Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 6250|Trả lời: 61
Thu gọn cột thông tin

[Khác] Totto-chan Cô Bé Bên Cửa Sổ | Kuroyanagi Tetsuko

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 22-9-2011 12:42:45 | Xem tất |Chế độ đọc
Totto-chan Cô bé bên cửa sổ





Tên tác phẩm:Totto-chan Cô bé bên cửa sổ
Tên tác giả: Kuroyanagi Tetsuko
Thể loại: Truyện dài
Độ dài: 27 chương
Tình trạng sáng tác: hoàn thành
Nguồn tác phẩm: Vnsharing
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 12:45:16 | Xem tất
Lời nói đầu



Viết về trường Tô-mô-e và ông Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người sáng lập và điều hành trường này, là một trong những điều từ lâu tôi rất muốn làm.
Tôi không hư cấu một tình tiết nào. Tất cả đều là những sự kiện đã diễn ra và. may thay, tôi nhớ được khá nhiều. Nhoài việc muốn ghi lại những sự kiện này, tôi còn muốn chuộc lại một lời hứa không được thực hiện. Như tôi đã kể lại trong một chương của cuốn sách, khi còn là một cô bé, tôi có trịnh trọng hứa với ông Kô-ba-y-a-si rằng, khi lớn lên tôi sẽ xin dạy ở trường Tô-mô-e. Rõ ràng đấy là một lời hứa mà tôi đã không thể làm tròn. Vì vậy, thay vào đó tôi xin cố gắng làm cho mọi người biết rằng ông Kô-ba-y-a-si là người như thế nào, tình thương yêu to lớn của ông đối với trẻ em và việc ông đã tiến hành giáo dục các em ra sao.

Oâng Kô-ba-y-a-si mất năm 1963. Nếu ông còn sống đến ngày nay, chắc chắn sẽ còn nhiều điều đẻ ông có thể kể cho tôi nghe. Khi viết cuốn sách này, tôi nhận thấy nhiều tình tiết là những kỷ niệm hạnh phúc thời thơ ấu của tôi và, trong thực tế, đó là những hoạt động mà ông đã vạch ra một cách thận trọng để đạt được những kết quả nhất định. Tôi tự nhủ chắc chắn đó phải là điều mà ông Kô-ba-y-a-si hằng suy nghĩ. Hay, thật đáng quý biết bao khi biết rằng ông đã nghĩ về việc đó. Với mỗi một khám phá mới, tôi càng hết sức nhạc nhiên – cảm động và biết ơn ông sâu sắc.

Riêng tôi, tôi không thể đánh giá hết câu ông thường nói với tôi “Em biết không, em thật là một cô bé ngoan” đã giúp tôi vươn lên như thế nào. Nếu tôi không đến trường Tô-mô-e và không gặp ông Kô-ba-y-a-si thì rất có thể tôi sẽ bị mệnh danh là “một cô bé hư”, đầy mặc cảm và nhút nhát.

Năm 1945 trường Tô-mô-e bị phá huỷ trong trận oanh tạc của không quân vào Tô-ky-ô. Oâng Kô-ba-y-a-si xây dựng trường này bằng tiền riêng, do vậy việc xây dựng lại đòi hỏi phải có thời gian. Sau chiến tranh, trên mảnh đát cũ, thành lầp cơ sở hiện nay là Khoa Giáo dục trẻ em của trường Đại học Aâm nhạc Ku-ni-ta-chi. Oâng cũng đã dahy thể dục nghệ thuật ở đó và cũng đã hỗ trự cho việc thành lập Trường Tiểu học Ku-ni-ta-chi. Oâng qua đời ở tuổi sáu mươi chín, chưa kịp một lần nữa, mở lại nhôi trường lý tưởng của mình.

Tô-mô-e Ga-ku-en là một địa điểm nằm ở phía tây nam Tô-ky-ô, cách ga xe lửa Gi-y-u –gao-ka, trên tuyến đường Tô-ky-ô-kô, ba phút đi bộ. Nơi đây hiện nay là siêu thị Pê-a-xốc và bến đỗ xe. Một hôm tôi đi đén đó, hoàn toàn vì sự luyến tiết quá khứ, chứ tôi đã biết rõ rằng ở đấy chẳng còn gì gọi là dấu tích của trường bà mảnh đát của nó. Tôi lái xe chầm chậm đi qua bến đỗ xe, nơi trước đây là những phòng học gồm có các toa tàu và sân chơi của trường. Khi nhìn thấy chiếc xe của tôi, người phụ trách bến đõ xe kêu lên: “Cô không thể lái xe vào đó được đâu, không thể vào được đâu! Bến hết chỗ rồi”.
Dường như tôi muốn nói: “Tôi có muốn đỗ xe đâu, tôi chỉ muốn nhứ lại những khỷ niệm”. Nhưng anh ta làm sao có thể hiểu được. Thế là tôi lại tiếp tục lái xe đi và một nỗi buồn mênh mang xâm chiếm lòng tôi, khiến nước mắt tôi cứ trào ra trên đôi má.

Tôi biết chắc chắn rằng trên thế gian này có nhiều nhà giáo giỏi – những con người có những lý tưởng cao và có tình thương yêu to lớn đối vơi trẻ em – mơ ước mở những trường học lý tưởng. Và tôi cũng biết rằng đẻ thực hiện được những ước mơ này người ta phải trải qua biết bao khó khăn gian khổ. Oâng Kô-ba-y-a-si đã mất nhiều năm nghiên cứu, trước khi mở trường Tô-mô-e vào năm 1937, và trường này đã bị thiêu hủy năm 1945, sự tồn tại của nó thật quá ngắn ngủi.

Tôi tin rằng thời kỳ tôi ở đó chính là úc nhiệt tình của ông Kô-ba-ya-a-si đã đạt đến đỉnh cao và các kế hoạch của ông đang độ nở hoa rực rỡ. Giá như không có chiến tranh hẳn sẽ có biết bao em nhỏ đã được ông chăm sóc và giáo dục; tôi buồn lòng trước sự mất mát nói trên.

Trong cuốn sách này, tôi cố gắng miêu tả các phương pháp giáo dục của ông Kô-ba-y-a-si . Theo ông, tất cả trẻ em bẩm sinh vốn tốt đẹp, và bản chất đó rất dễ bị môi trường xung quanh cùng những ảnh hưởng xấu của người lớn phá hoại. Mục đích của ông là khám phá “bản chất” của các em và phát triển nó, để giúp các em trở thành những con người với những phẩm chất riêng.
Oâng Kô-ba-y-a-si đánh giá cao tính hồn nhiên và muốn để cho các đặc tính của trẻ em được phát truển càng tự nhiên càng tốt. Oâng cũng rất yêu thiên nhiên. Mi-y-ô-chan, con gái ông, nói với tôi rằng khi còn nhỏ cha cô thường dắt cô đi bộ và nói: “Chúng ta hãy đi tìm các nhịp điệu trong thiên nhiên”.

Oâng thường dẫn cô đến bên một cây cổ thụ, chỉ cho cô biết các cành lá đung đưa trong gió như thiế nào; ông cũng nói cho cô biết mối quan hệ giữa lá, cành và thân cây; lá cây đung đưa khác nhau là tuỳ theo tốc độ của gió. Họ đứng im quan sát những hiện tượng như vậy, và khi không có gió họ cứ đứng ngữa mặt lên trời, kiên trì đợi chờ một làn gió thoảng đến. Không những họ chỉ đứng để quan sát gió mà còn quan sát cả những dòng sông. Hai cha con cô cũng thường ra bên bờ con sông Ta-ma gần đó để ngắm nhìn nước chảy. Cô gái nói với tôi rằng, hai cha con cô không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi làm những việc đó.

Đến đây bạn đọc có thể băn khoăm thự hỏi làm sao các nhà chức trách Nhật Bản, trong thời chiến lại có thể cho phép một trường tiểu học khác thường, nơi việc học tập được tiến hành trong bầu không khí tự do như vậy tồn tại. Oâng Kô-ba-y-a-si rất ghét sự khoa trương ầm ĩ, và thậm chí trước chiến tranh ông không cho ai được chụp ảnh hoặc tuyên truyền về tính khác thường của trường ông. Có thể, đó là một lý do tại sao ngôi trường nhỏ với gần năm mươi học sinh tránh được sự chư yư của các nhà chức trách và tiếp tục được phát truển. Một lý do khác: ông Kô-ba-y-a-si là một nhà giáo được Bộ Giáo dục đánh giá cao.

Hằng năm cứ đến mồng ba tháng Mười một, một ngày trong chương trình “Những ngày thể thao tuyệt diệu”, mọi học sinh của trường Tô-mô-e bất kể đã tốt nhiệp vào thời gian nào, kại kéo nhau về đền Ku-hon-bút-su dự hội trường. Tuy giờ đây tất cả chúng tôi đã ở tuổi ngoại bốn mươi – rất nhiề người trong chúng tôi đã xấp xỉ năm mươi – vả đã có con có cháu, chúng tôi vẫn gọi nhau bằng những tên cúng cơm. Những buổi tụ họp này là một trong những di sản hạnh phúc mà ông Kô-ba-y-a-sk đã để lại cho chúng tôi.

Thực ra tôi đã bị đuổi ra khỏi trường tiểu học đầu tiên. Tôi không nhớ nhiều về trường đó – mẹ tôi có kể cho tôi nghe về những người hát rong và về trường đó. Tôi khó có thể tin rằng mình đã bị đuổi học. Liệu tôi có thực sự hư đốn đến mức đó không? Tu nhiên, cách đây năm năm, khi tôi tham gia vào một chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng, tôi được giới thuệu với một người biết tôi lúc đó. Bà chính là giáo viên của lớp bên cạnh lớp tôi. Tôi đã chết lặng đi trước điều bà nói:

“Cô học ngay bên cạnh phòng tôi”, bà nói “và khi tôi có việc đi đến phòng giáo viên, tôi thường thấy cô cứ phải đứng ở nhoài hành lang vì bị phạt. Khi tôi đi qua, cô thường níu tôi lại, hỏi tại sao người ta bắt cô đứng đó và cô đã làm điều gỉ sai trái. Có một lần cô hỏi tôi: “Cô giáo có thích những nhười hát rong không?:. Tôi không biết phải cư xử với cô ra sao, và cuối cùng, hễ muốn đến phòng giáo viên, tôi phải nhòm ra trước, nếu thấy cô đứng ở ngoài hành lang thì tôi tránh không đi. Cô chủ nhiệm lớp cô thường kể với tôi về cô trong phòng giáo viên. Cô ấy nói: “Tôi chẳng hiểu vì sao em ấy lại như vậy”. Chính vì vậy mà trong những năm sau này khi thấy cô xuất hiện trên màn hình, tôi nhận ra ngay tên cô. Thời gian cách đây đã lâu rồi , song tôi vẫn nhớ như in khi cô học lớp một”.

Có đúng là người ta đã bắt tôi đứng ở hành lang không? Tôi không nhớ rõ và rất ngạc nhiên. Song chính và giáo mái tóc hoa râm với khuôn mặt phúc hậu, với dáng dấp còn trẻ trung kia, người đã chịu khó đến tham dự chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng ấy, cuối cùng đã làm cho tôi tin rằng thực sự tôi đã bị đuổi học.

Đến đây tôi lại muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mẹ tôi vì bà đã không kể cho tôi biết điều đó, mãi cho đến ngày sinh nhật lần thứ hai mươi của tôi.

“Con cò biết tại sao con phải chuyển trường tiểu học không?” Có một hôm mẹ tôi hỏi như vậy. Khi thấy tôi trả lời: “Con không biết ạ” thì bà tiếp tục nói một cách rất thản nhiên rằng: “Chỉ vì con bị đuổi học”.
Ngày ấy bà hoàn toàn có thể nói: “Con sẽ trở thành người như thế nào đây? Con đã bị đuổi học. Nếu người ta lại đuổi con ra khỏi trường tiếp theo thì con sẽ đi đâu?”.

Nếu mẹ tôi nói với tôi như vậy trong nhày đầu tiên khi tôi bước chân vào cổng trường Tô-mô-e Ga-ku-en thì tôi sẽ cảm thấy bất hạnh và lo lắng biết chừng nào. Và nếu vậy thì cổng trường rợp bóng cây cùng những phòng học toa tàu sẽ chẳng có thể làm tôi phấn khởi. Thật may thay tôi đã có một người mẹ như mẹ tôi.

Sau chiến tranh, chỉ còn lại vài tấm ảnh chụp tại trường Tô-mô-e. Trong số đó chỉ có những tấm ảnh chụp khi tốt nghiệp là đẹp nhất. Học sinh lớp cuối cấp thường đứng ở các bậc lên xuống trước cửa phòng họp để chụp ảnh. Nhưng mỗi lần thấy học sinh tốt nghiệp xếp hàng và gọi nhau “Mau lên, chụp ảnh”, thì học sinh các lớp khác cũng muốn chen vào và thế là bấy giờ không thể nào chỉ ra ai là những học sinh của lớp tốt nghiệp. Chúng tôi thường có những cuộc thảo luận sôi nổi về chủ đề này trong các buổi họp mặt. Oâng Kô-ba-y-a-si không bao giờ nói gì vào những dịp chụp ảnh này. Có lẽ ông nghĩ rằng tốt nhất là có những hình ảnh sống động của mọi người trong trường, hơn là một bức tranh tốt nghiệp chính thức. Giờ đây xem lại, những tấm ảnh này quả là rất tiêu biểu cho trường Tô-mô-e.

Còn bao điều khác nữa tôi có thể viết về trường Tô-mô-e. Nhưng tôi sẽ rất vui mừng nếu tôi có thểù làm cho mọi người hiểu rằng cớ sao thậm chí một cô bé như Tốt-tô-chan, khi chịu những ảnh hưởng đúng đắn của người lớn, lại có thể trở thành một người biết sống hòa hợp với mọi người khác.

Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người có nhiều cảm hứng và có tầm nhìn xa đã thành lập nhà trường tuyệt vời này, sinh ngày 18 tháng 6 năm 1893, tại một vùng nông thôn ở phía tây bắc Tô-ky-ô. Thiên nhiên và âm nhạc là những nhứ mà ông yêu thích nhất. Lúc còn nhỏ ông thường ra đứng trên bờ sông gần nhà, với dãy núi Ha-ru-na ở phía xa, và tưởng tượng dòng nước chảy cuồn cuộn là một dàn nhạc và ông là “nhạc trưởng”.

Là con út trong một gia đình nông dân khá nghèo có sáu người con, ông đã phải làm trợ giáo sau khi học xong tiểu học. Tuy nhiên, đẻ làm được việc, ông phải có những chứng chỉ cần thiết, và để có những thừ đó ông phải cố gắng vượt bực bằng một tài năng phi thường. Ngay sau đó ông đã giành được chỗ dạy tại một trường tiểu học ở Tô-ky-ô. Ở đâ ông đã kết hợp việc giảng dạy với việc nghiên cứu âm nhạc và chính điều đó đã giúp ông thực hiện được khát vọng mà ông hằng ấp ủ. Oâng đã vào học trong Khoa Giáo dục âm nhạc, thuộc nhạc viện đầu tiên của Nhật Bản – nay là Trường Đại học nghệ thuật và âm nhạc Tô-ky-ô. Khi tốt nghiệp, ông trở thành giáo viên dạy nhạc tại trường tiều học Xây-kây. Trường này do ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra sáng lập. Oâng là một con người tuyệt diệu luôn luôn tin rằng giáo dục tiểu học là bậc giáo dục quan trọng nhất đối với trẻ em. Ở đây ông Ha-ru-gi chủ trương tổ chức những lớp ót học sinh vớ chương trình tự do để giúp các em phát triển những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân và phát huy tính tự trọng. Việc học tập được tiến hành vào các buổi sáng. Buổi chiều dành để đi dạo thu thập cây cỏ, tập vẽ, tập hát hay nghe các baiø thuyết trình của thầy hiệu trưởng. Oâng Kô-ba-y-a-si chịu ảnh hưởng rất lớn các phương pháp của ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra, và sau này ông đã xây dựng một loại chương trùnh tươnh tự ở trường Tô-mô-e.

Trong thời gian dạy nhạc ở đây ông Kô-ba-y-a-si đã viết một vở ca kịch cho trẻ em, để học sinh trình diễn. Vở ca kịch của ông đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà công nghiệp I-oa-xa-ki – một thành viên trong gia đình có công ty thương mại Mít-su-bi-si khổng lồ. Nhà đại tư bản I-oa-sa-ki đã đỡ đầu cho nền nghệ thuật – giúp đỡ Kô-xca Y-a-ma-da, nhà soạn nhạc lão thành của Nhật và tài trợ cho nhà trường. Sau đó nhà đại tư bản I-oa-xa-ki còn cung cấp kinh phí để cử ông Kô-ba-y-a-si sang châu Aâu nghiên cứu các phương pháp giáo dục.

Oâng Kô-ba-y-a-si ở châu Aâu hai năm từ 1922 đến 1924. Trong thời gian này ông thường đến thăm các trường và cùng với Ê-mi-lơ Giắc-cơ Đan-crô-dơ nghiên cứu môn thể dục nghệ thuật ở Pa-ri. Khi trở về nước, cùng với một người khác, ông thành lập Trường mẫu giáo Xây-giô. Oâng Kô-ba-y-a-si thường nhắc nhở các cô mẫu giáo đừng gò ép các cháu vào những khôn mẫu định trước. “Hãy để các cháu phát triển tự nhiên”, ông nói “Đừng cản trở khát vọng của các cháu. Ước mơ của các cháu lớn hơn mơ ước của các cô”. Trước đó chưa có một trường mẫu giáo nào như thế ở Nhật Bản.

Năm 1930, ông Kô-ba-y-a-si lại đi Châu Aâu để nghiên cứu thêm một năm nữa. Cùng với Đan-crô-dơ ông đã đi quan sát ở nhiều nơi và đi đến quyết định sẽ mở trường riêng của ông khi trở về Nhật Bản.
Ngoài việc mở trường Tô-mô-e Ga-ku-en năm 1937, ông còn thành lập Hội thể dục nghệ thuật Nhật Bản. Nhiều người nhớ tới ông như là người truyền bá thể dục nghệ thuật ở Nhật Bản và ghi nhận công lao của ông trong việc xây dựng Trường Đại học Aâm nhạc Ku-ni-ta-chi sau chiến tranh. Chỉ còn lại vài người trong chúng tôi trực tiếp vận dụng các phương pháp dạy học của ông, và thật đáng buồn là ông đã qua đờ trước khi có thể xây dựng một trường nữa giống như trường Tô-mô-e. Khi trường này bị thiêu cháy, ông đã hình dung ra một trường khác tốt hơn. Bất chấp sự rung chuyển bởi bom đạn xung quanh, ông vẫn hỏivới vẻ sảng khoái: “Sắp tới, chúng ta sẽ xây dựng loại trường học như thế nào đây?”.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 12:50:54 | Xem tất
Khi tôi bắt tay vào viết cuốn sách này, tôi hết sức ngạc nhiên biết rằng ông chủ nhiệm chương trình phỏng vấn truyền hình hằng ngày của Tét-su-kô – người đã vùng tôi làm việc trong nhiều năm – người đã tiến hành nghiên cứu về ông Kô-ba-y-a-si được chục năm rồi. Tuy chưa bao giờ gặp ông Kô-ba-y-a-si, song một người phụ nữ đã từng chơi pi-a-nô cho các lớp thể dục nghệ thuật của trẻ em đã gợi cho ông chủ nhiệm quan tâm nghiên cứu về nhà giáo dục học này. Khi bà giáo ấy bắt đầu chơi đàn, ông Kô-ba-y-a-si thường sửa lại nhịp cho bà và nói: “Chị có biết không, các em không bước đi như vậy đâu!”. Oâng quả đã hòa mình cùng các em, nên hiểu từng nhịp thở và bước đi của chúng. Tôi hy vọng ông Ka-du-hi-kô Sa-nô – ông chủ nhiệm của tôi – sẽ sớm hoàn thành cuốn sách của mình để kể cho thế giới biết thêm nhiều chuyện về con người phi thường này.

Cách đây hai mươi năm, một biên tập viên trẻ của côn ty Kô-đan-sa phát hiện ra bài tiểu luận của tôi viết về trường Tô-mô-e đăng trong một tờ tạp chí của phụ nữ, ông tìm gặp tôi, tay ôm một tập báo, và đề nghị tôi phát triển bài tiểu lauụ©n thành một cuốn sách. Tôi có lỗi là đã dùng tờ báo đó làm một việc khác và người đàn ông trẻ tuổi kia đã trở thành mọt giám đốc trướckhi ý kiến của ông thành hiện thực. Nhưng chính nghười đó – ông Kat-su-hi-sa Kô-to – là người đã cho tôi ý nghĩ và niềm tin để làm việc này. Khi đó vì chủa viết nhiều nên việc viết cả một cuốn sách là một việc làm đáng sợ. Bà cuối cùng người ta khuyên tôi nên viết từng chương một và đăng thành một loạt bài trên tạp chí “Người phụ nữ trẻ” của Công ty Kô-đan-sa. Và tôi bắt đầu viết từ tháng hai năm 1979 đến tháng mười hai 1980.

Hăng tháng tôi thường đi thăm Viện Bảo tángách tranh của Chi-hi-rô I-oa-sa-ki ở Si-mô Sa-ku-gi, Nê-ri-ma-ku, Tô-ky-ô để chọn tranh minh họa. Chi-hi-rô I-oa-sa-ki là một nữ họa sĩ thiên tài chuyên vẽ tranh thuếu nhi. Tôi tự hỏi không biết nơi nào trên thế giới này, còn có những nghệ sĩ có thể vẽ trẻ em sống động như tranh của bà. Bà vẽ các em dưới muôn vàn tâm trạng và tư thế khác nhau và phân biệt rõ ràng những đường nét khác nhau giữa đứa trẻ sáu tháng với em bé chín tháng tuổi. Tôi không thể nói hết niềm hạnh phúc của tôi khi được phép dùng tranh của bà để minh họa cho cuốn sách của tôi. Điều kỳ lạ là tranh của bà rất phủ hợp với câu chuyện của tôi. Bà mất năm 1974, và nhiều người luôn luôn hỏi có phải tôi đã bắt tay viết cuốn sãh này khi bà còn sống không, điều đó chứng tỏ tranh của bà với muôn vàn cách miêu tả trẻ em trung thực và gần gũi với cuộc sống.

Chi-hi-rô I-la-sa-ki để lại gần bảy ngàn bức tranh, và tôi có đặc ân được xem rất nhiều tranh nguyên bản nhờ sự giúp đỡ ân tình của con trai bà, một nhà viết kich, phó giám đốc nhà bảo tàng, và vợ anh. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với chồng bà nghệ sĩ vì đã cho phép tôi in lại các tác phẩm của bà. Tôi cũng xin càm ơn nhà soạn kịch Ta-đa-su Li-da-oa, giám đốc nhà bảo tàng mà hiện nay tôi là uỷ viên quản trị, đã liên tục giục tôi viết sách khi thấy tôi trì hoãn.

Tất nhiên Mi-y-ô-chan và các bạn cùng trường Tô-mô-e cũng đã giúp tôi rất nhiều. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông kây-kô I-oa-mô-tô, người biên tập bản tiếng Nhật là người luôn luôn nói: “Chúng ta phải làm cho cuốn sách này trở thành một cuốn sách hay thật sự”. Tôi có ý định chọn nhan đề tiếng Nhật từ một thành nhữ phổ biến từ nhiều năm nay đề cập đến những con người ở bên lề cửa sổ, có nghĩa là người ta đang ở trên mép cửa hay sắp bị đẩy ra ngoài giá lạnh. Tuy tôi thường phải đứng ở bên cửa sổ ngoài sự mong muốn để nhìn những người hát rong, tôi thực sự cảm thấy mình đã bị đẩy “ra ngoài cửa sổ” tại trường học đầu tiên đó – bị xa lánh và chịu sữ lạnh lùng. Đầu để của cuốn sách ngoài những ý nghĩa đó còn có thêm một ý nghĩa này nữa: cửa sổ của hạnh phúc, cuối cùng đã mở ra trước mắt tôi, tại trường Tô-mô-e!

Trường Tô-mô-e không còn nữa. Có lẽ không gì có thể làm cho tôi vui sướng hơn nếu biết rằng khi đọc cuốn sách này, trường đó sẽ sống lại trong tâm trí các bạn.
Tô-ky-ô, 1982

“Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ” mới xuất bản được ba năm, nhưng trong thời gian đó đã xảy ra biết bao điều làm tôi ngạc nhiên và sung sướng. Khi tôi viết về người thầy hiệu trưởng kính mến của mình và những tháng năm không thể nào quên của tôi tại trường Tô-mô-e, chưa bao giờ tôi dám nghĩ rằng đây lại là cuốn sách bán chạy nhất. Bốn triệu rưỡi bản đã được bán trong năm đầu và hiện nay đã lên tới gần sáu triệu. Người ta nói với tôi rằng: “Đây là một kỷ lục trong lịch sử xuất bản ở Nhật Bản!”. Nhưng điều đó ít có yư nghĩa đối với tôi. Mãi cho đến khi mỗi ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu thư từ khắp trên đất Nhật gửi về, tôi mới bắt đầu nhận thấy rằng thực sự có rất nhiều người đang đọc cuốn sách của tôi.

Tôi nhận được thư của bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi, từ em bé 5 tuổi đến cụ già 130 tuổi, và mỗi bức thư đều làm tôi xúc động. Tôi càng ngạc nhiên khi nhận được rất nhiều thư của các em học sinh tiểu học, vỉ chưa bao giờ tôi dám nghĩ rằng các em bé như vậy lại đọc cuốn sách này, mặc dù tôi đã cố gắng viết một cách thật dung dị, dễ hiểu, tránh dùng nhiều chữ gốc Hán khó hiểu. Trong thời đại ngày nay, khi nhiều từ đã trở thành từ chết, tôi thấy thật là tuyệt vời khi biết các em từ lớp hai trở lên đã dùng từ điển để đọc Tôt-tô-chan! Một bé gái lớp hai viết thư nói rằng cứ nhìn thấy một em bé bị tàn tật là em lại nghĩ: “Oâi lại có một Y-a-su-ki-chan, hoặc nhất định em ấy phải là một người của trường Tô-mô-e!” và thế là em lại chạy đến bên họ chào hỏi và cảm thấy rất vui khi được đáp lại. Bốn mươi năm đã trôi qua khể từ khi trường Tô-mô-e không còn tồn tại! Các em của chúng ta thật là tuyệt vời, có đúng vậy không?

Nhiều em học sinh khác viết thư kể rằng khi đọc đến đoạn nói vể trường Tô-mô-e bị thiêu hủy, các em nhận thấy chến tranh là không tốt, và như vậy thật đáng để viết cuosn sách này. Tuy nhiên khi viết nó, trước sau tôi chỉ dám nghĩ rằng thất là vui nếu như các nhà giáo và các bà mẹ trẻ khi đọc vể ông Kô-ba-y-a-si sẽ tự nhủ rằng: “Đã có một con người tận tyjy, thất sự thương yêu và tin tưởng ở trẻ em”. Nhưng tôi e rằng cũng có những giáo viên sẽ gạt bỏ những tư tưởng của ông và coi chúng là quá duy tâm trong xã hội ganh đua này…

Trong thực tế, khi cuốn sách này ra đời, một số giáo viên tiểu học đã viết thư cho tôi biết, hàng ngày họ đã đọc cho các em nghe vào giờ ăn trưa. Còn các giáo viên họa ở trường tiểu học thì lại viết thư nói rằng họ đã đọc từng phần của “Tôt-tô-chan” cho các em trong lớp nghe, và sau đó yêu cầu các em vẽ tranh minh họa theo những gì mà các em nghe được. Một số giáo viên trung học lại viết thư nói rằng đúng lúc họ cảm thấy rất thất vọng đối với nền giáo dục đến mức họ đã tính chuyện từ bỏ nghề dạy, song được sự cổ vũ boowi ngững tư tưởng của ông Kô-ba-y-a-si, họ đã quyết định ở lại. Tôi nhận được nhiều bức thư chân thành như vậy và nước mắt tôi lại trào ra khi biết có rất nhiều người suy nghĩ giống như ông Kô-ba-y-a-si.

Giáo viên đã dùng cuốn sách của tôi dười nhiều hình thức khác nhau, và năm ngoái chương mang tiêu để “ông giáo nhà nông” đã được chính thức đưa vào sách giáo khoa lớp ba tiếng Nhật, và chương “Ngôi trường cũ đổ nát” được đưa vào sách đạo đức luân lý lớp bốn. Tôi cũng nhận được những bức thư đầy lo âu. Một em gái trung học viết thư cho tôi từ một trại cải tạo trẻ em hư nói rằng: “Nếu em có một người mẹ như mẹ Tôt-tô-chan, và có một người thầy như ông Kô-ba-y-a-si, chắc chắn em đã không phải vào ở chốn này”.

Tại sao “Tôt-tô-chan” lại trở thành một cuốn sách bán chạy như vậy? Giới thông tin đại chúng đã đạt ra câu hỏi này và nó đã trở thành chủ đề của một số cuộc tranh luận. Báo A-sa-hi đã đăng một loạt bài nhan đề “Dấu hiệu Tôt-tô-chan”, thảo luận các phương diện khác nhau về sự tác động của cuốn sách, và điều đáng nhạc nhiên là một nhà xuất bản khác đã cho ra đời một cuốn sách hoàn chỉnh về chủ đe này. Cuốn sách mang tên “Tôt-tô-chan: Câu chuyện của một cuốn sách bán chạy nhất”, đã phân tích hiện tượng tại sao nó được bán chạy như vậy từ mọi khía cạnh. Tôi cho rằng một lý do về hiệu quả của cuốn sách là nó xuất hiện đúng vào lúc sự nghiệp giáo dục trở thành một vấn đề cốt yếu, và mọi người đều thấy rằng cần phải có một tác động nào đó đối với nền giáo dục, và vì vậy nhiều người đọc cuốn sách như là một luận thuyết giáo dục, mặc dù đó không phải là lý do tôi viết cuốn sách này. Hơn thế nữa đây là cuốn truyện cho mọi người, thu hút sự chú ý của mọi người, thuộc mọi lứa tuổi và quan điểm. Và chính đó cũng là một lý do khác của sự đắt khách.

Đây cũng là một cuốn sách bán chạy nhất ở Nhật của một nữ tác giả. Ban đầu phản ứng của nam giới đối với cuốn sách không thuận lợ lắm, và tôi nhận ra điều này khi các bạn nam giới được phỏng vấn đã trả lời rằng: “ Tôi bị lôi cuốn vì cái bìa in hình phụ nữ”, hoặc “Tôi gạt bỏ sự suy nghĩ đó là cuốn sách bán chạy nhất của một người mua vui nổi tiếng”. Họ còn nói: “Tôi không định đọc, nhưng người nhà cứ giục tôi đọc…” Kết quả các cuộc trao đổi là tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn những ai trong các gia đình đã nhiệt tình cổ vũ “Tôt-tô-chan”!

Trước khi xuất bản cuốn sách, tôi đã quyết định sẽ dùng tiền nhuận bút để xây dựng nhà hát chuyên nghiệp đầu tiên cho các diễn viên điếc ở Nhật. Tôi đã đề nghị chính phủ biến nó thành một tổ chức phúc lợi xã hội để nó có thể tiếp tục hoạt động khi tôi đã quá già hoặc sau khi tôi qua đời. Đây là một việc rất khó vì không có tiền lệ, nhưng các nhà chức trách đã xem xét hơn hai mươi nhăm năm tôi hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và cuối cùng đã đồng ý. Bằng cách này, tổ chức phúc lợi xã hội được nghe nói đến là quỹ Tôt-tô đã được lập ra. Đây là một thắng lợi không lường trước, và thông qua quỹ đó, nhà hát cho người điếc của Nhật đã xuất hiện. Hiện nay hơn hai mươi diễn viên điếc đang được huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện của quỹ Tôt-tô, và nơi đây cũng có lớp học ngôn ngữ ký hiệu. Tháng bảy vừa qua chúng tôi đã thực hiện được ước mơ mà chusg tôi hằng ấp ủ là đã đưa được vở kịch Ky-ô-gen đi biểu diễn tại liên hoan ca kịch của Đại hội quốc tế của những người câm điếc tại Pa-lếc-mô, I-ta-li-a; trước những khán giả đại diện cho bốn mươi lăm nước. Đây là lần đầu tiên các diễn viên điếc của Nhật đi biểu diễn ở nước ngoài, và điều này có được cũng nhờ nhiều người trong số bạn đọc “Tôt-tô-chan”.

Cách đây hai năm, nhờ quỹ Tôt-tô được thành lập và vì cuốn sách bán chạy nhất, tôi đã được mời tới dự Tiệc Vườn Xuân của Hoàng Đế cùng với những người như Ke-ni-chi Fu-kui, người đã được giải thưởng Nô-ben, và tôi vô cùng phấn khởi khi được ngài nói với tôi rằng: “Vui thay cuốn sách của bà bán rất chạy”.

Năm 1981 là Năm quốc tế của những người tàn tật, và ngày 9 tháng Mười hai (hiện nay được coi là ngày của những người tàn tật ở Nhật), tôi nhận được phần thưởng của Thủ tướng Su-du-ki. Tôi cũng nhận được một số giải thưởng khác trong đó có Giải thưởng của thư viện “Hòn đá bên lề đường”, để tưởng nhớ nhà văn sách thiếu nhi Y-u-giô Y-a-ma-mô-tô.

Rất nhiều người yêu cầu tôi xây dựng Tôt-tô-chan thành một bộ phim, một ca kịch của chương trình truyền hình, một bộ phim hoạt hình, một vở kịch, hay một bản nhạc. Nhưng tôi nhận thấy rằng tôi khó có thể vượt được những ký họa của Chi-hi-rô I-oa-sa-ki, và những hình ảnh mà độc giả đã tạo dựng ra trong trí tưởng tượng của mình, nên tôi đã từ chối tất cả. Nhưng rồi tôi cũng đồng ý với Dàn nhạc giao hưởng Sin-xây Ni-hen là xây dựng câu chuyện này thành một bản giao hưởng, vì âm nhạc cho phép ta mặc sức tưởng tượng. Sáng tác của A-ki-hi-rô Kô-mô-ri xúc động hơn tất cả mọi lời lẽ của tôi, và Dàn nhạc giao hưởng Sin-xây Ni-hen đã đi biểu diễn nhiều nơi trên đất Nhật, với lời dẫn truyện của chính tôi. Người ta cũng ghi âm về bản giao hưởng này.

Năm 1982, một năm sau khi Tôt-tô-chan được xuất bản Đô-rô-thy Bri-tơn đã hoàn thành bản dịch sang tiếng Anh. Đô-rô-thy vừa là người sáng tác nhạc vừa là nhà thơ và bản dịch của bà có cùng nhịp điệu như nguyên bản, và tôi cũng rất xúc dộng khi đọc bản dịch của bà. Bản tiếng Anh cũng lập một kỷ lục mới, là cuốn sách tiếng Anh bán chạy nhất ở Nhật với khoảng bốn trăm ngàn bản.

Bản tiếng Anh đồng thời cũng được phát hành tại Mỹ, và lúc đó tôi đã xuất hiện trong chương trình biều diễn “Tonight” (Đêm nay) của Giôn-ni Các-xôn. Sau đó tôi được mời đi nói chuyện, dự các buổi thông tin, và tờ “Thời báo Nữu Ước”, một tờ báo danh tiếng của Mỹ đã đăng một bài đọc sách dài trong mục Điểm sách chủ nhật. Ngoài sự việc nói trên, các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ cũng đã chớp cơ hội đưa tin về những điều mới lạ của một nữ diễn viên vô tuyến truyền hình của Nhật. Tạp chí Thời cuộc đã dành trọn một trang để phỏng vấn tôi trong số đặc biệt về Nhật Bản.

Tôt-tô-chan cũng đã được dịch và xuất bản tại Trung Quốc và Triều Tiên. Vì Nhật Bản không có các hiệp định về xuất bản (bản quyền) với các nước này nên tôi không được biết về các cuốn sách dịch, mãi cho đến khi một người bạn tốt ở Trung Quốc đã gửi cho tôi một cuốn thông qua một người Nhật quen biết. Các nhà xuất bản ở Ba Lan, và ở Phần Lan cũng đang chuẩn bị dịch và xuất bản. Một nhà xuất bản của Tiệp cũng đang tiến hành các cuộc thương lượng và một số nước Châu Âu khác cũng đã có yêu cầu. Tôi rất vui mừng khi được biết có nhiều người biết về Nhật Bản qua Tôt-tô-chan. Tôi cũng nhận được thư gửi từ nước Mỹ đến, và một bé trai trường tiểu học đã viết; “Tôt-tô-chan, bạn có phải là một bạn gái xinh đẹp không? Nếu xinh đẹp bạn có thể tới nhà tôi ăn cơm tối”. Cô giáo của em, người đã đọc truyện này cho cả lớp nghe, đã chú thích thêm một dòng, nói rằng em bé trai này xuất thân từ một gia đình nghèo người da đen.

Tôi nghĩ điều này cũng rất có ý nghĩa là có rất nhiều nữ sinh trung học, đại học đã viết thư cho tôi, tâm sự: “Cháu không ngờ đây lại là một cuốn sách giàu lòng nhân ái đén thế”. Các em không nói rõ điều gì cụ tể đã làm cho các em thấy hấp dẫn nhất. Có thể điều đó ở từng em sẽ khác nhau. Nhưng tôi nghĩ, nói chung, các em đã muốn đáp lại tình thương và độ lượng đó.

Tôi vừa được bổ nhiệm làm Sứ giả Thiện Chí của UNICEF (Quỹ nhi đồng của liên hợp quốc) – một tổ chức toàn thế giới, đã được giải thưởng Hòa Bình Nô-ben. Sở dĩ tôi được như vậy cũng là nhờ có Tôt-tô-chan, vì ông Giám đốc chấp hành của ban Thư ký UNICEF ở Niu Yóoc – người quan trọng nhất của tổ chức – đã đọc tôt-tô-chan do một người bạn gửi cho. Oâng rất xúc động và nói rằng những suy nghĩ của tôi cũng chính là những suy nghĩ của UNICEF, và thế là ông đã chọn tôi làm Sứ giả Thiện chí vì ông nghĩ rằng cần có một sứ giả Thiện chí người Châu Á. Diễn viên Mỹ Đan-ny Kay-ê, diễn viên Anh Pi-tơ U-sti-noop và nữ diễn viên Na Uy Lip UL-man đã là những Sứ giả Thiện chí nổi tiếng, và tôi là người thứ tư. Mỗi ngày có bốn mươi ngàn, và mỗi năm có mười lăm triệu trẻ em chết đói, và chết vì các bệnh tật do đói gây ra. Nhiệm vụ của tôi là phải đi để thấy các điều kiện sinh sống của các em và báo cáo với tất cả các bạn về những điều kiện đó. Mùa hè này tôi sẽ đi châu Phi và nếu bố trí kịp, tôi sẽ đi thăm một số nước Châu Á. Nếu ông Kô-ba-y-a-si còn sống, tôi chắc rằng ông sẽ rất hài lòng. “Các em có biết không, tất cả các em là một! Bất kể các em làm gì, các em đều là một trên thế giời này”. Đó là câu mà ông Kô-ba-y-a-si thường nói.

xuân 1984
TÉT-SU-KOA KU-RÔ-Y-A-NA-GI
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 12:55:10 | Xem tất
Nhà ga



Họ rời con tàu Oâi-ma-chi tạu ga Gi-y-u-gao-ka, và người mẹ nắm tay Toot-tô-chan đi ra cổng soát vé. Tốt-tô-chan chưa đi tàu bao giờ nên em không muốn trả lại cái vé quý giá mà em đang nắm chặt trong tay.
- Cháu giữ lại cái vé này được không? – Tốt-tô-chan hỏi người soát vé.

Bác liền trả lời:
- Không được đâu cháu ạ, - và thu lấy cái vé của em.

Tốt-tô-chan liền chỉ vào cái hộp đựng đầy vé và hỏi:
- Có đúng tất cả những cái vé này là của bác không?
- Không đâu, đây là vé của nhà ga. – Bác trả lời, trong lúc vẫn luôn tay đón lấy vé của những người khách ra cổng.

Tốt-tô-chan lại nhìn chiếc hộp một cách thèm muốn và nói tiếp:
- Oâi thế nào lớn lên cháu cũng đi bán vé xe lửa thôi!

Bác soát vé nhìn em kỹ hơn:
- Thằng bé nhà bác cũng muốn làm việc ở nhà ga, các cháu sẽ cùng làm với nhau vậy!

Tốt-tô-chan bước sang một bên và trìu mến nhìn bác soát vé. Người bác tròn mập mắt đeo kính vẻ mặt rất phúc hậu.

Tốt-tô-chan đứng chống nạnh, suy nghĩ về cái điều bác soát vé vừa nói: “Hừm! Hừm cháu không phản đối chuyện cháu cùng làm việc với con trai bác đâu”, em nói:
- Cháu sẽ nghĩ kỹ thêm về chyện này. Bây giờ cháu sẽ rất bận vì cháu đang trên đường đi đến trường mới.

Em chạy đến với mẹ đang đứng đợi em và nói to:
- Con sẽ làm một người bán vé, mẹ ạ.

Bà mẹ không tỏ vẻ ngạc nhiên, bà nói:
- Mẹ tưởng con sẽ trở thành một nhà tình báo cơ mà.

Tốt-tô-chan nắm chặt tay mẹ bước đi. Em rất nhớ là cho tới ngày hôm qua, em vẫn còn có ý muốn trở thành một nhà tình báo. Nhưng thật vui xiết bao nếu được làm chủ một cái hộp đựng đầy vé!
- À con nghĩ ra rồi, - một ý hay chợt thoáng hiện ra trong đầu em. Em nhìn mẹ và nói to. – Liệu con có thể vừa làm người bán vé vừa làm một nhà tình báo được không hả mẹ?

Người mẹ không trả lời. Dưới chiếc mũ dạ có đính những bông hoa nhỏ, khuôn mặt đáng yêu của người mẹ trở nên đăm chiêu. Sự thật là bà đang rất lo. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người ta không nhận Tốt-tô-chan vào trường mới? Bà nhìn Tốt-tô-chan đang tung tăng vừa đi vừa nói luôn mồm. Tốt-tô-chan không biết rằng mẹ đang rất lo lắng như vậy, nên khi bốn mắt gặp nhau, em nói một cách rất vui vẻ:
- Con nghĩ khác rồi mẹ ạ. Con sẽ xin vào một ban nhạc nhỏ đi hát rong trên đường phố, quảng cáo cho những cửa hàng mới cơ!

Giọng người mẹ đượm vẻ thất vọng khi bà nói:
- Mau lên con! Kẻo lại muộn bây giờ. Chúng ta không được để thầy hiệu trưởng phải đợi. Đừng huyên thuyên nữa. Hãy nhìn xuống đường và bước đi cho cẩn thận.
Đằng xa, phía trước họ, cổng một ngôi trường nhỏ cứ hiện rõ dần.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 12:58:07 | Xem tất
Cô bé bên cửa sổ



Lý do khiến bà mẹ lo lắng là mặc dù Tốt-tô-chan vừa mới đi học, em đã bị đuổi ra khỏi trường. Niềm yêu thích đã bị gạt bỏ ngay từ lớp một!

Chuyện xảy ra cách đây mới một tuần. Cô chủ nhiệm lớp Tốt-tô-chan đã mời mẹ em đến. Cô đi thẳng vào vấn đề:
- Con gái bà làm loạn cả lớp tôi. Tôi buộc phải đề nghị với bà chuyển em sang trường khác! – Cô giáo trẻ và xinh đẹp thở dài. – Thực sự tôi không còn cách nào khác!
Người mẹ vô cùng sững sốt. Bà phân vân tự hỏi, Tốt-tô-chan đã làm gì để đến nỗi loạn cả lớp lên?

Cô giáo đưa tay lùa mái tóc cắt ngắn kiểu con trai, đôi mắt chớp chớp lia lịa vẻ lo lắng, và bắt đầu kể rõ:
- Thưa bà, trước hết là chuyện em ấy cứ mở và đóng nắp bàn hàng trăm lần. Tôi có dặn là không em nào được mở và đóng nắp bàn trừ phi phải lấy ra hoặc cất đi một cái gì đó. Thế là con gái bà luôn tay lấy cái này ra, cất cái kia vào – lấy ra hoặc cất vào quyển vở, hộp bút chì, những cuốn sách giáo khoa và những thứ lặt vặt khác của em ấy. Ví dụ khi cả lớp viết bảng chữ cái, con bà mở nắp bàn lấy vở ra rồi đóng sầm lại. Tiếp đó em lại mở nắp bàn, thò đầu vào, lấy ra chiếc bút chì, rồi lại mau chóng đóng sầm nắp bàn lại, sau đó viết chữ “A”. Nếu em viết bẩn hay viết lỗi, em mở ngăn bàn, lấy cái tẩy ra đóng nắp bàn lại, tẩy chữ đó, rồi lại mở và đóng nắp bàn cất tẩy vào – tất cả các động tác diễn ra rất nhanh. Khi em viết xong chữ “A”, em đặt từng thứ một vào trong ngăn bàn. Em cất bút chì xong, đóng nắp bàn lại, liền đó lại mở nắp bàn để cất quyển vở vào. Khi viết đến chữ khác, em lại lặp lại từ đầu tất cả – trước tiên là quyển vở, rồi đến cái bút chì, đến cái tầy – mở và đóng nắp bàn với từng thứ một. Những động tác đó làm đầu óc tôi quay cuồng. Và tôi cũng không thể trách em được vì mỗi lần em mở hay đóng nắp bàn đều có lý do cả!

Đôi hàng mi dài của cô giáo chớp chớp như thể cảnh tượng đó đang sống lại trong đầu cô.

Một ý nghĩ lóe sáng trong đầu người mẹ: Tại sao Tốt-tô-chan lại mở và đóng nắp ngăn bàn nhiều lần như vậy? Bà nhớ lại Tôt-tô-chan tỏ ra rất xúc dộng trong buổi đầu sau khi ở trường về. Em nói: “Trường học thật tuyệt! Bàn học của con ở nhà thì có các ngăn kéo, nhưng bàn hoc ở trường lại có nắp nâng lên. Nó giống như một cái hộp, và mẹ có thể cất mọi thứ vào đó. Thật là thú vị!”

Người mẹ hình dung cảnh con gái mình khoái chí hết mở, rồi lại đóng nắp chiếc bàn mới kia. Và người mẹ cũng không nghĩ rằng việc làm đó là nghịch ngợm. Dù sao thì Tốt-tô-chan cũng sẽ chấm dứt trò mở, đóng nắp bàn khi nó thấy không còn mới lạ nữa.

Nhưng bà chỉ nói với cô giáo rằng:
- Tôi sẽ nói với cháu về chuyện này.

Cô giáo nói tiếp giọng to hơn:
- Nếu chuyện chỉ có thế, tôi đã cho qua…

Người mẹ hơi lùi lại khi cô giáo chồm về phía trước:
- Khi đã chấm dứt trò cập kênh với chiếc nắp bàn em ấy lại đứng dậy. Đứng suốt cả buổi học.
- Đứng dậy ư? Ở đâu? – người mẹ vô cùng ngạc nhiên hỏi.
- Bên cửa sổ, - cô giáo trả lời vẻ bực dọc.
- Tại sao cháu lại đứng bên cửa sổ ạ? – người mẹ hỏi một cách bối rối.
- Để em ấy có thể gọi những người hát rong lại, - cô giáo gần như gào lên.

Đại khái câu chuyện của cô giáo là thế này: Sau gần một giờ cập kênh với chiếc nắp bàn, Tốt-tô-chan rời chỗ ngồi đến bên cửa sổ nhìn ra đường phố. Sau đó, đúng vào lúc cô giáo hy vọng rằng, nghĩ đến trật tự, em ấy có thể trở về chỗ ngồi, thì Tốt-tô-chan bỗng gọi to đoàn hát rong ăn mặc lòe loẹt đang đi ngang qua. Phòng học ở ngay tầng trệt nhìn ra đường phố là niềm vui của Tốt-tô-chan và cũng là nỗi khổ của cô giáo. Chỉ có một hàng rào thấp ngăn cách, cho nên bất kể ai trong lớp cũng có thể nói chuyeejndeex dàng với những người qua lại. Nghe Tốt-tô-chan gọi, những người hát rong đến ngay bên cửa sổ. Cô giáo kể tiếp: Thế là Tốt-tô-chan nói to với cả lớp “Họ đến rồi đấy!” và tất cả học sinh trong lớp ùa đến ngay bên cửa sổ, nói chuyện với những người hát rong.

“Chơi bài gì đi!”, Tốt-tô-chan đề nghị. Và thế là đoàn hát rong, vốn thường đi qua trường lặng lẽ, đã dùng ngay các nhạc cụ như kèn cla-ri-nét, cồng, trống, đàn ba dây biểu diễn cho học sinh xem trong lúc cô giáo tội nghiệp chẳng biết làm gì ngoài việc kiên trì chờ đợi cho đến khi cuộc vui kết thúc.

Cuối cùng, cuộc biểu diễn chấm dứt, đoàn hát rong ra đi, còn học sinh trở về chỗ của mình. Tất cả, chỉ trừ Tốt-tô-chan. Khi cô giáo hỏi: “Tại sao em còn đứng đó?” Tốt-tô-chan trả lời một cách nghiêm túc: “Thưa cô, có thể là ban nhạc khác sẽ đến. Và thật là tiết nếu họ đến mà chúng em không được gặp”.
- Bà có thể nhận thấy những sự việc này gây mất trật tự đến chừng nào rồi, có đúng không? – cô giáo xúc động nói.

Bà mẹ tỏ vẻ đồng tình. Cô giáo lại tiếp tục kể, giọng gay gắt hơn:
- Và sau đó, ngoài những chuyện tôi vừa kể trên…
- Cháu nó còn làm những gì nữa ạ? – bà mẹ hỏi trong tâm trạng của người bị yếu thế.
- Gì nữa ấy à?- cô giáo kêu lên. – Nếu tôi có thể kể hết được những việc mà em đã làm thì tôi không phải đề nghị bà cho cháu chuyển trường.

Cô giáo trấn tĩnh lại, nhìn thẳng vào mặt bà mẹ và lại nói:
- Hôm qua, Tốt-tô-chan lại tiếp tục đứng ở bên cửa sổ như thường lệ. Tôi tiếp tục giảng bài, nghĩ rằng em ấy lại đứng đợi những người hát rong thì bỗng nhiên tôi nghe thấy em ấy hỏi một người nào đó: “Bạn đang làm gì thế?”. Từ nơi tôi đứng, tôi chả nhìn thấy ai và tôi cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sau đó em lại hỏi: “Bạn đang làm gì thế” Em không nói chuyện với người đi trên đường mà với một ai đó ở trên cao kia. Tôi bắt đầu tò mò và có nghe tiếng trả lời nhưng không thấy gì. Trong lúc đó, vì con gái bà cứ liên tục hỏi “Bạn đang làm gì thế?” nên tôi không thể nào giảng bài được. Tôi đi đến bên cửa sổ để xem con bà đang nói chuyện với ai. Khi tôi ngoái đầu ra ngoài cửa sổ nhìn lên, tôi thấy một đôi chim nhạn đang làm tổ dưới mái hiên của nhà trường. Em đang nói chuyện với đôi chim nhạn! Bây giờ khi đã hiểu các em, tôi không cho rằng nói chuyện với chim nhạn là xấu đâu! Chỉ có điều tôi muốn nói là không nên hỏi chim nhạn đang làm gì khi còn ở trong lớp.

Bà mẹ chưa kịp xin lỗi thì cô giáo đã nói tiếp:
- Sau đó là tiết vẽ. Tôi yêu cầu các em vẽ lá cờ nước Nhật. Tất cả các em khác đều vẽ đúng, chỉ trừ con gái bà. Em không vẽ quốc kỳ mà lại vẽ lá cờ của hải quân, loại cờ có tua xung quanh như bà biết đấy. Theo tôi, vẽ như vậy cũng không có gì là sai. Nhưng ngay sau đó em vẽ những đường diềm ở xung quanh. Vẽ đường diêm! Bà biết không, nó giống như những đường diềm ở cờ thiếu nhi ấy mà. Có lẽ em đã nhìn thấy một chiếc cờ như thế ở một nơi nào đó. Trước khi tôi nhận ra em vẽ như thế nào, thì em đã vẽ đường tua vàng vượt ra khỏi trang giấy xuống mặt bàn. Bà biết không, em vẽ lá cờ gần hết cả trang giấy nên không còn đủ chỗ để vẽ đường diềm nữa. Thế là em cầm cái bút màu vàng vẽ hàng trăm nét quanh lá cờ, vượt cả ra ngoài trang giấy va khi em nhấc quyển vở lên, mặt bàn đã đầy những vệt vàng không thể nào lau sạch được. Cũng may là em chỉ vẽ những đường đó ở ba phía.
- Cô nói, chỉ có ở ba phía, có nghĩa là thế nào? – bà mẹ lúng túng hỏi.

Tuy đã thấm mệt, cô giáo vẫn ôn tồn giải thích:
- Em ấy vẽ cán cờ ở phía bên trái nên đường diềm chỉ ở ba phía xung quanh thôi.

Bà mẹ phần nào cảm thấy vợi đi nỗi lo lắng:
- Tôi hiểu rồi, chỉ có ở ba phía…

Nhưng phần lớn cán cờ lại cũng vượt ra ngoài trang giấy, và nó vẫn còn để nguyên dấu vết trên mặt bàn. – Sau đó cô giáo đứng dậy, lạnh lùng, nói to như nổ một loạt súng để từ biệt. – Không phải chỉ có tôi bực mình, mà ngay cả cô giáo phòng bên cũng rất khó chịu.

Như vậy rõ ràng là bà mẹ phải làm một việc gì đây. Hành động của con gái bà như vậy là không hay đối với những học sinh khác. Bà sẽ phải đi tìm một trường học nào đó, nơi người ta có thể hiểu được cô con gái nhỏ bé của bà, và dạy cho nó biết cách sống hòa hợp với người khác.

Nhà trường mà hai mẹ con bà đang trên đường đi tới đã được bà phát hiện ra sau khi dày công tìm kiếm.

Bà mẹ không hề nói với Tốt-tô-chan rằng em đã bị đuổi học. Bà nhận thấy rằng Tốt-tô-chan không thể hiểu nổi những việc làm sai trái của em, và bà cũng không muốn con gái bà có những mặc cảm, nên bà quyết định không nói với Tốt-tô-chan về chuyện này cho đến khi nào em lớn lên. Trước sau, bà chỉ hỏi:
- Con có thích đến trường mới học không? Mẹ nghe nói đây là một trường rất tốt.
- Cũng thích mẹ ạ, - Tốt-tô-chan trả lời sau một thoáng suy nghĩ. – Nhưng…
“ Lại còn những gì nữa đây”, bà mẹ lo lắng nghĩ. “Liệu con bà có nhận biết rằng nó đã bị đuổi học không?”

Một lúc sau Tốt-tô-chan phấn khởi hỏi bà:
- Nhưng những người hát rong cũng sẽ đến trường mới chứ mẹ?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 13:00:53 | Xem tất
Trường mới



Đến trước cổng trường mới, Tôt-tô-chan dừng lại. Cổng trường cũ là những cột xi măng chắc chắn, có đề tên trường bằng chữ to. Còn cổng trường này chỉ gồm hai cột ngắn có cành lá chồi lên.
- Chiếc cổng này sẽ còn lớn lên. - Tôt-tô-chan nói. – Có thể nó sẽ lớn cao hơn cả những cây cột mắc dây điện thoại.

Rò ràng “hai cột cổng trường” là hai gốc cây còn rễ. Khi đến gần hơn Tôt-tô-chan phải ngoái đầu sang một bên để đọc tên trường vì cái biển đề tên trường bị gió thổi lệch đi.
“Tô-mô-e Ga-ku-en”

Khi Tôt-tô-chan sắp sửa hỏi mẹ “Tô-mô-e” có nghĩa là thế nào thì em thoáng nhận ra một cái gì đó đằng xa làm em cứ tưởng mình đang trong giấc mơ. Em ngồi thụp xuống, nhòm qua bụi cây để thấy cho rõ hơn, và em không thể tin vào mắt mình nữa.
- Mẹ ơi, có đúng một con tàu kia không? Kia kìa, ở trong sân trường ấy!

Để làm phòng học, nhà trường đã phải tận dụng sáu toa tàu bỏ không. Một trường học trên một con tàu! Điều này đối với Tôt-tô-chan giống như một giấc mơ thật?

Cửa sổ của các toa tàu long lanh trong nắng mai. Nhưng đôi mắt của cô bé má hồng nhìn chúng qua bụi cây còn long lanh hơn thế nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 13:04:12 | Xem tất
Con thích trường này



Một lúc sau Tôt-tô-chan kêu lên sung sướng chạy về phía “trường học con tàu”. Em gọi mẹ:
- Mẹ ơi! Mau lên! Chạy lên tàu đi, nó vẫn còn đang đứng yên đấy!

Bà mẹ giật mình vội chạy theo con. Trước đây bà ở trơng đội bóng rổ nên chạy nhanh hơn và túm được áo Tôt-tô-chan khi em sắp sửa bước lên cửa.
- Con chưa vào được đâu, - bà mẹ vừa nói vừa giữ em lại. - Các toa tàu này là những phòng học, con chưa được nhận vào trường. Nếu con muốn lên con tàu này thì con cần phải ngoan, lễ phép với thầy hiệu trưởng. Bây giờ hai mẹ con phải chuẩn bị đến gặp thầy đi, và nếu mọi chuyện tốt đẹp thì con sẽ được nhận vào học. Con có đồng ý không?
Tôt-tô-chan vô cùng thất vọng vì không được lên ngay “con tàu”, nhưng em cũng hiểu rằng tốt hơn là phải nghe lời mẹ.
- vâng ạ, - em trả lời. Sau đó Tôt-tô-chan nói tiếp – Con rất thích trường này.

Hình như mẹ muốn nói, vấn đề đâu phải là chuyện con thích hay không thích trường này, mà là thầy hiệu trưởng có thích con hay không kia. Bà không túm áo Tốt-tô-chan nữa. Bà cầm tay con và chuẩn bị bước vào văn phòng thầy hiệu trưởng.

Tất cả các toa tàu đều yên lặng vì giờ học đầu tiên trong ngày đã bắt đầu. Bao quanh cái sân trường nhỏ bé có những thảm hoa rực rỡ những hoa đỏ và vàng, là một hàng cây thay cho cho một bức tường.

Văn phòng của thầy hiệu trưởng không ở trên toa xe mà ở bên trên một bãi đất cao, hình bán nguyệt, có bảy bậc thang lát đá để bước lên.

Tôt-tô-chan buông tay mẹ ra, rồi chạy lên các bậc. Bỗng em quay ngoắt lại làm bà suýt nữa xô vào em.
- Chuyện gì thế hở con ? – Bà mẹ hỏi, sợ rằng Tôt-tô-chan có thể thay đổi ý kiến về trường này.

Đứng ở bậc trên cùng cao hơn mẹ, Tôt-tô-chan nói nhỏ vẻ nghiêm trang:
- Người mà mẹ với con sắp gặp nhất định phải là ông trưởng tàu, mẹ nhỉ?

Người mẹ tính vốn kiên nhẫn nhưng đồng thời lại rất thích đù. Bà áp má Tôt-tô-chan vào má mình và hỏi:
- Tại sao con lại nói vậy?

Tôt-tô-chan chả lời:
- Mẹ nói rằng ông ấy là thầy hiệu trưởng, nhưng nếu ông có con tàu này thì chắc hẳn ông phải là trưởng tàu chứ?

Bà mẹ phải thừa nhận rằng việc trường này sử dụng những toa xe lửa cũ để làm phòng học là một điều khác thường. Nhưng bà không còn thời gian để giải thích nữa. Bà chỉ nói:
- Sao con không hỏi thẳng ông ấy? Vả lại thế cha con thì sao? Cha con chơi đàn vĩ cầm lại có những mấy chiếc đàn, nhưng nhà mình có thành một cửa hàng vĩ cầm đâu?
Không, nhà mình không phải là của hàng bán vĩ cầm - Tôt-tô-chan trả lời và cầm lấy tay mẹ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 13:04:56 | Xem tất
Thầy hiệu trưởng


Thấy hai mẹ con Tôt-tô-chan bước vào phòng, một ông già rời ghế đứng dậy.

Mái tóc ông lưa thưa, mấy chiếc răng đã bị gãy, nhưng vẻ mặt ông vẫn hồng hào. Người ông không cao lắm, đôi vai và đôi cánh tay vạm vỡ, Ông ăn mặc gon gàng, trong bộ comlê đen có cả áo gi-lê.

Sau khi cúi đầu chào vội vã, Tôt-tô-chan phấn chấn hỏi luồn:
- Thưa bác, bác là thầy hiệu trưởng hay là trưởng tàu ạ?

Bà mẹ ngượng quá, nhưng bà chưa kịp nói gì thì ông giáo đã vừa cười vừa trả lời:
- Bác là thầy hiệu trưởng của trường này,

Tôt-tô-chan rất hài lòng:
- Ôi cháu rất vui, - em nói, - vì cháu muốn được bác giúp đỡ. Cháu thích học trường của bác.

Thầy hiệu trưởng đưa cho em cái ghế rồi quay sang nói với bà mẹ:
- Bây giờ bà có thể về nhà được rồi đó. Tôi muốn nói chuyện với Tôt-tô-chan.

Tôt-tô-chan hơi lúng túng một chút, nhưng rồi em cảm thấy có thể nói chuyện với ông hiệu trưởng.
- Vâng, tôi xin gửi cháu lại cho bác – bà mẹ mạnh dạn nói rồi bước ra và khép cửa lại.

Thầy hiệu trưởng kéo ghế ngồi đối diện với Tôt-tô-chan. Khi hai bác cháu ngồi gần lại với nhau, thầy nói:
- Nào bây giờ cháu hãy kể cho bác nghe về cháu đi! Cứ kể với bác bất cứ chuyện gì mà cháu thích.
“bất cứ chuyện gì mà cháu thích ư?” Tôt-tô-chan cứ tưởng rằng bác ấy sẽ hỏi và em sẽ trả lời. Nên khi thầy hiệu trưởng nói vậy, Tôt-tô-chan rất phấn khởi và em bắt đầu ngay. Chuyện của em hơi lộn xộn một chút, nhưng em kể rất say sưa. Em kể cho thầy hiệu trưởng nghe về con tàu chở hai mẹ con em đến đâu chạy nhanh đến mức nào; em đề nghị bác soát vé nhưng bác ấy không cho em giữ lại vé.

Chuyện cô chủ nhiệm lớp em trước đây rất xinh đẹp ra sao; chuyện về tổ chim nhạnm về chú chó Rốc-ky màu nâu của nhà em, nó có thể làm mọi trò; chuyện em hay ngậm kéo hồi học mẫu giáo và cô giáo thường khuyên em cẩn thận kẻo đứt lưỡi; nhưng rồi em vẫn cứ ngậm; chuyện em thường hay phải vắt mũi vì nếu để thò lò sẽ bị mẹ mắng; chuyện cha em bơi rất giỏi lại còn có thể lao đầu xuống nước lặn một hơi. Em kể rất say sưa.

Thầy hiệu trưởng luôn miệng cười, gật đầu và nói:
- Rồi sau đó thì sao?

Tôt-tô-chan rất vui mừng, em tiếp tục kể mãi. Nhưng rồi em chẳng còn gì để kể nữa. Em ngồi im, cố nặn ra một chuyện gì đó.
- Cháu còn gì kể cho bác nghe nữa không? thầy hiệu trưởng hỏi.
“Bây giờ mà dừng lại thì ngượng quá”. Tôt-tô-chan tự bảo. Đây là dịp may tuyệt vời. Tôt-tô-chan vắt óc suy nghĩ. Em không hiểu có còn gì để kể nữa không? Bỗng em nảy ra được một ý.

Em có thể kể về bộ quần áo em đang mặc. Hầu hết quần áo của em đều do mẹ may nhưng riêng bộ quần áo này lại mua ở cửa hàng. Quần áo của em thường xuyên rách rất to. Mẹ chẳng bao giờ hiểu tại sao quần áo em lại rách như vậy. Thậm chí chiếc quần sợi bông màu trắng của em đôi khi cũng có những chỗ rách nhỏ. Em giải thích cho thầy hiệu trưởng biết quần áo em bị rách là em thường chui rào bọc quanh vườn của những gia đình khác, hoặc khi em đào bới dưới những đám dây kẽm gai ở những lô đất trống.

Em nói, sáng nay khi soạn quần áo mặc đến trường em mới biết tất cả những thứ do mẹ may đề rách toạc, thành ra em phải mặc bộ quần áo do mẹ mua. Đây là bộ quần áo sợi pha len kẻ ô vuông đỏ thẫm cen màu xám. Bộ quần áo này không đến nỗi tồi lắm nhưng mẹ em chê những bông hoa màu đỏ thêu trên cổ là không đẹp.
- Mẹ cháu không thích kiểu cổ này, - vừa nói Tôt-tô-chan vừa bẻ cổ áo lên cho thầy hiệu trưởng xem.

Sau đó dù có vắt óc suy nghĩ em cũng chả còn gì để kể cho thầy hiệu trưởng nghe nữa. Đúng lúc đó thầy hiệu trưởng đứng dậy đặt bàn tay to và ấm áp lên đầu em, rồi nói:
- Rất tốt, từ giờ cháu là học sinh của trường này.

Em nhớ mãi câu nói này của thầy hiệu trưởng. Và lúc đó Tôt-tô-chan cảm thấy lần đầu tiên trong đời em đã được gặp một người mà em thực sự quý mến. Từ trước đến nay chưa có ai bỏ một thời gian dài đến như vậy để nghe em kể chuyện. Trong lúc nghe em kể chuyện thầy hiệu trưởng không hề ngáp một lần nào, thầy cũng không tỏ ra buồn chán mà ngược lại rất thích thú nghe em kể một cách say sưa.

Tôt-tô-chan chưa biết tính thời gian nhưng em cũng cảm thấy là lâu lắm. Nếu em biết tính, chắc em sẽ vô cùng kinh ngạc và biết ơn thầy hiệu trưởng. Vì hai mẹ con em đến trường lúc tám giờ, sau khi em kể hết chuyện và lúc thầy hiệu trưởng nói rằng em sẽ là học sinh của trường này, ông nhìn vào chiếc đồng hồ bỏ túi và nói:
- A, đã đến giờ ăn trưa rồi,

Như thế là thầy hiệu trưởng nghe em kể chuyện vừa đúng bốn tiếng đồng hồ!
Trước đó cũng như từ đó về sau chưa có một người lớn nào chú ý lắng nghe Tôt-tô-chan trong một thời gian dài như vậy. Mặt khác, kể cả mẹ em cũng như cô giáo chủ nhiệm đề kết sức ngạc nhiên là một đứa bé mới bảy tuổi như em đã có thể tìm đủ mọi chuyện để kể liên tục trong bốn giờ liền.

Tất nhiên lúc đó Tôt-tô-chan không hề có ý nghĩ là em bị duổi học và người ta chẳng biết còn cách nào để giải quyết việc này. Tính sôi nổi tự nhiên có phần hơi đãng trí của em làm em càng thêm hồn nhiên. Nhưng em cảm thấy rằng người ta thấy em hơi khác và có phần hơi kỳ lạ so với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, thầy hiệu trưởng lại làm cho em cảm thấy yên tâm, đầm ấm và hạnh phúc. Em muốn mãi ở bên thầy.
Đó là cảm tưởng của Tôt-tô-chan về thầy hiệu trưởng Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si trong ngày đầu tiên gặp mặt. Và, may thay, cảm tưởng của thầy giáo về em cũng là như vậy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 13:08:04 | Xem tất
Giờ ăn trưa


Thầy hiệu trưởng dẫn Tôt-tô-chan đến thăm nơi ăn trưa. Ông giải thích:
- Chúng ta không ăn trưa ở trên tàu mà ăn ở phòng họp!
Phòng họp ở trên khu đất cao mà trước đó em đã phải leo vài bậc đá mới lên đến nơi.Ở đấy hai thầy trò thấy các bạn khác đang kéo bàn ghế ầm ĩ xếp thành một vòng tròn. Đứng ở góc phòng, Tôt-tô-chan níu lấy áo thầy hiệu trưởng và hoỉ:
- Thưa thầy, các bạn khác đâu ạ ?
- Tất cả chỉ có ngần này học sinh thôi, -Ông trả lời.
- Tất cả ngần này thôi ư ? -Tôt-tô-chan không thể tin được. Vì tất cả chỉ bằng học sinh của một lớp ở trường khác. -Thưa thầy, toàn trường chỉ có khoảng năm mươi học sinh thôi ạ?
- Ừ, tất cả chỉ có thế, -thầy hiệu trưởng noí.

Tôt-tô-chan nghĩ, mọi chuyện ở trường này đều khác so với trường cũ.

Lúc mọi người đã ngồi vào bàn, thầy hiệu trưởng liền hỏi các em có đem theo những thứ lấy từ biển lên và những thức có trên đất liền hay không?
- Có ạ, -tất cả đồng thanh trả lời và bắt đầu mở những hộp đựng thức ăn trưa khác nhau ra.
- Naò, thử xem các em có những gì, -thầy hiệu trưởng vừa nói vừa đi vòng quanh nhìn vào hộp thức ăn của các em trong lúc học sinh cười nói vui vẻ.
"Buồn cười thật", Tôt-tô-chan nghĩ. "Mình chả hiểu thầy hỏi những thứ gì lấy từ biển lên và những thứ có trên đất liền là gì cả". Trường này lạ thật. Buồn cười thật. Chưa bao giờ em nghĩ bữa ăn trưa ở trường lại nhộn đến thế. Ý nghĩ ngày mai em sẽ ngồi vào một trong những cái bàn này và đưa cho thầy hiệu trưởng xem "những thứ lấy từ biển lên và những thứ đưa từ rừng về" làm Tôt-tô-chan vô cùng phấn khởi, cứ muốn nhảy cẫng lên vì sung sướng.

Khi đi kiểm tra các hộp đựng thức ăn của học sinh, đôi vai thầy hiệu trưởng tắm trong ánh nắng buổi trưa êm diụ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-9-2011 13:09:10 | Xem tất
Tôt-tô-chan bắt đầu đi học


Sau khi nghe thầy hiệu trưởng noí: "Bây giờ cháu là học sinh của trường naỳ", Tôt-tô-chan cảm thấy khó lòng đợi đến sáng mai.

Trước đây chưa bao giờ em mong mau đến ngày hôm sau như vậy. Sáng sáng mẹ thường phải mỏi miệng mới kéo em rra được khỏi giường. Nhưng hôm đó em dậy sớm hơn mọi người, tự mặc quần aó, rồi đeo cặp sách lên lưng, ngồi đợi.

Nhân vật dậy đúng giờ nhất trong nhà là Rôc-ky -con chó becgiê nó theo dõi hành vi hơi khác lạ của Tôt-tô-chan một cách nghi ngaị. Nhưng sau khi vươn vai, nó lại ngồi sát bên em, đợi chờ một điều gì đó sắp xảy ra.

Mẹ em có rất nhiều việc phải làm. Bà vừa chuẩn bị bữa sáng cho Tôt-tô-chan vừa chuẩn bị cho em hộp cơm trưa trong đó có "những thứ lấy từ biển lên và những thứ có trên đất liền". Mẹ còn buộc vào cổ Tôt-tô-chan tấm thẻ lên tàu được bọc bằng ni-lông.
- Hãy ngoan nghe con, -người cha tóc rối bù nói với em như vậy.
- Tất nhiên ạ, -Tôt-tô-chan đi giaỳ, mở cửa, rồi quay lại cúi đầu lễ phép chào tạm biệt mọi người.

Khi thấy Tôt-tô-chan bước đi, nước mắt cứ dâng đầy trên đôi mắt người mẹ. Thật khó lòng tin được rằng một cô bé hoạt bát, nhanh nhẹn đi học rất ngoan và phấn khởi như vậy lại vừa mới bị đuổi học. Bà mẹ tha thiết cầu mong sao cho lần này mọi chuyện sẽ được tốt lành.

Nhưng liền sau đó bà bỗng giật mình khi thấy Tôt-tô-chan vừa tháo tấm thẻ lên tàu và đeo nó vào con Rôc-ky. "Ôi lạy chuá...", bà mẹ lo lắng suy nghĩ, nhưng bà quyết định không nói một câu naò, mà hãy cứ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra.
Sau khi Tôt-tô-chan đeo tấm thẻ lên tàu vào cổ con Rôc-ky, em ngồi xuống và nói với nó:
- Đằng ấy thấy không? Tấm thẻ này không hợp với đằng ấy chút naò!
Tấm thẻ bị kéo lê trên mặt đất vì sợi dây buộc quá daì.
- Đằng ấy hiểu không? Đây là thẻ của tớ, ứ phải của đằng ấy. Đằng ấy không thể lên tàu được đâu. Nhưng tớ sẽ hỏi thầy hiệu trưởng và bác soát vé xem họ có cho đằng ấy đến trường không nhé!

Rôc-ky rất chú ý lắng nghe, hai tai giỏng lên. Nó ngáp dài sau khi liếm liếm vào tấm thẻ.
- Con tàu lớp học không chạy đâu nên tớ thấy đằng ấy không cần phải có vé lên taù.

Nhưng hôm nay đằng ấy phải ở nhà, chờ tớ về nhé.

Rôc-ky thường đi theo Tôt-tô-chan đến tận cổng trường rồi sau đó mới quay về. Tất nhiên là hôm nay nó cũng mong được làm như vậy.

Tôt-tô-chan tháo tấm thẻ đeo ở cổ con Rôc-ky ra rồi thận trọng đeo vào cổ mình. Một lần nữa em tạm biệt cha, mẹ.

Sau đó Tôt-tô-chan chạy đi không thèm ngoaí đầu laị. Chiếc cặp sách đập bồm bộp vào lưng em. Con Rôc-ky vui vẻ chạy bên em.

Con đường đến nhà ga cũng gần bằng con đường đến trường cũ, vì vậy Tôt-tô-chan đã gặp lại những con cún, những chú mèo và cả những bạn cùng lớp trước đây.

Liệu mình có nên khoe tấm thẻ lên tàu với họ hay không nhỉ? Tôt-tô-chan đắn đo, nhưng em không muốn đến chậm nên em quyết định không khoe vào hôm đó, vội vã đến trường.
Khi thấy Tôt-tô-chan rẽ phaỉ, về hướng nhà ga, chứ không rẽ trái như thường lệ, con Rôc-ky dừng lại và nhìn quanh một cach lo lắng. Đến cổng nhà ga rồi, Tôt-tô-chan chạy lại với con Rôc-ky đang đứng vẻ hoang mang.
- Tớ không đến trường cũ nữa đâu, bây giờ tớ đến trường mới cơ.

Tôt-tô-chan áp má mình vào mặt con Rôc-ky. Đôi tai nó có mùi hôi hôi, nhưng, như mọi ngày đối với em, đây lại là mùi quen thuộc dễ chiụ.
- Bai bai- em nói và leo lên các bậc thềm dẫn vào nhà ga, sau khi giơ tấm thẻ lân tàu cho người soát vé xem. Con Rôc-ky gầm gừ khe khẽ và đứng nhìn mãi cho đến khi không còn thấy Tôt-tô-chan đâu nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách