Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 6665|Trả lời: 13
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại] Yêu Anh Đã Hai Mươi Năm | Bạch Tiểu Đoạn ( Chương 4 )

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
YÊU ANH ĐÃ HAI MƯƠI NĂM

***



Tác giả: Bạch Tiểu Đoạn

Thể loại: Ngôn tình, hiện đại

Convert: [email protected]

Biên tập: Phong Lin, Alice

Fix: PhongUyen

Độ dài: Lời mở đầu + 72 chương

Poster: [T]uenhi


Nguồn : http://christylam.wordpress.com/



VĂN ÁN


Gặp nhau năm ấy, cô bảy tuổi, anh mười bốn tuổi. Cô là một cô bé bướng bỉnh nghịch ngợm, anh là một chàng trai khôi ngô dịu dàng hiền lành.

Trùng phùng lần thứ hai, cô mười bốn tuổi, anh hai mươi mốt tuổi. Cô đã trở thành một thiếu nữ ít nói dịu dàng hay thẹn thùng, anh đã trở thành một cậu sinh viên tự lập chăm chỉ.

Lần trùng phùng tiếp theo, cô đã trở thành một nhân viên ưu tú trong một công ty có vốn đầu tư Nhật Bản, anh lại vừa du học từ Nhật về, thế là anh trở thành cấp trên của cô.

Cô cố chấp bướng bỉnh đợi anh chín năm, trong trái tim anh thì đã sớm có bóng hình của cô gái nhỏ năm ấy.

Kiếp này, bọn họ gặp nhau rồi yêu nhau, có lẽ đã phải trải qua hàng nghìn năm trống chiều chuông sớm, đã phải trải qua hàng nghìn năm bên thanh đăng cổ Phật, tại hàng vạn năm tháng trên cánh đồng bát ngát, trải qua hàng vạn kiếp luân hồi chuyển thế mới có thể gặp được nhau.

Nhưng, ngọt ngào luôn luôn ngắn ngủi. Kiếp sau bọn họ gặp được nhau, yêu nhau, trải qua hàng tỉ năm ánh sáng để tận hưởng giây phút ngọt ngào và bi thương chỉ trong nháy mắt, nhưng cuối cùng chỉ là trong nháy mắt mà thôi…

Trên tận thiên đàng đến dưới suối vàng, đời này kiếp này, bọn họ có thể tiếp tục mối lương duyên kiếp trước hay không? Đời đời kiếp kiếp, ai trên lòng bàn tay ai, nở rộ như hoa?


Lời người edit: Thật ra ban đầu, đây không phải là tác phẩm tiếp theo mà tớ muốn biên tập, nhưng do lương duyên đưa đến,  đây lại là tác phẩm hội đủ tố chất mà tớ đang cần, nên quyết tâm đào thôi.

Truyện khá ngắn,  ngắn hơn cả “Khi Lướt Qua Nhau” nên chắc rằng sẽ nhanh hoàn thôi, tớ sẽ đào với tốc độ tèn tèn, mỗi ngày một chap, chắc chắn các bạn sẽ có truyện đọc đều. Nên ai muốn chần chừ chờ hoàn hẵng đọc thì hãy đọc luôn để ủng hộ tớ nhé.

“Yêu anh đã hai mươi năm” là tác phẩm mang chất thơ, văn của tác giả khá ngắn, nên đối với tớ nó khá lạ lẫm, tuy nhiên, đây là một tác phẩm đáng đọc, ấm áp nhưng cũng man mác buồn, tớ khẳng định đây là một tác phẩm chân thưc và đáng đọc. Mong rằng tất cả các bạn sẽ thích.

Rate

Số người tham gia 6Sức gió +30 Thu lại Lý do
StefanieVu + 5 Ủng hộ 1 cái!
chansun + 5 Ủng hộ 1 cái!
Nhutphonglin + 5 Ủng hộ 1 cái!
•Tyt• + 5 Ủng hộ 1 cái!
Chich_bong + 5 Bài viết hữu ích
HinaNg + 5 rết :3

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 6-7-2013 23:35:33 | Chỉ xem của tác giả
MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương 1

Chương 2 | Chương 3

Chương 4 | Chương 5 | Chương 6

Chương 7 | Chương 8 |Chương 9 | Chương 10

Chương 11 | Chương 12 | Chương 13 | Chương 14 | Chương 15

Chương 16 | Chương 17 | Chương 18 | Chương 19

Chương 20 | Chương 21 | Chương 22

Chương 23 | Chương 24

Chương 25

Chương 26 | Chương 27

Chương 28 | Chương 29 | Chương 30

Chương 31 | Chương 32 | Chương 33 | Chương 34  

Chương 35 | Chương 36 | Chương 37 | Chương 38 | Chương 39

Chương 40 |Chương 41 | Chương 42 | Chương 43

Chương 44 | Chương 45 | Chương 46

Chương 47 | Chương 48

Chương 49

Chương 50 | Chương 51

Chương 52 | Chương 53 | Chương 54

Chương 55 |  Chương 56 | Chương 57 | Chương 58

Chương 59 | Chương 60 | Chương 61 | Chương 62 | Chương 63

Chương 64 | Chương 65 | Chương 66 | Chương 67

Chương 68 | Chương 69 | Chương 70

Chương 71 | Chương 72

Bình luận

đạp đạp đạp, này thì đạp :v :v :v  Đăng lúc 6-7-2013 11:50 PM
c đạp cô, đạp đạp đạp :v cảm thật yomost (y)  Đăng lúc 6-7-2013 11:47 PM

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
StefanieVu + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 6-7-2013 23:43:08 | Chỉ xem của tác giả
ôi dzời ơi, nhanh chưn gứm, nhìn cái hố này lại nhớ LH của tui, gần tháng nay cô Lin bỏ bê em nó làm tôi nhớ nhung da diết, đi ra ngó vô  cũng may đợt này tâm trạng lúc lên lúc xuống, nếu mà theo em LH chắc tăng xông liên tục hớ hớ
Nhi Điên {:426:}{:426:}{:426:}{:426:}{:426:}
Chúc cô nhanh chóng lấp đầy hố này :v :v

Bình luận

Cô Lin chả tự bảo đây là thanh thuỷ văn còn giè, còn chuyện tôi bảo tình yêu của họ tốt đẹp thì đúng là xì poi đó, vì h cô Lin chưa làm đến đoạn họ yêu nhau   Đăng lúc 7-7-2013 12:23 AM
Cô Lin chả tự bảo đây là thanh thuỷ văn còn giè, còn chuyện tôi bảo tình yêu của họ tốt đẹp thì đúng là xì poi đó, vì h cô Lin chưa làm đến đoạn họ yêu nhau   Đăng lúc 7-7-2013 12:23 AM
Có ai công nhận với mình là cái emo *chỉ lên trên* kia hợp với em Nhi biết bao ko :v  Đăng lúc 7-7-2013 12:19 AM
Đạp mạnh chứ em, đạp phấn khởi, xông phiiiiiiiiiiiiiii là thương hiệu của c  Đăng lúc 7-7-2013 12:16 AM
đạp nó đi chị, đạp em nó đi, k nó lại nhớ :v  Đăng lúc 6-7-2013 11:48 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 7-7-2013 00:07:40 | Chỉ xem của tác giả
Nhìn truyện tôi lại ngậm ngùi: Tiểu Linh Tử của tôi, chú Triển Tường của Tiểu Linh Tử nhà tôi. Vì cô Lin cô ấy bận mà đã quá lâu rồi chúng tôi ko đc gặp nhaoooo. Hôm nọ ko nén đc sự cám dỗ tôi lại ngó qua đoạn cuối xem cái kết thế nào. Đúc kết lại là: Thanh thuỷ văn, không gì có thể thuần khiết ngọt ngào hơn tình yêu của họ.
Xét cho cùng thì cái kết giúp tôi yên tâm lót dép ngồi đợi. Tình yêu này - quá tốt đẹp và cao cả. Ngưỡng mộ - ing

Bình luận

Tính xì poi ko nhể, thôi mình ko nông nổi đâu, cái kiểu xoắn tâm mình của em LH thì fai chờ cô Lin chứ đi mần cv thì tăng xông sớm với cái tâm trạng này :v  Đăng lúc 7-7-2013 12:18 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 7-7-2013 00:41:33 | Chỉ xem của tác giả
Nửa đêm vô thì thấy truyện này ^^
Cám ơn Nhị đã giới thiệu truyện này nhé
Phải hóng thôi .Dạo này bận quá nên ít đọc truyện ,giờ đổi gió nào
Cũng trễ rồi ,chúc mọi người ngủ ngon nhé. Chờ ra chương mới hihi
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 7-7-2013 09:38:22 | Chỉ xem của tác giả

Ôi, hố nhà, hố nhà, nhìn mà cảm thấy tội lỗi quá

Bỏ em nó gần 1 tháng rồi còn đâu? Hic..

Ngay từ đầu, Lin đã khẳng định đây là văn thể buồn nhé, thể buồn và cái đẹp của tác phẩm này hoàn toàn đối lập với "Thời Sát", mạch văn vẫn chậm, nhưng tác phẩm này thực tế hơn, nên nó sẽ buồn hơn.

Khụ... Cơ mà HE, Lin khẳng định nên mọi người cứ nhảy.

Cám ơn bé Nhi đã repost hộ sis.

P.S: Beta rồi MTDD tớ sẽ quay lại ngay với em nó, mong các bạn thông cảm.

Bình luận

SE cũng đạp xuống hố nói gì HE hê hê Nhi mà nhảy hố này cái tầm này nữa bảo đảm não sẽ xoắn tít hơn cả mỳ tôm :v  Đăng lúc 7-7-2013 02:00 PM
Nó đó em, HE tưng bừng :)  Đăng lúc 7-7-2013 11:25 AM
đừng bảo mới em HE tưng bừng nhá, em quyết định repost là quyết định nhảy đới :|  Đăng lúc 7-7-2013 10:44 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 7-7-2013 18:38:41 | Chỉ xem của tác giả
ơ cô Nhi repost của Lin hả
đang ngâm giấm truyện này để chờ hoàn rùi đọc
thế hoàn chưa cô
mới đọc sơ văn án ah cũng ko nhớ rõ lắm
thanks cô nhá
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 7-7-2013 20:51:11 | Chỉ xem của tác giả
Lời mở đầu

***



- – - Thiên trường địa cửu địa cửu thiên trường, thiên hoang địa lão địa lão thiên hoang.

Đời này kiếp này, liệu chúng tôi có thể tiếp tục duyên phận ở kiếp trước hay không.

Đời đời kiếp kiếp, ai trên lòng bàn tay ai, nở rộ như hoa?


Năm 1989, chúng tôi gặp nhau lần đầu. Năm đó tôi bảy tuổi, vì ăn vụng củ ấu sống mà té xuống sông, được Triển Tường cứu lên, tôi nhét đồng tiền “Càn Long thông bảo” luôn được tôi cất giấu kĩ lưỡng vào lòng bàn tay Triển Tường.

Năm 1996, chúng tôi gặp nhau lần thứ hai. Xuyên qua vùng rừng núi Dĩnh Thượng An Huy xanh biếc xinh đẹp, từ trong cổ áo của Triển Tường tôi kéo một sợi dây màu đỏ có luồn một đồng tiền, rồi đọc dòng chữ ở mặt trên: Càn Long thông bảo(1).

(1) Đồng tiền “Càn Long thông bảo”


Một câu “Tiểu Linh Tử, chú đợi con lớn lên” của Triển Tường đã khiến tôi bướng bỉnh đợi anh suốt chín năm, chín năm sau tại Trung Sơn, ngày du học trở về, anh nở nụ cười chuyên nghiệp ân cần hỏi thăm tôi… Trong sự vướng mắc đau khổ, hiểu lầm vì xa cách nhiều năm, thế là tôi lựa chọn ra đi.

Trong thế sự luân hồi nhìn không thấu này, sẽ không nơi nào là không tương phùng được, tại vùng đất Lệ Giang thần bí và lãng mạn, bởi vì cơ duyên và sự trùng hợp đã định trước, tôi và Triển Tường hóa giải mọi đau khổ vì tình yêu mà xuất hiện, rốt cuộc cũng ở cạnh bên nhau.

Nhìn gương phấn hoa vàng, tôi điểm tô sắc thắm, cuối cùng cũng trở thành cô dâu xinh đẹp nhất của anh.

Thế nhưng, ngọt ngào luôn ngắn ngủi. Chúng tôi đến thế gian này gặp gỡ nhau, yêu thương nhau, trải qua hàng tỉ năm ánh sáng để cùng chung sống trong sự ngọt ngào và bi thương trong nháy mắt, nhưng cuối cùng cũng chỉ là nháy mắt mà thôi…

Là anh ở kiếp trước, khoác thêm áo cho em, chôn cất em.

Vì vậy kiếp này, nhìn gương phấn hoa vàng, em điểm tô sắc thắm.

Giá y đỏ thẫm, khoác ở trên người, tay áo lại là màu trắng luyến tiếc.

Chỉ vì chờ anh đến, trở thành cô dâu xinh đẹp của anh.

Cho dù ngày tốt cảnh đẹp cũng không có tác dụng, lá cây xanh vẫn úa vàng.

Thời gian như dòng nước, mang đi tuổi thanh xuân để lại bóng dáng tình yêu của anh.

Khi tảng đá biết tương tư, em vẫn mang nỗi tâm sự kia.

Chỉ vì có anh, dù quá khứ tan vỡ, nhưng vẫn nuôi hy vọng.

Rốt cuộc gặp lại anh, bốn mắt nhìn nhau từ khoảng cách xa, dịu dàng thì thầm.

Em cười say ngọt ngào, theo anh đến ba vạn nơi, xin yên bình chớ đau thương.

Xin anh thường nhớ lại, lời hẹn thề yêu thương, mãi mãi không rời xa:

Thiên trường địa cửu địa cửu thiên trường, thiên hoang địa lão địa lão thiên hoang.

***

Hôm nay là tiểu mãn(2)

(2) Tiểu mãn: Ngày 20, 21, 22 tháng 5

Ngày thu hoạch lúa mạch năm 1986, cô hai của tôi bị người ta lừa gạt bán đến một nơi tha hương đất khách. Nếu không phải vì chuyện này, tôi và Triển Tường cũng sẽ không gặp được nhau. Chúng tôi cũng sẽ như hàng vạn người không quen biết khác, sống dưới cùng một bầu trời, cho dù có gặp nhau thì cũng sẽ không nhận ra nhau.

Lúc mới quen Triển Tường, tôi chỉ mới bảy tuổi, người nhà của tôi bảo tôi gọi anh là chú. Nụ cười tươi ấm áp của anh nở rộ dưới bầu trời đầy sao của những ngày đầu mùa hạ trên mảnh đất ở phương nam vào năm 1989. Cô bé bướng bỉnh, tiếng nói lanh lảnh ngân vang hát hí khúc(3) cho anh nghe: “Mục — Quế — nhà tôi ở — Sơn Đông…” Rồi dựa vào bờ vai vững chắc của anh ngủ thiếp đi.

(3) Hí khúc: tên gọi chung cho các loại hình sân khấu truyền thống Trung Quốc (hí là trò, khúc là các điệu hát); có nguồn gốc từ thời cổ đại; chủ yếu do ba hình thức nghệ thuật: ca múa dân gian, kể chuyện bằng lời có pha ca hát (nghệ thuật diễn xướng) và kịch hoạt kê hợp thành

Trùng phùng lần thứ hai, tôi mười bốn tuổi. Chàng thiếu niên nhỏ ngày ấy giờ đây đã trở thành một học sinh có gương mặt thanh tú, quần áo gọn gàng. Năm 1996, anh cõng tôi trên lưng đi xuyên qua rừng núi An Huy, tôi kéo trong cổ áo của anh ra một sợi dây đỏ, nhớ rõ chữ viết ở phía trên: Càn Long thông bảo.

Gặp thoáng qua nhau là vào lúc tôi hai mươi hai tuổi. Anh trở về từ một quốc gia khác, đó là vào thời điểm khủng hoảng dịch “SARS” tràn ngập vào năm 2004. Tại một thành phố Trung Sơn cố hương của một vĩ nhân, nhưng chỉ vì tôi nghỉ một buổi sáng mà đã bỏ lỡ cơ hội gặp lại anh.

Chuyện xảy ra vào tết âm lịch năm mới, mùa xuân năm 2005, nụ cười tươi hồn nhiên của tôi cứng lại khi tôi bất giác nhìn thấy anh. Đúng lúc anh đang ân cần thăm hỏi đồng sự đứng kế bên tôi, tôi nhìn anh, rồi âm thầm rơi nước mắt trong không khí vui mừng ngày giăng đèn kết hoa.

Năm 2006, là năm bổn mạng(4) lần thứ hai trong cuộc đời của tôi. Ngày 28 tháng 3, cả người anh mang đậm nét phong trần, từ một quốc gia khác bay về, chúc mừng sinh nhật tôi.

(4) Năm bổn mạng: Năm tuổi

Năm mười bốn tuổi, tôi bước đến gần anh, muốn dựa vào người anh, nhưng anh lại đẩy tôi ra.

Năm hai mươi bốn tuổi, tôi trốn tránh anh, anh lại tìm đến nơi “Đàn ông dừng bước”(5) ôm tôi vào lòng.

(5) Chỉ những nơi chỉ dành cho phụ nữ tỉ như toilet nữ…

Năm 2007, tại thành phố Lệ Giang ở Vân Nam, chúng tôi cùng ngồi trên một con phố bốn bề vắng vẻ xem phụ nữ của dân tộc Nạp Tây nhảy múa. Nghe tiếng ca vang vọng bốn phía ở Thúc Hà, học viết chữ tượng hình độc nhất vô nhị trên thế giới lên nền cát trắng. Đi Thụy Lệ, anh mua một xâu chuỗi ngọc bích rất đắt tiền, đeo vào cổ tôi thay cho chiếc đồng tiền “Càn Long thông bảo” mà tôi vẫn luôn đeo ấy.

Năm 2008…

Năm 2009…

Đời này kiếp này, liệu chúng tôi có thể tiếp tục duyên phận ở kiếp trước hay không.

Đời đời kiếp kiếp, ai trên lòng bàn tay ai, nở rộ như hoa?

Bình luận

thế thôi =)) tham =))  Đăng lúc 9-7-2013 09:04 AM
Hố mới của Lin à????? Nhi Điên em post mỗi đoạn, đọc ứ đã :(  Đăng lúc 9-7-2013 08:59 AM
3 ngày 1 chương chị nhá =)))  Đăng lúc 7-7-2013 09:14 PM
Ngắn quá... Đọc k thỏa mãn tí nào :)  Đăng lúc 7-7-2013 09:09 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 9-7-2013 22:58:19 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1

***



Triển Tường, sự kiên trì lần đầu tiên trong đời của em đổi lấy cơ hội được gặp anh. Có lẽ trước kia đã trải qua mấy ngàn năm luân hồi trong lục đạo, nên chúng ta mới có thể quen biết nhau trong kiếp này.


Năm 1988, đối với mấy ông bà cụ mà nói thì đó là một năm thiên tai không ngừng ở quê hương tôi. Đầu tiên là hạn hán trầm trọng, đến mùa thu hoạch lúa mạch lại mưa liên miên. Buổi sáng thì ánh mặt trời chiếu khắp mọi nơi, nhưng sau giữa trưa thì mưa to có thể ập đến bất kì lúc nào. Lúa mạch đang được phơi nắng không kịp gom lại, sau khi bị ngâm nước trong một thời gian dài thì mọc mầm trắng, còn một số ít được vải dầu che phủ bốc mùi gay mũi như bánh mần thầu bị mốc. Mẹ tôi cán thành mì sợi để vào trong nồi, chỉ quấy thìa nhẹ một cái thì đã bị đứt thành mấy đoạn. Mấy ông bà cụ nói: “Năm nay lại phải ăn lúa mạch nấm mốc.”

Vào một buổi chiều chạng vạng lúc bố mẹ đang thở dài, trong nhà lại nghênh tiếp người cô hai đã xuất giá đến thôn ngoài của tôi. Cô bị đánh đến mặt mũi bầm dập, đây cũng không còn là chuyện mới mẻ gì nữa. Bởi vì cô tôi đã được gả đi hai năm mà vẫn không thể sinh con cho gia đình bên ấy nên họ thường xuyên dùng cái cớ đó để chửi rủa đánh đập cô tôi. Mỗi một lần như thế, cô hai chỉ biết chảy nước mắt, rồi mang theo vết thương về nhà mẹ đẻ. Ở lại mấy ngày, bên đó lại đến đón cô về. Ông nội tôi thì thường trầm mặc không nói gì, bởi vì trong suy nghĩ của ông luôn rất phong kiến, ông luôn cảm thấy chuyện con gái của mình không thể sinh con nối dõi cho nhà người ta là đã sai trước. Bà nội hiền lành yếu đuối lại chỉ có thể quay lưng làm ngơ gạt nước mắt. Chỉ có bố mẹ của tôi là nghiêm khắc đến chỉ trích người đó — Chú của tôi —- Bảo họ phải cam đoan về sau tuyệt đối không được đánh người nữa, nhưng điều đó cũng không có tác dụng gì cả. Cô hai vẫn tiếp tục không sinh được con, rồi lại tiếp tục thường xuyên bị đánh, sau khi bị đánh thì tiếp tục về nhà mẹ đẻ lánh nạn, vài ngày sau đó lại bị đón về nhà. Vòng tuần hoàn đó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cô tôi.

Nhưng vào một ngày than vãn vì lúa mạch lên mốc nảy mầm như thế này, cô hai của tôi mang theo vết thương về nhà lại không giống như ngày thường. Lúc chạng vạng tối, cô nói lời tạm biệt với cả nhà, cô nói cô muốn về. Cô lấy một mớ tiền lẻ nhét vào túi áo của tôi, tôi nhìn thấy trong đôi mắt của cô phát ra ánh sáng rực rỡ khác hẳn với ngày thường. Chỉ là lúc đó tôi mới sáu tuổi nên vẫn không biết rõ đó là ánh mắt của sự tuyệt vọng. Người nhà đưa cô ra đến cửa, nhưng tuyệt đối lại không nghĩ rằng, lần đưa tiễn này lại đưa cô đến một vùng đá xa xăm lạ lẫm.

Vài ngày sau, chú đến nhà đón người mới biết được, cô hai căn bản không trở về bên đó. Sau đó, tất nhiên là ai nấy cũng vất vả đi tìm, ầm ĩ một trận. Người trong thôn nói là bị người nhà của gã đàn ông đó hại, bọn họ sợ bị tuyệt hậu. Bố và chú của tôi dẫn theo hơn hai mươi người đàn ông chân tay khỏe mạnh đến bên thôn kia đòi người, nhà bên ấy nói là tự cô hai tôi tự đi, bởi vì cùng biến mất với cô hai còn có bốn mươi đồng. Do khóc quá nhiều nên mắt bà tôi gần như không nhìn thấy được gì nữa, nhưng cô hai tôi ra đi không hề để lại một chút dấu vết gì để có thể tìm ra. Từ đó, dần dà cô biết mất trong cuộc sống của chúng tôi.

Đó là một năm nỗi buồn ảm đạm bao phủ. Năm ấy, người nông dân Trung Nguyên không thể nếm được món bánh bao trắng và mì sợi dài. Nỗi đau này dần dà nguôi ngoai khi lúa mạch sắc hương thay đổi kia dần dần vơi đi trong kho tích trữ. Khi tôi chấp tay gật gù đọc thuộc lòng [Sừ Hòa] trước mặt mọi người, khóe mắt của bà tôi cũng hiện liên ý cười nhàn nhạt. Vậy là một mùa lúa mạch mới lại đến.

Năm 1989 là năm lúa mạch được mùa, hạt lúa no tròn, sản lượng khả quan. Trải qua một mùa lúa mạch dưới ánh nắng chói chang, da của tôi đỏ thẫm do phơi nắng. Ngày nghỉ thu hoạch lúa mạch đã qua từ rất lâu, vậy mà tâm trạng của tôi vẫn chưa khôi phục lại. Hơn nữa tôi vốn không thích học hành. Bố mẹ lại muốn con gái hóa phượng nên dù biết tôi căm thù học hành đến tận xương tủy họ vẫn ngày ngày đưa tôi đến tận phòng học trong trường như thường lệ. Trong mắt bọn họ, bước vào ngưỡng cửa đại học là con đường duy nhất thoát khỏi nghề nông. Bọn họ hy vọng đời sau của mình sẽ không phải dựa vào thu hoạch mà sống qua ngày, không phải để mồ hôi tưới xuống tám hướng ba mẫu đất, bọn họ cố chấp cho rằng tôi là thiên tài đọc sách. Cho nên tôi lại một lần rồi một lần bị bố bắt ép kéo đến phòng học của trường, rồi tôi lại một lần rồi một lần sau khi ông đi chuồn ra khỏi trường học. Có đôi khi bị bố phát hiện, tôi lại dở ra vẻ mặt nhăn nhó đủ kiểu, mỗi lần như thế bố tôi chỉ còn nước đau lòng nói rằng: “Rốt cuộc con muốn thế nào, Tiểu Ni Tử không nghe lời này!”

Tên tôi không phải là Tiểu Ni Tử. Tiểu Ni Tử là cách gọi chung dành cho những cô gái ở quê hương tôi. Tôi tên Hạ Linh Hội, cái tên đa dạng nét bút này là chính là do một người ông làm quan nhỏ trong trấn đặt cho tôi. Tôi không thích đọc sách, cũng không thích cái tên khó viết ra này, hơn nữa tôi căn bản không học viết được chữ “Hội” (翙) này. Bìa ngoài sách vở, cái tên trên sách bài tập, tất cả đều là do mẹ tôi viết hộ lên đó.

Tôi không thích nhất là đến lớp, tâm nguyện lớn nhất của tôi là mau mau đến kỳ nghỉ đi. Học sinh ở nông thôn một năm có bốn kỳ nghỉ: Nghỉ đông và nghỉ hè, nghỉ vụ thu và nghỉ vào mùa thu hoạch lúa mạch. Giáo viên dạy học cũng là người có ruộng đất, cho nên vào mùa lúa cổng trường cũng được đóng kín trong trạng thái vui vẻ, dù sao phải đảm bảo đất đai thu hoạch hoa màu mới là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của người nông dân.

Nghỉ phép càng nhiều càng tốt nha! Không cần để ý đến tiếng chuông báo hiệu vào lớp thúc giục, có thể chơi đùa thoải mái. Nhảy ô, nhặt đá, tháo sợi dây người ta cột trên cây xuống để chơi nhảy dây, vĩnh viễn không biết mệt mỏi. Leo cây đua với bọn con trai, bắn bi, thậm chí là đánh nhau. Điều duy nhất khiến tôi sợ chính là không dám xuống sông. Tôi sợ nước, bẩm sinh đã sợ nó.

Vào một lần tôi mải chơi đùa đến chập tối mới chạy về nhà, thì bất ngờ phát hiện ông bà nội tôi đang ngồi trên giường của chính mình, bố mẹ ngồi trên ghế dựa ở đối diện, bốn người đều cúi thấp đầu, im lặng không nói gì. Tôi đứng tựa người vào thành cửa, chờ đợi sự tra hỏi như thường lệ của bố mẹ, dù sao tôi cũng không sợ chuyện này. Ấy thế mà không có, bố mẹ chỉ nhìn tôi từ phía xa xa rồi chuyển tầm mắt sang nơi khác, tiếp tục trầm mặc. Tôi để cặp xuống, bước vào bếp lục cơm thừa để ăn, dùng thìa và hai ba lần rồi nuốt vào bụng. Lúc tôi trở lại nhà chính thì bọn họ vẫn cúi thấp đầu trầm mặc như cũ, tuy rằng tôi hiếu kỳ, nhưng cơn buồn ngủ ập đến, chờ cho đến khi tôi leo lên chiếc giường nhỏ chuẩn bị đi ngủ thì mơ mơ màng mang nghe mẹ nói: “Mẹ, mẹ cũng đừng mong đợi quá, để hai ngày tới con hỏi thăm chính xác, rồi sẽ cùng Ngọc Linh xuống An Huy xem thử.”

Vào một ngày không lâu sau đó, tôi tan học về nhà, thấy mẹ đang sửa soạn hành lý. Từ trước đến nay, nơi mà mẹ đi xa nhất chính là nhà dì cả trong trấn, nhưng ngay cả đến nhà dì cả cũng chỉ mang theo ít bột mì, khoai lang, một vài thổ sản linh tinh, đâu cần sửa soạn quần áo đâu! Tôi đeo cặp trên lưng đi theo mẹ từ phòng tây sang phòng đông, lại từ phòng đông đến nhà chính. Mẹ nhìn tôi một cái, lau bụi đất trên mặt tôi. Tôi hỏi mẹ đi đâu thế? Mẹ nói mẹ đi An Huy. Tôi hỏi đi An Huy làm gì? Mẹ nói đi tìm cô hai.

Cô hai, tôi nhớ lại người phụ nữ được tôi gọi là cô hai đó. Nhớ lại người phụ nữ thường hay bị đánh đến mức mặt mũi sưng phù rồi chạy tìm nơi che chở. Nghĩ đến cô đối xử tốt với tôi, mẹ thường nói, cô hai thật sự rất thân thiết với tôi. Tuy rằng còn nhỏ, nhưng tôi cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương mà cô dành cho tôi. Nhớ đến dáng vẻ và ánh mắt tuyệt vọng khi cô ra đi vào năm ngoái.

Mẹ nói bây giờ đã có tin chính xác, có một người phụ nữ họ Đinh ở thôn khác lừa bán cô tôi đến An Huy. Bây giờ đã có địa chỉ, ông nội con nói mẹ đến đó dẫn cô về.

An Huy ở đâu?

An Huy. Đôi tay đang xếp đồ của mẹ sựng lại, suy nghĩ một lúc rồi nói: An Huy nằm ở phía nam Hà Nam, nhưng rất xa, phải ngồi xe lửa mới có thể đến đó được.

Vậy tôi cũng muốn đi!

Mẹ lại bắt đầu vội vàng thu dọn, vẫn không quay đầu lại rồi nói tôi đi làm gì? Con nên ở nhà! Mẹ đi với cô ba con rồi.

Đùng một cái, tôi nằm vạ trên mặt đất, dùng bàn tay bẩn bẩn rít rít xoa mắt, gào to oa oa bảo muốn đi, muốn đi An Huy!

Mẹ không để ý đến tôi đang khóc rống, cứ thản nhiên làm việc. Nhưng đó là lần cố chấp bướng bỉnh nhất từ khi tôi lọt lòng đến nay. Tôi vẫn cứ nằm trên mặt đất, không để ý đến việc bố đang vung vung chiếc giày vải, không để ý đến mẹ đang tóm lấy lỗ tai đến ửng đỏ, vẫn cứ gào khóc, khóc khô cả cổ họng, phát ra tiếng vang như cái chiêng bị hư.

Đến gần nửa đêm bố nói: “Đừng để ý đến nó, khóc mệt tự nhiên sẽ ngủ thôi!”

Thế là bọn họ đều đi ngủ, tắt đèn, ánh trăng sáng ngời chiếu vào, rọi lên nền đất se lạnh, nhưng tôi lại vô cùng bướng bỉnh kiên trì. Lúc sáng sớm, mẹ bước đến, mệt mỏi nói nếu con muốn đi An Huy thì phải nghe lời đó.

Tôi trở mình rồi bật dậy, nói vâng vâng, chữ vâng còn chưa nói xong, tôi đã ngả vào vòng tay mẹ ngủ say sưa.

Triển Tường, sự kiên trì lần đầu tiên trong đời của em đổi lấy cơ hội được gặp anh. Có lẽ trước kia đã trải qua mấy ngàn năm luân hồi trong lục đạo, nên chúng ta mới có thể quen biết nhau trong kiếp này.



- Hết Chương 1 -
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 12-7-2013 22:37:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2


***




Triển Tường, nếu như không gặp được anh, em sẽ ở đâu? Ngày qua ngày như thế nào, cuộc sống tuổi thanh xuân sẽ có dáng vẻ ra sao. Nếu không gặp được em, anh sẽ như thế nào? À! Nhưng trên thế gian này, tất cả đều đã được định trước. Sao lại có nhiều “nếu như” thế được!


Kỳ nghỉ hè năm 1989 vẫn chưa đến, tôi lại bắt đầu không đến trường. Tôi bắt chước mẹ thu xếp mớ quần áo ít ỏi của mình, chuẩn bị đến nơi có tên gọi là Dĩnh Thượng An Huy ấy. Vào buổi tối trước khi đi, mẹ đến kiểm tra túi đồ của tôi, mấy giàn ná, viên cờ sứ,vài miếng đồng tiền mà tôi đã bỏ vào mẹ đều lấy ra hết. Tôi bĩu môi không dám lên tiếng, chậm rãi đi đến chỗ mấy miếng đồng tiền lăn lộn kia, lại chậm rãi ngồi xuống, thò tay ra phía sau lưng nhanh chóng lượm mấy đồng tiền rồi giấu trong lòng bàn tay.

Vừa mới rạng sáng ngày hôm sau, mẹ, cô ba và tôi khởi hành đi An Huy. Bố và các chú chạy một chiếc xe ba bánh đưa chúng tôi ra ngoài trấn ngồi xe ô tô. Trước khi đi, bà nội lau nước mắt giàn giụa, kéo khung xe ba bánh không chịu buông tay, cứ hết lần này đến lần nọ dặn dò mẹ và cô ba tôi: “Mẹ con Hội, Ngọc nhi, hai con nhất đinh phải dẫn Linh nhi về nhà nha con!” Thế là mẹ và cô ba lại hết lần này đến lần khác đáp lời: “Mẹ cứ yên tâm, cứ yên tâm đi ạ!”

Thế là chúng tôi đi An Huy. Dĩnh Thượng An Huy. Một nơi hoàn toàn xa lạ. Nhà của cô hai. Nơi mà Triển Tường sinh sống.

Nơi đó cũng không dễ tìm. Mẹ phải hỏi rất nhiều người mới có thể lần ra được trấn đó, lại hỏi rất nhiều người mới có thể tìm đến thôn đó, mãi cho đến khi tìm đến nhà của cô hai thì đã là đêm khuya. Kêu cổng, tôi thấy được người phụ nữ một năm không gặp nhưng nét mặt không hề thay đổi — Cô hai của tôi. Mẹ, cô ba nương theo ánh trăng nhìn cô hai tỉ mỉ, cô hai cũng cẩn thận quan sát mấy vị khách không mời mà đến trước mắt. Sau đó, liền kêu lên một tiếng kinh thiên động địa: “Trời ơi chị dâu! Trời ơi Ngọc nhi!” Mẹ đáp lại một tiếng, đó cũng là một tiếng kinh thiên động địa: “Em gái của tôi!”, chờ cho đến khi cô hai gọi ra tiếng “chị” thì thực sự đã kinh động đất trời, ngoài sân xôn xao, có rất nhiều người chạy ra khỏi nhà, nam có, nữ có, lớn có, nhỏ có. Đều mở to hai mắt nhìn chúng tôi. Tôi cũng mở to hai mắt nhìn lại bọn họ.

Quan sát, hỏi thăm giới thiệu, trò chuyện, tiến vào nhà. Cô hai nắm lấy tay tôi kéo đi, tôi mơ mơ màng màng đi theo cô. Một người đàn ông tầm ba mươi tuổi gọi mẹ tôi là chị dâu, đó chính là chú mới của tôi, chú ấy cho tôi rất nhiều trái cây. Hai người phụ nữ trong nhà cô cả xuống bếp nấu cơm, có mấy đứa nhóc vây quanh bên cạnh tôi, ngưỡng mộ nhìn trái cây trong tay tôi. Chú cũng cho bọn họ mỗi người một ít, cho đến một thiếu niên trẻ tuổi thì người đó không nhận, duỗi tay ra phía sau nói: “Cho em ấy ăn đi! Em không ăn.” Chú liền cười nói: “Em phải gọi là cháu mới đúng! Con bé không phải em gái đâu!” Chàng thiếu niên đỏ mặt, đi ra phía ngoài đứng.

Chú không ngừng bảo tôi ăn đi ăn đi, tôi mím môi không nói chuyện, trong lòng rất muốn ăn, nhưng vì hai tay đều phải cầm trái cây nên đâu còn tay trống, điều đó khiến tôi hơi ngượng ngùng. Gục đầu xuống, nhìn hai chân bé tẹo của mình đang run run. Mẹ, cô hai, cô ba đều khóc kể lại chuyện xưa. Hai người phụ nữ kia cuối cùng cũng làm cơm xong, vẫn chưa bưng vào nhà đã ngửi thấy mùi thơm. Tôi hơi sợ hãi ngẩng đầu, ánh mắt lướt qua đỉnh đầu của những em nhỏ nhìn đến ánh trăng ngoài sân. Thực sự thơm quá, cơm ngon, nhưng không phải là mùi thơm của bột bánh bao. Tầm mắt hơi dời xuống, tôi thấy trong mắt thiếu niên không ăn trái cây kia tràn ngập ý cười.

Cơm mang đến. Bày ra đầy bát, một hạt rồi một hạt, trông rất đẹp mắt. Cô hai nói là cơm, ở quê hương chúng tôi không có.

Mẹ đứng lên, kéo tay hai người phụ nữ nấu cơm nói một vài lời cám ơn, từ túi đồ mang theo, mẹ lấy ra hai chiếc chăn mới, tặng mỗi người một chiếc. Hai người phụ nữ càng thêm vui mừng, miệng nói lời khách sáo, nhưng ngón tay đã vuốt ve thử chất liệu. Mẹ lại lấy ra một túi kẹo lớn, phát cho mấy đứa trẻ đứng ở cửa, bọn nhóc đó cầm lấy quà tặng của mình xong rồi thỏa mãn trở về phòng ngủ. Thiếu niên đó lần này không từ chối, nhưng anh ấy cũng không giống mấy đứa trẻ khác cầm lên là đi ngay, mà lại ngồi trên một tảng đá lớn trong sân.

Tôi bình sinh lần đầu tiên ăn cơm, ăn thật sự hơi khó khăn. Không thể sử dụng thành thạo công dụng tuyệt vời của đôi đũa, cơm rơi xuống bàn, mặt đất. Mọi người không rảnh để ý đến tôi, bọn họ có rất nhiều lời muốn nói, chuyện muốn kể. Ăn một lúc, tôi trượt chân xuống khỏi ghế dựa, chạy ra ngoài sân đến cạnh thiếu niên kia.

Anh thấy tôi đến, xê dịch thân người. Tôi đứng đối diện với anh, không nói chuyện, như kẻ trộm dõi nhìn anh. Anh lại cười, bỏ kẹo vào tay tôi. Tôi men theo người anh ngồi xuống. Lại dựa vào cánh tay anh ngủ.

Đó là lần đầu tiên tôi và Triển Tường gặp nhau. Một đêm đầu mùa hè năm 1989, gió hơi se lạnh, có ánh trăng nhàn nhạt, có tiếng ếch kêu từ xa truyền đến, có tiếng kêu chiêm chiếp của côn trùng trong bụi cỏ, nụ cười tươi rung động lòng người nhất của anh khiến tôi an tâm. Tôi nhỏ bé ngồi ngủ say bên cạnh anh. Khăng khăng một mực như thế, vô ưu vô lo như thế, toàn tâm toàn ý như thế.

Về sau, tôi nghe được một khúc ca, lời ca là: Nếu như không gặp được anh, tôi sẽ ở nơi nào. Ngày qua ngày trải qua như thế nào, có thể có cuộc sống ngọt ngào như mật… Tôi thường bất đắc dĩ tìm thấy thương cảm trong khúc hát, rồi lệ rơi đầy mặt.

Triển Tường, nếu như không gặp được anh, em sẽ ở đâu? Ngày qua ngày như thế nào, cuộc sống tuổi thanh xuân sẽ có dáng vẻ ra sao. Nếu không gặp được em, anh sẽ như thế nào? À! Nhưng trên thế gian này, tất cả đều đã được định trước. Sao lại có nhiều “nếu như” thế được!



P.S: Có 1 chuyện mà các bạn cần lưu ý, đó chính là cách xưng hô trong truyện.

Tớ là người miền Tây, cách xưng hô đương nhiên sẽ có chút khác với các bạn đọc ở miền khác. Cũng như ở quê tớ, chồng của cô (em của bố) gọi là dượng, nhưng tớ biết có một số nơi thì gọi khác như chú chẳng hạn. Cho nên các bạn đừng cảm thấy lạ khi ở đây chồng của cô (em bố) tớ lại để cách xưng hô là CHÚ, bởi vì tớ dùng tờ toàn dân thôi. Làm chung cho bạn đọc đọc mà.

Các bạn đọc thấy còn lỗi hay thắc mắc gì nữa cứ com nói nhé. Cám ơn các bạn.


- Hết Chương 2 -

P.S: do bên nhà cái mới làm đến chương 32 và yêu cầu repost chậm hơn 2 chương nên mình sẽ post cách ngày, 2-3 ngày/1 chương nhé :)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách