Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Gumi
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Khác] Bởi Vì Ta Thuộc Về Nhau | Phan Anh

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 22:54:35 | Chỉ xem của tác giả
Phần 9

Thảo xoay đi xoay lại chiếc sơ mi Việt Tiến mấy lần vẻ ưng ý rồi đưa cho người bán hàng gập lại cẩn thận. Phan chưa hề than vãn về những chiếc sơ mi của anh, nhưng cá nhân cô cảm thấy cần bổ sung gấp cho anh vài chiếc, chúng đã bắt đầu cũ quá rồi. Thi thoảng cô vẫn ra đây để mua áo cho Phan, thậm chí là cả Việt mỗi khi thấy anh không chịu chăm chút gì tới mình cả. Ở giữa cửa hàng, người chủ kê một hàng móc treo những chiếc áo mẫu, còn hai bên tường, những chiếc kệ chứa đầy áo sơ mi tha hồ cho Thảo chọn lựa. Cô lấy một chiếc màu trắng và một chiếc kẻ sọc.

- Cô thật là người có mắt thẩm mỹ - anh chàng bán hàng tấm tắc khen với vẻ nịnh đầm thấy rõ � màu trắng tôn lên vẻ lịch lãm, còn chiếc sơ mi kẻ sọc này lại khiến cho người mặc nó trông nam tính hơn. Anh trai cô sẽ thích lắm đấy.

- Tôi mua cho chồng tôi.

- Mẹ ơi, vậy là cô tảo hôn à? � Anh chàng đùa dai, nhưng ánh mắt không giấu nổi vẻ tiếc nuối. � Cô mới 16 thôi mà, phải không?

- Chính xác là bị ép hôn - Thảo cũng không vừa � nhà tôi nghèo quá, đành bán mình chuộc... tình yêu.

- Bi kịch nhỉ? Nhưng tôi thấy cô giống Thúy Kiều hơn là Chị Dậu.

- Chính xác thì Chị Dậu đâu có bán mình?

- Thì bán con, đằng mà chả là bán, phải không?

- Anh học Văn giỏi nhỉ?

- Tôi luôn biết thông cảm với những mảnh đời bi thảm.

- Nếu anh giàu lòng thương cảm như vậy, thì tôi có được giảm giá không?

- Coi nào � Anh chàng ré lên � Tôi không dễ bị lừa thế đâu nhé.

- Tôi vẫn đủ tiền để trả anh - Thảo cười vang - đừng lo.

Trời trong xanh, thi thoảng mới có một cụm mây trôi lờ lững ...

° ° °

Việt tấp chiếc Acma GS của mình vào vỉa hè, tách xa chỗ để xe của cửa hàng băng đĩa, anh cẩn thận dựng chân chống chiếc xe yêu quý của mình, mỉm cười hãnh diện trước những ánh mắt thèm thuồng và ngưỡng mộ đang dõi theo từ quán Café sang trọng phía bên kia đường. Chuyện, chiếc Vespa động cơ Widemount được sản xuất tại Ý những năm năm mươi thế kỷ trước của anh chẳng phải đang được xem là loại Acma thể thao hiếm hoi và quý giá nhất hiện nay hay sao? Chiếc xe mà những tay chơi Vespa cổ vẫn hằng thèm thuồng và sẵn sàng đánh đổi cả gia tài để có được nó. Việt mỉm cười thú vị khi nhớ tới một cậu nói của anh chàng "thi sĩ" mê Vespa cổ nào đó. "Một ngày được cưỡi Acma, còn hơn vạn kiếp lê la Dylan". Vậy đấy, bất kỳ tay chơi xe cổ nào cũng biết giá trị của Acma GS, dòng xe này hiếm hoi đến nỗi, dù có xới tung cả xứ Đông Dương này lên cũng chỉ kiếm được số xe đủ để đếm trên mười đầu ngón tay. "Acma GS là hòn ngọc trên vương miện Acma, còn Acma là vương miện của nữ hoàng Vespa" Việt đã đọc được ở đâu đó trên trang Website của hội Vespa cổ những dòng ca tụng có phần khá hài hước và trừu tượng nhưng không hề khập khiễng như vậy.

Việt vỗ nhẹ âu yếm lên yên xe, ngắm nhìn chỗ sườn cong đặc trưng để lướt gió của dòng Acma GS với vẻ hài lòng rồi bước vào cửa hàng băng đĩa. Anh đi thẳng vào cửa chính, vòng vèo qua bốn, năm khúc cua đặt đầy những kệ cao ngất với những album ca nhạc đầy màu sắc và đủ chủng loại từ nhạc trẻ, pop, rock, jazz, techno hay hip hop rồi lách mình tránh một đoạn kệ dài đầy những thể loại nhạc trẻ Việt Nam "mỳ ăn liền" mà anh không thể nào "nhằn" được bất cứ một bài nào cho dù chỉ trong một phút. Đến cuối đường, Việt nghiêng người luồn qua một khoảng không hẹp, chui vào một góc khuất ở cuối cửa hàng, nơi đặt những chiếc đĩa nhạc cổ điển bám đầy bụi nằm im lìm. Anh chỉ đi vào đây ngắm nghía, để thả hồn và đắm mình vào không gian của Chopin, của Bach, của Tchaikovsky, của Beethoven và của nhiều những người mà anh gọi là "những người bạn bác học trong nghệ thuật". Chứ tất cả những gì anh cần đã được cô bán hàng chu đáo gói cẩn thận và để ở quầy thu ngân từ trước khi gọi điện cho anh rồi. Việt mỉm cười hài lòng khi nhìn thấy trên kệ có những dấu vết chỉ cho anh thấy hai chiếc đĩa vừa dời khỏi chỗ nằm bụi bặm quen thuộc, vậy là đã có ai đó vừa mua chúng. Giới trẻ bây giờ, ngoài những sinh viên nhạc viện ra, người có cùng thứ "tôn giáo Chopin" với anh cũng hiếm như chiếc Acma GS của anh đang dựng ngoài kia. Việt khẽ thở dài, chung quy lại thì ai có thể bắt được người khác phải có cùng sở thích với mình nào?

Việt đi ra phía quầy thu ngân, cúi nhặt chiếc đĩa không hiểu ai đó đánh rơi xuống đất, đặt lại đúng vị trí của nó ở trên kệ. Anh tần ngần một chút trước những đĩa nhạc mới của tay Sacxophone Trần Mạnh Tuấn, cuối cùng, Việt chọn lấy hai đĩa cùng tên. Nếu trí nhớ vẫn chưa phản bội Việt, thì Trần Mạnh Tuấn là tay kèn mà Phan rất yêu thích.

Việt dừng lại ở gần chỗ quầy thu ngân, anh dựa hẳn lưng vào tường, búng búng ngón tay cái, nheo mắt ngắm nhìn một cô gái trông rất quen. Cô gái không quá xinh đẹp nhưng ưa nhìn và phúc hậu. Cô đang chuẩn bị trả tiền cho hai đĩa nhạc Chopin mà cô vừa chọn được, và Việt quyết định thật nhanh:

- Tôi sẽ được phép tặng nó cho cô chứ? Lâu lắm rồi tôi mới gặp một người trẻ tuổi có cùng sở thích như mình.

- Trái đất thật là nhỏ - Hạnh quay người lại, tỏ vẻ ngạc nhiên và bối rối khi nhìn thấy Việt, hẳn là cô đang ngượng ngùng khi nhớ tới cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai người cách đây vài hôm � Sao anh lại ở đây?

- Tôi đi tìm một người bạn cũ tên là Chopin, và tình cờ làm sao lại gặp cô ở đây � Việt nhận lấy chiếc túi đựng đĩa Chopin mới mà cô nàng thu ngân vừa đưa, gật đầu cảm ơn cô rồi rút ví � Cho phép tôi trả thanh toán giúp cô số đĩa mà cô vừa chọn nhé. Coi như là quà gặp lại.

- Sao lại không phải là tôi được thanh toán giúp anh? Coi như một sự cảm ơn.

- Vì cái gì? Vì đã giúp cô tiêu thụ đống bánh kẹo, hoa quả chất đầy tủ lạnh nhà tôi ấy à?

- Anh đã ăn hết chúng chỉ trong ba ngày thôi ư?

- Có thể nói như thế, nếu không kể đến những người hàng xóm trong khu phố nhà tôi � Việt đưa tiền cho cô gái thu ngân � Bây giờ, nếu muốn trả ơn, cô có thể mời tôi đi uống Café, quán ở ngay đối diện thôi. Tôi hứa sẽ không từ chối đâu.

- Anh thật láu cá đấy nhé.

- Không dám, cảm ơn cô đã quá khen.

° ° °

Hai người chọn chiếc bàn ngay cạnh cửa sổ, chỗ có thể nhìn thấy đền Ngọc Sơn ở phía xa xa giữa lòng hồ Hoàn Kiếm. Sương mù đang phủ những vệt mờ lảng vảng trên mặt hồ, và giát những mảng màu xám lên những cành liễu đang bay bay trong gió. Đây đó trên vỉa hè, những đôi trai gái khoác tay đi dạo dưới những tán Phượng khẳng khiu trơ trụi lá. Phía bên kia, chỗ con đường Đinh Tiên Hoàng chạy men theo hồ, kim ngắn của chiếc đồng hồ khổng lồ trên đỉnh tòa nhà bưu điện Hà Nội đang chỉ vào con số 5. Việt vẫn thường ra đây lúc anh còn bé, khi những con đường còn thưa thớt xe cộ và tiếng chuông ngân nga của chiếc đồng hồ cơ � điện lớn, thực chất là tổ hợp của ba chiếc đồng hồ nhỏ đã 30 năm tuổi này với anh là một thứ âm thanh kỳ diệu. Việt gọi cô bé chạy bàn lại, đưa chiếc đĩa mới mua và đề nghị cô mở giúp anh. Việt không đủ kiên nhẫn để đợi cho đến lúc anh về nhà rồi mới thưởng thức nó được. Hạnh mỉm cười:

- Anh nhớ bạn anh quá nhỉ?

- �"ng ấy còn hơn là một người bạn, cô biết đấy, Tôi mê mẩn thứ âm nhạc bác học này. Nhưng tôi thích nhất là Nocturne cung đô thăng thứ. � Việt vừa nói vừa chỉ vào chiếc túi đựng đĩa của Hạnh � Và hình như cô cũng thế?

- Sao lại không yêu thứ âm nhạc chặt chẽ, quy tắc nhưng khoáng đạt và tinh tế ấy nhỉ? Có vẻ như anh rất thích những bản dạ khúc? Nhưng tại sao lại là Nocturne cung đô thăng thứ? Trong khi có tới 19 bản Nocturne? Và tại sao lại là Nocturne chứ không phải là Mazurka, Ballades hay một thể loại nào khác?

- Tôi cũng không biết được, đôi khi người ta không thể biết mình yêu ai đó vì lý do gì, phải không?

- Cứ cho là vậy, nhưng tôi đã đọc ở đâu đó nói rằng giọng thứ thường được sử dụng cho những giai điệu buồn và tình cảm, trong khi tôi thấy anh là một người luôn rất lạc quan?

- Cô hơi chủ quan khi đánh giá người khác đấy nhé � Việt vui vẻ - Tôi đoán cô luôn đứng đầu lớp môn âm nhạc? Hoặc cô đã từng học nhạc viện?

- Thật ra hồi tôi học phổ thông còn chưa có môn âm nhạc, hơn nữa khi anh yêu một ai đó, anh sẽ phải tìm hiểu kỹ về người đó, phải không nào?

Việt không trả lời, anh ngồi chống cằm trầm ngâm lắng nghe chăm chú như một nhà hiền triết. Nhưng rồi anh nhanh chóng bực bội và thất vọng khi tiếng nhạc chợt vụt tắt mà không hề báo trước cho dù đoạn phức thứ nhất với giọng đô thứ còn chưa kết thúc. Cô bé chạy bàn xin lỗi cả hai và nói với giọng hết sức hối lỗi rằng những vị khách trẻ tuổi sành điệu đang ngồi dưới tầng một kia không ai biết và ưa thích thứ âm nhạc vừa mở, nên để chiều lòng đa số khách hàng, họ đành phải thay bằng một đĩa nhạc khác. Việt giơ hai tay lên trời và Hạnh nhìn anh đầy thông cảm.

- Anh đành phải đợi đến tối thôi, lúc đó anh sẽ gặp lại ông ấy. Hôm nay anh không đi làm à?

- Tôi tự cho mình được nghỉ phép một hôm. Còn cô, cô cũng không đi làm?

- Tôi tự cho công việc của mình được nghỉ ngơi � Hạnh cười lặng lẽ � hoặc đại loại thế.

- Một cách ví von hay, nhưng tôi không hiểu rõ lắm ý nghĩa??

- Cũng không có gì đâu, - cô cười thật buồn � Tôi còn muốn nói lời cảm ơn anh.

- Vì cái gì vậy?

- Vì đã không kỳ thị hay ít ra là lảng tránh tôi � Giọng cô chùng xuống � anh biết đấy, những người bị AIDS thường bị ...

- Cô đừng nói vậy, tôi hiểu chuyện của cô mà, cô không đáng bị như vậy. Hơn nữa, nếu những người làm ngành y như chúng ta mà còn phân biệt đối xử với những bệnh nhân AIDS, thì họ sẽ ra sao? Không phải tất cả những người mắc AIDS đều đáng trách, họ cần được cảm thông và chia sẻ.

- Cảm ơn anh, dù sao cũng cảm ơn anh.

- Nếu cô còn nói thế nữa, thì tôi sẽ đứng dậy và bỏ về đấy nhé. Chúng ta hãy đổi đề tài, được chứ? Hãy nói về thi sĩ dương cầm của chúng ta đi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:04:16 | Chỉ xem của tác giả
Phần 10


Minh Hạnh mệt mỏi thả phịch người nằm dài xuống giường, cô không thèm cởi dép, cũng không thèm thay đồ. Cô mặc kệ cả những cơn gió đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ thổi những bức tranh treo tường lắc lư trên đầu cô. Trên góc cao, chỗ miếng giấy dán tường đã bị bong ra, vài ba chú Kiến đang chăm chỉ làm việc. Và trên trần, những chú Thạch Sùng đang chơi trò đuổi bắt, Hạnh cứ nằm im ngắm nhìn mãi đôi Thạch Sùng đang đuổi nhau trên tấm trần nhựa cách nhiệt lát ẩu của căn phòng trọ. Giá như cô cứ vô tư lự như những con Thạch Sùng kia biết đâu lại hay hơn? Ít ra thì cũng chẳng phải lo lắng việc chạy đi xin việc như lúc này.

Đã hơn hai tuần từ khi cô nghỉ việc, nộp hồ sơ không dưới chục cái phòng khám, vậy mà kết quả là điện thoại của cô vẫn im lìm, chẳng một cuộc gọi phỏng vấn nào cả. Thật ra cũng không có gì quá khó hiểu, bởi điều những phòng khám tư cần, là kinh nghiệp và tiếng tăm của bác sỹ. Những thứ sẽ giúp họ thu hút được nhiều bệnh nhân hơn. Mà điều đó, thì lại là một đòi hỏi quá xa xỉ đối với một người mới ra trường được hai năm như cô.

Hạnh thở dài, số tiền chắt bóp, dành dụm cho việc học chuyên khoa một của cô chỉ còn đủ cho cô sử dụng trong hơn một tháng nữa, mà tiền nhà thì chưa đóng. Nếu trong vòng một tháng nữa, cô không kiếm được việc thì sao? Liệu cô có còn bám trụ lại được ở nơi này không? Mà cô thì chẳng còn chỗ nào để về nữa, kể cả về quê. Về với căn nhà nhỏ ở vùng đất chiêm trũng nghèo đói. Ở đó còn mẹ và em cô, những người thân yêu đã đặt niềm hi vọng vào cô. Nhưng nếu họ biết cô bị bệnh thì sao? Liệu họ có chịu nổi cú sốc này không? Minh Hạnh thở dài, lắc đầu, cô không dám nghĩ tới điều đó. Rốt cuộc, cô cũng vùng dậy đi nấu cơm, dù sao thì cũng cần phải ăn, ăn để còn có sức mai lại đi xin việc.

° ° °

Bệnh Viện tư nhân Cuộc Sống nằm trong một con ngõ của phố Thái Hà, nói là ngõ nhưng hẳn đó là con ngõ lớn nhất Hà Nội, bởi chiều rộng của nó lên tới 16m, đủ cho hai làn xe chạy. Những dãy nhà văn phòng cao cấp nằm san sát hai bên đường cho thấy đây là con ngõ sầm uất và thành đạt. Hai bên lối vào bệnh viện được trồng rất nhiều loại hoa thông dụng vào bậc nhất ở Hà Nội, hoa Sữa.

Bên phải con đường, ngay sau cổng chính, một tấm biển lớn màu xanh với kích thước 2 x 3m chỉ dẫn cho mọi bệnh nhân biết về sơ đồ bệnh viện. Căn nhà cấp bốn nằm ngay sau tấm biển sơ đồ chỉ dẫn là trung tâm chẩn đoán hình ảnh với san sát những phòng đặt máy siêu âm bốn chiều, phòng đặt máy siêu âm doppler, phòng đặt máy chụp cắt lớp và nhiều phòng đặt các thứ máy khác. Máy X � Quang thì được ưu ái hơn khi có hẳn một phòng rộng với tường dày được bọc Chì cho riêng mình.

Phía đối diện bên kia đường, chỗ căn nhà ba tầng màu vàng luôn có mùi cam thảo đặc trưng là chỗ dành cho khoa dược và y học dân tộc. Còn tòa nhà cao nhất nằm chính diện cổng vào, bắt đầu từ khoảng sân thật rộng với một khuôn viên trồng đầy hoa và cây cảnh, thi thoảng xen vào những chiếc ghế đá dành cho bệnh nhân ngồi nghỉ, là khoảng không gian dành việc khám chữa bệnh tây y, từ tầng trệt lên tới tầng năm. Còn phía trên, tầng sáu và bảy, chỗ vẫn còn vài căn phòng sáng đèn, là trụ sở của Cty TNHH Cuộc Sống. Đó là nơi giám đốc Thái Việt làm việc, và lúc này, anh đang nhìn đồng hồ, đã 20h10 rồi cơ đấy, thời gian trôi thật là nhanh.

Anh nhấc điện thoại, bấm số nội bộ gọi cho cô trợ lý của mình. Phương Thùy là một cô trợ lý giỏi giang, xinh đẹp với dáng người cao ráo, gương mặt sắc sảo và chiếc răng khểnh khiêu khích. Cô giỏi đến nỗi đôi khi Việt phải nghĩ, nếu không có cô thì công việc của anh liệu có trôi chảy như thế này không? Khi mà anh phải điều hành cả một công ty thương mại, kiêm luôn chủ một bệnh viện tư, hai phòng khám lớn ở Hà Nội. Đồng thời lại theo dõi từ xa hệ thống tám phòng khám và bệnh viện tư ở các tỉnh lân cận nữa. Cũng may là anh thực sự có năng khiếu quản lý, cộng với việc tổ chức chặt chẽ, quy củ và khoa học, lại có sự giúp sức nhiệt tình, năng nổ, hiệu quả của Thùy. Nên anh mới có thể theo dõi và nắm bắt được rất sát sao mọi việc của Cty. Việt thường bắt đầu công việc lúc 7h30 sáng, và kết thúc ngày làm việc của mình lúc 20h tối. Chỉ duy nhất có một người trong Công ty làm việc chăm chỉ, ở lại cơ quan trễ hơn anh, đó là Phương Thùy. Cô chính là cánh tay phải, là người giúp việc năng nổ và hiệu quả nhất của anh. Chính sự năng nổ, nhiệt tình và tài giỏi của cô làm anh cứ băn khoăn mãi, việc mình trả cho Thùy mức lương cao gấp đôi người khác có thỏa đáng chưa, hay là vẫn còn quá thấp?

- Em vẫn chưa về hả? Về đi thôi, trễ rồi đấy.

- Em làm cho xong nốt cái công văn, rồi xử lý cho xong cái ủy quyền thầu của dược Yên Bái là em về. Anh cũng nên về nghỉ đi thôi chứ? Hay là đi chơi Bowling? Mai mới là ngày anh đi chơi Bowling mà, đúng không nhỉ?

- Ừ! Thôi, để công việc đấy, đi ăn tối đi, đằng nào em cũng chỉ sống một mình, về nhà ăn qua quýt đâu đảm bảo sức khỏe?

- Em thấy thường thì những ngày đi chơi Bowling anh cũng chạy thẳng từ công ty tới Starbow luôn đấy thôi? Anh làm thế cũng đâu bảo đảm sức khỏe?

- Em đang lên án anh đấy à? � Việt vui vẻ - Thôi, em để công việc đấy, mình cùng đi ăn, dù sao cũng phải giữ gìn sức khỏe. Sức khỏe là của riêng em, nhưng nếu có gì ảnh hưởng tới công việc thì đó lại là vấn đề của anh đấy nhé.

- Chà! Em đang tự hỏi liệu cán cân của Sếp sẽ nghiêng về phía nào? Sức khỏe của nhân viên, hay công việc?

- Mọi ngày em đâu có thường làm khó người khác thế đâu nhỉ? � Việt đùa � Theo em thì cán cân sẽ nghiêng về phía nào?

- Em chỉ hi vọng đó không là cái cân với một giọt thủy ngân ở bên trong. Hôm nay sếp trả tiền nhé? � Thùy đáp trả, Việt vẫn thường rất thoải mái với nhân viên của mình - Nếu sếp trả tiền, em sẽ cố ăn thật nhiều, mai khỏi phải ăn sáng.

- Mái thoải - Việt cười to � Cô thật là "gian xảo" đấy nhé. Đi ra Nguyễn Siêu ăn lòng tràng xào nhé? Hay lên Ngũ Xã ăn phở cuốn?

- Tùy Sếp ạ. Nhưng nếu em được chọn, em sẽ không đến những nơi đó, hơi quá bình dân, ồn ào và không sạch sẽ. Kiếm chỗ nào sang trọng, ngon lành một chút anh ạ, tuy có hơi đắt tiền.

- Tiền không thành vấn đề, vấn đề là mình thích hay không?

- Không phải vấn đề là mình thích hay không, sếp ạ, vấn đề ở chỗ, là sếp thì nên đến nơi đúng với "đẳng cấp" của mình.

- Ừm! � Việt lắc đầu, vẫn nghĩ là Thùy đùa nhưng anh vẫn không thích tẹo nào. Thùy nhanh nhẹn, khôn khéo, thông minh và đầy tham vọng. Nhưng cô có một điểm yếu, là luôn nghĩ mình đứng trên những kẻ khác.

- À! Để em đưa đống hồ sơ xin việc lên cho anh, rồi mai anh xem nhé - Giọng Thùy vẫn đều đều, chắc cô nghĩ điều cô vừa nói là hết sức bình thường � tại hôm trước anh bảo em mình cần tuyển thêm bác sỹ mà. Em đưa lên rồi mình đi ăn luôn.

° ° °

Thái Việt ngán ngẩm nhìn đống hồ sơ xin việc dày cả thước mà Thùy để trên bàn anh rồi lắc đầu. Hầu như năm nào anh cũng phải đăng tin tuyển thêm cả chục người, và trong khoảng thời gian đó cũng có khoảng từng ấy kẻ chia tay anh. Không phải vì anh trả công cho họ không xứng đáng, mà chỉ là họ không thể đáp ứng nổi yêu cầu và áp lực của công việc.

Làm việc ở một bệnh viện tư nhân đòi hỏi nhiều điều kiện khá đặc biệt, có khi Việt phải bỏ ra gần hai triệu đồng chỉ để trả cho một ông cựu viện trưởng khám bệnh trong một giờ đồng hồ. Hiệu quả chắc chắn chẳng là bao bởi trong một giờ, nhiều nhất ông cũng chỉ khám được cho hai đến ba người. Thế nhưng cái anh cần là tiếng tăm của ông cựu viện trưởng. Và công việc của cả một ê kíp y bác sỹ đi theo sau dù chỉ để phục vụ và hoàn tất nốt những việc dang dở của ông, cũng nặng nề và nhiều áp lực lắm. Mà điều anh đòi hỏi ở những nhân viên, không phải là bằng cấp, không phải là các mối quan hệ, mà chính là khả năng và sự cống hiến của họ. Điều đó thì không phải ai cũng có, nhất là trong cái xã hội chạy theo bằng cấp phù phiếm này.

Nhưng trong lúc này đây, thì Việt mặc kệ ông cựu viện trưởng và cả đống hồ sơ giấy tờ kia nằm lăn lóc trên bàn. "Mai tao sẽ động tới chúng mày � anh thì thầm � giờ thì tao phải chiều ý anh bạn mang tên là dạ dày cái đã, đói rồi ..."
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:05:22 | Chỉ xem của tác giả
Phần 11


Tuần ba buổi, đều đặn như vắt chanh, vào những ngày lẻ, Việt lại có mặt ở chốn này, đúng đường băng số 14 sân Bowling Stabow. Thường thì anh đi cùng một cô gái, nhưng hôm nay anh chỉ đi với Phan. Những lúc có Phan đi cùng, Việt không muốn để một cô gái nào chen vào giữa cả hai, kể cả Thảo. Đôi khi Việt thích như vậy, chỉ có anh và Phan. Chỉ có hai người đàn ông và những trái bóng Bowling.

- Dạo này phong độ xuống thấp thế? - Việt hất mặt hỏi Phan như hét trong tiếng nhạc đập chan chát như tiếng trống trận, sau khi anh vừa làm thêm một cú Strike nữa, còn Phan thì dù ném lượt hai vẫn còn chưa đổ hết 10 chai Kegel. - Cậu chả chịu luyện tập gì cả, thua cả mấy cô "chân dài" bên kia mất thôi.

Phan nhìn sang bàn bên cạnh, chỗ có mấy cô gái trẻ đang túm tụm. Cô gái mà Việt chỉ có dáng người cao ráo, nhưng cách trang điểm rất đậm và mái tóc loe hoe nhuộm màu hạt dẻ không phù hợp với cô cho lắm. Cô gái có lối ném bóng vẻ rất thuần thục ấy đang phì phèo điếu thuốc trên môi. Phan nhăn mặt, anh dị ứng với tất cả những kẻ hút thuốc, bất kể đó là nam hay nữ. Nhưng Việt không quan tâm, anh vẫn không rời mắt khỏi cô gái:

- Bao nhiêu?

- Băm rồi.

- Hai bia.

- Đồng ý. � Phan vỗ vào tay Việt.

- Vừa tròn 20. Cậu thua rồi, sao cậu lại nghĩ cô ta già thế nhỉ?

- Không thể nào, trông cô ta lớn tuổi rồi, nếu không muốn nói là già chát.

- Thế cậu có muốn số chứng minh nhân dân, số đo ba vòng, chiều cao, cân nặng, chiều dài cánh tay, độ dày bờ môi, rồi số đo một số thứ khác nữa của cô ta không nào?

- Cậu cũng ghê gớm nhỉ? Nhưng tớ vẫn chả tin được là cô ta mới hai mươi.

- �"i dào, cậu thử tuần đi vũ trường sáu buổi xem nào? Chả trông như anh chàng 50 ngay ấy chứ.

- Cậu có kinh nghiệm với giới "Play rân" quá nhỉ?

- Không phải, người quen mà � Việt nháy mắt với Phan, rồi đi sang bàn của cô gái, cách chỗ anh hai bàn. Việt bắt tay cô gái rồi thì thầm điều gì đó vẻ thân mật lắm, cô gái cười ré lên, đấm thùm thụp vào lưng Việt.

- Bất cứ một cô nàng sành điệu ăn chơi đua đòi nào cũng là bạn của cậu à? � Phan hỏi khi Việt quay trở lại. � Phải không?

- Còn tùy vào nghĩa của từ "ăn chơi đua đòi" mà cậu vừa nói. Thành phố này chỉ có hơn bốn triệu dân, nhưng may thay cái đám ăn chơi đú đởn theo đúng nghĩa cậu muốn hiểu ấy, chỉ chiếm khoảng một phần vạn. Và Hà Nội cũng không nhiều vũ trường lắm. Cậu có nghĩ là tớ sẽ biết hết bọn họ không?

- Không chỉ biết, mà còn có vẻ thân đấy chứ?

- Thôi nào, tớ chỉ dặn cô ta cẩn thận, đừng để ngã dập mông xuống sàn thôi.

- Tớ có quan tâm tới cái mông của cô ta à?

- À! Nếu cô ta ngã dập mông xuống sàn, tớ sợ cô ta bị chấn thương sọ não.

Việt cười to, Phan lắc đầu, rồi cũng bật cười. Cô gái "chân dài" ở phía bên kia nhìn sang, tuy không hiểu cả hai đang nói gì, nhưng cũng nâng chai bia Heineken lên mời. Việt nâng chai bia của mình lên đáp trả, nháy mắt với Phan. Phan lắc đầu:

- Cậu lạ thật, cậu vẫn hay cặp kè với các cô nàng giống cô ta đấy thôi? Sao giờ lại nói về họ như vậy?

- Đừng nhầm lẫn, tớ vẫn chơi với họ, nhưng không có nghĩa là tớ sẽ "bồ kết", hay yêu một cô nào đó. Tớ với bọn họ, thích thì chơi, không thích nữa, thì bye. Rất thoải mái, không ai vướng bận ai. Cộng sinh ấy mà, như cây Tầm Gửi.

- Tầm bậy thì có chứ Tầm Gửi gì? Cây Tầm Gửi đâu phải là cộng sinh? Mà cậu sống thế thì chẳng ổn chút nào? Kiếm một cô yêu đương tử tế đi thôi, "giừ" rồi đấy.

- Tớ xin, tớ đang còn trẻ đấy chứ? Tớ chả muốn cho tay vào cùm sớm làm gì, có khi chả lấy vợ càng hay. Sống cho nó thoải mái. Cậu đã nghe câu "Trẻ không xông pha, già ... mất nết" chưa? Coi cậu kia kìa, không chịu đi với tớ, bây giờ ném dở tệ hơn đàn bà.

- Tớ không quan tâm, thời gian rảnh rỗi, tớ đi học, hoặc làm việc.

- Đó có vẻ là lý do rất thỏa đáng cho việc cậu bở rơi tớ, phải không? Và cả việc phong độ dở tệ của cậu nữa?

- Ừ! ở viện dạo này lắm việc, bệnh nhân rõ là đông � Phan vừa ném tiếp một quả nữa rồi liếc mắt sang đường băng bên kia, cô bé "chân dài" lại chuẩn bị đưa tay ném bóng � Càng ngày càng đông.

- Hát không hay đừng đổ cho sân khấu dở. Cậu chẳng tập trung vào thì ném trúng thế nào được? Làm gì cũng cần để tâm vào, nhìn tớ đây này.

- Thôi mấy cái bài học vỡ lòng của cậu đi. Dạo này tớ có rõ là lắm bệnh nhân, bệnh viện quá tải rồi. � Phan đưa chai bia lên miệng � Tha hồ cho bệnh viện tư của cậu "hốt" bạc nhé. Rồi thì tiền sẽ đè cậu chết ngộp mất thôi.

- Tớ chả ham, cái gì cũng đừng nên quá, kể cả nhiều tiền quá. Nhân tiện nói tới bệnh nhân của cậu, nhớ Minh Hạnh chứ? Cái cô mà đâm vào xe tớ lúc nửa đêm ấy.

- Tớ có hơi đãng trí thật, nhưng mà những chuyện đặc biệt thì tớ không bao giờ quên. Ví như chuyện tớ phải bật dậy trong đêm mưa lạnh rồi chạy như một thằng điên trên đường ấy, tớ xếp nó vào danh mục những chuyện đặc biệt đấy.

- Tớ lại vừa gặp cô ấy sáng nay - Việt vờ như chẳng nghe thấy Phan nói gì, quả bóng anh vừa ném chỉ làm đổ chín chai Kegel � chính xác là tớ vừa đọc hồ sơ xin việc của cô ấy nộp sáng nay. Cô ấy nghỉ việc ở viện rồi, và mới tình cờ làm sao cô ta xin vào chỗ tớ.

- Từ "lại vừa gặp" của cậu có nghĩa gì?

- Tớ chưa kể cho cậu nghe chuyện tớ gặp cô ấy ở cửa hàng băng đĩa à? Hóa ra cô ấy cũng là một người mê Chopin như tớ, hơn nữa cô ấy còn là một nhà thẩm âm đại tài.

- Tớ sẽ hiểu từ "đại tài" của cậu theo nghĩa là cô ấy cũng biết tên một vài giai điệu nhạc cổ điển. Cậu sẽ nhận cô ta chứ? Ý tớ là nhận một bác sỹ giỏi ấy, chứ không phải là một kẻ có cùng sở thích âm nhạc với cậu.

- Cậu đùa à? Sao tớ lại không nhận cô ta được, bọn tớ rất có duyên với nhau - Việt cười to � Nhìn cái bản mặt của cậu kìa, thôi cái kiểu nhìn ấy đi, ý tớ là sao tớ có thể bỏ qua một người tài giỏi như vậy được? Giá như cậu xem hồ sơ của cô ấy, học cực kỳ "tanh tưởi", lại được toàn những lời nhận xét tốt của các giáo sư, bác sỹ đã từng làm cùng. Tớ chắc là cậu cũng chưa từng được như thế, đừng ganh tỵ. Có lẽ tớ nên chủ động gọi cho cô ấy, để mời cô ấy đến làm chỗ tớ, cậu có nghĩ như thế là tốt hơn không?

- Cậu nên gọi, nếu ngày mai bầu trời sẽ sập xuống vì cậu không có một cô nhân viên biết nghe nhạc của Chopin.

- Cậu có cách thể hiện sự đồng ý thật đáng yêu. Thế nhưng, cậu có biết là ViệtNam đang thiếu bác sỹ nhi khoa trầm trọng không? Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại là cách họ tìm kiếm và nắm lấy cơ hội đấy. Vậy nên tớ sẽ không bỏ qua cơ hội được hợp tác với một bác sỹ nhi khoa chính hiệu đâu. Nhưng mà, � Việt lắc đầu � tớ không hiểu lắm, vì sao cô ấy lại nghỉ việc nhỉ?

- Cái này thì tớ có thể hiểu � Phan trả lời với vẻ trầm ngâm � Cô ấy muốn chạy trốn những kỷ niệm cũ, chạy trốn gã đàn ông tệ bạc mà cô đã từng yêu, cô ấy không đủ sự nhẫn tâm để căm thù gã, nên đành chọn cách chạy trốn. Nhưng quan trọng hơn, theo tớ nghĩ, có lẽ cô ấy hiểu mình nên phải làm vậy, vì mục tiêu bây giờ của cô ấy không còn là kiếm một chỗ để vừa làm, vừa học tập, nâng cao chuyên môn nữa rồi. Cô ấy đã không còn sự lựa chọn nào khác, cô ấy cần một chỗ kiếm được nhiều tiền, thật nhiều tiền để dành dụm cho việc điều trị của cô ấy sau này. Mà việc đó, thì một đơn vị nhà nước như cái viện châm cứu trung ương kia không thể đáp ứng được. Cả thời gian nữa, cậu biết đấy, thời gian cũng không chịu chờ đợi cô ấy ...

Việt ném nốt quả thứ hai, cần gạt hạ xuống và gạt đổ chai kygel lỳ lợm vừa tránh được quả bóng của anh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:07:23 | Chỉ xem của tác giả
Phần 12


Gật đầu cảm ơn Việt khi anh lịch sự kéo ghế cho mình, Minh Hạnh ngồi xuống chiếc ghế đối diện với anh. Ánh mắt cô ánh lên vẻ tò mò như đang tự hỏi không biết sao tự nhiên Việt lại hẹn cô ra quán Café này? Cô ghét cái vẻ lấp lửng, ra điều bí mật của anh khi nói chuyện với cô qua điện thoại. Cô nhìn anh, ánh mắt chờ đợi một câu trả lời, và để đáp lại, anh cười nụ.

- Tôi có chút việc muốn trao đổi, à không, muốn nhờ cô, không phiền chứ?

- Không phiền, nhưng hơi bất ngờ, vì tôi cũng đang muốn gặp anh thì anh lại gọi cho tôi. Anh làm thế nào mà trùng hợp thế?

- Cô muốn gặp tôi có chuyện gì?

- Chúng ta hãy nói chuyện của anh trước nhé, vì anh gọi tôi ra đây mà. Đồng ý không? � Hạnh quàng lại chiếc khăn quàng màu hồng nhạt trên cổ, dù đang là mùa thu, nhưng những cơn gió mùa đông bắc tràn về khiến thời tiết trở nên giá rét như đang giữa mùa đông. Hai bàn tay cô khum khum ôm lấy cốc nước ấm vừa mới đưa lên còn bốc hơi nghi ngút như cố tìm chút hơi ấm xua đi cái lạnh giá đang làm tay cô cóng lại � Tôi đang nghe đây.

- Thôi được, tôi nghe thiên hạ đồn rằng cô tốt nghiệp chuyên khoa Nhi?

- Anh nghe đồn, hay anh đã biết?

- Tôi biết!

- Vậy thì đúng rồi, nhưng chuyện đó có gì quan trọng bây giờ nữa đâu � Hạnh thở dài, hơi tỏa ra từ miệng cô như một làn khỏi mỏng, cô buồn bã � Sao anh lại hỏi tôi thế?

- Là vì tôi đang điều hành một bệnh viện tư, có lẽ cô cũng biết nó, bệnh viện tư nhân Cuộc Sống.

- Anh đang làm ở đó à? � Hạnh thốt lên kinh ngạc � Anh làm gì ở đó?

- Một vị trí be bé thôi, giám đốc chẳng hạn?

- Anh đang giễu cợt tôi, - giọng Hạnh trở nên gay gắt � phải vậy không?

- Tại sao tôi lại giễu cợt cô nhỉ? � Việt ngạc nhiên.

- Vì tôi vừa mới nộp hồ sơ xin việc ở đó ngày hôm trước, nhưng thú thật mà nói, đó chỉ vì lời khuyên của bạn, và tôi cũng không tin tưởng lắm vào khả năng trúng tuyển của mình. Tôi biết các bệnh viện tư lớn như các anh cần gì, Bệnh viện của anh lớn như vậy, lấy đâu chẳng có bác sỹ giỏi? Cần đến một đứa như tôi để làm gì? Vậy mà đột nhiên hôm nay anh gọi tôi ra đây nói chuyện. Hoặc là anh đang đùa giỡn tôi, hoặc anh đang thương hại tôi?

- "Đứa như tôi" nghĩa là sao? Tại sao tôi lại thương hại cô nào? Cô đang tự hạ thấp mình quá đấy. Tin tôi đi, chúng tôi cần khả năng chuyên môn của cô, chúng tôi cần một bác sỹ nhi khoa giỏi, đó mới là lý do tôi gọi cho cô hôm nay.

Hạnh nhìn sâu vào mắt Việt, ánh mắt đầy vẻ nghi ngờ và anh nhún vai.

- Tôi hoàn toàn không có vấn đề gì với việc cô mắc bệnh, tôi biết lý do vì sao cô mắc bệnh, nhưng không phải vì thế mà cô có thể tự thu mình lại như con Ốc thế. � Chợt Việt hạ giọng, anh nhìn quanh, quán vắng tanh, chỉ có hai người với nhau, nhưng anh vẫn nói với giọng thì thầm � Tự cô đang cô lập mình với thế giới, trước khi người ta kỳ thị và cô lập cô đấy. Nếu muốn người khác hòa đồng với cô, cô phải hòa đồng với mọi người đã chứ? Những người bị bệnh là những người rất đáng thương, nhưng đó không phải là lý do tôi mời cô làm việc cho tôi, tài năng của cô mới là thứ mà bọn tôi quan tâm. Hơn nữa, ai cũng có quyền được lao động. Cô cần việc làm và tôi cần có cộng sự giỏi. Đó là một lý do hoàn toàn khách quan. Trong công việc, một người chủ giỏi là một kẻ biết dùng người theo khả năng chứ không phải theo cảm tính. Với lại, tôi không phải là người quen thân gì của cô, hơn nữa, chúng ta chỉ mới gặp nhau có vài lần, cô lại không phải là bạn bè, cũng chẳng phải là chị em họ hàng gì của tôi. Vậy, cô thử cho tôi một lý do gì để tôi phải thương hại cô xem nào?

Hạnh lại nhìn sâu vào mắt Việt, ánh mắt đã bớt đi vẻ nghi ngờ, tay cô xoắn vào nhau, vẻ mông lung lắm. Việt mỉm cười, chìa tay ra:

- Thế nào?

- Thôi được � Cô bắt tay anh � Có vẻ như tôi đang nợ anh một lời xin lỗi.

- Tuyệt vời. Tôi sẽ cho cô trả nợ lời xin lỗi đó sau. Bây giờ, hãy nói đến việc cô muốn gặp tôi đi nào, có việc gì thế?

- Tôi có cái này cho anh � Hạnh đưa cho Việt một gói quà được bọc cẩn thận � Bạn tôi ở Pháp về chơi, và tặng tôi một vài đĩa nhạc hay, tôi nghĩ sẽ thật bất công khi anh không được thưởng thức nó.

- Cô có gì cho tôi vậy? � Việt ngạc nhiên � Hối lộ sếp là một tội lớn đấy nhé.

- Tôi đâu đã ký hợp đồng lao động? Sao anh đã vội tự cho mình là sếp rồi?

- Cô đã đồng ý làm việc cho tôi rồi mà. "Lời nói đọi máu" đấy nhé.

- Thôi được, hoặc sếp nhận hối lộ, hoặc sếp sẽ mất CD Chopin của Vladimir Horowitz trình tấu, sếp sẽ chọn cái nào?

- CD của Horowitz à? Sao cô không nói sớm? � Việt gần như hét lên vì sung sướng, mắt anh lấp lánh niềm vui không thể kìm chế � cô không biết là tôi đã mơ ước và tìm nó khó khăn thế nào đâu?

- Vậy, để đổi lại, tôi hi vọng sếp sẽ xóa tội hối lộ cho tôi, được không ạ? Đó là một tội quá lớn.

- Trái lại chứ, cảm ơn em. � Việt không để ý rằng mình vừa thay đổi cách xưng hô với Hạnh � Cảm ơn em.

- Em chỉ trả Roma lại cho Caesar. CD của Horowitz nên được nghe với giàn loa Tannoy tuyệt hảo của anh, thay vì chiếc đài đĩa Trung Quốc tậm tịt của em. Nghe bằng chiếc đài cà tàng của em cũng là một sự bất công với nhà soạn nhạc đại tài của chúng ta.

- Quan trọng là ở sự cảm nhận chứ em, nhưng phải công nhận, nghe ở đài đĩa là một ý tưởng tồi. Hay là vậy đi, hôm nào anh sẽ mời em, Phan và Thảo, có lẽ em không biết Thảo, cô ấy là bạn gái của Phan. Mọi người sẽ đến nhà anh, nấu món gì đó và thưởng thức đĩa nhạc tuyệt vời này, thế nào?

- Rất tuyệt ạ, em cũng chưa có dịp cảm ơn anh Phan.

- Đừng quá câu nệ như thế, anh chỉ hi vọng em coi bọn anh là bạn, điều đó không khó khăn với em chứ? � Việt vui vẻ.

Ánh mặt trời đã bắt đầu ló được mình ra khỏi sự bủa vây của những đám mây xám xịt trên bầu trời, tỏa chút nắng ấm xuống mặt đất. Ánh nắng ùa vào bên trong quán, tô điểm lên bức tranh phiên bản copy "Thiếu nữ bên hoa huệ" của danh họa Tô Ngọc Vân những mảng màu thật mới lạ.

Hạnh ngắm nhìn quanh, tay chủ quán đúng là một người chơi tranh sành sỏi, dù tất cả những bức tranh được treo trên tường chỉ là phiên bản vẽ lại, nhưng chúng đều mang một phong cách trang nhã, nhẹ nhàng và hết sức tinh tế. Cô nhìn sang chỗ Việt đang bận mân mê món quà bất ngờ mà anh vừa nhận được, gương mặt ánh lên vẻ vui sướng như một đứa trẻ vừa đón mẹ đi chợ về và được mẹ cho quà.

Cô mỉm cười.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:08:25 | Chỉ xem của tác giả
Phần 13


Sau vài ngày lạnh lẽo vì gió mùa, không khí đã trở nên ấm áp hơn dù trời có mưa lâm thâm, đúng phong cách mùa thu Hà Nội. Hạnh đưa hai tay nhấc bổng cậu bé lên, trong hơn hai tháng cô làm việc ở đây, chưa bao giờ cô gặp một đứa trẻ nào dễ thương như vậy. Hạnh đặt cậu bé lên giường rồi nheo nheo mắt lại:

- Nào, cho cô biết, ai là người dũng cảm nhất phòng này?

- Cháu ạ - Cậu bé hơi ưỡn ngực ra.

- Hừm, cô cũng nghe mọi người nói thế, nhưng chưa tin lắm, cháu có gì để chứng minh nào?

Thằng bé hỏi Hạnh cách tốt nhất để nó có thể chiếm được lòng tin của cô, và Hạnh luôn sẵn sàng chia sẻ với cậu.

- Thế này nhé - Hạnh ngồi xuống ghế, đối diện với cậu bé - Người dũng cảm nhất, là người không bao giờ khóc khi bị tiêm cả, Cháu có làm được không nào?

- Cháu có ạ.

- Ừm! Cô có nên tin cháu không nhỉ?

- Có ạ - Cậu bé lại ưỡn ngực ra, mặt ngẩng lên, gương mặt đầy vẻ kiêu hãnh � Cháu là một "chàng trai" biết giữ lời hứa mà.

Hạnh mỉm cười, thằng bé thật đáng yêu.

- À, phải rồi, một chàng trai biết giữ lời hứa, cô tin cháu, rồi cháu sẽ không thấy đau đâu, chỉ như muỗi đốt thôi mà, cháu đã bị muỗi đốt bao giờ chưa?

- Cháu rồi ạ, nhưng như thế thì ngứa lắm cô ạ.

- Sẽ không ngứa đâu, cô hứa đấy.

- Cô hứa nhé.

Hạnh xoa đầu và nói với cậu bé rằng cô chưa bao giờ thất hứa với bất kỳ ai, nhất là với một "chàng trai dũng cảm" như cậu. Cô đẩy lượng không khí có trong kim tiêm ra ngoài, kèm theo một ít Gentamicil phụt ra từ đầu kim như một chiếc vòi rồng nhỏ. Hạnh liếc mắt nhìn thằng bé rồi đâm mũi kim lách vào bó cơ giữa của bắp tay một cách nhanh chóng và khéo léo. Hạnh chậm rãi bơm thuốc rồi rút nhanh mũi kim ra, đưa nó vào máy hủy bơm kim tiêm rồi quay qua cậu bé, lúc này môi vẫn mím chặt, ra vẻ ta đây dũng cảm, trông rất đáng yêu. Công việc đã kết thúc và "hoàn hảo" là từ nên được sử dụng để miêu tả phát tiêm vừa rồi. Chất Gentamicil sẽ nhanh chóng đập tan chứng viêm phế quản đang hành hạ cậu bé.

- Không đau phải không nào?

- Không đau ạ.

- Cháu đúng là một chàng trai biết giữ lời hứa, rất dũng cảm, thậm chí cả chú kia - Hạnh chỉ vào Việt, lúc này đang đứng dựa vào tường, ngón tay cái đưa lên ra dấu thán phục � chú kia cũng không dũng cảm được như cháu, cháu thật là một chàng trai ngoan.

- Cô giáo cháu cũng bảo thế, tuần nào cháu cũng được phiếu bé ngoan đấy, cô có không?

- Dĩ nhiên là cô có chứ, nhưng chắc là không nhiều bằng cháu rồi. Cô trả cháu về cho mẹ cháu nhé, mẹ cháu chắc đang sốt ruột lắm.

Hạnh tiến về phía bàn làm việc, cầm lấy một quả táo chín mọng.

- Phần thưởng cho chàng trai dũng cảm, cháu xứng đáng lắm.

- Cháu cảm ơn cô.

- Ngoan, nhưng bây giờ sắp tới giờ ăn trưa rồi, cháu để sau hãy ăn nhé, không được bỏ bữa. Một chàng trai ngoan còn phải là một chàng trai khỏe mạnh đấy.

- Vâng, cháu biết rồi.

- Nhưng mà nhớ, sau khi ăn thì ...

- Phải đánh răng ạ, cô dặn cháu hôm qua rồi.

- Ừ - Hạnh không thể kìm chế nổi, lại bế thằng bé lên, thơm một cái vào má nó, mỉm cười � Cháu thật đáng yêu.

Hạnh bỏ thằng bé xuống, ngắm nhìn bước chân thằng bé lon ton chạy ra cửa, sà vào vòng tay của mẹ đang đợi sẵn. Việt vẫn tựa lưng vào tường, nãy giờ anh chỉ im lặng, ngắm nhìn cô làm việc và mỉm cười.

- Đúng là một chuyên gia Nhi khoa có hạng, tuyệt vời.

- Này, em rất nhẹ dạ trước những lời khen đấy nhé. Anh đến để kiểm tra chuyên môn của em đấy à?

- Còn tùy - Việt lập lờ - Sao em không cho mẹ cậu bé vào phòng? Các bác sỹ khác thường cho mẹ các cháu vào cùng đấy.

- Thường thì khi có mẹ bên cạnh, những đứa trẻ hay làm nũng, và tỏ ra không ngoan. Với lại, nó cũng đã đủ tuổi để không nhất thiết phải có người trông giữ khi tiêm.

- Bài học từ cá nhân em à?

Hạnh tháo khẩu trang xuống.

- Có lẽ thế. Ngày xưa em rất được mẹ chiều.

- Mọi đứa trẻ đều được ba mẹ chiều.

- Thật hạnh phúc khi được chiều chuộng con cái, phải không?

Hạnh cúi xuống cuốn sổ ghi bệnh án, Việt lơ đãng nhìn ra cửa, anh hiểu cô vừa bị chạm vào nỗi đau, anh biết Hạnh rất yêu trẻ, vậy mà cô sẽ không còn cơ hội được làm mẹ.

- Thật ra thì ...

- Sếp đến kiểm tra chuyên môn của em phải không ạ? - Hạnh cướp lời, nhìn thẳng vào mắt anh.

- Không hẳn, sao không nghĩ là anh đến để mời em đi ăn nhỉ?

Hạnh tháo găng tay ra, thả vào thùng rác. Việt rút tay ra khỏi túi áo khoác.

- Em luôn đeo găng tay khi làm việc à?

- Vâng!

- Thật ra thì đâu cần phải cẩn thận thế, em biết là nó không lây qua tiếp xúc thông thường mà.

- Em chỉ ... ừm, đó cũng là quy định về vệ sinh an toàn lao động ngành y, đúng không sếp?

- Anh thôi, sếp nghe xa xôi quá. Tụi mình là bạn mà, phải không? Đi ăn trưa chứ? Anh mời.

- Có tiện không anh?

- Có sao nào? Chạy qua Nguyễn Chí Thanh, rồi gọi Phan luôn, em đừng sợ cô đơn, Thảo cũng sẽ có mặt, đừng lo tụi anh bắt nạt em nhé.

- Em không sợ cô đơn giữa bọn anh, em chỉ sợ có người không biết giữ lời và nhân cơ hội bắt nạt em thôi.

- Em đang nói ai vậy?

- Có lẽ không phải là anh đâu nhỉ? - Hạnh cười lấp lửng - Tự anh có thấy mình là một chàng trai biết giữ lời hứa không?

- Có chứ - Giọng của Thùy, không biết cô đến tự lúc nào, nhẹ nhàng như một chú Mèo đang rình Chuột - Sếp luôn biết giữ chữ tín, nhất là với các quý cô, phải không ạ?

- À! Hay quá, em đi ăn cùng bọn anh luôn nhé.

Thùy nhìn lướt qua mặt Hạnh, cái nhìn sắc như dao cạo. Hạnh hơi giật mình.

- Thôi ạ, em cũng có hẹn rồi ạ, với lại em không dám làm phiền hai người.

- Coi nào ...

- Em lên tầng đây ạ. Cô Hạnh có đôi giày đẹp quá ...

Hạnh lại thấy có cái gì vừa lướt qua mặt mình, sắc lẹm và lạnh lẽo. Việt hoàn toàn không biết gì, anh hỏi:

- Em muốn ăn gì nào?

- Cái gì đó đơn giản thôi anh ạ, - Hạnh ngọ nguậy ngón chân trong đôi giày đế bệt đã khá cũ của mình � tốt nhất là để anh Phan, hoặc Thảo chọn, họ giỏi việc này hơn em.

- Trời đất, em đang giao trứng cho Ác đấy.

° ° °

Ở cách đó khoảng 2km, Phan hắt xì một tiếng rõ to, quay sang Thảo:

- Có ai vừa nói xấu anh, em ạ.

- Nói tốt về anh mới lạ - Thảo nháy mắt � chứ nói xấu thì...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:10:39 | Chỉ xem của tác giả
Phần 14


- Cậu biết tin gì chưa? Cái cô Hạnh mới vào làm ở viện mình ấy, vừa được lên chức trưởng khoa Nhi nhé � Cô y tá trẻ măng, mặt còn lấm tấm tàng nhang, thốt lên thán phục - Giỏi không?

- Cậu đùa à? � Cô bạn lắc đầu vẻ không tin � cô ấy mới vào làm ở viện mình khoảng hai tháng chứ mấy?

- Thật trăm phần trăm � cô kia rút hẳn tay ra khỏi túi áo Blouse, vung lên minh họa một cách say sưa - Vừa có quyết định sáng nay, trong cuộc họp giao ban đột xuất. Sếp Việt mà lị, quyết đoán lắm.

- Có còn nguyên nhân nào khác không nhỉ? Nhìn cô ta cũng xin xắn ưa nhìn lắm, mà sếp nhà mình thì... � Cô bạn chặc lưỡi � Rồi bà Thùy nữa, chắc là nổ đom đóm mắt nhỉ? Chậc! cậu đoán xem....

- Cái mồm, rồi cậu sẽ chết vì cái mồm mất thôi � Cô kia đưa ngón tay trỏ lên miệng, mắt dáo dác - Cậu muốn "bà chằn lửa" sẽ nướng chín cậu lên à? Ai chả biết bà Thùy thích Sếp đến chết mê chết mệt? Cái cô Hạnh kia, trông cũng hiền lành, biết điều lắm, chả ngu gì mà cho tay vào lửa đâu.

- Ai mà biết được � cô bạn lại cãi - ở đời chả biết thế nào mà lần đâu, rồi cậu cứ đợi xem. Chả thấy sếp ưu ái cô ta thấy rõ thế kia à? Mà bà Thùy cũng nóng mắt lắm rồi đấy, rồi cứ đợi mà xem, khéo lại có chiến tranh ấy chứ. Rồi chẳng biết ai thắng ai thua đâu.

- Tôi cũng thấy chiến tranh đi tới ngõ rồi đây - Giọng Thùy lạnh lùng, thẳng băng, vô cảm, phải nói là dửng dưng và lạnh lẽo thì đúng hơn � Cty đâu trả lương cho các cô để các cô buôn chuyện phiếm? Nếu là tôi thì tôi sẽ chăm chỉ làm việc hơn, biết đâu một ngày nào đó tôi cũng sẽ làm trưởng một khoa?

- Vâng!

Lí nhí, gần như là thì thào, hai cô bé tội nghiệp vội vã đi như chạy, không kịp nói lời xin lỗi, tránh càng xa Thùy càng tốt. Đâu phải ngẫu nhiên mà mọi người gọi cô là "bà chằn lửa"? Đôi khi những nhân viên trong Viện còn đùa trộm rằng chính Thùy là nguyên mẫu cho những vai diễn lừng danh của nữ danh hài Vân Dung. Còn nữa, nếu cô không chọn cho mình vị trí trợ lý của Việt, biết đâu cô lại chẳng là một bạn diễn ăn ý của Vân Dung? "Nhưng thật không may cho Vân Dung và khán giả của cô, khi Thùy không chọn sàn diễn, - cô bé y tá nghĩ thầm � và còn là bất hạnh cho những kẻ như bọn mình nữa. Cô ta là một kẻ khó gần, kiêu ngạo và chua ngoa một cách đáng sợ".

Thậm chí, họ còn sợ cô hơn cả Việt nữa. Sợ, chứ nể thì hơi khó.

Thùy cau mày, ném ánh mắt khinh khi nhìn theo bóng hai cô y tá đang khuất vội sau hành lang. Rõ ràng, nếu nói rằng những lời bàn tán đó không ảnh hưởng tới cô thì quả là một sự dối trá ngốc nghếch. Những gì họ nói không phải là không có cơ sở, dạo này Việt ưu ái cô ta thấy rõ. Anh ta có ý gì? Cô ta mà dám đưa ra so sánh với Thùy ư? Nếu xét về tài năng, về nhan sắc, cô ta đâu có tài năng và xinh đẹp bằng cô? Xét về công việc, dù quả thực cô ta làm việc hiệu quả và chu đáo thật, nhưng cô ta cũng đâu thể bằng cô được? Xét về vị trí trong Cty, cô ta lại càng không thể sánh được với Thùy. Vậy thì sao hết thảy mọi đồng nghiệp lại yêu quý cô ta đến vậy? Cả Việt nữa? Sao Việt lại ưu ái cô ta đến vậy? "Không thể nào, khi Thùy này vẫn còn ở đây, thì không ai có quyền vượt mặt mình được �Thùy gần như muốn hét lên - Chỉ có mình đứng trên kẻ khác, chứ không ai được phép đứng trên mình, kể cả cô ta có là ai đi chẳng nữa".

"Cô ta", cái cô mà Thùy vừa nhắc đến hôm thứ sáu ấy bây giờ đang hì hục xào xào, nấu nấu cùng Thảo. Thường thì vào ngày chủ nhật, Thảo lại chuẩn bị "bữa cơm gia đình" � như cách gọi của Việt � cho cô, Phan, và Việt. Nhưng gần đây thì có thêm cả Hạnh nữa, bởi cả ba muốn cô có thêm bạn bè cho bớt cảm thấy hiu quạnh, cô đơn. Dù sao thì Phan và Thảo cũng cùng kiếp xa nhà, ở trọ như cô.

- Nào! Chúng ta nâng ly vì một người vừa lên chức � Phan nâng ly rượu của mình lên, mắt lấp lánh niềm vui như thể anh mới là nhân vật chính của bữa ăn hôm nay � và ...

- Và cả lên lương nữa - Việt cướp lời, nháy mắt � Không hiểu khổ chủ tính khao mọi người cái gì đây nhỉ?

- Ơ, em cũng không biết đâu, em trao số phận của em vào tay mọi người � Giọng Hạnh vui vẻ.

- Em có một gợi ý, mình ra bãi sông Hồng đi câu đi, chỗ ven đường đê đi Bát Tràng ấy. Lâu lâu đi Picnic vùng ngoại ô cho nó thoáng đãng, thay đổi không khí � quay qua Phan, Thảo hạ giọng � anh nhỉ?

- Ý hay đấy, lâu rồi tụi mình không đi chơi chung, thêm cả Hạnh nữa là đủ số. Ý cậu thế nào? Việt?

- Ơ hay! Hôm nay còn bày đặt hỏi ý kiến của tớ à? Từ trước tới giờ, lúc nào biểu quyết mà tớ chả thua? Bày đặt - Việt phẩy tay, ra vẻ giận dỗi nhưng giọng nói lại hết sức vui vẻ - Lại thêm cô "Trưởng khoa" này nữa, nhân viên của tôi cô nào chả ghét sếp? Ba chọi một, thôi, tôi đầu hàng đi cho chắc ăn.

- Ấy! Sao sếp lại nói thế? - Hạnh tiếp lời, nháy mắt với Thảo � em ủng hộ sếp hết mực đấy chứ, ý sếp là muốn đi câu đúng không ạ? Em ủng hộ việc sếp muốn đi câu.

- Này! Tôi đã nói là muốn đi câu đâu?

- Thôi, anh Việt nhận đi - Thảo chen ngang � sao cứ ấp úng, lúng túng như gái mới về nhà chồng thế? Quyết rồi nhé?

- Ơ ...

Việt quay qua Phan, ánh mắt tìm kiếm đồng minh. Nhưng rõ ràng đó là một nỗ lực hết sức vô vọng. Bởi cái anh nhận được chỉ là một cái nhún vai đầy ẩn ý. Có thêm Hạnh rồi, thì tình thế đã thay đổi, quân số ngang bằng, nhưng phe nữ áp đảo thấy rõ.

- Vậy là quyết rồi nhé - Thảo cướp lời � Hôm đấy anh Phan sẽ dẫn "em iu" Sprint của anh ấy đi, tha hồ chị em mình chụp ảnh. Đề nghị anh Việt chạy xe máy nhé, con Acma nổ bành bành như xe Công Nông của anh ấy. Chụp ảnh lên trông sang trọng lắm.

- Chuyện! � Gần như cả Phan và Việt cùng đồng thanh, cả hai có chung một niềm đam mê bất tận với những chú Vespa cổ - Còn phải nói ...

- Nói tới Vespa, em lại nhớ tới truyện "Phải lấy người như anh" của Trần Thu Trang. - tiếng của Hạnh � Hai anh đọc chưa? Hay lắm.

- Anh chưa - Việt trả lời � anh luôn dị ứng với mọi cuốn sách.

- Cậu thì chỉ có cảm hứng với những tờ Polyme thôi.

Phan nghiêng người tránh một hạt lạc đang vẽ một quỹ đạo thẳng tưng trong không trung, đích đến dĩ nhiên là được nhắm vào đầu anh.

- Em cũng đang tính viết truyện - lại giọng Thảo chen vào, từ khi Hạnh tham gia "bữa cơm gia đình" đâm ra Thảo mạnh dạn góp chuyện hẳn. Không như trước kia chỉ cặm cụi vừa ăn vừa nghe hai gã đàn ông bàn chuyện trên trời dưới biển. - Một câu chuyện tình rất hay nhé. Vớ ...

- Đừng nói là ...

- "Vớ phải thằng như ông" ạ.

Căn phòng vỡ òa tiếng cười.

- Vớ phải thằng như Phan hả? Ha ha ha...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:13:49 | Chỉ xem của tác giả
Phần 15


Phan đi thẳng vào phòng trong, anh đã đợi Việt 20 phút và "kiên nhẫn" là một tài sản cực kỳ quý giá mà anh luôn sử dụng nó một cách chi li và tiết kiệm nhất có thể. Việt đang loay hoay trước gương trong chiếc quần vải màu ghi, áo sơ mi trắng, trên cổ, Cà vạt còn chưa kịp thắt. Ở dưới giường, vô số quần áo bị ném bừa bãi, cẩu thả. Phan tiến tới một bước nữa:

- Tớ chưa bao giờ thắc mắc về lý do vì sao cậu lại giàu đến thế?

- Cậu bảo gì cơ?

- Hôm nay là chủ nhật, phải không nào? Vậy mà cậu vẫn làm việc, vẫn phải đi họp, hoặc dự hội nghị gì đó? Để tớ thắt cà vạt và tìm áo Comple rồi đi xách cặp cho cậu nhé.

- Chỉ là trời hơi lạnh thôi mà.

- À phải rồi! Trời lạnh quá, cậu nhìn nhiệt kế mà xem, nhiệt độ đã xuống tới 27 độ C rồi cơ đấy. Khủng khiếp thật, khéo tối nay lại có ối kẻ chết cóng vì lạnh mất thôi. Tớ vừa mới ở Châu Phi về ngay tức thì mà bên đó trời đang rất nóng nên tớ vẫn đang mặc áo thun ngắn tay. Cậu có cái áo len cổ lọ nào không? Cho tớ mượn với.

- Thôi cái trò mai mỉa của cậu đi.

- Cậu đang căng thẳng đấy.

- Ai? Tớ ấy à? Cậu thật biết đùa. Tớ chưa bao giờ biết căng thẳng là gì?

- À! Dĩ nhiên, điều này thì tớ buộc phải đồng ý với cậu. Vì cậu chưa biết căng thẳng là gì nên cậu có nhận ra là mình đang căng thẳng đâu? Hôm nay tụi mình đi chơi với Hạnh và Thảo, chứ không phải với các cô 9X "xì tin" của cậu. Hay là cậu nghĩ bọn tớ đang tháp tùng cậu đi dự hội nghị quốc gia? Làm ơn đi, làm ơn gắn giùm tớ cái gọi là "nụ cười" lên môi của cậu đi nào. Cậu căng thẳng cứ như là anh chàng mới lớn hẹn hò lần đầu ấy. Nhân tiện, tớ nhắc với cậu là số cô cậu yêu có thể thành lập được một tiểu đoàn "chiến sỹ phòng không" rồi đấy nhé, và, Hạnh là người mà cậu không thể tán tỉnh được.

- Phan cố ý nhấn mạnh từ "không thể tán tỉnh" � Nhanh lên, đàn ông chỉ có quyền chờ đợi chứ không có quyền bắt phụ nữ chờ đợi.

- Cậu bớt điên đi được không? Hoặc là cậu giúp tớ, hoặc là cậu đi ra ngoài và kiếm cái gì đó tống vào miệng để nó bớt lảm nhảm những điều vớ vẩn làm phiền tớ, được chứ?

- Đấy là do cậu khiêu khích trước đấy nhé.

Phan bước lại gần, anh giật mạnh cái cà vạt ra khỏi cổ Việt, rồi không nói một lời, anh cởi cúc chiếc áo sơ mi một cách thô bạo. Phan chọn chiếc áo phông màu đỏ có in hình anh chàng ca sỹ chính trong ban nhạc Rocks The Wall với mái tóc cột túm và râu ria xồm xoàm đang phồng mang trợn mắt rồi tròng nó lên đầu Việt. Trong khi Việt loay hoay với cái áo thì Phan nhấn vào tay anh một chiếc quần Jeans màu xanh được mài bạc phếch trông rất bụi bặm. Và nhân lúc anh bạn đang thay đồ, Phan vơ lấy đống quần áo còn lại và tống hết nó vào tủ. Điện thoại của Phan đang rung lên ầm ầm, nhạc chuông phát ra giai điệu bài hát được dành riêng cho cuộc gọi của Thảo, có vẻ như cô cũng đang cạn sạch kiên nhẫn với cả hai.

Hạnh đặt ba lô xuống bãi cỏ ven sông, gió thổi lồng lộng khiến đám lau, sậy bên bờ sông ngả nghiêng xao xác. Hòa trong tiếng xào xạc của gió thổi, là tiếng sóng vỗ vào bờ nghe ì oạp. Hạnh phóng tầm mắt ra xa, phù sa ven sông Hồng màu mỡ bồi đắp cho những cánh đồng rộng bát ngát và cây cỏ xanh mướt. Điểm xuyến lên đó là những bụi hoa dại, đủ màu sắc, khiến tất cả trông như một bức tranh phong cảnh đồng quê tuyệt đẹp. Xa tít phía bên kia, chiếc cầu Vĩnh Tuy nối hai bên bờ sông đang xây dựng dở, vạch lên đường chân trời một vòng cung màu xám. Hạnh không thể ngờ được là giữa lòng Hà Nội lại có một vùng không gian thơ mộng và thôn dã như vậy. Chợt có tiếng phì phò thở hổn hển của Việt vang lên phía sau khiến Hạnh giật mình, vội bỏ Ba lô xuống và chạy tới phụ một tay với Việt. Bãi đất này thật là thơ mộng, nhưng chỉ với con người, chứ hai em Vespa thì chịu không nổi bởi sự gồ ghề và những dốc cao gần như thẳng đứng của bờ đê. Khiến cho họ phải tắt máy để đẩy, "hai em xinh tươi đỏng đảnh quá" Thảo vừa thở vừa nói trong khi hai chàng trai chỉ biết cười trừ.

"Thật tuyện vời, phải không ạ?", Thảo vừa hỏi vừa nhắm mắt mơ màng khi những làn gió se lạnh vuốt ve trên khuôn mặt và mái tóc. Cô giang cả hai tay ra, thả hồn như đang muốn bay lên. Việt cầm máy chụp lia lịa, còn Phan thì quay qua Hạnh:

- Chỗ này đẹp quá nhỉ? Thật tuyệt vời.

- Phải! Quá đẹp. � Hạnh trả lời, mắt cô nhắm hờ, mơ màng tận hưởng hương vị của cánh đồng � Em chưa từng thấy chỗ nào tuyệt vời hơn chỗ này.

- Em hơi chủ quan khi nói thế đấy nhé. Anh biết một chỗ còn tuyệt vời hơn, em đã ra biển Cửa Lò bao giờ chưa?

- Nhà em ở thành phố Biển � Hạnh trả lời � và biển chiều thu cũng khá đẹp.

- Đó là vì em chưa ra biển Cửa Lò vào mùa đông, nếu em đã đến đấy, em sẽ thấy câu trả lời của mình phải là: Biển mùa đông trông tuyệt đẹp. Anh đã từng ở đó vào mùa đông, bãi biển vắng tanh, tưởng như chỉ có mình em với biển, với những hàng Phi Lao xao xác, với những cơn sóng bạc đầu. Biển mùa đông luôn có những cơn gió thổi rất mạnh, nhưng không quá lạnh, gió biển bao giờ cũng ấm, và mặn mòi mùi đặc trưng của biển.

- Anh biết nhiều quá nhỉ, những gì anh nói nghe thật là thơ mộng.

- Em sẽ nhận ra điều đó khi em yêu biển.

- Bởi vì hắn ta hay lang thang thì có. � Việt chen ngang � Ngày xưa hồi còn sinh viên, nghèo rớt mùng tơi, thế mà tháng nào tụi anh cũng nhịn ăn dành dụm tiền để lang thang đi đâu đó một vài ngày. Anh thích chụp ảnh, còn Phan thì thích ngắm cảnh.

- Và làm thơ con Cóc nữa, - Thảo cũng góp phần - Kiểu như: Mùa thu là cả một mùa hanh, mây ở trên cao quả ở cành, lúc ở đồng tỏi và lúc ở, đồng hành và lúc ở đồng chanh

...

- Này, đừng vu oan cho kẻ ... xấu � Phan nhăn mặt trong khi tất cả cùng cười vang � tài năng cỡ đó thì anh không dám, làm được thơ đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo, trí tưởng tượng và lãng mạn.

- Lãng mạn như biển mùa đông chẳng hạn, phải không anh? � Lại là tiếng của Thảo � em cũng rất yêu biển mùa đông.

-Tò mò quá, nhất định ngày nào đó em sẽ ra biển mùa đông, em muốn biết biển mùa đông thú vị tới cỡ nào, vì dù nhà em ở gần biển, em vẫn chưa khi nào ra biển vào mùa đông.

- Vậy thì một ngày nào đó cả bốn chúng ta cùng ra biển vào mùa đông - Việt hưởng ứng lời của Hạnh � Anh cũng tò mò không kém gì em đâu.

- Coi như đã thỏa thuận nhé - Bốn bàn tay chụm vào nhau rồi hất lên trời � không phải đợi đâu xa, Noel này được chứ?

- Đã thỏa thuận rồi nhé!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:14:53 | Chỉ xem của tác giả
Phần 16


Tháng mười một dần đi qua với những hạt nắng cuối mùa mỏng manh yếu ớt, cố luồn lách qua những đám mây xám xịt trôi lững thững trên bầu trời. Ánh mặt trời cố chiếu những hạt nắng vàng lợt lên những cụm hoa Sữa cuối mùa lẻ loi trên tán lá. Trong không gian, cố gắng lắm người ta mới cảm nhận được chút hương thơm hoa Sữa cuối vụ. Mùi thơm không còn nồng nàn, đặc quánh như trước nữa, nhưng chính thứ hương thơm có vẻ như rất nhạt kia lại mới chính là nét quyến rũ nhất của hoa Sữa. Thứ hương thơm nhẹ nhàng, mơ hồ, vảng vất đâu đó khiến cho con người ta phải kiếm tìm, phải nuối tiếc, như nuối tiếc những ngày đẹp nhất trong năm đã dần qua đi. Để dành chỗ cho sự lạnh lẽo, buồn bã và những cơn mưa phùn không biết khi nào ngưng của mùa đông.

Mùa đông, đối với một số người, chỉ là mùa của sự lạnh lẽo và buồn bã. Nhưng nếu nhìn vào gương mặt của Phan lúc này, khi anh đang ngồi chống cắm nhìn những cơm mưa phùn lất phất rơi bên cửa sổ quán Cafe quen thuộc, hẳn người ta sẽ nghĩ rằng mùa đông xứ bắc vẫn còn dễ chịu chán.

Việt ngồi xuống ghế, chỗ 7, 8 năm nay anh vẫn thường ngồi, đối diện với Phan.

- Thảo đâu mà ngồi vêu mõm thế này? Thơ thẩn nhìn xuống đường làm gì? Nhớ lại thời sinh viên hả? Hay nhớ tớ?

- Đi thực tập, về Nghệ An rồi.

- Thực tập hả? Sao lại về quê? Thực tập thì ở đâu mà chẳng được? Sao không đến chỗ tớ?

- Ba cô ấy bắt về - Phan khẽ thở dài, lơ đãng khuấy thìa thật mạnh khiến ly Cafe nâu trước mặt bắt đầu sủi đầy bọt - những 10 tuần.

- À! Cái ông "không đội trời chung" với nhà cậu ấy hả?

- Cái gì mà không đội trời chung? Cậu đừng ăn nói linh tinh.

- Không phải nhà Thảo ở bên kia sông à?

- Ừ! Thì ở bên kia sông.

- Không phải là ở quê cậu, những người ở hai bên bờ sông nghĩa là ở hai bên bờ chiến tuyến khác nhau à?

- Ừ! Đúng, nhưng nhà tớ với nhà Thảo đâu phải không đội trời chung?

- Không vậy thì sao hai nhà không thèm nhìn mặt nhau? Sao cậu và Thảo lại không dám công khai chuyện tình cảm của mình? Tớ đoán không phải vì các cậu đang đóng bộ phim mang tên "chuyện tình ở ... CIA" đấy chứ?

Phan uống một hơi cạn nửa ly cafe của mình:

- Chuyện người lớn, tớ cũng không rõ ngày xưa hai bên bờ thế nào? Nhưng một ngày nào đó tớ sẽ phải sang nói chuyện với ông ấy, về chuyện của chúng tớ.

- Nhớ cho tớ đi cùng nhé.

- Chi vậy?

- Thì để che ô cho cậu, chứ để ông ấy đổ cả xô nước rửa bát vào đầu thì chả thích thú gì đâu. Ha ha ... � Việt cười to sáng khoái.

- Lâu lắm cậu không đi tắm biển nhỉ? � giọng của Phan có hơi hướng của sự bực bội, nhưng Việt không quan tâm.

- Cậu hỏi làm gì? Không phải là ông bố vợ tương lai của cậu mới mở cửa hàng bán ô trên bờ biển đấy chứ?

- Không! Thì tớ nghĩ lâu lắm cậu không đi tắm biển ấy mà, nên giờ trông cậu cứ thiêu thiếu muối thế nào ấy. Nhạt nhẽo quá.

- À! Cậu được lắm, dám chơi tớ hả? Tớ đang lo cho cậu lắm đấy chứ, không thấy à?

- Chà! Đừng làm tớ khóc thét lên vì cảm động nhé, trời đang khóc cũng quá đủ rồi kia kìa? Mới đầu đông mà đã mưa khiếp quá .

- Vậy mới là Hà Nội, anh bạn ngố thân mến ạ! Đã tháng 11 rồi đấy, và tớ lại bắt đầu một cuộc du lịch vòng quanh xứ bắc. Thông lệ hàng năm.

- Tớ tưởng cậu mới đi hồi tháng sáu, thì tháng 12 mới lại bắt đầu cuộc kiểm tra các Phòng khám chứ?

- Ừ! năm nay hơi khác, công việc cuối năm sẽ bận lắm, với lại tớ có việc gấp nên tớ quyết định đi kiểm tra sớm hơn. Tám phòng khám, vậy là sẽ mất khoảng hai tuần - Việt mỉm cười, vẻ tinh quái � cậu ở nhà ngoan nhé, đừng khóc nhè.

- �"i! Tớ sẽ nhớ cậu đến chết mất � Phan cũng không kém, giọng anh kéo dài ra.

- Cậu nhớ tớ mà lại cứ mải nhìn theo cô nào đi dưới đường thế hả? Ghê thật, Thảo mới đi có mấy hôm.

- Cô ấy mặc áo đỏ.

- À! Phải rồi, cậu luôn bị các cô áo đỏ xỏ mũi nhỉ?

- Hút hồn chứ?

- Có vẻ như, - Việt cố tình làm lơ � việc bắt cậu cưỡng lại sự quyến rũ của những cái áo đỏ là một cực hình nhỉ?

- Một nhiệm vụ bất khả thi � Phan đính chính.

- Tớ phân vân không biết nên hỏi cậu câu này không? Cậu không trách tớ tò mò chứ? Cậu cũng yêu Thảo vì cô ấy hay mặc áo đỏ à?

- Thì cậu đã hỏi rồi đấy thôi? Thực ra cô ấy thích màu xanh, cậu từng thấy cô ấy mặc áo đỏ rồi à?

- Cậu thích các cô áo đỏ, nhưng lại yêu một cô gái thích màu xanh? Thú vị đấy chứ?

- Thật ra ban đầu cô ấy còn bị dị ứng với Chloramine B cơ. Nhưng giữa yêu và thích là hai điều hoàn toàn khác nhau. Phải không nào?

- Ừ! "Yêu" chỉ có ba, trong khi "thích" lại có tới những năm chữ cái.

- "Đồ hâm" là một từ ghép có năm chữ cái, nhưng tách riêng ra thì từ "hâm" cũng chỉ có ba chữ cái thôi.

- Cậu quá đáng thật đấy, tớ sắp đi xa những hai tuần, vậy mà cậu vẫn chửi rủa tớ không tiếc lời như thế à? Cậu phải có một cử chỉ gì đó chứng tỏ cậu yêu quý tớ chứ?

- Tớ có một danh sách dài khoảng vài chục trang giấy liệt kê các thứ cậu có thể mua làm quà cho tớ. Điều đó đã làm cho cậu thấy sự yêu quý của tớ chưa?

- Quá đủ rồi, đến lượt tớ thấy cảm động đây này. Tớ sẽ bảo Hạnh đưa về cho cậu, cô ấy sẽ về sớm hơn tớ.

Phan ngước mắt lên, anh thả hạt Hướng Dương vừa cầm trong tay xuống đĩa.

- Cái gì? Sao lại có Hạnh ở đây?

- Thì nhà cô ấy có chuyện gì đó, cô ấy xin nghỉ phép mấy hôm để về quê. � Việt nhún vai � Đằng nào thì tớ cũng về kiểm tra phòng khám ở Hải Phòng, nhân tiện cho cô ấy đi nhờ luôn.

- Nhà cô ấy có việc gì?

- Hình như mẹ cô ấy nằm viện, cô ấy không chịu nói rõ.

- Sao cậu không hỏi kỹ hơn?

- Cậu thừa biết mà, nếu cô ấy chịu nói thì đâu phải là cô ấy nữa, phải không nào?

Phan nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vẫn mưa, bầu trời tối sầm, xám xịt một màu mây. Những giọt nước mưa rơi xuống bên bậu cửa sổ quan café nghe tí tách. Dưới phố, dòng người qua lại cũng thưa thớt như những nụ cười trên môi Phan lúc này. Anh quay lại.

- Vậy là chỉ còn mỗi tớ, và Hà Nội.

- Và những cơn mưa nữa chứ - Việt mỉm cười - Cậu đầy bạn, lo gì. Hoặc nếu thấy buồn, thì rủ Phương Thùy đi uống Cafe, cô ấy nói chuyện khá thú vị.

- Cậu thật vui tính. Nếu cô ta hết coi thường những gã nhà quê như tớ, thì Hà Nội đâu có mưa dữ vậy?

- Cậu này, Thùy đâu có tệ đến vậy?

- Cậu thì đâu có bao giờ quen ai tên là "tệ", phải không nào?

- Ừ! Nhưng mà tớ lại quen cậu, bất hạnh chưa? Nói tới Thùy, tớ không tài nào gọi cho cô ấy được, tớ cần dặn cô ấy mấy việc, thế mà cô ta lại tắt máy mới điên chứ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:15:57 | Chỉ xem của tác giả
Phần 17


Thái Việt là một người quan hệ rộng, anh có rất nhiều bạn bè và các mối quan hệ công việc. Phần đa trong số đó là những người vui tính và biết cách đùa giỡn đúng mực, như Phan chẳng hạn. Thế nhưng, một số rất ít ỏi còn lại thì dường như rất dễ dàng nổi giận và không hề biết nói đùa là gì cả. Phương Thùy có lẽ là một trong số những con người hiếm hoi đó. Nhìn mặt Thùy xem kìa, với hàm răng đang nghiến ken két dưới cặp môi mím chặt, đôi mắt hằn học và cái nhìn u tối khiến gương mặt của cô xứng đáng được đưa lên trang nhất của tờ tạp chí "Sức khỏe và đời sống" với tiêu đề "Làm thế nào để dễ dàng bị bệnh Cao huyết áp?". Dĩ nhiên, sự cau có đang đang là gam màu chủ đạo hiển hiện trên khuôn mặt xinh đẹp của cô lúc này. Vậy nên, bất cứ một kẻ nào, dù đần độn tới đâu cũng biết đường mà tránh cho xa. Trong phòng làm việc vắng tanh và tĩnh lặng, những tiếng tanh tách liên tục vang lên rõ mồn một ở bàn phím máy tính, bởi mười ngón tay gõ xuống mạnh hơn mức cần thiết. Trên màn hình, những dòng chữ cuối cùng của bản quyết định tăng lương cho Hạnh đang dần hiện ra.

Mới được hai tháng, vậy mà xem ra mọi thứ đang trở nên quá thuận lợi với Hạnh. Cô được sự tin tưởng của bệnh nhân, sự yêu mến của đồng nghiệp, và nhất là được Việt ưu ái hết mực. Vậy là cô ta đã cướp đi vị trí của Thùy, cô ta đã cướp đi tất cả, tất cả những thứ đáng ra phải là của Thùy, xứng đáng phải thuộc về Thùy, hoặc ít ra là Thùy nghĩ xứng đáng phải thuộc về cô.

Thật ra thì Hạnh có được tăng lương gấp mười lần thế này, có được người ta yêu mến hay tôn sùng tới đâu đi chăng nữa, cũng chẳng làm Thùy mảy may để ý. Bởi không cần phải vất vả bươn chải đi làm, thì số tiền hàng tháng Ba Mẹ cô gửi cho từ bên Đức cũng đủ cho cô tiêu xài thoải mái. Thùy đi làm cho Việt vì lí do đặc biệt của riêng cô. Một lý do rất đặc biệt, bắt đầu từ khi cô vô tình gặp Việt ở một quán Bar, ai có thể cấm được người ta yêu ai đó ngay từ cái nhìn đầu tiên đâu nào?

Người ta đang rất yêu quý Hạnh, quá rõ rồi, còn Thùy, cô chưa từng được yêu mến ở bệnh viện này cho dù chỉ là ở vẻ xã giao ngoài mặt. Thùy mặc kệ, cô luôn có một niềm tự hào rằng mình thuộc típ người thông minh, giỏi giang, xinh đẹp, nói tóm lại là típ người hết sức ưu tú. Vậy nên luôn có đầy những kẻ soi mói, ghen ghét cô vì tự ti, vì ganh tỵ, vì đủ thứ lý do trên đời. Vì thế, cô cần gì quan tâm tới việc những kẻ nhỏ nhen, hèn mọn ấy nghĩ về mình như thế nào? Cô chỉ cần mình cảm thấy tốt là được, còn thiên hạ, hơi đâu mà quan tâm? Người ta có yêu quý cô hay ghét bỏ cô, cũng chẳng làm sao cả. Với cô, tất cả những điều vụn vặt đó đều không đáng để liếc mắt tới. Nhưng có một điều Thùy luôn quan tâm và không bao giờ có thể tha thứ, đó là khi có kẻ dám vượt mặt mình. Như có lần cô Phương Thùy 12 tuổi đã giận dỗi, đã cấm cửa một tuần với một cô bạn rất ít ỏi được xem là bạn thân. Chỉ bởi vì cô này gây ra tội lỗi rất lớn và rất hiếm hoi là dám vượt qua cô trong một kỳ thi. Với Thùy, cô phải là số một, ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, và luôn luôn thế.

- Thanh, Thanh đâu? � Thùy bấm vào máy liên lạc nội bộ, giật giọng gọi anh chàng nhân viên ở phòng bên cạnh � Sang đây chị bảo chút việc.

Không thèm quay người lại, Thùy vòng tay ngược ra phía sau đưa tờ giấy cho anh chàng trẻ tuổi có mái tóc cột đuôi gà trông rất lãng tử.

- Đưa tờ quyết định này sang cho Sếp ký đi.

- Nhưng sếp đi vắng mà chị?

- Đi đâu?

- Đi kiểm tra các hệ thống phòng khám khu vực ạ.

- Sao lại kiểm tra bây giờ? Cuối tháng mới phải đi cơ mà?

- Em không biết ạ, thấy hôm qua sếp dặn khi nào chị có hỏi thì bảo sếp đi vắng thôi ạ.

Thùy quay hẳn người lại, ngồi thẳng lưng lên, có lẽ cô không để ý, nhưng giọng cô đã bắt đầu có âm tiết hơi gay gắt.

- Sao không gọi điện báo trước cho chị hả?

- Làm sao em biết được ạ? � Thanh hơi lùi người lại � Em có phải là sếp đâu ạ?

- Thế ... cô Hạnh đâu? � Chính Thùy cũng không biết sao tự nhiên mình lại bật ra câu hỏi đó, nhưng trong lúc này, cô đang dấy lên một linh cảm rất lạ.

- Em cũng không rõ, hình như xin nghỉ phép mấy hôm để về quê rồi ạ.

- Biết rồi, - Thùy cau mày, gắt gỏng vô cớ - làm việc đi.

Thùng rác bên cạnh bàn làm việc lại vừa nhận thêm một tờ giấy bị vò nát nữa, hình như đó là tờ quyết định vừa chạy ra từ máy in. Việt đi công tác mà không thèm gặp cô để bàn giao công việc ư? Đã từ lâu, như một chân lý mà ai cũng mặc nhiên thừa nhận, là ở Công ty này, ngoài Việt ra, Thùy là người chịu trách nhiệm thứ hai, trong tất cả mọi việc. Vậy mà giờ đây, mọi việc dần đang tuột khỏi tầm kiểm soát của Thùy, từ khi Hạnh xuất hiện.

Lần đầu tiên Việt đi công tác mà không gặp mặt cô, hay chí ít là gọi cho cô để dặn dò công việc. Điều đó đã giáng một cú thật lực vào lòng tự tôn của Thùy. Cô không còn là gì trong công ty này nữa ư? Không thể nào, sau tất cả những gì cô đã hi sinh, đã đóng góp. Không ai có thể đẩy cô ra khỏi vị trí mà đáng ra phải thuộc về cô. Xứng đáng thuộc về cô, chứ không phải là một đứa nhà quê vắt mũi chưa sạch như Hạnh. Nếu có kẻ nào muốn vượt mặt cô, ít ra, kẻ đó cũng phải "trầy vi tróc vảy" đã ...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 28-12-2011 23:17:57 | Chỉ xem của tác giả
Phần 18


Quãng đường hơn 100 km từ Hà Nội tới Hải Phòng được Việt giải quyết chỉ trong hai tiếng chạy xe. Hai bên con đường dẫn vào thành phố, những cây hoa Phượng được trồng thành hàng dài san sát như muốn giải thích cho du khách lý do vì sao Hải Phòng được mệnh danh là thành phố Hoa Phượng Đỏ.

- Em đã từng có bảy năm tuyệt vời trong cuộc đời ở dưới những tán cây này � Hạnh vươn mình ra ngoài cửa sổ xe, bất chấp sự phản đối của Việt � Đó là quãng thời gian học sinh đầy kỷ niệm. Có lẽ anh chưa từng biết cảm giác đạp xe dưới những tán cây, cố gắng tránh những sợi nắng chói chang của mùa hè luồn lách qua được tán lá rất dày của hoa Phượng chiếu xuống đất. Tự hỏi mình xem nắng vàng hay phượng đỏ rực rỡ hơn? Và mơ màng mơ ước khi có một cánh phượng nào đó rơi trên đầu. Bởi mọi nữ sinh của thành phố này đều tin rằng, nếu vô tình có một cánh Phượng Vỹ rơi xuống tóc, hãy mơ ước, và điều ước sẽ thành hiện thực.

- Vậy, anh đoán là em đã mơ một bạch mã hoàng tử?

- Sai rồi, và đừng hòng hi vọng em sẽ chia sẻ ước mơ đó với anh.

- �"i! Anh không phải là người lạc quan đến thế đâu. � Việt cười phá lên nhưng nín ngay khi nhìn thấy gương mặt vừa chuyển từ sự mơ màng sang lo lắng của cô, anh an ủi � Bọn mình gần đến nơi rồi, em đừng sốt ruột nhé, mình sẽ gặp Mẹ em ngay thôi.

- Không! Em có sốt ruột đâu.

Hạnh nói rằng cô không sốt ruột, nhưng những ngón tay dài của cô đang tố cáo cô khi chúng cứ gõ gõ liên hồi lên đầu gối của cô. Con đường nhỏ dẫn vào Thành phố chạy men theo bờ con sông Cấm đục ngầu phù sa. Dưới lòng sông, từng chiếc tàu vận tải lớn đang im lìm, lập lờ theo từng cơn sóng. Dòng sông chạy thẳng ra cảng biển, nơi là động lực, là nguồn sống và cả sự phồn vinh của thành phố quê hương Hạnh. Chiếc xe quặt ngang, bon bon trên đường Nguyễn Đức Cảnh, men theo bờ hồ Tam Bạc, ngày xưa là một nhánh của con sông Cấm chạy trong lòng thành phố. Phía xa xa, bức tượng nữ tướng Lê Chân sừng sững với một thanh gươm đeo bên hông trông thật uy nghi, án ngữ ngay giữa một công viên với những hàng cây Dừa cảnh cao vút soi bóng xuống mặt hồ hình chữ nhật được kè đá cẩn thận. Việt rẽ vào đường Nhà Thương, chạy giữa những hàng kệ cao ngất ngưởng chất đầy áo quần xuất khẩu bị lỗi được bán với giá chỉ vài ba chục ngàn đồng. Anh tấp xe vào lề đường, chỗ có một biển chỉ dẫn khá lớn, chữ vuông vức và được trát nổi: "Bệnh viện Đa khoa Việt Tiệp".

Việt mở cửa xe cho Hạnh rồi cho cô biết anh đã quyết định sẽ cùng Hạnh ghé vào thăm mẹ cô đã, rồi mới bắt đầu công việc sau, dù sao anh cũng không vội. Nhưng cô đáp lại anh bằng sự phản đối:

- Sếp cứ đi việc của mình đi, công việc là quan trọng. Rồi ghé thăm mẹ em sau cũng được, mẹ em không sao đâu ạ.

- Này! Anh tưởng tụi mình là bạn? Sếp chỉ là để gọi ở công ty, trong công việc. - Việt dịu dàng � Anh thích em coi anh là bạn hơn, được chứ? Hứa đi.

- Vâng! Anh cứ đi cho xong công việc đi, ghé thăm mẹ em sau cũng được, công việc là quan trọng mà anh.

- Bây giờ không còn sớm nữa, với lại đầu tuần, chắc mọi người cũng bận, anh ghé qua đó vào buổi chiều cũng được. Em cho anh số phòng mẹ em nằm, anh đi mua chút quà, rồi anh lên sau.

- Anh quà cáp làm gì? Như thế là khách sáo đấy nhé, tụi mình là bạn, anh nhớ không?

- Chưa từng quên, em yên tâm. Anh là bạn em, nghĩa là con cháu trong nhà, thế anh mới mua quà chứ? Cân cam, quả quýt thôi mà. Em cứ lên với mẹ trước đi.

Việc mua "cân cam, quả quýt" như Việt nói hóa ra không đơn giản chút nào. Mấy bà bán hoa quả thấy một cậu trẻ, ăn mặc lịch sự, lại lớ nga lớ ngớ thì tha hồ mà nói thách, mà đùa giỡn, trêu chọc. Còn Việt thì lạc giữa một mê hồn trận những trái cây đủ màu mà anh chỉ biết đến chúng khi chúng được cắt gọt sạch sẽ và nằm gọn gàng trên đĩa.

Khi Việt tìm được phòng của mẹ Hạnh, thì anh thấy cô đang ngồi đó, bên một bà lão đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh. Cô đang khóc, những giọt nước mắt âm thầm rơi xuống. Dường như trong cả giờ đồng hồ khi anh đi mua đồ, cô vẫn cứ ngồi như vậy mà ngắm nhìn mẹ mình, không dám đánh thức bà dậy. Trên chiếc bàn cạnh giường, Monitor theo dõi bệnh nhân đang chạy đường nhịp sóng điện tim với những chóp nhọn của đồ thị sóng QRS và chiếc đèn trên đỉnh máy phát ra thứ ánh sáng nhấp nháy màu xanh hòa với tiếng tích tích của nhịp tim cứ vang lên đều đều, vô cảm. Cuối chiếc giường bà cụ đang nằm, là gương mặt một cậu bé, không, thật ra là gương mặt của một chàng trai trẻ. Một gương mặt đặc trưng của bệnh nhân bị bệnh Down, cậu có gương mặt phì nộn, nụ cười ngờ nghệch, và nhất là cặp mắt, cặp mắt xếch với cái nhìn ngớ ngẩn và vô hồn. Cậu đang ngồi trên ghế, mặt úp xuống giường bệnh, tay mân mê một con Robot bằng nhựa mà chắc là Hạnh vừa mua cho. Vừa chơi, vừa vỗ tay cười hềnh hệch, khoái trá, như một đứa trẻ mới lên 7, lên 8. Cậu chẳng thể biết rằng có một người đang đứng ở cửa, nhìn chị cậu khóc thật xót xa.

Việt nhìn Hạnh, rồi lại nhìn bà cụ. Hạnh từng nói mẹ cô chỉ khoảng 55 tuổi, nghĩa là cũng tầm tuổi mẹ anh, ấy vậy mà nhìn người đàn bà này xem. Gương mặt hằn đầy nếp nhăn, khắc khổ, cứ như thể mọi nhọc nhằn của cuộc sống đã chiếm cứ và đặt dấu ấn lên từng nếp nhăn hiện hữu trên đó. Trong mỗi nếp nhăn của bà, anh dám thề rằng bất cứ một nhà văn hiện thực nào cũng đủ tư liệu để có thể viết được một câu chuyện dài cả trăm chương. Những câu chuyện về nỗi cay đắng, cực khổ trong cuộc sống. Và như để tô điểm cho khuôn mặt vốn đầy vẻ khắc khổ và đầy tính hiện thực ấy, là mái tóc lấm tấm bạc, khiến trông bà như đã quá 70.

Việt bước tới bên Hạnh, đặt tay lên vai cô, khẽ gật đầu cảm thông và chia sẻ. Cô nín khóc, ngượng ngùng đưa tay chùi nước mắt và khẽ mỉm cười cảm ơn anh. Cùng với nụ cười đó, dường như mọi khoảng cách vô hình, giữa ông chủ và nhân viên vẫn luôn được Hạnh xây dựng đã biến mất. Giữa họ chỉ còn là tình cảm thân thiết của hai người bạn, những người bạn cảm thông và chia sẻ lẫn nhau.

Trong khi Việt còn chưa kịp tìm được một lời nào để an ủi Hạnh thì bà mẹ tỉnh dậy, gương mặt như dãn ra đôi chút khi nhìn thấy hai người. Bà cố nở nụ cười, nhưng thà bà đừng cười còn hơn, vì khi nhìn thấy bà cười, Hạnh lại bật khóc, khóc nức nở. Tiếng khóc khiến cho cậu em ngơ ngác ngưng trò chơi yêu thích lại, chăm chú nhìn cô rồi cũng bật khóc, khóc ngon lành như thể cậu cũng có điều gì oan ức lắm. Hoặc giả cậu thấy người tốt đã cho cậu đồ chơi đang khóc, và cậu cần thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động tương xứng. Việt khẽ vỗ vai Hạnh, anh bối rối, điểm yếu của anh, dù sao cũng là sợ con gái khóc. Người Mẹ cố gắng run rẩy đưa cánh tay không phải gắn dây truyền dịch lên khẽ vuốt tóc cô:

- Kìa! Sao chị lại khóc, mẹ không sao đâu mà, chỉ chóng mặt chút thôi.

- Con xin lỗi, chỉ là ... - Hạnh cố nín khóc, nhưng sự nỗ lực của cô chỉ có tác dụng ngược lại, cô nức nở. � Con xin lỗi.

- �" hay! Tôi đã làm sao đâu mà chị phải khóc? Chị bận rộn công việc, mẹ có bao giờ trách chị đâu nào? Mà ... � Bà ngước lên nhìn Việt � Đây là ...

- Cháu là Việt, bạn của Hạnh ạ - Việt đỡ lời � Bác đã thấy đỡ hơn chưa ạ?

- Anh Việt đấy ư? Quý hóa quá, anh về thăm mẹ đấy à? Hạnh cứ kể về anh luôn, - bà dừng lại một chút, tiếp lời � mẹ cũng muốn gặp anh một lần. Đừng cho là mẹ già rồi đâm ra lẩm cẩm nhé, nhưng hai đứa định khi nào thì cho tôi có cháu bế bồng?

- �" kìa mẹ - Hạnh ngắt lời, bối rối, rõ ràng là mẹ cô nhầm Thái Việt với Hoàng Việt, sự nhầm lẫn khiến cô cảm thấy đau nhói � Đây không ...

- Chị còn phấn đấu, còn học hành gì nữa? Bằng tuổi chị, mẹ đã có hai anh trai của chị rồi đấy. � Bà nén tiếng thở dài, ánh mắt già nua nhìn mãi phía xa xăm - Tiếc là cái chất độc của Ba chị đưa về từ chiến tranh, đã không cho tụi nó sống. May mà đến chị thì không sao, vậy mà em của chị ...

Bà lại thở dài, nhìn cậu em đang mân mê con Robot, nước mắt ứa ra từ đôi mắt già nua đầy nếp nhăn.

- Mẹ còn hi vọng vào mỗi chị thôi, mà mẹ không sống được bao nhiêu nữa rồi ...

- Mẹ ... - Hạnh lại thổn thức, mỗi lời nói của mẹ như một mũi dao cứa vào lòng cô.

- Tụi con biết rồi ạ - Việt lại ngắt lời, trong tình huống này, thà cứ để người bệnh phấn chấn tình thần thì tốt hơn. Tinh thần thoải mái, vui vẻ cũng là phương thuốc tuyệt vời. Bà cụ đang bệnh, nếu biết chuyện của Hạnh với Hoàng Việt, chắc chắn chẳc ích lợi gì, lại thêm suy nghĩ, chỉ làm cho bệnh nặng hơn - Tụi con sẽ cố, mẹ cứ yên tâm nghỉ ngơi đi.

- Anh ...

Hạnh nhìn Việt, đôi mắt mở to, bối rối. Không phải cô không hiểu ý của Việt, nhưng rõ ràng việc anh làm khiến cô cảm thấy khó xử. Việt chỉ nhìn cô, cười nhẹ và nháy mắt đẩy ẩn ý, bàn tay anh lại đặt trên vai cô, bóp nhẹ.

- Thưa mẹ, con có một phòng khám khá lớn ở thành phố này. Con xin phép mời mẹ qua bên con điều trị có được không ạ? Dù sao ở đó tụi con có điều kiện để chăm sóc mẹ. Chứ ai lại để mẹ ở đây thế này?

- Không cần đâu, mẹ không sao mà ...

- Kìa mẹ, tụi con muốn chăm sóc mẹ tốt hơn mà. Với lại, dù sao Hạnh cũng là bác sỹ, con cũng vậy. Có điều kiện, ai lại để mẹ nằm đây, em nhỉ?

Hạnh mím môi, vẻ lúng túng thấy rõ, cô không biết phải trả lời Việt thế nào, cũng không biết là mình đang vò trong tay tấm Drap giường bệnh.

- Ơ, em nghĩ là... à, vâng! Mẹ nên chuyển sang bên kia, ở đó có điều kiện tốt hơn mà mẹ.

- Thôi thì tùy anh chị, mẹ cũng già rồi, trời cho thế nào thì chịu vậy, chỉ là ... em của chị ... � Bà lại nhìn đứa út của mình, xót xa � Trông cả vào anh chị đấy ...

- Kìa mẹ ...

Hạnh lại bật khóc, khóc nức nở, không biết cô khóc vì thương mẹ, thương em, hay vì đau xót cho cả bản thân mình nữa? Có lẽ là cả hai. Việt thở dài, anh ước có ai đó giúp anh hết nỗi sợ nhìn những người mà anh thương yêu khóc. Đổi lại, dù anh có phải trả cả gia tài của mình, hẳn anh sẽ đồng ý mà không hề do dự.

Ngột ngạt vì mùi Cloramine B dùng để sát trùng trong phòng bệnh, Việt bước ra ngoài hành lang, gió thổi khá mạnh, và trời hơi lạnh. Thi thoảng anh vẫn bị cảm giác bất lực gặm nhấm. Những lúc như thế, thường thì anh tìm đến Phan và cả hai kéo nhau ra quán Cafe vỉa hè ở Nguyễn Du, để cho hương hoa Sữa và gió hồ Hale thổi bay đi mọi phiền muộn. Tiếc là giờ này Phan đang ở cách anh cả trăm cây số, và chắc là anh đang làm việc, không thể có mặt ở đây được.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách