Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 6101|Trả lời: 75
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Khác] Ngọc Trong Đá | Nguyễn Đông Thức

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Tên tác phẩm: Ngọc Trong Đá
Tác giả: Nguyễn Đông Thức
Thể loại: Truyện Dài
Tình trạng sáng tác (Đã hoàn thành hay chưa hoàn thành): Đã hoàn thành
Nguồn: vnthuquan
Giới thiệu sơ lược (không bắt buộc):


Bằng thuật tả chân thật, sáng sủa, tế nhị và hàm xúc, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã lôi cuốn độc giả theo từng bước chân của tuổi trẻ Sài Gòn từ chế độ cũ đến tuyến đầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ mới.

Hương, nhân vật chính trong gia đình công chức trung lưu bị Mỹ bỏ rơi, không di tản được, đành phải sống với chế độ mới. Cô đã để lại sau lưng quá khứ vàng son, lần đầu tiên trong đời một thiếu nữ khuê các xách guốc lội bùn trơn trượt để vào Lê Minh Xuân với Liên đội Thanh niên xung phong, khởi đầu cuộc thử thách gian nan, khắc nghiệt để tìm kiếm, khẳng định giá trị đích thực của mình. Xác lập cho mình một cuộc sống đủ đầy phẩm cách, hoàn thiện cái đẹp của tuổi trẻ.

Thử thách khắc nghiệt nhưng tác giả không đặt nhân vật của mình vào những tình huống éo le kinh khủng để trở thành người phi thường. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Đông Thức là con người bình thường mang tính cách đại biểu trung thực của một bộ phận đông đảo thanh niên thành phố. Nó hoạt động, phát triển tính cách của mình trong môi trường trung thực của Thanh niên xung phong. Cái gay gắt, nghiệt ngã của "Ngọc trong đá" là ở nội tâm con người, trước sự thật mới mẻ. Đó là một tiểu thư lại hạ mình làm công việc bôi thuốc ghẻ cho những thanh niên xung phong vai u thịt bắp. Đó là ăn không nổi tiêu chuẩn một bữa ăn chỉ nắm bột mì luộc chấm nước muối trong lúc đó thấy thèm một tô phở Hiền Vương. Đó là nằm úp trên giường tre cứng ngắt khóc thầm còn đâm giường nệm mút trải ga trắng thơm phức...

Phẩm chất của đồng đội và tấm lòng dìu dắt đầy tình thương của họ đã biến đổi một con người vươn tới cái đẹp hoàn thiện. Từ miễn cưỡng đến tự nguyện, từ xa lạ đến yêu thương, từ tầm thường đến cao cả... Một sự chuyển đổi hợp lý có sức mạnh thuyết phục lòng người.

Chính cái sâu sắc qua cái bình thường đã thu hút người đọc dễ dàng nhập cuộc với những số phận, cùng chia sẻ nỗi ưu tư, dằn vặt, gửi gắm niềm tin yêu đối với tuổi trẻ thành phố Sài Gòn. "Ngọc trong đá" là truyện dài đầu tiên trong văn học thành phố viết về đề tài thanh niên xung phong. Một tác phẩm cần thiết để những người trẻ đọc để nhận thấy rõ hơn đường đi ngay dưới chân mình.

Tác giả : Hải Sự
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:00:39 | Chỉ xem của tác giả
1.


Tự dưng Hương thấy gương mặt mẹ mình nhoè hẳn. Hương chớp mắt mấy cái, nhìn cảnh vật rõ lại, nhưng hai má đã thấy âm ấm những giọt lệ mới trào ra. Nếu là những ngày trước, thấy Hương ứa nước mắt, chắc chắn mẹ Hương đã cười và nói: «Con nhỏ mít ướt này lại đòi gì phải không?» Nhưng bây giờ, bà chỉ ngồi im lặng thẫn thờ, chưa chắc đã thấy Hương khóc.

Ông Cung, ba Hương, thì nãy giờ cứ thở dài từng hơi, theo thói quen của ông, mỗi khi có sự suy nghĩ, buồn bực. Chốc chốc ông lại đứng lên, bước qua mấy chiếc va-li ngổn ngang giữa nhà, đến cửa sổ ngóng nhìn ra cổng, rồi lại trở vào, vật mình xuống ghế.

Phước, em trai Hương, thì ngồi bó gối buồn hiu ở một góc đi-văng gần đó. Mới mấy hôm thôi, mà trông nó đã như một ông già, với mái tóc rối, cái miệng móm và cặp kính cận xề xệ trên sống mũi, không buồn đẩy lên cho ngay ngắn.

Cả gia đình Hương cùng đang chờ đợi phút ra đi. Tình trạng bồn chồn hiện nay không phải do họ còn do dự, mà chỉ vì tất cả cùng đang mong mỏi một cách tuyệt vọng, trong những phút cuối cùng, sự trở về của Thành, anh Hương.

Nha Trang đã bị mất từ ngày mồng hai. Những người lính ở đó, nếu không chạy thoát bằng đường biển thì cũng đã về tới Sài Gòn, bằng cách nầy hay cách khác. Nhưng Thành vẫn bặt tăm. Mấy hôm nay, ông Cung đã chạy đôn chạy đáo nhiều nơi tìm hỏi tin Thành, nhưng vẫn chưa có một câu trả lời nào rõ ràng.

Từ những ngày 18, tháng trước, lúc Kontum và Pleiku bị mất, và qua báo chí được biết những tin kinh khủng về hỗn loạn trên đường rút lui. Ông Cung đã vội đánh điện cho Thành với nội dung: «Ba mất, con về ngay!». Đây là nội dung trầm trọng nhất so với những bức điện trước, mỗi khi ông muốn gọi Thành về, nhưng đến giờ vẫn chưa được tin gì của anh.

Trong khi ông Cung chạy hỏi tin, thì bà Cung ngày nào cũng bắt Hương chở đi coi bói. Hầu như mọi vị thầy nổi tiếng ở Sài Gòn, dù tận hang cùng ngõ hẻm nào, bà cũng đều tới. Từ ông Minh Triết, chuyên bói bài Tarô ở đường Minh Mạng, ông thầy áo đen Hakim, bói lửa thiêng ở Tân Định, ông thầy Ấn Độ Sađakim, bói quả cầu ở đường Hai Bà Trưng, cho đến ông thầy Kim ở Phú Nhuận, chuyên coi tử vi và bói dịch, ông Ba La, mù mắt, vua bấm độn ở đường Nguyễn Phi Khanh, cô Sáu bói bài ở Hàng Xanh, và cả ông thiếu tá hải quân Kim Hoàng Sơn gì đó, chuyên coi bói bằng quả lắc… Toàn là những thầy bói «thứ thiệt» của Sài Gòn, và không câu trả lời của ai giống ai, vậy mà bà Cung đều tin cả. Chỉ tiếc là không ai làm cho bà an tâm được.

Chiều hôm qua, vì Hương đã đổi chiếc Yamaha lấy ba chỉ vàng để đem theo, bà Cung đành đi xích lô lên ông thầy Tàu nào đó ở Chợ Lớn, biết năm thứ tiếng và đã từng hành nghề khắp Đông Nam Á, chuyên coi cho những người tai to, mặt lớn, và lần nầy chỉ ghé Việt Nam có ba tháng để làm phước, theo như quảng cáo trên báo. Ông ta cũng chỉ nói được bằng tiếng Việt rất rành, là bà cứ yên tâm, chỉ trong vòng một tháng nữa, chắc chắn bà sẽ nhận được tin con.

Tới giờ thì mọi cố gắng của ông bà Cung đều vô ích. Hôm nay đã là ngày 29, Long Khánh đã bị mất từ tuần trước, «họ» đã tới Biên Hoà và chiều hôm qua còn dám cho máy bay A.37 chiếm được ở Đà Nẵng, vào thả bom phi trường Tân Sơn Nhứt… Giờ phút này, gia đình ông Cung đang chờ xe tới rước đến một địa điểm di tản của người Mỹ. Mọi sự chuẩn bị đã xong, giờ chỉ còn chờ đợi, một nỗi chờ đợi mệt nhoài, khủng khiếp.

Cũng may nhờ có Oanh, chứ không thì giờ nầy nhà Hương chắc còn khổ hơn. Từ khi mất Huế và Đà Nẵng, Sài Gòn như lên một cơn sốt. Những người lo xa, và hiểu biết đều thấy là lần nầy, hết hy vọng cứu vãn được rồi. Những ông lớn đã bắt đầu đưa vợ con chuồn dần ra nước ngoài. Ông Cung lo nghĩ tới bạc đầu, vẫn không tìm ra lối thoát. Ông làm công chức hạng A trong ngành thuế, chắc sẽ không sống nổi với Việt Cộng. Từ khi biết được với chức vụ trưởng phòng tài liệu tầm thường của ông, trước giờ vốn đã không giao du với người Mỹ, ông sẽ không trông mong tìm được một chỗ cho mình trên các chuyến bay di tản, ông đã nói ra vẻ bất cần:

- Tôi chết thì không hề gì, chỉ lo cho mẹ con bà không biết bị hành hạ ra sao.

Điều đó càng làm bà Cung khủng hoảng hơn. Ngoài việc đi coi bói, bà còn chạy khắp nơi quen biết, dù có khi không biết đến đó để làm gì, để rồi lại càng hoang mang. Mỗi lần đi đâu về, bà lại mang theo một số tin khủng khiếp, như Việt Cộng vào thì sẽ cho Sài Gòn tắm máu, mọi người làm việc cho Mỹ, cho chính quyền đều sẽ bị đưa ra đấu tố và xử tử, thân nhân những người đó sẽ bị đưa đi tẩy não, và con gái sẽ bị rút thăm làm vợ những phế binh Việt Cộng… Đó là cái tin làm Hương rụng rời nhất. Như nhiều cô bạn, Hương đã mua trữ sẵn trong người một ống thuốc ngủ đầy ắp, phòng khi trường hợp đó xảy ra.

Giữa cơn khủng hoảng đó, buổi tối ngày 26, như sứ giả của một phép lạ, Oanh tới nhà Hương. Oanh là cô bạn thân nhất của Hương. Hai đứa đều là dân Cút (1), cùng học với nhau từ lớp sixième (2) lên đến bây giờ. Suốt bảy năm, hai đứa ngồi cùng bàn, đi chơi chung và thân nhau đến mức nhiều đứa bạn đã gọi họ là hai đứa bê-đê (3).

Sự thật, tính tình Hương và Oanh rất khác nhau. Oanh nhanh nhẹn, ồn ào, sôi nổi, trong khi Hương chậm chạp, ít nói và hay mơ mộng kiểu «tiểu thư Tàu», theo cách nói của Oanh. Cả hai đứa cùng thích đi xinê, nghe nhạc ngoại quốc và đi nhảy, nhưng mỗi đứa một «gu» khác nhau. Oanh thích những phim cao bồi găng-tơ, trinh thám gián điệp, trong khi Hương chỉ thích phim tình cảm nhẹ nhàng. Oanh thích nghe nhạc ồn ào, và thích nhảy các điệu soul, bebop, chachacha, thì Hương thích nhạc êm và các điệu tango, rumba, boston. Cả màu sắc mỗi đứa cũng một tính. Vậy mà hai người lại chơi thân nhau, rất thân, mới kỳ.

Oanh là con gái út trong một gia đình giàu có. Ba Oanh là một trung tá ở ngành chiến tranh chính trị, thường mặc quần áo dân sự, có xe và cận vệ riêng. Má Oanh đã ngoài 40, nhưng coi còn rất trẻ đẹp, từng làm chủ một khách sạn lớn với mấy cái bar ở Sài Gòn và Vũng Tàu, trong thời gian người Mỹ còn đông đảo ở đây. Hiện giờ bà chuyên chạy áp-phe các loại, và cả hai ông bà thường rất ít khi có mặt ở nhà. Hương thường đến chơi, có khi ăn ngủ và học thi ngay ở nhà Oanh. Ngược lại, Oanh cũng thường đến Hương chơi luôn và coi gia đình Hương như của mình.

Mặt lo âu, Oanh lôi Hương ra vườn hỏi nhỏ:

- Sao, ba mày đã tính đường gì chưa?

Hương thở dài, lắc đầu:

- Ông già còn chờ xem có hy vọng gì không…

Oanh bực bội:

- Chờ gì nữa? Liên hiệp hả? Ba tao nói còn lâu Việt Cộng mới chịu liên hiệp! Người ta chạy gần hết rồi, còn ở đó chờ! Cha Thiệu dzọt mất rồi. Tụi Mỹ đã ngưng phát giấy di tản rồi đó.

Hương cúi mặt nói lí nhí:

- Nhưng anh Thành chưa về…

Oanh gắt um lên, theo thói quen mỗi khi bực mình:

- Trời đất! Đợi ổng về rồi cả nhà cùng chết hay sao? Chạy được người nào, đỡ người nấy chứ. Biết đâu ổng cũng dzọt mất rồi. Ở Nha Trang có phi trường, có quân cảng, thiếu gì đường chạy?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:04:16 | Chỉ xem của tác giả
Hương im lặng, không muốn nói cho Oanh biết ba mình cũng đã nghĩ đủ cách để đưa gia đình đi. Nếu có đủ giấy tờ, ông đã sẵn sàng chịu khó đứng nối đuôi hàng tuần, giữa nắng tháng Tư trước toà đại sứ Mỹ, để xin cho được tấm phiếu di tản. Nhưng… Ông Cung là người thuộc thế hệ được Pháp đào tạo, dù chỉ tới đíp-lôm (4). Qua thời người Mỹ, ông chỉ là một công chức bình thường. Không biết có phải vì thế hay vì một lý do gì khác mà ông thường chê người Mỹ về đủ mọi mặt. Dĩ nhiên, cuối cùng ông không mong sẽ tìm ra tấm phiếu di tản cứu mệnh, cho phép cả gia đình, có thể lọt qua các hàng rào dầy đặc của quân cảnh và thuỷ quân lục chiến Mỹ, của quân cảnh và lính lôi hổ Việt Nam… trước khi vào được phi trường Tân Sơn Nhất.

Oanh cũng im lặng, suy nghĩ một chút rồi ra về quả quyết, nắm chặt tay Hương:

- Nhà mày còn bốn người thôi phải không? Thôi đi với nhà tao đi.

Hương ngạc nhiên nhìn Oanh. Oanh giải thích:

- Ba tao mạnh lắm! Ổng đã có sẵn giấy ưu tiên số một, đi cả gia đình. Nhà tao chỉ còn có ba người, lại chẳng còn bà con nào ở đây. Hôm qua, tao còn nghe ổng bả bàn nhau coi có bạn bè nào còn kẹt thì kéo theo. Để tao về năn nỉ ổng cho nhà mày đi chung luôn.

Tuy chưa có gì chắc chắn, nhưng cái tin đó cũng làm Hương mừng rỡ đến nghẹn lời. Ba Oanh biết Hương từ những năm đầu học trung học, lúc ông chỉ mới là đại uý vừa đi tu nghịêp ở Mỹ về. Trước đó, viết thư cho ba, Oanh đã nói nhiều về Hương, cũng như đã gởi cho ông coi hình hai đứa chụp chung, nên khi về nước, vừa gặp Hương là ông đã biết ngay. Thỉnh thoảng, ông vẫn thường tự lái xe đưa Oanh và Hương đi Cấp chơi. Ông rất thương Hương, khen Hương xinh, ngoan, và Oanh vẫn nói chưa có đứa bạn nào của mình, được ông thân mật như thế. Má Oanh thì cũng đã mấy lần nhờ ba Hương lo giúp những hồ sơ thuế gì đó. Có lẽ với tất cả những điều đó và với khả năng dễ dàng ra đi của ông, ba Oanh sẽ đồng ý cho gia đình Hương được cùng đi.

Thế là không khí nhà Hương nhộn nhịp hẳn lên, sau khi được ba má Oanh bằng lòng nhận giúp. Rồi trong suốt ngày hôm qua, ông bà Cung tất tả chạy đi bán đổ bán tháo những gì bán được để kiếm tiền đổi thêm đô-la. Giá một đô-la gần đây đã vượt từ một nghìn đồng lên đến hai nghìn rưỡi, mấy hôm nay, đã đến mức bốn năm nghìn mà kiếm cũng chẳng ra. Chiếc Morris của ông Cung bình thường trị giá hơn triệu bạc, vậy mà giờ bán giấy tay chỉ lấy có hai trăm đô-la. Ông Cung cười, nói người ta chịu mua cũng là may. Chẳng là người mua đó tin chắc sẽ có trung lập, mà ông ta trước giờ thân Pháp, chắc kỳ nầy sẽ có một ghế … Mua sẵn chiếc xe để đến lúc đó lấy uy với thiên hạ.

Đến chiều tối, mọi người cùng tụ họp ở nhà, mệt nhoài. Bà Cung, Hương và Phước cứ ngồi tần ngần hàng giờ trước những chiếc va-li, không ai thiết gì ăn uống. Ông Cung phải đích thân đi chiên trứng để ăn bánh mì, vì đã cho chị bếp nghỉ việc.

Hương tiếc vô cùng những bộ quần áo phải bỏ lại, vì không đủ chỗ, rồi sách vở, dĩa hát, các thứ. Phước thì ngồi ôm những bộ Spirou (5), sách tem và hàng lô những bộ sưu tập lỉnh kỉnh khác của nó. Bà Cung thì muốn đứt ruột về những chồng chén dĩa kiểu và một vài món chưa kịp bán của bà. Nhưng biết làm sao! Đi di tản chứ đâu có phải dọn nhà. Ông Cung nói vậy, và chỉ có ông là có vẻ dứt khoát nhất. Coi như bỏ. Người làm ra của mà, lo gì? Phải chạy để giữ lấy thân đã.

Tin tức đến liền liền như bão táp. Tối qua, Oanh chạy đến cho biết Việt Cộng đang tiến vào Sài Gòn từ bốn phía, và nội ngày hôm nay sẽ có xe của cơ quan D.A.O. (6) đến từng nhà những người có phiếu ưu tiên của họ, còn kẹt lại để đưa đến những điểm bí mật trong thành phố, chứ không còn kịp vào phi trường nữa, vả lại phi trường cũng đã nằm trong tầm khống chế oanh kích của đối phương. Ba Oanh đã được người Mỹ đưa đi trước theo cơ quan của ông, và chỉ kịp gởi người mang về cho mẹ Oanh cái phiếu di tản nhiệm mầu đã có đề tên cả gia đình ông Cung trong đó.

…. Đã bảy giờ sáng mà vẫn chưa thấy xe đến. Ông bà Cung đứng ngồi không yên. Giữa lúc ông Cung vừa nhấc điện thoại lên, tính gọi đến nhà Oanh lần nữa, thì đã nghe tiếng còi xe vang lên ngoài cổng. Oanh chạy nhanh vào nhà bạn, hết sức tươi tắn và khoẻ mạnh trong chiếc áo pull đỏ và chiếc quần jean nhung bó sát tấm thân cân đối. Cô gái ríu rít như thể sắp đi nghỉ mát:

- Cả nhà xong hết chưa? Mình đi ngay kẻo không kịp.

Rồi Oanh kéo tay Hương:

- Đi mày! Ngày mai là mình đã ở nước ngoài. Khỏi phải sợ gì nữa.

Cả gia đình lẳng lặng chuyển đồ ra xe. Theo thói quen, ông Cung cầm theo sợi dây xích để khoá cổng như mỗi lần cả nhà cùng đi đâu xa. Oanh cười:

- Chi vậy bác? Mình đâu còn trở về nữa.

«Mình đâu còn trở về nữa!» Câu nói dội lên, nhức buốt tim Hương. Nước mắt vòng quanh, Hương quay lại nhìn căn nhà mà gia đình mình đã mười mấy năm chung sống. Lúc mới dọn về đây, Hương còn học tiểu học, căn nhà chưa có lớp rào ngoài và mới có môt tầng trệt, mảnh vườn chung quanh còn xơ xác vài gốc ổi, mận cằn cỗi, cỏ dại mọc um tùm. Bây giờ lớp hàng rào gỗ sơn xanh nhạt bên ngoài đã được một giàn hoa ti-gôn hồng phủ kín. Trong vườn có cỏ nhung xanh mượt mời mọc, có lối đi rắc sỏi trắng reo vui dưới chân, có cây sứ đại nở từng chùm trắng tinh, có chiếc ghế xích đu thong dong dưới tàn trứng cá mát rượi…

Căn nhà tương đối nhỏ so với nhiều căn nhà khác của bạn bè Hương, nhưng Hương yêu thích nó vô cùng. Chính ở nơi đây, đã chứng kiến những ngày lớn lên cùng bao kỷ niệm không thể quên được của đời Hương. Rồi đây, ai sẽ vào làm chủ căn nhà thân yêu này? Họ có biết nâng niu những cánh hồng trong mấy chậu hoa trước cửa sổ phòng Hương, có biết thay màn cửa sổ màu khác vào mỗi sáng chủ nhật, có thay nước cho bể cá Tàu hàng tuần…?

Hương cúi mặt bước vào xe. Bước chân này sẽ đưa Hương đến một chân trời nào và cuộc đời Hương từ nay sẽ thay đổi ra sao?


*


Chiếc xe Ford dài ngoằng sơn màu xanh ô-liu quân đội đưa mọi người đến một biệt thự ở đường Hai Bà Trưng thì dừng lại. Lúc đó đã hai giờ chiều, và ở đây đã có lố nhố hàng trăm người đứng ngồi hỗn độn bên ngoài hai cánh cổng sắt cao có lưới mắt cáo. Điều đó chứng tỏ nơi đây không còn là điểm bí mật nữa. Bốn người thuỷ quân lục chiến Mỹ đeo băng tay có chữ M.P. (7) chặn ngay khoảng hé nơi cổng vừa đủ một người len vào và đang kiểm tra giấy tờ.

Đám đông có đủ vẻ hỗn loạn của một cảnh chen mua vé trước ghi-sê rạp Rex trong những ngày Tết. Người ta dẫm lên nhau, huých vai, thúc cùi chỏ, bỏ cả dép guốc… Những người không có giấy tờ hợp lệ đều không có thì giờ để trình bày hoặc van nài, vì đám đông phía sau sẽ xô ngay họ ra để có đường tiến tới.

Ngay khi bước xuống xe, Hương đã được chứng kiến cảnh một người đàn ông thắt cà-vạt, tay xách một cái vali nhỏ bị hất bật ra khỏi đám đông. Cặp kính ông rơi xuống vỡ nát, và ông mò mẫm một lúc mới nhặt được cái gọng. Khi ông ngẩng bộ mặt thảm hại lên, Hương suýt buột miệng kêu: «Ông Bình!» Đó là vị giáo sư dạy Hội Việt Mỹ lớp 18, lớp chót của chương trình bộ English For Today, và cũng là lớp mà Hương và Oanh đã học qua. Oanh cũng đã thấy. Cô thúc nhẹ vào hông bạn, nói nhỏ:

- Ông Bình kìa! Mày thấy không? Ổng dạy tới lớp chót Hội Việt Mỹ vậy mà còn không qua lọt. Hôm nay là ngày cuối, ổng mà không đi được là kể như rồi.

Rồi Oanh quay qua ông bà Cung:

- Đêm nay là cao điểm di tản đó hai bác. Có đến mười hai điểm ở Sài Gòn. Điểm nầy ở gần nhà riêng của đại sứ Mỹ, chắc họ sẽ rước sớm.

Cô xốc lại cái túi trên vai, đưa tay lên vuốt gọn món tóc loà xoà trên trán rồi giục Khoẻ, anh tài xế của nhà mình:

- Thôi, mình vào. Anh chen trước đi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:08:56 | Chỉ xem của tác giả
Khoẻ thật xứng đáng với cái tên. Anh cao lớn, vạm vỡ, hôm nay được đi Mỹ nên diện luôn một bộ cánh đẹp nhất, trông không ai có thể biết được đó là một anh trung sĩ biệt phái lái xe riêng cho gia đình một ông trung tá. Chỉ có điều mái tóc của Khoẻ được sấy ép cẩn thận quá làm anh có nguyên vẻ đẹp trai của các chàng ca sĩ cải lương thời đại, và đó là điều mà Hương thấy thất bại nhất nơi anh.

Khoẻ vạch đám đông len vào, một tay cầm theo cái vali lớn nhất của nhà Oanh. Nắm chặt một chéo áo của anh là bà Hoàng, mẹ Oanh, rồi đến ba người bạn của bà mà Oanh cho biết đến giờ chót ông bà Hoàng cũng đồng ý cho đi theo, như trường hợp gia đình Hương. Đi sau họ là Oanh, Hương, ông bà Cung và cuối cùng là Phước. Giấy tờ cầm chặt trong tay, họ đâm vào đám đông như một con rắn cố luồn vào bụi rậm để trốn chạy một kẻ thù vô hình đáng sợ. Hương nhớ mình cũng la hét, chưởi rủa, bị dẫm chân và dẫm chân người khác, bị xô qua hất lại và cũng xô hất những người chung quanh, những việc mà trước giờ không bao giờ Hương làm. Nếu là đi xi-nê thì Hương sẵn sàng mua vé chợ đen mắc gấp bốn lần, nhưng ở đây, giá vé được đổi bằng mạng sống của mỗi người, có giá nào mua được?

Tờ giấy mà bà Hoàng cầm có in dấu đến ba ngôi sao đỏ, thuộc loại ưu tiên số một. Nội dung mà Hương đã được đọc bắt đầu bằng một dòng chữ được đánh máy điện IBM của Mỹ: Col. NGUYỄN HUY HOÀNG (D.A.O.) AND HIS FAMILY (TEN PERSONS ONLY) (8).

Sau đó là tên tuổi từng người trong họ. Người quân cảnh Mỹ chỉ liếc qua tờ giấy một chút là đã nhích ra cho Khoẻ lách vào. Có lẽ vì quá gấp và nghĩ là không ai dại gì nhường cho người khác đi, nhất là đối với loại phiếu đặc biệt nầy, hắn không cần kiểm tra giấy tờ từng người mà chỉ bắt đầu đếm nhẩm.

Một rắc rối nhỏ xảy ra sau đó. Phước đi sau cùng, chắc vì thương hại nên đã im lặng để một người nào đó nắm tay đi theo. Người quân cảnh Mỹ giữ lại và hỏi ông Cung xem ai không phải là người trong gia đình cùng đi theo. Hương và Oanh nhìn lại, và sửng sốt một lần nữa. Cũng chính thầy Bình! Ông cũng đã kịp nhận ra hai cô học trò từng ngồi bàn đầu trong một lớp của mình và mắt loé lên một tia hy vọng mừng rỡ.

Oanh hơi do dự. Dù sao thì ông Bình cũng là một ông thầy trẻ khá dễ thương, đã từng đôi lần mời Oanh và Hương vào dùng kem trong cái bar ở Hội Việt Mỹ, cũng như thỉnh thoảng cho hai cô giấy mời đi xem những buổi chiếu phim và hoà nhạc đặc biệt dành riêng cho người Mỹ và các nhân viên có cỡ… Nhưng rồi mặt Oanh đanh lại. Cô gái trả lời với người quân cảnh Mỹ bằng một giọng Mỹ đặc sệt, từng học được từ chính ông Bình:

- The last one is not ours! (9)

Ngay lập tức, hai bàn tay vạm vỡ của hai người quân cảnh đã nắm chặt nhau lại ngăn giữa Phước với ông Bình, và trở thành một vật chướng ngại không thể vượt qua được với ông. Cảnh ông đứng lại phía sau, hai bàn tay nắm chặt theo hình tượng của đôi tay bắt trên các nhãn hàng viện trợ của người Mỹ làm Hương chợt nhớ tới một trò chơi thuở nhỏ, với một điệu hát kỳ lạ bắt đầu bằng câu: «Thiên đàng địa ngục hai bên…». Có phải đây là cánh cổng vào thiên đàng, còn ngoài kia là địa ngục hay không? Hương nhìn lướt qua nét mặt của những người đã lọt qua cổng và chỉ thấy một vẻ mệt mỏi âu lo. Cái gì sẽ chờ đợi tất cả mọi người, trong những ngày sắp tới?

Gương mặt méo mó của ông Bình đã nhanh chóng bị đám đông phía sau nuốt chửng. Hương chỉ còn thấy hai cánh tay vươn lên chới với trong không khí như cố gắng cuối cùng của một người sắp chết đuối. Oanh lôi Hương đi, miệng làu nhàu:

- Thằng cha cà chớn! Làm mình hết hồn cứ tưởng kẹt gì.

Theo sự hướng dẫn của người lính Mỹ đứng phía trong, mọi người lần lượt theo cầu thang lên lầu. Đến tầng chót thì bên cánh cửa sắt trước bậc thang dẫn lên sân thượng đã có sáu người thuỷ quân lục chiến Mỹ, mặt lạnh như tiền đứng sẵn, không cho bất cứ ai lên, kể cả có giấy ưu tiên, trừ những người Mỹ. Một người Mỹ mặc đồ dân sự, tay cầm máy walkie-talkie (10), đứng giải thích bảo mọi người hãy vào các phòng chung quanh đấy để nghỉ tạm, có thể đến chiều tối mới có máy bay đến rước đi. Trong khi chờ đợi, mọi người có thể mang phiếu di tản xuống một căn phòng ở tầng dưới để nhận săng-uých và các lon nước ngọt để ăn uống tạm.

Oanh tỏ rất xốc vác. Sau khi đưa tất cả vào một căn phòng mà mấy ngày trước hẳn là một phòng làm việc của người Mỹ, cô bảo Khoẻ kéo mấy cái bàn lại sát vào nhau để làm chỗ nằm tạm, rồi đi mở máy lạnh, mời các người lớn hãy nghỉ đỡ cho khoẻ, rồi rủ Hương và Khoẻ đi lấy thức ăn uống. Với cái phiếu di tản, Oanh lấy luôn mười khẩu phần. Cô giao tất cả cho Khoẻ cầm, với phong thái tự nhiên sẵn có của một cô chủ.

Không khí chờ đợi thật căng thẳng. Có lẽ vì mọi người đã quá mệt nên các dãy lầu im lặng hẳn. Trong phòng của họ, các người lớn ngồi nói chuyện rì rầm với nhau về những dự tính tương lai, khi qua đến Mỹ, nhất là ba người bạn của bà Hoàng, không ngớt khoe về những người con của họ đang du học bên đó sung sướng như thế nào.

Hương, Oanh và Phước ra ban-công đứng nhìn xuống con đường Hai Bà Trưng quen thuộc mà từ mai họ sẽ vĩnh viễn không còn được đặt chân lên. Nắng tháng Tư gay gắt đổ xuống, nhưng con đường vẫn rộn rịp một cách kỳ lạ, khác hẳn những ngày thường. Xe cộ qua lại như mắc cửi và mọi người có vẻ rất khẩn trương, gấp rút. Có một tai nạn nhỏ ở ngã tư Phan Thanh Giản, nhưng không có người cảnh sát nào đến giải quyết. Hai người lái xe đứng gây gổ với nhau một lúc rồi cũng đành đường ai nấy đi. Một con chó Dobberman trắng đốm đen đẹp tuyệt chạy ngơ ngác ngoài đường, rõ ràng đã mất chủ…


*


Năm giờ chiều, không biết bao nhiêu là trực thăng Mỹ từ đâu nườm nượp bay đến khắp trời Sài Gòn như một đàn chuồn chuồn vỡ tổ. Tiếng động cơ máy bay nghe phành phạch, phành phạch chen lẫn với tiếng súng nhỏ lác đác nổ đâu đó, và tiếng đại bác ầm ĩ hăm doạ ở xa xa. Tít trên trời cao là mấy chiếc phản lực trắng loang loáng bay qua bay lại vun vút…
Mọi người ùa hết ra hành làng, đến lối cầu thang dẫn lên sân thượng. Nơi đó giờ đã kéo hai cánh cửa sắt lại và chỉ còn hai người thuỷ quân lục chiến đứng phía sau. Đó cũng là những người lúc trưa đã đứng soát giấy tờ dưới cổng. Có lẽ họ đã khoá các cổng trong ngoài và rút hết lên đây. Người Mỹ mặc đồ dân sự thỉng thoảng từ trên sân thượng chạy xuống trấn an, bảo mọi người cứ bình tĩnh, máy bay sẽ đến và tất cả mọi người sẽ được đưa đi an toàn.

Mãi cho đến 9 giờ tối, lạ lùng sao vẫn chưa có chiếc trực thăng nào ghé xuống buynh-đinh nầy. Đứng phía dưới, thỉnh thoảng mọi người nghe được tiếng súng bắn pháo hiệu của những người Mỹ trên sân thượng nổ lẹt đẹt.

Lúc gần 10 giờ tối, có tiếng trực thăng nổ lớn trên đầu, nghe đinh tai nhức óc. Mọi người đang ngồi la liệt trước hành lang vội choàng dậy, đổ xổ đến cánh cửa sắt. Người Mỹ mặc đồ dân sự lại chạy xuống, lần nầy có vẻ nhợt nhạt hẳn. Ông ta tiến đến gần cánh cửa sắt và nói với những người đứng đầu mấy câu, mà sau đó mọi người được nghe nói lại, là mới chỉ có một chiếc trực thăng ghé xuống và vì số người ở đây khá đông, phải cần đến khoảng năm, sáu chiếc mới đủ chở. Chuyến đầu xin dành cho những người Mỹ và vợ con của họ trên sân thượng đi trước.

Trong hành lang xôn xao hẳn, nhưng ai nấy cũng còn an tâm khi thấy hai người lính Mỹ vẫn còn đứng lại. Chợt máy bộ đàm trong tay một người kêu lên rè rè. Hắn vội đưa lên tai lắng nghe, xong xoay người ập vội hai cánh cửa sắt vào nhau và hất hàm về phía bạn mình: «Go!» (11). Cả hai cùng quay chạy thật nhanh lên sân thượng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:12:06 | Chỉ xem của tác giả
Mọi người chợt bừng hiểu: «Họ bỏ chúng ta rồi!» Ai nấy kinh hoàng nhìn nhau. Có tiếng kêu rú thất thanh: “Mở cửa! Mở cửa!”

Một người đàn ông cao lớn mặc áo montagu màu rượu chát, mất bình tĩnh đến độ đứng lắc hai cánh cửa sắt bằng tất cả sức mạnh của ông ta. Một số người cũng xô vào lay phụ. Khoẻ bình tĩnh hơn. Anh vạch mọi người ra, la lớn:

- Tránh ra! Tôi có chìa khoá!

Khoẻ lấy lưỡi dao trong xâu chìa khoá và nạy cái móc sắt lên. Vì cánh cửa chỉ ập lại chứ không khoá nên sau đó đã được đẩy ra dễ dàng. Tiếng trực thăng vẫn còn nổ trên đầu, và bắt đầu rú lên những tiếng chát chúa.

Mọi người ùa lên cầu thang một cách hỗn loạn chưa từng thấy. Hương và ba má là những người lên sau cùng. Lên hết những bậc thang, Hương còn quay lại nhìn tìm Oanh, nhưng chỉ thấy một bà cụ đang vừa rên rỉ vừa lồm cồm bò dậy, giữa hàng chục đôi dép đắt tiền đủ màu sắc, vứt ngổn ngang trên những bậc thang.

Tất cả chỉ còn kịp nhìn thấy một chiếc trực thăng chở đầy người Mỹ với những tên quân cảnh khi nãy ngồi ngoài, đang từ từ bốc lên khỏi sân thượng, trong khi một chiếc khác đã bay xa xa bên trên. Người đàn ông to lớn vừa rồi đã lắc cửa, bất chấp sức gió của chiếc cánh quạt bay vùn vụt, vứt cả vali, lom khom chạy đến và nhảy vọt lên chụp kịp bậc cửa của chiếc trực thăng, nhưng tên lính Mỹ ngồi gần cửa nhất đã dùng báng súng M.16 dộng lên bàn tay ông ta. Người đàn ông rớt từ khoảng cao gần hai thước xuống sàn sân thượng. Có mấy người khác vừa dợm chạy tới thì đã lật đật thối lui. Họ la lớn:

- Coi chừng! Lựu đạn cay!

Một hộp khói cay từ chiếc trực thăng ném xuống giữa nền sân thượng, bắt đầu xịt khói mù mịt. Mọi người lại xô nhau xuống lầu còn khủng khiếp hơn lúc lên, vì những bậc thang chạy xuống bao giờ cũng dễ ngã hơn. Nước mắt ràn rụa vì khói cay, Hương quay đầu nhìn lại niềm hy vọng cuối cùng của mình đang bốc cao dần. Trong khoảng tối bên trong đó, Hương vẫn còn nhìn thấy nụ cười với hàm răng trắng của người lính Mỹ ngồi sát cửa...

Ở hành lang bên dưới, nhiều người bỗng oà lên khóc. Nhiều người đứng sững sờ chết lặng. Ngừơi đàn ông bị té khi nãy đang ngồi ủ rũ trên một bậc thang. Nét mặt ông trông như khuôn mặc của một người đã chết.

Có tiếng người nói, như để nuôi hy vọng cho chính mình:

- Trực thăng vẫn còn bay nhiều. Có thể họ còn đến rước ta.

Một người khác hưởng ứng:

- Phải đấy! Khói cay bay hết rồi, chúng ta lên lại đi.

Tất cả lại lục tục kéo lên, lần nầy không buồn tranh nhau nữa.

Vẫn còn nghe tiếng động cơ và thấy ánh sáng nhấp nháy của vài chiếc trực thăng trên nền trời đen kịt. Trong một cố gắng tuyệt vọng, có mấy người lấy đèn pin chiếu loạn xạ lên trời. Có người có cả súng báo hiệu của không quân, họ bắn liên tiếp lên không những trái pháo sáng đủ màu rất đẹp mắt, làm loé lên trong mỗi người từng chút hy vọng mong manh và ngắn ngủi.
Cứ như thế, nhiều người trong bọn họ đã đứng trên sân thượng của toà buynh-đinh định mệnh cho đến sáng, mặc dù tiếng trực thăng đã im bặt từ khoảng nửa đêm...

Đến 5 giờ sáng thì tất cả đành tuyệt vọng đi xuống. Bà Hoàng quyết định tạm thời ai về nhà nấy và sẽ liên lạc gặp lại sau. Cánh cổng sắt mà chiều qua mọi người đã phải vất vả lắm mới vượt qua được, giờ đã bị phá tanh banh. Một số người đang đứng túm tụm phía trước, chờ đón những chiếc tắc-xi và xích lô máy chạy sớm để về nhà. Dưới ánh sáng lạnh ngắt của những ngọn đèn huỳnh quang, trông họ như những bóng ma vừa trở về từ một cõi nào xa lắc.

Khi mọi người vừa bước ra ngoài để đón xe, từ đâu có bốn người chở nhau trên hai chiếc Honda SS chạy rề rề tới. Đó là bốn người đàn ông mặc đồ rằn ri của lính nhảy dù hay biệt động quân gì đó. Hai người ngồi sau chợt nhảy xuống đưa hai khẩu súng đen ngòm chỉa vào nhóm Hương. Một người nói:

- Các ông bà xách đồ nhiều quá, cho tụi em cầm đỡ vài cái bán lấy tiền ăn để “tử thủ” Sài Gòn.

Và y giật mạnh cách xách trong tay một bà bạn của mẹ Oanh. Bà nầy giằng lấy và la lên:

- Ăn cướp!

Một tiếng nổ chát chúa vang lên. Người đàn bà buông cái xách tay, ôm bụng, gục ngay xuống đất. Những người phía sau rú lên, và chạy lui vào trong. Hương đứng chết sững, nhìn tên thứ hai thản nhiên giật lấy cái xách da trong tay bà Cung, rồi nhảy lên xe. Trước khi hai chiếc xe vọt đi, nó còn quay lại chỉa súng vào bụng bà và hô to:

- Bùm!

Chúng đã chạy xa mà tiếng cười ha hả vẫn còn vọng lại.

Trong cái xách da đó, gần như là cả gia tài của gia đình Hương. Bà Cung từ từ xỉu xuống. Hương định chạy đến đỡ mẹ, nhưng tự dưng cảnh vật chung quanh bỗng quay cuồng, mặt đất như hẫng đi dưới chân, rồi không còn biết gì nữa…

Hương tỉnh dậy trong chiếc tắc-xi đưa họ về nhà Oanh. Ở đây, Oanh đã lăng xăng săn sóc cho bà Cung và Hương khá chu đáo, trong khi bà Hoàng vì quá mệt, tuyệt vọng và khiếp đảm, đã rút ngay vào phòng riêng. Oanh chườm nước nóng, giật tóc, pha sữa cho hai người bị ngất. Từ khi tỉnh dậy, bà Cung cứ lảm nhảm như một người điên.

Đến 8 giờ sáng, Oanh nhờ anh Khoẻ lấy xe đưa gia đình Hương về nhà. Thành phố đã bắt đầu hỗn loạn. Nhiều xe quân sự bỏ bừa bãi, quần áo, giầy dép, ba lô của quân đội vứt đầy đường không ai thèm nhặt.

Ở trước cửa nhiều căn nhà đã di tản, có nhiều người xúm lại để nhặt nhạnh, khiêng chở đi tất cả những gì có thể lấy được. Quạt trần, ti-vi, tủ lạnh, những tấm màn cửa đủ màu sắc, và cả những cánh cửa sổ cũng được tháo tung ra chở đi. Giấy tờ, hồ sơ từ những chiếc tủ tuôn ra, đổ tung toé trên đường.

Xe vừa dừng lại ở cổng nhà, Phước ngồi băng trước bỗng la lên:

- Má ơi, có ai dọn đồ nhà mình rồi!

…Hàng rào gỗ trước sân bị phá sập từng đoạn. Bên trong cánh cửa lớn mở toang để lộ căn nhà trống hốc, trống hoắc.
Mọi thứ tương đối tốt còn lại chưa bán kịp điều đã bị dọn sạch, từ cái bếp ga, cái quạt trần và hàng tủ chén bát kiểu, cho đến cả những tấm màn cửa, cái gương soi lớn trong phòng tắm mà Hương thường đứng ngắm mình cũng bị tháo mất.

Phước lại lên tiếng phá vỡ không khí im lặng:

- May mà mình về kịp.

Bà Cung nạt ngang, giọng lạc hẳn:

- May gì! Như vầy mà mày còn nói là may à?

Rồi bà ngồi phịch xuống giữa nhà, ôm mặt khóc oà, bất chấp Khoẻ còn đứng đó.

Ông Cung cũng muốn quỵ xuống, nhưng ông cố trấn tĩnh, đi đi lại lại trong nhà một lúc, rồi lấy cái radio mang theo trong túi xách bật lên nghe đài Sài Gòn. Bà Cung đã đứng dậy được, bắt đầu dọn dẹp lại trong nhà, nhưng câm nín như một cái bóng.

Cuối cùng, tiếng nhạc dừng lại, im lặng một chút, rồi có tiếng người xướng ngôn viên giới thiệu gì đó. Ông Cung thảng thốt kêu lên:

- Nghe kìa!

Cả bốn người đều chết lặng ở vị trí của mình, khi nghe ông Dương Văn Minh cất tiếng kêu gọi binh lính và sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà hãy buông súng để ông tiếp xúc với đại diện Chính phủ Cách mạng thảo luận việc bàn giao chính quyền. Những lời nói không thể tin được ấy cứ lặp đi, lặp lại. Thế là chuyện đó đã đến! Mới hôm qua, trước khi bỏ đi, ông Cung còn nói đùa với cả nhà:

- Không chừng cái ông mua xe tính đúng. Big Minh (12) lên mà giữ được Sài Gòn và lập được Chính phủ liên hiệp thì ông ta có đường làm chánh văn phòng một bộ nào lắm.

Ông Cung cúi xuống nhìn đồng hồ. Hương cũng xem đồng hồ tay của mình. Mười giờ mười lăm, ngày 30 tháng 4. Hương nghe ba nói nho nhỏ:

- Nhanh quá!

Bà Cung ngẩng phắt lên, mắt đỏ hoe nhưng đã ráo hoảnh. Dường như bà đã sẵn sàng, chấp nhận tất cả. Bà nói với Phước:
- Con ra khoá cổng lại đi.

Rồi bà quay sang Hương:

- Con Hương đi thay quần áo đi. Kiếm bộ nào xấu xấu mà mặc. Nhớ chùi sơn và cắt móng tay cho sạch.

Như chợt nhớ ra, bà nói với theo Phước:

- Còn thằng Phước nữa, lẹ lên rồi vô cho chị mày cắt bớt tóc dùm tao. “Người ta” vô mà thấy tóc mày như vậy là chết nghe con.

Cửa nẻo đã được khoá xong. Bà Cung giục chồng mang những hình ảnh, bằng tưởng lục, giấy khen, huy chương, quân phục của ông và của Thành ra cắt, xé, rồi gom đống sau nhà để đốt. Trong khi họ làm các việc đó như những người máy thì bên ngoài đã nghe tiếng loa tay vang vang:

- Hoan hô Quân giải phóng đã vào Sài Gòn! Hoan hô Quân giải phóng đã vào Sài Gòn! Bà con lao động hãy đứng lên làm chủ chính quyền, ổn định trật tự xã hội, chào mừng Cách mạng thành công! Hoan hô Quân giải phóng …

Tiếng loa xa dần, rồi đến tiếng hò reo của đám trẻ:

- Lẹ lên đi coi mấy “ông” bộ đội tụi bây ơi!

Cả nhà Hương cùng im lặng lắng nghe, rồi lại cúi xuống tiếp tục lục soạn với những tiếng thở dài không ngớt.

Không khí trong nhà nặng nề đến ngột ngạt.



---


1) Tiếng lóng chỉ học sinh trường Marie Curie thời đó.
2) Lớp 6, đầu chương trình trung học Pháp.
3) Tiếng lóng chỉ bệnh đồng tình luyến ái.
4) Bằng trung học Pháp.
5) Tên một hoạ báo thiếu nhi của Pháp.
6) Defense Attack Office: cơ quan tuỳ viên quốc phòng của Mỹ ở Sài Gòn.
7) Military Police: quân cảnh Mỹ
8) Trung tá Nguyễn Huy Hoàng (D.A.O.) và gia đình (tất cả mười người).
9) Người cuối cùng không phải người của chúng tôi!
10) Máy bộ đàm cầm tay của Mỹ, tầm hoạt động ngắn.
11) Đi!
12) Ông Minh lớn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:15:15 | Chỉ xem của tác giả
2.


Ông Cung ngẩng đầu lên hỏi:

- Bây giờ con tính sao?

Hương im lặng nhìn ba. Mái tóc lấm tấm bạc của ông dưới ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn nê-ông lại càng ánh lên những sợi tóc trắng quanh một khoảng trán hói bóng láng ửng sáng. Phía sau hai tròng kính, đôi mắt vàng đục của ông trông thật lờ đờ, mệt mỏi. Những nếp nhăn trên trán, trên má, và hai bên khoé môi kéo gương mặt mặt ông chảy hẳn xuống. Tự dưng Hương muốn bật khóc.

Bà Cung đã khóc lặng lẽ tự nãy giờ. Bà ngồi trong một góc phòng, khuất sau cái tủ gỗ, và thỉnh thoảng từ trong bóng tối đó đưa ra một tiếng nấc nhỏ, nghẹn ngào. Câu hỏi của ông Cung như một viên đá ném vào ly nước đã đầy, làm tràn nỗi uất ức từ chiều giờ của bà. Tiếng nấc của bà vỡ ra, làm nặng nề hơn bầu không khí của một đêm oi bức.

- Còn tính gì nữa? Thằng Thành coi như đã tàn đời. Còn có con Hương. Bộ ông muốn giết nó luôn sao?

Bà Cung khóc hẳn ra tiếng. Bà hỉ mũi vào khăn tay, lại khóc, và cuối cùng, chắc cảm thấy không chịu nỗi, bà đứng lên đi nhanh vào phòng trong.

Hương nhìn ba. Ông ngồi đó, co ro, thiểu não, trong bộ pyjama nhàu nát. Trong phòng trong, tiếng nấc chốc chốc lại vang ra. Ánh đèn nê-ông nhợt nhạt. Bàn ghế bụi bám với sách vở quăng bừa bãi… Trời ơi! Tại sao gia đình Hương lại gặp phải cảnh ngộ hôm nay? Còn đâu những tiếng cười vang không ngớt, những bữa ăn ngon đầy trong các câu chuyện tít tắp ngày xưa?
Bây giờ chỉ còn ông Cung ngồi đó, hai bàn tay gầy guộc xanh xao, run rẩy bưng lấy đầu. Ba mươi năm trời mày mò, cặm cụi sáng đi chiều về trong ngành thuế, ông leo được đến hạng A thì mắt cũng đã mờ vì những hồ sơ, những con số, lưng cũng đã còng vì những lần chào đón người trên. Ông Cung thuộc loại không có thế lực đỡ đầu, nên bước hoạn lộ của ông phải chắt chiu từng chút. Đổi lại, dần dần ông đã có một gia đình êm ấm, một vila nhỏ đủ tiện nghi nằm trong một khoảng vườn biệt lập không quá xa trung tâm thành phố, một chiếc xe hơi nhỏ tự tay lái đi làm việc, và thỉnh thoảng đưa gia đình cùng đi Cấp đổi gió…

Ông có một bà vợ giỏi quán xuyến việc nhà, thỉnh thoảng cũng biết chạy một chút ít áp-phe cò con trong giới các bà, bằng những khoản bổng lộc gì đó, mà đôi khi ông đã mang về. Ông có một đứa con trai đầu lòng tuy thi rớt tú tài hai vì ham chơi hơn ham học, nhưng cũng chạy chọt được làm sĩ quan tiếp vận, đóng ở xa nhưng ít nguy hiểm, mà lại dễ có tiền. Có đứa con gái học ở Marie Curie, và thằng con trai út học ở Lê Quý Đôn. Nghĩa là ông có đủ những gì mà một người đàn ông trung bình có thể mơ ước.

Nhưng bây giờ, ông đang ngồi đó, và có lẽ đang cảm thấy sau 30 năm trời ký cóp dành dụm, nay ông đang mất dần tất cả, kể cả những đứa con. Cách mạng về, chỉ cho ông học tập 15 ngày nhờ cái chức vụ không lấy gì làm quan trọng của ông, nhưng sau đó đã cho ông nghỉ việc. Thành thì sau giải phóng một ngày, không biết bằng phép mầu nào cũng đã lần mò về đến Sài Gòn, tuy vậy chỉ ở với gia đình được một thời gian ngắn, rồi phải đi học tập, không biết bao giờ mới được về.

Từ một người cung cấp mọi thứ cho gia đình, ông Cung quay về làm một người ăn bám, theo nghĩa đầy mặc cảm của ông. Ông sống lặng lẽ như một cái bóng, thỉnh thoảng mới cáu gắt mỗi khi thương nhớ Thành, hoặc tiếc nuối về những ngày cũ. Trong khi đó, để có ăn, bà Cung phải bán bớt những gì còn sót lại trong nhà, và qua vài lần như thế, bà bỗng trở thành một người đi buôn ở chợ trời, hằng ngày đội nắng dầm mưa, từ sáng đến chiều, đem những đồng tiền nhục nhằn ấy về nuôi gia đình. Người bà gầy xọp và đen nhẻm đi, đôi mắt thụt sâu, mệt mỏi, lơ láo… khác hẳn ngày xưa.

Còn Hương, Hương đậu dễ dàng khoá tốt nghiệp phổ thông ngay năm giải phóng, mặc dù thi theo chương trình Việt. Trước tình trạng kinh tế suy sụp trầm trọng của gia đình, Hương thấy mình phải đi làm việc chứ không thể tiếp tục học đại học được nữa.

Mộng ước du học đã vỗ cánh bay xa, các đại học sắp tuyển sinh thì dễ gì vào được, đi làm thì không có thân nhân nào là cách mạng để bảo lãnh giới thiệu, mà bản thân cũng không có nghề gì chuyên môn, Hương đành thi cầu may vào trường tá viên điều dưỡng khoá cấp tốc một năm.

Đó là một năm dài nhất đời Hương, với bao đổi thay và chịu đựng. Từ một cô gái nhà khá giả, rất sợ những gì dơ bẩn chạm vào tay, Hương phải tiếp xúc dần với máu, mủ, và cả những xác chết loã lồ, đã chương phình, hôi thối. Rồi những buổi học chính trị lê thê, buồn tẻ. Ôi, chủ nghĩa xã hội tuyệt diệu để làm gì, với ba Hương thất nghiệp, anh Hương đi học tập không biết ngày về, má Hương đi buôn bán cực khổ và lét lút ngoài đường phố, còn chị em Hương thì hết thấy tương lai? Chủ nghĩa xã hội ưu việt ở chỗ nào, khi gia đình Hương cứ phải cả ngày xếp hàng để mua vài kí bột về ăn thay cơm, vài kí khoai sùng vừa gặm vừa muốn rớt nước mắt?

Và bây giờ Hương đang ngồi đây, sau khi đã đưa ba má xem tờ giấy quyết định của Sở Y tế điều động mình về công tác ở Lực lượng thanh niên xung phong. Mặc dù đã đoán biết mình sẽ phải đi xa với một cái lý lịch không lấy gì làm tốt đó. Hương vẫn sững người trước tờ giấy nhận từ tay người cán bộ phòng tổ chức. Lực lượng thanh niên xung phong? Ít coi báo và nghe đài, Hương chỉ lờ mờ biết đây là một tổ chức đưa thanh niên đi sống xa nhà, lao động tay chân thật cực khổ, trong những điều kiện sinh hoạt quá kém. Đào kinh, khai hoang, gỡ mình, trồng lúa… cái gì cũng bằng sức của đôi tay. Hương, một cô gái trước giờ chưa hề xa gia đình lấy một ngày, đi đâu nắng một chút, mưa một chút cũng không chịu. Vậy mà…

Quyết định ấy đến với ông bà Cung như một giọt nước cuối cùng làm tràn chiếc ly tủi nhục, mà họ đang cay đắng uống. Sau đứa con trai đầu lòng, giờ lại đến đứa con gái cưng của ông bà phải bỏ gia đình để đi lao động khổ sai ở những chốn rừng thiêng nước độc hay sao? Ông Cung cứ lắc đầu, như thể không tin điều đó sẽ xảy ra. Phải chi ông còn liều như hồi xưa, ông sẽ chạy chọt… Ông nói thế. Bà Cung nói mình đâu còn quen ai để có thể chạy chọt. Ông Cung cười có vẻ bí hiểm và trả lời một cách mơ hồ là đồng tiền có thể mở được mọi cánh cửa. Nhưng rõ ràng cả hai người đều đã bất lực.

Biện pháp cuối cùng của bà Cung là Hương cứ ở nhà, để ông bà đi làm đơn khiếu nại cho con được ở lại thành phố. Cùng lắm coi như bỏ năm học đó, tiền phụ cấp nếu đòi thì bà sẽ hoàn lại, bà còn sống là còn nuôi được Hương…

Nhưng lý do gì để xin ở lại thành phố? Hương mạnh khoẻ, cha mẹ chưa già lắm, Phước cũng đã mười bảy… Hơn nữa, trong cái đơn lúc xin thi vào, Hương đã cam kết sẽ sẵn sàng phục vụ ở bất cứ đâu kia mà?

Và việc gì xảy ra nếu Hương không chấp nhận cái quyết định khủng khiếp đó? Họ sẽ cắt hộ khẩu, cắt lương thực, và mọi thứ tiêu chuẩn nhu yếu phẩm của Hương? Họ sẽ thông báo về địa phương, ngăn chặn mọi cố gắng của Hương nhắm chui vào bất cứ một cơ quan nào khác? Họ sẽ cưỡng bức Hương phải đi lao động ở những nơi tồi tệ hơn?… Rồi Phước, nó còn đang đi học, có ảnh hưởng gì cho nó không, khi cái lý lịch đã xấu mà lại còn thêm một người chị bỏ việc ngay từ khi nhận quyết định?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:17:01 | Chỉ xem của tác giả
Hương hít vào thật sâu. Thôi kệ, mình coi như tất cả đã hết, từ cái ngày ấy rồi kia mà. Đã qua hết rồi một thuở vàng son, từ những ngày mình lôi các cuốn Salut les Copains, Melle Age Tendre (1) ra xé và thẩy chúng vào đống lửa cùng với các dĩa hát cũ một thời yêu thích. Thà chính tay mình đốt đi những kỷ niệm còn hơn để người khác chà đạp lên chúng. Bây giờ, ở đâu, làm gì, đối với mình không quan trọng nữa. Tới đâu hay tới đó. Sao cũng được, mà đâu cũng vậy. Nhưng ít nhất, mình phải không được là gánh nặng cho gia đình…

Hương ngẩng đầu lên, vuốt lại tóc, và nói với ba, nghe giọng của mình có cái gì đó thật xa lạ, như ai đó đang nói chứ không phải mình.

- Con sẽ đi, ba à. Không còn cách nào khác.

Ông Cung gục đầu vào hai tay. Tiếng khóc trong phòng lại vang lên, to hơn…


*


Vòng tròn khói trước mặt Dũng giãn rộng ra, bắt đầu méo mó tan dần, nhường chỗ cho những vòng khói nhỏ hơn tuần tự bật ra, xuyên qua nó. Dũng im lặng hút thuốc và thở khói. Hương biết những lúc như thế, anh đang suy nghĩ rất dữ.
Điếu thuốc đã cháy gần hết. Theo một thói quen, Dũng đưa mẩu đầu lọc lên ngắm nghía rồi vung tay bung mạnh ra mặt đường vắng. Buổi trưa, ngồi dưới dàn dưa tây của quán kem nhìn ra ảnh xơ xác của công trường, qua ánh nắng ngột ngạt hắt lên từ mặt đường nhựa, Hương càng thêm phiền muộn.

Dũng nhìn Hương, đột ngột hỏi:

- Hương không dám nghe lời má à?

Hương im lặng lắc đầu, cúi mặt dùng ngón tay trỏ vạch những hình thù vô nghĩa trên vũng nước nhỏ trên bàn. Làm sao được? Đó là một giải pháp tuyệt vọng và có vẻ hèn nhát sao đó. Hương không làm được như thế.

Cuối cùng, Dũng nói:

- Anh có một cách này…

Hương ngẩng lên nhìn Dũng, chờ đợi. Dũng có vẻ suy nghĩ, ngập ngừng rất lâu, trước khi tiếp:

- Nếu Hương bằng lòng thì… cho anh được hỏi cưới Hương, tháng sau hoặc sớm hơn cũng được. Nghe nói hình như nơi đó chỉ nhận người độc thân. Với lại Hương có gia đình cũng dễ xin nghỉ hoặc dễ xin công tác ở thành phố hơn. Anh cũng đang là nhân viên Nhà nước ở đây…

Hương ngạc nhiên nhìn Dũng, dù biết anh đã yêu mình từ hai năm qua. Bạn bè Hương nhiều đứa đã nói cô tốt phúc. Dũng con nhà giàu, ba làm giám đốc một hãng thầu vận tải lớn, quen Hương trong một buổi đi bal (2), và từ đó theo đuổi Hương ráo riết. Dũng nói đang học đại học, nhưng thực ra bất cứ lúc nào Hương muốn, anh đều sẵn sàng đến rước Hương đi học, chở Hương về, đưa Hương đến thư viện Văn hoá Pháp, đi ăn kem, xem xinê, nghe nhạc, khiêu vũ… Hương chấp nhận đi chơi với Dũng trước mắt mọi người như một người yêu. Chuyện đó đối với Hương thực sự không quan trọng lắm, ăn thua là do mình, quan niệm sống của cô lúc ấy là như thế. Điều hơi khó hiểu là Hương luôn cảm thấy mình không thể yêu Dũng.

Có nhiều điều Hương không tự hiểu được mình. Dũng cao lớn, trắng trẻo, đúng tiêu chuẩn «đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi», lại quyền thế cả trước và sau giải phóng. Anh có phòng riêng có máy điều hoà không khí, một chiếc Lambretta riêng, thỉnh thoảng lái cả chiếc Fiat 125 của ba anh đến đưa Hương và Oanh đi Lái Thiêu ăn trái cây, đi Thủ Đức ăn nem nướng, và đi cả Vũng Tàu tắm biển. Sau giải phóng một thời gian ngắn, Dũng khoe anh có người chú họ là cán bộ tập kết, mới về làm giám đốc một bến xe lớn, và chính ba anh trước giờ cũng là một cơ sở kinh tài của cách mạng. Nhờ vậy, anh đã được thu nhận vào, làm nhân viên ở văn phòng ban giám đốc bến xe, «cho qua đi cái thời buổi phức tạp nầy», theo kiểu anh giải thích. Dũng làm gì không biết, nhưng đã dám đảm bảo với Hương là bất cứ lúc nào Hương muốn, chỉ cần báo trước với anh một buổi, là anh có thể đến với Hương trong bao nhiêu ngày và đi đâu cũng được…

Nói chung là Dũng có đủ những điều kiện để được nhiều cô gái ước, nhưng với Hương, lạ lùng thay, Hương không yêu Dũng và chưa bao giờ nghĩ sẽ lập gia đình với anh. Hình như ngoài sự giàu có được trình bày quá rõ, anh chẳng còn gì khác. Điều đó cộng với sự săn đón quá mức của anh đã nhiều lần làm Hương mất hứng thú.

Chỉ có Oanh là hiểu Hương. Cô thường nói:

- Mày đi chơi với thằng Dũng, phải nhớ thủ thế để có gì còn rút lui được. Mặt nó là mặt thằng nhà giàu, sở khanh có nòi. Ba nó có hai con vợ bé mấy dòng con, còn ai không biết? Nó mê mày lẹ thì cũng sẽ «de» mày nhanh. Tính tình mày với nó không hợp nhau đâu. Một đứa sống nội tâm như mày mà gặp thằng chỉ biết khoe của đó, thì làm sao mà hạnh phúc được.

Không chỉ vì nghe lời Oanh mà còn vì linh cảm của mình, Hương chơi với Dũng khá thận trọng. Thỉnh thoảng có lý do thì Hương cũng cho Dũng hôn, nhưng cương quyết cự tuyệt những hành động đi xa hơn. Những lúc đó, mắt Dũng sáng rực như có lửa bên trong, làm Hương hơi sợ, và có khi tự hỏi không biết phải chăng Dũng vẫn tiếp tục theo đuổi mình chỉ vì chưa thoả mãn những gì anh muốn chiếm, như Oanh đã có lần nhận xét hay không? Một con người vốn đã quá dễ dàng trong những cuộc chinh phục, khi gặp một đỉnh cao khó vượt qua, bao giờ cũng dễ bị kích thích và quyết tâm phải tìm cách chiến thắng. Điều làm Hương không an tâm nhất là Dũng chưa hề bàn tính chuyện tương lai gì với Hương. Cũng có thể như Oanh đã phân tích. Nhưng cũng có thể anh đã tìm được sự thoả mãn tự ái và lòng yêu thích sự phô trương của mình, khi đi chơi với Hương, và chỉ cần như vậy. Dù sao, Hương là người bạn gái đẹp nhất trước giờ của anh… Vì tất cả những điều đó, trước lời cầu hôn đột ngột của Dũng, Hương hơi sửng sốt.

Lấy Dũng làm chồng? Giải pháp mới nghe cũng hấp dẫn lắm! Lấy Dũng, Hương sẽ không còn phải lo nghĩ gì về chuyện vật chất. Từ trước tới giờ, anh vẫn chứng tỏ rất thương Hương, chăm lo cho cô từng chút, luôn đoán được ý muốn của cô, và nuông chìu, thoả mãn những ý muốn đó một cách khéo léo. Hương cũng đã quen với nhiều bạn trai, nhưng chưa thấy ai lịch sự, nhã nhặn, hào phóng hết mình như Dũng. Chơi với anh chỉ thấy thoải mái và đôi khi, thấy mình còn rất quan trọng. Vì thế Hương vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với Dũng, dù chưa yêu anh.

Nhưng lấy Dũng trong lúc này cũng có nghĩa là Hương phải mang ơn anh và phải lệ thuộc anh suốt đời. Hương sẽ khỏi phải đi làm, ngày đêm sống thui thủi trong nhà chờ chồng cho phép đi chơi chung, đẻ con, xấu xí dần và chờ chồng có vợ bé để khóc lóc, ghen tuông… Và cuối cùng, Hương có thể chịu nỗi không khí sống với một người chồng mà mình không hề yêu?

Hương nói một phần suy nghĩ của mình cho Dũng nghe. Anh gạt đi:

- Lo gì. Anh làm chỗ đó dư sức nuôi em. Nhưng nếu Hương muốn đi làm, anh sẽ nói ba anh lo cho một chỗ, dĩ nhiên là khoẻ hơn ở Thanh niên xung phong. Hay vào chỗ chú anh làm cũng được. Ở đó, đang tuyển nữ nhân viên. Đẹp như em là đã ưu tiên rồi, chưa cần nói đến chuyện biết em là bồ của anh, ổng sẽ nhận ngay. Ổng cách mạng mấy chục năm mà chịu chơi hết biết.

Thấy Hương nhìn có vẻ thắc mắc, Dũng nhún vai, giải thích:

- Bộ Hương tưởng cách mạng là những người ghê gớm lắm hay sao? Cũng là con người thôi! Ba anh vẫn nói: tiền bạc, thế lực và sức đẹp là những chiếc chìa khoá vạn năng trước mọi cánh cửa, ở mọi thời đại. Đến bây giờ anh vẫn thấy câu nói của ông chưa từng sai bao giờ. Vấn đề là đúng lúc và đúng mức…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:18:59 | Chỉ xem của tác giả
Ba Dũng. Đó là một người đàn ông to béo, khác hẳn vẻ gầy gò của ông Cung. Hương chỉ gặp ông ta vài lần và Dũng cũng không giới thiệu gì nhiều. Ông có vẻ luôn bận rộn, mặc dù lúc nào ăn mặc cũng rất chải chuốt. Ông giao thiệp rộng, có giọng nói rổn rảng, đi đâu cũng thường có một cô thư ký trẻ măng bên mình. Hương đã không tin khi được biết ông là một cơ sở kinh tài của cách mạng. Nhưng với thực tế, ông vẫn sống thoải mái, vẫn đi xe hơi hàng ngày… sau ngày giải phóng, đã chứng tỏ điều đó là đúng.

Má Dũng, một người đàn bà có vẻ lớn tuổi hơn chồng, hình như không cần chú ý gì đến chồng con. Bà đeo nữ trang đầy người, và lần nào Hương đến nhà Dũng, cũng thấy bà đang ngồi xoa mạt chược với vài ông bà trông tướng rất bệ vệ. Họ đánh bạc công khai và ăn thua rất lớn, tuy thái độ rất lịch sự hoà nhã, và trong khi chơi vẫn có thể nói chuyện về tình hình thời sự trong và ngoài nước…

Tất cả những điều Hương đã biết về ba má Dũng cho phép cô nghi ngờ về một hạnh phúc, nếu nhận lời chung sống với anh. Đó là chưa nói chắc gì ba má Dũng đã chịu cho anh cưới Hương, một cô gái mà gia đình đã xuống dốc thê thảm, không tương xứng chút nào với bề thế hịên nay của gia đình Dũng. Hương có hạnh phúc không, khi lọt được vào ngôi nhà đó?

Hương bặm môi, quyết định trả lời ngay:

- Không được anh à. Hương và ba đã bàn. Hương phải đi, coi thử thế nào. Chuyện anh tính, cho Hương suy nghĩ kỹ và sẽ trả lời sau.

Dũng nhìn Hương, và Hương cảm thấy câu trả lời của mình không làm anh ngạc nhiên hay thất vọng. Có thể lời hỏi cưới của anh chỉ là do một lúc hào hứng bật ra, hoặc cũng có khi anh đã từng nghĩ tới, rồi thôi. Dũng cũng không nói gì thêm để thuyết phục Hương, trừ một câu bỏ lửng nửa chừng, sau khi có vẻ đã suy nghĩ:

- Tuỳ Hương vậy. Anh đã cố hết sức. Anh không muốn Hương đi cái đó… Hương sẽ… Hương sẽ…

Dũng phác tay làm một cử chỉ ra dấu bất lực, không biết diễn tả ý nghĩ như thế nào. «Có gì đâu mà anh không dám nói ra? Tôi sẽ đen đúa, xấu xí đi. Tóc tôi sẽ vàng cháy, chân tay tôi sẽ nứt nẻ… Và anh sẽ hết yêu tôi, bởi vì anh chỉ yêu sắc đẹp, phải không?»

Dũng nhón lấy gói Winston, và cái quẹt ga Dupont mà thói quen của anh khi vào quán là luôn cố ý vứt hờ hững trên bàn. Nhét tất cả vào túi áo trên, anh rút cái ví da cá sấu lớn ở sau lưng ra, gọi tính tiền và rút ra một tờ giấy hai chục mới tinh, chưa một nếp gấp.

Trong khi Dũng làm những việc đó, Hương vẫn yên lặng ngồi nhìn anh, và lần đầu tiên lấy làm lạ về những cử chỉ rất thuần thục đó.


*


Oanh ôm chặt lấy Hương rồi đưa tay cù vào hông bạn. Lúc trước, Hương thường ngủ đêm ở nhà Oanh để học thi, những lần hai đứa đùa nhau như vậy là Hương đã cười lên nắc nẻ, và dãy dụa đến tung cả mền gối xuống đất. Rồi hai đứa vật lộn nhau ầm ĩ, ném gối vào mặt nhau túi bụi cho đến khi nào mệt thở dốc mới thôi. Oanh có thật ngủ thật nhiều gối. Cái tròn, cái vuông, cái dài… Tất cả đều được bao bằng vải xa-tanh đủ màu, mát rượi, quăng bừa bãi trên chiếc giường nệm rộng thênh thang.

Bây giờ, Hương chỉ vặn mình, xô bạn ra, rồi ngồi dậy vuốt lại tóc. Oanh nhìn Hương nhưng không lộ vẻ gì ngạc nhiên trước thái độ đó. Cô xoay người, nằm sấp lại ôm gối. Một lát, Hương thấy vai bạn rung rung… Con nhỏ cười đó rồi lại khóc đó.
Hương đưa tay vuốt nhè nhẹ cái lưng trần láng mướt và mát rượi của Oanh. Cô sống tự nhiên như đầm, vào phòng ngủ là cởi hết quần áo, dù có mặt bạn gái ở đó.

Hương hỏi nho nhỏ:

- Lâu lắm tao không tới chơi, sao gặp tao mày lại khóc?

Thật cũng khá lâu rồi, Hương chưa tới Oanh. Một phần từ sau cái ngày di tản hụt đó, đã có ít chuyện rắc rối xảy ra giữa gia đình hai người. Chỉ khi đi không được, Hương mới biết vì sao trước kia ba má mình lại có vẻ lo âu, sau khi trực tiếp qua nhà Oanh bàn việc cùng đi. Tuy là chỗ quen biết, má Oanh chỉ bằng lòng giúp đỡ với điều kiện gia đình ông bà Cung phải đưa bà đủ hai nghìn đô-la. Bà giải thích đó là số tiền bà nợ của một người bạn, nếu không trả thì phải nhận cho gia đình họ đi chung, và như vậy thì không còn chỗ đâu cho gia đình Hương… Chuyến đi thất bại và mất hết tài sản, má Hương muốn lấy lại số tiền đó thì má Oanh cứ hẹn lần hẹn lựa, bảo bà đã trả nợ mất rồi, còn tiền thì bà không còn được bao nhiêu. Chỉ sau rất nhiều lần lui tới nhà Oanh, bà Cung mới lấy được một phần số tiền, mà lại bằng bạc Việt Nam, với thời giá kém hẳn… Những điều đó không làm sứt mẻ tình bạn giữa Hương và Oanh, nhưng cũng hạn chế phần nào sự lui tới giữa hai đứa. Hơn nữa, từ lúc Hương đi học trường Y tế, vì được đào tạo gấp nên hết sức bận rộn, không còn đủ thời gian cho một cuộc đi chơi nào. Vả lại, còn đứa nào muốn đi chơi nữa đâu!

Oanh xoay người lại, nước mắt ràn rụa trên má. Cô nói:

- Mày đi nữa là tao không còn đứa bạn nào ở Sài Gòn. Hết ba tao bỏ má con tao đi, đến thằng Hùng, và bây giờ lại đến mày.
Hùng là bồ Oanh, trung uý phi công lái F.5 ở Sư đoàn 5 Không quân, đóng ở Tân Sơn Nhất, đã bị người Mỹ ép phải lái máy bay bỏ chạy từ ngày 28 tháng 4, vội đến mức không kịp báo cho người yêu. Có thể anh ta đã tin tưởng là Oanh cũng đã cùng gia đình qua Mỹ an toàn, và không chừng giờ nầy, Hùng vẫn còn mỏi mắt đi lục danh sách ở các trại tỵ nạn của Mỹ tìm tên Oanh.

Oanh tiếp:

- Dù sao, mấy người đó bỏ đi, còn được sướng thân. Còn mày, đi cái đó thì còn gì là…

Dù mấy hôm nay đã quen nghe những lời lo lắng cho số phận của mình, câu nói của đứa bạn thân nhất vẫn làm Hương thấy tủi thân. Hương quay mặt đi, gạt vội mấy giọt nước mắt vừa ứa ra, im lặng không nói gì.

Đến lượt Oanh vuốt ve Hương. Cô ngồi dậy chải tóc cho Hương và lấy cây trâm bằng đồi mồi bới tóc Hương lên, cài gọn ghẽ. Hương vẫn buồn hiu ngồi nhìn mấy ngón chân của mình. Chúng trắng hồng, mủm mỉm làm sao! Dũng vẫn thương nói mê Hương từ sợi tóc đến ngón chân và mỗi lần anh cúi xuống nhìn chúng, Hương thấy hết sức nhột nhạt. Ngày mai đây, hằng ngày phải dẫm lên sình lầy, cỏ dại, rừng hoang.. chúng sẽ ra sao?

Oanh ôm lấy vai Hương từ phía sau. Bộ ngực ấm của cô chạm vào lưng Hương. Cô cắn nhẹ tay bạn, rồi nói thì thầm:

- Nghe tao đi Hương. Bỏ! Trốn ở nhà. Hay lại đây ở với tao luôn. Coi thằng nào dám làm gì mày cho biết? Vài hôm nữa, thế nào bà già tao cũng kiếm đường dzọt qua đó. Nhất là khi bà đã biết kỳ đó ông già tao đi trước là vì phải đưa bên nhà con vợ bé của ổng… Chuyện của hai người để họ giải quyết, miễn là tao với mày sẽ đi nữa. Đất này bây giờ đâu phải là đất sống của tụi mình.

Bỏ chạy một lần nữa? Với những ngày lênh đênh trên biển phó mặc rủi may định đoạt số phận mình và tương lai không biết sẽ về đâu? Hương không có bà con, anh em nào sống ở nước ngoài. Hương không còn đến một chỉ vàng để mang theo. Hương sẽ làm gì để sống với chút vốn ngoại ngữ và một năm học làm y tá của mình? Rồi còn ba má Hương và anh em Hương còn ở đây nữa? Chưa một ngày Hương lo lắng được cho ba má. Giờ phút gay go này Hương bỏ đi hay sao?

Oanh lại tiếp:

- Nghe lời má tao, tao đã nộp đơn xin thi vào Đại học sư phạm để bớt bị chú ý hơn, chứ bây giờ «học tài thi lý lịch», sức mấy «nguỵ» như mình mà đậu nổi. Má tao bả bắt tao làm đủ trò. Nào là ra trạm xá xin thuốc nhức đầu, bổ óc vì học thi mệt quá. Nào là ra phường sao giấy tờ đơn từ này nọ đủ cả, làm như thiết tha lắm với cái xứ này… Bả còn giấu nhưng tao biết bả sắp dzọt được rồi. Mấy hôm nay, tao thấy bả bắt đầu bán dần mấy thứ đồ đạc máy móc đáng giá mà không thể mang theo.

Oanh nâng cằm Hương lên, nhìn vào mắt bạn, rồi quay mặt đi, lại khóc. Hương biết bạn đã trao thân cho Hùng trong kỳ Noel 74, hai người đi Đà Lạt chơi. Oanh và Hùng tính tháng 6 làm lễ cưới thì tháng 5 giải phóng. Hùng bay mất rồi, Oanh còn gì vui?
Oanh bò đến đầu giường, mở cái tủ nhỏ lấy ra một gói Salem và một chai Johnny Walker đang uống dở. Hương tròn mắt nhìn bạn. Oanh nhún vai, giải thích:

- Tao buồn quá, sinh mất ngủ. Lâu lâu phải lai rai một chút cho nó mềm người và đỡ nhớ ổng. Ha, ha! Cha quỷ đó bây giờ không biết còn nhớ tao không, hay đã cặp với con nào rồi. Tụi pilot chuyên lả lướt đi mây về gió, dễ có mấy đứa chung tình đâu!

Oanh rót rượi vào cái nắp chai, đưa Hương:

- Mày uống thử một miếng đi. Rồi tao với mày ôm nhau ngủ.

Hương lắc đầu, đẩy tay Oanh ra. Oanh chỉ nhìn Hương, rồi đưa nắp chai lên đổ vào miệng. Cô nhăn mặt uống luôn ba bốn nắp, đậy chai lại bỏ xuống giường, rồi bắt đầu đốt thuốc. Hương nhìn và thương bạn quá. Oanh đâu phải là một đứa truỵ lạc, vì đâu mà phải chịu cảnh đáng thương này?

Oanh thở khói mù mịt căn phòng nhỏ. Cô bước xuống vặn chiếc Akai, cho cuộc băng nhạc Mỹ chạy, rồi leo lên giường nằm úp mặt vào gối như chết. Hương nhìn Oanh, thở dài.

Không, Oanh ơi, tao sẽ ở lại chấp nhận số phận đã dành cho mình. Mỗi người một định mệnh, tao mệt mỏi rồi, không muốn chống chọi lại trong tuyệt vọng như mày đâu. Chúc mày ra đi được bình an, trót lọt, gặp lại ba, gặp lại Hùng. Còn tao.. Từ đây «cũng liều nhắm mắt đưa chân…»

Hương nằm xuống, ôm tấm thân trần của Oanh, nhắm mắt nghe lòng chơi vơi trống trải làm sao với giọng ca trầm buồn như một lời tâm sự của Paul MacCartney, lẫn trong tiếng máy lạnh chạy rì rì:

«…Yesterday, all my troubles seem so far away. Now it looks as though they’re here to stay...» (3)

Đã qua hết rồi những ngày tháng cũ, và chúng sẽ không bao giờ trở lại đâu, Oanh ơi…




---



1) Tên hai tờ hoạ báo dành cho giới yêu nhạc trẻ và các cô gái trẻ ở Pháp.
2) Họp mặt có khiêu vũ
3) Bản nhạc «Yesterday» của The Beatles.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:27:21 | Chỉ xem của tác giả
3.


Chiếc xe GMC của Lực lượng thanh niên xung phong cho Hương đi nhờ đang chạy như một cơn dông chợt thắng gấp, kêu rít thật khủng khiếp rồi đứng lại, thở phì phò như một lực sĩ chạy đua vừa về tới mức. Người lái xe bảo Hương:

- Đã đến cầu Bà Lác rồi. Đồng chí xuống đây hỏi người ta chỉ đường vào Liên đội 11. Gần lắm, đi bộ chỉ độ một cấy số là tới.
Anh ta mở cửa cho Hương xuống và vui vẻ đưa tay chào Hương, sau khi đã lộ vẻ ái ngại nhìn cái va-li to kềnh và cái xách tay nặng trĩu của cô. Chiếc xe rú lên mấy tiếng rồi ào đi, để lại một làn khói đầy những bụi than li ti nóng hầm hập.

Hương đứng lại, tần ngần nhìn vào con đường đất đen ngòm, lầy lội, sâu hun hút trước mặt, rồi nhìn lại chiếc va-li và cái xách tay của mình. Ngày hôm qua, lúc nhìn Hương ngồi soạn lại hành trang lên đây, bà Cung lại khóc. Còn Hương thì cảm thấy trong lòng dâng lên một nỗi chua xót lạ lùng. Lần trước, cũng chính tay Hương đã cố lựa những món gì tốt nhất, quý nhất xếp vào. Còn giờ đây, cô lại cố lựa những gì thô xấu, bền chắc. Rồi thì lỉnh kỉnh đủ các thứ lon hộp đựng thịt kho khô, ruốc bong, đường, bột giặt, dầu gió… mà bà Cung bắt Hương phải nhét vào. Bà cứ luôn miệng dặn đi dặn lại là bất cứ lúc nào Hương cảm thấy chịu không nổi nữa thì cứ trốn về, rồi ra sao thì ra…

Người thay mặt Ban chỉ huy và người trưởng phòng y tế Lực lượng thanh niên xung phong tiếp nhóm y tá mới đến nhận nhiệm vụ một cách giản dị, thân mật. Họ báo cáo sơ về tình hình công tác, quân số và các địa bàn đóng quân, tình hình y tế chung và những vấn đề về y tế vệ sinh cần được chú trọng. Vào đầu mùa mưa, khu vực ở vùng thấp, tức Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Vĩnh Lộc… tình trạng vệ sinh được báo động hơn ở vùng cao như Củ Chi, Xuyên Mộc… Hiện nay, bệnh phổ biến nhất ở các đơn vị là bệnh ghẻ. Đợt y tá này về đúng lúc cho việc phát động một chiến dịch chống ghẻ. Đó cũng là một thứ bệnh mà Hương sợ nhất trên đời, dù cô chưa từng bị. Tình cờ cô đã được chọn về Liên đội 11, một trong những đơn vị được coi như là trọng điểm trong chiến dịch này. Tuy rất phiền muộn, Hương cũng thấy tức cười cho cách dùng chữ của cả hai người. Cái gì cũng “chiến dịch”! Chống ghẻ mà cũng thành một “chiến dịch”, hèn gì Mỹ sợ đến nỗi chạy dài!

Sau một cơn mưa, con đường đất trở nên dẻo quánh và trơn như bôi mỡ. Suýt trượt té mấy lần, Hương đứng lại, cầm đôi guốc trên tay và bặm môi, dấn đôi chân trần trắng nuột lên mặt đất nhớp nháp, lầy nhầy. Nó hí hửng nuốt ngay lấy chân Hương và toan lôi tuột chúng xuống bên dưới. Hương bấu chân, gượng lại, giữ thăng bằng bằng chiếc va-li bên tay phải và cái giỏ xách với đôi guốc bên tay trái. Cô đi chập chững từng bước như một diễn viên xiếc đang biểu diễn một màn đi dây trên không hết sức căng thẳng, hồi hộp.

Mới được vài phút, Hương đã có cảm tưởng những gì mình đang mang theo là cả gánh nặng của cuộc đời không thể cam chịu nổi. Khổ thay, con đường lầy lội này không hề có một chỗ nào có thể nghỉ chân và đặt các hành lý xuống. Hương đang muốn khóc thì chợt nghe có tiếng bước chân nhanh phía sau và một giọng nói ấm áp vang lên:

- Chà, nặng quá! Chị để tôi xách giúp cho.

Hương quay lại. Một thanh niên cao lớn, vạm vỡ, mặc đồ thanh niên xung phong, đội mũ tai bèo sùm sụp, đi chân trần, quần xắn lên tới gối đang đi tới. Anh ta không đợi Hương trả lời, đã tự nhiên cầm lấy chiếc vali đang suýt rời khỏi tay Hương và vừa đi vừa hỏi:

- Nhà chị ở trong khu B à?

Những mẩu chuyện ngắn ngủi với người lái xe đã cho Hương biết suốt dọc đường này, bên tay trái là Nông trường Lê Minh Xuân với ba khu A, B, C, còn bên tay phải là Nông trường Phạm Văn Hai. Cả hai bên đều đang có các Liên đội TNXP làm nhiệm vụ xây dựng cơ bản giúp dân, cũng như đào kinh làm thủy lợi.

Hương lắc đầu, lí nhí trả lời:

- Không, tôi vào Liên đội 11.

Giọng người con trai có vẻ mừng rỡ:

- Ủa, tôi cũng ở Liên đội 11 nè. Chị đi thăm ai vậy?

Hương bắt đầu cảm thấy khó chịu trước vẻ xởi lởi tự nhiên của người con trai chưa quen. Cô trả lời dấm dẳng:

- Tôi đến nhận công tác.

Không nghe anh ta nói gì nữa. Hương lén liếc mắt sang và thấy anh ta đang nhìn mình có vẻ nghĩ ngợi. Hương vừa quay phắt đi thì đã nghe anh ta hỏi:

- Có phải chị tên Lê Phạm Giáng Hương, ở Sở Y tế về đây không?

Hương giật mình, lại nhìn sang anh ta. Một gương mặt lạ, Hương chưa từng gặp bao giờ với đôi mắt sâu thẳm và sáng quắc, cái trán rộng hơi dô một chút, mặt vuông nhưng mà hóp có lẽ là do làm việc nhiều mà ăn uống quá kham khổ. Cả gương mặt chỉ được nhất đôi mắt, vừa có vẻ trong sáng, chân tình lại rất thông minh. Tại sao người lạ mặt này lại biết về Hương rõ như vây?

Hương thấy phải cho anh ta biết mình không phải tay vừa, bằng cách không trả lời mà hỏi lại:

- Còn anh có phải lúc trước anh ở Lăng Ông không?

Đến lượt người thanh niên tròn mắt nhìn Hương:

- Sao chị biết?

Hương cố nén cười:

- Tôi nhớ có gặp anh ngồi trước Lăng Ông coi bói cho người ta.

Anh ta bật cười ra tiếng:

- Chắc chị nhìn lầm rồi. Tôi có ở Quận đoàn Bình Thanh, gần Lăng Ông thật. Nhưng trước khi đi Thanh niên xung phong, tôi lại ra đó làm công việc dọn sạch mấy ông bà thầy bói, chị ạ.

- Anh không làm nghề coi bói, vậy sao anh biết tên tôi?

Người thanh niên cười lớn hơn:

- Vì nó được viết rất đẹp và dán lên trên cái vali này.

Thấy mình bị hố, Hương chỉ biết ngượng ngùng, im lặng. Nhưng tại sao anh ta lại biết Hương ở Sở Y tế về đây? Hương nói lên thắc mắc đó. Anh ta trả lời:

- Đó là bí mật quân sự!

Hương tức giận quay sang nhìn anh ta, và tự dưng người cô lướt dài trên mặt đất trơn ướt. Khi Hương biết việc gì đã xảy đến cho mình thì đôi guốc và cái giỏ xách đã văng ra khỏi tay, và Hương đang ngồi bẹp trên mặt sình. Điều đáng kinh sợ nhất từ nãy giờ đã xảy đến.

Người thanh niên bước vội đến mấy bước. Anh ta vừa khom người nhặt đôi guốc và cái giỏ xách lên vừa nói:

- Chị có cảm giác thế nào? Ở đây tụi tôi gọi là trượt pa-tanh.

Nhưng khi anh ta quay sang định đưa Hương cái giỏ thì thấy Hương vẫn ngồi tại chỗ và nước mắt ứa ra. Anh ta sửng sốt ngưng ngay nụ cười và quyết định đặt những vật đang cầm xuống lại, đưa tay ra cho Hương và nói bằng một giọng vỗ về:

- Đứng dậy đi chị. Cầm lấy tay tôi nè. Té như vậy mà khỏe đó. Chị sẽ hết lo lấm đồ và như vậy đi sẽ dễ hơn.

Câu nói chỉ gợi cho Hương một nỗi đau hơn. Phải rồi, khi thân đã sa xuống vùng thì phải chăng con người sẽ trở nên bất chấp tất cả? Từ nay, những sình lầy đáng tởm này phải chăng sẽ vĩnh viễn trở nên quen thuộc với Hương?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 1-2-2012 23:28:44 | Chỉ xem của tác giả
Chỉ sau một giây chờ đợi, người thay niên chủ động cầm lấy tay Hương và gần như là lôi cô lên khỏi mặt đất. Bàn tay anh ta to và chai cứng phía trong. Hương cố gượng đứng lên, nghe mông ê ẩm. Có lẽ thế té vừa rồi giống kiểu té trên sân trượt pa-tanh thật. Lúc trước đi pa-tanh Gấu Đen, bọn Hương rất sẵn sang cười to trước cái té của bạn bè, vậy mà sao giờ Hương không chịu nổi trước nụ cười cố giấu của tên con trai này. Nước mắt Hương càng ứa ra, Hương bặm môi không cho tiếng nấc trào ra, cúi xuống cầm xách tay ra thì anh ta đã ngăn lại:

- Chị để tôi cầm luôn cho.

Rồi anh ta không nhìn Hương nữa, vừa đi vừa nói như an ủi:

- Ở đây chụp ếch là chuyện thường. Không ai cười chị đâu. Ít nhất chị còn té mười lần nữa mới quen.

Hương càng ấm ức:

- Nhưng tôi té là tại anh!

Người thanh niên chợt nghiêm nét mặt:

- Chị đừng đổ cho tại tôi hay tại vùng đất này. Trên đường đi, vấp ngã hay không trước hết là do mình. Và có đứng dậy đi tiếp được hay không cũng là do mình thôi.

Nói xong câu đượm vẻ đầy triết lý đó, anh ta đứng lại trước một ngã ba và đưa tay chỉ:

- Chị rẽ vào lối này, đoạn đường chỗ này đã được đắp cao và khô ráo hơn. Tới dãy nhà có ngọn cờ đang bay kia là văn phòng ban chỉ huy Liên đội. Thôi, chào chị, tôi đi, mình sẽ gặp lại sau.

Trao vali và giỏ xách cho Hương, anh ta quay lưng bỏ đi, không chờ nghe một tiếng cảm ơn mà Hương chưa kịp thốt ra. Hương đứng nhìn theo, ngẫm nghĩ về những điều anh ta vừa nói. Một anh chàng Thanh niên xung phong có vẻ cũng có trình độ đây. Anh ta là ai, làm gì, và tai sao biết được Hương đến từ Sở Y tế, đó là những điều mà Hương vẫn chưa biết được sau một quãng đường…


*


Hương ở văn phòng Liên đội 11 một buổi, chỉ đủ để thay một bộ đồ khác, ăn trưa, nhận một tờ khai lý lịch, và sau đó là gặp Bình, liên đội trưởng, cũng là một thanh niên còn trẻ, để trả lời một số câu hỏi xoay quanh vấn đề nghiệp vụ và vài câu hỏi về đời sống gia đình. Bình có cách nói chuyện cũng tương tự như anh thanh niên khi sáng. Anh cười cười, hỏi han một cách chân tình:

- Tối hôm qua, ở đây trời mưa nên đường hơi khó lội, chắc chị vất vả nhỉ?

Hương chưa kịp trả lời, thì đúng lúc đó, từ ngoài cửa đã bước vào một cô Thanh niên xung phong vóc người nhỏ nhắn, tóc thắt hai bím ngắn. Bình giới thiệu với Hương:

- Đây là chị Út Dịu, phụ trách Ban y tế liên đội. Còn đây là đồng chí Hương, y tá, vừa về nhận công tác tại Liên đội mình.

Út Dịu mỉm cười với Hương. Chị khoảng 23, 24 tuổi, có vẻ mặt hiền lành, vui vẻ. Nghe cái tên và nhìn vẻ người, Hương thầm đoán chị y tá này chắc đã tham gia cách mạng từ trước giải phóng. Bình đi ngay vào việc:

- Như thế này nhé đồng chí Hương. Đồng chí được điều về đây để làm trong Ban y tế liên đội vì Ban còn thiếu người, mới chỉ có chị Út Dịu đây. Về tình hình y tế của Liên đội chúng ta thì có lẽ anh Ba Minh, trưởng ban y tế Lực lượng đã nói sơ cho đồng chí biết về dịch ghẻ đang phát triển ở đây. Nặng nhất là ở Xê 1, Xê (1) có năng suất lao động cao nhất Liên đội nhưng cũng có ghẻ nhiều nhất, gần như bị đến 90%. Y tá Xê này là đồng chí Thanh lại không tốt, đã đào ngũ, mang theo một số y cụ và thuốc men được trang cấp. Khi được tin sẽ có đồng chí về đây, chúng tôi cùng chị Dịu đã bàn với nhau, dự tính tạm thời sẽ bố trí đồng chí xuống Xê 1 nằm ở đó một thời gian, tập trung dứt điểm dịch ghẻ. Chúng ta sẽ chọn Xê 1 làm điểm, từ đó rút kinh nghiệm khống chế bệnh này trong toàn Liên đội...

Có lẽ Hương không giấu được một cái nhíu mày nên cô thấy Bình cười, trấn an:

- Công tác đầu tiên của đồng chí chắc không thích thú lắm phải không? Nhưng chúng tôi đặt rất nhiều tin tưởng nơi đồng chí đây, đồng chí Hương ạ. Đây, tôi đã biết giấy giới thiệu đồng chí với đồng chí Mạnh, Xê trưởng Xê 1. Đã sắp hết giờ lao động, có lẽ đồng chí ấy cũng sắp về đến đội. Đồng chí cần tranh thủ xuống làm việc ngay. Tình hình khá nguy rồi. Ở đó, các đồng chí ấy sẽ lo cơm nước và nơi ăn ở cho đồng chí. Phòng của cô Thanh vẫn còn đó, chưa ai ở. Cô ấy làm y tá thì trung bình, nhưng dọn dẹp phòng lại rất tốt. Phòng đó đẹp lắm. Chắc đồng chí sẽ vừa ý. Chị Dịu sẽ cùng đi với đồng chí...

Con đường từ văn phòng Liên đội vào các đại đội còn dài hơn cả từ ngoài đường vào liên đội. Mỗi lần qua một nhịp cầu chông chênh bắc bằng mấy thân tre bóng nhẵn, trơn tuột. Hương lại run bần bật, trong khi Út Dịu cứ bước thoăn thoắt. Có chỗ Hương không dám bước qua, đứng bặm môi suýt khóc. Út Dịu phải xách hành lý của Hương qua trước, để xuống mặt đất đã hơi khô ráo và quay trở lại cầm tay Hương dẫn qua.

Mặc dù là đơn vị đầu tiên, Xê 1 lại ở xa nhất trong 10 đại đội của Liên đội 11. Mới đi một lúc, Hương đã thấy chiều xuống gió thổi ngả nghiêng hai hàng cỏ bên bờ kinh và làm gờn gợn sóng trên dòng nước êm ả. Ánh tà dương hắt trên những gợn sóng ấy, dát một màu vàng óng ánh lên mặt nước. Hương bước hơi chậm lại. Lần đầu tiên cô được thấy một vẻ đẹp thiên nhiên, thật đơn giản nhưng vẫn hết sức thu hút.

Lác đác đã thấy các đội viên Thanh niên xung phong từ xa đi về. Con đường đã hơi khô ráo và Hương đi cũng đã quen chân hơn, nhưng vẫn không nhanh bằng họ. Họ đi vun vút từng nhóm nhỏ qua mặt Hương, vừa đi vừa cười nói hết sức ồn ào, vui vẻ. Có người cất tiếng hát lớn trong tiếng huýt gió phụ họa:

... Việt Nam trên đường chúng ta đi

Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó...

Hầu hết đám con trai đều ở trần, mặc quần đùi. Có người mình còn ướt đẫm, tóc bết trên trán, nước da đen như cột nhà cháy. Lúc trưa, Hương đã thay một bộ bà ba đen cho phù hợp hơn, nhưng bây giờ mới thầy mình vẫn lầm. Bộ đồ đen chỉ càng làm nổi hơn nước da trắng nõn của Hương và mỗi người đi qua đều ngoài nhìn cô bằng một đôi mắt tò mò, làm Hương càng thêm ngượng. Loáng thoáng có tiếng la lớn:

- Hùng ơi, vợ mày lên thăm kìa!

Ba bốn giọng khác hưởng ứng rầm rộ:

- Đâu? Đâu? Anh nè em!

Hương đỏ mặt, bấu tay Dịu bước nhanh. Út Dịu cười:

- Anh em ở đây vui tính lắm. Họ phá vậy thôi chứ không có gì đâu, đừng sợ!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách