Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 15040|Trả lời: 80
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Thực - Xuất Bản] Không Phải Trò Đùa | Khuất Quang Thụy

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Truyện được đăng với mục đích chia sẻ phi thương mại.

Bản quyền tác phẩm thuộc về nhà xuất bản. Vui lòng không mang đi bất cứ đâu ngoài Kites.vn.




Tác phẩm: Không Phải Trò Đùa
Tác giả: Khuất Quang Thụy
Độ dài: 22 chương
Thể loại : Tiểu Thuyết
Tình trạng: Hoàn thành
Nguồn: Tự đánh máy
Giới thiệu truyện:

Ngày 30/4/1975 - Cuộc chiến tranh chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, hòa bình lập lại - Những người lính tưởng như đã có thể sống một cuộc sống nhẹ nhàng, nhưng thực tế không phải vậy. Những con người đã rèn luyện trưởng thành trong gian khổ ấy, nay vẫn tiếp tục một cuộc chiến mới:

- Người giải ngũ trở về , với những kinh nghiệm và kĩ năng rèn luyện trong chiến tranh, họ đã chiến thắng kẻ thù mạnh nhất - Đến quốc Mỹ - nhưng giữa cuộc sống hòa bình, họ như những cậu học trò tập tễnh bước vào đời, học cách thích nghi với cuộc sống với, tiếp tục đấu tranh với bản thân với xã hội để giữ vững bản thân, để không bị sa ngã trước cám dỗ của cuộc sống, cuộc chiến không tiếng súng còn tàn khốc hơn so với cuộc chiến mà họ đã từng trải qua, khi họ không biết rõ kẻ thù của mình là ai.

- Những người ở lại, lại tiếp tục một cuộc chiến tranh vệ quốc khác - Chiến tranh biên giới Tây Nam, chống Pôn pốt - những kẻ thù đã từng là những người đồng chí, hiểu rõ về chúng ta và được chống lưng cũng bởi một người đồng chí thân thiết khác.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 12:51:53 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1

"Sai lầm dễ phạm phải nhất của con người là sự cả tin. Vì vậy, bài học đầu tiên đối với người lính trinh sát là chỉ tin vào những gì chính mắt mình đã nhìn thấy. Nhưng ...còn có những cái mà ngay cả mắt mình đã nhìn thấy mà vẫn không sao tin được?..."

Nhật kí của một người lính trinh sát

I

Ra khỏi nhà ga đông nghịt, nồng nặc mùi mồ hôi người, Tuấn thở phào như trút được gánh nặng. Anh dừng lại bên hè phố, móc túi lấy chiếc vé xe lửa ra ngắm nhìn. Ánh mắt anh lộ vẻ hồ nghi, mặc dù chiếc vé trên tay anh là có thực, là vé thật chứ hoàn toàn không có dấu hiệu của sự giả mạo. Cái mà anh nghi ngờ chính là sức mạnh của nó.Chẳng lẽ, cái mẩu giấy nện này lại có thể đảm bảo cho anh dễ dàng vượt cả chặng đường hàng ngàn cây số từ Hà Nội và Sài Gòn, cái chặng đường mà anh và đồng đội của anh đã phải trải qua hàng chục năm trời chiến đấu gian khổ mới vượt qua được.

Ý nghĩ ấy có lẽ rất kì quặc và chỉ nảy sinh trong đầu những người lính như anh. Còn những người dân bình thường, họ đâu có những ý nghĩ ấy.Với họ, mọi việc thật giản dị. Họ đã bỏ tiền ra để mua một tấm vé xe lửa vào Sài Gòn, vậy thì xe lửa muốn hay không cũng sẽ đưa họ tới đích. Còn những người lính như anh, đã từng đến Sài Gòn bằng con đường vượt Trường Sơn thì không thể không xúc động khi lần đầu tiên nhận một tấm vé tàu. Có tấm vé này trong tay sẽ không phải đi, không phải đánh, không phải ngủ rừng, không sốt rét, nhưng nhất định sẽ tới đích. Tiện lợi biết nhường nào!

Nói cho đúng ra, cách đây hơn 10 năm anh cũng đã nhận được một "tấm vé" để bắt đầu cuộc hành trình tới Sài Gòn. Một chiếc vé đặc biệt: không ghi giá tiền, không ghi số kilomet phải vượt và thời gian hoàn tất cuộc hành trình, trên tấm vé ấy ghi một dòng chữ đậm:

GIẤY BÁO TRÚNG TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Bốn chục học sinh cùng khoa trong trường đại học mà anh đang học đã nhận được những "tấm vé" như thế. Khi thầy chủ nhiệm lớp kiêm chính trị viên đại đội tự vệ nhà trường trao tấm vé ấy cho Tuấn, cậu Thư ngồi bên cạnh đã nhìn aanh bằng ánh mắt ghen tị không chút dấu diếm. Vừa rồi, khi anh lách khỏi ghi-sê, anh cũng gặp một ánh mắt ghen tị như vậy của cái anh chàng mặc áo caro, xếp hàng trước anh. ANh ta vừa bị đồng chí công an làm nhiệm vụ kiểm soát giấy tờ mời ra khỏi hàng nhường cho Tuấn. Hình như đồng chí công an có trí nhớ không đến nỗi tồi, đã kiên quyết khẳng điịnh rằng anh ra đã xếp hàng mua vé tàu đi Sài Gòn ít nhất cũng hàng chục lần trong vòng mấy tháng vừa qua. Khi phải nhường chỗ cho Tuấn, anh ta vừa hầm hầm bước ra vừa chửi toáng lên:

- Mẹ kiếp, đéo có vé ông cũng lên được tàu! Sợ cóc gì thằng nào?

Và như để biểu dương sức mạnh của mình, anh ta xòe ra một xếp bạc loại năm mươi đồng còn mới cứng.

Có lẽ Tuấn chẳng có ác cảm gì nhiều lắm với anh ta nếu như anh ta không cố tình bám theo Tuấn ra tận đây. Thấy Tuấn tư lự nhìn chiếc vé tàu, anh ta mạnh dạn bước tới.

- Này chiến hữu - Anh ta gọi giật giọng - Ta có thể làm việc với nhau được đấy. Đằng ấy để lại lại vé tàu cho tớ đi, rồi ra trạm mà bám tàu quân sự.Tớ sẽ trả hậu. Được chứ, chiến hữa?

Tuấn nhăn mặt cau có đáp:

- Thứ nhất, tôi không phải là chiến hữu của anh...
- A ha! Thế thì đằng ấy đã lầm ngay từ điều thứ nhất rồi. Nhìn đây - Anh ta vừa nói vừa vạch tung cả cúc áo ngực, phô ra cả một mảng bự và nham nhở sẹo napan - Thấy chưa? thương binh chính hiệu đấy. Có điều là tớ đã dại đột không quyết tâm chờ cho bằng được cái thẻ thương binh. Mẹ kiếp! Ngu hết chỗ nói. Nhưng mà hồi ấy đang còn chiến tranh, tháng chó nào mà tính được hết cái sự lợi hại của cái "thẻ chen ngang" này, phải không? Hòa bình rồi mới thấy nó đắc dụng. Tớ đã bỏ cả tháng trời mò về đơn vị cũ để xin làm thẻ. Mẹ kiếp. Chúng nó đéo giải quyết, cứ khăng khăng đòi cho xem giấy chứng thương. Thế có đáng đào mả nhà chúng nó lên hay không? Cái vết thương to tổ bố thế này mà chúng nó đéo tin, lại cứ đòi cái giấy mà tớ đã chùi đít từ đời tám hoánh nào rồi ấy. Tóm lại là bây giờ đi làm ăn xa là cứ phải đi xếp hàng như chờ của bố thí ở các bến xe bến tầu. Thế đấy, đằng ấy đưa vé cho tớ, lấy thêm ít tiền xài đỡ rồi ra trạm giao liên mà chờ tàu quân sự, tội đéo gì mà phải mua vé? Hở cậu thộn?

Nghe một lô những câu chửi bới tục tĩu, Tuấn bỗng giận sôi lên, anh bước sấn tới trước mặt hắn, giọng anh rít lên:

- Câm mồm, mày bảo ai là thằng thộn?

Cái miệng hắn chợt nhếch lên:

- A... Mày...Định chơi đấy hả? Thì đây...

Cánh tay hắn vừa vung lên đã bị kẹp chặt trong đôi bàn tay cứng như sắt của Tuấn. Anh hơi chùng gối xuống một chút rồi nhanh như chớp, bẻ quặt cánh tay hắn về phía sau. Vẫn nguyên tư thế ấy, anh cúi xuống nói như thổi lửa vào tai hắn:"Nếu mày mà không có những mảng sẹo napan kia thì tao bóp vụn mày ra, hiểu chưa?" Hắn im re, có vẻ như đã hiểu. Tuấn buông tay ra hắn rồi quay gót đi thẳng, không thèm ngoái lại. Thế đấy, lại thêm một chuyện bực mình nữa. Chuyến đi của mình mở đầu đã xúi quẩy rồi...Tại sao mình không cố kiên tâm chờ thêm một vài ngày nữa để đi tàu quân sự mà cứ khăng khăng quyết định đi tầu Thống Nhất định vào ngày mai? Cái thằng ấy rõ ràng là thương binh thật. Vết bỏng napan ở ngực, ở bụng. Mình cũng vậy ở ngực và ở bụng. Có điều hình như hắn bị nặng hơn mình thì phải. Mình đã nhìn rõ những cái hỗ sâu như những cái hang mùm mũm trên khoang bụng hắn. Điều thú vị là đến nay mình cũng chưa có "thẻ chen ngang", nói theo cách của hắn, vì mình lười, không chịu đi làm thủ tuc, không chịu mang tới cơ quan chính sách những giấy tờ cần thiết và cả một tấm ảnh nữa. Sau này, khi rời quân ngũ trở về, liệu mình có cần đến một cái "thẻ chen ngang" hay không? Nếu cần, liệu mình có chứng minh được với cái nơi mà họ sẽ cấp thẻ là mình đã bị thương tại mặt trận chứ không phải bị phỏng vì nấu cám heo cho vợ hay không?

Mình sẽ chứng minh được.

Anh khẽ rùng mình. Những quả cầu lửa nổ bung trước mặt. Cả quả đồi bốc cháy. Cả trung đội bốc cháy. Tiếng goài thét đuối dần trong tiếng lửa reo ù ù. Lửa chưa tắt, bọn biệt kích Mỹ mặc áo rằn ri đã từ trên trực thăng nhẩy xuống. Chỉ còn năm khẩu tiểu liên do cậu Chính chỉ huy lên tiếng. Năm khẩu, thế là đủ. Một chiếc trực thăng và hơn hai mươi tên Mỹ, nằm lại sườn đồi đen sạm tro than. Không đủ, thua lỗ to. Mười hai chiến sĩ trinh sát kì cựu của sư đoàn vắng mặt trong như những chiến dịch sắp tới là một tổn thất to lớn. Hơn hai tháng trời nằm viện. Nửa tháng đầu, đứa nào đứa nấy trần như nhộng. Nằm ngử, nằm sấp đều không ổn, nước vàng rỉ ra tanh rình. Một thằng chết vì hoại thư, một thằng nữa vì nhiễm trùng vậy. Trời đất! Mà sao người ta nhất định phải có nữ y tá ở các quân y viện? - Anh mỉn cười mặt bỗng nóng rực -  những cô gái mới táo tợn làm sao? Khi các anh bị lột trần nằm trên giường bệnh, thì có lẽ trong mắt các cô, các anh không còn là đàn ông nữa? Nhưng chỉ cần mặc được quần áo thôi là mọi việc ổn cả. Đời lại đẹp hơn gấp ngàn lần, các cô bạn y tá lại trở lên duyên dáng, e lêj từ lúc nào chẳng rõ. Nhờ trời những mảng sẹo gấm ghiếc của mình lại được quần áo che khuất. Chỉ thương bọn thằng Minh, thằng Vọng... sẹo đầy mặt, không có cách nào ngụy trang được. Hồi ấy, đứa nào cũng nghĩ rằng hai thằng này rồi khó mà lấy được vợ. Ai ngờ, cả hai đứa cuối cùng đều có hạnh phúc, vợ thằng Vọng lại vào loại đẹp gái nữa mới lạ.

Riêng mình, không có vết sẹo nào trên mặt, lại vào loại đẹp trai nữa, vậy mà thật vô duyên. Hảo đã lấy chồng, khó mà tìm được một người bạn gái nào mà mình có thể yêu như đã yêu Hảo.

Nhưng tại sao mình lại mất cô ấy? Anh tự hỏi mình. Những vết sẹo napan trên người anh thoắt nóng rực lên.

Bình luận

Tiêu đề thread sai quy định [Thể Loại] Tên Tác Phẩm | Tên Tác Giả, viết hoa tất cả các chữ cái đầu. Bạn nên đọc kĩ nội quy trước khi post để tránh sai sót   Đăng lúc 9-5-2012 09:41 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 10-5-2012 18:38:59 | Chỉ xem của tác giả
II

Anh rảo bước trên đường phố cố xua đuổi những ýnghĩ nặng neefcuws như một đàn ong vo ve dai dẳng trong đầu anh kể từlúc anh nhìn thấy những mảng sẹo napan trên ngực , trên cái bụng củakẻ tự xưng là đồng đội của anh. Dập xóa được những ấn tượng nặngnề trong tâm trí mình quả là một việc khó, nó không đơn giản như xóamột dòng chữ viết lỗi trên bảng đen của một cậu học trò. Tai hại là ở chỗ, cái mảng sẹo của hắn thế nào mà trông rất giống cái sabàn thu nhỏ. Cái sa bàn mà anh vừa đắp để trả bài tập chiến dịch.Vì nó mà anh đã phải tranh cãi với ông đại tá, giáo viên hướng dẫncủa mình một trận nảy lửa, đến nỗi nếu không có chuyến đi này thìchưa biết chừng anh phải ra trước hội đồng kỉ luật cũng nên. Nhưngnguyên cớ thì tích tụ từ lâu, , cái sa bàn hôm ấy chỉ là một lý dotrực tiếp mà thôi.Dường như số phận cố tình đùa giỡn anh, nên đãxếp đặt ở đầu vào và đầu ra hai cuộc đụng độ với cùng một con người.

Nhớ lại ngày anh về trường, người đầu tiên mà anhgặp cũng là ông ta. Ông ngồi trong phòng trực ban nhà trường, nhìnthấy anh bước vào, ông ta đứng phắt ngay dậy. Anh phạm một khuyếtđiểm thứ nhất: không đưa tay lên vành mũ chào như thường lệ mà bỗngdưng không hiểu vì sao lại bật cười. Có lẽ anh cưới vì cái bụng phệcủa ông ta. Khi ông đứng lên cái bụng ấy cứ cà vào sát mép bàn. Rõràng cái bụng ấy sinh ra không phải để mà áp xuống đất. Nó cũng sẽtrở thành một trở ngại không nhỏ nếu như phải nằm ngửa mà trườn quahàng rào cũi lợi bò vào căn cứ địch. Và khi phải leo dốc thì haiđầu gối sẽ phải thi nhau làm nhiệm vụ của đôi dùi trống. Ý nghĩquái quỷ ấy đã khiến anh bật cười vào đúng cái lúc đáng lý phảiđứng nghiêm, đưa tay lên vành mũ chào và dõng dạc lên tiếng:” Báo cáođồng chí trung tá, tôi đại úy Vũ Quốc Tuấn đã có mặt theo lệnhchiêu sinh của học viện.

Anh không làm được điều đó và tai hại hơn là đã cười. Thật đáng kiếp khi anh phải hứng chịu cơn thịnh nộ của ôngtrung tá bụng phệ. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như ông ta chỉ phê bìnhsự thiếu nghiêm chỉnh của anh trước cấp trên. Nhưng thật tai hại khiông ta bắt đầu dậm chân thình thịch và hét lên:


-         Anh không phải là sĩ quan mà chỉ là một cậu du kích! Một cậu du kích,hiểu không? Chiến trường đã làm hư hỏng các anh. Các anh sống tự do,lêu lổng, nhộn nhạo nó quen đi rồi. Không còn nhớ gì đến quân phongkỉ luật nữa. Phải lột xác các anh đi thì mới xứng đáng mặc bộ đồquân phục sĩ quan hiểu không?

Anh khẽ nhếnh mép cười:


-         Thưa đồng chí trung tá, tôi không hiểu ạ!

-         Sao?Khô…ông hiểu à?

-         Vâng, tôi không hiểu vò sao chiến trườnglại làm hỏng chúng tôi như trung tá vừa nói. Ngược lại, chúng tôiluôn nghĩ rằng chính cuộc chiến đấu ngoài mặt trận đã rèn luyệnchúng tôi lên người -  Anh đã cảmthấy ngưa ngứa trong cổ và cố xổ luôn một tràng – Có thể chúngtôi  chưa biết đi đều bước. Vì thưatrung tá, ở trong rừng không thể nào đi đều bước được, ở chiến hàolại càng không. Chúng tôi cũng chưa quen đưa tay lên vành mũ chào vàthưa gửi theo điều lệnh. Đơn giản là vì ở chiến trường chúng tôikhông chào và xưng hô, thưa gửi như thế. Tôi không cho răng như  thế là tốt vì tôi hiểu, quân đội baogiờ cũng là quân đội. Phải có kỉ cương chứ! Nhưng chiến tranh vớinhững phức tạo của nó, không cho phép chúng tôi sinh hoạt theo đúngđiều lệnh chính quy. Trung tá đừng vội ngạc nhiên? Chảng lẽ trung táchưa từng ở mặt trận sao? CÒn riêng tôi, tôi thừa nhận chưa có cáiphong đội chững chạc của một sĩ quan. Vì tôi chưa một ngày nào đượchọc làm sĩ quan cả. Như vậy, đâu phải lỗi tại tôi?

-         Hừm… thế mà người ta cũng …phong quân hàmđại úy cho anh cơ đấy!

-         Vâng, có lẽ…- anh cố ghìm nhưng vẫn cứbuột miệng- có lẽ người ta nhầm ạ.

-         Hừm…nhầm- ông trung tá bụng phệ gườm gườmnhìn anh – Thôi được.Anh hãy ra nhà khách nằm chờ. Tôi sẽ báo cáolại với bộ phận tuyển sinh. Có thể họ đã nhầm lẫn thật sự khi cửanh đến đây học tập. Để xem – Ông ta liến nhìn giấy tờ của anh – Anh làchủ nhiệm chinh sát sư đoàn thôi à? Khóa này người ta có chiếu cốcho các đơn vị phía trước thật, nhưng chí ít cũng phải là phó trungđoàn trưởng trở lên chứ? Hừm, có lẽ phải có ý kiến lại về trườnghợp của anh, không thể đào tạo cẩu thả thế này được.

-         Thưa đồng chí trung tá – anh cảm thấy đếnlúc phải thẳng thắn -  Theo chỗ tôibiết thì đồng chí là trực ban nhà trường. Đồng chí hãy làm chođúng chức trách của mình và chớ có can thiệp vào công việc của cơquan chuyên môn. Tôi có đủ tư cách để về đây học tập hay không đã cócơ quan cán bộ chịu trách nhiệm.

-         Hừm… anh nói rằng… Hừm… thôi được. Giấytờ của anh đây. Anh cứ ra nhà khách nằm chờ, rồi anh sẽ biết tôi cótrách nhiệm gì với những người như anh.

Phớt lờ cái giọng đe nạt của ông trung tá, Tuấnkhoác ba lô về nhà khách của trường và nằm chờ. Dọc đường anh vừabực mình vừa buồn cười. Có lẽ ông trung tá này lần đầu gặp một anhchàng bướng bỉnh, không chết kiếp vì cơn thịnh nộ của ông ta. Mìnhsẽ khốn khổ trong những năm học ở đây cho mà xem. Bắt đầu đã khôngổn rồi. Ước gì người ta nhầm thật và mình lại được trở về đơn vị.Hoặc, tốt nhất là được giải ngũ. Trông mình chả có mẽ sĩ quan chútnào thực. Thời bình, sĩ quan phải ra sĩ quan chứ. Nhưng nếu được rờiquân đội mình sẽ làm gì nhỉ? Học chưa hay cày chưa biết. Còn, trướccuộc đời vô cùng phong phú thì bọn mình giống như những anh thợ chữacháy vừa từ trong đám cháy bước ra, mắt mũi còn quáng lòa, đầu óccòn âm âm u u. Bọn lính trận chúng mình chưa có thời gian để “hoànhồn”, để có thể bình tĩnh mà quan sát, tiếp nhận cái muôn hồngngàn tía của đời thường. Chẳng thế mà mấy lần đến thăm Hảo, ở cáiviện nghiên cứu đáng kính của nàng, mình liên tiếp bị chọc quê, bịthất thố. Còn Hảo và các bạn của cô thì thật là tinh vi, sâu sắc.Trước bọn họ mình chỉ là con gấu vụng về, còn trước ông trung tábụng phệ này, mình chỉ là một cậu du kích, không hơn không kém.


Phải mất hơn một năm cái nhà trường quân sự nghiêmkhắc kia mới tạm có thể tự hào mà nói rằng đã  “lột xác” được “ một anh du kích” thànhmột học viên sĩ quan vào loại trung bình. Mình chỉ luôn đạt điểmtrugn bình ở cái bộ môn mà ông trung tá bụng phệ kia là giáo viênhướng dẫn. Thật khó làm vừa lòng ông ta được khi mà không bao giờ ôngta quên được những ấn tượng không đẹp anh đã gieo vào lòng ông ta trong buổi đầu tới trường. Hơn mộtnăm trời đủ để cho anh hiểu vì sao mà ông ta lại thành kiến đến thếđối với cánh sĩ quan không được đào tạo từ các nhà trường. Gần nhưsuốt cuộc đời làm sĩ quan, ông ta sống với các học viện, nhàtrường. Chiến trường quen thuộc của ông ta là từ vĩ  tuyến hai mươi trở ra. Trong phạm vi ấyrõ ràng phải trừ những nơi mà cuộc chiến tranh phá hoại được coi làtrọng điểm. Dĩ nhiên không kể đên cái lần, ông ta cùng phái đoàn củabộ vào dự hội nghị tổng kết chiến dịch ĐƯờng 9 – Nam Lào ở QuảngBình và sau đó đã viết một bài luận văn quân sự về nghệ thuậtchiến dịch, một tác phẩm ông luôn coi là mẫu mực của thể văn chínhluận quân sự mà các học viên của ông không biết đến là không xong!Trong số nhiều những khuyết điểm mà anh đã phạm trong suốt thời gianhơn một năm “tu nghiệp” thì có một khuyết điểm trầm trọng nhất, làđã có một thái độ bất kính đối với bản luận văn quân sự nổi tiếngđó. Anh đã dám phản bác một vài luận điểm trong bản luận văn quânsự đó. Điều tai hại là anh lại đưa ý kiến của mình ra, công khai tranh luận trong một cuộc thảo luận về nghệ thuật chiến dịch. Ýkiến của anh lại được khác nhiều người, kể cả học viên lẫn giáoviên đồng tình. Từ buổi đó anh luôn là đối tượng “chăm sóc” của ôngtrung tá bụng phệ (nay đã là đại tá). Nhưng anh vốn mang sẵn trongmình cái tính bướng bỉnh cố hữu của lính trinh sát, đã bất chấpmọi sự trù úm tầm thường ấy. Điều quan trọng là anh đạt điểm cao ởtất cả các bộ môn, trừ những bài tập do ông ta hướng dẫn. Vốn sốnghơn chục năm ở chiến trường đã giúp anh một cách đắc lực trong họctập. Tính trung thực thẳng thắn đã giúp anh có nhiều bạn bè tốt. Họche chở cho anh vượt qua mọi cơn thịnh nộ của ông trung tá bụng phệ. Cuộc tranh luận bên sa bàn hôm vừa rồi là cuộc tranh luận cuối cùng. Anh hơi ân hận vì đã nói năng không được thận trọng và đã làm ông ta bẽmặt, lòi cái đuôi dốt nát của mình ra.


Ngày hôm sau anh được gọi lên văn phòng Ban giám hiệu. Anh chờ đợi một cú kỉ luật, nhẹ cũng là phê bình. Ai ngờ…


Thì ra cuộc ra đi của anh đã được quyết địn từtháng trước. Đồng chí tư lệnh quân đoàn ra Hà Nội họp đã tới gặpgiám đốc học viên xin cho anh trở về đơn vị gấp. Cục cán bộ cũng đãđồng ý cho anh “ra trường non”,. Ở văn phòng anh nhận được quyết địnhđiều động trở về đơn vị cũ ở biên giới Tây Nam. Và… thật bất ngờ,kèm theo cả quyết địn thăng quân hàm thiếu tá theo đề nghị của đơnvị và học viên. Cả hai thứ đều tuyệt! Anh còn trẻ, vì thế nếu đượcđeo lon thiếu tá lên chào ngài đại tá bụng phệ thì kể cũng thích.


Hôm trước rời học viện để về nghỉ phép vài ngàytrước khi đi chiến trường, anh đã thắng bộ quân phục mới là cứng, đeoquân hàm thiếu tá đỏ chói lên văn phòng khoa chào ông đại tá “của mình”.Anh đĩnh đạc bước vào cửa, dập gót đứng nghiêm, đưa phắt tay lên vànhmũ chào một cú “hết sẩy”. Đến nỗi ngài đại tá giật mình, quên cảđáp lễ cấp dưới, xô ghế đứng dậy, bước tới nắm chặt tay anh, vừalắc liên hồi vừa khen rối rít:


-         Khá lắm! Khá lắm! .. chững chạc đấy! Thếmới là sĩ quan chứ!

Nhận được lời khen hào phóng ấy, anh nở gan nở ruộtvà thầm nghĩ:” Thực ra thì ông ta cũng không đến nỗi nào”.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 28-10-2012 19:33:50 | Chỉ xem của tác giả
MÌnh biết tác phẩm này qua những trích đoạn nhật ký của người lính trinh sát.
Cảm ơn bạn nhiều !
Bạn đăng phần tiếp theo đi ! :)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 29-10-2012 23:05:54 | Chỉ xem của tác giả
Bạn cuop.heo thân mến!


Mình bắt đầu vào Kites đã lâu mà không biết là có khu Văn học này. Nhưng hôm nay, tình cờ mình lại đi lạc vào đây và cùng, vô cùng vui mừng khi nhìn thấy tiểu thuyết bạn post.

Bạn không thể tưởng tượng được là mình thích tiểu thuyết này như thế nào đâu! Dạo trước, mình cũng có quyển truyện này và mình rất quý nó. Nhưng rồi, mình cho một người quen mượn. Người quen này lại cho người khác mượn. Rồi sau đó, chả hiểu là truyện của mình đang ở đâu nữa? Vậy là mình mất truyện luôn. Mình tiếc lắm ấy!

Rất nhiều lần, mình đến hiệu sách để tìm mua lại quyển tiểu thuyết này. Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy thì có mấy quyển nhưng " Không phải trò đùa" lại không có. Mình cũng đến nhiều hiệu sách cũ nhưng cũng không tìm được.

Mình rất muốn đọc lại truyện này nên cũng đã tìm trên mạng nhưng họ chỉ post mấy trang đầu để quảng cáo thôi.

Vì vậy, khi nhìn thấy truyện này ở đây, bạn cũng hiểu là mình vui mừng như thế nào rồi.

Mình rất ấn tượng với câu " Bởi chiến tranh không phải trò đùa..." ở đầu truyện.

Mình cực kỳ thích 2 nhân vật: Tuấn và Thủy. Tuấn, một anh chủ nhiêm trinh sát đẹp trai, thông minh, dũng cảm, bản lĩnh và vô cùng nhân hậu, lại còn chung thủy nữa. Còn Thủy, một cô kỹ sư kinh tế xinh đẹp, trong sáng, thánh thiện và cũng dũng cảm, bản lĩnh không thua gì Tuấn. Mình rất cảm động khi đọc đến đoạn: Thủy bị bọn tư sản bắn bị thương ở ngực và đúng lúc ấy, Tuấn từ biên giới Tây Nam về thăm Thủy, rồi tình yêu giữa họ chính thức bắt đầu. Một mối tình vô cùng đẹp.

Mình rất tiếc là truyện hay như vậy mà kén người đọc quá. Có lẽ đoạn đầu của truyện mà bạn post cũng chưa có gì hấp dẫn? Mình thấy truyện bắt đầu hay từ đoạn Tuấn và Thủy lần đầu tiên gặp nhau trên chuyến tàu vào Nam. Một cuộc gặp gỡ định mệnh và cũng lãng mạn.

Mình biết là post truyện như thế này rất mất thời gian. Bạn phải đánh máy lại từng chữ đúng không? Nhưng nếu có thời gian thì bạn post tiếp được không?

Mình vô cùng muốn đọc lại truyện này. Mình dùng từ "vô cùng" vì đây chính là tâm trạng của mình bây giờ.

Nếu được thì mình cám ơn bạn rất nhiều trước nhé!

Chúc bạn vui và khỏe nhé!

Rất mong được gặp lại bạn ở những phần truyện tiếp theo.


PS: Mình nghĩ, nếu bạn post tiếp đến đoạn: Tuấn và Thủy gặp nhau lần đầu tiên, có lẽ sẽ có nhiều người thích truyện hơn đấy!

Mình cũng rất mong có nhiều người thích tiểu thuyết này giống bạn và mình.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 30-10-2012 00:49:28 | Chỉ xem của tác giả
Robertino gửi lúc 28-10-2012 19:33
MÌnh biết tác phẩm này qua những trích đoạn nhật ký của người lính trinh sát.
Cảm  ...



Chào bạn!


Bạn cũng thích truyện này phải không?

Mình cũng thích lắm!

Mình đọc truyện này rồi. Truyện hay và nhân văn lắm!

Bây giờ là mình muốn đọc lại.

Rất mong bạn cuop.heo sẽ post tiếp để bạn và mình cùng được đọc tiếp nhỉ?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 28-3-2013 02:01:54 | Chỉ xem của tác giả
III

Với một người chưa vướng víu gì về đường vợ con như Tuấn thì một tuần nghỉ ở nhà là quá đủ. Anh không dám nói với mẹ là mình lại chuẩn bị ra trận. Một đưá con hy sinh và một đứa con thương tích đầy mình cũng để mẹ hiểu thế nào là mặt trận rồi. Vì vậy, anh cố tạo ra cái vẻ bình thường như bất kỳ một đợt  nghỉ tranh thủ nào trong hai năm qua khi anh đang còn là học sinh của học viện quân sự. Mỗi buổi sáng anh vẫn dậy sớm tập thể dục bằng cách quẩy thùng ra giếng  gánh vài gánh nước về đổ vào bể chứa, trong khi cô em gái của anh la hét dựng mấy đứa cháu dậy học bài và bà chị dâu thì loay hoay thổi nấu dưới bếp. Mẹ cũng thường dậy vào lúc ấy. Sau khi ra “bản thông báo thời tiết”, căn cứ vào các khớp xương, mẹ bắt tay vào công việc đầu tiên trong ngày. Với chiếc chổi bằng lá cọ trên tay, mẹ quét la quét liệt từ trong sân nhà ra ngoài ngõ xóm. Sau khi hoàn thành công việc vệ sinh ấy, mẹ trở vào mở cửa chuồng ga, tung ra sân vài nắm thóc lép và bắt đầu “điểm binh”. Lâu nay mẹ thường không mấy khi đếm một lượt mà chính xác số gà của mình, cứ đếm được nửa chừng mẹ lại lẫn. Loay hoay mãi, có khi tới lúc đàn gà tinh quái đã” dùng xong điểm tâm” và bắt đầu tản ra đi kiểm ăn, mẹ vẫn chưa đếm xong số gà của mình. Mẹ đã lẫn, đó là dấu hiệu chắc chắn nhất của tuổi tác.



Mấy ngày này đàn gà của mẹ đang trải qua một cơn tai biến! Cứ vài hôm đội nguc của chúng lại vắng đi một hai chú, tùy theo tình hình sức khỏe của anh con trai mà bà luôn lo lắng và số khách mà nó thường kéo về bất kỳ lúc nào. Tuy vậy trong đội ngũ đông đảo những con vậ hiến sinh ấy có bốn con gà trống thiến luôn được bà đảm bảo an toàn. Bốn con gà trống thiến ấy phải luôn trong tình trạng sẵn sàng để đến một ngày nào đó sẽ được mẹ hạ lệnh đưa đến cái nhà nào có người con gái mà mẹ sẽ gọi là con dâu của mẹ! Nhưng tơi ngày hôm nay, điều đó chưa xảy ra. Đã bao lâu Tuấn nhận ra tiếng thở dài của mẹ mỗi khi nhìn thấy bốn tên gà trống đỏm đáng và béo tốt kia đi lại nghênh ngang trong sân nhà. Có lần bà bỗng dưng nổi đóa vung cán chổi lên định choảng cho bốn anh chàng vô duyên ấy một trận, tuồng như chỉ vì “bốn chàng ngự lâm” ấy mà con trai bà chưa lấy được vợ vậy. Lâu nay bà thôi không thúc giục anh nữa, nhưng trong thâm tâm, anh biết mẹ vẫn đang chờ đợi và hy vọng mình sẽ có cơ hội để lo bề gia thất cho đứa con trai của mình trước khi nhắm mắt xuôi tay. Hiểu được tâm trạng đó của mẹ, Tuấn vô cùng ân hận. Anh cũng đã cố gắng để làm vừa lòng mẹ, nhưng chưa có cơ hội nào. Anh không muốn lặp lại những sai lầm có tính chất tương đối phổ biến của những chiến sĩ từ mặt trận trở về, vội vàng cưới đại một cô gái nào đó, để rồi chỉ sau tuần trăng mật là bắt đầu có sự trục trặc. Nhưng hai năm trời chẳng lẽ còn là ít để anh  có thể tiến hành một cuộc lựa chọn? Nhưng  mẹ có thể sẽ tha thứ cho anh nếu mẹ hiểu rằng hai năm đó là hai năm anh vật lộn với mối tình của mình, và cuối cùng đã chịu thất bại. Hảo đã đi lấy chồng hồi đầu năm nay. Lá thư dài dòng mà cô viết cho anh trước ngày cưới vẫn còn nằm trong ba lô của anh. Anh định đốt đi mấy lần mà không đang tâm. Dù sao đó cũng là những kỉ niệm cuối cùng về Hảo. Sáng nay, khi tổ chức một cuộc tuyển chọn những gì mang theo ra trận lần này, anh đã để ra một tiếng đồng hồ để nghiền ngẫm lại bức thư ấy.


Nó như thế này,



]Anh Tuấn thân yêu!



Chủ nhật tuần này chúng em sẽ tổ chức lễ thành hôn. Em biết, nếu em mời thì nhất định anh sẽ về. Nhưng em không muốn đặt anh vào một tình huống khó xử, mặc dù em biết anh vốn không sợ bất kì một tình huống hiểm hóc nào của cuộc đời. Anh cho em xin lỗi về việc này.



Cho đến tận lúc này, khi em sắp lấy chồng, em vẫn không hiểu thực ra thì vì sao chúng lại ta phải chia tay nhau? Em đã chờ đợi anh hơn chục năm trời. Còn anh thì đã vượt qua cái chết để về với em. Ấy thể mà đến khi tưởng chừng như không còn điều gì ngăn trở chúng ta nữa thì chúng ta lại không thể cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Anh cũng biết rõ rằng, cho tới lúc đó trong trái tim em ngoài hình bóng của anh chưa có hình bóng một người con trai nào khác. Nhưng có lẽ trong bấy nhiêu năm em xa anh, hình bóng người con trai mà em ấp ủ lại không phải lại không phải cái người mà em đã gặp lại sau hơn mười năm xa cách. Tuấn mà em hằng yêu, chẳng lẽ lại không phải là anh! Em ngỡ ngàng biết bao khi gặp lại anh. Lúc đầu em tự giải thích rằng: có lẽ vì chúng mình xa nhau quá lâu, nên khi gặp lại nhau còn ngỡ ngàng. Thời gian sẽ giúp em hiểu anh. Sẽ giúp em tìm lại hình bóng của Tuấn ngày nào mà em hằng ấp ủ. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Anh như đã là một người con trai khác, cũng đẹp đẽ, cao thượng, nhưng là một kiểu đẹp đẽ và cao thượng hoàn toàn khác với con người mà em vẫn hằng nhớ thương. Và em cũng nhận ra sự ngỡ ngàng ấy trong anh. Có lẽ chính anh cũng đã từng tự hỏi:”liệu cái cô kỹ sư này có phải chính là cô Hảo mà ngày xưa mình đã từng yêu hay không?”. Hơn mười năm qua, cái cô gái mà anh hằng thương nhớ đâu có phải là cái cô kỹ sư kênh kiệu này? Thú nhận với em đi. Chính anh cũng đã từng trải qua những cơn dằn vặt như thế và cũng hy vọng thời gian sẽ bóc đi cái vỏ ngoài của quả thị để trả lại cho anh cô Tấm ngày nào. Nhưng điều kỳ diệu đó đã không xảy ra, phải không anh? Chúng ta đã cố dành nhiều thời gian để hẹn hò, gặp gỡ, trao đổi. Nhưng thật đáng buồn khi mà càng gần nhau chúng ta lại thấy khó mà có thể hòa hợp được. Điều gì đã xảy ra vậy? Em cũng không biết nữa. Đã có lúc em tự hỏi: hay vì em sống ở nước ngoài quá lâu, đã hấp thụ một lối sống khác, một quan niệm khác về tình yêu, hạnh phúc? Kiểm điểm lại, em không thấy mình có lỗi. Những năm xa anh em không nghĩ đến điều gì khác hơn là gắng công học tập, để xứng đáng với anh. Và em đã làm được điều đó, em đã tốt nghiệp loại ưu, đã được kết nạp vào đảng và đã giữ được lời hứa thủy chung. Nhưng bây giờ mọi điều không còn đơn giản như em nghĩ. Càng gần anh em càng thấy rằng: chúng ta sẽ không hạnh phuc khi chung sống với nhau. Có lẽ anh còn cảm thấy điều đó rõ ràng hơn cả em. Một năm sau ngày anh từ chiến trường ra, chúng ta đã đi đến cái quyết định đau xót nhưng có lẽ là rất đúng đắn, đó là sự chia tay, hay nói đúng hơn là đừng bao giờ nghĩ tới chuyện chung sống với nhau nữa, mà như anh nói:” Hãy là những người bạn tốt của nhau mãi mãi”. Cho tới tận lúc này em vẫn không ân hận gì về quyết định đó. Em tin rằng anh cũng không hề ân hận vì đã quyết định như vậy. Chúng ta thừa nhận sự vận động không ngừng của sự vật, của cuộc đời và con người thì cũng hoàn toàn có thể tin rằng những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của mỗi con người cũng được thay đổi và hoàn chỉnh với năm tháng, cùng với sự từng trải và trưởng thành của mỗi con người. Mười lăm năm, một quãng thời gian bằng một phần ba cuộc đời của một con người, hoàn toàn có thể biến chúng ta thành con người khác xa với cái con người ở điểm xuất phát. A đã thành A’ và B đã trở thành B’. A và B có thể hiểu nhau và yêu nhau nhưng A’ và B’ thì chưa chắc! Điều đó thiết tưởng chẳng có gì đáng ngạc nhiên phải không anh?



Đấy, anh thấy chưa, cái cô Hảo ngày xưa đâu có rắn rỏi, quyết đoán được như vậy? Đâu có biện luận một cách rắc rối như vậy về sự đời và về tình yêu? Cô bé Hảo ngày xưa với đôi mắt to tròn luôn ngơ ngác, luôn ngạc nhiên với tất cả những gì xảy ra xung quanh nó, cái cô bé Hảo có thể khóc được vì một con bươm bướm vàng bị Tuấn vặt trụi một bên cánh và thả xuống dòng mương trước cửa trường. Có lẽ Tuấn đã yêu cô bé Hảo ấy, nhưng chưa chắc Tuấn đã có thể yêu một cô Hảo ngày ngày ngồi trước kính hiển vi và chỉ coi con bướm vàng kia là một côn trùng thuộc họ cánh phấn không hơn không kém trong bộ sưu tập ấu trùng của cô ta. Điều đó cũng không có gì đáng trách phải không Tuấn?



Cuối cùng, đây là điều quan trọng nhất Hảo muốn nói cùng anh: Biện luận một cách khoa học như vậy chỉ là để an ủi nhau để đừng nuối tiếc, oán giận nhau mà thôi. Cái sự so sánh toán học kia có vẻ đúng đắn nếu không tính đến những khả năng kì diệu của trái tim con người.



Cầu mong anh mạnh khỏe, dồi dào nghị lực để vượt qua mọi trở ngại trên con đường mà anh đã chọn.



Hảo của anh.


Anh còn nhớ rõ những phản ứng xảy ra tron lòng mình vào cái giây phút hệ trọng khi anh lần đầu tiên đọc những dòng thư ấy. Đó là một trạng thái tâm lý thật khó phân tích: một chút chua chát, nuối tiếc, một hơi thở phào nhẹ nhõm, một nỗi dằn vặt và cuối cùng là sự chấp nhận thụ động. Sau đó vài ba ngày khi tinh thần anh đã cân bằng, lý trí anh đã sáng suốt, anh mới thử bắt đầu phân tích lại sự việc. Trước hết, anh lấy làm mừng vì trong lòng mình không gợn lên một chút oán hận, tiếp theo anh cảm thấy xấu hổ trước sự thẳng thắn của Hảo. Cô ấy đã không che dấu sự thật, một sự thật khó nắm bắt vì nó ẩn xâu trong lòng người và được ngụy trang bằng hàng rào của kỷ niệm, bằng cả sự tế nhị và lòng tự trọng. Anh đã không đủ dũng cảm để nói lên sự thật ấy.



Hảo đã đón anh về như tất cả những người yêu đã chung thủy đợi chờ khoảnh khắc hơn chục năm trời. Thoạt đầu dường như mọi việc đều tốt đẹp, đều trôi chảy. Niềm vui xum họp đã lấn át tất cả. Anh chỉ thấy Hảo cao lớn hơn, xinh đẹp hơn, tự chủ hơn. Còn anh… Có lẽ… có lẽ anh đã xử sự rất dở. Anh lúng túng vụng về và nói năng lộn xộn như một cậu học trò không thuộc bài. Nhưng nếu như Hảo không xuất hiện, không ào đến vào đúng cái lúc ấy…?Vào đúng cái giây phút anh đang ngụp lặn trong những dòng nước mắt và trong những câu hỏi không đầu không cuối của mẹ. Giá như lúc ấy mấy cái cúc áo ngực của anh không bung ra. Và mẹ, với anh mắt tinh tường chỉ những người mẹ mới có đã kịp nhận thất những mảnh sẹo napan trên ngực con. Với quyền năng của người mẹ, mẹ đã làm cái việc mà bất kì người mẹ nào cũng sẽ làm trong những trường hợp như thế - Mẹ lao tới lật tung hàng cúc áo trên người con rồi vừa khóc vừa xem xét tỉ mỉ tất cả những gì mà cuộc chiến tranh đã in dấu trên người con, hệt như ngày xưa mẹ vẫn thường làm sau mỗi buổi con đi thả trâu về. Con là một đứa trẻ nghịch ngợm, điều đó thì quá rõ. Vì thế, không mấy buổi chiều ở bãi thả trâu về mẹ không phải lột áo con ra để lấy  các loại dầu mà xoa lên những vết bầm tím. Việc đó quen thuộc với con tới nỗi khi vào bộ đội, được đi học trinh sát, sau mỗi buổi đi học võ thật về con cũng phải dùng các loại dầu mà mẹ đã gói sẵn cho con mang theo hôm lên đường nhập ngũ để xoa bóp. Mẹ biết chắc rằng sẽ có lúc con phải dùng tới, vì trong thâm tâm, mẹ luôn nghĩ con trai mẹ là một đứa trẻ nghịch ngợm. Cuối cùng sau bao năm trời xa mẹ đi “đùa giỡn” với tử thần trở về, con cũng mang về cho mẹ những vết bầm dập. Những vết bầm dập mà con thu lượm được trong cuộc này vượt xa sức tưởng tượng của mẹ. Vì thưa mẹ, bãi chiến trường hoàn toàn khác xa với bãi thả trâu của lũ trẻ làng ta. Bời vậy, con đã thấy ánh mắt mẹ lạc đi, khuôn mặt già nua của mẹ nhăn nhúm lại, tiếng mẹ thốt lên nghẹn ngào :”Con ơi, đến nông nỗi này cơ ư?”



Con lặng lẽ cúi đầu như một đứa trẻ có lỗi. Nhưng con bỗng ngẩng vụt khi chợt nghe tiếng kêu thảng thốt của Hảo. Và, trong một khoảnh khắc con đã kịp nhận ra cái rùng mình của cô ấy. Những vết sẹo trên cơ thể con bỗng chợt nóng rực lên.



Từ giây phút ấy A đã trở thành A’ và B đã trở thành B’.



Từ giây khắc đó sự việc diễn ra như nó phải diễn ra. Đã bao lần chúng ta đi bên nhau, ngồi bên nhau. Nhưng thật lạ lùng, cứ mỗi lần ánh mắt em dừng trên thân thể anh là những mảng sẹo napan lại nóng rực lên. Chính vì thế mà khi ở bên em, anh không còn là anh nữa. Những ánh mắt nồng say, những ý nghĩ sâu sắc, những lời nói nhiệt tình ấm áp cũng biến đi đâu mất. Anh ngượng ngùng, lúng túng và chịu đựng, anh chỉ còn như là một cái vỏ của một anh chàng Tuấn nào đó. Dần dần anh đã trở nên nhạt nhẽo, xa lại với em.



A đã thành A’ và B đã thành B’.



Có một lần em lần lên nút áo ngực anh, em đòi được xem “nó ra làm sao”, em hoàn toàn có quyền như thế. Nhưng anh đã giãy nẩy lên và từ chối một cách thô bạo. Từ đó em không bao giờ lập lại yêu cầu đó nữa. Có lẽ, mọi sai lầm bắt đầu từ đây chăng? Nếu anh cứ để em nhìn thẳng vào sự thật thì biết đâu chúng ta có thể có cơ hội hiểu nhau? Biết đâu anh đã có thể tin rằng, cái rùng mình của Hảo không phải là sự kinh tởm trước một mảng da thịt bị tàn phá một cách gớm ghiếc mà rất có thể chỉ là sự hoảng hốt, đau xót. Mặc cảm đã đánh lừa anh, đã biến anh thành một con người hoàn toàn khác trước Hảo. Từ đó, những khi tiếp xúc với anh, em chỉ còn nhìn thấy một con người nhạt nhẽo, thiếu tự chủ và đôi khi còn thô bạo nữa. Ôi, mới biết quá trình tự hoàn thiện mình của mỗi con người mới khó khăn làm sao?



Trong nhà chỉ có chị Dung là người hiểu biết mọi tâm sự của Tuấn. Chị đã tìm được cách mời mẹ sang chơi bên quê mẹ đẻ của mình vào đúng hôm nhà Hảo đón dâu. Còn chị, suốt ngày hôm đó luôn có mặt trong số những người tận tụy nhất phục vụ cho đám cưới của Hảo. Bằng tất cả sự tinh tế của phụ nữ, chị đã làm cho gia đình Hảo và bà con hàng xóm hiểu rằng, cái việc Hảo không trở thành vợ của chú Tuấn cũng chỉ là việc bình thường, không vì thế mà tình thân giữa hai gia đình bị sứt mẻ. Khi biết được việc làm ấy, Tuấn vô cùng cảm động và biết ơn bà chị dâu góa bụa của mình.



Tháng trước chị vừa vào thăm mộ anh ở nghĩa trang Trường Sơn. Khi trở về chị mang theo một lô ảnh, hăm hở mang ra cho cả nhà xem. Đó là những tấm ảnh chị chụp bên mộ anh trong cái nghĩa trang vĩ đại đó. Những tấm ảnh ấy như một liều thuốc an thần đối với mẹ, mẹ đã hài lòng khi biết con mẹ được an nghỉ tròn sự quây quần của đồng đội, đồng chí. Những ngôi mộ lớp lớp như những ngôi nhà  san sát trong một khu phố nhỏ đông đúc. Những người còn sống bao giờ cũng lo người chết sẽ cô đơn, hiu quạnh. Những còn bản thân những người sống? Còn chị Dung? Anh mất năm bảy mươi hai, khi ấy chị mới tròn ba mươi tuổi. Ba đứa con nhỏ đã níu chân chị, khiến chị không thể nghĩ đến chuyện đi bước nữa. Điều tai hại là chị vẫn còn xinh đẹp, xinh đẹp cho đến tận hôm  nay. So với những gì mà chị phải chịu đựng, phải vượt qua, cái gọi là “nỗi bất hạnh” của anh chỉ như một vết gai cào trước một vết thương luôn rỉ máu. Vậy thì anh không có lý do gì để mà buồn, ngay cả khi nhìn thấy những con gà trống thiến thỉnh thoảng lại nghễu nghện diễu qua trước mặt anh với cái vẻ nghênh ngáo, ranh mãnh như muốn diễu cợt anh vậy.



Hết chương I.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 28-3-2013 23:59:34 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG HAI

“ Đối với người lính một giấc ngủ là cần thiết. Nhưng một giấc mơ còn cần thiết hơn…”
Nhật kí của một người lính trinh sát.

Anh còn gần hai chục giờ đồng hồ nữa trước khi lên tàu. Giải quyết số thời gian còn lại ấy ra sao? Về trạm khách ngủ một giấc đến chiều; dậy, ra căng tin kiếm vài vại bia, rồi lại ngủ, hay có thể chui đại vào một cái rạp nào đó mà xem bất kì một bộ phim nào để “giết thời gian”?



Không, không thể phung phí thời gian quý giá ít ỏi của riêng mình như thế được. Phải làm một việc gì? Đi thăm một ai đó. Hay chí ít cũng đi lung tung trên khắp các đường phố Hà Nội một phen để rồi xa, có thể là sẽ phải xa Hà Nội khá lâu, hoặc có thể sẽ không còn dịp quay trở lại nữa. Chiến tranh mà, điều gì cũng có thể xảy ra cả…



Anh bước ra đường phố nhộn nhịp người xe qua lại với ý nghĩ nặng nề ấy. Đã lâu anh không nghĩ đến lẽ sống chết. khi tin rằng chiến tranh đã kết thúc thì cái chết chỉ là sự kết thúc một cách bình thường của sự sống, không có gì đáng phải băn khoăn nhiều lắm. Tai nạn, bệnh tật cũng có thể dẫn đến cái chết bất đắc kì tử,  nhưng vẫn không đáng sợ bằng cái chết do chiến tranh đưa đến cho con người. Năm xưa, khi lên đường đánh Mỹ, anh không nghĩ đến điều này. Có thể ngày ấy anh vô tư hơn, cũng có thể ngày ấy anh chưa hiểu gì về chiến tranh, về mặt trận cả. Anh bây giờ là một người lính từng trải, biết quá nhiều về chiến tranh, về kẻ thù. Vì vậy, anh không thể hồn nhiên vô tư như một anh lính mới ra trận với bao nhiêu mơ mộng. Anh biết cái gì đang chờ mình ở phía trước. Có lẽ anh cũng đã mệt mỏi, đã chán ngấy cái cảnh ăn cơm vắt, ngủ hầm kèo, cái cảnh chui bờ rúc bụi, ngày đêm đùa giỡn với các loại mìn bẫy của lính trinh sát rồi. Nói cho cùng, những cái đó có gì thú vị cơ chứ? Chẳng qua là tình thế không thể nào khác hơn được. Anh là người lính, vậy thì anh phải ra trận khi Tổ quốc bị xâm phạm, nhân dân bị kẻ thù đe dọa. Đó cũng là lẽ đương nhiên. Chứ thực tình chỉ có những kẻ điên rồ mới mong Đất nước có chiến tranh để mình có cơ hội trở thành anh hùng. Nghĩ vậy, nhưng anh vẫn cảm thấy ghen tỵ với những người đang đi lại thảnh thơi trên đường phố kia. Sao họ lại nhẹ nhõm, thanh thoát như vậy? Những đôi trai gái vai kề vài đi dạo quanh hồ Gươm, một vài ông già thảnh thơi ngồi đọc báo, anh thợ chụp ảnh vắng khách ngồi ngáp vặt, mấy cô gái rúc rích cười vì mấy con nhện nước đang tung tăng bơi trên mặt hồ… Tất cả họ thật vô tình, họ không hề biết có một người lính sắp ra trận đang đi bên cạnh mình. Nhưng hà cớ gì anh lại trách họ? Cuộc đời vốn như thế kia mà. Hỡi những con người vô tư kia, hãy tha thứ cho tôi vì ý nghĩa cạn hẹp đó. Giá như lúc này bên tôi có một người bạn để mà tâm sự, có lẽ tôi đã không nghĩ  như vậy. Bạn bè tôi cũng có đấy chứ, những giờ này họ đang bận rộn với những công việc của họ, những công việc bình thường, có khi còn rất vặt vãnh nữa kia. Nhưng dù sao thì đó mới là những công việc thực sự, còn những công việc mà tôi sẽ làm nay mai ngoài mặt trận, liệu có đích thực là những công việc không nhỉ? Chiến tranh thật là bận rộn, nhưng đâu phải là những công việc? Liệu có thể đến một ngày nào đó tất cả những người lính trên toàn thế giới sẽ cùng được giải ngũ, tất cả sẽ cùng bắt tay vào những công việc thực sự có ích cho đời sống của con người?




Vừa tha thẩn đi dạo vừa nghĩ ngợi lung tung, không điều gì mạch lạc. Ấy vậy mà không hiểu thế nào mà anh lại đến đúng chỗ ấy. Ngẩng mặt lên, nhìn thấy tấm biển với những dòng chữ mạ vàng sáng chói Viên nghiên cứu anh bỗng giật mình, mặt thoáng nóng lên một chút. NHưng hà cớ gì mà  anh phải giật mình? Chỗ này đã từng quen thuộc và thân thiết với anh biết bao? Chẳng lẽ người ta lại có thể trách một người sắp đi xa. Người ra đi có một cái quyền rất to, ấy là quyền quấy rầy bạn bè.



Anh mạnh dạn bước qua cổng. Người thường trực già có một cái tật tệ hại là không bao giờ nhớ được mặt khách, dù anh có tới đây một triệu lần cũng vậy. Ông đòi anh cho xem giấy tờ gì đó có thể chứng minh rằng anh đúng là anh. Tấm chứng minh thư sĩ quan của Tuấn đã khiến  ông hài lòng. Ông già mời anh ngồi rồi nhấc máy điện thoại “ Cô Hảo đấy phải không? Mời cô xuống ngay có người cần gặp!”. Nói xong cái câu quan trọng ấy, ông già quay lại nhìn anh như muốn nói :”Đấy anh xem, tôi đã tốt với anh như vậy đấy”. Anh cám ơn ông già, mời ông một điếu thuốc. Anh cũng lập bập châm một điều hít một hơi thật sâu để tự trấn tĩnh. Trong anh bỗng xuất hiện một ý nghĩ tiêu cực, hay là gửi lại cho cô ấy vài  chữ rồi chuồn? Mình đến quấy rầy cô ấy làm gì nhỉ?



Nhưng Hảo đã xuất hiện ở cửa phòng thường trực, cô sững lại, đôi mắt mở tròn khi nhận ra anh. NHưng chỉ giây lát, cô đã trấn tĩnh được, tươi cười bước tới:



-        Anh đến đấy à? Vậy mà em cứ tưởng…



-        Vâng, hôm nay tôi rỗi một chút… Mai tôi đi rồi… muốn đến chào bạn một câu...



-        Đi đâu?Cuối năm anh mới học xong mà?



-        Đúng thế, nhưng tôi phải đi trước. Đơn vị ở trong kia gọi tôi về gấp.



-        Nghĩa là… nghĩa là ở trong ấy lại đang có đánh nhau đấy?



-        Đúng vậy, cô thật thông minh – Tuấn bỗng bật cười giòn – nếu không có chuyện đánh đấm thì người ta gọi tôi về làm cái quái gì?



Hảo bỗng bối rối. Hình như cô không ngờ người ta lại có thể đánh nhau vào cái thời buổi này.



-        Anh chờ em một lát… em lên thu xếp tài liệu, rồi ta đi…- Nói rồi cô vội vã quay đi. Tuấn nhìn thoáng theo bóng cô rồi khẽ thở dài “Cô ấy đã là vợ của người ta”. Ý nghĩ ấy thật buồn, nhưng dường như đã mang lại cho anh một sức mạnh nào đó. Anh đã cảm thấy mình hoàn toàn tự chủ. Khi Hảo quay lại với chiếc xắc da trên tay, anh liền đứng dậy, bước tới chìa tay cho Hảo và nói nhanh:



-        Thôi, Hảo cứ làm việc đi, mình đến chào bạn một câu, thế là ổn rồi, đang giờ làm việc.



-        Không, không – Hảo vội vã lắc đầu – Em rỗi mà. Ta đi đâu một chút. Ngày mai anh đi rồi cơ mà.



Giọng nói đầy tự chủ và quyền uy của Hảo đã buộc Tuấn phải nghe theo. Anh chào ông thường trực già rồi theo Hảo bước ra cổng. Cô trao cho anh chiếc xắc da rồi nói nhỏ:



-        Để em vào lấy xe.



Chiếc xe đạp bơ giô bóng loáng của Hảo đã khiến anh lúng túng, phải mất một lúc sau anh mới làm quen với nó. Trong khi anh còn đang loạng choạng, Hảo luôn bám chặt lấy lưng anh, cười rúc rích:



-        Nếu cái xe của Hảo tồi một chút, có lẽ tôi đã làm chủ được nó ngay từ phút đầu.



-        Cái đẹp và sự hoàn thiện đâu phải là tội lỗi?



-        Tôi đâu có lên án cái đẹp và sự hoàn thiện. Ta đi đâu bây giờ nhỉ?



-        Tùy anh.



-        Ta ra Bờ Hồ, ăn kem cốc.



Đó là một ý nghĩ chợt đến, anh cần phải nói đại một nơi nào đó, miễn là nơi đó đông người. Đột nhiên anh bỗng sợ phải đi một mình với Hảo.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 29-3-2013 00:03:44 | Chỉ xem của tác giả

Họ bước vào nhà Thủy Tạ. Cũng không được đông người như anh muốn. Hảo chọn một bàn sát lan can để họ có thể vừa trò chuyện vừa ngắm mặt hồ lặng sóng. Một bản nhạc Phát dìu dặt vang lên từ những chiếc loa trên tường. Hảo sung sướng nhận ra bản nhạc mà cô hằng yêu thích. Có lẽ anh ấy không biết bản nhạc này nhưng rõ ràng bản nhạc đã thu hút tâm trí của anh. GƯơng mặt anh thoắt trở lên trầm tư, xa vắng, biểu lộ một nỗi buồn tự nhiên, dường như vô cớ, mà thật thấm thía. Khi người phục vụ mang hai ly kem tới, họ lặng lẽ ăn, không ai lên tiếng,  dường như họ sợ rằng nếu cất tiếng thì cái dịu ngọt đang tan chảy trong miệng, trong cơ thể mình sẽ lập tức tan biến. Dường như làn sóng âm thanh dìu dặt kia đã đưa anh ngược về kỉ niệm. Anh bơi trong cái dịu ngọt không cùng của tuổi thơ. Cái dịu ngọt người ta chỉ nhận ra khi đã hoàn toàn mất nó. Vào một ngày nào đó, vì một duyên cớ nào đó ta bỗng chợt nhận ra mình đã lớn. Tuổi thơ được nhận một lời chào vĩnh biệt hờ hững, bởi vì trước mắt ta là cả một khu rừng hấp dẫn của tuổi thanh xuân. Ta hăm hở lao vào cái xanh tươi, bộn bề rối rắm ấy của cuộc đời, không cần tính toán băn khoăn. Cuộc vật lộn với cuộc sống thật sự bắt đầu. Niềm say mê chiến thắng khiến ta lao như một con thiêu thân vào bất kỳ một khu vực nào mà cuộc đời mở ra trước mắt ta. Rồi những chiến thắng đầu tiên, những thất bại đầu tiên.  Sự nhận ra cái hữu hạn. Những hoang mang thất vọng. Những âm mưu, toan tính. Và, những cuộc tình. Tuổi trẻ ai chẳng một lần nếm trải sự ngọt ngào của mối duyên đầu, nhưng mấy ai bắt đầu từ đó mà đi đến được hạnh phúc? Người đời vẫn biết như thế mà sao vẫn buồn, vẫn không thôi than khóc trước sự tan vỡ ít khi tránh khỏi của những mối tình đầu?


Bản nhạc dường như đang nói về những điều ấy. Anh cảm nhận được không phải bằng khả năng cảm thụ âm nhạc mà bằng sự cảm nhận của tất cả các giác quan, bằng sự từng trải của người lính. Anh nghĩ rằng trong sự tan vỡ của các mối tình không bao giờ chỉ là sự thất bại hoàn toàn của một bên như trong một trận đánh, một chiến dịch. Cả hai người trong cuộc đều mất mát không ít, đó là sự trong trẻ vô tư như khí trời của tình yêu ban đầu. Từ bây giờ trở đi tình yêu sẽ đến với họ khó khăn hơn và nó không còn cái dư vị thiêng liêng ngọt ngào,  như nước suối đầu nguồn nữa. Đó là một tổn thất lớn khiến nhân loại sẽ phải muôn đời than khóc cho những mối duyên đầu.


Hảo vẫn im lặng. Trong in lặng cô say mê quan sát sự im lặng của anh. Cô sững sờ nhận ra rằng đó không phải là sự im lặng thụ động, cam chịu của anh mỗi khi anh gặp mình kể từ ngày anh trở về đến nay. Anh đã im lặng vì cảm thấy không cần nói gì chứ không phải vì không nói lên được điều mình muốn nói.


-        Các anh đi có đông không? Hảo khẽ hỏi.


-        Tôi đi một mình.


-        Một mình? – Hảo nhắc lại như một tiếng vọng.


-        Vâng, đúng thể. Chẳng lẽ điều đó lại khiến Hảo ngạc nhiên sao?


-        Thông thường thì… khi nói tới cái sự ra trận, người ta thường nghĩ tới cảnh những đoàn chiến sĩ hăm hở hành quân trên đường, hay cảnh một đoàn tàu đầy ắp những người lính mặc quân phục màu xanh và sân ga đông nghịt người đưa tiễn, với những bó hoa được tung lên và hàng ngàn bàn tay vẫy… Chứ không ai ra trận một mình như anh…?


Đúng vậy – Anh khẽ mỉm cười – Đó là những cảnh ta thường gặp trong phim ảnh, trong tiểu thuyết. Theo tôi, người lính ra đi giản dị hơn. Dù đi một mình hay đi cả một đoàn quân thì cũng vậy thôi. Tôi đi một mình vì đồng đội tôi vẫn ở trong đó.


-        Thế… có ô tô đưa anh đi chứ?


-        Không, tôi đi tàu Thống Nhất. Chuyến tám giờ sáng mai.


-        Vậy… sáng mai em sẽ ra ga tiễn anh.


-        Có lẽ không nên…


-        Sao lại không nên? Em vẫn còn đủ quyền để được đưa tiễn anh chứ?


-        Thôi cũng được… Nếu như Hảo không bận.


Tuấn trả lời rồi định đứng dậy, nhưng Hảo đã vội níu lấy tay anh.


-        Anh định đi đâu? Hảo rỗi việc đến tận chiều cơ mà. Ngồi yên đi anh. Thế nhà trường cũng vui vẻ cho anh về đơn vị cũ khi chưa kết thúc khóa học à?


-        Vâng – Tuấn bỗng bật cười khẽ - Họ may mắn nhả được một cậu học sinh bướng bỉnh đấy.


-        Anh… vẫn bướng bỉnh như ngày xưa à?


-        Có lẽ tôi còn lì hơn hồi chúng mình cùng học một lớp nữa kia. Vả lại, học trò bao giờ cũng vẫn là học trò mà..


Rồi, thuận miệng, anh kể cho cô nghe tất cả những chuyện xương gai của mình với ông đại tá bụng phệ, những trò nghịch ngợm trêu tròng mấy cô giáo dạy các mông văn hóa chung của cánh học trò già, những chuyện quay cóp khi làm bài tập, sự vui mừng hí hửng khi được thấy giáo cho một điểm cao… Anh kể những chuyện đó một cách vui vẻ hào hứng khiến Hảo lập tức bị cuốn theo.Cô không ngờ lại có tất cả “ những thuộc tính học trò ấy” ở một nơi gồm toàn những con người từng trải dày dạn đến thế! Cô bỗng nhớ lại cái thời học trò vô tư sung sướng, nhớ lại cái thời mà cô đã yêu anh… Ôi, lẽ nào tất cả đã đi qua?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 29-3-2013 00:08:06 | Chỉ xem của tác giả

Ngồi thêm một lát nữa rồi họ đứng dậy ra lấy xe đạp, rồi vừa trò chuyện sôi nổi vừa sánh vai nhau dạo quanh Bờ Hồ.  Hảo chọn một ghế đã gần mí nước, bên dưới một cây phượng bóng la đà rồi kéo anh tới. Nah lại tiếp tục câu chuyện một cách say xưa lạ thường. từ chuyện nhà trường, anh sôi nổi ngược về những năm tháng đánh giặc đầy gian khổ, nguy hiểm. Anh kể về chiến trường quen thuộc của mình với những ngày tháng đói khổ ăn rau rừng, củ mì thay cơm. Anh kể về những cơn sốt rét thập tử nhất sinh mà anh đã trải qua, kể về những cuộc đối mặt gan góc quyết liệt của người lính trinh sát với những pha hồi hộp đến thót tim, khiến đôi khi Hảo bỗng tái mặt đi vì lo, để rồi lại thở phào nhẹ nhõm khi các anh thoát hiểm. Cuối cùng anh cũng nói về Nó – cái vết sẹo napan tai ác kia. Nhưng anh lại kể với một giọng hài hước, vui vẻ lạ lùng, như thể anh rất hài lòng khi có được một dịp may đến như thế để vào nằm viện mà làm nũng với mấy cô y tá. Hảo bỗng thấy lòng mình nhói đau khi nghĩ rằng, cuối cùng thì chính cô, người đã yêu anh, lại không biết chút gì về cái cơ thể cường tráng kia. Còn những cô y tá táo tợn và tốt bụng kia thì…ý nghĩ ấy khiến cô thoáng đỏ mặt. Những cảm giác ghen tuông xưa cũ lại trở về khi anh nhắc nhiều đến tên một người con gái nào đó mà anh đã gặp trên những chặng đường chiến đầu của mình. Chẳng lẽ… chẳng lẽ mình vẫn yêu anh ấy? Một câu hỏi bỗng dội lên trong lòng cô, khiến cô bàng hoàng. Ôi, rõ ràng cô muốn được ngồi xích lại bên anh, gục đàu vào lòng anh mà khóc. Vậy ra mối tình mà cô ngỡ đã chết trong lòng mình vẫn còn sống mãnh liệt. Chỉ có điều, nó lẩn trốn một c ách tai quái ở đâu đó, bây giờ bỗng dưng nó ló mặt ra phía sau một bức hàng rào làm bằng những lý dao rối rắm về tình yêu, hạnh phúc. Cô chợt nhớ tới bức thư dài dòng với những triết luận rắc rối mà cô đã gửi cho anh trước ngày cưới. Cô cứ tưởng mình đã thông minh, dũng cảm, hiện đại khi phân tích mổ xẻ mối tình của hai người. Hóa ra, cô chẳng hiểu gì về anh, về chính mình lại càng không hiểu gì về tình yêu. Ôi, nhưng đâu phải lỗi tại em? Tại sao hồi ấy anh lại không như bây giờ? Sao hồi ấy mỗi khi gặp nhau giữa anh và em như có một lớp cách điện, một hàng rào vô hình? Mà hồi đó có gì ngăn trở chúng ta đâu? Vậy mà đến hôm nay, khi em đã lấy chồng thì bỗng dưng, khi gặp lại anh, cái hàng rào ấy như đã tan biến đâu mất. Anh bỗng trở nên đáng yêu và gần gũi thế. Cái công thức toán học A đã thành A’ và B đã thành B’ mà em phát minh ra thật là một điều ngu ngốc. Anh không hề thay đổi, anh chỉ hoàn thiện hơn, mà em không đủ khả năng nhận biết mà thôi.


-        Anh… cho em xem vết sẹo napan một chút, có được không?


-        Xem…- Anh bỗng bật cười – Nó có gì đẹp đẽ đâu mà xem, Hảo?


-        Mặc em!


Anh không hề phản ứng gì khi Hảo lần mở cúc áo ngực của mình. Bàn tay cô tự nhiên run lên bần bật, trái tim cô như thắt lại, đôi mắt cô nhòa đi khi nhìn thấy những mảng sẹo nham nhở trên vồng ngực căng tràn nhựa sống của anh. Những mảng tối sáng, những cái hút sâu mà từ đó sức sống của anh như trào ra. Da thịt anh bỗng nóng rực dưới bàn tay cô. Ôi, anh đã phải trải qua những phút giây khủng khiếp đến nhường nào khi ngọn lửa napan bốc cháy trên cơ thể mình. Anh quằn quại trong tiếng réo hả hê của lửa. Vào cái phút hiểm nghèo đó, anh có gọi tên em? Em nghe roc tiếng gọi ấy, tiếng gọi còn âm vang đâu đó trong lống ngực anh. Vậy mà em đã không trả lời, em đã quay mặt. Ý nghĩ ấy khiến cô rùng mình, toàn thân cô loạnh toát như một khối băng. Và , không còn ngăn được lòng mình, cô gục vào ngực anh, áp ngực vào những mảnh sẹo napan mà khóc nấc lên.


Sự việc đã xảy ra bất ngờ và nhanh chóng đến lạ thường khiến anh bàng hoàng, không  sao hiểu được. Anh lại sai lầm nữa chăng? Tại sao hôm nay anh lại không giữ gìn, lại bỗng dưng để cho Hảo xem những mảng sẹo tai hại ấy, điều đã không xảy ra khi họ còn yêu nhau? Hình như có một luc nào đó anh đã nghĩ rằng, cái vết cháy kỳ dị này chắc chắn sẽ gợi lên một sự kinh tởm trong lòng Hảo. Anh không quên cái rùng mình buổi ấy khi mẹ anh hốt hoảng phô bày ra trước anh sáng cái vết cháy quỷ quái này. Từ đó anh đã tìm mọi cách lần tránh để Hảo không còn nhìn thấy Nó một lần nữa. Sự cố tình lẫn tránh ấy đã dần dần gây nên những mặc cảm nặng nề trong anh, khiến anh không hoàn toàn được tự do mỗi khi ngồi bên người mình yêu. Khi đã không ý thức được sự tự do thì cái con người thực sự của mình cũng biến mất. Hôm nay, dường như anh cảm thấy không cần phải che dấu nữa. Hảo đã không còn là của anh.  Vậy thì Hảo có ghê sợ cái mảng da thịt nham nhở ấy hay không cũng chẳng có gì quan trọng. Vì thế, anh đã không từ chối. Để bây giờ….


Những giọt nước mắt của Hảo đã tưới đẫm ngực anh. Anh cảm thấy sự mát lạnh dịu êm, giống như ngày nào các cô y tá lần đầu tiên vừa khóc vừa bôi lên ngực anh một loại thuốc mỡ. Từ một nơi sâu xa nào đó trong cơ thể, trong trái tim anh, đang bắt đầu một quá trình mới của sự sống, quá trình của sự tái sinh. Những mao mạch li ti dưới làn da anh như đang giãn nở, hồ hởi cảm nhận. Nước mắt đâu phải là nước lã. Nước mắt, trước hết bao giờ cũng là điều thiện.

Hảo khóc vùi trên ngực anh một cách ngon lành mặc dù cô biết bây giờ thì anh chẳng cần bất kì một giọt nước mắt nào của mình nữa. Anh đã vượt qus được những phút hiểm nghèo nhất của chiến tranh và đã ngạo nghễ bước qua vũng bùn của những cái xấu xa nhất của con người, đó là thói vị kỉ và sự phản bội.


-        Em… đã có tội… phải không anh?


Giọng cô nghẹo ngào, Tuấn nhẹ nhàng nâng đầu cô lên:


-        Các bạn hay suy diễn rắc rối… Chứ, tội lỗi gì nào? Lau nước mắt đi Hảo. Chúng ta đã hứa là sẽ không bao giờ nhắc lại chuyện cũ kia mà. Hảo biết đấy, ngày mai mình đi rồi, mình không muốn buồn nữa.


-        Vâng.. em… xin lỗi. Anh Tuấn, em chưa biết thế nào là ân hận. Xưa nay em vẫn tự cho ràng mình là người có nghị lực và luôn xử sự đúng trước những sự kiện quan trọng của cuộc đời mình. Nhưng cho đến hôm nay em mới biết mình nông nổi biết bao. Em đã lầm laxn tỏng cả ahi quyết định: chia tay anh và đến với một người khác. Hậu quả đó em sẽ phải gánh chịu suốt đời. Em đã triết luận biết bao điều về tình yêu, nhưng có lẽ tình yêu là một hiện tượng không thể giảu thích được theo những logic thông thường của cuộc đời.


-        Tôi không rõ lắm, nhưng tôi cảm thấy đối vơi tình yêu, càng cố tìm cách giảu thích nó lại càng xa lạ đối với chúng ta. Tốt nhất là cứ để nó tồn tại tự nhiên, vì chính nó cũng là một hiện tượng sinh động của tự nhiên. Trái tim có lý hơn tất cả. Chỉ có trái tim mới có quyền phán quyết về tình yêu. Tôi có cảm tưởng rẳng, trong mọi trường hợp, khi những người yêu nhay không nghe lời khuyên bảo chân thành của trái tim thì đều đi đến tan vỡ.


-        Kể cả trường hợp của chúng mình, phải không anh?


-         Có lẽ thế…hình như lý trí đã lên tiếng một cách ồn ào trong mỗi chúng ta. Nhưng thôi, ta đã thỏa thuận… đứng dậy đi Hảo, hình như ba giờ chiều ở rạp tháng tám có chiếu một bộ phim gì đó của Ấn Độ, ta sẽ tới đó xem nếu như Hảo có thời gian.


-        Vâng… vâng… ta đi xem – Hảo hấp tâp trả lời rồi vội vã đứng dậy, bước theo anh như một người mộng du.



Hết chương II

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách