Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: thu_angel01
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa l Ichikawa Takuji (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 08:51:14 | Xem tất





Hôm nay cậu thanh niên cũng có mặt ở công viên số 17. Như mọi lần, cậu ngồi ở ghế băng trong cùng và đọc cuốn Từ điển
cuộc sống.

Tôi bảo Mio và Yuji ở lại để mình đến chỗ cậu thanh niên. Nhận ra tôi, cậu ta ngẩng lên khỏi cuốn sách.

“Xin chào,” tôi nói.

“A, anh đấy à.”

“Vâng, tôi đây.”

Cậu ta có vẻ cụt hứng, lại chúi mũi vào cuốn từ điển. Tôi vội lên tiếng.

“À…”

Cậu ngẩng lên.

“Sao cơ?”

“Cậu có biết một ông lúc nào cũng ngồi ở ghế băng đằng kia không?”

Tôi chỉ về phía ghế băng của thầy Nombre. Cậu thanh niên gật đầu thân thiện.

“Tôi biết chứ. Bác Toyama.”

“Toyama? Tên của thầy Nombre hả?”

“Nombre?”

Cậu thanh niên lục tìm trí nhớ chừng ba giây.

“À à,” cậu ta nói. “Phải rồi. Thầy Nombre. Tôi có nghe đến cái tên này. Phải rồi, bác Toyama đấy.”

“Mấy hôm nay tôi không nhìn thấy ông ấy.”

“Tôi nghe nói bác ấy bị đột quỵ.”

“Thật không?”

“Thật.”

“Bây giờ ông thế nào?”

“Không có gì nguy hiểm đến tính mạng. Có lần bác bảo bác bị bệnh về não hay là mạch máu gì đó.”

Cậu ta đóng sập cuốn từ điển đang cầm trên tay. Chắc cậu ta muốn nói chuyện nghiêm túc với tôi.

“Có điều, bệnh này để lại nhiều di chứng lắm. Bác ấy không thể trở lại cuộc sống như trước được đâu.”

Tôi ngoảnh lại nhìn Mio. Vừa thấy tôi ngoảnh lại, Mio lao đến ngay. Trông nàng rất lo lắng. Yuji chạy theo sau mẹ.

“Thầy làm sao ạ?” nàng hỏi.

Tôi thuật lại lời cậu thanh niên.

“Trời ơi…”

Cậu thanh niên tiếp tục.

“Nghe nói bác sẽ được chuyển đến một nhà dưỡng lão cách đây khá xa. Chuyển thẳng từ bệnh viện luôn.”

“Chắc có ai dó làm thủ tục cho ông?”

“Ông chủ tịch thị trấn chứ ai. Cái ông lúc nào cũng xen vào chuyện người khác.”

“Sao cậu biết chuyện đó?”

“Vì tôi là con trai ông ấy. Chủ tịch thị trấn là bố tôi.”

“À, ra vậy.”

Sau khi hỏi được địa chỉ nhà thầy Nombre, chúng tôi ra về.

“Con Pooh thế nào ạ?” Yuji hỏi.

“Nó không sao đâu.” Mio nói. “Không sao đâu.”

“Chúng mình còn bao nhiêu chuyện muốn nói với thầy,” tôi nói khi chúng tôi trên đường về nhà. “Bao nhiêu chuyện!”

“Vâng.”

Mio đưa chân đá mấy viên sỏi bên lề đường.

“Chồng rất cần đến thầy phải không?”

“Em cũng thế.”

“À vâng.” nàng khẽ gật đầu. “Vâng.”

Nhưng mà, Mio ngẩng lên nhìn tôi.

“Nhưng mà làm gì có chuyện không gặp được thầy nữa.”

“Ừ, nhưng.”

“Hay là mình đến thăm thầy.”

“Không được. Cậu kia bảo ở xa lắm.”

“Không sao đâu,” Mio nói. “Không sao đâu.”





Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 08:53:12 | Xem tất




18




Chiều hôm sau, chúng tôi đến nhà thầy Nombre theo địa chỉ cậu thanh niên đưa. Nhà thầy Nombre nằm trong một khu tập
thể cũ cách công viên số 17 chừng mười phút về phía Bắc.

Đó là căn nhà gỗ một tầng có độ tuổi kha khá. Trước đây, những ngôi nhà xây cất đơn giản thế này thương được gọi là “nhà
văn hóa”.

Căn nhà được bao quanh bởi các loại cây bách nhật hồng, cẩm tú cầu, phù dung, quất… Bên phải là mảnh đất để trồng, bên
trái là một căn nhà khác cũng đã có tuổi.

Chúng tôi mở cánh cửa gỗ để vào trong sân. Các viên đá được xếp cách nhau tạo thành lối vào đến tận cửa. Yuji đi đầu tiên.

“A, con Pooh!”

Thằng bé chạy đến góc vườn. Tôi và Mio vội vàng chạy theo.

Con Pooh đang chui dưới bậc thềm trước hiên nhà, chỉ thò mỗi đầu ra ngoài.

“Pooh!”

Nghe tiếng Yuji, con Pooh ngẩng lên ngay.

“~?”

Tiếng con Pooh nhỏ hơn hẳn mọi khi. Nó thè lưỡi, thở hổn hển.

Hà, hà, hà, hà, hà

Yuji vòng tay ôm cổ con Pooh rồi vùi má vào đám lông bờm xờm của nó.

“~?”

“Hình như nó không được cho ăn.”

“Có vẻ như vậy”

Ông chủ tịch, dù thích xen vào chuyện người khác thì chắc cũng chẳng hơi đâu quan tâm đến con chó.

“Phải đưa nó đến trung tâm chăm sóc động vật thôi.”

“Con không thích thế đâu!” Yuji nhìn chúng tôi, hét lên với giọng buồn bã. “Bố mẹ không được làm thế.”

“Bố biết rồi. Bố định thả nó ra đây.”

“Thế hả?”

“Ừ.”

Tôi tháo sợi dây trói cổ con Pooh vào hiên nhà.

“Nào đi thôi.”

Yuji bảo để con dắt nên tôi đưa sợi dây cho thằng bé.

“Đi thôi Pooh.”

Nhưng Yuji có kéo, có dỗ dành thế nào thì con Pooh vẫn không chịu động đậy.

“Pooh à, ở lại thì thầy Nombre cũng không về nữa đâu.”

“~?”

“Đi nào.”

“~?”

Yuji ngẩng lên nhìn tôi.

“Nó không muốn đi.”

“Ừ.”

Tôi ngồi xuống, ghé sát mặt vào con Pooh.

“Thái độ của mày thật đáng nể.”

Tôi nói với con Pooh.

“Cứ kiên trì thế này thì chẳng mấy chốc mày sẽ được dựng tượng trước nhà ga đấy.”

“~?”

“Nhưng cuộc đời mày không thể dừng lại ở đây được. Thầy Nombre không về nữa đâu.”

Con Pooh nghiêng đầu.

“Đúng rồi, thầy sẽ đến một nơi rất xa.”

Bởi vậy, tôi nói.

“Sẽ vô ích thôi, dù sự trung thành của mày rất đáng khen.”

“~?”

“Thầy Nombre không muốn mày thế này đâu. Thầy muốn mày hãy sống thật tốt quãng đời còn lại.”






Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 08:55:02 | Xem tất





Con Pooh đăm chiêu nghĩ ngợi.

“Mày là một chú chó thông minh. Rồi mày sẽ hiểu cho thầy. Chia tay bao giờ cũng buồn. Nhưng ta không thế mãi giậm chân
một chỗ được.”

Tôi đứng lên để cho Pooh có thời gian suy nghĩ. Sau đó nó ngẩng lên nhìn tôi rồi quay sang Yuji. Nó xịu mặt xuống, rồi có vẻ
như quá mệt mỏi vì nghĩ ngợi, nó thè lưỡi ra, mắt nhắm nghiền.

Tôi nhìn Mio. Nàng khẽ gật đầu, ý bảo hãy đợi thêm chút nữa. Yuji cũng không nói gì.

Con Pooh thở hổn hển, thỉnh thoảng lại liếc nhìn chúng tôi.

Cuối cùng con Pooh đứng dậy. Nó ngẩng mặt lên nhìn tôi.

“Quyết định xong rồi hả?”

Con Pooh (trông như thế) gật đầu.

“Yuji.”

“Dạ.”

Yuji nhẹ nhàng cầm sợi dây dắt con Pooh đi. Con Pooh im lặng đi theo. Chúng tôi len qua hàng cây để đi ra cổng. Tôi mở
cổng, nhường lối cho Yuji và Pooh. Yuji và Pooh lách người bước ra ngoài.

“Phải tạm biệt nơi này rồi,” Yuji nói. “Biết bao nhiêu là kỷ niệm. Buồn nhỉ.”

Con Pooh quay người lại nhìn ngôi nhà gắn bó suốt bao nhiêu năm. Nó từ từ nghển cổ lên, sủa thành tiếng.

“Hự?”

Ba chúng tôi, mỗi người ngoảnh lại đi một hướng. Bởi không ai nhận ra âm thanh kỳ lạ xuất phát từ chính con chó ở ngay
dưới chân mình.

“Hự?”

Con Pooh sủa thêm tiếng nữa.

“Con Pooh đấy” Yuji hét lên. “Con Pooh sủa đấy! Con Pooh biết sủa này!”

Hự?

Một âm thanh nghe như tiếng gió lùa qua khe cửa hẹp.

“Nó đang chào từ biệt chăng?”

“Chắc là vậy rồi.”

“Cũng có thể là nó đang hỏi gì đó.”

“Ừ.”

Hự.

Đó lời chào từ biệt với người chủ đột ngột biến mất? Hay câu hỏi dành cho ai đó trên trời sao đời nó lại chịu bất công đến vậy.
Con chó lông xù bị cắt thanh quản đang nghển cổ rên lên những âm thanh buồn bã.

Tôi quyết định để Pooh ngủ tạm một đêm chỗ bậc thềm trong căn hộ. Vì không biết thường ngày nó ăn gì nên tôi cho nó ăn
cơm và khoai tây trộn, ấy thế mà cu cậu ăn ngay, không hề kén chọn. Chắc nó đói lắm.

“Sáng mai mình sẽ đem nó đến trung tâm chăm sóc động vật.”

“Không phải nhà mình nuôi nó ạ?” Yuji hỏi.

“Không được. Quy định ở đây không cho phép.”

“Vậy thì nhờ ai đó nuôi?”

Tôi khẽ lắc đầu.

“Con Pooh già rồi. Với lại, nói thật là trông nó không được đáng yêu lắm.”

“Hay để nó sống ở chỗ bãi đất trồng cạnh nhà mình rồi mình đem thức ăn cho nó?”

“Thế thì nó sẽ quay về nhà cũ. Và sẽ bị đưa đến trung tâm chăm sóc động vật.”

“Trung tâm chăm sóc động vật là nơi thế nào?”

“Một trung tâm tư nhân. Mình trả tiền cho họ để họ chăm sóc cho Pooh. Ở đó, con Pooh sẽ có nhiều bạn.”

Về mặt nguyên tắc, con Pooh sẽ ở lại cho đến khi tìm được người nhận nuôi, nhưng con Pooh già rồi nên chỗ đó sẽ là ngôi nhà  cuối cùng của nó.





Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 08:56:22 | Xem tất






“Ở đó Pooh có sướng không ạ?”

“Điều đó còn tùy thuộc vào con Pooh.”

“Nghĩa là có thể nó sẽ không sướng.”

“Ở đâu cũng thế thôi.”

Yuji nhìn con Pooh, lúc này đang ăn khoai tây trộn, với ánh mắt đăm chiêu.

“Sáng mai phải dậy sớm đấy,” tôi nói. “Con ngủ ngon nhé.”

“Hự.”

“À, cả chú mày nữa.”

Sau bữa tối, tôi tra danh bạ điện thoại để gọi đến nhà ông chủ tịch. Lúc chiều, trên đường đến nhà thầy Nombre, chúng tôi có
ghé qua nhà ông chủ tịch nhưng ông ấy không có nhà.

Giờ thì ông có nhà.

Tôi hỏi thăm về bệnh tình của thầy Nombre, ông chủ tịch bảo là thầy bị bệnh về mạch máu trong não. Đúng như lời con trai
ông chủ tịch, bệnh của thầy Nombre không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có để lại di chứng. Chân và tay của ông đã bị
liệt một phần, đến giờ, ông vẫn chưa nhận biết được hết mọi thứ. Tôi ngỏ ý đến thăm thầy Nombre vào ngày mai, vì là ngày
nghỉ, nhưng bị ông chủ tịch gạt đi.

“Giờ ông ấy vẫn chưa nói chuyện được đâu. Đến chỉ làm cho hai bên khổ sở thôi.”

“Nghe nói thầy Nombre sẽ được chuyển đến nơi khác phải không ạ?”

“Đây không phải là chuyện ngày một ngày hai. Tạm thời vẫn phải nằm viện một thời gian đã.”

Tôi hỏi địa chỉ bệnh viện, cảm ơn ông chủ tịch rồi cúp máy.

“Tình hình sao hả anh?” Mio hỏi.

“Ông chủ tịch bảo thư thư hãy đến thăm thầy.”

“Vậy ạ?”

“Em sẽ đi cùng anh chứ?”

“Thư thư là bao lâu ạ?”

“Anh không biết.”

Có, Mio nói.

“Em muốn đi. Cho em đi cùng nhé. Em muốn gặp thầy.”

“Ừ, hôm nào mình sẽ đi.”

“Vâng, hôm nào nhé.”






Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 08:58:42 | Xem tất



19




Sáng hôm sau ngủ dậy, con Pooh đã biến mất.

Tôi biết ngay thủ phạm là Yuji. Bởi đôi giày bé xíu của thằng bé không ở trên giá mà nằm lăn lóc chỗ bậc thềm xi măng trước
cửa.

Yuji vẫn đang ngủ, tôi lật chăn lên thì thấy cu cậu mặc chiếc quần soóc màu vàng bên ngoài quần ngủ. Chắc đêm qua cu cậu
đã ra ngoài trong bộ dạng thế này.

“Yuji ơi.”

Thấy tôi gọi, Yuji quay người lại, mở mắt ra.

“Chào… Takkun…”

Tôi cũng chào Yuji và hỏi

“Con Pooh đâu?”

Không muốn trả lời, Yuji tránh cái nhìn của tôi.

“Bố bao này.”

Tôi ngồi xuống cạnh Yuji.

“Hôm qua bố đã nói với con. Nếu không gửi Pooh vào chỗ tử tế thì nó sẽ bị đưa đến sở y tế đấy.”

“Nhưng mà…”

“Bố hiểu là con muốn ở cùng với Pooh, nhưng con cũng phải nghĩ cho Pooh nữa.”

Yuji nhỏm dậy, nhìn tôi như trách móc.

“Con có nghĩ cho Pooh đấy chứ.”

“Vậy à?”

“Vâng. Ở cùng con thì Pooh mới sướng được.”

“Phải rồi.”

Tôi gật đầu, vuốt nhẹ mái tóc mềm mại của thằng bé.

“Nhưng lúc nào con cũng sẽ lo nơm nớp.”

“Lo nơm nớp?”

“Ừ. Kể cả lúc ăn hay lúc ngủ trưa. Lo sẽ có người đến bắt Pooh đi.”

“Nếu Pooh bị bắt đi thì sao ạ?”

“Pooh sẽ bị dẫn đến sở y tế hoặc trung tâm chăm sóc động vật.”

“Rồi sao ạ?”

“Sẽ phải đợi đến khi có người nhận nuôi.”

“Nếu không có ai nhận thì sao ạ?”

Tôi không trả lời được câu này. Tôi nhìn vào mắt Yuji lúc này đang im lặng chờ câu trả lời của tôi.

“Nếu không có ai nhận thì sao ạ?”

Yuji hỏi lại. Tôi khẽ lắc đầu.

“Thế thì…”

“Đúng như con nghĩ đấy.”

“Con không muốn vậy đâu,” Yuji nói. “Con không muốn.”

Thằng bé vùng dậy khỏi chăn, kéo tay tôi đi ra đến cửa. Mio đang chuẩn bị bữa sáng trong bếp.

“Bố con anh ra đây một lát nhé.”

Tôi nói với Mio rồi đi cùng với Yuji. Đúng như tôi nghĩ. Yuji dẫn tôi đến bãi đất trống sau nhà.

“Ơ?” Yuji đưa mắt nhìn quanh.

“Sao hả con?”

“Ở đây mà.” Yuji chỉ vào chiếc Scooter đang dựng ở đó. “Con đã buộc nó vào xe, giờ không thấy nó đâu nữa.”

Đúng là ở bánh xe vẫn còn chiếc dây buộc.

“Nó trốn mất rồi.”

Chuẩn bị bữa sáng xong, Mio cũng đi tìm Pooh quanh khu nhà vớ hai bố con, tuy nhiên bóng con Pooh vẫn biệt tăm.

Bỗng nhiên trời đổ mưa, ba chúng tôi ướt sũng nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Chúng tôi đến cả nhà thầy Nombre, Pooh
không có ở đó.

Mưa mỗi lúc một to hơn.



“Làm thế nào bây giờ?”

“Có lẽ chúng ta nên dừng ở đây thôi. Nếu không sẽ bị cảm.”

“Vâng. Biết đâu mai con Pooh sẽ về.”

“Nó không về đâu,” Yuji nói. “Nó không về nữa đâu.”

Trên đường về, Yuji hỏi tôi.

“Con Pooh bị bắt đem đến trung tâm chăm sóc động vật rồi ạ?”

“Bố không biết. Có thể ai đó yêu động vật đã đem nó về nuôi chăng.”

“Nếu như nó bị bắt?”

“Bố sẽ thử hỏi người ta. Đề nghị người ta liên lạc với bố nếu họ bắt được một con chó lông xù sủa ‘hự hự’. Bố sẽ đến đón
Pooh về. Gửi nó vào một nơi thật tốt.”

Yuji mỉm cười yên tâm.

“Vâng. Đúng rồi. Chúng ta sẽ làm thế.”

“Đúng thế.”“Làm thế nào bây giờ?”

“Có lẽ chúng ta nên dừng ở đây thôi. Nếu không sẽ bị cảm.”

“Vâng. Biết đâu mai con Pooh sẽ về.”

“Nó không về đâu,” Yuji nói. “Nó không về nữa đâu.”

Trên đường về, Yuji hỏi tôi.

“Con Pooh bị bắt đem đến trung tâm chăm sóc động vật rồi ạ?”

“Bố không biết. Có thể ai đó yêu động vật đã đem nó về nuôi chăng.”

“Nếu như nó bị bắt?”

“Bố sẽ thử hỏi người ta. Đề nghị người ta liên lạc với bố nếu họ bắt được một con chó lông xù sủa ‘hự hự’. Bố sẽ đến đón
Pooh về. Gửi nó vào một nơi thật tốt.”

Yuji mỉm cười yên tâm.

“Vâng. Đúng rồi. Chúng ta sẽ làm thế.”

“Đúng thế.”







Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 09:01:40 | Xem tất





20







Ngày hôm sau, mỗi mình tôi lên cơn sốt. Mio và Yuji nhìn tôi khó hiểu. Tựa như hai mẹ con đang nhìn một người chỉ càn rửa
mặt thôi cũng bị cảm. Hệ thống miễn dịch của tôi thuộc loại xoàng xĩnh. Như thể mạng lưới an ninh quốc phòng của một
quốc gia nào đó vừa bị cắt giảm cả ngân sách lẫn quân số. Quân địch cứ thế xâm lược thoải mái.

Trung bình mỗi năm tôi bị cảm và sốt cao chừng mười lần. Lần này chỉ là một trong số mười lần đó. Chẳng có gì đặc biệt cả.

Tôi nằm co ro trong chăn, Mio gọt táo và bón cho tôi.

“Ôi chao!” Yuji nói. “Thích thế.”

“Con bị cảm cũng sẽ được mẹ bón cho như thế.”

“Thế hả?”

Tuy nhiên, cậu con trai hiếu thảo của tôi chẳng mấy khi bị cảm. Chỉ riêng việc đó cũng đỡ được cho ông bố đơn thân này
nhiều lắm.

Yuji tiếc nuối, phụng phịu đi ra cửa để đi học.

“Chồng có muốn ăn gì không?”

“Không. Anh không muốn ăn lắm.”



“Vậy để em đi làm sinh tố chuối nhé. Sinh tố chắc là chồng uống được?”

Anh uống được, tôi trả lời.

Mio đi ra bếp. Từ vị trí đang nằm, tôi có thể trông thấy bắp chân đầy đặn của nàng. Tôi nhìn được cả phía sau đầu gối nàng,
chỗ nổi gân xanh và một ít bắp đùi mềm mềm bên trên. Cảnh tượng này khiến tim tôi loạn nhịp.

Thật hết sảy!

Lát sau, nàng bưng vào một cái khay bên trên là cốc nước lấm tấm hơi lạnh.

“Chồng phải uống đủ nước.”

Mio cắm đầu ống hút, đưa đến tận miệng tôi. Giống như con rùa, tôi thò cổ ra, ngậm đầu ống hút để uống thử hỗn hợp gồm
chuối, sữa và mật ong. Sự sảng khoái lan tỏa trong lồng ngực.

“Chồng thấy ngon không?”

“Ngon!” tôi nói. “Anh thấy rất dễ chịu.”

“Vậy à? Chồng đang sốt mà?”

“Ừ. Kể ra bị thế này cũng hay. Lâu lắm anh mới có cảm giác được nghỉ ngơi.”

“Chồng cứ nghỉ ngơi đi. Thật thoải mái vào.”

“Ừ.”

Nàng lần lượt kéo tay và chân tôi ra khỏi chăn để cắt móng tay, móng chân cho tôi.

“Em bảo này,” nàng nói

“Gì cơ?”

“Chồng phải cắt móng tay, móng chân đều đặn hơn đấy.”

“Ừ nhỉ?”

“Người lớn rồi.”

“Anh không cảm thấy thế đâu.”

“Vậy à?”

“Anh cảm thấy như chúng mình vẫn đang ở tuổi mười lăm, say sưa giấc nồng trong lớp học.”

“Được thế thì tốt quá.”

“Chẳng biết nữa!”

“Giả sử như thế, chồng có chọn em làm vợ nữa không?”

Tất nhiên, tôi nói.

“Nếu em chấp nhận người như anh.”

“Tốt quá,” nàng nói rồi đứng dậy đi sang phòng bên.






Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 09:03:23 | Xem tất





Một lát sau, tôi nghe thấy giọng nàng.

“Em đi mua vài thứ nhé.”


“Thế hả?”

“Vâng, chưa có thức ăn cho bữa tối, với lại phải mua mấy thứ khác nữa.”

“Ừ.”

Lúc nàng quay lại phòng, tôi có cảm giác mắt nàng đỏ ngầu. Có thể đó chỉ là cảm giác của tôi.

Nàng áp trán nàng vào trán tôi để kiểm tra nhiệt độ.

“Chồng sốt cao đấy.”

“Lúc nào cũng thế. Cơ thể anh luôn phản ứng thái quá với mọi chuyện.”

“Nhưng phải cẩn thận, không thể chủ quan với sốt được.”

“Anh biết.”

“Em sẽ về ngay thôi.”

“Ừ.”

Anh sẽ đợi, tôi nói.

Nàng đi được chừng mười lăm phút thì nhiệt độ của tôi tăng lên dữ dội. Tôi run cầm cập, cảm giác bức bối rất khó tả lan tỏa
khắp vùng ngực. Tôi trùm chăn kín đầu mà vẫn thấy rét.

Tôi cố chịu được một lúc thì tình hình ổn định trở lại. Tôi vớ vội cái nhiệt kế bên cạnh gối cho vào miệng. Mới được một phút,
nhiệt độ đã kêu píp píp. Màn hình bé xíu hiển thị con số 40.5 độ.

Cảm giác lo lắng ồ ạt dâng trào. Tôi tưởng tượng ra cảnh tôi chết vàYuji đứng như trời trồng bên cạnh.

Một kiểu ảo giác hoang tưởng.

Chứng hoang tưởng, nói ngắn gọn là chứng bệnh giống như con chó cứ loanh quanh một chỗ chỉ vì thứ mùi không hề tồn tại
ở mông mình. Một cái cớ rất nhỏ cũng đủ khiến cho hàng loạt thứ hoang tưởng kéo tới.

Nhiệt độ cao và chất hóa học bị rò rỉ khiến chúng chạy lung tung.

Tôi chợt nhớ ra chỗ thuốc giảm sốt phòng khám kê cho tôi lần trước vẫn còn. Phải hạn chế tối đa việc uống thuốc nên tôi đã
không động tới số thuốc đó. Chỉ khi nào không làm chủ được bản thân tôi mới dùng đến thuốc.

Tôi lết ra bếp. Lấy gói thuốc từ ngăn kéo chạn bát, bẻ một viên rồi cho vào miệng. Tôi rót nước vào cốc rồi tu thẳng một hơi.
Xong xuôi, tôi bò trở lại chăn.

Thế là ổn. Tôi tự trấn an. Nhiệt độ sẽ giảm. Yuji sẽ không phải sống một mình.

Tôi lắng nghe cơ thể, chờ đợi xem có chuyển biến gì không.

Có tiếng “cạch” của công tắc. Đoạn giữa tim và dạ dày.

Chính xác là tiếng “cạch”. Nhưng sau này tôi mới biết, đó là tiếng bộ cảm biến của tôi phản ứng lại với chất Alkaloid có trong
thuốc giảm sốt.

Đất trời bỗng nhiên đảo lộn.

Van mở bung ra, kim áp kế nhảy lên mức kịch trần.

Hết mức rồi mà chất hóa học vẫn cứ tuôn ra ào ào. Cơ trên người tôi co lại, bất chấp sự kháng cự của tôi.

Chân và tay tôi co quắp, các ngón tay cứ siết chặt lại với nhau, mạnh đến mức có thể bẻ gãy một đồng xu. Mắt tôi trợn
ngược lên đến độ gần nhìn được cả não. Nhịp tim chơi khúc ngẫu hứng của Paganini(1). Khúc ngẫu hứng mang tính nghệ
thuật siêu việt.


(1) Niccolo Paganini (1782-1840): nghệ sĩ violin nổi tiếng người Ý.



Tôi gần như cầm chắc rằng mình sẽ chết.

Đúng lúc ấy, Mio đi chợ về.

“Chồng hết sốt chưa?”

Mio tiến vào phòng ngủ và thứ đập vào mắt nàng là bộ dạng co quắp như con tôm của tôi. “Chồng ơi!”

Nàng lao đến ôm chầm lấy tôi, tôi cố gắng nói với nàng.

“Gọi… cấp… cứ…”

Nàng gật đầu, nhẹ nhàng đặt tôi nằm xuống rồi chạy lại phía máy điện thoại bấm 119.

“Xe sẽ tới ngay.”

Tôi bảo “Ừ”.

Tôi muốn nhìn thấy gương mặt Mio nhưng không tài nào thu được hình ảnh của nàng vào tầm mắt. Trước mắt tôi chỉ toàn là
trần nhà và giấy dán tường bạc phếch.

Mio quay trở lại chỗ tôi, nàng nhấc nửa người tôi lên, vuốt vuốt mái tóc tôi.

“Ôi, em phải làm gì bây giờ? Em phải làm gì để chồng thấy đỡ hơn?”

Cứ thế này thôi, tôi nói.

Tôi đang khó thở nên chỉ thốt ra được mấy tiếng thều thào. Cố lắm tôi mới nhấc được tay phải lên, chìa ra trước mặt nàng.
Mio nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay run rẩy của tôi.

Anh sợ lắm, tôi nói.

“Không sao. Không sao đâu. Xe cấp cứu sắp đến rồi.”




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 09:04:59 | Xem tất






Tôi gật đầu.

Tôi nhắm nghiền mắt lại vì quá đau. Trái Đất đang quay với vận tốc gấp hai mươi lần bình thường. Nếu Mio không ôm tôi thì có
lẽ lực ly tâm đã hất văng tôi ra khỏi hệ mặt trời.

Một con sóng lớn chồm tới, tôi thở mạnh.

“Chồng sao thế?!”

Nàng ghé sát tai vào miệng tôi.

“Chồng không thở được à? Chồng thấy khó thở?”

(Anh xin lỗi)

Tôi nói.

“Tại sao? Tại sao chồng lại xin lỗi?”

(Anh không giữ được lời hứa với em)

“Lời hứa?”

(Anh hứa sẽ cùng em đi du lịch)

Vì không còn tỉnh táo nên tôi quên mất Mio chỉ còn là hồn ma. Nàng vẫn là người vợ sống cùng tôi lâu nay.

(Anh hứa sẽ đưa em đi xem pháo hoa)

Nhất định là thế.

Vâng, nàng nói.

Và luôn kèm theo một nụ cười buồn.

Có lẽ nàng đã biết, đó là giấc mơ không có thực.

“Chúng mình sẽ đi. Chồng nhé? Chúng mình sẽ đi cùng nhau. Chồng hãy cố lên.”

Cơn mê sảng của tôi ngày càng trầm trọng.

Giọng của nàng nghe thật xa xôi.

(Anh xin lỗi vì khiến em phải lo lắng)

(Cảm ơn em đã luôn ở bên anh)

“Được rồi. Chuyện đó để sau. Chồng đừng nói nữa.”

Tôi nghe thấy tiếng lộp bộp trên trán. Rất có thể là nước mắt của Mio.

Nàng hôn lên đôi mắt đang nhắm nghiền của tôi.

“Chồng thở từ từ thôi, thả lỏng người ra.”

Nhưng tôi không tài nào ngăn nổi những điều mình muốn nói.

(Hãy chăm sóc Yuji giúp anh)

(Vì con giống anh nên rất có thể con cũng sẽ bị như anh bây giờ)

(Đời anh khổ lắm rồi, vì vậy, vì vậy)

(Vì vậy, vì vậy)

Cơn mê sảng tăng lên, đến nỗi tôi chỉ còn thấy mờ mờ những thứ cách dó vài xen ti mét.

Tôi chẳng biết mình đang ở đâu.

Anh, anh, anh

Tôi nói.

“Thấy rất dễ chịu khi ở bên em. Cảm ơn em.”

Và…

“Vĩnh biệt em.”




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-6-2013 09:27:55 | Xem tất




21





Tôi tỉnh lại khi đang trên đường đi cấp cứu. Chất hóa học kia, sau khi thấm vào máu đã chuyển thành một chất ôn hòa, hoàn
toàn vô lại.

Lâu lắm mới đi xe ô tô nhưng tôi không hề thấy lo. Xe cấp cứu là một trong những phương tiện khiến tôi yên tâm nhất.

“Anh đỡ rồi.”

Tôi nói với Mio, lúc này vẫn nắm chặt tay tôi.

“Thật không?”

“Thật.”

Tôi mở bàn tay ra, sau đó nắm lại.

“Em nhìn này!” tôi nói. “Tay anh cử động được rồi.”

Lòng bàn tay tôi vẫn còn vết hằn của móng tay. Nếu lúc trước Mio không cắt móng tay cho tôi, hẳn chỗ này đã có thương
tích.

“Chà!” Mio thở dài.

“Tốt rồi…”

“Xin lỗi em,” tôi nói.

“Anh làm em lo quá phải không.”

Nàng gật đầu, mỉm cười như trút được gánh nặng.

“Cứ thế này thì em tổn thọ lắm.”

Sau này tôi mới biết, đó là câu nói châm biếm của nàng.

Hỏi han tình hình xong, bác sĩ lấy máu và kiểm tra xem tôi có bị dị ứng gì không. Kết quả kiểm tra không thấy có vấn đề gì.
Bác sĩ nhìn tôi như nhìn một kẻ giả vờ ốm. Tôi đã quen với kiểu nhìn này. Tuy nhiên, đúng là tôi bị sốt thật nên tôi vẫn phải
truyền nước Ringer(1) xong mới đợc phép về nhà.


1.Một loại nước muối được đặt tên theo nhà bác học người Anh S.Ringer (1835-1910) – người sáng chế ra loại nước muối này.


Lúc về, chúng tôi đi bằng taxi nhưng chẳng vấn đề gì. Hình như chất hóa học đã cạn hết nguồn hàng.

Về đến nhà, tôi phải chườm đá. Đây là chỉ định của bác sĩ.

“Chồng có lạnh không?” Mio hỏi.

“Anh không,” tôi trả lời. “Rất dễ chịu. Giống như người băng trên núi Alps.”

“Gì cơ? Người băng?”

“Đó là tên được đặt cho người đàn ông ngủ suốt nghìn năm dưới sông băng.”

“Chắc ông ấy mơ thấy nhiều thứ lắm.”

“Hẳn rồi.”

Mio lấy sữa chua trong tủ lạnh ra, rưới mật ong lên rồi đặt bên cạnh gối tôi.

“Chồng ăn nhé?”

“Ừ. Anh sẽ thử.”

Nàng đưa thìa sưa chua lên tận miệng tôi. Tôi nghiêng cổ, đưa miệng đón lấy thìa sữa.

Một cảm giác mát lạnh rất dễ chịu. Mùi mật ong êm dịu phảng phất trwosc múi.

“Chồng bị thế này bao giờ chưa?” Mio hỏi.

“Mấy lần rồi,” tôi trả lời.

“Đây là lần thứ ba phải viện đến xe cấp cứu.”

“Hai lần trước em cũng đi cùng chồng à?”

“Ừ. Đúng vậy. Lần trước em cũng gọi xe cấp cứu cho anh. Hình như cả hai lần đều  vào ban đêm.”

Nàng đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, tay vẫn cầm thìa sữa chua. Từ góc nhìn này, thật khó có thể đọc được suy nghĩ của
nàng. Tôi chỉ có thể cảm nhận được tâm trạng nàng đang rất xáo trộn qua chiếc thìa đang rung rung trên tay nàng.

Nàng là một người thực tế nên tôi đoán nỗi lo của nàng cũng thực tế.





Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-6-2013 09:29:28 | Xem tất





Nàng hỏi tôi bằng thứ giọng cao, mỏng, khẽ rung ở cuối như mọi khi:

“Nếu em không ở đây nữa, ai sẽ đưa chồng đến bệnh viện?”

Âm điệu trong giọng của nàng nghe rất thờ ơ, đến nỗi chỉ cần lơ đãng một chút là sẽ bị nghe sót. Đó là âm điệu của mấy thứ
đồ giặt đang lo không biết làm sao cho khô.

“Gì cơ?” tôi nói.

Hình như nàng vừa hỏi điều gì rất quan trọng. Nàng nhìn tôi rồi khẽ mỉm cười. Một nụ cười vô cùng hiền hậu.

“Em lo cho chồng.”

Nàng tiếp tục đút sữa chua cho tôi. Tôi ngậm chiếc thìa trong miệng, cảm nhận hương vị của sữa chua. Tôi hỏi nàng.

“Em vừa bảo nếu em không ở đây nữa?”

Nàng nghiêng đầu trêu tôi. Nàng mở to mắt, như thể muốn hỏi: Anh nói gì cơ?

“Em vừa nói vậy đúng không?”

“Vâng,” nàng trả lời. “Khi nào mùa mưa kết thúc.”

Nghe câu này của nàng, tôi chột dạ.

“Em nhớ lại rồi à?”

Nhưng nàng chỉ lắc đầu.

“Em vẫn chưa nhớ được. Dù rất muốn.”

“Vậy thì.”

“Em đọc rồi. Tiểu thuyết chồng viết.”

Tình cờ em tìm được, nàng nói.

“Lúc em dọn tủ, hộp đựng giày bị rơi, em tìm thấy trong đó.”

Tôi gật đầu.

Tôi giấu mọi thứ trong hộp đựng giày đó. Cuốn vở dùng để viết tiểu thuyết. Những giấy tờ phải giấu nàng. Giấy tờ có dính líu
đến việc nàng không còn sống như hóa đơn viện phí, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nghĩa trang.

Lẽ ra tôi phải cất mấy thứ đó vào chỗ kín đáo hơn, nhưng với căn hộ chật chội thế này thì chẳng có chỗ nào gọi là tuyệt đối
cả.

“Em tìm thấy khi nào?” tôi hỏi.

“Khoảng một tuần trước.”

“Anh xin lỗi vì không nhận ra.”

“Không. Em cũng không định nói với chồng. Chồng cứ coi như không biết nhé.”

“Ừ.”

“Nhưng em thấy mình cần sắp xếp mọi việc chu đáo trước khi đi.”

“Chu đáo?”

“Để hai bố con có thể yên tâm sống, với lại em cũng muốn chào tạm biệt hai bố con.”

“Nếu anh bảo tiểu thuyết anh viết là hư cấu thì em có tin không?”

Nàng cười buồn rồi khẽ lắc đầu.

“Biết nói thế nào nhỉ. Phải đến khi đọc xong tiểu thuyết đó em mới hiểu được mọi chuyện. Hiểu được cảm giác lạ lẫm bấy lâu
nay.”

“Cảm giác lạ lẫm?”

“Cảm giác hình như em không thuộc về thế giới này. Em đã cảm thấy như thế. Sau khi biết toàn bộ sự việc, em thấy yên tâm
hơn một chút. Hóa ra em là người trên tinh cầu Lưu Trữ.”

Ngoài ra, nàng nói.

“Thái độ của hai bố con cũng rất lạ. Thỉnh thoảng chồng kể chuyện của chúng mình như thể đang nói về chuyện trong quá
khứ.”

Tôi không biết. Tôi không biết nhưng nàng lại biết. Tôi đã ngưng viết tiểu thuyết kể từ lúc nàng về đây. Nhưng như thế cũng
đủ. Nàng chỉ cần xem nốt mấy tờ giấy kia nữa thôi.

“Chồng im lặng là vì em phải không?”

Tôi nín thinh, không nói gì.

Chồng đừng làm mặt như thế, nàng nói.

“Em ổn mà.”

“Em lúc nào cũng nói thế,” tôi nói.

“Vì em đang ở bên chồng.”

Em thấy bình yên khi ở bên chồng.

“Anh muốn được ở bên em suốt đời.”

“Em cũng muốn. Nhưng, có lẽ…”

“Vì em quyết vậy rồi?”

“Em không biết. Em không biết gì cả. Nhưng em đã nói với chồng. Rằng em sẽ về khi mùa mưa đến.”

Vì vậy, có lẽ…

“Em sẽ đi khi mùa mưa kết thúc.”

“Hãy ở lại đây.”

“Em phải làm thế nào?”

Nàng hỏi rất nghiêm túc. Hơn ai hết, nàng mong có được câu trả lời.

“Nói cho em biết đi.”






Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách