Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 5408|Trả lời: 35
Thu gọn cột thông tin

[Lịch Sử - Xuất Bản] Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny | Otto Skorzeny (hoàn)

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 4-8-2013 20:07:22 | Xem tất |Chế độ đọc

Tên tác phẩm: Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny
Tác giả: Otto Skorzeny
Dịch giả: Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên
Độ dài: 23 mục
Thể loại: khác, lịch sử, chiến tranh
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: http://vnthuquan.net/truyen/truy ... 343tq83a3q3m3237nvn
Đánh máy: Ct.Ly, vanxedap1981 , cunhoi, tuusacqui, vuhungvnh, caufale, trieuvyphuong, tieuoc (hoaingochan), canary, HanAn, magerette, và Pha lê dễ vỡ (vnthuquan)
Nhà xuất bản: Sông Kiên
Ngày xuất bản: 1965

Mục lục

Lời giới thiệu và Trước khi vào truyện
Chương I: Khai sinh các đội cảm tử
Chương II: Tôi học tập
Chương III: Những ông bạn người Anh của chúng tôi
Chương IV: Gặp gỡ Canaris
Chương V: Một kế hoạch vĩ đại bị chôn vùi
Chương VI: Tổng hành dinh của Fuhrer
Chương VII: Tìm kiếm ông Duce
Chương VIII: Lại bắt đầu từ số không
Chương IX: Tìm được mục tiêu
Chương X: Công tác chuẩn bị sau cùng
Chương XI: Đột kích
Chương XII: Một cuộc rút lui tế nhị
Chương XIII: Những bí ẩn của chính phủ Vichy
Chương XIV: Vũ khí bí mật
Chương XV: Quá nhiều dự án tốt đẹp
Chương XVI: Cuộc chính biến
Chương XVII: Đối phó khắp nơi
Chương XVIII: Hoàng hôn ảm đạm
Chương XIX: Tôi hành động tại Hung-Gia-Lợi
Chương XX: Tổng phản công tại Ardennes
Chương XXI: Thế là hết
HẾT

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-8-2013 20:09:28 | Xem tất
Lời giới thiệu

Có ba lý do khiến chúng tôi quyết định giới thiệu với độc giả thiên hồi ký của Otto Skorzeny.

Trước hết trong thực tại cũng như trong trí tưởng tượng, khó tìm đâu ra những chuyện phiêu lưu mạo hiểm lạ lùng, khó tin hơn các cuộc phiêu lưu mạo hiểm của viên sĩ quan SS thời danh đó. SKORZENY – chúng ta hãy tỏ ra công bằng đối với ông ta – là NGƯỜI ĐÃ THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC. Giải thoát Mussolini, chiếm đóng kinh thành Budapest là các hành động vượt xa các nhân vật của Alexandre Dumas, hay các găng tơ được khai sinh trong trí tưởng tượng phong phú của các tác giả loại tiểu thuyết "đen". Không có một chuyện phim nào có thể diễn đạt nổi sự táo bạo, sự mau lẹ sấm sét, sự sống động mà con người đó đã chứng tỏ, trong khi hoàn thành các "sứ mạng đặc biệt" của mình.

Thứ hai, hiếm khi có một cá nhân vừa không phải Quốc Trưởng một quốc gia, mà cũng chẳng phải là Tư Lệnh một đạo binh, lại đóng một vai trò quan trọng như vậy trong lịch sử chính trị và quân sự của một cuộc chiến tranh. Thật vậy, trong thời bình, những biến chuyển của tình hình phần lớn lệ thuộc vào các thừa số đã có sẵn hay ít ra, cũng tiên liệu được, đặc biệt là các thực tại kinh tế; trong thời chiến, tình thế khác hẳn: ngay tiếng súng đại bác đầu tiên, Lịch sử trở nên cuồng loạn, nếu có thể diễn tả như thế, dòng lịch sử biến chuyển theo các khúc quanh không đều, bất định và hiển nhiên không hợp lý chút nào, bởi vì từ đó tất cả đều lệ thuộc vào một vài dữ kiện không giải thích được liên quan đến lãnh vực con người: đó sẽ là thái độ của một nhóm người được đặt vào vị trí chỉ huy và quyết định hồi chung cục cho cuộc chiến đấu. Vậy mà Skorzeny, vốn chỉ là một sĩ quan như muôn ngàn sĩ quan khác, nhưng điều đó cũng không ngăn cản được ông đóng góp, hơn cả một đạo binh Thiết kỵ có thể làm, vào việc kéo dài sức đề kháng của Đức và do đó, kéo dài cuộc chiến tranh. Về phía Đồng minh, chỉ có một hoạt động cảm tử có hậu quả trầm trọng, có thể so sánh với hai công trình chính yếu của Skorzeny: đó là công nghiệp vĩ đại và kỳ diệu của năm người Na – Uy trong vụ phá hủy toàn kho dự trữ "nước nặng" (eau lourde) của Đức.

Chắc chắn rằng Skorzeny không phải là một anh hùng thuần chính như các công dân vùng Bắc Âu chiến đấu chống lại bọn xâm lăng tổ quốc họ. Đó là một nhân vật SS điển hình nhất. Điều nầy tạo thành lý do thứ ba biện minh cho việc xuất bản quyển sách nầy. Hiện tượng Skorzeny chỉ là kết tinh của hiện tượng Quốc xã dưới hình thức tinh vi nhứt, do đó nguy hiểm nhứt. Đó là con người không bao giờ tự vấn nền tảng luân lý của hành động mình cũng như về những cơ vận đưa đến thành công.

Cuốn sách nầy cũng sẽ làm sáng tỏ một vài bí ẩn của trận Thế Chiến Thứ Hai và sẽ chứng minh thêm một lần nữa rằng guồng máy được coi là vạn năng chẳng là gì cả nếu không có con người ở đằng sau.

NHÀ XUẤT BẢN


Trước khi vào truyện

Vào tháng chạp năm 1941, đợt tấn công sấm sét của quân Đức đã bị bất thần chặn đứng cách Mạc Tư Khoa vài cây số. Sức đề kháng mãnh liệt của quân đội Nga được hỗ trợ bởi thời tiết của một mùa đông cực kỳ buốt giá, đã ngăn chặn hẳn đà tiến của các Sư đoàn Quốc Xã mà thoạt tiên cố bám chặt một cách điên cuồng những vị trí đã chiếm được nhưng rồi bắt buộc phải bỏ cuộc, tháo lui trong hỗn loạn. Khắp nơi, cuộc triệt thoái của Bộ binh Đức (Wehrmacht) đã diễn ra một cách hỗn độn – Đó là một cuộc trốn chạy, một tình trạng tan rã cuồng loạn, hỗn mang, hoàn toàn giống như cuộc bại tẩu của các mảnh vụn thuộc quân đội Pháp năm 1940. Lạc lõng trong đám đông hỗn loạn của các Trung đoàn bị tàn sát phần lớn đã mất tinh thần, một đơn vị SS do Trung uý Otto Skorzeny chỉ huy, tìm cách rút lui cùng với quân dụng về vị trí được chỉ định. Người sĩ quan trẻ tuổi đã chứng kiến với tất cả kinh hoàng, quang cảnh ác mộng của đoàn quân bại trận. Đó là lần đầu tiên mà Skorzeny cảm thấy tâm thần bị xâm chiếm bởi một mối nghi ngờ khủng khiếp và đau xót: Phải chăng Đức Quốc thực sự là một quốc gia vô địch? Nước Đức có đánh giá quá cao sức mạnh của mình? Skorzeny đã cố gắng xua đuổi cảm nghĩ này, nhưng vô ích, ông không còn tìm được niềm lạc quan mà cách đó mấy tuần, đối với ông rất là tự nhiên dễ hiểu.

Dầu sao, Bộ Chỉ huy tối cao Đức cũng đã sớm thành công trong việc tái lập được một phòng tuyến liên tục đủ sức chống trả đợt phản công của quân đội Nga Sô. Riêng với Skorzeny, vì bị những cơn đau ruột hành hạ dữ dội, nên đã được thuyên chuyển về Đức và được bổ nhiệm trong tư cách là một kỹ sư, về một công xưởng gần Bá – linh. Thời gian sáu tháng bình thản, vô vị mà Skorzeny đã sống để chăm sóc việc tân trang quân dụng, đã không đóng góp được gì để làm cho tinh thần ông khá hơn. Ngay đến cả các chiến thắng mà quân Đức đã mang lại vào mùa hè năm 1942 sau khi tiến quân sâu vào miền Caucase, cũng đã không đưa được ông ra khỏi cơn mơ ảm đạm vì ông đã không thể dự vào các chiến công này.

Nhưng đến tháng Giêng năm 1943, Hội nghị Casablanca đã bùng nổ như sấm động trong một bầu không khí nặng trĩu những đe doạ. Quyết định của Anh quốc nhằm theo đuổi cuộc chiến cho đến khi đối phương đầu hàng không điều kiện, đã làm thay đổi sâu xa trạng thái tinh thần của Skorzeny cũng như của toàn thể Đức quốc. Trong khi tại Pháp, một số người đã đón nhận quyết định này với sự hài lòng rất thuần khiết, một số người lại tỏ vẻ rất dửng dưng nghi ngờ - những người lo sợ một nền hoà bình què quặt – Tại Đức quyết định đó đã tạo ra một phản ứng mà các nhà lãnh đạo Đồng minh chắc chắn không lường trước được: sự kết hợp chặt chẽ tức thời ý chí chiến đấu, một thứ phẫn nộ trong tuyệt vọng. Hệ thống tuyên truyền của Goebbels đã khơi động tận cội rễ nơi mỗi công dân Đức, trạng thái thịnh nộ này. Đây là kỹ thuật được vận dụng lần đầu tiên trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ bởi một tướng lãnh Bắc quân khi ông giải thích: nếu một con quạ có tư tưởng kỳ cục là dạo quanh vùng chiến bại một vòng, nó phải mang theo thức ăn.

Đối với Skorzeny cũng như với mọi “công dân Đức tốt”, từ đó, chỉ có một lối thoát: hoặc là chiến thắng, hoặc sự huỷ diệt Đức quốc hoàn toàn không cứu chữa được. Từ lúc đó, dân Đức cho rằng tất cả mọi toan tính tiến tới một thoả hiệp với Đồng minh đều có ý nghĩa như là sự từ chối sống còn, là tự vẫn. Đối với họ, ngọn lao đã phóng đi: họ phải chiến thắng hoặc chết.

Trạng thái tinh thần đó đã giải thích được phần nào “hiện tượng” Skorzeny. Vả chăng, đây là lúc khởi đầu một nghề nghiệp thực sự của một nhân vật mà báo giới Hoa Kỳ từng mệnh danh là: “NGƯỜI NGUY HIỂM NHẤT ÂU CHÂU”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-8-2013 20:13:23 | Xem tất
Chương I
Khai sinh các đội cảm tử

Thế là tôi đã phải tức tối chịu đựng suốt một năm qua. Bị bệnh tả lỵ mắc phải từ những ngày đầu của chiến dịch xâm lấn Nga Sô làm cho yếu hẳn đi, tôi phải chịu đầu hàng trước bản án của các ông Bác sĩ, họ tuyên bố tôi không đủ sức phục vụ trong một đơn vị tác chiến, ít ra là trong lúc này. Được bổ nhiệm vào ngạch kỹ sư quân đội, tôi đang bị bỏ mốc meo trong một cơ xưởng thuộc ngoại ô Bá – linh. Như tôi được biết, vào mùa thu năm 1942, các Sư đoàn SS sắp được cải biến thành các Sư đoàn Thiết kỵ, tôi đã xin phép theo học khoá Sĩ quan Thiết giáp. Quả nhiên tôi được thuyên chuyển đến Sư đoàn 3 Thiết kỵ SS. Nhưng chẳng được bao lâu cơn bệnh kiết lị tái phát, đã chứng tỏ rằng tình trạng sức khoẻ của tôi không còn cho phép tôi chịu đựng những nhọc nhằn quá sức. Sau một vài tuần lễ ở bệnh viện, tôi lại bị trả lại cơ xưởng tại Bá – linh. May cho tôi là thời gian này cũng không quá lâu. Vào đầu tháng Tư năm 1943, tôi được gởi về Bản doanh của Binh chủng Waffen SS. Tại đây một viên chức cao cấp cho tôi hay người ta đang tìm một sĩ quan có trình độ kỹ thuật cao để tổ chức một “Đơn vị đặc biệt”[1]. Để cho tôi có một ý niệm chính xác hơn về nhiệm vụ mà Bộ Tư lệnh tối cao có ý định giao phó cho đơn vị này, người đối thoại với tôi phác hoạ vắn tắt một sơ đồ gồm nhiều cơ quan tập trung dưới một danh hiệu chung là: “Ausland Abwehr” (Cơ quan tình báo quân đội”. Như vậy, đây là lần đầu tiên tôi đặt chân vào lãnh vực tối mật, dành riêng cho một số rất hiếm người đã được huấn luyện, mà lúc bấy giờ tôi chỉ được nghe nói đến một cách lờ mờ. Để có thể định nghĩa một cách chính xác vai trò của tôi, tôi phải giải thích tóm lược cơ cấu tổ chức cơ quan này.

Cơ quan Abwehr trực thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao của quân đội, gồm ba bộ phận: Bộ phận đầu tiên phụ trách công tác gián điệp quân sự đích danh. Bộ phận thứ hai chỉ hoạt động tích cực trong thời chiến, nhiệm vụ chính của cơ cấu này là chuẩn bị và thi hành các công tác phá hoại ở hậu tuyến địch và các hoạt động tuyên truyền thích nghi làm giảm tinh thần chiến đấu của quân đội đối phương. Bộ phận thứ ba có nhiệm vụ tổ chức phản gián điệp nghĩa là chiến đấu chống gián điệp và hoạt động phá hoại của địch.

Biết rằng các danh từ như “gián điệp”, “phá hoại” có ý nghĩa xấu xa, ô nhục với một số người không am hiểu, tôi cần xác nhận ở đây rằng các cơ quan tương tự, dầu cho được nguỵ trang dưới danh nghĩa nào, cũng được tất cả các quốc gia tổ chức. Hiện nay, tất cả các đại cường đều bị bắt buộc phải tổ chức một “cơ quan tình báo” hoặc như người Pháp nói một cách khiêm nhượng hơn, một “Phòng Nhì”.

Khi chiến tranh mới bùng nổ. Bộ Tư lệnh Tối cao đã đặt tiểu đoàn xung kích Brandebourg dưới quyền điều động của các cấp chỉ huy cơ quan tình báo. Dần dần tiểu đoàn duy nhất này bành trướng cho đến tháng Giêng năm 1943, thì trở thành Sư đoàn xung kích Brandebourg. Đơn vị này đã lãnh thi hành một vài sứ mạng đặc biệt do các cơ quan thuộc Bộ Quốc Phòng giao phó. Màn bí mật được giữ kín đến nỗi công chúng không hề biết có Sư đoàn này.

Và từ một năm nay, cơ quan Waffen SS cũng cố gắng tổ chức một đơn vị thứ hai thuộc loại này: khoá huấn luyện đặc biệt Oranienbourg. Trưởng cơ quan này đang tìm một sĩ quan có tầm hiểu biết rộng rãi các lĩnh vực quân sự cũng như kỹ thuật để giao phó trách nhiệm bành trướng đơn vị này và đẩy mạnh công cuộc huấn luyện.

Đây là chức vụ mà người đối thoại giao cho tôi. Ngay lúc đó, tôi chưa ý thức được tầm mức của sự bổ nhiệm ấy. Khi chấp nhận đề nghị thật bất ngờ này, tôi chỉ quả quyết rời bỏ cuộc sống quân ngũ bình thường để có việc làm tại một nơi mà không phải bất cứ ai cũng đến được. Tôi nhớ lại một tư tưởng của Nietzsche: “Phải sống một cách đầy hiểm nguy!”. Như vậy, tôi sẽ có thể phục vụ tổ quốc một cách đặc biệt hữu hiệu vào lúc mà Đức quốc đang trải qua cơn thử thách nhọc nhằn khó khăn. Chính ý nghĩ đó sau cùng đã giúp tôi quyết định. Tôi nhận lời nhưng dành quyền từ chức trong trường hợp tôi thấy khả năng của mình không đủ đối với một chức vụ cực kỳ tế nhị như vậy.

Ngày 20 tháng 4 năm 1943, tôi nhận được lệnh bổ nhiệm mới với cấp bậc Đại uý trừ bị. Để thích ứng ngay với hoàn cảnh mới, ngay hôm đó tôi đã đến trình diện trưởng cơ quan Tình báo Chính trị, chỉ huy trưởng đoàn xung kích Schellenberg, đây là một người khá trẻ, hào hoa và tỏ ra rất dễ thương. Thật tình mà nói, tôi chẳng hiểu được gì nhiều về những điều do ông ta giải thích. Dầu sao, tôi mới chỉ vừa bước qua ngưỡng cửa vào một lãnh vực mà cho đến lúc bấy giờ tôi còn hoàn toàn xa lạ. Nhưng tôi cũng biết rằng đơn vị mà tôi sắp chỉ huy đang chuẩn bị cho một cuộc đột kích và cảm tử quân đầu tiên đã sẵn sàng lên đường. Sứ mạng của đơn vị là:

Những khu vực dầu hoả phía Nam Iran đã bị quân Anh chiếm giữ ngay từ đầu cuộc chiến, trong khi khu vực phía Bắc lại đặt dưới sự “bảo vệ” của nhiều Sư đoàn Nga Sô. Mặt khác, phía Đồng minh sử dụng tối đa thiết lộ tại Iran để đổ vào Nga Sô một số chiến cụ càng ngày càng lớn. Đặc biệt là Hoa Kỳ, từ khi lâm chiến ngày 11-12-1941 đã giúp củng cố chặt chẽ sức đề kháng của Nga Sô nhờ hàng loạt cung cấp ồ ạt. Tôi cũng đã biết đại khái về sự kiện này nhưng mãi cho đến hôm nay, sau khi biết được trọng lượng chuyên chở như thế, tôi mới ý thức được viện trợ của Đồng minh cho Nga Sô có tầm rộng lớn vô cùng. Hiện tại vấn đề đặt ra là cần phải cắt đứt hoặc ít ra là phải đe doạ các trục giao thông này bằng cách tấn công chúng ngay trung tâm xứ Iran. Schellenberg hy vọng có thể đạt được mục tiêu này bằng cách xúi giục các bộ lạc người thượng nổi loạn, vì từ lâu các bộ lạc này rất uất hận chính quyền Iran. Từng toán nhỏ quân Đức cung cấp vũ khí cho những (người?) Kashgais và các bộ lạc khác và nhất là đóng vai trò huấn luyện viên. Một khi đã ở tại chỗ, các toán cảm tử này sẽ dùng phương tiện liên lạc vô tuyến để nhận chỉ thị về các biện pháp cần yếu, cơ hội và điểm tấn công.

Đã từ nhiều tháng qua, một toán chừng hai mươi học viên của khoá huấn luyện đặc biệt – danh xưng tạm thời của đơn vị do tôi sẽ chỉ huy – đang học ngôn ngữ Iran do một người bản xứ hướng dẫn. Người ta lại còn tổ chức cho mỗi toán một người Iran với nhiệm vụ hướng dẫn toán cảm tử khi dấn thân bắt đầu cuộc phiêu lưu vĩ đại. Dụng cụ cũng đã sẵn sàng, đến nỗi chỉ cần một sĩ quan Đức ra hiệu lệnh là tất cả đã có thể có mặt ngay tại Téhéran – lẽ tất nhiên là bằng cách bí mật lén lút.

Để ngụy trang tất cả các hoạt động này, các cơ quan tình báo đã đặt tên cho chiến dịch là François. Địa điểm được chọn lựa làm bãi đáp cho quân cảm tử nhảy dù là khu vực ven hồ nước mặn nằm về phía đông nam Téhéran. Toán cảm tử đầu tiên gồm một sĩ quan, ba hạ sĩ quan và một người Iran đã sẵn sàng để khởi hành. Sau nhiều cuộc bàn cãi vô vị và bất tận với Không quân (Luftwaffe – Không quân Đức Quốc Xã) phi đoàn săn giặc thứ 200 thuận cấp cho chúng tôi một chiếc Junker 290, loại duy nhất có tầm hoạt động thích hợp. Như vậy, chúng tôi phải tính toán cẩn thận từng kí – lô trọng lượng dụng cụ mang theo mà phi cơ có thể chuyên chở, bởi vì rõ rệt là không thể nào giảm bớt số lượng xăng cần thiết cho phi cơ thực hiện chuyến bay đi và trở về. Chỉ có những người tham dự vào một cuộc viễn chinh tương tự mới biết được là phải soát xét lại, phải thay đổi, phải lập lại danh mục các dụng cụ đến bao nhiêu lần, và phải cân lường cẩn thận như thế nào từng thức một: vũ khí, lương thực, y phục, đạn dược, chất nổ và ngay cả quà kỉ niệm để tặng tù trưởng các bộ lạc nữa. Đối với các quà tặng này, tôi còn nhờ các nỗ lực điên cuồng để tìm cho ra các loại súng săn cán bạc và các loại súng lục có báng nạm vàng.

Người ta đã chọn một phi trường trong vùng Crimée để làm điểm khởi hành. Khốn nỗi, phi đạo lại quá ngắn nên lại phải làm cho phi cơ nhẹ bớt thêm, điều này có nghĩa là chỉ có thể hi sinh bỏ lại bớt một số dụng cụ nữa. Và rồi chúng tôi chỉ còn chờ đợi thời tiết tốt, những đêm không trăng để có thể bay trên lãnh thổ Nga Sô. Sau cùng, khi có lệnh khởi hành, chúng tôi lại thấy phi cơ còn quá nặng, bởi vì trong khi chờ đợi, một cơn mưa như thác đổ đã làm phi đạo trở nên lầy lội. Lại một lần nữa, chúng tôi bắt buộc phải hi sinh một số dụng cụ, nhưng chúng tôi quyết định sẽ gửi thêm một chuyến phi cơ về sau để thả dù những tiếp liệu mà chuyến thứ nhất không mang theo hết được. Cuối cùng, mọi sự đều sẵn sàng và lần này, phi cơ cất cánh thành công. Sau 14 tiếng đồng hồ lo âu, chúng tôi nhận được điện văn đầu tiên cho biết người của chúng tôi đã đặt chân được lên đất Iran bình an vô sự.

Lúc bấy giờ là đầu mùa hè năm 1943, tình hình chiến sự trên các mặt trận không có gì sáng sủa lắm. Vả chăng, mặc dù không đọc được các thông cáo, tôi cũng đã ý thức được tình trạng này bởi vì trong mọi giai đoạn tổ chức và hoạt động, tôi đều phải đương đầu với sức đề kháng bền bỉ. Mặt khác, không một cơ quan nào khi được yêu cầu của tôi, tỏ ra mau lẹ cung cấp cho tôi đủ người và dụng cụ cần thiết. Họ cho tôi theo kiểu nhỏ giọt.

Thoạt tiên, toán cảm tử được thả dù xuống Iran đã thu đạt được một vài kết quả, thành thật mà nói, còn rất khiêm nhường. Sau khi liên lạc thành công với các bộ lạc nổi loạn, họ đã hoàn thành sứ mạng đầu tiên trong giới hạn khả hữu càng ngày càng thu hẹp, bởi vì chúng tôi không thể đưa thêm lực lượng tăng cường cũng như tiếp liệu đến như họ yêu cầu. Chúng tôi luôn luôn thiếu hụt loại phi cơ nổi tiếng Junker 290, loại duy nhất của Đức có thể hoàn thành các chuyến bay xa như vậy mà không cần tiếp tế nhiên liệu.

Trong khoảng thời gian đó, khoá huấn luyện đặc biệt Oranienbourg đã tổ chức một toán cảm tử thứ nhì gồm sáu binh sĩ và một sĩ quan. Đến phút chót, cuộc khởi hành lại bị trì hoãn ngay khi phi cơ sắp cất cánh vì bị trục trặc. Ngày hôm sau chúng tôi mới biết đây là một trục trặc do trời định. Thật vậy, một trong các sĩ quan từ Téhéran vừa trốn chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, từ Constantinople, đương sự đã bảo cho chúng tôi biết thật đúng lúc rằng trung tâm liên lạc của chúng tôi tại Téhéran đã bị khám phá, tất cả nhân viên bị bắt ngoại trừ y chạy thoát được.

Trong những điều kiện như thế, hoạ là có điên mới gởi thêm toán cảm tử thứ nhì bởi vì họ sẽ bị hoàn toàn cô lập, không thể liên lạc được với cả Téhéran lẫn toán cảm tử đầu tiên. Chúng tôi phải từ bỏ việc theo đuổi chiến dịch François. Vài tháng sau, các bộ lạc nổi loạn tại Iran cũng bỏ ngang cuộc chiến đấu, họ để cho binh sĩ của chúng tôi tự ý chọn lựa, hoặc là ở lại hoặc là trốn chạy. Thế nhưng đối với các quân nhân ít thông thạo ngôn ngữ địa phương này, cuộc chạy trốn đến biên giới một Quốc gia Trung lập – Thổ Nhĩ Kỳ - là một hành động tuyệt vọng. Sau đó, tù trưởng các bộ lạc nói trên bị bắt buộc phải giao các cảm tử quân Đức cho quân đội Anh. Thấy rõ là sắp bị cầm tù, một sĩ quan đã chọn cái chết. Người còn lại cùng với ba hạ sĩ quan bị giam trong một trại thuộc khu vực Cận – Đông. Mãi đến năm 1948, cả bốn người mới được thả về Đức.

*

Như vậy, chiến dịch François đã hoàn toàn thất bại. Nhưng tôi phải nói rằng vào thời kỳ đó, nhiều nhiệm vụ khác đối với tôi có vẻ thích thú hơn. Một hôm, Ban Kỹ thuật thuộc Phòng VI đưa cho tôi những kế hoạch liên quan đến sự phát triển kỹ nghệ của Nga Sô. Bởi lẽ vào thời đó, người ta không thể tìm thấy được tin tức nào về vấn đề này trên báo chí cũng như trong các tác phẩm địa lý hay kinh tế chính trị, bộ sưu tập gồm nhiều thống kê, bản đồ v.v… đã làm tôi khích động đặc biệt. Các chuyên viên đã thảo hoạch sẵn một chương trình phá hoại (được mệnh danh là chiến dịch ULM) nhằm tấn công để huỷ diệt toàn phần hay từng phần một số cơ sở kỹ nghệ đó. Tôi biết ngay là chiến dịch này có thể làm cho tiềm lực kỹ nghệ của kẻ thù yếu đi một cách rất đáng kể, và mục tiêu này chỉ có thể đạt được bằng cách giao phó nhiệm vụ cho một đơn vị duy nhất là cảm tử quân. Tuy nhiên, lúc này, chúng tôi chưa thể thực hiện chiến dịch. Tổ chức đơn vị tương lai của tôi chưa hoàn thành và nhất là tôi cảm thấy còn có nhiều điều phải học hỏi.

Chú thích

[1] Xin xem "Những Trận Đánh Lịch Sử của Hitler", sách đã xuất bản.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-8-2013 20:17:24 | Xem tất
Chương II
Tôi học tập

Trước khi chấp nhận hẳn quyền chỉ huy đơn vị mới của cơ quan Tình báo Chính trị, tôi chú tâm vào một công việc khá đặc biệt: Tôi tự bắt buộc phải nghiên cứu tất cả báo cáo sẵn có về hoạt động của các cảm tử quân Anh quốc. Tại Nga Sô, tôi đã thấy người ta có thể rút ra những bài học hữu ích nhờ quan sát một cách thông minh những phương pháp được đối phương sử dụng. Tại sao điều đó lại không thể áp dụng vào trong lãnh vực mới mẻ của tôi? Phải thú nhận rằng tôi hoàn toàn mù mịt trong khi nghiên cứu những khám phá của các nhóm cảm tử Anh, được đặt dưới quyền chỉ huy của Lord Mountbatten. Những báo cáo về các hoạt động táo bạo của cảm tử Anh thật đã mở cho tôi những viễn ảnh hoàn toàn mới lạ. Rõ ràng là ngay từ đầu cuộc chiến, Cơ quan Tình báo danh tiếng của Anh quốc (Intelligence Service) đã tăng gia hoạt động rất đáng kể, trong vòng bí mật hoàn toàn.

Mặt khác, tôi cũng đọc các báo cáo về những chiến dịch của Sư đoàn Brandebourg phía chúng tôi. Tôi thấy ngay là mọi phương tiện được cung cấp cho đơn vị này đều yếu kém hơn đối phương, tình trạng này không phải là đã ngăn cản không cho đơn vị đạt được một vài thành tích đáng kể.

Căn cứ vào những điều học hỏi được trong khi chăm chỉ nghiên cứu như một tên khùng – trong vòng hai tuần lễ tôi đã đọc đi đọc lại và ghi chú hàng núi tài liệu – tôi suy luận rằng sự lãnh đạo các cảm tử quân sẽ mang lại cho tôi khả năng tuyệt vời, không ngờ được, có thể đóng góp thật nhiều vào chiến thắng của Đức Quốc. Không phải như chúng tôi, đối phương không thể nào bảo vệ chặt chẽ được toàn diện hậu phương mênh mông của họ. Chúng tôi khám phá ra rằng một toán cảm tử không cần đông lắm nhưng cương quyết có thể tấn công, với mức độ hy vọng thành công khá lớn, vào một một số các trung tâm quan trọng sống còn của địch. Như vậy, với điều kiện được chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi đợt viễn chinh, và được cung cấp đầy đủ phương tiện vật chất cần thiết, chúng tôi phải đạt được các kết quả quan trọng. Mặt khác, chờ đến lúc đó sứ mạng này đối với tôi còn hấp dẫn hơn vì quân đội Đức chưa có nỗ lực nào được tổ chức theo chiều hướng này.

Tôi quyết định chấp nhận dứt khoát quyền chỉ huy các đơn vị cảm tử hiện hữu và sẽ được tổ chức. Cho đến lúc đó, khoá huấn luyện đặc biệt mà tôi sẽ điều khiển được một Đại Uý người Hoà Lan thuộc bộ tư lệnh Waffen SS chỉ huy. Các trưởng ban của một Đại đội duy nhất thuộc khoá huấn luyện là các quân nhân hoàn toàn rành nghề nhờ kinh nghiệm của nhiều năm chiến đấu - những người mà tôi có thể tin cậy được. Như vậy là tôi đã được sử dụng một số nhân sự nòng cốt khá đầy đủ. Ngược lại, về phương diện huấn luyện, tôi thiếu những cộng sự viên tài giỏi. May mắn đã đến với tôi. Trong khi đi thăm viếng các văn phòng của cơ quan tình báo chính trị, tôi gặp một bạn học cũ, Kark Radl, hiện là trưởng ban SS, anh ta chấp nhận giúp tôi ngay trong việc tổ chức đơn vị mới, và lại còn giới thiệu cho tôi 2 sĩ quan trẻ vừa mới rời khỏi Phòng VI. Tôi xin được một cách dễ dàng sự bổ nhiệm hai sĩ quan này về đơn vị tôi.

Rồi thì tôi bắt đầu công việc một cách nhiệt thành. Tôi nhận được lệnh bành trướng khoá huấn luyện lên đến tầm vóc quan trọng của một Tiểu đoàn. Hơn nữa, cấp lãnh đạo trong Bộ Tư Lệnh Waffen SS còn giao cho tôi tổ chức một đơn vị xung kích mới, Tiểu đoàn Friedenthal. Nhờ những tương quan tuyệt hảo với nhiều Sư đoàn Bộ binh, tôi tập trung được nhanh chóng một số sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, đủ để thành lập một đại đội thứ hai. Mặt khác, chúng tôi cũng tìm được một địa điểm lý tưởng để cho đơn vị mới đồn trú. Tại Friedenthal, gần Oranienbourg, một lâu đài nhỏ thời Đại Đế Fréderic le Grand, chìm khuất trong lòng một công viên mênh mông, thiếu săn sóc, dần dần biến thành hoang dã. Những cánh đồng cỏ rộng bao bọc chung quanh địa điểm chọn lựa cũng phù hợp với nhu cầu của chúng tôi. Tôi cho sửa soạn ngay các bãi tập, xây cất doanh trại, kho v.v... cần thiết. Soạn thảo các kế hoạch là một công việc rất dễ chịu, bù lại, các phương cách có thể áp dụng để rút ra một số phương tiện thi hành các kế hoạch đó, từ các sở, phòng, cơ quan, thì lại rất thiếu thốn. Trong khi dùng toàn lực vật lộn với guồng máy Hành chánh chí tôn với các đại giáo sĩ của nó, các đấng công chức, tôi thu thập được một số kinh nghiệm, và sau cùng tôi cũng bị lôi cuốn vào trong không khí chằng chịt những quyền hạn và thẩm quyền. Sự thật đã bắt buộc tôi phải thú nhận rằng Karl Radl, lúc đó là sĩ quan tuỳ viên của tôi, đã hạ tôi rất xa và trở thành một tay cừ khôi trong nghệ thuật khó khăn này.

Tôi đã nhìn rất rộng khi thiết lập chương trình huấn luyện. Tôi muốn cung ứng cho đơn vị mới của tôi một sự giáo huấn càng hoàn hảo càng tốt để có thể được sử dụng bất cứ lúc nào và vào bất cứ sứ mạng gì. Vì thế mỗi người trước hết được huấn luyện theo chương trình bộ binh và công binh thường lệ, sau đó phải làm quen với cách vận dụng súng phóng lựu, đại bác dã chiến, thiết giáp xa. Lẽ tất nhiên tất cả mọi người đều phải học lái, không những xe gắn máy và xe hơi, mà còn cả xuồng máy và đầu tàu hoả. Tôi dành cho thể thao một vị trí quan trọng trong chương trình huấn luyện, nhất là bơi lội. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức khoá huấn luyện nhảy dù cấp tốc.

Cũng trong thời gian đó, các lớp học chuyên môn đang sửa soạn cho những người được lựa chọn sẵn sàng thi hành các sứ mạng đã được chỉ định, chương trình của những lớp này gồm có: học một số ngoại ngữ, và chiến thuật tổng quát để tấn công các cơ sở kỹ nghệ của quân thù. Vào thời đó, một mặt tôi coi việc chiến đấu chống Nga Sô là nhiệm vụ chính, mặt khác tấn công các vị trí của Anh, Mỹ trong vùng Cận Đông. Rõ ràng là tôi không ý thức được rằng lúc đó đã là năm 1943, năm thứ tư của cuộc chiến. Có lẽ tiềm thức tôi đã xua đuổi ý nghĩ này để chỉ tập trung tư tưởng vào hiện tại, để ít ra cũng cố đạt các kết quả còn có thể đạt được. Tôi lập đi lập lại không ngừng rằng từ ngữ “quá muộn” không thể có trong ngôn ngữ của quân nhân. Không bao giờ quá trễ để tổ chức một chiến dịch quan trọng. Thời gian càng hạn chế, chúng tôi càng phải chuẩn bị nhanh hơn… tất cả chỉ có thế.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-8-2013 09:47:33 | Xem tất
Chương III
Những ông bạn người Anh của chúng tôi

Trước khi tôi được bổ nhiệm, cơ quan Tình Báo Chính Trị cũng đã bắt đầu tổ chức một khoá huấn luyện gián điệp tại Hoà Lan. Trường huấn luyện đặc biệt này được đặt tại một cơ sở tư, thuộc một nhà quí tộc Hoà Lan. Tại đó, người ta đã chú trọng đến việc đào tạo các chuyên viên vô tuyến và phá hoại. Một hôm, tạm để lại công việc tại Friedenthal, tôi đến viếng thăm cơ sở huấn luyện này. Ngay trong lần thanh sát đầu tiên này tôi nhận thấy người ta đã làm việc trên một tầm mức rộng lớn hơn là tổ chức của tôi tại Đức. Khoá huấn luyện do một Thiếu Tá Tình báo điều khiển. Một tình trạng làm tôi lúng túng, vị sĩ quan này không thuộc quân đội chính quy, lại đã mang cấp bậc lớn hơn tôi. May thay, ông ta tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của tôi ngay.

Gần như tất cả những gì tôi học hỏi được trong cuộc hành trình này về hoạt động của các cơ sở phản gián điệp đều mới mẻ đối với tôi. Mặt khác, đây cũng là lần đầu tiên tôi ý thức được cường độ hoạt động của phía Đồng Minh, đặc biệt là Anh quốc, trong lãnh vực này. Đêm này qua đêm khác, những phi cơ bay nhanh đã liệng vòng trên các vùng đất do quân đội chúng tôi chiếm đóng để thả dù những nhân viên có nhiệm vụ phản gián và phá hoại, hoặc để tiếp tế cho những nhân viên đang hoạt động dưới đất, các loại radio, chất nổ, vũ khí và dụng cụ.

Các cơ sở của chúng tôi ước lượng rằng 50% điệp viên địch bị bắt cầm tù vài ngày, có khi là vài giờ sau khi đáp xuống đất. Hơn thế nữa, 75% vật liệu được thả dù thường thường rơi vào tay chúng tôi. Tôi yêu cầu và được cung cấp các loại dụng cụ bắt được này, như vậy, từ lúc đó, chính quân thù đã thân ái lãnh nhiệm vụ giải quyết những khó khăn của chúng tôi. Đây là phương pháp ít tốn kém mà sau này tôi thường nồng nhiệt khuyến khích các đơn vị trưởng cảm tử quân áp dụng.

Tôi cũng được biết một số báo cáo liên quan đến cung từ của các điệp viên Anh bị bắt. Nghiên cứu các câu trả lời của họ, tôi ước lượng được sự chậm trễ lớn lao mà chúng tôi phải theo đuổi để bắt kịp kẻ thù. Tôi đặc biệt chú ý đến các phương pháp huấn luyện được đối phương bên kia bờ biển Manche áp dụng. Do lời yêu cầu của tôi, người ta đã tăng cường việc hỏi cung theo chiều hướng này và nhờ đó tôi có ngay một số tin tức rất chính xác.

Như thế, hiện nay tôi biết rằng phần lớn các trường huấn luyện của cơ quan Tình báo Anh quốc đều được đặt tại một vùng nào đó ở Ecosse - một thứ khu vực cấm lai vãng, được canh giữ kỹ càng - tại đây, chúng được che đậy tài tình trong các ngôi nhà riêng rẽ biệt lập. Một số đông điệp viên bị bắt đã cung cấp cho chúng tôi bảng mô tả chi tiết và cách thức đến gần các địa điểm huấn luyện này. Mặt khác chúng tôi còn biết cả chương trình các khoá huấn luyện điệp viên Anh, nhờ đó chúng tôi biết phải hướng các nỗ lực huấn luyện của chúng tôi theo chiều hướng nào.

Cũng tại Hoà Lan, lần đầu tiên tôi làm quen với một vài kiểu mẫu thuộc loại điệp viên hai mang. Một vài tù nhân của chúng tôi - những người coi hoạt động gián điệp như là một nghề kiếm cơm - bị thuyết phục “trở áo” dễ dàng và tiếp tục hành nghề gián điệp nhưng lần này là để chống lại chủ nhân cũ của họ. Điều này không ngờ vẫn thường xảy ra luôn, đã minh chứng cho tôi rằng chỉ nên giao phó những sứ mạng thật sự nguy hiểm cho những quân nhân tình nguyện. Thật rõ ràng rằng lòng nhiệt thành thuần khiết, niềm tin tưởng vững chắc vào sự hy sinh tính mạng cho một mục tiêu cao cả, cho sự an toàn của dân tộc, là những thừa số chủ yếu của sự thành công. Nếu thiếu hai động lực đó, nói lời thành công là điều rất đáng nghi ngờ. Người ta không thể đòi hỏi những kẻ đem mạng sống của mình đánh đổi một số tiền chứng tỏ lòng trung thành bền vững được, một vài trường hợp biệt lệ mà tôi biết cũng không thể nào đánh đổ được qui tắc đó.

Trong chuyến hành trình này, tôi cũng lại được biết chi nhánh cơ quan Tình báo của chúng tôi tại Hoà Lan đã có những cuộc tiếp xúc tuyệt vời với “đồng nghiệp” Anh quốc qua làn sóng vô tuyến, đây thật sự là một “trò chơi vô tuyến”. Người của chúng tôi đã chiếm được cả tá máy móc do người Anh thả dù và nhất là các mật mã giúp mã hoá và đọc các loại mật điện. Nhờ các điệp viên Anh, những người đáng lẽ được nhận máy móc và mật mã đó, chúng tôi đã duy trì được một cuộc đối thoại đều đặn với Anh quốc. Các tin tức bắt được đã giúp chúng tôi khám phá cả một hệ thống kháng chiến gồm hàng trăm người Hoà Lan. Và bởi vì tổ chức này không biểu dương một hoạt động nào, chúng tôi cũng chưa cho bắt họ như dự trù, hy vọng tiếp tục lừa được đối phương để nắm được các kết quả trọng yếu hơn.

Trong vô số các tin báo khác, cung từ của các điệp viên Anh bị bắt cho chúng tôi biết rằng, tại các trường huấn luyện của Anh, đối phương đã sử dụng một loại súng lục hãm thanh để thực tập tác xạ. Tại Đức, chúng tôi chưa hề sản xuất loại vũ khí tương tự, và cho đến này, chúng tôi chưa được may mắn tìm thấy một khẩu nào trong vô số kiện hàng được thả dù đã lọt vào tay chúng tôi. Một tư tưởng táo bạo hiện ra trong óc tôi: Tại sao chúng tôi không sử dụng trò chơi vô tuyến để yêu cầu Anh quốc gửi cho chúng tôi một khẩu? Chi nhánh của chúng tôi tại Hoà Lan liền tuyên bố sẵn sàng thực hiện vụ “đặt hàng” này.

Mười lăm ngày sau, khi tôi trở lại La Haye, người ta đã trình tôi loại vũ khí này thật, một khẩu súng lục nòng 7,65 ly, bắn phát một, một sản phẩm phần nào còn thô sơ, có lẽ vì thế mà tỏ ra rất chắc chắn nhưng khó thay đổi bằng những cơ hành phức tạp hơn. Ngay khi nhận được mật điện do chúng tôi gửi, ký tên một gián điệp bị bắt có bí danh là “Treasure” (Kho tàng), người Anh đã gửi ngay khẩu súng - bằng đường hàng không, tất nhiên – và chúng tôi chiếm hữu thành công ngay gói hàng được thả dù. Lập tức tôi làm một cuộc thí nghiệm bằng cách bắn qua cửa sổ văn phòng nhắm vào đàn vịt bơi lội thơ thẩn trên kinh đào. Tôi có thể xác nhận rằng quả thật người ta chẳng nghe gì cả: ngoài đường phố, khách bộ hành cũng không hề quay đầu lại.

Những chuyến hàng do người Anh thả dù xuống Bỉ, Pháp và Hoà Lan cũng chứa đựng loại tiểu liên tí hon hiệu Sten. Ngay khi nhìn thấy thứ vũ khí này tôi rất ngạc nhiên vì cách cấu tạo giản dị của nó, có thể cho phép sản xuất nhanh và rẻ. Chúng tôi cũng được biết người Anh đã chế tạo nòng hãm thanh cho loại tiểu liên này nhưng họ còn giữ bí mật. Cơ hội này lẽ tất nhiên cũng kích thích tôi muốn thử kiếm kiểu nòng bí mật này. Nhưng làm thế nào? Lần này hệ thống đặt hàng vô tuyến của chúng tôi không thành công nữa. Hoặc giả là người Anh đã cảm thấy một cái gì ám muội, hoặc giả họ quyết định còn giữ kín loại nòng hãm thanh nói trên.

Tình cờ lúc đó tôi biết một Đại Uý người Hoà Lan sắp đi Anh quốc với một sứ mạng khác. Đương sự có ý định trước hết đến Thụy Điển rồi đến một hải cảng vùng Ecosse để nhận giấy tờ gửi cho các điệp viên Anh đang hoạt động tại Hoà Lan. Do lời yêu cầu của tôi, người ta còn phải tìm cách kiếm một nòng hãm thanh của loại tiểu liên Sten.

Nhờ mánh khoé này, vào cuối tháng sáu năm 1943, tôi vui sướng nhận được nòng hãm thanh đầu tiên trong số đã lọt vào tay người Đức. Tôi bị hấp dẫn ngay vì khả năng hữu dụng của khí cụ này. Một toán tuần tiễu được trang bị loại tiểu liên có nòng hãm thanh có thể tránh khỏi bị tổn thất, thoát khỏi những hiểm nguy, bởi vì trong trường hợp đụng độ bất ngờ với một bộ phận địch quân, toán tuần tiễu sẽ không hành động ầm ĩ làm cho các đơn vị khác của đối phương chú ý để đến tăng cường lực lượng địch. Tôi tin rằng bất cứ binh sĩ nào hoạt động trong một toán tuần tiễu hoặc hoạt động đơn độc trong nhiệm vụ tiền sát cũng đều ưa thích được trang bị loại vũ khí như thế.

Thế nhưng cơ quan nghiên cứu vũ khí tại Bá-linh đã không đồng ý với tôi. Khi trở về Friedenthal, một đêm, tôi trình nòng hãm thanh cho một vài sĩ quan cao cấp và chứng minh tính cách hấp dẫn của loại vũ khí này: Trong khi chúng tôi đi dạo trong công viên – lúc đó trời đã tối - một binh sĩ đã theo chúng tôi cách vài bước và bắn chỉ thiên hết nguyên một băng đạn, các vị sĩ quan này tỏ ra hết sức ngẩn ngơ khi tôi chỉ các vỏ đạn rơi vung vãi dưới đất. Nhưng họ lại phản đối, cho rằng sức xuyên phá không đủ và nòng hãm thanh làm giảm bớt mức độ chính xác. Tôi bèn đề nghị bắt chước kiểu tiểu liên Sten - một vũ khí đơn giản nhưng lại rất chắc chắn – và trang bị cho quân đội Đức. Thực tế cho thấy là người ta có thể ném khẩu Sten cho chìm xuống bùn, đạp lên trên và rồi có thể sử dụng ngay được, trong khi đó tiểu liên Đức không bao giờ có thể chịu đựng nổi một thử thách như thế. Hơn nữa, việc sản xuất tiểu liên Sten chỉ đòi hỏi một thời gian ngắn và cùng một số nguyên liệu cần thiết để sản xuất tiểu liên Đức. Một lần nữa, các đấng thư lại thân mến của chúng tôi lại tìm các lập luận bác bỏ đề nghị của tôi. Lần này họ động viên cả đến Adolf Hitler: một hôm, Fuhrer đã nói rằng chỉ trang bị cho chiến sĩ Đức những vũ khí tuyệt hảo mà chúng ta có. Thật vậy, độ chính xác của tiểu liên Sten có kém sút tiểu liên Đức đôi chút. Các ông này quên mất rằng tiểu liên luôn luôn là loại vũ khí dành cho các trận cận chiến và không một quân nhân nào lại nghĩ đến việc dùng tiểu liên để bắn vào một mục tiêu xa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-8-2013 10:12:24 | Xem tất
Chương IV
Gặp gỡ Canaris

Một hôm, một trung úy thuộc sư đoàn xung kích Brandebourg, trung úy Adrian Von Foelkersam đến thăm tôi. Người hậu duệ của một gia đình vọng tộc miền Baltique này là một sĩ quan tuyệt diệu. Anh đã được gắn huy chương cao quí ngay từ năm 1911 nhờ thành tích táo bạo tại mặt trận miền Đông. Trước hết, anh ta lưu ý tôi về nỗi bất bình bao trùm các quân nhân phục vụ lâu ngày trong sư đoàn Brandebourg và giải thích rằng lâu nay sư đoàn không được giao phó nhiệm vụ gì đặc biệt, trái lại vẫn phải đi làm nút chặn mà như vậy là bị tung vào những trận đánh mà bất cứ sư đoàn nào cũng thực hiện tốt đẹp được. Tổn thất của sư đoàn sau các trận đánh này lên rất cao và nhất là không thể thay thế được, bởi vì sư đoàn này gồm toàn những quân nhân đặc biệt biết nhiều ngoại ngữ và là những thành phần tình nguyện hoạt động trong các chiến dịch cảm tử. Sau khi nhập đề như thế, anh ta đề cập đến mục đích của cuộc viếng thăm: anh ta và 10 sĩ quan khác thuộc tiểu đoàn của anh tình cờ nghe nói đến đơn vị mới mà tôi đang thành lập, sẽ tỏ ra rất sung sướng nếu được bổ nhiệm về phục vụ đơn vị mới này. Anh hỏi liệu tôi có thể giúp họ tìm cách được thuyên chuyển không? Vì Von Foelkersam đã gây cho tôi cảm giác tốt ngay từ đầu cuộc gặp gỡ, tôi hứa với anh ta là sẽ dùng mọi quyền hạn của tôi để giúp họ.

Chính lời hứa này đã đưa tối đến cuộc gặp gỡ đầu tiên và cũng là cuộc gặp gỡ duy nhất với vị Đô Đốc nổi tiếng Canaris, chỉ huy cơ quan tình báo (Ausland Abwehr). Tôi vừa được biết rằng bác sĩ Kaltenbrunner, thời đó là chỉ huy trưởng cơ quan an ninh, và thượng cấp trực tiếp của tôi là chỉ huy trưởng cơ quan tình báo chính trị Schellenberg, có ý định cùng với Đô đốc Canaris tìm phương cách phối hợp hữu hiệu những nỗ lực của Ausland Abwehr và các cơ quan tình báo SS. Tôi có xin phép họ tham dự cuộc họp và vận động hậu thuẫn của họ trong mục đích xin Đô đốc thuyên chuyển 11 sĩ quan của sư đoàn Brandebourg về đơn vị mới của tôi.

Chúng tôi được đưa vào một văn phòng thiếu ánh sáng và ngồi vào các ghế bành thật sâu. Thật kì lạ, mặc dầu tôi có một trí nhớ đặc biệt về vẻ mặt con người, bây giờ tôi củng không thể nào hình dung được hình dáng của Đô đốc Canaris. Tôi chỉ còn nhớ được một người có tầm vóc trung bình, to béo nặng nề, trán thật hói, mặc quân phục hải quân. Về vẻ mặt, tôi chỉ còn nhớ độc có đôi mắt không màu sắc với một vẻ nhìn khó đoán được ý nghĩ, đưa đẩy không ngừng từ người này sang người khác, trừ khi nhìn cố định một vài phút vào một điểm cố định nào đó trên tường.

Trái lại, tôi không hề quên Canaris như là người tôi chống đối nếu không nói là đối thủ. Rõ rệt đó là một người tuyệt vời trong nghệ thuật giữ mình không dễ bị lay chuyển. Có thể ví ông ta với con bạch tuộc, ấn ngón tay sâu vào nó như một khối keo, ngay khi vừa buông ra, trái cầu bầy nhầy đó lại trở lại hình dáng cũ, tròn và trơn tuột, như chẳng có gì xảy ra cả. Với sự khôn khéo đặc biệt, Canaris biết cách ngăn chúng tôi, bằng lối biện chứng tài tình, không cho trình bày hết ý tưởng mà phần kết luận sẽ làm ông ta không thích. Vậy mà khi cần, chính tôi cũng biết là phải dai dẳng. Sự kiện này làm cho cuộc thảo luận dây dưa mãi. Trong vòng ba giờ đồng hồ liền, chúng tôi tìm cách làm cho ông ta thỏa hiệp, biệt phái 11 sĩ quan. Canaris đã liên tục, tôi có thể nói là sáng chế ra các lý do mới để từ chối. Ngay khi chúng tôi thành công trong việc bác bỏ một lập luận chống đối của ông, (bất chấp những lần bị ngắt lời), ông ta lại nêu ra lý do chống đối khác. Sau cùng, dường như vì cạn lý, ông ta chấp thuận thuyên chuyển 11 sĩ quan thuộc sư đoàn Brandebourg về đơn vị mới của tôi. Tôi thở ra một hơi dài khoan khoái, ngồi ngay ngắn lại và cố gắng giữ gìn không biểu lộ sự đắc thắng của mình. Bây giờ tôi là kẻ chiến thắng sau một cuộc chiến đấu ráo riết. Thế nhưng vào đúng lúc Tham Mưu Trưởng của ông sắp sửa nhận lệnh thi hành quyết định này, trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, Canaris lại thấy các khó khăn mới và quyết định để vấn đề lại xét sau, nghĩa là chẳng bao giờ xét lại cả. Trước một chứng cớ mới về sự thiếu thiện chí của ông ta, tôi thấy chán ngấy và muốn đứng dậy đi về.

Mãi đến vài tháng sau, vào tháng 11 năm 1913 nhờ những phương cách không chính thức, tôi mới được thỏa mãn về điểm này.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-8-2013 10:16:04 | Xem tất
Chương V
Một kế hoạch vĩ đại bị chôn vùi

Trong cùng một thời gian này, tôi cũng liên lạc với tổ chức Kurfurst - đây là tên ngụy trang của cơ quan tình báo thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân Luftwaffe. Tôi ý thức được rất nhanh là người ta đã làm việc rất gương mẫu và hữu hiệu tại đó. Cuộc tiếp xúc lần đầu tiên của chúng tôi phát sinh một sự hợp tác càng ngày càng chặt chẽ và lợi ích. Văn phòng trung ương của tổ chức này nắm trong tay một số lượng tài liệu đáng kinh ngạc về tất cả các quốc gia có thể làm cho chúng tôi chú tâm đến, đặc biệt là các không ảnh bao phủ cả một vùng mênh mông từ sông Volga phía đông, từ hồ Aral phía đông nam, từ vùng Mésopotamie và kênh Suex phía nam. Khốn nỗi, phần lớn các không ảnh này được chụp trong những năm 1940-1941, nghĩa là từ thời mà không quân Đức còn làm chủ bầu trời.

Trong các văn khố này, tôi còn tìm thấy nhiều tài liệu phong phú về tiềm năng kỹ nghệ của địch. Khi mới đảm nhận chức vụ mới, tôi đã tìm thấy một số chỉ dẫn liên quan đến kỹ nghệ chiến tranh của Xô Viết, tập trung được nhân chiến dịch Ulm. Nhưng chính từ sau khi đọc được các tài liệu của không quân, tôi mới bắt đầu thấy chúng tôi còn thiếu sót bao nhiêu, và sứ mạng mà thượng cấp giao phó cho tôi vĩ đại đến mức nào.

Chúng tôi được biết rằng Nga Sô đã di chuyển và tái thiết các cơ sở kỹ nghệ quan trọng nhất của họ trong một vùng phía đông dãy Oural - một vùng rộng lớn hơn cả lãnh thổ “Đại Đức Quốc”. Vì lẽ không quân Đức chỉ có thể thực hiện một số ít các chuyến bay thám thính trên vùng đất này, chúng tôi bắt buộc phải sưu tầm thêm bằng những nguồn tin khác. Chúng tôi tập trung và đối chiếu có hệ thống hàng ngàn cung từ của tù binh Nga, rồi chúng tôi bổ túc bằng kết quả do một số cơ sở của chúng tôi điều tra các công ty Đức, Pháp, trước đó có thực hiện các công tác trong vùng. Nhờ phương pháp đó chúng tôi có thể phác họa mau lẹ một mô thức khá chi tiết về cơ cấu kiến trúc của khu vực kĩ nghệ tập trung vĩ đại này. Tôi thấy ngay là còn bao nhiêu công việc chuẩn bị phải làm nữa trước khi nghĩ đến việc thiết lập một kế hoạch tấn công có thể mang lại cho chúng tôi phần nào thành công.

Rõ rệt là không thể nào hủy diệt hoặc bằng không quân hoặc bằng cách phá hoại toàn bộ cơ sở tập trung trong khu vực quá rộng lớn như thế. Chúng tôi phải khám phá ra các trung tâm đầu não. Mỗi một loại kĩ nghệ, nhất là khi được xây dựng một vài năm, sau một kế hoạch chình thức được áp dụng chặt chẽ, đều có điểm yếu của nó. Trong trường hợp đặc biệt hiện nay, “những gót chân Achille” là các trung tâm điện năng được dự trù xây dựng cùng với các nhà máy trong một họa đồ chung, và được các kĩ sư Xô Viết cứ thế xúc tiến việc xây cất. Cũng giống như các nơi khác, người ta có khuynh hướng thỏa mãn lập tức nhu cầu điện năng, và vì đà phát triển khu vực quá nhanh, người ta không cần có một trung tâm nào đóng vai trò cung cấp điện năng trừ bị. Vậy thì một sự giảm sút đáng kể trong việc sản xuất điện năng, theo lý là phải kéo theo sự giảm sút tương ứng sản xuất kĩ nghệ. Mặt khác, hệ thống liên lạc giữa các trung tâm khác nhau cũng là các điểm yếu nếu sự phá hoại thường xuyên xảy đến làm cản trở sự điều hành các hệ thống này.

Chúng tôi đã chuẩn bị theo chiều hướng ấy. Được các chuyên viên của không quân yểm trợ, bởi vì các đề án của chúng tôi cũng tỏ ra rất hữu ích cho không quân, chúng tôi tập trung nỗ lực vào hai mục tiêu, và lập tức, công trình của chúng tôi tiến hành rất mau lẹ. Khốn thay, công cuộc chuẩn bị của chúng tôi đột nhiên bị đình chỉ - trong nhiều tháng - bởi mệnh lệnh, tất nhiên là có dụng ý, nhưng không được suy nghĩ đúng mức phát xuất từ “các cấp trên” của chúng tôi. Chuyện xảy ra như sau: một công chức của Bộ Trang Bị đã trình Himmler một báo cáo về các lò luyện kim ở Magnitogorsk, trong vùng Oural. Với bản tính nóng nảy cố hữu, Himmler liền ra lệnh “Đơn vị đặc biệt Friedenthal chuẩn bị lập tức một chiến dịch phá hoại các lò luyện kim ở Magnitogorsk, nhằm mục đích tiêu hủy chúng hoàn toàn”. Chỉ Huy Trưởng đơn vị hàng tháng phải báo cáo tiến triển của công tác chuẩn bị và ngay lúc nào có thể, trình ngày giờ khởi hành của đơn vị cảm tử. Đó là mệnh lệnh mà tôi tìm thấy trong một buổi sáng đẹp trời, dưới hình thức điện văn, trên bàn giấy của tôi.

Sau khi hội họp với mọi loại chuyên viên, chúng tôi đi đến nhận định: thứ nhất, chúng tôi không có một tài liệu nào về vùng Magnitogorsk và các cơ sở kĩ nghệ tại đó. Vậy trước hết chúng tôi phải thử tìm kiếm tài liệu, tin tức, công việc này đòi hỏi chắc chắn phải làm việc trong nhiều tháng. Thứ hai, dầu cho có suy nghĩ nát óc cũng vô ích, chúng tôi tuyệt đối không thấy làm cách nào mà những quân sĩ cảm tử đáng thương của chúng tôi lại có thể mang theo một số lượng chất nổ thật lớn, cần cho công tác, đến gần các lò luyện kim vốn được canh giữ liên tục.

Vậy thì không thể nào thi hành ngay mệnh lệnh đó được. Nhưng làm thế nào để trình bày cái không thể này lên các đấng thượng cấp đây? Khi tôi ngây thơ muốn gởi một tờ trình khách quan và chi tiết về các khó khăn không thể vượt qua mà chúng tôi phải đương đầu, người ta đã cười vào mũi tôi. Họ giải thích rằng tôi còn phải học hỏi nhiều về ngoại giao và cần chứng tỏ điều đó trong khi giao thiệp với sếp lớn. Chính Schellenberg cũng đã dạy tôi một bài học thật sự về đường lối phải theo đuổi: theo ông, trước hết cần phải biểu lộ sự hân hoan tràn trề đối với bất cứ đề án nào - ngay cả các đề án rồ dại nhất - và tuyên bố liên tục rằng công cuộc chuẩn bị tiến triển rất khả quan. Dần dần về sau, người ta có thể bắt đầu vén màn bao phủ sự thật, và vẫn phải từ từ, nhỏ giọt. Để đạt tới trình độ bậc thầy trong chiến lược đơn giản này, phải học cách chôn vùi khéo léo tất cả các kế hoạch loại này bằng cách nào để rốt cuộc ngay đến tác giả của chúng cũng không còn nghĩ gì đến nữa. Lúc đó các ông lớn sẽ coi anh là một cộng sự viên lí tưởng, xứng đáng được tin cẩn và được bao bọc.

Thật vậy, chúng tôi phải mất đúng một năm rưỡi mới “chôn vùi” vĩnh viễn được cái ý tưởng rất vĩ đại nhưng tuyệt đối bất khả thực hiện kia.

Bình luận

Bạn vui lòng thêm tên tác giả lên tit hộ mình. Cám ơn. Mod  Đăng lúc 5-8-2013 10:57 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-8-2013 11:47:16 | Xem tất
Chương VI
Tại tổng hành dinh của Fuhrer

Ngày 26 tháng 7 năm 1943, tôi ăn trưa ở khách sạn Eden, tại trung tâm Bá-linh, với một người bạn cũ đồng quê quán, hiện là giáo sư viện đại học Vienne. Sau bữa ăn tuyệt diệu, chúng tôi uống cà phê - đúng hơn là một thức uống vô danh được dùng để thay cho cà phê - trong phòng khách và tiếp tục chuyện gẫu về Vienne, về những kỉ niệm và bằng hữu chung. Khoảng thời gian vượt thoát chốc lát vào trong đời sống dân sự - tôi không mặc quân phục - đã mang đến cho tôi cảm giác hòa dịu, thoải mái, tuy nhiên thời gian trôi qua, một mối lo ngại kì lạ, không giải thích được, đã xâm chiếm tôi. Mặc dầu tôi đã dặn các nhân viên tổng đài điện thoại của khách sạn khi cần kiếm tôi ở đâu, nhưng vô ích, tôi không thể nào thoát được cảm giác nặng nề, khó thở.

Cuối cùng, không thể chịu đựng được nữa, tôi gọi về văn phòng. Người nữ thư kí của tôi thật sự đang hốt hoảng. Hình như trong suốt hai giờ qua, người ta đã tìm kiếm tôi khắp nơi. Cô ta la trong máy: "Tổng Hành Dinh của Fuhrer gọi cho ông, đúng 17 giờ phi cơ sẽ chờ ông tại phi trường Tempelhof."

Tôi hiểu ngay nguyên nhân của tình trạng khích động, bởi vì cho đến nay, tôi chưa được gọi trình diện Tổng Hành Dinh. Cố hết sức che dấu mọi xúc cảm, tôi chỉ trả lời:

- Bảo Radl về ngay nhà tôi, lấy một bộ quân phục và đồ nhật dụng bỏ vào va ly và đưa lên phi trường.Tôi sẽ đi thằng đến đó. Cô có hiểu vì chuyện gì không?

- Thưa ông không, chúng tôi chẳng hiểu gì cả.

Tôi vội vàng cáo từ người bạn (anh ta tỏ vẻ rất xúc động khi được biết tôi được Tổng Hành Dinh triệu đến) và nhảy lên một chiếc taxi. Trên đường đến phi trường,tôi cố gắng phỏng đoán lý do của sự triệu dụng bất ngờ này. Phải chăng là vụ chiến dịch Francois? (chiến dịch phá đường sắt tại Iran?) Không có lẽ, hay là chiến dịch Ulm? (tấn công các cơ sở kỹ nghệ tại Oural?) Rất có thể lắm, mặc dầu tôi không nhận thức được lý do sự hiện diện của tôi tại Tổng Hành Dinh của Fuhrer có thể làm cho công cuộc chuẩn bị chiến dịch tiến mau hơn. Tôi tự bảo, hãy chờ đó rồi sẽ biết. Tại phi trường, Radl, sỹ quan tùy viên của tôi đã chờ sẵn đó với một va-ly và một túi xách tay. Tôi thay quân phục mau lẹ trong khi nói chuyện gẫu, Radl lưu ý tôi rằng đài phát thanh vừa loan tin chế độ chính trị của Ý Đại Lợi thay đổi, nhưng cả hắn lẫn tôi không ai nghĩ đến chuyện kết của biến cố này với lệnh gọi tôi về Tổng Hành Dinh.

Khi chúng tôi tiến ra phi đạo, tôi thấy chong chóng của một chiếc Junker 52 bắt đầu quay. Tôi nghĩ thầm, sang thật, chiếc phi cơ vĩ đại này lại chỉ dành cho một mình tôi! Đúng lúc sắp bước vào phi cơ, tôi mới nhớ là đã quên điểm quan trọng nhất, tôi bảo Radl:

- Tôi sẽ phải liên lạc được với anh bất cứ lúc nào. Ngay khi biết có chuyện gì, tôi sẽ gọi điện thoại. Lẽ tất nhiên là hai đại đội của chúng ta phải ở trong tình trạng báo động thường trực.

Phi cơ cất cánh, lượn vòng và bốc lên cao. Tôi lại tiếp tục đặt ra các giả thuyết. Người ta gọi tôi đến Tổng Hành Dinh của Fuhrer để làm gì? Tôi sẽ gặp ai? Càng suy nghĩ tôi càng không hiểu gì.Cuối cùng tôi không thèm khám phá điều bí mật nữa và quay ra quan sát bên trong chiếc phi cơ mà tôi là hành khách độc nhất. Ngay trước mắt tôi là một tủ đựng rượu nhỏ. Vẫn phè phỡn như thường lệ, tôi chồm tới cánh cửa mở hé để hỏi viên phi công là hành khách có uống rượu được chăng. Hai ly cô-nhắc đủ làm dịu thần kinh của tôi, và nhờ vậy tôi có thể ngắm nhìn một cách nhàn hạ các vùng phi cơ bay qua.

Chúng tôi vượt qua sông Oder rất mau lẹ, và vùng Neumark xanh mướt gồm rừng và đồng cỏ xếp theo hình ô vuông trải dài bất tận. Tôi tò mò muốn thấy phi cơ sẽ đáp ở đâu, bởi vì cho đến nay, tôi cũng không biết gì hơn nhân loại về địa điểm đặt Tổng Hành Dinh của Fuhrer, một nơi nào đó trong vùng Đông Phổ được mệnh danh là “Hang Sói”. May thay, người sỹ quan tùy viên chu đáo của tôi đã để sẵn trong xách tay một bản đồ Đức quốc để tôi có thể theo dõi đường bay. Một giờ rưỡi đồng hồ sau khi rời Bá-linh, có lẽ với cao độ 1000 thước, chúng tôi bay trên thành phố Schneidemuhl và rồi viên phi công mà tôi gọi đến bên cạnh, chỉ cho tôi hồ Deutsch-Eylau, rồi giao điểm của các trục Varsovie-Dantzig và Insterbourg-Posen. Những thiết lộ được phân biệt với mặt đất, rõ ràng giống như các hình kỷ hà, và tôi không thể ngăn được ý nghĩ rằng giao điểm này là một mục tiêu lý tưởng cho không lực địch. Một lúc sau, chính ý nghĩ này đã làm cho tôi nổi giận với chính tôi, tôi sống trong một khoảng thời gian tuyệt vời, một phi cơ lớn chở tôi trong một bầu trời trong suốt kỳ diệu, trên một vùng đất xinh đẹp, vậy mà tôi không làm sao quên được cuộc chiến tranh khốn nạn này dù cho chỉ trong một phút ngắn ngủi thôi.

Sau lưng chúng tôi mặt trời đã gần lặn xuống chân trời. Phi cơ hạ thấp dần dần đến cao độ 300 thước. Phong cảnh bắt đầu thay đổi, biến thành một đồng bằng thật phẳng, chằng chịt vô vàn các dòng sông, và rải rác thật nhiều hồ. Liếc nhìn vào bản đồ, tôi biết là sau khi bay chừng 500 cây số chúng tôi hiện ở trên vùng Masurie. Chính trong vùng này, tại Tannenberg, khi cuộc Thế chiến đệ nhất mới bắt đầu, ông già Hindenburg đã đẩy quân Nga vào thế thất trận vĩnh viễn. Tôi vui sướng và hãnh diện nghĩ rằng ngày hôm nay, tiền tuyến của chúng tôi ở thật xa về phía Đông, tại Smolensk, cách biên giới Đức quốc hàng trăm cây số.

Phi cơ đã bắt đầu lượn quanh để xuống thấp. Trong ánh sáng nhoà nhạt của buổi hoàng hôn, tôi phân biệt được một phi trường lớn. Chiếc Junker xuống thấp mãi, chạm đất, chạy trên phi đạo xi-măng và sau cùng ngừng hẳn. Trước một doanh trại được dùng làm văn phòng, một chiếc Mercedes mui trần to lớn đang chờ tôi.

- Thưa, có phải Đại Úy Skorzenny? – một trung sĩ hỏi tôi – Tôi có lệnh đưa ông đến Tổng Hành Dinh ngay lập tức.

Bằng một con đường thật đẹp băng ngang qua rừng, chúng tôi tiến tới vòng đai an ninh thứ nhất được thiết lập bằng một cổng chặn có lính gác. Viên Trung sĩ đã mang cho tôi một thông hành mà tôi phải trình cùng một lúc với quân bạ của tôi cho viên sĩ quan chỉ huy toán gác. Tên tôi được ghi vào một cuốn sổ, tôi ký tên vào đấy, cổng chặn được nâng cao và chúng tôi lại tiếp tục đi tới. Bây giờ con đường dần dần thu hẹp lại. Sau khi băng qua một khu rừng cây phong và vượt qua một đường sắt, chúng tôi lại đến trạm gác thứ nhì. Tôi lại xuống xe, sĩ quan trực kiểm soát giấy tờ, ghi tên tôi vào sổ, yêu cầu tôi chờ và nhấc điện thoại. Sau khi gác máy, anh ta hỏi tôi có biết ai đã triệu dụng tôi chăng. Tôi bối rối rồi thú nhận là không có ý niệm gì về vấn đề này.

- Ông được Bộ Tham Mưu của Fuhrer triệu đến Trà thất, - người sĩ quan trực báo cho tôi biết như thế, và rõ rệt là còn rất ngạc nhiên vì câu trả lời lúc nãy của người bên kia điện thoại.

Riêng phần tôi, tôi cũng chỉ biết suy nghĩ liên miên. Ngay cả chi tiết mới về địa điểm gặp gỡ cũng không cho tôi rõ thêm được gì nhiều. Người ta muốn gọi tôi đến Tổng Hành Dinh để làm giống gì. Tôi lại bước lên xe với vẻ đăm chiêu bối rối.

Chúng tôi vượt qua một cổng chặn cách đó vài thước, đây là lối đi duy nhất vào một vùng đất rộng bao quanh bởi một hàng rào thép gai thật cao. Người ta có cảm tưởng là ở trong một công viên cổ kính, được chăm sóc khéo léo, đó đây những bụi cây phong được trồng dọc theo các con đường mòn đan vào nhau không đều. Tôi phân biệt được ngay vài căn nhà và doanh trại mà bề ngoài như có vẻ được xây cất một cách bất ngờ cố ý, trên các mái bằng có cả cỏ cây. Trên các mái và trên các lối đi dẫn đến một vài toà nhà khác, các lưới nguỵ trang phủ kín, bên trong có một vài cây cao, tất cả để đánh lạc hướng phi công địch tìm cách tấn công vào Tổng Hành Dinh. Nhìn từ trên cao, toàn thể khu vực trông giống như một khu vực rừng rậm và không có người ở.

Khi chúng tôi ngừng trước Trà Thất, trời đã tối hẳn. Đó là một kiến trúc đơn giản bằng gỗ, chỉ có một tầng gồm hai dãy được nối vào nhau bằng một lối đi có mái lợp. Một lát sau, tôi được biết dãy nhà cánh trái là phòng ăn, nơi mà Thống Chế Keitel và Bộ Tham Mưu của ông thường dùng bữa với vài nhân vật thân cận. Trà Thất đích danh nằm ở cánh mặt. Tôi tiến qua một hành lang thật rộng được đặt nhiều ghế bành rất tiện nghi, một vài cái bàn, dưới đất trải thảm len. Một Đại Úy SS tiếp đón tôi và giới thiệu với 5 sỹ quan khác – một Trung Tá và một Thiếu Tá bộ binh, hai Trung Tá không quân và một Thiếu Tá SS. Rõ rệt là mọi người đang chờ tôi đến, bởi vì ngay sau khi chấm dứt việc giới thiệu, viên Đại Úy ra khỏi phòng và trở lại ngay một phút sau:

- Thưa quí vị, tôi sẽ đưa quí vị đến gặp Fuhrer. Mỗi vị sẽ trình bày vắn tắt với Ngài binh nghiệp của mình. Sau đó Fuhrer có thể hỏi vài câu. Xin quí vị theo tôi.

Thoạt tiên, tôi tưởng tai mình nghe nhầm. Sau đó, một cơn sợ hãi không lý do gần như đã cắt ngang chân tôi. Trong chốc lát, lần đầu tiên trong đời, tôi sẽ đứng trước Adolf Hitler, Fuhrer của Đại Đức Quốc và Tổng Tư lệnh tối cao của quân lực Đức! Thật bất ngờ! Trong cơn xúc động của tôi, rất có thể tôi sẽ phạm phải những sơ hở không thể tha thứ được hoặc sẽ tỏ ra như một tên ngốc cũng không chừng! Trong khi đi theo các người khác tôi tự nhủ thầm, miễn sao cho mọi sự êm xuôi. Có lẽ chúng tôi đi qua gần cả trăm bước mà vẫn không biết đã theo hướng nào.

Chúng tôi đi qua một căn nhà khác, cũng bằng gỗ và vào trong một hành lang rộng lớn giống như ở Trà Thất. Tôi chỉ kịp chú ý đến hệ thống ánh sáng phản chiếu và một bức tranh nhỏ được lồng trong một khung giản dị: bức ”La Violete” của Durer treo trên tường trước mặt tôi. Viên sĩ quan hướng dẫn mở một cánh cửa và đưa chúng tôi vào một phòng rộng chừng sáu thước trên chín thước. Bên phải tôi, bức tường phía ngoài có nhiều cửa sổ treo màn giản dị. Giữa phòng là một bàn giấy vĩ đại, bản đồ trải kín. Trước một lò sưởi khổng lồ trang trí cho vách tường phía trái, có một bàn tròn và bốn hoặc năm ghế bành đặt chung quanh . Cuối phòng là khoảng trống mà chúng tôi đang đứng. Vì có thâm niên kém hơn cả, tôi được xếp đứng cuối hàng, phía trái. Trên một bàn giấy đặt xiên giữa hai cửa sổ, tôi thấy nhiều viết chì được xếp ngay hàng thẳng lối không chê vào đâu được. Chính đây là nơi thành hình các quyết định vĩ đại của thời đại chúng ta, tôi đang suy nghĩ như vậy thì một cánh cửa trước mặt chúng tôi bật mở.

Chúng tôi đồng loạt chuyển thế đứng nghiêm đầu hướng về phía cửa. Và lúc bấy giờ tôi sống trong một khoảnh khắc khó quên: Sự xuất hiện của Người mà hơn tất cả các Quốc Trưởng khác trước đây, đã can thiệp dứt khoát vào số phận của Đức Quốc, vị chủ nhân mà tôi phục vụ trung thành và tin tưởng tuyệt đối từ những năm qua. Thật là một xúc cảm lạ lùng đối với một quân nhân đột nhiên được đứng trước vị chỉ huy tối cao của mình! (Tôi chắc rằng lúc ngồi viết những dòng chữ này, những cảm nghĩ của tôi đã kém chính xác và chặt chẽ hơn các cảm nghĩ ăn sâu vào đầu óc tôi lúc đó nhiều).

Tiến tới từng bước một, Adolf Hitler chào chúng tôi bằng cách đưa cao cánh tay, bàn tay nghiêng về phía trước trong một dáng điệu đặc biệt mà tất cả chúng tôi đều biết qua hình ảnh xuất hiện trên báo chí. Ăn mặc thật giản dị, một áo khoác sĩ quan Wehrmacht, không có phù hiệu cấp bậc, trên một sơ mi trắng và cà vạt đen. Tôi phân biệt được trên cánh trái của đồng phục, huy chương Thập tự sắt đệ nhất hạng và huy chương chiến thương.

Vì viên sĩ quan SS giới thiệu với Ông trước hết sĩ quan đứng đầu hàng cho nên tôi không thể thấy Fuhrer thật kỹ như tôi mong ước. Tôi phải tự kìm chế để đừng bước tới một bước như muốn không để mất một cử động nào của Người. Thoạt tiên tôi chỉ nghe khi ông đặt vài câu hỏi ngắn bằng giọng rất trầm. Âm sắc đặc biệt của giọng nói này đã rất quen thuộc với tôi qua đài phát thanh, trái lại, tôi rất ngạc nhiên vì khám phá ra âm điệu dịu dàng và có chút kéo dài đã khiến cho giọng Áo của ông thêm quyến rũ. Tôi không thể ngăn được ý nghĩ về bản chất con người không đồng đều kỳ lạ: con người thuyết giáo và muốn nhân cách hóa dưới hình ảnh một công dân Phổ lý tưởng này lại không thể nào che dấu được nguồn gốc của mình, mặc dù ông đã không sống tại quê nhà nhiều năm qua. Tuy nhiên, liệu ông còn giữ được phần nào đức tính dễ thương hòa đồng của dân Áo không? Liệu ông còn dễ xúc cảm trước các lập luận của quả tim không? Rồi tôi giật nảy mình: ”Trời đất, lúc này mà lại còn đi nghĩ đến những vấn đề hời hợt, những ưu tư phù phiếm như vậy!”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-8-2013 11:48:44 | Xem tất
Chương VI
(tiếp theo)

Các sĩ quan khác đã trình bày tóm tắt binh nghiệp của họ xong, bằng vài câu ngắn. Và bây giờ đây Adolf Hitler đến trước mặt tôi. Khi ông đưa tay để tôi bắt, tôi tập trung vào một ý nghĩ: cần nhất là không nên cúi gập người quá đáng. Mặc dù rất bị xúc động, tôi đã thành công khi thực hiện một cái nghiêng mình đúng mức về phương diện quân sự, nghĩa là ngắn và gãy gọn. Rồi tôi trình bày thật nhanh, sanh quán, quá trình học vấn, các giai đoạn của một sỹ quan trừ bị và chức vụ hiện tại của tôi. Trong khi nói, Fuhrer nhìn không chớp thẳng vào mắt tôi.

Thế rồi Adolf Hitler đột ngột lùi lại một bước và đặt câu hỏi đầu tiên:

- Trong các anh ai là người biết về nước Ý?

Chỉ có tôi là trả lời xác định:

- Thưa Fuhrer, tôi đã có thăm viếng Ý quốc hai lần. Tôi đã đi bằng xe gắn máy cho đến Naples.

Câu hỏi thứ hai đến ngay, và đặt cho tất cả chúng tôi:

- Các anh nghĩ gì về nước Ý?

Rõ rang là bị ngạc nhiên, các sĩ quan khác ngần ngại trước khi trả lời với vẻ bối rối:

- Nước Ý… thành phần của khối Trục… đồng minh của ta… Quốc Gia đã ký vào hiến chương chống đệ tam quốc tế…

Rồi đến lượt tôi:

- Tôi là dân Áo, thưa Fuhrer, tôi chỉ nói đơn giản như vậy.

Tôi suy luận rằng, câu trả lời đơn giản này đủ để chính xác hóa lập trường của tôi, bởi vì tất cả công dân Áo đều tiếc nuối sâu xa vì đã mất Tyrol, một vùng đất đẹp nhất mà chúng tôi không bao giờ có được nữa.

Hitler dò xét tôi thật lâu, vẻ suy tư (ít ra là tôi cũng có cảm giác như vậy).

- Những người khác có thể rút lui, riêng Đại Úy Skorzeny ở lại, tôi có vài điều nói với anh.

Và rồi chỉ còn chúng tôi với nhau. Fuhrer vẫn luôn luôn đứng trước mặt tôi. Tầm vóc của ông không vượt quá mức trung bình, hai vai ông hơi còm một chút. Khi nói, ông có vẻ hoạt động hơn. Cử chỉ của ông gọn ghẽ và hàm súc và có quyền lực thuyết phục vô biên

- Tôi giao cho anh một nhiệm vụ tối quan trọng. Mussolini, bạn tôi, người đồng hành chiến đấu trung thành của chúng ta, vừa bị vua Ý phản bội và bị dân Ý bắt giam. Mà tôi không thể và không muốn bỏ rơi người công dân Ý vĩ đại nhất trong lúc hiểm nghèo này. Đối với tôi, ông ta tượng trưng cho sự nhân cách hóa một César cuối cùng thuộc La Mã. Nước Ý, hay đúng hơn, chính phủ mới của nước này rõ rệt đã ngả theo phe thù địch. Thế nhưng tôi không phủ nhận lời nói của tôi, Musulini phải được giải thoát mau lẹ bởi vì nếu chúng ta không can thiệp, dân Ý sẽ nộp ông ta cho đồng minh. Tôi giao cho anh sứ mạng này mà kết quả tốt đẹp sẽ có tầm mức không lường được đối với diễn tiến các chiến dịch quân sự trong tương lai. Nếu anh không lùi bước trước bất cứ nỗ lực nào, bất cứ hiểm nguy nào, anh sẽ thành công, tôi yêu cầu anh như vậy.

Ông ngừng nói, như để trấn tĩnh cơn xúc động làm rung rung giọng nói.

- Còn một điểm cốt yếu nữa, - ông nói tiếp. - Anh phải tuyệt đối giữ bí mật. Ngoài chính anh ra, chỉ có 5 người biết nội vụ. Anh sẽ được biệt phái qua Không quân và đặt dưới quyền điều khiển của tướng Student mà tôi vừa cho biết sự việc. Lát nữa anh sẽ gặp ông ấy và nhận các chỉ thị chi tiết. Anh phải tự mình đích thân mở các cuộc điều tra cần thiết. Riêng với Bộ chỉ huy quân sự của ta ở Ý và Đại Sứ Quán Đức ở La Mã, không nên cho họ biết gì. Khi họ có một ý niệm về tình hình bất lợi, họ sẽ hành động một mình theo chiều hướng sai lầm. Vậy, tôi nhắc lại với anh một lần nữa, anh phải đảm bảo với tôi là giữ bí mật tuyệt đối. Tôi hy vọng rằng anh sẽ báo cáo với tôi các tin vui thật sớm, và tôi chúc anh may mắn.

Fuhrer càng nói, tôi càng cảm thấy sức chinh phục của ông. Đối với tôi, những lời nói của ông thu hút đến nỗi ngay lúc đó, tôi đã chắc chắn rằng chiến dịch sẽ thành công. Giọng nói của ông cũng đồng thời rung động với các điểm nhấn mạnh ấm áp, cảm động, nhất là khi ông nói đến lòng trung thành không gì lay chuyển được đối với người bạn Ý Đại Lợi của ông, tôi xúc động biết bao nhiêu!

Sau cùng tôi cố hết sức để trả lời:

- Thưa Fuhrer, tôi đã hoàn toàn hiểu nhiệm vụ.

Một cái bắt tay chặt chẽ, chấm dứt cuộc tiếp xúc giữa chúng tôi. Trong thời gian vài phút đó – mà tôi tưởng là dài bất tận – cái nhìn của Fuhrer xoáy vào mắt tôi không bao giờ ngừng. Ngay cả khi quay lưng đi ra cửa, tôi cũng có cảm giác là đang còn bị ông quan sát. Lúc tiến qua bực cửa tôi còn quay lại chào một lần nữa, nhờ đó tôi nhận thấy mình đã không lầm: ông theo dõi tôi bằng mắt cho đến phút chót.

Bên ngoài, sĩ quan tùy viên đang chờ tôi. Trong khi được hướng dẫn trở lại Trà Thất, tôi suy nghĩ không ngừng đến biến cố trọng đại mà tôi vừa trải qua. Tôi thử cố nhớ lại màu mắt của Fuhrer. Màu xám? Màu đà? Hay giữa hai màu đó? Thật lạ lùng, tôi bất lực không thể nào ghi nhớ một cách chính xác được. Ngược lại, tôi còn cảm thấy tia nhìn của ông đè nặng trên tôi với một cường độ gần như không chịu đựng nổi, như tia nhìn của một nhà thôi miên. Tôi còn chú ý rằng cung cách bề ngoài của ông không bao giờ thay đổi, tôi có cảm giác rằng con người này có thể, nếu ông ta muốn tự chủ và tự kiểm soát một cách hoàn toàn. Vả chăng, năng lực khủng khiếp tập trung nơi ông thật sự chiếu sáng chói lọi mà người ta có thể cảm thấy ngay khi mới gặp.

Trong hành lang của Trà thất, tôi đốt một điếu thuốc và rít những hơi đầu tiên đầy thống khoái. Đến khi một cần vụ hỏi tôi muốn ăn gì, tôi mới nhớ tới cơn đói cồn cào. Tôi gọi cà-phê và "bất cứ thứ gì". Một hai phút sau, một bữa ăn bổ dưỡng đã được đưa đến. Tuy nhiên, ngay lúc tôi mới cởi chiếc thắt lưng và đưa tách cà phê lên miệng thì viên cần vụ trở lại.

- Tướng Student đang đợi ông ở phòng bên cạnh, thưa Đại úy.

Một cánh cửa lại được mở, tôi tiến vào một văn phòng nhỏ và trình diện trước Đại tướng, một người hơi phệ và có nét mặt vui vẻ. Một vết sẹo thật sâu trên trán nhắc lại vết thương trầm trọng hồi năm 1940, lúc ông là Tư lệnh sư đoàn không vận chiến đấu ở Rotterdam. Tôi trình bầy với ông rằng Fuhrer vừa mới chỉ thị cho tôi các nét đại cương về sứ mạng sắp đến. Trước khi Đại tướng kịp trả lời, có tiếng gõ và cửa phòng bật mở, và - lại một ngạc nhiên khác, chắc không phải là cuối cùng của một ngày quá nhiều biến chuyển kinh ngạc - Himmler, lãnh tụ tối cao của đơn vị SS đi vào phòng. Hình như ông ta quen biết Đại tướng Student nhiều, bởi vì hai người đã chào hỏi nhau rất thân mật trong khi tôi chờ đợi được giới thiệu. Một cái bắt tay ngắn vô vị, đoạn Reichsfuhrer SS mời chúng tôi ngồi.

Cái làm cho người ta chú ý nhất trên mặt Himmler là cái kính kẹp mũi lỗi thời. Những đường nét bất động của khuôn mặt thật đi đôi với các tư tưởng hình thành trong bộ óc con người đáng nể này. Ông ta cười thân ái với chúng tôi và lập tức mở lời để phác họa tình hình chính trị tại Ý.

Không hơn gì Hitler, ông ta không tin rằng chính phủ Badoglio sẽ đứng về phía Trục. Tiếp tục phân tích các biến chuyển đưa đến sự sụp đổ của Mussolini, Himmler liệt kê một lô tên tuổi mà tôi mù tịt - những sĩ quan, chính khách, thành phần quí tộc. Khi ông đánh giá người này phản bội, kẻ kia lưng chừng, người nọ có lập trường dứt khoát, tôi rút một tờ giấy và cây viết để ghi một vài điểm. Lập tức Himmler mắng tạt vào mặt tôi một cách giận dữ:

- Trời đất, bộ anh điên rồi sao! Chuyện này phải được giữ bí mật, vậy thì hãy cố mà nhớ chứ!

Lẽ tất nhiên tôi phải cất lẹ cây viết. Tôi tự bảo, thật là một sự khởi đầu tốt đẹp. Tôi sẽ rất may mắn, nếu trong cơn lốc quay cuồng hôm nay, tôi còn nhớ được năm hoặc sáu tên tuổi trong số cả trăm mà ông ta vừa kể. Mặc kệ, điều này có thể xảy ra lắm.

- Sự thảm hại của Ý quốc là chắc rồi, - Himmler tuyên bố. - Vấn đề duy nhất là biết lúc nào nó xảy đến. Có thể là ngày mai. Tại Bồ Đào Nha đã có các đại diện của Ý tìm cách thương thuyết với bên phía Đồng minh.

Một lần nữa, ông lại kể một số nhân danh, địa danh. Thế rồi, thay đổi đề tài, ông thảo luận với Đại tướng Student một vài vấn đề không dính dáng gì đến tôi. Sực nhớ đến các thuộc viên của tôi ở Bá-linh, giờ này chắc phải sốt ruột chờ tôi gọi điện thoại. Tôi xin phép rút lui để liên lạc với đơn vị. Trong khi chờ đợi tại hành lang, tôi châm một điếu thuốc. Vừa lúc đó, Himmler từ văn phòng đi ra và lập tức la lớn:

- Luôn luôn là những điếu thuốc mắc ôn! Bộ anh không ngừng hút được vài giờ sao! Tôi đã thấy anh không phải là người thích nghi với sứ mạng mà!

Ông ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và bỏ đi.

Thật là điềm xấu. Đây là lần chửi bới thứ hai trong ngày. Rõ ràng Himmler không ưa tôi mấy. Liệu người ta có gạt tôi ra khỏi sứ mạng mà Fuhrer vừa giao phó không? Dí nát mẩu thuốc lá dưới gót chân với vẻ bồn chồn, tôi tự hỏi mình phải làm gì. May thay vị tùy viên của Fuhrer đã đến cứu tôi, ông đã nghe thấy hết.

- Không có gì quan trọng đâu, - ông ta bảo. - Ông Reichsfuhrer la rầy tất cả mọi người và chỉ một phút sau ông quên cả. Ông bị khích động một cách rõ rệt và khi ông bị khích động không ai biết phải làm sao với ông ta. Vậy, Đại úy nên vào gặp Đại tướng Student lại và thỏa hiệp với Đại tướng những gì Đại úy sắp làm.

Tôi theo lời khuyên này và trở lại văn phòng. Sau vài phút, tất cả đều được dàn xếp xong: Sáng mai, tôi sẽ cùng Đại tướng bay đi La mã. Tôi sẽ là sĩ quan tùy viên chính thức của ông. Cùng lúc đó năm mươi người của đơn vị tôi sẽ khởi hành từ một phi trường tại Bá linh để đi về miền nam nước Pháp, và từ đó, sẽ đi La mã với đệ nhất sư đoàn không vận mới được phái đến mặt trận Ý quốc.

- Chúng tôi sẽ xem xét các vấn đề còn lại khi đã đến đấy, - Đại tướng kết luận. - Tôi hy vọng cuộc hợp tác của chúng ta sẽ có kết quả tốt. Hẹn gặp lại anh sáng mai.

Bên ngoài, chuông điện thoại reo vang. Trung úy Radl đang ở bên kia đầu dây.

- Có chuyện gì vậy ông? - Hắn la lớn trong máy, giọng khích động. - Chúng tôi sốt ruột chờ ông gọi..

- Chúng ta được giao phó nhiệm vụ quan trọng. Sáng mai khởi hành. Tôi không thể nói với anh các chi tiết qua điện thoại. Vả chăng tôi còn phải suy nghĩ, tôi sẽ gọi lại anh sau. Ngay bây giờ, đây là các mệnh lệnh đầu tiên: đêm nay không ai được ngủ. Tất cả quân xa phải sẵn sàng vì sẽ có việc chuyên chở dụng cụ. Tôi sẽ mang theo năm mươi người, những người xuất sắc nhất, đặc biệt là những người nói được ít nhiều tiếng Ý. Tôi sẽ ghi một danh sách, phần anh cũng phải lập một danh sách khác, chúng ta sẽ quyết định chọn ai sau. Anh phải chuẩn bị dụng cụ trang bị hợp với địa phương cho tất cả mọi người kể cả lương thực để thả dù nữa. Tất cả mọi chuyện phải xong trước năm giờ sáng mai. Khi nào quyết định thêm các chi tiết, tôi sẽ gọi lại anh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-8-2013 11:50:22 | Xem tất
Chương VI
(tiếp theo)

Tại Trà thất, tôi yêu cầu một sĩ quan cho tôi một văn phòng và một nữ thư ký để chuyển mệnh lệnh qua đường vô tuyến cho đơn vị tôi. Tôi được thỏa mãn ngay tức khắc.

Vừa nhấm nháp ly cà phê đen - tôi vẫn còn quá cảm động, không ăn uống gì được - tôi tự bắt buộc phải suy tư bình tĩnh. Dụng cụ nào, vũ khí nào, bao nhiêu khối lượng chất nổ cần thiết cho năm mươi người của tôi? Làm việc một cách có hệ thống, tôi thiết lập một danh sách dài. Đơn vị nhỏ bé của tôi phải được trang bị một hỏa lực càng mạnh càng tốt mà chỉ phải mang một lượng tối thiểu. Rất có thể chúng tôi bị bắt buộc phải nhẩy dù, như vậy tôi tiên liệu hai trung liên cho mỗi nhóm chín người và tiểu liên cho mỗi cá nhân. Lẽ tất nhiên phải có lựu đạn, không phải thứ có cán mà là thứ nhỏ hơn, loại "quả trứng" như người ta vẫn thường quen gọi, có thể nhét vào túi được. Hơn nữa, chúng tôi sẽ mang theo plastic - chừng 30kg là đủ - chúng tôi sẽ dùng loại của Anh mà chúng tôi bắt được ở Hòa lan vì có phẩm chất tốt hơn là plastic Đức. Rồi đủ thứ ngòi nổ, và các kiểu ngòi nổ chậm. Chúng tôi cần loại nón thuộc địa, và cả áo quần lót, lương thực trong sáu ngày và đồ hộp trong 3 ngày đường. Tôi cho chuyển ngay danh sách đầu tiên này về Bá-linh. Sau đó tôi lựa chọn những người phải tham dự vào chiến dịch bằng mọi giá. Tôi chọn thật nhanh được một nhóm hoàn toàn. Tôi xin liên lạc với Bá-linh. Radl trả lời tôi.

- Chúng tôi bị chới với, - hắn phản đối. - Làm thế nào mà ông muốn mọi chuyện xong trước sáng mai được? Danh sách của ông quá dài..

Tôi ngắt lời hắn:

- Chưa hết đâu, tôi sẽ gửi một danh sách bổ túc nữa. Tôi cũng vậy, bị chới với. Tôi vừa nói chuyện với chính Fuhrer, và ông Reichsfuhrer SS - Tôi cảm thấy rõ ràng điều này đã làm hắn nín lặng, và tôi nói thêm: Chính Fuhrer đã giao phó sứ mạng cho tôi. Tốt, bây giờ hãy so sánh hai danh sách những người đã được tôi với anh chọn lựa riêng

Tôi nhận thấy ngoài một hay hai biệt lệ, chúng tôi cùng chọn chung một số người.

- Quang cảnh ở đây giống như một cuộc tiểu cách mạng, - Radl nói với tôi. - Tất cả mọi người đều muốn đi. Không ai chịu ở lại sau.

- Hãy niêm yết lập tức danh sách những người sẽ đi, điều này sẽ làm mọi người bình thĩnh lại. Và nhớ đừng để mất thì giờ. Chấm dứt.

Tôi gác điện thoại và tự hỏi xem còn quên điều gì nữa. Phải rồi - tôi cũng cần máy truyền tin và nhất là một hệ thống liên lạc vô tuyến thật hoàn hảo, nghĩa là có thể liên lạc được với Bá-linh, một bộ mật mã có giá trị một tháng và được nhiều giờ liên lạc, càng nhiều càng tốt, ngày cũng như đêm. Tôi liền gởi một công điện thứ hai. Các điện văn của chúng tôi đã được chuyển đi như là "quốc sự tối mật". Chúng tôi phải tỏ ra rất thận trọng. Nếu người Ý hoặc các cơ quan tình báo của họ đánh hơi được dự án của chúng tôi, tất cả những nỗ lực sẽ trở thành vô ích.

Nhưng vẫn chưa hết, các chi tiết khác lại xuất hiện trong trí tôi, chúng tôi cần loại đạn chiếu sáng cho trung liên trong trường hợp có đụng độ ban đêm, súng phóng hỏa tiễn, thuốc men cho các loại bệnh địa phương, và một hay hai y tá. Có lẽ sĩ quan của chúng tôi cũng cần thường phục Cứ như vậy, danh sách càng ngày càng dài và tôi gọi văn phòng tôi ở Bá-linh liên tục, nơi đang diễn ra các hoạt động như trong cơn sốt. Mãi đến ba giờ sáng, tôi mới nghĩ đến chuyện nằm nghỉ một lát. Một cần vụ đưa tôi xuống hầm được thiết lập để làm nơi trú ẩn, đề phòng các cuộc oanh kích. Hai bên một hành lang trung ương là hai dãy phòng nhỏ, loại phòng trên tàu thủy chở hành khách. Mặc dù giường nệm rất tiện nghi, tôi không tài nào ngủ được. Không khí trong chiếc lồng này thật nặng nề và tiếng quạt máy chạy nghe thật điên đầu. Nhưng ít ra tôi cũng có được thời gian để bình tĩnh suy nghĩ. Đây là lần đầu tiên tôi ý thức được những khó khăn phải vượt qua. Trước hết, phải khám phá ra nơi ông Duce bị giam giữ. Giả thuyết rằng bài toán đầu tiên này sẽ được giải quyết, chúng tôi sẽ phải làm gì nữa? Nhất định Mussolini đã được đưa đến một nơi chắc chắn và được canh giữ cẩn mật. Liệu chúng tôi có bị bắt buộc tấn công vào một thứ pháo đài hay nhà lao? Ngay bây giờ trí tưởng tượng đầy kích thích của tôi đã vẽ cho tôi thấy những cảnh tượng điên cuồng. Tôi trăn trở trên giường, cố xua đuổi các ý tưởng đó nhưng vô ích, chúng trở lại đè nặng lên tôi. Thật sự tôi không thấy làm sao có thể thành công được. Có phải người ta đã giao cho tôi một sứ mạng có thể đưa tôi lên trời (hay xuống địa ngục?) Dẫu sao đây cũng là lúc chứng tỏ tôi có khả năng, không lùi bước trước hiểm nguy nào và nếu tình thế bắt buộc, tôi rời bỏ cuộc đời này, với tất cả lịch sự và tư cách.

Đột nhiên, tôi nhớ lại rằng tôi là cha của một gia đình. Tôi đang sắp dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vĩ đại mà chưa hề làm chúc thư. Tôi bật đèn và ngồi viết "những ý muốn cuối cùng của tôi". Rồi tự hiểu rằng không thể nào tìm được giấc ngủ - vả chăng cũng đã gần sáu giờ - tôi bước ra ngoài vẫn mặc đồ ngủ và nhờ một cần vụ chỉ phòng tắm - những quân nhân khốn khổ nầy không bao giờ được ngủ. Một chầu tắm bông sen kiểu Tô Cách Lan - khi nước nóng, khi nước lạnh - đã mang theo tất cả âu lo nơi tôi. Đúng 7 giờ thiếu 15 tôi ăn điểm tâm tại Trà thất.

Lúc này, tôi ăn ngon miệng kinh khủng, anh cần vụ chạy lui chạy tới từ bàn ăn đến nhà bếp để mang tất cả các thức tôi gọi. Bên ngoài, cánh đồng cỏ ẩm ướt bắt đầu bốc hơi dưới các tia sáng mặt trời đầu tiên.

Sau cùng, hoàn toàn thỏa mãn, tôi xách túi đựng hành trang nhảy lên chiếc xe đã cho gọi từ đêm qua để đưa tôi đến phi trường, nơi tôi hẹn gặp Đại tướng Student. Một điện văn vừa tới xác nhận 50 người của tôi cũng đã lên đường. Phi trường mà sáng hôm nay máy bay chúng tôi cất cánh khác với phi trường tôi đáp xuống hôm qua, nó tọa lạc gần như trên đỉnh một ngọn đồi cao - một mục tiêu lý tưởng cho phi công địch. Điều kỳ lạ là nó chưa bị tấn công lần nào. Đại tướng Student đến vài phút sau tôi. Một chiếc Henkel 111 sẵn sàng đưa chúng tôi đi - loại phi cơ bay mau hơn chiếc Junker đã đưa tôi đến. Đại tướng giới thiệu tôi với viên phi công thực thụ, Đại úy Gerlach. Và rồi người ta bắt chúng tôi mặc bộ đồ bay, quá chật đối với tôi và chụp lên đầu tôi chiếc mũ chào mào của không quân. Thời tiết quang đãng, tôi thích thú với ý nghĩ về cuộc hành trình tuyệt diệu sắp đến.

Chúng tôi chui vào bụng máy bay. Một xạ thủ đại liên đặt phía sau, phi công và vô tuyến điện viên đã ngồi vào chỗ sẵn sàng. Phi cơ cất cánh, bốc lên cao thật mau và hướng mũi về phía nam. Vì tiếng động cơ quá ầm ĩ, không thể kéo dài các câu đối đáp được. Đại tướng thiu thiu ngủ, tôi lợi dụng lúc đó, đến ngồi vào chỗ phi công phụ, từ đó tôi thích thú được nhìn quang cảnh tuyệt vời.

Trước hết, chúng tôi bay trên không phận nước Ba lan xưa cũ. Nửa giờ sau, một đám mây dày đặc dâng cao ở chân trời phía trái. Liền khi đó tôi phân biệt được vài chiếc tháp: Varsovie. Một lúc sau chúng tôi bay trên vùng kỹ nghệ Haute Silésie, hàng ngàn ống khói phun thẳng lên trời các cụm khói đen.

Rồi chúng tôi bay qua không phận Tiệp khắc cũ, nay trở thành lãnh thổ đặt dưới sự bảo hộ của Đức. Quang cảnh bắt đầu khác với cánh đồng phẳng lặng của Ba lan. Mặt đất lồi lõm, đỉnh núi phủ đầy các cây đóng khung các thung lũng được tưới bằng những dòng sông loáng bạc. Tôi biết rằng phi cơ đang bay ngang thủ đô Viene. Rồi thành phố cổ kính ấy xuất hiện và lướt qua dưới cánh chúng tôi. Và rồi đến lượt các cầu cạn của vùng núi Alpes du Semmering, vùng Styrie xanh thẳm, Graz với các lâu đài cổ. Đến giữa trưa, chúng tôi bay qua vùng Croatie, một lát sau tôi thấy biển xanh lấp loáng từ xa. Đây là Pola, hải cảng quân sự của Ý, tôi buồn buồn nghĩ rằng vậy mà xưa kia, cho đến khi hiệp ước Saint Germain được ký kết, tất cả vùng hải cận này đều thuộc về Vương quốc Áo - Hung. Biển Adriatique xanh muốt một màu, đẹp tuyệt vời. Chúng tôi đã tới bán đảo Ý Đại Lợi, phía trái, Ancône tiến qua thật mau dưới cánh chúng tôi, rồi phi cơ bốc lên cao để bay qua dãy núi Apennins. Vừa vượt qua, chúng tôi liền hạ thấp xuống cao độ chừng 300 thước, bởi vì khu vực phía Bắc La mã đã bị không lực Đồng minh chế ngự.
Và sau cùng, đây là "Thành phố Vĩnh cửu" với bảy ngọn đồi, đấu trường Colisée, công trường Saint Piere. Chầm chậm, phi cơ hạ thấp và đáp xuống phi trường phía Đông thành phố. Lúc đó là 1 giờ 30 - chúng tôi đã bay qua 1500 cây số trong 5 tiếng rưỡi đồng hồ.

Mẹ cha ơi, nóng quá, thật như một lò lửa, vừa bước xuống phi cơ, tự nhiên tôi muốn cởi ngay bộ đồ bay có lót lông. Nhưng vào phút chót, tôi sực nhớ rằng mình chưa có quân phục không quân. Một sĩ quan Waffen SS lại là tùy viên của một tướng lĩnh đơn vị không vận, đó là điều chắc sẽ làm mọi người thắc mắc. Vậy tôi phải tiếp tục chịu đựng toát mồ hôi. Trong hai ba giờ sau đó, tôi thở dốc một cách thống khổ. Ngay cả đoạn đường đi xe mui trần cũng không làm tôi được mát thêm bao nhiêu.

Chúng tôi đến Frascati, một thành phố nhỏ xinh đẹp, đặc biệt Ý, nơi thống chế Kesselring đặt đại bản doanh các lực lượng Đức tại Ý.

Ngày 12 tháng 5 năm 1943, cuộc chiến tại Phi châu hoàn toàn chấm dứt với sự toàn thắng của Đồng minh. Đoàn quân viễn chinh Đức - Ý, mới đầu đạt được các chiến thắng vang dội, nay không còn nữa. Sự thảm bại của lực lượng này xuất phát từ chỗ không và hải lục của khối Trục đã không thể mang được tiếp liệu và lực lượng tăng cường cần thiết. Ngày 10 tháng 7, quân Đồng minh lần đầu tiên đã thành công trong việc đặt chân lên Châu Âu. Quân đội đồng minh đã đổ bộ lên Sicile, mới đây quân Đức - Ý đã chiến đấu giành giật với quân Anh - Mỹ từng tấc đất. Để chiếm làng Cafalu, nằm trên bờ Bắc đảo Sicile, hai bên đã quần thảo ngày này qua ngày khác.

Đây là đại cương tình hình đúng vào ngày chúng tôi đến La mã. Ngay tối hôm đó, Đại tướng Student đưa tôi trong tư cách là sĩ quan tùy viên đến gặp Thống chế Kesselring và được Thống chế mời ăn cơm tối. Buổi chiều trong khi chờ đợi, tôi kiếm được một bộ quân phục nhảy dù để thay thế bộ đồ bay lót lông đã trở nên lố bịch đối với cái nóng kinh người ở đây. Sau bữa ăn, lúc dùng cà phê, một sĩ quan thân cận Thống chế kể lại rằng ông ta đã dò hỏi một tướng lĩnh Ý xem ông này có biết ông Duce hiện bị giam ở đâu không. Lẽ tất nhiên, tôi vểnh tai chờ nghe. Viên tướng lĩnh Ý đã thề rằng không những ông mà tất cả chỉ huy trưởng, Tư lệnh quân đội Ý không ai có một ý niệm gì về vấn đề này. Bộp chộp như thường lệ, tôi không thể tự ngăn mình nêu ý kiến.

- Vẫn còn phải tìm hiểu xem có thể tin được lời tuyên bố ấy mấy phần.

Lúc đó Thống chế Kesselring đứng sau lưng chúng tôi, hình như ông đặc biệt không ưa thích câu bình phẩm của tôi.

- Về phần tôi, tôi tin lời tuyên bố ấy. - Ông nói với giọng giận dỗi. - Tôi không có lý do nào để nghi ngờ lời nói danh dự của một tướng lĩnh Ý. Đại úy Skozeny, từ rày về sau hãy ráng giữ đừng có thái độ tương tự.

Tôi tin rằng mặt mày tôi lúc đó đỏ rần. Dầu sao, tôi cũng quyết định dứt khoát là sẽ dè dặt hơn trong khi phát ngôn. Từ đó cho đến khi buổi tối chấm dứt, tôi không hề mở miệng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách