Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 4382|Trả lời: 15
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[HÓA HỌC] Hóa học và đời sống ^_^

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Các bạn cùng mình tìm hiểu những điều thú vị xung quanh chúng ta được lí giải bởi hóa học nhé.


* Tại sao xe chở chất lỏng đều có thùng xe hình tròn?
Lí giải: Xe chở chất lỏng là một loại phương tiện vận tải chuyên dùng để chở chất lỏng. Đặc biệt là khi chở những chất lỏng dễ cháy, dễ bay hơi như xăng, dầu, thì trên thùng xe thường có hàng chữ ” Cấm lửa”, có xe còn cắm một lá cờ nhỏ màu vàng đầu xe, ở trên đề dòng chữ ” Nguy hiểm”, những điều này đều là để nhắc nhở mọi người đi đường và xe chạy ngược chiều chú ý nhường đường.

Nếu bạn quan sát kĩ sẽ phát hiện ra thùng xe của các xe chở chất lỏng đều có hình tròn. Tại sao vậy? Những người học qua hình học điều biết, những vật có cùng diện tích thì hình tròn có thể tích lớn nhất, nhưng đây không phải là mục đích chính khi thiết kế xe chở chất lỏng. Do xe chuyên dùng để chở chất lỏng dễ cháy hoặc các chất lỏng khác, trong thùng phải giữ lại một lượng không gian  nhất định, mục đích là đề phòng  chất lỏng giãn nở do nhiệt khiến cho thùng xe chịu nội ứng lực quá lớn mà bị vỡ. Thông thường, khi chuyên chở những chất lỏng dễ cháy hay các chất lỏng khác thì phải giữ lại trong bồn ít nhất 5% dung tích trống. Nhưng khi xe chạy, những chấn động do rung động cơ học của máy móc và những khoảng trống giữ lại ở trong bồn đã làm cho chất lỏng tạo thành sóng va đập vào thành bồn. Nếu bồn có hình tròn, những đợt sóng do rung đông tạo ra sẽ men theo vòng tròn của bồn rồi tản đều lên thành bồn, như vậy sẽ không tạo thành lực cộng hưởng làm vỡ bồn. Nếu bồn có dạng như container thì lực va đập của chất lỏng được tạo ra khi rung động rất dễ gây ra lực cộng hưởng. Lúc này các góc bồn do phải chịu ứng áp lực quá lớn sẽ dễ bị vỡ.

Ngoài ra, xe chở chất lỏng có bồn hình tròn thường chạy vững, khi va chạm cũng khó bị hư hỏng như xe có bồn hình vuông.


* Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?
Lí giải: Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa.
Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõ ràng: trong nộc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng a xit fomic  gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên  và rất rát. Người ta vội lấy nước vôi trong hay dung dịch xút để  bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.


* Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu?
Lí giải: Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này.

* Tại sao chúng ta lại ngửi thấy mùi đặc biệt ở ruộng khô nẻ khi mưa xuống, nhất là các cơn mưa đầu mùa?
Lí giải: Mùi đặc biệt được sinh ra do các vi khuẩn sống trong đất có tên gọi là Streptomycetes. Streptomycetes có rất nhiều trong đất khô và ấm. Số lượng vi khuẩn có thể lên đến hàng triệu trong mỗi nhúm đất. Vi khuẩn này thải ra các hợp chất như geosmin và 2 methyl isoborneol, là những chất rất dễ bay hơi khi gặp mưa xuống. Đó là lý do tại sao chúng ta thường ngửi thấy mùi mốc sau trận mưa đầu tiên của mùa mưa trên thửa ruộng khô. Mùi này cũng có thể ngửi thấy ở những thửa ruộng vừa cày xong do đất cày được phơi ra và bốc ra hơi các hoá chất kể trên.


* Chất khử trùng clo gây hại sức khoẻ
Thông tin chi tiết: Các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) vừa yêu cầu Chính phủ xem xet để loại bỏ clo (đang được dùng rộng rãi trong xử lý nước sinh hoạt và trong công nghiệp thực phẩm, giải khát) khỏi danh mục chất khử trùng. Họ cho biết, phụ nữ uống nước xử lý bằng clo dễ bị sẩy thai và nếu sinh con thì tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh là rất lớn.
Một điều tương đối đặc biệt là với những phụ nữ sống tại khu vực nông nghiệp có sử dụng clo trong xử lý nước sinh hoạt, nguy cơ trên cao gấp đôi so với phụ nữ sống ở thành thị.
Theo các nhà nghiên cứu, nước khử trùng bằng clo có tính độc hại là do clo  có thể kết hợp với một số chất có trong nước tạo thành một chất hữu cơ hết sức độc hại là cloroform và một số dẫn xuất chứa clo, trong đó có cả các chất cloramin. Đây là các chất được cho là có thể gây ung thư cho người sử dụng nước để ăn uống. Tại Mỹ, các sản phẩm nước uống có sử dụng hợp chất chứa clo để khử trùng phải tuân thủ những kiểm tra hết sức ngặt nghèo nhằm hạn chế nồng độ của axit cloracetic, các muối bromat và clorat… ở mức độ an toàn cho phép.
Trước đây, một báo động về tác hại của chất khử trùng trihalometan (trong đó có cloroform là một đại diện) cũng đã buộc Chính phủ Mỹ quy định lại hàm lượng cho phép của chúng trong nước sinh hoạt. Theo đánh giá động thái này đã góp phần làm giảm số người bị ung thư bàng quang, từ 9.300 xuống còn hơn 2.300 trường hợp/ năm.


* Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?
Lí giải: Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu , muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị chết.

Theo hoahocngaynay.com
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 19-6-2014 18:35:15 | Chỉ xem của tác giả
* Tại sao không dùng các đồ bằng nhôm để đựng những chất, dung dịch có tính kiềm?
Trả lời: Bởi trong dung kiềm lớp oxit bảo vệ bên ngoài của các đồ bằng Al sẽ bị phá hủy. Do đó Al sẽ phản ứng với nước

Hơn nữa Al(OH)3 sinh ra được hòa tan trong kiềm vì thế Al tiếp tục bị phá hủy, cho nên ta không dùng các đồ bằng nhôm để đựng dung dịch kiềm.



* Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi?
Trả lời: Đất chua là đất có chứa nhiều ion H+ dạng tự do và dạng tiềm tàng ( có thể sinh ra do các ion kim loại Al3+, Fe3+, Fe2+,… thủy phân tạo thành). Khi bón vôi sẽ trung hòa H+ và làm kết tủa các ion kim loại đó, vì vậy  làm giảm độ chua của đất.
Trong thực tế có thể dùng bón vôi cho ruộng bằng CaCO3, CaO, Ca(OH)2, quặng đolomit CaCO3.MgCO3.
Đất có thể bị chua do nhiều nguyên nhân, có thể là do mưa axit, hay do ta bón lân, đạm. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến  xu hướng chua hóa của đất  là do quá trình dễ cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất (dưới dạng dễ tan và khó tan). Đối với các chất khó tan, rễ cây tiết ra dung dịch có tính axit để hòa tan chúng. Qúa trình cây hấp thụ các ion kim loại (như K+, Ca2+, ….) là quá trình trao đổi ion với ion H+. Do đó đất bị chua.


* Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?
Trả lời: Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ion Cu2+ tan vào trong nước sẽ có tác dụng diệt khuẩn . Làm cho các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các mao quản dẫn nước lên cánh hoa nên hoa tươi hơn. Các muối của Cu2+ có tính diệt khuẩn rất tốt người ta thường dùng CuSO4 để sát khuẩn trong bể bơi.

* Đem hơ con dao ướt lên ngọn lửa ta sẽ thấy xuất hiện lớp ánh màu lam. Vì sao có hiện tượng đó?
Lí giải: Đó chính là màn kịch giữa sắt và nước. Ở nhiệt độ cao, sắt và nước tác dụng với nhau tạo nên oxit sắt từ (Fe3O4) lấp lánh màu lam.



Không nên coi thường lớp áo màu lam này của sắt, chính nó là tấm màng bảo vệ sắt làm cho sắt không bị gỉ và bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxyt (nhiệt độ từ 40 đến 150 độ C). Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, phân bố đều đặn trên bề mặt vật phẩm, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, sau đó lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dàu nóng mấy phút. Nhờ đó các chi tiết sẽ được khoác một tấm áo màu lam, người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn, sau khi nhúng dầu, xà phòng, còn có thể cho vào dầu máy (dầu máy số 10) ngâm 5 phút.

Các bạn nhìn kỹ các kim chỉ trên đồng hồ đo ở các cỗ máy có màu lam đen óng ánh, giây cót đồng hồ cũng có mày lam đen đều được khoác một tấm áo như nhau.


* Chất khí trong nước uống có gaz
Thông tin chi tiết: Những ngày nóng nực, mọi người thích uống nước uống có gaz. Bạn có thấy trong nước uống có gaz có nhiều bọt không? Đó là khí gì vậy? Nó có ích gì với chúng ta? Hãy làm thí nghiệm sau để tìm các câu giải đáp.
Tìm một miếng bọt xốp gọt thành một chiếc nút chai, đục một lỗ ở góc nút để lồng khít vào một ống cao su.
Ở trong một lọ rộng miệng, đặt vào một cây nến đang cháy.
Mở nắp chai nước uống có gaz, dùng chiếc nút chai đã chuẩn bị để nút miệng chai nước uống có gaz, để một đầu ống cao su thò vào trong lọ rộng miệng, rồi nhè nhẹ xóc chai nước uống có gaz thì chất khí bốc lên trong chai nước uống có gaz sẽ theo ống cao su sang lọ rộng miệng, chỉ lát sau đã làm tắt ngọn nến đang cháy.
Nếu thử chuyển đầu ống cao su cắm vào trong nước vôi, nước vôi trong sẽ trở nên đục ngầu.
Chúng ta có thể phán đoán chất khí trong nước uống có gaz chính là khí cacboníc. Khi uống nước có gaz thì sẽ không ngừng ợ ra thứ khí đó, từ đó mà thải ra theo một phần nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người có cảm giác mát mẻ, dễ chịu.


* Nổi chìm những viên long não
Trong một cốc đựng giấm thả vào mấy viên long não thì thấy các viên long não đều chìm xuống đáy cốc. Khi đó, thêm vào cốc một lượng nhỏ sôđa (Na2CO3) sẽ thấy các viên long não nổi dần lên, nhưng sau khi nổi lên tới mặt nước trong cốc nó lại chìm xuống đáy cốc, cứ như vậy lặp đi lặp lại, trông rất thú vị.
Vì sao viên long não lại nổi lên, chìm xuống trong cốc nước như vậy?

Giải thích: Sôđa gặp giấm thì pháp sinh phản ứng hoá học tạo ra bọt khí cacboníc (CO2). Bọt khí cacbonic bám vào bề mặt viên long não, tựa như những "cái phao" buộc vào viên long não, làm cho viên long não được nâng lên. Khi chất khí trong bọt khí khuếch tán vào không khí thì viên long não mất "phao" đỡ nên lại chìm xuống. Quá trình cứ lặp lại như vậy.

* Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy, giặt vết máu?
Lí giải: Vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch, nếu không thì một thời gian sau, vết máu sẽ rất khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều này có thể dùng thực nghiệm để giải thích.
Lấy hai miếng vải trắng, lần lượt nhỏ lên từng tấm vài giọt máu gà vừa cắt tiết. Đem một miếng vải ngâm trong nước nóng, và đêm miếng vải kia ngâm vào nước lạnh. Sau khoảng 15 phút, vớt hai miếng vải đó ra, sẽ thấy vết máu trên miếng vải ngâm trong nước nóng có màu đỏ đen, còn trên miếng vải ngâm trong nước lạnh thì vết máu vẫn đỏ tười và nhạt đi.
Lấy xà phòng xát và giặt hai miếng vải thì thấy: Vết máu trên miếng vải đã từng ngâm trong nước lạnh thì giặt sạch hết, còn ở miếng vải đã từng ngâm trong nước nóng thì không còn cách nào giặt sạch được!
Protein trong dịch máu khi gặp nhiệt độ cao thì phát sinh chuyển biến hoá học. Vết máu khi chưa phát sinh những biến đổi hoá học thì có thể tan trong nước, còn sau khi đã có những biến đổi do tác dụng của nhiệt thì trở nên không tan trong nước. Có thể quan sát thực tế điều trên ở máu gà: Sau khi đun nóng thì máu gà trở thành "miếng tiết" không thể tan được nữa, và do vậy vết máu không đễ giặt tẩy sạch.
Cũng với lý do trên, vết máu khi để ra ngoài không khí một thời gian dài thì cũng phát sinh những biến đổi hoá học. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc không dễ giặt tẩy vết máu đã cũ.


* Tại sao không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần?
Lí giải: Đó là do trong nước thông thường có chứa các hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun sôi có chứa nhiều nitrat khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể ảnh hưởng, nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, các kim loại có trong nước đó cũng có hại đối với sức khoẻ con người.
Không nên uống nước lã, cũng không nên uống nước nước đun lại nhiều lần, vậy uống nước tinh khiết hoặc nước cất liệu có vệ sinh không? Thực ra, trong nước bình thường có chứa các nguyên tố như canxi, magiê… đều là những nguyên tố mà cơ thể chúng ta cần, canxi chiếm khoảng 1,38% trọng lượng của cơ thể chúng ta, nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, ngoài ra nó còn có tác dụng duy trì sự co bóp của cơ tim và thúc đẩy quá trình đông máu…

Magiê chiếm khoảng 0,04% trọng lượng cơ thể, trong đó 70% có trong xương, mỗi người một ngày cần khoảng 0,3 – 0,5 gram magiê. Hai loại nguyên tố này một phần được hấp thụ khi ta uống nước. Có thể thấy, chỉ uống nước tinh khiết và nước cất chưa chắc đã tốt nhất.
Như vậy, uống nước như thế nào là thích hợp? Khi đun nước, khi nước trong ấm đun bắt đầu sôi, như vậy nhiệt độ nước trong ấm đã đạt tới 100 độ C, các loại vi khuẩn trong nước đã bị tiêu diệt. Nếu như mùi clo trong nước máy hơi nặng có thể đun thêm 1 - 2 phút nữa. Nước được đun theo cách như vậy dùng để pha trà hay nấu cơm có thể coi là thích hợp.


Theo hoahocngaynay
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 11-7-2014 22:59:54 | Chỉ xem của tác giả
rất hữu ích

thầy dạy hòa của mik cũng hay hỏi 1số câu thực tế
thế này mà mik tòan ko trả lời đc
nhưng nhờ có bài này thì dễ dàng rồi
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 30-1-2015 15:07:38 | Chỉ xem của tác giả
Nguy hại từ nước uống đóng chai nhựa bị nóng


Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Florida, Mỹ, cho thấy việc uống nước trong chai nhựa để ở nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể có những tác hại đối với sức khỏe.
Nguy hại từ nước uống đóng chai nhựa bị nóng
Nguy hại từ nước uống đóng chai nhựa bị nóng

BPA và kim loại antimony trong chai nhựa
Từ hơn 100 năm nay, các sản phẩm từ nhựa đã thực sự cách mạng hóa cuộc sống con người bởi những tác dụng đa dạng của nó. Đồ nhựa được dùng cho các chai, hộp đựng nước, đồ ăn, các bao gói hàng, đồ chơi, đồ nội thất trong nhà… Người tiêu dùng đã quá quen với các đồ nhựa phong phú mà những nhà sản xuất không ngừng cải tiến mẫu mã, sẵn sàng cung cấp với giá phải chăng. Nhưng các nhà khoa học ngày nay đang trở nên cẩn trọng hơn với các đồ nhựa. Một số những nghiên cứu gần đây cho thấy đồ nhựa không hẳn là đã đa chức năng như mọi người thường nghĩ vì trong một số điều kiện nhất định chúng có thể gây hại cho sức khỏe.

Một nghiên cứu gần đây nhất do các nhà khoa học thuộc trường đại học Florida, Mỹ, tiến hành trên 16 loại chai nhựa đựng nước phổ biến khác nhau tại Trung Quốc đã cho thấy nước đựng trong các chai này ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài có thể có hại cho cơ thể.

Bác sĩ Lena Ma, người đứng đầu nghiên cứu, cho chúng tôi biết về nghiên cứu như sau:

BS. Lena Ma: Lý do mà tôi làm nghiên cứu này là vì tôi đọc thấy một nghiên cứu trước đây cho rằng ung thư vú có liên quan đến việc uống nước trong chai nhựa để quá lâu trong xe và bị nóng. Cho nên tôi biết là có hóa chất trong chai nhựa nhiễm vào nước…. kết quả chung mà chúng tôi có được từ nghiên cứu là bạn để chai nước ở nhiệt độ càng cao bao nhiêu nhiêu thì càng nhiều hóa chất từ chai nhiễm vào nước bấy nhiêu. Bạn để nước trong chai ở nhiệt độ cao càng lâu thì càng nhiều hóa chất nhiễm vào nước. Cho nên lượng hóa chất chuyển từ chai vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố là nhiệt độ và thời gian nước được giữ trong chai.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thử để nước trong chai nhựa ở nhiệt độ 70 độ C trong các khoảng thời gian khác nhau là 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần. Theo bác sĩ Lena Ma, tình huống xấu nhất là khi nước được để trong chai nhựa ở 70 độ C trong 4 tuần liên tục.

Các nhà khoa học tìm thấy có hai loại hóa chất thoát ra từ chai nhựa vào nước trong điều kiện nhiệt độ cao và thời gian dài. Bác sĩ Lena Ma nói tiếp:

BS. Lena Ma: Có hai loại hóa chất mà chúng tôi nói tới ở đây. Thứ nhất là kim loại antimony và thứ hai là BPA. BPA là một loại hóa chất tổng hợp. Với các loại chai nhựa đựng nước, BPA không phải là yếu tố đáng lo ngại. Bạn có thể để chai nhựa đựng nước trong nhiệt độ cao cả tháng thì lượng BPA thoát ra ngoài cũng không nhiều và vẫn thấp hơn ngưỡng cho phép. Nhìn chung thì BPA không phải là điều đáng lo. Đối với kim loại antimony thì trong nghiên cứu nó cũng không phải là điều đáng ngại nhất vì trong 16 loại chai nhựa mà chúng tôi kiểm tra chỉ có một loại có lượng antimony thoát ra ngoài vượt quá mức cho phép.

BPA là loại hóa chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ đồ nhựa đựng thức ăn, nước uống, lớp tráng trong các sản phẩm đóng hộp. Cơ quan an toàn thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ (FDA) trước kia cho rằng BPA an toàn nhưng mới đây đã thay đổi quan điểm và trở nên cẩn trọng hơn với BPA. Các nhà khoa học quan ngại BPA có thể hoạt động như một hormone trong cơ thể, làm rối loạn mức hormone và sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy BPA có thể có tác động lên hành vi và trí não của trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu khác trên động vật cho thấy việc tiếp xúc với BPA có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Chính bởi những lo ngại này, từ lâu nhiều sản phẩm nhựa được sản xuất không có chứa BPA, nhất là đồ nhựa dành cho trẻ.

Lý giải về việc tìm thấy chất BPA trong chai nhựa, bác sĩ Lena Ma nói:

BS. Lena Ma: BPA đáng ra không nên có trong chai nhựa, nên thành phần này có thể là bị pha tạp vào trong quá trình sản xuất.

Đối với kim loại antimony được tìm thấy trong các chai nhựa, bác sĩ Lena Ma cho biết đây là thành phần có trong quá trình sản xuất chai nhựa PET, loại nhựa phổ biến dùng để đựng đồ ăn, nước uống. Đồ nhựa PET tiếp xúc với nhiệt độ cao và để trong microwave (tức lò vi sóng) đang hoạt động có thể làm tăng mức antimony chuyển từ chai vào nước hoặc đồ ăn chứa trong đó. Những người tiếp xúc với antimony như thường xuyết hít phải antimony, có thể có các triệu chứng trầm cảm, chóng mặt, nôn mửa, hư thận và gan. Người uống nước có nhiễm antimony liều cao và lâu có thể bị tăng cholesterol.

Đây cũng là một chất được coi là có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Có nên tránh đồ nhựa
Có rất nhiều loại đồ nhựa khác nhau mà người tiêu dùng nên nhận biết để có thể sử dụng chúng đúng cách. Đáng chú ý nhất là đồ nhựa PET là loại nhựa được dùng phổ biến nhất, được coi là an toàn, và đây cũng là loại nhựa trong nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ. Người tiêu dùng muốn biết sản phẩm nhựa mình dùng thuộc loại nào có thể nhìn ở ký hiệu của sản phẩm thường nằm dưới đáy sản phẩm. Nhựa PET có ký hiệu số 1. Loại nhựa này không nên để ở nhiệt độ cao và dưới ánh nắng mặt trời vì nó làm tăng lượng antimony chuyển vào sản phẩm. Ngoài ra cũng đã có nghiên cứu cho thấy nhựa PET cũng có chứa chất bromine có tác động lên hệ thần kinh của người.

Loại nhựa phổ biến thứ hai là nhựa HDPE, được đánh số 2, thường được dùng đựng sữa, nước, nước ngọt, các chai dầu gội đầu, nước tắm. Nó cũng thường được tìm thấy trong lớp bên trong các hộp đựng cereal (ngũ cốc ăn sáng). Loại nhựa này cũng có khả năng làm thoát các hóa chất tương tự như hormone estrogen ở người.

Nhựa PVC được đánh số 3 thường được dùng để gói đồ bao gồm cả loại nilon dùng để gói đồ ăn thường thấy trong các bếp ăn, dùng trong các sản phẩm là đồ chơi cho trẻ. Loại nhựa này có chứa hóa chất có tác động lên hormone, có thể gây ung thư.

Nhựa LDPE được đánh số 4, thường được coi là khá an toàn. Nó thường được dùng để gói bánh mì, đồ đông lạnh, trong bao carton đựng sữa, cốc đựng nước. Nhựa này không có chứa BPA nhưng có thể có hóa chất gần giống hormone estrogen.

Nhựa PP, đánh số 5, thường được dùng cho sữa chua, các loại đồ ăn. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao mà khó thoát ra hóa chất. Tuy nhiên cũng đã có nghiên cứu cho thấy vẫn có khả năng loại nhựa này chuyển hóa chất ra ngoài ở nhiệt độ cao.

Nhựa PS, số 6, hay thường được gọi là Styrofoam, dùng trong các loại cốc, đĩa, bát ăn. Nó có thể thoát chất styrene ở nhiệt độ cao, gây hại cho hệ thần kinh và có liên quan đến ung thư.

Nhựa số 7 là các loại nhựa khác. Hiện vẫn khó để xác định các loại hóa chất độc có thể thoát ra từ loại nhựa này nhưng có nhiều khả năng nó có chứa BPA và BPS là những chất có tác động lên hệ nội tiết.

Có một số những nhà khoa học, bác sĩ và những người quan tâm đến sức khỏe hiện nay thường tìm cách tránh sử dụng các sản phẩm từ nhựa để đựng đồ ăn và nước uống do những kết quả nghiên cứu gần đây về những tác hại của nhựa. Tuy nhiên theo cơ quan an toàn thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, các sản phẩm nhựa đáp ứng  tiêu chuẩn an toàn của Mỹ cho thực phẩm vẫn có thể được sử dụng an toàn.

Bác sĩ Lena Ma cho biết bà cũng không muốn người tiêu dùng bị dẫn dắt sai từ kết quả nghiên cứu.

BS. Lena Ma: Tôi không muốn người tiêu dùng bị dẫn dắt sai. Nhìn chung đồ nhựa được dùng phổ biến để đựng thức ăn và đáng ra là an toàn. Nhưng khi bạn mua các sản phẩm này thì tôi nghĩ không nên giữ chúng với đồ ăn nóng ở nhiệt độ cao. Cho nên không có gì phải lo ngại khi sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn, chỉ đừng dùng để đồ nóng quá lâu.

Ngoài ra bác sĩ Lena Ma cũng cẩn trọng với các sản phẩm nhựa đựng thức ăn và nước uống có độ axit cao, đặc biệt là nước quả. Bà nghi ngờ ở môi trường axit cao, khả năng kim loại antimony cũng sẽ bị thoát ra ngoài.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 30-1-2015 15:09:19 | Chỉ xem của tác giả
Phèn chua là chất gì ?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm.
Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.
Cũng do tạo ra kết tủa Al(OH)3 khi khuấy phèn vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt.
Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.
Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 30-1-2015 15:17:31 | Chỉ xem của tác giả
Hàn the là chất gì ?
Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng
tinh thể ngậm 10 phân tử H2O (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng,
không tan trong cồn 90 độ.
Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh
cuốn… để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn. Ngay đã cấm dùng hàn the làm chất
phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi nóng chảy, gọi là ngọc borac.
Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa Na2B4O7.4H2O. Borac dùng để
sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh màu và thuỷ tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi
hàn, chất sát trùng và chất bảo quản, chất tẩy trắng vải sợi. Hàn the còn được dùng để bào chế
dược phẩm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 30-1-2015 15:19:42 | Chỉ xem của tác giả
Bột ngọt là gì?

Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối natri của axít glutamic, một axít amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein) của cơ thể. Axít glutamic tồn tại phổ biến trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa (kể cả sữa mẹ) và các loại rau củ quả như cà chua, bí đỏ, đậu Hà Lan… Hiện nay, bột ngọt được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như tinh bột khoai mì, mật mía đường, bắp,… bằng phương pháp lên men vi sinh tự nhiên - tương tự như phương pháp sản xuất bia, giấm, nước mắm….


Từ khi ra đời vào năm 1909, bột ngọt đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và trong bếp ăn gia đình. Do đó, tính an toàn của bột ngọt cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều tổ chức khoa học trên thế giới trong một thời gian dài:

Trước năm 1987, Ủy Ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) đã kết luận bột ngọt là an toàn với liều dùng hàng ngày là 0-120mg/kg. Có nghĩa với thể trọng người bình thường 50kg thì mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 6g bột ngọt.

Tuy nhiên, vào năm 1987, sau nhiều nghiên cứu khoa học uy tín, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức với sự hiện diện của hơn 200 nhà khoa học chuyên về độc học, hoá học, sinh học... tổ chức JECFA đã chính thức xác nhận lại tính an toàn của bột ngọt và bỏ quy định liều dùng hàng ngày của bột ngọt. Do đó bột ngọt được chính thức xếp vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm có liều dùng hàng ngày không xác định (ADI not specified).

Năm 1991, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng châu Âu (European Community Scientific Committee for Food - EC/SCF) đã xếp bột ngọt vào danh sách các chất phụ gia thực phẩm an toàn có liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định và khẳng định không có bất kì bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây độc cho người tiêu dùng.

Hơn 45 năm qua, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã xem bột ngọt là một loại gia vị an toàn trong sử dụng tương tự như muối, tiêu, đường... và xem bột ngọt là gia vị “nói chung được công nhận là an toàn – Generally Recognised As Safe (GRAS).

Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã chính thức xếp bột ngọt là phụ gia thực phẩm thuộc nhóm điều vị an toàn (với mã số E621) và được phép sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/08/2001.

Tuy nhiên, cần hiểu rõ bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn tương tự như các gia vị khác, chứ bản thân bột ngọt và các gia vị nói chung không phải là chất dinh dưỡng. Vì thế, không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…

Nên nêm bột ngọt vào thời điểm nào khi nấu ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Một số người lo ngại không biết nên nêm bột ngọt vào thời điểm nào trong quá trình nấu ăn vì sợ ở nhiệt độ cao bột ngọt sẽ bị biến đổi thành chất gây nguy hại cho cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng bột ngọt chỉ bị mất tác dụng điều vị (mất vị umami) và biến đổi thành chất gây hại khi bị đốt cháy liên tục ở nhiệt độ trên 300oC trong 2 giờ. Cũng tại nhiệt độ và thời gian đó, các thực phẩm tự nhiên khác như thịt, cá, rau quả cũng đều bị cháy đen.

Trên thực tế, trong qua trình nấu nướng, đối với món canh, món luộc thì nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 1000C; hay các món chiên, xào, rán thì nhiệt độ khoảng 115 - 1300C, mỡ lợn khoảng 1500C - 1600C, còn dầu ăn có nhiệt độ sôi khoảng từ 1700C - 2000C; và cao tối đa chỉ khoảng 2600C. Do đó, nhiệt độ nấu nướng thông thường hầu như không thể đạt đến được 3000C và chúng ta có thể nêm nêm bột ngọt vào bất kì thời điểm nào trong quá trình nấu ăn.

Người dân tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật có sử dụng bột ngọt?

Nhiều người khi đi đến các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu đều có chung 1 thắc mắc là tại sao ở những nước này họ không dùng bột ngọt trong quá trình nấu nướng, và thường băn khoăn phải chăng bột ngọt không tốt cho sức khỏe nên họ không dùng?

Tuy nhiên, nếu có dịp tìm hiểu về văn hóa ẩm thực phương Tây, chúng ta có thể thấy giữa các nước phương Tây và Việt Nam có nhiều điểm khác biệt trong cách chuẩn bị và thưởng thức món ăn.

Ở Việt Nam, một nét văn hóa rất đẹp vẫn được gìn giữ trong xã hội ngày nay chính là các bữa cơm gia đình. Những người mẹ, người vợ dù bận rộn đến đâu vẫn cố gắng thu xếp thời gian để tự tay vào bếp chuẩn bị những bữa ăn ngon cho gia đình, từ việc ra chợ lựa chọn nguyên liệu tươi ngon đến nêm nếm muối, bột ngọt, tiêu,… cho vừa miệng.

Trong khi đó, ở các nước phát triển, với guồng quay cuộc sống gấp gáp, hối hả, những bữa ăn gia đình cũng phần nào được biến đổi để thích nghi với nhịp sống đó. Người phương Tây thường lựa chọn những thực phẩm chế biến sẵn, chỉ cần chế biến qua là có thể dùng được ngay. Trong những thực phẩm này, nhà sản xuất hầu như đã bổ sung sẵn các gia vị, trong đó có bột ngọt. Nếu có nấu nướng, họ cũng thường lựa chọn hạt nêm hoặc các gia vị tổng hợp khác để tiết kiệm thời gian. Trong thành phần của phần lớn hạt nêm và các gia vị tổng hợp ngoài muối, tiêu,… cũng chứa một lượng đáng kể bột ngọt.

Như vậy, tại các nước phát triển, người dân không nêm trực tiếp bột ngọt vào món ăn nhưng thực chất vẫn sử dụng bột ngọt dưới các hình thức khác.

Bột ngọt có liên quan gì đến hội chứng "Nhà hàng Trung Quốc"?

Năm 1968, trong một báo cáo của tiến sĩ Ho Man Kwok đã mô tả lại các triệu chứng mà ông ghi nhận được sau khi ăn ở nhà hàng Trung Quốc như tê gáy, cổ và cảm giác bị nóng mặt, tức ngực…

Ông đã nêu lên giả thiết rằng các triệu chứng trên có thể gây ra bởi một số loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn Trung Quốc như nước tương, rượu, hàm lượng muối cao hay mì chính…

Trong nhiều năm qua, rất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mù kép, có đối chứng giả dược đã được tiến hành để đánh giá về mối liên quan giữa bột ngọt và hội chứng “Nhà hàng Trung Quốc” và các nghiên cứu này đều khẳng định rằng bột ngọt không phải là nguyên nhân gây nên hội chứng “Nhà hàng Trung Quốc”.

Bên cạnh đó, cho đến nay, dựa trên các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới xác nhận bột ngọt là một loại gia vị an toàn cho mục đích sử dụng đối với mọi lứa tuổi với liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định.

ThS. Chu Quốc Lập
Nguyên Phó Cục trưởng Cục ATVSTP
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 30-1-2015 15:22:16 | Chỉ xem của tác giả
vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ?

Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở.

NH4HCO3 (r) →NH3↑ + CO2↑  +  H­2O ↑

Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 30-1-2015 15:26:38 | Chỉ xem của tác giả
Vì sao khi ăn trái cây không nền đánh răng ngay?
Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khi nước bọt trung hòa lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho và chanh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 30-1-2015 15:27:42 | Chỉ xem của tác giả
Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?
Do bạc tác dụng với O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sun-phua có màu đen. Cụ thể: 4Ag + O2 + 2 H2S = 2 Ag2S + 2H2O.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách