Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: hahoangtn
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Hạt Cơ Bản | Michel Houellebecq ( Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
31#
 Tác giả| Đăng lúc 22-5-2015 00:48:46 | Chỉ xem của tác giả
13.
“Không một dịch chuyển siêu hình nào, Djerzinski sẽ ghi chép nhiều năm về sau, lại hoàn thành mà không được thông báo, được chuẩn bị và dễ dàng hóa bởi một tập hợp những di chuyển nhỏ hơn, thường diễn ra mà không ai phát hiện ở thời điểm lịch sử của nó. Tôi tự coi mình như là một trong những sự di chuyển bé nhỏ đó.”

Lang thang giữa những con người của châu Âu, Djerzinski ít được người ta hiểu khi ông còn sống. Một suy tư được phát triển không có sự có mặt của một người tra vấn hữu ích, Hubczejack nhấn mạnh trong lời nói đầu cho tập Clifden Notes, đôi khi có thể tránh được những cạm bẫy của sự đặc ứng hoặc hoang tưởng; nhưng cùng lúc nó không có cơ hội được biện bác để đào sâu. Người ta có thể nói thêm là Djerzinski cho đến cuối vẫn tự coi mình trước hết là một nhà khoa học; cốt lõi của đóng góp của ông cho sự phát triển của nhân loại dường như được tạo nên từ những bài viết về lý-sinh - rất thường xuyên được xếp theo các tiêu chí thông thường về tính chặt chẽ và khả năng bị bác bỏ. Hai nhân tố mang nhiều tính triết học nhất chứa đựng trong những viết lách cuối cùng chỉ xuất hiện trước mắt người đọc như là những đề nghị tình cờ, thậm chí hơi điên rồ, ít được chứng minh bằng một tiến trình lô gích hơn là những động lực thuần túy cá nhân.

Anh hơi buồn ngủ; trăng đang trườn đi phía trên thành phố say ngủ. Qua một lời nói của anh trai, anh biết Bruno sẽ tỉnh dậy, sẽ mặc áo khoác và biến vào thang máy; ở La Motte-Picquet lúc nào cũng có thể tìm được taxi. Xem xét các sự kiện hiện tại trong cuộc đời chúng ta, chúng ta dao động không ngừng giữa niềm tin vào cái tình cờ và sự hiển nhiên của quyết định luận. Tuy nhiên, khi đó là quá khứ, chúng ta không thể nghi ngờ gì được nữa: rõ ràng là toàn bộ diễn tiến theo cách theo đó tất cả, quả thực, phải diễn ra. ảo tưởng về trực giác đó, gắn liền với một bản thể luận về vật chất và đặc tính, liên đới với trạng thái khách quan cao độ. Djerzinski có ảo tưởng đó ở một mức độ quá đà; chắc chắn vì lý do đó mà anh không nói ra, những câu bình thường và quen thuộc, để an ủi con người đau khổ nhàu nát đó, người gắn chặt với anh bởi nguồn gốc mang tính di truyền chung, người mà tối nay, nằm ngửa bụng trên đi văng, từ lâu đã vượt qua các giới hạn của lịch sự được yêu cầu một cách kín đáo trong khuôn khổ một cuộc trò chuyện của con người. Tuy nhiên anh không hề cảm thấy cảm thông lẫn kính trọng; tuy vậy trong anh vẫn có một trực giác yếu đu»‘i và không thể tranh cãi nào đó: qua câu chuyện bi thảm và ngoắt ngoéo của Bruno lần này đã thấy lấp ló một thông điệp; những câu nói có lẽ - lần đầu tiên - có được một ý nghĩa quyết định. Anh đứng dậy, đi vào toa lét. Rất kín đáo, không tạo ra tí tiếng động nào, anh nôn ọe. Rồi sau khi dấp một ít nước lên mặt, anh quay trở lại phòng khách.

“Em không thuộc về loài người”, Bruno dịu dàng nói, giương mắt lên nhìn anh. “Anh đã cảm thấy điều đó ngay từ đầu, khi nhìn thấy em đối xử với Annabelle như thế nào. Tuy nhiên, em là người đối thoại mà cuộc đời đã trao cho anh. Anh cho là em đã không ngạc nhiên mấy, thời đó ấy, khi nhận được những bài viết của anh về Jean-Paul II.”

“Mọi nền văn minh...”, Michel buồn bã nói, “mọi nền văn minh đều phải đối mặt với cái nhu cầu đưa ra lời chứng minh cho sự hy sinh liên quan đến bố mẹ. Quan sát những hoàn cảnh lịch sử, anh sẽ không có lựa chọn nào khác đâu.”

“Anh đã ngưỡng mộ Jean-Paul II thực sự!” Bruno phản đối. “Anh còn nhớ đó là năm 1986. Cũng những năm đó kênh Canal+ và M6 bắt đầu phát sóng, Globe được tung ra, mở các quán ăn nhân đạo. Jean-Paul II là người duy nhất, thực sự là người duy nhất hiểu điều gì đang diễn ra ở Tây phương. Anh đã kinh ngạc khi thấy bài viết của anh không được đón tiếp mặn mà lắm ở nhóm Niềm tin và Cuộc sống ở Dijon; họ đã chỉ trích giáo hoàng về các vấn đề phá thai, bao cao su, tất cả những thứ ngu ngốc đó. Tốt, đúng thôi, thực ra anh cũng không thực sự cố gắng lắm để hiểu họ. Anh còn nhớ, những cuộc họp đã diễn ra ở nhiều nhà khác nhau, cứ lần lượt xoay vòng; người ta mang đến một món xa lát thập cẩm, một ít taboulé [6], một chiếc bánh ngọt. Những tối đó anh ngồi mỉm cười ngu ngốc, lúc lắc cái đầu, uống cạn những chai rượu vang; anh hoàn toàn không nghe gì hết những điều họ nói. Anne thì ngược lại rất hào hứng, cô ta đã ghi tên vào một nhóm chống nạn mù chữ. Những tối đó anh thêm một ít thuốc ngủ vào bình sữa của Victor, rồi anh vừa thủ dâm vừa vào Minitel hồng; nhưng anh không bao giờ hẹn gặp được ai từ trên đó cả.

Sinh nhật Anne vào tháng Tư, anh mua tặng cô ấy một cái quần lót điểm bạc. Cô ấy hơi phản đối, rồi đã chấp nhận mặc nó. Trong khi cô ta cố cài khóa móc, anh uống nốt chỗ rượu sâm banh. Rồi anh nghe giọng cô ta, yếu ớt và hơi run: “Em sẵn sàng rồi...” Khi đi vào phòng ngay lập tức anh nhận thấy là không xong rồi. Mông cô ta rũ xuống, mấy cái tất cao thít chặt lấy; ngực cô ta không chống cự lại được với việc cho con bú. Cần phải có liposuccion, cần tiêm silicon vào đó, cả một công trường... cô ta sẽ không bao giờ chấp nhận hết cả. Anh nhắm mắt thò một ngón tay vào trong quần lót cô ta, anh vẫn mềm oặt. Vào lúc đó, trong phòng bên cạnh, Victor hét toáng lên - những tiếng hét dài, lanh lảnh, không thể chịu được. Cô ta quấn khăn tắm vào người và chạy về phòng. Khi cô ta trở lại, anh chỉ đòi cô ta thổi kèn một lúc. Cô ta mút rất dở, răng cọ hết cả vào; nhưng anh đã nhắm mắt và hình dung đó là miệng một con bé học trò lớp mười, một đứa con gái người Ghana. Tưởng tượng thấy cái lưỡi hồng hồng và hơi ráp của nó, anh đã có thể phóng tinh vào trong miệng vợ được. Anh chưa bao giờ có ý định có thêm con cái. Ngày hôm sau anh bắt tay viết bài về gia đình, sau đó nó đã được đăng.”

“Em vẫn còn nó ở đây...” Michel chen vào. Anh đứng dậy, đi tìm tờ tạp chí trong tủ sách. Hơi ngạc nhiên, Bruno giở tờ tạp chí ra và tìm được trang đó.

Có những gia đình, ở mức độ nào đó
(Những lóe sáng giữa những kẻ vô đạo
Những lóe sáng tình yêu ở tận cùng sự buồn nôn),
Không thể biết
Những lóe sáng đó lóe lên như thế nào.
Những kẻ nô lệ trong công việc của những tổ chức không thể hiểu
Khả năng thực hiện duy nhất của chúng ta là sống, là tình dục
(Và chỉ liên quan đến những người được phép của tình dục
Những người có thể với tới tình dục.)
Ðám cưới và sự thủy chung ngày nay cắt đứt chúng ta khỏi khả năng tồn tại,
Không phải trong văn phòng, trong lớp học mà chúng ta có thể tìm lại được sức lực trong ta đòi hỏi cuộc chơi, ánh sáng và nhảy nhót;
Và chúng ta cố nhập số vận của mình thông qua những tình yêu ngày càng khó khăn hơn
Chúng ta cố bán cái cơ thể ngày càng thêm kiệt sức, hay chống cự, bướng bỉnh
Và chúng ta biến đi
Trong bóng tối nỗi buồn
Ðến tuyệt vọng thật sự,
Chúng ta đi xuống theo con đường cô độc cho đến nơi tất cả màu đen,
Không con cái không vợ,
Chúng ta đi vào cái hồ
Giữa đêm khuya
(Và nước thật lạnh lẽo trên da thịt chúng ta)

Viết xong bài thơ này, Bruno liền rơi vào một trạng thái gần như tê liệt đờ đẫn. Hai giờ sau anh mới tỉnh vì những tiếng hét của thằng con. Từ hai đến bốn tuổi, bọn trẻ con bắt đầu có ý thức tăng dần về bản ngã của chúng, điều đó kích thích ở chúng những cơn khủng hoảng duy ngã. Mục đích của chúng khi đó là biến môi trường xã hội xung quanh mình (thường do bố mẹ chúng tạo nên) thành toàn những nô lệ phải thuần phục trước mỗi cái vẫy của những ham muốn của chúng; sự ích kỷ của chúng không còn giới hạn nữa; đó là hậu quả của sự tồn tại của con người. Bruno đứng lên khỏi tấm nệm mềm của chiếc ghế; những tiếng rú rít tăng thêm, thể hiện một cơn giận dữ điên người. Anh nghiền hai viên Lexomil vào một ít mứt, đi về hướng phòng Victor. Thằng bé đã ỉa đùn. Anne đang làm cái quái gì thế nhỉ? Những buổi học xóa mù cho bọn đen ngày càng kết thúc muộn hơn. Anh cầm lấy cái đống bẩn thỉu, quẳng nó lên một cái hộp, mùi hôi thối thật là khủng khiếp. Ðứa trẻ ngốn ngấu mẩu mứt và cứng người lại, như vừa chịu một phát đánh. Bruno choàng áo và bước về phía Madison, một quán bar buổi đêm ở phố Chaudronnerie. Trả tiền bằng thẻ tín dụng, anh mua một chai Dom Pérignon giá ba nghìn franc rồi mời một cô gái tóc vàng rất xinh đẹp; trong một căn phòng trên tầng cô gái rất nhiệt tình thổi kèn cho anh rất lâu, đôi lúc dừng lại nguồn cảm khoái. Cô ta tên là Hélène, gốc gác trong vùng và đang học ngành du lịch; cô ta mười chín tuổi. Vào lúc anh đi vào cô ta, cô ta thắt âm đạo lại - ít nhất anh có được đến ba phút hạnh phúc hoàn toàn. Khi đi Bruno hôn lên môi cô ta, nhất định đòi đưa cho cô ta tiền boa - anh còn ba trăm franc tiền mặt.

Tuần sau đó anh quyết định đưa cho một đồng nghiệp xem bài thơ - đó là một thày giáo dạy văn học khoảng năm mươi tuổi, theo chủ nghĩa Marx, rất tinh tế, có tiếng là đồng tính luyến ái. Jajardie đã rất ngạc nhiên một cách thích thú. “Ảnh hưởng của Claudel [7]... hoặc có thể đúng hơn là của Péguy, Péguy của thơ tự do... Nhưng đúng là rất độc đáo, đó là một thứ rất ít khi gặp...” Những bước tiếp theo, không còn nghi ngờ gì nữa: “Tờ L’Infini. Ðó là nơi tạo ra văn học ngày nay. Phải gửi bài thơ này cho Sollers [8].” Hơi ngạc nhiên, Bruno bảo ông nhắc lại cái tên - và thấy là mình nhầm với tên một loại nệm giường, rồi gửi bài thơ đi. Ba tuần sau anh gọi điện đến nhà xuất bản Denoël; anh rất ngạc nhiên khi thấy chính Sollers nhấc máy trả lời, hẹn gặp anh. Anh không có giờ vào thứ Tư nên rất dễ dàng lên Paris và trở về trong ngày. Trên tàu anh thử cố đọc Một sự cô độc đáng tò mò, nhưng phải bỏ khá nhanh, nhưng dù sao cũng đọc được vài trang của Ðàn bà - nhất là những đoạn về bộ phận sinh dục.

Họ hẹn gặp nhau tại một quán cà phê trên phố Ðại học. Nhà xuất bản đến muộn mười phút, vung vẩy chiếc đót hút thuốc đã làm nên sự nổi tiếng của ông. “Anh từ tỉnh lên à? Tệ thật đấy. Phải lên sống ở Paris đi, lên ngay đi. Anh có tài đấy.” Ông thông báo với Bruno là sẽ đăng bài viết về Jean-Paul II trên số L’Infini tới. Bruno ngồi đó ngây dại; anh không biết là Sollers đang ở giữa giai đoạn “chống cải cách tôn giáo”, và đang tung ra tới tấp những lời tuyên bố hào hứng ủng hộ giáo hoàng. “Péguy, cái đó làm tôi nổ tung!» Nhà xuất bản kêu to lên. «Và Sade [9]! Sade! Nhất là hãy đọc Sade đi!...»
«Bài thơ về gia đình của tôi...»

«Phải, cũng hay lắm. Anh là một người phản động. Tất cả các nhà văn lớn đều là phản động tuốt. Balzac, Flaubert, Baudelaire, Dostoievski: toàn những tay phản động hết cả. Nhưng cũng phải làm tình nữa đúng không nào? Phải làm tình tập thể. Quan trọng đấy.»

Sollers bỏ Bruno lại sau năm phút, đang ở trạng thái hơi say say tự thích thú bản thân mình. Anh dần bình tĩnh lại trên đường về. Philippe Sollers dường như là một nhà văn nổi tiếng; tuy nhiên, đọc Ðàn bà anh thấy rõ ràng ông ấy chỉ có thể cua được những con điếm già trong giới văn nghệ thôi; những cô gái trẻ, rõ ràng, thích các ca sĩ hơn. Trong những điều kiện đó, xuất bản những bài thơ chó chết trong một tạp chí cứt đái thì có lợi ích gì?

«Khi nó được in», Bruno nói tiếp, «dù sao anh cũng mua năm số L’Infini. Thật may mắn, họ đã không in bài viết về Jean-Paul II. Anh thở phào. Ðó quả là một bài kém... Em còn rượu không?»

«Em còn một chai.» Michel đi vào bếp mang ra chai thứ sáu và cũng là chai cuối cùng của hộp Vieux Papes; anh bắt đầu cảm thấy thực sự mệt mỏi. “Ngày mai anh có phải đi làm không?” anh hỏi. Bruno không trả lời. Anh quan sát một điểm nào đó xác định trên hộp rượu, nhưng ở chỗ đó trên hộp chẳng có gì hết, chẳng có gì cụ thể hết cả; chỉ có một vài cục mỡ đông. Tuy nhiên anh cảm thấy sống động lên khi nghe tiếng lách cách của nắp chai, và chìa cốc của mình ra. Anh uống từ từ, từng ngụm một; cái nhìn của anh giờ đây hướng về và nhảy nhót trên chiếc lò sưởi; anh hoàn toàn không muốn tiếp tục. Michel do dự, rồi bật vô tuyến: có một chương trình động vật về thỏ. Anh tắt tiếng. Có thể không phải thỏ thường mà là thỏ rừng - anh nhầm chúng với nhau. Anh ngạc nhiên khi nghe giọng Bruno lại cất lên.

«Anh đang cố nhớ anh ở Dijon bao lâu. Bốn năm? Năm năm? Một khi đã bước vào thế giới công việc tất cả các năm đều giống nhau hết cả. Suốt ngày chỉ thuốc thang - và những đứa trẻ con lớn lên. Victor lớn lên; nó gọi anh là “bố”.

Ðột nhiên, anh bật khóc. Thu lu trên chiếc đi văng anh khóc nức lên, sụt sùi. Michel nhìn đồng hồ tay, đã hơn bốn giờ. Trên màn hình, một con mèo rừng đang ngoạm xác một con thỏ trong miệng.

Bruno rút một chiếc khăn giấy ra chùi khóe mắt. Nước mắt anh tiếp tục rơi. Anh nghĩ đến thằng con của mình. Victor bé nhỏ tội nghiệp, nó đã từng vẽ Strange và nó từng yêu anh. Nó đã từng cho anh ít giây phút hạnh phúc đến vậy, ít giây phút yêu thương đến vậy - và giờ đây nó sắp mười lăm tuổi, và quãng thời gian hạnh phúc với anh đã chấm dứt.

“Anne thường thích có con nữa, bản chất cô ấy rất hợp với việc làm mẹ. Chính anh đã đẩy cô ấy về ở vùng Paris để xin một chỗ làm. Tất nhiên, cô ấy không dám từ chối - người phụ nữ cần tự khẳng định mình qua nghề nghiệp, đó là những gì người ta vẫn nghĩ hoặc làm ra vẻ nghĩ về giai đoạn đó; cô ta lúc nào cũng muốn nghĩ giống mọi người hơn là tất cả những người khác. Trong tâm can anh nhận ra bọn anh về Paris chỉ là để ly hôn cho nó êm đẹp. ở tỉnh dù sao mọi người vẫn gặp nhau, nói chuyện với nhau; và anh không phải quan tâm đến việc cuộc ly hôn của mình trở thành đề tài bàn tán của mọi người, dù trong đó có sự cảm thông đi nữa. Mùa hè năm 89 bọn anh đi nghỉ với câu lạc bộ Med, đó là kỳ nghỉ chung cuối cùng. Anh còn nhớ những trò chơi trong bữa ăn rất ngu xuẩn và nhiều giờ trôi qua trên bãi biển để tán tỉnh những con bé con; Anne nói chuyện với những bà mẹ khác. Khi cô ta nằm thấp xuống, có thể thấy rõ xenlutit của cô ta; khi cô ta nằm ngửa thì thấy rõ vết rạn ở bụng do chửa đẻ. Hồi đó ở Ma rốc, dân Ả rập rất khó chịu và hiếu chiến, mặt trời thì quá nóng. Không đáng để mắc căn bệnh ung thư da nếu cứ suốt ngày ru rú trong lều để thủ dâm. Victor đã nhanh chóng lợi dụng chuyến đi, nó chơi rất vui ở Mini Club...” Giọng của Bruno lại vỡ ra.

«Anh là một thằng chó chết; anh đã biết anh là một thằng chó chết. Bình thường bố mẹ phải hy sịnh, đó là lẽ thường. Anh không sao chịu đựng được kết cục tuổi trẻ của anh; chịu đựng ý nghĩ con trai anh sẽ lớn lên, sẽ trẻ trung thay vào chỗ của anh, sẽ thành công trong cuộc đời của nó trong khi anh thì đã bỏ lỡ tất cả. Anh muốn quay trở lại làm một cá nhân.»

«Một đơn tử...», Michel dịu dàng nói.

Bruno không đứng dậy, uống cạn cốc rượu của mình. “Hết rượu rồi”, anh nhận xét, giọng hơi lạc đi. Anh đứng dậy, quàng áo khoác lên người. Michel đưa anh ra đến ngưỡng cửa. “Anh yêu con trai anh, Bruno vẫn nói. Nếu nó gặp tai nạn, nếu nó gặp chuyện gì bất hạnh, anh sẽ không thể chịu đựng được. Anh yêu thằng bé đó hơn tất cả. Tuy vậy, không bao giờ anh có thể chấp nhận sự tồn tại của nó được.” Michel nhất trí. Bruno đi về phía thang máy.

Michel quay trở lại bàn làm việc, viết lên một tờ giấy: “Ghi chép một cái gì đó về máu”; rồi anh nằm xuống, cảm thấy nhu cầu suy nghĩ, nhưng anh đã thiếp đi gần như ngay lập tức sau đó. Vài ngày sau anh xem lại mẩu giấy, viết ngay xuống dưới: “Quy luật dòng máu”, và suy tư khoảng mười phút.


[6] Taboulé: món cơm Arập rất phổ biến ở Pháp.
[7] Paul Claudel (1868 - 1955), nhà thơ Pháp.
[8] Philippe Sollers: nhà văn hiện đại nổi tiếng của Pháp, phụ trách tờ L’Infini.
[9] Hầu tước de Sade (1740 - 1814), nhà văn Pháp chuyên viết về tình dục.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
 Tác giả| Đăng lúc 22-5-2015 23:18:50 | Chỉ xem của tác giả
Chương 7

14.
Sáng ngày Một tháng Chín, Bruno chờ Christiane ở nhà ga phía Bắc. Cô đi xe khách từ Noyon đến Amiens, rồi từ đó đi tàu thẳng đến Paris. Ngày rất đẹp; tàu đến vào lúc 11h37. Cô mặc một chiếc váy dài, điểm vài bông hoa nhỏ, với những cụm đăng ten. Anh ôm cô vào lòng. Trái tim họ đập dồn.

Họ ăn trưa trong một quán ăn ấn Ðộ rồi về nhà anh để làm tình. Anh đã cọ lại sàn nhà, cho hoa vào lọ, ga trải gường sạch và thơm. Anh cũng vào được cô khá lâu, chờ được đến giây phút cô đạt khoái cảm; mặt trời lọt vào theo kẽ hở ri đô, làm ánh lên thứ nhung đen - ở đó người ta phân biệt được một vài ánh phản chiếu màu ghi. Cô lên cơn khoái cảm đầu tiên, rồi ngay sau đó là lần thứ hai, âm đạo cô co thắt mãnh liệt; vào giây phút đó, anh phóng tinh vào người cô. Ngay sau đó anh chui người vào cánh tay cô, họ ngủ thiếp đi.

Khi họ tỉnh dậy, mặt trời đang chiếu vào những cái tháp; đã khoảng bảy giờ. Bruno mở một chai vang trắng. Những năm trôi qua từ khi anh từ Dijon về đây, anh chưa từng kể với ai; giờ đây anh mới kể.

„Mùa khai giảng năm 1989, Anne kiếm được một chỗ dạy ở trường trung học Condorcet. Bọn anh thuê một căn hộ ở phố Rodier, một căn hộ nhỏ ba phòng khá tối. Victor đi nhà trẻ, bây giờ ban ngày anh được rỗi rãi. Chính vào lúc đó anh bắt đầu đến chỗ bọn gái điếm. Có rất nhiều phòng massage Thái trong khu - New Bangkok, Sen Vàng, Mai Lin; bọn con gái ở đó bóng lên và luôn tươi cười, rất hay. Cùng thời đó anh bắt đầu đến khám ở nhà một bác sĩ tâm lý; anh không còn nhớ rõ lắm, anh nghĩ ông ấy râu rậm - nhưng có thể anh nhầm với một bộ phim. Anh bắt đầu kể về thời niên thiếu của anh, anh cũng nói về rất nhiều những phòng massage - anh cảm thấy ông ta khinh anh, anh rất sướng khi biết thế. Dù sao đi nữa anh cũng đổi bác sĩ vào tháng Giêng. Bác sĩ mới tốt, ông ta khám bệnh gần Strasbourg-Saint-Denis, anh có thể đi xem một vòng các hàng bán đồ Sex-shop khi ra khỏi đó. Ông ấy tên là bác sĩ Azoulay, ông ấy luôn để báo Paris Match trong phòng chờ: nói tóm lại ông ấy khiến anh có cảm tưởng là một bác sĩ giỏi. Trường hợp của anh không hấp dẫn ông ta nhiều lắm, nhưng anh luôn bắt ông ta phải chú ý - đúng là chuyện quá là tầm thường, anh chỉ là một thằng khốn nạn bị dày vò và đang già đi không còn ham muốn vợ mình nữa. Cũng khoảng thời gian đó, ông ấy được mời đi làm chuyên gia trong một vụ kiện tụng của một nhóm trẻ vị thành niên theo thuyết Sa tăng đã cắt khúc và ăn thịt một người bị bệnh tâm thần - như thế mới đáng kể chứ. Cuối kỳ điều trị ông ấy khuyên anh tập thể thao, đó là một ám ảnh nơi ông ấy - cần phải nói thêm là ông ấy cũng bắt đầu có bụng rồi. Cuối cùng, những lần đến khám cũng vui, nhưng hơi tẻ; điều duy nhất làm ông ấy khoái lên một tí là chủ đề quan hệ của anh với bố mẹ. Ðầu tháng Hai, anh có một chuyện thật sự hấp dẫn để kể cho ông ấy. Việc này xảy ra trong phòng đợi của Mai Lin; khi bước vào anh ngồi cạnh một lão già có khuôn mặt anh thấy quen quen - nhưng rất mơ hồ, chỉ là một ấn tượng thoáng qua. Rồi người ta mời lão ta lên, anh lên ngay sau đó. Các phòng massage cách nhau một ri đô nhựa, chỉ có hai, anh nằm ngay cạnh lão ta. Vào lúc cô gái bắt đầu vuốt ve bụng dưới của anh bằng bộ ngực tẩm xà phòng, anh vụt nhớ ra: lão già ở gian bên cạnh, đang được chơi trò body body, là bố anh. Ông đã già đi, giờ đây trông rất giống với một người nghỉ hưu, nhưng đúng là ông ấy, không thể có nghi ngờ gì hết cả. Cùng lúc đó anh nghe thấy tiếng ông ấy rên lên sung sướng, với một tiếng ồn nhỏ của bọng nước đang cạn dần. Anh chờ vài phút rồi mặc lại quần áo sau khi đã thỏa mãn; anh không muốn chạm mặt ông ta ở lối vào. Nhưng, cái ngày anh kể câu chuyện với bác sĩ tâm lý, khi về nhà, anh đã gọi điện cho ông già. Ông ấy có vẻ ngạc nhiên - và khá sung sướng - được nghe thấy giọng anh. Quả thật ông ấy đã về hưu, ông ấy đã bán tất cả phần của mình trong phòng khám ở Cannes; mấy năm gần đây ông đã mất không ít tiền, nhưng vẫn còn khá khẩm, nhiều người còn tệ hơn ông nhiều. Bố con anh thống nhất sẽ gặp nhau trong một ngày sắp tới; nhưng không thể làm ngay lập tức được.

Ðầu tháng Ba, anh nhận được một cú điện thoại của thanh tra giáo dục. Một nữ giáo viên xin nghỉ đẻ trước ngày đã định, nên sẽ có một chỗ làm cho đến cuối năm học, ở trường trung học Meaux. Anh do dự một chút, anh đã từng có những kỷ niệm rất tồi tệ ở Meaux; anh đã do dự suốt ba giờ đồng hồ, và cuối cùng nhận ra bây giờ mình không còn quan tâm nữa. Tuổi già có lẽ là như thế đấy: những phản ứng tình cảm mềm đi, người ta ít giữ những hằn thù và ít lưu giữ những niềm vui; người ta quan tâm chủ yếu đến việc vận hành của các cơ quan trong cơ thể, đến sự cân bằng tạm bợ của chúng. Xuống khỏi tàu, rồi đi ngang qua thành phố, anh rất kinh ngạc trước vẻ bé nhỏ và xấu xí của nó – nó hoàn toàn không có gì hấp dẫn. Khi đến Meaux vào tối Chủ nhật, hồi anh còn nhỏ, anh có cảm giác như đang chui vào một địa ngục mệnh mông. Thế mà không phải, đó chỉ là một địa ngục nhỏ xíu, không có một chút tính chất riêng biệt nào. Những ngôi nhà, những con đường... tất cả chẳng hề gợi lên trong anh một cái gì; thậm chí trường trung học cũng đã được hiện đại hóa. Anh thăm lại những khu nhà ký túc, hồi đó đã bị đóng, chuyển thành bảo tàng lịch sử địa phương. Trong những căn phòng này trước kia những thằng bé khác từng đánh anh, làm nhục anh, chúng từng thích thú cưỡi lên người anh và đái vào mặt anh, nhét đầu anh vào hố xí; tuy vậy anh không còn cảm thấy chút tình cảm nào nữa, nếu có thì cũng chỉ là một nỗi buồn nhẹ - theo cách cực kỳ thông thường. “Ðến cả Chúa cũng chỉ có thể làm những gì chưa từng” đâu đó một triết gia Thiên chúa đã khẳng định; nhìn những gì còn lại của tuổi thơ anh ở Meaux, điều đó dù sao cũng không đến nỗi khó khăn lắm.

Anh đi lang thang trong thành phố suốt nhiều giờ, anh còn quay lại cả Bar Bãi Biển. Anh nhớ đến Caroline Yessayan, đến Patricia Hohweiller; nhưng thực ra thì anh chưa bao giờ quên họ được cả; không có gì trên phố không thực sự gợi nhớ về họ. Anh gặp nhiều người trẻ tuổi, những người nhập cư - nhất là Ðen, nhiều hơn rất nhiều so với khi anh còn nhỏ, có lẽ đó là một đổi thay thật sự. Rồi anh đến trình diện ở trường. Người quản lý rất thú vị vì anh là học sinh cũ, ông ta định đi tìm hồ sơ lưu của anh, nhưng anh nói lảng chuyện khác và làm ông ta quên đi chuyện đó. Anh phải dạy ba lớp: một lớp mười, một lớp mười một ban A và một lớp mười một ban S. Lớp tệ nhất, anh nhận ra ngay lập tức, là lớp mười một ban A: có ba thằng con trai và khoảng ba mươi đứa con gái. Khoảng ba mươi đứa con gái mười sáu tuổi. Tóc vàng, tóc nâu, tóc đỏ. Pháp, Rệp, Á... tất cả đều rất ngon lành, tất cả đều rất đáng thèm muốn. Và bọn chúng đã ngủ với đàn ông rồi, điều đó thấy rõ, bọn chúng đã ngủ, đã thay nhiều bạn trai, chúng tận hưởng tuổi trẻ của mình; ngày nào anh cũng lảng vảng trước máy bán bao cao su tự động, bọn chúng chẳng ngượng ngập gì khi rút bao cao su từ máy tự động ngay trước mặt anh.

Anh tự nhủ có lẽ đây sẽ là một dịp may, ý nghĩ đó đã nâng đỡ anh. Có rất nhiều con gái các gia đình ly dị, anh có thể tìm được một con bé đi tìm mẫu hình người cha. Ðiều này có lẽ sẽ được; anh cảm thấy có lẽ sẽ được. Nhưng cần phải có một người cha đầy nam tính, đảm bảo, vai rộng. Anh để lại râu và ghi tên ở Gymnase Club. Bộ râu chỉ mang lại một nửa thành công, nó mọc lỗ chỗ và khiến anh có vẻ một thằng đầu trộm đuôi cướp, theo kiểu Salman Rushdie [1]; nhưng ngược lại cơ bắp của anh trả lời rất tốt, trong vài tuần anh đã phát triển được các deltoide và cơ ngực đã lên rất ngon. Vấn đề, vấn đề mới, là của quý của anh. Ðến lúc này thì có thể là điên, nhưng trong những năm bảy mươi người ta không thực sự quan tâm lắm đến kích cỡ dương vật; thời anh còn trẻ anh đã chịu toàn bộ các mặc cảm về tình dục, trừ vấn đề đó. Anh không biết ai đã bắt đầu nói về cái đó, chắc bọn pê đê; chủ đề đó còn được đề cập trong các tiểu thuyết trinh thám của Mỹ; nhưng Sartre lại hoàn toàn không viết về điều này. Dù thế nào đi nữa, trong phòng tắm của Gymnase Club anh cũng ý thức được là mình có một cái dương vật quá nhỏ. Anh đã đo ở nhà: 12 xăng-ti-mét, có thể 13 hoặc 14 nếu đo tịt đết tận gốc. Anh lại chịu thêm một nguồn đau khổ nữa; và với điều đó thì chẳng có thể làm được gì hết cả, đó là một khiếm khuyết cội rễ, quyết định. Kể từ lúc đó trở đi anh bắt đầu căm thù bọn đen. Dù sao cũng không có quá nhiều ở trường, phần lớn bọn chúng học ở trường trung học chuyên nghiệp Pierre-de-Coubertin, ở đó có Defrance nổi tiếng làm trò thoát y vũ triết học và liếm gót bọn trẻ ranh. Trong lớp mười một ban A của anh chỉ có đúng một thằng, một thằng cha lực lưỡng tên là Ben. Lúc nào nó cũng đội mũ cát két và mặc đồ Nike, anh chắc chắn nó có một cái dương vật khổng lồ. Rõ ràng, tất cả lũ con gái quỳ gối trước con khỉ đó; còn anh thì vẫn cố dạy Mallarmé [2], chẳng có ý nghĩa chút nào cả. Nền văn minh Tây phương kết thúc như vậy đó, anh cay đắng tự nhủ; lại quỳ gối trước những cái dương vật to đùng, như là khỉ đầu chó hamadryas. Anh có thói quen đi dạy không mặc quần xịp. Thằng đen cặp bồ với đúng con bé mà anh đã chọn cho mình: xinh xắn, tóc vàng rực, khuôn mặt trẻ thơ, vú khum khum rất đẹp. Chúng nắm tay nhau đến lớp. Trong giờ kiểm tra, anh luôn đóng cửa sổ; bọn con gái nóng, chúng cởi áo pun, những bộ ngực dán vào áo phông; anh thủ dâm dưới bàn giáo viên. Anh vẫn còn nhớ hôm đó anh cho chúng đề bình luận về một câu trong Về phía nhà Guermantes [3]:

“Sự thuần túy của một dòng máu nơi nhiều thế hệ nay hội tụ những người vĩ đại nhất của nước Pháp đã, theo cách của mình, loại bỏ những gì mà người bình dân hay gọi là “kiểu cách”, và mang lại cho ông sự giản dị hoàn hảo.”

Anh nhìn Ben: nó gãi đầu, nó gãi chim, nó nhai kẹo cao su. Cái con khỉ to đùng đó liệu có thể hiểu được gì đây? Những đứa khác vẫn hiểu được cơ mà? Cả anh, anh cũng bắt đầu thấy khó hiểu thực chất Proust muốn nói gì. Khoảng một chục trang bàn về sự thuần khiết của dòng máu, sự cao quý của thiên tài được nhìn nhận dưới góc độ sự cao quý của nòi giống, ở cái môi trường cụ thể những giáo sư y khoa vĩ đại... tất cả với anh đều lộn tùng phèo hết cả. Ngày nay người ta sống trong một thế giới được đơn giản hóa, rõ là như thế. Nữ quận công de Guermantes ít ngon lành hơn rất nhiều so với Snoop Doggy Dog; Snoop Doggy Dog ít ngon lành hơn Bill Gates, nhưng các cô gái lại bị ướt nhiều hơn. Hai thông số, không hơn. Chắc chắn người ta có thể hướng đến việc viết một cuốn tiểu thuyết theo lối Proust chớp nhoáng ở đó người ta có thể đối diện với sự nổi tiếng và giàu sang, nơi người ta có thể cho lên sàn diễn những đối nghịch giữa sự nổi tiếng nhiều công chúng và một sự nổi tiếng thân mật hơn, theo cách dụng happy few; cái đó có lẽ chẳng có chút hấp dẫn nào hết. Sự nổi tiếng về mặt văn hóa chỉ là một thế phẩm tầm thường của vinh quang thực sự, vinh quang trên các phương tiện thông tin đại chúng; và cái đó, gắn liền với ngành công nghiệp giải trí, thu được nhiều tiền hơn mọi hoạt động khác của con người. Một chủ ngân hàng, một bộ trưởng, hay giám đốc một công ty có gì chung với một tài tử điện ảnh hay một rock star? Về mặt tài chính, về mặt tình dục và về mọi mặt tất cả đều là con số không. Những chiến lược phân biệt được Proust miêu tả tinh tế đến thế ngày nay chẳng còn tí ý nghĩa nào nữa cả. Khi coi con người như con vật có thứ bậc, như con vật xây dựng các thứ bậc, giữa xã hội đương đại và xã hội của thế kỷ XVIII có cùng mối quan hệ như khoảng cách từ tòa nhà GAN [4] và Trianon [5] nhỏ. Proust đã vẫn là châu Âu một cách cực đoan, một trong số những người châu Âu cuối cùng cùng với Thomas Mann; điều ông viết không có quan hệ nào với bất kỳ một thực tế nào hết. Câu văn về nữ quận công de Guermantes dĩ nhiên vẫn thật tuyệt tác. Nó không ngăn cản tất cả những chúng đó làm thất vọng một tí, và anh cuối cùng đã hướng về Baudelaire. Sự sợ hãi, cái chết, sự tủi hổ, say sưa, sự nhớ nhung, tuổi thơ bị đánh mất... không gì hơn là những chủ đề không thể tranh cãi được, những chủ đề vững chắc. Tuy thế vẫn thật là lạ lùng. Mùa xuân, cái nóng, tất cả những con điếm lên cơn động dục đó; và anh thường đọc:

Nào khổ đau, hãy ngoan ngoãn đi này
Ngươi đòi Tối, nó đã xuống rồi đây
Làn khí đục đang bao quanh thành phố
Mang đến vô vàn thanh thản lo âu [6]

Anh ngừng lại một chút. Chúng cảm nhận được bài thơ này, anh biết vậy, cả lớp im lặng như tờ. Ðó là giờ cuối của buổi học; trong nửa giờ nữa anh sẽ bắt tàu về Paris, và sau đó sẽ gặp lại vợ. Bỗng nhiên, từ phía cuối lớp, anh nghe tiếng thằng Ben: “Ðầu óc gì mà toàn chết chóc, ông bạn!...” Nó nói to nhưng thực ra không phải láo lắm, giọng điệu của nó còn có gì đó ngưỡng mộ. Anh không bao giờ hiểu nó định nói Baudelaire hay anh; thực tâm anh nghĩ bình luận văn bản như thế cũng không đến nỗi tệ lắm. Ðiều đó không ngăn cản anh can thiệp. Anh chỉ nói: “Ði ra ngoài.”. Nó không nhúc nhích. Anh chờ ba mươi giây, anh thấy sợ, anh thấy mình sắp đến lúc không thể nói được nữa; nhưng dù sao anh vẫn còn đủ sức để nhắc lại: “Ði ra ngoài.” Nó đứng lên, rất chậm chạp thu dọn đồ đạc, tiến về phía anh. Trong mọi cuộc đối đầu bạo lực, luôn có một giây phút ân huệ, một giây ma thuật nơi các quyền lực bị treo lơ lửng được cân bằng. Nó dừng lại ngang anh, nó cao hơn anh một cái đầu, anh tin là nó sắp chơi anh, nhưng cuối cùng cũng không có gì xảy ra, nó chỉ đi về phía cửa. Anh đã thu được thắng lợi. Một thắng lợi nho nhỏ: nó quay lại lớp ngay ngày hôm sau. Có lẽ nó đã hiểu ra điều gì đó, nắm bắt được những cái nhìn của anh, vì nó ngồi ve con bạn gái suốt giờ. Nó thò tay vào trong váy con bé, đặt tay cao hết mức có thể, rất cao ở trên đùi; rồi nó nhìn anh mỉm cười, rất cool. Anh thèm muốn cao độ con bé ấy. Suốt kỳ nghỉ cuối tuần anh ngồi viết một bài đả kích đậm mùi phân biệt chủng tộc, gần như lúc nào cũng trong trạng thái cương cứng; thứ Hai anh gọi điện cho tờ L’Infini. Lần này, Sollers tiếp anh trong phòng làm việc của ông ấy. Ông ấy vui vẻ, tinh ranh, như trên vô tuyến ấy - thậm chí còn hơn trên vô tuyến. “Anh quả thật là người phân biệt chủng tộc, bài viết của anh toát ra điều đó, điều này hợp với anh, tốt đấy. Bum bum!” Ông làm một cử chỉ tay rất vui, rút ra một trang viết, ông ta đã gạch đậm một đoạn ở bên lề: “Chúng ta ghen tị và chúng ta ngưỡng mộ những người da đen bởi vì chúng ta mong muốn họ làm gương trở lại làm những con thú, những con thú được ân sủng với dương vật khổng lồ và một bộ não bé tí của loài bò sát, vật phụ cho cái dương vật của họ.” Ông vung vẩy tờ giấy vẻ vui vẻ. “Ðậm đà đấy, rất cao thủ, rất nuột. Anh có tài năng đấy. Ðôi khi còn dễ dãi, tôi không thích cái tít phụ lắm: Chúng ta không phân biệt chủng tộc, chúng ta trở nên thế. Sự xoay chuyển, độ hai, luôn luôn một ít... hừm...” Khuôn mặt ông nâu xạm đi, nhưng ông đã lảng chuyện với chiếc đót thuốc lá; và mỉm cười lần nữa. Một thằng hề thực sự - cực kỳ dễ mến. “Hơn nữa không có nhiều ảnh hưởng lắm, không làm người đọc khó chịu lắm. Chẳng hạn, anh không chống Do Thái!” Ông ấy rút ra một đoạn khác: “Chỉ người Do Thái mới thoát khỏi được sự nuối tiếc không phải là người da đen, bởi từ lâu họ đã lựa chọn con đường trí thức, của sự phạm tội và nỗi tủi hổ. Trong nền văn hóa Tây phương không có gì có thể so sánh cũng như tiếp cận được những gì người Do Thái đã làm được từ sự tội lỗi và tủi hổ của mình.” Vẻ rất sung sướng ông ngồi phịch xuống ghế, chắp tay lại sau đầu; một lúc anh đã tin rằng ông ấy sắp cho chân lên bàn, nhưng cuối cùng lại không phải. Ông ấy chồm lên trước, không giữ nguyên chỗ nữa.

“Thế nào? Làm gì bây giờ?”

“Tôi không biết, các ông có thể in bài của tôi.”

“Ôi ôi!” Ông ta phá ra cười như thể anh đã nói một câu nói đùa buồn cười lắm. “In trong L’Infini à? Nhưng, anh bạn của tôi ơi, anh không để ý rồi... Chúng ta không còn ở thời của Céline [7] nữa, anh cũng biết rồi đấy. Chúng ta không còn viết những gì chúng ta muốn, ngày nay ấy, về một số chủ đề... một bài viết như thế có thể thực sự gây hại cho tôi. Anh có tin là tôi đã có quá đủ phiền phức rồi không? Bởi vì tôi ở nhà Gallimard, anh tin là tôi thích làm gì thì làm à? Người ta theo dõi tôi, anh biết rồi đấy. Người ra rình mò sai lầm. Không không, sẽ khó lắm. Anh còn gì khác nữa không?”

Ông ấy có vẻ thực sự ngạc nhiên vì anh không mang đến một bài viết nào khác. Anh cũng tiếc làm ông ấy thất vọng; nhẽ ra anh phải thích được là anh bạn thân mến của ông ấy, và ông ấy dẫn anh đi nhảy, mời anh uống whisky ở Port Royal. Khi ra khỏi quán, trên vỉa hè, có một lúc anh cảm thấy tuyệt vọng đến khủng khiếp. Những người đàn bà đi qua phố Saint-Germain, cuối buổi chiều nóng và anh hiểu mình sẽ không bao giờ trở thành nhà văn; anh cũng hiểu là anh mặc kệ nó. Nhưng thế là cái gì? Tình dục đã tốn của anh mất một nửa lương, thật không tin nổi là Anne không nhận thấy điều gì hết. Nhẽ ra anh phải gia nhập Mặt trận quốc gia, nhưng ngồi ăn choucroute với bọn ngu ngốc thì hay ho gì cơ chứ? Dù sao đi nữa cũng không có đàn bà ở cánh hữu, mà nếu có thì họ cũng làm tình với bọn lính dù. Bài viết đó là một sự phi lý, anh vứt nó vào thùng rác đầu tiên nhìn thấy. Anh phải giữ vững vị thế của mình “cánh tả nhân đạo”, đó là cơ may duy nhất của anh, trong lòng anh chắc chắn như thế. Anh ngồi ở thềm rạp Escurial. Dương vật anh nóng bỏng, đau đớn, phồng lên. Anh uống hai cốc bia, rồi đi bộ về nhà. Anh đi ngang qua sông Seine, anh nhớ đến Adjila. Ðó là một con bé Ả rập học lớp mười, rất xinh, rất gọn gàng. Học sinh giỏi, chăm chỉ, nhảy cóc một lớp. Nó có khuôn mặt rất thông minh và dịu dàng, hoàn toàn không có vẻ chế giễu nào; nó rất muốn thành công trong việc học hành, điều đó thấy rất rõ. Thường thì những đứa con gái như thế sống trong môi trường gái điếm và trộm cắp, chỉ cần hơi tỏ ra quan tâm với chúng là thành công ngay. Một lần nữa, anh lại cố tin vào điều đó. Hai tuần liền sau đó anh đã nói chuyện với nó, anh gọi nó lên bảng. Nó đáp lại những cái nhìn của anh, nó không có vẻ gì thấy thế là lạ thường hết cả. Cần phải gấp lên, đã sắp đến cuối tháng Sáu rồi. Khi nó quay về chỗ, anh nhìn thấy cái đít nhỏ của nó hằn lên ở quần jean. Anh thích nó đến nỗi anh không còn đến chỗ bọn gái điếm nữa. Anh tưởng tượng dương vật mình đang đi vào trong sự dịu dàng của mái tóc dài màu đen của nó; thậm chí anh còn thủ dâm trên các bài tập của nó.

Ngày thứ Sáu mười một nó đến lớp với một chiếc váy nhỏ màu đen, giờ học kết thúc vào lúc sáu giờ. Nó ngồi ở hàng ghế đầu. Vào lúc nó vắt chéo chân dưới bàn, anh thiếu chút nữa thì ngất xỉu. Nó ngồi cạnh một con bé tóc vàng to béo chạy rất nhanh khỏi lớp khi chuông reo. Anh đứng lên, đặt một tay lên cặp giấy của nó. Nó ngồi lại, không có vẻ gì là vội vã hết cả. Tất cả học sinh trong lớp đã đi ra, sự im lặng bao trùm trong phòng. Anh cầm cặp giấy của nó, thậm chí còn đọc được vài chữ trên đó: “Remember... địa ngục...”. Anh ngồi cạnh nó, đặt cái cặp lên bàn; nhưng anh không nói được lời nào. Bọn anh ngồi im lặng như thế, ít nhất một phút đồng hồ. Nhiều lần anh nhìn vào đôi mắt đen to của nó; nhưng vì thế anh cũng nhìn được từng cử chỉ của nó, từng phập phồng nhỏ nhất của ngực nó. Nó đang ngồi xoay nửa người về phía anh, hai chân mở ra. Anh không còn nhớ đã làm xong hành động sau đó thể nào, anh có cảm giác về một cử chỉ nửa muốn. Khoảnh khắc sau đó anh cảm thấy đùi nó ở dưới lòng bàn tay trái, những hình ảnh lộn xộn hết cả lên, anh nhìn thấy lại Caroline Yessayan và anh cảm thấy xấu hổ đến điên người. Cùng một lỗi lầm đó, chính xác là cùng một lỗi lầm đó hai mươi năm trước. Như Caroline Yessayan hai mươi năm trước nó ngồi im vài giây không làm gì, hơi đỏ mặt lên một chút. Rồi, rất nhẹ nhàng, nó bỏ tay anh ra; nhưng nó không đứng lên, nó không có cử chỉ nào cho thấy định đi cả. Từ cửa sổ có chấn song anh nhìn thấy một đứa con gái đang đi qua sân, chạy nhanh về hướng ga tàu. Bằng tay phải, anh kéo khóa quần mình. Nó mở to mắt, cái nhìn trân trối xuống dương vật của anh. Từ mắt nó phát ra những luồng rung động nóng ấm, anh như có thể đạt khoái cảm chỉ nhờ cái nhìn của nó, và cùng lúc anh ý thức được là nó phải làm một cử chỉ đồng lõa nào đó. Tay phải anh vươn lấy tay nó, nhưng anh không đủ sức đi được đến đích: bằng một cử chỉ cầu xin, anh cầm dương vật mình chìa về phía nó. Nó phá lên cười; anh tin mình cũng cười và bắt đầu thủ dâm. Anh tiếp tục cười và nắn bóp trong khi nó thu dọn đồ, đứng lên và đi. Ra đến cửa, nó quay lại để nhìn anh lần cuối; anh đã phóng tinh và không còn nhìn thấy gì nữa. Anh chỉ nghe tiếng cửa đóng lại, tiếng bước chân nó xa dần. Anh mụ mị đi như đang nghe tiếng một cái chuông to rền vang bên tai. Tuy nhiên, anh vẫn đủ sức gọi điện cho Azoulay từ nhà ga. Anh không còn nhớ mình về nhà bằng tàu hỏa và tàu điện ngầm như thế nào nữa; ông ấy tiếp anh vào lúc tám giờ. Thậm chí anh không thể ngừng thôi không run lên được; ngay lập tức ông ấy tiêm cho anh một mũi an thần.

Anh ngủ ba đêm ở Sainte-Anne, rồi người ta chuyển anh đến bệnh viện tâm thần của Bộ Giáo dục Quốc gia, ở Verrières-le-Buisson. Azoulay rõ ràng rất lo lắng; các nhà báo bắt đầu nói rất nhiều đến nạn tình dục trẻ em năm đó, người ta nói bọn họ đã lưu truyền câu này: “Ðánh bọn ham mê tình dục trẻ con đi, Emile”. Tất cả diễn ra bởi sự thù ghét những người già, sự thù ghét và kinh tởm tuổi già, đang trở thành mối lo của cả nước. Con bé mới mười lăm tuổi, anh thì là giáo viên, anh đã lạm dụng quyền của mình với nó; hơn nữa nó lại là một con bé ả rập. Tóm lại, đó là một hồ sơ lý tưởng để gợi nên một vụ hành hình kiểu Lyn-sơ. Mười lăm ngày sau đó, ông ấy đã bắt đầu thoải mái hơn một chút; đã là cuối năm học, và rõ ràng là Adjila đã không nói gì. Hồ sơ có dáng vẻ rất cổ điển. Một giáo viên bị trầm uất, hơi có ý định tự tử, cần được phục hồi về mặt tâm thần... Ðiều đáng ngạc nhiên trong câu chuyện này là trường Meaux không được coi là đặc biệt khó; nhưng anh ta trước đó đã phải chịu nhiều đau đớn ở đây khi còn là một đứa trẻ, bị tái hoạt bởi việc quay lại trường, và tóm lại ông đã giải quyết vụ đấy rất khéo.

Anh ở hơn sáu tháng trong bệnh viện đó; bố anh đến thăm anh nhiều lần, ông ấy ngày càng có vẻ thân thiện và mệt mỏi. Anh thực sự bị nhồi quá nhiều nơrôleptic nên chẳng còn tý ham muốn tình dục nào hết cả; nhưng đôi khi những cô y tá bế anh trên tay. Anh cọ người vào họ, anh nằm yên không nhúc nhích như thế trong hai phút, rồi lại nằm dài ra. Ðiều đó gây cho anh hiệu ứng rất tốt đến nỗi bác sĩ trưởng khoa tâm thần đã khuyên họ chấp nhận để anh làm vậy, nếu họ không thấy có gì trở ngại lớn lắm. Có khả năng Azoulay đã nói hết với ông ta; nhưng có nhiều ca nghiêm trọng hơn nhiều, những người tâm thần phân liệt và thần kinh nguy hiểm, ông ta không có nhiều thời gian để quan tâm đến anh; với ông ta anh đã có một bác sĩ điều trị, đó là điều cốt lõi.
Rõ ràng không còn vấn đề giảng dạy nữa, nhưng đầu năm 1991 Bộ Giáo dục quốc gia đã tìm được cách cho anh vào Hội đồng chương trình tiếng Pháp. Anh mất tiền đứng lớp và các kỳ nghỉ học sinh, nhưng lương của anh không bị giảm. Không lâu sau đó, anh ly hôn với Anne. Bọn anh đã thống nhất một kịch bản rất cổ điển để chu cấp tiền ăn và trông coi thay nhau đối với đứa con; dù sao các luật sư cũng không cho bọn anh lựa chọn nào khác, đó quả thực là một hợp đồng mẫu mực. Bọn anh được đưa lên hàng đầu những người xếp hàng chờ, thẩm phán đọc qua rất nhanh, và toàn bộ cuộc ly dị diễn ra chưa đến mười lăm phút đồng hồ. Bọn anh cùng đi xuống những bậc thang của Tòa Pháp đình, mới quá giữa trưa một chút. Khi đó đang là đầu tháng Ba, anh vừa ba mươi nhăm tuổi; anh biết phần đầu tiên cuộc đời mình đã chấm dứt.”

Bruno dừng lại. Giờ đây trời đã tối đen hoàn toàn; cả anh lẫn Christiane đều chưa mặc quần áo. Anh nhìn lên cô. Khi đó cô làm một cử chỉ đáng ngạc nhiên: cô tiến lại gần anh, vòng tay quanh cổ anh và hôn anh lên hai má.

“Những năm sau đó, tất cả tiếp tục”, Bruno dịu dàng tiếp. Anh đi nhuộm tóc, việc đó diễn ra thuận lợi, người phẫu thuật là một người bạn của bố anh. Anh cũng tiếp tục Gymnase Club. Kỳ nghỉ anh đi Nouvelles Frontières, rồi lại Club Med, UCPA. Anh có vài cuộc phiêu lưu, thực ra thì ít lắm; nhìn chung, đàn bà ở tuổi anh không còn muốn làm tình lắm nữa. Tất nhiên họ cố tình tỏ ra ngược lại, và đúng là thỉnh thoảng họ cũng thích tìm lại một cảm xúc, một say mê, một ham muốn; nhưng cái đó, anh không còn đủ sức để gợi lên nữa. Trước đây chưa bao giờ anh gặp được một người phụ nữ như em. Anh chưa từng hy vọng một người phụ nữ như em có tồn tại trên đời...”

“Cần phải...”, cô nói giọng không trơn tru lắm, “cần phải có một chút rộng lượng, cần phải có ai đó bắt đầu. Nếu em ở vào địa vị con bé Ả rập kia, em không biết mình sẽ phản ứng ra sao. Nhưng nhẽ ra anh phải có trước đó điều gì đó gây xúc động một chút, em chắc thế đấy. Em tin là, dù sao em cũng thấy em sẽ chấp nhận đem khoái lạc cho anh.” Cô nằm ra, đặt đầu lên giữa hai đùi Bruno, liếm vài phát vào tinh hoàn của anh. “Em muốn ăn gì quá...”, đột nhiên cô nói.

“Hai giờ sáng rồi, nhưng ở Paris chắc vẫn có chỗ ăn chứ?”

“Tất nhiên rồi.”

“Anh muốn em làm anh thỏa mãn bây giờ, hay trong taxi?”

“Không, bây giờ luôn.”


[1] Salman Rushdie (sinh năm 1947), nhà văn tác giả cuốn sách Những vần thơ của quỷ Sa tăng.
[2] Stéphane Mallarmé (1842 - 1898), nhà thơ Pháp.
[3] Tên một tiểu thuyết trong bộ Ði tìm thời gian đã mất của Marcel Proust (1871 - 1922)
[4] Tòa nhà cao tầng nằm ở khu La Défense, Paris.
[5] Công trình nổi tiếng đặt trong cung điện Versailles do kiến trúc sư Gabriel xây dựng năm 1768.
[6] Ðoạn đầu bài thơ Tĩnh tâm (Recueillement) trong tập Hoa ác (Les fleurs du mal) của Baudelaire (1821 - 1867) (bản dịch của Cao Việt Dũng).
[7] L. F. Céline (1894 - 1961), nhà văn Pháp.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
 Tác giả| Đăng lúc 26-5-2015 00:24:39 | Chỉ xem của tác giả
15.
Giả thuyết của MacMillan

Họ tìm được một chiếc taxi để đi lên Les Halles, ăn tối trong một quán ven đường mở cửa cả đêm. Bruno chọn món rollmops khai vị. Anh tự nhủ giờ đây anh có thể thế nào cũng được; nhưng ngay lập tức sau đó anh đã nhận ra mình đang nghĩ quá lên. Trong óc anh, đúng, những khả năng có rất nhiều: anh có thể tự cho mình là một con chuột, một lọ đựng muối trên bàn ăn hoặc một trường năng lượng; nhưng trên thực tế cơ thể anh vẫn đang ở giai đoạn phá hủy chậm chạp, dù vậy trong đó cũng có chút cơ thể của Christiane. Nhưng dù có nhiều đêm bên nhau, một ý thức cá nhân vẫn dai dẳng cho đến tận cùng da thịt tách biệt của họ. Dù cách nào đi nữa những rollmops không thể tạo nên được một giải pháp; mà một khúc cá với thìa là cũng không có lợi thế gì để làm việc đó. Christiane im lặng bối rối và gần như thần bí. Họ ăn chung một suất choucroute [8] hoàng gia, kèm với xúc xích Montbéliard chính gốc. Trong trạng thái thoải mái vui vẻ của người đàn ông vừa được cực khoái, trìu mến và thèm muốn, Bruno nghĩ nhanh đến những lo lắng về nghề nghiệp của mình, có thể tóm tắt như sau: Paul Valéry [9] đóng vai trò gì trong việc cấu tạo tiếng Pháp cho các khoa khoa học? Món choucroute ăn xong, sau khi gọi phomát munster, anh đã trả lời xong: “Không có vai trò gì hết cả.”

“Anh chẳng có ích gì cả”, Bruno nhẫn nhục nói. “Anh không có cả khả năng nuôi lợn nữa. Anh chẳng hề có tí khái niệm nào về sản xuất xúc xích, dĩa ăn hay điện thoại di động. Tất cả những thứ đó bao quanh anh, anh sử dụng hay ăn chúng mà không thể nào sản xuất ra được; thậm chí anh không có khả năng hiểu được quá trình sản xuất ra chúng. Nếu ngành công nghiệp bị dừng lại, nếu các kỹ sư và kỹ thuật gia chuyên nghiệp biến mất, anh sẽ không có khả năng đảm bảo một sự tái tạo nào dù là nhỏ nhất. Anh ở bên ngoài toàn bộ khối kinh tế - công nghiệp, thậm chí anh không tài nào đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của chính mình: anh không biết tự nuôi mình thế nào, mặc ra sao, bảo vệ mình chống thiên tai thế nào; khả năng kỹ thuật cá nhân của anh kém xa so với những người Néanderthal. Hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội bao quanh anh, bản thân anh gần như là người vô ích; tất cả những gì anh biết làm là sản xuất những bài bình luận không đáng tin về những đối tượng văn hóa lỗi thời. Tuy nhiên anh cũng nhận được một khoản lương, và thậm chí lương còn cao, cao hơn mức trung bình nhiều. Phần lớn những người sống cạnh anh cũng thế. Cuối cùng thì người duy nhất có ích mà anh biết là em trai anh.”

“Anh ấy đã làm gì đặc biệt vậy?”

Bruno suy nghĩ, quay quay mẩu phó mát trong đĩa một lúc, tìm một câu trả lời tạo được ấn tượng vừa đủ.

“Nó tạo ra những con bò cái mới. Ðó cũng chỉ là một ví dụ thôi, nhưng anh còn nhớ những nghiên cứu của nó cho phép sinh ra những con bò biến đổi gen, sản lượng sữa tăng lên, chất lượng thịt cao hơn. Nó đã thay đổi thế giới. Anh thì chẳng làm gì, chẳng sáng tạo ra được gì; anh hoàn toàn không mang lại gì cho thế giới hết cả.”

“Nhưng anh không làm gì xấu...” Khuôn mặt Christiane tối lại, cô kết thúc nhanh cốc kem của mình. Tháng Bảy năm 1976 cô đã sống mười lăm ngày tại trại của di Meola, trên sườn đồi Ventoux, cùng nơi Bruno đã đến năm trước đó cùng Annabelle và Michel. Khi cô kể cho Bruno về mùa hè đó, họ vô cùng kinh ngạc trước sự trùng hợp ngẫu nhiên; ngay lập tức sau đó, cô cảm thấy một sự hối tiếc vô bờ. Nếu họ gặp nhau vào năm 1976, khi anh hai mốt tuổi và cô mười sáu, cuộc đời họ, cô nghĩ, có thể đã khác hoàn toàn. Nói ra điều đó, cô công nhận là cô đã bắt đầu yêu.

“Quả thật”, Christiane tiếp, “đó là một sự trùng hợp, nhưng không phải trùng hợp quá ngẫu nhiên. Ông bố và bà mẹ ngu ngốc của em từng thuộc về những kẻ cuồng loạn đó, hơi beatnik [10] trong những năm50, mà mẹ anh cũng thường giao du ấy. Cũng có thể là họ có biết nhau, nhưng em không hề muốn biết việc đó. Em khinh bỉ những con người đó, thậm chí em có thể nói là em căm thù họ. Họ đại diện cho cái xấu, họ đã tạo ra cái xấu, và em ở đúng chỗ để nói lên điều đó. Em vẫn còn nhớ rất rõ mùa hè năm 76 đó. Di Meola chết khi em ở đó được mười lăm ngày. Ông ấy bị ung thư di căn, và hầu như không còn gì hấp dẫn ông ta được nữa. Dù sao ông ấy cũng đã định ve vãn em, hồi đó trông em cũng ngon lành lắm; nhưng ông ta không cố lắm, em biết ông ta đã bắt đầu đau đớn vì căn bệnh rồi. Từ hai mươi năm ông ta vẫn đóng vở hài kịch của một ông già thông thái, dẫn dắt về mặt tinh thần, để nghịch ngợm với những cô gái trẻ. Phải công nhận là ông ta đã đóng vai của mình cho đến cùng. Mười lăm ngày sau khi em đến ông ta đã uống thuốc độc, một loại rất nhẹ, thấm dần trong suốt nhiều giờ; rồi ông ta tiếp toàn bộ khách khứa trong nhà, dành cho mỗi người vài phút, theo kiểu “cái chết của Socrate”, anh hình dung được không. Rồi ông ta còn nói đến Platon, và cả Upanishads, Lão Tử, vẫn cái trò hề quen thuộc ấy. Ông ấy cũng nói rất nhiều đến Aldous Huxley, nhắc lại là ông ta biết ông ấy, kể lại những cuộc gặp của họ; có lẽ ông ta đã thỏa mãn được một chút, nhưng dù sao thì ông ta cũng sắp chết đến đít rồi. Khi đến lượt em, em khá là ấn tượng, nhưng ông ấy chỉ đòi em mở cúc áo sơ mi. Ông ta nhìn ngực em, rồi định nói điều gì đó nhưng em không hiểu rõ lắm, ông ta đã bắt đầu nói năng khó khăn rồi. Bỗng nhiên ông ta đứng lên khỏi ghế, chìa tay về phía ngực em. Em để ông ta làm. Ông ta áp mặt lên hai vú em một lúc, rồi lại ngã xuống ghế. Tay ông ta run lên dữ dội. Ông ta hất đầu bảo em đi. Trong cái nhìn của ông ta em không hề đọc được chút gì gọi là hướng dẫn tinh thần, chút gì thông thái; trong cái nhìn của ông ta em chỉ đọc thấy sự sợ hãi.

Ðêm đó ông ta chết. Ông ta chỉ yêu cầu dựng một lò hỏa thiêu trên đỉnh đồi. Người ta vun các loại cành cây lại, rồi buổi lễ bắt đầu. David châm lửa thiêu xác bố mình, trong mắt hắn ta có một ngọn lửa rất lạ. Em không biết gì về hắn, trừ việc hắn chơi nhạc rock; hắn ở cùng những tay rất đáng ngại, những tay Mỹ đi xe mô tô phân khối lớn xăm trổ đầy người, mặc đồ da. Em đến cùng một cô bạn, buổi đêm bọn em không cảm thấy yên tâm lắm.

Nhiều người chơi nhạc tam-tam đứng trước đống lửa và bắt đầu chậm rãi, theo một nhịp điệu thâm trầm. Những người tham gia bắt đầu nhảy múa, lửa rất nóng, theo lệ thường bọn họ bắt đầu lột quần áo. Ðể thực hiện một lễ hỏa thiêu, về nguyên tắc mà nói, cần có hương và quế. ở đó người ta mới chỉ vun cành cây gãy, có lẽ trộn lẫn với một số loại cỏ địa phương - húng tây, hương thảo, húng hương; cho nên khoảng nửa tiếng sau mùi khói đã dậy lên đúng như khi nướng thịt. Ðó là nhận xét của một tay bạn của David - một tay to lớn mặc gi lê da, tóc dài và dày, hàm răng trước thiếu lởm chởm. Một tay khác, một hippie chừng mực, giải thích rằng ở nhiều bộ lạc nguyên thủy sự ăn thịt người thủ lĩnh chết đi là một buổi lễ chung rất trọng. Tên thiếu răng gật đầu và cười nhạo báng; David lại gần hai tên khác để bàn bạc, hắn ta đã cởi hết áo quần, trong ánh sáng của đám lửa thân hình hắn trông thật tuyệt - em nghĩ là hắn tập thể hình. Em cảm thấy mọi việc có nguy cơ trở nên trầm trọng kinh khủng, em vội vã đi ngủ ngay.

Không lâu sau đó, một cơn giông nổ ra. Em không biết tại sao mình lại tỉnh dậy. Em quay lại chỗ giàn thiêu. Còn khoảng ba mươi người đang nhảy múa, hoàn toàn trần truồng, dưới trời mưa. Một gã tóm vai em rất thô lỗ, lôi em đến tận giàn thiêu để bắt em nhìn những gì còn lại của cái xác. Em nhìn thấy cái sọ với hai hốc mắt. Thịt đã bị cháy nham nhở, một nửa trộn dưới đất, tạo nên một đống bùn. Em hét lên, thằng cha thả em ra, em chạy trốn được. Em và cô bạn đi ngay ngày hôm sau. Không bao giờ em nghe nói đến những con người đó nữa.»

«Em chưa đọc bài báo trên Paris Match à?»

«Chưa...», Christiane phác một cử chỉ ngạc nhiên; Bruno ngừng nói, gọi hai cốc cà phê trước khi tiếp tục. «Trong nhiều năm anh đã phát triển một khái niệm về cuộc sống vô liêm sỉ và tàn bạo, mang đực tính một cách điển hình. Vũ trụ là một cánh đồng đóng kín, lúc nhúc thú vật; tất cả được đóng kín trong một chân trời kín và cứng nhắc - hoàn toàn khả duy, nhưng bất khả nhập: chân trời của luật luân lý. Tuy nhiên đã có người viết rằng tình yêu chứa đựng luật lệ, và hiện thực hóa nó.» Christiane nhìn anh, cái nhìn chăm chú và trìu mến; đôi mắt cô hơi mệt mỏi.

«Ðó là một câu chuyện thực sự đáng tởm», Bruno tiếp tục một cách mệt mỏi, «đến nỗi anh từng ngạc nhiên vì thấy cánh nhà báo không nói đến từ trước. Dù sao điều đó cũng đã xảy ra cách đây năm năm, phiên tòa ở Los Angeles, các giáo phái Sa tăng vẫn còn là một chủ đề mới ở châu Âu. David di Meola là một trong mười hai người bị kết tội - anh đã nhận ra tên hắn ngay lập tức; hắn là một trong hai người trốn thoát khỏi cảnh sát. Theo bài báo, có khả năng hắn đã đến trú chân ở Braxin. Những tội lỗi mà người ta gán cho hắn rất nặng. Người ta đã tìm thấy ở nhà hắn khoảng một trăm băng vidéo quay các vụ giết người và tra tấn, được sắp xếp và ghi nhãn rất cẩn thận; trên một số cái có cả mặt của hắn. Cuộn băng được chiếu cho người xem có cảnh các cực hình đối với một người phụ nữ có tuổi tên là Mary Mac Nallahan, và cháu của bà ta, vẫn còn bé. Di Meola chặt chân tay của đứa bé con trước mặt bà nó bằng panh sắc lưỡi, rồi dùng tay móc mắt bà già trước khi phóng tinh vào hốc mắt trống không của bà ta; cùng lúc đó hắn điều chỉnh điều khiển vô tuyến, chỉnh zoom vào giữa mặt mình. Bà ta ngồi xổm, bị trói chặt vào tường bởi những vòng sắt, tại một nơi trông giống như gara ô tô. Cuối phim, bà ta nằm dài trong đống cứt đái của mình; cuộn phim dài hơn bốn nhăm phút nhưng chỉ cảnh sát mới xem toàn bộ, các bồi thẩm yêu cầu tắt phim sau mười phút.

Bài báo trên Match một phần lớn là dịch từ một bài phỏng vấn của Newsweek với Daniel Macmillan, biện lý Nhà nước ở California. Theo ông ta, vấn đề không chỉ là phán xử một nhóm người, mà là toàn thể xã hội; vụ việc này với ông là triệu chứng về sự sa sút xã hội và đạo đức trong đó xã hội Mỹ đang xuống dốc không phanh kể từ cuối những năm năm mươi. Nhiều lần, viên thẩm phán đã yêu cầu ông không vượt quá khuôn khổ các sự kiện phạm tội; việc ông so sánh với vụ Manson có vẻ là lạc đề, nhất là khi Meola là người duy nhất trong số các bị cáo có mối liên quan mơ hồ với phong trào beatnik hay hippie.

Năm sau đó, Macmillan xuất bản một quyển sách tên là From Lust to Murder: a Generation, được dịch sang tiếng Pháp khá vụng với cái tên Thế hệ giết người. Quyển sách đó làm anh rất ngạc nhiên; anh chờ đợi những lời tán dông dài thường thấy ở các nhà chính thống luận tôn giáo về sự trở lại của Antéchrist [11] và đưa lại cầu nguyện vào trường học. Thực sự đó là một quyển sách chính xác, nhiều tư liệu, đã phân tích chi tiết nhiều vụ việc; Macmillan đặc biệt quan tâm đến trường hợp của David, ông ta đã vạch lại toàn bộ tiểu sử của hắn, phải tốn không biết thời gian sưu tầm đấy.

Ngay sau khi bố hắn chết, tháng Chín năm 1976, David đã bán tòa nhà và ba mươi héc ta đất để mua nhiều căn hộ cũ tại Paris; hắn giữ cho mình một căn hộ lớn ở phố Visconti và sửa sang những nhà còn lại để cho thuê. Các căn hộ cũ được tách rời nhau, phòng của người hầu đôi khi được ghép lại; hắn cho xây những căn bếp nhỏ và phòng tắm. Xong tất cả hắn có được khoảng hai mươi căn hộ nhỏ, chỉ như thế cũng đã đủ cho hắn một khoản thu nhập đáng kể. Hắn vẫn chưa thôi muốn tấn công vào nhạc rock, và tự nhủ có thể sẽ có một cơ may ở Paris; nhưng hắn đã hai mươi sáu tuổi. Trước khi đi một vòng quanh các phòng thu, hắn quyết định tự giảm đi hai tuổi. Thật là dễ dàng: chỉ cần, lúc người ta hỏi tuổi hắn, trả lời: “Hai tư tuổi.” Chẳng ai kiểm tra lại bao giờ cả. Trước hắn khá lâu, Brian Jones đã có cùng ý tưởng. Theo một trong những nhân chứng do Macmillan tiếp một tối trong một party ở Cannes, David đã gặp Mick Jagger; hắn đã nhảy bật ra sau hai mét như là nhìn thấy ma cà rồng. Mick Jagger từng là ngôi sao lớn nhất thế giới; giàu có, được hâm mộ và vô sỉ, ông là tất cả những gì David có thể mơ ước. Nếu ông ta hấp dẫn đến vậy thì là bởi ông ta từng là cái xấu, bởi ông ta tượng trưng cho nó một cách hoàn hảo; và cái mà đám đông yêu chuộng hơn tất thảy là hình ảnh của cái ác không bị trừng phạt. Một ngày nọ Mick Jagger có vấn đề trục trặc với chính quyền, một vấn đề về ego ở trong nhóm, với ngay Brian Jones; nhưng tất cả đã được giải quyết, đã có bể bơi. Ðó không phải là phiên bản chính thức, chắc chắn rồi, nhưng David biết là Mick Jagger đã đẩy Brian Jones vào bể bơi; hắn có thể tưởng tượng ra ông ta đang làm điều đó; và như vậy, bởi lần giết người đầu tiên này, ông ta đã trở thành thủ lĩnh của ban nhạc rock lớn nhất thế giới. Tất cả những gì vĩ đại trên đời đều được xây dựng trên một vụ giết người, cái đó David rất tin; và hắn đã cảm thấy sẵn sàng, vào cuối mùa hè năm 76 đó, đẩy bao nhiêu người cũng được xuống tất cả các bể bơi cần thiết; nhưng hắn chỉ có thể, trong những năm sau đó, tham gia vào vài đĩa nhạc với tư cách bass phụ - và không một đĩa nào trong số đó thành công hết. Ðổi lại, hắn được rất nhiều đàn bà mến mộ. Những đòi hỏi tình dục của hắn tăng lên, hắn có thói quen ngủ với hai cô gái một lúc - thường nhất là một cô tóc vàng và một cô tóc nâu. Phần lớn chấp nhận, bởi hắn thực sự bô trai - theo kiểu mạnh mẽ và nam tính, gần đến mức thú vật. Hắn tự hào vì cái cần dài và to, hai hột dái mượt mà. Dần dần hắn ít thấy vui thú với việc đút vào, nhưng hắn luôn cảm thấy sướng thấy đàn bà quỳ xuống thổi kèn cho hắn.

Ðầu năm 1981, một người California đảo qua Paris cho hắn biết người ta đang tìm kiếm các ban nhạc để thực hiện một CD heavy-rock tưởng niệm Charles Manson [12]. Hắn quyết định thử vận may một lần nữa. Hắn bán hết các căn hộ thuộc quyền sở hữu của mình, với giá cao gấp bốn so với hồi mới mua, và đến ở Los Angeles. Giờ đây hắn đã ba mươi mốt tuổi trên thực tế, hai mươi chín theo như hắn nói; thế vẫn còn là quá nhiều. Hắn quyết định, trước khi đến gặp các nhà sản xuất đĩa Mỹ, giảm tiếp ba tuổi nữa. Nhìn vẻ ngoài, người ta hoàn toàn có thể bảo hắn mới hai mươi sáu tuổi.

Việc sản xuất dây dưa kéo dài, từ hầm ngục Manson đòi tiền bản quyền trời ơi đất hỡi. David bắt đầu tâp chạy thể dục và năng lui đến các nhóm Sa tăng. California luôn là nơi ưu tiên của các giáo phái tận tâm tận lực thờ Sa tăng, kể từ thủa đầu tiên: Giáo hội Sa tăng, thành lập năm 1966 tại Los Angeles bởi Anton La Vey, và Giáo hội Phán xét cuối cùng, hình thành năm 1967 ở San Francisco trong quận Haight Ashbury. Những nhóm này vẫn tồn tại, và David liên lạc với họ; thường thì họ chỉ tổ chức những buổi cuồng hoan, đôi khi hiến sinh súc vật; nhưng qua trung gian của họ hắn có thể xâm nhập được những chốn kín cửa và nặng đô hơn rất nhiều. Nhất là hắn làm quen được với John di Giorno, một phẫu thuật viên đã tổ chức những bữa tiệc ăn thai. Sau khi phẫu thuật, bào thai bị nghiền ra, nhào và trộn với bột làm bánh để rồi chia cho những kẻ tham gia. David nhận ra rằng những tay theo thuyết Sa tăng mạnh bạo nhất lại không hề tin tưởng một tí nào vào Chúa Quỷ. Cũng như hắn, họ là những kẻ duy vật tuyệt đối, và nhanh chóng từ bỏ những buổi lễ lòe loẹt sao năm cánh pháp sư, nến niếc, áo thụng dài màu đen; những thứ trang trí đó quả thật chỉ có mục đích là giúp những kẻ tay mơ vượt qua những dằn vặt về tinh thần. Năm 1983, hắn được chấp nhận tham gia buổi lễ giết người đầu tiên, nạn nhân là một đứa bé con người Porto Rico. Trong khi hắn hoạn đứa trẻ bằng con dao khía lưỡi, John di Giorno nhổ rồi nhai hai con mắt.

Vào thời đó David đã gần như thôi không còn muốn trở thành một rock star nữa, dù đôi lúc hắn vẫn cảm thấy nhói trong tim khi nhìn thấy Mick Jagger [13] trên MTV. Dự án Tôn vinh Charles Manson dù sao cũng đã phá sản, và ngay cả nếu hắn thú nhận mình hai mươi tám tuổi hắn cũng đã hơn thế năm tuổi, và bắt đầu thực sự cảm thấy quá già. Trong những sự cuồng loạn về ngự trị và quyền uy, giờ đây hắn tự thấy mình đồng hóa với Napoléon. Hắn ngưỡng mộ con người đã dìm châu Âu trong lửa và máu, người đã gây ra cái chết hàng trăm nghìn con người chẳng cần đến chút nào ý thức hệ, tín ngưỡng hay lòng tin để biện minh cho mình. Khác hẳn với Hitler, khác hẳn với Staline, Napoléon chỉ tin tưởng ở mình, ông đã tạo nên sự phân cách rõ rệt giữa con người ông và phần còn lại của thế giới, coi người khác như là những công cụ thuần túy cho ý muốn thống trị của mình. Nghĩ lại đến nguồn gốc xứ Genoa xa xôi của mình, David tưởng tượng ra một mối quan hệ huyết thống với nhà độc tài, người dạo chơi lúc bình minh trên những bãi chiến trường, ngắm nhìn hàng nghìn cơ thể người bị cắt chặt và moi móc, hững hờ nhận xét: “Ờ... một đêm ở Paris sẽ tập hợp tất cả những cái đó.”

Trong vài tháng, David và một số thành viên khác ngày càng lấn sâu hơn vào sự tàn bạo và khủng khiếp. Ðôi khi chúng quay phim cảnh tàn sát của mình sau khi đã đeo mặt nạ; một trong số những kẻ tham gia là nhà sản xuất trong ngành công nghệ vidéo, có thể sao chép thoải mái. Một snuff movie [14] chất lượng có thể đòi được giá cực cao, khoảng hai mươi nghìn đô la một bản. Một tối, được mời đến một cuộc làm tình tập thể ở nhà một người bạn luật sư, David nhận ra một trong những bộ phim có mình đóng được chiếu trên một chiếc vô tuyến trong một phòng ngủ. Trong cuốn băng đó, quay một tháng trước, hắn cắt một cái dương vật đàn ông thành nhiều mảnh. Hết sức bị kích thích, hắn kéo đến mình một con bé mười hai tuổi, một đứa bạn của con gái người chủ nhà, và bắt nó đứng dán người trước chỗ của mình. Ðứa con gái bị lột quần áo, rồi bắt đầu thổi kèn cho hắn. Trên màn hình, hắn đang đưa cái dao lại gần, liếc nhẹ trên đùi một người đàn ông trạc bốn mươi tuổi; ông ta bị trói chặt, tay trói cánh khuỷu, hét lên vì kinh hoàng. David phóng tinh vào miệng đứa con gái vào lúc lưỡi dao cắt rời cái dương vật; hắn tóm lấy tóc đứa bé gái, lật mạnh đầu nó ra sau và bắt nó nhìn cảnh quay dài cố định lên mẩu thịt đang phun máu.

Những nhân chứng nói về David dừng lại ở đó. Cảnh sát đã tình cờ can thiệp vào mê lộ một cuốn băng tra tấn, nhưng có lẽ David đã được báo trước, hắn vừa kịp trốn thoát. Daniel Macmillan xuất phát từ đó để rút ra thuyết của mình. Ðiều ông ta dựng lên một cách rõ ràng trong cuốn sách của mình, đó là những kẻ theo Sa tăng không tin vào Chúa lẫn Sa tăng, cũng không tin vào một lực lượng siêu nhiên nào hết; mặt khác sự báng bổ chỉ can thiệp vào các cuộc lễ như một thành phần tình dục nhỏ bé, mà phần lớn nhanh chóng mất biến đi. Quả thật tất cả bọn họ đều, giống như bậc thầy của mình, hầu tước de Sade, là những kẻ duy vật chủ nghĩa tuyệt đối, những kẻ ưa khoái lạc kiếm tìm những cảm giác chơi vơi ngày càng tàn bạo hơn. Theo Daniel Macmillan, sự hủy diệt dần dần các giá trị đạo đức trong những năm sáu mươi, bảy mươi, tám mươi rồi chín mươi là một tiến trình lô gích và không thể đảo ngược. Sau khi đã thỏa mãn hết cả dục tính, rất bình thường khi các cá nhân được giải thoát khỏi những ràng buộc về đạo đức thông thường sẽ hướng về những khoái cảm mang nhiều tính tàn bạo hơn; hai thế kỷ trước, Sade đã đi theo một lộ trình tương tự. Theo nghĩa đó, những kẻ giết người hàng loạt những năm chín mươi chỉ là những đứa con hoang của các hippie của những năm sáu mươi; người ta có thể tìm thấy tổ tiên chung của bọn họ chính là các nhà hoạt động thành Viên những năm năm mươi. Dưới vỏ bọc biểu diễn nghệ thuật, các nhà hoạt động thành Viên như Nitsch, Muehl hay Schwarzkogler [15] đã tổ chức những cuộc tàn sát súc vật trước đông người; trước một đám đông những người đần độn bọn họ đã nhổ, dạng các bộ phận và phổi phèo, bọn họ đã thò tay vào trong da và trong máu, đẩy nỗi đau đớn của những con thú vô tội đến những giới hạn tận cùng - vậy mà cũng có quay phim chụp ảnh cuộc tàn sát đó để đăng lên những tài liệu bày ở một triển lãm nghệ thuật. Người ta có thể thấy cái ý chí kiểu Dyonidos về tự do thú tính và cái ác này, được khởi đầu từ các nhà hoạt động thành Viên, kéo dài suốt những thập kỷ sau đó. Theo Daniel Macmillan, sự hỗn loạn chợt đến với các nền văn minh phương Tây sau năm 1945 không khác gì hơn là một sự trở lại với thờ phụng tàn bạo sức mạnh, một sự từ chối các quy tắc trần tục từng được từ từ xây dựng nhân danh đạo đức và luật pháp. Các nhà hoạt động thành Viên, các beatnik, hippie và giết người hàng loạt gặp nhau ở chỗ tất cả đều là những kẻ trụy lạc toàn phần, ở chỗ bọn họ đều coi trọng khẳng định toàn bộ chủ quyền cá nhân đối diện với toàn bộ các chuẩn mực của xã hội, với tất cả những giả dối mà đạo đức, tình cảm, công lý và tình thương, theo họ, đã dựng nên. Theo nghĩa đó, Charles Manson hoàn toàn không phải là một lệch lạc quái quỷ của phong trào hippie, mà là cái đích lô gích của nó; và David di Meola chỉ là công cụ kéo dài và đưa vào thực tiễn các giá trị của giải phóng cá nhân do bố hắn đưa ra. Macmillan thuộc về đảng bảo thủ, và một số lời đả kích của ông chống lại tự do cá nhân khiến ngay trong nội bộ của đảng ông một số người cũng phải nghiến răng tức giận; nhưng cuốn sách của ông có một tác động đáng kể. Kiếm được khá tiền nhờ quyển sách, ông đã dành toàn bộ thời gian lao vào chính trị; năm sau đó, ông trúng cử Hạ viện.»

Bruno im lặng. Cốc cà phê của anh đã cạn từ lâu, đã bốn giờ sáng và trong phòng không có nhà hoạt động thành Viên nào hết. Thực tế thì Hermann Nitsch đang thu lu trong một nhà tù nước áo vì tội hiếp dâm trẻ vị thành niên. Người đàn ông đó đã quá sáu mươi tuổi, người ta có thể mong ông ta sắp chết; cũng vậy, một nguồn ác sẽ được loại trừ khỏi thế giới. Không có lý do nào để bực mình về chuyện này hết cả. Giờ tất cả đã yên ổn rồi; một người hầu bàn đơn độc đi lại giữa các hàng bàn ghế. Lúc này họ là những người khách duy nhất, nhưng quán mở cửa 24 trên 24, điều đó được viết ở trước cửa hàng, được nhắc lại trên các tờ thực đơn, đó thực sự là một bắt buộc đã được giao ước. “Bọn họ sẽ gây rối đây, cái bọn pê đê ấy”, Bruno quan sát một cách máy móc. Một đời người trong các xã hội hiện nay của chúng ta cần thiết trải qua một hay nhiều giai đoạn khủng hoảng, chủ yếu về mặt cá nhân. Do đó việc tại trung tâm một thủ đô lớn của châu Âu có thể vào ít nhất một cửa hàng mở cửa suốt đêm là cũng bình thường. Anh gọi một đĩa bavarois với dâu tây và hai cốc rượu kirsch. Christiane chăm chú lắng nghe câu chuyện của anh; sự im lặng của cô có cái gì đó đau đớn. Giờ đây phải quay trở lại những lạc thú thông thường.

[8] Choucroute: một đặc sản của vùng Alsace.
[9] Paul Valéry (1871 - 1945), nhà thơ Pháp.
[10] Beatnik: phong trào nổi loạn chống xã hội của giới trẻ những năm 1950, với những người phát ngôn nổi tiếng như Allen Ginsberg và Jack Kerouac.
[11] Antéchrist: phản-Chúa hay Chúa giả, khái niệm trong Thiên chúa giáo chỉ những gì đối lập với Jesus.
[12] Charles Manson: tên giết người hàng loạt, con quái vật ghê gớm nhất mà phong trào hippie sản sinh.
[13] Mick Jagger: ca sĩ trụ cột của ban nhạc huyền thoại Rolling Stones.
[14] Tiếng Anh trong nguyên văn, chỉ loại phim pha trộn tình dục và bạo lực, thường do chính kẻ thực hiện quay lại, là món hàng cấm nhiều khi rất đắt tiền.
[15] Nitsch, Muehl, Schwarzkogler: những kẻ chuyên tổ chức các buổi giết súc vật, lấy máu me làm trò tiêu khiển.


*lảm nhảm* cuối cùng mình đã rinh được học bổng roài
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
 Tác giả| Đăng lúc 29-5-2015 07:52:30 | Chỉ xem của tác giả
16.
Cho một mỹ học của sự tự nguyện

“Ngay khi bình minh ló rạng, những cô gái trẻ sẽ đi hái hoa hồng. Một luồng gió của trí tuệ thổi qua những thung nhỏ, những thủ đô, làm chấn động trí tuệ của những nhà thơ nhiệt thành nhất, làm rơi xuống những tấm bảo vệ của chiếc nôi, của những vương miện cho tuổi trẻ, của những niềm tin bất tử của những người già.”
(Lautréamont - Poésies II)

Những cá nhân mà Bruno từng có dịp lui tới trong đời mình phần lớn đều đắm mình trong sự tìm kiếm khoái lạc - cần hiểu là khái niệm khoái lạc đó bao hàm cả sự tự yêu mình, liên hệ chặt chẽ với sự đánh giá hoặc ngưỡng mộ của người khác. Vì thế có nhiều chiến lược khác nhau đã được sử dụng, được đánh giá theo những đời người.

Tuy nhiên cũng có ngoại lệ trong trường hợp người em cùng mẹ khác cha của anh; thậm chí khái niệm khoái cảm còn khó mà gắn liền với con người anh ta được; nhưng, nói thực lòng, Michel say mê một cái gì đó không? Một cử động cứng nhắc lặp đi lặp lại nhấn mãi vào sự vắng mặt của sự cọ xát hay ngoại lực. Ðược tổ chức một cách duy lý, xét về mặt xã hội nằm ở điểm trung chuyển của các giống loài cao cấp hơn, cuộc đời người em trai của anh cho đến giờ dường như được hoàn thành không cần đến cọ xát. Có thể là những cuộc đấu tranh về sự ảnh hưởng mờ tối và khủng khiếp đang diễn ra trong cái khung đóng kín của các nhà nghiên cứu lý sinh phân tử; tuy vậy Bruno cũng nghi ngờ vào điều đó.

«Anh có cách nhìn đời thật u tối...», Christiane nói, kết thúc một sự lặng im đã bắt đầu trở nên nặng nề. “Theo kiểu Nietzsche», Bruno chỉnh lại. «Ðúng hơn là theo kiểu Nietzsche một cách hạ đẳng, anh tự thấy không cần phải nói thêm như vậy. Anh sẽ đọc em nghe một bài thơ.” Anh rút từ trong túi ra một cuốn sổ và ngâm những vần thơ sau đây:

Vẫn chuyện tầm phào xưa cũ ấy
Vẫn liên tục trở lại
Anh ăn những cốc kem dâu
Ở thềm Zarathoustra [16]

“Em biết phải làm gì rồi”, cô nói sau một lúc im lặng nữa. “Chúng ta sẽ đi làm tình tập thể ở Cap d’Agde, tại khu thiên nhiên. Có các cô y tá người Hà Lan, viên chức người Ðức, tất cả đều rất nghiêm chỉnh, trưởng giả, theo kiểu các nước Bắc Âu hay Benelux. Tại sao không làm tình tập thể cả với cảnh sát Luxembourg nữa?”

“Anh đã hết mấy tuần nghỉ phép rồi.”

“Em cũng thế, thứ Ba sẽ tựu trường; nhưng em vẫn còn cần đi nghỉ nữa. Em chán dạy rồi, bọn trẻ con là lũ ngu ngốc. Cả anh cũng cần đi nghỉ, anh cần được giải trí, với thật nhiều phụ nữ khác nhau. Ðiều đó là có thể. Em nghĩ anh không tin, nhưng em khẳng định với anh: điều đó là có thể. Em có một người bạn làm bác sĩ, anh ấy sẽ làm cho chúng ta giấy chứng nhận ốm.”

Họ đến ga Agde vào sáng thứ Hai, đi một chiếc taxi đến bãi tắm tiên. Christiane có rất ít đồ đạc, cô không có thời gian quay về Noyon. “Em phải gửi tiền cho con mới được”, cô nói. “Nó khinh bỉ em, nhưng em còn bị bắt buộc chu cấp cho nó vài năm nữa. Em chỉ sợ nó trở nên dữ tợn. Thực sự nó hay chơi với mấy thằng nguy hiểm lắm, Hồi giáo, nazi... Nếu nó tự giết mình khi đi mô tô em sẽ đau khổ đấy, nhưng em tin mình sẽ cảm thấy tự do hơn.”

Ðã là tháng Chín, họ dễ dàng tìm được nhà trọ. Khu thiên nhiên của Cap d’Agde, được chia thành năm khu nhà được xây dựng trong những năm bảy mươi và đầu những năm tám mươi, có đến mười nghìn giường, kỷ lục thế giới. Căn hộ của họ, diện tích 22 m2, gồm có một phòng ngủ kiêm phòng khách có một chiếc đi văng - giường ngủ, một bếp, hai giường cá nhân đặt cạnh nhau, một phòng tắm, một nhà vệ sinh tách biệt và một ban công. Nó đủ chỗ cho bốn người - thường xuyên nhất là một gia đình và hai đứa con. Ngay lập tức họ cảm thấy hết sức tuyệt vời. Hướng về phương Tây, cái ban công nhìn xuống bến cảng tươi vui và cho phép vừa uống rượu vừa ngắm nhìn những tia nắng mặt trời cuối cùng trong ngày.

Bến tự nhiên Cap d’Agde có ba trung tâm thương mại, một sân golf mini và một chỗ cho thuê xe đạp, nó được coi là một trong những nơi hàng đầu thu hút những người nghỉ hè với những thú vui cơ bản nhất của bãi biển cũng như của tình dục. Rõ ràng nó tạo nên địa điểm từ một lời đề nghị mang tính xã hội học đặc biệt, và lại càng đáng ngạc nhiên vì dường như nó ở bên ngoài toàn bộ những quy tắc cứng nhắc, chỉ dựa trên nền tảng cơ bản của những ý tưởng cá nhân trùng hợp với nhau. Ít nhất đó là những khái niệm mà Bruno bắt đầu một bài báo trong đó anh tổng hợp hai tuần nghỉ ngơi ở đó, đặt tên là “NHỮNG ÐỤN CÁT CỦA BÃI BIỂN MARSEILLAN: CHO MỘT MỸ HỌC MỚI VỀ SỰ TỰ NGUYỆN.” Bài báo này sẽ bị tờ tạp chí Esprit từ chối đăng một cách đúng đắn.
“Ðiều đầu tiên gây ấn tượng ở Cap d’Agde”, Bruno viết, “là sự cộng hưởng của những nơi tiêu thụ tầm thường, hoàn toàn tương tự với những gì người ta vẫn gặp tại các bãi biển ở châu Âu, với những ngành thương mại khác bề ngoài hướng về sự tự do tình dục. Chẳng hạn thật đáng ngạc nhiên khi thấy nằm sát nhau một tiệm bán bánh mì, một siêu thị nhỏ và một cửa hàng quần áo chủ yếu bày những chiếc micro-jupe mỏng tang, quần áo lót bằng latex và váy được may cốt để trưng bày vú và mông. Cũng thật ngạc nhiên khi thấy phụ nữ và các cặp nam nữ, có con cái hoặc không, đi lại trong trong ánh nắng, dạo chơi không một chút phiền hà giữa các cửa hàng khác nhau này. Cuối cùng người ta còn ngạc nhiên khi thấy những quầy bán báo có ở bãi biển bày, bên cạnh những số báo ngày và tạp chí thông thường, một số lượng cực kỳ lớn những tạp chí trao đổi tình dục và khiêu dâm, cũng như các dụng cụ tình dục khác nhau, tất cả đều không gợi nên ở bất kỳ người tiêu dùng nào xúc động mảy may.

Các trung tâm nghỉ hè chính thống theo cách cổ điển thường tự phân chia theo một trục đi từ phong cách “gia đình” (Mini Club, Kid’s Club, sưởi ấm - bú sữa, bàn quấn tã) đến phong cách “trẻ trung” (thể thao trượt, dạ hội nhảy nhót cho những người ngủ muộn, cấm trẻ em dưới 12 tuổi). Nhờ có sự đông đảo của các gia đình, nhờ tầm quan trọng của các khoái cảm tình dục tách biệt hẳn với hoàn cảnh thông thường của sự “ve vãn”, trung tâm tự nhiên Cap d’Agde gần như thoát hẳn khỏi hai sự lựa chọn đó. Nó cũng chia ra như vậy, điều khiến khách phải ngạc nhiên, các trung tâm tự nhiên truyền thống. Trên thực tế chúng nhấn mạnh khái niệm “an toàn” của việc khỏa thân, loại trừ toàn bộ biểu hiện tình dục trực tiếp; ở đó các bữa ăn sinh học được tôn vinh, thuốc lá nhìn chung bị cấm. Thường thì bằng tâm lý của nhà sinh thái, những người tham gia thấy lại xung quanh mình những hoạt động như là yoga, tranh vẽ trên lụa, tập thể dục theo lối phương Ðông; họ tự nguyện làm quen với việc ăn ở rất cơ bản giữa một khung cảnh hoang sơ. Ðổi lại những căn hộ cho thuê ở Cap đáp ứng rất tốt các tiêu chuẩn tiện nghi chuẩn mực của các địa điểm nghỉ hè; ở đây thiên nhiên là cái cốt yếu với các bãi cỏ và những đám hoa. Theo lối cổ điển, những cửa hàng bán pizza được đặt cạnh hàng ăn bán đồ thủy sản, khoai tây chiên và kem. Ngay bản thân sự trần truồng, nếu người ta dám nói ra, cũng mang một màu sắc khác hẳn. ở một trung tâm tự nhiên truyền thống, điều này là bắt buộc mỗi khi điều kiện thời tiết cho phép; sự bắt buộc này được theo dõi một cách nghiêm ngặt, và được đi kèm với một sự phản đối mạnh mẽ đối với mọi ý đồ săm soi. Ngược lại, ở Cap d’Agde, mọi người sống hiền hòa, trong các siêu thị cũng như trong các quán bar, những trang phục cực kỳ khác nhau, đi từ sự khỏa thân hoàn toàn cho đến kiểu ăn mặc truyền thống, đi ngang qua những trang phục theo hướng vô cùng gợi tình (minijupe bằng vải lưới, áo lót, bốt cao ngang đùi). Sự săm soi ở đó được ngầm đồng tình; rất nhiều phụ nữ thậm chí còn khiến sự ngắm nhìn này trở nên thân tình hơn bằng cách cạo sạch lông, điều này khiến việc kiểm tra âm đạo và những cái môi rộng trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những cái đó tạo ra, ngay cả khi người ta không tham gia các hoạt động điển hình của trung tâm, một không khí rất khác biệt, xa với không khí dục tình và tự kỷ của các sàn nhảy kiểu ý cũng như với cái không khí “ám muội” đặc trưng cho các khu phố nóng bỏng của các thành phố lớn. Tóm lại đây là một bãi tắm theo kiểu cổ điển, chỉn chu, nhưng các khoái cảm tình dục cũng chiếm một vị trí quan trọng và được chấp nhận ở nơi này. Thật hấp dẫn khi nhận ra ở đây điều gì đó như là một không khí tình dục “xã hội - dân chủ”, cũng như sự viếng thăm thường xuyên của người nước ngoài, rất nhiều, và chủ yếu người Ðức, và với phần đông không kém những người Hà Lan và Bắc Âu.”

Ngay ngày thứ hai, Bruno và Christiane đã làm quen một đôi nam nữ trên bãi biển, Rudi và Hannelore, cô vợ hướng dẫn họ hiểu hơn về cách vận hành chung của nơi này. Rudi là kỹ thuật viên trong một trạm hướng dẫn vệ tinh, chủ yếu quản lý định vị địa lý vệ tinh viễn thông Astra; Hannelore làm việc trong một cửa hàng sách lớn ở Hambourg. Quen thuộc với Cap d’Agde từ khoảng chục năm nay, họ đã có hai đứa con nhỏ, nhưng năm nay họ đã để chúng lại cho bố mẹ Hannelore trông để đi nghỉ một tuần với nhau. Tối hôm đó, cả bốn người ăn tối trong một quán ăn cá có món xúp cá ngon tuyệt. Sau đó họ về nhà cặp vợ chồng người Ðức. Bruno và Rudi lần lượt đi vào Hannelore, trong khi người vợ liếm bộ phận sinh dục cho Christiane; rồi họ đổi vị trí của hai người đàn bà. Sau đó Hannelore liếm mút cho Bruno. Cô có một cơ thể rất đẹp, màu mỡ nhưng rất chắc, rõ ràng được gìn giữ bởi việc tập thể thao. Ngoài ra, cô thổi kèn rất tinh tế; rất bị kích thích bởi chuyện đó, thật không may Bruno xuất tinh hơi sớm. Rudi, nhiều kinh nghiệm hơn, giữ được đến tận hai mươi phút trong khi Hannelore và Christiane cùng thổi kèn cho anh, thân thiện chạm lưỡi nhau trên hai tinh hoàn của anh. Hannelore đề nghị uống một cốc kirsch để kết thúc tối vui.

Hai sàn nhảy cho các đôi nhân tình nằm ở trung tâm trên thực tế đóng vai trò rất hạn chế trong cuộc sống phóng đãng của cặp vợ chồng người Ðức. Cléopâtre và Absolu chịu đựng sự cạnh tranh nặng nề của Extasia, nằm bên ngoài chu vi của khu tự nhiên, trên lãnh thổ chung của Marseillan: có những trang thiết bị đầy ấn tượng (black room, peep room [17], bể bơi nước nóng, bồn tắm massage, và mới nhất là mirror room đẹp nhất vùng Languedoc-Roussillon), Extasia, còn xa mới ngủ quên trên những vinh quang giành được ngay từ đầu những năm bảy mươi, còn được phục vụ bởi một đám đông vui vẻ, đã biết cách gìn giữ được danh tiếng “hộp đêm huyền bí” của mình. Tuy vậy Hannelore và Rudi đề xuất với họ đến Cléopâtre tối hôm sau. Nhỏ hơn, đặc trưng bởi một bầu không khí vui nhộn và nồng nhiệt, theo họ Cléopâtre tạo nên một điểm khởi đầu lý tưởng cho một cặp nhân tình mới, và nó thực sự nằm ở chính giữa khu: dịp để uống một cốc giữa những người bạn, sau bữa ăn; với phụ nữ đây cũng là dịp được ở trong một bầu không khí dễ mến của các trang phục gợi tình mới mua đó.

Rudi lại chuyền vòng quanh chai rượu kirsch. Không ai trong số bốn người mặc lại quần áo. Bruno vui mừng nhận ra anh lại bắt đầu cương cứng, chỉ nửa giờ sau khi đã phóng tinh vào miệng Hannelore; anh giải thích điều đó bằng vài câu tràn ngập một sự nhiệt tình ngây thơ. Rất cảm động, Christiane bắt đầu thủ dâm cho anh, dưới ánh mắt nhìn vui vẻ của những người bạn mới. Cuối cùng Hannelore chui vào giữa hai đùi anh và liếm dương vật anh bằng những nhát nhanh, trong khi Christiane tiếp tục vuốt ve. Hơi bị kích thích, Rudi máy móc nhắc đi nhắc lại “Gut... gut...” [18] Họ chia tay nhau, hơi say sưa, nhưng ở tâm trạng tuyệt vời. Bruno nói với Christiane tất cả bọn họ gợi anh nhớ tới quyển truyện tranh Hội Năm người bạn, rằng cô giống hệt những gì anh vẫn tưởng tượng về Claude; chỉ còn thiếu con chó Dago trung thành.

Buổi chiều ngày hôm sau, họ cùng nhau đi ra bãi biển. Trời rất đẹp và nóng, điều hiếm thấy vào tháng Chín. Thật thoải mái, Bruno tự nhủ, được đi cả bốn người với nhau, trần truồng, dọc theo bờ nước. Thật là thoải mái biết được rằng không còn có bất đồng nào nữa, rằng các vấn đề tình dục đã được giải quyết xong xuôi; thật là thoải mái được biết rằng là mỗi người sẽ cố gắng, trong phạm vi khả năng của mình, đem lại khoái cảm cho người khác.

Trải dài hơn ba cây số, bãi biển thiên nhiên của Cap d’Agde thoải nhẹ xuống, điều này cho phép tắm không lo nguy hiểm, kể cả đối với trẻ em. Ðoạn dài nhất được dành riêng cho các gia đình và cho các trò chơi thể thao (thuyền buồm, cầu lông, diều). Các đôi nhân tình được ngầm chấp nhận, Rudi giải thích, đi tìm kiếm một kinh nghiệm phóng túng ở phần phía Ðông của bãi biển, ở bên ngoài quầy rượu của Marseillan một chút. Những đụn cát, được củng cố bởi những dãy cột, khiến nơi này hơi nhô ra. Khi ở đỉnh của độ chênh này người ta thấy một bên là bãi biển, chạy thoải dần xuống, bên kia là vùng hiểm trở hơn gồm những đụn cát và những đoạn phẳng, đây đó có những bụi sồi xanh. Chúng được trồng ở phía bãi biển, ngay ở dưới đoạn mô cát nhô ra. Khoảng hai trăm cặp nhân tình đang tập trung ở đó trong một khoảng không gian khá hẹp. Một vài người đàn ông đơn độc ngồi giữa các đôi; những người khác đi xuôi các đụn cát, nhìn đây đó theo cả hai hướng.

“Trong hai tuần ở đó, chiều nào chúng tôi cũng đến bãi biển này”, Bruno tiếp tục bài báo của mình. “Tất nhiên ai cũng chết, hướng đến cái chết, và nghiêm khắc với những khoái cảm của con người. Bỏ bớt vị thế cực đoan quá đà này, các đụn cát của Bãi biển Marseillan tạo nên - đó là điều tôi rất muốn chỉ ra - địa điểm thích hợp cho một đề xuất mang tính nhân đạo, hướng đến tối đa hóa khoái cảm của mỗi người mà không kéo theo đau đớn về tinh thần ở bất kỳ ai. Sự hưởng thụ về mặt tình dục (thứ nhanh qua nhất mà con người từng biết đến) chủ yếu dựa trên xúc giác, đặc biệt sự kích thích của những vùng biểu bì đặc biệt, phủ lên các kích thích tố Krause, chính bản thân chúng lại có liên quan đến những nơ ron có khả năng tạo nên trong vùng mu một sự giải phóng endorphin mạnh mẽ. Ðặt bên cạnh cái hệ thống đơn giản này trong lớp vỏ não, nhờ vào sự tiếp diễn của các thế hệ văn hóa, một cấu trúc trí óc giàu có hơn gọi đến những cơn cuồng và (chủ yếu ở phụ nữ), đến tình yêu. Những đụn cát của Bãi biển Marseillan - ít nhất theo giả thuyết của tôi - không thể bị coi là nơi để xả ra một cách lung tung những cơn cuồng, mà ngược lại như một cách để cân bằng hóa các hoạt động tình dục, như là sự trợ giúp về mặt địa lý của một định hướng quay về với cái bình thường - về cơ bản là trên cơ sở một nguyên tắc tự nguyện. Nói một cách cụ thể, mỗi người trong các đôi nhân tình tập hợp ở khoảng không gian chia cắt đường nối của các đụn cát với mép nước có thể khởi đầu những sờ soạng mang tính tình dục ngay ở chỗ đông người; thường thì là người đàn bà thủ dâm hay liếm người đàn ông của mình, và thường thì người đàn ông cũng làm vậy với cô ta. Các đôi bên cạnh quan sát chăm chú những vuốt ve đó, lại gần để nhìn rõ hơn, và dần dần bắt chước theo gương họ. Kể từ đôi đầu tiên sẽ lan ra rất nhanh trên bãi biển một làn sóng những vuốt ve và sự trưng bày kích thích khó tả. Sự điên cuồng về tình dục tăng lên, rất nhiều đôi lại gần để sờ nhau trong nhóm; nhưng, rất quan trọng cần để ý, mỗi sự sáp lại gần trước đó đều đã phải có sự đồng thuận, thường thì rất dễ thấy. Khi một người đàn bà muốn thoát khỏi một sự ve vuốt mà cô ta không muốn, cô ta chỉ cần ra một cử chỉ bằng đầu đơn giản - ngay lập tức người đàn ông phải có những cử chỉ xin lỗi mang tính lễ nghi và gần như hài hước.

Sự đúng đắn cực điểm của những người đàn ông tham gia còn đáng kinh ngạc hơn khi chúng ta chu du vào bên trong sâu hơn, vượt qua ranh giới của những đụn cát. Quả thật, vùng đất này từ lâu nay được dành cho những người gang bang nghiệp dư và phần đông là nam. Mầm khởi phát của nó ở đây cũng là một đôi vuốt ve nhau hết sức thân mật - thường xuyên là liếm mút. Rất nhanh chóng, hai người này sẽ thấy xung quanh mình tập hợp khoảng mười hay hai mươi người đàn ông đơn độc. Ngồi, đứng hay chồm hỗm trên gót chân, những người đàn ông này vừa xem cảnh ân ái vừa thủ dâm. Ðôi khi mọi việc chỉ dừng lại ở đó, cặp tình nhân quay trở lại với sự gắn kết đầu tiên của mình và những người xem dần dần tản đi. Ðôi khi, theo một cử chỉ mời chào bằng tay, người đàn bà cho thấy cô ta muốn thủ dâm, thổi kèn hay được những người đàn ông khác đi vào mình. Khi đó họ sẽ xếp hàng, không chen lấn gì nhiều lắm. Khi muốn dừng lại, cô ta cũng chỉ cần làm một cử chỉ nhỏ. Không ai nói một lời; người ta nghe rõ tiếng gió rít giữa những đụn cát, uốn cong những đám cỏ. Ðôi khi gió đổ xuống; sự im lặng khi đó là hoàn toàn, chỉ bị gián đoạn bởi những tiếng rên rỉ khoái cảm.

Ở đây vấn đề hoàn toàn không phải là miêu tả bãi tắm thiên nhiên ở Cap d’Adge dưới góc độ thi vị hóa theo lối phalanstère [19] của Fourier. Ở Cap d’Adge cũng như ở nơi khác một người phụ nữ có cơ thể trẻ trung và hài hòa, một người đàn ông hấp dẫn và nam tính sẽ thấy bu xung quanh mình những lời đề nghị phỉnh nịnh. Ở Cap d’Adge cũng như ở những nơi khác một cá nhân béo bệo, già lão hay nhăn nhúm sẽ bị kết tội phải thủ dâm - cái đó thường thì bị cấm ở những nơi công cộng, ở đây sẽ được nhìn nhận với một thái độ thương tình thân ái. Dù sao điều làm người ta ngạc nhiên vẫn là các hoạt động tình dục đa dạng đến thế, gây kích thích mạnh hơn nhiều so với những gì được thấy trong những bộ phim khiêu dâm, có thể diễn ra mà không tạo ra chút bạo lực nào, thậm chí không hề thiếu lịch lãm. Trở lại với khái niệm “tình dục học xã hội - dân chủ”, về phần mình tôi có khuynh hướng thấy ở đó một sự áp dụng hiếm thấy của cùng những giá trị kỷ luật và tôn trọng vẫn thường thấy ở người Ðức đã cho phép họ tiến hành hai cuộc thế chiến đẫm máu khủng khiếp cho một thế hệ chuyển tiếp trước khi xây dựng lại, giữa một đất nước đổ nát, một nền kinh tế mạnh hướng ra xuất khẩu. Về khía cạnh này sẽ là rất thú vị khi xem xét những đề xuất mang tính xã hội học được tiến hành ở Cap d’Adge của những người đến từ đất nước nơi cũng những giá trị văn hóa đó theo truyền thống được coi trọng (Nhật Bản, Hàn Quốc). Thái độ tôn trọng và hợp pháp này, đảm bảo với tất cả, nếu nó đầy những điều khoản của hợp đồng, những khoảnh khắc rất nhiều của khoái cảm hiền lành, dù sao dường như cũng có một quyền lực định hướng mạnh mẽ, bởi vì nó được ấn định không chút khó khăn, và điều đó nằm bên ngoài mọi mã hiển thị, với những yếu tố thiểu số có ở bãi tắm (những chàng trai Languedoc, những người Ả rập thoái hóa, người Ý từ Rimini).”
Bruno ngắt bài báo tại đó sau một tuần nghỉ. Ðiều còn lại để nói dịu dàng hơn, tinh tế hơn và ít chắc chắn hơn. Họ có thói quen, sau những buổi chiều trên bãi biển, trở về uống rượu khai vị vào quãng bảy giờ. Anh uống một cốc Campari, Christiane thường uống một cốc Martini trắng. Anh quan sát những cử động của mặt trời trên lớp vữa tường trắng ở bên trong, hơi hồng lên ở bên ngoài. Anh thích ngắm Christiane khỏa thân đi lại trong căn hộ tìm đá và ô liu. Ðiều mà anh cảm thấy rất lạ, rất rất lạ: anh thở dễ hơn, nhiều khi anh không suy nghĩ gì trong suốt nhiều phút, anh không sợ hãi nhiều lắm nữa. Một buổi chiều, tám ngày sau khi họ đến đây, anh nói với Christiane: “Anh tin là anh đang hạnh phúc.” Cô dừng ngay lại, tay xoắn vào khay đựng đá, thở ra một tiếng rất dài. Anh nói tiếp:

“Anh muốn sống với em. Anh có cảm giác là điều đó là đủ, rằng chúng ta đã quá bất hạnh như thế rồi, trong thời gian quá dài rồi. Sau này sẽ còn có bệnh tật, đau yếu và cái chết. Nhưng anh tin chúng ta có thể hạnh phúc, cùng nhau, cho đến kết cục. Dù thế nào đi nữa anh cũng muốn thử. Anh tin là anh yêu em.”
Christiane khóc. Một lúc sau, bên cạnh khay đựng những đồ ăn biển ở quán Neptune, họ thử cân nhắc thực tế. Cô có thể đến vào tất cả các cuối tuần, điều đó rất dễ; nhưng chắc chắn chuyển lên Paris sẽ rất khó khăn. Lương của Bruno không đủ để nuôi sống cả hai. Và rồi còn có đứa con trai của Christiane; vấn đề đó nữa, vẫn phải đợi. Nhưng dù sao cũng có thể được; lần đầu tiên từ nhiều năm nay có điều gì đó lại có thể.

Ngày hôm sau Bruno viết một bức thư ngắn và đầy xúc động cho Michel. Trong đó anh tuyên bố anh đang hạnh phúc, anh tiếc là hai người đã không hiểu nhau được hoàn toàn. Anh chúc em trai, trong khuôn khổ có thể, có được một hình thức hạnh phúc nào đó. Anh ký tên: “Anh trai của em, Bruno.”


[16] Lấy từ tên tác phẩm nổi tiếng của triết gia Nietzsche: Zarathoustra đã nói thế.
[17] Tiếng Anh, chỉ các phòng dành cho hoạt động tình dục công cộng.
[18] Tiếng Ðức trong nguyên văn: Tốt… tốt…
[19] Phalanstère: tên của loại hình xã hội không tưởng do Charles Fournier (1772 - 1837) đề ra.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
 Tác giả| Đăng lúc 1-6-2015 21:09:30 | Chỉ xem của tác giả
Chương 8

17.
Bức thư đến tay Michel ngay trong cơn khủng hoảng mất tinh thần về mặt lý thuyết. Theo giả thuyết của Margenau, người ta có thể đồng nhất ý thức cá nhân với một trường các khả năng trong một không gian của Fock, được định nghĩa như là tập hợp các không gian của Hilbert. Về nguyên tắc không gian này có thể được xây dựng từ các sự kiện điện tử cơ bản xảy ra ở mức vi điểm của các khớp thần kinh. Thông thường khi đó xảy ra hiện tượng giống với một sự biến dạng co dãn của trường, hành động tự do với một sự chia cắt: nhưng ở tô pô nào? Không thể có chuyện tô pô tự nhiên của các không gian Hilbert cho phép nhận ra sự xuất hiện của hành động tự do; ngày nay thậm chí cũng chưa thể đặt ra vấn đề đó, trừ phi bằng những khái niệm mang tính ẩn dụ rất cao. Tuy nhiên, Michel chắc rằng một khung khái niệm mới sẽ rất cần thiết. Tất cả các buổi tối, trước khi tắt chiếc máy tính nhỏ xíu, anh lao vào một cuộc tìm kiếm trên Internet các kết quả nghiên cứu liên quan đến thần kinh xuất bản trong ngày. Sáng hôm sau anh đọc chúng, nhận ra rằng khắp nơi trên thế giới, các trung tâm nghiên cứu dường như ngày càng tiến lên trong mù quáng, trong một thứ chủ nghĩa kinh nghiệm không mang ý nghĩa nào hết. Không một kết quả nào cho phép tiến tới một kết luận dù là nhỏ nhất, thậm chí không thể tạo ra được một chút giả thuyết lý thuyết nào. ý thức cá nhân đột nhiên xuất hiện, không lý do cụ thể, giữa các giống loài sinh vật; rõ ràng nó đi trước rất nhiều ngôn ngữ. Với thuyết mục đích không ý thức của mình những người theo chủ nghĩa Darwin như thường lệ lại đặt lên trước các lợi thế giả thiết đã được lựa chọn liên quan đến sự xuất hiện của nó, và như thường lệ cái đó lại không giải thích được gì hết, đó chỉ là một sự xây dựng lại mang tính thần bí và duyên dáng nào đó; nhưng ở đây nguyên tắc do con người không còn được thuyết phục lắm nữa. Thế giới đã được cung cấp một cái nhìn có khả năng quan sát nó, một bộ não có khả năng hiểu được nó; phải, thế thì sao? Ðiều này không giúp gì để hiểu hiện tượng cả. Một sự tự ý thức, thiếu vắng ở loài giun, có thể thấy rõ ở loài thằn lằn ít chuyên muôn hóa như là Lacerta agilis; rất có khả năng nó hàm ý sự có mặt của một hệ thống thần kinh trung ương, và còn hơn thế một chút. Cái sự một chút này vẫn còn hoàn toàn là kỳ bí; sự xuất hiện của ý thức dường như không có gì liên quan đến bất kỳ một dữ liệu nguyên tử, lý hóa hay tế bào nào; thật đáng nản.

Heisenberg có thể làm gì đây? Niels có thể làm gì đây? Nắm lấy vấn đề, suy nghĩ; dạo chơi ở nông thôn, nghe nhạc. Cái mới không bao giờ được sản sinh từ sự xếp sẵn đơn giản bên cạnh người đi trước; những thông tin mới được thêm vào những thông tin cũ như những nắm cát, được định nghĩa trước trong khuôn khổ khái niệm bị giới hạn nhiều nhất bởi trường kinh nghiệm, ngày nay chúng cần có một góc độ mới.

Ngày nóng và ngắn, trôi đi một cách buồn bã. Ðêm 15 tháng Chín, Michel mơ một giấc mơ hạnh phúc bất ngờ. Anh thấy mình ở bên cạnh một cô bé đang dạo chơi trong rừng, giữa đám bướm và hoa (khi tỉnh dậy anh nhận ra hình ảnh này, bỗng dưng trở lại sau ba mươi năm, là hình ảnh giới thiệu của “Hoàng tử Saphir”, một bộ phim truyền hình nhiều tập mà anh đã xem vào các buổi chiều Chủ nhật ở nhà bà ngoại, cái hình ảnh thật sự gây xúc động). Một lúc sau anh đã bước đi một mình, giữa một đồng cỏ mênh mông và uốn lượn, cỏ mọc rất dày. Anh không phân biệt được đường chân trời nữa, những ngọn đồi đầy cỏ dường như cứ lặp lại đến bất tận dưới bầu trời rực rỡ màu ghi sáng. Tuy thế anh vẫn cứ đi, không chút do dự, không chút vội vã; anh biết chỉ ở phía dưới vài mét một dòng sông ngầm đang chảy, và những bước chân của anh sẽ theo bản năng dẫn anh đi dọc sông. Xung quanh anh, gió thổi làm uốn lượn những ngọn cỏ.

Khi tỉnh dậy anh cảm thấy vui sướng và đầy sức sống, như thể chưa từng bao giờ như vậy kể từ hai tháng trước. Anh ra khỏi nhà, rẽ vào đại lộ Emile-Zola, bước đi giữa hai hàng cây đoạn. Anh chỉ có một mình, nhưng không vì thế mà cảm thấy khổ. Anh dừng lại ở góc phố Les Entrepreneurs. Cửa hàng Zolacolor mở cửa, những cô bán hàng người châu á ngồi sau quầy trả tiền; đã khoảng chín giờ sáng. Giữa những tòa nhà cao tầng khu Beaugrenelle, bầu trời trong sáng lạ thường; tất cả đều không có lối thoát. Có lẽ trước đây anh nên nói chuyện với người hàng xóm nhà đối diện - cô gái làm cho tạp chí Tuổi 20. Là nhân viên của một tạp chí phổ thông, biết nhiều về các sự kiện xã hội, có khả năng cô ta biết các cơ chế gia nhập thế giới; các nhân tố tâm lý hẳn cũng không xa lạ gì với cô ta; cô gái đó có lẽ sẽ dạy cho anh được nhiều điều. Anh rảo bước trở về nhà, gần như vừa đi vừa chạy, một hơi anh leo lên tầng gác nhà cô gái. Anh bấm chuông ba lần, thật lâu. Không ai trả lời. Bối rối, anh quay trở về khu nhà mình; trước thang máy, anh tự hỏi mình. Anh có bị trầm cảm không, câu hỏi đó có một ý nghĩa nào không? Từ vài năm nay các áp phích nhiều như bươm bướm trong khu, kêu gọi cảnh giác với Mặt trận quốc gia. Sự thờ ơ hoàn toàn của anh, theo một nghĩa nào đó, với câu hỏi này, tự bản thân nó đã có một ý nghĩa đáng lo ngại. Sự sáng suốt của những người trầm cảm truyền thống, thường được miêu tả như một cách giải tỏa cực đoan đối với những mối bận tâm của con người, trước hết thể hiện ở sự thiếu quan tâm đến những vấn đề quả thực ít hấp dẫn. Xét kỹ hơn, liệu có thể qua đó tưởng tượng ra một người trầm cảm biết luyến ái, còn một người trầm cảm yêu nước thì chắc chắn là không thể có.
Quay trở về nhà anh ý thức được rằng lòng tin, gốc rễ tự nhiên của dân chủ, với ý nghĩa tự do và có lý trí của các hành động con người, và đặc biệt có ý nghĩa tự do và lý trí trong những lựa chọn chính trị của cá nhân, có khả năng là kết quả của một nhầm lẫn giữa tự do và tính không thể đoán trước. Không thể tính toán trước được những khả năng của dòng nước chảy cạnh chân cầu; cũng không thể đánh giá được các tự do. Anh rót cho mình một cốc vang trắng, kéo ri đô và nằm dài ra để suy nghĩ. Các phương trình của lý thuyết hỗn loạn không có liên quan gì đến môi trường thực sự mà chúng diễn ra; khả năng đồng thời có mặt ở nhiều nơi cho phép chúng có được các ứng dụng trong thủy động lực và gen của các giống người, trong khoa dự báo thời tiết và trong xã hội học nhóm. Khả năng mô hình hóa biến dạng của chúng rất tốt, nhưng khả năng dự đoán thì gần như là con số không. Ngược lại, các phương trình của cơ học lượng tử cho phép dự đoán tập tính của các hệ thống vi vật lý với một độ chính xác hoàn hảo, và thậm chí hoàn toàn chính xác nếu bỏ qua tất cả các hy vọng trở lại được với bản thể học duy vật. Về mặt toán học, vẫn còn là quá sớm, mà chắc cũng không thể, kết hợp hai lý thuyết này. Tuy nhiên, Michel tin rằng việc tạo nên các tác nhân hấp dẫn thông qua hệ thống tiến hóa của các nơ ron và các sợi liên bào là chìa khóa giải thích các ý nghĩ và hành động của con người.
Trong khi tìm kiếm một bản phô tô các công trình mới xuất bản, anh ý thức được rằng anh đã quên không lục hòm thư từ một tuần nay. Như mọi khi, phần lớn là quảng cáo. Hãng TMR [1] có tham vọng, thông qua việc tung ra sản phẩm Costa Romantica, tạo ra một chuẩn mới trong lĩnh vực du thuyền cao cấp. Con tàu đó được miêu tả dưới các đường nét của một thiên đường trôi nổi đúng nghĩa. Ðây là cách con tàu của anh - anh chỉ chú ý đến anh - bắt đầu chạy: “Thoạt tiên bạn bước vào một sảnh đầy ánh mặt trời, dưới một đỉnh vòm vĩ đại bằng kính. Ði bằng thang máy lộ thiên, bạn sẽ lên tới boong trên. ở đó, từ cửa kính lớn của mũi tàu, bạn có thể ngắm nhìn biển như trên một màn hình khổng lồ.” Anh để tập quảng cáo sang một bên, định bụng sau sẽ nghiên cứu thêm. Trèo lên boong trên, ngắm nhìn biển dưới một tấm ngăn trong suốt, bồng bềnh hàng tuần liền dưới một bầu trời bất di bất dịch... tại sao lại không? Trong thời gian đó, Tây Âu rất có thể đã sụp đổ dưới những quả bom. Họ xuống tàu, làn da bóng mượt và rám nắng, bước lên một châu lục mới.

Trong cùng thời gian đó vẫn cứ phải sống, và có thể sống theo cách vui vẻ, thông minh và có trách nhiệm. Trong số mới nhất, tập quảng cáo Hàng mới của Monoprix nhấn mạnh hơn bao giờ hết khái niệm trách nhiệm công dân. Thêm một lần nữa, người viết bài xã luận tìm cách chống lại ý tưởng cho rằng nghệ thuật ẩm thực không có liên quan gì đến hình thức. Thông qua các loại sản phẩm, các nhãn mác, lựa chọn tỉ mỉ của mỗi mặt hàng, toàn bộ hành động của Monoprix kể từ khi thành lập đã chứng nhận một sự thật hoàn toàn ngược lại. “Tất cả mọi người đều có thể đạt được sự cân bằng, và ngay lập tức”, tác giả không ngần ngại khẳng định. Sau trang đầu nảy lửa đó, thậm chí rất dấn thân đó, phần còn lại của tập quảng cáo vui vẻ với những lời khuyên khôn ngoan, những trò chơi có tính giáo dục, “nên biết”. Michel thích thú tính toán lượng tiêu thụ calo hàng ngày của mình. Mấy tuần gần đây anh không quét nhà, cũng không là quần áo, không đi bơi, không đánh tennis, không làm tình; ba hoạt động duy nhất mà anh đánh dấu vào bảng là như sau: ngồi, nằm, ngủ. Tính toán xong, nhu cầu của anh đạt 1 750 kilô calo một ngày. Theo thư của Bruno, anh trai anh có vẻ bơi lội và làm tình rất nhiều. Anh tính toán lại với các thông số mới: nhu cầu năng lượng của Bruno lên tới 2 700 kilô calo một ngày.

Có một lá thư nữa, được gửi từ tòa thị chính Crécy-en-Brie. Vì lý do mở rộng một bến xe ô tô, sẽ phải sửa sang lại nghĩa trang và di chuyển một số ngôi mộ, trong đó có mộ của bà ngoại anh. Theo quy định, một thành viên của gia đình sẽ phải có mặt hôm chuyển di cốt. Anh có thể đến văn phòng mai táng từ mười đến mười hai giờ sáng.


[1] TMR: hãng chuyên về nghiên cứu thị trường và marketing.

** đêm nay ta lại trực đêm
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
 Tác giả| Đăng lúc 5-6-2015 20:39:03 | Chỉ xem của tác giả
18.
Gặp lại

Xe ô tô ray Crécy-la-Chapelle đã được thay thế bằng một con tàu ngoại ô. Ngay cả ngôi làng cũng đã thay đổi rất nhiều. Anh dừng lại ở quảng trường nhà ga, ngạc nhiên nhìn xung quanh. Một siêu thị lớn Casino được xây ở đại lộ Général Leclerc, ở lối ra của Crécy. Khắp nơi xung quanh anh, anh nhìn thấy những tòa nhà, những khu nhà mới.

Mọi chuyện bắt đầu từ khi mở cửa Eurodisney, nhân viên của tòa thị chính giải thích với anh và nhất là từ khi kéo dài đường RER [2] cho đến Marne-la-Vallée. Nhiều người Paris đã chọn nơi đây để đến ở; giá đất đã tăng gần ba lần, những người nông dân cuối cùng đã bán đi trang trại của mình. Bây giờ có một nhà tập thể thao, một phòng đa chức năng, hai bể bơi. Có vài vấn đề tệ nạn, nhưng cũng không nhiều hơn ở những chỗ khác.

Ði về phía nghĩa trang, lẩn giữa những ngôi nhà cũ và kênh đào còn nguyên vẹn, anh vẫn cảm thấy cái cảm giác rối bời và buồn bã mà người ta luôn cảm thấy khi trở lại chốn cũ tuổi thơ. Ði qua con đường ở chỗ bùng binh, anh thấy mình đang đứng trước cái cối xay. Cái ghế băng nơi Annabelle và anh từng thích ngồi sau khi từ lớp học đi ra vẫn còn nguyên ở đó. Những con cá bơi ngược dòng trong làn nước sẫm màu. Mặt trời chợt xé mây hiện ra chốc lát.
Người đàn ông đợi Michel gần lối vào nghĩa trang. “Ông là... - Phải.” Từ hiện dùng đại để chỉ “thợ bốc mả” là gì? Ông ta cầm trong tay một cái xẻng và một túi rác to bằng ni lông đen. Michel đi sát liền sau ông ta. “Ông không nhất thiết phải nhìn...”, ông ta lẩm bẩm, đi về phía ngôi mộ đã mở sẵn miệng.

Cái chết thật là khó hiểu, thật khó chịu với ý nghĩ con người phải khuất phục không làm gì được trước một hình ảnh chính xác. Michel đã nhìn thấy cái xác của bà mình hai mươi năm trước, anh đã ôm hôn bà lần cuối. Tuy nhiên, từ cái nhìn đầu tiên, anh đã ngạc nhiên bởi những gì anh nhìn thấy khi cải mả. Bà anh đã được chôn trong một cái quách; nhưng trong đất mới được lật lên chỉ có thể nhìn thấy được những mẩu gỗ, một tấm ván mục ruỗng, và những thứ màu trắng rất khó phân biệt. Khi anh nhận thức được những gì mình đang nhìn anh quay nhanh đầu đi, cố bắt mình nhìn theo hướng đối diện; nhưng đã muộn quá rồi. Anh đã nhìn thấy cái sọ sùi đất, với hai hố mắt trống rỗng, treo lủng lẳng những lọn tóc trắng. Anh đã nhìn thấy những đốt sống rải rác, trộn lẫn với đất. Anh đã hiểu.

Người đàn ông tiếp tục nhét phần còn lại vào túi ni lông, liếc nhìn về phía Michel đang lả đi bên cạnh. “Lúc nào cũng thế mà...» ông ta lẩm bẩm. «Họ có tự ngăn mình lại được bao giờ đâu, lúc nào cũng phải cố mà nhìn. Một cái quan tài thì làm sao vẫn thế mãi được sau hai mươi năm!” ông nói, vẻ hơi giận dữ. Michel đứng cách ông vài bước trong khi ông chuyển cái túi đến một chỗ khác. Công việc xong xuôi, người đàn ông đứng lên, lại gần anh. “Không sao chứ?” Anh gật đầu. “Ngày mai sẽ chuyển bia mộ. Anh ký giấy nhé.”

Như thế đấy. Sau hai mươi năm, như thế đấy. Những chiếc xương lẫn vào với đất, và đống tóc trắng, nhiều đến không tưởng tượng được, và vẫn còn sống. Anh nhìn thấy lại bà mình đang thêu trước vô tuyến, đang đi vào trong bếp. Như thế đấy. Ði qua trước quán bar Thể thao, anh nhận ra mình đang run. Anh bước vào, gọi một cốc rượu pastis. Khi đã ngồi xuống, anh nhận ra bên trong quán bar đã được sửa sang, không còn như trong trí nhớ của anh. Có một bàn bi a Mỹ, trò chơi điện tử, một vô tuyến phát kênh MTV. Bìa tạp chí Newlook dán trên bảng quảng cáo rút tít về những sự ngông cuồng của Zara Whites và cá mập úc khổng lồ. Anh dần rơi vào cơn mộng mị nhẹ nhàng.

Annabelle là người nhận ra anh trước. Nàng vừa trả tiền thuốc lá và đi về hướng ra thì nhìn thấy anh, đang ngồi ủ rũ trên một chiếc ghế băng. Nàng do dự vài giây rồi tiến lại gần. Anh ngẩng lên nhìn. “Bất ngờ thật...” nàng dịu dàng nói; rồi nàng ngồi xuống đối diện với anh trên chiếc ghế băng mềm. Khuôn mặt nàng vẫn còn nhẵn và thuần khiết đến khó tin, mái tóc nàng vẫn một màu vàng chói sáng; thật khó hình dung nàng đã bốn mươi tuổi, người ta cùng lắm cũng chỉ có thể nghĩ nàng hai bảy hay hai tám.

Nàng ở Crécy với những lý do tương tự với của anh. “Bố em chết cách đây một tuần”, nàng nói. “Ung thu tử cung. Thật là lâu, nặng nề - và cực kỳ đau đớn. Em ở lại thêm một chút để giúp mẹ. Còn thì bình thường em sống ở Paris - giống anh.”

Michel hạ mắt xuống, một giây phút im lặng. ở bàn bên cạnh, hai chàng trai trẻ đang nói về những cuộc tỉ thí karate.

“Em có tình cờ gặp lại Bruno, cách đây ba năm, tại một sân bay. Anh ấy bảo em là anh đang làm nghiên cứu, một người quan trọng, nổi tiếng trong ngành. Anh ấy cũng bảo em là anh chưa lấy vợ. Em thì không được rực rỡ bằng, em làm thủ thư tại một thư viện quận. Em cũng chưa lấy chồng. Em thường xuyên nghĩ đến anh. Em từng rất ghét anh vì anh không chịu trả lời thư em. Ðã hai mươi ba năm rồi mà em vẫn nghĩ đến điều đó.”

Nàng theo anh ra đến ga. Bóng tối buông xuống, đã gần sáu giờ. Họ dừng lại trên chiếc cầu bắc ngang sông Morin Lớn. Có những thứ cây mọc dưới nước, những cây dẻ và cây liễu; nước im lìm và xanh. Corot từng rất yêu cảnh trí này, và đã nhiều lần vẽ nó. Một ông già bất động trong khu vườn của mình trông giống như một con bù nhìn. “Bây giờ, chúng ta lại ở cùng một điểm, Annabelle nói. Ở cùng một khoảng cách so với cái chết.”

Nàng trèo lên bậc thềm của tầu để hôn má anh, ngay trước khi tàu chuyển bánh. “Chúng ta sẽ gặp lại nhau nhé” anh nói. Nàng trả lời: “Vâng”.

Nàng mời anh đến ăn tối vào thứ Bảy sau đó. Nàng sống trong một căn hộ nhỏ phố Legendre. Không gian được tính toán một cách cẩn thận, nhưng từ nơi đó toát lên một bầu không khí chan hòa - trần nhà và những bức tường phủ một lớp gỗ tối màu, như trong ca bin tàu thủy. “Em sống ở đây được tám năm rồi”, nàng nói. “Em chuyển nhà khi qua được kỳ thi tuyển thủ thư. Trước em làm việc cho đài TF1, ở bộ phận hợp tác sản xuất. Em chán việc đó rồi, em không thích nơi đó. Khi thay đổi việc làm em đã mất hai phần ba lương, nhưng như thế này tốt hơn. Em làm ở thư viện quận XVII, ở bộ phận sách thiếu nhi.”

Nàng đã chuẩn bị món cừu nấu cà ri và đậu Ấn Ðộ. Trong bữa ăn, Michel nói rất ít. Anh hỏi Annabelle về gia đình nàng. Anh trai cả của nàng đã nắm lấy công ty của bố mẹ. Anh đã cưới vợ, có ba người con - một trai hai gái. Thật không may công ty làm ăn không phát đạt lắm, sự cạnh tranh đã trở nên rất khốc liệt trong lĩnh vực kính chính xác, đã nhiều lần họ đã suýt phải tuyên bố phá sản; anh tự an ủi mình bằng cách uống pastis và bỏ phiếu cho Le Pen. Người em trai đã về làm việc cho bộ phận marketing của hãng Oréal; mới đây anh vừa được bổ nhiệm ở Mỹ - giám đốc marketing khu vực Bắc Mỹ; họ ít gặp được anh. Anh đã ly hôn, không có con. Hai số phận khác hẳn nhau, nhưng cũng khá gần nhau ở mặt triệu chứng.

“Em đã không có được một cuộc sống hạnh phúc”, Annabelle nói. “Em nghĩ mình đã coi tình yêu là quá quan trọng. Em dâng hiến quá dễ dàng, đàn ông bỏ rơi em ngay sau khi đã đạt được mục đích, và em phải đau khổ vì điều đó. Ðàn ông làm tình không vì họ yêu, mà chỉ bởi vì họ cảm thấy bị kích thích; cái điều hiển nhiên tầm thường đó, em phải mất nhiều năm mới hiểu nổi. Mọi người đều sống như thế ở xung quanh em, em sống trong một không gian đã được giải phóng; nhưng em từng không cảm thấy chút khoái cảm nào trong việc khêu gợi lẫn quyến rũ. Ngay cả tình dục cuối cùng cũng làm em ghê tởm; em không chịu đựng nổi nụ cười chiến thắng vào lúc em cởi váy, cái vẻ ngu độn của họ khi đạt khoái cảm, và nhất là sự thô lỗ của họ khi mọi chuyện đã xong. Họ thật là tởm, xấu xa và bỉ ổi. Cuối cùng thật là nặng nề khi bị xem là một con vật được trao đi trao lại - ngay cả khi em đã vào được một căn phòng đẹp, bởi vì không thể chê trách được gì vẻ ngoài của em, họ tự hào được dẫn em đi ăn uống. Chỉ một lần duy nhất em cảm thấy mình có một điều gì đó nghiêm túc, em đã đến sống với một thằng đàn ông. Anh ta là một diễn viên điện ảnh, có cái gì đó rất cuốn hút ở vẻ ngoài anh ta, nhưng anh ta không tài nào vươn lên được - chủ yếu em phải trả tiền thuê nhà. Bọn em đã sống hai năm với nhau, em có thai. Anh ta đòi em phá thai. Em đã làm, nhưng khi từ bệnh viện trở về em biết thế là chấm dứt rồi. Em đã bỏ anh ta ngay buổi tối hôm đó, em đến ở khách sạn một thời gian. Hồi đó em ba mươi tuổi, đó là lần thứ hai em phá thai, và em đã chán quá rồi. Năm đó là năm 1988, mọi người bắt đầu ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh sida, em đã sống qua thời gian đó như qua một lần đẻ. Em đã ngủ với khoảng một chục người đàn ông và không ai trong số đó xứng đáng để nhớ đến sau này cả. Ngày nay chúng ta nghĩ có một giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đi chơi và vui vẻ; rồi sau đó xuất hiện hình ảnh cái chết. Tất cả những người đàn ông mà em biết đều sợ hãi trước sự già đi, họ không ngừng nghĩ đến tuổi tác của mình. Sự ám ảnh tuổi tác này bắt đầu từ rất sớm - em đã thấy nó ở những người mới hai mươi nhăm tuổi - và sau đó nó chỉ ngày càng nặng hơn thôi. Em đã quyết định dừng lại, ra khỏi cuộc chơi. Em sống một cuộc sống yên tĩnh, không thú vui. Buổi tối em đọc sách, em chuẩn bị nước hãm, nước uống nóng. Tất cả các cuối tuần em về nhà bố mẹ, em chăm sóc đứa cháu trai và hai đứa cháu gái. Quả thật là em cần một người đàn ông, đôi khi, đêm đến em sợ, em thấy khó ngủ. Có thuốc an thần, thuốc ngủ nhưng không hề đủ. Thật sự là em muốn cuộc đời trôi qua thật nhanh.”

Michel ngồi im lặng; anh không thấy ngạc nhiên. Phần lớn phụ nữ có thời tuổi trẻ đầy kích động, họ quan tâm rất nhiều đến các cậu con trai và đến tình dục; rồi dần dần họ mệt mỏi, họ không còn muốn dạng hai chân hay ưỡn người để khoe mông đít lắm nữa; họ tìm kiếm một quan hệ nhẹ nhàng mà không tìm ra, một niềm đam mê mà họ không thật sự có khả năng cảm thấy; từ đó bắt đầu những năm tháng khó khăn.

Một khi được mở ra, cái đi văng kiêm giường choán gần hết không gian của căn phòng. “Ðây là lần đầu tiên em sử dụng nó”, nàng nói. Họ nằm cạnh nhau, ôm lấy nhau.
“Em cũng thôi không dùng thuốc tránh thai từ lâu rồi, và em không có bao cao su ở nhà. Anh có không?”

“Không...”, anh mỉm cười với ý nghĩ này.

“Anh có muốn em thổi kèn cho anh không?”

Anh suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Có.” Thật là dễ chịu, nhưng khoái cảm không lớn lắm (trong tâm can anh chưa bao giờ có khoái cảm lớn cả; khoái cảm tình dục, vô cùng mạnh mẽ ở một số người, lại khá nhẹ nhàng, thậm chí yếu ớt ở những người khác; liệu đó là một vấn đề thuộc giáo dục, quan hệ nơ ron hay là gì?) Lần liếm mút này rất đáng cảm động: đó là biểu tượng của những gì tìm thấy lại, và của số phận bị cắt đứt của họ. Nhưng rồi còn tuyệt vời hơn được ôm Annabelle trong tay khi nàng quay đi để ngủ. Cơ thể nàng mềm mại và uyển chuyển, ấm áp và vô cùng trơn; nàng có một thân hình rất mảnh, hông rộng, vú nhỏ và cứng. Anh trườn một chân vào giữa hai chân nàng, đặt lòng bàn tay lên bụng và ngực nàng; trong sự dịu dàng, trong sự ấm áp, anh đang ở tận cùng thế giới. Anh ngủ thiếp đi ngay lập tức.

Ðầu tiên anh nhìn thấy một người đàn ông, một phần cơ thể bị giấu kín, chỉ khuôn mặt lộ ra. ở giữa khuôn mặt, đôi mắt sáng bừng; rất khó giải mã những gì đôi mắt đó muốn nói. Ðối diện với ông ta, có một cái gương. Thoạt nhìn vào gương, người đàn ông có cảm giác rơi vào sự trống rỗng. Nhưng ông ta đứng lại, ông ta ngồi xuống; ông ta nhìn hình ảnh của mình ngay trong nó, như một kiểu hình thức trí tuệ độc lập của mình, có thể liên lạc với người khác; sau một phút, một sự khác nhau tương đối xuất hiện. Nhưng ngay khi ông ta quay đầu đi vài giây, tất cả lại quay trở lại như cũ; ông ta lại phải lần nữa, một cách nặng nhọc, như người ta bắt đầu vào một sự hòa giải với một đối tượng ở gần, phá hủy cái cảm giác bị định vị hóa ở cái hình ảnh của chính mình. Cái tôi là một thứ bệnh thần kinh nhẹ, và người đàn ông còn lâu mới có thể được chữa khỏi.

Sau đó, anh nhìn thấy một bức tường trắng bên trong viết những chữ cái. Dần dần những chữ cái này dày lên, hiện rõ trên bức tường có bệ thấp lún xuống, trang trí bởi một luồng xung mạnh. Trước tiên xuất hiện từ “HÒA BÌNH” rồi từ “CHIẾN TRANH”; rồi lại từ “HÒA BÌNH” một lần nữa. Rồi hiện tượng đó đột nhiên chấm dứt; bề mặt bức tường trở lại nhẵn lỳ. Bầu không khí hóa lỏng, bị xuyên qua bởi một làn sóng; mặt trời to đùng và màu vàng. Anh nhìn thấy nơi tạo thành cái rễ của thời gian. Cái rễ này gửi đi những kéo dài xuyên qua cả vũ trụ, những tua cuốn rồi bù gần ở trung tâm, dính và tươi mát ở đoạn cuối. Những cái tua đó ôm chặt, trói buộc và dính kết các phần của không gian.

Anh nhìn thấy sọ người đàn ông chết, phần của không gian, chứa đựng không gian.

Cuối cùng anh nhìn thấy khối tinh thần của không gian, và sự đối ngược của nó. Anh nhìn thấy sự đối đầu tinh thần đã cấu trúc nên không gian, và sự biến mất của nó. Anh nhìn thấy không gian như là một đường dây rất mảnh chia cách hai bán cầu. Trong bán cầu thứ nhất là con người, và sự tách biệt; trong cái thứ hai là không phải sự sống, và sự biến mất của cá nhân. Chậm rãi, không chút do dự, anh quay lại và hướng về bán cầu thứ hai.

Anh tỉnh giấc, bật dậy trên giường. Bên cạnh anh, Annabelle vẫn thở đều. Nàng có một đồng hồ báo thức hiệu Sony hình khối vuông, đang chỉ 03:37. Anh có thể ngủ lại được không? Anh phải ngủ lại. Anh uống một viên Xanax.

Buổi sáng hôm sau, nàng chuẩn bị cà phê cho anh, còn nàng uống trà và ăn bánh mỳ nướng. Ngày rất đẹp, nhưng đã hơi lạnh. Nàng nhìn thân hình để trần, trẻ trung đến đáng ngạc nhiên của anh trong sự mảnh dẻ vĩnh cửu của nó. Họ mới bốn mươi tuổi, điều này thật khó mà tin cho nổi. Dù vậy nàng không thể nào có con được nữa mà không chịu những nguy cơ khá lớn về thoái hóa gen; sức mạnh nam tính của anh cũng đã giảm bớt rất nhiều. Trên lĩnh vực những quan tâm của giống họ chỉ là hai cá nhân đang già đi, với giá trị di truyền tầm thường. Nàng đã sống; nàng đã từng dùng thuốc phiện, tham gia vào các cuộc làm tình tập thể, ngủ trong các khách sạn hạng sang. Nhờ sắc đẹp nàng từng nằm ở tâm điểm phong trào giải phóng các tập tục đã khắc họa tuổi trẻ của nàng, nàng đã chịu đựng rất nhiều đau đớn từ đó - và biết là phải để lại ở đó gần như cả cuộc đời mình. Do thờ ơ anh đã nằm ở bên rìa phong trào này, với tư cách cuộc sống con người cũng như tất cả những cái khác, anh chỉ bị tác động một cách bề mặt; anh hài lòng là khách hàng trung thành của Monoprix ở khu phố anh và điều phối các hoạt động nghiên cứu sinh học phân tử. Những cuộc đời khác nhau đến thế đã để lại rất ít dấu tích rõ rệt trong cơ thể tách rời của họ; nhưng cuộc sống tự bản thân nó đã tạo ra công việc phá hủy, đã chầm chậm biến khả năng sinh sôi của các tế bào và cơ quan của chúng thành con nợ. Những động vật có vú thông minh, có thể yêu được nhau, họ đã nhìn nhau trong cái ánh sáng chói lói của buổi sáng mùa thu ấy. “Em biết là đã rất muộn”, nàng nói. “Nhưng em vẫn muốn thử. Em còn giữ ở đây cái thẻ đi tàu của năm học 74-75, năm cuối cùng chúng mình cùng nhau đến trường trung học. Mỗi lần nhìn nó em lại muốn khóc. Em không hiểu bằng cách nào mà mọi việc lại có thể rối tinh lên. Em không sao chấp nhận được điều đó.”


[2] RER (Réseau Express Régional), loại tàu nhanh đi trong vùng Ile-de-France, vùng có thủ đô Paris.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
 Tác giả| Đăng lúc 7-6-2015 19:39:26 | Chỉ xem của tác giả
19.
Sống ở giai đoạn phương Tây lao xuống dốc, rõ ràng là họ không có chút may mắn nào. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục gặp nhau một hay hai lần một tuần. Annabelle quay lại chỗ một bác sĩ phụ khoa và lại tiếp tục uống thuốc. Anh đã đi vào trong nàng được, nhưng điều làm anh thích nhất là được nằm ngủ bên cạnh nàng, cảm thấy da thịt sống động của nàng. Một đêm anh mơ thấy một công viên giải trí nằm ở Rouen, bên bờ phải sông Seine. Một bánh xe lớn gần như trống rỗng quay trong bầu trời trong suốt, ngự trị bóng hình của những tàu hàng bị đắm, có cấu trúc thép rỉ hoen. Anh tiến lên giữa hai cái đập màu sắc vừa mờ tối vừa chói; một cơn gió lạnh mang hơi mưa đập vào mặt anh. Ra đến cổng công viên anh bị những kẻ trẻ tuổi mặc đồ da, trang bị dao cạo tấn công. Sau khi đã tấn công vào anh vài phút chúng để anh đi. Mắt anh chảy máu, anh biết mình sẽ bị mù suốt đời, bàn tay phải bị cắt treo lơ lửng; tuy nhiên anh cũng biết là, dù có máu và sự đau đớn, Annabelle sẽ ở bên cạnh anh, và bao phủ anh vĩnh viễn bằng tình yêu của nàng.

Cuối tuần lễ Các thánh họ cùng nhau đi Soulac, đến nhà nghỉ của người anh trai Annabelle. Buổi sáng sau hôm họ đến, họ đi cùng nhau ra bãi biển. Anh cảm thấy mệt và ngồi xuống một cái ghế băng trong khi nàng tiếp tục bước đi. Biển gầm gừ ở ngoài xa, cuộn chảy trong một dáng vẻ nhạt nhòa, xám nghoét, bàng bạc. Sóng vỗ lên dãy cát tạo ra ở chân trời, trong ánh mặt trời, một lớp sương mù chói và đẹp. Bóng dáng Annabelle, gần như không nhìn ra trong chiếc áo khoác sáng màu, bao trùm lên mặt nước. Một người nuôi cừu người Ðức đã đứng tuổi đi quanh quẩn giữa đám bàn ghế của quán Cà phê Bãi biển, cả ông ta cũng khó mà được định vị, như thể bị xóa nhòa qua làn hơi không khí, nước, mặt trời.

Bữa tối, nàng nướng một con cá sói; xã hội nơi họ đang ở cho phép họ có thêm một chút so với sự thỏa mãn chặt chẽ của những nhu cầu lương thực của mình; như thế họ có thể thử mà sống; nhưng quả thật họ cũng không muốn lắm. Anh cảm thấy thương nàng, với những giữ gìn mênh mang về tình yêu mà anh cảm thấy đang rên rỉ trong nàng, mà cuộc đời đã làm hỏng cả đi; anh cảm thấy lòng thương, và đó có thể là cảm giác con người duy nhất anh còn có thể có được. Còn lại, một khối giá băng đã xâm chiếm lấy anh; thật sự, anh không còn có thể yêu được nữa.

Trở về Paris họ tiếp tục những giây phút vui vẻ, giống như trong những quảng cáo nước hoa (cùng bước lên những bậc thang đồi Montmartre; hoặc bất động, dính chặt, trên cầu Nghệ thuật, đột nhiên được soi sáng bừng lên bởi đèn pha những chiếc tàu đi dọc sông Seine đang quay đầu). Họ cũng trải qua những cuộc cãi vã nho nhỏ buổi chiều Chủ nhật, những khoảnh khắc im lặng khi cơ thể cuộn vào giữa những chiếc chăn, những bãi biển im lặng và buồn chán mà cuộc sống tàn phá. Căn hộ của Annabelle u tối, ngay từ bốn giờ chiều đã phải thắp đèn. Cả hai đều biết họ đang sống cái quan hệ con người thực sự cuối cùng của cuộc đời, và cái cảm giác này tạo ra một cái gì đó đau đớn cho mỗi phút giây của họ. Họ cảm thấy về nhau một sự kính trọng lớn lao và một niềm thương hại mênh mông. Tuy nhiên một số ngày, bị xâm chiếm bởi sự ân huệ của một trò ảo thuật không định trước, họ đi qua những khoảnh khắc có không khí mát lành, có mặt trời chói chang to lớn; nhưng thường xuyên nhất họ cảm thấy một bóng tối nhợt nhạt đang lan tỏa trong họ, trên mặt đất đang nâng đỡ họ, và trong tất cả mọi thứ họ đã thoáng thấy cái kết cục.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
 Tác giả| Đăng lúc 7-6-2015 19:49:15 | Chỉ xem của tác giả
20.
Bruno và Christiane cũng đã trở về Paris, không thể kéo dài kỳ nghỉ được nữa. Buổi sáng đi làm lại anh nghĩ đến người bác sĩ không quen biết đã tặng anh một món quà khó tin: hai tuần cáo ốm để đi nghỉ; rồi anh lại đi lại con đường đến nơi làm ở phố Grenelle. Ðến tầng gác anh ý thức được là da mình cháy nắng, mình rất khỏe khoắn, và tình thế thật là lố bịch; anh cũng ý thức là anh mặc kệ nó. Ðồng nghiệp của anh, những buổi họp, giáo dục lũ trẻ, mở ra vào các nền văn hóa khác... tất cả trong mắt anh không mảy may quan trọng. Christiane thổi kèn cho anh và chăm sóc khi anh bị ốm; Christiane rất quan trọng. Anh biết ngay vào chính phút này rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại con trai nữa.

Patrice, con trai của Christiane, đã biến căn hộ của cô thành một đống tanh bành: những mẩu pizza vung vãi, những lon Coca, những đầu mẩu thuốc lá đầy đất, dí lung tung. Cô do dự một lúc, suýt bỏ đến khách sạn thuê phòng; rồi quyết định dọn dẹp, bắt đầu lại. Noyon là một thành phố bẩn thỉu, không có gì hấp dẫn và nguy hiểm; cô có thói quen lên Paris tất cả các cuối tuần. Gần như thứ Bảy nào họ cũng đến một hộp đêm cho các đôi tình nhân - kiểu 2+2, Chris và Manu, Chandelles. Buổi tối đầu tiên của họ ở Chris và Manu để lại cho Bruno một ký ức thật mạnh mẽ. Bên cạnh chỗ nhảy có nhiều phòng, tắm mình trong một luồng ánh sáng màu tím hoa cà lạ thường; những chiếc giường được kê sát bên nhau. Khắp nơi xung quanh họ có những cặp đang làm tình, vuốt ve hay liếm láp nhau. Phần lớn đàn bà đều khỏa thân; một số còn mặc áo sơ mi hoặc áo phông, hoặc trùm váy lên người. Trong căn phòng lớn nhất, có khoảng hai mươi đôi. Gần như không ai nói năng gì; họ chỉ nghe tiếng vo ve của máy điều hòa và tiếng rên rỉ của những người đàn bà sắp đạt khoái cảm. Anh ngồi xuống một cái giường ngay bênh cạnh một cô gái tóc nâu cao lớn, hai bầu vú nặng, đang được một tay chừng năm mươi tuổi liếm, tay này vẫn mặc nguyên áo sơ mi và thắt cà vạt. Christiane cởi quần anh ra và bắt đầu thủ dâm cho anh, vẫn nhìn ngó xung quanh mình. Một người đàn ông tiến lại gần, luồn tay xuống dưới váy cô. Cô tháo khuy, cái váy tuột xuống chân; cô không mặc gì ở bên trong hết. Người đàn ông quỳ gối xuống và bắt đầu vuốt ve cô trong khi cô thủ dâm cho Bruno. Gần anh, trên giường, cô gái tóc nâu hổn hển mỗi lúc một to; anh cầm lấy hai vú của cô trên tay. Anh nhổm lên nhổm xuống liên tục. Christiane ghé miệng lại gần, bắt đầu liếm nhẹ rãnh và đoạn cuối của tinh hoàn với đầu lưỡi của mình. Một đôi khác đến ngồi bên cạnh họ; người đàn bà, một cô gái tóc đỏ nhỏ bé khoảng hai mươi tuổi, mặc một chiếc minijupe đen. Cô ta nhìn Christiane đang liếm cho anh; Christiane mỉm cười với cô ta, cởi áo phông cho cô ta nhìn thấy vú của mình. Cô gái bèn tụt váy, để lộ một cái âm hộ phồn thực, lông cũng màu đỏ. Christiane cầm lấy tay cô gái đưa đến dương vật của Bruno. Cô gái bắt đầu thủ dâm cho anh, trong khi Christiane lại dí lưỡi lại gần. Trong vài giây, không kiểm soát nổi bởi sự khoái lạc dâng trào, anh phóng tinh thẳng lên mặt cô. Anh vội đứng dậy, ôm lấy cô. “Anh rất tiếc”, anh nói. “Rất tiếc.” Cô hôn anh, ép người vào sát anh, anh ngửi thấy mùi tinh trùng trên mặt cô. “Không có gì đâu anh. Anh muốn chúng mình đi khỏi đây chứ?” rồi cô đề nghị. Anh buồn rầu đồng ý, sự phấn khích của anh đã hoàn toàn bị rơi rụng. Họ mặc quần áo lại rất nhanh và đi khỏi ngay sau đó.

Những tuần sau đó anh đã biết kiểm soát tốt hơn một chút và đó là khởi đầu cho một thời kỳ tươi đẹp, một thời kỳ hạnh phúc. Giờ đây đời anh đã có một ý nghĩa, tập trung hết vào những cuối tuần được sống với Christiane. Anh phát hiện một quyển sách trên ngăn sách sức khỏe của FNAC [3], do một nữ chuyên gia tình dục người Mỹ viết, dạy đàn ông cách bế tinh bằng một loạt những bài tập tăng dần. Chủ yếu nó liên quan đến việc bồi bổ một cơ vòng nhỏ nằm ngay dưới hai tinh hoàn, cơ pubbo-coccygien. Nhờ một sự co cơ này dữ dội ngay trước khi đạt khoái cảm, đi kèm với thở sâu, về nguyên tắc có thể tránh được xuất tinh. Bruno bắt đầu tập các bài tập; đó là một mục đích, nó xứng đáng được làm theo. Mỗi lần đi chơi anh lại kinh ngạc thấy những người đàn ông, có khi già hơn anh, đút vào được nhiều người đàn bà liên tục, cho thủ dâm và mút trong nhiều giờ liền mà vẫn cương cứng. Anh cũng buồn lòng nhận thấy phần lớn có dương vật lớn hơn của anh. Christiane nhắc đi nhắc lại với anh điều đó không có ý nghĩa gì, với cô không có chút quan trọng nào. Anh tin cô, cô có vẻ thật sự yêu anh; nhưng anh cũng thấy phần lớn đàn bà anh gặp trong các hộp đêm đó đều hơi thất vọng khi anh thò dương vật ra. Không bao giờ có lời nhận xét nào, sự lịch thiệp của mỗi người đều đáng để biểu dương, không khí thân thiện và hòa nhã; nhưng có những cái nhìn, không nhầm lẫn được, và dần dần anh nhận ra rằng, cả trên địa hạt tình dục, anh cũng không ở đỉnh cao. Tuy vậy anh vẫn có được những giây phút khoái cảm cực điểm, mạnh mẽ, gần như ngất xỉu, khiến anh phải bật lên những tiếng hú thực thụ; nhưng điều đó không có gì chung với sức mạnh nam tính của anh, mà chủ yếu liên quan đến sự tinh tế, sự nhạy cảm của các cơ quan của anh mà thôi. Mặt khác anh vuốt ve rất giỏi, Christiane nói với anh như thế, và anh biết điều đó là đúng, rất hiếm khi anh thất bại trong việc đưa một người đàn bà đến cơn cực khoái. Vào khoảng giữa tháng Chạp anh nhận thấy Christiane hơi gầy đi, khuôn mặt cô bị những nốt đỏ. Bệnh đau lưng của cô không thuyên giảm, cô nói, cô đã bắt buộc phải dùng thuốc tăng liều; sự gày gò này, những nốt đỏ đó chỉ là ảnh hưởng phụ của thuốc. Cô chuyển chủ đề rất nhanh; anh cảm thấy cô hơi khó chịu, và hơi bực mình vì điều đó. Chắc chắn cô sẵn sàng nói dối để không làm anh lo lắng: cô quá dịu dàng, quá dễ mến. Nhìn chung tối thứ Bảy cô thường làm bếp, họ có một bữa tối rất ngon; rồi họ đi đến các hộp đêm. Cô mặc những chiếc váy xẻ tà, những chiếc áo trong suốt, những chiếc quần tất đăng-ten, hay có khi một đôi tất trong suốt dính chặt cơ thể xẻ ngay ở vùng kín. Âm hộ cô mềm, kích thích cao, ẩm ướt ngay lập tức. Ðó là những tối tuyệt diệu, anh chưa từng bao giờ dám hy vọng được trải qua. Ðôi lúc, khi mà cô nhập vào đám đông, trái tim của Christiane đập loạn lên, hơi nhanh quá, cô thở ra một cách nặng nhọc, và Bruno thấy hơi lo. Họ bèn dừng lại; cô nép vào người anh, hôn anh, vuốt ve tóc và cổ anh.



[3] FNAC: Hệ thống cửa hàng bán đồ tổng hợp lớn nhất ở Pháp
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
 Tác giả| Đăng lúc 7-6-2015 20:01:15 | Chỉ xem của tác giả
21.
Dĩ nhiên cả ở đây cũng không có lối thoát. Những người đàn ông và đàn bà thường lui tới các hộp đêm dành cho các đôi tình nhân nhanh chóng từ bỏ cuộc tìm kiếm khoái lạc (cái đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, chậm rãi) để đến với một hoạt động tình dục cuồng loạn, khá ít chân thành về mặt nguyên tắc, thực tế là sự bắt chước trực tiếp từ những cảnh gang bang của những bộ phim khiêu dâm “mẫu” chiếu trên kênh Canal+. Ðể tôn vinh Karl Marx, người đã đặt ở trung tâm hệ thống lý thuyết của mình khái niệm “tỉ suất lãi giảm dần”, thật thú vị khi nhận ra ở tâm điểm hệ thống trụy lạc trong đó Bruno và Christiane nhập vào, sự tồn tại của nguyên tắc tỉ suất khoái cảm giảm dần; nhưng nó vừa quá tổng quát vừa không chính xác. Khoái cảm và ham muốn, với tư cách là các hiện tượng văn hóa, nhân học thứ yếu, gần như không giải thích được thấu đáo cho tình dục; chúng còn xa mới là những nhân tố quyết định, mà thực ra chỉ là những thứ được định nghĩa theo lối xã hội học. Trong một hệ thống đơn cực, lãng mạn và có tình yêu, chúng chỉ có thể được đạt tới qua trung gian con người được yêu. Trong cái xã hội tự do Bruno và Christiane đang sống, mô hình tình dục do văn hóa chính thống đề xuất (quảng cáo, tạp chí, tổ chức xã hội và sức khỏe cộng đồng) dựa trên nguyên tắc phiêu lưu: ở bên trong một mô hình như thế thèm muốn và khoái cảm xuất hiện sau một quá trình hấp dẫn, tôn sùng cái mới, ham mê và sự sáng tạo cá nhân (mặt khác chúng cũng là các giá trị mà các nhân viên có được từ công việc). Sự giảm bớt các tiêu chí hấp dẫn trí tuệ và tinh thần để nhường chỗ cho các tiêu chí thuần túy ngoại hình dần dần dẫn dắt những người hay đến các hộp đêm cho các cặp tình nhân đi đến một hệ thống hơi khác một chút, mà người ta có thể coi là sự cuồng loạn của văn hóa chính thống: hệ thống Sade. Bên trong hệ thống đó các dương vật đều giống nhau: cứng đanh và to đùng, những bộ ngực độn silicon, những âm hộ cạo sạch không còn lông và ướt đầm. Thường thì các nữ độc giả của Connexion hay Hot Video, những người quen đến các hộp đêm dành cho các cặp tình nhân gắn chặt những buổi tối của mình với một mục tiêu đơn giản: được một số lượng lớn dương vật ngoại cỡ đâm vào. Giai đoạn tiếp theo, với họ, thường là các Câu lạc bộ loạn dâm, khổ dâm. Sự cực khoái thuộc về thói quen, Pascal [4] chắc sẽ nói thế nếu ông quan tâm đến những thứ này.


Với dương vật dài mười ba xăng-ti-mét và những cơn cương cứng cách xa nhau (anh chưa bao giờ thủ dâm được thật dài, ngoài hồi mới dậy thì, và thời gian nghỉ giữa hai lần phóng tinh rõ ràng từ lâu ngày càng dài hơn: chắc chắn anh không còn trẻ trung gì nữa), thực ra Bruno không hề có chỗ ở những chốn như thế. Tuy vậy anh hạnh phúc vì có trong tay những cái âm hộ và những cái miệng mà chưa từng bao giờ anh dám mơ; về điều đó, anh cảm thấy rất biết ơn Christiane. Những phút giây dịu dàng nhất là lúc cô vuốt ve những người đàn bà khác; những người bạn mới gặp của cô luôn tỏ ra rất thích thú với sự tinh tế của lưỡi cô, sự khéo léo của những ngón tay dò tìm và kích thích hột le của họ; thật không may, khi quyết định làm lại cho cô, họ thường gây thất vọng. Bị nới rộng không thương tiếc bởi những lần vào đồng loạt và những nhát tay tàn bạo (thường xuyên là nhiều ngón một lúc, thậm chí cả bàn tay), âm hộ của họ ngày càng ít cảm giác, chẳng khác gì một đống mỡ lợn. Bị ám ảnh bởi nhịp điệu kinh hồn của các ngôi sao phim khiêu dâm chân chính, họ kéo dương vật anh rất mạnh, như một cái cành da không cảm giác, với cử động pít tông đầy lố bịch (sự tràn lan của thứ nhạc techno, sự thiếu vắng một sự tinh tế, chắc chắn đóng vai trò quan trọng hình thành tính chất máy móc quá mức của cách làm của họ). Anh phóng tinh nhanh, và không thực sự thỏa mãn lắm; với anh, tối vui thế là chấm dứt. Họ còn ở lại đó từ nửa giờ đến một giờ nữa; Christiane cho một loạt đàn ông đi vào cô, trong khi cố gắng một cách vô vọng đánh thức lại chất đực ở anh. Khi tỉnh dậy, họ lại làm tình lần nữa; những hình ảnh của đêm trở lại với anh, đã dịu nhẹ đi, trong sự mơ mơ màng màng; đó là những giây phút đặc biệt êm đềm.

Lý tưởng nhất có lẽ là mời vài đôi được chọn lựa, đến nhà cả buổi tối, chuyện gẫu vui vẻ và vuốt ve nhau. Họ sẽ bắt đầu cách này, trong lòng Bruno rất chắc chắn về điều đó; anh cũng sẽ phải tiếp tục tập thể hình theo cách mà nhà tình dục học người Mỹ khuyên làm; câu chuyện của anh với Christiane, người đã mang lại cho anh niềm vui mà không một sự kiện nào trong đời có thể mang lại, là một câu chuyện quan trọng và nghiêm túc. Chí ít đó là điều đôi lúc anh nghĩ khi ngắm nhìn cô mặc quần áo hay làm bếp. Tuy nhiên những ngày trong tuần khi cô ở xa anh, anh thường dự cảm mình sẽ phải đối mặt với một câu chuyện xấu, một trò đùa cuối cùng và bẩn thỉu của tồn tại. Bất hạnh của chúng ta chỉ đạt tới mức cao nhất khi khả năng thực tế của hạnh phúc đã đến đủ gần.

Tai nạn xảy ra vào một đêm tháng Hai, khi họ đang ở Chris và Manu. Ðang nằm trên một cái nệm trong phòng chính, đầu gối lên những chiếc gối dựa, Bruno được Christiane mút; anh ôm lấy cô. Cô đang quỳ gối trước anh, hai chân dạng ra, mông chìa ra mời chào những người đàn ông đi qua sau cô. Năm người đàn ông đã xong việc mà cô không cần quay lại nhìn; mắt nhắm hờ, như trong một giấc mơ, cô cho cái lưỡi của mình đi dạo trên dương vật của Bruno, khám phá từng xăng-ti-mét một. Ðột nhiên cô bật lên một tiếng kêu ngắn, duy nhất. Thằng cha đằng sau cô, một thằng cha lực lưỡng cao lớn tóc xoăn, vẫn tiếp tục đút vào cô một cách ngu xuẩn, từng phát một rất mạnh; cái nhìn của gã trống rỗng và ít chú ý. “Dừng lại! Dừng lại!”, Bruno hét lên; anh có cảm giác hét lên nhưng giọng của mình chẳng ai nghe, anh chỉ thốt ra được một tiếng the thé yếu ớt. Anh đứng dậy và đẩy thật mạnh thằng cha đang đứng im, dương vật dựng lên, hai tay đu đưa. Christiane nằm vật sang một bên, khuôn mặt nhăn nhúm lại vì đau. “Em không cử động được à?” Anh hỏi. Cô lắc đầu; anh lao vội về phía quầy bar, đòi gọi điện thoại. Xe cấp cứu của Samu đến sau đó mười phút. Tất cả những người tham gia đã mặc lại quần áo; họ lặng im đứng nhìn những người y tá khiêng Christiane lên, đặt cô vào một cái cáng. Bruno trèo lên ngồi cạnh cô trong xe cứu thương; họ ở rất gần Hôtel-Dieu. Anh đợi nhiều giờ trong hành lang trải thảm, rồi người gác đêm đến báo với anh: cô đang ngủ; cô không bị nguy hiểm đến tính mạng.

Trong ngày Chủ nhật người ta thực hiện việc mổ tủy xương; Bruno trở lại vào quãng sáu giờ. Trời đã tối, một cơn mưa nhẹ và lạnh rơi xuống sông Seine. Christiane được đặt ngồi trên giường, lưng dựa vào một đống gối. Cô cười khi nhìn thấy anh. Chẩn đoán rất đơn giản: các đốt sống cụt bị bại hoàn toàn. Cô đã chờ đợi điều này từ nhiều tháng nay, điều đó có thể xảy đến bất kỳ lúc nào; thuốc chỉ cho phép chậm lại tiến trình chứ không thể chặn đứng nó lại được. Giờ đây tình hình không còn tiến triển được nữa, không phải lo ngại nhiều lắm, nhưng cô sẽ vĩnh viễn bị liệt hai chân.

Mười ngày sau cô ra viện; Bruno có mặt ở đó. Tình thế giờ đây đã khác; cuộc sống được khắc họa bằng những bãi biển của nỗi buồn và bối rối kéo dài, nó thường xuyên rất u tối; rồi bỗng nhiên một ngã rẽ xuất hiện, và ngã rẽ này là định mệnh. Christiane từ đó trở thành một người tàn phế, cô không bao giờ còn có thể làm việc được nữa; thậm chí cô còn có quyền có một người giúp việc ở nhà miễn phí. Cô hướng ghế lăn về phía anh, cô vẫn còn khá vụng về - còn phải tập nhiều, tay cô còn quá yếu. Anh hôn lên má cô, rồi lên môi. “Giờ đây, anh nói, em có thể đến sống với anh. Ở Paris.” Cô ngẩng mặt về phía anh, nhìn anh; anh không thể chịu đựng được cái nhìn đó. “Anh có chắc không?”, cô dịu dàng hỏi, “anh có chắc là anh muốn vậy không?” Anh không trả lời; ít nhất, anh trì hoãn việc trả lời. Sau ba mươi giây im lặng, cô thêm vào: “Anh không việc gì phải làm thế. Anh còn lại một ít thời gian để sống; anh không việc gì phải chăm sóc một người tàn tật hết cả.” Các yếu tố của ý thức ngày nay không còn thích hợp với người phàm trần chúng ta nữa. Chưa bao giờ, dù ở thời đại nào, ở nền văn minh nào người ta lại nghĩ nhiều đến tuổi tác của mình như vậy; ai cũng có trong đầu một ý định đơn giản về tương lai: kết cục sẽ đến với anh ta khi mà các khoái cảm về vật chất còn lại của cuộc sống trở nên thấp hơn tổng số những đau đớn (nhìn chung anh ta cảm thấy, ở đáy tâm can mình, cái máy đo thời gian đang chạy - luôn chạy về hướng kết cục). Sự kiểm tra thuần lý tính các khoái cảm và đau khổ này, mà mỗi người, sớm hay muộn, đều buộc phải làm, không thể không hướng người ta nghĩ đến chuyện tự tử từ một tuổi nào đó. ở lĩnh vực này cần lưu ý đến Deleuze và Debord, hai trí thức được kính trọng ở cuối thế kỷ, thật thú vị vì hai người đều đã tự tử không lý do cụ thể, chỉ bởi vì họ không còn chịu đựng nổi cái viễn cảnh cơ thể mình sẽ suy tàn. Những vụ tự tử đó không hề làm ai ngạc nhiên, không hề có bình luận; thường xuyên hơn, các vụ tự tử của những người lớn tuổi, hoàn toàn không phải là nhiều nhất, ngày nay với chúng ta hoàn toàn lô gích. Người ta cũng có thể chỉ ra, như một nét chung, phản ứng của đám đông trước cái viễn cảnh một cuộc tấn công khủng bố: tuyệt đại đa số các trường hợp người ta thích được giết ngay còn hơn là bị cắt chân cắt tay, hay thậm chí bị rạch mặt. Phần nào đó, dĩ nhiên, bởi vì họ cũng đã hơi chán cuộc đời; nhưng nhất là vì không có lý do nào hết, kể cả cái chết, với họ đáng sợ hơn là sống trong một cơ thể suy yếu dần đi.
Anh rẽ ở đoạn La Chapelle-en-Serval. Cách đơn giản nhất là trốn vào dưới cái cây khi đi qua rừng Compiègne. Anh do dự vài giây; Christiane tội nghiệp. Anh cũng đã do dự vài ngày quá lâu trước khi gọi cho cô; anh biết là cô ở một mình trong HML [5] cùng con trai; anh tưởng tượng cô trong chiếc xe lăn, không xa điện thoại mấy. Không có gì bắt anh phải chăm sóc một người tàn tật, cô đã nói vậy, và anh biết cô đã chết mà không oán hận gì. Người ta tìm thấy chiếc xe lăn tan nát, gần chỗ các hộp thư, phía dưới đoạn thang cuối cùng. Khuôn mặt cô méo mó và cổ bị gãy. Bruno có tên trong mục “người để báo tin trong trường hợp tai nạn”; cô đã chết trong khi được chuyển đến bệnh viện.

Khu mai táng nằm ngoài Noyon nhưng không xa lắm, trên đường đi Chauny, phải rẽ ngay sau Baboeuf. Hai nhân viên mặc quần áo xanh nước biển đợi anh trong một gian phòng đúc sẵn rất nóng, rất nhiều lò sưởi, gần như trong một phòng học ở trường trung học kỹ thuật. Cửa kính nhìn ra những dãy nhà thấp, hiện đại, của một vùng thưa thớt dân cư. Quan tài, vẫn còn mở, được đặt trên bàn lớn. Bruno lại gần, nhìn cơ thể Christiane và ngã ngửa ra sau; đầu anh đập rất mạnh xuống sàn nhà. Hai người nhân viên cẩn thận đỡ anh đứng dậy. “Khóc đi! Phải khóc đi!...” người già hơn nói với anh giọng gấp gáp. Anh lắc đầu; anh biết mình sẽ không khóc nổi. Cơ thể của Christiane không thể nhúc nhích, thở và yêu được nữa, không còn số phận nào cho cái cơ thể này nữa và hoàn toàn lỗi là ở anh. Lần này tất cả các quân bài đã được tung ra, tất cả ván đã được chơi, ván cuối cùng đã xong và anh đã thất bại vĩnh viễn. Không hơn gì bố mẹ mình trước đó, giờ đây anh không còn có thể có tình yêu được nữa. Trong một sự tách biệt về cảm giác lạ thường, như thể anh đang trôi nổi cách mặt đất vài xăng-ti-mét, anh nhìn thấy những người nhân viên đang đóng nắp quan tài bằng một cái máy khoan. Anh theo họ đến “bức tường im lặng”, một bức tường bê tông màu ghi, cao ba mét, đặt san sát những hốc để quan tài; một nửa trong số đó còn trống. Người nhân viên già hơn tra trong cuốn sổ, đi về phía ô số 632; người còn lại, đi sau ông, đẩy quan tài đi trên một chiếc xe. Không khí ẩm và lạnh, trời thậm chí đã bắt đầu mưa. Ô số 632 nằm ở lưng chừng, cách đất khoảng một mét rưỡi. Bằng một cử chỉ mềm mại và hiệu quả, chỉ kéo dài vài giây, hai người nhân viên nhấc chiếc quan tài và trượt nó vào ô. Với một khẩu súng hơi, họ phun một chút bê tông đông nhanh vào khe; rồi người nhân viên già hơn đưa giấy để Bruno ký. Anh có thể, người nhân viên nói trước khi bước đi, quay lại đây nếu anh muốn.

Bruno trở về bằng đường A1 và khoảng mười một giờ về đến đường vành đai. Anh đã xin nghỉ một ngày, không nghĩ là đám tang lại chóng vánh đến vậy. Anh ra khỏi cửa ô Chatillon và đỗ xe ở phố Albert-Sorel, ngay trước căn hộ người vợ cũ. Anh không phải đợi lâu: mười phút sau, đi về từ hướng đại lộ Ernest-Reyer, con trai anh xuất hiện, cặp sách trên vai. Nó có vẻ lo lắng, vừa đi vừa nói chuyện một mình. Nó có thể nghĩ đến cái gì nhỉ? Ðó là một thằng bé khá cô độc, Anne từng nói với anh; đáng lẽ phải ăn trưa với những đứa trẻ khác, nó lại thích về nhà, đun lại đĩa thức ăn mà mẹ nó để lại từ sáng trước khi đi. Nó có khổ vì anh vắng mặt không? Có thể, nhưng anh cũng không rõ lắm. Bọn trẻ con phải chịu đựng cái thế giới mà người lớn xây dựng cho chúng, chúng cố sức hòa nhập vào đó; rồi sau đó thường thì chúng sẽ xây dựng lại. Victor đã bước đến cửa nhà, nó bấm mã cửa; nó chỉ cách xe anh vài mét nhưng không nhìn thấy anh. Bruno đặt tay lên tay nắm cửa, đứng lên trong ghế của mình. Cánh cửa mở ra; Bruno bất động vài giây, rồi nặng nề ngồi xuống. Anh có thể nói gì với con trai của anh, anh có thể chuyển cho nó thông điệp nào đây? Không có gì hết. Không gì hết. Anh biết là cuộc đời anh đã chấm dứt, nhưng anh không hiểu đoạn kết lắm. Tất cả u tối, đau đớn và mơ hồ.

Anh khởi động máy và đi về đường cao tốc phía Nam. Sau khi ra khỏi Antony, anh rẽ về hướng Vauhallan. Bệnh viện tâm thần của Bộ Giáo dục Quốc gia nằm cách Verrières-le-Buisson không xa lắm, ngay cạnh khu rừng Verrières, anh nhớ cái bãi đỗ xe rất rõ. Anh đỗ xe ở phố Victor-Considérant, đi bộ vài mét đến hàng rào. Anh nhận ra người y tá gác cửa. Anh nói: “Tôi trở lại đây.”

[4] Blaise Pascal (1623 - 1662), triết gia và nhà toán học Pháp.
[5] HML: Từ để chỉ các khu nhà tồi tàn dành cho người có thu nhập thấp.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
 Tác giả| Đăng lúc 10-6-2015 04:50:51 | Chỉ xem của tác giả
Chương 9

22.
Saorge - Bến cuối

“Thông tin quảng cáo, quá chú trọng việc hấp dẫn thị trường những người trẻ, thường xuyên lạc vào các chiến lược trong đó tuổi tác bị xem xét bằng cao ngạo, hài hước và nực cười. Ðể bù lại thiếu sót đó của xã hội, cần biến mỗi người bán hàng thành một “đại sứ” đối với những người có tuổi.”
(Corinne Mégy - Khuôn mặt thật của những người quan trọng)

Có thể tất cả những cái đó phải kết thúc như vậy; có thể không có cách nào khác nữa, không có lối thoát nào khác. Phải cởi bỏ những gì đang rối tinh, hoàn thành cái đã được khởi đầu. Vì thế, Djerzinski phải đến nơi tên là Saorge, ở 44o vĩ tuyến Bắc và 7o30 kinh tuyến Ðông; ở độ cao hơn 500 mét một chút. ở Nice anh đến khách sạn Windsor, khách sạn hơi sang có bầu không khí xấu xa mà một trong những căn phòng được trang trí bởi nghệ sĩ tầm thường Philippe Perrin. Buổi sáng ngày hôm sau anh đi tàu Nice - Tende, được đặt tên như vậy nhờ vào vẻ đẹp của nó. Tàu đi qua vùng ngoại ô phía Bắc của Nice, với những HLM cho người ả rập, những áp phích quảng cáo Minitel hồng và tỉ lệ 60% người bầu cho Mặt trận quốc gia. Sau bến Peillon-Saint-Thècle, anh đi vào trong một đường ngầm; ra khỏi hầm, trong ánh sáng chói chang, Djerzinski nhận ra bên tay phải dáng vẻ ấn tượng của làng treo Peillon. Khi đó họ đi qua cái người ta gọi là sân sau của Nice; nhiều người đến từ Chicago hay Denver để ngắm nhìn vẻ đẹp của sân sau Nice. Sau đó con tàu chìm đắm vào các vách núi của Roya. Djerzinski đi xuống ga Fanton-Saorge; anh không có hành lý; đang là cuối tháng Năm. Anh xuống ga Fanton-Saorge và đi bộ chừng nửa giờ. Giữa đường, anh phải đi qua một hầm ngầm, trong đó không hề có ôtô.

Theo sách Hướng dẫn du lịch mà anh mua ở sân bay Orly, làng Saorge, với những ngôi nhà cao xây theo kiểu bậc thang, chiếm lĩnh thung lũng với vách dựng ngược, “có nét gì đó của Tây Tạng”; điều đó là rất có thể. Anh luôn biết đó là nơi mà Janine mẹ anh, đã tự đổi tên thành Jane, chọn để chết, sau năm năm sống ở Goa, trong phần phía Tây của bán đảo Ấn Ðộ.

«Cuối cùng bà ta đã chọn nơi đây, chắc chắn bà ta không chọn nó để chết», Bruno chữa lại. «Có vẻ như là con đĩ già đã chuyển sang đạo Hồi - theo huyền thoại thánh tử nạn, một trò ngu xuẩn theo kiểu đó. Bà ta ở đó với một lũ lập dị sống trong một ngôi nhà đơn độc ngoài làng. Vì báo chí không nói đến nữa người ta cứ tưởng bọn lập dị và hippie đã biến mất. Nhưng thực ra càng ngày chúng càng đông đảo, với nạn thất nghiệp số lượng chúng đã tăng lên đáng kể, thậm chí người ta còn có thể nói chúng đang nhung nhúc ô nhiễm. Anh đã thực hiện một điều tra nho nhỏ...» Anh xuống giọng. «Trò của chúng là chúng tự gọi mình là những nông dân mới, nhưng trên thực tế chúng thì gieo trồng được gì, chúng chỉ muốn chạm tay được vào RMI [1] và một thứ trợ cấp dở hơi nào đó dành cho nông nghiệp miền núi thôi.» Anh lắc đầu vẻ kinh nghiệm, uống một hơi hết cốc rượu và gọi thêm cốc nữa. Anh đã hẹn với Michel ở Chez Gilou, quán cà phê duy nhất của làng. Với những chiếc bưu ảnh nguệch ngoạc của mình, những bức ảnh hoa quả đóng khung và tấm áp phích “Quả bóng vùng Saorge” (mà hội đồng quản trị không vượt quá mười bốn thành viên), nơi này gợi nên một cách hoàn hảo cái không khí “Ði săn - Câu cá - Thiên nhiên - Truyền thống”, với những điểm trái ngược của phong trào Woodstock mới, bị Bruno đả kích kịch liệt. Rất thận trọng, anh rút từ trong cặp tài liệu của mình một tờ truyền đơn có viết ÐOÀN KẾT VỚI NHỮNG CON CỪU BRIGASQUES! «Anh đã đánh nó đêm qua...», anh nhỏ giọng nói. «Hôm qua anh đã bàn bạc với những người nuôi thú. Họ không thoát ra nổi, họ căm thù, cừu của họ đúng là bị tàn sát. Ðó là do những nhà sinh thái và Công viên quốc gia Mercantour. Họ đã đưa chó sói trở lại, nhiều đàn sói. Chúng ăn thịt cừu!...» Giọng anh đột ngột lại to lên, anh đột nhiên òa lên khóc. Trong bức điện gửi Michel, Bruno chỉ nói là anh đã trở lại bệnh viện tâm thần ở Verrières-le-Buisson, “có khả năng là vĩnh viễn.” Cho nên có vẻ như là họ đã để anh ra ngoài đợt này.
«Thế ra mẹ chúng ta đang chết rồi...» Michel ngắt lời, lo lắng để cập việc đó.

«Rõ rồi! Ở Cap d’Agde cũng như vậy, có vẻ như là người ta đã cấm công chúng đến vùng có những đụn cát. Quyết định được đưa ra dưới sức ép của Hiệp hội bảo vệ bờ biển, hoàn toàn nằm trong tay mấy thằng sinh thái. Những người đó có làm gì xấu đâu cơ chứ, họ làm tình tập thể một cách thân ái; nhưng có vẻ như việc đó làm phiền mấy con nhạn biển. Nhạn biển, đó là một biến thể của chim sẻ piaf. Chó chết chim sẻ!”. Bruno sôi sục. “Họ muốn ngăn bọn anh làm tình tập thể và ăn phó mát cừu, đúng là bọn nazi. Những tay xã hội là đồng phạm. Bọn họ chống lại cừu vì cừu đứng về cánh hữu, trong khi chó sói thuộc cánh tả; tuy nhiên chó sói rất giống với những người chăn thú Ðức, những người cực kỳ hữu khuynh. Tin ai bây giờ?” Anh buồn bã lắc đầu.

“Em ở khách sạn nào ở Nice?” Ðột nhiên anh hỏi.

“Ở Windsor.”

“Sao lại ở Windsor?” Bruno lại bắt đầu nổi điên. “Giờ em lại thích thú mấy cái trò sang trọng đó à? Em bị sao thế? Cá nhân mà nói (anh nhấn mạnh những câu này với một sức mạnh ngày càng tăng), anh vẫn trung thành với các khách sạn Mercure! Ít nhất em cũng phải tìm hiểu chứ? Em có biết là khách sạn Mercure “Vịnh Thiên thần” có một hệ thống giá rẻ tăng giảm theo mùa không? Mùa vắng khách, giá phòng chỉ có có 330 franc thôi! Giá của một khách sạn hai sao đấy nhé! Tiện nghi thì đầy đủ như ba sao, nhìn thẳng xuống lối đi dạo kiểu Anh và một phòng phục vụ 24 trên 24!” Giờ đây Bruno gần như hét lên. Dù nhận thấy thái độ có vẻ hơi kỳ quặc của khách hàng của mình, ông chủ của Chez Gilou (ông ta có tên là Gilou không? có vẻ lắm) vẫn chăm chú lắng nghe. Những câu chuyện tiền bạc và mối quan hệ chất lượng - giá cả luôn hấp dẫn rất nhiều người, ở họ đó là một nét tính cách quan trọng.

“A thằng Bờm đây rồi!” Bruno nói giọng vui nhộn, đã thay đổi hoàn toàn, lấy tay chỉ một chàng trai vừa đi vào quán. Anh ta vào khoảng hai mươi tuổi. Mặc một chiếc áo lưới mắt cáo quân đội và một chiếc áo phông Greenpeace, anh ta có nước da tai tái, tóc đen cuộn lại và những búi nhỏ, tóm lại anh ta theo phong cách rasta [2]. “Chào Bờm”, Bruno vui vẻ nói. “Tôi xin giới thiệu em trai tôi. Chúng ta đi thăm bà già chứ?” Người kia đồng ý mà không mở miệng lấy một lần; rồi vì một lý do nào đó anh ta có vẻ quyết định không trả lời lại những lời khiêu khích.

Con đường rời khỏi làng và hơi lên dốc, hướng về phía nước ý. Sau một ngọn đồi cao họ đi vào trong một thung lũng rất rộng, sườn đầy cây; biên giới chỉ cách có chục cây số. Về phía Ðông, có thể nhìn thấy vài đỉnh núi tuyết phủ. Khung cảnh, hoàn toàn trống không, tạo cảm giác về sự rộng lớn và thanh thản.
“Bác sĩ đã đến rồi”, Hippie-da-đen nói. “Không thể chuyển bà ấy đi được, dù sao cũng không còn việc gì mà làm nữa rồi. Ðó là luật của tự nhiên...”, anh ta nghiêm túc nói.

“Nghe thấy chưa?” Bruno châm chích. “Em nghe thấy thằng nỡm này nói gì chưa? “Tự nhiên”, chúng luôn thường trực trên miệng cái từ đó. Giờ đây bà ta bị ốm chúng mới cuống lên cho bà ta chết béng đi, như một con thú trong lỗ. Ðó là mẹ tôi đấy, Bờm ạ! anh nói rất hùng biện. Cậu đã thấy look [3] của bà ấy chưa? anh tiếp tục. Những người khác cũng thế thôi, còn tệ hơn là khác. Họ thật đáng bực mình.”

“Cảnh đẹp thật, đằng kia kìa...”, Michel lơ đãng trả lời.

Ngôi nhà rộng và thấp, bằng gạch thô, mái lợp đá; nó nằm cạnh một con suối. Trước khi vào nhà, Michel lôi từ trong túi ra chiếc máy ảnh Canon Prima Mini (ống zoom có thể tụt ra tụt vào 38-105 mm, 1 290 franc mua ở FNAC). Anh quay một vòng nhìn quanh, nhắm rất kỹ trước khi bấm máy; rồi anh quay lại chỗ những người khác.

Ngoài Hippie-da-đen, người ở căn phòng chính là một người trông không rõ mặt, tóc hoe vàng, có vẻ rất Hà Lan đang ngồi gần lò sưởi đan một chiếc khăn choàng và một tay hyppie già hơn, tóc dài màu ghi, bộ râu mỏng cũng màu ghi, khuôn mặt thuôn dài thông minh. “Bà ta ở đó...”, Hippie-da-đen nói; anh ta rút kéo tấm vải che và dẫn họ vào phòng kế bên.

Michel chăm chú quan sát cái con người tóc hơi nâu, nằm rũ rượi ở góc giường, đang giương mắt nhìn khi họ bước vào phòng. Dù sao đây cũng mới chỉ là lần thứ hai anh gặp mẹ mình, và gần như chắc chắn đây sẽ là lần cuối cùng. Ðiều làm anh sửng sốt ngay tức khắc là vẻ gầy guộc khủng khiếp của bà, khiến mặt bà nhô ra, tay chân thõng thượt. Nước da rất xấu, xạm vào, bà thở khó nhọc, rõ ràng bà đã xuống dốc đến tận cùng; nhưng phía trên chiếc mũi khoằm đôi mắt vẫn rực sáng, mênh mông và trắng ra trong bóng tối. Anh thận trọng lại gần bóng người đang nằm đó. “Khỏi cần đi», Bruno nói, «bà ta nói được mà.” Có lẽ bà không thể nói được nữa, nhưng chắc vẫn còn có ý thức. Bà có nhận ra anh không? Hẳn là không. Có lẽ bà nhầm anh với bố anh; điều đó thì rất có thể. Michel biết là anh rất giống bố mình khi trạc tuổi anh. Và dù sao, nói gì thì nói, một số người vẫn đóng vai trò nào đó rất lớn trong cuộc đời bạn, ghi dấu ấn chắc chắn lên bạn; những người đó chia cuộc đời bạn thành hai nửa rất rõ rệt. Và với Janine, đã đổi tên thành Jane, đã có một trước và sau bố của Michel. Trước khi gặp ông về bản chất bà chỉ là một người phụ nữ thuộc tầng lớp tư sản sống phóng đãng và hời hợt; sau khi gặp ông bà trở thành cái gì đó khác hẳn, mang tính thảm họa hơn. Cái từ “gặp gỡ” dù sao cũng chỉ là một cách nói; bởi thực ra không có gì lắm để nói về gặp gỡ. Họ giao nhau trong đời, họ đã sinh con đẻ cái, chỉ thế thôi. Sự huyền bí là bản chất của Marc Djerzinski, bà không sao hiểu nổi; thậm chí bà còn không thể tiếp cận được ông. Liệu vào giờ phút lâm chung cuộc đời tai họa của mình bà có nghĩ đến điều đó? Không, hoàn toàn không thể. Bruno cựa quậy dữ dội trên chiếc ghế cạnh giường bà. “Bà chỉ là một con điếm già...», anh lên giọng rao giảng. «Bà xứng đáng teo.” Michel ngồi xuống trước mặt anh, ở đầu giường, châm một điếu thuốc. “Bà có muốn được thiêu xác không?» Bruno sôi nổi tiếp tục. «Bà sẽ được thiêu xác khi đến lúc. Tôi sẽ đặt tất cả những gì còn lại của bà vào một cái hũ, và cứ sáng sáng khi tỉnh dậy, tôi sẽ đái vào tro tàn của bà.” Anh lúc lắc đầu khoái trá; Jane để bật ra một tiếng rên từ cái cổ họng khàn đặc. Hippie-da-đen xuất hiện. “Các anh muốn uống gì không?”, anh ta đề nghị giọng lạnh lùng. “Có chứ anh bạn quý!”, Bruno hét lên. Thế mà cũng phải hỏi. Làm tí rượu đi, Bờm!” Anh chàng trẻ tuổi đi ra và trở lại với một chai whisky và hai cái ly. Bruno rót thật nhiều rượu và uống ngụm đầu tiên. “Xin lỗi nhé, anh ấy hơi bối rối...“, Michel nói, giọng nhỏ hẳn xuống. „Ðúng đấy“, người anh cùng mẹ khác cha của anh khẳng định. „Ðể chúng tôi buồn một mình đi, Bờm.” Anh cạn một hơi hết cốc rượu. “Bọn chúng lúc nào cũng dính vào nhau, lũ pê đê ấy...“, anh nhận xét. „Bà ta đã cho chúng hết cả, và chúng biết rõ rằng con bà ấy không được xơ múi nào hết. Nếu chúng ta kiện đòi gia tài, chắc chắn sẽ được đấy.” Michel im lặng, anh không muốn tranh cãi về vấn đề này. Một lát im lặng khá lâu. Cả ở phòng bên cũng không ai nói năng gì; nghe rõ tiếng thở khàn và yếu dần đi của người hấp hối.

„Bà ấy chỉ muốn trẻ mãi thôi...“, Michel nói, giọng mệt mỏi và bao dung. „Bà ấy muốn gần gũi với những người trẻ tuổi, nhưng nhất thiết không phải con của mình, vì chúng nhắc nhở bà thuộc thế hệ cũ. Ðiều này không khó giải thích, không khó hiểu tí nào. Bây giờ em muốn đi. Anh nghĩ là bà ấy sắp chết không?“
Bruno nhún vai vẻ bất cần. Michel đứng dậy và đi sang phòng khác; Hippie-da-nâu đang ngồi một mình gọt vỏ cà rốt biến đổi gen. Anh muốn hỏi bác sĩ đã nói gì về bệnh tình; nhưng lão cựu thành viên ngoài lề xã hội chỉ cung cấp những thông tin mơ hồ không đầu không đũa. “Ðó là một người đàn bà tỏa sáng...“, ông ta nhấn mạnh, „tay vẫn cầm củ cà rốt.” Ông ta định nói gì? Không cần thiết phải đi sâu vào chi tiết. Chắc chắn lão đần độn già nua này không nói nổi cho gãy gọn một câu; lão ta chỉ phát ra âm thanh lùng bùng trong miệng. Michel sốt ruột quay đi, trở lại chỗ Bruno. “Những người hippie ngu xuẩn đó...“, anh ngồi xuống và nói, „vẫn cứ tin rằng tôn giáo là một bước đi cá nhân dựa trên suy tưởng, tìm kiếm về tinh thần vân vân và vân vân. Bọn họ không đủ khả năng để nhận ra rằng thực ra ngược lại đó là một hoạt động thuần túy mang tính xã hội, dựa trên sự cố định, nghi lễ, nguyên tắc và lễ lạt. Theo Auguste Comte [4], tôn giáo chỉ có một vai trò duy nhất là đưa nhân loại đến một trạng thái tập hợp hoàn hảo”.

„Auguste Comte cái đầu mày!“, Bruno giận dữ ngắt lời. „Kể từ lúc chúng ta không còn tin vào cuộc sống vĩnh cửu thì làm gì còn có thứ tôn giáo khả dĩ nào nữa. Và nếu xã hội không thể không có tôn giáo như mày nghĩ, thì cũng không thể có xã hội. Mày làm tao nghĩ đến bọn xã hội học bịa ra rằng sự tôn thờ tuổi trẻ là một món mốt thoáng qua nảy sinh trong những năm năm mươi trước khi đạt tới đỉnh điểm vào những năm tám mươi này nọ. Trên thực tế con người luôn luôn bị cái chết làm cho sợ xanh mắt mèo, nó có bao giờ nghĩ đến cái chết của bản thân, cũng như sự già đi của mình, mà không sợ hãi được đâu. Trong số tất cả của cải của trái đất, sự trẻ trung về thân thể rõ ràng là cái quý giá nhất. Và đến giờ chúng ta chỉ còn tin vào các thứ của cải của trái đất. “Nếu Christ không phục sinh”, thánh Paul đã thẳng thắng nói, “thế thì lòng tin của chúng ta hóa ra công cốc”. Christ đã không phục sinh; ông ta đã thua trong cuộc chiến chống cái chết. Tao từng viết một kịch bản phim kiểu thiên đường về đề tài Jérusalem mới. Phim diễn ra trên một hòn đảo chỉ có đàn bà cởi truồng và những con chó nhỏ. Sau một thảm họa sinh học đàn ông biến mất hết, và gần như toàn bộ các loài vật khác cũng vậy. Thời gian dừng lại, khí hậu lúc nào cũng ổn định và dễ chịu; cây cối ra quả quanh năm. Ðàn bà lúc nào cũng hơ hớ và trẻ trung, bọn chó nhỏ lúc nào cũng vui vẻ và sống động. Ðàn bà tắm rửa và vuốt ve nhau, bọn chó nhỏ chơi bời và đùa nghịch bên cạnh họ. Chúng có tất cả các màu và đủ hết các chủng loại: có chó bông, chó phốc, chó grifông Bruxelles, chó Shi-Tzu, chó cavalier King Charles, chó Yorkshire, chó con lông xoăn, chó miền Tây và chó săn thỏ. Con chó to duy nhất là một con labrador, khôn ngoan và dễ chịu, đóng vai trò quân sư cho những con khác. Dấu vết duy nhất của giống đực là một chiếc băng video chiếu một cảnh có thủ tướng Edouard Balladur; cuốn băng đó có tác dụng an thần cho một số phụ nữ và phần lớn chó. Cũng có một cuộn băng tên là Cuộc sống loài vật, do Claude Darget đọc lời bình; người ta không bao giờ xem cuộn băng đó, nó chỉ có tác dụng lưu giữ ký ức và ghi lại dấu ấn về sự man dã của các thời kỳ trước.“

„Thế là người ta đã để anh viết...“, Michel dịu dàng nói. „Anh không ngạc nhiên về điều này. Phần lớn các bác sĩ thần kinh khá coi trọng những điều điên rồ do bệnh nhân của họ viết ra. Họ cũng không cho chúng là có giá trị chữa bệnh; nhưng họ nghĩ việc này luôn luôn làm bận đầu óc và như thế thì tốt hơn là lấy dao lam rạch động mạch cổ tay.“

„Nhưng vẫn có những bi kịch nho nhỏ trên đảo“, Bruno nói tiếp giọng xúc động. „Chẳng hạn một hôm một con chó đi chơi quá xa và bị ngã xuống biển. May mà chủ của nó nhận ra là nó đang gặp khó khăn, cô ta nhảy lên một chiếc thuyền, chèo thật nhanh ra và vừa vặn cứu được con chó. Con chó nhỏ bị uống quá nhiều nước, bị ngất và có thể nghĩ là nó sẽ chết; nhưng chủ nó hồi sức nhân tạo và cứu được nó, câu chuyện kết thúc êm đẹp và con chó lại vui vẻ trở lại.” Anh đột ngột im lặng. Giờ đây anh có vẻ thanh thản, gần như là đang nhập định. Michel không gây tiếng động nào nữa. Ðã gần trưa; không gian đặc biệt yên ắng. Anh đứng dậy, quay về phòng chính. Hippie-da-nâu đã đi mất, vứt lại mấy củ cà rốt đang gọt dở. Anh uống một cốc bia và đi ra cửa sổ đứng. Từ đó nhìn ra được hàng cây số những sườn đồi phủ thông. Giữa những ngọn đồi tuyết phủ, từ xa có thể nhìn thấy lóng lánh một hồ nước. Bầu không khí dịu dàng và đầy hương vị; đó là một buổi sáng đẹp trời mùa xuân.

Anh đứng đó một lúc lâu không biết bao nhiêu thời gian, thả lỏng hoàn toàn, nhẹ nhàng trôi nổi trên những ngọn đồi, bỗng anh bị lôi giật lại thực tế khi nghe thấy một tiếng hét. Phải mất mấy giây anh mới nghe rõ được các âm thanh, anh vội lao về căn phòng. Vẫn ngồi ở chân giường, Bruno đang hát rất to:

Chúng đã tới, chúng luôn ở đây
Ngay khi nghe tiếng kêu này
Bà ta sẽ chết baaaà Meeeeeeeeẹ...
Tiền hậu bất nhất; tiền hậu bất nhất, nhẹ dạ và hay làm hề, đàn ông ai cũng thế. Bruno đứng dậy để hát to hơn đoạn sau:
Chúng đã tới, chúng luôn ở đây
Cả những kẻ ở miền Nam nước ý
Lại có cả Giorgio đứa con bị nguyền rủa
Quà cáp đầy trên tayyyyyyy...

Trong sự lặng yên tiếp theo màn trình diễn, người ta nghe thấy rõ tiếng một con muỗi bay ngang qua phòng trước khi đậu xuống mặt Jane. Những loài sâu bọ có cánh được đặc trưng hóa bởi một đôi cánh duy nhất mọc ra từ vòng thứ hai của cổ, từ một đôi ván thăng bằng, và từ những ô miệng để hút hoặc để châm. Vào lúc con muỗi dạo chơi trên khoảng mắt, Michel nghi ngờ một điều gì đó. Anh lại gần Jane nhưng không chạm vào bà. “Em tin là bà ấy chết rồi”, anh nói sau khi xem xét một lúc.

Bác sĩ nhanh chóng khẳng định dự đoán đó. Ông ta đi cùng một nhân viên của tòa thị chính, và mọi vấn đề bắt đầu nảy sinh. Muốn chuyển cái xác đi đâu? Vào hầm mộ gia đình chăng? Michel không biết gì hết, anh cảm thấy kiệt sức và rối trí. Nếu họ biết cách duy trì các quan hệ gia đình nồng ấm và thân thiết, họ sẽ không phải ở trong tình trạng như thế này - tìm cách che đậy sự lố bịch trước mặt người nhân viên tòa thị chính đang tỏ ra hết sức đúng mực kia. Bruno không mảy may quan tâm đến chuyện đó, anh đang chơi một ván xếp hình trên chiếc máy trò chơi bỏ túi của mình. “Ðược rồi“, người nhân viên nói, „chúng tôi đề nghị chôn bà ấy tại nghĩa trang Saorge. Hơi xa một chút, nhất là vì các anh không phải người trong vùng, nhưng xét về mặt vận chuyển thì rõ ràng như thế là rất tiện. Lễ mai táng có thể tiến hành ngay buổi chiều nay, vào thời điểm này chúng tôi cũng không có nhiều việc lắm. Tôi cho là xin giấy phép chôn cất sẽ không gặp vấn đề gì đâu... - Không có vấn đề gì hết! viên bác sĩ nói, vẻ nồng nhiệt có phần hơi thái quá. Tôi mang theo mẫu đây...” Ông ta giơ một chiếc hộp đựng giấy nhỏ, đi kèm một nụ cười phóng khoáng. “Mẹ nó chứ, chết rồi...” Bruno kêu lên khe khẽ. Chiếc máy chơi điện tử của anh phát ra một điệu nhạc vui. “Ông Clément, ông cũng đồng ý về việc chôn cất chứ?“, người nhân viên gằn giọng nói. „Hoàn toàn không!“, Bruno nhảy phắt dậy. „Mẹ tôi muốn được thiêu xác, bà ấy coi điều ấy là cực kỳ quan trọng đấy!” Mặt người nhân viên xám lại. Khu Saorge không được trang bị để thực hiện hỏa táng xác chết; đó là một loại thiết bị rất đặc chủng, mà lượng yêu cầu cũng nhỏ nên người ta không làm. Không, quả thật là rất khó. “Ðó là ý nguyện cuối cùng của mẹ tôi...” Bruno nói vẻ quan trọng. Im lặng bao trùm. Người nhân viên của tòa chị chính ra vẻ suy nghĩ rất lung. “Cũng có một lò hỏa táng ở Nice...“ ông ta rụt rè nói. „Chúng ta có thể thực hiện một chuyến đi đến đó rồi quay lại đây nếu các ông vẫn muốn chôn ở Saorge. Dĩ nhiên các ông phải trả chi phí...” Không ai trả lời. “Tôi sẽ đi gọi điện...”, ông ta tiếp tục, “phải hỏi ngay giờ giấc hỏa táng mới kịp được.” Ông ta mở sổ, rút một chiếc điện thoại di động và bắt đầu bấm số thì Bruno lại cắt ngang. “Thôi bỏ đi...”, anh nói và khoát tay rộng lượng. “Chúng ta chôn bà ta ở đây vậy. Thôi kệ những ý nguyện cuối cùng của bà ta. Em trả nhé!” anh hách dịch quay về phía Michel. Không tranh cãi, Michel rút cuốn sổ séc ra và ghi giá mua mộ phần trong vòng ba mươi năm. “Lựa chọn như thế là khôn ngoan đấy», người nhân viên của tòa thị chính khẳng định. «Với một miếng đất ba mươi năm, các ông có thời gian để suy tính thêm.”

Nghĩa trang nằm phía trên làng cách khoảng một trăm mét. Hai người đàn ông mặc đồ xanh lao động khiêng quan tài. Họ đã chọn loại thông dụng, bằng gỗ thông trắng, tích trữ trong một căn phòng của chính quyền; dịch vụ mai táng có vẻ được tổ chức rất tốt ở Saorge này. Ðã cuối buổi chiều, nhưng mặt trời vẫn còn thiêu đốt. Bruno và Michel bước đi bên cạnh nhau, sau hai người kia mấy bước chân; Hippie-da-nâu đi cạnh họ, ông ta muốn đi theo Jane đến tận nơi ở cuối cùng. Con đường nhiều sỏi, cứng, dù sao cũng có một hướng. Một con chim săn mồi - có thể là một con diều mốc - đang chậm rãi sải cánh trên trời, trong không khí. “Chắc có rắn ở gần đây...” Bruno suy diễn. Anh nhặt một hòn đá trắng rất nhọn. Ngay trước khi quay về phía đám tang, như để khẳng định ý muốn của mình, một con rắn độc xuất hiện giữa hai bụi cây chạy dọc bức tường bao; Bruno nhằm và ném hết sức. Hòn đá vỡ tung trên tường, suýt trúng đầu con vật bò sát.

“Bọn rắn có chỗ của mình trong thiên nhiên...”, Hippie-da-nâu nhận xét vẻ nghiêm trang.

“Thiên nhiên tao đái vào nó, thằng dở hơi ạ! Tao ỉa vào mõm nó!” Bruno lại phát khùng. “Thiên nhiên cái cứt... thiên nhiên cái lỗ đít!” anh tiếp tục khùng lên mấy phút nữa. Tuy nhiên anh rất phải phép khi hạ huyệt, chỉ phát ra những tiếng gù gù và lắc đầu, như thể sự kiện gợi lên cho anh những suy nghĩ chưa từng có, nhưng còn quá mơ hồ để có thể diễn đạt một cách rõ ràng. Sau buổi lễ, Michel đưa một món tiền boa khá lớn cho hai người đàn ông - anh cho đó là thói quen ở đây. Anh còn mười lăm phút để đón tàu; Bruno quyết định đi cùng luôn.

Họ chia tay nhau trên đường ke nhà ga Nice. Họ còn chưa biết mình sẽ không bao giờ gặp nhau nữa.

“Ở bệnh viện có tốt không?” Michel hỏi.

“Ngon, ngon, thoải con gà mái, anh có thuốc mà.” Bruno cười vẻ cáo già. “Anh sẽ không về bệnh viện ngay đâu, anh sẽ có một đêm sôi nổi. Anh sẽ đến một quán bar có điếm, ở Nice này có mà đầy.” Anh nhăn trán lại, mặt tối đi. “Uống thuốc rồi anh không còn thủ dâm nữa, nhưng không sao cả, dù sao anh cũng thích lắm.”

Michel lơ đãng đồng ý, trèo lên toa tàu; anh đã đặt một giường nằm.

[1] RMI (Revenue Minimum d’Insertion): tiền trợ cấp thất nghiệp.
[2] Rasta: từ chỉ nĩưng người sống xa hoa dù không có thu nhập ổn định
[3] Từ tiếng Anh, chỉ vẻ bên ngoài, kể cả cách ăn mặc, thể hiện.
[4] Auguste Comte (1798 - 1857), triết gia Pháp, cha đẻ của thực chứng luận.



**kết thúc ca trực
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách