Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: cuop.heo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Thực - Xuất Bản] Không Phải Trò Đùa | Khuất Quang Thụy

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 28-4-2013 21:34:08 | Xem tất
CHƯƠNG NĂM
“ Cái chết là sự kết thúc. NHưng một sự hy sinh lại là cái bắt đầu”.

Nhật ký của một người lính trinh sát.

I

Trưa hôm sau ông Sang cho gọi anh em Tình lên uống rượu với bố con ông Đốc. Anh cũng định lên thăm ông chú lưu lạc của họ nhà mình nên nhận lời ngay. Thâm tâm, anh thấy thật khó hiểu với việc tìm về cuội nguồn của ông Đốc. Hình như ông phẫn chí với gia đình vì một cuộc ép duyên nên đã bỏ nhà ra đi năm mười bảy tuổi. Anh em trong họ không một ai biết tin tức gì về ông, họ đã lẵng quên ông từ lâu và có lẽ không một ai ngờ rằng ông còn sống và còn trở về làng. Nghe Nghĩa kể, gia đình của ông trong Sài Gòn cũng khá giả, bố con ông có mấy cửa hiệu, bà vợ cả có một quầy vải lớn ở chợ Bến Thành, bà vợ hai của ông trước kia cũng từng là một tiểu chủ…Cuộc sống của gia đình ông dư giả về mặt vật chất, con cháu ông cũng đông đúc, phương trưởng. Đô là con trai áp út của bà vợ cả, nghe đâu cũng đã từng đi lính một vài năm, nay là kỹ sư của một xí nghiệp ở Sài Gòn. Vậy thì ông còn cần gì ở cái làng Mê Văn nghèo nàn, lầm lũi này nữa.


Kể về vai vế trong họ thì ông Đốc bằng vai với Tình, nhưng anh lại thuộc cành trên, vì vậy nên ông phải kêu anh bằng  bác và luôn biểu lộ sự tôn kính thái quá khiến anh phát ngượng. Khi anh và Nghĩa cùng với ông Sang, ông Đốc ngồi uống rượu thì hai con trai ông Sang và Đô luôn phải thay nhau túc trực bên cạnh. Anh có ý muốn mời Đô cùng ngồi để hai “ông con” trò chuyện, nhưng anh không dám và ông Đốc cũng không cho phép. Thành ra bữa rượi đã trôi đi tẻ nhạt trong không khí tôn ti trật tự thời “tiền khởi nghĩa”, đến là khó chịu.


Trong suốt bữa ăn, ông Đốc đã kể về quãng đời tha phương của mình. Từ đận ông vào làm phu cao su ở Phú Riềng tới đận ông theo chân những người buôn bán ở Sài Gòn ngược sang tận vùng cao Mê Lai thuộc biên giới phía Tây Căm Pốt để buôn bán. Rồi chuyện ông về Sài Gòn lập xưởng, làm ăn phát đạt vào năm rồi bị phá sản vì kiện cáo. Rồi đến đạn ông vào Cà Mau theo quân Bình Xuyên lập cảng buôn lậu…Tóm lại, cuộc đời ông bao gồm liên tiếp những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, lên voi xuống chó (đã có thời ông ra tranh cử nghị sĩ quốc hội của chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng không thắng và nhờ đó bỏ luôn được cái mộng làm nhà chính khách, ông coi đó là một cái may mắn cho đời ông và cho con cháu).


-        Quả là nhờ vào hồng phúc của gia tiên  nên tôi mới thoát khỏi cái trò chánh chị chánh em đó để trở về “chí thú làm ăn” – Ông già sôi nổi tiếp – Nhưng rồi thời cuộc cũng lôi con cái mình vào lúc nào không hay. Nói mấy ông tha lỗi, tôi rời quê hương với một nỗi cay đắng trong lòng. Tôi luôn tự hỏi, tại sao ở cái làng Mê Văn ấy, họ hàng nhà ta chưa bao giờ vươn lên khỏi “tầng lớp cùng đinh”? Nào, các ông thử kể xem thời trước cái họ Kiều nhà ta ở cái làng này có ông nào vượt qua được cái danh ông trương tuần không nào. Tất cả đều chỉ là bố cu, mẹ đĩ. Vậy nên, khi sống giữa đô thành Sài Gòn, nhìn thấy cái cảnh gia đình nhà mình có cơ trở thành một gia đình máu mặt, ai mà không ham? Nhưng rồi tôi đã thất bại, tuy vậy tôi chưa đến nỗi mù quáng tới mức bán cả lương tâm mình cho ngoại bang và bọn quyền cao chức trọng để mà mua danh lợi. Nhưng đến đời con tôi thì chúng không tránh khỏi tai họa. Thằng con đầu của tôi thành đạt rất sớm, nó được đi học tập tận bên Mỹ và đã lên tới trung tá quân lực Việt Nam cộng hòa. Nhưng rồi tới Mậu Thân nó đã tử trận. Thằng em áp nó cũng tấp tểnh lên tới đại úy thì bị mất một giò, trở thành phế binh. Chậc, cũng còn là may cho nó đó. Con vợ bỏ đi theo một thằng Mỹ lai, nhưng khi thành phế binh nó lại lấy được con nhỏ này. Số nó kể là hên đấy, chẳng nói giấu gì mấy ông, giờ cháu là hội trưởng hội phụ nữ của phường, thương chồng thương con rất mực. Thằng con đầu của bà nhỏ nhà tôi cũng chết trận luôn. Tội thằng nhỏ, vừa đi lính được vài tháng, coi chừng súng bắn chưa thạo. Thằng thứ hai của bà nhỏ thì bỏ trốn ra cứ theo đàng mình. Nó đâm khá hơn cả. Bây giờ thì cháu nó có chân trong quận ủy, phụ trách công nghiệp quận. Còn thằng này, con áp út của bà cả, thì cũng đi lính dù được hơn một năm, bị thương ở Tây Nguyên năm bảy mươi hai rồi được giải ngũ, tôi đã kịp gửi cháu sang Pháp học, mãi đến năm bảy mươi sáu, được phép của chánh quyền mình, cháu được về nước và cũng được trọng dụng. Thế đó, thời tôi kể cũng trầm luân. Tây cũng từng đến Mỹ cũng từng qua, nhưng ở đâu tôi cũng không quên được cái làng quê nghèo đói triền miên của cha ông chúng ta. Khi chiến tranh kết thúc, bạn bè tôi nhiều người rủ qua ngoại quốc sinh sống, nhưng tôi không đi. Tôi tính, ra nước ngoài, dẫu có giàu sang vẫn là kẻ tha hương, rồi thì con cháu nó không biết đâu là nguồn là cội, nên tôi quyết tâm ở lại. Sau năm bảy mươi năm tôi cũng thấp thỏm chờ đợi một cuộc trả thù của Việt Cộng như người ta nói, nhưng thâm tâm tôi không mấy tin. Người Việt mình có câu “Máu chảy ruột mềm”, lại có câu” Uống nước không uống cả cặn”, suy ngẫm cho kỹ tôi không tin lại có cuộc “nồi da xáo thịt” khi chiến tranh đã kết thúc. Các con tôi cũng đã đổ máu vì chiến tranh.  Hai đứa tử hai đứa thương, một gia đình đau thương như thế lại chẳng đáng kể hay sao? Vào những ngày tháng tư tháng năm năm bảy mươi năm, các huynh có biết tôi sống như thế nào không? Tôi đinh ninh rằng họ hàng nhà ta thế nào cũng có người đi bộ đội giải phóng, cũng có người vào tới được Sài Gòn, thế là tôi đi dò hỏi khắp nơi, ở đâu có bộ đội giải phóng là tôi mò tới. Nhưng thật lạ lùng, tôi không gặp một anh bộ đội giải phóng nào cùng họ với mình. Người cùng tổng cùng huyện thì có, tôi có gặp một anh bên làng Mai Hạ, tôi cũng hỏi thăm đủ chuyện nhưng cái anh này còn trẻ quá, thậm chí anh ta còn chưa một lần nào tới làng Mê Văn nữa. Mãi tới cuối năm bảy mươi sáu, tôi mới gặp được bác Vân, người bên họ ngoại nhà ta. Bác ấy thì có lẽ các ông đã biết cả, ông ấy là đại tá hay trung tá gì đó. Ôi, tôi mừng xiết bao khi nghe ông ấy kể về anh em họ hàng nhà mình. Tôi biết ông Tâm, cụ thân sinh ra bác Tình, bác Nghĩa đây, và bác Sang còn sống. Đêm hôm ấy tôi mới họp các con lại, kể cho chúng nó nghe về cái làng của cha ông chúng nó, kể cho chúng nó nghe về từng nhà, từng người, buộc chúng nó phải lập tộc hệ để nhớ vai vế trong nhà. Và tôi đã nói với chúng rằng “Tao nhất định phải tìm về được quê hương, bản quán của mình trước khi nhắm mắt xuôi tay, dù có phải tốn kém đến đâu chăng nữa. Thế mà, cho đến tận ngày hôm nay…”


Đôi mắt ông Đốc đã rớm lệ, ông ngừng lời rồi nâng chén rượu lên vừa uống vừa khóc lặng lẽ.


-        Nhờ ân đức của ông bà, cuối cùng thì chú cũng đưa được các cháu về đây –Ông Sang an ủi người em – Nếu chiến tranh còn kéo dài thì chưa chắc gì chú với tôi còn được đoàn tụ. Thế là đại phúc rồi. Từ nay, chú để cho các con các cháu nó năng đi lại thăm viếng lẫn nhau cho nó có nghĩa…


-        Ngày mai bố con tôi tính lên huyện thăm ông Ân, không biết có tiện hay không?>


-        Sao lại không tiện, anh em trong nhà chứ có phải người dưng nước lã đâu. Hôm nay tôi cũng cho cháu lên mời bác ấy về nhưng không hiểu bận bịu gì mà bác ấy không về, mà cũng chẳng thấy cho đứa trẻ nào về để cho anh em chúng nó sum họp?


-        Ngày mai tôi sẽ đưa ông và cháu lên thăm anh chị ấy – Tình quyết định lên tiếng – Bố cháu chẳng may đã qua đời, không được chứng kiến ngày sum họp này, nhưng anh em cháu còn cả đây, chúng cháu sẽ có trách nhiệm đi lại với chú và các cháu trong ấy.


Sau bữa ăn, không khí trang trọng đã dịu đi ít nhiều. Tình và Nghĩa đã kéo Đô xuống nhà dưới hút thuốc và trò chuyện để cho hai ông già được thoải mái tự nhiên hơn.


-        Bố cháu là người kì cục lắm – Đô nói khi mấy anh em đã xuống nhà dưới- Hồi theo Bình Xuyên bố cháu xuýt bị tụi nó treo cổ vì tội cứ khăng khăng một mực ca ngợi cụ Hồ CHí Minh, ông già nói ông theo Bình Xuyên vì Bình Xuyên cũng chống Pháp, nhưng sau biết Bình Xuyên chẳng qua cũng là một sản phẩm của Pháp nên ông bỏ về thành phố tính đi buôn làm giầu và rồi ông cũng làm nên chuyện.


-        Thế …hồi ở lính cháu đi những đâu?


-        Dạ, cháu ở Quảng Trị rồi hành quân qua Nam Lào. May mà bám được càng máy bay, nếu không thì bỏ xác ở đó rồi. Sau đó thì cháu lên Kom Tum…


-        Thế thì…mày thuộc lữ quân dù 3, phải không?


-        Dạ!Lữ ba đó. Cái lữ có ông Đại tá Thọ bị quân giải phóng bắt ở Nam Lào đó ông.


Tình bỗng cười lớn:


-        Thế thì hồi đó “ông cháu” mình bắn nhau là cái chắc. Tớ cũng chiến đấu ở Nam Lào trong chiến dịch đó. Đến đầu năm bảy mươi hai tớ cũng vào Tây Nguyên và cũng lại đụng với cánh lính dù của chú mày ở đó. Thật là…đánh nhau vỡ đầu mới nhận ra họ!


-        Chiến tranh mà ông…Cũng may cả hai ông cháu mình còn sống được tới ngày hôm nay đó…


-        Sống được cũng chỉ là may mắn thôi. Như các ông già vừa nói, nhờ hồng phúc của ông bà tổ tiên còn vượng.


-        Đúng thế ông ạ - Đô bỗng móc trong túi ra một chiếc hộp đựng thuốc lá bằng đuy ra sáng loáng – Cháu sống được có lẽ nhờ cái hộp nhỏ này. Nó là của một ông Việt Cộng nào đó, cháu nhặt được trong một cuộc truy đuổi nhóm thám sát của Quân Giải phóng. Thấy nó đẹp, cháu tính giữ lại làm kỷ niệm. Ai dè, mấy hôm sau khi Việt Cộng tiến công căn cứ, cái vật nhỏ này đã che chở cho cháu. Một quả đạn cối rơi gần chỗ cháu, cháu bị rất nhieefi miểng nhưng đều không trúng chỗ hiểm. Duy chỉ có một miếng găm vô ngực trái thì đụng phải cái hộ này, thay vì chui vô ngực cháu thì nói chui vô nằm gọn trong cái hộp này, trên thực tế đã cứu cháu. Vì thế, tự bấy đến nay cháu luôn mang nó bên mình, coi như một vật thiêng, một thứ bùa hộ mạng.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-5-2013 20:27:54 | Xem tất

Tình nhìn lom lom vào chiếc hộp, rồi bỗng bước tới.


-        Đưa tao xem nào!


Anh cầm lấy chiếc hộp, mở nó ra xem rồi bỗng tái mặt thảng thốt kêu lên:

-        Đúng nó đây rồi!


-        Sao…sao ạ? Nó là…của ông sao?


Tình xúc động hết nhìn chiếc hộp lại nhìn đứa cháu họ của mình.


-        Nó là của…anh bạn rất thân của tôi. Trời ơi anh ấy đã hy sinh vào cái hôm bọn khốn khiếp chúng mày truy đuổi bọn tao ở chân dãy cao điểm 1015, phía tây sông Pô Cô. Không chừng…chính mày…chính mày đã bắn trúng anh ấy…

Tình thở hổn hển, bước tới nhìn trân trân vào bộ mặt đang tái dần đi của đứa cháu họ. Anh ta hốt hoảng lùi dần, lùi dần, miệng lắp bắp:


-        Không…không phải cháy. Cháu…không…


-        Làm sao mà mày biết rằng không phải viên đạn của mày đã giết chết anh ấy? làm sao mày biết được như vậy? Không? Rất có thể là mày đã bắn viên đạn khốn khiếp đó…Đây, tên anh ấy còn đây này. Viết tắt chữ Lê Viết Thái, hai chữ này là quê hương, là cái làng Mai Hạ đã sinh ra anh ấy. Nó chỉ cách đây dăm ba cây số thôi. Ở đó anh ấy còn mẹ già và hai đứa em nhỏ, một đứa trạc tuổi thằng Nghĩa nhà mình đây này. Cái hộp này là vật kỷ niệm, anh ấy làm sau chiến dịch Nam Lào, làm từ một mảnh duyra lấy từ một chiếc trực thăng bị tiểu đội trinh sát của chúng tao bắn cháy. Anh ấy có bàn tay tuyệt vời, anh ấy cũng có ước mơ sẽ trở thành một kỹ sư cơ khí như mày đấy. Mày hiểu không? Anh ấy thì…không trở về được nữa sau cái buổi chiều tai họa ấy. Còn mày thì..lại về được đây, quê hương của mày và…cũng là của anh ấy. Liệu mày sẽ nghĩ gì khi mày nhìn thấy mẹ anh ấy, hở thằng khốn khiếp kia?


-        Trời ơi!- Đô choáng váng rên lên – Chẳng lẽ tôi lại là tên giết người?


Tình mệt mỏi ngồi xuống mép ghế, mồ hôi túa ra trên trán anh. Thấy vậy, Nghĩa hốt hoảng chạy tới:


-        Anh có làm sao không? Anh bình tĩnh lại đi. Xúc động mạnh như vậy không có lợi cho anh đâu. Suy cho cùng thì…chú Đô có lỗi gì đâu?


Anh cũng biết vậy. Nhưng làm sao có thể nén nổi lòng mình khi nhìn thấy cái vật ấy và đứng trước một hoàn cảnh như thế này? Anh nhắm mặt lại và bỗng hình dung rất rõ nụ cười của Thái cái lúc anh mang chiếc hộp thuốc lá xinh đẹp này ra khoe với tiểu đội. Anh cũng thấy như ngay trước mặt mình cái giây khắc Thái ngã vật xuống nền rừng ẩm ướt, nhìn thấy những dòng máu thắm đỏ của Thái nhỏ giọt, từng giọt, nhìn thấy những giọt nước mắt chảy chan hòa trên gương mặt đại đội trưởng Tuấn. Anh cũng nghe văng vẳng bên tai tiếng đại đội trưởng nói những lời vĩnh biệt Thái trước ngôi mộ thô sơ mà các anh vừa đắp tạm cho anh dưới một bụi le. Một người lính trinh sát dũng cảm và thông minh đã nằm xuống. Có lẽ cho đến ngày hôm nay anh vẫn còn đang nằm tại nơi ấy. Có ai nhớ mà đưa anh về những nghĩa trang tập trung không nhỉ? Khó mà có thể tìm được cái mộ ấy sau bao mưa nắng, cỏ dại có thể đã mọc trùm lên, nước lũ có thể đã cuốn trôi, một con lợn rừng nào đó có thể đã dũi tung lên khi đi kiếm những đọt măng rừng  mới nhú? Nhưng tất cả những điều đó liệu có quan trọng gì? Rất có thể anh chỉ còn để lại chiếc hộp này cho đời, chiếc hộp vài ngày sau đã tình cờ cứu mạng cho một tên lính dù, tên lính rất có thể đã bắn viên đạn kết thúc sự tồn tại của anh trên đời, tên lính đó hiện đang đứng trước mặt tôi đây, trong dáng vẻ ngoan ngoãn lạ lùng của một đứa cháu trong nội tộc. Tất cả những cái đó có vẻ cực kỳ phi lý, ngu xuẩn. Nhưng, nó lại là hiện thực, tôi biết làm gì với nó bây giờ?


-        Ông ơi! – Tiếng Đô rụt rè vang lên bên tai anh – Cháu phải làm gì bây giờ? Cháu có thể làm gì để chuộc lại lỗi lầm? Nhưng…liệu cháu có tội trong chuyện này không? Ôi, làm sao cháu biết được có phải chính viên đạn cháu bắn ra đã giết chết anh ấy hay không? Thà rằng biết đích xác rằng mình có tội có lẽ còn dễ xử hơn. Trời ơi, từ nay lương tâm cháu không bao giờ còn được yên ổn nữa.


Giọng nói xót xa và gương mặt biểu lộ sự đau khổ tuyệt vọng của Đô khiến anh nao lòng.


-        Không…Suy cho cùng cháu không phải là kẻ có tội trực tiếp, Đô ạ. Chuyện này…tuy cũng thật đáng buồn trong cái ngày sum họp của gia đình ta, nhưng cũng không phải hoàn toàn vô ích. Bởi vì nó gợi ý cho chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về quá khứ. Cuộc chiến tranh vừa qua đã gây ra quá nhiều đau thương cho dân tộc ta. Dù là ở bên này hay bên kia cuộc chiến, đã là người Việt Nam thì đều phải chia sẻ nỗi bất hạnh đó của dân tộc. Trong nội bộ dân tộc chúng ta không có kẻ thắng trận và kẻ bại trận, chỉ có bọn Mỹ mới là kẻ thua trận thật sự, nhưng chúng đã cút về Mỹ rồi. Vấn đề còn lại là phải làm thế nào để băng bó cho nhau những vết thương do chiến tranh để lại. Đó là một bài học quá khứ. Bài học đó sẽ giúp dân tộc ta suy ngẫm trong tương lai. Cháu cũng vậy, cháu cũng phải suy ngẫm và sống tốt trong tương lai, có như vậy thì mới trả được dù một phần món nợ của quá khứ .


-        Vâng…cháu đã hiểu là phải như vậy từ khi còn học ở Pháp.


-        Còn cái hộp này…có lẽ nó là di vật có ý nghĩa duy nhất còn lại của anh ấy. Vậy cháu hãy trao nó cho tôi để tôi đem tới gia đình anh ấy.


-        Vâng…dĩ nhiên là như thế, mặc dù …cháu rất tiếc.


-        Anh tha lỗi cho tôi…- Tình bỗng thay đổi cách xưng hô – Dù sao chúng ta cũng là anh em một nhà và cùng một thế hệ. thế hệ của chúng ta đã phải chịu nhiều đau khổ của cuộc chiến tranh này, do đó phải thương yêu nhau, phải nhanh chóng hiểu nhau để cùng nhau làm được những gì có thể làm cho đất nước và cho bản thân mình nữa.


-        Cháu hiểu…- Đô khẽ thở dài – Chính vì thế mà khi học xong cháu đã tìm mọi cách xin trở về Tổ quốc. Nếu ông biết cháu đã phải vất vả như thế nào mới xin được phép trở lại Đất nước thì ông sẽ có thể thông cảm với cháu. Cháu biết không phải ngày một ngày hai người ta có thể quên đi được những gì đã xẩy ra trong suốt mấy thập kỷ. Đôi lúc cháu cũng tự hỏi, mình và những anh em trong gia đình mình có thực yêu nước không? Có lẽ cháu nghĩ thế. Anh hai cháu, ông trung tá chết trận ấy mà, cũng là một người có tâm huyết. Anh ấy căm ghét bọn Mỹ và bọn xâm lược nói chung. Những chế độ chính trị khác nhau đã giáo dục cho công dân của mình theo những quan điểm yêu Tổ quốc khác nhau. Mấy ngày nay sống trên quê hương của tổ tiên mình, trở về đúng cội nguồn của mình, cháu mới hiểu thực ra mình đã được hưởng một chế độ giáo dục sai lầm như thế nào. Và tình yêu cũng có thể dẫn đến tội lỗi nếu nó bắt nguồn từ một luồng mạch đen tối.


-        Anh hiểu như vậy là sâu sắc đấy.


-        Thưa ông…dù sao thì cháu cũng là trí thức. Tiên đây, cháu cũng xin được phép hỏi thăm…bệnh tình của ông đã dứt hẳn chưa ạ?


-        Tôi khỏi rồi…- Anh bỗng mỉm cười – Nếu tôi chưa khỏi thì khi nãy anh có thể đi đứt đấy.


-        Trong nhà cháu có một ít thuốc trợ thần kinh đặc hiệu của phương Tây, nếu ông cần…


-        Không..cái mà tôi cần hiện nay không phải là thuốc men mà là sự thanh thản về tâm hồn. Mà …điều đó có lẽ còn khó kiếm hơn cả những thứ thuốc đặc hiệu của anh. Nhưng này, hôm qua tôi đã nghe anh hát những bài hát của TRịnh Công Sơn, anh hát hay đấy. Cẩn thận kẻo con gái Mê Văn sẽ bỏ quê hương theo anh vô Sài Gòn đấy. Hình như anh cũng chưa có vợ phải không?


Nghĩa từ bấy đến giờ vẫn im lặng nghe cuộc đối thoại căng thẳng của hai người bây giờ bỗng chen ngang vào một câu:


-        Tối hôm kia hai ông già vừa ra nghị quyết bắt buộc Đô phải lấy vợ ở ngoài này đấy.


-        Chà, hai ông già định làm chuyện gì đấy? – Tình bật cười- cái thời cha mẹ ép duyên con đã qua từ thời tám hoánh nào rồi còn gì.


-        Chưa hẳn thế đâu, anh Tình ạ - Nghĩa khẽ nháy mắt – ngay cả anh nữa đấy. Hãy coi chừng, anh vẫn còn có khả năng để trở thành nạn nhân của một vụ ép duyên đấy.


-        Chú nói sao? Ai có thể ep tôi được bây giờ? Anh Ân chắc?


-        Không ép anh, nhưng người ta sẽ ép người khác.


Tình thoáng đỏ mặt, nhưng anh lập tức trở lại giọng bình tĩnh, tự tin:


-        Chú muốn nói đến cô Hiền , phải không? Nếu vậy thì chú lo hão rồi đấy. không có một hội đồng gia tộc nào có thể ép duyên cô ấy được đâu. Cô ấy có sức mạnh đấu tranh có lẽ còn hơn cả cánh đàn ông chúng ta đấy.


-        Anh tự tin gớm nhỉ!


-        Đối với người lính trinh sát, tự tin là phẩm chất đầu tiên.


-        Vậy thì em cũng sẽ xin vào lính trinh sát, em mê cái nghề mạo hiểm của các anh đấy.


Tình vội xua tay:


-        Không nên dẫm lên vết chân người khác, chú em ạ.


-        Nhưng, em đã từng nghe anh nói rằng, trong nghề trinh sát của anh, nếu muốn tới đích an toàn phải luôn dẫm đúng vào vết chân của người đi trước mình!


-        Ông nhỏ lém lỉnh vừa vừa chứ. Dù sao thì chiều nay tao cũng sẽ lên huyện gặp anh Ân, bắt anh ấy phải xin hoãn cho mày, để mày vào đại học.


-        Anh Ân sẽ không làm việc đó đâu.


-        Nếu vậy…tao sẽ bóp chết cả hai con béc giê của ông ấy, cho ông ấy trắng mắt ra.


Nghĩa phá lên cười trước lời đe dọa của Tình. Dĩ nhiên sẽ không có chuyện bóp chết nào cả. Nhưng hãy cứ để cho anh ấy làm quen dần với những nguyên tắc sống của anh Ân.Anh biết sớm hay muộn thì hai vị kia cũng khai chiến với nhau, đã thế thì, hãy nói như Gorki “Hỡi giông bão, hãy nổi lên đi”.



HẾT CHƯƠNG NĂM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-5-2013 21:44:35 | Xem tất
CHƯƠNG SÁU

“ Ở chỗ chúng tôi chia tay nhau có một cây hoa lạ. Nó đỏ rực như lửa nhưng lại rất dịu dàng”

Nhật ký của một người lính trinh sát.


Đoàn tàu đưa họ tới Sài Gòn sau bốn ngày đên rong ruổi trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Đoàn tàu bò vào ga cuối cùng với dáng vẻ uể oải, mệt mỏi.


Ngược lại mọi hành khác trên tàu đều bừng tỉnh, phần chấn hẳn lên. Sau mấy ngày đên hành trình, đến lúc này hành khách trên các toa, nhiều người đã quen biết nhau, người này đã biết được người kia đi đâu, tới đâu, vì việc gì. Những người bạn trai, bạn gái quen nhau trên đường vội vã trao đổi địa chỉ, hẹn gặp gỡ. Chắc chắn rằng có rất ít cuộc hẹn hò như thế sẽ được thực hiện. Tuy vậy, cũng có những đôi trai gái sẽ đến với nhau, sẽ yêu nhau và thành vợ thành chồng nhờ những chuyến đi thú vị như thế này. Tuấn và cô bạn nhỏ của anh cũng đã trở nên thân thiết và tin cậy nhau. Hành lý của Tuấn khá gọn nhẹ nên anh vui vẻ xách giùm chiếc va li cho cô kĩ sư kinh tế. Họ nhanh chóng lẫn vào cái không khí náo nhiệt của nhà ga.


Ra khỏi cửa, Tuấn cố ý dừng lại nhìn đoàn người đang từ sân ga tuôn ra. Anh vẫn hồ nghi về sự gặp gỡ trên tàu, về sự xuất hiện lạ lùng của Thái trên chuyến tàu này. Nhưng anh vẫn hy vọng vẫn đưa mắt sục  sạo khắp dòng người đang hối hả tuôn ra khỏi nhà ga. Nếu vì một phép màu nào đó mà Thái có thể trở về được với cuộc đời này thì vẫn hay chứ. Dù con người ấy có trở lên xấu xa tầm thường như cái con người mà anh đã gặp trên tàu thì vẫn còn hơn là anh ta đã mất đi. Vì trong lòng anh ta, thế nào chẳng còn lưu giữ được đôi điều tốt đẹp, cao thượng mà anh ta đã từng có. Để rồi, đến một lúc nào đó, cái chút tro tàn ấy có cơ hội, lại bùng lên thành những ngọn lửa sưởi ấm cho đời.


-        Đi chứ anh!


Thủy khẽ giục khi thấy anh tần ngần đứng nhìn vào cửa ga lúc đó đã vãn người ra vào. Anh như sực tỉnh, quay lại nhìn cô gái cười thay cho lời xin lỗi.


-        Hình như anh đang chờ ai, phải không?


-        Không…Tôi không chờ ai cả. Tuấn lúng túng trả lời.


-        Thế mà em lại đang đoán là có lẽ anh đang cố chờ một người nào đó.


-        Cô đoán gần đúng đấy – Tuấn gật đầu xác nhận trước sự nhận xét khá tinh tế của cô gái – Trên tàu, tôi có gặp một người bạn chiến đấu cũ. Nhưng …lạ lắm. Biết nói thế nào với cô nhỉ?


-        Anh ta cũng ra trận như anh à?


-        Không anh ta đi buôn bán đường dài. Nhưng…tôi cũng không tin thằng cha đó chính là anh ta. Mà …có thật là tôi đã gặp anh ta không nhỉ?


Cô gái mở tròn mắt, ngước nhìn anh.


-        Anh nói gì lạ thế, vừa gặp lại vừa không găp. Vừa là anh ta lại vừa không phải anh ta. Một đống mâu thuẫn.

-        Đúng thế - Tuấn bật cười – Tôi cam đoan với cô rằng chuyện này là một chuyện kỳ lạ nhất mà tôi gặp từ xưa đến nay. Cái anh bạn mà tôi vừa nói, như tôi biết một cách chắc chắn, thì đã hy sinh rồi. Anh đã chết trên vai tôi, chính tay tôi đã vùi anh ta xuống lòng đất. Vậy mà…hôm vừa rồi trên tàu, anh ta đột ngột xuất hiện. Anh ta nhận ra tôi và tôi cũng nhận ra anh ta. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau. Thế nhưng …tôi làm sao có thể tin rằng đó là một sự thật?


-        Sao thế? – Cô gái lộ rõ vẻ lo lắng – Hay là anh bị ốm rồi?


-        Không. Tôi không sao cả đâu. Thôi, ta đi nhé. Tôi đã làm cho cô phải hoảng sợ rồi đấy.


Anh xốc ba lô, hành lý lên xăm xăm định đi, nhưng cô gái bỗng lộ vẻ băn khoăn.


-        Nhưng…Ta đi đâu bây giờ hở anh?


-        Ờ nhỉ - Tuấn bỗng ngẩn người ra – Đêm hôm thế này, làm sao mà có thể tìm ra cái cơ quan đáng kính của cô? Thôi, ta làm cái việc dễ làm nhất là chờ cho tới sáng. Đêm hôm thế này…Sài Gòn chứ đâu phải giỡn? Ta sang bùng binh kia ngồi chờ mặt trời vậy. Cô đồng ý chứ?


-        Nhưng …em đói lắm rồi!


Thủy nêu ra một vấn đề mới khiến Tuấn bỗng bật cười:


-        Xin lỗi, tôi quả là thiếu tế nhị. Có lẽ vì đêm qua tôi đã ăn tham hơn Thủy. Bây giờ ta sẽ đi ăn hủ tiếu. Thủy cũng cần phải nhanh chóng phân biệt được nét tương đồng và khác biệt giữa phở Hà Nội và hủ tiếu Sài Gòn.


-        Đó là bài học nhập môn về phong cách Sài Gòn phải không anh?


Đã sắp tàn đêm nhưng những quán ăn quanh nhà ga Sài Gòn vẫn đông người. Đa số là hành khách vừa từ trên tàu đổ xuống nhưng không ít những khuôn mặt mà thoạt trông, cũng biết ngay là dân anh chị. Họ tụ tập thành từng nhóm vừa ăn uống, nhậu nhẹt, vừa nói cười rổn rảng. Tuấn và Thủy khác vất vả mới tìm được một quán ăn vừa ý, nghĩa là đỡ nhộn nhạo hơn đôi chút. Trong khi họ ngồi chờ nhà hàng mang thức ăn ra, Thủy ngồi sát bên anh, thỉnh thoảng cô lại ghé sát vào tai anh hỏi nhỏ “Họ nói gì thế anh?”. Tuấn đành phải kiêm luôn cả chức thông dịch viên cho cô kỹ sư kinh tế của mình.

-        Liệu rồi em có thể sống quen được với họ, có thể hiểu được ngôn ngữ của họ không nhỉ?


-        Ba Thủy là người quê Nam kia mà?


-        Nhưng …ba em đâu có nói khó nghe như họ?


-         Rồi em sẽ quen thôi. Đây là đất nước mình mà. Hồi bọn anh mới vô Sài Gòn cũng vậy… cứ như vừa tới một đất nước xa lạ nào đó. Nhưng rồi, chỉ khi gặp một bà má…À, phải rồi, trước tiên em nên tìm cách làm quen với một bà má nào đó. Em sẽ nhanh chóng nhận ra những hàng số của bà mẹ Việt Nam. Những bà mẹ Việt Nam ở nơi nào cũng có những tấm lòng như vậy cả. Chính các má đã giúp anh hiểu miền Nam, hiểu hết giá trị của hạnh phục mà cuộc kháng chiến thần thánh đã giành được, đó là sự thống nhất đất nước.


-        Em hiểu. Sự có mặt của em hôm nay ở Sài Gòn chẳng đã nói bao điều về hạnh phúc mà các anh đã giành được cho đất nước này hay sao? Trước hết, em biết ơn các anh…


Ở những trường hợp khác, trong một hoàn cảnh khác, có lẽ anh đã cho rằng đó là những lời khách sáo. Nhưng giọng nói của Thủy vang bên tai anh trong một không khí như thế này khiến anh cảm động và tin ở sự chân thành của cô. Anh chợt nhớ ngày xưa, ở Trường Sơn đã lưu hành một bài hát vui của lính, trong bài hát ấy có một câu thật ngộ:” Ơi, bé em, bé em thân yêu. Ngày mai anh sẽ đưa em đi bát phố, mời em một tô hủ tiếu Sài Gòn”.


…Ngày ấy lính hát là để đùa cho vui. Nhưng ai biết rằng đó cũng là ước mơ của người lính?


Nhà hàng đã bê tới hai tô hủ tiếu nóng hổi. Đôi mắt thơ trẻ của Thủy như sáng bừng lên. Họ lặng lẽ ăn. Thỉnh thoảng anh lại liếc trộm cô bé đang ăn ngon lành bên cạnh mình và lòng anh như vang lên câu hát ngày nào:”Ơi, bé em! Bé em thân yêu”.


Rời quán ăn, họ cùng nhau trở lại bùng binh phía trước cổng chợ Bến Thành. Ở đây ban đêm lúc nào cũng có người, đủ các loại người: bọn đĩ điếm, bụi đời, trẻ em vô thừa nhận, đêm đêm từng tốp, từng tốp kéo nhau về đây ngủ, những người đi đường cơ nhỡ ngồi ngủ gà ngủ gật, hai tay vẫn ôm khư khư bọc hành lý của mình. Vài ba anh bộ đội đi phép về đây chờ mua vé tàu, trải ni lông ra dưới chân tượng Thánh Gióng, chiếc ba lô lép kẹp gối trên đầu, dép cặp dưới nách ngủ ngon lành. Ấy thế nhưng bọn kẻ cắp chuyên nghiệp ở đây lại sợ những “anh lính đang ngủ li bì ấy hơn cả cảnh sát. Bởi vì, chỉ cần nghe kêu “ối” lên một tiếng là lập tức những người lính vùng dậy và chỉ trong khoảnh khắc, những “đôi chân vạn dặm” của họ sẽ đuổi kịp những kẻ gian manh. Những quả đấm như trời giáng sẽ vung lên và chỉ một lát những kẻ bất lương ấy sẽ rủ xuống như một cái giẻ rách.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-5-2013 21:53:22 | Xem tất

Tuấn chọn một chỗ còn trống ngay dưới cột đèn cao áp để cho sáng sủa và nếu cần thì có thể đọc được một chút. Anh trải tấm ni lông lính của mình ra và nói với Thủy :


-        Nếu mệt cô có thể ngả lưng một lát. Tôi sẽ thức gác cho. Còn hơn một giờ nữa trời mới sáng kia mà.


-        Không ! Ai lại thế! Anh không thấy rằng lần đầu tiên đặt chân tới đây mà đã nằm ngủ bên hè phố thế này là cả một sự xúc phạm đối với Sài Gòn à. Em sẽ cùng thức với anh. Rất tiếc là ở đây không thể hát được. nếu hát được thì em sẽ hát cho anh nghe tới sáng mà chưa chắc đã hết những bài dân ca mà em thuộc.


-        Không hát thì Thủy có thể kể chuyện?


-        Chuyện gì? Em thì có chuyện gì để mà kể cho anh nghe nhỉ? Chỉ có bộ đội các anh, đã từng đi khắp đất nước, từng vào sinh ra tử thì mới có nhiều chuyện để mà kể.


-        Không hẳn như vậy đâu, cô bé ạ - Tuấn vừa nói vừa nhích lại gần Thủy – Cuộc sống bình thường của chúng ta mới nhiều điều hấp dẫn, nhiều điều mới lạ chứ. Bộ đội chúng tôi ngoài chuyện đánh đấm, bom đạn, đói khát, chết chóc ra thì còn có chuyện gì để mà kể. Ba cô cũng là bộ đội, cô còn lạ gì?


-        Ba em thì kể gì. Cũng là bộ đội nhưng mãi đến khi sắp giải phóng miền Nam ông già mới được vô chiến trường. Tụi em cứ trêu ông già vô nhặt ống bơ Mỹ. Tuy vậy, những năm chiến tranh, ba em cũng vất vả nhiều vì tụi em. Trong những năm Mỹ ném bom miền Bắc, lúc nào em cũng đeo lẵng nhẵng bên cạnh ba em.


-        Vậy ra cô đã từng sống với bộ đội.


-        Vâng. Những năm đó mẹ em công tác ở một cơ quan chuyên theo dõi tình hình đảm bảo đời sống cho trẻ em ở các tỉnh khu bốn, bà già đi liên miên chi sứ, em thì bà quẳng tới đơn vị cho ba em, có kỳ không? Lấy nê ba em lúc đó đang làm công tác giảng dạy ở trường sĩ quan mà. Suốt ngày em tha thẩn chơi với lũ trẻ trong một xóm nhỏ gần trường. tụi nó thương em hết nhẽ. Có bữa em theo tụi nó ra sông Tích mò hến, khi về nhà đeo theo cả một con đỉa trên đầu mà không biết, đến đêm nó hút no máu, lăn ra giường ba em hết hồn luôn. Từ đó ông cũng cấm trại em luôn. Không được ra khỏi doanh trại, em buồn muốn chết à! Đã thế, ông đi đâu em đi theo đó. Có bữa em lần ra bãi tập xem ba em và mấy chú tập võ thuật, thấy một chú vung dao găm lao vô ba em, em liền hét toáng lên rồi xông ra túm lấy cẳng chân chú ấy mà đánh khiến cả đơn vị cười vang lên. Em cũng phải bảo vệ ba em chứ bộ? rồi một đêm đơn vị của ba báo động đi hành quân rèn luyện, ba tính gửi em lại cho mấy cô y tá trông giùm, nhưng em không chịu. lỡ ba em đi biến luôn thì sao? Em khóc toáng lên và cứ níu lấy ba, thế là ông già phải mang em đi theo luôn. Ông cho em ngồi lên ba lô rồi dặn “Con cứ ôm cứng lấy cái đầu ba nghen. Khi mô buồn ngủ phải kêu cho ba biết kẻo lăn xuống đường đó”. Các chú bộ đội vừa hành quân vừa hát, em cũng réo rắt hát theo. Vui lắm. ủa, em kể ba cái chuyện  ấy làm chi nhỉ? Anh nghe có suốt ruột không?


-        Không …khôngcô kể chuyện hay lắm!


-        Hay gì đâu?


-        Hay thật, cô đúng là con nhà lính đấy.


-        Chẳng thiệt thì dổm sao? Ba em vẫn còn tại ngũ mà. Vô đó anh gặp ba em cũng nên. Coi chừng, ba em cỡ thủ trưởng của anh đó nghe.


-        Nếu đúng vậy thì thật may cho tôi.


-        Sao cơ?


-        Ba cô sẽ nương nhẹ cho tôi hơn nếu biết tôi đã từng tháp tùng tiểu thư của ông suốt cả một chặng đường dài.

-        Í…không có cái khoản đó đâu nghe -  Thủy nháy mắt cười giòn – Ba em nguyên tắc số một đó. Ông già thương tụi em, nhưng lơ mơ là ổng cho ăn roi liền à.


-        Cô đã bị đánh mấy lần rồi?


-        Ba lần rồi đó. Để em kể cho anh nghe. Mà thôi, kể ba cái chuyện đó, nghe dị òm.


Cô gái bỗng đột ngột cúp chuyện, cười rúc rích một hồi rồi đột ngột im lặng. Tuấn cũng không muốn phá vỡ sự im lặng lạ thường đó. Không hiểu sao anh bỗng thương cái giọng nửa Bắc nửa Nam của cô bé này đến thế? Cô có lối nói chuyện thật hấp dẫn. Cô kể những chuyện thật bình thường, có khi vặt vãnh nữa mà sao qua mỗi câu chuyện, anh vẫn thấy lung linh một ý nghĩa nào đó về cuộc đời. được ngồi bên cô, nghe cô cưới, cô nói và hát, anh bỗng thấy cuộc đời thật ra không nặng nề như anh tưởng. Khi ngồi bên Hảo, anh có cảm giác luôn phải dè chừng kẻo sẽ bị hố, bị chê là vô duyên. Còn ngồi bên người con gái này anh hoàn toàn có thể cười nói tự nhiên, thoải mái, hít thở cũng nhẹ nhàng hơn. Từ cô tỏa ra sự trong sáng, tươi vui và giản dị, tỏa ra niềm tin yêu cuộc đời. Mỗi khi cô cất tiếng hát, tim anh đều hơi se lại. nhưng giọng hát của cô không gợi nên nỗi buồn thảm, ngay cả khi cô hát những bài buồn nhất trong kho tàng dân ca cũng không khiến lòng anh tê tái, nuối tiếc, mà ngược lại trong cái buồn mênh mang sâu thẳm của lời ca, anh vẫn nghe rõ những thanh âm trong sáng, tin cậy, kêu gọi sự hướng thiện và hy vọng.


Đêm đang tàn dần. Sài Gòn đang thức dậy. Chỉ một lát nữa thôi, đường phố Sài Gòn sẽ trở lại nhịp điệu hàng ngày của nó. Cái thành phố kì lạ này sẽ không cho phép một ai đứng ngoài cuộc. Nó không chịu được bất kỳ sự ngưng trệ thụ động nào, nó bắt mọi người phải hành động. Nó chấp nhận cái mới một cách ồn ào, vồ vập khác hẳn với sự thận trọng quá đáng của Hà Nội và sự hồ nghi muôn thuở của xứ Huế. Những người chiến sĩ giải phóng quân đã giành lại nó nguyên vẹn từ bàn tay kẻ thù để bây giờ cho em, cô gái hồn nhiên, trong sáng đang ngồi bên anh đây bắt tay vào sự nghiệp cải tạo và xây dựng, để một ngày kia nó sẽ đích thực là một thành phố của một nước Việt Nam thống nhất, xã hội chủ nghĩa. Với tâm hồn trong sáng và với một tình yêu chân thành, nhất định em sẽ làm được nhiều việc có ích cho thành phố này. Hang ngày em sẽ đi lẫn trong cái dòng người cuồn cuộn kia của thành phố, tiếng hát của em cũng sẽ hòa vào dáng hợp xướng sôi sục của thành phố trẻ trung này. Còn anh thì sẽ ra trận và sẽ yên lòng khi biết ở phía sau luôn có những tấm lòng trong sáng như em đang giữ gìn và xây dựng cuộc đời.


Những ý nghĩ ấy ùa đến với anh trong im lặng. dường như cô gái cũng đọc được ý nghĩ ấy của anh nên lặng lẽ mỉm cười.


-        Hôm nay anh cũng đi luôn sao?


-        Vâng. Sau khi đưa Thủy tới nơi nhận công tác tôi sẽ ra xa cảng miền Tấy để mua vé đi Tây Ninh.


-        Khi nào anh lại về thành phố?


-        Làm sao tôi có thể biết được! có thể sớm,có thể muốn. và cũng có thể…


-        Anh – Cô gái mạnh dạn nắm lấy tay anh – Đừng nói điều đó trong lúc này. Rủi lắm.


-        Cô cũng tin vào sự may rủi sao?


-        Không biếtnhưng em cảm thấy chúng ta chưa thoát khỏi vòng tay của sự may rủi. nhất là trong chiến tranh. Anh không cảm thấy điều đó sao?


-        Có chứ! trong chiến tranh, sự ngẫu nhiên nhiều khi chiếm một vị trí đáng kể đối với chuyện sinh tử, thậm chí đối với sự thắng bại của một trận đánh nữa. Tôi kể cho cô nghe một chuyện vì nngẫu nhiên mà tôi thoát chết nhé. Cô có sợ những loại chuyện đó không?


-        Sợ - cô gái khẽ mỉm cười đáp nhỏ - nhưng trong trường hợp này thì không.


-        Sao thế?


-        Vì em đã biết kết quả rồi…Nghĩa là anh không chết. thế thì việc gì mà em phải sợ nào? Anh cứ kể đi.


-        Chuyện thế này – Tuấn kể - Hồi ấy tôi và tiểu đội trinh sát của trung đoàn còn tham gia chiến đấu ở một cụm chốt chiến dịch trên đường số 9 với một số tiểu đoàn bộ binh. Quần nhau với địch suốt buổi sáng, đến quá trưa thì dường như chúng cũng đã mệt mỏi. chúng lui quân về phía sau để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho những đợt tiến công mới, vào cái khoảng ngừng giữa hai trận đánh ấy, ngồi trong công sự của mình, tôi bỗng buồn ngủ ghê gớm. không hiểu sao tôi lại nghĩ rằng nếu lỡ mình ngủ quên, , địch lên không nổ súng kịp, để trống một kẽ hở cho địch xông lên thì sẽ rất nguy hiểm. Tôi quyết định làm cho mình tỉnh ngủ bằng cách bò sang công sự của anh tiểu đội trưởng hút một điếu thuốc lào. Anh chàng này lúc nào cũng kè kè bên mình một chiếc điếu cày làm bằng ống pháo hiệu. Xưa nay tôi chưa bao giờ hút thuốc lào, không hiểu sao hôm ấy tôi lại nghĩ ra cái chuyện kỳ quái ấy, cũng như có ai đó thầm xui khiến mình vậy. Thế là tôi bò sang…Vừa rít xong một hơi, tôi đang say lử đử thì địch bắt đầu bắn pháo sang trận địa của ta. Trong hàng trăm tiếng đạn nổ chát chúa, tôi bỗng nghe một tiếng “phù …ụp” rất lạ tai. Quái nó bắn thứ đạn gì nghe lạ quá. Khi pháo địch vừa chuyển làn, tôi vội nhô lên quan sát. Khi nhìn sang công sự của mình thì …Trời ơi. Công sự của tôi vừa bị một quả cối 106 của địch bắn trúng nóc! Nó chỉ còn là một hố đạn sâu hoắm. Tôi thoáng rùng mình. Nếu tôi không sang hút thốc lào thì tôi đã lãnh đủ cả một viên đạn cối cỡ lớn của địch. Và , dĩ nhiên sẽ nát nhừ như cám rồi. Thế đấy! Cô hẳn đã thấy rõ ràng trong trường hợp này sự ngẫu nhiên đã cứu tôi thoát chết. Trong chiến tranh có hàng ngàn trường hợp như vậy. Có khi đánh đông dẹp đoài mãi chẳng hề xây xát gì, nhưng một hôm đi hái rau rừng, tới đúng chỗ quả bom nổ chậm đã nằm trong lòng đất từ đời tám hoánh nào nay đến lúc tự hủy. Thế là tan xác.  Hay đang hành quân trên đường thì một quả đạn pháo của bọn pháo thủ bỗng dưng nổi hứng lên giật cò chơi.Ở những trường hợp như thế thì dẫu có thông minh , trí lực đến mấy, dũng cảm kiên cường đến mấy thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả.


-        Em…sợ lắm – giọng cô gái bỗng run run, cô ngồi xích lại và nắm lấy tay anh – Ba em cũng đang ở ngoài mặt trận. Thư ông già viết về thì cứ vui như tết, nhưng mẹ con em thì lo lắm. Đã thế, bây giờ lại thêm…


Cô gái bỗng đột ngột dừng lời. dường như vừa rồi cô đã không làm chủ được ý nghĩ của mình. Tuấn hiểu rằng cái nỗi lo vừa chất thêm vào cuộc sống hàng ngày của cô là gì và anh bỗng thấy lòng mình ấm lại. Thế là từ ngày hôm nay, tại cái thành phố mênh mông này, ít nhất cũng có một người luôn lo lắng cho anh. Anh không dám nghĩ rằng cô gái này đã yêu anh. Bởi vì cô biểu lộ tình thương của mình một cách giản dị, dễ hiểu nên anh không tin rằng đó chính là biểu hiện của tình yêu. Anh vẫn cho rằng sự biểu hiện của tình yêu phải có một cái gì hơi khác thường chứ anh không dám nghĩ rằng sự biểu hiện của tình yêu lại có thể giản dị, hồn nhiên như thế. Vả lại sự hồn nhiên, trong trắng của Thủy khiến anh cảm thấy mình sẽ có gì phàm tục, bất nhã khi nghĩ rằng có thể chiếm được tình yêu của cô ấy. vì vậy anh cố giữ một khoảng cách chừng nào còn có thể giữ được. Và cho đến phút này đây, anh tin rằng cái khoảng cách giả định ấy vẫn còn tồn tại, anh yên lòng khi nhận ra điều đó.



HẾT CHƯƠNG SÁU.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 11-6-2013 22:10:03 | Xem tất
THÔNG BÁO


Xin chào bạn!

Trước tiên, cám ơn sự đóng góp của bạn dành cho box.

Hiện nay, box đang tiến hành sắp xếp lại để gọn gàng hơn.

Trong quá trình sắp xếp, bọn mình thấy bạn đã ngừng thread hơn 10 ngày và không có bất cứ thông báo nào đến độc giả.

Vậy nên 5 ngày sau thông báo này, nếu vẫn không có chương mới, bọn mình sẽ tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp.

Tạm thời bọn mình sẽ tô thread sang màu đen để phân biệt, khi nào thread có chương mới thì bọn mình sẽ tô lại màu xanh.

Mong bạn hiểu và thông cảm!

Thân mến!

Mod
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 15-6-2013 22:53:02 | Xem tất
CHƯƠNG BẢY.
        “Có một ngàn con đường dẫn đến sự thật. Nhưng chỉ có một con đường dẫn đến sự dối trá”
Nhật kí của một người lính trinh sát.

I

Phải chờ mất hơn một giờ đồng hồ, Tình mới gặp được anh trai mình. Hôm nay là ngày chủ nhật, nhưng lúc nào trên căn gác của Ân cũng có khách. Tình ngồi dưới nhà, đợi đến lượt mình được tiếp. Anh đã có dịp quan sát gần chục vị khách từ dưới nhà bước lên cầu thang, rồi lại từ cầu thang bước xuống. khi lên, khi xuống, vẻ mặt của họ hoàn toàn khác nhau. Có người khi bước lên mang một bộ mặt đầy băn khoăn, ủ dột nhưng khi bước xuống mặt mày đã tươi hơn hớn. Lại có người bước lên với dáng vẻ hùng dũng tự tin nhưng khi bước xuống lại như người mất hồn. Đôi lúc anh có cảm giác như trên gác có một ông thầy bói, mọi người khi lên đó đều hồi hộp chờ đón những lời tiên tri, và khi trở xuống tùy theo mức độ những lời tiên tri đó lành hay dữ mà hiện lên trên nét mặt họ.


Cuối cùng cũng đến lượt anh. Ân xuống tận cầu thang đón em, coi như đó là một cử chỉ thân thiện đặc biệt.

-        Thế nào, chú khỏe hẳn rồi chứ?


-        Vâng. Coi như em đã khỏi hết bệnh tật và đã trở về.


-        Về phục viên?


-        Vâng, phục viên hay mất sức đều thế cả. tóm lại là em về ở nhà hẳn.


-        Về hẳn nhà à? – Ân tỏ vẻ ái ngại thay cho chú em – Vậy thì chú sẽ sống ra sao?


-        Em cũng có lương, có phụ cấp thương tật. và còn ruộng vườn, em sẽ cày sâu cuốc bẫm mà sống…


-        Chú nói đơn giản. Lương lậu của chú thì được mấy đồng? Sức khỏe lại hạn chế. Hay để anh xin cho chú vào làm chân bảo vệ của cơ quan nào đó. Hàng ngày chú chỉ việc ngồi gác cổng hay thường trực mà thôi.


Tình cười:


-        Thế anh vẫn nghĩ rằng làm một anh gác cổng thì dễ dàng nhàn hạ đấy à? Không đâu, làm một anh gác cổng chân chính cũng khó như làm chánh văn phòng của anh vậy. Vì, một người gác cổng chân chính phải biết phân biệt kẻ gian, người ngay…phải biết ngả mũ chào người nào đáng phải chào và phải biết chỉ mặt vạch tên bọn xấc láo, biển lận… mà những việc đó thật khó khăn. Đến ngay cả những bộ máy tổ chức nghiêm minh nhất vẫn còn lầm lẫn nữa là một người gác cổng. Theo kinh nghiệm của em thì ngay cả anh cũng chưa đủ năng lực để làm một người gác cổng.


-        Chú chỉ được cái nói liều


Hai anh em đã bước vào căn gác sạch sẽ trang nghiêm của Ân. Tình sững sờ trước cái vẻ trang nhã của căn phòng. Phải nói anh Ân là người có khiếu thẩm mỹ. Anh đã toan cất lời khen thì nghe một giọng khô khốc và nghiêm như giọng công sở của anh mình.


-        Chú lên tìm anh có việc gì?


-        Chả có việc gì quan trọng cả - Tình đáp và bỗng thấy tim mình nhói lên một cái – Chẳng lẽ em không có quyền lên thăm anh chị và các cháu hay sao>


-        Thế thì được…- Ân khẽ thở phào – Anh tưởng…Các cháu đi chơi đây đó, còn chị thì ra chợ. Tối nay anh mời một số bạn bè đến đây ăn cơm với đồng chí bí thư huyện ủy.


-        Thế tại sao sáng nay anh không về? Chú Sang đã cho cháu lên gọi kia mà


Ân nhăn nhó:


-        Anh lấy đâu ra thời gian. Chú thấy đấy…Nhà anh có lúc nào vắng khách đâu. Chà …công tác ở địa phương nó mệt mỏi thế đấy. Ở chỗ nào cũng thấy bạn bè, người thân, người quen, họ hàng làng xóm. Việc gì họ cũng chạy đến mình cả.

-        Một người làm quan cả họ được nhờ mà…anh giúp đỡ bà con họ hàng cũng là phải đạo. Nhưng theo em biết họ hàng…cũng không trông chờ anh nhiều lắm đâu.


Ân không đáp, lặng lẽ châm thuốc hút. Cái thằng xương gai này định đến đây hành mình về chuyện gì cơ chứ? Anh tự hỏi và cảnh giác nhìn chú em. Tình vẫn yên lặng, mải mê xem họa báo. Rồi đột nhiên anh lên tiếng.


-        Anh không về ăn cơm với chú Sang và bố con chú Đốc trưa nay là thất lễ đấy.


-        Lễ với lạt cái con khỉ! – Ân gắt – Tao còn hàng ngàn việc.. thời gian đâu…vả lại…


-        Anh sợ màn tiếng và có ông chú và thằng cháu là người của chế độ cũ chứ gì? – Tình hỏi thẳng, vẻ mặt anh biểu lộ sự không khoan nhượng. Ân cũng hiểu điều đó nên cũng không úp mở.


-        Chú cũng nói đúng rồi đấy. Chẳng gì thì tôi cũng là một huyện ủy viên. Tôi không thể quan hệ tùy tiện, vô nguyên tắc được. Chắc chú cũng biết ông Đốc  cũng đã có thời gian làm quan chức trong chính quyền Ngô Đình Diệm, còn thằng con nghe đâu…


-        Lính dù, thế thì sao nào?


-        Đã sao là thế nào? Vậy ra chú không hiểu gì về những nguyên tắc đấu tranh của Đảng à?


Tình khẽ cười:


-        Không có nguyên tắc nào can thiệp vào đây hết. Họ hàng không phải là một tổ chức xã hội mà đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn chính trị nào đó mới được thừa nhận…


-        Đành rằng như thế. Nhưng khổ lắm…- Giọng Ân bỗng nhỏ hẳn đi – Chỉ cần người ta xì xào rằng mình có dính líu tới những người thuộc chính quyền cũ ở miền Nam là cũng đủ lôi thôi rồi. Mà chú biết đấy, đại hội Đảng cán bộ các cấp sắp họp đến nơi rồi, anh cũng phải tế nhị một chút chứ? Giá như ông già ra vào lúc khác có phải đẹp không?


Tình bỗng phá lên cười. Anh cười to đến mức con chó béc giê xích dưới nhà không hiểu có chuyện gì bỗng sủa váng lên.


-        Cuối cùng thì anh cũng thành thật – Tình vừa lau nước mắt đang chảy giàn giụa vì cười vừa nói với giọng diễu cợt – Em đã không hiểu anh chút nào cả. Em cứ ngỡ anh phải tế nhị hơn cơ. Ai lại nói toẹt ra như thế bao giờ. Dù là nói với em trai mình đi chăng nữa.


-        Thì sao nào?


-        Thoạt tiên, em cứ tưởng anh là người bảo thủ, cố chấp, anh thành thật tin vào những nguyên tắc và bảo vệ nó, bất luận những nguyên tắc đó va chạm tới quyền lợi của ai, dù là cá nhân mình hay gia đình mình. Anh chiến đấu bảo vệ những nguyên tắc vì nó là lợi ích của Đảng…Ai ngờ…Anh chẳng qua cũng chỉ là một kẻ thực dụng và cơ hội.


Ân tròn mắt nhìn người em trai của mình:


-        Mày đừng chụp lên đầu tao những cái mũ gớm ghiếc chứ!


-        Trong thực tế anh còn gớm ghiếc hơn nhiều. Nghĩa là anh chẳng bảo vệ cái gì hết, chẳng vì ai hết. Anh chỉ vì mình thôi. Anh chỉ có một nguyên tắc, đó là những cái gì mâu thuẫn với quyền lợi của anh, phương hại đến quyền lợi của anh là anh gạt qua một bên, anh có khả năng chà đạp lên tất cả, bất luận là cái gì nếu như nó bất lợi cho con đường tiến thân của anh.

Ân giận tím mặt:


-        Mày …mày lên án tao đấy hả?


-        Đúng, tôi có cái quyền đó.


-        Nhân danh cái gì?


-        Nhân danh cái gì ư? Trước hết là nhân danh những người đồng đội của tôi đã đổ xương máu để bảo vệ Đảng, bảo vệ Đất nước này, sau đó là nhân danh một Đảng viên cộng sản và sau hết là nhân danh dòng họ, tôi nói rằng: anh không những là một kẻ cơ hội trong Đảng mà anh còn là một người con bất nghĩa trong dòng tộc.


-        Quá lắm! quá lắm! – Ân hét lên đập thình thình lên mặt ghế xa lông – Mày là thằng khùng, thằng điên,tao… tao thì…


-        Anh đừng có mà đụng đến người tôi! – Tình lạnh lùng nói, mắt vẫn không rời tờ họa báo – Anh nên nhớ rằng về phương diện đánh đấm, thì tôi cừ hơn anh đấy. Nhưng…dù anh có đánh tôi, tôi sẽ không đánh lại anh đâu, vì như thế là loạn luân, mà tôi sẽ chạy thẳng đến văn phòng huyện ủy mà kêu toáng lên “ Ông chánh văn phòng, ông huyện ủy viên đánh em trai, một thương binh vừa ở bệnh viện tâm thần ra đây này”.


Anh nói những điều đó với một giọng bình thản lạ lùng, pha thêm chút hài hước khiến Ân tin rằn anh sẽ làm như thế thật nếu anh ta đối xử thô bạo với anh.


-        Còn đối với chú Đốc, tôi yêu cầu anh ngay tối nay hoặc chậm nhất là ngày mai anh phải về thăm và xin lỗi chú ấy. Anh có thể bịa ra đủ lý do để giải thích sự chậm trễ của mình. Anh nhớ đấy, tối nay nay đúng rồi tối nay anh phải về vì chú ấy định ngày mai sẽ lên thăm anh chị và các cháu. Anh về hỏi thăm cho tử tế, lấy làm tiếc vì đã không thể về sớm hơn được và mời chú ngày mai đưa cháu Đô lên nhà chơi. Anh nhớ chứ?


-        Mày ra lệnh cho tao đấy à?


Tình vẫn không rời mắt khỏi tờ họa báo, giọng anh vẫn đều đều, rành rọt:


-        Không phải ra lệnh mà yêu cầu anh. Còn nếu như anh bận quá thì sớm mai tôi sẽ đạp xe lên tận huyện, tìm gặp đồng chí bí thư huyện ủy nói rõ lý do và xin cho phép anh được nghỉ một ngày để về thăm người nhà ở miền Nam ra. Thế nào đồng chí ấy chẳng hỏi thăm và dĩ nhiên tôi sẽ…


-        Thôi, đủ rồi… - Ân ngắt lời em trai với vẻ căm phẫn ra mặt- Tao không ngờ rằng mày lại đâm ra quỷ quyệt như vậy. Được, tối nay sau bữa cơm tao sẽ về. Sao bỗng dưng chúng mày lại nhiệt tình với cái lão bỏ làng ấy thế? Chắc hẳn lão ta giầu, phải không?


-        Anh im đi! – Tình ném tờ họa báo xuống sàn nhà, mặt anh bỗng dưng đỏ bừng lên – Anh đừng có suy bụng ta ra bụng người. Tôi vốn đã không hy vọng gì ở anh, nhưng không ngờ anh lại tệ hại đến thế?


Thấy anh nổi xung lên như vậy, Ân hốt hoảng thật sự. Anh loay hoay lúng túng chưa biết nên giàn hòa bằng cách nào thì may sao có tiếng chó sủa vang, rồi có tiếng ai đó hỏi vọng lên:


-        Anh Ân có nhà không đấy?


-        Có, có đây! – Anh vội vã đứng dậy chạy ra cửa sổ nhìn xuống dưới sân – A, chào đồng chí “Tân chủ nhiệm công ty” mời anh..mời anh lên đây.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 22-6-2013 18:38:42 | Xem tất

Ân tíu tít chuẩn bị đón khách. Thấy vậy Tình cũng đã định đứng dậy ra về. nhưng Ân bỗng quay lại, năn nỉ:


-        Thôi , chú cứ về đi. Tối anh về …Anh đang có khách!


-        Em sẽ đợi anh! – Tình bỗng nảy ra ý muốn trêu Ân một trận – Vả lại em cũng đang mệt không thể đi đâu được.


Ân nhăn nhó, định nói gì nữa, nhưng ông khách đã bước huỵch huỵch trên cầu thang nên anh phải vội vã chạy ra cưả, nở một nụ cười tươi như hoa, một nụ cười đúng như một ông chánh văn phòng phải cười để đón khách.


-        Mời anh vào …hề…hề …Mấy khi rồng đến nhà tôm. Chà, mà hôm nay quan anh diện quá nhể. Chủ nhật có khách. Ờ, đây là chú em trai tôi đấy mà. Chú ấy là thương binh loại…cao đấy. Ờ, vừa được chuyển ngành. Ờ, mà về mất sức em nhỉ? Lính trinh sát đấy. hề ..hề! Chú ấy là một cây phiêu lưu mạo hiểm. Để hôm nào tôi bố trí chú ấy nói chuyện với thanh niên huyện nhà một buổi. Chú út tôi cũng xung phong tòng quân đợt này đấy. Anh vừa về thì em lại đi. Gia đình tôi thế đấy. …Hề …gia đình có truyền thống cách mạng mà. Kìa, anh uống nước đi. Trà Thái Nguyên loại một đấy, uống cũng tạm được…


Nghe những lời đưa đẩy giả dối trắng trợn ấy của Ân, Tình có cảm giác buồn nôn. Anh vội đứng dậy, định rút lui để khoi có những hành động thất lễ.


-        Xin phép hai anh...


-        Ấy chết…sao lại bỏ đi được nhỉ, đồng đội? Tôi đang mê lên về những lời giới thiệu hào hùng của anh Ân về anh bạn đấy. chúng ta có thể hiểu nhau đấy. Cậu là lính trinh sát còn mình là lính công binh, có xa xôi lắm đâu.

Tình miễn cưỡng phải ngồi lại. Anh cựu chiến sĩ công binh hào hứng tiếp:


-        Mình cũng mới chuyển ngành về công ty xây dựng huyện này được hai năm thôi mà. Ở bộ đội mình là kĩ sư công trình, nhưng mình đã kịp xây dựng công trình quái nào đâu? Gần chục năm trời toàn đi mở đường Trường Sơn và đi xây dựng những cầu cống giả, kho tàng giả. Chiến tranh kết thúc nhưng hóa ra nó không cho mình thoái lui một cách êm đẹp. Cuối năm bảy mươi năm, đi rà phá bom mìn cho một công trường ở Quảng Trị, mình bị nó quật đổ. Một quả mìn hết sức vớ vẩn nào đó đã nổ. Thế là mình bị thương, nằm viện mất sáu tháng trời mới khỏi và sau đó người ta cho chuyển ngành. Mình về quê trong lúc công ty xây dựng của huyện đang cần một kĩ sư. Thế là họ đã nhận mình!


-        Và bây giờ thì anh đã thành ông chủ nhiệm công ty rồi, phải không?


Anh chủ nhiệm công ty cười vang:


-        Đúng thế, hậu vận của mình hóa ra lại khá hơn tiền vận. Hơn chục năm chiến tranh vào sinh ra tử, suốt ngày đùa giỡn với cái chết, nhưng mình vẫn chỉ là anh đại đội trưởng công binh. Người ta thấy mình làm đại đội trưởng thì có lợi cho cách mạng hơn nên gần mười năm trời không hề nghĩ đến chuyện đề bạt. Nhưng trong chiến tranh điều đó không khiến người ta tự ái nhiều lắm, phải không anh bạn?


-        Còn ở đây thì người ta đã đánh giá đúng tài năng của anh, phải không nào? – Ân hỏi xen vào một câu đầy ngụ ý.


-        Đúng vậy, nhưng tài năng của tôi có phải cái gì bí hiểm lắm đâu? Có thể là tôi đã làm được việc thế thôi. Và nếu không làm được việc, không được “cất nhắc” thì làm sao tôi dám tìm tới anh ở căn phòng này?


-        Nhưng anh ….đã tới đây một vài lần rồi chứ?


-        Đúng, nhưng lúc đó tôi là cán bộ kĩ thuật đến chỉ đạo thi công cái công trình này chứ không phải là khách mời của anh. Và …cả hôm nay cũng vậy, tôi tới cũng không phải với cương vị là khách mời, mặc dù anh đã có nhã ý mời tôi một vài lần. Tôi đến vì…có chút việc muốn bàn với anh.


-        Có quan trọng lắm không?


-        Quan trọng chứ. Nếu không tôi chẳng mất công bỏ ngày chủ nhật để tới gặp anh.  Ngày mai tôi phải báo cáo trước ủy ban về nội dung bàn giao công tác giữa tôi và đồng chí chủ nhiệm cũ. Có một vài việc tôi cần xác minh lại và cần đến sự giúp đỡ của anh. Tóm lại là…việc bàn giao của chúng tôi không được êm thấm lắm. Có lẽ phải tiến hành một cuộc kiểm tra có sự tham gia của Ban kiểm tra huyện ủy và có thể phải mời đến cả Viện kiểm sát nữa.


Ân bỗng ngẩn mặt ra, vẻ lo lắng:


-        Nghiêm trọng đến thế kia ư?


-        Rất nghiêm trọng. Tôi không thể tưởng tượng được rằng, người ta lại có thể đang tâm ngồi nhìn một số lượng vật tư lớn như thế  “bốc hơi”. Mấy hôm nay, tôi đã thử tò mò lần lại tất cả nguồn gốc và thấy rằng cũng không phải khó khăn gì lắm mới có thể phát hiện ra những chỗ rò rỉ. Những thủ đoạn chiếm đoạt, xàng xê, biến công vi tư cũng không lấy gì làm tinh vi cho lắm, một số trường hợp còn khá là trắng trợn nữa kia. Chỉ cần có một cuộc kiểm tra và có những người thực sự muốn tìm ra sự thật thì chỉ trong một thời gian ngắn thì mọi việc sẽ rõ ràng.


-        Nhưng …- Ân lộ vẻ hoang mang – Tại sao anh lại cần đến tôi?


-        Bởi vì anh cũng ở trong cấp ủy và anh là chánh văn phòng huyện ủy. Tôi đến để chính thức yêu cầu anh báo cáo với huyện ủy tạm thời đình chỉ việc bàn giao để kiểm tra đã.


-        Nhưng…xuất phát từ cái gì mới được cơ chứ? Từ trước tới nay công ty các anh đều êm thấm cả, mọi kế hoạch đều hoàn thành, trên dưới đoàn kết, giám đốc công ty được cấp trên tín nhiệm, được giao những trọng trách mới. Công nhân không có gì kêu ca phàn nàn…đơn từ kiện cáo cũng không. Họa có rồ thì mới đi mở một cuộc thanh tra kiểm tra. Rồi mọi người sẽ hiểu việc này thế nào?


-        Căn cứ thì sẽ có, còn điểm xuất phát thì có gì khác hơn là vì lợi ích của Đảng, của Nhà nước và quyền lợi của người lao động?


-        Nhưng phải có lý do pháp lý!


-        Lý do pháp lý có rồi đấy. Giám đốc mới không nhận bàn giao công việc khi  mọi việc chưa được làm sáng tỏ, nếu cần tôi sẽ viết đơn khiếu tố. Nhưng đối với cơ quan Đảng, chẳng lẽ một phát hiện quan trọng như thế của một đảng viên cấp ủy lại có thể làm ngơ hay sao?


Ân ngước nhìn người đối thoại với mình một hồi lâu rồi khẽ hỏi giọng sắc lạnh:


-        Anh đã nghĩ kĩ chưa đấy, anh Phước?


-        Tôi đã suy nghĩ kĩ


-        Anh sẽ làm mọi việc rối tung lên đấy, mà đại hội huyện Đảng bộ lại sắp đến….


-        Thế thì đã sao? Cấp ủy sẽ có thêm căn cứ để mà đánh giá cho đúng kết quả lãnh đạo của mình. Chúng ta là những người cộng sản kia mà?


Ân căng thẳng suy nghĩ, trán anh lấm tấm mồ hôi, đôi mắt anh tối sầm lại. Đột ngột anh nhìn thẳng vào mặt người đối thoại:


-        Anh định nhằm vào ai trong cú này?


Anh chủ nhiệm công ty mà Tình vừa được biết tên là Phước không một chút hoang mang trước câu hỏi trắng trợn, đầy ẩn ý của Ân. Anh khẽ nhếch mép cười, rồi vẫn bằng một giọng hết sức bình thản, anh thủng thẳng đáp:


-        Nhằm vào những kẻ tham ô, móc ngoặc, ăn hối lộ, những kẻ lợi dụng quyền chức để biển thủ vật tư tài sản của nhà nước, những kẻ dối trên lừa dưới, biến công ty xây dựng thành một lực lượng lao động để đổi chác, mua bán, nịnh bợ ông nọ bà kia để tìm kế tiến thân…Cái đích của cuộc đấu tranh này là như vậy đấy, nó cũng không đến nỗi manh mún quá đấy chứ, đồng chí huyện ủy viên?


Ân cũng đã lấy lại được sự bình thản lạnh lùng sau những phút hoang mang. Có lẽ anh đã hiểu rõ đối thủ hơn và đã tìm ra được một đối sách nào đó.


-        Thôi được – Anh thản nhiên đáp – chúng tôi sẽ đưa vấn đề này ra bàn trong cuộc họp sắp tới của thường vụ huyện ủy. Dĩ nhiên huyện ủy phải ủng hộ anh nếu như quả thực dưới công ty xây dựng có những vấn đề nghiêm trọng như vậy.


Anh chủ nhiệm công ty có vẻ hơi bị hẫng trước những lời lẽ đúng mực ấy. nhưng anh cũng không biểu lộ sự lúng túng.


-        Vậy tôi có phải viết đơn từ gì không?


-        Điều đó thì tùy anh. Nhưng theo tôi thì không cần phải như vậy. Tôi chỉ hơi băn khoăn một chút về vấn đề thời điểm, đưa một vụ bê bối, nếu là nó có ra trong lúc này liệu có lợi không? Vấn đề này phải thường vụ mới quyết định được. Hai nữa là …tôi cũng ái ngại cho anh…


-        Ái ngại cho tôi?


-        Đúng vậy! Anh vừa được đề bạt chưa kịp ngồi vào cái ghế của mình mà đã phải đương đầu với một vụ bê bối khủng hoảng thì…kề cũng mệt mỏi đấy. Vả lại, đã chắc gì khi thanh tra, kiểm trai lại không có những vấn đề liên quan đến anh?Mặc dù trước đó anh là trưởng phòng kĩ thuật, nhưng không thể tách vấn đề kĩ thuật thuần túy ra khỏi vấn đề khác. Chẳng hạn vụ cầu Triều, tôi cũng được biết rằng vì để thất thoát vật tư nên chất lượng công trình mới không bảo đảm, mới chỉ qua một mùa nước mà mố cầu đã nứt nẻ ra rồi. Hồi đó anh là người kí văn bản nghiệm thu, phải không? Anh cũng là người được phân công theo dõi quá trình thi công, mặc dù đó là một công trình do xã đứng ra xây dựng, nhưng rõ ràng huyện và những cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm cũng phải chia sẽ trách nhiệm chứ? Người ta cũng có quyền hỏi tại sao anh lại kí văn bản nghiệm thu một cách dẽ dãi như thế chứ? Và nếu như một người nào đó trong ban quản trị nói rằng, anh cũng có quyền lợi nào đó trong khi chỉ đạo kĩ thuật thi công công trình, thì anh tính sao?


“Một đòn phản công thâm hiểm đây”. Tình thầm nghĩ. Phước vẫn không tỏ ra lúng túng.


-        Sẽ không có chuyện đó đâu.


-        Làm sao anh lại có thể tin rằng không thể có một ai đó tố cáo anh?


-        Không, tôi không có ý định nói như vậy. Tôi muốn nói rằng sẽ không khi nào có chuyện tôi có quyền lợi gì như anh nói trong khi theo dõi thi công cầu Triều đâu. Còn tôi, không loại trừ khả năng có một kẻ khốn nạn nào đó vu khống tôi. Loại người ấy cũng không phải là khó kiếm lắm đâu, kẻ nào muốn gây khó dễ cho tôi có thể kiếm được dễ dàng những kẻ vô lương tâm đó. Nhưng sẽ không một ai có thể chứng minh rằng thằng Phước này tham ô móc ngoặc.


-        Dĩ nhiên… - Ân cười khẩy- ngay cả tôi cũng không mảy may nghi ngờ sự trong sáng của anh. Người ta cuối cùng cũng sẽ không tìm được bằng chứng gì để buộc tội anh cả. Nhưng, trong khi ở công ty đang có kiện cáo lẫn nhau mà anh cũng là một cá nhân đang phải nghiên cứu, người ta sẽ phải cử về đó một ông giám đốc mới để tiếp tục duy trì công việc chứ, phải không nào? -  Ân gật gù vẻ khoái trá trước những lập luận của mình – Bởi vì, như anh nói, vụ này vô cùng nghiêm trọng, vậy nên không thể một vài ngày , một vài tháng có thể kết luận ngay được, mà có khi việc điều tra phải tiến hành hàng năm trời. Trong quá trình điều tra sẽ có  và nhất định phải có những vấn đề mới phát sinh, thế là mọi việc lại phức tạp thêm, lại phải kéo dài thêm…Trong khi đó thì anh, mặc dù không ai tước chức giám đốc của anh cả, nhưng trong thực tế anh sẽ ngồi chơi xơi nước. Khi mọi việc đã có thể kết luận được thì đồng chí quyền giám đốc cũng đã đủ lông đủ cánh. Lúc ấy cấp trên mới thấy rằng, về thực chất anh là một kĩ sư “ một nhà khoa học chân chính” mà lại trong sáng nữa, nên không thể cứ trói anh mãi vào công tác quản lý được, anh còn phải “ nghiên cứu khoa học” để phát minh ra cái này cái khác. Vì thế, tốt nhất là trả anh về một cơ quan nghiên cứu khoa học, một phòng kỹ thuật nào đó chẳng hạn để anh có thể phát huy hết khả năng của mình. Ấy là khả năng tốt nhất, khả năng xấu hơn là anh không làm sao chứng minh được minh là một người trong sáng. Bởi vì, sự trong sáng là một khái niệm trừu tượng, thật khó mà minh chứng. Vậy thì, tuy anh không bị kết án, nhưng sẽ mãi mãi bị ngờ vực. Chà, tôi hoàn toàn không muốn rơi vào hoàn cảnh đó chút nào cả!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 3-7-2013 19:14:35 | Xem tất

Tình chăm chú lắng nghe những “đường đi nước bước” mà anh trai mình đã vạch ra cho Phước mà mỗi lúc một thêm lo ngại, anh lạnh toát người  khi nghĩ rằng anh cựu đại đội trưởng công binh này có lẽ đã không lường trước được hậu quả của cái chiến dịch mà anh đang phát động. Anh ta có vẻ chưa hiểu hết các đối thủ của mình. Chúng quỷ quyệt và tàn nhẫn hơn anh tưởng rất nhiều. Anh có chủ quan không khi lao vào một cuộc chiến đấu như vậy?


-        Tôi…hơi bất ngờ về những điều anh vừa nói đấy anh Ân ạ. Quả là tôi đã không nghĩ đến tất cả những điều anh vừa nói – Anh cựu đại đội trưởng công binh khẽ cười – Cám ơn anh đã chỉ cho tôi tính chất không đơn giản của cuộc đấu tranh này. Nhưng tôi không bi quan về con người đến thế đâu. Rất có thể những kẻ mà tôi muốn vạch mặt sẽ tuyển một được một đội quân gồm những kẻ tồi tệ, vô lương tâm như anh vừa kể. nhưng tôi vẫn tin rằng tôi sẽ không đơn độc. Tôi cũng chưa mất lòng tin đến như thế ở luật pháp xã hội chủ nghĩa và ở khả năng lãnh đạo của những người cộng sản chân chính. Không, anh đừng tưởng tôi có thể hoang mang mà lùi bước trước cái trận đồ bát quái của lũ quỷ sa tăng mà anh vừa hé mở cho tôi. Cảm ơn anh đã cảnh tỉnh tôi. Tôi sẽ thận trọng và khôn ngoan hơn trong cuộc đấu tranh này. Anh không ngăn cản tôi tiến hành cuộc đấu tranh này chứ?


-         Ồ cố nhiên. Cố nhiên là tôi phải…ủng hộ những ý định tốt đẹp của anh chứ! Cuộc chiến đấu của anh dĩ nhiên là…


-        Sao lại là cuộc chiến đấu của tôi? – Phước bỗng đứng phắt dậy, mắt anh rực lên -  Thế còn anh, anh đứng ngoài cuộc đấu tranh này hay sao? Anh có phải là Đảng viên cộng sản không đấy? Hay là anh khôn ngoan đứng ngoài mọi sự kiện của đời sống để mà quan sát nó, đặng khai thác nó theo chiều hướng có lợi cho mình? Tôi xin nói thực, anh đã có những quan điểm sống không xứng đáng với cương vị của mình.


-        Anh nói quá lời rồi đấy, anh Phước ạ - Ân nói dằn từng tiếng – Tôi nhắc lại quan điểm của tôi: Tôi ủng hộ đề nghị kiểm tra công ty xây dựng của anh chứ  tôi không cần phải ủng hộ cá nhân anh. Còn động cơ dẫn đến đề nghị này của anh là cái gì thì chúng tôi còn phải nghiên cứu! Anh đừng có mang cái thói hùng hổ của anh lính ra mà làm việc với tôi. Thôi, anh có thể về được rồi đấy.


-        Cám ơn anh. Nhưng…xin hỏi một câu cuối cùng nữa – Phước nói – Anh đã vạch cho tôi thấy những khả năng xấu đối với bản thân mình nếu tôi  kiên quyết vào cuộc. Vậy, anh có thấy tôi cần phải đáp lại tấm lòng của anh mà vạch cho anh thấy những khả năng cũng rất xấu đối với anh nếu vụ này được làm đến nơi đến chốn không?


-        Nghĩa là…nghĩa là – Ân bỗng lúng túng – Có lẽ anh muốn nói, tôi ít nhiều cũng dính líu đến vụ này phải không?

-        Đúng thế!


Ân gõ nhẹ ngón tay lên bàn nước, trầm ngâm suy nghĩ rất lâu. Có lẽ đây là lần duy nhất anh phải suy nghĩ lâu như thế trong suốt cuộc đối thoại này. Cuối cùng, anh đứng dậy khoát tay:


-        Thôi, không cần. Anh cứ giữ lấy con chủ bài của mình. Và xin nhớ, đã chơi là phải chơi đến cùng đấy nhé.

-        Tôi sẽ xứng đáng với sự mong đợi đó của anh. Xin chào!


Phước cười và hồ hởi chìa tay ra nắm lấy bàn tay của Ân. Nếu có ai bất chợt bước vào phòng lúc này hẳn không thể tin được rằng hai con người này kể từ giờ phút này sẽ là những đối thủ đáng gờm của nhau.


Tình cũng vội vã đứng dậy:


-        Em sẽ tiễn anh một đoạn, được chứ anh Phước?


Phước vui vẻ gật đầu:


-        Đồng ý! Chú mày vô tình đã trở thành khán giả của màn kịch này. Tôi cũng muốn lấy lòng khán giả lắm chứ. Nào ta đi nhé!


Họ im lặng khi ra đến tận đường chính. Rồi Tình sốt ruột lên tiếng trước:


-        Anh không thấy cái trò này rất là nguy hiểm sao, anh Phước?


-        Thấy chứ! – Phước khẽ đặt tay lên vai Tình – Nhất là khi đứng trước một người như anh Ân nhà cậu. Vừa rồi cậu hiểu cả chứ? Anh ta đã chơi một “chưởng” không đến nỗi tồi. Nếu yếu bóng vía một chút thì chỉ có việc mà bó giáo lai hàng.

-        Nhưng…- Tình lộ vẻ băn khoăn – Sao anh không đến một đồng chí khác trong  thường vụ huyện ủy mà đặt vấn đề. Anh cũng biết anh Ân là như thế nào rồi kia mà. Vả lại, theo như anh vừa hé ra lúc nãy thì anh Ân cũng có dính líu đến vụ này.

-        Đúng thế. Anh ta là một trong những người đáng trách nhất trong việc này.


-        Như vậy…tại sao anh không giữ bí mật. Đáng lẽ anh chưa nên đánh động để anh ấy tìm cách đối phó, ngăn trở, như thế có lẽ khôn ngoan hơn.


-        Không…mình cũng không ngây thơ đến mức ấy đâu. Mình đã quyết định đột phá vào cái khâu yếu nhất trong cái tuyến dày đặt này. Anh ấy cùng những kẻ cùng hội cùng thuyền sẽ tìm cách phản kích, nhưng như thế mọi việc sẽ kết thúc nhanh hơn.


-        Anh tin như vậy ư?


-        Tin chứ. Mình đã có trong tay những tài liệu vô cùng chính xác mà không có bất kì thủ đoạn nào có thể che chắn được. vả lại cậu hãy tin rằng người tốt còn nhiều lắm, ít nhất cũng ngang bằng số lượng những kẻ xấu và những người lừng chừng vô trách nhiệm cộng lại.


-        Giá như..có một vài anh em bộ đội phục viên ở bên anh hẳn rằng anh sẽ đỡ vất vả hơn. Những người lính bao giờ cũng vẫn là những người lính!


Phước bỗng cười vang:


-        Chú mày thật là ngây thơ. Đây không phải là chiến hào. Đối với cuộc sống dân sự thì những người lính cũng như tất cả mọi con người bình thường khác, nếu không nói họ còn hạn chế hơn người bình thường về nhiều mặt nữa. những người lính đã vượt qua những thử thách của chiến tranh, nhưng về đây họ lại được thử thách một lần nữa. Nếu như một nửa trong số họ vẫn giữ được vai trò tiên phong trong đời sống dân sự thì đã có thể gọi là lạc quan rồi. Trước những thử thách của đời sống, chỉ còn là những người ưu tú nhất trong số những người lính trở về là giữ vững được phẩm chất của họ. Còn lại thì hoặc là chỉ đóng vai trò chủ động trong đời sống dân sự, hoặc trở thành bộ phận lạc hậu của xã hội. Cậu nên biết rằng ông giám đốc cũ của công ty chúng tôi cũng là một sĩ quan quân đội chuyển ngành sang, tay trưởng phòng cung ứng vật tư cũng là sĩ quan quân đội chuyển ngành về. Vậy mà …họ đã làm được những gì ở đây? Cuộc đấu tranh mà hôm nay mình khở xướng, thật đáng tiếc, đối tượng của nó lại gồm khá nhiều những người vốn là đồng đội của chúng ta. Vừa rồi anh cậu có nhắc tới vụ cầu Triều, mình quả là có phạm sai lầm vì đã quá tin vào những người lính. Hợp tác xã Triều Yên một nửa ban quản trị là bộ đội phục viên, tay phó chủ nhiệm hợp tác xã phụ trách việc thi công cầu Triều lại là bạn cùng nhập ngũ với mình. Mình đã tin hắn ta. Thế mà cậu có biết không, khi có sự cố mình tiến hành khảo sát lại công trình và phát hiện rằng có đến một phần ba số vật tư, chủ yếu là xi măng sắt thép đã bị lấy cắp. Công trình đã không được thi công theo đúng quy trình kĩ thuật. Đấy, những người lính của chúng ta cũng có thể hư hỏng trước sự cám dỗ của vật chất. Vì vậy, trong cuộc sống bình thường, chúng ta không được phép nghĩ rằng hễ đã là người lính, đã được thử thách trong khói lửa chiến tranh thì có thể hoàn toàn tin cậy, có thể làm được bất kì nhiệm vụ gì. Ngược lại, đứng trước một người lính đã hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường trở về, ta hãy bình tĩnh chờ đợi xem họ có thực sự muốn tạo ra cho mình những giá trị mới phù hợp với cuộc sống xây dựng hôm nay hay không? Đối với những người đã từng sống trong quân ngũ hàng chục năm như bọn mình thì khi rời quân đội, mọi việc đều gần như phải làm lại từ đầu, khả năng không theo kịp với cuộc sống, trở thành một bộ phận lạc hậu trong xã hội vẫn có thể xảy ra đối với cả những anh hùng, dũng sĩ trong chiến tranh.


-        Em hiểu điều đó….Nhưng trong cuộc đấu tranh của anh, anh định tìm đồng minh ở đâu?


-        Ở trong những người lao động trung thực.


-        Thế còn trong Đảng?


-        Dĩ nhiên đó là vẫn đề nguyên tắc. chúng ta là Đảng viên thì cuộc đấu tranh của chúng ta phải đặt trong sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng. Và, về thực chất, trước hết nó là cuộc đấu tranh trong nội bộ những người cộng sản. Theo như mình nghiên cứu thì cái vụ này, những người dính líu chủ yếu là Đảng viên, bời vì đa số đảng viên mới được giao những nhiệm vụ quan trọng, chứ quần chúng thì có mấy? Chính vì thế mà vẫn đề sẽ phức tạp hơn.


Tình ái ngại nhìn Phước.


-        Liệu anh có thể thắng được không? Những người như anh Ân không dễ dàng đầu hàng đâu.


Phước vội xua tay:


-        Vấn đề không phải là mình thắng hay không thắng. Đây không phải là chuyện đấu đá cá nhân như người ta vẫn thường hiểu về đa số những cuộc đấu tranh nội bộ. Vấn đề là ở chỗ cuối cùng chân lý và lẽ phải phải thắng., những người tốt phải thắng, nếu không thì…chúng ta còn sống ở trên đời này làm gì? Nhưng thôi đến chỗ mình phải rẽ rồi, có lẽ chúng ta phải chia tay ở đây thôi. Khi nào rỗi, xin mời chiến hữu đến chỗ tôi chơi, tôi ở ngay trong văn phòng công ty, cạnh chợ huyện ấy mà.


-        Vâng, nhất định em sẽ đến để làm một cổ động viên cho anh. Nhưng này, tại sao chúng ta vừa mới gặp nhau lần đầu mà anh đã có thể tin em?


Phước khẽ nháy mắt cười:


-        Bí quyết nghề nghiệp. hay nói đúng hơn là mẫn cảm của một người lính chuyên dò gỡ bom mìn đã mách bảo mình rằng, trước mặt anh là một người trung thực không nguy hiểm gì cả. Nói vậy cho vui thôi, chứ cậu đã chẳng bộc lộ rõ còn người mình đó sao? Nhưng hãy cẩn thận đấy, chú mày vừa rời quân đội lại là thương binh nặng, đừng có vội vã nhảy bổ vào cuộc đồi, có thể ngã gẫy cổ đấy. Những người như chú mày đã được chuẩn bị quá kỹ càng cho chiến tranh, nhưng chưa được chuẩn bị gì cho cuộc sống hòa bình và xây dựng. Phải tiến hành chuẩn bị lại, nếu muốn còn có ích cho đời.



HẾT CHƯƠNG BẨY.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 3-7-2013 20:56:53 | Xem tất
THÔNG BÁO:
Từ nay đến cuối tháng 8 mình có việc bận nên không thể đăng truyện tiếp được, đến đầu tháng 9 mới rảnh trở lại, lúc đó mới tiếp tục đăng truyện được. {:168:} {:169:}
Mong mọi người thông cảm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 13-5-2016 23:59:12 | Xem tất
THÔNG BÁO


Xin chào bạn!

Trước tiên, cám ơn sự đóng góp của bạn dành cho box.

Hiện nay, box đang tiến hành sắp xếp lại để gọn gàng hơn.

Trong quá trình sắp xếp, bọn mình thấy bạn đã ngừng thread hơn 2 tháng và không có bất cứ thông báo nào đến độc giả.

Vậy nên 5 ngày sau thông báo này, nếu vẫn không có chương mới, bọn mình sẽ tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp.

Mong bạn hiểu và thông cảm!

Thân mến!

Mod
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách