Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: santhelena
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Khác] Totto-chan Cô Bé Bên Cửa Sổ | Kuroyanagi Tetsuko

[Lấy địa chỉ]
61#
 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:42:36 | Chỉ xem của tác giả
Sa-y-ô-na-ra, Sa-y-ô-na-ra



Trường Tô-mô-e bị cháy rụi vào ban đêm. Mi-y-ô-chan cùng em là Mi-sa-chan và mẹ, ở ngay trong ngôi nhà sát trường - chạy được ra trại Tô-mô-e gần hồ ở đền Ku-hon-but-su an toàn.

Các máy bay B20 ném nhiều bom cháy, nhiều quả rơi vào các toa tàu dùng làm lớp học.
Ngôi trường đã từng là ước mơ của thầy hiệu trưởng bị ngập chìm trong lửa. Thay vào các âm thanh tiếng cười, tiếng hát của học sinh mà ông rất mực yêu quý, trường học đang sập xuống trong tiếng lửa cháy khủng khiếp: Ngọn lửa không sao dập tắt được đã thiêu trụi cả trường học. Ngọn lửa đốt sáng rực cả Gi-y-u-gao-ka.

Giữa cảnh tượng đó thầy hiệu trưởng vẫn đứng trên đường và nhìn ngọn lửa thiêu đốt Tô-mô-e. Ông vẫn mặc bộ com-lê đen tiều tuy. Ông đứng đó, hai tay cho vào túi áo ông quay sang hỏi cậu con trai là Tô-mô-e, sinh viên đại học đứng ngay cạnh ông:
- Ta sẽ lại xây kiểu trường nào hở con?

Tô-mô-e lặng đi không nói.

Lòng yêu trẻ của ông và lòng yêu nghề của ông còn mạnh hơn cả những ngọn lửa đang bao phủ trường học. Ông thấy lòng nhẹ đi.

Tôt-tô-chan đang nép mình nằm giữa bao nhiêu là người lớn trong một con tàu chật ních người sơ tán.

Con tàu thẳng hướng đông bắc. Nhìn bóng tối bên ngoài khung cửa sổ, em nhớ lại lời nói chia tav của thầy hiệu trưởng: "Chúng ta sẽ lại gặp nhau", và những lời thầy hay nói với em: "Em biết đấy, em thực sự là một cô bé ngoan". Em không muốn quên những lời nói ấy. Em thiếp ngủ trong sự suy nghĩ chắc chắn răng em sẽ gặp lại ông Kô-ba-y-a-si.
Con tàu ầm ầm lăn bánh trong đêm tối mang theo các hành khách, lòng tràn đầy băn khoăn lo lắng.

(l) Tiếng Nhật, nghĩa là "Tạm biệt"
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

62#
 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:45:39 | Chỉ xem của tác giả
LỜI KẾT



Những người bạn ấy của tôi, những người cùng đi với tôi trên con "tàu" lớp học đó, bây giờ đang làm gì?

A-ki-ra Ta-ka-ha-si
Ta-ka-ha-si, cậu học sinh được tất cả các giải thưởng trong Ngày hội thể thao, không lớn hơn tý nào, nhưng được vinh dự vào học một trường trung học ở Nhật nổi tiếng về đội bóng bầu dục. Cậu ta lên học tiếp ở trường Đại học Minh Trị và được cấp bằng kỹ sư điện tử.

Bây giờ anh phụ trách nhân sự một công ty điện tử lớn gần hồ Ha-ma-na, miền trung Nhật Bản. Anh điều hòa nhân lực, nghe ngóng các ý kiến và giải quyết các vướng mắc. V bản thân chịu thiệt thòi nhiều, anh rất hiểu các vấn đề của người khác, tính tình vui vẻ và cách sống dễ gần gũi của anh hẳn đã giúp đỡ anh rất nhiều. Là một chuyên gia kỹ thuật, anh cũng tham gia đào tạo thanh mên sử dụng các máy móc lớn có mạch thích hợp.

Tôi đã đến Ha-ma-mat-su để thăm Ta-ka-ha-si cùng vợ anh - một người phụ nữ hiền hậu, hết mức hiểu chồng và đã nghe nói về Tô-mô-e đến mức chị tưởng như chính mình cũng học tại đó. Chị cam đoan với tôi rằng Ta-ka-ha-si không hề có mặc cảm gì về hình dáng bé nhỏ của mình. Tôi chắc chắn chị có lý.

Mặc cảm, nếu có, sẽ làm cho sinh hoạt của anh rất khó khăn tại các trường trung học và Đại. học nổi tiếng mà anh đã theo học và khó tạo được cho anh điềư kiện làm việc như hiện nay trong phòng nhân sự.

Tả lại ngày đầu tiên khi đến Tô-mô-e, Ta-ka-ha-si nói là anh ta cảm thấy thoải máì ngay lập tức, khi thấy nhiều người khác cũng có những hạn chế về thể chất như mình. Từ lúc đó, anh không còn bị day dứt, dằn vặt nữa và việc đi học thích thú đến mức không hề bao giờ anh mụốn ở nhà. Anh nói với tôi ban đầu anh rất ngượng khi bơi trần truồng ở ngoài ao, nhưng lúc anh ta cởi quẩn áo từng thứ một, thì anh cũng trút bỏ dần dần e thẹn, ngượng ngùng của mình. Thậm chí, anh tự tin đến mức không ngại đứng trước các bạn khác để phát biểu vào lúc ăn trưa.

Anh kể cho tôi nghe ông Kô-ba-y-a-si đã khu ến khích anh nhảy qua những ngựa gỗ cao hơn mình, luôn luôn làm anh tin rằng có thể nhảy qua được, tuy nhiên bây giờ. anh có ngờ rằng có lẽ ông Kô-ba-y-a-si đã đỡ anh nhảy qua những con ngựa gỗ - nhưng mãi đến phút cuối cùng, anh vẫn tin rằng tất cả là do công lao của anh cả. Ông Kô-ba-y-a-si đã truyền cho anh niềm tin, khiến anh hiểu được niềm vui không gì tả nổi của sự thành công. Hễ khi anh cố giấu mình ở phía sau là thầy hiệu trưởng lại tìm cách đưa anh ra phía trước để anh phải phát huy một thái độ tích cực đối với cuộc sống, dù muốn hay không muốn. Anh vẫn còn nhớ sự phấn khởi khi giành được tất cả những phần thưởng ấy. Đôi mắt anh sáng lên và có ý thức hơn bao giờ hết, anh nhớ lại những ngày sống hạnh phúc ở Tô-mô-e.

Một hoàn cảnh gia đình tốt hẳn đã đóng góp nhiều để Ta-ka-ha-si phát triển thành một con người tốt như thế. Tuy nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa, ông Kô-ba-y-a-si đã có một cách nhìn rất xa, rất rộng khi đối xử với chúng tôi. Cũng như ông thường nói với tôi:"Em biết đấy, em thật là một cô bé ngoan", sự động viên của ông đối với Ta-ka-ha-si: "Em có thể làm được việc ấy" là một nhân sự quyết định sự hình thành cuộc đời của bạn ấy.

Khi tôi rời Ha-ma-mat-su, Ta-ka-ha-si có nói với tôi một điều mà tôi đã quên khuấy di mất. Anh bảo là khi đi học ở Tô-mô-e, anh thường bị các học sinh trường khác bắt nạt, tròng ghẹo và đến trường mặt mũi ỉu xìu xìu; ngay lập tức tôi đã hỏi anh xem bọn trẻ nào đã trêu anh và thế là vụt một cái tôi đã chạy ra khỏi cửa.

Một lúc sau tôi lại chạy về, cam đoan với anh mọi việc sẽ dâu vào đấy, từ nay sẽ không đứa nào dám trêu anh nữa.

Lúc chúng tôi chia tay, anh nói:
- Lúc ấy bạn làm tôi rất phấn khởi ấy thế mà tôi đã quên đấy. Cảm ơn bạn Ta-ka-ha-si.

My-y-ô-chan (Mi-y-ô Ka-na-hô)
Mi-y-ô-chan, con gái thứ ba của ông Kô-ba-y-a-si, tốt nghiệp khoa giáo dục trường Cao đẳng âm nhạc Ku-ni-ta-chi và bây giờ dạy nhạc ở trường tiểu học thuộc trường cao dẳng. Cũng như cha, chị thích dạy các học sinh nhỏ. Từ khi chị mới lên ba tuổi, ông Kô-ba-y a-si đã quan sát thấy Mi-y-ô-chan đi và chuyển động thân thể theo nhịp âm nhạc cũng như khi học nói và điều này giúp ông nhiều trong việc dạy bảo học sinh.
Sac-kô Mat-su-y-a-ma (bây giờ là bà Sai-tô)

Hôm tôi đến Tô-mô-e, thì Sac-kô-chan, cô gái có đôi mắt to, mặc cái áo ngoài có thêu con thỏ vào học một trường mà dạo đó nữ sinh rất khó vào học - bây giờ là trường Trung học Mi-ta. Sau đó, chị theo học khoa Anh tại Trường Đại học Phụ nữ Cơ đốc giáo và hiện nay vẫn công tác tại đấy. Chị phát huy tốt những kinh nghiệm mà chị thu nhận được ở Tô-mô-e, trong các trại hè của trường này.

Chị xây dựng gia đình với một người mà chị gặp khi họ leo núi Hô-ta-ka ở trong dãy núi cao của Nhật Bản. Họ đặt tên cho con trai là Y-a-su-ta-ka, hai âm sau của tên là để kỷ niệm tên núi nơi hai người gặp nhau.

Tai-gi Y-a-ma-nu-chi
Tai-chan, người nói là sẽ không lấy tôi, đã trở thành một nhà vật lý nổi tiếng của Nhật. Anh sống ở Mỹ, một ví dụ về hiện tượng "chảy máu chất xám".

Anh tốt nghiệp bộ môn vật lý, trường Đại học sư phạm Tô-ky-ô. Sau khi đỗ thạc sĩ khoa học, anh sang Mỹ theo học bổng trao đổi ở Fun-bơ-rai-tơ (Fulbright) và năm năm sau nhận học vị tiến sỹ tại đại học Rô-che-stơ Anh ở lại trường tiến hành nghiên cứu về vật lý thực nghiệm năng lượng cao. Hiện nay, anh công tác tại phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia Phéc-mi (Fermi) ở bang I-li-noi (Illinois), là phòng thí nghiệm lớn nhất thế giới, ở cương vị phó giám đốc. Đó là một phòng thí nghiệm nghiên cứu, gồm những người giỏi nhất của 53 trường đại học Mỹ và là một tổ chức khổng lồ với một trăm bốn lăm nhà vật lý và một ngàn bốn trăm cán bộ kỹ thuật, qua đó các bạn thấy Tai-chan là một bậc kỳ tài như thế nào. Phòng thí nghiệm đã được cả thế giới chú ý vì ở đấy người ta tạo được một tia năng lượng cao năm trăm tỉ ê-lêc-tơ-rô-vôn.

Gần đây, Tai-chan với sự cộng tác của một giáo sư ở đại học Cô-lum-bi-a đã tìm ra một cái gì đó gọi là up-si-lin. Tôi chắc chắn Tai-chan rồi sẽ được giải thưởng Nô-ben.
Tai-chan lấy một cô gái có tài, tốt nghiệp loại ưu về toán ở trường đại học Rô-che-stơ. Với đầu óc như vậy Tai-chen chắc chắn sẽ đi xa, bất kể anh đã học ở trường tiểu học nào. Nhưng tôi nghĩ rằng cái phương pháp ở trường Tô-mô-e để học sinh học các bộ môn theo một trật tự các em thích, có lẽ đã đóng góp vào việc phát triển tài năng của anh. Bây giờ nghĩ lại tôi không thể nhớ anh đã làm gì trong giờ học, ngoài những công việc bận bịu với những đèn cồn, bình và ống nghiệm, hay với các cuốn sách có vẻ rất khó hiểu về khoa học và vật lý.

Ku-ni-ô Oe
Oe, cậu học sinh kéo bím đuôi sam của tôi, bây giờ là một chuyên gia hạng nhất của Nhật Bản về phong lan Viễn Đông, một củ giá trị có đến hàng vạn đô-la.

Lĩnh vực công tác của anh là một lĩnh vực chuyên môn đặc biệt, ở đâu người ta cũng cần Oe và anh đã di khắp nước Nhật. Cũng thật khó khăn lắm tôi mới túm được anh qua điện thoại và đã nói với anh mấy câu chớp nhoáng:
- Sau Tô-mô-e anh học trường nào?
- Tôi không đi đâu cả.
- Anh không đi đâu cả à? Anh chỉ học ở Tô-mô-e thôi à?
- Đúng thế.
- Trời ơi? Thế thậm chí anh cũng không học qua trung học nữa sao?
- Có chứ, tôi có học một vài tháng ở trường trung học Oi-ta, thế rồi đi sơ tán ở Ku-u-su.
- Nhưng không học hết trung học bắt buộc?
- Đúng, tôi không học hết.

Tôi nghĩ: "Trời ơi! Sao cậu ta lại thảnh thơi thoải mái thế nhỉ!" Trước chiến tranh, cha Oe có một trại ươm cây rất lớn bao quanh suốt cả một vùng gọi là Tô-đô-rô-ki ở tây nam Tô-ky-ô, nhưng sau đó đã bị bom phá huỷ hết cả. Bản chất thanh thản của Oe được thể hiện rất rõ trong phần còn lại của cuộc nói chuyện khi anh chuyển hướng câu chuyện.
- Bạn có biết hoa gì thơm nhất không? Theo ý tôi, hoa phong lan xuân Trung Quốc (Cymbidium virescens) thơm nhất. Không hương thơm nào sánh kịp nó đâu.
- Thế nó có đắt lắm không?
- Có thứ đắt, có thứ rẻ.
- Trông nó thế nào?
- Ồ nó không rực rỡ lắm, hơi kín đáo là đằng khác. Nhưng đấy lại chính là vẻ đẹp của nó.

Anh chẳng thay đổi gì. Nghe giọng nói thoải mái của Oe, tôi nghĩ: "Không tốt nghiệp phổ thông trung học. Chẳng sao cả. Anh ta cứ làm việc và thật sự tin tưởng vào bản thân mình" Thực tế đó đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc.

Ka-giu-ô A-ma-đê-ra
A-ma-đê-ra yêu quý loài vật, muốn trở thành bác sĩ thú y và đã có một trang trại. Không may, cha anh chết bất ngờ, và anh phải đổi hẳn hướng đi của cuộc đời, thôi học trường thú y và chăn nuôi, đại học Ni-hon, vào làm việc tại bệnh viện Kê-i-ô. Hiện nay anh công tác tại bệnh viện Trung ương của Lực lượng tự vệ phụ trách khám lâm sàng.

Ai-kô Sai-sô (bây giờ là bà Ta-na-ka)
Ai-kô Sai-sô, có người ông họ là Đô dốc hải quân Tô-gô chuyển đến Tô-mô-e từ trường tiểu học thuộc Ao-y-ô--ma Ga-kui-u. Tôi vẫn thường nghĩ về chị trong những ngày đó như một thiếu nữ hết sức điềm tĩnh, đúng mức. Có lẽ do chị đã mất cha - một thiếu tá của trung đoàn cận vệ thứ ba, chết trận ở Mãn Châu.

Sau khi tốt nghiệp trường Nữ học Ka-ma-ku-ra, Ai-kô lấy một kiến trúc sư. Bây giờ, cả hai con trai của chị đều đã lớn và đi làm, chị dành nhiều thời gian rảnh rỗi làm thơ.

Tôi nói:
- Thế là chị lại tiếp tục và phát huy truyền thống của người bà con nổi tiếng là một nữ thi sĩ được tặng thưởng thời triều đại Minh Trị Thiên Hoàng.
- Ồ đâu có - chị trả lời với một nụ cười lúng túng.
- Chị vẫn khiêm tốn như khi chị ở Tô-mô-e vậy, - tôi nói, - và cũng vẫn quý phái như thế.

Nghe vậy, chị mới nói như để trả lời:
- Chị biết đấy, bây giờ tôi cũng vẫn như khi tôi đóng vai Ben-kây vậy!

Giọng nói của chị làm tôi nghĩ rằng gia đình chị hẳn phải rất hạnh phúc đầm ấm.
Kây-kô Ao-ki (bây giờ là bà Ku-na-ba-ra)
Kây-kô-chan, người có những con gà biết bay, lấy chồng là giáo viên trường tiểu học thuộc trường đại học Kây-ô. Con gái chị đã đi ở riêng.

Y-ôi-chi Mi-gi-ta
Mi-gi-ta, cậu học sinh cứ hứa sẽ mang bánh bao đám ma đến cho cả lớp, có bằng trồng trọt, nhưng anh vẫn thích vẽ, nên lại quay về học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Mu-sa-chin. Bây giờ anh quản lý công ty thiết kế tạo hình của anh.

Ry-ô-chan
Ry-ô-chan, người gác trường đi tham gia chiến đấu đã trở về bình yên vô sự. Năm nào, vào ngày 3-11, anh cũng về dự ngày hội trường Tô-mô-e.


THE END
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách