Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 7593|Trả lời: 23
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Người Giàu Cũng Khóc | Ines Rodena - Carlos Romero

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 28-6-2013 10:31:38 | Xem tất |Chế độ đọc
Người Giàu Cũng Khóc (Los Ricos También lloran ) | Ines Rodena - Carlos Romero






Tên tác phẩm: Người Giàu Cũng Khóc ( tiếng Tây Ban Nha : Los ricos también lloran))

Tác giả: INES RODENA – CARLOS ROMERO

Dịch giả:
ĐÀO MINH HIỆP – TRẦN TUỆ SĨ

Độ dài : 50 chương

Số trang: Q.1 ( 498),  Q.2 (394), Q.3 (302 )

Thể loại: Kịch bản văn học dựa theo tiểu thuyết cùng tên

Nhà xuất bản: NXB Văn Học Hà Nội

Ngày xuất bản: 11-1992

Nguồn:
Người Giàu Cũng Khóc của NXB Văn học ( do người post tự type )

Tiến độ: mỗi tuần 1 chương

Giới thiệu sơ lược:


Mariana Villareal trở nên vô gia cư sau khi cha cô ấy chết còn người mẹ đỡ đầu thì lấy lại nhà xưởng của họ. Cô ấy rời khỏi Mexico City, có một thầy tu nói cho Don Alberto Salvatierra (một nhà triệu phú) biết về cô gái này và ông tỏ ra quan tâm đến cô.
Don Alberto Salvatierra rất tự hào vì mình đã cưu mang cô gái nhưng con trai mình là Luis Alberto (một người lăng nhăng) lại muốn quyến rũ cô. Người cha ra lệnh anh ta phải tránh xa cô ấy. Sự lôi cuốn của Mariana là lý do làm anh ta thay đổi và tình yêu đã đến với cô ấy...

Nguồn:
vi.wikipedia.org


Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
Nhutphonglin + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-6-2013 10:32:45 | Xem tất
MỤC LỤC


Chương 1                          Chương 2                          Chương 3       

Chương 4                          Chương 5                          Chương 6

Chương 7                          Chương 8                          Chương 9       

Chương 10                        Chương 10                        Chương 12

Chương 13                        Chương 14                        Chương 15

Chương 16                        Chương 17                        Chương 18

Chương 19                        Chương 20                        Chương 21

Chương 22                        Chương 23                        Chương 24

Chương 24                        Chương 26                        Chương 27

Chương 28                        Chương 29                        Chương 30

Chương 31                        Chương 32                        Chương 33

Chương 34                        Chương 34                        Chương 36

Chương 37                        Chương 38                        Chương 39

Chương 40                        Chương 41                        Chương 42

Chương 42                        Chương 44                        Chương 45

Chương 46                        Chương 47                        Chương 48

Chương 49                        Chương 50       
       

Bình luận

Nếu được bạn cho chữ size 3 bạn nhé, vì size 3 độc giả sẽ dễ đọc hơn. Cám ơn bạn :)  Đăng lúc 28-6-2013 07:35 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-6-2013 10:35:03 | Xem tất
LỜI NHÀ XUẤT BẢN

        Có lẽ khoảng cách về địa lý đã cho chúng ta một cảm xúc mơ hồ về vùng Châu Mỹ La Tinh. Điều ấy đã gây cho chúng ta không ít thiệt thòi về hiểu biết, về nhận thức trên mọi phương diện, trong đó có văn học nghệ thuật.

        Cùng với thời gian chúng ta dần dần khám phá ra những màu sắc kỳ diệu của những dân tộc đầy bản lĩnh, cực kỳ thông minh và sự tài hoa của con người ở đây đã làm kinh ngạc cả nhân loại.

        Cùng với G. Market, chúng ta say mê các tác phẩm của I. Agiende như say mê những thiên tình sử. Và hôm nay, giữa thập kỷ mà nền văn minh tin học tưởng đã trùm lên tất cả, chúng ta đã “ lần dò” ra một Ines Rodena một nhà văn nữ Cuba hiện đang sống ở Miami cùng với nhà biên kịch Carlos Romero người Mehico với kịch bản văn học đầy sức thuyết phục “ Người giàu cũng khóc”.

        “ Người giàu cũng khóc” quả là bộ  “tiểu thuyết” truyền hình dài nhất thế giới, làm rung động được nhiều tang lớp xã hội nhất.

        “ Người giàu cũng khóc” về mặt nào đó không đặt ra những vấn đề gì mới. Tất cả những gì thuộc “ mốt thời đại” không ít nhà sáng tác đang cố công đi tìm, đang gắng sức vươn tới, thì ở “ Người giàu cũng khóc” đều trở nên xa lạ.

        Sự hấp dẫn của thiên tình sử mà Ines Rodena và Carlos Romero sáng tạo chính là ở tính đời thường rất nghiêm túc của tác phẩm . Mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái, tình yêu chân thành, nồng cháy và sự ép buộc, cưỡng bức; sự dối trá lừa gạt cùng những âm mưu tinh ranh, quỷ quyệt song song tồn tại như một ma lực với những điều tốt lành, nhân hậu, vị tha … đã lay động đến tận cùng những cảm xúc con người, gây trong tình cảm con người những đau khổ, sướng vui, những hạnh phúc và nỗi đắng cay cùng với mỗi bước đi của nhân vật.

  “ Người giàu cũng khóc” là một trường hợp khá đặc biệt trong lịch sử văn học nghệ thuật từ trước đến nay. Từ một tiểu thuyết chỉ lưu hành trong một vùng đất không rộng. Carlos Romero đã đưa “ Người giàu cũng khóc”  trở thành một  tác phẩm nghệ thuật bình dị mà sâu sắc không hề có những triết lý cao siêu mà lại ẩn chứa những giá trị nhân đạo cao cả. Giữa thiện và ác luôn luôn va chạm nhau khi âm ỉ, khi gay gắt, quyết liệt, tựa những đợt sóng triền miên không bao giờ dứt.
       
Với bản tiếng Việt “ Người giàu cũng khóc” Đào Minh Hiệp và Trần Tuệ Sĩ đã chứng tỏ sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và tài năng chuyển hóa ngôn ngữ của chính mình. Người đọc cũng như người xem ít thấy những khiêm cưỡng, gò ép. Tất cả được quyện vào nhau, hài hòa, rất nhuần nhuyễn, rất Việt Nam. Từ đối thoại nhân vật cho đến những khắc họa về tính cách, tâm trạng, từ những đoạn tả cảnh độc đáo đến những suy tưởng hết sức lạ lùng nhưng rất hợp quy luật phát triển của từng nhân vật.

        Mặc dù đã cố gắng hết sức để không vì một sự vội vã nào mà để xảy ra những gì đáng tiếc, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chắc chắn không thể nào tránh khỏi sơ xuất. Chúng tôi mong nhận được ý kiến quý báu của bạn đọc để lần in sau được tốt hơn.

Nhà xuất bản Văn học


Bình luận

ủng hộ bạn nhé, nghe tên truyện là biết hay roài  Đăng lúc 9-8-2013 05:54 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-6-2013 13:27:28 | Xem tất
1.1

        Bóng đêm đã buông xuống khắp vùng Guannôkhoatô. Trang trại Leonacdo cũng đắm chìm trong sự tĩnh lặng. Toà nhà chính đồ sộ, với những nét kiến trúc cầu kì, đặc trưng cho các trang trại giàu có ở Mehico nỗi bật trên nền trời màu tím sẫm. Vài cửa sổ trong toà nhà vẫn còn sáng đèn, trong đó có cửa sổ căn phòng của ông Leoonacdo, dẫu rằng đó chỉ là thứ anh sáng leo lét được hắt ra từ một chiếc đèn dầu đặt trên bàn . Căn phòng bừa bộn, hôi hám chứng tỏ từ lâu ít được dọn dẹp. Trên chiếc giường lộn xộn gói chăn, khuôn mặt của người chủ trang trại hiện ra mờ mờ, nhợt nhạt, lấm tấm những giọt mồ hôi , đồng thời toát lên vẻ đau đớn khủng khiếp . Ông Leonacdo mê man trên giường vì những cơn đau dội lên từ lồng ngực và hai chân. Hơi thở của ông khò khè , nặng nhọc, có cảm  giác như trên ngực ông đè nặng một hòn đá tảng.

        Một người đàn bà còn trẻ, khuôn mặt xinh đẹp sắc sảo, đẩy mạnh cửa phòng bước vào. Đó là Irma, người vợ kế của ông. Vừa bước chân vào phòng, người đàn bà đã vội vàng khịt mũi, rồi bước lại phía cửa sổ mở tung hai cánh cửa ra. Một làn gió lạnh lùa vào căn phòng. Ông Leonacdo chợt rùng mình và mở mắt ra.

_  Sao mà hôi hám thế này không biết. – người đàn bà lầm bầm giọng bực bội.

Ông Leonacdo cố nhỏm người dậy, thều thào :

_  Em hãy đóng cửa sổ lại, Irma. Tôi lạnh lắm.

_ Nhưng tôi không thể thở nổi trong bầu không khí thế này được.

_  Em hãy lấy cho tôi một chút rượu. Tôi đau quá chịu không nỗi nữa – người đan ông nói bằng một giọng van nài.

_  Thôi, hôm nay uống thế là đủ rồi.

_  Tôi xin em hãy lấy cho tôi một chút thôi.

Bất chấp những lời van xin của ông, Irma vẫn lạnh lùng dửng dưng.

_ Anh đã uống quá nhiều rồi , hôm nay anh cần phải tỉnh táo để ký giấy bán lúa mì.

_ Irma, em có còn trái tim nữa hay không ? Tôi xin em, lấy cho tôi dù chỉ một ngụm cũng được.

Không thèm đếm xỉa đến những lời của ông Leonacdo, Irma thản nhiên bước ra và cũng chẳng thèm đóng cửa sổ lại. Còn lại một mình, ông Leonacdo vật vã trên giường với những cơn đau âm ỉ, kéo dài tưởng như bất tận. Chao ơi, giá như ông có thể chết được , để thoát khỏi những cơn đau đã hành hạ ông suốt mấy măm nay. Nhưng nếu ông chết đi ai sẽ lo lắng chăm sóc cho Mariana, đứa con gái yêu quý nhất của ông với người vợ trước ? Vừa mới chợt nghĩ đến điều đó, cô con gái của ông đã bướcvào với tô xúp trên tay:

_  Cha ơi, hôm nay cha có đỡ hơn không ? Con mang xúp vào cho cha đây, - Vừa nói cô gái vừa đặt tô xúp lên bàn. Chợt nhìn thấy cửa sổ mở cô vội bước đến khép lại. – Ôi, lạy Chúa tôi, không biết ai đã mở cửa sổ ra thế này? Ngoài trời lạnh lắm cha ạ.

Ông Leonacdo quay người lại phía con gái, giọng mệt mỏi :

_  Con cũng biết là dì con không chịu nỗi mùi rượu.

_  Nhưng tại sao dì ấy lại đối xử với cha như vậy? Chẳng lẽ dì không thấy là cha đang bệnh hay sao ?

_  Con hãy thông cảm cho dì. Trước kia khi dì lấy cha, cha còn là một người đàn ông khoẻ mạnh, còn bây giờ dì ấy phải chăm sóc cho cha, một kẻ bệnh tật ốm đau.

Mariana ngồi xuống bên mép giường, cô đưa tay vuốt những sợi tóc lốm đốm bạc trên trán ông:

_  Cha đừng nói vậy , cha có lỗi gì trong chuyện này đâu.

Người bệnh chậm chạp nắm lấy bàn tay của con gái áp lên má mình, giọng của ông yếu ớt và chứa đầy nước mắt.

_  Không. Chỉ có cha là người duy nhất trong nỗi bất hạnh này. Cha đã trở thành một kẻ bệnh hoạn, yêu đuối. Cha đã không đủ nghị lực và sự cương quyết để đối đầu với thực tại. Cha đã hy vọng tìm lấy lối thoát trong rượu để quên đi nỗi bất hạnh của mình, nhưng cha đã lầm. Trong rượu cha đã quên tất cả, thậm chí cả đứa con gái bé bỏng, yếu ớt và mồ côi của mình. Giá như con biết được, bây giờ cha ân hận biết chừng nào. Cha rất ân hận, nhưng đã quá muộn.

_  Xin cha đừng nói thế.

_  Chỉ đến bây giờ, khi nhìn thấy con, cha mới tự hỏi mình tại sao cha mẹ sinh ra con mà để con phải khổ sở thế này

_  Không xin cha đừng nói thế . Mariana vội vàng ngăn cha lại. – Điều đó sẽ càng làm cho cha phiền muộn thêm . Nếu cha mẹ không sinh ra con thì con đã không có trên đời này. Con rất hạnh phúc vì được sống bên cha, được nhìn thấy những bông hoa, được dạo chơi mỗi buổi sáng.

Những lời của cô con gái chỉ làm cho ông Leonacdo thêm đau xót. Nhìn đứa con gái ngây thơ, tội nghiệp mà ông có linh cảm chẳng bao lâu nữa ông sẽ phải chia tay vĩnh viễn với nó, nước mắt ông chỉ chực ứa ra:

_  Quả là cho đến nay, ngoài những điều đó ra con chưa hề biết một điều gì cả.

Không muốn cha mình tiếp tục chìm đắm trong những ý nghĩ u ám, Mariana liền hỏi ông:

_  Cha có dùng một ít xúp không ?

_ Không, con ạ, - ông Leonacdo buồn bã lắc đầu.

_  Xúp ngon lắm cha ạ. Mariana cố nài ép.

_ Cha không muốn ăn gì cả, con đừng nài ép cha làm gì. Nhưng nếu không có gì khó khăn, con hãy mang cho cha một chút rượu.

_  Không được đâu ạ .

_  Chỉ một chút thôi mà, nào con gái của cha, - bây giờ lại đến lượt ông Leonacdo nài ép con. – Chắc là trong bếp có đấy con hãy mang cho cha một chút.

_  Không được đâu cha ạ. Xin cha đừng nài ép con điều đó, con sẽ không mang đâu. Cha có thể yêu cầu con bất cứ điều gì, nhưng không phải là điều đó.

Biết tính con gái, ông Leonacdo không nài nữa, tuy nhiên ông hiểu rằng, đêm nay ông sẽ lại một mình chống chọi với cơn đau mà may ra chỉ có rượu mới giúp nổi.

_  Ngay cả con nữa, con cũng không hiểu cha hay sao ? Thôi được rồi, con hãy đi ngủ đi. Chúc con ngủ ngon.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-6-2013 00:03:06 | Xem tất
1.2

  Buổi sáng hắt những tia vàng rực rỡ lên khắp trang trại Leonacdo. Các căn phòng trong căn nhà chính vẫn còn yên tĩnh, nhưng ở ngoài sân và chuồng gia súc rộn rã tiếng gà gáy, bò rống, lợn kêu, tạo nên một không khí nhộn nhịp sôi động. Irma ngồi bên bàn vừa ăn sáng vừa dự tính những công việc phải làm trong ngày. Kể từ khi ông Leonacdo lâm bệnh rồi nằm liệt giường, toàn bộ mọi hoạt động của trang trại đều do một mình Irma gánh vác. Tuy nhiên chị ta chỉ bận tâm đến những công việc mang lại lợi nhuận nhiều hơn là chăm sóc ông leonacdo và con gái của ông.

        Một người đàn ông trạc ba mươi tuổi, khuôn mặt linh lợi giảo hoạt bước thẳng vào phòng. Anh ta tiến đến chổ Irma hôn nhẹ vào má và hỏi:

_  Thế nào, ông ta đã tỉnh dậy rồi chứ ?

_  Có lẽ vậy. – Iram uể oải đáp. – Giá ông ta đừng bao giờ tỉnh dậy nữa thì tốt hơn.

_  Chồng em quả là sống dai thật . – người đàn ông kéo ghế ngồi và nói bằng giọng bỡn cợt. – Một kẻ bệnh tật, đau ốm quanh năm, lúc nào cũng phải ngồi trên xe đẩy, thế mà vẫn cứ nốc được rượu chứ chẳng chịu chết đi cho. Lẽ ra ông ta phải chết từ lâu rồi mới phải.

_Cũng chẳng còn lâu nữa đâu, mấy năm qua ông ta đã nằm liệt giường, còn trận ốm vừa rồi đã đánh quỵ ông ta hoàn toàn. Hôm qua em đã không đưa rượu cho ông ta uống nữa.

_  Uống hay không thì có nghĩa lý gì ?

_  Tất nhiên là có. Hôm nay ông ta cần phải thật tỉnh táo để ký vào những giấy tờ này. Em không thể chịu đựng được lâu hơn nữa đâu, anh Diego ạ. Sáng nào thức dậy, em cũng chỉ mong ước một điều duy nhất là nhìn thấy ông ta đã chết. Đã thế lại còn có con bé Mariana nữa. Thật không sao chịu nỗi.

        Diego vốn là một người anh họ xa của Irma. Từ ngày ông Leonacdo lâm bệnh anh ta được mời đến trang trại để phụ giúp cho Irma những công việc năng nhọc. Kể từ ngày ấy, lợi dụng ông Leonacdo đau ốm, không kiểm soát được mọi việc trong gia đình, hai người đã đi quá giới hạn của tình họ hàng. Giờ đây Irma cảm thấy rất tiếc là đã lấy ông Leonacdo. Chị ta nhìn Leonacdo bằng ánh mắt âu yếm:

_  Tại sao em lại không gặp anh trước ông ấy nhỉ ?

        Diego cười khẩy:

_  Dù có vậy đi nữa, em vẫn cứ lấy ông ta . Bất chấp mọi chuyện ông ta vẫn có ưu thế hơn anh vì sự giàu có.

_  Phải, giàu có, giàu có, - Irma kéo dài giọng chì chiết. – Thế mà em vẫn cứ buộc phải sống như ăn mày. Em đã chán ngấy tất cả những chuyện này rồi.

_  Nhưng chính em đã muốn như vậy cơ mà. Chính em muốn làm cho ông ấy hiểu rằng gia đình đã phá sản, thậm chí chẳng còn tiền để trả cho người hầu nữa.

_  Chẳng lẽ anh quên rằng em làm như vậy nhằm mục đích gì hay sao ? Nhưng em đã làm hết khả năng của mình. Em không thể cán đáng toàn bộ mọi công việc trong nhà được. Trong khi đó Mariana lại là một con bé ngu ngốc, chẳng giúp gì được cho em.

_  Bởi vì em chẳng dạy dỗ gì cho nó cả. Nó đã quen sống như một con vật. Đúng là một con bé hoang dã.

_  Hừ, bây giờ anh lại con bênh nó , - Irma bực bội đáp lại, - Anh không nhớ là chúng ta đã bàn về việc này rồi hay sao. Chính anh đã muốn cứ bỏ mặc nó như vậy, để nó không cản trở đến kế hoạch của chúng ta.

_  Phải, nhưng em đã quá cẩn thận đến mức giờ đây con bé chẳng biết làm gì cả. Nó hoàn toàn không có khả năng để bước vào đời. Nếu lão Leonacdo qua đời con bé sẽ sống ra sao ?

_  Hừ, - Irma phẩy tay giọng khinh khỉnh, - Bất cứ  một người phụ nữ nào cũng biết cách kiếm sống, thậm chí chẳng có gì vất vả.

        Câu chuyện của hai người dừng lại ở đấy vì đã đến giờ đi làm. Khi đi qua ngang nhà nhìn thấy Mariana đang cho con chó ăn. Diego liền sán đến ôm choàng lấy người cô bé . Mariana giật mình, sau đó cô giận dữ đẩy anh ta ra :

_  Chú hãy bỏ tôi ra, bỏ tôi ra.

_  Cháu làm sao thế, trước kia cháu vẫn thích đùa với chú cơ mà ? – Diego vẫn cứ ôm chặt lấy Mariana, - Sao bây giờ cháu lại không thích nữa ? Có chuyện gì vậy ?

_  Cháu không thích những trò đùa này của chú. Chú hãy bỏ tôi ra, bỏ tôi ra.

_  Được rồi, đươc rồi. Dạo này cháu trở nên xinh gái đấy, nếu ngày nào cũng chịu khó tắm rữa sẽ còn đẹp hơn nữa.

_  Ngày nào cũng tắm rữa à ? – Mariana ngạc nhiên hỏi lại. – Chú tưởng cháu là con ngốc hay sao ? Dì Irma bảo rằng, ngày nào cũng tắm rửa sẽ bị rụng tóc rồi ốm đau. Cháu không muốn bị hói đầu.

        Diego bật cười khanh khách. Bà mẹ kế Irma quả là đáng sợ thật. Anh ta chỉ con gà mái và hỏi:

_ Thế con gì đây ?

_ Đây là vợ của con gà trống. – Mariana thản nhiên đáp.

        Đến mức này Diego không thể nhịn cười được nữa, anh ta ôm bụng cười ngặt ngẽo.

_ Chú cười cái gì thế . – Mariana ngạc nhiên hỏi.

_  Ôi cháu đúng là một con thú nhỏ.

_  Chính chú mới là một con thú thì có.

        Sau khi nói  chuyện với Diego, Irma  tạt vào phòng ông Leonacdo ngó qua xem tình hình sức khỏe của ông ra sao. Nhìn thấy Leonacdo đang thiêm thiếp. Irma đã định bỏ đi nhưng ông Leonacdo chợt mở mắt ra và lên tiếng :

_  Irma em đừng đi vội tôi muốn nói chuyện với em.

        Irma quay lại và buông một câu đầy vẻ giễu cợt.

_  Thế mà tôi cứ tưởng anh muốn uống rượu cơ đấy.

_  Phải, nhưng tôi chỉ uống khi hai chúng ta đã nói chuyện xong. Em hãy lại gần đây.

        Irma bước lại gần giường, nhưng không sao dấu nỗi sự ghê tởm hiện rõ trên nét mặt. Ông Leonacdo nói tiếp:

_  Em hãy cho tôi biết, chúng ta còn bao nhiêu tiền ở ngân hàng ?

_  Ít lắm, hầu như chẳng còn gì cả, - Irma lạnh lùng nói dối, - Chính anh cũng biết , mấy năm gần đây mùa màng thất bát, còn người quản lý cũ chỉ làm mỗi việc là để cho người ta ăn cắp.

_  Và em đã nhờ Diego giúp đỡ chúng ta phải không ?

_  Nếu không có anh ấy thì chúng ta đã chết đói từ lâu rồi.

        Ông Leonacdo nhăn mặt lại tỏ ý không tin:

_  Em đừng có quan trọng hóa vấn đề lên như vậy. Tôi muốn em hãy chuyển hết tiền vào ngân hàng và cho Mariana đứng tên.

        Irma chồm tới giọng gay gắt:

_  Anh điên à ? Thế chúng ta sẽ sống bằng cái gì ? Lấy gì để trả tiền cầm cố trang trại?

        Vừa nghe đến đấy, ông Leonacdo học lên một tiếng và bật đầu dậy:

_  Lạy chúa tôi, trang trại đã bị đem cầm rồi sao? Khi nào vậy ? Tại sao không ai nói gì cho tôi biết cả ? Tại sao ?

_ Anh còn lạ gì điều đó nữa. Chính anh đã ký toàn bộ giấy tờ cơ mà ?  Lúc nào cũng say nên anh có nhớ gì đâu. Lẽ ra mỗi khi  cần phải ký những giấy tờ quan trọng anh cần phải tỉnh táo, nếu không những kẻ xấu bụng sẽ cho đó là những giấy tờ giả.

        Ông Leonacdo tuyệt vọng rên rĩ :

_  Trời đất ơi, chẳng lẽ em lại không hiểu rằng, dù có thế nào đi nữa cũng không nên mang trang trại đi cầm cố. Vì đó chính là khoản thừa kế duy nhất còn lại cho con gái anh.

_  Cho con gái anh à, - Irma rít lên, giọng cay độc.

_  Thì nó cũng là con em, dẫu rằng em không sinh ra nó.

_  Nhưng chúng ta không còn lối thoát nào khác. Hơn nữa ai là người có lỗi trong chuyện này ? Suốt bao năm qua anh có quan tâm gì đến trang trại, đến tôi và cả con gái anh nữa ? Anh chỉ biết nốc rượu như một con vật. Và tất cả tiền của biến đi đâu, chắc anh cũng biết rồi đấy. Giờ đây anh còn thương tiếc nỗi gì nữa?

_  Anh rất ân hận Irma ạ. Mong em hãy chăm sóc đến Mariana.

_  Nhưng anh phải hiểu đến tính cảnh gia đình của ta rất khốn quẫn nên em cũng không có thời gian chăm sóc cho nó.

_  Nếu vậy thì em hãy tìm một người nào đó để dạy dỗ cho nó, nó là con nhà danh giá, cần được học hành đến nơi đến chốn.

_  Danh giá à ? – Irma kéo dài giọng đầy vẻ nhạo báng.

_  Dù sao đi nữa em hãy cố làm cho nó một điều gì đó, không nên để nó cứ phải sống suốt đời như thế này, - nói đến đây ông Leonacdo cố rướn người dậy, hướng về phía Irma với vẻ mặt cầu khẩn. _ Anh xin em anh van em, - nhận thấy vẻ mặt của Irma vẫn lạnh lùng, ông nói tiếp: _  Anh ra lệnh cho em.

_  Thế cơ đấy à ?

        Biết không thể thuyết phục được Irma bằng tình cảm, ông Leonacdo đành phải dùng đến biện pháp cuối cùng:

_  Nếu không chúng ta sẽ phải li dị và anh sẽ chuyển giao quyền thừa kế cho Mariana. Em hãy cho gọi luật sư đến gặp anh.

        Chưa kịp nói đến đấy ông Leonacdo đã gục xuống giường vì một cơn đau vừa nhói lên, khiến ông quằn quại vật vã. Irma không thèm để ý đến ông, liền bỏ ra ngoài.

        Bước sang phòng ngoài Irma gặp ngay Diego đang đứng đợi, chẳng cần giữ ý anh ta hỏi luôn:

_  Ông ta nói gì vậy ?

_  Ông ta đòi li dị em.  – Irma đáp.

_  Nếu ông ta li dị thật thì sao ?

        Irma mỉm cười cay độc:

_  Em đâu đến nỗi ngu ngốc đi gọi luật sư cho ông ta.

_  Nhưng em tin chắc ông ấy không để lại di chúc chứ.

_  Tất nhiên rồi.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 1-7-2013 15:31:08 | Xem tất
1.3


        Một người đàn ông đã đứng tuổi, dáng cao gầy với hàng ria mép và mái tóc đã lốm đốm bạc bước vào trang trại Leonacdo. Ông đưa cặp mắt nhân hậu nhìn bao quát toàn bộ trang trại và hầu như không nhận ra nơi cách đây hơn chục năm về trước ông đã từng đến. Không hiểu bạn ông làm ăn ra sao mà để trang trại nhà cửa hoang tàn đến như vậy. Cố xua đi những dự cảm bất hạnh, ông cương quyết bước lên thềm nhà rồi đưa tay gõ cửa. Một cô gái tuổi chừng mười sáu, mười bảy, mặt mày lem luốt, mái tóc rối tung, áo váy xộc xệch mở cửa cho ông. Ông man máng nhận ra cô con gái của bạn ông. Ồ chẳng lẽ nó đã lớn như thế này rồi sao ?

_ Chào cháu, - ông đưa tay vuốt má cô bé đứng nép bên cánh cửa, và khi ngẩng đầu lên ông nhìn thấy một người đan bà còn trẻ đang chăm chú quan sát ông với ánh mắt dò xét. Bên cạnh chị ta là một người đàn ông. Cả hai người này ông đều không biết.

_  Chào ông bà, tôi là Luis Da Lepar. – người khách tự giới thiệu.

        Người đàn bà tiến về phía ông, nở nụ cười trên khuôn mặt xinh đẹp, chìa tay ra cho ông bắt và lên tiếng.

_  Rất hân hạnh được gặp ông . Tôi là Irma, vợ của Leonacdo, còn đây là anh Diego. Xin lỗi ngài, ngài đến gặp chúng tôi có việc gì vậy ?. – Nhận thấy sự bối rối của gia chủ ông Lepar liền nói ngay:

_  Xin lỗi bà vì sự có mặt đường đột của tôi ở đây, nhưng tôi và ông Leonacdo vốn là bạn cũ . Nhân tiện có việc ngang qua đây tôi muốn đến thăm ông ấy.

        Người đàn bà như trút được gánh nặng, nhưng chị ta vẫn giữ vẻ mặt bình thản:

_  À, ra vậy. Có lẽ các ngài đã lâu không gặp nhau ?

_  Vâng, lâu lắm rồi. Chính vì vậy mà tôi không có dịp được làm quen với bà từ trước…

        Không để cho vị khách nói tiếp, Irma vội vàng cắt ngang:

_  Tôi rất vui mừng là ngài đã đến thăm chồng tôi, nhưng tình trạng sức khỏe của chồng tôi không được tốt lắm. Tôi rất lấy làm tiếc là bác sĩ không cho phép ai làm phiền ông ấy.

_  Dì nói dối, làm gì có bác sĩ nào, - cô bé Mariana suốt từ lúc ông khách bước vào vẫn đứng bên cánh cửa bỗng bất ngờ lên tiếng. _  Thời gian gần đây có ai đến khám cho cha đâu ngoài mấy người nông dân đến thăm.

        Câu nói của Mariama làm cho Irma khựng lại, chị ta quay ngoắt về phía Mariana và nhìn cô bé bằng một ánh mắt tưởng có thể thêu đốt tất cả thành tro bụi. Biết chủ nhà đang lâm vào một tình thế khó xử vì đã nói dối , ông Lepar liền vội vàng xoa dịu:

_  Xin lỗi bà, nhưng tôi còn nhiều việc phải đi xa, bởi vậy tôi muốn gặp ông Leonacdo. Tôi xin hứa với bà sẽ không làm phiền đến ông ấy.

        Chỉ chờ có vậy, Mariana liền bước lại gần ông khách, nắm lấy tay ông và định đưa ông vào gặp cha mình:

_  Vâng, cháu sẽ đưa bác vào gặp cha, chắc chắn cha cháu sẽ nhận ra bác.

        Cả hai chưa kịp bước đi thì Diego đã vội vàng tiến lại:

_  Xin lỗi ngài nhưng Irma nói đúng. Rất tiếc là hiện giờ ông Leonacdo rất yếu . Tất nhiên với tư cách là bạn, ngài có quyền vào thăm ông ấy, nhưng sức khỏe của ông đã sa sút đến mức hầu như không còn chút minh mẫn nào nữa.

_  Ý ngài muốn nói ông Leonacdo đã bị điên ? – Ông Lepar ngạc nhiên hỏi lại.

        Diego chưa kịp trả lời thì Mariana đã độp ngay:

_  Có chú điên thì có. Đúng là cha cháu có bị đau đầu nặng, nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

_  Xin lỗi các vị, nhưng tất cả những điều này nghĩa là thế nào ? – ông Lepar không dấu nồi sự ngạc nhiên và khó chịu.

        Diego bước tới, định nắm lấy tay Mariana lôi đi thì cô đã hét lên:

_  Các người là đồ quỷ dữ. Tại sao các người lại nói dối bác ấy ? . Bác ấy là bạn của cha tôi. Nếu các người ngăn cản tôi sẽ hét toáng lên bây giờ. -  rồi quay về phía ông Lepar, cô nói tiếp: _  Chúng ta đi thôi, cháu sẽ đưa bác vào gặp cha cháu. – và chẳng them để ý đến thái độ của mọi người cô nắm lấy tay ông Lepar kéo vào phòng của cha mình.

        Ông Lepar theo cô bé bước vào phòng, và ngay lập tức những đồ vật trong phòng  đập vào mắt ông, nhắc ông nhớ lại cái ấn tượng ban đầu về một sự suy sụp lúc ông còn đứng ở ngoài sân.

_  Bác cứ vào đây. – Mariana lắc lắc tay ông, rồi hướng về phía chiếc giường bề bộn chăn gối bẩn thỉu, cô gọi: _  Cha ơi, cha có khách. Cha nhìn này, cha có nhận ra bác ấy không ?

        Ông Leonacdo cố nhỏm đầu dậy, nhìn về phía hai bóng người đang tiến lại gần, và trong làn sương mơ mờ của cặp mắt mệt mỏi, ông nhận ra người bạn cũ của mình. Ông cố nở một nụ cười trên khuôn mặt nhăn nhó vì đau đớn:

_  Ôi anh Luis, anh Luis Lepar. Chúa đã gửi anh đến với tôi đấy à ? Bạn yêu quý của tôi, tôi tin là thế nào bạn cũng đến và sẽ giúp tôi.

        Mariana bước lại sát giường, cô sửa lại chiếc gối để ông Leonacdo có thể ngồi dựa vào thành giường.

_  Như thế này cha sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

_  Cám ơn con, con hãy hé cửa sổ ra một chút để thông gió.

        Ông Lepar ngồi xuống mép giường và chẳng cần giữ ý ông nói ngay:

_  Quả thật, tôi không cảm thấy hài lòng lắm khi được làm quen với người vợ sau của anh.

_  Tôi hiểu, - ông Leonacdo nặng nhọc nói . _  Chúng tôi làm quen với nhau khoảng một tháng trước lúc người vợ đầu của tôi qua đời. Khi ấy tôi nghĩ rằng Mariana cần phải có một người mẹ.

_  Leonacdo, tôi không hiểu tại sao anh lại để đến nông nỗi này.

_  Biết nói với anh thế nào bây giờ. Tôi đã quá yêu đuối, nhu nhược để đối đầu với mọi đau khổ bất hạnh. Tôi đã uống rượu để quên đi tất cả, và đó chính là niềm an ủi duy nhất đối với tôi.

        Ông Lepar lắc đầu, nhìn thẳng vào mắt người bạn mà giờ đây ông hầu như không nhận ra nữa:

_  Nhưng lẽ ra Mariana mới đúng là niềm an ủi và hy vọng duy nhất của anh ?

_  Anh nói đúng, - ông Leonacdo buồn bã gật đầu rồi quay về con gái ông nói:

_  Mariana, con hãy để cha nói chuyện riêng với bác Luis.

_  Vâng thưa cha. – Mariana ngoan ngoãn đứng dậy, gật đầu chào ông khách rồi nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng.

        Khi chỉ còn lại hai người , ông Leonacdo ra hiệu cho người bạn ngồi lại gần và chậm rãi nói :

_  Anh hãy nghe tôi nói đây. Đó là một câu chuyện khá dài và bi thảm. Nhưng tôi cần kể hết cho anh nghe và mong anh hãy giúp tôi, hãy giúp đứa con gái của tôi. Vì tôi biết cuộc sống của tôi chẳng còn lại bao nhiêu lâu nữa. Rất ít anh Luis ạ.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 3-7-2013 16:16:28 | Xem tất
1.4

        Sau khi ông khách và Mariana bước vào phòng ngủ của ông Leonacdo. Irma và Diego vô cùng tức tối nhưng đành chịu. Họ không hiểu ông khách kia đến dây có việc gì ? Ông ấy tự đến là do tình cờ hay là do ông Leonacdo cho gọi đến ? Liệu cuộc nói chuyện của họ có liên quan đến vần đề thừa kế hay không ? Bởi lẽ cả hai đều biết chắc rằng. Cuộc sống của ông Leonacdo chỉ còn tính từng ngày, mà toàn bộ gia sản này không phải là nhỏ, thậm chí rất lớn là đằng khác, chẳng qua là hai người đã làm ra vẻ nghèo khó để đánh lừa ông Leonacdo và những người láng giềng.

        Khi Mariana vừa bước ra, Diego liền xán lại và hỏi ngay:

_  Cha cháu và ông khách đang nói chuyện gì vậy ?

_  Thì còn chuyện gì nữa, bao nhiêu năm họ không gặp nhau có khối chuyện để nói. – Mariana hồn nhiên đáp, chợt nhận ra vẻ mặt khác lạ của Diego, cô bé liền cảnh giác. _ Mà tại sao chú lại hỏi. Việc ấy có liên quan gì đến chú đâu ?

        Diego liền vội vàng vỗ về :

_  Cháu không nên nói vậy, cháu phải kể cho chú nghe những gì mà cháu biết. Điều đó rất quan trọng vì cha cháu có rất nhiều kẻ thù. Rất có thể ông khách kia là một trong số những kẻ thù của cha cháu, ông ta có thể làm hại cha cháu cháu hiểu chứ ?

_  Thôi đi, bác ấy là người rất hiền hậu, cha cháu đã nhận ngay ra bác ấy. Cháu sẽ không kể gì cho chú biết đâu. Chú hãy đi đi và để cho cháu được yên.

_  Tại sao cháu lại lẫn tránh chú ? Cháu biết thừa là chú rất yêu cháu. Cháu hãy tin chú, nếu sau này cha cháu qua đời cháu sẽ nhờ cậy vào ai ? Chẳng lẽ là dì Irma ? Dì ấy có yêu cháu đâu ?

        Bằng sự linh cảm của mình, Mariana nhận ra ngay sự giả dối trong những lời lẽ của Diego, cô bé liền nói toạc vào mặt anh ta:

_  Hừ, cả hai người có khác gì nhau ? Chú và dì cũng cùng một duộc.

        Nói xong, Mariana liền bỏ ra ngoài sân.
       
        Chờ cho Mariana đi khuất, Irma từ phòng bên bước ra và hỏi ngay:

_  Sao, nó có nói gì không ?

_ Nó chẳng nói gì cả. – Diego chán nản lắc đầu.

        Irma ngồi phịch xuống ghế xe lông, khuôn mặt cau có giận dữ:

_  Không biết cái lão già ấy đến đây để bàn chuyện gì thế nhỉ ? Anh nói gì đi chứ, sao cứ ngồi yên như vậy ? Hay là chuyện này không có liên quan đến anh ? Chỉ vì cái trang trại này mà tôi đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức. Tôi đã phải nhẫn nhục chịu đựng lão ta suốt bao năm nay. Vậy mà khi lão sắp chết, rất có thể tôi sẽ bị trắng tay, chẳng được hưởng một chút gì cả. Thật là khốn nạn.

_  Thôi đừng có quan trọng hóa vấn đề lên như vậy. – Diego cũng nóng nảy vặc lại. _ Em hãy tỏ ra thật bình tĩnh và đáng yêu khi lão Lepar bước ra. Lão ấy sẽ không phát hiện ra điều gì đâu. Lão ấy sẽ tin lời em, rằng trang trại đã bị cầm cố, rằng chúng ta chẳng còn một xu trong nhà.

_  Nhưng em sợ chính lão Leonacdo đã đoán ra mọi chuyện. Thời gian gần đây ông ta tỏ ra quan tâm đến đứa con gái của mình.

_  Tất nhiên chồng em có thể kể cho lão Lepar mọi chuyện, nhưng khi lão ra đây, nhìn thất tình trạng nhà cửa thế này, lại nghe em nói, có thể lão sẽ tin rằng chúng ta đã bị phá sản.

        Những lời an ủi của Diego không làm cho Irma tin tưởng chút nào, chị ta hỏi thẳng:

_  Thế nếu Leonacdo yêu cầu ông bạn của mình lập di chúc cho Mariana thừa kế toàn bộ tài sản thì sao ? Anh không lo đến điều đó à ?

        Vừa lúc ấy ông Lepar từ trong phòng bước ra, Irma cố đọc trên nét mặt của ông những điều mà chị ta muốn biết, nhưng khuôn mặt của ông già không biểu lộ điều gì đặc biệt, Irma bước lại gần ông cố nở một nụ cười tự nhiên:

_  Ông thấy chồng tôi ra sao? Tình trạng tồi tệ lắm phải không ?

_  Quả đúng như vậy thưa bà, - ông Lepar buồn rầu đáp. _  Tuy nhiên tôi muốn được gặp  Mariana để chia tay với cháu.

        Đang ngồi trên ghế Diego vội vàng nhổm dậy:

_  Mariana không có ở đây. Nó mới chạy đi đâu đó, tôi nghĩ còn lâu nữa nó mới quay trở lại.

        Ông Lepar tỏ ra lưỡng lự, nhưng vì công việc đang bận không thể chờ được, ông đành rút tấm danh thiếp ra đưa cho Irma và nói:

_  Thật đáng tiếc. Nếu vậy tôi nhờ bà chuyển lại cho nó tấm danh thiếp của tôi, ở đây có ghi rõ đia chỉ. Xin bà nói lại với cháu, bất cứ lúc nào nó cũng có thể nhận được sự giúp đỡ của tôi.

        Irma cầm tấm danh thếp, đáp lại bằng một giọng lởi xởi:

_  Cám ơn ông, ông quả là người rất lịch thiệp, tôi sẽ nói lại với nó.

_  Rất hân hạnh được làm quen với ông bà, tạm biệt.

        Khi ông Lepar vừa đi khuất, Irma liền xé ngay tấm danh thiếp và quăng vào sọt rác. Ngay sau đó chị ta liền bước vào phòng ông Leonacdo. “ Không thể chờ đợi được nữa, - Irma nghĩ. _  Cần phải tìm hiểu xem hai người đàn ông đã bàn tính những gì trong căn phòng đóng kín ?”. Nhìn thấy ông Leonacdo nhắm mắt nằm trên giường Irma liền lay ông dậy:

_  Anh Leonacdo anh ngủ đấy à ?

        Ông Leonacdo mở mắt ra, giọng mệt mỏi sau cuộc nói chuyện khá dài với người bạn:

_  Anh có ngủ đâu. Em cần gì ?

_  Em muốn biết vị khách vừa đến gặp anh là ai vậy ?

_  À, đấy là bạn anh từ hồi còn trẻ. Có thời anh và ông ấy cùng học một lớp. Nhưng kể từ ngày mẹ của Mariana qua đời, bọn anh không có dịp nào gặp lại.

_  Thế anh và ông ấy nói những chuyện gì vậy ? – Irma lại gặng hỏi.

_  À, chẳng có gì quan trọng cả, về cuộc sống nói chung mà thôi. Ông ấy đã từng biết anh vào những thời rực rỡ nhất, nên đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy anh trong tình trạng thế này.

_  Ông ấy sẽ còn đến nữa chứ ? – Irma vẫn chưa chịu buông tha.

_  Có lẽ thế nhưng chắc gì anh còn gặp được anh ấy nữa. – Ông Leonacdo chậm rãi nói . Ông hiểu rằng không thể dễ dàng thoái thoát những câu hỏi dần dập của Irma . Mà thực ra đã đến lúc ông cần phải nói cho Irma biết những gì ông cần nói. Chắc gì còn có cơ hội nào thuận lợi hơn, bởi vậy ông nói tiếp:

_  Anh hiểu em Irma ạ. Từ lâu rồi anh không còn là con người mà em đã từng yêu . Giờ đây em đã không thể yêu anh được nữa. Khi chúng ta cưới nhau em rất trẻ và rất đẹp . Anh đã bị mù quáng vì sắc đẹp của em nên đã quên mất sự chênh lệch về tuổi tác giữa chúng ta. Còn sau đó lại thêm tình trạng bệnh hoạn của anh. Và thế là anh đã mất hết mọi hy vọng. Quả là nhục nhã khi làm cho em và Mariana đau khổ. Nhưng em cứ yên tâm, chẳng bao lâu nữa em sẽ được tự do. Anh có thể hỏi em một điều được không ?... Liệu em còn chút lòng thương hại nào đối với anh ? – Không thấy Irma đáp lại ông lại nói. _ Chẳng bao lâu nữa anh sẽ chết. Anh muốn cám ơn em vì sự chịu đựng bấy lâu nay.

        Irma cảm thấy khó chịu vì những lời lẽ yếu đuối của ông Leonacdo trong khi những điều chi ta cần biết ông lại không đề cập tới. Mặc dù vậy Irma vẫn tỏ ra nhã nhặn:

_  Rất tốt là anh đã biết đến những điều đó, em đã phải hứng chịu bao nỗi đau khổ cùng những giọt nước mắt.

        Không nhận ra sự giả dối trong lời lẽ của Irma, ông Leonacdo vẫn tiếp tục mạch suy nghĩ của mình:

_  Anh hiểu. Chính vì vậy mà anh không phật lòng vì thái độ nặng nề khó chịu của em. Bởi vì anh biết, tự trong bản chất em là một người tốt bụng, Irma ạ. Giờ đây anh chỉ có một yêu cầu duy nhất đối với em : Cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, xin em đừng bỏ rơi con Mariana. Em hãy nhớ, nó là giọt máu cuối cùng của anh. Nó không còn ai thân thích trên đời này nữa. Xin em hãy hứa với anh, sau khi anh qua đời, em sẽ không bỏ rơi nó . Đó là yêu cầu duy nhất của anh. Anh xin em.

        Không muốn nghe tiếp những lời rên rĩ của ông Leonacdo, Irma đành phải nói cho qua chuyện:

_  Thôi được, em hứa.

        Một nụ cười yếu ớt mãn nguyện chợt thoáng qua trên khuôn mặt của ông Leonacdo. Người bệnh thanh thản nói tiếp:

_  Ngay từ bây giờ em có thể thực hiện lời hứa của mình. Em hãy quan tâm đến nó hơn nữa. Hãy giúp nó ý thức được bản thân mình, hãy cho nó ăn mặc đàng hoàng hơn. Nếu thiếu tiền em có thể bán một phần trang trại, thậm chí một nữa cũng được. Con bé hiện đang sống như con gái của những người tá điền. Mỗi lần nhìn thấy nó là tim anh như ứa máu. Nó là con gái của anh, em hiểu chứ.

        Irma không thể kiên nhẫn hơn được nữa, và biết rằng có ngồi lại cũng vô ích, chị ta bật dậy nói bằng một giọng chì chiết:

_  Phải, em hiểu. Em sẽ đối xử với nó đúng như nó có quyền được hưởng, vì nó là con gái của một kẻ rượu chè, nghiện ngập, bê tha. Nó không thể sống khá hơn bọn tá điền được, vì nó là con gái của một kẻ khuynh gia bại sản. Vì vậy nó chỉ đáng sống trong đống bùn nhơ nhuốc.

        Nói xong, Irma bước ra ngoài, đóng sầm cửa lại. Nhưng vừa ra đến phòng ngang. Irma bắt gặp Diego đang ôm Mariana, còn cô bé đang ra sức giẫy dụa.

_  Diego. – Irma rít lên.

        Ngay lập tứ Diego liền bỏ Mariana ra và bước về phía Irma với nụ cười chớt nhả:

_  Ồ, anh chỉ đùa một chút thôi mà. Chẳng lẽ em nghĩ là thật hay sao? Thôi đừng tự ái nữa.

_  Đồ nhơ nhuốc, bẩn thiểu. – Vẫn bằng một giọng lạnh lùng Irma cắt ngang.  

        Mấy ngày sau, tình trạng sức khỏe của ông Leonacdo đã trở nên nguy kịch. Những cơn đau khủng khiếp dội lên ở khắp mọi chổ trên cơ thể hầu như không lúc nào ngớt. Ông  quằn quại trên giường, trán vã mồ hôi lạnh, cố chống chọi lại cơn đau như xé thể xác ông thàn từng mảnh. Linh cảm báo trước cho ông biết đây sẽ là những giờ phút cuối cùng của đời ông. Ngay từ sang Mariana đã túc trực bên giường cha. Cô chạy qua chạy lại, lúc đắp khăn ướt lên trán ông, lúc lại xoa bóp cho đôi chân, đôi tay đã bắt đầu giá lạnh của ông. Còn Irma chỉ ghé mắt vào phòng một lần rồi biến mất dạng.

        Tranh thủ lúc cơn đau vừa dịu lại đôi chút, ông Leonacdo ra hiệu cho con gái lại gần rồi thều thào:

_  Con gái ạ. Con có nhớ người khách đến thăm cha mấy hôm trước không ?

        Mariana quỳ sụm xuống bên giường lắp bắp:

_  Vâng ạ, con nhớ. Bác ấy là bạn của cha.

        Ông Leonacdo cố gắng lấy hết những hơi sức con lại nói tiếp:

_  Bác ấy với cha chẳng khác gì anh em ruột thịt. Đó là một người rất tốt. Bác ấy sống ở thủ đô Mexico. Địa chỉ của bác ấy đây. – Nói đến đây ông Leonacdo lấy từ dưới gối ra một tấm danh thiếp giống y như tấm danh thiếp mà ông Lepar đã đưa cho Irma. _  Con hãy giữ tấm danh thiếp này. Nếu cha qua đời và con có gặp chuyện gì khó khăn trong cuộc sống, hãy đi tìm bác ấy. Con hãy hứa với cha đi.

        Mariana áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt của mình vào ngực ông Leonacdo, cô hỏi trong tiếng nấc nghẹn ngào:

_  Nhưng tại sao cha lại nói với con điều đó ?

_  Tại sao à ? Tại vì cha biết sẽ có lúc con cần đến sự giúp đỡ của bác ấy. - Giọng nói của ông bây giờ đã yếu hẳn, phải khó khăn lắm Mariana mới nghe được.

_  Con hãy giữ lấy tấm danh thiếp này, hãy dấu nó đi. Và không được nói cho ai biết cả. – một cơn đau nữa lại dội lên trong ngực ông và có lẽ nó sẽ là cơn đau cuối cùng. Tiếng nói của ông bây giờ chỉ còn là những câu rời rạc, đứt quãng:

_  Ôi, trong người cha … tất cả .. như đang bị thêu đốt … con hãy gọi dì Irma  … vào đây … nhanh lên ….

_  Vâng ạ, con sẽ gọi ngay bây giờ. – Mariana bật dậy như vừa tỉnh cơn mê, cô lao ngay ra cửa.

        Nhưng vừa mở cửa ra một hình ảnh khủng khiếp đập ngay vào mắt đến nỗi cô không thể thốt ra một lời nào. Irma và Diego đang đứng trong phòng khách và hôn nhau say đắm. Mariana đóng sầm cửa lại chạy bổ về phía chiếc giường mà trên đó xác của cha cô đang bắt đầu lạnh dần.

End chương 1.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-7-2013 16:37:00 | Xem tất
2.1

        Sau đám tang của ông Leonacdo, Mariana trở về và náu mình trong phòng của cha suốt hàng giờ liền. Giống như một con thú nhỏ lần đầu tiên bị trọng thương, hệ thần kinh của cô dường như đã tê liệt hẳn. Tất cả những gì xảy ra trong mấy ngày qua giống như trong một giấc mơ lãng đảng sương mù. Nước mắt của cô đã cạn kiệt, cô không hề có một phản ứng nào với mọi người xung quanh. Mãi đến lúc này, nhìn vào chiếc giường trống không, mới cách đây mấy ngày hình thể của cha cô đã gắn liền với nó như một vật thể bất di bất dịch, cô mới lờ mờ ý thức ra rằng. Giờ đây cô chỉ còn lại một mình trong thế giới này. Dì Irma ? Chú Diego ?  Đó chỉ là những con người xa lạ và đầy ác cảm đối với cô, dẫu họ đã từng sống bao nhiêu năm dưới cùng một mái nhà này. Còn cái ông bác gì đó bạn của cha, mặc dù ngay từ lần gặp đầu tiên cô đã có thiện cảm với ông, nhưng con người đó ở đâu ? Liệu cô có thể tìm ra ông để mong chờ một lời an ủi hay một sự giúp đỡ ? Trước mắt cô thế giới bỗng trở nên trống rỗng và vắng lặng đến vô cùng.

        Đang thiếp đi vì quá mệt mỏi và những ý nghĩ buồn bã, Mariana chợt nghe thấy một tiếng động mạnh. Cô mở mắt ra và nhận thấy cửa phòng đã bị mở toang. Một bóng người đang lục loại gì đó trong các ngăn tủ. Cô nhận ra đó là dì Irma. Khó chịu vì thái độ trơ tráo của dì đối với vong linh của cha, Mariana liền hỏi khẽ:

_  Dì tìm cái gì ở đấy thế ?

        Irma vẫn không thèm quay lại, tiếp tục lục loại trong đám giấy tờ. Mãi một lúc sau không tìm được thứ cần tìm, Irma mới quay lại giọng cay  độc:

_  Việc này không có liên quan gì đến mày. – ngừng một lác, bà ta hỏi: _  Những ngày vừa qua mày có thấy cha mày viết gì không ?

_  Cha có viết gì đâu.

_  Này con ạ, đừng có vờ vĩnh. Tao muốn biết ông ấy đã viết gì trước khi chết ?

        Không thể chịu đựng hơn được nữa, Mariana vặc lại:

_  Tại sao dì cứ gây sự với tôi như vậy ?

        Bất ngờ vì thái độ phản ứng của Mariana, Irma liền chồm tới quát thẳng vào mặt cô:

_  Mày ăn nói với tao thế à ? Nhưng mày hãy nhớ tao chính là vợ của cha mày đấy. Bây giờ tao chính là chủ nhân ở đây. Sau khi cha mày chết, tất cả tài sản đều thuộc quyền sở hữu của tao. Mày hiểu chứ ?

_  Vâng, nhưng tất cả à ? – Mariana ấp úng.

_  Phải, tất cả. Tất cả. – Irma dằn giọng. _  Kể cả trang trại lẫn ruộng đất. Kể cả ngôi nhà này nữa, nếu như cái đống đổ nát này có thể gọi là nhà.

_  Nhà của chúng ta là ngôi nhà đẹp nhất vùng. – Mariana bác lại, Irma bật một tiếng cười:

_  Đối với mày có thể là như vậy. Nhưng bây giờ không phải là lúc dành cho những cuộc tranh cải ngu ngốc. Tao chỉ muốn biết cha mày có để lại giấy tờ văn bản gì không ?

_  Tôi không biết. – Mariana đáp.

_  Mày hãy nghĩ kĩ đi và hãy nhớ lại. – ngừng một lát bà ta nói tiếp. _  Thế lúc ông Lepar, bạn của cha mày đến thăm, cha mày có viết gì không ?

        Quả thật Mariana nào có biết gì về những chuyện đó, lúc cô ở trong phòng họ không viết gì cả, còn sau đó cô không biết. Cô định trả lời qua quít cho xong , nhưng một nỗi căm giận bỗng trào lên bởi thái độ xúc phạm của bà dì đối với vong linh của cha, Mariana liền bật dậy và hét lên:

_  Dì hãy im đi ! Dì không có quyền xúc phạm đến cha tôi ! Dì đã tuôn ra những điều nhơ nhuốc, bẩn thỉu !.

        Diego từ phòng ngoài liền xộc vào hỏi:

_  Có chuyện gì vậy ?

_  Anh hãy giúp tôi tìm đi . – Irma đáp.

_  Nhưng em tìm cái gì ?

        Irma quay lại nhìn Diego với cặp mắt lạnh lùng.

_  Biết đâu lão Leonacdo có để lại di chúc cho con Mariana ? Những tháng gần đây lão ấy không bước chân ra khỏi phòng, do đó nếu có, chúng chỉ có thể nằm trong căn phòng này. – ngừng một lát như chợt nhớ ra điều gì, Irma reo lên khe khẽ: _  À, em nhớ ra rồi.

        Diego vẫn chưa hết ngạc nhiên:

_  Nhớ cái gì ?

_  Còn một chiếc két sắt có khóa số nữa. Đi thôi. – Vừa nói Irma vừa kéo tay Diego lôi ra ngoài, bỏ mặc Mariana ngồi trong phòng với trái tim tan nát vì đau đớn, xót xa.

        Sau khi đã  loay hoay mở được chiếc két sắt và lục loại khắp các ngăn nhưng không thấy một văn bản nào có liên quan đến quyền thừa kế của Mariana, Irma thở phào nhẹ nhỏm và nói với Diego:

_  Không có gì cả. Tuyệt lắm. Giờ đây tất cả tài sản sẽ thuộc quyền sỡ hữu của em.

_  Ngoài ra không còn ai khác nữa à ?. – Diego đưa tay vuốt nhẹ vào má Irma và hỏi bằng một giọng âu yếm.

        Irma đưa hai tay ôm lấy cổ Diego, thì thào:

_  Em sẵn sàn chia sẽ cho anh nếu anh muốn.

        Những ngày tiếp theo đối với Mariana giống như một giấc mơ quái dị. Suốt ngày cô ngồi lì trong phòng cha và nếu có phải đi ra ngoài cô cũng lặng lẽ như một cái bóng. Đối với cô những nhu cầu bình thường cho cuộc sống như ăn ngủ cũng trở nên vô nghĩa. Cái đó hay cơn khác có ập đến, cô cũng chỉ nhấp một vài ngụm nước cho qua.Nếu có tình cờ bắt gặp dì Irma hay Diego, cô cũng cố thu mình lại, không muốn nói với họ dù chỉ một lời. Giữa họ còn có gì để nói nữa sau khi các quân bài đã được lật ngửa trên bàn. Giờ đây Mariana đã trở thành kẻ ăn bám, sống nhờ trong ngôi nhà này, nơi cô đã sinh ra và lớn lên, sống những ngày vô cùng hạnh phúc với cha mẹ. Dẫu cho mấy năm gần đây tuổi thơ của cô không còn được vô tư như trước vì cha cô đã bị ốm liệt giường như dù sao đi nữa còn hạnh phúc gấp ngàn lần so với những ngày nay. Đôi khi nghĩ đến những ngày trước mắt, mà như những người có học vấn thường gọi là “ tương lai”, cô bỗng giật mình khiếp hãi. Cô biết cô không thể tiếp tục  sống ở đây được nữa, dì Irma không chỉ một lần nói toạc cho cô hiểu rằng, bà ta không muốn nhìn thấy cô trong ngôi nhà của mình. Chẳng những thế cô không thể chịu nỗi cảnh dì Irma và chú Diego âu yếm nhau mọi nơi, mọi chổ bất chấp sự có mặt của cô. Quả thật đó là sự xúc phạm khủng khiếp nhất đối với vong linh của cha cô. Nhưng cô biết đi đâu trong cái thế giới mênh mông đầy rẫy những điều bất trắc này ? Một lần trong lúc thay quần áo, cô bỗng thấy một vật trăng trắng rơi ra từ túi áo. Cô cúi xuống nhặt lên và nhận ra đó là tấm danh thiếp của ông Lepar mà cha đã đưa cho cô. Trên tấm bìa trắng nổi bật hàng chữ tên họ: Luis Da Lepar . Dưới đó là tên thành phố Mexico. Nhưng cái thành phố Mexico ấy ở đâu ? Mà ở đâu thì cũng vậy thôi. Hoặc là cô phải tìm ra nó, rồi sau đó phải tìm ra bác Lepar như lời trăn trối của cha cô, hoặc là cô phải chết dần, chêt mòn ở đây với những con người mà cô vô cùng căm ghét. Và thế là Mariana đã quyết định.

        Vào một buổi sáng, Mariana dậy rất sớm, gom góp mấy bộ quần áo cũ vào chiếc tay nải, nhét những đồng tiền mà cha cô đã cho cô dạo ông còn sống cùng với tấm danh thiếp vào sâu trong túi áo, cô lặng lẽ bỏ đi không nói với ai một lời.

        Những giọt nước mắt lăn theo dấu chân của cô gái sắp bước vào tuổi mười tám trên con đường lầm bụi, khi cô chia tay không chỉ với ngôi nhà, trang trại mà là chia tay với cả quá khứ  vô cùng ngọt ngào và cũng không ít đắng cay, chia tay với cả tuổi niên thếu sẽ không bao giờ trở lại.

        Cái đích cô cần đến – thành phố thủ đô Mexico. Người cô cần tìm: - ông Lepar.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 12-7-2013 15:45:53 | Xem tất
2.2

        Xin ai đó đừng nghĩ rằng chỉ có những người nghèo mới bất hạnh, nỗi bất hạnh có thể ụp xuống đầu bất cứ ai, và bất cứ lúc nào. Và như vậy có nghĩ là “ những người giàu cũng khóc”. Bà Elena, một người đàn bà trạc tuổi ngũ tuần, nhan sắc tuyệt đẹp, dịu hiền, đôn hậu, chẳng những thế lại là vợ của một nhà tỉ phú, giám đốc một công ty lớn ở Mexico đã từng đổ biết bao giọt nước mắt vì cậu con trai duy nhất của mình. Sao lại có chuyện oái ăm như vậy ? Chuyện cũng thường thôi, cậu con một Luis Anbecto Xanvachiera ngay từ béđã được sống trong nhung lụa, mặc dù được bố mẹ gửi đi ăn học ở những trường nổi tiếng nhất Châu Âu, nhưng chẳng chịu ăn học, suốt ngày chơi bời lêu lỏng , gây nên bao chuyện tai tiếng khiến cho các bậc thân sinh không chỉ mộ lần rớt nước mắt. Sự kiện gần đây nhất, Luis đã đi theo một người đàn bà Pháp, lang thang khắp thành phố lớn ở Châu Âu phung phí hàng đống tiền mồ hôi nước mắt do cha mình kiếm được bằng lao động chân chính. Rồi đến một lúc, bị người đàn bà ấy ruồng bỏ, Luis chán đời bỏ đi tiếp, và con đường anh ta đi ắt không tránh khỏi rượu chè, cơ bạc, phóng đãng. Một gia đình chỉ có ba người, ông bố, bà mẹ và cậu con trai duy nhất, với số gia tài khổng lồ tưởng có thể ăn mấy đời không hết, vậy mà cũng bất hạnh, cũng đau khổ như những kẻ bần hàn phải kiếm miếng bánh qua ngày !.

        Nỗi bất hạnh ấy từ đâu ập xuống ? Phải chăng đấy là do số phận. Nhưng số phận là  cái gì ? Ai có thể điều khiển số phận để ban phát cho người này nụ cười, con kẻ khác là những giọt nước mắt ? Vào thế kỷ này, những người muốn trốn tránh trách nhiệm trước nỗi bất hạnh của chính mình hay của đồng loại thì trút hết mọi trách nhiệm lên đầu Chúa. Câu nói cửa miệng của họ là : Đức Chúa đã an bài như vậy. Và thế là xong. Còn những người có trách nhiệm hơn thì cố gắng đi tìm nguyên nhân của nỗi bất hạnh từ những hành động của chính mình và của những người liên quan. Như Anbecto Xanvachiera, chủ nhân của gia đình nói trên thì nghĩ khác.

        Trước sự hư hỏng của người con trai, ông Anbecto đã xem xét lại toàn bộ cách sống của ông, của bà Elena- vợ ông, và cuối cùng là của Luis. Đối với ông do quá yêu quý người vợ trẻ xinh đẹp lại bù đầu vào công việc kinh doanh nên ông đã trút toàn bộ công việc giáo dục con trai lên đầu bà vợ. Không chỉ một lần ông đã phát hiện ra những thói xấu vừa chóm nở ở cậu con trai như ích kỷ, keu ngọc, phóng túng .. Và khi ông vừa mới nhắc nhở đã gặp ngay sự phản ứng từ phía người con và sự bao che dung túng từ phía người mẹ . Lẽ ra ông phải cương quyết hơn, phải gánh lấy một phần trách nhiệm trong giáo dục con và giới hạn lại sự nuông chiều quá đáng của người mẹ thì ông lại do dự nữa vời. Ông đã hy vọng mộ cách ngây thơ rằng, lớn lên cậu con trai sẽ biết điều chỉnh cách sống . Nhưng than ôi, số phận – lại số phận – đã quật cho ông một đòn nghiệt ngã, ba mươi tuổi đầu mà Luis vẫn cứ lông bông, học hành không đến nơi đến chốn, chẳng say mê một công việc nào, sống một cách phóng đãng, bừa bãi. Điều duy nhất thành công ở Luis là tiêu tiền như rác. Ta có thể hiểu được nỗi đau của ông Anbecto, khi vào cái tuổi có thể bàn giao công việc, sự nghiệp cho con, thì lại lo đến việc sao cho nó nên người. Đã chưa nên người thì con gì đến sự nghiệp tương lai ?

        Trong cuộc đời mình, ông Anbecto có hai người bạn thân. Người thứ nhất chính là ông Luis Da Lepar, cũng là bạn thân của ông Leonacdo vừa mới qua đời. Người thứ hai là cha cố Aderian, người được Chúa giao cho công việc quản lí nhà thờ trong quận và chăm sóc phần hồn cho các con chiên trong giáo xứ. Ông Anbecto và cha xứ vốn là bạn cũ từ nhỏ , lớn lên mỗi người theo đuổi sự nghiệp riêng , mặc dù vậy hai người vẫn giữ tình bạn khăng khít. Thậm chí ngay trong cách xưng hô, ông Anbecto vẫn gọi cha cố là anh, xưng tôi chứ không gọi cha là cha như các con chiên khác. Và cả hai đều hài lòng vì cách xưng hô ấy. Trong cuộc sống chẳng mấy khi cha cố phải nhờ vả đến sự giúp đỡ của ông Anbecto. Về mặt vật chất cha chẳng bận rộn vì đã có Chúa lo, còn về mặt tinh thần thì cha tự lo lấy, vì nếu cha không tự lo được thì làm sao cha có thể chăm sóc phần hồn cho hàng vạn con chiên. Ngược lại, ông Anbecto lại cần đến sự giúp đỡ thường xuyên của cha Aderian, tất nhiên là về mặt tinh thần. Họ gặp gỡ thường xuyên trong phòng làm việc của cha ở nhà thờ.

        Sau khi hai người đã chào hỏi thân mật, cha Aderian mời ông Anbecto ngồi xuống ghế và nói:

_  Thế nào, tôi có thể giúp gì được cho anh đây, anh Anbecto ?

_  Tôi đến để xin anh một lời khuyên – ông Anbecto nói ngay, chẳng cần phải khách sáo. _  Tôi muốn được nghe giọng nói dịu dàng và chân thành của anh. Chính nó đã mang lại cho tôi sự thanh thản trong tâm hồn.

_  Anh biết đấy lúc nào tôi cũng vui mừng được giúp anh. Có lẽ câu chuyện có liên quan đến con trai của anh phải không ? – bằng sự linh cảm của một người từng trải, cha cố đã đoán đúng.

_  Phải, nó làm cho tôi vô cùng khổ tâm. Đó chính là nỗi lo, nỗi đau thường xuyên giày vò tôi. Thậm chí tôi cũng không thể biết trước khi nào nó sẽ trở về nữa. Anh hãy cho tôi một lời khuyên, tôi phải làm gì với nó ?

_  Tôi cho rằng, chắc hẳn có một người phụ nữ nào đó đã có những ảnh hưởng xấu đối với nó. – lại một lần nữa cha cố lại đoán đúng.

        Mặc dù vậy, ông Anbecto đã bác bỏ:

_  Ồ không, phụ nữ không có lỗi gì trong chuyện này cả. Chẳng qua vì lối sống buông thả của nó.

        Cha cố mời ông Anbecto dùng cà phê rồi đưa ra một lời khuyên dè dặt:

_  Anh hãy kiên nhẫn, anh Anbecto ạ. Rồi sẽ đến lúc nó phải suy nghĩ lại. Tôi tin rằng có lẽ anh nên cuốn hút nó vào những công việc trong công tay anh. Một khi bị công việc chi phối , nó sẽ quên đi những trò vô bổ .

        Ông Anbecto buồn bã lắc đầu:

_  Suốt đời tôi chỉ mong có vậy, và đã cố sức làm điều đó. Nhưng thằng con của tôi chỉ là một kẻ vô công rỗi nghề, ngoài những trò giải trí ra, nó chẳng còn muốn một điều gì khác. Nếu không vì bà vợ yêu quý của tôi, có lẽ tôi đã tống cổ nó ra khỏi nhà từ lâu rồi, để cho nó tự kiếm lấy miếng ăn hàng ngày.

        Cha cố lựa lời an ủi:

_  Tất cả đều do ý Chúa cả thôi. Sự cứu rỗi thường đến từ nơi mà ta ít chờ đợi nhất.

        Không hài lòng với những lời an ủi của người bạn già, ông Anbecto lắc đầu nói tiếp:

_  Chính tôi là người có lỗi trong chuyện này anh Aderian ạ. Tôi đã không dạy dỗ nó đến nơi đến chốn mà giao toàn bộ công việc ấy cho bà Elena. Tôi đã không thể lường trước nó sẽ trở thành một kẻ kêu ngạo, vô ơn, phóng đãng. Tôi có cảm giác dường như nó chẳng quan tâm đến điều gì.

_  Ngay cả sự dịu dàng của người mẹ ? – Cha cố hỏi.

_  Vâng, ngay cả điều đó nữa. – ông Anbecto gật đầu xác nhận. _  Bà Elena cho rằng bà ấy đã trao cho nó một cuộc sống tốt nhất. Vậy mà bây giờ chỏ biết than khóc và cố thuyết phục nó thay đổi cách sống. Nhưng giờ đây tất cả đều vô ích. Tất cả những lời khuyên răng của chúng tôi đối với nó như nước đổ đầu vịt. Nó chỉ tìm cách tránh né. Tôi phải làm gì đây ?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 15-7-2013 16:16:58 | Xem tất
2.3

        Sau khi đã tiêu đến những đồng tiền cuối cùng cho việc tàu xe và những miếng bánh đạm bạc qua ngày. Mariana đã đặt chân lên thành phố Mexico choáng ngộp ánh đẻn nê-on với những dòng xe cộ nườm nượp, hối hả tỏa đi các phía, Mariana như lạc giữa mê hồn trận . Cuối cùng cô quyết định đến hỏi đường một thanh niên vừa từ trên xe buýt xuống , với lí do người thanh niên có dáng vẻ thư sinh, đàng hoàng.

_  Thưa ông, ông có thể chỉ đường cho tôi tìm đến địa chỉ này được không ạ ? – vừa nói Mariana vừa chìa tấm danh thiếp ra.

        Người thanh niên cầm tấm danh thiếp và sau khi chăm chú đọc liền nói với cô:

_  Ồ, còn xa lắm. Cách tốt nhất là cô nên gọi xe taxi. Tất nhiên sẽ hơi đắt đấy.

        Mariana giật mình. Lạy chúa tôi, đêm nay cô còn chưa biết lấy gì ăn, tiền đâu mà đi taxi. Nhận thấy vẻ mặt bối rối và dáng vẻ quê mùa của cô gái, người thanh niên đoán ran gay là taxi không hợp với túi tiền của cô, anh ta bèn chỉ vẻ cho cô cách đi bằng xe buýt.

        Sau khi phải chuyển xe đến mấy lần, hỏi đường thêm vài người nữa, cuối cùng Mariana đã đứng trước ngôi nhà mà cô cần tìm . Cô rút tấm danh thiếp ra, đối chiếu với số nhà và đường phố ghi trên tấm bảng nhỏ trên tường. Cách cổng nhà vài bước chân Mariana nhận thấy có một người đàn bà đang đừng trò chuyện cùng với một người đàn ông với cửa chỉ rất thân mật. Thỉnh thoảng họ lại hôn nhau.  “ Có lẽ đây là những người sống trong căn nhà này ?”. Mariana thầm nghĩ. Chọn cơ hội thuận tiện, Mariana tiến lại phía họ lễ phép hỏi:

_  Xin lỗi ông bà, ông Luis De Lepar có sống ở đây không ạ ?

        Người đàn bà giật mình quay lại, và khi nhận ra trước mặt mình là một con bé nhà quê, ăn mặt lếch thếch làm phiền cuộc tình tự của mình, bà ta đáp gỏn lọn:

_  Không, không sống ở đây.

        Mariana ngạc nhiên hỏi lại:

_  Không sống ở đây ạ ? Sao lại thế được ? Xin lỗi ạ, nhưng người ta đã đưa cho tôi địa chỉ này. – Mariana chìa tấm danh thiếp ra.

        Người đàn bà cũng chẳng them nhìn vào tấm danh thiếp lên giọng :

_  Ta đã nói với mày rồi , ở đây không có người nào như vậy cả. – nói xong bà ta lại quay về với người đàn ông của mình. Một lát vẫn không thấy Mariana bỏ đi bà ta liền quát: _  Tao nói mày không hiểu à? Còn đứng đấy làm gì ? Đi đi.

        Mariana do dự vài giây, cuối cùng cô quyết định hãy thử vận may một lần xem sao:

_  Xin lỗi bà, thế bà có cần người hầu không ? Tôi có thể làm được mọi việc.

_  KHông cần, tao đã nói rồi, đi đi. – người đàn bà đã hết kiên nhẫn.

        Mọi hy vọng của Mariana đã sụp đỗ hoàn toàn. “ Mình đã nhầm địa chỉ hoặc bác Lepar đã chuyển đi chổ khác” – cô thầm nghĩ và lặng lẽ quay đi.

        Chờ cho Mariana đi khuất, người đàn ông hỏi người đàn bà:

_  Này, anh không hiểu, tại sao em lại nói với nó là ông chủ của em không sống ở đây ?

        Người đàn bà ấu yếm hôn người đàn ông rồi đáp bằng một giọng nũng nịu:

_  Tại vì nó đã làm cho em sợ hết hồn. Ngoài ra nếu nó gặp ông chủ thế nào nó cũng mach lẻo với ông là đã nhìn thấy em đứng với anh.

_  Nhưng nếu có chuyện gì đó quan trọng thì sao ?

        Người đàn bà vẫn thản nhiên:

_  Ồ , có gì quan trọng đâu, nó đến xin làm người hầu thôi.

        Đêm đã khuya, đường phố đã vắng người qua lại. Dòng xe cộ trên đường cũng đã vơi dần. Các cửa hàng cũng đã bắt đầu đóng cửa, chỉ còn lại những tiệm ăn và hộp đêm là vẫn sôi động. Mariana ngơ ngác bước trên đường. Cô không nhớ rằng là mình đã đi như vậy bao lâu ? Hóa ra trong cái thành phố đông vui nhộn nhịp này chẳng có một chổ nào dành cho cô cả. Mọi hy vọng của cô đã tan biến như giọt xà phòng. Bước ngang qua một quầy bán bánh khoai tây rẻ tiền. Mariana chợt nhớ ra suốt từ trưa đến giờ cô chưa ăn gì cả. Cô quay lại hỏi người bán hàng:

_  Này anh, bao nhiêu tiền một cái ?

_  Nửa xu, - người bán hàng vừa đáp vừa lấy bánh cho những người khác.

        “ Nửa xu à ?” – Mariana thò tay vào túi áo và nhận ra vẫn còn một đồng xu cuối cùng. Nhưng khi lấy đồng xu ra, dưới ánh sáng vàng bệch của ngọn đèn đường. Cô thấy đó chỉ là đồng một phần tư xu. Cô nhét đồng xu vào túi, ngồi xuống chiếc ghế ộp ẹp dành cho khách kê bên vỉa hè. Mariana gục đầu xuống, úp mặt vào lòng bàn tay, và không biết từ đâu nước mắt của cô cứ ứa ra.

_  Có chuyện gì vậy ?

        Mariana từ từ ngước đầu lên. Trước mắt cô là một chàng trai cũng trạc tuổi cô với mái tóc ngắn và nụ cười không chút ác ý trên môi.

_  Mặc kệ tôi. – Mariana đáp và lại gục mặt xuống.

_  Tôi không làm điều gì xấu với cô đâu. Cô khóc á ? Có chuyện gì vậy ? – giọng nói của người con trai lại vang lên. Đó là một giọng trầm ấm và đầy thiện cảm.

        Mariana lại ngước mắt lên, cô thấy không có lí do gì phải xua đuổi chàng trai. “ Có lẽ mình nên nói thật, - cô nghĩ. – Trông anh ta không có gì ác ý ”.

_ Tôi không biết đi đâu cả. Tôi cũng chẳng có tiền nữa. – Mariana ấp úng.

_  Cô không phải người ở đây phải không ? Người thanh niên lại hỏi. _  Cô từ đâu đến ?

_  Guannôkhoatô.

_  Nếu cô không có tiền, lại không có chổ ở thì cô định làm gì ở đây ?

_  Tôi cũng không biết.

        Bây giờ đến lượt chàng trai lại tỏ ra bối rối nhưng chỉ vài giây sau anh ta đã lại quầy lấy cho cô chiếc bánh:

_  Này, cô hãy cầm lấy và ăn đi.

        Mariana đón lấy chiếc bánh từ tay chàng trai, thoạt đầu còn ăn nhỏ nhẹ, từ tối nhưng rồi cơn đói chợt dội lên vì các giác quan đã được đánh thức, và thế là cô nhai ngấu nghiến. Chàng trai nhìn Mariana ăn mỉm cười và nói:

_  Nếu chưa nó tôi sẽ mang thêm cho cô một cái nữa.- Nói xong anh ta liền đứng lên lấy thêm cho cô một chiếc bánh và tách cà phê

_  Đây, cô cầm lấy. – Anh ta đặt vào tay cô chiếc bánh thứ hai và tách cà phê. Chờ cho cô hớp xong một ngụm cà phê anh nói tiếp.

_  Còn bây giờ cô hãy kể cho tôi nghe tất cả mọi chuyện xem nào. Cô bỏ nhà ra đi hay người ta đã đuổi cô ? Cô không muốn nói à ? Thôi được rồi. tên tôi là Paxquai, nhưng người ta vẫn thường gọi là Pato. Tôi cũng chẳng lấy gì làm giàu có nhưng cũng chằng phải là ăn mày. Tôi tự kiếm miếng ăn một cách trung thực. – ngừng một lát như nghĩ ngợi điều gì chàng trai nói tiếp: _  Nếu cô không có chổ nào nương thân thì hãy đến chổ tôi.

        Vừa nghe câu đó Mariana giật bắn người. “ Anh ta định lợi dụng mình”  - một ý nghĩ chợt thoáng qua trong óc cô. Cô chì mẫu bánh mì còn lại và chiếc ly chỉ còn vài giọt cà phê cho anh ta rồi nói:

_  Tôi không đi đâu anh hãy mang bánh và cà phê của mình đi.

        Pato bật cười:

_  Khoan đã, khoan đã. Cô không đi cũng được. Tôi có ép buộc cô đâu. Cô cứ ăn xong đi. – thấy Mariana đã dịu lại, anh ta nói:

_  Cô hãy nghe đây, ban đêm lang thang ngoài phố không hay đâu, nhất là với những cô gái vừa từ nông thôn lên như cô. Tôi sống cạnh đây trong một túp liều riêng của mình. Đến chổ tôi ít ra cô cũng có được mái nhà che đầu. Sau đó cô sẽ kiếm một việc làm nào đó. Thế nào, cô hãy quyết định đi. Tôi mời cô là với tấm lòng chân thành. Còn nếu cô không tin tôi thì cứ ở lại.

        Mariana chăm chú nhìn vào khuôn mặt chàng trai, cố phát hiện ra một nét giả dối hay lừa đảo nào đó, nhưng cô chỉ nhận thấy một nụ cười nhân hậu và ánh mắt trìu mến, cô ấp úng:

_  Anh Pato …

_  Cô quyết định rồi chứ ? – Pato hỏi lại.

        Mariana gật đầu rồi đứng lên, Pato đón lấy chiếc tay nãi nhẹ bỗng của cô , cả hai cùng bước về phía khu dân cư lao động.

        Đêm ấy Mariana ngủ lại trong túp liều của Pato, còn anh đến ngủ nhà một người  bạn.

        Sáng hôm sau, trong lúc ăn sáng trước khi Pato đi làm, Mariana đã kể cho Pato biết hoàn cảnh của mình. Sau khi bàn tính Mariana quyết định đi đánh giầy với Pato vào những hôm anh không có việc làm.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách