Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 3711|Trả lời: 35
Thu gọn cột thông tin

[Khác - Xuất Bản] Trại Hoa Vàng | Nguyễn Nhật Ánh

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 10-12-2011 21:42:38 | Xem tất |Chế độ đọc



Tên tác phẩm: Trại Hoa Vàng

Tên tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Thể loại: Truyện dài

Độ dài: 18 chương

Tình trạng sáng tác: đã hoàn thành

Nguồn tác phẩm: music.vietfun.com
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:44:23 | Xem tất
CHƯƠNG 1:



Lúc tôi buông thùng tưới xuống và ngồi thở hổn hển trên bậc đá sau hè, mặt trời vẫn chưa mọc. Phương đông chỉ mới hửng sáng với những đám mây treo lơ lửng cuối chân trời xa vừa kịp nhuộm hồng. Nhỏ Thảo nhà bên cạnh, cũng dậy sớm như tôi, đang đốt lá ở cuối vườn.Khói lên nghi ngút khiến màn sương buổi sớm chưa kịp tan đã trở nên dày đặc. Trên ngọn hải đường lập lòe hoa đỏ sát hàng rào nhà nhỏ Thảo, lũ chim sẻ chí chách gọi nhau hệt một bọn trẻ lắm mồm.

    Tôi hít một hơi đầy lồng ngực và đưa mắt ngắm khoảnh vườn của mình với vẻ trìu mến. Bên cạnh những đóa đồng tiền rực rỡ như những ngọn pháo bông, những bông cẩm chướng e ấp một nét đẹp thùy mị, dịu dàng là những đoá hồng xinh tươi và quí pháị Những cụm hoa chen nhau chiếm gần trọn nửa khoảnh vườn.

    Vườn nhiều loại hoa nhưng gần như chỉ một màu vàng. Hoa hồng vàng và hoa đồng tiền vàng nở rộ khắp nơị Gần Tết, lại có thêm màu vàng của lay-ơn, thược dược và cúc đại đóa, những loài hoa chỉ hợp với khí hậu cuối năm. Chấm phá trên cái nền vàng mêng mông của khu vườn là những bông cẩm chướng hồng và tía, các đóa đồng tiền màu mào gà và màu cà rốt lẫn những đoá hồng phấn, trắng, đỏ và một vài đoá có màu khói hương. Tất cả hoà lẫn vào nhau tạo nên một bức tranh quyến rũ đến mức mỗi lần tướn nước xong tôi cứ ngồi thừ ra ngắm nghía, quên cả chuyện vào nhà.

    Trước đây tôi chẳng biết gì về hoạ Chỉ năm ngoái, khi theo một đứa bạn về nhà nó chơi, tôi mới bị chinh phục bởi thú vui thanh nhã nàỵ Ba nó là một nghệ nhân chơi hoa nổi tiếng không chỉ trong thị trấn. Ông từng giành được khá nhiều giải thưởng trong các cuộc thi tài ở các hội hoa xuân. Trên tường nhà ông treo đầy bằng khen và lủng lẳng vô số huy chương. Nhưng chính vườn hoa bao quanh nhà ông mới khiến tôi trố mắt sững sờ. Những chậu thược dược trổ hoa, bốn chục bông, những chậu hồng ra đủ các màu hoa, những gốc bồ đề và vạn tuế lượn lờ, uốn éo thành đủ thứ hình thù kỳ dị, tất cả khiến tôi có cảm giác như vừa đặt chân vào thế giới huyền bí của các loại kỳ hoa dị thảọ

    Kể từ ngày đó, tôi tập tành chơi hoạ Lúc đầu không có tiền, tôi chỉ dám trồng dăm bụi đồng tiền, vài hàng thược dược. Dần dà tôi trồng thêm những loại hoa khác. Để thỏa mãn ham thích ngày một tăng của mình, tôi bắt đầu rình rập đánh cắp tiền của mẹ tôị

    Mẹ tôi mở quán giải khát ngay trước nhà. Tiền bạc thu vào đều bỏ trong ngăn kéo đằng sau quầy, cuốn ngày mẹ tôi mới lôi ra đếm lại sau khi xếp từng tờ phẳng phiu, cẩn thận. Ngăn kéo không khóa, do đó tôi tha hồ giở trò đạo tặc. Thường, tôi không đủ thời giờ lẫn can đảm để quan sát và chọn lựạ Kéo ngăn kéo một cái "rột", tôi thò tay quơ vội một nắm giấy bạc rồi giấu tay vào trong áo, tôi ba chân bốn cẳng lẩn ngay vào nhà cầu và sau khi chốt cửa lại cẩn thận, tôi mới thong thả giở ra đếm.

    Đi đêm lắm có ngày gặp ma, có lần tôi vừa thó một mớ tiền chưa kịp giấu vào dưới vạt áo thì bị ba tôi bắt gặp. Kết quả là tôi bị một trận đòn quắn đít, đau thấu trời xanh. Nếu lần đó mẹ tôi không khóc lóc năn nỉ khiến ba tôi ngừng tay, chắc hai mông tôi dẹp lép như quả chuối ép.

    Nhưng trong cái xui bao giờ cũng kèm theo cái hên. Sau trận đòn đó, nghe tôi khai tôi đánh cắp tiền chỉ để mua hoa, mẹ tôi bỗng thương tình nên từ đó về sau mẹ thường giấu ba giấm giúi tiền cho tôị Có lè mẹ tôi nghĩ thà để tôi bận bịu với thú trồng hoa còn hơn là để tôi suốt ngày đàn đúm với bạn bè thọc biđa, kết băng kết đảng rủ nhau đánh lộn hoặc tiêu phí thì giờ vào những trò lăng nhăng khác. Ba tôi trước sau vẫn chẳng ưa gì cái trò hoa cỏ vô tích sự của tôị Chỉ đến Tết năm rồi, khi tôi bán được mấy mươi chậu thược dược và cả trăm nhành lay-ơn lấy tiền mua sách vở và sắm cho nhỏ Châu, em gái tôi, một cái cặp xách thì ba tôi mới bớt thờ ơ với khoảnh vườn của tôị Thỉnh thoảng, vào những buổi chiều rảnh rỗi không phải nấu đồng nấu sắt - ba tôi làm nghề mua bán phế liệu - ông bắc ghế ra ngồi ngoài vườn, gật gù thưởng thức "công trình" của tôị Nhưng đó là những lúc ba tôi vui vẻ, thư tháị Còn những khi trong lòng bực bội hay có chuyện lo nghĩ, ông lại nhớ ra chuyện học hành lẹt đẹt của tôi, thế là ông lại đâm cáu:

    - Cái thằng đầu bò này, hoc. hành không lo, suốt ngày cứ hoa với lá ! Có ngày tao đốt sạch hết cái đám cây cỏ của mày cho coi !

    Đầu óc tôi vốn không được thông minh lắm, học hành năm nào cũng dở dở ương ương, nên mỗi khi điên tiết tôi chuyện gì, ba tôi thường gọi tôi là "thằng đầu bò". Tôi ức lắm, nhưng nghe riết rồi cũng thấy quen taị

    Đang mơ màng nghĩ chuyện đâu đâu, tôi bỗng giật bắn mình bởi một tiếng gọi sát bên tai:

    - Ê ! Tôi ngoảnh lại, thấy nhỏ Thảo đứng sát hàng rào dòm sang. Một tay cầm chổi, một tay cầm trái ổi chìa ra phía trước, nó cười tươi:

    - Cho anh nè !

    Tôi vốn háu ăn, thấy ổi là chảy nước miếng, liền mở cửa rào chạy sang.

    - Ổi đâu vậỷ

    Tôi hỏi cho có chuyện chứ thực ra tôi biết tỏng nhỏ Thảo hái ổi trong vườn. Cuối vườn nhà nó có năm, sáu cây ổi, cây nào cây nấy trĩu trái, tối tối tôi vẫn hay chui rào qua hái trộm.

    Cầm trái ổi to tổ bố trên tay, tôi xúc động quá chừng, bèn nghĩ cách tạ ơn nó:

    - Em đợi anh chút !

    Nói xong, tôi chạy về nhà ngắt một nhánh hoa hồng rồi hí hửng cầm sang:

    - Tặng em đấy !

    Nhỏ Thảo đón lấy món quà của tôi bằng cặp mắt long lanh. Nó trầm trồ:

    - Ôi, đẹp quá !
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:48:28 | Xem tất
Tôi rộng rãi:

    - Em cứ cắm chơi đi ! Khi nào nó tàn, anh sẽ cho em nhánh hoa khác !

    Nhỏ Thảo rất thích hoa hồng. Hồi tôi mới chơi hoa, nó thường chạy sang tò mò ngắm nghíạ Thỉnh thoảng nó còn phụ tôi bón phân, tỉa lá. Trước đây, tôi không bao giờ thèm chơi với nó. Nó nhỏ hơn tôi hai tuổi, tôi coi nó là đồ nhóc tì chưa biết mặc quần. Hơn nữa, ba tôi không muốn tôi chơi thân với ai, cả bạn trai lẫn bạn gáị Ông cứ sợ tôi chơi với bạn sẽ đâm ra hư đốn, bỏ bê học tập. Mỗi lần thấy tôi đi học về trễ, ông không cần biết vì lý do gì, cứ trợn mắt hăm he: "Mày cặp kè đi chơi lông bông với mấy thằng ôn đó, có ngày tao lột quần đuổi mày ra khỏi nhà". Ba tôi đã nói là làm. Năm ngoái, ông đã xé quần tôi rách teng beng một lần, về cái tội tôi mải đánh biđa với lũ bạn bỏ cả cơm trưạ

    Nhưng nhỏ Thảo thuộc diện ngoại lệ. Nó cùng tuổi với nhỏ Châu em gái tôi nên ba tôi không liệt nó vào hạng bạn bè mà tôi có thể đàn đúm rồi đi đến chỗ hư hỏng cuộc đờị Vả lại, nó ở sát nách nhà tôị Đối với hàng xóm láng giềng, chích sách "cấm vận" của ba tôi có phần nới lỏng hơn. Vì vậy, nhỏ Thảo tha hồ chạy qua chạy lại và tha hồ bị tôi sai vặt.

    Hồi mới quen, nhỏ Thảo cứ tò tò đi theo tôi xin hoa hồng. Nhưng tôi cứ một mực từ chốị Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, nếu tặng, tôi sẽ tặng cho con nhỏ nào đó học cùng lớp chứ chẳng có lý gì lại tặng cho con nhãi hỉ mũi chưa sạch nàỵ Tôi sai nó đã đời và chỉ trả công cho nó bằng những bông đồng tiền. Nó nhận hoa mà mặt cứ xịu xuống.

    Mãi về sau này, tôi mới phá lệ tặng cho nó mấy bông hồng héọ Nhỏ Thảo tính tình hiền lành. Nhìn những đóa hồng sắp ngủm trên tay tôi, nó rơm rớm nước mắt nhưng không dám từ chốị Chỉ đến hôm nay, tưới nước một hồi đói bụng, thấy trái ổi to đùng trước mặt tôi cầm lòng không đậu, mới hào phóng tặng cho nó một đóa hồng tươi nguyên.

    Tôi ngồi bệt xuống bậc đá định giơ trái ổi lên cạp thì bỗng nghe tiếng "suỵt" khẽ nơi cửa ràọ Tôi ngó ra thấy mái tóc bù xù của thằng Cường đang lấp ló. Nó ngoắt tôi, khẽ giọng:

    - Chuẩn !

    Tôi ném trái ổi vô thùng tưới, chạy ra:

    - Mày đi đâu sớm vậỷ

    - Tao đi bỏ bánh mì. Xong rồi, ghé mày chơi !

    Tôi mở cửa rào:

    - Vô đi !

    Nó lấm lét ngó quanh:

    - "Ông già hắc ám" của mày có nhà không?

    "Ông già hắc ám" là biệt danh tụi bạn gán cho ba tôị Lúc đầu nghe tụi nó gọi như vậy, tôi chửi tụi nó te tuạ Nhưng chẳng đứa nào chịu sửạ Riết rồi tôi đâm chán, mặc tụi nó muốn gọi gì thì gọị Vả lại, ba tôi cũng có vẻ thích hợp với biệt danh đó lắm lắm.

    Nhìn cặp mắt láo liên của Cường, tôi phì cười:

    - Tao không biết ! Hình như ba tao còn ở trỏng !

    - Vậy thì tao đứng đây !

    Vừa nói, Cường vừa siết chặt ghiđdông xẹ Làm như nó sợ buông tay ra, tôi sẽ đẩy nó vào buồng ba tôi hay sao đấy !
    Không riêng Cường, đứa bạn nào ghé nhà tôi cũng thậm thà thậm thụt như vậỵ Nhà tôi nằm ngay khúc ngoặt của một con đường nhỏ, kế một con hẻm. Mặt tiền trông ra đường, là quán nước của mẹ tôị Khu vườn phía sau chạy dọc theo con hẻm. Bên kia hẻm là nhà nhỏ Thảọ Cửa vườn mở phía sau, chẳng liên quan gì đến cửa trước. Thỉnh thoảng bạn bè ghé thăm tôi, đạp vù một cái, chui tọt vào hẻm, quanh ra sau vườn, ba mẹ tôi ít khi trông thấỵ

    Nhưng tụi bạn chỉ đứng thập thò ngoài cửa rào ngoắt tôi rạ Chẳng đứa nào chịu đặt chân vào bên trong. Nói chung, bộ mặt lầm lì của ba tôi khiến tụi nó khiếp víạ

    Cường khều tôi:

    - Lát nữa mày rảnh không?

    - Chi vậỷ

    - Đi tắm sông với tụi tao !

    - Mấy đứa bên Huỳnh Thúc Kháng.

    Huỳnh Thúc Kháng là trường mới của Cường. Năm ngoái tôi với nó cùng học chung lớp chín trường Trần Quốc Toản. Thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở xong, tôi thi vào trường Trần Cao Vân, còn nó thi vào trường Huỳnh Thúc Kháng. Trong các kỳ thi tuyển vào lớp mười, điểm chuẩn của trường Trần Cao Vân là 10,5 còn điểm chuẩn của trường Huỳnh Thúc Kháng là 8. Do đó, học sinh trong thị trấn mặc nhiên xem trường Trần Cao Vân có giá hơn trường Huỳnh Thúc Kháng. Tụi học sinh Trần Cao Vân ra đường gặp tụi Huỳnh Thúc Kháng mặt cứ hếch lên trờị Vì vậy mà hai bên không ưa nhau, thỉnh thoảng lại xảy ra những trận đập lộn nảy lửa khiến cảnh sát phải xách dùi cui rượt chạy tóe khóị

    Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh hai trường đều xem nhau như kẻ tử thù. Có những cặp chơi thân với nhau từ hồi cấp hai, lên cấp ba dù tách trường vẫn quan hệ mật thiết với nhaụ Như tôi với thằng Cường chẳng hạn. Nhưng dù thân với nó cách mấy, tôi vẫn lắc đầu trước lời rủ rê hấp dẫn của nó:

    - Tao không đi được !

    Cường khịt mũi:

    - Sao vậỷ Lấy chiếc Huy Chương Vàng chở tao lượn một vòng cho tụi Huỳnh Thúc Kháng lé mắt chứ?

    Nghe Cường nhắc tới chiếc Huy Chương Vàng, tôi toét miệng cườị Nhưng rồi mặt tôi lại xịu ngay xuống:

    - Bữa nay ba tao không cho tao ra khỏi nhà ! Ngày mai tựu trường rồi, tao phải ở nhà chuẩn bị tập vở !

    Cường nheo mắt:

    - Lát nữa mày xuống nhà nội mày ăn sáng rồi len lén chuồn đi, ba mày làm sao biết được !

    Cái thói "xuống nhà nội ăn sáng" của tôi, mấy đứa bạn thân đứa nào cũng biết. Tiền mẹ tôi cho tôi ăn sáng, thường thường tôi giếm kỹ, để giành mua hoa hoặc đi chơi với bạn bè. Sáng sáng, tôi kiếm cớ xuống chơi nhà nội, quẩn quanh chờ "ăn chực". Nội tôi rất thương tôị Hễ thấy tôi ló mặt vào, nội tôi bao giờ cũng hỏi: "Cháu ăn gì chưả". Chỉ chờ có vậy, tôi hí hửng lắc đầu và sau đó thế nào tôi cũng có một tô cháo lòng hoặc một tô bún giò. Tụi bạn thường đem chuyện đó ra chọc tôị Mỗi lần rủ tôi về nhà ăn giỗ, tụi nó thường ỡm ờ:

    - Chiều mai nhớ ghé nhà tao "ăn sáng" nghen!

    Nhưng sáng nay, Cường không có vẻ gì muốn trêu tôị Nó chỉ muốn tôi lấy chiếc Huy Chương Vàng cáu cạnh của tôi chở nó xuống bờ sông.

    Tôi vẫn lắc đầu nguầy nguậy:

    - Không được đâu! Ba tao mà biết được, ổng sẽ treo tao lên xà nhà !

    Thấy tôi đem ba tôi ra hù, Cường không dám nài nỉ nữạ Nó dòm dáo dác một hồi rồi nhún vai huýt sáo bỏ đị


-----------HẾT CHƯƠNG 1-----------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:49:42 | Xem tất
CHƯƠNG 2:



Thị trấn của tôi có năm trường cấp haị Trong năm trường, có ba trường làng nhàng, chẳng tạo một ấn tượng gì đáng kể. Chỉ có hai trường nổi tiếng là trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và trường Trần Quốc Toản của tôị Nhưng trong khi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng là trường học sinh giỏi thì trường tôi lại nổi tiếng là trường ... học sinh dở.

    Do đó, khi lên cấp ba, hầu hết học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đều thi vô trường Trần Cao Vân. Còn học sinh trường tôi, trừ những đứa xuất sắc, đều chọn trường Huỳnh Thúc Kháng để "trao thân gởi phận". Từ nhiều năm nay, sự lựa chọn chết tiệt này của các bậc đàn anh trường tôi đã được các lớp đàn em noi theo một cách hăm hở như thể việc cam tâm học dốt là một truyền thống thiêng liêng từng được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ nên không ai nỡ phá bỏ.

    Trong cái tập thể Trần Quốc Toản yếu kém đó, tôi là đứa nếu không kém nhất thì cũng kém nhì. Trong hàng lô hàng lốc những môn học, tôi chỉ kha khá mỗi môn toán. Còn lại, tôi dở đều các môn. Riêng môn văn thì tôi mít đặc, chưa bao giờ biết đến điểm 4 là gì. Những bài làm của tôi chỉ toàn điểm 3 trở xuống. Mỗi lần xem đến bài tập làm văn của tôi, bao giờ ba tôi cũng phát cáu, chửi om sòm. Rồi không biết nghe ai mách nước, ông bắt tôi kiếm sách về đọc để "nâng cao trình độ". Tôi hí hửng cầm tiền ra tiệm cho thuê sách gần nhà ôm về một chồng kiếm hiệp rồi vùi đầu trong phòng "luyện" mê mảị Nửa đêm thức dậy đi tiểu, dòm qua khe cửa thấy tôi nằm chong đèn đọc sách, ba tôi mừng lắm. Ông cứ tưởng tôi luyện văn, trong khi thực ra tôi đang luyện ... võ. Cứ mỗi lần "luyện" xong một bộ, điểm tập làm văn của tôi lại hạ xuống một nấc. Tôi "luyện" xong bộ thứ ba thì bài tập của tôi cũng vừa kịp đạt tới ... điểm 0.

    Trước thành tích sáng chói này của tôi, ba tôi không nén được đã hào phóng tặng tôi một cú sút thẳng cẳng vào mông đít khiến tôi đang ngồi chồm hổm trước hiên phải bắn thẳng lên không và lộn một vòng ngoạn mục trước khi đáp ngay chóc xuống bụi xương rồng lở chởm gai trước cổng.

    Khi giận dữ, mặt ba tôi tím lại và những đòn "quyền cước" của ông trở nên thâm hậu ác liệt không kém gì những chiêu thức của các tay cao thủ trong sách võ hiệp tôi đọc. Sau khi lãnh trọn một cú "thiết cước" vào "hạ bàn", lục phủ ngũ tạng của tôi bị đảo lộn tùng phèọ Tôi phải nghỉ học ba ngày liền để dưỡng thương và để nghĩ ngợi xem có cách nào gạ đổi ba tôi cho một ai đó để lấy một ông ba khác hiền lành hơn và nhất là ốm yếu hơn không.

    Nhưng dù sau đó tôi có đứt ruột giã từ tiệm cho thuê sách đầy quyến rũ kia không một lần ngoảnh lại, môn văn của tôi cũng chẳng vì vậy mà khá lên được chút xíu nàọ Những điểm 2, điểm 3 đối với tôi thân thiết như bạn cố tri, hễ gặp nhau là tay bắt mặt mừng, đố có rời ra nổị

    Với một trình độ lôm côm, một hành trang kiến thức đầy vá víu như vậy, có cho vàng tôi cũng chẳng dám thi vào trường Trần Cao Vân. Thậm chí tôi cũng chẳng dám nghĩ đến cái chuyện "tày trời" đó. Học hành lẹt đẹt như tôi, chỉ cần thi đậu vào lớp mười trường Huỳnh Thúc Kháng, ba tôi đã bày tiệc mời cả nước đến ăn mừng rồi, sức đâu mà nghĩ đến chuyện "trèo cao".
    Vậy mà tôi đã "trèo cao", đã "chơi sang". Tôi nộp đơn xin thi vào trường "quý tộc" Trần Cao Vân trong khi cả khối đứa học giỏi hơn tôi không dám bén mảng đến cổng trường nổi tiếng đó. Quái lạ hơn nữa là tôi "trèo cao" mà không bị "té nặng". Cái tin tôi đậu vào trường Trần Cao Vân khiến những ai quen biết tôi, kể cả những người mới gặp qua tôi một lần, đều sửng sốt. Dĩ nhiên, người sửng sốt nhất là ... tôị Kế đến là ba tôi và mẹ tôi, bởi hiểu con không ai bằng cha mẹ.

    Sở dĩ ở cái thị trấn bé nhỏ của tôi lại xảy ra chuyện kỳ quái như vậy, đầu đuôi cũng tại chiếc Huy Chương Vàng mà rạ

    Cách đây hai năm, hồi tôi mới lên lớp tám, một hôm ba tôi bỗng hứng chí tậu về một chiếc xe đạp láng coóng. Chiếc xe thể thao mới cáu, ráp toàn đồ ngoại, sờ tay vào nghe mát tới tận ... phổị Loại xe "de luxe" này, cả thị trấn tôi có chừng mười chiếc là cùng. Hàng ngày bọn học trò con nhà bình dân như tôi nhìn mấy đứa con nhà giàu cỡi trên những chiếc "de luxe" lượn vòng vèo ngoài phố mà muốn lác cả mắt, nước miếng chảy đầy mồm.

    Vậy mà đùng một cái, không biết ba tôi khuân ở đâu về một cái thứ của quí như thế. Mẹ tôi, em tôi và tôi cả ba đứng dàn hàng ngang trước chiếc xe, miệng há hốc:

    - Ôi, ở đâu ra thế nàỷ

    - Mua chứ đâu ! Chẳng lẽ lại nhặt được ở ngoài đường? - Ba tôi hừ mũị

    - Mua một chiếc xe như thế nàỷ - Mắt mẹ tôi trợn tròn - Ông không đùa đấy chứ?

    - Sao lại đùa ! Tôi mua chiếc xe này cho thằng Chuẩn đi học đấy !

    Tới phiên tôi tròn mắn:

    - Thật không bả

    Ba tôi nhăn mặt:

    - Thêm mày nữa ! Sao lại không thật !
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:51:16 | Xem tất
  Không kềm được, tôi lập tức nhảy cỡn lên hoa chân múa tay như một người nghèo mạt rệp bỗng dưng trúng độc đắc hai trăm năm mươi triệu, miệng nghêu ngao:

    - Cho em xin một chiếc xe đạp,

    Xe xinh xinh để em đi học ...

    Rồi tôi quay sang nhỏ Châu, giọng hào hứng:

    - Chiều nay anh em mình tha hồ vi vút. Tao sẽ chở mày ...

    - Chiều nay mày chưa được cỡi xe này đâu ! - Tôi chưa nói dứt câu, ba tôi đã cắt ngang khiến tôi cụt hứng.

    Tôi nằn nì:

    - Chiều nay hay sáng mai cũng vậy thôi chứ khác gì đâu ba !

    Ba tôi thản nhiên:

    - Sáng mai mày cũng chưa đi xe này được !

    Tôi ngơ ngác:

    - Vậy chừng nào con mới đi được?

    - Chừng nào mày thi đậu vô lớp mười, tao sẽ giao xe cho mày !

    Lúc này bom nguyên tử có nổ ngay giữa nhà chắc cũng không gây chấn động bằng lời phán của ba tôị Mẹ tôi và nhỏ Châu đưa mắt nhìn nhau, mặt mày đầy vẻ kinh dị. Còn tôi thì nghe tai mình ù đi, miệng rên rỉ:

    - Lớp mười ! Trời đất ơi, còn những hai năm đằng đẵng nữa ! Biết mình có sống tới lúc đó không !

    Tôi gục đầu xuống bàn và nghe giọng ba tôi lạnh lùng vang lên bên tai:

    - Nếu mày chết rồi thì thôi, nhưng nếu còn sống, tao sẽ đợi mày !

    Nhưng dường như cho rằng làm khổ tôi như vậy vẫn chưa đủ, trước khi bỏ ra khỏi nhà, ba tôi còn "tái bút" thêm:

    - Thi đậu vô lớp mười, nhưng phải là lớp mười trường Trần Cao Vân kia !

    Ngữ tôi mà thi nổi vô trường Trần Cao Vân ! Ba tôi ra điều kiện như vậy chẳng khác nào bảo tôi đi hái mặt trăng ! Nỗi tuyệt vọng đánh gục tôi hoàn toàn. Tôi chán nản đập tay xuống bàn và rít qua kẽ răng:

    - Thà chết sướng hơn !

    Sau đó dĩ nhiên tôi không chết. Nhưng tôi sống khổ sống sở. Nhìn báu vật bày sờ sờ trước mắt mà không được đụng tới, điều đó khiến tôi đau đớn còn hơn là lãnh vài chục cú "thiết cước" vào "hạ bàn". Mẹ Mục Kiền Liên bị đày trong hỏa ngục, thấy cơm mà phải nhịn đói, chắn cũng ấm ức, tủi hổ như tôi là cùng.

    Sau lần đó, ba tôi khóa xe dựng vào góc nhà, không cho ai sờ tớị Ngay cả ông, ông cũng không bao giờ lấy ra đị Lâu lâu, ông lại lôi ra kỳ cọ, chùi rửa sạch boong. Xong, lại cất vàọ Có lẽ ông cố giữ nó cho thật mới để chờ ngày trao giải cho tôị Bạn bè tôi biết chuyện, gọi nó là chiếc Huy Chương Vàng. Thừa lúc ba tôi vắng nhà, tụi nó rủ nhau kéo tới "tham quan". Sau khi ngắm nghía đã đời, mỗi đứa quẹt tay vào chiếc Huy Chương Vàng một cái, rồi ra về.

    Giữa năm lớp tám, tôi bắt đầu chơi hoa, nỗi đau khổ về chiếc Huy Chương Vàng nguôi ngoai được phần nàọ Nhưng cứ mỗi lần bước sang qua góc nhà, tim tôi lại nhói lên một cái, bước sang mười lần nhói đủ mười cáị

    Thật ra, thích chiếc Huy Chương Vàng thì tôi quả có thích mê tơi thật, thậm chí có nhiều đêm tôi nằm mơ thấy mình cỡi nó lượn vi vu qua các ngả phố trước ánh mắt thèm thuồng và ghen tị của bao nhiêu là đứa, nhưng trong thâm tâm không bao giờ tôi tơ tưởng đến việc trở thành chủ nhân của nó.

    Hồi ba tôi mới đem chiếc xe về "nhử" tôi, tôi học hành có chăm lên được một chút. Nhưng ì ạch hoài mà chẳng ăn thua gì, sức tôi kém vẫn hoàn kém, đặc biệt là cái môn Văn khốn nạn, tôi nản quá chẳng thèm cố công nữạ

    Nhưng tôi nản một thì ba tôi nản mườị Thấy tôi có vẻ sung sướng với chuyện học dốt hơn là nỗ lực giật lấy món giải thưởng cao quí treo ngay trước mũi kia, ông điên tiết gầm gừ suốt ngàỵ Nhưng ngoài việc mắng chửi và thỉnh thoảng tung vài cú sút vào "hạ bàn" của đứa con bất hiếu, cứng đầu cứng cổ cho hả giận, ông chỉ biết ngồi nhìn trời thở dài thườn thượt.

    Những lúc ấy, nấp sau kẹt cửa, tôi vừa xoa mông vừa nhìn trộm ba tôi qua khe hở, cố đoán xem ông đang nghĩ ngợi gì. Phải chăng ông đang hồi tưởng lại hồi nhỏ ông có học hành lẹt đẹt không mà sao lại sinh ra một kẻ kế thừa mít đặc là tôỉ

    Cho đến khi lên lớp chín, trung thành với lý tưởng của các bậc đàn anh trường tôi, tôi xác định mục tiêu của mình là thi vô trường Huỳnh Thúc Kháng nếu may mắn vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp cuối năm. Chiếc Huy Chương Vàng đời tôi không có duyên được hưởng, thôi để cho ba tôi dành trao giải cho cháu nội sau này !

    Định mệnh tưởng đã an bài, nào ngờ tôi vừa đậu kỳ thi tốt nghiệp xong, đám bạn mắc dịch của tôi lập tức xúm lại bàn ra tán vào ỏm tỏị Đứa nào đứa nấy ngoác mồm to bằng cái chậu xúi tôi thi vô trường Trần Cao Vân. Thằng Cường sốt sắng đem bộ đề thi có sẵn đáp án của sở giáo dục tới tận nhà "năn nỉ" tôi học. Thằng Phú ghẻ thì tình nguyện bỏ ra một tuần năm buổi ôn luyện cho tôị Phú ghẻ học giỏi nhất nhì trong lớp, năm nay cũng thi vào trường Trần Cao Vân. Được nó kèm cặp, tôi lên tinh thần được chút chút.

    Nói chung, tụi bạn tỏ ra hăng hái lo lắng cho tôi tợn. Đôi lúc tôi có cảm tưởng nếu bản thân tụi nó thi rớt thì không sao, nhưng nếu chẳng may tôi thi rớt, tụi nó sẽ rủ nhau đi tự tử hết ráọ

    Dĩ nhiên tôi ngu gì mà không biết sở dĩ tụi nó ân cần tử tể với chuyện học hành thi cử của tôi chẳng qua tụi nó mong cho tôi thi đậu vào trường Trần Cao Vân để "chớp" chiếc Huy Chương Vàng ra chở tụi nó chạy lòng vòng dợt le với đám con gái õng ẹo trong thị trấn. Nhưng dù sao thấy tụi nó quan tâm đến tương lai của tôi quá xá, tôi cũng xúc động rơm rớm nước mắt.

    Thế là, hết đường thoát, tôi đành phải bấm bụng nộp đơn thi vào trường Trần Cao Vân. Những ngày sau đó, thằng Cường một bên và Phú ghẻ một bên, hai đứa kèm tôi sát rạt.

    Trong đám bạn của tôi, Phú ghẻ là đứa được ba tôi đối xử tương đối tử tế nhất. Ông biết nó là học sinh giỏi


------------HẾT CHƯƠNG 2------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:53:17 | Xem tất
CHƯƠNG 3:



Từ khi "giải phóng" được chiếc huy Chương Vàng ra khỏi bàn tay hắc ám của ba tôi, tôi bắt đầu chiến dịch "đền ơn đáp nghĩa". Bạn bè tôi, mỗi đứa được cỡi chiếc Huy Chương Vàng ba mươi phút lấy lẹ Dĩ nhiên, Phú ghẻ, và Cường được ưu tiên, kế đến là những đứa khác.

    Tôi không muốn làm cho ba mẹ tôi đau khổ nên hẹn tụi bạn xuống bờ sông. Trước khi đưa xe cho tụi nó "thử", tôi nhắc chằm chặp:

    - Nhớ chạy đúng nửa tiếng nghe chưa ! Lố một phút là không có lần thứ hai đâu đấy !

    Chưa yên tâm, lúc Phú ghẻ phóc lên yên tôi bắt thằng Cường lấy xe đạp của nó chở tôi chạy theọ Ngồi sau lưng Cường chốc chốc tôi lại thò đầu ra nhắc cầm chừng:

    - Mày đạp nhè nhẹ thôi ! Đạp mạnh, gãy pêđdan tao bây giờ !

    Phú ghẻ là thằng bạn ác ôn. Mặc cho tôi xót ruột, nó cứ phóng thục mạng như bị ma đuổị Lại còn mở miệng chế giễu:

    - Gãy sao được mà gãy ! Đúng là nhà nghèo xót của !

    Nhưng Phú ghẻ dù sao cũng còn đỡ. Thằng Cường mới làm tôi đứng tim. Nó cỡi chiếc Huy Chương Vàng như cao bồi Texas cỡi ngựa, cái mông sụm yên xẹ Đã vậy, hễ gặp tụi con gái đi ngang là nó buông hai tay làm xiếc khiến tôi phải la oai oái:

    - Thằng ngu ! Té gãy cổ bây giờ !

    Đang biểu diễn bị mất trớn, Cường ngoái đầu lại, sửng cồ:

    - Cái thằng đầu bò này, mày có im miệng đi không !

    Khi ngoảnh cổ lại, Cường vẫn chẳng thèm cầm lấy ghiđdông. Thấy chiếc xe không người lái cứ lao vun vút, tôi hãi quá không dám ngoác mồm chửi nó nữa, mặc dù nó bắt chước ba tôi mắng tôi là "thằng đầu bò" khiến tôi muốn sôi gan.

    Sau thằng Cường, tới những đứa khác, toàn lũ bạn trời đánh. Hễ "chớp" được chiếc Huy Chương Vàng, đứa nào đứa nấy đều cong lưng phóng bất kể sống chết. Suốt buổi hôm đó, tim tôi giật thon thót, phần sợ tụi nó húc phải cột đèn, phần sợ đứa nào đó cao hứng lượn ngang trước hẻm nhà tôị Ba mẹ tôi mà biết được tôi đem món đồ gia bảo này đưa cho mấy "thằng bạn ăn hại" phá phách, không những tôi sẽ bị ăn đòn quắn đít mà lần sau tôi đừng hòng đem chiếc Huy Chương Vàng ra "chiêu đãi" bạn bè nữạ May mà rốt cuộc mọi chuyện đều suôn sẻ. Lũ bạn tôi mặt mày hể hả. Tôi cũng mừng rơn vì sau những màn biểu diễn rùng rợn của đám bạn quái quỷ, chiếc Huy Chường Vàng của tôi vẫn chưa biến thành đống sắt vụn.

    Sau buổi "khai trương" trọng thể đó, cứ cách ba, bốn ngày, mấy đứa bạn thân lại mò đến nhà tôi đứng lấp ló ngoài cổng rào, ngoắt tôi rạ

    - Gì vậỷ

    - Đi chơi đi !

    - Đi đâủ

    - Đi đâu cũng được ! Mày lấy chiếc Huy Chương Vàng chở tao đi !

    Biết bị "dụ" nhưng bao giờ tôi cũng thấy khoai khoái:

    - Mày xuống nhà nội tao trước đi ! Lát nữa tao ghé đó "ăn sáng" rồi tụi mình đi !

    Nói chung, chưa bao giờ tôi từ chối bạn bè, nhất là với hai thằng mắc dịch Cường và Phú ghẻ. Tôi luôn luôn biết ơn tụi nó. Chính nhờ sự sốt sắng của tụi nó, tôi mới có ngày naỵ Khi đậu vào trường Trần Cao Vân, tôi đã hưởng biết bao nhiêu vinh quang và sung sướng, lẽ đâu không chia sẽ cho tụi nó chút niềm vui cỏn con là cỡi "ké" chiếc Huy Chương Vàng.

    Sáng nay tôi từ chối lời rủ rê của Cường, đó là lần đầu tiên. Thực ra, tôi cũng muốn lấy chiếc Huy Chương Vàng chở nó xuống bờ sông "dợt le" với tụi Huỳnh Thúc Kháng chơi nhưng cuối cùng tôi đã dẹp bỏ ý định đó. Tôi nói với Cường là ba tôi không cho tôi ra khỏi nhà ngày hôm naỵ Ba tôi quả có bảo như vậy thật nhưng đó không phải là lý do khiến tôi không thể đi chơị Lát nữa đây, ba tôi sẽ đi thăm chú Sáu ở tít ngoài thành phố, chiều tối mới về. Tôi sẽ tha hồ đi rong, nếu tôi muốn.

    Nhưng khổ thay, dù rất muốn tôi cũng chẳng thể bước chân ra khỏi nhà. Dù với Cường hay với bất cứ aị Con người ta không thể bước chân ra khỏi nhà mà không mặc quần, nhất là khi người ta đã mười sáu tuổị Nỗi khổ tâm vô hạn này tôi chỉ biết chôn chặt trong lòng, không dám hé môi than thở với ai, kể cả Cường và Phú ghẻ. Tụi nó mà biết được "sự cố" này tôi đừng hòng yên thân. Tụi nó sẽ trêu tôi đến bỏ học mất.

    Nói ra thì không ai tin, chứ vô lớp mười rồi mà tôi chẳng có lấy một cái quần ra hồn để "diện" với thiên hạ. Năm ngoái, mẹ tôi may cho tôi ba cái quần, giữa năm học, hai cái đã biến thành giẻ lau nhà sau hai cơn giận dữ của ba tôị Còn một cái duy nhất, tôi ráng kéo lê đến cuối năm. Nhưng bây giờ, cái quần "còn sống sót" đó chẳng vừa với tôi nữạ Nó đã trở nên chật chội so với cơ thể ngày càng phát triển của tôị

    Hồi đậu vô lớp mười trường Trần Cao Vân, tôi chắc mẩm để tưởng thưởng cho thành tích vô tiền khoáng hậu này của tôi, ba mẹ tôi sẽ dẫn tôi đi may thêm vài cái quần mớị Nào ngờ mẹ tôi vừa đưa ra ý kiến thông minh đó, ba tôi đã gạt phắt:

    - Dẹp ! Tưởng gì chứ ba cái quần thì dẹp ! Đi học chứ đâu phải đi thi hoa hậu mà se sua !

    - Nhưng con mình hết quần mặc rồi !

    - Hết quần thì lấy mấy cái quần của bà sửa lại cho nó mặc !

    Tôi ngóc mỏ ngồi bên cạnh, nghe ba tôi phán một câu, miệng liền méo xệch. Niềm ao ước sắm sửa đồ mới của tôi phen này thế là đi tong ! Trước nay, ba tôi vẫn thường để ý đặc biệt đến cách ăn mặc của tôị Không hiểu nghe lỏm được ở đâu, ông cứ đinh ninh chuyện quần áo luôn luôn liên quan chặt chẽ đến tính khí con ngườị Hễ ăn mặc giản dị, thanh bần mới là người chăm học. Còn ai quần áo đẹp đẽ đều bị ông liệt vào hạng đàn đúm, ăn chơị "Mốt miếc," ông càng ghét tợn. Năm ngoái, thanh niên toàn thì trấn đều mặc quần ống chật, cỡ 16 - 18 li, ông bắt tôi may quần 28 li, đi quét đất hệt như bà nội tôị Ngày đi may đồ mới, cả thế giới ai cũng hồi hộp vui mừng, chỉ riêng tôi là khóc nức nở.

    Đã vậy, hôm tôi đi lấy quần về, ông còn lấy ra đo lại, miệng đe:

    - Ống quần của mày mà chật đi một li là tao xé ngay tại chỗ ! Cho mày mặc quần xà lỏn vô lớp luôn !

    Tính khí ba tôi như vậy nên khi ông bác thẳng thừng đề nghị bác ái của mẹ tôi, tôi cay đắng hiểu rằng số phận của tôi đã được định đoạt. Kiếp này tôi chỉ được mặc loại quần áo may bằng "vải tái sinh" !

    Nỗi đau khổ của tôi không chỉ có thế. Nếu được thừa kế những món đồ phế phẩm của ba tôi, dù sao tôi cũng còn dễ chịụ Đằng này phải mặc những chiếc quần sửa lại từ những chiếc quần ống rộng thùng thình của mẹ tôi thì quả thật mất mặt nam nhị

    Đã vậy, quần đàn bà con gái đáy dài thườn thượt, không cách gì rút ngắn lại được. Lưng mẹ tôi lại nhỏ hơn lưng tôi, muốn mặc vừa tôi phải nới lưng quần rạ Khổ nỗi, màu vải bên trong và màu vải bên ngoài đậm lợt khác nhau, do đó khi nới ra, sau mông tôi xuất hiện một cái hình tam giác to tổ bố, hệt như mũi tên chỉ dẫn: "nơi đây là đầu ra" ! Chỉ nghĩ đến mỗi chuyện đó thôi, tôi đã muốn chui ngay xuống đất.

    Khi soi gương để mặc quần áo, thiên hạ đều đứng đàng hoàng tử tế. Chỉ có tôi là đứng quay lưng lại tấm kiến gắn trên cửa tủ và ngoảnh đến sái cả cổ để nhìn ngắm và nguyền rủa không ngớt lời cái "mũi tên" khốn khiếp kiạ

    Suốt mấy ngày liền, tôi đã đem cái "hình tam giác" không mời mà đến đó ra sau vườn phơi nắng phơi gió, thậm chí tôi vùi nó vào trong đất trong cát hàng buổi nhưng nó vẫn nhất quyết không chịu điệp màu với phần còn lại của cái quần "gia truyền" khủng khiếp.

    Cuối cùng, không nén được, tôi đánh liều lên tiếng trong bữa cơm:

    - Con không mặc quần của mẹ đâu !

    Ba tôi trừng mắc:

    - Vải tốt vậy mà mày chê hả? Hay là mày không thích mặc đồ cũ sửa lạỉ

    - Không phải vậỵ Nhưng con thích mặc quần của ba hơn. Quần của mẹ nó chật chội sao ấy !

    - Tao chỉ có hai cái quần để thay ra thay vô, sửa lại cho mày, tao lấy gì tao mặc?

    Tôi cười cầu tài: - Thì ba may quần mới cho le lói với người ta !

    - Tiền đâu mà may hở con? - Ba tôi chép miệng - Lúc trước có bao nhiêu tiền dành dụm, tao đã dốc ra mua chiếc xe cho mày rồị Mới đây, mừng mày thi đậu, tao lại vét sạch tiền của mẹ mày để tiệc tùng chiêu đãi bà con, bằng hữu xa gần. Bây giờ nghe lời mẹ mày mua sắm quần áo thì nhà mình chỉ có nước nhịn ăn thôi, con ạ !

    Mỗi lần ba tôi quát tháo hay giở "quyền cước" ra với tôi, tôi vừa sợ nhưng lại vừa tức. Những lúc đó, nếu có thêm một chút xíu dũng khí, tôi sẵn sàng ngoác mồm cãi lạị Nhưng khi ông hạ giọng tâm sự - thường là hiếm hoi - tôi lại hết ham nói tới nói luị Như lúc này chẳng hạn, nghe ông than thở về "gia cảnh" một hồi, ý chí đấu tranh vì quyền lợi ăn mặc của tôi bỗng nhiên tắt ngấm.

    Tôi biết gia đình tôi dạo này đang gặp khó khăn. Công việc làm ăn của ba tôi dường như đang trì trệ. Ngày nào mặt ông cũng đỏ bừng nhưng không phải do ngồi hàng giờ bên lò nấu như trước đây mà vì lúc này rảnh rỗi, ông ưa chén thù chén tạc. Quán nước của mẹ tôi cũng chẳng khấm khá gì. Quán gần như nằm trong hẻm nên khách khứa chẳng bao nhiêu, chỉ quanh đi quẩn lại mấy mgười quen trong xóm.

    Càng nghĩ ngợi, tôi càng buồn phiền. Ăn cơm xong, tôi bỏ ra vườn hoa ngồi một mình gặm nhấm nỗi buồn của con nhà nghèo khó. Tôi quên bẵng "nỗi đau hình tam giác". Tôi biết tôi chẳng thể đòi hỏi ba mẹ tôi hơn nữạ Để thoát khỏi cảnh ngộ này, tôi phải cố học cho thật giỏị Học giỏi mới đỗ đạt thành tài, mới làm ra tiền mua sắm quần áo, còn dư thì giúp cha mẹ. Dư nữa thì cho nhỏ Châu một ít. Vẽ vời trong đầu thì huy hoàng như vậy, nhưng khi nghĩ đến chuyện phải học giỏi, tự nhiên tôi đâm mất khí thế, chỉ muốn thối luị

    Nhưng trong khi chờ đến ngày đó, nếu quả thật có cái ngày đẹp đẽ đó, tôi vẫn phải đi học với chiếc quần khủng khiếp của mẹ tôị
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:55:32 | Xem tất
Buổi sáng tựu trường, sau khi dậy sớm và đứng nhăn nhó hàng giờ trước gương, tôi phóc lên xe đạp ra khỏi nhà với một tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì năm nay tôi được vào lớp mười trường Trần Cao Vân, lại được tung tăng khoe mẽ trên chiếc Huy Chương Vàng sáng chóe, buồn vì sau lưng tôi vẫn đeo đẳng cái hình tam giác chết tiệt kiạ

    May làm sao khi tôi vào trường, tụi bạn mải xúm xít lại ngắm nghía vuốt ve chiếc Huy Chương Vàng nên chẳng đứa nào kịp để ý đến cách phục sức không giống ai của tôị Mãi đến khi xếp hàng chào cờ, thằng Minh sún, một đứa năm ngoái học cùng lớp với tôi, mới phát hiện ra hai ống quần lòa xòa của tôị Nó la bài hãi giữa sân trường:

    - Trời đất ! Bộ mày tính lăng-xê mốt mới hả Chuẩn?

    Nghe cái miệng nó oang oang, tôi hoảng hốt nhảy ngay vào hàng, lần tuốt xuống đứng dưới đuôi, không để nó kịp phát hiện thêm bất cứ điều gì nữạ

    Nhưng tránh được Minh súng, tôi vẫn chưa hết lọ Lớp tôi học năm nay là lớp 10A1, mỗi lần xếp hàng chào cờ phải đứng trên cùng. Nối đuôi phía sau là tụi 10A2, 10A3, 10A4. Tôi thuộc loại lớn con nhất lớp, phải đứng tít đằng sau đuôị Và trong cái vị trí bất lợi đó, ngay từ buổi chào cờ đầu tiên của năm học, tôi đã phải loay hoay khổ sở cố nghĩ ra cách nào để khỏi phải "triển lãm" cái "tam giác vàng" của mình trước mặt bọn con gái lớp 10A2 đứng sát đằng saụ

    Tính tới tính lui một hồi, tôi làm bộ lơ đãng chắp tay ra sau lưng, ngầm che cái chỗ chết tiệt đó lạị

    Quả như tôi dự đoán, tụi con gái phía sau chẳng hay biết gì hết. Tôi dỏng tai nghe ngóng, thấp thỏm chờ một tiếng khúc khích nhưng chẳng thấy động tĩnh gì.

    Tưởng mọi sự trót lọt, nào ngờ khi bài quốc ca vừa dứt, bọn học trò đang rục rịch chuẩn bị vào lớp, thầy giám thị đột nhiên bước lại chỗ lớp tôị

    - Em kia ! Ra đây !

    Thầy thình lình chỉ ngay tôi khiến tôi tái ngắt mặt, trái tim suýt chút nữa văng ra khỏi lòng ngực.

    Biến cố đột ngột này khiến những tiếng ồn ào vừa dấy lên chung quanh liền tắt ngấm. Sân trường gần một ngàn học sinh bỗng nhiên im lặng như tờ. Tất cả mọi cặp mắt đều đổ dồn vào chỗ tôi đứng khiến hai chân tôi tự nhiên cứng đơ, không nhúc nhích nổị

    - Em bước ra đây ! - Thầy giám thị lại nhắc, lần này giọng thầy đã tỏ ra bực bộị

    Người xanh lè xanh lét, tôi rụt rè bước ra khỏi hàng, lòng hoang mang không hiểu mình phạm tội gì. Đám bạn cùng lớp nín thở nhìn theọ Không khí nặng nề hệt như trước mặt tôi không phải là thầy giám thị mà là một cái giá treo cổ vậỵ
    Đợt tôi đến gần, thầy giám thị hắng giọng hỏi:

    - Năm ngoái em học trường nàỏ

    Tôi lí nhí:

    - Dạ, trường Trần Quốc Toản ạ ! - Em đã chào cờ bao giờ chưả

    - Dạ rồi ạ ! - Tôi đáp, giọng âu lọ

    - Vậy khi chào cờ ta phải đứng ở tư thế nàỏ

    Đến đây tôi bắt đầu hiểu ra nguồn gốc của tai họạ Tôi lấm lét nhìn thầy, miệng ấp úng:

    - Dạ, đứng thế nghiêm ạ.

    Giọng thầy vụt trở nên nghiêm khắc:

    - Thế sao lúc nãy em lại đứng chắp tay sau lưng?

    Từ khi cha sinh mẹ đẻ đến nay, thú thật chưa bao giờ tôi gặp phải một tình huống oái oăm như thế nàỵ Trước câu hỏi hóc búa đó, nếu chỉ đối diện với một mình thầy, họa may tôi còn can đảm mở miệng phân buạ Đằng này, bị vây bọc giữa hàng trăm cặp mắt thô lố, có cho vàng tôi cũng chẳng dám thố lộ tâm sự cay đắng của mình. Đầu cúi gằm, hai tay nóng như hơ lửa, tôi cứ đứng trơ như phỗng giữa sân trường.

    - Sao, em trả lời đi chứ ! - Thầy giám thị lại giục.

    Lòng rối như tơ vò, tôi chưa biết làm sao để thoát khỏi tình huống trớ trêu này thì Minh sún đứng trong hàng đã vọt miệng trả lời thay:

    - Thưa thầy, bạn ấy chắp tay sau lưng là để che cái tam giác đấy ạ !

    Nghe cái giọng ồ ề của thằng Minh súng bộp chộp kia cất lên, tôi đã thầm kêu khổ trong lòng. Tôi không biết nó muốn cứu tôi hay cố tình hại tôị Chỉ biết lời tố cáo của nó lập tức lôi kéo sự chú ý của tụi bạn vào cái vị trí tệ hại nhất trên người tôị Lúc này hai tay tôi đã buông thõng, chẳng che chắn gì được. Mọi sự cứ thế hiện ra lồ lộ trước mắt bàn dân thiên hạ kéo theo những tràng cười rúc rích như chuột.

    - Cái tam giác gì thế? - Thầy giám thị ngạc nhiên.

    Minh sún lại đư ợc dịp bô bô:

    - Dạ, tam giác Béc-muđda ở sau lưng bạn Chuẩn đấy ạ !

    Tam giác Bermuda là tên một vùng biển thuộc Đại Tây Dương, nơi tàu bè và phi cơ qua lại thường mất tích một cách bí mật, vì vậy người ta gọi là tam giác quỷ. Chuyện này báo chí đăng tới đăng lui hoài nên tụi tôi đứa nào cũng biết. Tự nhiên bữa nay Minh sún bỗng "hê" cái tên đó lên, khối đứa không nhịn được ôm bụng cười lăn bò càng. Khung cảnh bỗng chốc trở nên náo nhiệt, mất hẳn vẻ trang nghiêm giả tạo nãy giờ.

    Thầy giám thị xoay người tôi lại và khi nhìn thấy cái "tam giác Bermuda" nằm chễm chệ ngay trên mông tôi, thầy cũng phải phì cười:

    - Thì ra là vậy !

    Rồi thầy vỗ vai tôi, ân cần nói: - Chẳng việc gì phải xấu hổ em ạ ! Hồi còn nhỏ, thầy cũng từng đến lớp với những cái quần như vậy !

    Nói xong, thầy bảo tôi vào hàng, không một lời quở trách.

    Mặc dù được "tha bổng", lòng tôi vẫn chẳng nhẹ nhõm tí ti nàọ Chân nặng như đeo đá, tôi thất thểu lê bước vào chỗ như lê một cái xác không hồn. Thế là hết. Bí mật của tôi chẳng thể giấu giếm được ai nữạ Cả trường đã biết. Và ngày mai, cả thị trấn sẽ đồn ầm lên. Tôi sẽ chẳng dám ló mặt đi đâu, suốt ngày chỉ ru rú ở nhà đuổi gà giúp mẹ Thầy giám thị bảo tôi đừng xấu hổ nhưng làm sao tôi có thể thản nhiên được khi bọn con gái đứng sau lưng tôi cứ chốc chốc lại "hí hí há há" như đang xem tấu hài trong rạp hát. Thầy bảo hồi nhỏ thầy từng mặc những cái quần giống như cái quần "bảo bối" của tôi bây giờ nhưng thầy quên rằng hồi thầy còn nhỏ, tụi học sinh trường Trần Cao Vân đâu đã sinh ra, vì vậy tụi nó đâu có thấy lối ăn mặc trái khoái của thầỵ Rốt cuộc chỉ có tôi là lãnh đủ.

    Trong khi tôi đang nghĩ xem có cách nào chui xuống đất như Thổ Hành Tôn trong truyện Phong Thần hay không thì bỗng có một cánh tay vắt qua vai tôị

    Tôi ngoảnh lại, hóa ra Phú ghẻ. Phú ghẻ nãy giờ đứng phía trên, chắc thấy tôi buồn tình sắp sửa tự tử, nó mò xuống khuyên can. Quả nhiên thấy mặt nó, tim tôi liền ấm lạị Những lúc hoạn nạn như thế này, có vài đứa bạn thân bên cạnh, dù sao cũng đỡ trơ trọị Chỉ tiếc năm nay thằng Cường học bên Huỳnh Thúc Kháng, nếu không cái miệng ba hoa của nó sẽ giúp tôi "giảm đau" một cách đáng kể.

    Phú ghẻ lắc vai tôi:

    - Thôi, quên chuyện đó đi Chuẩn !

    Mới nguôi nguôi được một chút, nghe nó nói, tôi lại phát khùng:

    - Quên cái đầu mày !

    Thằng Phú ghẻ ngứa này đâu có biết cái "tam giác Bermuda" chết tiệt kia là ngôi sao chiếu mạng của tôi trong năm naỵ Mẹ tôi sửa cho tôi hai cái quần, cái nào cũng chình ình một miếng tam giác khủng khiếp như thế đằng sau lưng. Ngày mai dù có thay quần khác, tôi vẫn phải mang cái hình thù quái gở đó đến trường, vẫn phải phơi nó ra trước mặt bọn con gái nhiều chuyện và bấm bụng nghe tụi nó cười cợt, chỉ trỏ. Vậy mà Phú ghẻ bảo tôi "quên chuyện đó đi". Nó làm như tôi là thánh không bằng !

    Mãi đến khi vào lớp, ngồi một hồi không nghe tụi bạn nhắc nhở gì đến chuyện vừa xảy ra ngoài sân cờ, tôi mới dần dần bình tĩnh trở lạị Nhưng tôi vẫn chưa thật sự yên tâm. Biết đâu tụi nó đang cười thầm tôi trong bụng, chỉ vì sợ thầy cô mà tụi nó không ngoác mồm ra chọc ghẹo đó thôi ! Nghĩ vậy nên mỗi khi có đứa nào nhìn tôi, tôi đều chột dạ quay đi chỗ khác.

    Lúc ra về, khi tôi đang lui cui lấy xe thì Minh sún bước lại gần tôi, cười toe toét:

    - Hú vía hén màỷ

    Với thằng sún răng này, tôi không biết nên xem nó là thù hay bạn. Năm ngoái, nó học cùng lớp với tôi nhưng hai đứa không thân nhau lắm. Hồi sáng, lúc tôi đang phân vân không biết nên nói thật với thầy giám thị hay là nín thinh chịu phạt thì nó đột ngột hô toáng lên bí mật của tôi khiến mọi sự vỡ lở tùm lum. Nhưng vì không biết nó hành động như vậy với ý tốt hay với ý xấu nên khi nó bắt chuyện, tôi cứ ậm à ậm ừ không đáp. Thấy vậy, nó cũng chẳng thèm hỏi nữa mà lẳng lặng dắt xe ra cổng, dông thẳng một mạch.

    Trưa đó, tôi về với Phú ghẻ. Phú ghẻ biết tôi buồn nên không nhắc gì đến chuyện tóc tai quần áọ Nó chỉ nói độc mỗi chuyện học tập, về thời khóa biểu và về các thầy cô sắp dạy chúng tôị Nhưng đang rầu nẫu ruột, mặc cho Phú ghẻ nói linh tinh lang tang, tôi cứ một mực ngậm tăm. Nói một hồi mỏi miệng, vả lại thấy tôi xuất sắc trong vai lầm lì, nó chán nản không thèm nói thêm tiếng nào nữạ Hai đứa lủi thủi đạp xe bên nhau như hai kẻ chán đờị Ngày khai giảng năm học đầu tiên ở cấp ba lẽ ra là một ngày hội đối với tôi bỗng dưng lại hoá thành một ngày chẳng ra ôn gì !

    Buổi trưa, khi cả nhà ngồi vào bàn ăn, mẹ tôi hỏi:

    - Hồi sáng khai giảng vui không con?

    Tôi cay đắng:

    - Dạ vui lắm ạ !

    Rồi như không kềm được nỗi uất ức và tủi hổ dồn nén từ sáng đến bây giờ, vừa thốt xong, tự nhiên nước mắt tôi ứa ra, chảy vòng quanh má.

    Mẹ tôi nhạc nhiên:

    - Có chuyện gì vậy con? Vui sao lại khóc?

    Lòng đầy giận hờn, tôi mím môi không đáp, cũng không buồn đưa tay chùi nước mắt.

    Thấy vậy, mẹ tôi lo lắng:

    - Có chuyện gì vậy, kể cho mẹ nghe đi !

    Tôi lắc đầu và lặng lẽ bưng chén cơm lên. Nước mắt tôi nhỏ từng giọt xuống chén.

    Thái độ ù lì của tôi khiến ba tôi nổi cáụ Ông đập tay xuống bàn đánh "rầm" một cái khiến những chiếc đũa bắn tung lên và tô canh sóng nước ra đầy bàn:

    - Mày có nói không thì bảo !

    Tiếng quát của ba tôi khiến tôi đành phải đặt chén cơm xuống. Tôi nhìn ông ngập ngừng:

    - Cái quần.

    - Cái quần saỏ

    Tôi khụt khịt mũi, nức nở thuật lại câu chuyện hồi sáng.

    - Tại mày mà ra cả, còn khóc nỗi gì ! - Nghe xong, ba tôi hừ mũi - Quần của mẹ mày sửa lại cho mày mặc có gì là xấu ! Có phải đồ ăn cắp ăn trộm đâu mà lấy tay che !

    Mẹ tôi liếc ba tôi:

    - Thôi, ông ơi ! Đầu năm học không may cho con được cái quần mới, còn trách nó làm gì tội nghiệp !

    Trước nay, mẹ tôi không bao giờ dám cãi lại ba tôị Bữa nay có lẽ do xúc động trước hoàn cảnh đáng thương của tôi, mẹ đánh liều lên tiếng. Ba tôi cũng phá lệ mặc cho mẹ bênh tôi, ông chỉ ngồi im uể oải nhai cơm.

    Giữa bữa cơm, tôi buông đũa chạy ra vườn, ngồi thừ trên bậc đá. Một lát sau, tôi nghe có tiếng chân bước khẽ đến sau lưng. Rồi tiếng nhỏ Châu êm ái vang lên:

    - Anh đừng buồn ! Tết này bán hoa thế nào anh cũng có tiền may quần mới ! Lúc đó sẽ không có ai trêu anh nữa đâu !

    Rừng hoa vàng đong đưa trước mặt lẫn giọng nói dịu dàng của nhỏ em thủ thỉ bên tai khiến nỗi buồn của tôi bỗng chốc bay xa, thật xạ


------------HẾT CHƯƠNG 3--------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:57:53 | Xem tất
CHƯƠNG 4:



Trái với sự lo lắng của tôi, những ngày sau đó bạn bè chẳng ai chòng ghẹo gì tôi về sự cố hôm khai giảng. Có lẽ không ai nỡ trêu chọc sự nghèo khổ của kẻ khác. Nhờ vậy mà tôi có thể yên tâm học hành, cũng như yên tâm cóp-pi bài làm của thằng Phú ghẻ ngồi cạnh.

    Nỗi mặc cảm của tôi chắc chắn sẽ phai nhạt dần cuối cùng rơi tõm vào quên lãng nếu như cái ngày u ám đó không xảy ra một cách bất ngờ.

    Hôm đó, mải bận bịu vun đất sau vườn để chuẩn bị trồng lay-ơn cho kịp Tết, tôi ra khỏi nhà trễ mất mười phút so với thường lệ.

    Khi tôi đến trường thì cổng đã đóng. Lố nhố trong các hàng quán bên kia đường là những học sinh đi trễ đang ngồi tán dóc đợi vào hai tiết saụ

    Trường tôi có thông lệ hễ chuông reo vào lớp là cổng khóa chặt. Học sinh đi trễ chỉ có cách ngồi ngoài đợi giờ ra chơi len lén chuồn vộ

    Mặc dù biết vậy, tôi đánh liều rề xe lại sát cổng tìm cách năn nỉ bác bảo vệ. Bác bảo vệ trường tôi khó tính nhất thế giới, từ khi làm nghề gác cổng đến nay chưa hề xiêu lòng trước bất cứ một lời nỉ non sụt sùi nào, vậy mà không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, sau khi nghe tôi thủ thỉ một hồi, bác rút xâu chìa khóa trong túi ra mở cổng cho tôi vàọ Có lẽ bác thấy tôi hiền lành, đần độn, thời buổi quần bó váy túm mà dám mặc một chiếc quần giống hệt chiếc quần của vợ bác ở nhà nên bác động lòng nhớ vợ mà rộng rãi với tôi cũng nên.

    Tôi vừa lách qua khỏi cách cổng mở he hé thì đám nữ sinh ngồi ăn vặt chờ thời bên kia đường cũng vừa kịp phát hiện. Thế là cả đám lũ lượt kéo nhau ùa sang. Nhưng bác bảo vệ tinh quái đã nhanh tay bấm ổ khóa đánh "tách" khiến mấy con nhỏ tức tối làm ầm lên. Nổi bật nhất là một giọng the thé: - Sao "ông Béc-muđda" vào được mà tụi này vào không được?

    Tôi đang tính nán lại xem tụi nó đôi co những gì nhưng chỉ mới nghe mỗi một câu, tôi đã thất kinh dắt xe chạy mất.

    Vào đến cửa lớp, tôi mới thở phào và hậm hực ngoái cổ nhìn lạị Đám nữ sinh đã không còn bu trước cổng. Có lẽ thái độ cứng rắn của bác bảo vệ đã khiến tụi nó chùn bước và rút về cố thủ bên kia đường.

    Mặt mũi mấy con nhỏ này chẳng xa lạ gì với tôị Mặc dù không biết tên một đứa nào trong tụi nó nhưng chỉ nhìn thoáng qua, tôi đã nhận ngay ra đó là tụi nhãi ranh 10A2, cái đám vẫn thường đứng xếp hàng sau lưng tôi mỗi sáng thứ hai và lúc nào miệng mồm cũng chí cha chí choét, kể cả lúc đang chào cờ.

    Trước nay, tôi chẳng bao giờ "để ý" đến mấy con nhỏ vô trật tự này, không ngờ tụi nó lại "để ý" tôi kỹ đến thế. Mấy hôm nay chẳng thấy bạn bè trêu ghẹo gì, tôi cứ đinh ninh cái sự cố hôm nào đã trôi vào quá khứ và chẳng ai còn nhớ. Hóa ra cuộc đời còn lắm chông gaị Cuộc đời còn có tụi nữ sinh 10A2 mồm loa mép giảị

    Nhưng dù giận đến ứa gan, tôi cũng chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Trêu vào lũ tiểu yêu này chỉ tổ quê mặt. Tốt nhất là làm theo lời dạy của ông bà "tránh voi chẳng hổ mặt nào !", nhất là khi trong "bầy voi" đó có một con voi mồm miệng móm xọm, giọng chua như giấm, cứ một điều "ông Béc-muđda" hai điều "ông Béc-muđda" nghe muốn điếc con ráy !

    Phú ghẻ không biết nỗi khổ của tôi nên đến giờ tan học, nó rủ tôi ra về, thấy tôi cứ nấn ná ngồi lì trong lớp, nó giương mắt ếch lên:

    - Hôm nay mày làm sao vậỷ

    Tôi khịt mũi:

    - Tao có làm sao đâu ! - Thế sao mày ngồi đâỷ

    Tôi bóp trán:

    - Tao nhức đầu quá !

    Phú ghẻ nhìn tôi bằng ánh mắt ngờ vực:

    - Hồi nãy tao có nghe mày than vãn gì đâu !

    Thằng Phú ghẻ ngứa này, sao nó lắm chuyện thế không biết ! Tôi đã bảo là tôi nhức đầu, vậy mà nó cứhỏi tới hỏI luị Chẳng lẽ tôi lại nói thẳng với nó là tôi sợ "đụng đầu" với mấy con nhỏ quỷ quái bên 10A2 nên đành ngồi ru rú trong lớp, đợi cho tụi nó về hết rồi mới dám ló mặt rạ

    Thấy tôi ngồi im, Phú ghẻ lại hỏi:

    - Giờ làm saỏ

    - Sao là saỏ

    Phú ghẻ chép miệng:

    - Chẳng lẽ ngồi đây hoàỉ

    Tôi vung tay:

    - Mày chờ chút đi ! Tao sắp hết rồi !

    Rồi sợ nó sốt ruột, tôi vội vã nói thêm:

    - Chừng mười phút nữa tụi mình về !

    Tan trường chừng mười phút, chắc chắn sân trường không còn một mống. Tôi tính thầm trong bụng như vậy nên lên tiếng trấn an Phú ghẻ. Nào ngờ tôi vừa nói xong, nó lại càng thắc mắt tợn:

    - Nhức đầu gì mà có giờ giấc kỳ vậỷ

    - Ừ, cái đầu của tao nó kỳ lắm ! - Tôi bối rối đáp bừạ

    Phú ghẻ chắc chẳng tin gì lời tôị Nhưng biết tôi đã muốn giấu chuyện gì thì có ai cạy răng tôi cũng không bao giờ nhả ra nửa chữ nên nó tặc lưỡi đặt cặp xuống bàn rồi ngồi chống tay lên cằm nhìn ra cửa sổ, đợi "bệnh" của tôi thuyên giảm.

    Quả như tôi dự liệu, lúc tôi và Phú ghẻ mò ra bãi giữ xe, tụi bạn đã về hết ráọ Mấy con nhỏ 10A2 mất tăm mất tích khiến tôi mừng rơn.

    Bác bảo vệ nhăn nhó nhìn tụi tôi:

    - Hai cậu nấp đâu mà bây giờ mới chịu về?

    Tôi cười cầu tài:

    - Dạ, cháu bị nhức đầu, nằm ở trong lớp.

    Sực nhận ra tôi, bác bảo vệ đổi giọng ôn hoà:

    - À, cậu đấy hả ! Nhức đầu thì về nấu một nồi lá, xông một hồi là khỏi ngay thôi !

    - Dạ, cảm ơn bác !

    Vừa nói tôi vứa kín đáo nháy mắt với Phú ghẻ, hai đứa riu ríu dắt xe rạ

    Nhưng tôi chỉ có thể gạt được bác bảo vệ mỗi một lần. Lần thứ hai, nếu tôi còn than nhức đầu đau bụng, chắc bác không tin. Nghĩ vậy, tôi quyết định thay đổi chiến thuật. Ngày hôm sau chuông reo hết giờ vừa vang lên, tôi đã hấp tấp xếp tập lại và kéo tay Phú ghẻ chạy vù ra cổng.

    Phú ghẻ chạy theo tôi mà mắt trợn tròn:

    - Mày làm trò gì vậỷ

    - Hôm nay tao phải về nhà gấp có chuyện !

    Vừa đáp tôi vừa liếc về phía hành lang và yên tâm khi thấy mấy con nhỏ 10A2 còn đủng đỉnh tít đằng xạ Không hiểu sao tôi chạm trán tụi nhãi này ghê gớm, hệt như tà ma sợ giáp mặt thầy bùạ Phú ghẻ vừa dắt xe ra tới cổng, chưa kịp hỏi thêm câu gì, tôi đã phóc lên chiếc Huy Chương Vàng chạy thục mạng khiến nó cong lưng đuổi theo miệng chửi ỏm tỏị

    Nhưng số tôi đúng là cái số ăn màỵ Tránh mặt tụi 10A2 được ba bữa, đến bữa thứ tư vừa phóc lên yên xe chưa kịp chạy trốn, tôi đã điếng hồn phát hiện ra bánh xe trước xẹp lép.

    Chẳng thể dắt bộ về nhà trên quãng đường dài dằng dặc đầy nắng nôi bụi bặm, tôi đành thất thểu tấp vào chỗ vá xe bên kia đường.

    Tôi đứng chưa nóng chỗ, tụi nữ sinh 10A2 đã ùa rạ Sợ tụi nó phát hiện, tôi vội xoay lưng lạị Nhưng mới vừa quay người, hấp tấp quay thêm một vòng nữạ Khỉ thật, con người ta ai cũng có mặt trước mặt sau, chỉ riêng tôi cả hai mặt đều là mặt trước, nhìn phía nào cũng biết đấy là thằng Chuẩn mặc quần thừa của mẹ, đố có lẫn đi đâu được !

    Mấy con nhãi ranh kia lại càng không lẫn. Vừa thấy tôi đứng trơ bên đường với chiếc Huy Chương Vàng nằm bẹp dưới cỏ, cả bọn liền chụm đầu lại thầm thì rồi cười rúc ra rúc rích và đấm lưng nhau thùm thụp. Chẳng biết tụi nó nói nhăng nói cuội những gì nhưng nhìn tụi nó ngả ngớn, vừa cười vừa xô vào nhau, tôi bỗng thấy nhột kinh khủng, cứ mong tụi nó đi khuất mắt cho rồị

    Nhưng mấy con nhỏ này có vẻ như muốn hù cho tôi chết khiếp. Tụi nó chẳng thèm về ngay mà lại líu ríu dắt nhau vào quán. Thị trấn tôi ở ban trưa trời nắng như đổ lửa, giờ tan trường học trò kéo vào quán uống nước, ăn chè đá lạnh trước khi gò lưng đạp xe về nhà là chuyện thường. Nhưng hôm nay không hiểu sao tôi cứ có cảm giác mấy con nhỏ kia nấn ná không chịu về là vì tôị Một bầy cọp bắt gặp một con dê lạc đàn đang đứng lẻ loi, ngơ ngác trên đồng vắng mà cam tâm bỏ đi là chuyện không tưởng ! Tôi bần thần nhủ bụng và tự dưng đâm tức Phú ghẻ. Gặp bữa hiểm nghèo như thế này, nó lại nghỉ học mất, đúng là thằng bạn chẳng ra gì !

    Đang thẫn thờ nghĩ ngợi, tôi bỗng giật bắn người bởi một giọng chua lè:

    - Ông Béc-muđda !

    Tôi nhận ngay ra giọng con nhỏ miệng móm. Trong bọn, nhỏ này hình như đóng vai "chúa trùm", dây vào nó chỉ tổ to chuyện. Nghĩ vậy, tôi đánh bài lờ và cúi đầu xuống làm ra vẻ bận tập trung đầu óc vào thằng nhỏ sửa xe đang loay hoay nãy giờ với chiếc Huy Chương Vàng nằm tênh hênh trên bãi cỏ.

    Con nhỏ miệng món không chịu thuạ Nó lại ngoác mồm:

    - Ông Ba-muđdéc !

    Tôi giận tím gan nhưng cố nén. Tôi biết mấy con nhỏ này thù tôi về chuyện tôi được hưởng "đặc ân" của bác bảo vệ hôm trước. Tôi đi học trễ hơn tụi nó lại được cho vào, còn tụi nó bị đứng bên ngoài, vì nỗi bất bình đó mà cả bọn quyết theo "ám" tôi cho bằng được. Biết thân biết phận, hổm rày tôi trốn chui trốn nhủi, bữa ra về nào cũng bắt Phú ghẻ rượt theo muốn xịt khóị Nhưng hôm nay thì tôi hết đường thoát, chỉ có cách trân mình chịu trận.

    Sự nhẫn nhục của tôi đến đá cũng phải xúc động. Nhưng khỗ nỗi, con nhỏ kia không phải là đá. Vì vậy, vẻ phớt tỉnh của tôi chỉ tổ làm nó điên tiết. Nó tiếp tục ra đòn:

    - Ông Béc ...

    Nhưng lần này, nó chỉ vừa kịp "Béc" một tiết đã tắc tị. Một bàn tay nào đó của một đứa trong bọn đã bịt lấy cái miệng móm xọm của nó.

    Tôi không nhìn nhưng hoàn toàn có thể hình dung được. Bởi sau đó là tiếng con nhỏ miệng móm thét lên the thé:

    - Mày làm gì vậỷ

    - Thôi, đừng chọc người ta nữa ! - Một giọng dịu dàng đáp khẽ.

    - Chà, nhỏ này bữa này lại bênh vực "kẻ thù", tụi bây ơi !

    Tiếng cả bọn cười khúc khích. Rồi vẫn giọng dịu dàng khi nãy cất lên:

    - Tao có bênh vực gì đâu ! Mày muốn gọi gì thì gọi, nhưng đừng gọi người ta là Béc-muđda nữa !

    - Tao cứ.

    Con nhỏ miệng móm khăng khăng. Nhưng mới thốt lên được hai tiếng, có lẽ sực hiểu không nên tiếp tục trêu chọc sự nghèo khó của người khác, nó bỗng đổi giọng:

    - Vậy tao gọi tên mày hén?

    - Này, này

    Tiếng nhỏ kia hốt hoảng. Nhưng nó chưa kịp ngăn cản thì con nhỏ miệng móm đã chĩa mồm về phía tôi, kêu lớn:

    - Cẩm Phô !

    Từ nãy đến giờ, tôi không dám đảo mắt về phía tụi nó lấy một lần nhưng tai tôi dỏng lên như tai mèo và nghe rõ hết mọi chuyện. Tôi không hề lấy làm lạ về thái độ của con nhỏ miệng móm nhưng lại vô cùng ngạc nhiên về cách xử sự của con nhỏ kiạ Hóa ra trong bọn nó cũng có được một đứa tử tế. Đã mấy lần tôi định liếc mắt xem thử mặt mũi con nhỏ đó đẹp xấu ra sao nhưng cuối cùng tôi kềm lại được. Tôi đang đóng vai một người điếc bẩm sinh nên không muốn mấy con nhỏ đó biết là tôi đang quan tâm đến tụi nó.

    - Cẩm Phô !

    Con nhỏ miệng móm lại kêu tôị

    Khi nãy tôi tái mặt vì giận, còn bây giờ thì tôi đỏ mặt vì ngượng. Tôi cảm thấy người nóng bừng và mồ hôi ướt đầm lưng áọ Thậm chí tôi không cả nhúc nhích, tay chân bỗng chốc trở nên cứng đơ, vướng víụ

    Dường như nhận ra sự bối rối của tôi, mấy con nhỏ khác liền hùa theo con nhỏ miệng móm réo om sòm:

    - Cẩm Phô ! Cẩm Phô !

    Con nhỏ có tên Cẩm Phô không biết có mắc cỡ như tôi không, nhưng chắc là nó đang thò tay ngắt véo lũ bạn nghịch ngợm nên mấy con nhỏ kia vừa kêu réo chọc phá vừa la "oái, oái" luôn mồm.

    Tôi vẫn đứng trơ thân cụ và chưa bao giờ cảm thấy thời gian trôi chậm như vậỵ Thằng nhỏ mới sửa xe chừng mười phút mà tôi tưởng như nó loay hoay tới hàng giờ và động tác của nó không hiểu sao trông cứ rù rờ như trong phim quay chậm. Đã mấy lần tôi định ngoác mồm ra giục nó nhưng lại sợ mấy con nhỏ kia nhìn thấy vẻ hốt hoảng của tôi nên cuối cùng tôi đành ngậm miệng làm thinh, lòng nóng như lửa đốt.

    Mãi đến khi nó nhét ruột xe vào và cầm lấy cái bơm, tôi mới thở hơi dài nhẹ nhõm.

    Khi cầm lấy ghiđdông chiếc Huy Chương Vàng, tôi định bụng sẽ chạy ngang qua mặt bọn nữ quái kia một cách ung dung, thong thả, ra vẻ thằng này cóc biết sợ ai, nhưng chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào, ngồi lên yên, tôi bỗng vội vàng mất hết tự chủ và cong lưng phóng thục mạng.

    Chạy tít đằng xa, tôi còn nghe chuỗi cười của bọn nữ quái văng vẳng đuổi theọ


-----------HẾT CHƯƠNG 4--------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 21:59:59 | Xem tất
CHƯƠNG 5:



Bữa đó về đến nhà, tôi vẫn chưa hết hoang mang. Bốn năm ròng mài đũng quần bên trường Trần Quốc Toản, chưa bao giờ tôi gặp phải một tình huống như thế. Tụi con gái Trần Quốc Toản tất nhiên chẳng hiền lành gì, nhưng tụi nó không có cái kiểu trêu chọc "đứng tim" như đám nữ quái Trần Cao Vân. Dùng tên một đứa con gái để gọi một đứa con trai thì đúng là từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi mới gặp đây là lần đầụ

    Nghĩ đến đây, bất giác tôi nhớ đến con nhỏ Cẩm Phô, liền nhe răng cười một mình. Tôi không biết nó là đứa nào trong đám nhí nhố kia nhưng một khi đã lên tiếng bênh vực tôi, chắc chắn nó phải có một khuôn mặt cực kỳ xinh đẹp. Tôi tưởng tượng một hồi lòng tự nhiên cảm thấy lâng lâng.

    Từ trước đến nay, tôi chưa từng chơi thân với một con nhỏ nàọ Chơi với bạn trai, ba tôi còn cấm ngặt, huống hồ gì bạn gáị Ngày nhà giáo năm ngoái, mấy đứa con gái cùng lớp cứ nằng nặc đòi đến khu vườn của tôi hái hoa tặng thầy cô, tôi phải tìm đủ cách để ngăn cản không cho tụi nó mò tớị Tôi chỉ cho Phú ghẻ tới nhà và sau đó hai đứa tôi phải è cổ ôm mấy chục bó hoa tới lớp.

    Cứ theo quan niệm của ba tôi thì bạn bè và học tập là hai thứ khác nhau như nước với lửạ Hễ người mê học thì dứt khoát không có bạn. Và trong các thứ bạn thì bạn gái đương nhiên là "độc hại" hơn bạn traị

    Tôi chưa có bạn gái bao giờ nên không biết "nó" có "độc" như ba tôi "quảng cáo" hay không. Gần gũi tôi chỉ có mỗi nhỏ Thảo nhà hàng xóm. Nhưng nó không phải là bạn. Nó coi tôi như anh, thường xuyên bị tôi sai vặt và lúc nào cũng tuân lệnh tôi răm rắp. Nếu mấy nhỏ con gái đứa nào tính tình cũng hiền lành như nhỏ Thảo, nghĩa là tôi sai gì làm nấy, thì kết bạn với vài đứa như vậy kể cũng khoáị

    Nghĩ vớ nghĩ vẫn một hồi, hết chuyện nghĩ, tôi lại nghĩ đến nhỏ Cẩm Phộ Mặc dù không hình dung được mặt mày nó một cách rõ rệt, tôi vẫn mường tượng là nó rất đẹp, đẹp nhất bọn và ý nghĩ đó khiến tôi bâng khuâng suốt cả buổi chiềụ
    Nhỏ Châu ra vườn, thấy tôi ngồi thừ bên mấy luống hoa, liền hỏi:

    - Anh đang làm gì vậỷ

    - Tao ngồi đây chứ có làm gì đâu !

    Nhỏ Châu nheo mắt:

    - Tự dưng lại ra đây ngồỉ

    - Ừ. Tao chuẩn bị tưới hoạ

    Nhỏ Châu sốt sắng:

    - Để em phụ anh nghen !

    Vừa nói, nó vừa quay lưng định đi lấy thùng tưới khiến tôi phải đưa tay ngăn lại:

    - Chờ chút đi ! Đợi nắng dịu thêm đã !

    Nhỏ Châu nghe lời tôị Nó không đi nữa mà ngồi xuống cạnh tôi, lân la gợi chuyện:

    - Hổm rày, bạn bè còn trêu anh nữa không?

    - Trêu chuyện gì?

    - Chuyện "tam giác Béc-muđda" đó !

    - Còn, nhưng không phải tụi lớp tao mà tụi lớp khác.

    - Tụi nào vậỷ

    - Tao có nói, mày cũng không biết đâụ Tụi 10A2.

    Nhỏ Châu chép miệng:

    - Kệ tụi nó. Anh đừng thèm để ý !

    - Biết làm sao được ! - Tôi tặc lưỡi - Tao không để ý tụi nó nhưng tụi nó cứ để ý tao ! Hai bên "đụng đầu" hoài !

    Nghe tôi nói, nhỏ Châu chợt đâm ra lo lắng. Nó níu tay tôi:

    - Nhưng dù sao thì anh cũng phải cố nhịn. Anh không được đánh nhau à nghen !

    - Tao sẽ không đánh nhau đâu ! - Tôi thở dài - Tụi nó là con gái !

    - Con gáỉ - Nhỏ Châu trố mắt.

    - Ừ.

    - Con gái gì mà ghê vậỷ

    - Ừ, tụi nó ghê lắm ! Tụi nó không giống mấy đứa bên Trần Quốc Toản mình !

    Nhỏ Châu "xì" một tiếng:

    - Đúng là đồ con gái vô duyên ! Tôi đang tính gật đầu phụ họa theo nó, sực nhớ tới Cẩm Phô, tôi liền đổi giọng:

    - Không phải tất cả đều vô duyên đâu ! Trong bọn, có một con nhỏ đẹp lắm.

    Nhỏ Châu vẫn chưa hết ấm ức:

    - Đẹp cũng vô duyên !

    Tôi nhăn mặt:

    - Nhưng mà con nhỏ này nó không trêu tao !

    Nhỏ Châu vẫn nhất quyết không cho tôi bênh vực "con nhỏ đẹp lắm" đó. Nó khăng khăng:

    - Không trêu cũng kệ nó ! Hễ cùng bọn với mấy đứa kia đều là vô duyên tất !

    Sự bướng bỉnh của nhỏ Châu khiến tôi dở cười dở mếụ Nhưng tôi không trách nó. Tôi biết vì thương tôi nên nó mới "thù" mấy đứa con nhỏ 10A2 đến thế.

    Nghĩ tới nghĩ lui một hồi, chẳng tìm ra cách nào "bao che" cho nhỏ Cẩm Phô, cuối cùng tôi đành ngước mặt lên trời:

    - Nhưng mà nó thích tao !

    - Nó thích anh? - Nhỏ Châu lộ vẻ sửng sốt.

    Tôi nuốt nước bọt:

    - Ừ.

    - Sao anh biết?

    - Sao lại không biết ! Khi bạn nó kêu tao là "Béc-muđda", nó bịt miệng bạn nó lại, không cho kêu !

    - Rồi sao nữả - Nhỏ Châu hỏi, giọng tò mò.

    - Sao nữa là saỏ

    - Sau đó nó có nói gì với anh không?

    Tôi nhún vai:

    - Không ! Chỉ vậy thôi !

    Nhỏ Châu nhăn mũi:

    - Nếu chỉ có vậy thì đâu thể gọi là thích !

    Bị chạm tự ái, tôi hừ giọng:

    - Mày ngốc quá ! Như vậy tức là thích ! Trong sách người ta bảo vậy !

    Nhỏ Châu có vẻ không tin lời khẳng định của tôị Nó thừa biết trong lãnh vực này tôi chẳng hơn gì nó.

    - Trong sách người ta nói khác kìa ! - Nhỏ Châu hấp háy mắt - Người ta bảo thích là phải nhìn nhau cả ngày kia ! Con nhỏ đó nó có nhìn anh không?

    Tôi thở dài:

    - Tao cũng chẳng biết nữa !

    - Sao lạ vậỷ - Nhỏ Châu ngạc nhiên.

    - Tao có nhìn thấy nó đâu mà biết ! - Tôi đành thú thật, giọng xuôi xị - Tao chỉ dỏng tai nghe tụi nó tán chuyện thôi !

    Nhỏ Châu vẫn chưa chịu buông tha tôi:

    - Không nhìn thấy nó sao anh biết nó đẹp?

    Tôi liếm môi:

    - Thì tao đoán vậy !

    Nhỏ Châu cười hí hí:

    - Anh chỉ giỏi phịa ! Như vậy là anh thích người ta chứ đâu phải người ta thích anh !

    - Dẹp mày đi ! - Tôi đỏ mặt - Nói chuyện với mày chán bỏ xừ !

    Nói xong, tôi giận dỗi đứng dậy xách thùng đi tưới nước, không thèm tâm sự với con nhỏ ưa bắt bẻ này nữạ Thấy tôi đùng đùng bỏ đi, nhỏ Châu liền chạy theo:

    - Em phụ với anh nghen !

    - Khỏi cần ! - Tôi hừ mũi - Mình tao đủ rồi !

    Thật rõ chán, anh em như thế này thì thà sống một mình còn hơn ! Cả đời mình chưa hề biết bạn gái là gì, nay mới tập tễnh "để ý" được một đứa, đem kể với nó, nó không "nhiệt liệt biểu dương" thì chớ, lại còn toàn giọng "vặn be sường", nghe muốn ứa gan !

    Nhưng tôi không thể giận nhỏ Châu lâu được. Những chuyện như thế này, ngoài nó ra, tôi không dám tỉ tê với bất cứ ai, kể cả Cường và Phú ghẻ.

    Ngày hôm sau, tôi ngoắt nhỏ Châu lại:

    - Nè, mày biết con nhỏ đó tên gì không?

    Thấy tôi đổi giận làm lành, nhỏ Châu mừng lắm. Nó tươi tỉnh:

    - Tên gì?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:02:29 | Xem tất
Tôi khoe:

    - - Tên đẹp lắm ! Cẩm Phô !

    - Anh biết mặt nó rồi hả?

    Tôi nhăn mặt:

    - Mày cứ "nó, nó" hoài ! Nhỏ Cẩm Phô lớn tuổi hơn mày, mai mốt biết đâu nó sẽ làm chị hai mày không chừng ! Mày cứ quen miệng gọi "nó, nó" hoài, tới lúc đó nó sẽ cốc mày sói trán !

    - Eo ôi, ghê quá ! - Nhỏ Châu rụt cổ - Vậy anh cho em biết đi, "chị hai" đẹp đến cỡ nàỏ

    Tôi xoa ngực:

    - Tao vẫn chưa biết mặt nó. Chỉ mới biết tên thôị

    Rồi tôi bắt đầu kể tỉ mỉ cho nhỏ Châu nghe về những xung đột giữa tôi và tụi nữ sinh 10A2 ở trên trường và cái tên Cẩm Phô đã xuất hiện trong tình huống đó như thế nàọ Kể xong, tôi hào hứng "bổ sung" thêm:

    - Trưa nay, lúc tao và Phú ghẻ đi về, tụi nó chạy xe phía sau réo tên Cẩm Phô om sòm làm tao ngượng quá chừng !

    Tôi nói "ngượng" mà mặt mày lại hí ha hí hửng khiến nhỏ Châu nguýt tôi một cái dài cả mười cây số.

    Nhỏ Châu làm tôi nhớ đến Phú ghẻ. Hồi trưa, Phú ghẻ cũng nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ như thế.

    Lúc tụi 10A2 chạy kè kè sau lưng và chốc chốc lại kêu tên Cẩm Phô để chọc tôi, Phú ghẻ liếc tôi:

    - Bộ mày quen con nhỏ này hả?

    - Con nhỏ nàỏ - Tôi giả naị

    - Thôi đừng làm bộ ngờ nghệch ! - Phú ghẻ hừ mũi - Con nhỏ Cẩm Phô chứ con nhỏ nào !

    - Tao đâu có biết ! - Mặt tôi hiền như bụt.

    Phú ghẻ vẫn chưa hết nghi hoặc:

    - Mày không quen nó sao nãy giờ tụi kia cứ réo tên nó sau lưng mày hoài vậỷ

    - Ai biết ! - Tôi nhún vai - Tụi nó có miệng tụi nó muốn réo tên ai thì réo chứ !

    Rồi không để cho Phú ghẻ "chất vấn" tiếp, tôi guồng chân đạp mạnh, bỏ "thằng bạn hay hỏi" ở tít đằng sau một quãng xạ "Đời tư" Của tôi mà để cho thằng quỷ này "moi móc" một hồi chắc gan ruột phèo phổi lòi ra hết !

    Vào ngay cái lúc tôi gò lưng phóng thục mạng với quyết tâm bỏ rơi thằng bạn ghẻ ngứa đó, tôi không hề biết nó sắp sửa đóng một vai trò then chốt trong mối quan hệ giữa tôi và Cẩm Phô sau nàỵ Bởi Phú ghẻ có một ưu thế mà cả đời tôi không thể nào mơ thấy nổi: nhà nó ở sát bên nhà Cẩm Phộ

    Trước nay, Phú ghẻ không hề hé môi với tôi về điều này, bởi lẽ đơn giản là nó không biết tôi đang quan tâm đến Cẩm Phộ Hồi trưa nó dò hỏi, thấy tôi chối biến, nó cũng làm thinh luôn. Tôi biết được cái "ưu thế về địa lý" đó hoàn toàn do tình cờ.

    Bữa đó tôi đi chơi về, đang chạy ngang nhà Phú ghẻ, thình lình có một con nhỏ quẹo ngang đầu xe của tôi, tấp vô lề. Đang ngon trớn trên chiếc Huy Chương Vàng, thấy sự cố xảy ra đột ngột, tôi toát mồ hôi hột, liền lật đật bóp thắng và cố lách ra mé ngoàị Nhưng vẫn không kịp, chiếc Huy Chương Vàng của tôi vừa rít lên "kin kít" vừa húc mạnh vào bánh xe sau của con nhỏ đó.

    Chiếc xe ngã chổng kền, còn con nhỏ thì kịp thời buông xe và nhanh chân nhảy ra ngoàị Thật là hú vía ! Nếu tôi không vội vàng hãm bớt đà phi của con "thần mã" và nếu con nhỏ đó không phóc mình xuống đất nhanh như tia chớp, có lẽ cả người lẫn xe đã bị tôi đè bẹp dí rồị

    Sau khi định thần nhìn lại, thấy con nhỏ đó tuy mặt mày tái xanh nhưng chưa bể đầu sứt trán miếng nào, tôi thở một hơi dài nhẹ nhõm. Nhưng đến khi ngoảnh cổ dòm chiếc xe của nó đang nằm chèo queo dưới đường, mặt tôi bỗng xám ngoét. Cái niềng xe cong vòng, vè trật qua một bên, căm xe thì chiếc gãy chiếc rụng, trông chả ra hình thù gì cả.

    Tôi dựng chiếc Huy Chương Vàng trước hiên nhà Phú ghẻ rồi chạy vội ra dựng chiếc xe của con nhỏ đó dậy, miệng ấp úng:

    - Tôi xin lỗi nghen ! Để tôi bỏ xe sửa lại cho cô !

    Nạn nhân trước sau vẫn đứng chôn chân một chỗ. Chắc nó chưa hết hoảng hốt. Cũng có thể nó đang giận tôi ghê lắm. Tôi nghĩ vậy nên miệng xin lỗi mà mắt thì nhìn chăm chăm xuống đất như thể đang tìm bạc cắc.

    Tôi đinh ninh sau khi hoàn hồn, con nhỏ đó sẽ chửi tôi tắt bếp. Nó sẽ gán cho tôi những biệt danh như "đồ có mắt như mù" hoặc "đồ chạy xe như ăn cướp" như người ta vẫn thường gán cho những đứa chạy xe theo kiểu du côn du kề như tôi, hoặc bét ra nó cũng trách mắng tôi vài câu gì đó cho hả giận. Nào ngờ tôi dỏng tai một hồi, chẳng thấy nó nói nặng nói nhẹ gì hết. Nó chỉ hiền lành:

    - Thôi, anh để đó cho tôi ! Chuyện này là do tôi quẹo ngang mà không báo trước chứ có phải tại anh đâu !

    Trời đất ơi, không biết con nhỏ này là con cái nhà ai mà nó nói một câu nghe mát lòng mát dạ quá chừng ! Tôi lỡ tông phải nó nên đành bấm bụng giành sửa xe cho nó, chứ thực tình tôi đang lo ngay ngáy không biết đào tiền ở đâu rạ Nay nó nói vậy khác nào nó bảo tôi mai mốt có muốn tông xe thì cứ nhắm nó mà tông "thoải mái", hư hao gì nó chịu hết !

    Nhưng mặc dù được nó "tha bổng", chẳng lẽ tôi ung dung ra về, bỏ mặc nó giữa đường với chiếc xe quặt quẹo đó.

    - Nhà cô ở đâu, để tôi kêu xe chở cô về ! - Tôi ngập ngừng đề nghị.

    Con nhỏ nhoẻn miệng cười:

    - Thôi được rồi, anh cứ về đi !

    Con nhỏ không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, mà lại nói:

    - Sao anh cứ kêu tôi bằng "cô" hoài vậỷ Bộ tôi già lắm hả?

    Tôi đỏ mặt:

    - Đâu có ! Tại tôi không biết kêu cô bằng gì thôi !

    Con nhỏ lại cười:

    - Thì kêu bằng "bạn" chứ bằng gì !

    Tôi nhìn lên trời:

    - Vậy lát nữa bạn về nhà bằng cách nàỏ

    - Tôi đi bộ.

    Tôi giật thót mình:

    - Bạn tính đi bộ thật hả?

    - Thì thật chứ saỏ Bộ anh Chuẩn tưởng tôi hay nói giỡn lắm hả?

    - Trời đất ! - Tôi kêu lên, sửng sốt - Bạn biết tên tôi hồi nào vậỷ

    Con nhỏ nheo mắt:

    - Hồi đầu năm chứ hồi nào !

    - Hồi đầu năm? - Tôi tròn mắt - Như vậy bạn cũng học Trần Cao Vân hả? - Rồi không đợi đối phương xác nhận, tôi láu táu hỏi tiếp - Thế bạn học lớp ...

    Đang thao thao, sực nhớ đến câu chuyện "tam giác Bermuda", tôi thót bụng một cái và lập tức ngưng bặt. Câu chuyện về cái quần của tôi là "sự kiện trung tâm" trong ngày khai giảng năm học mới, con nhỏ này học Trần Cao Vân chắc chắn nó đã chứng kiến tường tận cái cảnh tôi đứng phơi mông giữa sân trường bữa đó. Đúng rồi, hèn gì mà cả ngàn học sinh trong trường, nó không thèm biết tên ai mà biết ngay chóc tên tôi, lại biết ngay từ hồi đầu năm ! Càng nghĩ, mặt tôi càng nóng bừng, tay chân bỗng chốc đâm ra luống cuống hệt như đang ăn cắp bị bắt quả tang.

    Con nhỏ dường như không để ý đến nét mặt thoạt xanh thoạt đỏ của tôị Nó thản nhiên đáp:

    - Tôi học 10A2.

    Giọng lưỡi đối phương trước sau vẫn nhẹ nhàng, từ tốn nhưng lần này tôi nghe như đại bác nổ bên taị Biết nó học trường nào, tôi đã thấy trong người "khó thở", giờ biết thêm tên lớp của nó, chắc tôi xỉu tới nơị Nhưng trước khi xỉu, tôi cố thu hết can đảm liếc nó thêm một cái nữa và ở lần "liếc bổ sung" này tôi bàng hoàng nhận thấy mặt nó quen quen.

    Bây giờ thì tôi không còn nghi ngờ gì nữạ Con nhỏ này đích thị là một thành viên trong đám nữ quái vẫn thường theo "ám" tôi bấy lâu naỵ Và rất có thể cú đụng xe vừa rồi là một màn kịch đã được lũ tiểu yêu này sắp đặt trước nhằm thực hiện một âm mưu đen tối nào đó đối với tôị

    Đang hoang mang lo lắng, tôi bỗng giật bắn người khi nghe tiếng Phú ghẻ đột ngột vang lê n sau lưng:

    - Vậy mà mày dám bảo là không quen hén?

    Tôi ngoảnh lại, thấy Phú ghẻ đang ngồi trên xe, chân trên chân dưới, vẻ như vừa đi đâu về. Nó nháy mắt với tôi và nhe răng cười như khỉ đột.

    Tôi ngơ ngác:

    - Mày bảo tao quen aỉ

    Phú ghẻ hất hàm về phía con nhỏ 10A2:

    - Quen với Cẩm Phô chứ quen ai !

    Lần thứ hai trong vòng năm phút, đại bác lại nổ bên tai tôị

    - Cẩm Phô?

    Tôi kêu lên, giọng đầy ngạc nhiên và hấp tấp quay đầu về phía con nhỏ có cái tên là Cẩm Phô đó nhưng nó đã mỉm cười quay mặt đi chỗ khác.

    Trong thoáng chốc, gánh nặng trong lòng tôi như được một bàn tay vô hình nào đó nhấc đị Thay vào đó là một cảm giác lâng lâng kỳ lạ, nửa như thẹn thùng nửa lại hân hoan. Hóa ra con nhỏ trước mặt tôi là Cẩm Phô, đứa con gái đã từng "chở che" tôi trước những đòn tấn công của con nhỏ miệng móm, đứa con gái đã khiến tôi lần đầu tiên trong đời phải nghĩ ngợi vẩn vợ Nó là Cẩm Phô, hèn gì nó hiền lành quá xá, tôi tông nó rầm rầm mà nó chẳng hề trách móc mảy may, lại còn bảo "lỗi này là do tôi" nghe ngọt ngào như mật ong nguyên chất. Càng nghĩ tôi càng ngẩn ngơ, mặt đực ra như thằng khờ được củạ

    Phú ghẻ huých vào lưng tôi:

    - Hết chối rồi nhé !

    - Chối gì?

    Phú ghẻ nheo mắt:

    - Sao hôm trước mày bảo với tao là mày không quen Cẩm Phô?

    Tôi gãi cổ:

    - Thì tao đâu có quen.

    - Không quen sao đứng đâỷ

    Tôi lắc lắc chiếc xe tôi đang vịn nãy giờ:

    - Mày biết xe ai đây không?

    Phú ghẻ liếc chiếc xe:

    - Xe Cẩm Phô chứ xe ai !

    Tôi tặc lưỡi:

    - Mày dòm bánh xe sau thử coi !

    Phú ghẻ dòm bánh xe saụ Bây giờ nó mới "nhìn ra vấn đề":

    - Trời đất ! Sao vậỷ


------------HẾT CHƯƠNG 5-----------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách