Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 7522|Trả lời: 47
Thu gọn cột thông tin

[Lịch sử] Những điều lý thú về các vị vua Việt Nam

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 30-1-2012 16:18:03 | Xem tất |Chế độ đọc
Lịch sử Việt Nam trải hàng ngàn năm phát triển với hơn 100 đời vua nối nhau trị vì. Có nhiều câu chuyện kỳ thú, khó tin liên quan đến các vị vua nước Việt mà không mấy người biết được.

Rate

Số người tham gia 7Sức gió +33 Thu lại Lý do
tam_9x + 5 Bài viết hữu ích
chang_icy + 5 nay mới thấy :D
Leebabycutepro + 5 Ủng hộ 1 cái!
DinhDinh + 5 Đọc xog cái này cũg mở mag đc 1s.
supersleeper054 + 5 hay quá, lớ ngớ thế nào lại mò đ.
cotchip2611 + 3 Bài viết hữu ích
Cerberus + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:19:31 | Xem tất
Đôi mắt sáng như sao của vua Quang Trung




Hình vua Quang Trung trên một tờ tiền giấy


Vua Quang Trung sinh năm Quý Dậu (1753), hồi nhỏ có tên là Hồ Thơm, con thứ của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Khi trưởng thành ông đổi họ Hồ sang họ Nguyễn và lấy tên là Nguyễn Văn Thơm, sau đó được thầy học đổi tên là Nguyễn Huệ, ngoài ra ông còn có các tên khác là Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Quang Bình… Các sách sử đều mô tả Quang Trung là người cao lớn, tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.

Đôi mắt lạ nhất của Quang Trung theo sách sử cho biết nó khiến nhiều người khi thấy thần sắc của ông “đều run sợ, hãi hùng… không một người nào dám nhìn thẳng vào mắt” ( Hoàng Lê nhất thống chí). Đôi mắt này được mô tả như sau: “đôi mắt lập lòe như ánh điện” (Đại Nam chính biên liệt truyện), “con mắt nhỏ nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu” (Tây Sơn thuật lược).

cre:lichsu.vn

Bình luận

Ánh điện hồi đó được hiểu giống như ánh chớp hay tia sét thôi. Từng có câu thành ngữ "nhanh như thiểm điện" đó thôi. Ko phải vì hồi đó có điện đâu.   Đăng lúc 5-5-2013 06:13 PM
đèn điện hình như được phát minh vào năm 1879, mà vua Quang Trung mất năm 1792 thì lúc đó làm gì có đèn điện mà người bên soạn lại có thể so sánh như vậy  Đăng lúc 25-7-2012 08:48 AM
mình cũng ko rõ, có thể là do sách Đại Nam chính biên liệt truyện được biên soạn vào giữa thế kỷ 19(lúc đó có đèn điện rồi) chăng?  Đăng lúc 15-7-2012 08:49 PM
thời vua quang trung có điện rồi sao???  Đăng lúc 15-7-2012 05:18 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:22:27 | Xem tất
Vua đi chơi đêm bị cướp mất gươm, ấn


Vua bị cướp, mà vật bị cướp lại là biểu tượng của quyền lực tối cao là chuyện rất khó tin nhưng hoàn toàn có thật, được chính sử và nhiều tài liệu ghi lại.

Trần Dụ Tông là vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo , làm vua 28 năm (1341-1369). Thời kỳ đầu ông chăm lo chính sự nhưng về sau lại lao vào ăn chơi sa đọa, ham mê tửu sắc làm triều chính suy vi, dân tình đói khổ, giặc giã nổi lên khắp nơi… Vì là người ham chơi nên Trần Dụ Tông hay đi thăm thú, ngoạn cảnh nhiều nơi. Vào một đêm mùa hạ, tháng 6 năm Bính Ngọ (1366), vua đi chơi ở hương Mễ Sở (nay thuộc Hưng Yên) đến canh ba mới trở về kinh, khi đến sông Chử Gia thì bị kẻ cướp chặn đường lấy mất cả gươm báu lẫn ấn báu.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về. Khi tới sông Chử Gia bị cướp mất ấn báu, gươm báu”. Một số tài liệu khác cũng chép tương tự, như Việt sử địa dư viết: “Trần Dụ Tông, niên hiệu Đại Trị năm thứ 9 (1366), vua đi chơi hương Mễ Sở, khi trở về đến bãi Chử Gia bị cướp, mất cả ấn báu và gươm báu”… Sau khi bị cướp, Trần Dụ Tông cho đó là điềm chẳng lành, khó mà sống lâu nên càng thả sức chơi bời, cơ nghiệp nhà Trần ngày càng suy thoái.

cre:lichsu.vn

Bình luận

trộm cắp là không phân biệt ai  Đăng lúc 26-4-2012 11:02 AM
:))  Đăng lúc 22-4-2012 12:09 AM
bó tay với ông vua này @@  Đăng lúc 26-2-2012 07:03 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:36:00 | Xem tất
Vua đầu tiên nhận lỗi với thần dân



Vua Lý Cao Tông chính là người đầu tiên làm “thiên tử” thay trời hành đạo mà lại dũng cảm thừa nhận trước thần dân sai lầm của mình.
Dưới thời Lý Cao Tông, triều chính bắt đầu đi xuống, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Sử chép: “Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém… Kinh Thi có câu: Bên trong mê sắc đẹp, bên ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, nhà cao tường đẹp, người nào phạm một trong các điều ấy tất phải diệt vong, mà vua thì phạm đủ các điều ấy, còn làm gì được…” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đến mùa thu, tháng 8 năm Đinh Mão (1207), vua Lý Cao Tông thấy giặc cướp nổi lên như ong bèn hối lại lỗi xưa, nhân đó hạ chiếu nhận lỗi, bài chiếu viết rằng: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại” (Đại Việt sử lược).

cre:lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:38:13 | Xem tất
Đinh Tiên Hoàng bị giết hại thế nào?



Đền thờ Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư, Ninh Bình


Sau khi dẹp được “loạn 12 sứ quân”, Đinh Tiên Hoàng, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là Hoa Lư, Ninh Bình), lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đinh.

Vào một đêm mùa đông của tháng 10 năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng sau yến tiệc, say rượu nằm ngủ ngay giữa sân cung đình. Một viên quan hầu cận là Đỗ Thích vốn nuôi sẵn ý đồ thoán đoạt đã lẻn vào giết chết ông. Sử sách không cho biết rõ Đỗ Thích giết hại vua như thế nào mà chỉ chép ngắn gọn rằng: “Mùa đông, tháng 10, Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích giết vua ở sân cung đình… Nhân vua ăn yến ban đêm, say nằm ở trong sân, Thích bèn giết, lại giết cả Nam Việt vương Liễn” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Theo dã sử và giai thoại ở Hoa Lư thì Đinh Tiên Hoàng bị đầu độc, trước đây Đỗ Thích xuất thân thấp hèn nhưng vì có công cứu vua thoát nạn trong một trận đánh thời dẹp loạn 12 sứ quân nên sau khi nên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã cho Đỗ Thích làm Chi hậu nội nhân lo việc phục vụ ăn nghỉ của vua. Vì biết Đinh Tiên Hoàng sinh thời thích ăn lòng lợn nên khi cho rằng thời cơ cướp ngôi đã đến, Đỗ Thích dâng lên vua một đĩa lòng lợn rất ngon có tẩm thuốc độc cực mạnh, vua ăn xong trúng độc mà mất. Chính vì câu chuyện này mà từ đó đến ngày nay, tại Hoa Lư, vào ngày giỗ Đinh Tiên Hoàng, khi mổ trâu, bò, dê, lợn làm lễ cúng, tất cả lòng đều bỏ đi, không dùng làm cỗ. Đó là tục kị nhắc đến món lòng tẩm thuốc độc đã làm hại vua.

cre:lichsu.vn

Bình luận

Mình còn từng đọc rằng Đỗ Thích đêm nằm ngủ mơ thấy sao trên trời rơi vào mồm, tự cho là điềm báo của bậc quân vương nên nảy ý hãm hai vua soán ngôi. :D   Đăng lúc 6-5-2012 12:15 AM
lạ thật, thế mà mình cứ nghĩ là bên cạnh vua sẽ có cả tá binh sĩ bảo vệ, vua ngủ ở đâu thì fải đứng canh ở đó :|  Đăng lúc 26-2-2012 07:06 PM
lịch sử thường mình chỉ tìm hiểu được qua sách, sách mình đọc nó thế này, mình cũng chả rõ thế nào mới là chính xác, có khi chờ cỗ máy thời gian ~.~!  Đăng lúc 11-2-2012 04:05 PM
Theo như một tác phẩm mình đã đọc thì lại như thế này: khi vua quan uống say, Đỗ Thích lẻn vào cầm giáo đâm chết 2 cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn  Đăng lúc 11-2-2012 04:02 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:41:57 | Xem tất
Tên tục của một số vị vua


Theo quan niệm dân gian, tên tục là tên do cha mẹ đặt lúc mới sinh, chỉ gọi lúc còn bé, thường dùng từ Nôm xấu xí, tuy nhiên cũng có tên không phải là quá xấu. Sử liệu, dã sử cũng cho biết tên tục của một số vị vua nước ta.

Ví như Mai Hắc Đế tên hồi nhỏ là Phượng (một loài chim), vua Trần Thái Tông xuất thân từ gia đình làm nghề chài lưới nên có tên tục là Lành Canh (một loài cá), Lê Chiêu Tông có tên tục là Huệ (một loài hoa).

Khi sinh vua Lê Hy Tông, mẹ ông bị ghẻ lạnh. Bà phải về quê ngoại sống như dân thường, phải mò cua, bắt ốc, hến để kiếm sống và đã đặt tên con là Cáp (nghĩa là con hến), khi lên làm vua, Lê Duy Cáp mới đổi tên là Lê Duy Hiệp. Vua Quang Trung hồi nhỏ tên là Thơm (nghĩa là mùi hương) còn đối thủ của ông sau này lập ra nhà Nguyễn là vua Gia Long có tên tục là Noãn (trứng). Hoàng tộc nhà Nguyễn có lệ gọi cả con trai, con gái đều là mụ (mệ) cho dễ nuôi vì thế các vua hồi nhỏ đều có tên tục, như vua Dục Đức lúc nhỏ được gọi là mệ Tríu, vua Hiệp Hòa là mệ Mến, vua Bảo Đại là mệ Vững…


cre:lichsu.vn

Bình luận

tên tục của vua Gia Long nghe ngộ qá =))) ! bài hay qá! tks chủ thớt!  Đăng lúc 5-6-2012 06:35 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:43:42 | Xem tất
Vua Minh Mạng hai lần bị người phương Tây ám sát

Là vị vua thứ 2 của nhà Nguyễn, khác với cha mình là vua Gia Long, Minh Mạng không mấy thiện cảm với người phương Tây do nghi ngại sự nhòm ngó với ý đồ xâm lược, bên cạnh đó những việc buôn bán thuốc phiện, truyền đạo Thiên chúa của người Tây càng khiến chính sách của vua với những người tóc vàng, mắt xanh gay gắt hơn.

Có lẽ vì thái độ này, đặc biệt là chủ trương cấm đạo của vua mà Minh Mạng trở thành đối tượng cần “loại trừ” của người phương Tây; không rõ có bao nhiêu âm mưu hãm hại vua, nhưng trong sách Quốc sử di biên cho biết một đại thần là Hà Tông Quyền đã 2 lần cứu ông thoát chết: “Lúc bấy giờ khách buôn Tây dương dâng áo gấm, giá đáng nghìn vàng. Quyền tâu nói rằng của lạ ngoại quốc không nên vội tin, xin cho tên tử tù hãy mặc thứ áo ấy. Khi tên tù mặc áo ấy, cài cúc vừa xong thì hỏa phát, áo cháy, tên tù bị chết cháy. Vua kinh hãi quá ban khen Quyền. Sau, lại có người nước Hoa Lang (Hà Lan) dâng một đôi cây sáp lớn vẽ tứ linh. Quyền tâu xin cắt ngang một cây ra, thấy có chứa đạn súng và thuốc hỏa mù. Vua càng lấy làm lạ về tài thực của Quyền”.

cre:lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:45:54 | Xem tất
Tự Đức – vị vua có hiếu nhất nhưng không có con, bị coi là "đại bất hiếu"

Vua có hiếu nhất là Tự Đức (1848-1883). Trong suốt 36 năm trên ngai vàng, ông bao giờ cũng dành ngày chẵn vào cung vấn an sức khỏe mẫu hậu, ngày lẻ thì lo việc triều đình, chẳng vì ngồi trên chỗ vạn năng quyền thế mà lơ là phận làm con. Khi vào thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thăm sức khỏe rồi cùng mẹ bàn luận kinh sách . Bà Từ Dũ được vua săn sóc, tôn kính, vâng lời hết mực, bà truyền bảo điều gì đáng lưu tâm, vua liền ghi ngay vào cuốn sách nhỏ luôn mang theo mình gọi là “Từ huấn lục” (sách chép lời mẹ dạy) để nghiền ngẫm, suy nghĩ.

Không những thế, có gì lo âu vua liền thỉnh ý để được nghe ý kiến của mẹ, chính vì thế bà Từ Dũ đã từng đề nghị giảm thuế má cho dân vào những khi gặp thiên tai, mất mùa, đói kém, nhà vua đều làm theo. Có lần vua ham săn bắn, gặp nước lụt chảy mạnh bất ngờ, nên về cung muộn trong khi sáng hôm sau là ngày giỗ vua Thiệu Trị, bà Từ Dũ phải cho người đi đón. Đến cung, trời còn mưa to nhưng vua đi kiệu trần vội vào gặp mẹ xin chịu tội, ông lấy roi mây dâng lên rồi tự nằm xuống xin chịu đòn, bà Từ Dũ tha cho mới dám đứng dậy.

Xem thế, đủ biết vua Tự Đức thờ mẹ rất chí hiếu, thế nhưng theo dân gian thì vua cũng là người bất hiếu vì quan niệm rằng “Bất hiếu hữu tam, vô hậu chi đại” (Nghĩa là: Có 3 điều bất hiếu, không có con là điều nặng nhất). Tự Đức có rất nhiều vợ nhưng ông lại không có người con nào, thậm chí vua còn hạ cố lấy một bà sinh được nhiều con để hi vọng có được người nối dõi nhưng cuối cùng vua chỉ còn cách là đành nhận mấy người cháu làm con, ngay cả bài văn bia dựng ở lăng mộ mình cũng do vua tự viết

cre:lichsu.vn

Bình luận

sao kỳ vậy?! >"< trớ trêu  Đăng lúc 5-6-2012 06:36 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:47:45 | Xem tất
Phùng Hưng dùng tiếng hò reo để hạ thành của giặc



Lăng mộ Phùng Hưng


Căm giận sự tham lam, tàn bạo của bọn đô hộ nhà Đường, một hào trưởng người Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây, Hà Nội) là Phùng Hưng đã đứng lên phát động khởi nghĩa. Ông đem quân đánh phá nhiều nơi, bọn quan quân nhà Đường chống không nổi kéo nhau chạy về phủ đô hộ Tống Bình (nay là Hà Nội).

Quân khởi nghĩa chia làm 5 đạo bao vây Tống Bình, tên quan đô hộ Cao Chính Bình đóng chặt cửa thành không dám ra đánh. Phùng Hưng liền cho quân reo hò ầm trời giả cách sắp đánh thành; cứ liên tục như vậy làm quân Đường “ăn không ngon, ngủ không yên” lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp kinh hoàng. Cao Chính Bình sợ phát ốm rồi chết, quân giặc không đánh mà tan phải xin hàng, Phùng Hưng chiếm lĩnh phủ thành, lên làm vua.Nhân dân suy tôn ông là Bố Cái đại vương.


cre:lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2012 16:49:47 | Xem tất
Có 3 Lý Nam Đế?


Năm Nhâm Tuất (542), một hào trưởng người Việt tên là Lý Bí phát động khởi nghĩa và chỉ trong vòng ba tháng đã quét sạch quân đô hộ nhà Lương ra khỏi bờ cõi. Sau đó ông lên ngôi hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đến năm Mậu Thìn (548) trước khi mất, ông trao quyền lại cho Triệu Quang Phục (hiệu là Triệu Việt Vương).

Năm Đinh Sửu (557) một tướng cũ của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đem quân đánh Triệu Việt Vương để giành quyền lại cho họ Lý nhưng không thành, hai bên giảng hòa. Năm Tân Mão (571), Lý Phật Tử bất ngờ cho quân đánh úp, Triệu Việt Vương bị đại bại phải tự vẫn. Lý Phật Tử liền lên ngôi cũng xưng là Lý Nam Đế,  để phân biệt với Lý Bí, sử cũ gọi Lý Phật Tử là Hậu Lý Nam Đế.

Theo chính sử, năm Nhâm Tuất (602), giặc Tuỳ sang xâm lược, Hậu Lý Nam Đế chống không nổi phải đầu hàng rồi bị bắt đưa về phương Bắc, kết thúc 31 năm làm vua; tuy nhiên theo sách Việt điện u linh thì “Hậu Lý Nam đế làm vua 23 năm, sau bị phó tướng là Lưu Đức diệt”. Khác với chính sử, một số tư liệu dã sử thì cho biết người quân Tùy bị bắt không phải là Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế) mà là một vị vua khác cũng xưng hiệu là Lý Nam Đế, đó là Lý Sư Lợi, con trai thứ của Hậu Lý Nam Đế. Lên làm vua được mấy năm, chỉ ham ăn chơi hưởng lạc vì thế vị Hậu Lý Nam Đế thứ 2 này khi giặc chưa đánh đã xin hàng rồi bị bắt làm tù binh. Ông tự chuốc nhục vào thân, làm nước mất nhà tan.



cre:lichsu.vn

Bình luận

Phần Lý Sư Lợi này mới à nha :-?  Đăng lúc 11-2-2012 04:03 PM
he he, em thích đọc thì ss post típ  Đăng lúc 1-2-2012 12:42 AM
Like mạnh ss Sel ak, hay quá đi mứt  Đăng lúc 30-1-2012 11:44 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách