Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: santhelena
Thu gọn cột thông tin

[Khác] Totto-chan Cô Bé Bên Cửa Sổ | Kuroyanagi Tetsuko

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:33:29 | Xem tất
Dải băng buộc tóc



Một hôm, vào lúc nghỉ ăn cơm trưa, sau khi các học sinh ăn xong, Tôt-tô-chan đang nhảy lò cò qua phòng họp thì gặp thầy hiệu trưởng. Kể cũng hơi kỳ lạ khi nói là em gặp thầy vì thầy ở chỗ các em suốt buổi ăn trưa, nhưng nói gặp thầy vì thầy đi ngược chiều với em.

Thầy hiệu trưởng nói:
- Ồ, em đấy à? Thầy muốn hỏi em một điều.
- Thưa thầy, điều gì thế ạ? - Tôt-tô-chan hỏi lại, rất mừng là có thể giúp ích được cho thầy.
- Em mua cái dải băng kia ở đâu? - Thầy vừa hỏi vừa nhìn cái nơ hoa trên mái tóc em.

Những lời nói đó làm nét mặt Tôt-tô-chan rạng rỡ hơn bao giờ hết. Em đã cài cái nơ đó từ ngày hôm trước. Em đã tự tìm thấy nó đấy. Em đến gần để thầy hiệu trưởng có thể trông rõ cái dải băng hơn.

Em nói một cách tự hào:
- Thưa thầy, cái nơ ấy ở trên bộ đồng phục học sinh cũ của cô em. Em nhận thấy nó khi cô em cất bộ áo vào trong ngăn kéo và cô em đã cho em. Cô em nói em tinh mắt lắm.
- À ra vậy, - thầy hiệu trưởng nói, đầy tư lự.

Tôt-tô-chan rất tự hào về dải băng đó. Em kể với thầy là đã đến thăm cô và may thấy cô đang phơi quần áo. Trong đó có cái váy xếp nếp, màu mận chín, dài, cỡ cô mặc khi còn là học sinh. Khi cô cất đi, Tôt-tô-chan trông thấy có cái gì đèm đẹp trên đó.
- Cái gì kia cô?

Nghe Tôt-tô-chan hỏi, eô dừng lại. Cái đẹp đẹp đó hóa ra là cái dải bặng đính ở phía sau chỗ thắt lưng.

Cô giải thích:
- Đính như vậy để trông đằng sau cho đẹp. Dạo ấy, ai cũng muốn tự móc một dải đăng ten hay một dải băng lớn tết thành một cái nơ to.
Người cô nhận thấy Tôt-tô-chan vừa nghe, vừa vuốt ve cái nơ đó một cách thèm muốn, nên nói:
- Cô cho cháu cái nơ đấy. Cô chẳng dùng nó nữa đâu!

Cô lấy kéo, cắt những sợi chỉ đính cái nơ vào váy và đưa nó cho Tôt-tô-chan. Thế là em có cái nơ. Mà cái nơ đẹp thật. Nơ to và bằng lụa tốt, lại có cái đóa hoa hồng và các kiểu trang trí kết vào đó. Khi tết lại, nó to và cứng thành một cái nơ lớn bằng đầu Tôt-tô-chan. Cô nói đây là lụa ngoại.

Trong khi nói, Tôt-tô-chan thỉnh thoảng lại khẽ lắc đầu để thầy hiệu trưởng nghe thấy tiếng xoàn xoạt của cái nơ. Nghe hết chuyện em kể, thầy nhìn cái nơ, vẻ hơi buồn buồn.

Ông nói:
- À ra là như vậy. Hôm qua Mi-y-ô-chan nói là muốn có một cái nơ như của em; thầy đã đi khắp cả các hiệu bán dải băng ở Gi-y-u-gao-ka mà không hiệu nào có cả. À ra là như vậy. Nó là hàng ngoại nhỉ?

Khuôn mặt của ông bây giờ đúng là một người cha ưu phiền vì bị con gái quấy nhiễu chứ không phải là của một ông hiệu trưởng.
- Này Tôt-tô-chan, giá em đừng cài cái nơ này khi đi học thầy sẽ cám ơn em lắm. Em xem đấy, Mi-y-ô-chan cứ làm rầy thầy nhiều quá. Em thấy có được không?

Tôt-tô-chan đứng khoanh tay suy nghĩ. Rồi em trả lời rất nhanh:
- Thưa thầy, được ạ. Em sẽ không cài nơ này khi đi học nữa.

Thầy hiệu trưởng nói:
- Cám ơn em!

Tôt-tô-chan cũng hơi buồn, nhưng nghĩ đến chuyện thầy hiệu trưởng cứ phải suy nghĩ, ưu tư, em đã đồng ý. Một lý do nữa là khi tưởng tượng một người lớn - thầy hiệu trưởng đáng kính của em - lại cứ phải đi tìm gần tìm xa khắp các cửa hiệu bán dải băng, em thấy thương thương thế nào ấy. Đấy, ở trường Tô-mô-e cách ăn ở với nhau là như vậy đấy!

Sáng hôm sau, lúc mẹ vào phòng Tôt-tô-chan để quét tước sau khi em đã đi học, bà thấy dải băng được buộc quanh cổ con gấu bông mà Tôt-tô-chan rất thích.
Bà cứ thắc mắc tại sao bỗng nhiên em lại không cài cải nơ em sướng rơn khi có được nó. Bà cảm thấy con gấu bông màu ghi xám như hơi ngường ngượng vì bỗng nhiên lại được trang sức đẹp đến như vậy.

Đi thăm thương binh

Đây là lần đầu tiên, Tôt-tô-chan đến thăm một bệnh viện thương binh. Em đi cùng khoảng ba mươi học sinh tiểu học ở các trường khác nhau mà em không quen biết. Đây là một phần của kế hoạch được tổ chức trong cả nước. Thường thường mỗi trường được cử hai hay ba học sinh, nhưng những trường nhỏ như trường Tô-mô-e chỉ cử một và cả nhóm được đặt dưới sự chỉ đạo của một giáo viên dạy ở những trường đó. Thế là Tôt-tô-chan đại diện cho trường Tô-mô-e.

Phụ trách là một cô giáo người mảnh khảnh, đeo kính. Cô dẫn các em vào một buồng bệnh có chừng mười lăm thương binh mặc pi-gia-ma trắng, người nằm, người đi đi lại lại. Trước khi đến, Tôt-tô-chan vẫn thắc mắc không biết các thương binh trông như thế nào, nhưng gặp họ, thấy ai nấy đều mỉm cười, lại vẫy vẫy tay và xem ra vui vẻ, em nhẹ nhõm cả người, mặc dù một vài người còn bị băng quấn kín đầu.

Cô giáo tập trung tất cả học sinh ở giữa buồng bệnh và phát biểu với các thương binh:
- Chúng tôi đến thăm các anh, - cô nói và các học sinh cúi đầu chào. - Vì hôm nay là ngày 5 tháng 5 -Ngày Thiếu nhi - chúng tôi xin hát bài "Cờ đuôi nheo cá chép", - cô giao hai cánh tay lên như một nhạc trưởng và nói với các em. - Nào, các em sẵn sàng chưa? Ba, bốn, - rồi bắt đầu đánh nhịp.

Học sinh tuy không quen biết nhau nhưng toàn nhóm đều hát hết mình:

Trên hằng hà sa số các mái nhà.

Trên biển…

Tôt-tô-chan không biết bài hát này vì ở trường Tô-mô-e các thầy không dạy. Em ngồi ở mép giường của một thương binh có bộ mặt hiền hậu đang chăm chú nghe các em hát, trông có vẻ ngường ngượng. Khi bài hát chấm dứt, cô giáo dõng dạc tuyên bố.
- Bây giờ chúng tôi sẽ hát bài "Ngày hội Búp bê".

Các em hát rất hay. Tất cả, trừ Tôt-tô-chan.
- Nào chúng ta hãy thắp đèn lên

Thắp từng chiếc một…

Tôt-tô-chan đành cứ ngồi im.

Khi các em dã hát xong, ai nấy đều vỗ tay. Cô giáo mỉm cười và nói:
- Bây giờ, chúng ta hát bài "Con ngựa con và con ngựa mẹ" nhé? Nào tất cả. Ba, bốn… - và cô lại bắt nhịp.

Tôt-tô-chan cũng không biết bài này. Khi các học sinh đã hát xong, người thương binh ở giường Tôt-tô-chan đang ngồi bỗng xoa đầu em và hỏi:
- Sao cháu không hát?

Tôt-tô-chan cảm thấy có lỗi quá. Em đã đến thăm thương binh mà thậm chí không hát cho họ nghe một bài nào. Nghĩ thế, em đứng dậy, đứng ra xa giường một chút, và nói một cách bạo dạn:
- Bây giờ cháu xin hát một bài cháu biết.

Đây là một tiết mục không nằm trong chương trình.

Cô giáo liền hỏi:
- Em sẽ hát bài gì?

Nhưng Tôt-tô-chan đã lấy hơi và bắt đầu hát. Cô giáo đành phải đợi.

Vì em đại diện cho trường Tô-mô-e, em nghĩ nên hát bài mà nhiều người biết nhất của trường. Thế là sau khi lấy hơi, em hát:
Ăn phải nhai,
Nhai, nhai, nhai cho kỹ…

Một vài học sinh cười. Một vài em khác hỏi người bên cạnh:
- Bài gì đấy nhỉ? Bài gì đấy nhỉ?

Cô giáo bắt đầu đánh nhịp, nhưng không biết thật sự là nhịp gì, nên cứ giơ tay đưa đi đưa lại, Tôt-tô-chan hơi luống cuống, nhưng em hát hết sức mình:
Nhai kỹ, nhai kỹ, nhai kỹ, nhai kỹ
Cơm, cá, thịt…!

Hát xong, Tôt-tô-chan cúi đầu chào. Khi ngẩng đầu lên, em ngạc nhiên thấy khuôn mặt chú thương binh đầm đìa nước mắt. Em nghĩ rằng mình đã làm một việc gì sai trái. Nhưng chú thương binh trông già hơn bố một chút, lại xoa đầu em và nói:
- Cám ơn em! Cám ơn em!

Chú thương binh vẫn xoa đầu em và khóc. Cô giáo liền nói một cách hân hoan, cố gắng làm cho chú vui:
- Bây giờ, chúng ta sẽ đọc thư viết cho các chú thương binh.

Các học sinh lần lượt đọc to các bức thư, Tôt-tô-chan ngẩng nhìn chú thương binh. Mũi và mắt chú đỏ hoe, nhưng chú cười. Tôt-tô-chan cười lại và em nghĩ:
"Mình rất vui, chú thương binh đã cười".

Điều gì đã làm chú khóc, chỉ có chú mới hiểu. Có thể chú có một con gái nhỏ như Tôt-tô-chan. Hoặc có thể chú cảm thấy vì sự cố gắng hát hay hết sức mình của em. Hay cũng có thể do những điều tai nghe mắt thấy ở mặt trận, chú biết là cảnh đói rét chẳng còn xa mấy, và cứ nghĩ về chuyện em bé gái này đang hát bài: "Nhai cho kỹ" nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ chẳng còn gì để mà nhai, điều ấy cũng có thể làm chú rất buồn. Lại cũng có thể chú thương binh kia đã thấy trước rằng chẳng bao lâu nữa những sự kiện khủng khiếp nào đó sẽ nhận chìm ngay chính những cháu bé này.

Các học sinh đang đọc những bức thư của mình, có lẽ đã không nhận ra điều đó, nhưng cuộc chiến tranh Thái Bình Dương vẫn đang được ráo riết tiến hành.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:35:56 | Xem tất
Vỏ cây đoán sức khoẻ



Đưa chiếc vé tàu buộc vào dây đeo quanh cổ cho người soát vé - mà em rất quen - Tôt-tô-chan đi ra cửa và ra khỏi ga Gi-y-u-gao-ka.

Em thấy một điều rất hay. Một thanh niên đang ngồi xếp chân vòng tròn trên một cái chiếu sau một đống rất to trông như những mảnh vỏ cây. Năm, sáu người đang đứng xung quanh xem anh ta. Tôt-tô-chan quyết định cũng đứng lại xem, vì anh ta đang nói:
- Xin các vị nhìn tôi cho kỹ, xin các vị nhìn tôi cho kỹ, - khi anh ta trông thấy Tôt-tô-chan, anh ta nói. - Điều quan trọng nhất đối với ta là sức khỏe. Mỗi buổi sáng, ta muốn biết mình khỏe hay không, cái vỏ cây này sẽ giúp ta. Sáng dậy, ta chỉ cần nhai một ít vỏ cây này. Nếu thấy đắng, thế là ta không được khỏe. Nếu không đắng thế là ta khỏe, ta không ốm. Cái vỏ cây này nó cho ta biết khỏe hay ốm, giá chỉ có hai mươi xu! Xin mời ông kia thử một chút.

Anh ta đưa miếng vỏ cây cho một người đàn ông gầy gò ông này rụt rè nhấm nhấm bằng răng cửa rồi hơi nghiêng nghiêng đầu nhìn miếng vỏ cây.
- Hình như hơi… hơi… đăng đắng…

Người thanh niên đứng dậy kêu lên:
- Thưa ông, nhất định là ông mắc một bệnh gì rồi. Ông phải cẩn thận. Nhưng không ngại, nó chưa đến nỗi trầm trọng. Ông nói nó mới chỉ hơi đăng đắng. Nào bây giờ mời bà, nhấm thử một chút xem nào.

Một bà có cái làn to đi chợ cầm một miếng vỏ to hơn và nhai thật mạnh. Bà ta nói một cách vui vẻ:
- Ờ, nó chẳng đắng tí nào!

Người thanh niên nói:
- Xin chúc mừng bà. Bà rất khỏe mạnh! - rồi anh ta cất giọng. - Nào, hai mươi xu đây? Hai mươi xu đây?

Chỉ hết có thế mà sáng nào ta cũng biết là mình khỏe hay yếu. Món hời! Món hời đây!
Tôt-tô-chan cũng muốn cắn thử một tí cái vỏ cây màu xám xám ấy, nhưng em thẹn quá không dám hỏi.

Em nói:
- Thế lúc tan học, anh còn ở đây không? - Còn chứ, - người thanh niên vừa nói vừa nhìn cô bé học sinh.

Tôt-tô-chan chạy vụt đi, cái cặp sách đập phành phạch vào lưng em. Em không muốn chậm vì em phải làm một việc trước khi lớp học bắt đầu. Em phải hỏi các bạn một điều ngay khi em đến lớp:
- Ai có thể cho mình vay hai mươi xu không?

Nhưng không ai có hai mươi xu cả. Một túi kẹo ca-ra-men dài chỉ có mười xu. Thật ra cũng không quá nhiều, vậy mà không ai có.

Mi-y-ô-chan hỏi:
- Để tớ hỏi bố mẹ tớ nhé?

Vào những lúc như thế này, may mắn Mi-y-ô-chan lại là con gái thầy hiệu trưởng. Nhà Mi-y-ô-chan gần ngay phòng họp tức là mẹ em cũng ở ngay trong trường.

Em nói với Tôt-tô-chan lúc ăn cơm trưa:
- Bố nói sẽ cho bạn vay nhưng bố muốn biết là để làm gì.

Tôt-tô-chan đi lên văn phòng.

Thầy hiệu trưởng vừa bỏ kính ra vừa nói:
- Em cần vay hai mươi xu để làm gì?
- Thưa thầy, em muốn mua một miếng vỏ cây có thể cho ta biết là khỏe hay yếu, - em trả lời ngay.

Câu trả lời gợi tính hiếu kỳ của thầy hiệu trưởng:
- Họ bán cái ấy, ở đâu?

Em vội vàng trả lời:
- Ở trước cửa ga.
- Thôi được, nếu em thích thì cứ mua một miếng. Nhưng phải nhấm thử một tí nhé!

Ông lấy ví ra khỏi túi áo vét-tông và để hai mươi xu vào lòng bàn tay Tôt-tô-chan.

Tôt-tô-chan nói:
- Em rất cảm ơn thầy. Em sẽ xin tiền mẹ em và trả lại thầy. Mẹ vẫn cho em tiền để mua sách. Nhưng nếu em muốn mua một cái gì khác, em phải hỏi trước. Vỏ cây đoán sức khỏe thì ai cũng cần nên em chắc mẹ em sẽ bằng lòng.

Khi tan học, Tôt-tô-chan nắm chặt hai mươi xu trong tay chạy vội đến nhà ga, anh thanh niên vẫn ở đó, rao to món hàng của mình. Khi trông thấy hai mươi xu trong tay Tôt-tô-chan, anh ta cười rạng rỡ:
- Em ngoan lắm? Nhất định bố mẹ sẽ bằng lòng.

Tôt-tô-chan nói:
- Cả Rốc-ky nữa.
- Rốc-ky là ai? - anh ta hỏi và chọn ra một miếng vỏ cho Tôt-tô-chan.
- Nó là con chó béc-giê Đức của gia đình.

Anh ta dừng lại, nghĩ một tí rồi nói tiếp:
- À chó à, ừ, với chó nó cũng công hiệu đấy. Nếu đắng, nó sẽ không thích và như thế là nó ốm đấy!

Anh thanh niên chọn ra một miếng vỏ cây rộng khoảng hai phân, dài khoảng mười hai, mười ba phân.
- Đây cứ mỗi sáng em nhấm một tí, nếu thấy đắng thì là em ốm đấy. Nếu không, tức là em khỏe như vâm.

Tôt-tô-chan về nhà, cẩn thận mang miếng vỏ cây quý báu gói trong giấy báo. Việc đầu tiên khi về đến nhà là cắn thử một tí. Vỏ cây khô và nháp nhưng không đắng. Thực tế, nó chẳng có mùi vị gì cả.
- Hoan hô! Con rất khỏe.

Mẹ vừa nói vừa cười:
- Thì con khỏe chứ sao. Có việc gì thế con?

Tôt-tô-chan giải thích. Mẹ cũng nhấm thử một tí vỏ cây - Nó không đắng.
- Thế là mẹ cũng khỏe!

Rồi Tôt-tô-chan ra chỗ con Rốc-ky, giơ giơ cái vỏ cây vào mồm nó. Lúc đầu, nó hít hít, sau, nó liếm.

Tôt-tô-chan nói:
- Mày phải cắn nó kia, rồi mới biết mày khỏe hay ốm.
Nhưng con Rốc-ky không cắn. Nó lấy chân gãi gãi phía sau tai, Tôt-tô-chan để cái vỏ cây sát hơn vào mõm nó.
- Nào, cắn thử xem nào. Nếu mày không khỏe thì thật khổ quá.

Miễn cưỡng, con Rốc-ky cắn một miếng vỏ ở ngoài rìa. Rồi nó lại hít hít, nhưng nó không có vẻ gì là không thích cả. Nó chỉ ngáp to.
- Hoan hô! Con Rốc-ky cũng khỏe!

Sáng hôm sau, mẹ cho Tôt-tô-chan hai mươi xu. Em đi thẳng đến phòng thầy hiệu trưởng và đưa ra cái vỏ.

Thầy hiệu trưởng nhìn một lúc như muốn nói: "Cái gì đấy? " Thế rồi ông trông thấy hai mươi xu Tôt-tô-chan nắm cẩn thận trong tay và ông nhớ ra.

Tôt-tô-chan nói:
- Thầy nhấm thử đi. Nếu đắng là thầy ốm đấy?

Thầy hiệu trưởng nhấm một tí. Sau đó ông xoay xoay cái vỏ cây, ngắm nghía một cách kỹ càng.
- Nó có đắng không ạ? - với vẻ lo âu, Tôt-tô-chan hỏi và nhìn vào khuôn mặt thầy hiệu trưởng.
- Nó chẳng có mùi vị gì cả, - Ông nói, trả lại Tôt-tô-chan miếng vỏ cây - Thầy khỏe, cảm ơn em.
- Hoan hô, thầy hiệu trưởng khỏe, em rất mừng.

Hôm ấy Tôt-tô-chan mời mọi người trong trường nhấm một tí vỏ cây, không một học sinh nào thấy đắng cả, như thế nghĩa là ai cũng khỏe mạnh. Tôt-tô-chan phấn khởi lắm.

Tất cả học sinh đi đến thầy hiệu trưởng và nói là các em đều khỏe mạnh, và đối với từng em một, thầy đều trả lời:
- Thế thì tốt quá!

Thầy hiệu trưởng hẳn phải biết ngay từ đầu. Ông sinh ra và lớn lên ở miền trung đất nước, huyện Gum-ma, cạnh con sông mà đứng từ đấy bạn có thể nhìn thấy núi Ha-ri-ma. Hẳn ông biết là vỏ cây ấy không đắng, dù là ai nhấm nó.
Nhưng thầy hiệu trưởng nghĩ rằng cứ nên để cho Tôt-tô-chan mừng là em thấy mọi người đều khỏe mạnh. Ông mừng là Tôt-tô-chan đã được giáo dục để trở nên người lo lắng đối với ai nói là vỏ cây ấy đắng.

Thậm chí Tôt-tô-chan còn ấn cả vỏ cây vào mồm một con chó lạc đường đi gần trường, suýt nữa bị chó cắn, nhưng em không sợ.

Em quát con chó:
- Nào, cắn đi, mày sẽ biết mày khỏe hay ốm. Nếu mày khỏe, thế là tốt.
Thế là em cố làm cho con chó lạ đó cắn một miếng vỏ. Nhảy lò cò xung quanh con chó, em reo:
- Hay lắm, mày cũng khỏe!

Con chó cúi đầu xuống như thể cám ơn rồi chạy biến đi.

Đúng như thầy hiệu trưởng đã đoán, người bán vỏ cây không bao giờ còn thò mặt đến Gi-y-u-gao-ka nữa.

Sáng sáng trước khi đi học, Tôt-tô-chan lấy miếng vỏ cây quý báu đó ở trong ngăn kéo ra - trông nó bây giờ cứ như đã bị một con hải ly to lớn gậm nhấm - và cắn một tí rồi vừa reo vừa đi ra khỏi nhà: "Tôi khỏe mạnh".

Và may mắn thay, Tôt-tô-chan rất khỏe mạnh.

Em bé nói tiếng Anh

Có một học sinh mới đến trường Tô-mô-e. Là học sinh tiểu học thì cậu ta cao lớn quá. Tôt-tô-chan thấy cậu ta giống như một học sinh lớp bảy. Quần áo cậu ta mặc ctĩng khác, cứ như là quần áo người lớn.

Sáng hôm ấy, thầy hiệu trưởng giới thiệu cậu học sinh mới ở sân trường.
- Đây là Mi-y-a-gia-ki. Em sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nên không nói thạo tiếng Nhật. Vì thế em đã đến trường Tô-mô-e, ở đây, em sẽ kết bạn dễ dàng hơn và học tập cũng thoải mái hơn. Bây giờ em ấy là bạn của các em. Chúng ta xếp em ấy vào lớp nào? Hay là vào lớp năm cùng với Ta-chan và các bạn khác? Các em thấy thế nào?
- Thế thì hay quá, - Ta-chan, rất giỏi vẽ, nói bằng một giọng kẻ cả.

Thầy hiệu trưởng cười và nói tiếp:
- Thầy nói là bạn ấy không thạo tiếng Nhật, nhưng rất giỏi tiếng Anh. Đề nghị bạn ấy dạy các em một ít tiếng Anh. Bạn ấy chưa quen với sinh hoạt ở Nhật, do đó các em sẽ giúp bạn ấy, có phải không nào? Và hỏi bạn ấy về sinh hoạt ở Mỹ. Bạn ấy sẽ kể cho các em nghe nhiều chuyện hay. Thôi, bây giờ thầy để bạn ấy ở lại dây với các em nhé!
Mi-y-a-gia-ki cúi chào các bạn cùng lớp, bạn nào người cũng nhỏ nhắn hơn cậu ta. Và tất cả các học sinh, chứ không phải chỉ có các học sinh trong lớp của Ta-chan, đều cúi đầu chào lại.

Đến giờ ăn trưa, Mi-y-a-gia-ki đi sang nhà thầy hiệu trưởng, các bạn khác cũng đi cùng với cậu ta. Và cứ thế cậu ấy đi cả giày vào nhà thầy. Tất cả học sinh đều quát lên:
- Cậu phải bỏ giày ra chứ!

Mi-y-a-gia-ki hình như ngạc nhiên:
- Chết, xin lỗi, - cậu ta vừa nói vừa bỏ giày ra.

Các học sinh bắt đầu góp ý với cậu ta, tất cả cùng nói một lúc:
- Vào phòng sàn có trải thảm và phòng họp, bạn phải cởi giày. Còn vào lớp học và thư viện, bạn có thể đi giày. Đến đền Ku-hon-but-su thì bạn có thể đi giày khi ở ngoài sân nhưng vào trong đền phải cởi giày.

Biết sự khác nhau giữa sinh hoạt ở Nhật và nước ngoài là rất lý thú.

Hôm sau, Mi-y-a-gia-ki mang đến trường một quyển sách tranh to của nước Anh. Các học sinh xúm quanh cậu ta vào lúc ăn trưa dể xem. Ai cũng ngạc nhiên. Chưa bao giờ họ thấy một quyển sách tranh đẹp như thế. Những sách tranh các em đã biết chỉ in màu đỏ tươi, xanh lá cây và vàng nhưng quyển sách này lại có cả màu da người hồng nhạt.

Còn màu xanh thì có nhiều sắc độ thật diễm lệ, trộn với màu trắng và xám, thành những màu không thể tìm thấy ở phấn màu và bút chì màu. Có rất nhiều màu ngoài hai mươi bốn màu tiêu chuẩn của hộp bút chì màu, thậm chí hộp bút chì đặc biệt bốn mươi tám màu của Ta-chan cũng không có. Còn về tranh thì bức đầu tiên là một con chó kéo một em bé sơ sinh bằng chính cái tã của bé. Điều gây ấn tượng là em bé trông không như vẽ mà da dẻ lại hồng hào, mịn màng như em bé thật.

Chưa bao giờ, các em thấy một quyển sách tranh to đến thế và in trên giấy bóng, dày và đẹp đến như thế.

Vẫn với tác phong dễ gần và chan hòa của mình Tôt-tô-chan đứng thật gần Mi-y-a-gia-ki và quyển sách tranh.

Mi-y-a-gia-ki đọc phần viết bằng tiếng Anh cho các bạn. Tiếng Anh đọc nghe thánh thót nhẹ nhàng ai nghe cũng thích. Rồi Mi-y-a-gia-ki lại bắt đầu vật lộn với tiếng Nhật..
Rõ ràng là Mi-y-a-gia-ki đã đem một cái gì đó mới và khác lạ đến trường học.

Cậu ta bắt đầu học.
- A-ka-chan là em bé.

Cả nhóm nhắc lại theo cậu ta:
- A-ka-chan là em bé.

Sau đó, Mi-y-a-gia-ki nói:
- Ut-su KU-si là đẹp, nhấn mạnh âm "KU" và bỏ âm cuối "i".

Các bạn khác nhắc lại:
- Ut-su-ku-SHII là đẹp.

Lúc ấy Mi-y-a-gia-ki nhận ra rằng mình phát âm tiếng Nhật sai:
- Đọc là Ut-su-ku-SHII. Đúng không?

Mi-y-a-gia-ki và các học sinh chẳng bao lâu đã quen thân nhau. Ngày nào, cậu ta cũng mang sách mới đến Tô-mô-e và đọc cho các bạn nghe vào lúc ăn trưa.

Cứ như thế Mi-y-a-gia-ki đã trở thành giáo viên phụ đạo tiếng Anh. Đồng thời, về tiếng Nhật cậu ta cũng tiến bộ rất nhanh. Và cậu ta cũng không mắc sai lầm như ngồi trong tô-kô-nô-ma, là chỗ góc thụt vào để treo các tấm trướng và các đồ trang trí.

Tôt-tô-chan và các bạn của em học được rất nhiều điều về nước Mỹ. Nhật và Mỹ đang trở thành bạn ở trường Tô-mô-e. Nhưng ở ngoài Tô-mô-e, Mỹ đã trở thành kẻ thù, và vì tiếng Anh là tiếng của kẻ thù nên nó đã bị gạt ra khỏi chương trình học của các trường.
Chính phủ Nhật tuyên bố "Mỹ là quỷ". Nhưng ở trường Tô-mô-e, các em vẫn hát đồng thanh "Ut-su-ki-shii là đẹp". Những ngọn gió nhẹ thổi qua Tô-mô-e thật êm dịu, ấm áp, và các em đều xinh đẹp cả.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:36:29 | Xem tất
Kịch nghiệp dư



"Chúng ta sẽ đóng kịch!".

Đây là vở kịch đầu tiên trong lịch sử trường Tô-mô-e. Thường vẫn có cái lệ ai đó nói chuyện vào lúc ăn cơm trưa, nhưng các bạn hãy tưởng tượng xem bây giờ lại đóng kịch trên cái sân khấu nhỏ với cái đàn pi-a-nô mà chính thầy hiệu trưởng vẫn đánh, để dạy môn thể dục nghệ thuật và có mời khách đến dự bữa chứ?

Thậm chí chưa một học sinh nào được xem kịch, kể cả Tôt-tô-chan. Trừ buổi đến xem "Hồ thiên nga", em chưa lần nào bước chân đến rạp hát. Tuy vậy, các em vẫn bàn bạc nên có một chương trình như thế nào, vào dịp trình diễn cuối năm.

Lớp Tôt-tô-chan quyết định diễn vở Kan-gin-cho (Lạc quyên). Vở kịch thể loại ka-bu-ki cổ và nổi tiếng này đâu có phải là để diễn và xem ở trường Tô-mô-e, nhưng lại có mặt trong những sách giáo khoa và ông Ma-ru-y-a-ma sẽ bồi dưỡng cho các em. Cả lớp tin chắc là học sinh gái Ai-kô Sai-sô sẽ đóng tốt vai "Ben-kây", một người đàn ông lực lưỡng vì người em cao lớn, còn A-ma-đê-ra trông nghiêm nghị và có giọng to, sẽ đóng vai Tô-ga-si, người chỉ huy. Sau khi suy đi tính lại, các em đều nhất trí là Tôt-tô-chan sẽ đóng vai nhà quý tộc Y-ô-si-tsu-ne, người mà trong vở kịch sẽ đóng giả làm người canh cửa. Tất cả các em khác sẽ đóng vai các thầy tu di tản bộ.

Trước khi bắt đầu diễn tập, các em phải học thuộc lời các vai. Đối với Tôt-tô-chan và các em đóng vai thầy tu thì thật là thú vị, vì các em không phải nói gì cả. Người ta chỉ yêu cầu các thầy tu phải đứng yên suốt vở kịch, còn Tôt-tô-chan, trong vai Y-ô-si-tsu-ne, phải quỳ, mặt che một cái mũ rơm to. Ben-kây, thực tế là người hầu của Y-ô-si-tsu-ne, phải đánh và mắng nhiếc chủ mình sao cho khéo léo để cả đám đóng giả làm một đoàn thầy tu đi quyên tiền về sửa chữa lại ngôi đền, có thể đi qua, thoát được trạm kiểm soát A-ta-ka. Ai-kô Sai-sô, đóng vai Ben-kây, có một nhiệm vụ nặng nề. Ngoài các cuộc đấu khẩu với Tô-ga-si, người phụ trách trạm kiểm soát, lại có một đoạn rất hồi hộp là Ben-kây phải giả vờ đọc to bài "Lạc quyên" khi người chỉ huy ra lệnh đọc. Cuộn giấy thì trống không, mà người này đã ứng khẩu rất xuất sắc một lời kêu gọi ủng hộ tiền bằng lời lẽ giáo lý thật hùng hồn:
"Trước hết là để đại tu ngôi đền Tô-đai-gi…".

Ai-kô Sai-sô luyện tập bài diễn văn "Trước hết…" hằng ngày.

Vai Tô-ga-si cũng có nhiều đối thoại, vì anh ta cố gắng bác bỏ những lý luận của Ben-kây, và A-ma-đê-ra phải bò ra mà học cho thuộc.

Cuối cùng đã đến lúc tổng duyệt. Tô-ga-si và Ben-kây gặp nhau, các thầy tu đứng xếp hàng sau Ben-kây, và Tôt-tô-chan trong vai Y-ô-si-stu-ne quỳ, làm vài việc vội vàng ở phía trước. Nhưng Tôt-tô-chan không hiểu hết đầu đuôi câu chuyện. Vì vậy khi Ben-kây dùng gậy quật ngã và đánh Y-ô-si-tsu-ne thì Tôt-tô-chan phản ứng mãnh liệt. Em đá vào chân và cào mạnh Ai-kô Sai-sô. Ai-kô đau quá kêu lên và các thầy tu đều cười khúc khích.

Lẽ ra là Y-ô-si-tsu-ne phải đứng im, vẻ sợ sệt, dù cho Ben-kây đánh thế nào đi nữa. Cái ý của vở kịch là trong khi Tô-ga-si nghi ngờ đám thầy tu, anh ta lại bị mắc mưu của Ben-kây, và mải chú ý đến sự đau đớn mà Ben-kây phải chịu khi ngược đãi người chủ cao thượng của mình, nên Tô-ga-si đã để họ đi qua trạm kiểm soát.

Để Y-ô si-tsu-ne chống lại Ben-kây là làm hỏng cả cốt chuyện vở kịch. Ông Ma-ru-y-a-ma đã cố gắng giải thích điều này cho Tôt-tô-chan. Nhưng Tôt-tô-chan rất kiên quyết. Em khăng khăng là nếu Ai-kô Sai-sô đánh em, em sẽ đánh lại ngay. Do đó, công việc tập kịch cứ giẫm chân tại chỗ.

Không biết họ đã diễn đi diễn lại cảnh ấy bao nhiêu lần, nhưng lần nào Tôt-tô-chan cũng đánh lại Ben-kây.

Cuối cùng ông Ma-ru-y-a-ma phải nói vớỉ Tôt-tô-chan:
- Tôi rất tiếc, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nên để cho Tai-chan đóng vai Y-ô-si-tsu-ne.
Tôt-tô-chan cảm thấy nhẹ nhõm cả người. Em không thích mình là người duy nhất trong vở kịch bị hành hạ.

Ông Ma-ru-y-a-ma hỏi:
- Tôt-tô-chan, thế đề nghị em đóng vai thầy tu vậy.

Và thế là Tôt-tô-chan đứng với các thầy tu khác, nhưng ở phía sau.

Ông Ma-ru-y-a-ma và các học sinh đều nghĩ rằng bây giờ mọi việc sẽ ổn thỏa cả, nhưng họ đều lầm. Lẽ ra, ông không nên để Tôt-tô-chan cầm gậy dài của thầy tu. Đứng yên thì chán nên em lấy gậy chọc chân em đóng vai thầy tu đứng cạnh và cù vào nách bạn thầy tu đứng trước. Thậm chí em còn có ý muốn làm như thế, như vậy không những nguy hiểm đối với những người đứng gần mà còn ìàm hỏng cả cảnh cãỉ nhau giữa Ben-kây và Tô-ga-si.

Cuối cùng, em cũng không được đóng cả vai thầy tu nữa.

Tai-chan, trong vai Y-ô-si-tsu-ne, nghiến răng một cách rất can trường, khi cậu ta bị quật ngã và bị đánh, người xem hẳn phải thương cậu ta. Thế là các cuộc diễn tập tiến hành nhẹ nhàng đều đặn khi không có Tôt-tô-chan tham gia.

Còn lại một mình, Tôt-tô-chan đi ra sân trường. Em bỏ giày ra và bắt đầu tự tạo ra một điệu vũ ba-lê Tôt-tô-chan. Đó là một điệu múa theo trí tưởng tượng và sở thích của em. Lúc thì em là thiên nga, lúc là gió, lúc là một người thô lỗ, lúc là một cái cây. Em múa, múa mãi một mình trong sân trường vắng vẻ.

Tuy nhiên, trong thâm tâm, em vẫn thích đóng vai Y-ô-si-tsu-ne. Nhưng nếu em được đóng, nhất định em sẽ đánh lại và cào Ai-kô Sai-sô.

Vì thế, Tôt-tô-chan đã không thể tham gia vào vở diễn đầu tiên và cũng là vở diễn cuối cùng ở trường Tô-mô-e.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:37:16 | Xem tất
Phấn viết



Học sinh Tô-mô-e không bao giờ vẽ lên tường của người khác hay lên đường phố. Vì các em có nhiều dịp để vẽ ở trường học.
Trong các tiết nhạc ở phòng họp, thầy hiệu trưởng thường đưa cho mỗi học sinh một viên phấn trắng.

Các em có thể nằm hay ngồi bất cứ chỗ nào trên sàn nhà và đợi, tay cầm phấn. Khi tất cả đều đã sẵn sàng, thầy hiệu trưởng bắt đầu chơi pi-a-nô. Trong khi thầy chơi đàn, các em viết nhịp, theo ký hiệu âm nhạc trên sàn nhà. Viết bằng phấn trên gỗ nâu nhạt bóng trông thật đẹp. Trong lớp Tôt-tô-chan chỉ có độ mười học sinh, nên khi các em tản ra khắp cả phòng họp rộng lớn, các em tha hồ có chỗ mà viết các nốt nhạc thật to mà không sợ chạm vào chỗ của nhau. Các em không cần kẻ dòng để ghi ký hiệu, vì chỉ cần ghi nhịp. Ở trường Tô-mô-e, các ký hiệu âm nhạc có tên riêng do các em tự đặt ra, sau khi đã báo cáo với thầy hiệu trưởng. Ví dụ:

תּ, gọi là nhịp nhảy vì đó là một nhịp tốt để nhảy.
ﮪ gọi là nốt cờ vì trông giống cái cờ
תּ gọi là hai cờ
ﻉ gọi cờ đôi
ﺎ gọi là nốt đen
ﻠ gọi là nốt trắng
ﻠ. gọi là nốt trắng có nốt ruồi
o họi là nốt tròn.

Như thế này, các em dần dần học các nốt rất tất và lại rất vui. Đó là một buổi học các em thích.

Viết phấn lên sàn nhà là sáng kiến của thầy hiệu trưởng. Giấy thì không đủ lớn và không có đủ bảng đen cho tất cả. Ông nghĩ rằng sàn nhà phòng họp là một cái bảng đen to, rất đẹp, trên đó các em có thể ghi nhịp dễ dàng mặc dù nhạc có nhanh đến đâu, và viết thật to như các em muốn. Trước hết, các em có thể thưởng thức được âm nhạc. Và nếu sau đó còn thì giờ, các em có thể vẽ máy bay, búp bê và bất cứ thứ gì các em thích. Thỉnh thoảng, các em lại nối các tranh vẽ lại cho vui và cả sàn nhà hóa ra một bức tranh khổng lồ.

Lúc giải lao trong giờ âm nhạc, thầy hiệu trưởng thường xuống kiểm tra bản ghi nhịp của từng học sinh và thầy góp ý, "khá lắm, tốt lắm", hay "không phải là hai cờ mà là nhịp nhảy".

Sau khi đã đồng ý hay chữa cách ghi của các em, thầy lại dạo nhạc một lần nữa để các em kiểm tra lại các nốt ghi và làm quen với các nhịp điệu. Dù bận đến mấy, thầy không bao giờ để ai khác lên lớp thay thầy.

Còn các học sinh thì nếu không có ông Kô-ba-y-a-si, lớp học sẽ mất vui.

Lau sạch sàn sau khi viết nhịp điệu cũng khá vất vả. Đầu tiên, phải xóa bằng cái khăn lau bảng, sau đó ai nấy đều phải lăn lưng vào lau chùi cho sàn sạch bong. Đó là một công việc rất lớn.

Làm như vậy, các học sinh Tô-mô-e hiểu được là xóa những bức vẽ nguệch ngoạc trên tường thì cực khổ như thế nào, do đó các em không bao giờ vẽ lung tung ở đâu trừ sàn phòng họp. Vả lại, mỗi tuần có hai tiết học như thế, nên các em tha hồ vẽ.

Học sinh Tô-mô-e đã trở thành những chuyên gia về phấn - loại phấn nào tốt nhất~ cầm nó thế nào, sử dụng nó ra sao cho thật hay, làm thế nào để phấn khỏi vỡ…
Mỗi em đều là một người sành dùng phấn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:37:53 | Xem tất
Y-a-su-a-ki-chan đã mất



Ấy là buổi sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ xuân. Ông Kô-ba-y-a-si đứng trước các học sinh tập trung ở sân trường, hai tay bỏ vào túi như thường lệ. Ông đứng một lúc không nói gì, sau đó, ông bỏ tay ra và nhìn các học sinh. Trông ông như khóc. Ông nói chậm rãi:
- Y-a-su-a-ki-chan đã mất. Hôm nay, tất cả chúng ta sẽ đi đưa đám bạn ấy, - rồi ông nói tiếp. - Thầy biết các em đều quý Y-a-su-a-ki-chan. Thật đáng tiếc. Thầy cảm thấy buồn lắm.

Chỉ mới nói đến đấy, mặt ông đã đỏ lên và nước mắt đã trào ra. Các học sinh dều bàng hoàng nhưng không ai nói một lời nào. Ai cũng nghĩ về Y-a-su-a-ki-chan. Chưa bao giờ lại có cảnh tượng im lặng buồn bã đến như thế ở trường Tô-mô-e.

Tôt-tô-chan nghĩ: "Ai ngờ chết nhanh thế. Mình thậm chí chưa đọc xong cuốn "Túp lều bác Tôm" mà Y- a-su-a-ki-chan đã bảo mình nên đọc và cho mình mượn trước hôm nghỉ".
Em nhớ những ngón tay của bạn ấy co quắp khi em và bạn ấy chào tạm biệt trước kỳ nghỉ xuân, khi bạn đưa cho em cuốn sách. Em nhớ lại lần đầu tiên em gặp bạn và đã hỏi: "Sao bạn đi như thế?" và câu trả lời khe khẽ của bạn: "Mình bị bại liệt". Em nhớ lại giọng nói, nụ cười hơi nhếch mép của bạn. Em cũng buồn buồn nhớ lại cái lần em đã giúp bạn trèo lên cây, sao bạn ấy nặng thế, và lại hoàn toàn tin tưởng ở em mặc dù Y-a-su-a-ki-chan lớn tuổi hơn, và cao hơn. Chính Y-a-su-a-ki-chan đã nói với em là ở Mỹ có một thứ gọi là vô tuyến truyền hình. Tôt-tô-chan yêu quý Y-a-su-a-ki-chan. Các em đã ăn cơm trưa với nhau, nghỉ với nhau, tan học cùng đi bộ ra ga với nhau. Em sẽ rất nhớ bạn ấy. Em nhận ra rằng khi Y-a-su-a-ki-chan đã mất, thì điều đó có nghĩa là Y-a-su-a-ki-chan sẽ không bao giờ còn trở lại trường. Cũng giống như những con gà con. Khi chúng chết, thì dù cho em có gọi như thế nào, chúng cũng không bao giờ cừ động được nữa.

Đám tang Y-a-su-a-ki-chan được cử hành trong một nhà thờ phía bên kia Đê-ren-cho-phu, cách nơi bạn ấy ở không xa.

Các học sinh lặng lẽ đi hàng một từ Gi-y-u-gao-ka đến. Tôt-tô-chan không nhìn ngang nhìn ngửa như mọi khi, mà cứ nhìn xuống đất. Em nhận ra rằng bây giờ em cảm thấy mình khác lúc thầy hiệu trưởng mới báo tin buồn này. Phản ứng đầu tiên của em là không tin và sau đó là buồn nhưng bây giờ, tất cả điều em muốn là nhìn thấy Y-a-su-a-ki-chan sống lại một lần nữa. Em muốn nói chuyện với bạn ấy quá, đến mức không thể nào chịu đựng nổi.

Nhà thờ đầy những hoa huệ trắng. Người mẹ xinh đẹp chị và họ hàng của Y-a-su-a-ki-chan ăn mặc màu đen, đang đứng ở phía ngoài nhà thờ. Trông thấy Tôt-tô-chan họ lại càng khóc nhiều hơn, ai cũng cầm khăn tay trắng. Đây là lần đầu tiên Tôt-tô-chan đến một đám tang, và em nhận thấy thật ìà buồn. Không ai nói chuyện, chỉ có tiếng nhạc buồn thảm phát ra từ chiếc đàn oóc. Mặt trời đang tỏa chiếu, nhà thờ tràn ngập ánh sáng, nhưng đó là một thứ ánh sáng ảm đạm. Một người cô đeo băng tang đen đưa cho mỗi học sinh Tô-mô-e một đóa hoa trắng và giải thích rằng từng em một sẽ lần lượt bỏ đóa hoa của mình vào quan tài của Y-a-su-a-ki-chan.

Trong quan tài, Y-a-su-a-ki-chan nằm im, mắt nhắm, chung quanh toàn hoa. Mặc dù đã chết, trông em vẫn hiền lành và thông minh. Tôt-tô-chan quỳ xuống, để đóa hoa cạnh tay bạn và khẽ chạm vào bàn tay quý mến em đã từng nắm lấy nhiều lần. Bàn tay của bạn trông trắng hơn nhiều so với bàn tay bé nhỏ, có nhiều vết bẩn của em, những ngón tay của Y-a-su- a-ki-chan cũng dài hơn nhiều, như người lớn vậy.

Em thì thầm với Y-a-su-a-ki-chan:
- Tạm biệt! Có thể chúng ta sẽ gặp nhau đâu đó, khi nhiều tuổi hơn, và có lẽ lúc ấy bạn sẽ không còn liệt nữa.

Rồi Tôt-tô-chan đứng dậy, nhìn Y-a-su-a-ki-chan một lần nữa. Em nói:
- Đúng rồi, tôi quên cuốn "Túp lều bác Tôm". Bây giờ thì tôi không trả lại bạn được nữa rồi. Tôi sẽ gửi cho bạn khi nào ta gặp lại nhau!

Khi đi ra, em nghe thấy rõ tiếng nói của bạn ở phía sau mình. "Này Tôt-tô-chan, chúng mình đã sống với nhau rất vui có phải không nhỉ? Tôi sẽ không bao giờ quên bạn. Không bao giờ?"

Ra đến cổng, em còn quay lại và nói:
- Tôi cũng không bao giờ quên bạn.

Ánh nắng xuân cũng nhè nhẹ như chính hôm nào em gặp Y-a-su-a-ki-chan lần đầu tiên trong lớp học toa tàu. Nhưng hôm nay, hai má em ướt đầm nước mắt.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:38:27 | Xem tất
Người tình báo



Các học sinh trường Tô-mô-e buồn rất lâu, vì cứ nghĩ mãi đến Y-a-su-a-ki-chan, đặc biệt là buổi sáng, khi bắt đầu lớp học. Cũng phải một thời gian dài các em mới quen được với sự thật rằng không phải Y-a-su- a-ki-chan đến muộn, mà em sẽ không bao giờ đến nữa.

Lớp ít học sinh có thể là tất, nhưng gặp tình huống này, lớp học ít người chỉ làm cho mọi việc thêm khó khăn hơn. Sự vắng mặt của Y-a-su-a-ki-chan quá ư rõ ràng. Điều may duy nhất là lớp đã không quy định chỗ ngồi. Nếu bạn ấy có chỗ ngồi cố định, sự trống trải sẽ càng thêm đau xót.

Gần đây, Tôt-tô-chan đã bắt đầu suy nghĩ xem sau này em sẽ làm gì. Khi còn ít tuổi, em muốn trở thành người hát rong trong phố, hay nữ diễn viên kịch múa, và hôm đầu tiên đến Tô-mô-e, em nghĩ nếu được làm người soát vé ở nhà ga thì rất thích. Nhưng bây giờ em lại thích làm một việc gì đó hơi là lạ, nhưng hợp với phụ nữ hợn. Có thể làm y tá cũng hay. Nhưng em chợt nhớ lại lần đến thăm các thương binh ở bệnh viện, em thấy các cô y tá làm các việc như tiêm thuốc… và tiêm thuốc cũng khó khó đấy. Thế thì em nên làm gì nhỉ? Bỗng nhiên, em phấn khởi hẳn lên:
"Hay, hay quá? Mình đã quyết định sẽ làm gì rồi?"

Em đi sang chỗ Tai-chan, cậu này vừa thắp xong cái đèn cồn. Em nói một cách kiêu hãnh:
- Tớ đang muốn trở thành một nhà tình báo đây?

Tai-chan ngoảnh nhìn Tôt-tô-chan một lúc. Rồi, cậu ta lại nhìn ra bên ngoài cửa sổ hồi lâu, như để suy nghĩ về điều đó trước khi quay sang Tôt-tô-chan, nói một cách chậm rãi, giản dị, bằng một giọng vang và thông minh để Tôt-tô-chan dễ hiểu:
- Làm tình báo, bạn phải hết sức thông minh. Ngoài ra, lại còn phải biết nhiều ngoại ngữ, - Tai-chan nghỉ một tí để lấy hơi. Sau đó, cậu ta nhìn thẳng vào em, nói một cách thẳng thắn. - Trước hết, một nữ tình báo phải thật đẹp!

Dần dần Tôt-tô-chan cúi đầu xuống, tránh cái nhìn của Tai-chan. Một giây sau, và lần này không nhìn Tôt-tô-chan nữa, Tai-chan nói, giọng nhỏ lại, đầy vẻ lo.
- Vả lại mình không nghĩ rằng một người hay ba hoa lại có thể trở thành một nhà tình báo được!

Tôt-tô-chan điếng cả người. Vấn đề không phải vì Tai-chan phản đối em trở thành nhà tình báo, mà bởi vì những điều Tai-chan vừa nói đều đúng cả. Đấy cũng là những điều mà em đã hoài nghi về chính mình. Đến lúc này em nhận ra rằng, về mọi phương diện, em đều thiếu tất cả các đức tính của một nhà tình báo. Em biết rằng, đương nhiên, Tai-chan phát biểu như vậy không phải do thù hằn. Đành phải vứt bỏ ý định làm tình báo kia đi. Cũng may là em đã trao đổi ý kiến với bạn ấy.

Em tự nghĩ: "Trời ơi! Tai-chan cũng bằng tuổi mình mà sao bạn ấy biết nhiều thế".

Giả thử Tai-chan nói với em là cậu ta đang suy nghĩ muốn trở thành nhà vật lý, thì không biết em có thể trả lời cậu ta ra sao. Em có thể nói: "Ờ, bạn rất thạo thắp đèn cồn bằng diêm", nhưng như thế nghe trẻ con quá.

"Ờ bạn hiểu được "Phốc-xơ" tiếng Anh là "con cáo" và "su" là giày như thế tôi nghĩ bạn có thể trở thành một nhà vật lý đấy! Không, như thế nghe vẫn chưa ổn!

Dù thế nào đi nữa, em vẫn tin chắc rằng Tai-chan nhất định sẽ làm một việc gì đó xuất sắc. Do vậy, em nói một cách rất ngọt ngào với Tai-chan lúc này đang theo dõi những bong bóng hiện lên ở trong bình:
- Cám ơn bạn. Tôi sẽ không làm tình báo nữa, nhưng còn bạn, tôi tin chắc bạn sẽ trở thành một nhân vật quan trọng.

Tai-chan nói lẩm bẩm, gãi đầu và lại vùi đầu vào cuốn sách đang mở trước mặt cậu ta.

Nếu không trở thành nhà tình báo, thì mình sẽ làm gì? Tôt-tô-chan cứ thắc mắc như vậy trong khi em đứng cạnh Tai-chan, nhìn ngọn lửa trên chiếc đèn cồn của cậu ta.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:39:00 | Xem tất
Phiếu báo điểm



Chẳng bao lâu, chiến tranh với tất cả nỗi khủng khiếp của nó đã bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của Tôt-tô-chan và gia đình em. Hàng ngày, đàn ông, thanh niên trong vùng đã lên đường với cờ bay và những tiếng hô "Ben-giai" ở các cửa hiệu, thực phẩm cứ ít dần. Càng ngày càng trở nên khó đáp ứng được cái quy tắc cơm trưa của trường Tô-mô-e là: "Một chút thức ăn của biển, một chút thức ăn của đất". Mẹ đành làm tạm rong biển và mận muối, nhưng chẳng bao lâu ngay như thế cũng khó. Hầu như mọi thứ đều phải hạn chế. Kiếm đâu cũng không ra kẹo.

Tôt-tô-chan biết có một cái máy đặt bên dưới cầu thang ở ga Đô-ka-y-a-ma, ga trước ga của em. Chỉ cần bỏ tiền qua khe máy là được một gói kẹo ca-ra-men.

Trên máy có một tranh vẽ, trông đã thấy ngon. Bỏ năm xu thì được một gói nhỏ, mười xu thì được một gói to. Nhưng cái máy ấy đã bị rỗng tìl lâu. Dù có bỏ bao nhiêu tiền, dù có đập mấy đi nữa, cái máy vẫn trơ trơ. Tôt-tô-chan vẫn kiên nhẫn hơn ai hết.

Em nghĩ: "Có thể còn một gói ở chỗ nào đó trong máy. Hay là nó vướng ở đâu bên trong".

Thế là hôm nào em cũng xuống tàu trước một ga rồi bỏ năm xu, mười xu vào máy. Nhưng em chỉ lấy lại được tiền. Nó rơi ra đánh cạch một cái.

Vào thời gian ấy, có người nói với bố em điều mà hầu hết mọi người đều nghĩ là tin vui. Nếu ông đến các xưởng công binh - nơi làm vũ khí và các thứ khác dùng trong chiến tranh - kéo các bản nhạc thời chiến quen thuộc trên đàn vi-ô-lông, người ta sẽ biếu ông đường, gạo và các món khoản đãi khác. Người bạn đó nói rằng vì bố được tặng một huy chương âm nhạc có giá trị trở thành người kéo đàn vi-ô-lông nổi tiếng, nên chắc chăn sẽ dược nhiều quà tặng khác.

Mẹ liền hỏi bố.
- Ông nghĩ thế nào? Ông có định làm như thế không?

Rõ ràng là các buổi hòa nhạc càng ngày càng ít đi. Vả lại ngày càng nhiều nhạc sĩ bị động viên và ban nhạc thiếu người chơi. Các buổi phát thanh bây giờ cũng dần dần chuyển sang phục vụ chiến tranh, do đó càng không có nhiều việc cho bố và những đồng nghiệp của ông. Lẽ ra ông nên hoan nghênh một dịp như thế.

Bố nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Tôi không muốn kéo loại nhạc đó trên đàn của tôi.

Mẹ nói:
- Ông nói phải. Địa vị tôi, tôi cũng từ chối. Thế nào ta cũng kiếm được cái ăn.
Bố biết Tôt-tô-chan chẳng có gì ăn và hàng ngày vẫn bỏ tiền vào máy bán kẹo ca-ra-men một cách vô ích. Ông cũng biết là những quà thực phẩm người ta cho ông để trả công cho vài điệu nhạc chiến tranh sẽ rất cần cho gia đình. Nhưng ông quý âm nhạc của ông hơn. Mẹ cũng biết điều đó và bà cũng không ép hay thúc giục ông.

Bố nói giọng rất buồn:
- Tốt-sky! Thông cảm nhé!

Tôt-tô-chan còn quá bé để hiểu về nghệ thuật. Ý nghĩ lại hay dao động. Nhưng em biết bố yêu cây đàn của bố đến mức ông đã bị nhiều người trong gia đình và họ hàng từ bỏ. Đã có những thời kỳ ông rất khổ, nhưng ông không bao giờ rời xa cây đàn. Do đó Tôt-tô-chan nghĩ rằng ông không chơi các bản nhạc ông không thích là đúng. Tôt-tô-chan nhảy nhảy xung quanh bố và nói một cách vui vẻ:
- Con thấy không sao cả! Vì con cũng yêu cây đàn của bố.
Nhưng hôm sau Tôt-tô-chan lại xuống ga Đô-ka-y-a-ma và lại ghé vào cái máy bán hàng. Chắc hẳn sẽ không có cái gì xuất hiện cả, ấy thế mà em vẫn hy vọng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:39:50 | Xem tất
Lời hứa



Sau bữa cơm trưa, khi các học sinh đã dọn dẹp hết bàn và ghế xếp thành hình vòng tròn, thì phòng họp như trở nên rộng hơn.

Tôt-tô-chan quyết định: "Hôm nay, mình sẽ là người đầu tiên bám lấy lưng thầy hiệu trưởng".

Đấy là điều em vấn muốn làm, nhưng nếu em chỉ ngập ngừng một chút, một ai đó đã sà ngay vào lòng ông khi ông ngồi xếp chân vòng tròn ở giữa phòng họp, và ít nhất hai người khác sẽ tranh nhau bám lấy lưng ông, hò hét đòi ông phải chú ý.
- Ấy ấy, thôi nhé? - thầy hiệu trưởng quở trách, mặt đỏ lên vì cười.

Nhưng một khi đã chiếm được chỗ trên lưng thầy hiệu trưởng, thì dứt khoát không ai bỏ vị trí. Nếu bạn chỉ cần chậm một tí thôi, bạn sẽ thấy các bạn khác bám vào lưng thầy hiệu trưởng. Nhưng lần này, Tôt-tô-chan quyết chí sẽ là người thứ nhất và đang chờ sẵn ở giữa phòng họp khi thầy đến. Khi ông đến gần, em nói to:
- Thưa thầy, em xin báo cáo với thầy một việc.
- Nào, việc gì nào? - thầy hiệu trưởng hỏi một cách hân hoan khi thầy ngồi xuống sàn và khoanh chân lại.

Tôt-tô-chan muốn nói với thầy quyết tâm của em sau nhiều ngày suy nghĩ. Khi thầy đã xếp chân vòng tròn rồi, em bỗng nhiên quyết định không bám vào lưng thầy nữa. Em nghĩ nói trực tiếp với thầy là hay hơn. Thế là em ngồi sát, đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười mà từ khi em còn nhỏ, mẹ thường nói "khuôn mặt dễ thương". Đó là "vẻ mặt dễ thương nhất" của em. Em cảm thấy tự tin khi em cười như vậy, môi em hé mở, và bản thân em cũng tin rằng mình là một em bé gái ngoan.

Thầy hiệu trưởng nhìn em, chờ đợi:
- Nào, cái gì nào? - thầy lại hỏi, khẽ đưa người về phía trước.

Tôt-tô-chan nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn:
- Sau này lớn lên, em muốn dạy ở trường này. Thực như vậy ạ.

Tôt-tô-chan tưởng thầy hiệu trưởng sẽ cười, nhưng thầy lại hỏi một cách nghiêm túc:
- Thế em có hứa không?

Hình như ông thật sự muốn em hứa.

Tôt-tô-chan gật đầu một cách mạnh mẽ và nói:
- Em xin hứa.

Trong lòng đầy quyết tâm trở thành một giáo viên của trường.

Lúc ấy, em nhớ lại buổi sáng đầu tiên hôm em đến trường Tô-mô-e, còn là một học sinh lớp một và gặp thầy hiệu trưởng trong văn phòng. Tưởng như chuyện ấy cách đây đã lâu lắm? Ông đã kiên nhẫn nghe em suốt bốn tiếng đồng hồ. Em nghĩ về giọng nói ấm áp của ông sau khi em đã trình bày hết: "Bây giờ em là học sinh của trường này?". Giờ đây, em thấy quý ông Kô-ba-y-a-si hơn lúc đó nhiều. Và em quyết tâm làm việc cho ông và làm mọi việc để giúp ông.

Khi em đã hứa xong, thầy hiệu trưởng cười sung sướng - như mọi khi, rất tự nhiên, không hề ngượng ngùng về chỗ răng khuyết của mình. Tôt-tô-chan giơ ngón tay út ra. Thầy hiệu trưởng cũng làm như vậy.

Ngón tay út của ông trông rắn rỏi - bạn có thể đặt niềm tin tưởng vào đó. Cả hai thầy trò ngoắc hai ngón tay út vào nhau, như một lời nguyện theo kiểu cổ truyền của Nhật Bản. Thầy cười và Tôt-tô-chan cũng cười một cách tự tin. Em sẽ là một giáo viên ở Tô-mô-e! Thật là tuyệt!

Em thầm nghĩ: "Khi nào mình là giáo viên…". Và đây là những điều mà Tôt-tô-chan đã tưởng tượng, không học quá nhiều, nhiều ngày hội thể thao, làm bếp dã ngoại, cắm trại và đi tham quan.

Thầy hiệu trưởng rất phấn khởi. Thật khó mà tưởng tượng khi Tôt-tô-chan trở thành người lớn, nhưng ông chắc rằng em có thể sẽ là một giáo viên ở Tô-mô-e. Ông nghĩ các học sinh Tô-mô-e sẽ trở thành những giáo viên tất vì hẳn các em sẽ nhớ những ngày thơ ấu của mình.

Thế là ở Tô-mô-e, thầy hiệu trưởng và một học sinh của ông đang cam kết trịnh trọng về một điều mươi, mười lăm năm nữa mới xảy ra, khi mọi người nói rằng, việc các máy bay Mỹ chất đầy bom xuất hiện trên bầu trời nước Nhật chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:40:48 | Xem tất
Con Rốc-ky biến mất



Rất nhiều binh lính đã chết trận, lương thực, thực phẩm đã trở nên khan hiếm, ai nấy đều sống trong sự sợ hãi - nhưng mùa hạ vẫn đến như thường lệ. Và mặt trời vẫn chiếu sáng trên những nước đã thắng trận cũng như trên những nước không thắng trận.

Tôt-tô-chan vừa mới từ nhà của ông bác ở Xa-ma-ku-ra trở về Tô-ky-ô.

Ở Tô-mô-e bây giờ không có cắm trại và cũng không có những cuộc đi chơi thú vị đến suối nước nóng. Hình như các học sinh sẽ không bao giờ được hưởng một ngày vui vẻ như ngày hè năm nào. Tôt-tô-chan thường vẫn nghỉ hè cùng với các anh chị em họ ở nhà nghỉ của họ tại Ka-ma-ku-ra, nhưng năm nay thì khác hẳn.

Một chàng trai lớn tuổi hơn, vẫn thường hay kể chuyện ma nghe ghê cả người, đã bị động viên và ra trận. Thế là không còn chuyện ma quỷ nào nữa. Và người bác của em vẫn thường kể các chuyện rất hay về cuộc sống của ông ở Luân Đôn, chẳng ai biết những chuyện ấy là hư hay thực - cũng ở mặt trận. Tên ông Su-gi Ta-gu-chi và ông là một người quay phim rất giỏi.

Sau khi phụ trách chi nhánh Hãng Thông tấn Ni-kôn ở New York và làm đại diện Viễn đông của Hãng Thông tấn Mê-trô của Mỹ, ông lại nổi tiếng hơn với cái tên Su Ta-gu-chi. Ông là anh cả của bố, mặc dù bố đã lấy họ của mẹ để ghi nhớ mãi tên họ đó(1), nếu không, họ của bố cũng là Ta-gu-chi. Phim bác Su-gi quay, ví dụ như phim "Trận Ba-banh" đang được chiếu tại các rạp hát - chiếu bóng, nhưng tất cả những thứ ông gửi về từ mặt trận là phim, nên bác gái và các anh, chị em họ của Tôt-tô-chan đều lo cho ông. Các nhà nhiếp ảnh chiến tranh đều chụp hình quân đội ở những vị trí nguy hiểm, cho nên họ phải đi trước để chụp quân đội đang tiến quân. Những người họ hàng có tuổi của Tôt-tô-chan vẫn nói thế.

Thậm chí, mùa hê năm ấy bãi biển ở Ka-ma-ku-ra hình như cũng bị lãng quên. Mặc dù vậy, Y-at-chan vẫn rất vui. Anh là con cả của bác Su-gi Y-at-chan kém Tôt-tô-chan khoảng một tuổi. Tất cả mấy anh chị em đều ngủ trong một cái màn to, và trước khi đi ngủ, Y-at-chan thường hô to: "Hoàng đế muôn năm!" rồi ngã xuống như một người lính bị bắn và giả vờ chết.

Anh ìàm như vậy nhiều lần. Điều kỳ lạ là hễ khi nào anh làm như vậy, y như rằng anh sẽ đi trong khi ngủ và ngã ở ngoài cổng, khiến mọi người cuống cả lên.

Mẹ Tôt-tô-chan ở lại Tô-ky-ô với bố. Ông đã tìm được việc làm ở đây. Bây giờ nghỉ hè đã hết, Tôt-tô-chan lại được người chị của cậu thanh niên hay kể chuyện ma đưa về Tô-ky-ô.

Như mọi khi, về đến nhà việc đầu tiên là Tôt-tô-chan đi tìm con Rốc-ky. Nhưng không thấy nó đâu cả.

Trong nhà cũng không có, ngoài sân cũng không có.

Tôt-tô-chan ìo ngại, vì thường thường con Rốc-ky vẫn đi thật xa để đón em. Tôt-tô-chan ra khỏi nhà, dọc theo đường cái, gọi nó nhưng không thấy bóng dáng đôi mắt, đôi tai và cái đuôi yêu quý của con Rốc-ky đâu cả. Tôt-tô-chan nghĩ rằng có thể nó đã về nhà khi em đi tìm nó, nên em chạy vội về nhà để xem, nhưng cũng không có nốt.

Em hỏi mẹ:
- Con Rốc-ky đâu rồi mẹ?

Mẹ chắc chắn đã biết Tôt-tô-chan chạy ngược chạy xuôi tìm nó, nhưng bà không nói gì.
Tôt-tô-chan lại hỏi mẹ, vừa hỏi vừa kéo váy bà:
- Con Rốc-ky đâu hở mẹ?

Mẹ hình như cũng cảm thấy khó trả lời. Bà nói:
- Nó đi mất rồi.

Tôt-tô-chan không tin. Làm sao nó lại bỏ đi mất được - Nó đi bao giờ hở mẹ? - em hỏi, nhìn thẳng vào mặt mẹ.

Mẹ hình như càng lúng túng. Bà nói một cách buồn:
- Ngay sau khi con đi Ka-ma-ku-ra, - rồi bà vội vã nói tiếp. - Bố mẹ đã đi khắp nơi tìm, hỏi tất cả mọi người, nhưng không thấy nó đâu? Mẹ vẫn phân vân không biết nói với con thế nào. Con phải thông cảm thôi.

Dần dần Tôt-tô-chan cũng hiểu ra. Chắc là con Rốc-ky chết. Em nghĩ: "Mẹ không muốn mình buồn, nhưng Rốc-ky chết rồi".

Điều đó là rất rõ đối với Tôt-tô-chan. Trước đó, dù Tôt-tô-chan có đi lâu bao nhiêu nữa thì con Rốc-ky cũng không bao giờ đi xa nhà: Nó biết là em sẽ trở lại.

Em tự nghĩ: "Rốc-ky không bao giờ đi như vậy mà không bảo mình". Em tin như vậy lắm.
Nhưng Tôt-tô-chan không nói việc này với mẹ. Em biết, mẹ sẽ buồn như thế nào.
- Không biết nó đi đâu mẹ nhỉ, - em chỉ nói thế, mắt nhìn xuống đất.

Chỉ nói được thế, em chạy lên phòng mình ở trên gác. Không có Rốc-ky, nhà hình như không phải nhà của mình nữa. Khi lên đến phòng, em cố gắng thôi khóc mà lại nghĩ về nó. Em băn khoăn không biết mình có làm một việc gì tồi tệ đối với con chó, khiến nó bỏ đi không.

"Đừng có trêu chọc súc vật", ông Kô-ba-y-a-si vẫn luôn luôn nói với các học sinh ở trường Tô-mô-e như vậy "Phản lại súc vật khi chúng tin ở ta là một việc làm độc ác. Chớ nên bắt một con chó phải xin ăn, xong lại không cho nó một cái gì. Con chó sẽ không tin ở ta nữa và có thể trở nên xấu".

Tôt-tô-chan lúc nào cũng tuân theo những lời khuyên đó. Không bao giờ em đánh lừa con Rốc-ky. Cứ như em nghĩ thì em không làm một điều gì saỉ trái đối với nó cả.

Em bỗng nhận thấy có cái gì bám vào chân con gấu bông ở trên sàn. Cho đến lúc ấy, em đã cố gắng không khóc nữa, nhưng khi em nhìn thấy cái đó, em lại òa lên khóc. Đó là một túm lông màu nâu nhạt của con Rốc-ky. Chắc là túm lông này đã bị rơi rụng khi em và con chó lăn lộn đùa với nhau trên sàn buổi sáng hôm em đi Ka-ma-ku-ra. Em cứ cầm chặt túm lông của con chó béc-giê Đức ấy, và khóc nức nở.

Đầu tiên là Y-a-su-a-ki-chan và bây giờ là con Rốc-ky. Tôt-tô-chan lại mất một người bạn nữa.

Chú thích:
(1) Ở nhiều nước, khi đăng ký kết hôn, người vợ đổi sang họ chồng, nhưng nếu người chồng muốn lấy họ vợ cũng được và trong trường hợp này tất cả con cái sẽ cùng theo họ mẹ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 15:41:52 | Xem tất
Bữa tiệc trà



Cuối cùng Ry-ô-chan, người gác trường Tô-mô-e mà các học sinh đều yêu quý bị động viên. Anh đã lớn, nhưng ai cũng gọi anh bằng cái tên thân mật thường gọi trẻ con. Ry-ô-chan là một vị thần hộ mệnh vẫn thường đến cứu và giúp những ai gặp khó khăn. Ry-ô-chan có thể làm bất cứ việc gì. Anh không nói nhiều, chỉ cườỉ, nhưng anh biết làm như thế nào là tốt nhất.

Hôm Tôt-tô-chan ngã xuống hố tiêu, chính Ry-ô-chan đã chạy ngay đến giúp em, rửa ráy cho em và không hề phàn nàn nửa lời.

Thầy hiệu trưởng nói:
- Chúng ta hãy tổ chức một bữa tiệc trà thật vui để chia tay với Ry-ô-chan!

Một bữa tiệc trà ư?

Ở Nhật, người ta vẫn thường uống chè mạn hằng ngày, và không phải là để chiêu đãi - trừ loại chè bột dùng vào các dịp lễ, một loại đồ uống hoàn toàn khác.

"Tiệc trà" là một điều rất mới ở Tô-mô-e, nhưng các học sinh ủng hộ ý kiến này. Các em vốn thích làm những việc các em chưa làm bao giờ. Các em không biết, nhưng thầy hiệu trưởng đã cố tình sáng tạo ra một từ mới "Sa-oa-kai" (tiệc trà) thay cho từ thường dùng "Sô-bet-su-kai" (liên hoan ly biệt). Liên hoan ly biệt nghe buồn quá và các em lớn tuổi có thể hiểu là vĩnh biệt nếu Ry-ô-chan chết trận và không trở lại.

Nhưng chưa ai tới dự một bữa tiệc trà bao giờ, cho nên học sinh ai cũng háo hức.
Sau giờ học, ông Kô-ba-y-a-si bảo các học sinh xếp bàn thành vòng tròn trong phòng như lúc ằn trưa. Khi ai nấy đều đã ngồi thành vòng tròn rồi, ông dưa cho mỗi người một miếng nhỏ mực khô. nướng để ăn và uống nước chè. Vào thời trước chiến tranh, chỉ như vậy cũng đã được xem như là sang lắm.

Sau đó, ông ngồi cạnh Ry-ô-chan và đặt trước mặt anh một cái cốc có chút rượu Sa-kê. Đấy là tiêu chuẩn mà người sắp ra mặt trận mới được hưởng.

Thầy hiệu trưởng nói:
- Đây là bữa tiệc trà đầu tiên ở Tô-mô-e. Nào, chúng ta hãy cùng vui. Ai có ý kiến muốn nói với anh Ry-ô-chan, xin mời. Các em có thể nói cho tất cả cùng nghe, chứ không phải chỉ với anh Ry-ô-chan. Xin phát biểu từng người một. Ai nói xin mời đứng ra giữa phòng.
Đây không chỉ là lần đầu tiên các em ăn mực khô ở Tô-mô-e, mà còn là lần đầu tiên Ry-ô-chan ngồi với các em và cũng là lần đầu tiên các em thấy Ry-ô-chan nhấm nháp rượu sa-kê.

Lần lượt từng em một đứng lên, quay về phía Ry-ô-chan và nói với anh. Những học sinh đầu tiên chỉ khuyên anh nên cẩn thận giữ gìn sức khỏe đừng để ốm. Sau đó đến Mi-gi-ta, cùng lớp với Tôt-tô-chan, Mi-gi-ta nói:
- Lần sau tôi về quê, tôi sẽ mang lên cho tất cả các bạn vài chiếc bánh bao đám ma.
Mọi người đều cười. Cũng phải hơn một năm kể từ khi Mi-gi-ta nói với eác bạn về cái bánh bao cậu ta đã ăn ở một đám ma, và theo Mi-gi-ta, nó mới ngon làm sao chứ. Hễ cứ có dịp, cậu ta lại hứa sẽ mang về một vài chiếc cho cả lớp, nhưng cậu ta chẳng bao giờ làm như vậy cả.

Khi thầy hiệu trưởng nghe thấy Mi-gi-ta nói đến những bánh bao đám ma, thầy giật mình. Thường vào một dịp như thế này, người ta kiêng không nói đến bánh bao đám ma. Nhưng Mi-gi-ta nói một cách ngây thơ, thật sự muốn các bạn cùng được thưởng thức một cái gì đó rất ngon đến nỗi thầy cũng cười với những người khác. Ry-ô-chan cũng cười thoải mái. Xét cho cùng, từ bấy đến nay Mi-gi-ta cũng đã từng hứa là sẽ mang về cho anh vài cái bánh bao ấy rồi.

Thế rồi Oe đứng dậy, hứa với Ry-ô-chan rằng cậu ta sẽ trở thanh người làm vườn giỏi nhất nước Nhật. Oe là con một ông chủ vườn ươm cây rất lớn ở Tô-đô-rô-ki.
Kây-kô-chan đứng lên sau nhưng không nói gì. Em chỉ cười khúc khích một cách thẹn thùng, như mọi khi, cúi đầu chào rồi đi về chỗ. Ngay lúc ấy Tôt-tô-chan chạy ra và nói hộ bạn ấy:
- Những con gà ở nhà Kây-cô-chan có thể bay được! Hôm nọ tôi trông thấy chúng.

Rồi A-ma-đê-ra nói:
- Nếu thấy bất cứ một con mèo hay chó bị thương nào, các bạn hãy cứ mang chúng đến cho tôi và tôi sẽ chữa được hết.

Ta-ka-ha-si nhỏ quá đến nỗi cậu ta chui dưới gầm bàn đến giữa vòng tròn và đến đó nhanh như cắt. Cậu ta nói vui vẻ:
- Xin cám ơn anh Ry-ô-chan. Xin cám ơn về mọi thứ, về tất cả mọi việcl

Ai-kô Sai-sô đứng dậy sau đó. Em nói:
- Ry-ô-chan, cám ơn anh đã băng bó cho em cái lần em ngã. Em sẽ không bao giờ quên.
Bố của Ai-kô Sai-sô có người chú là Đô đốc Hải quân Tô-giô nổi tiếng trong cuộc chiến tranh Nga -Nhật và At-su-kô Sai-sô, một người bà con của bạn ấy là nữ thi sĩ nổi tiếng triều đại Minh Trị Thiên Hoàng, nhưng Ai-kô không bao giờ nói đến họ.

Mi-y-ô-chan, con gái thầy hiệu trưởng, thân với Ry-ô-chan hơn cả. Bạn giàn giụa nước mắt:
- Anh hãy giữ gìn cẩn thận… Chúng ta hãy viết thư cho nhau.

Tôt-tô-chan có nhiều điều muốn nói đến nỗi em không biết bắt đầu từ đâu. Em chỉ nói:
- Anh Ry-ô-chan, mặc dù anh lên đường chúng em ngày nào cũng tổ chức tiệc trà.

Thầy hiệu trưởng cười, Ry-ô-chan cũng cười. Tất cả học sinh đều cười. Tôt-tô-chan cũng cười.

Nhưng những lời của Tôt-tô-chan lại thành sự thật ngay ngày hôm sau. Hễ lúc nào có thì giờ là các em lại họp thành nhóm và chơi "tiệc trà". Thay vào các món mực khô các em nhấm vỏ cây và uống nước lã thay chè, đôi khi lại còn giả vờ là rượu sa-kê nữa đằng khác. Một bạn nào đó lại nói:
- Tớ sẽ mang cho các cậu mấy cái bánh bao đám ma.

Và thế là cả nhóm cười vang lên. Rồi các em thường nói chuyện và kể cho nhau nghe những suy nghĩ của mình. Mặc dù chẳng có gì ăn, các bữa t!tiệc trà" vẫn thật vui.

Bữa "tiệc trà" hôm ấy là một món quà tạm biệt tuyệt vời mà Ry-ô-chan đã để lại cho các học sinh. Và mặc dù không ai hay biết tí gì, thực tế đấy lại là cuộc vui chơi cuối cùng ở Tô-mô-e trước khi các em chia tay và đi mỗi người một ngả.

Ry-ô-chan lên đường trên chuyến tàu đi Tô-ky-ô.

Anh lên đường đúng vào ngày các máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời Tô-ky-ô và hàng ngày trút bom xuống đó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách