Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 9468|Trả lời: 90
Thu gọn cột thông tin

[Khác] Truyện Cổ Grim | Grim

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 18-9-2011 19:25:04 | Xem tất |Chế độ đọc


Tên tác phẩm: Truyện cổ Grim
Tác giả: Anh em Grim
Thể loại: Cổ tích
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: vnthuquan.net
Link download: sẽ cập nhật sau
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:16:03 | Xem tất
Ba anh em

Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình. Ông bố thì con nào cũng quí, thành ra rất phân vân, không biết tính sao cho các con vừa lòng. Bán nhà đi thì có tiền chia cho chúng, nhưng là của hương hỏa nên ông không muốn bán. Sau ông nghĩ được một kế, bảo các con:

- Chúng mày hãy đi chu du thiên hạ, thử gan thử sức một phen. Mỗi đứa học lấy một nghề. Đứa nào giỏi nhất, bố cho cái nhà.

Ba người con lấy làm thích lắm. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn làm thợ cạo, còn người em út muốn làm thầy dạy võ. Ba anh em hẹn nhau ngay về, rồi chia tay ra đi.

Cả ba người đều gặp được thầy giỏi truyền cho biết hết bí quyết nhà nghề. Người đóng móng ngựa được làm việc cho nhà vua và nghĩ bụng: "Phen này, chắc nhà không thoát khỏi tay mình". Người thợ cạo được sửa tóc cho những nhà quyền quí nên chắc mẩm là được nhà. Anh học võ bị đấm nhiều miếng nhưng vẫn cắn răng chịu, nghĩ bụng: "Nếu sợ bị đấm thì bao giờ được nhà?".

Đến hẹn, ba anh em trở về nhà. Nhưng chẳng ai biết làm thế nào để thi thố tài nghệ của mình, bèn ngồi bàn với nhau. Đương lúc ấy chợt có một chú thỏ băng qua cánh đồng. Anh thợ cạo reo lên: "May quá, thật là vừa đúng dịp". Anh liền cầm đĩa xà phòng, đánh
bọt, đợi thỏ ta đến gần, anh vừa chạy theo vừa quét xà phòng, cạo râu thỏ mà không hề làm thỏ xầy da chút nào. Người bố khen: "Khá lắm! Nếu hai thằng kia không làm được trò gì hay hơn thế thì cho mày cái nhà".

Một lát sau có một cỗ xe ngựa chạy qua như bay. Anh đóng móng ngựa nói: "Bố xem tài con nhé!". Anh liền chạy đuổi theo cỗ xe, tháo bốn móng sắt của một con ngựa và thay luôn bốn móng mới trong khi ngựa vẫn phi đều. Người bố lại khen: "Mày giỏi lắm! Mày chẳng kém gì em mày. Không biết cho đứa nào cái nhà đây!".

Lúc bấy giờ người con út mới nói:

- Thưa bố, bây giờ đến lượt con, bố cho con thử tài.

Vừa lúc ấy trời bắt đầu mưa. Anh ta rút ngay gươm múa kín trên đầu, người không dính một giọt nước nào. Trời mưa ngày càng to, anh ta múa càng hăng, áo quần vẫn khô như đứng nơi kín đáo. Người bố ngạc nhiên quá reo lên:

- Con thật là tài nhất! Thôi con được cái nhà rồi.

Hai anh cũng phục người em út lắm và đồng ý với cha. Ba anh em rất mực thương nhau nên ở cùng một nhà, mỗi người làm nghề của mình. Họ tài khéo nên kiếm được nhiều tiền. Họ sống sung sướng như vậy mãi cho đến lúc tuổi già, một người ốm chết, hai người kia buồn rầu cũng chết theo. Cả ba anh em vừa khéo vừa giỏi, lại vừa quí mến lẫn nhau, đều được chôn chung một mộ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:18:29 | Xem tất
Chim sơn ca

Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói:

- Thưa bố, con chỉ thích được một con chim sơn ca vừa nhảy nhót vừa hót véo von.

Bố bảo:

- Được, nếu có thì bố sẽ mang về cho con.

Rồi bố hôn ba con ra đi.

Đến ngày về, ông bố mua được đủ ngọc và kim cương cho hai con lớn. Còn chim sơn ca nhảy nhót và hót véo von, thì ông tìm khắp nơi mà chẳng thấy. Ông lấy làm buồn lắm vì cô út là con cưng của ông. Ông đi qua một khu rừng trong đó có một tòa lâu đài lộng lẫy. Bên lâu đài có một cái cây. Tít trên ngọn cây, ông thấy một con chim sơn ca vừa nhảy vừa hót véo von.
Ông mừng quá kêu lên:

- Chà! Chú mày hiện ra thật đúng lúc.

Ông bèn gọi đầy tớ bảo trèo cây bắt chim. Nhưng khi ông vừa bước lại gần bỗng có một con sư tử nhảy chồm lên, quẫy người gầm, làm chuyển động cả cành lá. Sư tử hét lên:

- Ta sẽ ăn thịt đứa nào lấy trộm con chim sơn ca nhảy nhót hót véo von của ta.

Người bố thưa:

- Bẩm ông, tôi không biết là chim của ông. Ông cho tôi chuộc tội bằng vàng khối. Xin ông tha chết cho tôi.

Sư tử nói:

- Người muốn sống phải hứa về nhà gặp cái gì trước tiên phải làm cho ta cái đó làm của riêng. Nếu ngươi chịu thì ta tha chết mà lại tặng thêm con chim cho cô con gái cưng của ngươi nữa.

Người bố từ chối đáp:

- Nhỡ ra khi tôi về nhà gặp ngay con gái út tôi thì biết làm thế nào? Cháu yêu tôi lắm, bao giờ cũng chạy ra đón tôi.

Nhưng người đầy tớ sợ bảo:

- Thưa ông, có thể ông gặp đúng cô út, nhưng biết đâu lại chẳng gặp con mèo, con chó gì đó.

Người bố nghe xuôi tai, cầm lấy con chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von, và hứa về nhà gặp gì trước tiên sẽ cho sư tử. Ông ta về tới nhà thì gặp ngay đúng con gái út cưng nhất. Cô ta chạy lại hôn bố, vuốt ve bố. Cô thấy bố mang về một con chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von, thì mừng mừng rỡ.

Bố thì chẳng vui mừng chút nào, khóc lóc bảo con:

- Con yêu của bố ơi, bố mua cho con con chim nhỏ này bằng giá rất đắt. Bố đã phải hứa đem con cho một con sư tử. Nó mà được con là nó xé xác con ra ăn thịt mất.

Rồi ông kể lại đầu đuôi câu chuyện, bảo con chớ có đi, thôi thì cũng đành liều, muốn ra sao thì ra. Cô gái an ủi ông và nói:

- Bố yêu của con ơi, bố đã hứa thì phải làm. Bố để con đi đến chỗ ấy làm cho sư tử nguôi giận. Sau đó con sẽ trở về, không can gì đâu.

Sớm hôm sau, cô hỏi đường, từ biệt bố, ung dung đi vào rừng. Thật ra con sư tử là một ông hoàng bị phù phép, ban ngày thì bản thân và kẻ hầu người hạ đều là sư tử cả, đến đêm lại hiện nguyên hình người. Cô gái được tiếp đón rất niềm nở và đưa vào cung điện. Đêm đến, sư tử hiện thành một người rất đẹp. Lễ cưới tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống với nhau rất vui vẻ, ngày ngủ đêm thức.

Một hôm, chàng bảo:

- Mai ở nhà em có lễ cưới đấy. Chị cả lấy chồng. Nếu em thích đi thì để bảo bầy sư tử đưa đi.

Nàng thưa vâng vì cũng muốn về thăm bố luôn thể. Bầy sư tử đi theo nàng.

Ở nhà thấy nàng về thì mừng quá vì ai cũng tưởng là nàng đã bị sư tử xé xác ăn thịt từ lâu rồi. Nàng kể chuyện đã lấy được chồng đẹp ra sao, mọi việc đều tốt lành. Nàng ở lại nhà suốt thời gian cưới rồi lại về rừng.

Đến lúc chị hai đi lấy chồng, nàng lại được mời về dự lễ cưới bảo sư tử:

- Lần này em không muốn đi một mình. Chàng phải đi cùng em.

Sư tử đáp là như thế rất nguy vì nếu bị ánh sáng của đèn, lửa, chiếu phải thì chàng sẽ biến ngay ra chim bồ câu, bay suốt bảy năm trời ròng rã. Nàng bảo:

- Không sao chàng ạ. Chàng cứ đi với em. Em nhất quyết giữ cho chàng, tránh cho chàng khỏi bị bất kỳ ánh sáng gì chiếu phải.

Hai vợ chồng cùng ra đi, mang theo cả con nhỏ. Tới nơi, nàng cho làm cái buồng tường thật dày, ánh sáng không lọt vào được. Chàng phải ngồi trong đó, trong khi đèn nến đám cưới thắp lên ở ngoài. Nhưng cửa làm bằng gỗ tươi bị nứt một kẽ nhỏ, không ai biết. Đám cưới rất linh đình, ở nhà thờ về có nhiều đèn đuốc. Khi đi qua phòng, có một tia sáng nhỏ như sợi tóc lọt vào chiếu phải người hoàng tử. Hoàng tử biến hình liền. Vợ vào tìm chàng chẳng thấy, chỉ thấy một con chim bồ câu trắng. Chim bồ câu bảo nàng:

- Trong bảy năm ròng rã, anh sẽ phải bay đi khắp bốn phương trời. Cứ bảy bước anh sẽ nhả xuống một giọt máu đào và để rơi xuống một chiếc lông trắng để đánh giấu đường đi. Em cứ theo vết anh đi thì sẽ giải thoát được cho anh.

Nói rồi bồ câu bay ra cửa. Nàng đi theo vết chim. Cứ bảy bước lại có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng rơi xuống chỉ đường. Nàng đi mãi khắp chân trời góc bể không ngoái cổ nhìn
quanh, không nghỉ ngơi. Bảy năm dài đằng đẵng sắp qua, nàng lấy làm mừng là sắp được giải thoát nhưng thật ra thì còn lâu. Rồi bỗng nàng không thấy lông và máu đào rơi xuống nữa. Nàng ngẩng lên nhìn thấy chim bồ câu đã biến mất. Nàng nghĩ bụng thiên hạ chắc không ai cứu giúp được mình, liền lên mặt trời hỏi:

- Mặt trời ơi, ánh mặt trời lọt vào các khe ngách, vượt mọi đỉnh cao, mặt trời có nhìn thấy con bồ câu trắng nào bay qua không?

Mặt trời đáp:

- Không, nàng ạ. Ta chẳng thấy chim bồ câu nào. Nhưng để ta cho nàng một cái hộp nhỏ, khi nào cần lắm hãy mở ra.

Nàng cảm tạ mặt trời rồi lại đi cho đến tối. Trăng lên, nàng hỏi:

- Trăng ơi trăng tỏ suốt đêm, trăng đi qua khắp đồng ruộng núi rừng, trăng có thấy con chim bồ câu trắng nào bay qua không?

Trăng đáp:

- Không, nàng ạ. Ta chẳng thấy chim bồ câu nào. Nhưng thôi để ta biếu nàng một quả trứng, khi nào cùng lắm hãy mở ra.

Nàng cảm ơn trăng, lại đi đến lúc gió đêm thổi. Nàng hỏi gió:

- Gió ơi, gió thổi khắp ngọn cây cành lá, gió có thấy con chim bồ câu trắng nào bay qua không?

Gió đêm đáp:

- Không, ta chẳng thấy con chim bồ câu nào. Nhưng để ta hỏi ba ngọn gió khác, may ra chúng có thấy chăng.

Gió đông và gió tây không thấy gì. Gió nam bảo:

- Ta có nhìn thấy chim bồ câu trắng bay về Hồng hải. Nó lại biến thành sư tử vì hạn bảy năm đã hết. Sư tử hiện đương đánh nhau với một con rồng, rồng đó là một nàng công chúa bị phù phép.

Gió đêm bèn bảo nàng:

- Ta khuyên nàng nên đi tới Hồng hải. Ở bờ bên phải có nhiều gốc sậy to. Nàng đếm đến cây thứ mười một thì đem về để đánh rồng. Như vậy thì sư tử có thể thắng được rồng, cả hai lại hiện nguyên hình thành người. Sau đó nàng hãy quay nhìn lại, sẽ thấy chim ưng ngồi bên bờ Hồng hải, nàng hãy cùng người yêu cưỡi lên lưng nó. Chim sẽ mang hai vợ chồng nàng vượt bể về nhà. Ta cho nàng một hạt dẻ. Chim bay đến giữa bể thì nàng ném hạt xuống, hạt sẽ nảy mầm. Một cây dẻ lớn mọc từ dưới nước lên làm chỗ cho chim đậu để nghỉ. Nếu chim không được nghỉ ngơi thì nó không đủ sức mang hai người đi đâu. Nếu nàng quên vứt hạt giẻ thì nó quẳng hai người xuống bể.

Nàng lại đi và thấy mọi việc xảy ra đúng như lời gió đêm nói. Nàng đếm gốc sậy ở bờ bể, chặt lấy cây thứ mười một để đánh rồng. Sư tử quả là thắng rồng. Lập tức cả sư tử và rồng đều lại hiện nguyên hình người. Nhưng công chúa vừa mới được giải khỏi phù phép, biến từ rồng thành người liền nắm tay Hoàng tử kéo lên cưỡi chim ưng cùng đi mất.

Tội nghiệp cô gái tha phương lại bị bỏ rơi. Nàng ngồi khóc. Mãi sau nàng mới lấy lại can đảm và nghĩ bụng:

- Gió đưa đến đâu, ta đi đến đấy, gà còn gáy ta còn đi, đi cho đến lúc tìm thấy chàng.

Rồi nàng đi mãi, đi mãi đến tòa lâu đài là nơi Hoàng tử và công chúa ở. Tới nơi nàng nghe nói là sắp tổ chức lễ cưới hai người. Nàng liền mở hộp của mặt trời cho: trong hộp có một cái áo sáng như mặt trời. Nàng lấy áo ra mặc rồi đi vào lâu đài. Tất cả mọi người kể cả
cô dâu đều trố mắt ra nhìn. Cô dâu thích chiếc áo quá, mong sao lấy được làm áo cưới. Cô dâu hỏi nàng có bán áo không.

Nàng trả lời:

- Tôi không bàn áo lấy tiền bạc, chỉ đổi lấy xương thịt thôi.

Cô dâu hỏi ý nàng định nói gì. Nàng đáp:

- Tôi xin ngủ một đêm trong phòng chú rể.

Cô dâu không muốn thế, nhưng lại thích chiếc áo. Cô cũng thuận, nhưng bắt người hầu cẩn thận cho Hoàng tử uống thuốc ngủ. Đêm đến, chàng đã ngủ, người ta dẫn nàng vào phòng. Nàng ngồi bên giường bảo:

- Em theo chàng đã bảy năm tròn, em đã đi tìm mặt trời, mặt trăng và bốn ngọn gió để hỏi tin chàng, em đã giúp chàng thắng được con rồng, chàng nỡ lòng nào lại quên em?

Hoàng tử ngủ say, chỉ cảm thấy như có tiếng gió rì rào bên ngoài trong đám lá thông.

Đến sáng, người ta dẫn nàng ra khỏi phòng. Thế là nàng mất không chiếc áo vàng. Mất công vô ích, nàng ra cánh đồng cỏ ngồi khóc. Nàng chợt nhớ đến quả trứng của mặt trăng cho. Nàng đập trứng ra thì thấy một con gà mái ấp và mười hai con gà con tuyền bằng vàng, chạy tung tăng kêu chiếp chiếp, rồi lại rúc vào cánh mẹ, nom thật đẹp. Nàng liền đứng dậy xua gà đến cánh đồng cỏ cho đến lúc cô dâu nhìn qua cửa sổ thấy đàn gà con thích quá, xuống hỏi mua. Nàng đáp:

- Tôi không bán gà lấy tiền bạc, chỉ đổi lấy xương thịt thôi. Tôi xin ngủ trong buồng chú rể một đêm.

Cô dâu đồng ý, lại định đánh lừa nàng như tối hôm trước. Nhưng khi Hoàng tử đi nằm thì chàng hỏi người hầu xem tiếng rì rào đêm trước là gì. Người hầu kể lại hết: hắn phải cho chàng uống thuốc ngủ vì có một cô gái đáng thương đã lén vào ngủ trong phòng và đêm nay hắn sẽ lại phải cho chàng uống thuốc ngủ nữa. Hoàng tử bảo:

- Ngươi hãy đổ thuốc ngủ xuống bên giường ta.

Đến đêm, người ta lại dẫn nàng vào phòng chàng. Nàng vừa bắt đầu kể lại cuộc tình duyên đau khổ thì chàng nhận ra ngay tiếng nói của người vợ hiền. Chàng ngồi nhỏm dậy kêu lên:

- Bây giờ anh mới thật được giải khỏi phù phép. Anh đã sống như trong giấc mơ vì công chúa kia phù phép anh để anh quên nàng.

Đến đêm, chàng và nàng lén ra khỏi lâu đài vì họ sợ bố công chúa là một người phù thủy. Hai vợ chồng cưỡi chim ưng, vượt bể Hồng hải, tới quãng giữa thì nàng thả hạt dẻ xuống. Một cây dẻ lớn liền mọc lên làm chỗ đậu nghỉ ngơi cho chim. Chim đưa họ về nhà, họ lại gặp con, con đã khôn lớn đẹp đẽ. Họ sống với nhau sung sướng cho đến khi chết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:22:04 | Xem tất
Nàng công chúa chăn ngỗng

Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã Lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa Hôn với một chàng Hoàng tử con vua một nước xa xôi. Đến ngày tổ Chức lễ cưới, nàng công chúa sửa soạn đi nước xa lạ. Mẹ nàng gói Ghém cho nàng những vật quí giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu Ngọc, tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một Công chúa, vì mẹ nàng rất mực thương nàng. Mẹ nàng gửi gắm Nàng cho một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở người Chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi Tên là Phalađa, biết nói. Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng Ngủ, lấy một con dao nhỏ trích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà Cho máu thấm xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho cô gái và Dặn: "Con thân yêu, con hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có ích cho con trên đường đi".
    Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa áp cái khăn lên Ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu. Sau khi đã Đi một tiếng, cô cảm thấy khát khô họng, bèn bảo thị nữ: "Em hãy Xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho Ta, ta khát nước lắm" - "Nếu cô khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy Xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là Đầy tớ của cô".
    Công chúa khát lắm, bèn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước Suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng. "Trời ơi!" nàng kêu to. Ba giọt máu bảo cô: "Nếu mẹ cô biết sự tình thế Này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực". Nhưng công chúa là Người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi Được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát Nước. Tới một con sông, nàng bảo thị nữ: "Em hãy xuống ngựa và Cho ta uống nước bằng cái cốc vàng". Cô đã quên đứt những lời độc ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn: "Nếu cô khát Thì tự đi uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cô".
    Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cúi xuống dòng nước chảy Xiết, khóc và kêu lên: "Trời ơi!" Ba giọt máu liền đáp lại: "Nếu mẹ cô Biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà tan nát trong ngực". Trong khi Cô cúi xuống để uống thì cái khăn có thấm ba giọt máu, tuột khỏi Ngực cô và trôi theo dòng nước mà cô không hay biết, vì lúc đó cô rất Sợ hãi. Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng từ giờ trở đi Công chúa sẽ bị nó trả thù. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa Trở nên yếu đuối, không đủ sức tự vệ nữa. Khi nàng định trèo lên Con ngựa Phalađa thì thị nữ bảo: "Tôi sẽ cưỡi con Phalađa, còn cô, Cô hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi". Công chúa đành làm như vậy. Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo Hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào.
    Cô lại phải thề với trời đất là khi đến cung điện sẽ không nói lộ Ra. Nếu cô không chịu thề thì nó sẽ giết cô tại chỗ. Nhưng con Phalađa đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả.
    Thị nữ cưỡi con Phalađa, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi. Nó lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người Rất vui mừng khi họ tới, và Hoàng tử vội chạy tới tận nơi đón họ, đỡ Thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị Nữ đi lên bậc thềm lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại Ngoài sân. Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và Tuyệt đẹp. Người vào trong cung hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới Của Hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai. "Tâu vua cha, con đã Gặp cô gái đó trên đường đi và con đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một Mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc để cô ta khỏi phải vô công rồi Nghề".
    Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cô làm cả. Người bảo: "Ở ngoài kia, ta có một anh chàng chăn ngỗng, hãy để cô ta giúp Việc vậy. Chàng trai tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của Hoàng tử phải Giúp anh chăn ngỗng.
    Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử: "Chàng thân yêu ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em". Hoàng tử nói: "Được thôi!"
    - Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em Đang cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó làm em bực tức".
    Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đã đối xử với công Chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Phalađa phải chết thì công Chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh Một đồng tiền bằng bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô Thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn Ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu Con Phalađa vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó. Người thợ lột da hứa sẽ làm và bác đóng chặt đanh treo đầu ngựa Vào dưới cái cổng tối om.
    Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cô bảo cái đầu:
    "Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!"
    Cái đầu trả lời:
    "Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết Nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành"
    Lặng lẽ, cô đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng. Đến Đồng cỏ, cô ngồi xuống và rũ tóc ra. Tóc cô óng ánh như vàng Nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn Nhổ vài sợi tóc. Công chúa bèn nói:
    "Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ. Hãy cuốn cái mũ Của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải Và tết xong".
    Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy Theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh Không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cô Nữa. Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà.
    Sáng sớm hôm sau, khi lùa ngỗng qua cổng, cô gái nói:
    "Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!"
    Cái đầu trả lời:
    "Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết Nông nỗi này, tim mẹ sẽ vỡ tan tành"
    Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ tóc ra chải. Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cô vội vàng nói:
    "Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ Của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải Và tết xong".
    Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh trở Về thì công chúa đã chải đầu xong từ lâu và anh không nắm được Mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.
    Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha và tâu: "Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng cùng cô gái Này nữa"
    - "Tại sao vậy?", vua hỏi.
    "Suốt ngày, cô ta làm con bực Mình!"
    - Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra.
    Cuốc nói: "Buổi Sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy có một Cái đầu ngựa treo trên tường. Cô ta nói với nó: "Ôi, Phalađa, mày bị Treo ở đây ư!" Cái đầu trả lời: "Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng Qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành" Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại Sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ.
    Vua cha dặn anh ta ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như Thường lệ. Sáng sớm ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và Nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Phalađa. Ông theo ra Cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh Thanh niên và cô gái lùa ngỗng thế nào và sau một lúc, cô gái ngồi Xuống gỡ mớ tóc vàng lóe sáng. Rồi cô lại nói:
    "Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ Của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải Và tết xong".
    Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh Phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành Từng búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài khi ngài Rời khỏi đó. Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cô đến và hỏi tại Sao cô lại làm như thế. "Tâu bệ hạ, con không thể nói được", - cô trả Lời.
    - "Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian Này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết".
    Vua cha cô ép cô nói, nhưng ngài không biết được gì thêm bèn Nói: "Nếu con không muốn nói với ta, thì con hãy kể nỗi khổ của con Với cái bếp lò này". Rồi ông bỏ đi. Cô đến ngồi gần cái bếp lò, than Khóc, thổ lộ tâm can:
    "Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dù ta là con vua. Một tên Thị nữ độc ác đã áp chế ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó Thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc Phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta Biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát".
    Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã Nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cô hãy rời cái lò đến gặp ngài. Người ta mang đến cho cô quần áo hoàng cung, cô mặc vào đẹp Như là có phép lạ. Vua cha cho gọi con trai đến và bảo cho con biết Về cô vợ chưa cưới giả mạo. Cô người yêu thật đứng trước chàng, Đấy là cô gái chăn ngỗng.
    Hoàng tử thấy cô rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm Vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả các bạn bè thân Thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con Thị nữ. Nó bị choáng ngợp và không nhận ra cô chủ trang sức lộng Lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ.
    Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ thì sẽ bị xử tội như Thế nào. Ngài kể các sự việc đã xảy ra và hỏi nó: "Như thế sẽ xứng Đáng với hình phạt gì".
    - "Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước"
    - "Kẻ ấy chính là mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói".
    Sau khi hình phạt được thi hành, Hoàng tử cưới nàng công Chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc.
    Các em được nghe một câu chuyện về cuộc đời. Những người Hiền hậu, tốt bụng sẽ có hạnh phúc, còn những kẻ có tâm địa xấu xa Sẽ bị trừng phạt.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:22:45 | Xem tất
Cây củ cải

Ngày xưa có hai anh em đều đi lính. Anh thì giàu, em thì Nghèo. Người em không muốn sống nghèo khổ mãi, bỏ lính về làm Nông dân. Anh cuốc một vạt đất ở đầu cánh đồng và gieo hạt củ cải. Mầm mọc, củ lớn dần, lớn dần, lớn không ngừng đến mức có thể coi Là củ cải chúa, chưa bao giờ từng có củ cải nào to như vậy và cũng Sẽ chẳng bao giờ sẽ thấy củ cải to như thế. Cuối cùng, nó thành một Củ cải khổng lồ, một mình nó có thể chiếm hết một xe chở và phải Gióng hai con bò để kéo xe. Bác nông dân không biết dùng củ cải ấy Làm gì và tự hỏi không biết đây là phúc hay là họa. Rút cuộc, bác tự Bảo: "Nếu mang bán thì người ta sẽ trả bao nhiêu? Nếu ăn củ cải Thì ăn những củ nhỏ cũng đến thế thôi. Tốt nhất là ta mang tiến Vua để tỏ lòng thành kính".
     Bác khiêng củ cải lên một cái xe, gióng hai con bò, dắt xe đến Cung nhà vua để dâng vua.
     - Cái vật kỳ lại này là cái gì vậy?" - Vua phán - Ta đã từng trông thấy Nhiều vật lạ, nhưng chưa thấy một vật khổng lồ như thế này, không biết mọc từ Cái hạt giống gì ra? Hoặc giả ngươi là phù thủy và đã đích thân làm ra củ này? - Tâu bệ hạ, không phải thế đâu ạ - Bác nông dân trả lời - Thần Là một anh lính nghèo nuôi thân không xong nên phải thôi lính về Làm đất. Thần có một người anh giàu có, bệ hạ biết nhiều về anh ấy. Nhưng thần thì không có gì, nên bị mọi người ruồng bỏ. Nhà vua thương hại bác nông dân và phán:
     - Nhà ngươi sẽ không nghèo đói nữa, ta sẽ ban cho ngươi của Cải để nhà ngươi cũng giàu như anh nhà ngươi.
     Vua ban cho bác nông dân rất nhiều vàng, ruộng nương, đồng Cỏ và gia súc, đến mức bác trở nên rất giàu, của cải người anh Không sánh được.
     Khi người anh biết là em trở nên giàu có nhờ có một cây củ cải, Thì anh ta ghen tức và nghĩ nát óc ra tìm một cách để cũng gặp may Như em. Anh láu hơn em, mang biếu nhà vua vàng và ngựa, nghĩ Rằng vua sẽ ban cho anh nhiều của cải hơn em. Nếu em ta chỉ biếu Nhà vua có một củ cải mà được vua ban cho chừng nấy của thì vua Sẽ ban cho ta biết mấy để đáp lại những tặng phẩm quý giá! Vua Nhận đồ dâng của anh và phán là không có gì quý hơn và hiếm hơn Là cây củ cải. Vua bèn cho anh cây củ cải to tướng. Người anh đành Chất cây củ cải của người em lên một cái xe rồi kéo về nhà.
     Về đến nhà, người anh không biết trút cơn tức giận lên đầu ai Cho tới khi nẩy ra ý nghĩ độc ác là giết em. Anh thuê những kẻ giết Người và cho chúng nấp ở một nơi. Anh đến gặp em và bảo: "Chú ạ, Tôi biết nơi cất giấu một kho vàng, chúng ta cùng đi lấy rồi chia Nhau". Người em đi với anh, không nghi ngờ gì cả. Khi hai người đi Tới nơi đã định, những kẻ giết người nhảy xổ vào người em, trói em Lại và chuẩn bị treo cổ lên một cái cây. Khi chúng đang làm việc đó Thì ở xa có tiếng hát và tiếng vó ngựa vọng lại. Chúng sợ hãi nhét Người bị bắt - đầu lộn ngược - vào một cái bao, treo lên một cái cây Rồi chạy trốn. Ở trên cây, người em giãy giụa cho tới khi cái bao bị Thủng một lỗ, đầu lọt ra. Người đi tới chẳng qua là một cậu sinh Viên đi lang thang, một thanh niên đang vừa ruổi ngựa trong rừng Và hát vang lên. Người em ở trên cây thấy có người vừa qua bên Dưới bèn kêu to:
     - Cậu đến thật đúng lúc!
     Cậu sinh viên ngó quanh, không biết tiếng nói từ đâu ra. Cuối Cùng cậu nói:
     - Ai gọi tôi thế?
     Từ ngọn cây, người em trả lời:
     - Hãy ngẩng lên mà nhìn. Tôi ở trên cao, trong một cái túi dạy Khôn. Trong một thời gian ngắn, tôi đã học được không biết bao Nhiêu điều hay; những điều học ở trường chẳng thấm vào đâu. Tôi Học sắp xong rồi, tôi sẽ xuống và tôi sẽ giỏi hơn mọi người trên thế Gian này. Tôi thông thiên văn, biết hướng đi của gió, cát ở ngoài Biển, cách chữa mọi bệnh tật, công dụng của cây cỏ, các loại chim và Các loại đá. Nếu anh chui vào đây, anh sẽ thấy ở trong túi dạy khôn Này hạnh phúc biết chừng nào.
     Cậu sinh viên nghe thấy thế ngạc nhiên vô cùng và nói: - Quả là trời phù hộ cho tôi được gặp bác. Bác làm ơn cho tôi Vào trong túi một lúc có được không?
     Người em trả lời như có vẻ chần chừ: "Tôi cũng muốn để anh Chui vào một tí nếu anh đưa tôi một ít tiền và ăn nói tử tế, nhưng Anh hãy đợi một giờ nhé. Còn có điều tôi muốn học thêm đã". Cậu sinh viên chờ một chốc, sốt ruột năn nỉ xin người em cho Chui vào vì anh nóng lòng muốn học khôn. Người em giả bộ như Cũng chiều ý cậu và nói:
     - Muốn để tôi bước ra khỏi cái nhà dạy khôn này, anh hãy hạ Túi dọc theo cái dây thừng. Sau đó sẽ đến lượt anh vào". Cậu sinh viên hạ người em xuống, mở túi cho anh chui ra. Sau Đó, cậu kêu lên:
     - Giờ thì hãy kéo tôi lên cao nhanh lên!" Rồi anh chui vào trong túi. "Hượm đã!" - người em nói, - "như Thế chưa được". Anh đẩy cậu sinh viên đầu lộn ngược vào túi, buộc Miệng túi lại rồi kéo lên cây. Anh đẩy cho cái túi đu đưa trên không Rồi hỏi:
     - Cậu thấy thế nào hở cậu? Cậu thấy đấy, cậu cảm thấy khôn Ngoan đang đến đấy, cậu đã học được nhiều. Hãy cứ nằm im, cho Đến khi nào khôn ngoan hơn."
     Sau đó, người em nhảy lên con ngựa của anh sinh viên và đi. Được một giờ, anh cho người đến tháo cho cậu sinh viên xuống. “Ở hiền gặp lành" là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung của các Truyện cổ tích. Trong câu chuyện trên ca ngợi người em sống thật Thà thì luôn gặp may mắn, hạnh phúc. Người anh tham lam dù có Cố gắng đến đâu cũng không bao giờ đạt được mục đích.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:23:51 | Xem tất
Jôrinđơ và Jôringơn

Ngày xưa, có một bà già sống một mình trong một tòa lâu đài cổ giữa một khu rừng bao la, rậm rạp. Đó là một mụ phù thủy cừ khôi. Ban ngày, mụ hóa thành mèo hoặc cú vọ. Đến chiều tối, mụ lại hiện nguyên hình người. Mụ có tài dụ dỗ muông thú để giết lấy thịt nấu nước ăn. Quanh lâu đài một trăm bước, ai đi đến tự dưng đứng sững tại chỗ, chỉ bước đi được khi mụ phù thủy cho phép. Khi một cô gái trong sạch lọt vào cái vòng ma quái đó thì mụ sẽ hóa phép biến thành chim, mụ đem nhốt vào lồng rồi đặt lồng vào một phòng của lâu đài.

Có một cô gái tên là Jôrinđơ, đẹp hơn tất cả các cô gái khác. Cô đã hứa hôn với chàng trai tên là Jôringơn. Đôi trai gái sống những ngày chờ cưới và quấn quít bên nhau. Để được chuyện trò thoải mái, một hôm họ vào rừng dạo chơi.

- Em cẩn thận chớ đến quá gần lâu đài! - Jôringơn dặn.

Buổi chiều thật là đẹp. Mặt trời còn chiếu nắng qua các thân cây thành các vệt sáng trên nền trời xanh thẫm của rừng. Chim gáy gù rầu rĩ trên cây sồi. Jôrinđơ thỉnh thoảng lại khóc lóc, ngồi dưới ánh nắng mà than vãn, Jôringơn cũng than vãn. Họ xúc động như chết đến nơi. Họ nhìn quanh, nhưng lại không tìm ra đường về nhà. Mặt trời đã khuất một nửa sau rặng núi. Đúng lúc đó Jôringơn nhìn qua bụi rậm thấy các bức tường cổ của lâu đài hiện ra sát bên mình. Anh sợ hãi tái nhợt như người chết. Jôrinđơ hát:

- Con chim bé nhỏ của tôi đeo chiếc nhẫn vàng. Rên rỉ buồn thảm, nó khóc than cái chết của con chim bồ câu.

Jôringơn quay lại nhìn Jôrinđơ thì thấy cô đã hóa thành một con chim họa mi đang hót. Một con cú có đôi mắt như lửa đỏ bay quanh cô ba lần và kêu ba lần: "Hú! Hú! Hú!" Jôringơn không nhúc nhích được. Anh đứng nguyên tại chỗ như phỗng đá, không khóc được. Mặt trời đã lặn. Con cú bay vào bụi rậm và ngay sau đó một mụ già gù từ trong bụi bước ra. Mụ gày gò, vàng vọt, có đôi mắt đỏ rực, cái mũi khoằm và nhọn chấm sát cằm. Mụ làu nhàu, bắt chim họa mi để lên tay mang đi. Jôringơn không nói gì được, không động đậy được. Chim họa mi không còn ở đấy nữa. Cuối cùng, mụ già trở lại nói giọng âm u: "Ta chào ngươi, đồ ngu. Khi nào trăng chiếu sáng cái rổ nhỏ này là lúc xéo đi ngay, đồ ngu ạ". Thế là Jôringơn thoát. Anh quỳ xuống chân mụ già, van xin mụ hãy tha cho Jôrinđơ. Mụ trả lời là không bao giờ anh lại nhìn thấy mặt cô nữa, rồi mụ đi. Anh gào khóc và rên rỉ nhưng vô ích: "Trời ơi! Cái gì sẽ đến với tôi đây?".

Jôringơn rời chỗ đó đến một làng quê xa lạ. Một thời gian dài, anh chăn cừu. Nhiều lần anh đi quanh lâu đài, nhưng không lại gần quá. Một đêm, anh ngủ mê thấy mình được một bông hoa đỏ như máu, ở giữa có một hạt ngọc to và đẹp vô cùng. Anh hái bông hoa, tiến đến lâu đài. Hoa đụng vào cái gì thì cái đó liền thoát khỏi phù phép. Anh cũng mơ thấy nhờ có bông hoa, anh lấy lại được Jôrinđơ. Sáng sớm ngủ dậy, anh ra đi, trèo đèo, lội suối, đi tìm bông hoa như đã mơ thấy. Anh đi tám ngày, sáng sớm ngày thứ chín, anh tìm thấy bông hoa đỏ như máu. Một giọt sương to, đẹp như hạt ngọc đẹp nhất trần gian, nằm ở giữa nhị hoa. Anh cầm hoa đi suốt ngày đêm tới lâu đài. Khi còn cách một trăm bước, anh không bị đứng bất động. Anh tiếp tục đi đến cửa lâu đài. Lòng tràn ngập vui sướng, anh chạm bông hoa vào cửa. Cửa mở toang ra. Đi qua sân, anh vào lâu đài. Anh lắng nghe chim hót một lúc. Rồi anh đi về phía có chim hót. Anh tìm ra căn phòng mà ở đó mụ phù thủy đang cho chim ăn; chim bị nhốt trong bảy nghìn chiếc lồng nhỏ. Khi mụ nhận ra Jôringơn, mụ nổi giận, mụ giận dữ kêu thét ầm ĩ, phun thuốc độc và mật đắng vào anh, nhưng mụ không tiến lại gần anh một khoảng cách là hai bước. Anh không để ý gì đến mụ, tiếp tục đi nhìn các lồng có nhốt chim. Anh thấy hàng trăm con chim họa mi. Làm thế nào tìm được ra Jôrinđơ trong số chim đó? Trong khi chú ý nhìn chim, anh nhận thấy mụ già rón rén đi lấy một cái lồng nhốt một con chim rồi bước về phía cửa. Anh nhẩy bổ lại gần mụ, chạm bông hoa vào cái lồng và mụ ta. Thế là phép phù thủy mụ hết thiêng! Jôrinđơ hiện ra đứng đó, ôm cổ anh, vẫn đẹp như xưa. Rồi anh giúp cho tất cả mọi con chim hoàn nguyên hình thành thiếu nữ. Anh cùng Jôrinđơ về nhà và sống hạnh phúc cho đến khi đầu bạc răng long.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:24:42 | Xem tất
Lên thiên đàng

Ngày xưa, một bác bần nông có tuổi và ngoan đạo chết. Bác đến trước cổng Trời. Một lãnh chúa rất giàu, chết cùng một lúc với bác, cùng đến cổng Trời lúc bác đến. Thánh Pêtrux mang chìa khóa đến mở cửa đón ông ta vào. Hình như thánh không thấy bác bần nông nên đóng sập cửa lại. Đứng bên ngoài, bác bần nông nghe rất rõ tiếng đàn hát đón chào lãnh chúa lên trời.

Cuối cùng yên tĩnh trở lại. Thánh Pêtrux đến, mở cửa Trời cho bác nông dân vào. Bác tưởng là cũng sẽ có đàn hát đón chào. Nhưng bốn bề lặng ngắt. Dĩ nhiên vẫn có cuộc tiếp đón thân mật; các thiên thần ra đón bác. Nhưng không có ca hát. Bác bần nông hỏi Thánh Pêtrux tại sao người ta không ca hát đón bác như đón vị lãnh chúa. Bác thấy hình như ở trên trời cũng bất công như ở trần gian.

Thánh Pêtrux bèn trả lời:

- Không phải đâu, chúng tôi quý bác như bất cứ một người nào khác. Bác sẽ được hưởng thú vui trên trời này như vị lãnh chúa giàu có kia. Nhưng bác phải hiểu là những người bần nông như bác thì ngày nào cũng có người lên trời. Nhưng lãnh chúa giàu có thì hàng trăm năm họa có một người.

Câu chuyện muốn nói lên rằng: ở bất cứ đâu cũng có người tốt kẻ xấu cho dù đó là thiên đàng, nơi mà mọi người quan niệm ở đó có nhiều hạnh phúc, công bằng nhất.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:25:23 | Xem tất
Hêxen và Grêten

Ngày xưa có hai vợ chồng một bác tiều phu nghèo khó, sống ở ven một khu rừng lớn. Gia đình có hai con. Con trai tên là Hênxen, con gái tên là Grêten. Nhà không đủ ăn. Một năm, trời làm đói kém, miếng bánh hàng ngày cũng chẳng có. Tối hôm ấy, chồng nằm trằn trọc mãi, thở dài bảo vợ:

- Chả biết rồi sao đây? Lương thực cạn rồi, lấy gì nuôi con?

Đói khổ khiến người mẹ đâm ra nhẫn tâm. Hết đường xoay xở, vợ bảo chồng:

- Thầy nó ạ, biết sao đây! Ngày mai, sớm tinh mơ, tôi với nhà đưa chúng vào rừng rậm, đốt lửa lên, cho mỗi đứa một mẩu bánh rồi bỏ chúng đấy mà đi làm. Chúng không biết đường mà về, thế là rảnh.

Chồng đáp:

- Nhà nó ạ, tôi chịu không làm thế được đâu. Nỡ nào đem bỏ con vào rừng cho thú đói ăn thịt!

- Thầy nó thật là điên. Không làm thế thì chết đói cả bốn mạng, chỉ còn việc bào gỗ đóng săng mà thôi.

Người vợ lèo nhèo mãi, kỳ đến lúc chồng phải làm theo ý mình.

Chồng nói:

- Nhưng tôi vẫn thương xót chúng nó lắm!

Hai đứa trẻ đói quá không ngủ được, nghe được hết. Grêten khóc sướt mướt, bảo Hênxen:

- Anh em mình chết đến nơi rồi.

Hênxen đáp:

- Em đừng lo buồn, anh sẽ có cách thoát chết.

Chờ lúc bố mẹ ngủ rồi, nó dậy mặc áo, mở cửa, lén ra ngoài. Trăng sáng. Sỏi trắng ở trước nhà lóng lánh như bạc. Hênxen nhặt sỏi bỏ đầy túi áo, rồi về nhà bảo Grêten:

- Em ơi, cứ yên trí mà ngủ đi.

Rồi nó lại đi ngủ.

Tang tảng sáng, mặt trời chưa mọc thì mẹ đã đến đánh thức hai con:

- Đồ lười! Dậy đi, còn phải vào rừng lấy củi chứ!

Rồi mẹ đưa cho mỗi con một mẩu bánh dặn:

- Chúng mày cầm lấy mà ăn trưa. Chớ có ăn nghiến ngấu
trước, không còn nữa mà cho đâu.

Grêten bỏ bánh vào túi áo và Hênxen đã bỏ đá đầy túi rồi. Cả nhà cùng nhau đi vào rừng.

Đi được một lát, Hênxen chốc chốc lại dừng lại ngoảnh về mé nhà. Bố thấy vậy bảo:

- Hênxen, sao mày cứ lùi lại nhìn gì mãi thế? Liệu đấy, đừng có dềnh dàng.

Hênxen đáp:

- Con nhìn con mèo trắng của nhà ngồi trên mái từ biệt con đấy.

Mẹ nói:

- Đồ ngốc! Không phải con mèo đâu, đấy là ống khói phản chiếu ánh mặt trời đấy.

Hênxen lùi lại không phải để nhìn mèo, mà cốt để rắc sỏi trắng ra đường.

Khi đến giữa rừng, bố nói:

- Chúng mày hãy đi nhặt củi, còn bố đốt lửa để chúng mày khỏi rét.

Hênxen và Grêten đi nhặt củi khô xếp thành đống. Khi ngọn lửa đã cao, củi cháy nỏ, mẹ nói:

- Thôi bây giờ chúng mày nằm gần lửa mà nghỉ. Tao và bố đi đẵn củi, xong sẽ quay về đón.

Hai đứa trẻ ngồi bên lửa. Đến trưa, chúng lấy bánh ra ăn. Nghe thấy tiếng bổ vào cây, chúng tưởng bố chúng ở gần đấy. Nhưng không phải tiếng rìu của bố, mà đó chỉ là tiếng cành cây bị gió đập vào cây khô. Chúng ăn xong, mắt díp lại vì mệt, liền ngủ một giấc say. Khi chúng thức dậy thì trời đã tối như mực. Grêten khóc nói:

- Bây giờ làm thế nào mà ra khỏi rừng được?

Hênxen dỗ em:

- Em cứ đợi một lát, chờ trăng lên, chúng mình sẽ tìm được lối về nhà.

Khi trăng mọc, Hênxen cầm tay em theo vết sỏi lóng lánh như tiền mới mà lần về nhà. Chúng gõ cửa. Mẹ mở, thấy Hênxen và Grêten liền nói:

- Đồ khốn kiếp, sao chúng mày ngủ kỹ ở trong rừng thế? Tao cứ tưởng chúng mày không muốn về nữa.

Bố thấy con về thì mừng lắm vì trong thâm tâm bố không muốn bỏ con. Sau đó ít lâu, trời lại làm đói kém khắp nơi. Một đêm hai anh em nghe thấy mẹ nằm trên giường nói với bố:

- Mọi thứ lại hết sạch rồi. Chỉ còn có nửa cái bánh ăn nốt là hết nhẵn. Phải tống chúng nó đi. Lần này ta đem bỏ chúng vào rừng sâu hơn trước để chúng không tìm được lối về. Bằng không thì không còn cách nào thoát.

Người chồng không đành lòng nghĩ bụng:

- Thà chia nhau với con ăn miếng bánh cuối cùng còn hơn.

Vợ không nghe, chửi chồng thậm tệ, cho là đã chót thì phải trét, lần trước đã theo ý mụ thì lần này cũng phải theo. Hai đứa trẻ chưa ngủ, nghe hết những chuyện bố mẹ bàn nhau. Khi thấy bố mẹ đã ngủ rồi, Hênxen dậy định ra ngoài nhặt sỏi như lần trước. Nhưng mẹ nó đã khóa cửa mất rồi, nó không ra được. Nó dỗ em gái:

- Em ạ, đừng khóc nữa, em cứ ngủ yên đi, anh sẽ có cách.

Sáng sớm tinh mơ, mẹ kéo cổ chúng dậy, cho mỗi đứa một mẩu bánh bé hơn lần trước. Dọc đường đi đến rừng, Hênxen cho tay vào túi bẻ vụn bánh mì ra và chốc chốc lại dừng lại rắc bánh xuống đất.

Bố hỏi Hênxen:

- Sao mày cứ hay dừng chân ngoảnh lại thế? Đi đi.

Hênxen đáp:

- Con nhìn con chim bồ câu của con nó đậu trên mái nhà để chào con kia kìa.

Mụ đàn bà nói:

- Đồ ngốc, không phải là chim bồ câu đâu mà là cái ống khói có mặt trời chiếu vào đấy.

Dù sao, dọc đường, Hênxen cũng rắc được hết bánh. Mụ đàn bà dẫn hai con vào tít chỗ rừng sâu mà từ thủa cha sinh mẹ đẻ mụ chưa tới bao giờ. Sau khi đốt lửa cháy to lên, mụ nói:

- Chúng mày ngồi đó. Lúc nào mệt thì ngủ đi một tí. Tao với bố mày đi đẵn gỗ, chiều tối xong sẽ quay lại đón chúng mày.

Đến trưa Grêten chia bánh cho anh vì bánh của anh đã rắc ở dọc đường rồi. Ăn xong, chúng ngủ. Tối đến, chẳng ai đến đón hai đứa bé đáng thương cả. Đêm tối như mực, hai đứa thức giấc, Hênxen dỗ em gái:

- Em ạ, chờ cho trăng lên, trông rõ bánh anh đã rắc, thì ta lại tìm thấy đường về.

Trăng vừa mọc lên thì hai đứa đứng dậy đi, nhưng chẳng thấy tí bánh nào vì hàng ngàn con chim trong rừng đã ăn mất cả rồi.

Hênxen bảo em:

- Thế nào rồi chúng ta cũng sẽ tìm được đường. Nhưng chúng không tìm ra đường. Chúng đi suốt cả đêm, suốt cả ngày hôm sau, mà không ra được khỏi rừng. Hai anh em bụng đói như cào mà chỉ nhặt được ít quả dại ở dưới đất. Chúng mệt quá, bước không nổi, nằm lăn ra ngủ dưới gốc cây. Chúng xa nhà đã ba ngày rồi.

Chúng lại đi, đâm sâu mãi vào rừng, và nếu không gặp ai cứu giúp thì đến chết đói, chết mệt thôi. Giữa trưa, chúng thấy một con chim đẹp, trắng như tuyết đậu trên cành hót hay lắm. Chúng liền dừng lại để nghe. Chim hót xong xòe cánh bay trước mặt chúng. Chúng theo chim đến tận một túp nhà con; chim đến đậu trên mái nhà ấy. Chúng lại gần thấy nhà xây bằng bánh mì, lợp bằng bánh ngọt, cửa sổ bằng đường trắng tinh. Hênxen nói:

- Thôi ổn rồi. Chúng ta được bữa ăn ngon đấy. Anh ăn một góc mái nhà, còn em ăn một mảnh cửa sổ, ngọt đấy.

Hênxen giơ tay bẻ một mảnh mái nhà để nếm thử và Grêten đứng bên cửa kính nhấm nháp một mảnh. Bỗng trong nhà có tiếng người nhẹ nhàng vọng ra:

- Ai gặm nhà ta đấy?

Hai đứa trẻ đáp:

- Gió đấy! Gió đấy! Con trời đấy!

Rồi hai đứa cứ việc ăn, không e ngại gì cả. Hênxen thích ăn mái nhà, bẻ một miếng tướng, và Grêten cũng gỡ lấy cả một khung kính tròn xuống. Bỗng cửa mở, một bà lão bé nhỏ chống nạng rón rén bước ra. Hai anh em sợ rụng rời, đánh rời hết cả các thứ cầm trong tay. Bà
lão lắc lư đầu, nói:

- Các cháu yêu dấu, ai đưa các cháu đến đây? Các cháu đừng sợ, cứ vào. Ở đây với bà, bà không làm gì đâu.

Bà lão dắt hai đứa vào, cho ăn ngon: sữa, bánh tráng đường, táo và hạnh đào. Rồi bà sửa soạn hai cái giường nhỏ xinh đẹp trắng tinh cho hai đứa trẻ ngủ. Hai đứa bé ngỡ là ở trên thiên đàng. Nhưng mụ già chỉ giả bộ tử tế ngoài mặt đó thôi. Đó là một mụ phù thủy gian ác rình bắt trẻ con nên làm nhà bằng bánh kẹo để nhử chúng. Khi thấy hai đứa bé vừa tới, mụ đã cười nham hiểm mà nói đùa:

- Chúng mày vào tay bà rồi, có bay lên trời cũng chẳng thoát được tay bà.

Sáng sớm, mụ dậy trước hai đứa, thấy chúng ngủ thật đáng yêu, má hồng phinh phính, mụ lẩm bẩm:

- Thật là món ngon.

Mụ đưa đôi tay khô héo ra nắm lấy Hênxen đem nhốt vào một cái cũi nhỏ, đóng cửa chấn song lại. Thằng bé kêu gào mãi mụ cũng mặc kệ. Rồi mụ đánh thức Grêten dậy bảo:

- Đồ con gái lười chảy thây, đi dậy lấy nước làm một bữa ngon cho anh mày. Nó ở trong cũi kia, tao muốn nó chóng béo. Khi nào nó thực béo, tao sẽ ăn thịt.

Grêten khóc thảm thiết, nhưng nào có ích gì, vì mụ phù thủy sai gì phải làm nấy. Hênxen được ăn thức ăn nấu nướng ngon lành còn Grêten phải ăn thừa. Sáng nào mụ già cũng lê đến bên cũi bảo Hênxen:

- Giơ ngón tay tao xem đã béo chưa.

Hênxen chỉ đưa cho mụ xem một cái xương nhỏ. Mắt kém, mụ tưởng đó là ngón tay thật, lấy làm lạ sao không thấy béo. Được một tháng vẫn không thấy Hênxen béo lên chút nào mụ đâm ra sốt ruột, không muốn chờ nữa. Mụ gọi Grêten:

- Con Grêtên đâu? Nhanh lên, đem nước lại đây, thằng Hênxen dù béo hay gầy, ngày mai tao cũng cứ làm thịt đem nấu.

Khốn nạn con bé vừa xách nước vừa khóc, nước mắt dòng dòng hai má. Nó kêu la:

- Lạy trời phù hộ cho chúng con. Thà để thú dữ ăn thịt trong rừng thì hai anh em cũng được cùng nhau chết.

Mụ già bảo:

- Thôi đừng kêu khóc nữa mà vô ích.

Mới bảnh mắt, Grêten đã phải đặt nồi, lấy nước và dóm bếp. Mụ già bảo:

- Hãy nướng bánh trước đã. Tao đã dóm lò và nhào bột rồi.

Mụ đẩy Grêten đáng thương tới bên lò. Ngọn lửa trong lò đã bắt đầu bốc lên. Mụ già bảo:

- Mày bò vào lò xem đủ nóng chưa, để cho bánh vào nướng.

Mụ định khi Grêten vào lò rồi thì đóng nắp lại, quay ăn một thể. Nhưng Grêten biết ý nói:

- Cháu không biết làm thế nào mà vào được.

Mụ già nói:

- Đồ ngu như bò, lò có cửa khá rộng cơ mà. Trông đây này, tao vào cũng còn lọt nữa là mày.

Mụ lại gần lò và thò đầu vào. Grêten liền đẩy mạnh mụ vào, đóng cửa sắt lại, rồi cài then ở ngoài. Mụ già rú lên khủng khiếp nhưng Grêten đã bỏ chạy để mặc mụ chết thiêu. Em chạy thẳng đến cũi vừa mở cửa cho anh vừa reo:

- Anh ơi, anh em ta thoát rồi, con mụ phù thủy đã chết rồi.

Cửa vừa mở thì Hênxen nhảy ra như con chim trong lồng được thả. Hai anh em vui mừng, ôm nhau hôn. Bây giờ chúng không còn sợ gì nữa, chúng đi xem nhà mụ già thì thấy ở xó nào cũng có những hòm đầy ngọc. Hênxen vừa ních đầy túi vừa nói:

- Của này quí hơn sỏi.

Còn Grêten nói:

- Em cũng phải lấy về nhà mới được.

Lấy đầy túi rồi, em nói:

- Bây giờ hai anh em ta đi ra khỏi khu rừng của mụ phù thủy đi.

Đi được vài giờ, chúng đến bên một cái đầm lớn. Hênxen nói:

- Anh không thấy có cầu, qua sao được?

Grêten bảo:

- Một chiếc thuyền nhỏ cũng chẳng có. Nhưng kia có vịt trắng đang bơi, để em nhờ nó giúp.

Rồi em bảo vịt rằng:

- Vịt ơi vịt, Grêten và Hênxen đây. Kè chẳng có, cầu cũng không. Hãy cõng anh em tôi qua với.

Vịt đến. Hênxen cưỡi lên lưng vịt và bảo em lên ngồi cạnh
mình. Em đáp:

- Thôi anh ạ, ngồi thế nặng quá. Để vịt cõng từng người một.

Vịt tốt bụng cõng làm hai chuyến. Đến bờ bên kia, hai anh em nhận dần ra đường lối trong rừng quen thuộc, và nhìn thấy nhà ở đằng xa. Chúng liền chạy ba chân bốn cẳng, nhảy bổ vào nhà, ôm ghì lấy cổ bố mẹ. Từ ngày bỏ con trong rừng, bố mẹ không lúc nào vui. Grêten dốc túi ngọc xuống đất và Hênxen thò tay vào túi lấy ra từng nắm ngọc. Từ đó, cả nhà hết lo và cùng nhau sống một cuộc đời hạnh phúc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:26:30 | Xem tất
Chú Hanh lười biếng

Hanh lười biếng. Chú chẳng làm gì khác ngoài việc hàng ngày chăn một con dê ở ngoài cánh đồng. Ấy vậy mà chiều tối, hết ngày về nhà, chú còn thở ngắn than dài :

- Chăn dê ngoài đồng cả năm, cho đến tận cuối thu, quả là một gánh nặng, một việc vất vả. Giá mà có thể nằm ngủ lại đi một nhẽ ! Nhưng không ! Luôn luôn phải mở mắt ra canh, sợ dê nó phá hoại cây non, nhảy qua rào vào vườn hoặc từ đó chạy trốn. Thế thì còn là thế nào nghỉ ngơi được một chút cho thoải mái !

Chú ngồi xuống suy nghĩ tìm cách trút được cái gánh nặng. Một thời gian dài, chú không tìm được ra cách gì. Nhưng rồi một hôm, bất chợt trong đầu lóe ra một ý như là cái màng che mắt rơi xuống. “Mình biết phải làm gì rồi ! - Chú kêu lên – Mình chỉ cần lấy cô Tô-ri-nô đẫy đà thôi ! Cô ta cũng có một con dê. Cô ta sẽ chăn con dê của mình cùng với con dê của cô ả. Như vậy, mình sẽ không còn phải tự mình làm khổ mãi nữa”.

Hanh bèn đứng dậy và cử động đôi chân, đôi tay mệt mỏi. Chú tạt ngang đường (đường cũng không xa) mà đến nhà bố mẹ cô Tô-ri-nô đẫy đà và xin cưới cô gái chăm chỉ và đức hạnh. Bố mẹ cô không trừ : “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, hai cụ nghĩ bụng và nhận lời ngay lập tức. Thế là cô Tô-ri-nô đẫy đà thành vợ chú Hanh và chăn cả hai con dê. Chú Hanh sống thoải mái, không còn phải nghĩ ngợi về công ăn việc làm nữa mà chỉ còn nghỉ ngơi do cái mệt của lười biếng gây ra. Thỉnh thoảng, chú đi chăn cừu cùng cô và bảo cô :

- Tôi chỉ làm để hưởng được cái thú nghỉ ngơi hơn thôi. Nếu không sẽ không tận hưởng được cái thú đó.

Cô Tô-ri-nô đẫy đà cũng lười không kém gì chồng :

- Anh Hanh yêu quý của em ơi, một hôm cô bảo anh, tại sao chúng ta sống thêm cơ cực khi không cần thiết, để phí hoài ngày xanh ? Hai con dê của chúng mình sáng nào cũng kêu be be đánh thức chúng mình dậy giữa lúc ngủ đang ngon. Tại sao chúng mình không đổi cho bác hàng xóm lấy một đõ ong ? Chúng mình sẽ chỉ việc đặt đõ ong đằng sau nhà, ở một góc có nắng và không còn mất công chăm sóc gì nữa. Không cần phải chăn ong hoặc dẫn chúng ra đồng. Ong tự bay đi, tự tìm đường về nhà và tự làm ra mật, ra không cần phải bận tâm đến

- Em đúng là một người đàn bà thông minh, Hanh nói, chúng ta sẽ thực hiện ý đó tức thì. Cũng phải nói thêm là mật ong ngon hơn và bổ hơn sữa dê, lại để được lâu hơn.

Bác hàng xóm bằng lòng đổi cho họ đõ ong lấy hai con dê. Không mệt mỏi, ong bay đi bay lại từ sớm đến tối làm đầy đõ mật ngon. Khi mùa thu đến, Hanh thu hoạch được một vò mật đầy. Hai vợ chồng đặt vò mật trên cái giá ở đầu giường. Vì sợ có kẻ lấy trộm được hoặc chuột bò đến ăn. Tô-ri-nô kiếm một cái gậy to để ở gầm giường. Như vậy, cô có thể với được cây gậy để đuổi những vị khách không mời mà đến, mà không phải nhổm dậy. Chú Hanh lười biếng không ra khỏi giường trước lúc giữa trưa. “Kẻ nào dậy sớm, chú tự nhủ, là phung phí của cải”.

Một buổi sáng, mặt trời đã lên cao mà chú Hanh vẫn còn nằm ườn trong chăn để ngủ cho đỡ mệt vì ngủ. Chú bảo vợ :

- Đàn bà là hay thích ngọt, em là chúa thích mật. Trước khi em ăn hết mật, tốt nhất là ta đem đổi mật lấy một con ngỗng con.

Tô-ri-nô cãi lại ngay :

- Nhưng phải đợi khi nào ta có đứa con để nó chăn ngỗng rồi hãy đổi. Tôi là tôi không chịu chăn ngỗng cho mệt và mất sức khi không cần thiết.

- Em tưởng là con nó sẽ chăn ngỗng à ? – Hanh nói - thời buổi này, trẻ con không vâng lời nữa đâu. Chúng chỉ làm theo ý chúng vì chúng cho là chúng khôn hơn bố mẹ. Ấy cứ y như là cái thằng đầy tớ nọ phải đi tìm bò mà lại chạy theo ba con sáo !

- Ồ , nó cứ liệu, nếu nó không làm theo lời em ! Em sẽ lấy gậy nện cho nó túi bụi. Rồi anh sẽ thấy, anh Hanh ạ, cô hăng lên hét và vớ lấy cái gậy dùng để đuổi chuột, em sẽ đánh nó thế này.

Cô khua cái gậy và chẳng may va phải cái vò mật ông đặt ở trên đầu giường. Vò va vào tường vỡ thành nghìn mảnh. Mật ong ngon lành chảy khắp mặt đất.

- Đấy là ngỗng mẹ và ngỗng con – Hanh nói – Không cần phải chăn ngỗng nữa. Cũng còn may là vò mật không rơi xuống đầu. Chúng ta thật quả còn mừng là số hãy còn may.

Nhìn thấy một ít mật ong còn dính ở mảnh vò vỡ, chú nói thêm một cách vui vẻ :

- Nhà nó ạ, giờ chúng ta nhấm nháp chút mật còn sót lại này, rồi nghỉ ngơi cho quên lúc khủng khiếp vừa rồi. Chúng ta có dậy muộn hơn thường ngày một chút cũng không hề gì. Ngày cũng đủ dài cơ mà !

- Đúng rồi – Tô-ri-nô trả lời – làm tốt thì lúc nào làm chả được. Anh biết chuyện con ốc sên đi dự đám cưới rồi chứ. Nó lên đường và đến nơi thì đã là lúc đứa con chịu lễ rửa tội. Đến trước nhà, nó va vào tường, bèn nói : “Vội vàng là không hay”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:27:17 | Xem tất
Con quỷ và bà nó

Ngày xưa xảy một cuộc chiến tranh lớn. Nhà vua có rất nhiều Lính, trả lương cho họ quá ít, không đủ để sống. Có ba người lính Bèn rủ nhau đào ngũ.
    "Nếu họ bắt được chúng ta, họ sẽ treo cổ chúng ta. Vậy thì làm Thế nào bây giờ?", người thứ nhất nói.
    Người thứ hai nói:
    - Cách anh hãy trông cánh đồng lúa bát ngát kia. Nếu chúng ta Trốn trong đó thì không ai có thể tìm thấy được chúng ta. Quân đội Không được phép sục vào ruộng lúa. Ngày mai thì đơn vị mình đã Chuyển quân đi nơi khác.
    Thế là họ chui vào ruộng lúa, nhưng quân đội không di chuyển Đi đâu mà ở nguyên vị trí chung quanh đó. Ba người lính trốn trong Ruộng lúa hai ngày, hai đêm. Họ đói lả như sắp chết đến nơi. Họ Không dám ló ra vì sợ chết. Họ bảo nhau: "Trốn trong ruộng lúa này Không được tích sự gì cả. Chúng ta sẽ chết và thối rữa ra ở đây mất Thôi".
    Đúng lúc đó, có một con rồng lửa bay trên trời qua đó. Nó xà Xuống gần họ và hỏi tại sao lại trốn ở đấy. Họ trả lời: "Chúng tôi là Ba người lính, chúng tôi đào ngũ vì lương ít quá. Giờ thì chúng tôi Sẽ chết đói ở đây hoặc người ta sẽ treo cổ chúng tôi nếu chúng tôi ra Khỏi đây"
    - Nếu các anh đồng ý phục vụ ta bảy năm, Rồng nói, ta sẽ đưa Các anh lên cao, bay qua cả cánh quân lớn mà không ai chạm được Vào các anh.
    - Chúng tôi làm gì có quyền lựa chọn, đành bằng lòng thôi. Họ Trả lời.
    Rồng quắp họ vào móng, đưa họ khỏi cánh quân khá xa, rồi lại Để họ xuống đất. Rồng đâu phải ai khác, chính nó là con quỷ. Nó Đưa cho họ một cái roi nhỏ và bảo: "Các anh hãy tự đánh vào người Bằng cái roi này, ở trong người các anh sẽ tuôn ra số tiền mà các Anh cần có; các anh sẽ sống sung sướng như ông hoàng, tha hồ lên Xe xuống ngựa. Nhưng sau bảy năm, các anh sẽ thuộc về ta". Nó Đưa cho ba người lính một quyển sách và bảo ký tên vào đó. Nó lại Nói thêm:
    - Lúc đó sẽ ra cho các anh một câu đố, nếu giải được thì các anh Sẽ được tự do và thoát khỏi quyền lực của ta". Nói xong, con rồng Bay đi.
    Ba người lính bắt đầu sử dụng cái roi. Họ có nhiều tiền, họ đi May quần áo sang trọng và đi chu du thiên hạ. Ở đâu họ cũng sống Vui và xa hoa, lên xe xuống ngựa, ăn uống thỏa thích nhưng họ Không làm điều gì xấu. Thời gian trôi đi rất nhanh, và bảy năm sắp Qua. Hai người lính cảm thấy tim thắt lại vì sợ hãi. Trong khi đó, Người thứ ba vẫn còn nhìn mọi việc với khía cạnh tốt. Anh nói: "Các Cậu ạ, đừng sợ! Tớ có phải là đồ ngu đâu! Tớ sẽ giải được câu đố!" Họ cùng đi ra cánh đồng, ngồi xuống. Hai người đầu mặt mày rầu Rĩ.
    Lúc đó, có một bà già đi tới. Bà hỏi tại sao họ buồn thế? - "Dào ôi! Cụ biết thì có ích gì cho cụ đâu? Dù sao, cụ cũng không giúp gì Được chúng tôi!"
    - Biết đâu đấy! Cụ trả lời, - các anh hãy tin ta, hãy kể ta nghe Nỗi lo lắng của các anh.
    Họ kể với bà cụ là đã thành người hầu của con quỷ trong bảy Năm. Nó đã cung cấp cho họ tiền tiêu tha hồ, và họ sẽ thuộc hẳn về Nó nếu sau bảy năm, họ không giải được một câu đố. Bà già nói: "Nếu các anh muốn ta giúp đỡ, thì một người trong các anh phải Vào rừng. Anh ta sẽ đến một tảng núi bị sập, nom như một cái nhà. Anh ta phải vào trong nhà ấy và sẽ được giúp đỡ".
    Hai người lính đầu buồn rầu nói: "Có làm việc đó cũng không đi Đến đâu cả", rồi ngồi ỳ ra. Người thứ ba luôn luôn vui vẻ, đứng dậy Đi vào rừng; anh đi mãi cho tới khi tới cái nhà ở tảng núi sập. Trong Nhà có một cụ già ngồi như phỗng đá. Đó là người đàn bà của quỷ. Cụ hỏi anh, ở đâu đến và muốn gì. Anh kể cụ nghe những việc đã Qua. Vì anh được lòng bà cụ nên cụ thương hại anh và hứa sẽ giúp Anh. Cụ nhấc hòn đá to che lối vào một cái hầm và bảo: "Anh hãy Trốn vào đấy. Anh sẽ nghe thấy mọi lời nói. Hãy bình tĩnh và đừng Có bị kích thích, khi rồng về, ta sẽ hỏi nó về câu đố. Nó sẽ nói hết Với ta. Còn anh, anh hãy lắng nghe các câu nó trả lời".
    Đến nửa đêm, rồng về và đòi ăn. Bà nó dọn ra bàn ăn rượu và Đồ nhắm để nó vui lòng. Họ cùng nhau ăn uống. Trong khi nói Chuyện, bà nó hỏi nó về các chuyện xảy ra trong ngày, và nó đã Chiếm được bao nhiêu linh hồn. "Hôm nay, cháu không gặp may - Nó trả lời. Nhưng cháu đã bắt được ba thằng lính, chắc chắn cháu Sẽ chiếm được linh hồn những thằng này" - "Ba người lính à! Bà cụ Hỏi, đó là những trai tráng, có thể chúng nó sẽ thoát tay mày".
    Con quỉ nói với giọng khinh miệt: "Chúng thuộc về cháu mà. Cháu sẽ ra cho chúng một câu đố mà chúng không giải được"
    - "Câu Đố thế nào?" bà hỏi.
    - Để cháu nói và nghe: ở biển Bắc bao la có một con mèo biển Chết, nó sẽ được mang rán và cháu sẽ cho chúng ăn. Một cái xương Sườn cá voi sẽ dùng làm thìa và một cái móng ngựa cũ dùng làm cốc Cho chúng uống rượu vang.
    Khi con quỉ đi ngủ, người bà nhấc hòn đá lên, cho người lính ra.
    - Anh đã nghe thấy hết chưa?
    - Thưa cụ rồi ạ, cháu đã biết kha khá và cái đó sẽ giúp cháu. Anh lính trèo qua cửa sổ không một tiếng động, và vội vào đi Tìm các bạn. Anh kể cho họ nghe là người bà sẽ giương bẫy lừa con Quỷ thế nào và anh đã học được cách giải câu đố. Cả bọn đều vui vẻ, Mặt mày hớn hở, cầm roi đánh vào người và tiền vung ra khắp bốn Phía.
    Bảy năm đã trôi qua. Con quỷ mang quyển sách đến, chỉ cho họ Những chữ ký và bảo:
    - Ta sẽ dẫn các anh xuống địa ngục, ở đấy các anh sẽ được ăn Một bữa. Nếu các anh đỗán sẽ được ăn thịt gì rán, thì các anh sẽ Được tự do và được giữ lại cả cái roi nữa.
    Lúc đó người lính thứ nhất bắt đầu nói:
    - Ở biển Bắc bao la, có một con mèo biển chết. Chắc chắn nó sẽ Được rán cho bọn tôi ăn.
    - Con quỷ nổi giận, nói "Hừ! Hừ! Hừ!" và hỏi người lính thứ hai: "Nhưng các anh lấy gì làm thìa?"
    - "Một cái sườn con cá voi sẽ dùng Làm thìa". Con quỉ tái mặt đi, lại làu nhàu ba lần: "Hừ! Hừ! Hừ!" và Bảo người lính thứ ba: "Anh có biết là cái gì sẽ dùng làm cốc uống Rượu vang không?"
    - "Một cái móng ngựa cũ sẽ dùng làm cốc uống Rượu vang cho chúng tôi".
    Quỷ liền bay đi và thét to lên. Nó không còn quyền lực gì đối Với ba người lính. Còn ba người lính thì giữ lại được cái roi, họ làm Ra rất nhiều tiền tùy theo ý muốn và sống sung sướng đến hết đời. Các em vừa đọc được câu chuyện nói về sự thông minh của con Người. Không có thế lực nào có thể thắng được con người cho dù đó Là quỷ, một nhân vật huyền thoại có sức mạnh siêu nhiên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách