ngữ pháp tiếng Thái giống tiếng Việt một cách lạ lùng, giống từ tinh thần đến tận những chỗ rất đỗi tế nhị.

(1) Cấu trúc Ðề-Thuyết:

Cao Xuân Hạo nhiều lần nhấn mạnh cấu trúc Ðề-Thuyết của tiếng Việt (xem gocnhin.net số 4). Ðề-Thuyết cũng chính là cấu trúc cơ bản của tiếng Thái.

Phổm chư Mai. Tôi tên Mai.
Wan nee wan sao. Hôm nay thứ sáu.
Ruang nee ... phom krot maak. Chuyện này tôi rất giận.

(2) Tính “động” của tính từ:

Tiếng Thái có chữ bpen, tương đương với chữ Việt là. Nhưng cũng như ta, họ nói baan suay (nhà đẹp), chứ không nói baan bpen suay (nhà là đẹp). Ðây cũng chỉ do cách cấu trúc Ðề-Thuyết. Câu baan suay làm người Anh thắc mắc, nhưng với ta thì quá tự nhiên.

(3) Ít “của”:

Tiếng Thái có “của”, nhưng cũng ít dùng như tiếng Việt: mae phom (mẹ tôi) thay vì mae khong phom (mẹ của tôi).

(4) Chia thì:

Thái giống Việt, không tự động chia thìchỉ chia khi cần làm rõ hay nhấn mạnh. Các cách cho biết “thì” của tiếng Thái cũng giống y như trong tiếng Việt.

Khao dai ma. Nó đã đến.
Khao ma laew. Nó đến rồi.
Khao kham-lang ma. Nó đang đến.
Khao cha ma. Nó sẽ đến.

Ðể chỉ quá khứ, tiếng Thái còn dùng chữ khơi, tương đương với chữ từng của ta:

Phom khơi bpai Fa-rang-set. Tôi từng đi Pháp.

(5) Câu “mà”:

Từ Thái tee tương đương với từ Việt mà (tiếng Anh phân biệt thành who, which, where).

Baan tee khao yoo. Nhà mà nó ở.
Rot tee khao sue. Xe mà nó mua.
Ngao tee mee hua jai. Bóng mà có trái tim.

(Còn nữa)

Bình luận

Bánh ơi trong phần cấu trúc đề thuyết, cái vd hôm nay thứ sáu ấy, wan saothứ bảy mà, thứ sáuwan suk chứ nhỉ?  Đăng lúc 19-5-2013 05:38 AM
phục Bánh thật nhá ! nàng yên tâm mục nào box Thái cũng có mặt t,có điều dạo này hơi bận nên chỉ đu theo sau chút ít được thôi  Đăng lúc 4-5-2013 11:50 PM

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
nxuyen91 + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-5-2013 13:59:54 | Xem tất
Hôm nay tiếp tục màn so sánh ngữ pháp nha {:436:}

So sánh Ngữ Pháp Việt Thái phần 2

(6) Câu so sánh:

Thái đặt loại câu này y như Việt.

Nang-see nee yaak kwa nang-see nan.
Sách này khó hơn sách kia.
Nang-see nee yaak thee-soot.
Sách này khó nhất.

(7) Câu phủ định:

Thái có ít nhất bốn cách đặt câu phủ định. Ba cách giống y Việt, một cách hơi “cứng”.

Phom mai sarb. Tôi không biết.
Mai mee sieng tob rub. Không có tiếng trả lời.
Bai nee mai chai khong khao. Cái này không phải của nó.
Phom kin mai dai. Tôi ăn không được.

Câu sau cùng tiếng Việt nói “Tôi không ăn được”.

(8) Câu hỏi “tổng quát”:

Thái có ít nhất chín cách đặt câu hỏi tổng quát, cách nào cũng y như Việt.

Nếu không đoán được câu trả lời:

Khao ma mai? Nó đến không?
Khun pai rue plao? Ông đi hay không?
Shuay phom noi dai mai? Giúp tôi chút được không?
Mee kon khab mai? Có người lái không?
Khao pai rue yang? Nó đi hay chưa?

Nếu muốn xác minh câu trả lời:

Khun sa-bai dee rue? Ông mạnh giỏi chứ?

Nếu đoán chắc sẽ được xác nhận:

Khun tong-kan pai, chai mai? Ông cần đi, phải không?

Nếu chỉ để lập lại thông tin:

Nam-mun mhod rue? Xăng hết à?

Hỏi mà câu trả lời không phải là không hay có:

Mee pla arai barng? Có cá gì đó?

Ðể ý rằng mai, mee, dai, chai, yang luôn luôn là không, có, được, phải, chưa, bất kể dùng trong câu phủ định hay trong câu hỏi. Chữ plao cũng luôn luôn là không. Chỉ có chữ rue khi là hay, khi là chứ, khi là à.

(9) Câu hỏi dùng Ai, Gì v.v.:

Giống y tiếng Việt, chỉ thỉnh thoảng hơi “dông dài”.

Rao cha long rua mua rai? Ta sẽ lên thuyền lúc nào?
Mua rai khun cha ma eek? Khi nào ông sẽ đến nữa?
Krai rian phaa-saa Thai? Ai học tiếng Thái?
Khun shue arai? Ông tên gì?
Pai nai? Ði đâu?
Hotel nai dee? Khách sạn nào tốt?
Ra-ka thao rai? Giá bao nhiêu?
Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu hết bao nhiêu?
Ta-na-kan pert gee mong? Nhà băng mở mấy giờ?
Phom tong tham yarng rai? Tôi phải làm thế nào?
Khun cha pai yarng rai? Ông sẽ đi thế nào?

(10) Cách dùng trợ từ:

Giống tiếng Việt 1 cách kỳ dị, chỉ thỉnh thoảng hơi “dông dài”.

Phaeng kern pai! Ðắt quá đi!
Pai hai phon! Ði cho rảnh!
Phom aan mai ok. Tôi đọc không ra.
Phom mai roo rueng arai loey. Tôi không biết chuyện gì cả.
Mee rot hai shao mai? Có xe cho mướn không?
Khao tham hai phom rop kuan. Nó làm cho tôi khó chịu.
Phom yark dai ra-ka took kwa. Tôi muốn được giá rẻ hơn.
Khao yang rian wichaa nan. Nó vẫn học môn ấy.
Khao yang kong kin. Nó vẫn còn ăn.
Ao sha ma hai phom. Mang trà tới cho tôi.
Phom leum ao ngern ma. Tôi quên mang tiền theo.
Mai hen mee ruang nee. Không hề có chuyện này.
Bok hai phom sarb duey. Nói cho tôi biết với.
Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu hết bao nhiêu?
Sha sia laeo! Trễ mất rồi!
Tham ayng rue? Làm lấy à?
Phom mai dai pai eek laeo. Tôi không được đi nữa rồi.

(Còn tiếp)

Bình luận

phát sinh ra nhiều hệ phiên âm đôi khi hơi khác biệt, nhưng khi biết cách đọc của 1 từ và nghĩa của nó n sẽ dễ dàng quy nó về hệ thống phiên âm của riêng mình :)   Đăng lúc 6-5-2013 06:05 PM
với mỗi người học tiếng thái đến từ mỗi nước lại có một cách phiên âm riêng của họ để tiếp cận tiếng thái một cách dễ dàng nhất, vì vậy nên cũng   Đăng lúc 6-5-2013 06:04 PM
trong tiếng thái thấy có ch thôi còn sh với tr ko thấy có:)) nếu n thấy dtree chẳng hạn thì cái đó đọc rời nha: tờ ri, còn nếu có sh thì đọc là sờ:)  Đăng lúc 6-5-2013 06:03 PM
Bánh!! có phải từ sh=ch=tr trong Tiếng việt hem nhể????  Đăng lúc 6-5-2013 08:48 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 6-5-2013 17:58:50 | Xem tất
Một chút liên quan đến từ Lakorn nha...
Lunamun có hỏi là lakorn bắt nguồn từ đâu...

Thực ra thì t cũng chịu không rõ gốc tích của từ này từ đâu mà tới

Chỉ biết lakorn được hiểu là: vở kịch, vở diễn và hiện giờ chúng ta hay quen dùng với nghĩa là phim truyền hình Thái Lan.

Lakorn theo từ điển tiếng thái viết là [ละ คร] và đọc là là [ละ คอน] đọc là lá-kon.

Và chúng ta hãy cứ dịch trong đầu nó là vở diễn cho nó dễ tiếp thu các từ ngữ liên quan.

dtua lá-kon: nhân vật
rohng lá-kon: nhà hát.
naang lá-kon: nữ diễn viên.
lá-kon tee wee: series phim truyền hình như kiểu Vượt ngục ấy{:180:}
lá-kon toh-rá-tát: vở diễn trên truyền hình. (tối thứ 7 VTV1 hay có này cuối năm có nguyên cả 1 vở ai cũng chờ luôn

Ngoài ra chúng ta nếu nghe các BTS hay nghe thấy từ này
sà-daeng: diễn
nak sà- daeng: diễn viên (nak đôi khi đứng trước 1 từ để biến từ đó thành từ chỉ người chuyên làm việc đó
VD: don tree: âm nhạc => nak don tree: nhà soạn nhạc, rian: học=> nak rian: học sinh, kĭan: viết=> nák kĭan: nhà văn...
Ngoài ra diễn viên còn có:
poo sà daeng: diễn viên (poo trong poo chai: đàn ông và poo ying: đàn bà đó)...
sà-daeng lá-kon: đóng kịch, đóng phim.

Và theo quy tắc biến động từ ngoại động thành danh từ đã đề cập đến ở bài trước chúng ta có.
gaan sà daeng: màn trình diễn.

So sánh Ngữ Pháp Việt Thái phần 3

(11) Cách dùng tiếng xưng, hô:

So với tiếng Anh, chẳng hạn, thì tiếng Thái và tiếng Việt hết sức phong phú nhân xưng đại danh từ. Người Anh xưng I, thì người Thái, người Việt có thể xưng tôi, ông, bác, chú, anh, em v.v., tùy đang nói chuyện với ai.

Từ Thái rao: chúng tôi, chúng ta giống từ Việt ta ở chỗ cũng dùng để nói với người dưới hoặc với chính mình.

(12) Cách trả lời câu hỏi:

Tiếng Anh phải chọn giữa Yes và No. Tiếng Thái linh động y như tiếng Việt.

Ar-harn phaeng mai? Phaeng (Mai phaeng).
Ðồ ăn đắt không? Ðắt (Không đắt).
..., chai mai? Chai (Mai chai).
..., phải không? Phải (Không phải).
Khun pai rue plao? Pai (Plao).
Ông đi hay không? Ði (Không).

(13) Câu mệnh lệnh xác định:

Tiếng Thái cũng thêm chữ ở cuối câu:

Fung see! Nghe đây!
Doo khao see! Nhìn nó kìa!
Pert pra-too si! Mở cửa ra!

(14) Cách nói cho lịch sự:

Tiếng Thái cũng dùng cách thêm chữ ở cuối câu.

Khun ma chark nai krap? Ông đến từ đâu ạ?
Khun pai nai ka? Ông đi đâu ạ?

Ðàn ông dùng krap, đàn bà dùng ka.

(15) Cách cấu tạo từ phức tạp:

Có bốn cách chính, đều phổ thông trong tiếng Việt.

- Thêm chữ phụ phía trước: naa là đáng, rak là yêu, naa rak là đáng yêu.

- Ðặt liền hai chữ ngang hàng: hung là nấu, tom là luộc, hung tom nghĩa giống nấu nướng. Ðặc biệt, phor look (cha con) có thể là “cha và con”, “cha hoặc con”, hay “cha của con”, y như tiếng Việt.

- Lặp lại chữ, hoặc y hệt, hoặc biến đổi chút ít. Dek dek (trẻ trẻ) là nhiều đứa trẻ; tiếng Việt nói nhà nhà, người người. Yung ying là lẫn lộn, soo see là lảo đảo.

- Dùng cả một cụm từ để diễn ý. Mai khit fai là que đánh lửa, tức que diêm; ta nói gậy cời than, móc áo, thuốc đánh răng v.v. Tiin taa tiin cay (mở mắt mở tim) là đầy bỡ ngỡ, hồi hộp; ta nói mở mày mở mặt để diễn ý hãnh diện, chẳng hạn.

(16) Dùng loại từ:

Tiếng Anh chỉ dùng loại từ khi không đếm được trực tiếp: two packs of butter (hai túi bơ), nhưng two cars (hai xe). Thái, giống Việt, dùng loại từ cho mọi trường hợp: không những nói bia see khuat (bia bốn chai), mà còn nói rot saam kun (xe ba cái), maa soong tua (chó hai con), kluay ha bai (chuối năm trái).

(17) Vài chỗ dị biệt:

- Có lẽ chỗ khác đáng kể nhất giữa Thái với Việt là ở vị trí tương đối của danh từ, loại từ và số từ, như vừa thấy trên. Ví dụ nữa: Thái nói dek saam khon (trẻ ba đứa), dek loo saam khon (trẻ xinh ba đứa), dek loo saam khon nee (trẻ xinh ba đứa này), thì Việt nói ba đứa trẻ, ba đứa trẻ xinh, ba đứa trẻ xinh này.(6) Ngoài ra, nếu chỉ có một thì Thái lại nói dek khon neung (trẻ đứa một).

- Thái đôi khi dùng dai (được) “không cần thiết”: Phom cham dai (Tôi nhớ được), Phom cham mai dai (Tôi nhớ không được). Việt nói gọn: Tôi nhớ, Tôi không nhớ. (riêng về chỗ này t không đồng tình lắm, vì theo t "nhớ được' là chỉ khả năng của hành động, còn nhớ là chỉ hành động ngay tức thì ở thời điểm nói, một người có khả năng nhớ được, chưa chắc ngay trong thời điểm nói đã "nhớ'! giống như khi ta đi thi, ngoài phòng thi thì nhớ được nhưng vào phòng thi lại nhớ không ra )

- Vị trí của chữ dai (đã) trong câu phủ định Thái ngược với vị trí trong câu Việt: Phom mai dai tham (Tôi không đã làm), thay vì Tôi đã không làm.

- Tiếng Thái đôi khi dùng chữ cha (sẽ) “không cần thiết”: Phom mai yaak cha rian wichaa nan (Tôi không muốn sẽ học môn ấy), thay vì Tôi không muốn học môn ấy.

Ba chỗ khác cuối dường như chỉ làm tiếng Thái có vẻ hơi “cứng” hay hơi “dông dài”, hơn là làm nó thực sự khác tiếng ta.


(còn tiếp)

Bình luận

hix phức lộn xộn  Đăng lúc 14-5-2013 10:33 PM
hit!!  Đăng lúc 8-5-2013 08:42 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-5-2013 20:39:22 | Xem tất
Hôm nay vẫn tiếp tục với bài so sánh lượm được trên mạng nha...

Liên hệ giữa Tiếng Thái và Tiếng Việt

Âu ơi, Lạc ơi...

Tiếng Thái lạ?
Thử nhìn cho kỹ
Cái nhầm kỳ quặc
Tiếng nghìn năm cũ
Bền là cái cách
Ðá nhau một chút
Bỏ qua đi... tây!
Hiểu làm sao?



Tiếng Thái lạ?


Theo Từ điển bách khoa Britannica (2002), ngữ hệ "Tai-Kadai" - mà thứ tiếng chính là quốc ngữ của nước Thái-lan -, không có liên hệ gì chắc chắn với bất cứ thứ tiếng nào khác xung quanh nó cả.

Thoạt tiên, do thấy Tai-Kadai (T-K) có thanh điệu (tức dấu) và có nhiều từ giống tiếng Tàu, giới chuyên môn bèn xếp nó vào ngữ hệ Hoa-Tạng. Sau khi biết rất nhiều từ vựng căn bản của T-K thực ra không phải gốc Hoa, giả thuyết này bị loại bỏ. Năm 1942, học giả Mỹ Paul Benedict đề xuất T-K có dính líu với ngữ hệ Nam đảo (Austronesian). Giả thuyết Austro-Tai gây xôn xao một thời, nhưng đến nay vẫn chưa được đa số chấp nhận. [1]

Những ngôn ngữ lớn trên thế giới [2] của Ðại học Oxford (1987) khảo về 48 ngữ và ngữ hệ, do nhiều chuyên gia phụ trách. Xem kỹ, từ bài giới thiệu toàn bộ công trình của chủ biên đến bài viết chung về hệ T-K đến bài bàn riêng về tiếng Thái-lan, cũng không thấy giả thuyết nào mới về nguồn gốc tiếng nói của các dân tộc Thái.

T-K quả bí mật đến thế sao?

Dưới đây sẽ đưa ra bằng chứng về liên hệ rất đặc biệt giữa thứ tiếng ấy và tiếng Việt.


Thử nhìn cho kỹ

Ngữ hệ Tai-Kadai phân bố rộng rãi: ngoài hai địa bàn chính là Thái-lan và Lào, nó còn hiện diện ở Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Ðông, Hải Nam), Việt Nam (thượng du phía bắc), Miến Ðiện, và cả Ấn Độ (tỉnh Assam, phía đông bắc).

Vì tiếng Thái-lan được xem là tiếng chính và vì lý do thực tế, việc tìm hiểu sẽ giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ ấy, từ đây gọi vắn tắt là tiếng Thái.

Từ vựng

Tiếng Thái cũng đơn âm và có dấu như tiếng Việt [3] . Thanh điệu trong tiếng Thái đại khái tương đương với không, huyền, sắc, nặng, ngã trong tiếng Việt. [4]

Khác hẳn các ngôn ngữ trong hệ Ấn-Âu, từ Thái và từ Việt không bao giờ biến thể vì bất cứ lý do gì. Không bao giờ có chuyện mít thành míts, xanh thành xanhe, chạy thành chạyed, chạying v.v.
Về những từ căn bản, có ít nhất năm sáu trăm trường hợp tiếng Thái rất giống tiếng Việt. [5]

Ðể tiện suy nghĩ, tạm chia số từ "chung" này làm 16 nhóm như sau:

(1) Nhóm Cơ thể. Ví dụ: lang (lưng), khrao (râu), phung (bụng), san (xương), kang (cằm), khar (cẳng), kho (cổ), lai (vai), kho hoi (cổ họng), eo (eo).

(2) Nhóm Cảm giác. Ví dụ: dam (đen, thâm), horm (thơm), nak (nặng), tian (trơn), ot (đói), fart (chát), shuet (hoét-nhạt), yark (khát), nuai (oải).

(3) Nhóm Sinh hoạt căn bản. Ví dụ: thup (thụi), khen (chẹn), op (ôm), kho (khõ), khae (khảy), toi (thoi), kao (cào), yut (giật), khwarng (quăng), thap (đạp), hayeng (kiễng), yorng (dựng-tóc), yam (giẫm), ngoei (ngước), ngok (ngóc), kat (cắn), kharp (cạp), ar (há), om (ngậm), khai (khạc), niyom (nếm), kom (khom), morp (mọp), khot (co), cho (chọt), chorng (chong - mắt).

(4) Nhóm Quan hệ gia đình. Ví dụ: tia (tía), mae (mẹ).

(5) Nhóm Sản phẩm nhân tạo. Ví dụ: naa (ná), krong (lồng), marn (màn), klorng (trống), phat (quạt), rua (rào), khorng (cồng), ple-yuan (võng), khel (kèn), tum (chum), keea (cửi), khrok (cối), moong (mùng), khem (kim), chaeo (chèo), sao (sào), khao (gạo), sin (xiêm), thong (ống).

(6) Nhóm Ý niệm thời gian. Ví dụ: phrorm (rồi), sarng (sáng), warn (qua), duan (tháng), mai (mới), kae (già), nee (nay), khoei (quen).

(7) Nhóm Ý niệm không gian. Ví dụ: to (to), wong (vòng), klom (tròn), kong (cong), luk (lút), lum (lúm), prong (rỗng), yao (dài), tam (thấp), khaep (hẹp), shit (sít), noi (nhỏ), lek (lắt-nhỏ), nit (nhít-nhỏ), khap (chật).

(8) Nhóm Ý thức về trạng thái, chất lượng. Ví dụ: rorn (rôm-sảy), krorp (ròn), sa-art (sạch), prong (trong), rao (rạn), naen (nêm- đông), puai (hoai-phân), mue (mờ), ler (dơ), puan (bẩn), mun (mụ-đờ đẫn), mhod (mỏi), yun (dùn, chùng), rarp (rạp), nieo (dẻo, nếp), ae-at (kẹt), rua (rò), ung (ồn), nao (nẫu), rom (râm), hot (hóp), hieo (héo).

(9) Nhóm Ý thức tổng quát. Ví dụ: taek (tét-bể), ngorn (ngọn), yort (chót), yot (rớt), trong (trúng), phit (phét), du (dữ), loi (nổi), luem (lẫn-quên), phlat (lạc-quên đường), phung (phun), barn (banh-mở), phut (phựt-bật lên), op (ấp), larm (lan-lan tràn), plaek (lạ), sut (sụt), pong (phồng), tarng (đàng), naeo (nẻo), phler (lỡ, nhỡ).

(10) Nhóm Sinh hoạt cao cấp - Cụ thể. Ví dụ: tum (thấm, chặm), cho (trỗ), thak pia (thắt bín), yarng (nướng), hor (bó), phar (pha-cắt thịt), naep (nẹp), ru (rũ), chum (chấm), dap (dập), cheep (chít), chieo (chiên), mo (mài), tham (làm), rot (rót), sheet (xịt), chaek (trét), nung (nung), khuan (khuấy), nen (nén), kwart (quét), khwar (khoác), um (ẵm), bok (bảo), leo (quẹo), pork (gọt), pert (bật).

(11) Nhóm Sinh hoạt cao cấp - Trừu tượng. Ví dụ: term (thêm), khui mo (khoe mẽ), khor (hỏi), thai (thay), luak (lựa), luang (lừa), puan (bạn), tham rai (làm hại), kliat (ghét), chai (trả), thar (thách), yo (đố), phoei (phơi-phơi bày), war (quở-mắng), thorn chai (thở dài), yoo (ở), yua (đùa), shai (xài), yiam (thăm), thoi (thôi).

(12) Nhóm Thiên nhiên - Ðộng vật. Ví dụ: maeo (mèo), kai (gà), kar (quạ), maa (má - chó), plar (cá), mat (mạt), tuk kae (tắc kè), yieo (diều), khao maeo (cú mèo), kaeo (két), plar muk (cá mực), aen (én), ngar (ngà).

(13) Nhóm Thiên nhiên - Thực vật. Ví dụ: phai (pheo-tre), king (cành), pot (bắp), na (na), khing (gừng), muang (muỗm), horm (hành), fin (phiện), tua (đậu), son (thông), wai (mây), shar (trà).

(14) Nhóm Thiên nhiên - Tổng quát. Ví dụ: tharn (than), mek (mây), lok (đất), tok (thác), nern (nổng), dong (rừng), mork (móc), long (ròng-nước), chan (trăng), saeng chan (sáng trăng), lon (lớn-nước).

(15) Nhóm Từ kép. Ví dụ: kham nap (khép nép), rung rot (rạng rỡ), sa-warng sa-wai (sáng sủa), lom leo (lỏng lẻo), lork luang (lọc lừa), ruai ruai (hoài hoài), ngong nguey (ngẩn ngơ), yim yim (lâm râm), lo le (lo le), ruen rerng (rộn ràng), khlum khlua (âm u), nit noi (nhít nhỏ), plao plieo (loi lẻ), war we (quạnh quẽ), tam toi (thấp thỏi), pha som (pha trộn), khap khaep (chật hẹp), rok rark (gốc gác), kroke krark (rột rạt), uet art (uể oải), ot yark (đói khát), long tharng (lang thang), up ip (ấp ứ), on en (ỏn ẻn), khem khaeng (khỏe khoắn).

(16) Nhóm Linh tinh. Ví dụ: mae war (mặc dầu), lam (lắm), ruam kab (gồm cả), thaen (thay), shern (xin), khong lua (còn lại), yang (vẫn), yang khong (vẫn còn), kwar (quá), dai (đã), kum lang (đang), cha (sẽ), nee (này), nai (nào), krai (ai).

Ðây mới chỉ là chút kiến thức nông cạn, ngẫu nhiên. Có thể tìm hiểu kỹ sẽ thấy về từ vựng tiếng Thái còn giống tiếng Việt hơn thế nữa.

Tuy nhiên, giống như trên tưởng cũng đủ gợi vô vàn thắc mắc. Người Việt Nam với người Thái-lan đâu có tiếp xúc gì đáng kể, sao dùng lắm từ giống nhau vậy, giống từ eo, lưng, mèo, cá, na, muỗm, than, mây, kèn, trống, đến đen, nặng, thơm, to, nhỏ, dài, hẹp, đến ôm, gõ, đạp, giẫm, ngậm, nếm, khom, đến mẹ, tía, đến sáng, mới, già, đến sạch, trong, rạn, nẫu, hoai, héo, đến ngọn, chót, lạc, lạ, đường, nẻo, đến ẵm con, quét nhà, thắt bín, pha thịt, nướng thịt, đến lựa, lừa, thách, làm, trả, thăm, thở dài, khoe mẽ? Lạ hơn nữa là giống cả ở những cái "riêng tư" như khép nép, rạng rỡ, ngẩn ngơ, lo le, rộn ràng, ỏn ẻn, lang thang và những cái tuy "thiếu nội dung" nhưng rất cần thiết cho lời ăn tiếng nói như mặc dầu, vẫn còn, còn lại, đã, đang, sẽ!


(Còn nữa..)

Tình hình ai đọc xong bài ni đừng nản nha, cái này là bài so sánh thôi đọc để biết là chính nhớ được cần thời gian và trải nghiệm đừng ai đi học thuộc lòng bài này nha sau loạt bài lượm lặt về so sánh chung chúng t sẽ quay lại học 1 cách từ từ vừa học vừa xem lakorn ná{:414:}

Bình luận

hic!! nhiều từ hem bít đọc làm sao!! chỉ biết vài từ qua lakorn thôi!!! hic!!!!! Sự học là 1 biển cả!! huhuhu!!  Đăng lúc 11-5-2013 07:19 AM
coi RaengPrathana thấy gọi Ba trong khi phim khác gọi Bo???, và từ " bon" ( bón- đút ăn) . Giống nhau kỳ lạ :))  Đăng lúc 9-5-2013 09:25 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 14-5-2013 21:14:02 | Xem tất
Hôm nay đi ngân hàng chuyển tiền, gặp mấy người Thái đi chuyển tiền lận...
Họ nói m nghe câu được câu mất... với lại đầu lúc đấy còn đang mải đếm $$$$
Cơ mà vẫn nhớ có 1 anh dùng tiếng Việt cũng có vẻ sõi ...
Chị nhân viên bảo, anh ơi anh viết thế này em không đọc được đâu (chắc viết chữ thái)
Ảnh ý đánh vần lại đúng kiểu đánh vần tiếng Việt luôn...
Trông anh này lúc đầu m còn tưởng người Hàn... trông mặt mũi đặc sệt người Hàn ý
Thế mà lúc chị nhân viên kêu chuyển khoản hết bao nhiêu nhỉ 8.800
Nói ảnh kêu đắt quá...
Chị ý bảo đắt thì thôi không gửi nữa...
Và anh cũng thôi không gửi nữa...
Cơ mà vẫn cứ nói thank you và ra đi vô cùng lịch sự)
M thì đang thắc mắc có 8.800 gì mà đắt
Thì ngợ ra chắc ảnh ý quy nó sang tiền đô or bạt chăng
Vì m nhớ ko nhầm ảnh ý chuyển đô))))))))))))))))))))
Ối giời ơi)))))))))){:436:}

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề so sánh Thái Việt nha {:438:}
Cái nhầm kỳ quặc

So Thái với Việt thấy quá quen. Nếu thử đọ Việt, Thái với Anh, chẳng hạn, sẽ thấy là quá lạ.

Ðể chỉ màu đậm, Thái dùng chữ kae (già); Anh nói dark, chứ không nói old. Cây có trái, Thái nói ork phon (ra quả); Anh nói bear fruits, chứ không nói out fruits. Thái phor shai (đủ xài); Anh well enough (tốt đủ). Thái phoot mai ork (nói không ra); Anh struck dumb (bị đánh đần độn). Thái Kerd rueng arai lah? (Sinh chuyện gì đó?); Anh What is the matter? (Cái gì là vấn đề?). Thái Khun sa-bai dee rue? (Ông mạnh giỏi chứ?); Anh How are you? (Thế nào là ông?).

Rõ ràng Thái, Việt giống nhau cách riêng tư, "cố ý", chứ không phải giống vì cùng là nhân loại!

Học giả Tây phương không phải hoàn toàn không biết đến hiện tượng ấy, nhưng họ diễn dịch nó sai lầm cách tai hại cho công việc tìm hiểu của chính họ.

Gốc-ngọn, trên-dưới?!

Thời Việt Nam còn Pháp thuộc, H. Maspéro đã thấy tiếng Việt giống tiếng Thái và xếp nó vào họ Thái. [7]

Sang thế kỷ 21, chuyên gia ngữ học của Britannica cũng thấy tiếng Việt "chịu ảnh hưởng" hoặc "lấy" món nọ món kia của tiếng Thái. [8]

Vì đinh ninh Việt ngữ thuộc Thái ngữ hoặc Việt ngữ học của Thái ngữ nên các ông Tây mới thấy là tiếng Thái bơ vơ, không có anh em.

Tiếng dĩ nhiên có liên hệ với người. Ðinh ninh như trên về quan hệ giữa tiếng với tiếng không ăn khớp với bằng chứng về chuyện đã xảy ra giữa người với người.

Lịch sử, lịch sử

Từ lúc có nước Thái-lan (cách nay khoảng 700 năm), nước ấy với nước ta không có tiếp xúc đáng kể.

Trước khi lập quốc, người Thái đã có dịp nào "đè đầu cưỡi cổ" ta chăng?

Học giả Việt Nam từ Ðào Duy Anh đến nay đều nhất trí người Việt là hậu duệ của người Lạc, người Thái là hậu duệ của người Âu.

Theo đa số [9] , thời nước ta mới chỉ là Bắc bộ Âu sống sát bên Lạc, Âu rừng Lạc biển, Âu bắc Lạc nam. Lạc lập ra văn minh Ðông Sơn lừng lẫy nhất Ðông Nam Á hàng nửa thiên kỷ. Âu chỉ "oanh liệt" ngắn ngủi một lần khi Thục Phán hạ Hùng Vương thứ 18 mà lập ra nước Âu Lạc vắn số (khoảng 50 năm).

Theo Bình Nguyên Lộc [10] , người Âu chỉ mới xuống Bắc bộ khoảng tám trăm năm nay và thủ phận đến sau mà ở núi ở rừng, sống tách biệt với ta.

Không thấy ai bảo người Lạc thuộc họ Âu.

Dù theo ý kiến của số đông hay của Bình Nguyên Lộc, cũng không thấy được lý do khiến người Lạc phải học tiếng Âu.

Các nhà nghiên cứu Tây phương trước cho rằng các dân tộc Thái từ miền nam nước Tàu mà di cư xuống bắc Ðông Nam Á, nay lại chủ trương họ vốn sinh tụ quanh vùng Ðiện Biên Phủ, rồi khoảng năm 1000 mới bắc tiến lên Hoa Nam, từ đấy tây tiến qua Miến-điện qua Ấn Độ, nam tiến xuống Thái-lan xuống Lào [11] . Dù bảo người Thái tiến xuống hay tiến lên, không thấy ông Tây nào khẳng định điều gì rõ ràng về quan hệ huyết thống giữa người Thái và người Việt. Càng không thấy nói người Thái từng uy hiếp được người Việt trong khoảng thời gian đáng kể.

Ta không phải dòng giống Thái. Ta cũng không từng bị Thái chế ngự lâu dài. Vậy tiếng ta không thể thuộc họ Thái mà cũng không thể vay mượn tiếng Thái như các ông Tây đinh ninh.


Tiếng nghìn năm cũ

Giống nhau mà không phải gốc-ngọn, thì chỉ có thể là cành-cành.

Cành, thế mà hay

Tưởng Việt gốc Thái thì Việt không giúp tìm hiểu Thái.

Biết Việt với Thái cùng là cành thì có thể suy ra được ít nhiều về tuổi tác của gốc.

Nếu hai dân tộc anh em cứ liên tục làm láng giềng thì khó biết một đặc tính chung nào đó là mới hay cũ. Vì hai bên có thể học qua học lại cái mới của nhau mà cùng thay đổi tương tự.

Nhưng nếu ở cách xa mà có những chỗ tương tự thì những chỗ đó phải là vốn chung, của tổ tiên để lại. Vì chẳng lẽ mỗi người một phương cùng thi đua sáng kiến mà ngẫu nhiên những sáng kiến ấy lại giống nhau!

Ðôi ngả bao giờ?

Ai cũng đồng ý người Thái-lan từ Vân Nam mà xuống đất Thái. Vân Nam đã xa Phú Thọ [12] . Trước Vân Nam, họ ở đâu?

Theo thuyết Bình Nguyên Lộc, họ bị Hoa chủng đẩy từ Hoa Bắc xuống đấy đã vài ngàn năm. Khi người Tàu tiếp tục lấn, họ đi thẳng xuống Thái-lan chứ không hề ghé Bắc bộ (người Thái ở Bắc bộ chủ yếu là Âu Quảng Tây). Họ với ta chia tay nhau từ lúc ta còn ở bên Tàu, cách nay đã lâu lắm.

Theo thuyết Ðiện Biên Phủ, Vân Nam chỉ là trạm nghỉ ngắn trên đường "trường chinh" của người Thái. Họ lìa quê, xa ta chỉ mới 1000 năm nay.

Bao nhiêu dâu bể?

Ngay cả nếu "đường ai nấy đi" mới mười thế kỷ, người Thái và người Việt cũng đã có thừa lý do để "ai nói nấy nghe". Phần ta ở lại nhà dù đã thoát ách đô hộ của người Tàu nhưng về văn hóa vẫn tiếp tục bị phương Bắc ảnh hưởng nặng nề. Phần họ bên đất Thái trước bị văn hóa Ấn Ðộ áp đảo tối tăm mặt mũi sau bị hàng triệu người Tàu theo gót Trịnh Chiếu tràn xuống "khai hóa". Kẻ ở người đi đều thay ngang đổi dọc do tiếp xúc với nòi giống khác, lại thêm biến hóa tự nhiên, thế mà còn nhận ra nhau, lạ chứ.

Nếu thực ta với họ chia lìa đã mấy ngàn năm, thì chuyện tới mức quá lạ, tuy cũng còn đường giải thích. Ðể ý rằng cả Vân Nam lẫn Giao Chỉ đều là chỗ "khỉ ho cò gáy" đối với đế quốc Hán. Ngay vùng tương đối gần Trung Nguyên như các nước Việt thời Xuân Thu, Chiến Quốc mà sau khi chiếm xong người Hoa cũng phải mất mười mấy thế kỷ mới đồng hóa được. Vậy ảnh hưởng của họ ở Vân Nam, Giao Chỉ không sâu rộng lắm đâu. Dĩ nhiên Âu, Lạc vẫn phải bản lĩnh mới khỏi mất.

(còn tiếp)

Bình luận

hic!! đọc đạn này loạn hết cả rồi!!!!!!  Đăng lúc 20-5-2013 07:39 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 14-5-2013 21:17:45 | Xem tất
Tiếp theo và Dừng lại...

Bền là cái cách

Còn nhận bà con được là vì đôi bên đều còn mang dấu ấn của tổ tiên. Dấu gì mà bền thế?

Các nhà ngữ học hay nhấn mạnh là từ vựng căn bản sống lâu hơn ngữ pháp. Ðã có xảy ra trường hợp một dân tộc vốn nói "Tôi ăn khoai" mà do tiếp xúc với dân khác lại đổi nói "Tôi khoai ăn", dù vẫn giữ đủ ba tiếng "tôi", "ăn" và "khoai".

Câu bền?

Trường hợp nhóm ngôn ngữ Việt-Thái, cái cách ta ráp từ lại thành câu rõ ràng cũng rất... thọ. Hãy xem:


Mee / kào / arai / mai? Có / tin / gì / không?
Ta-na-kan / yoo / thee / nai? Nhà băng / ở / chỗ / nào?
Hai / phom / pai / duey / dai / mai? Cho / tôi / đi / với / được / không?
Thee / nang / nee / mee / krai / chong / laeo / rue / yang?
Chỗ / ngồi / này / có / ai / giữ / rồi / hay / chưa?


Trong mấy câu Thái này, cũng như trong đại đa số câu khác, về từ chỗ giống chỉ còn lờ mờ, phảng phất, nhìn kỹ mới thấy, nhưng về "ngữ" sự tương đồng lồ lộ: chỉ cần dịch từng chữ Thái thành chữ Việt là có ngay câu Việt tự nhiên!

Cách bền?

Tiếng Việt, tiếng Thái, ngoài những từ "vô cảm" mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có như chân, tay, mặt, mũi v.v. còn chứa rất nhiều từ "hữu cảm" như khép nép, rạng rỡ, ngẩn ngơ v.v. Từ hữu cảm là một nét riêng về từ của "hệ" Bách Việt.

Có phải chính bản thân những "xác" khép nép, rạng rỡ, ngẩn ngơ v.v. đều có thể mất nhưng cái hồn của chúng thì trường tồn, nên mới nảy những hiện thân mới mẻ như lôm côm, lướt phướt, lởm khởm [13] v.v.? "Thác là thể phách còn là tinh anh" [14] !

Nói hồn, nói tinh anh, nghe cầu kỳ. Nói cách. Người Việt, người Thái có cách đặt từ gói luôn vào đấy đủ thứ "cảm" của mình.

Cách đặt từ "hết mình" ấy với cách đặt câu "mềm như nước" kia dường như mới đích thực cái bền.

Ai bền, ai không?

Nói như trên không hẳn là bác bỏ ý kiến bác học.

Chỉ muốn táy máy một chút, muốn bảo rằng "từ" dù căn bản đến đâu cũng chỉ bền hơn thứ "pháp" chưa ổn định.

Pháp, hay cách, không phải hễ cứ bập bẹ thành lời là có chắc chắn được ngay. Nhưng đã "lỡ" "đóng cột" rồi, thì dường như không dễ thay đổi.

Kho từ vựng Việt-Thái cổ vừa thu thập được vẽ nên một cảnh sinh hoạt tuy thiếu máy móc tối tân nhưng không hề man rợ. Người thôi man rợ, tiếng cũng thôi bập bẹ, tiếng mang phong cách, tiếng bền, được chăng?


Ðá nhau một chút

Nhớ tiếng Huế.

Mai, mee, dai, chai v.v. nhắc răng, rứa, mô, tê v.v.

Dường như giữa "trăm con" Bách Việt có hiện tượng nói cùng một cách nhưng lại dùng một số từ căn bản, nhất là những đơn vị ngữ pháp căn bản, khác nhau: chẳng hạn mee, mai, dai chính là có, không, được; răng, rứa, mô chính là sao, thế, đâu. [15]

Cớ sao mà chia dai rẽ được, chia răng rẽ sao thế? Ðể "đánh dấu" từng "đứa" chăng?

Có chia rẽ, rồi lại có chia xẻ. Cái thể thơ nhịp chẵn gieo vần giữa câu độc đáo của người Việt, người Thái, người Chăm là một chia xẻ lớn. Nó liên hệ thế nào với cái cách ăn nói đặc thù của anh em chúng ta? Liệu có thể nêu được gì cụ thể hơn tinh thần Ðề-Thuyết hay không? [16]

Nói lục bát, nhớ Kiều. Cùng làm thơ sáu tám, chỉ riêng ta có Nguyễn Du.

Nghĩ về văn học Ðông Nam Á (không kể Việt Nam), từng có ý kiến: "Người Ðông Nam Á không say mê văn học của mình như người Việt Nam." [17] Dường như là lời tế nhị. Nếu chúng ta không có Kiều, hẳn chúng ta cũng không say mê văn học...

Nói văn học hơi mơ hồ. Trở lại tiếng nói. Ðã tốn công cố chứng tỏ tiếng Thái giống tiếng Việt. Giống là giống vậy. Chứ câu văn Việt vừa mềm vừa gọn, từ Việt phân biệt hết sức tinh tế, nhất là những từ hữu cảm thì vừa đầy sáng tạo vừa phong phú lạ kỳ, "tiếng mà đến thế thì thôi" [18] , thì đâu dễ có hai!

Ðành "gà cùng một bọc", nhưng trăm con rồi đứa ra thế này đứa ra thế khác, có gì lạ.

Nói nhẹ kẻo "hoài". Dù chẳng "khôn ngoan" cũng cứ liều "đối đáp người ngoài"...


Bỏ qua đi... Tây! [19]

Học giả Tây phương, hễ bàn đến nguồn gốc tiếng Việt đa số có khuynh hướng nhất định. Do nước ta ở phía nam của đế quốc Tàu, phía đông của đế quốc Xiêm, phía bắc của đế quốc Miên, mà đầu tiên họ tưởng ta nói tiếng Tàu, xong họ tưởng ta nói tiếng Thái, sau đó họ "nhận ra" ta chính đang nói tiếng Miên [20] . Họ vừa kết luận thế vừa thú thực chưa biết mấy về cả tiếng nói lẫn nguồn gốc của các dân tộc Việt, Thái, Miên! [21]

Bảo ta học của Tàu còn tạm "tha" được. Thấy ta giống Thái, giống Miên, sao không nghĩ theo hướng anh-em mà lại khăng khăng đòi xếp trên, dưới?

Xếp thế là do quen đánh giá văn hóa thông qua thành tích xâm lăng [22] , qui mô kiến trúc. Xếp thế cũng là do tâm lý tức bực đối với một thuộc địa bướng bỉnh, quật cường.

Các ông Tây chủ quan, "tình cảm" đến mức quên bẵng bằng chứng lịch sử (như đã trình bày), nhưng dĩ nhiên vẫn cung cấp được cho ta nhiều dữ kiện quí báu. Ta nên vừa trân trọng dữ kiện vừa cương quyết trao trả lời "bình" nhảm nhí.


Hiểu làm sao?

Bình Nguyên Lộc từng nhận xét: "Ở Âu châu, các dân tộc không (...) bị (...) ngoại chủng xâm lăng (...) tất cả đều thuộc chủng Ấn-Âu, nên ngôn ngữ của họ còn khá đủ sau 5000 năm. Ở Á Ðông, tình thế có khác vì có Hoa chủng xen vào." [23] Nếu xét Á Ðông cộng Ðông Nam Á thì ngoài Hoa còn Trắng Aryan cũng xen mạnh vào nội bộ Bách Việt thông qua Ấn Độ.

Bị quậy dữ dằn, vậy mà ngôn ngữ của chúng ta nhất định không mất. Chẳng những tiếng Thái giống tiếng Việt, nếu nhìn kỹ sẽ thấy tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Mã-lai, tiếng In-đô-nê-xi-a v.v. đều ít nhiều giống nhau, thấy một thứ hồn gì đấy cứ còn ẩn hiện trong tiếng nói khắp vùng.

Thấy thế, rồi hiểu làm sao? Câu hỏi cuối cùng chúng ta đang cố gắng cùng nhau tìm câu trả lời đóa ^^

Hẹn gặp lại ở các bài sau nha, từ bài sau chúng ta sẽ lại bắt đầu bới lông tìm vết từng chỗ một của Tiếng Thái nha ^^

Bình luận

hic!! Phần này khó nhai quá Bánh ơi!!!!!!!  Đăng lúc 20-5-2013 07:41 AM
Thanks bạn nhìu lắm lắm! Vậy từ nay ngoài cám ơn, xin lỗi, a iu e mình còn được học thêm nhiều câu nữa rùi, hay vậy mà đến bây giờ mới phát hiện ra ><   Đăng lúc 15-5-2013 11:49 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách