Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: sabina
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra | Ngải Mễ

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 19-6-2013 09:17:31 | Xem tất

Chương 35




Thu nói với Ba:

- Anh để em xuống, em đi được, anh chạy nhanh đi, mẹ sẽ giao anh cho đội dân phòng đấy.

- Đừng sợ, để anh đưa em vào mẹ bảo anh vào nói chuyện cơ mà.

Thu bối rối:

- Tại sao anh ngốc thế? Từ lâu mẹ em bảo em không được quan hệ với anh, bảo anh lừa dối con gái. Bây giờ mẹ em bắt được, chắc chắn sẽ giao anh cho đội dân phòng. Anh cứ để em xuống, anh chạy đi.

Anh đẩy Thu vào trong trường học:

- Em bảo anh bỏ chạy, mẹ lại không mắng em à? Cứ để anh vào nhà, giống như Á Dân nói, chúng ta không làm gì, liệu ai làm gì được chúng ta?

Thu đành để Ba đưa mình vào tận cửa, anh dựng chân chống xe, dìu Thu xuống, Thu vào trước, anh khóa xe rồi theo vào.

Mẹ bảo Thu đóng cửa, mời Ba vào nhà, để anh ngồi ở ghế. Trong nhà vừa nóng vừa ngột ngạt, anh mặc áo vào từ lúc nào không hay, lại cài kín cúc, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Mẹ đưa cho anh cái quạt anh không dám dùng, chỉ phe phấy nhè nhẹ trước ngực nên không khô được mồ hôi.

Em gái biết ý bỏ ra ngoài, bưn

Thu hồi hộp đứng kia, nhìn ba người còn lại biểu diễn. Thu chỉ có một ý nghĩ, mình chưa bao giờ ở cùng Ba trên giường, chưa bao giờ ở cùng phòng với Ba. Thu chuẩn bị như Á Dân, xem tình hình diễn biến thế nào sẽ mời mẹ đưa mình đến bệnh viện kiểm tra, để thanh minh cho Ba, cứu anh ấy thoát khỏi nỗi oan.

Thu không biết vừa rồi ở phòng thường trực mẹ có gọi điện cho đội dân phòng hay không, có thể là không, vì cả hai người theo sát mẹ vào trường, không thấy mẹ gọi điện. Nhưng Thu vẫn căng tai nghe ngóng ngoài kia, nếu có tiếng động sẽ bảo Ba cưỡi xe bỏ chạy.

Thấy Thu đứng kia, Ba vội nhường ghế:

- Thu ngồi đi, chân đau, đứng không tốt. Anh đứng không sao.

Mẹ nói:

- Thu, con vào phòng trong, để mẹ nói chuyện.

Thu về nửa gian phòng của mình, không biết mẹ đuổi vì lý do gì. Hai phòng thất ra cũng là một, tổng cộng mười bốn mét vuông, ở giữa có một bức tường ngăn chỉ cao bằng đầu, không cách âm, nếu không cho Thu nghe mẹ sẽ đuổi Thu ra ngoài. Thu ngồi ở góc giường sát cửa có thể trông thấy Ba nhưng không trông thấy mẹ ngồi đối diện với Ba.

Em gái bị đuổi ra ngoài, nó làm mặt xấu với chị, Thu mặc kệ nó, chỉ vểnh tai nghe ngóng những lời “thẩm vấn” bên cạnh. Em gái đứng ngoài của nhìn vào như xem kịch.

Thu nghe mẹ nói:

- Anh Tân, tôi thấy anh là con người hiểu biết, rất kiên nhẫn với em Thu. Hôm nay anh đưa em đi bệnh viện, tôi rất cảm kích, nghe nói anh còn giúp đỡ em rất nhiều, cảm ơn anh.

Thu nghe Ba nói khẽ:

- Thưa mẹ, cũng là chuyện nên làm thôi ạ.

Thu cảm thấy anh như đang khom lưng quỳ gối, bợ đỡ nịnh hót.

Mẹ lại nói:

- Cũng có thể như thế, trong chuyện em Thu, anh và tôi cùng chung một tiêu chí, tâm trạng giống nhau, ít nhất tôi cho là thế, vì cái chuyện hôm nay anh đối với em Thu tôi thấy anh …rất chân thành.

Thu thấy Ba liếc nhìn về phái này, tưởng chừng thấy Thu đã nghe rõ câu nói của mẹ, Thu cười với anh. Câu chuyện mở đầu của mẹ không phát triển theo hướng trình báo đội dân phòng, chỉ sợ mẹ làm động tác giả, sau câu chuyện mở đầu mẹ sẽ “nhưng mà”…

Thu nghe Ba bộc bạch:

- Con với Thu rất chân thành, việc này xin mẹ tin ở con…

Mẹ nói:

- Mọi người gọi tôi là cô giáo Trương, anh cũng nên gọi như thế.

Ba vội cải chính:

- Điều này xin cô hãy tin ở cháu.

Em gái Thu thấy Ba tỏ ra rụt rè sợ hãi, nói muốn cười nhưng không dám, mặt nó đỏ lên, cuối cùng phải bỏ ra ngoài, không biết chạy đi đâu để cười.

Thu không dám cười, chỉ hồi hộp nghe xem mẹ nói gì tiếp theo:

- Tôi tin anh, cho nên mới cảm thấy cần nói chuyện với anh, nếu không, tôi với anh chẳng có chuyện gì để nói.

Ba vội gật đầu:

- Đúng vậy, đúng vậy đấy ạ. – Hình như anh rất cảm kích vì được mẹ Thu coi anh như chiến hữu cùng chiến hào.

Mẹ nói:

- Chúng tôi quan tâm đến em Thu, yêu quý nó, suy nghĩ về lâu về dài cho em, không thể chỉ trước mắt. Con người không lo về lâu dài sẽ có ngày phải buồn phiền. Em Thu được thế chỗ của tôi, có nhiều người đỏ con mắt, nói xấu sau lưng nó. Việc thế chỗ đến giờ vẫn chưa thành, nếu những người kia thấy anh với em nó đi cùng nhau sẽ bất lợi cho công việc của em nó.

Ba gật đầu lia lịa:

- Đúng vậy, đúng vậy đấy ạ.

Im lặng một lúc, hình như Ba cảm thấy mẹ đang đợi anh chủ động bày tỏ thái độ, vậy là anh hắng giọng, nói:

- Thưa cô, xin cô yên tâm, cháu sẽ không tìm đến Thu nữa, chờ Thu xong việc thế chỗ của cô cháu sẽ đến.

Thấy Ba tỏ vẻ chần chừ nhìn mẹ, hình như đang chờ mẹ khen. Nhưng Thu lại nghe mẹ nói:

- Việc thế chỗ xong cũng còn nhiều việc khác, trước khi chuyển chính thức, nhà trường bất cứ lúc nào cũng không cần em Thu.

Ba im lặng hồi lâu, rồi rất thoải mái, thẳng thắn:

Vậy cháu sẽ chờ cho Thu được chuyển chính thức rồi mới đến. Thời gian thử thách là một năm phải không ạ? Vậy một năm sau cháu sẽ đến tìm Thu. – Anh nhẩm tính rồi khẳng định: – Khoảng một năm một tháng, vì hiện tại Thu vẫn chưa được vào làm việc.

Không biết mẹ cảm động vì anh chủ động phối hợp hay vì sự tính toán chính xác, mẹ rất dịu dàng:

- Anh có biết câu nói này không: “Tình cảm hai người đâu cần phải tính ngày tính tháng”, nếu anh có tình cảm với em nó, cũng không cần phải một năm không gặp nhau, đúng không?

Vẻ mặt Ba vừa buồn vừa vui, vội nói:

- Vâng, vâng, cô nói đúng lắm. – Anh nói thêm, không biết để thuyết phục ai: – Cũng phải hơn một năm, cháu vẫn còn trẻ, còn nhiều…một năm…hơn…

Mẹ khen:

- Tôi thấy anh là con người hiểu lẽ phải, trống kêu không cần đánh mạnh, chuyện khác tôi không phải nói nhiều. Tôi không phải người mẹ phong kiến nặng nề, rất hiểu tình cảm thanh niên, nhưng hiện thực không như vậy, miệng lưỡi thế gian thật đáng sợ, chúng ta không thể không thận trọng.

- Cháu hiểu, cô cũng vì tụi cháu. – Ba nói.

Hình như mẹ đã đứng dậy, lặng lẽ ra lệnh đuổi khách, Thu thấy Ba cũng đứng dậy, nói như cầu xin:

- Cháu đi lấy nước giúp Thu rửa chân, dưới chân Thu bị nhiều tổn, trong vết thương đầy xỉ than. Thu không trông thấy dưới gan bàn chân, khó làm, cháu sẽ giúp Thu lấy hết xỉ than ra, bôi thuốc rồi cháu về ngay, cháu nhờ cô trông coi Thu trong thời gian một năm một tháng.

Anh xuất hiện ở đây không tiện, để tôi đi lấy nước.

Em gái Thu về từ lúc nào không ai hay, nghe thấy vậy nó liền nói:

- Để em, để em đi lấy.

Một lúc sau nó bưng chậu nước vào đặt gần giường chị. Thu thấy mình như phụ sản đang được mọi người chăm sóc. Thu muốn xuống, nhưng cả ba người đều ngăn lại.

Ba tháo băng ở chân Thu, mẹ ghé nhìn, tưởng như bà sắp khóc, đứng sang một bên, nói với Ba:

- Phiền anh, tôi với em Tư đi ra kia hóng mát.

Mẹ đưa em gái đi, trong nhà chỉ còn Thu với Ba. Thu không để anh rửa chân cho mình, sợ làm ướt tay bên trái của anh. Thu tự rửa, anh giúp Thu lau khô, kéo thấp đèn xuống, hỏi mượn Thu kim, dùng đuôi kim để khều xỉ than trong vết thương. Anh hỏi:

- Có đau không? Nếu anh cho kim vào sâu quá thì bảo anh nhé.

Thu nghĩ lại chuyện vừa rối, cười anh:

- Vừa rồi tại sao anh giống tên phải bội Bồ Chí Cao như vậy? Khom lưng quỳ gối, gật đầu lia lịa, miệng nói đúng vậy, đúng vậy.

Anh cũng cười với Thu:

- Sợ quá, chỉ biết nói như thế.

- Anh có sợ mẹ giao anh cho đội dân phòng không?

- Chuyện ấy anh không sợ, chỉ sợ mẹ không cho anh đợi em, sợ mẹ mắng em. – Anh nói đùa. – May mà không sinh cùng thời với Bồ Chí Cao, nếu khoomg anh cũng là một tên phản bội. Nếu kẻ địch bắt em làm con tin để đe dọa, chắc chắn anh sẽ phản bội. Hồi ấy Bồ Chí Cao cũng vì sợ phải xa vợ nên mới phản bội, thật đáng thương.

Thu hỏi:

- Anh…có giận mẹ em không?

Anh ngạc nhiên:

- Giận gì mẹ? – Rồi anh khen mẹ: – Mẹ nói, tiêu chí của anh giống tiêu chí của mẹ. Em có cảm thấy thật ra là mẹ rất quý anh, đồng ý cho anh một năm một tháng lại đến với em, còn nói em với anh tình cảm hai người dài lâu.

- Anh lạc quan cách mạng lắm.

- Mao chủ tịch nói: Đồng chí của chúng ta trong lúc khó khăn phải nhìn vào thành tích, phải nhìn vào ánh mắt sáng, phải đề cao dũng khí.

Anh chăm sóc vết thương cho Thu, Thu nhìn anh không chớp mắt, nghĩ đến sau một năm một tháng mới được gặp anh, cảm thấy rất buồn, không biết sẽ sống thế nào trong một năm đó. Thu hỏi:

- Anh thấy sự chờ một năm một tháng mới gặp em à?

Anh gật đầu:

- Anh đã hứa với mẹ rồi, nếu nói lời mà không giữ lời sau này mẹ sẽ không tin anh.

Thấy Thu lặng lẽ không nói gì, anh dừng tay, nhìn mắt Thu, chỉ thấy Thi đang chăm chú nhìn vào mắt anh. Anh nhìn Thu một lúc, thăm dò>

- Em…muốn anh đến thăm em không? Em không muốn chờ lâu à?

Thu gật đầu.

- Vậy thì anh không chờ lâu như thế, anh sẽ lén đến thăm em, được không? Dù sao thì anh làm một kẻ phản bội, hứa quyết tâm với Đảng, kẻ địch không hơn em.

Thu vui mừng, nói:

- Phản bội thì phản bội, chỉ cần không ai phát hiện ra chúng ta.

Anh đã rửa sạch vết thương, bôi thuốc vào chân Thu, bưng chậu nước đi đổ, quay lại ngồi bên giường với Thu, nói:

- Cho anh một tấm ảnh của em, lúc nhớ em anh sẽ lấy ra nhìn.

Thu cảm thấy ảnh của mình không đẹp, mà Thu cũng ít chụp ảnh, tìm một lúc mới tìm ra được bức ảnh hồi sáu tuổi. Thu trong ảnh cắt tóc ngắn như em gái bây giờ, trước trán là một hàng tóc thẳng tắp, mặc cái váy màu xanh nước biển, vốn là ảnh trắng đen, bố tô màu, có những chỗ tô không đẹp, màu xanh nhòe cả ra ngoài váy. Thu cho anh tấm ảnh ấy, hứa sẽ cho anh tấm khác.

Anh đã cho Thu hai tấm ảnh nửa người kẹp vào sách, kèm theo thư. Anh lấy ra một tấm ảnh chụp phong cảnh, anh mặc áo trắng với cái quần màu nhạt, tay cầm một vật như cuộn giấy, đứng dưới gốc cây. Thu nhận ra đây là cây sơ trà. Trong ảnh trông anh rất trẻ, rất tuấn tú, đang mỉm cười. Thu rất thích tấm ảnh này. Bây giờ mẹ đã biết chuyện hai người, Thu để ảnh ở nhà không còn sợ mẹ.

Anh hỏi:

- Em có thích tấm ảnh này không? – Thấy Thu gật đầu, anh tự khen: – Anh phải đến gốc cây ấy chụp đấy. Anh hứa: – Chờ cho emào làm thế chỗ mẹ, chuyển chính thức, anh sẽ đưa em đi xem hoa sơn trà, chúng ta sẽ chụp ảnh ở đấy. Anh có máy ảnh, còn biết tráng phim, in ảnh nữa. Anh sẽ chụp nhiều ảnh cho em, chụp mọi tư thế, mọi góc độ, phóng to, sẽ treo đầy phòng anh.

Anh lấy ra một ít tiền, để trên mặt bàn gàn giường Thu, nói:

- Anh để tiền cho em, nếu em không muốn anh tự cắt đứt tay nữa thì nhận cho anh. Em đừng đến lao động ở chỗ lão Thịnh gù nữa, làm việc trong xưởng bao bì thì được. Nếu em không nghe lời, đến lao động ở chỗ lão Thịnh gù, hoặc làm những việc nguy hiểm anh giận đấy, anh không để mặc em, mà sẽ rạch tay anh. Em có tin không?

Thu gật đầu, hứa:

- Em sẽ không đến lao động chỗ lão Thịnh gù nữa đâu.

- Thế thì tốt. Bây giờ mẹ biết chuyện chúng ta rồi, về cơ bản mẹ đã đồng ý, chỉ có vấn đề tạm thời không gặp mặt, cho nên em cứ bảo đây là tiền của anh, chắc chắn mẹ không mắng em đâu.

Anh nhìn đồng hồ, nói:

- Muộn rồi, anh về nhé, để mẹ và em gái không phải chờ mãi ngoài kia. Anh quỳ xuống ôm Thu đang ngồi trên giường dặn dò: – Em nhớ thay thuốc hàng ngày, nếu hết thuốc mà vẫn chưa khỏi, em nhớ đến bệnh viện.

Hai người lưu luyến nhau một lúc, anh dứt khoát đứng dậy, nói:

- Anh về, em cứ ngồi đấy, đừng đứng dậy, chân em vừa bôi thuốc, đừng làm bẩn.

Thu ngồi ngây, nghe tiếng anh mở khóa xe, đẩy xe, lên xe, rồi tất cả trở về yên tĩnh.

g vào một chậu nước lạnh, thấy tay trái của Ba bị băng, liền đưa cho anh cái khăn rửa mặt. Ba không nhận. Chỉ nhìn mẹ Thu, chờ thánh chỉ.

Mẹ nói:

- Nóng quá, anh rửa mặt đi, rửa cho mát.

Ba rất cảm kích, vâng mệnh thánh chỉ, đưa một bên tay còn lại nhận cái khăn của em gái Thu đưa để lau mặt, cảm thấy đỡ hơn. Anh ngồi vào cái ghế đã được chỉ định, rất cung kính nhìn mẹ Thu, chờ được phỏng vấn.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:18:59 | Xem tất

Chương 36




Ba vừa đi được một lúc thì mẹ và em gái về. Mẹ bảo ra kia hóng mát, trông thấy Ba đi, hai người mới về. Mẹ nhìn đồng hồ, gần mười một giờ, lo lắng nói:

- Cậu ấy có bảo tối nay ở đâu không?

Thu nói cứng:

- Mỗi lần anh ấy không có chỗ nghỉ đều ngồi ở đình suốt đêm, chắc chắn giờ này không còn đò sang sông, có thể anh ấy ngồi ở bờ sông.

Thu cảm thấy cổ họng nghẹn lại, không muốn nói thêm nữa.

Mẹ ngồi bên giường Thu, nói:

- Mẹ biết con không muốn rời cậu ấy, xem ra cậu ấy không phải là người xấu, nhưng có cách nào khác? Con còn trẻ, cậu ấy đã hơn hai mươi, làm bạn với nhau sẽ có người nói này nói nọ. Con còn trẻ… công việc cũng chưa đâu vào đâu, mẹ bảo con với cậu ấy tạm thời không gặp nhau để thử thách, nếu cậu ấy thật lòng, không vì một năm không gặp mà thôi nhau. Nếu không qua được thử thách…

Thu nói:

- Mẹ, mẹ không phải giải thích, con biết mẹ vì con, mẹ đi nghỉ sớm, ngày mai còn đi làm.

Mẹ nói:

- Ngày mai con không? Chân con đau như thế cũng chẳng nói với mẹ một tiếng.

- Con nói mẹ lại lo, có tác dụng gì? Mẹ yên tâm, con đồng ý với anh ấy ngày mai không đi làm nữa.

Em gái Thu nói:

- Ngày mai chị không đi làm vậy đôi ửng cao su kia không còn tác dụng nữa à?

Thu biết em gái rất thích đôi ủng, hôm trước mua cho nó đôi ủng lửng, không cao như đôi này. Thu nói ngay:

- Tại sao không? Hôm nào mưa em có thể đi.

Không chờ em gái vui mừng, mẹ hỏi:

- Ủng nào?

Em gái nói tranh:

- Ủng anh Tân mua cho chị, sáng nay anh ấy mang đến, thấy chị đau chân anh ấy còn khóc nữa cơ.

Mẹ thở dài:

- Cũng hay khóc như bố con. Con trai khóc vì giàu lòng đồng cảm, có lúc vì yếu mềm bất lực. Cậu ấy có thể là người giàu lòng đồng cảm. Gia đình cậu ấy còn những ai?

- Con cũng chưa biết, chỉ biết anh ấy có em trai và bố, mẹ thì tự tử. – Thu nói

Mẹ hỏi chuyện mẹ Ba tỏ ra đồng tình, vừa lo lắng:

- Nghe nói tự tử cũng di truyền đấy, những người trong lòng không thanh thản sinh con cũng dễ mắc chứng không thanh thản. Không biết cậu này tình tình ra sao? Bình thường dễ biểu hiện cổ hủ ở những việc nào?

- Con không cảm thấy.

- Nhưng mẹ cảm thấy cậu ấy có phần cổ hủ, con có thấy cậu ấy tính thời gian con thế chỗ và chuyển chính thức giống như người xưa. – mẹ nói. – Có thể cậu ấy khó chịu lắm khi phải chờ thêm một ngày, cho nên phải tính thật rõ ràng. Cũng có thể là con người nói lời giữ lời, cho nên tính rõ ràng và làm bằng được mới thề thốt. Chỉ cần không cổ hủ đến mức quá đáng, có thể là con người đáng yêu. Chỉ sợ vướng vào việc gì đó không rút ra được thì nguy hiểm.

Thu nhớ lại lúc Ba tính toán, cảm thấy anh cổ hủ đến đáng yêu.

Mẹ lại hỏi những chuyện có liên quan đến Ba, năm nay anh bao nhiêu tuổi, có hút thuốc không, có hay chửi mắng đánh đập người khác không, tốt nghiệp ở đâu, ham thích gì, quê ở đâu, vân vân. Thu lấy làm lạ, hỏi mẹ:

- Vừa rồi anh ấy ở đây tại sao mẹ không hỏi?

- Hỏi những chuyện ấy lại cho rằng mẹ kén rể, mẹ không thể để cậu ấy nghĩ như thế. Hôm nay mẹ nói chuyện chỉ là để cậu ấy đừng tìm đến con.

Thu nhớ lại, Ba vui mừng nói mẹ đã đồng ý việc của hai người, nên có phần buồn cho anh.

- Bố anh ấy làm gi? – Mẹ hỏi

- Nghe nói làm tư lệnh quân khu.

Mẹ im lặng giây lát, nói:

- Mẹ cảm thấy cậu ấy không phải là con nhà bình thường. Người xuất thân trong gia đình như thế rất khó thông cảm với người xuất thân như nhà ta. Giải phóng quân giải phóng ai? Tức là giải phóng công nhân, nông dân khỏi áp bức của địa chủ, tư bản, bố cậu ấy với bố con là hai giai cấp đối lập. Có thể gia đình cậu ấy không biết chuyện của con.

Thu chưa hề nghĩ xa đến thế, nhưng nghe mẹ nhắc cũng cảm thấy khá là nghiêm trọng. Thu rất hi vọng nói:

- Mẹ anh ấy cũng là tiểu thư con nhà tư sản, nhưng bố anh ấy đâu có bỏ.

- Nói thật, thái độ cộng sản đối với tư sản khác xa với địa chủ. Nhà tư bản lúc bấy giờ vẫn đại diện cho thế lực đang lên, còn địa chủ dại diện cho thế lực lạc hậu. Cộng sản cách mạng, đầu tiên là phải cách mạng địa chủ. Dù sao thì chuyện của con, con đừng qua hy vọng, cái ngưỡng của gia đình ấy là không thể qua nổi. Có thể không cần phải suy nghĩ nhiều, vì trong một năm chờ đợi cậu ấy sẽ không còn hứng thú.

Thu không phục, cố biện hộ:

- Anh ấy bảo sẵn sang chờ suốt đời…

- Nói như thế ai chả nói được? Liệu có ai chưa nói câu ấy? Anh ấy nhanh nhẩu nói “suốt đời” bản thân cũng không có biểu hiện thiết thực. Không thể xem nhẹ câu nói “suốt đời”, liệu ai có thể sớm dự đoán cuộc đời mình ra sao?

Mẹ nhìn vẻ mặt không phục của Thu, lại nói:

- Con còn nhỏ tuổi, chưa tiếp xúc nhiều, nghe cậu ấy nói như vậy đã vội tin. Con lớn lên, tiếp xúc nhiều sẽ phát hiện mỗi người con trai theo đuổi con đều nói câu ấy, đều nói chờ con suốt đời. Nhưng nếu chỉ một năm con không để ý đến, rồi con thấy cậu ấy chờ có chờ con hay không? C sẽ sớm bỏ chạy sớm!

Thu nghĩ, mẹ biết con trai không chờ nổi một năm, vậy tại sao lại bắt anh ấy chờ? Chắc chắn mẹ muốn thử thách anh ấy. Thu rất muốn nó với Ba ý đồ của mẹ để anh qua được thử thách. Nhưng Thu lại nghĩ, bảo với anh rồi còn thử thách gì nữa?

Có phải tất cả con trai đều nói năng khoác lác, không đáng tin cậy không? Có thể cũng nên thử thách Ba để xem anh là con người thế nào? Vấn đề là “chờ” không phải là thi tốt nghiệp, không thể nói tốt nghiệp rồi là được cấp bằng, sau đấy không còn lo lắng gì nữa. Cứ coi như anh chờ được một năm cũng không thể chứng minh anh chờ được hai năm, anh chờ hai năm cũng không thể chứng minh anh chờ được suốt đời. Nói như vậy e rằng phải để anh chờ suốt đời thì mới chứng minh được anh chờ suốt đời.

Cuối cùng Thu không hiểu chữ “chờ” có ý nghĩ gì. Thu bảo anh “chờ” ý muốn bảo anh “yêu”. Thu muốn hỏi anh: “ Anh có thể chờ em suốt đời được không?”. Có điều Thu không quen nói tiếng “yêu”, chỉ dùng từ ngữ người địa phương vẫn quen dùng là “chờ”. Nhưng hình như “chờ” và “yêu” có chỗ không giống nhau, dùng chữ “chờ” có ý hai người không sống bên nhau, cho nên “chờ” có ý nghĩa yêu nhưng không thấy mặt nha. Ba không gặp Thu, liệu anh có yêu Thu hay không?

Thu suy nghĩ tâm tư mình, không biết mẹ còn nói gì nữa không, chỉ nghe thấy tiếng em gái:

- Chị Thu, em hỏi chị, tay anh ấy làm sao thế? Buổi sáng đến không thấy có chuyện gì?

- Anh ấy bảo chị đi bệnh viện, chị không chịu, vậy là anh ấy cứa tay cho chảy máu, chị mới chịu để anh ấy đưa đi bệnh viện.

Mẹ cau mày:

- Con người trông rất đằm tính, vậy mà làm cái chuyện điên rồ ấy à? Điên rồ là biểu hiện không chín chắn, người điên khùng rất nguy hiểm, làm việc gì cũng cực đoan. Lúc thích ai có thể thích cực điểm, nhưng lúc căm giận cũng căm giận cực điểm, việc gì cũng có thể làm. Cho nên đối với những người ấy tốt nhất là kính nhi viễi, chỉ có thể là người thuận theo anh ta, nếu không thuận theo sẽ gây rắc rối, những lúc anh ta tức giận có thể không từ một hành động nào.

Thu cứ nghĩ, mẹ rất cảm động về chuyện kia, không ngờ mẹ lại cho đấy là sự nguy hiểm. Thu nghe mẹ nói bố hồi còn trẻ cũng có những biểu hiện cực đoan, có lúc mẹ mặc kệ bố hoặc không tin bố, bố bực tức vò đầu bứt tai, đập phá lung tung. Nhưng Thu cảm thấy bố không tức giận cực điểm với ai, cũng không làm tổn thương mẹ.

Thu biết, con đường tình yêu giữa bố và mẹ cũng đầy trắc trở, bố có vợ ở quê do cha mẹ áp đặt, hơn nữa không phải chỉ có một, vì bố là “thừa tự hai nhà”, tức là con của ông nội nhưng cũng là con thừa tự của em ông nội, vì em ông nội không có con trai. Như vậy cả hai nhà đều áp đặt hôn nhân cho bố, để chạy trốn hôn nhân, bố bỏ đi học xa, nhưng trước lúc ông nội qua đời, bố bị gọi về thành hôn với cả hai người vợ.

Về sau bố quen mẹ, phải vất vả lắm mới bỏ được hai ngươi vợ ở quê để lấy mẹ. Mẹ chờ bố rất lâu, chờ đến gần ba mươi tuổi mới cưới, đến tuổi ấy, vào thời ấy sắp thành bà.

Bố và mẹ làm việc ở hai thành phố khác nhau, bố cứ hai tuần lễ mới về nhà một lần, tuy thường xuyên về nhưng vẫn viết thư cho mẹ. Hồi Cách mạng văn hóa, mẹ bị đấu tố, viết thư cho chồng cũng bị mang ra phê phán, bảo đấy là cách sống của giai cấp tư sản!

Chuyện bố mẹ viết thư cho nhau là do bà nội kể lại, bà nội sống với mẹ và mấy đứa nhỏ, chỉ có bố ở xa. Suy nghĩ của bà rất cổ, cảm thấy mẹ Thu bắt mất hồn bố, nên bố bỏ hai vợ ở quê. Trong mắt bà nội, chỉ có nguyên phối mới là hôn nhân hợp tình hợp pháp, li hôn rồi lấy vợ khác đều không chính đáng. Cho nên, bà không thích con trai mình cứ quấn lấy vợ. Bà nội vẫn nói với mọi người, bố mẹ Thu rất lãng phí, có được đồng tiền nào đều cúng cả cho đường sắt và bưu điện, mất hàng đống tiền vé tàu, tiền tem thư!

Từ sau ngày bố phải về nông thôn lao động quản thúc, cũng đã có lần nói đến chuyện li hôn, chủ yếu sợ ảnh hưởng đến con cái. Nhưng mẹ nghĩ hoàn cảnh cùng đường khỗn quẫn, cô đơn cô độc của bố, nếu li hôn có thể bố không sống nổi. Mẹ hỏi ý kiến các con, mẹ bảo li hôn hay không chủ yếu là có ảnh hưởng đến các con hay không, nếu các con sợ ảnh hưởng, mẹ sẽ ly hôn với bố, nếu các con không sợ, mẹ sẽ không li hôn.

Mấy đứa con đều nói không, dù sao thì đã như thế này rồi, li hôn vẫn là con của bố, không ai coi các con là người trong trắng vô tội. Mẹ không li hôn với bố, nhưng không dám công khai quan hệ, sợ người khác nói không phân rõ ranh giới giai cấp, sẽ ảnh hưởng đến tương lai con cái.

Nhưng bố vẫn gửi thư đều đặn, thư bố gửi về địa chỉ nhà bà cô Thu, bà cô làm việc ở trường cảnh sát, lấy được chồng thành phần rất cơ bản, cho nên trong Cách mạng văn hóa không có hề hấn gì. Lâu lâu mẹ lại đến nhà bà cô của Thu nhận thư, nhưng mẹ không cho con cái cầm thư, sợ người khác cho là không phân rõ ranh giới ai cấp!

Thu đang nghĩ vẩn vơ thì nghe mẹ hỏi:

- Cái này anh Tân ấy trước đây có bạn gái chưa?

Câu hỏi làm Thu ngớ ra, Thu biết, nếu nói Ba đã có vợ chưa cưới chắc chắn mẹ sẽ có ấn tượng không tốt đối với anh, vậy là Thu nói lấp lửng:

- Không nghe nói có hay chưa.

Mẹ nói:

- Mấy chuyện ấy con trai đều giấu, con không hỏi, anh ấy cũng không nói. Nhưng ở cái tuổi ấy, lại là con cán bộ, nếu bảo đây là lần đầu thì mẹ không tin. Con thấy lúc mẹ nói chuyện, anh ấy trả lời đâu vào đấy, chứng tỏ trước kia có kinh nghiệm gặp bố mẹ nhà gái. – Mẹ do dự giây lát, hỏi. – Anh ấy có mời con đến phòng anh ấy chơi không?

- Không. Anh ấy ở chung với mấy người.

- Những lúc cùng với con anh ấy có…nghiêm túc không? Không…sờ mó…con đấy chứ?

Suýt nữa thì Thu bật ra những tiếng “sờ mó tại sao mẹ lái nói những điều ấy về Ba? Nhưng Thu cũng nghiêm chỉnh nhớ lại anh ấy có “nghiêm túc” như mẹ nói không. Thu cảm thấy chỉ lần ấy đi trên núi anh hành động mạnh dạn, còn nữa rất nghiêm túc, không có những hành động có thể gọi là sờ mó. Anh đã ôm Thu, giụi đầu vào ngực Thu, nhưng chưa bao giờ sờ ngực hoặc những nơi khác trên người Thu.

Thu khẳng định:

- Chưa!

Mẹ thở phào nhẹ nhõm, dặn Thu:

- Là con gái phải cẩn thận, có những việc phải chờ sau ngày cưới mới được làm, trước lúc cưới phải nhất quyết không được làm, cho dù anh ấy tốt với con đến mức nào cũng không cho phép. Con trai đều thế cả, họ cứ dỗ ngon dỗ ngọt để làm cái chuyện ấy, mọi lời ngon ngọt đều có thể nói, muốn gì ở người ta cũng được, nhưng cho làm rồi người ta sẽ xem thường con, cho rằng con dễ dãi, rẻ tiền. Đến lúc ấy thì quyền chủ động trong tay người ta, muốn lấy con thì lấy, muốn vứt bỏ thì vứt bỏ. Con muốn tìm một bạn trai khác cũng khó.

Thu muốn mẹ nói thật rõ chuyện nào sau ngày cưới mới được làm, nhưng không dám hỏi, chỉ là làm ra vẻ không hứng thú.

Mẹ thở dài:

- Cứ nghĩ con là đứa hiểu biết, không ngờ mới ở tuổi này mà con đã nghĩ đến những chuyện ấy. Bây giờ kêu gọi hôn nhân muộn, con mới mười tám, coi như hai mươi ba tuổi lấy chồng cũng còn phải năm năm nữa, anh ấy bán riết lấy con, hai người rất dễ… làm cái chuyện ấy. Nếu làm cái chuyện ấy thì con coi như thân bại danh liệt.

Tiếp theo, mẹ kể mấy chuyện “thân bại danh liệt”. Mẹ bảo, cậu Vương ở xưởng trường vốn ở đoàn văn công, bạn gái ở cùng đoàn, hai người chưa cưới đã có mang, đoàn viết, cậu kia bị đưa về xưởng trường số Tám, cô kia bị đưa về xưởng trường của trường trung họ số Ba, bây giờ mọi người đều biết hai người có vấn đề về tác phong, khiến cả hai không dám nhìn mặt người khác.

Lại có cả cô giáo Triệu ở trường tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám, lấy nhau mới bảy tháng đã sinh con, tuy không bị kỷ luật nhưng cũng bị mọi người xem thường. Còn cả…

Mẹ kể ra những người “thân bại danh liệt” mà Thu đều biết, đều là những đôi chưa cưới mà đã mang bầu hoặc bị kỷ luật do tác phong sinh hoạt, nói đến những người ấy ai cũng bĩu môi xem thường.

Mẹ nói:

- Rất may mẹ phát hiện sớm, nếu không, không biết sẽ xảy ra chuyện gì, từ nay về sau con không được qua lại với cậu ấy nữa. Cái thứ công tử như cậu ấy đều là cao thủ đùa giỡn với tình cảm con gái, bây giờ cậu ấy chưa được, cho nên vẫn còn theo đuổi, một khi được rồi thì chỉ cần một lần là chán ngay, gia đình cậu ấy cũng không đồng ý. Cứ coi như gia đình đồng ý, con thì vẫn còn nhỏ, mà cậu ấy đã thạo đời, mẹ xem ra cũng chỉ bốn năm năm sớm muộn gì cũng có chuyện.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:20:33 | Xem tất

Chương 37




HÔM SAU THU ĐẾN NHÀ MÁY GIẤY xin thôi việc, lão Thịnh gù rất khách khí, nói:

- Tôi sẽ tính ngay giờ công cho cô, tự tay cô đưa về cho bà Lí, để cô khỏi sốt ruột.

Đấy cũng là điều Thu quan tâm, nếu không sợ lão Thịnh gù không tính công điểm thì Thu sẽ không tự đến xin thôi việc. Thu cầm tờ giấy thống kê giờ làm, nói cảm ơn lão rồi rời ngay văn phòng của lão.

Thu muốn cám ơn Nhất, nhưng hôm ấy anh đi làm ca ngày, đang ở trong phân xưởng, Thu nhắn lại với một người ở cùng phòng với Nhất. Dọc đường Thu gặp Lưu, trường phòng tuyên truyền, Thu cũng cảm ơn và nhắc lại chuyện của anh trai, Lưu hứa sẽ chú ý.

Về đến nhà, Thu vào bếp thổi cơm để em gái chơi với Chung Cầm. Nấu xong cháo đỗ xanh, Thu nằm lên giường suy tư vẩn vơ. Thu lo vết thương trên tay Ba, khẳng định vết thương rất sâu, nếu không có việc gì phải khâu hai mũi. Về chuyện cơ chế máu đông chậm Thu không lo lắm, vì bác sĩ nói mẹ Thu máu cũng khó đông, nói đấy là do “tiểu cầu giảm” chỉ cầm chạm nhẹ là máu có thể ra, cho nên trên người mẹ thường xuyên có nhiều vết thương, bản thân Thu cũng có hiện tượng đó, nhưng hình như cũng không nghiêm trọng.

Thu nhớ lại lúc Ba cứa vào tay, đến giờ vẫn còn sợ. Không biết tại sao Ba lại nhanh tay đến vậy, vừa thấy anh lấy dao ra, chưa kịp hỏi để làm gì thì anh đã cứa ngay vào tay. Thu cảm thấy hành động ấy của anh có phần điên rồ, nhưng Thu muốn hiểu đấy là sự bức xúc nhất thời, không còn cách nào để thuyết phục Thu đi bệnh viện nên mới có hạ sách như vậy.

Thu không dám nói với mẹ tối hôm qua Ba để tiền lại, vì Thu có cảm giác mẹ biết chuyện Ba càng nhiều, phân tích càng nhiều chuyện xấu. Nếu mẹ biết chuyện Ba để lại tiền, chắc chắn sẽ nói đấy là viên đạn bọc đường, chút ơn huệ nhỏ nhoi.

Thu chỉ ở nhà một hôm, từ hôm sau Thu theo mẹ sang bên kia sông dán phong bì. Lúc đầu mẹ không đồng ý để Thu đi, nói chân như vậy nên ở nhà. Nhưng không hiểu vì sao mẹ lại thay đổi ý kiến, đưa Thu đến chỗ dán phong bì. Mẹ chỉ hướng dẫn sơ qua, Thu biết làm ngay, làm rất nhanh. Nhưng ban đại diện khu dân cư giao hàng có quy định, những người có lương hưu như mẹ chỉ được làm đủ khoản bù lương, tức là về hưu tiền lương trừ bao nhiêu thì chỉ được lĩnh bấy nhiêu, cho nên mẹ mỗi tháng chỉ được trên dưới mười bảy đồng.

Thu biết cách dán phong bì, biết nhận hàng trả hàng ở đâu, Thu bảo mẹ ở nhà nghỉ, không cần phải đến ban đại diện khu dân cư. Thu tính tooán nếu mẹ không theo đi làm thì Thu được tự do. Chờ Ba đến, Thu có thể đi với anh ra bờ sông, có thể đi bơi, đến lúc ấy sẽ nói với mẹ rằng dán phong bì ở ban đại diện khu dân cư. Hình như mẹ dò biết được tâm tư con gái, nhất định đi và đem theo cô út. Ngày nào ba mẹ con cũng đi với nhau, đi dán phong bì, cùng qua đò lúc mặt trời chưa lên cao, dán xong số phong bì của ngày hôm ấy, ba mẹ con lại về.

Mẹ không nói đạo lí to tát với Thu, nhưng nghe ra rất nghiêm, hoàn toàn là chiến thuật lấy người nói người. Ngay cả chuyện Thu và em gái đi bơi ở sông, mẹ cũng đi theo, ngồi trên bờ xem hai chị em bơi. Buổi tối đi hóng mát cũng theo từng bước, ba người ngồi trên bờ sông, mẹ ngồi giữa, tay cầm quạt xua muỗi cho hai cô con gái. Có lúc Thu có cảm giác kỳ lạ hình như Ba giống với Tôn Ngộ Không biến thành con muỗi, bay đến bên tai nói với Thu vài câu, nhưng bị mẹ cầm quạt đuổi đi.

Đi đường Thu vẫn thích ngó ngang ngó dọc, muốn xem có thấy Ba không. Thu biết bây giờ không còn cơ hội lên đi gặp Ba, nhưng vẫn hi vọng gặp anh ở phố, thứ nhất chứng tỏ anh không quên Thu, thứ hai có thể trông thấy anh để biết anh không có chuyện gì.

Vài lần đi ngoài đường Thu có cảm giác trông thấy anh, hình như anh theo sau mọi người. Nhưng khi Thu tìm được cơ hôi, quay lại nhìn thì không thấy, không biết vừa rồi hoa mắt hay anh thấy mẹ nên tránh đi.

Về sau, thầy Vương đến bảo Thu đi làm ở xưởng bao bì hộp giấy, con trai thầy đi tuyển công nhân phụ động, thầy giới thiệu Thu. Thu nghe tin ấy vô cùng kích động, nghĩ rằng thời cơ đã đến, có thể thooát khỏi sự giám sát của mẹ. Không ngờ, mẹ không theo sát như hình với bóng, nhưng Thu vẫn không được đi một mình, vì cùng đi lao động với Thu còn có Lí Hồng, con gái thầy Lí ở trường trung học số Tám. Hồng nhỏ hơn Thu một tuổi, lần đầu tiên đi lao động, thầy Lí nhờ Thu hàng ngày đưa Hồng đi về. Mẹ Thu như bắt được của, thay Thu nhận lời ngay.

Được thầy Lí nhờ, hàng ngày Thu đưa Hồng đi về, hai cô gái dọc đường có bạn, nói chuyện vui vẻ. Nhưng Thu vẫn lo, sợ gặp Ba trên phố, anh thấy Thu đi với Hồng nên không dám gọi. Mấy lần Thu định thoát khỏi Hồng, nhưng không tìm được lí do. Hơn nữa, mẹ dán phong bì đã có kinh nghiệm, hàng ngày bà dán xong trước khi Thu tan ca, mẹ đứng ở bến đò hoặc cồng trường học chờ Thu.

Lâu ngày, Thu trở nên tuyệt vọng, biết nghỉ hè không mong được đi đâu, chỉ mong khai giảng, có thể được vào làm, sẽ có cơ hội được đi một mình. Tháng Chín, nhà trường khai giảng, phải nửa tháng sau sở giáo dục mới có quyết định cho Thu thế chỗ mẹ, Thu đi làm ngay, làm cấp dưỡng cho trường trung học số Tám, tức là làm việc ngay tại nhà ăn trước mặt nhà Thu, chỉ cần một bước chân là đến.

Ban ngày Thu làm việc ở nhà ăn, không thể đi đâu. Buổi tối hết giờ làm việc thì mẹ cũng hết giờ. Bây giờ Chủ Nhật mẹ không đi làm, vì ngày thường cũng không đủ việc làm, không cần phải đi làm thêm Chủ Nhật. Bạn học của Thu phần lớn về nông thôn, muốn kiếm cớ đi chơi cũng không được.

Ngoài chuyện không được gặp Ba, cuộc sống hàng ngày của Thu cũng như vừng nở hoa, khá dần lên. Việc vui đầu tiên là Thu được nhận lương. Hôm ấy, ông Triệu, trưởng phòng tổng hợp đến gọi Thu đi lĩnh lương, ông ta cười hì hì:>

- Cô Thu, cô đi làm sau ngày mười lăm, tháng Chín chỉ được lĩnh nửa tháng lương thôi.

Thu nghe khẩu khí của ông Triệu có vẻ như xin lỗi, nhưng Thu đã vui lắm rồi, gần cuối tháng mới đi làm, vậy mà trường cho nửa tháng lương, coi như được hưởng lương khống mấy ngày.

Trước đây Thu có lần lĩnh lương hộ mẹ, lần nào cũng nói đùa với ông Triệu, hỏi:

- Bác Triệu, vẫn chưa chuyển lương cho cháu à?

Ông Triệu rất tốt tính, chỉ cười:

- Rồi bác chuyển, rồi bác chuyển.

Lần này ông Triệu nói:

- Lúc nào cũng hỏi chuyển lương cho cháu chưa, cuối cùng thì lần này chuyển cho cháu nhé.

Nói xong, ông đưa cho Thu cái phong bì, trong đó có tiền lương, những gần mười lăm đồng, có thếm một tờ giấy nhỏ là phiếu lĩnh thưởng của Thu. Thu cầm lên xem,đó ghi tên Thu. Thu nghĩ, từ nay về sau hàng tháng mình được một tờ giấy như thế này, vui đến không ngủ nổi.

Thu đưa lương cho mẹ để mẹ chi dùng, tiết kiệm giúp anh lấy vợ, ít ra mỗi lần lễ tết có tiền mua chút quà biếu bên nhà Á Dân. Bây giờ Á Dân mua quà để anh đem đến nhà, nhưng lần nào bố Á Dân cũng vứt quà ra cửa. Á Dân an ủi anh không sao đâu, rất nhiều nhà gái đều làm thế, bắt đầu không bằng lòng cho con gái tìm người yêu, nhưng rồi nước chảy đá mòn, cuối cùng cũng đồng ý.

Lời tiên đoán của Á Dân nhanh chóng trở thành hiện thực, vì anh trai Thu được điều về thành phố K. Mẹ của Thu nói, việc anh được điều về thành phố rất may mắn có sự giúp đỡ của Dị Cương, con gái cô giáo Trần cảu trường tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám. DỊ Cương lớn hơn anh trai Thu vài tuổi, coi như “lứa thứ ba mới”, về tham gia sản xuất ở một đội sản xuất thuộc huyện D, về sau được điều về làm công nhân ở một nhà máy ngay huyện ấy.

Hồi ấy thanh niên trí thức thành phố K không muốn về huyện D, một khi đã đến đấy thì không thể về lại thành phố. Huyện D là một huyện nhỏ không thể so sánh với thành phố K. Ông đội trưởng đội sản xuất của Dị Cương nói: “Lần này cô không về thì lần sau sẽ không đến lượt.” Dị Cương đành phải về cái nhà máy kia. Cô làm việc một thời gian, không biết trên điều đi điều lại thế nào đó, điều về làm việc ở cục vật tư huyện D, sau đấy từ cục vật tư huyện D được điều đến làm việc tạm thời ở văn phòng điều động nhân lực huyện D.

Cô giáo Trần mẹ của Dị Cương là bạn thân của mẹ Thu, Dị Cương về văn phòng điều động nhân lực tất nhiên đã giúp anh trai Thu. Nhưng văn phòng điều động nhân lực của huyện chỉ có thể gửi danh sách về đại đội sản xuất. Danh sách điều động nhân công về đến văn phòng, Dị Cương có thể giúp đề cử anh với người của nhà máy đến tuyển người, nhưng cũng không thể cưỡng ép. Cho nên việc tuyển người ít nhất có liên quan ba phía: đội sản xuất, huyện tuyển người và

Cũng không hiểu lần này tại sao lại thuận tiện cả ba bên, anh trai Thu được điều về thành phố K, vào làm việc ở một doanh nghiệp trực thuộc trung ương. Á Dân phấn khởi lắm, anh trai chưa đi làm lại gặp ngay dịp nghỉ Tết, Á Dân mua lễ vật để anh mang đến biếu bố mẹ vợ tương lai.

Bố mẹ Á Dân không những thấy Tân được điều về thành phố còn được vào làm một nhà máy lớn, nên không có ý kiến phản đối, lần này hai ông bà không những không vứt lễ vật ra cửa còn giữ anh ở lại ăn cơm. Vậy là anh trai Thu đã qua đợc kỳ thi chọn chàng rể, rất vinh dự trở thành “lao động khổ sai” trong gia đình Á Dân, những việc nặng như mua gạo, mua củi đều giao cả cho anh trai Thu.

Anh trai Thu cũng không dễ dàng kiếm được những việc khổ sai ấy, cho nên áy làm rất vui vẻ. Có lúc đang ăn cơm, Á Dân gọi:

- Anh Tân, mẹ bảo anh đi mua than.

Anh nghe, không nói gì, bỏ đũa xuống. Mẹ thường nói đùa với anh:

- Mẹ bảo con làm việc gì cũng dềnh dàng, nhưng bố mẹ nhà bên ấy bảo gì con làm như bay.

Anh trai Thu cười, nói:

- Còn có cách nào khác? Kiểu bây giờ là thế. Thu, em cũng nhanh nhanh tìm một người giúp đỡ công việc nhà ta.

Mẹ vội nói:

- Chỉ nói vớ vẩn, cái Thu bây giờ vẫn chưa được chuyển chính thức, để tìm người mua than chẳng hóa ra làm công việc của nó bị đổ vỡ à?

Anh trai Thu vượt qua thử thách ở nhà Á Dân cũng làm Thu ngứa ngáy khó chịu, bắt đầu vẽ cho Ba một kế hoạch thành công. Có thể một khi Thu được chuyển chính thức mẹ sẽ không còn lo lắng, Thu với Ba sẽ công khai như Á Dân và anh trai mình, đến lúc ấy Ba đi mua than giúp gia đình. Thu cảm thấy đấy là một hình ảnh vui, anh trai Thu đi giúp nhà Á Dân, còn Ba đến mua than cho gia đình mình, vậy ai giúp gia đình Ba mua than, mua củi?

Trong thời gian ấy vận may đến không gì ngăn cản nổi, thầy giáo Vương tiết lộ cho mẹ Thu một tin nội bộ, thầy đã đề xuất với nhà trường, vào lúc thích hợp sẽ để cho Thu làm giáo viên. Trường trung học số Tám cách sông cách đò, rất ít người muốn bên thành phố muốn sang bên này, xưa nay cấp trên toàn điều những thầy giáo bị kỷ luật ở các trường khác về, có lúc phân mấy sinh viên mới tốt nghiệp về trường, đến khi vừa quen việc lại điều đi nơi khác, cho nên trường số Tám rất thiếu giáo viên. Có thể vì lí do ấy nhà trường đã đề nghị với Sở giáo dục thành phố cho Thu đứng lớp.

Thầy Vương nói với mẹ Thu:

- Để cháu Thu đợc đứng lớp chị có thể tìm các vị lãnh đạo của trường vận động thêm.

Tuy Thu đã được thế chỗ của mẹ, nhưng nhà trường vẫn coi Thu như trẻ con, có chuyện gì cũng bàn bạc với mẹ. Mẹ bảo như thế càng tốt, khối người muốn có tiếng nói, vị trí, ưu đãi của Đảng mà phải nhờ cậy mẹ, chỉ cần Thu đừng để lại ấn tượng không tốt cho lãnh đạo nhà trường. Cho dù mẹ đã về hưu, vì con cái kiếm chút lợi ích cũng chẳng ai nói gì. Mẹ tìm hết lãnh đạo này đến lãnh đạo khác, xin để Thu vào lúc thích hợp được làm giáo viên.

Các vị lanh đạo đều hứa:

- Chúng tôi biết thành tích học tập của cháu Thu rất tốt, có thể dạy học, sớm muộn gì chúng tôi cũng để cháu làm giáo viên, chị cứ yên tâm. Nhưng bây giờ cháu mới ra công tác, những người thế chỗ trong ngành văn hóa – giáo dục không phải chỉ có một mình cháu, chúng tôi để cháu dạy học ngay từ bây giờ sợ có người có ý kiến, hãy chờ một thời gian nữa để tránh gây phiền hà cháu mới có thể ra dạy học.

Thu nghe được tin ấy vô cùng phấn khởi, rất muốn báo ngay cho Ba biết để chia sẻ niềm vui. Nhưng từ sau lần ấy không có tin tức gì của anh. Thu rất sốt ruột, không hiểu tại sao anh không đến thăm?

Thu nghĩ có ba lí do: thứ nhất anh bị cảm. Nhưng Thu không dám suy nghĩ theo hương đó, chỉ tự an ủi: nếu anh bị trúng gió và chết, nhất định Phương sẽ đến báo tin, mà Phương không đến báo hung tin chứng tỏ Ba không việc gì.

Lí do thứ hai có thể anh giữ lời hứa với mẹ, chờ cho đến khi Thu được tuyển chính thức sẽ đến thăm. Nhưn hốm ấy Thu mặt dày mày dạn khẩn cầu anh đứng chờ lâu như thế, anh cũng đã đồng ý đến thăm Thu, còn nói “Cho dù phải làm một kẻ phản bội”. Lẽ nào sau đấy anh quyết định không làm kẻ phản bội nữa?

Còn có một khả năng khác, lần ấy Ba bị mẹ thẩm vấn nên giận mẹ, anh không đến nữa. Thu biết nhiều chuyện tương tự, tất cả đều do bố mẹ bên nhà gái quá khắt khe với con rể tương lại, làm chàng rể phải cao chạy xa bay, cuối cùng phải để con gái hoặc bố mẹ con gái đứng ra giảng hòa, giảng hòa có được hay không cũng thật khó nói.

Thu không biết có phải Ba nổi giận bỏ đi hay không. Nghĩ đến việc Ba giận và bỏ đi, Thu bắt đầu giận anh: mẹ em có nói gì anh đâu? Tất cả đều là những lời ôn hòa, có đạo lí, tại sao chỉ mấy câu ấy mà anh đã bỏ đi, điều ấy chỉ có thể nói anh không chịu đựng nổi thử thách.

Nhưng khi nghĩ đến Ba đang khổ tâm chờ đợi, thường xuyên lên thành phố, có điều không có dịp gặp nhau, Thu lại bực với mẹ: anh trai có bạn gái cũng tầm tuổi này, tại sao mẹ chỉ làm khó con?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:21:48 | Xem tất

Chương 38




THU LÀM CẤP DƯỠNG ở nhà ăn một thời gian, nhà trường bảo Thu đi rèn luyện nửa năm ở nông trường của nhà trường. Nhà trường nói, cô không về nông thôn lao đông, sau này ra dạy học sẽ có người có ý kiên, đi nông trường rèn luyện nửa năm chẳng ai còn chuyện gì để nói.

Nhà trường xây một nông trường ở một thôn của thầy cho nên Phó Gia Xung mới cắt cho nhà trường một ít đất, hơn nữa còn cấp nhân lực làm cho trường mấy gian nhà.

Từ thành phố K về Nghiêm Gia Hà chừng bốn chục dặm, có xe khách đường dài, mỗi ngày có hai chuyến; từ phố huyện K về Nghiêm Gia Hà mỗi ngày những bốn chuyến xe. Từ Nghiêm Gia Hà về Phó Gia Xung chừng tám dặm, đều là đường núi, có nhiều đoạn xe đạp cũng không đi nổi, chỉ có thể dựa vào đôi chân.

Nhà trường cử mấy giáo viên về nông trường, các cô giáo phục trách việc ăn ở của học sinh, các thầy giáo hướng dẫn học sinh lao động. Nhóm đầu tiên đến nông trường còn có nhiệm vụ tiền trạm, chuẩn bị đón học sinh.

Thu ở trong nhóm đầu tiên về nông trường, nghe tin ấy Thu phấn khởi vô cùng, vì điều ấy có nghĩa là Thu thoát khỏi sự giám sát, khống chế của mẹ. Hơn nữa, Tây Thôn Bình chỉ cách Nghiêm Gia Hà mấy dặm đường, như vậy sẹ được gần Ba hơn.

Mẹ tuy lo lắng, nhưng không lo bằng việc Thu về nông thôn, bây giờ Thu đã đi làm, về nông thôn nửa năm sẽ được về dạy học, đi cùng là các thầy các cô của trường, mẹ có thể tin được. Quan trọng nhất là, mẹ không biết vị trí địa lí giữa Tây Thôn Bình và Nghiêm Gia Hà thế nào, nếu mẹ biết, sợ rằng mẹ càng lo hơn.

Những người đi nông trường lần này do thầy Trịnh phụ trách, đi cùng còn có một cô giáo hơn hai mươi tuổi, chính là cô Triệu lấy chồng mới bảy tháng đã sinh con. Một thầy giáo khác chừng bốn mươi tuổi, gọi là Giản, đã từng dạy vật lí lớp Thu, trước đây vẫn thường tập bóng với đội của Thu. Thầy Giản người không cao, nhưng tập thể dục thể thao nên cánh tay khỏe mạnh, chơi bóng rất giỏi, rất được khen ngợi.

Nhà trường đặt địa điểm nông trường ở một ngọn đồi, cách ngọn đồi không xa là một con đường, máy kéo nhỏ có thể đi được, con đường thông đến một thị trấn nhỏ gọi là Hoàng Hoa Trường, từ đấy có ô tô đến Nghiêm Gia Hà. Nhà trường có một cái máy kéo nhỏ, có thể dùng nó làm xe chở hàng cho nông trường.

Lái máy kéo nhỏ là một thanh niên mới hơn hai mươi tuổi, tên là Chu Kiến Tân, bố cậu ta là hiệu trưởng trường trung học số Mười Hai của thành phố K. Kiến Tân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, vì bị bệnh tim nên không phải về nông thôn, không biết ai dạy cậu ta lái máy kéo nhỏ, có thể dựa vào uy tín của bố, làm lao động tạm tuyển ở trường số Tám, chưa được tuyển chính thức.

Trước kia Thu đã biết Kiến Tân,vì thời còn đi học. Thu vẫn phải đến lao động ở xưởng trường, gặp cậu ta kéo xe hàng ở đấy. Vế sau, khi Thu làm cấp dưỡng, vẫn thường thấy cậu ta mặt nhem nhuốc dầu mỡ, điều khiển cái máy kéo nhỏ chạy trước nhà ăn tập thể, một lũ trẻ con chạy ra xem cậu ta quay maniven khởi động máy kéo. Không khởi động được máy, cậu ta kêu trời kêu đất; khởi động được máy lũ trẻ hò reo ầm ĩ, chúng nhảy cả lên rơmoóc, theo cậu ta sao sân vận động của trường thử máy.

Cậu ta không những có cái tên Kiến Tân, mà người cũng giống Ba, cao gần bằng Ba, nhưng gầy hơn, đen hơn, lưng không thẳng như lưng Ba. Nhưng cả hai có chung đặc điểm là lúc cười cả khuôn mặt cùng tươi cười; lúc nheo mắt, cặp long mày đậm đen; hai nếp cười bên cánh mũi khi cười rất có sức hấp dẫn.

Thu và bốn thầy cô ngồi ô tô đi qua phố huyện K đến Nghiêm Gia Hà thì xuống xe, sau đấy đi bộ về Phó Gia Xung. Kiến Tân lái máy kéo từ trường trung học số Támthành phố K đến phố huyện K, lại đi tiếp đến Nghiêm Gia Hà, sau đấy đến Hoàng Hoa Trường, cuối cùng đến nông trường, chừng bảy, tám chục dặm. Khi hai nhóm gặp nhau ở sau ngọn đồi, mọi người còn hát bài Trường chinh ca, đường núi vắng người, bình thường người dám hát hay không dám hát lúc này đều cất cao giọng.

Vì còn một sô đoạn đường nữa chưa sửa xong, Kiến Tân đành dừng lại ở lờ gạch, mấy người phải đi lại mấy chuyến mới chuyển hết đồ về nông trường.

Mấy gian nhà của nông trường khá quy mô, nền nhà chưa san, vẫn còn lởm chởm, cửa sổ không có kính, cũng chẳng có gì che chắn, đành dùng liếp che tạm. Giường đắp bằng đất, trên để mấy tấm ván. Then cài cửa không có, Thu và cô giáo Triệu ở với nhau, về đêm hai người dùng một cây gỗ chèn cửa.

Việc đầu tiên của họ là làm nhà vệ sinh, cũng chính là đào hố, để trên hai mảnh vasb, sau đấy dùng cây cao lương che chắn bốn phía. Nghe nói vùng này có một loài động vật, người địa phương gọi là “bọ hung chúa”, về đêm thích ra tấn công người, nó dùng cái lưỡi đầy gai liếm đít người rồi lôi ruột ra ăn. Vì sợ “bọ hung chúa” khi đi nhà vệ sinh ai cũng đem theo một cây búa, cố gắng không đi nhà vệ sinh buổi tối, chỉ khi thật cần thiết, nam giới ra sau nhà giải quyết tạm. Thu mỗi đêm phải đi nhà vệ sinh một vài lần, lại ngượng không dám ra sau nhà, đành cầm theo cây búa ra nhà vệ sinh cách nhà chừng vài trăm mét.

Kiến Tân ở gian nhà sát cổng trước, nếu không đóng cửa, hễ Thu ra ngoài là cậu ta trông thấy. Thu phát hiện mỗi lần từ nhà vệ sinh ra, đều thấy Tân đứng bên đường hút thuốc, đứng ở chỗ không làm Thu phải lúng túng, gặp tình huống là có thể chạy đến cứu. Thu đi qua, hai người chào hỏi, một trước một sau về phòng mình.

Hôm mới đến, ở vùng đồi núi này không có thức ăn gì, mọi người đều lấy thức ăn riêng đem theo ra ăn. Những ngày nắng ráo mọi người đi đào hành dại, tỏi dại về ăn. Ngày mưa đi nhặt nấm đất về rửa sạch, xào lên, ăn giống như mộc nhĩ đen. Mỗi lần đi nhặt nấm đất cô giáo Triệu thường đi với thầy Giản, Thụ bị bở rơi, nhưng một lúc sau Tân đi tìm, cùng Thu nhặt nấm đất.

Gia đình thầy Thịnh tuy ở ngay dưới chân đồi, nhưng vẫn ở cùng mọi người, mỗi tuần mới về một lần, có lúc đem rau ở nhà lên cho. Thu phụ trách nấu nướng, muốn trả tiền cho thầy, hỏi thầy bao nhiêu tiền một cân, thầy Trịnh nói:

- Hai hào một xu tám một cân. – Nói xong, thầy đứng giạng hai chân làm tư thế nhổ rau.

Cuộc sống ở nông trường rất khổ, nhưng các thầy giáo, cô giáo vẫn vui vẻ, cho nên Thu không cảm thấy buồn. Ban ngày làm việc, buổi tối trước khi ngủ tất cả tập trung một chỗ nói chuyện. Thu phát hiện thầy Giản biết nhiều chuyện lịch sử, thầy Thịnh và cô giáo Triệu biết nhiều chuyện dân gian, Tân hay kể chuyện Shelock Holmes phá án.

Đã chuẩn bị tương đối, nông trường đón lớp học sinh đầu tiên đến. Việc đầu tiên của học sinh sau khi đến là sửa lại con đường sau đồi, khi đó máy kéo nhỏ mới đến được ngôi nhà hình chữ L. Vậy là Kiến Tân và cái máy kéo nhỏ của anh ta trở thành đại cảnh quan của nông trường.

Kiến Tân thích mặc cái áo quân phục cũ, hình như mỗi tối cậu ta không quên nhét nó vào vại dưa nên cái áo nhăn nhúm như dưa muối. Cái mũ quân phục lưỡi trai cũng mềm oặt, giống như bại tướng tân binh Quốc Dân đảng, nhưng lúc cậu ta lái máy kéo nhỏ trông thật hung dũng, hành động nhanh chóng, lên xuống thoăn thoắt, tư thế dũng mãnh, ngày nào cũng xông vào nhà bếpu thôi.

Học sinh nghe thấy tiếng máy nổ xình xịch của chiếc máy kéo nhỏ giống như bà con ở quê nghe tiếng tàu hỏa, đều chạy ùa ra khỏi cửa, xem hoạt động duy nhất kết nối nông trường với thế giới bên ngoài.

Trên mặt Kiến Tân vẫn dính đầy dầu máy, tưởng như đấy là tiêu chí đạo đức và kỹ thuật của cậu ta. Có lúc Thu bảo với Tân, mặt cậu dính dầu máy, cậu ta đưa tay áo kên lau, càng lau càng nhiều hơn. Thu cười gập cả người, cậu ta chìa mặt nhờ Thu lau giúp, khiến Thu hoảng hống bỏ chạy, nhưng cậu ta thì “cô không giúp cô phải chịu trách nhiệm” rất thản nhiên tự đắc làm việc của mình.

Thu và cô giáo Triệu phụ trách gánh nước rửa rau, thổi cơm, thầy Giản và thầy Trịnh chịu trách nhiệm hướng dẫn học sinh lao động, Kiến Tân chuyên trách vận chuyển, năm người phân công thật hợp lú. Cứ dăm ngày ba bữa Thu và cô giáo Triệu lại theo cái máy kéo nhỏ của Tân đi mua gạo và thức ăn. Cô giáo Triệu đi vài lần rồi chán không muốn đi, bảo không chịu nổi mùi dầu máy, hơn nữa ngồi trên cái máy kéo xình xịch hơn chục dặm chai cả mông đít.

Thu không sợ mùi dầu máy, từ nhỏ Thu đã thích ngửi mùi dầu máy, cho nên cô đi với Tân mua thực phẩm. Lần nào cũng vậy, ăn cơm sáng xong mới đi, tranh thủ chiều về để thổi cơm cho học sinh, sợ cô giáo Triệu một mình không làm xuể.

Đi với Tân đã tương đối quen, Thu muốn cậu giúp đỡ đưa đi Tây Thôn Bình một chuyến, Thu muốn đến xem Ba đang làm gì, tại sao không đến thăm Thu.

Vsau đi mua thực phẩm, Thu hỏi Kiến Tân có thể từ Nghiêm Gia Hà đi Tây Thôn Bình được không, Thu bảo có một người bạn ở đấy, Thu đến để trả sách cho bạn.

Tân hỏi:

- Bạn trai hay bạn gái?

Thu hỏi lại:

- Bạn trai thì sao? Bạn gái thì sao?

Lúc nói chuyện mặt Kiến Tân luôn tươi cười, miệng trơn như gáo múc dầu:

- Bạn gái thì đưa đi, bạn trai thì không.

- Nếu anh thấy không tiện thì thôi. –Thu nói.

Kiến Tân không nói tiện hay không tiện, nhưng mua xong gạo lúc quay về, Thu thấy cậu ta dừng xe mấy lần, đứng nói chuyện với người qua đường, Thu không biết cậu ta đang làm gì. Cho máy kéo chạy một lúc, cậu ta nói với Thu:

- Đến Tây Thôn Bình rồi đi đâu nữa?

Chưa bao giờ Thu từ đây đi Tây Thôn Bình, chưa biết phải thế nào, suy nghĩ hồi lâu Thu mới định hướng được, chỉ về phía lán của đội thăm dò:

- Ở phía kia.

Tân đánh chiếc máy kéo nhỏ đến thẳng lán đội thăm dò, dừng lại, nói:

- Tôi chờ ở đây, nếu chờ quá lâu tôi xông vào cứu cô đấy nhé.

Thu nói:

- Khỏi cần, tôi ra ngay.

Thu chạy nhanh về phía lán đội thăm dò, cảm thấy trái tim mình như sắp nhảt ra khỏi lồng ngực. Bình thường Thu không thấy tim mình đập, nhưng lúc này nghe rất rõ tim đang đập mạnh, hơn nữa trái tim lên rất gần cổ họng. Lúc này Thu tin những điều sách viết: lúc kích động tim nhảy lên gần cổ họng; lúc bình tâm, trái tim lại rơi xuống, gọi là “tim rơi xuống bụng”.

Thu cầm quyển sách cho có cớ, chuẩn bị nếu Ba không có nhà, hoặc thái độ của Ba không nhiệt tình, Thu đến ể trả sách. Thu hít thở thật sâu mới dám gõ cửa phòng của Ba, nhưng gõ hồi lâu vẫn không có ai mở cửa. Thu nghĩ, đang là buổi chiều, có thể anh đi làm vắng. Thu rất thất vọng, nhưng vẫn không chịu, Thu gõ cửa các phòng khác, xem có ai để hỏi thăm. Đi một vòng cũng không gặp ai, có thể tất cả đều đi làm.

Thu quay về phòng của Ba, tưởng như không còn hi vọng gõ cửa tiếp, không ngờ cửa mở. Ra mở cửa là một người độ tuổi trung niên Thu đã gặp lần đến gọi Ba về nhà bà Trương ăn cơm. Thu ngó nhìn trong phòng, thấy bóng một người con gái đang chải tóc, hình như vừa từ giường ngồi dậy.

Người đàn ông trung niên nhận ra Thu, nói:

- Ôi, “canh đỗ xanh” đấy à?

Cô gái kia ra, hỏi:

- “Canh đỗ xanh” của anh à?

Anh kia cười, nói:

- Anh đâu có “canh đỗ xanh”? Của cậu Tân đấy. Nhớ ra rồi, cái từ “canh đậu xanh” là của cô ta phát minh. Bọn anh bảo ăn thịt hươu nhiệt, cô ấy bảo ăn “canh đỗ xanh” giải nhiệt.

Nói xong anh ta cười đầy ẩn ý.

Thu muốn hỏi tin của Ba, bất kể hai người đang nói gì, cô hỏi:

- Anh có biết lúc nào anh ấy tan ca?

- Anh ấy? Ai cơ? -Người đàn ông trung niên hỏi đùa.

Cô gái chỉ vào người đàn ông, hỏi Thu:

- Cô có quen anh Thái không? Anh ấy là chồng tôi. Tôi đến thăm, vừa đến hôm nay, chắn hẳn cô ở đây lâu rồi, cô có biết anh Thái của tôi có “canh đỗ xanh” ở làng này không? Họ đi dã ngoại, không có gì vui, nên đến đâu cũng có “canh đỗ xanh”.

Người đàn ông không quan tâm đến những điều vợ mình vừa nói, anh nói với Thu:

- Anh Tân được điều đi chỗ khác rồi, cô không biết à?

- Anh ấy được điều đi đâu?

- Sang đội Hai.

Thu sững sờ, không biết anh sang bên ấy làm gì mà không nói? Thu đứng ngẩn ngơ một lúc rồi mạnh dạn hỏi:

- Anh… có biết… đội Hai ở đâu không?

Người đàn ông đang định nói với Thu thì vợ anh giật tay áo anh:

- Anh đừng có gây rắc rối, nếu anh Tân muốn cho cô ấy biết thì đã bảo cô ấy rồi. Anh cẩn thận đừng để người ta đánh nhau.

Thu không biết “canh đỗ xanh” ngụ ý gì nhưng chị kia nói chuyện cũng có thể đoán ra đôi chút, Thu ngập ngừng giây lát rồi nói:

- Anh chị hiểu nhầm rồi, tôi chỉ đến trả anh ấy cuốn sách, xin lỗi đã làm phiền anh chị. – Nói rồi Thu quay đi ngay.>

Kiến Tân thấy thần sắc Thu không bình thường, Thu cũng không nói gì. Về đến nông trường đang lúc thổi cơm, Thu vội đi giúp cô giáo Triệu. Nhưng thổi nấu xong, lúc mấy thầy giáo ngồi lại ăn cơm, Thu thấy đau đầu, không muốn ăn, về ngủ một giấc.

Mấy thầy giáo quan tâm đến hỏi Thu có chuyện gì, Thu bảo không sao, chỉ đau đầu, muốn ngủ một giấc. Kiến Tân mang đến cho Thu một bát cháo đặc một đĩa nhỏ đựng ít dưa muối, nhìn hai thứ đó Thu cảm thấy đói, nói “cảm ơn” rồi ăn luôn.

Hôm sau, Thu đi gánh nước, Kiến Tân theo sau, bảo gánh giúp Thu. Thu không chịu:

- Thôi, anh có bệnh tim, không gánh được đâu.

Tân nói:

- Bệnh tim của tôi là do sợ về nông thôn, để tôi gánh giúp, lần nào cũng thấy cô gánh nước, tại sao cô giáo Triệu không gánh?

Chưa bao giờ Thu nghĩ đến chuyện ấy, hễ hết nước là Thu đi gánh. Thu sợ người khác thấy Tân gánh nước giúp, liền từ chối:

- Cứ để tôi gánh.

Tân cười:

- Cô sợ người khác nói à? Nếu thật sự sợ, tôi hôm qua cũng không nên không ăn cơm mà đi nằm ngay. Bây giờ cô nói gì thì cũng không bằng chuyện tối hôm qua.

Thu khó hiểu, hỏi:

- Hôm qua thế nào?

- Họ bảo đi dọc đường tôi với cô thế nào đấy.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:23:21 | Xem tất

Chương 39




THU KHÔNG HIỀU, HỎI LẠI:

- Người ta nói gì?

Kiến Tân cười cười>

- Tất nhiên họ bảo tôi hại cô.

Thu tức lắm, cô biết chữ “hại” ấy, tiếng địa phương có nghĩa cưỡng hiếp, Thu không ngờ giữa thanh thiên bạch nhật lại có người nghĩ như thế. Thu tức run lên, hỏi:

- Ai… ai nói? Để tôi đi hỏi cho ra nhẽ?

Tân vội nói:

-Đừng đừng, chuyện vặt, đừng đi hỏi, như vậy từ nay về sau tôi không dám nối chuyện gì với cô nữa.

-Tại sao họ lại ăn nói như vậy?

-Hôm qua chúng ta về muộn, về đến nơi thần sắc cô không bình thường, lại bỏ cơm, đi nằm ngay, thêm vào đấy tôi có cái danh xưng thổ phỉ nên người ta suy đoán theo chiều hướng ấy. Nhưng tôi đã giải thích rồi, cô không phải đi hỏi. Việc này cô càng làm ồn lên, người ta lại càng nói nhiều hơn.

Thu lo lắng hỏi:

-Vậy anh… có nói… hôm qua chúng ta đi… đâu?

-Tôi không nói, cô yên tâm. Tôi là thổ phỉ, nhưng là thổ phỉ chân chính, rất hiều nghĩa khí giang hồ. -Rồi cậu ta cười hì hì, nói. -Với lại… cô xinh đẹp, tôi đen đúa nhọ nồi cũng đáng để…

Thu có phần nghi ngờ những lời bàn luận của Tân, vì cậu ta xưa nay vẫn thích được gán ghép với Thu, lúc nào cũng bảo ai đó bàn luận về hai ta, nhưng Thu thì chưa nghe thấy ai bàn luận về Thu cả cậu ta cả. Thu không hỏi gì thêm, định gánh nước về, nhưng cậu ta giành lấy đòn gánh không để Thu gánh, hỏi Thu:

-Hôm qua có chuyện gì? Cô đi tìm bạn trai à? Anh ấy không có nhà hay tránh mặt?

Thu vội thanh minh:

-Anh đừng đoán vớ đoán vẩn, bạn trai gì đâu cơ chứ. –Thu suy nghĩ một lúc rồi hỏi: -Anh có biết “canh đỗ xanh” có nghĩa gì không? -Rồi cô kể chuyện lần trước nói “canh đỗ xanh” và chuyện hôm qua với vợ chồng Thái.

Tân cười hì hì:

-Thế mà không hiểu? Bảo cô là “canh đỗ xanh” tức là bảo cô là ngựa. Ngựa, có hiểu không? Tức là bạn gái, người yêu.

-Nhưng tại sao họ bảo “canh đỗ xanh” là do tôi sáng tạo? –Thu hỏi.

-Tại sao cô chẳng hiểu gì như thế nhỉ? –Tân nhìn Thu như bố già nhìn con, nói. -Họ bảo đàn ông bốc lửa… tức là muốn hại con gái. Kết quả cô không hiểu, bảo người ta ăn “canh đỗ xanh” để hạ hỏa. Cái hỏa ấy của đàn ông ăn “canh đỗ xanh” liệu có hạ được không? Họ thấy cô ngốc nên mới chọc cô vậy thôi.

Thu rất muốn hỏi con trai tại sao lại muốn “hại” bạn gái, nhưng Tân hễ mở miệng là nói “cô chẳng hiểu gì”, nên Thu không dám hỏi để khỏi làm chuyện cười. Thu chỉ lạnh nhạt nói:

-Thôi, không nói rõ được với anh, anh lại bảo tôi không hiểu gì, nhưng anh không hiểu chuyện tôi hỏi.

Cái bực tức từ hôm ở Tây Thôn Bình về vẫn chưa nguôi, bây giờ lại nghe Tân nói “canh đỗ xanh”, Thu càng bực mình hơn. Thì ra Ba là con người hai mặt, trước mặt Thu chuyện hai người làm ra vẻ thiêng liêng lắm, nhưng sau lưng Thu lại đem chuyện của hai người ra bàn luận, chẳng ra sao. Chẳng trách gì anh phải điều sang đội Hai, chắc chắn ở bên đó có một tô “canh đỗ xanh” chờ anh, có thể lần trước anh sang đấy đã tìm được, có thể trong một thời gian còn trì kéo cả hai bên. Bây giờ bên này không kéo nổi Thu, liền một lòng một dạ trì kéo bên kia. Đi cũng được, nhưng không nói với Thu, làm Thu mất công đến tìm, dẫn đến nhiều phiền toái, sinh ra nhiều chuyện đồn đại.

Nếu Thi biết Ba là kẻ xấu xa lật lọng thì Thu cũng không buồn vì chuyện đó, chỉ coi như bị chó cắn, coi như bị lừa, học được một bài học. Vấn đề ở chỗ Thu không biết Ba có phải là con người như thế không, có thể chỉ là hiểu nhầm. Thu sợ là lửng lơ không quyết định khiến Thu phải đoán già đoán non, lúc nào cũng thấp thỏm sợ hãi. Cho dù nhiều chuyện đáng sợ, chỉ cần hiều rõ thực hư, đâu ra đấy sẽ không còn sợ gì nữa.

Thu quyết định lần sao theo Tân đi mua thực phẩm sẽ đến trường học Nghiêm Gia Hà tìm Phương, hỏi địa chỉ của Ba, bảo Tân đưa đi, để Ba trực tiếp nói rõ.

Nhưng thầy Trịnh không cử Thu đi với Tân mà bảo cô giáo Triệu đi, hoặc bảo Tân đi một mình, hoặc chính thầy Trịnh thân chinh đi. Không những thế, lúc thầy Trịnh về trường báo cáo công tác còn đem chuyện của cậu Tân nói với mẹ Thu.

Thầy Trịnh nói với mẹ Thu:

-Tôi thật sự lo lắng cho cô Thu, cô ấy còn trẻ, chưa hiểu việc đời, rất dễ bị lừa dối. Cái cậu Tân kia đã có bạn gái, hơn nữa vì bạn gái mà cầm dao đánh nhau với người khác, bây giờ lại quấn lấy cô Thu. Chuyện này chỉ tại tôi, không ngờ cậu ta lại lắm chuyện như vậy, không chú ý để tách rời cậu ta với cô Thu.

Mẹ nghe nói vừa bực tức vừa lo lắng, muốn bay ngay đến nông trường để nói chuyện với con gái, nhưng lại ngại thầy Trịnh không muốn để lộ nguồn tin của thầy.

Thầy Trịnh cảm thấy việc mình làm là quang minh chính đại:

-Tôi không sợ mình ác khẩu, vì tôi là người chứng kiến cô Thu từ nhỏ tới lớn, bây giờ lại là người dẫn đội, tôi không quản thì ai quản?

Mẹ rất biết ơn thầy Trịnh, bảo đảm với thầy sẽ giáo dục, dạy dỗ Thu đến nơi đến chốn. Nhưng mẹ không thể chờ đợi, liền viết thư nhờ thầy Trịnh chuyển cho Thu.

Thu đọc thư mẹ vô cùng tức giận, tại sao những con người ấy ưa kiếm chuyện đến vậy? Chỉ là hai người đi mua thức ăn về muộn một tị, vậy mà bịa chuyện đến thế là cùng? Nhưng Thu không dám nổi nóng, vì những người ở đây đều là thầy giáo, cô giáo của Thu, Thu rất kính trọng họ.

Thu suy nghĩ mãi nhưng không sao hết tức giận, liền chạy đi tìm thầy Trịnh:

-Thưa thầy, nếu thầy thấy em làm điều gì sai trái, thầy có thể chỉ thẳng cho em biết, đừng nên nói với mẹ em. Mẹ em là người hay lo, mẹ em nghe thấy những lời đồn đại chắc chắn sẽ lo lắng lắm.

Thầy Trịnh nói:

-Ấy là thầy cũng vì em, cậu Tân kia tính tình bồng bột, không học hành đến nơi đến chốn, cuối cùng có gì tốt đâu?

Thu rất ấm ức:

-Em không bảo anh ấy tốt, em cũng không nói chuyện… bạn bè với anh ấy, chỉ tiếp xúc vì công tác, tại sao lại gắn vào chuyện kia?

Thầy Trịnh không trả lời, hỏi ngược lại:

-Thật ra trường ta có nhiều người tốt, ví dụ thầy Vạn huấn luyện đội bóng chuyền của các cô cũng rất tốt, mấy năm nay tiến bộ rất nhanh, được vào Đảng, được đề bạt, con người thật thà đáng tin cậy…

Thu không thể tin nổi đấy là lời của thầy Trịnh, ai cũng phê bình mình tuổi còn trẻ, chưa nên nghĩ đến những chuyện ấy, tại sao thầy Trịnh lại nói toàn những điều ngược lại? Hình như thầy nói, chỉ cần là người tốt đều có thể xem xét, tôi không báo với mẹ cô rằng cô không nên nói chuyện yêu đương, mà bảo cô không nên làm bạn như “thế kia”.

Thu không dám nói nhiều, chỉ muốn làm rõ trắng đen, rồi Thu bỏ về phòng mình.

Thu cảm thấy thật hài hước, hồi xưa Thu học trung học cơ sở đã có lần có tình cảm với thầy Vạn, chủ yếu hồi ấy thầy mới về trường, chưa có kinh nghiệm, còn trẻ, học sinh không sợ thầy, thường xuyên trêu chọc khiến thầy bối rối. Thầy tỏ ra cô đơn, không nơi nương tựa, Thu đồng cảm với hoàn cảnh của thầy.

Nhưng về sau thầy bắt đầu “vào cuộc”, chắc vì có quan hệ tốt với cô giáo Lôi, bí thự chi bộ. Cô giáo Lôi mới hơn hai mươi, chồng chết, một mình nuối con, rất đang thương, công tác tích cực, thành phần gia đình rất cơ bản, chẳng bao lâu được giữ chức bí thư chi bộ. Mọi người vẫn thấy thầy Vạn và cô giáo Lôi qua sông đến trường Đảng, tuy cô giáo Lôi hơn thầy Vạn vài ba tuổi, hơn nữa đang muốn tái hôn, nhiều người đồn đại về hai người. Cô giáo Lôi chồng chết, thầy Vạn chưa có bạn gái, cho nên cũng không gây chuyện ầm ĩ.

Không rõ tại sao, khi thầy Vạn bắt đầu “vào cuộc” thì Thu không thích thầy nữa, có thể Thu chỉ thích những người không gặp may. Bây giờ nghe thầy Trịnh nói vậy, Thu càng không ưa thầy Vạn, tưởng chừng thầy dựa vào quyền lực để gạt bỏ Tân, mọi quyền hành trong tay thầy. Đối với Tân, Thu tỏ ra kính nhi viễn chi, tránh mọi lời đồn đại, nhưng thầy Trịnh khinh thường cậu ta để đề cao thầy Vạn, tự trong lòng Thu bỗng đồng tình với Tân, vì cậu ta chỉ là lao động phụ. Thu nhớ lại những tháng ngày đi lao động. Hơn nữa, cậu ta thà chịu để mọi nguời dị nghị cũng không nói rõ nguyên nhân hôm ấy về muộn, khiến Thu càng kính trọng đạo đức của gã ‘thổ phỉ chân chính”.

Một trận mưa to làm cho nhà cửa của nông trường và con đường phía sau đồi bị hư hại nặng nề, thầy Trịnh mượn cớ ấy để điều thầy Vạn về nông trường giúp đõ một tuần lễ. Thu không hề có chút cảm giác nào đối với thầy Vạn, cô cũng ngại nói chuyện, gặp nhau chỉ một câu chào rồi thôi.

Mãi đến cuối tháng Mười Một, một lần nữa Thu mới có cơ hội đi với Tân, vì lần ấy học sinh chưa nộp đủ tiền ăn, xem ra sắp hết gạo, lại không thể để học sinh về lấy tiền, thầy Trịnh đành cư một giáo viên về trường, đến từng nhà học sinh để thu tiền mua gạo. Cô giáo Triệu biết đấy là suwjviệc bị mọi người chửi mắng, oán trách, vất mà không ai ưa, liền từ chối, việc này rơi vào đầu Thu.

>

Thầy Trịnh gọi Thu ra một chỗ, dặn dò hồi lâu mới để Thu ngồi máy kéo của Tân về thành phố “thúc tô đòi nợ”, lấy được tiền sẽ mua gạo, mua thực phẩm ở phố để Tân chở về, Thu có thể nghỉ vài ngày. Tân cũng biết thầy Trịnh cố tình tách rời cậu ta và Thu, cho nên dọc đường cậu ta phàn nàn mãi. Thu nghe cậu ta nói, vội nhẩm tính, đến Nghiêm Gia Hà thu sẽ bảo cậu ta dừng lại để đi tìm bạn, chỉ đi một lúc thôi.

Tân hỏi:

-Bạn trai hay bạn gái?

-Bạn gái. –Thu trả lời dứt khoát.

Tân nói đùa:

-Nếu lần này là bạn trai thì tôi sẽ đánh đấy nhé. Lần trước làm khổ tôi mang tiếng, lần này thì tôi không làm nữa đâu.

Đến Nghiêm Gia Hà, Thu hỏi thăm trường trung học ở đâu. Thật may mắn, cái thị trấn Nghiêm Gia Hà này không lớn, trường trung học cách đường cái không xa. Tân cho máy kéo chạy đến gần trường rồi tắt máy, cậu ta nói, trên xe không có gì, không phải trông xen, tôi sẽ vào trường với cô.

Thu không cho, cậu ta lấy làm lạ, hỏi:

-Cô bảo bạn gái cơ mà? Tại sao không cho tôi đi theo? Sợ bạn gái của cô yêu tôi à?

Biết Tân xưa nay vẫn nhanh mồm nhanh miệng, Thu nói không lại, càng nói miệng cậu ta càng liến láu trơn tuột, dù sao thì chốc nữa cũng phải nhờ cậu ta đánh xe đến đội Hai, không thể giấu nổi, Thu để cậu ta cùng vào trường học. Hai người đứng dưới gốc cây trước cổng trường thì nghe tiếng chuông hết tiết học. Thu hỏi thăm một học sinh và tìm được lớp của Phương, sau đấy nhờ một người gọi Phương ra. Phương thấy Thu, lại thấy Tân, nói rất thản nhiên:

-Anh trai Phương nằm viện, chị Thu có thể đến thăm anh ấy được không? Tuy chị không cần anh ấy, nhưng là bạn, cũng nên vào thăm. Nghe nói bị… bệnh hiểm nghèo.

Thu ngạc nhiên, Lâm bị bệnh hiểm nghèo? Thu muốn thanh minh không phải mình không cần anh, mà là không yêu, nhưng Thu kinh hoàng vì hai tiếng “hiểm nghèo”, không dám nói nên lời. Thu hỏi khẽ: ‘Phương có biết anh ấy nằm ở phòng nào không?”

Phương ghi địa chỉ bệnh viện và số phòng vào một mảnh giấy, rồi đứng kia, không nói gì, mắt ngấn lệ. Thu cũng đứng lặng lẽ, cẩn thẩn hỏi:

-Có biết bệnh gì không>

-Bệnh máu trắng.

Thu cảm thấy bây giờ hỏi thăm địa chỉ của Ba thật sự không nên, cho dù có hỏi được thì cũng không có thời gian, nên đi thăm Lâm trước.

Có tiếng chuông vào lớp, Phương nói:

-Phương vào học nhé. Một mình chị Thu đi thăm anh ấy. Đừng đem bạn theo.

-Thu biết. –Thu nói.

Phương đã vào lớp, Thu vẫn đứng ngẩn ngơ.

Tân hỏi:

-Ai ốm đấy? Trông mặt cô giống như mặt ma vậy.

-Anh của cô kia, trước đây tôi ở nhờ nhà anh ấy, phải đi thăm, vì anh ấy giúp đỡ tôi rất nhiều. –Thu hỏi Tân: -Anh có biết bệnh máu trắng là bệnh gì không

Tân nói:

-Nghe người ta nói bị bom nguyên tử thì mắc bệnh ấy, nhưng trường tôi trước đây có một người bị bệnh này rồi chết, nghe nói bệnh không chữa khỏi.

-Vậy chúng ta đi thăm anh ấy.

Hai người đến phố huyện K, mua một ít trái cây, theo chỉ dẫn của Phương tìm đến bệnh viện. Thu nhớ, Phương dặn đừng đưa bạn trai đến, cô liền bàn với Tân:

-Anh đứng đây chờ tôi nhé.

-Không cho tôi vào à? Bị bệnh hiểm nghèo, còn sợ gì?

Thu cũng không hiểu dụng ý của Phương, vì Thu nghe Ba nói, Lâm đã tìm được vợ, mùa xuân này sẽ cưới. Nếu bị bệnh hiểm nghèo, vậy coi như cuộc hôn nhân không thành, nhưng tại sao không cho Thu đưa Tân cùng đến thăm thì Thu không hiểu nổi. Thu chỉ biết cố gắng thỏa mãn yêu cầu của người bệnh, nếu Phương bảo không đưa bạn đến thăm, chắc chắn có lí do.

Thu nói với Tân:

-Tôi cũng không biết cô ấy sợ gì, nhưng bạn tôi nói vậy thì anh nên đứng ngoài chờ tôi.

Tân không còn cách nào đành đứng ngoài chờ, cậu ta dặn Thu:

-Nhanh lên nhé, chúng ta còn về, hôm nay cô còn đến từng nhà thu tiền, về muộn thu không đủ tiền, ngày mai không mua được gạo.

-Tôi biết. –Thu vội trả lời rồi chạy ngay vào trong bệnh viện.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:25:15 | Xem tất

Chương 40




BỆNH VIỆN HUYỆN KHÔNG LỚN, chỉ có mấy dãy nhà nên Thu tìm thấy ngay phòng bệnh. Trong phòng có bốn giường, Thu thấy số giường đầu tiên và cứ thế tính, cái giường sát tường kia là giường Lâm.

Thu nhìn vào đấy, ngạc nhiên thấy Ba đang ngồi bên giường, cầm cuốn sổ tay viết gì đó. Tuy anh mặc cái áo dạ đen Thu chưa thấy bao giờ, nhưng nhận ra ngay. Thu nghĩ, anh ở đây làm gì? Chăm sóc Lâm à? Hay là đội Hai gần đây, cho nên anh đến thăm Lâm?

Một người, chừng như người nhà bệnh nhân, hỏi:

-Cô tìm ai?

Thu vẫn nhìn Ba, trả lời:

-Tìm anh Lâm.

Ba ngước lên, nhìn về phía này, tưởng như có cảm giác sai, một lúc sau mới bỏ cuốn sổ và bút trên tay xuống, đi về phía Thu. Anh không để Thu vào phòng mà đứng nói chuyện ở hành lang:

-Đúng là… em à?

-Anh Lâm thế nào? –Thu hỏi

Ba ngơ ngác:

-Lâm? Cậu ấy ở Tây Thôn Bình

-Phương bảo anh của cô ấy nằm viện?

Anh cười:

-Anh cũng là anh của cô ấy.

Thu hồi hộp, bác lại:

-Anh đâu phải anh cô ấy? Phương nói, anh trai của cô ấy ốm, không bảo anh, anh ở đây chăm sóc Lâm à? Đúng không? Anh đừng đùa em, anh Lâm đâu rồi?

Ba có phần thất vọng:

-Em… đến thăm anh Lâm? Không phải Lâm thì em không đến thăm à?

-Anh biết em không có ý ấy mà, -Thu khó hiểu, hỏi: -Phương nói anh của cô ấy tức là anh à? Nhưng không hiểu tại sao cô ấy nói em không cần anh? Cô ấy nói như vậy nên em nghĩ là anh Lâm.

>

“À, anh… viết mấy lá thư gửi về nông trường của em nhưng đều bị… trả lại. Anh dùng địa chỉ của cô ấy thì thư trả về chỗ cô ấy, cho nên cô ấy bảo em không cần anh nữa.

Thu rất ngạc nhiên:

-Anh viết thư về nông trường của em à? Tại sao em không nhận được một thư nào? Anh dùng địa chỉ nào?

-Anh dùng địa chỉ “Nông trường trường trung học số Tám thành phố K, đại đội sản xuất Phó Giia Xung, công xã nhân dân Nghiêm Gia Hà, huyện K” và ghi rõ tên em, không đúng hay sao?

-Em chưa bao giờ nhận được bức thư nào từ nông trường cả.

-Trên bì thư đều có chữ “không có người nhận, trả lại người gửi”.

Thu suy nghĩ, cảm thấy chỉ có thầy Thịnh làm như vậy, vì thầy muốn gán Thu cho thầy vạn, cho nên mới làm cái trò ấy, thật quá đê tiện! Nhưng thư dùng địa chỉ của Phương, thầy ấy vẫn nghi ngờ à? Chả nhẽ nhận ra nét chữ nam giới? Hay là thầy ấy bóc thư ra xem?

Thu hồi hộp

-Trong thư anh viết những gì? Không viết những chuyện quan trọng đấy chứ? Chắc chắn thầy Trịnh làm như thế rồi, em sợ thầy ấy bóc thư ra xem.

Anh nói:

-Chắc là không đâu? Bóc thư thì anh đã biết.

Thu rất bực mình với thầy Trịnh:

-Thầy ấy lén trả lại thư, có coi như phạm pháp không? Lúc về em sẽ tìm thầy ấy để nói chuyện, xem từ nay về say có còn như thế nữa không?

Anh nghi ngờ hỏi:

-Tại sao thầy Trịnh lại có vẻ thích thú với thư của em như thế? Hay là… có ý gì với em?

Thu an ủi anh:

>

-Không, thầy ấy lớn tuổi rồi, mà định giúp người khác.

–Làm mối cho ai?

Thu ngạc nhiên nhìn anh:

-Tại sao anh biết làm mối?

Anh cười:

-Thấy em với thầy ấy ở Nghiêm Gia Hà, trời mưa, thầy ấy nhường áo mưa cho em.

–Không phải người ấy, thầy Trịnh rất ghét người ấy, mà định giúp một thầy giáo khác, thầy ở đội bóng chuyền. Nhưng anh yên tâm, em không thích thầy ấy. Anh ở Nghiêm Gia Hà làm gì?

-Đội Hai ở gần Nghiêm Gia Hà, buổi trưa nghỉ anh hay ra đấy, muốn được gặp em.

–Anh đã đến nông trường của em

Anh gật đầu:

-Có lần thấy em đi chân đất đang thổi cơm ở bếp.

–Cái nhà ấy bị dột, hễ trời mưa, nền nhà sũng nước, chỉ còn cách đi chân đất. –Thu sợ anh lo lắng, nên nói thêm một câu: -Nhưng trời lạnh em không đi chân đất, đi ủng, anh không thấy à?

Anh thoáng chút chán nản:

-Gần đây anh không đi?

Thu không dám nhìn anh:

-Anh… ốm đấy à?

Thu mạnh dạn hỏi, sợ anh nói ra mấy tiếng đáng sợ.

–Không sao, chỉ c thôi.

Thu thở phảo nhẹ nhõm, nhưng không dám tin:

-Cảm mà cũng phải nằm viện?

-Cảm nặng, phải nằm viện. –Anh khẽ cười. –Anh là một “công tử”, rất hay bị cảm. Em về nhà hay về nông trường bây giờ? Có thể ở lại đây bao lâu?

-Em về nhà, bây giờ phải đi ngay, có một người đi cùng đang ở dưới kia, em về nhà thu tiền. –Thu thấy vẻ thất vọng của anh, liền hứa: -Ngày kia em quay lại thăm anh, em có hai ngày nghỉ, có thể rời thành phố K sớm một hôm.

Anh mở to mắt, rất thích thú, nhưng rồi tỏ ra lo lắng, hỏi;

-Em không sợ mẹ biết hay sao? Nếu không tiện…

-Mẹ không thể biết. -Thật ra Thu cũng không chắc chắn, nhưng không băn khoăn nhiều về chuyện ấy. –Mấy hôm tới anh vẫn… chưa ra viện chứ?

-Anh ở đây chờ em. –Anh đi nhanh vào phòng bệnh, lấy ra một bọc giấy, ấn vào tay Thu. –May quá, hôm qua vừa mua, em xem có thích không.

Thu mở ra xem, trong đó là một mảnh nhung kẻ màu đỏ hoa sơn tra, trên có hoa đen mờ. Thu nói với anh:

-Em rất thích màu này và vải này, hình như anh chui vào bụng em để biết ý thích của em hay sao ý.

Anh tỏ ra đắc ý:

-Anh biết em thích, hôm qua trông thấy anh mua ngay, không ngờ hôm nay em đến. Anh đúng là nhà tiên tri nhỉ? Em về may áo, lúc nào đến mặc cho anh xem, được không?

Thu cuộn mảnh vải lại, nói:

-Em sẽ về may ngay, ngày kia đến em sẽ mặc cho anh xem. Bây giờ em đi, để còn kịp thu tiền.

Anh đưa Thu ra cổng bệnh viện, từ rất xa anh trông thấy Kiến Tân cùng chiếc máy kéo nhỏ, anh nói:

-Người đi cùng em chờ ở kia, anh không tiễn nữa, để khỏi trông thấy. Anh ấy tên gì?

-Cùng tên với anh, nhưng họ Chu.

-Cùng tên không sao, chỉ cần không trùng mệnh.

Thu ngớ ra, hỏi:

-Ý anh là…

Anh giải thích:

-Không sao, chỉ ghen tí chút, sợ anh ấy như anh… cũng… theo đuổi em.

Dọc đường về nhà, bên tai Thu vẫn văng vẳng câu nói của Ba “cùng tên không sao, chỉ cần không cùng mệnh”. Tuy anh đã giải thích, nhưng Thu cảm thấy câu nói ấy không có ý ghen, mà là ý khác. Phương bảo Ba bị bệnh hiểm nghèo, đúng là sắc mặt anh không bình thường, có phần tái nhợt, nhưng vì anh mặc cái áo dạ đen. Anh bảo bị cảm, cũng có thể, nếu bị bệnh hiểm nghèo liệu anh có bình tĩnh như thế không? Điều quan trọng nhất, nếu là bệnh hiểm nghèo liệu bác sĩ có nói với anh không?

Có thể Phương nhầm, hoặc cố tình nói như thế để Thu đến thăm anh, vì Phương cho rằng Thu không yêu anh nữa, cho nên bịa chuyện hiểm nghèo để Thu vào viện thăm anh.

Bây giờ Thu nắm được hai ngọn cỏ cứu mệnh, thứ nhất bác sĩ sẽ không nói anh bị bệnh hiểm nghèo, thứ hai anh bảo bị cảm. Chỉ một mình Phương bảo Ba bị bệnh hiểm nghèo, vậy là Phương thiểu số, có thể không phải Ba bị bệnh hiểm nghèo.

Nhưng giải thích thế nào về câu nói của anh?

Về đến thành phố K, Tân cho máy kéo chạy đến trước một nhà hàng ăn, bảo ăn chút gì đã, chờ mọi người tan ca rồi đến các gia đình học sinh thu tiền. Thu gật đầu, nhìn Tân đi mua thức ăn, mấy lần Thu cứ tưởng Tân là Ba, muốn hỏi: đừng vội ăn, em muốn hỏi, cuối cùng anh bị bệnh gì?

Ăn xong, Tân cho máy kéo chạy sang đảo Giang Tâm, đưa Thu về thu tiền của học sinh. Cậu ta bảo Thu đưa tờ giấy địa chỉ của các gia đình học sinh, cậu ta sẽ mang đến từng nhà để thu tiền. Thu như người mộng du, mơ hồ đi theo sau Tân, đến đâu cậu ta bảo Thu ghi số tiền, Thu ghi; bảo Thu trả lại tiền thừa, Thu trả lại. Gặp cha mẹ học sinh chỉ một mình Tân nói chuyện, Thu chỉ đứng một bên, giống như người ngớ ngẩn. Về sau, Tân cầm giấy và túi tiền từ tay Thu, một mình cậu ta thu tiền, trả lại tiền thừa.

Cho đến hơn chin giờ mới thu hết tiền, Tân đưa Thu về gần nhà, nói:

-Sáng mai tôi gọi cô đi mua gạo. Cô đừng suy nghĩ nhiều, bệnh viện huyện thì hiểu gì về bệnh máu trắng cơ chứ?

Thu giật mình, Tân nhận ra Thu đang lo lắng cho bệnh tình của Ba. Thu tự cảnh cáo đừng khóc lóc, cẩn thận mẹ biết.

Mẹ thấy Thu về, vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, vội lấy đồ ăn cho Thu. Thu nói không đói, dọc đường đã ăn. Sau đấy Thu lấy mảnh vải ra giặt cho co lại, dùng nước lạnh giặt một lần, lại dùng nước nóng giặt lại, cố vặt thật khô, phơi nơi có gió để vải khô rồi cắt áo. Sáng sớm hôm sau, Tân đến gọi Thu, mẹ không yên tâm nhìn Thu ngồi trên chiếc máy kéo nhỏ, mẹ rất muốn cùng lên xe để giám sát hai người. Thu rất nhiệt tình nói chuyện với Tân, vì bây giờ Thu không sợ mẹ nghi ngờ chuyện Thu với Tân, càng nghi ngờ càng tốt, cho dù mẹ ra sức đề phòng Tân, như vậy ngày mai Thu đi thăm Ba sẽ không bị mẹ nghi ngờ.

Mua gạo xong, Tân đưa Thu về nhà, giao hóa đơn cho Thu, bảo Thu cất cẩn thận, rồi anh đánh xe đưa gạo đến nông trường. Mẹ thấy hiểm họa đi rồi cũng yên tâm, lại dặn Thu nhất thiết không qua lại chơi bời với Tân.

Buổi chiều Thu đến trường báo cáo tình hình của nông trường, lại đến nhà thầy Giản, cô Triệu lấy thức ăn của gia đình gửi. Mọi chuyện xong xuôi, Thu đến nhà cô giáo Giang nhờ máy khâu may áo. May cho đến chiều tối Thu về ăn cơm, lại đến nhà cô giáo Giang may tiếp. Cô Giang hỏi chuyện nông trường, cô chỉ ậm ừ cho qua.

Áo may xong, Thu vẫn chưa về, cảm thấy có gì đó chưa làm xong, có chuyện gì đó định làm nhưng chưa làm. Nghĩ hồi lâu Thu mới nhờ hỏi bác sĩ Thành về bệnh máu trắng. Thu ngập ngừng đến trước cửa phòng bác sĩ Thành, cửa mở, Thu thấy cô giáo Giang ngồi trong chăn đọc sách, bác sĩ Thành đang chơi với con.

Cô giáo Giang thấy Thu, hỏi:

-Em may áo xong chưa?

Thu gật đầu, mạnh dạn hỏi:

-Chú Thành, chú nghe nói đến bệnh máu trắng bao giờ chưa?

Bác sĩ Thành đưa con cho vợ, ngồi bên giường, vừa đi giày vừa hỏi:

-Ai bị bệnh máu trắng?

-Một người quen của cháu.

-Bệnh viện nào chuẩn đoán?

-Bệnh viện huyện

-Bệnh viện huyện K rất nhỏ, kiểm tra chưa chắc đã đúng.

Bác sĩ Thành bảo Thu ngồi xuống ghế, an ủi Thu:

-Trước tiên không nên căng thẳng, cháu nói xem có chuyện gì.

Thu cũng không nói được chuyện gì, chỉ nghe Phương nói vậy. Thu nói:

-Cháu cũng không biết cụ thể, chỉ muốn biết, một người còn trẻ… có thể mắc bệnh ấy được không?

-Bị bệnh ấy phần nhiều còn rất trẻ, tuổi thanh – thiến niên nhiều, nam nhiều hơn nữ.

-Như vậy… có chết được không?

Bác sĩ Thành cân nhắc từng câu từng chữ:

-Khả năng chết… tương đối lớn, nhưng… cháu bảo chỉ là kết quả kiểm tra của bệnh viện huyện thôi mà? Thiết bị ở bệnh viện huyện… rất hạn chế, cố gắng đưa sớm lên thành phố hoặc lên tỉnh kiểm tra. Chưa xác định thì đừng nên lo lắng quá.

Cô giáo Giang cũng nói:

-Trường cô cũng có một trường hợp như thế. Bệnh viện này bảo ung thư, khiến người bệnh sợ hãi, kết quả không phải ung thư. Những chuyện như vậy nếu ba, bốn bệnh viện có kết quả không giống nhau thì chưa nên tin vội.

Thu ngồi lặng lẽ, cô giáo Giang và bác sĩ Thành đưa ra những ví dụ chuẩn đoán sai, nhưng Thu không biết những ví dụ ấy có liên quan gì đến mình. Thu hỏi:

-Nếu thật bị bệnh ấy thì sống được bao lâu nữa?

Thu thấy bác sĩ Thành mím môi, tưởng như có câu trả lời Thu sẽ bay mất. Thu hỏi lại, bác sĩ Thành nói:

-Cháu vừa bảo chỉ mới ở bệnh viện huyện…

Thu như sắp bật khóc, có phần bực mình

-Cháu hỏi có thể sống được bao lâu, cháu hỏi nếu như… sống được…

-Điều này, tùy từng người, cũng không nói chắc sống được bao lâu, có người nửa năm, có người lâu hơn…

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:26:50 | Xem tất

Chương 41





THU VỀ ĐẾN NHÀ bận thu xếp vài thứ cần thiết phải đem đi, lúc này mới nhớ ra đã muộn, không còn ô tô đến phố huyện K, đành chờ đến mai.

Nằm trên giường, Thu bắt đầu sử dụng tuyệt chiêu: chuẩn bị tư tưởng cho trường hợp xáu nhất. Không biết có phải bệnh viện chuẩn đoán sai, nhưng ý nghĩ vẩn vơ của Thu lúc bay lên đỉnh cao hi vọng, lúc lại rơi xuống vực sâu tuyệt vọng, nỗi đau cứ bay lên rồi rơi xuống.

Lúc này Thu không nghĩ như vậy nữa, mà cho rằng bệnh viện huyện không chuẩn đoán sai, vậy thì phải thế nào? Tức là Ba bị bệnh máu trắng. Tức là bị bệnh máu trắng, không sống được bao lâu. Vậy thì sống được bao lâu? Một lần nữa, Thu lại chuẩn bị tư tưởng cho những trường hợp xấu nhất, tức là anh chỉ sống nổi nửa năm. Lúc này có thể đã hết một phần của nửa năm, coi như chỉ sống trên dưới ba tháng nữa.

Thu nhớ lại, hồi mẹ phải mổ u tử cung, Thu vào viện chăm sóc mẹ, lúc ấy mới mười bốn tuổi, nằm cùng phòng có một bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối, mọi người vẫn gọi là bà Tào, người gầy như quỷ đói, đêm nào cũng rên la làm cả phòng không ai ngủ nổi.

Một hôm, người nhà bà Tào đón và ra viện, bà tươi cười vui vẻ cùng người nhà xuất viện. Thu rất phục bà ta, cho rằng bà đã khỏi bệnh, trở thành người đầu tiên trong phòng được xuất viện. Về sau mới nghe người năm cùng phòng nói, bà ấy về nhà để chờ chết.

Bác sĩ nói với con gái bà Tào:

-Mẹ của cô không khỏi được, gia đình không có bảo hiểm y tế, đừng làm cho gia đình khuynh gia bại sản. Cô đưa mẹ về, để mẹ muốn ăn gì thì ăn, muốn mặc gì thì mặc, muốn đi đâu chơi thì cho mẹ đi chơi.

Về sau có ai tỏ ra buồn bã về bệnh tật, mọi người lại lấy tấm gương bà Tào ra động viên:

-Bệnh của bà đâu có nặng như của bà Tào? Bà vần còn ở bệnh viện đấy, nếu bệnh nặng thì bệnh viện đã khuyên về nhà chờ chết rồi.

Cho nên nằm viện coi như còn hạnh phúc, nằm “chờ sống”, chỉ đến khi bệnh viện khuyên về mới coi như hết đường cứu chữa, đi.

Lúc này Ba đang nằm viện, chứng tỏ vẫn đang “chờ sống”. Nếu một ngày nào đó bệnh viện bảo anh về, Thu sẽ nói với mẹ đón anh về nhà mình. Mẹ vẫn quý ba, chỉ sợ người khác nói, sợ gia đình anh không đồng ý, sợ hai người làm chuyện gì đó. Nhưng nếu biết Ba còn sống nổi ba tháng, sẽ không có ai nói gì, gia đình anh có đồng ý hay không cũng mặc, mà cũng không xảy ra chuyện gì, chắc chắn mẹ không sợ.

Thu sẽ chăm sóc anh, anh muốn ăn gì thì ăn, muốn mặc gì thì mặc, anh muốn đi đâu chơi Thu sẽ đưa anh đi. Lần trước Ba để lại tiền cho Thu, gần bốn trăm đồng, như vậy cũng bằng tiền lương một năm của Thu rồi, Thu chưa dùng đồng nào, số tiền đó có thể thỏa mãn mọi nhu cầu cảu Ba.

Chờ đến lúc Ba đi, Thu sẽ đi theo Ba. Thu biết nếu mình chết, chắc chắn mẹ rất buồn, nhưng nếu Thu không chết, chắc chắn Thu sống còn buồn hơn chết và mẹ càng buồn hơn. Thu nghĩ, đến lúc ấy sẽ nói rõ với mẹ, để mẹ biết chết đôi với Thu là con đường tốt nhất, như vậy mẹ sẽ không quá buồn. Dù sao thì anh trai của Thu đã được về thành phố, có thể chăm sóc mẹ và em gái. Bố tuy vẫn còn phải đội cái mũ thành phần địa chủ, nhưng đã được điều về dạy ở trường tiểu học của đại đội sản xuất. Trong thời gian này tâm trạng mẹ rất thanh thản, cuộc sống so ới trước khá hơn, bệnh đi tiểu ra máu không điều trị nhưng đã thuyên giảm. Không có Thu cuộc sống gia đình cũng có thể ổn.

Như vậy Thu có thể sống với Ba ba tháng, sau đấy cùng anh sang một thế giới khác, vĩnh viễn bên nhau. Chỉ cần được sống với anh, ở thế giới nào cũng mặc lòng, đều như nhau, sống bên nhau là đủ.

Thu nghĩ, cho dù sự việc phát triển thế nào thì cũng xấu đến mức ấy, cho dù Ba chỉ sống được ba tháng nữa, biết đâu chuẩn đoán của bệnh viện huyện là sai, vậy có thể sống được một đời.

Thu nghĩ đến tất cả những trường hợp ấy, cảm thấy yên tâm, giống như một vị tướng bày mưu tính kế, bài binh bố trận, mọi đường tiến thoái đều đã được xếp đặt cẩn thận, không còn gì phải lo lắng.

Hôm sau, Thu dậy sớm, bảo với mẹ phải về nông trường. Mẹ hơi ngạc nhiên, nhưng Thu nói nông trường đã bố trí như vậy, chỉ bảo Thu về thu tiền, hôm sau nhất định phải về. Thu nói:

-Mẹ không tin có thể đến hỏi thầy Trịnh.

Thấy Thu nói vậy, tất nhiên mẹ tin, nói:

-Tại sao mẹ không tin con? Mẹ… chỉ muốn con ở nhà nghỉ ít hôm.

Thu ra bến xe, mua vé, rồi vào nhà vệ sinh mặc cái áo mới máy. Thu đoán, Ba sẽ chờ ở bến xe, cho nên Thu phải mặc trước, để anh lần đầu trông thấy vải áo do anh mua. Thu phải thỏa mãn yêu cầu của anh, đừng nói gì anh bảo mặc, anh bảo cởi ra Thu cũng cởi ra cho anh ngắm.

Quả nhiên Ba chờ Thu ngoài bến xe, anh mặc cái áo dạ đen, nhưng bên ngoài k cái áo bông quân phục. Nếu không biết anh ốm, Thu cũng sẽ không thể biết anh là người “chờ chết”. Thu quyết định không nói gì đến bệnh trạng của anh, vờ như không biết gì, tránh để anh buồn.

Anh thấy Thu, vội đi tới cầm cái bọc trong tay Thu, nói ngay:

-Mặc rồi à? Đẹp lắm, em may nhanh đấy nhỉ. Em nên đi làm thợ may.

Thu không muốn để anh xách đồ, sợ anh mệt, nhưng Thu ý thức được nếu không để anh mang đồ, chứng tỏ Thu đã biết anh là một bệnh nhân, cho nên Thu để anh giúp. Anh không dám dắt tay Thu, nhưng đi gần bên nhau, lúc đến một cửa hàng, anh bảo Thu đứng chờ ở cửa, anh chỉ vào cửa kính, nói:

-Em có thấy đẹp không?

Thu trông thấy hai người, anh đứng hơi nghiêng, mỉm cười, cảm giác rất khỏe mạnh, rất trẻ trung. Thu nghe nói, nếu soi vào gương thấy ai đó có cái đầu lâu chứng tỏ người ấy sắp chết. Thu chú ý nhìn, không thấy trên đầu anh có đầu lầu. Thu lại quay sang nhìn người anh, đúng là có cảm giác khỏe mạnh, trẻ trung. Thu nghĩ, có thể bệnh viện chuẩn đoán sai, một bệnh viện nhỏ của huyện biết gì về bệnh máu trắng?

Anh hỏi:

-Ngày mai em về nông trường à?

Thấy Thu gật đầu, anh vui mừng nói:

-Vậy em… có thể ở lại đây một ngày một đêm?

Thu lại gật đầu. Anh cười nói:

-Anh lại một lần nữa tiên tri tiên giác, mượn phòng của chị Cao, y tá bệnh viện, tối nay em có thể ngủ ở đấy.

Anh đưa Thu đến cửa hiệu bách hóa lớn nhất huyện, mua khan mặt, bàn chải răng, chậu rửa mặt, tưởng như sẽ ở đấy lâu dài. Sau đấy đến sạp bán trái cây mua trái cây, đến quầy thực phẩm mua thức ăn. Anh mua gì Thu cũng không ngăn, để anh muốn mua gì thì mua.

Sau khi mua rất nhiều thứ, anh nói:

-Chúng ta mang những thứ này về trước, sau đấy đi đâu đó chơi, anh sẽ đưa em đi. Em có muốn đi xem phim không?

Thu lắc đầu, không muốn đi đâu. Thu thấy anh mặc mọi người, nghĩ bụng cuối cùng thì anh ốm thật rồi, sợ lạnh, vậy là Thu nói:

-Anh bảo, anh mượn phòng của ai đó rồi cơ mà? Chúng ta về đấy chơi, ngoài trời lạnh lắm.

-Em… có muốn đi xem cây sơn tra không?

Thu lại lắc đầu:

-Thôi anh ạ, bây giờ hoa chưa nở, chúng ta về chỗ ấy chơi, để lúc khác đi xem.

Thấy anh không trả lời, Thu nghĩ, phải chăng anh biết sẽ không sống được bao lâu, muốn thực hiện những lời đã hứa lúc còn sống? Thu chợt cảm thấy không rét mà run, rất thận trọng nhìn anh, phát hiện anh cũng đang nhìn mình.

Anh quay mặt đi, nói:

-Em nói đúng, để sau này, lúc nào hoa nở hãy đi xem.

Anh lại đưa ra mấy nơi, nhưng Thu đều không hứng thú, vẫn kiên

-Chúng ta về căn phòng của chị y ta ngồi chơi cho ấm áp.

Hai người về bệnh viện, anh đưa Thu đến căn phòng của cô y tá Cao. Đó là một căn phòng nhỏ trên tầng hai, có một chiếc giường cá nhân, trên trải khăn trải giường trắng của bệnh viện, chăn cũng giống như chăn của phòng bệnh, vỏ chăn bọc ruột bông.

Anh giải thích:

-Chị Cao ở ngay phố huyện, đây chỉ là chỗ ngủ mỗi lần trực đêm, chị ấy ít khi ngủ lại đây. Chăn đệm trên giường mới thay hôm qua, rất sạch sẽ.

Trong phòng chỉ có một cái ghế, Thu ngồi lên giường. Anh đi rửa trái cây, lấy nước nóng, bận rộn một lúc rồi mới ngồi vào ghế, gọt trái cây cho Thu ăn. Thu thấy vết thương trên mu bàn tay trái của anh dài chừng ba phân, Thu hỏi:

-Đây là vết thương lần trước phải không?

Anh cùng Thu nhìn vào mu bàn tay trái của mình, nói:

-Ừ, có

-Không xấu. Lần ấy anh thật nhanh tay, chỉ loáng một cái…

-Chỉ vì cắt một nhát nên bệnh viện ấy mới báo cho anh đi kiểm tra. –Hình như anh nhận ra mình đã lỡ lời, lập tức dùng lại, nói sang chuyện khác: -Thông báo cho anh đến thay thuốc. Có vết sẹo này rồi coi như có dấu vết, không thể mất được. Em có dấu vết riêng gì không, bảo anh để anh tìm em cho dễ?

Thu định hỏi, đi đâu tìm em? Nhưng Thu không dám hỏi, trong đầu óc hiện lên một cảnh tượng mà Thu thường xuyên mơ thấy: bốn bề sờng mù giăng giăng, anh và Thu lần mò tìm nhau. Thu không biết tại sao lại rất muốn gọi tên anh nhưng không thể cất tiếng nổi, nhìn xung quanh cũng không thấy rõ, tất cả đều mờ mịt. Còn anh thì gọi “Thu ơi, Thu ơi” ở tận đâu đâu, Thu đi tìm theo tiếng gọi chỉ thấy bóng anh bị bao phủ trong sương mù.

Bỗng Thu nhớ ra, đấy là tình cảnh hai người sau khi chết, cảm thấy sống mũi cay nồng, vội hít thở thật sâu, nói:

-Em có cái bớt đỏ ở sau gáy, tóc che kín không trông thấy.

Anh nói:

-Có thể

Thu vén tóc, chỉ cho anh xem cái bớt. Anh vạch tóc Thu, xem rất lâu. Thu quay lại, thất mắt anh đỏ hoe, vội hỏi:

-Anh sao thế?

Anh nói:

-Không sao. Anh nằm mơ chỉ thấy sương mù bao phủ, không trông thấy rõ. Trông thấy một bóng người giống em, anh gọi “Tĩnh Thu, Tĩnh Thu” nhưng người kia quay lại hóa ra không phải em. –Anh cười. –Sau này biết cách tìm em rồi, chỉ cần vạch tóc ra là thấy dấu vết.

Thu hỏi:

-Tại sao anh cứ gọi Tĩnh Thu? Chúng em ở đây chỉ thịch gọi tên không, không gọi tên đệm.

-Anh thích hai tiếng Tĩnh Thu. Nghe thấy cái tên ấy cho dù một chân anh đã bước xuống huyệt, anh cũng cố rút chân lên để nhìn em.

Thu lại thấy sống mũi cay nồng, quay đi nhìn chỗ khác

An him lặng một lúc rồi nói:

-Em kể chuyện hồi nhỏ, kể chuyện nông trường của em cho anh nghe đi nào, chuyện gì anh cũng nghe.

Thu kể chuyện hồi nhỏ, kể chuyeenjn nông trường hiện tại. Thu cũng đòi anh kể chuyện hồi nhỏ, chuyện gia đình anh. Ngày hôm ấy như để hai người kể chuyện cho nhau nghe, buổi trưa lấy cơm ở nhà ăn bệnh viện về, buổi tối hai người đi nhà hàng. Ăn xong trời đã muộn, ngoài đường vắng vẻ, hai người dắt tay nhau đi dạo phố huyện. Lúc về trời đã tối hẳn, anh đi lấy mấy bình nước nóng để Thu rửa mặt, rửa chân.

Anh ra ngoài, Thu rửa vội, nhưng không biết đổ nước đi đâu, đành phải chờ anh về hỏi. Một lúc sau anh đem về cái bô của bệnh viện, bảo trên lầu này không có nhà vệ sinh, buổi tối Thu dùng tạm. Mặt Thu đỏ tưng bừng, nghĩ bụng, chắc chắn anh nghe chuyện ở nông trường đi nhà vệ sinh phải cầm búa theo, biết nửa đêm Thu cần đi vệ sinh.

Anh bưng chậu nước Thu vừa rửa mặt, rửa chân ra ngoài, Thu vội gọi anh lại:

-Đấy là nước em rửa chân.

Anh đứng lại, hỏi:

-Thì sao? Em còn dùng nữa à? Anh đổ đi rồi lấy nước sạch vào cho em.

-Không, em… ở quê em nam giới không bưng nước rửa chân của con gái đi đổ, như vậy sẽ không có tiền đồ… -Thu nói.

Anh cười:

-Em tin điều ấy à? Anh không cần tiền đồ, chỉ cần cả đời đổ nước rửa chân cho em thôi. –Nói xong anh đi ra ngoài, một lúc sau anh mang cái chậu không vào.

Anh đóng cửa, hỏi:

-Sao em không ngồi vào trong chăn kia đi? Chân trần đứng một lúc sẽ bị lạnh đấy.

Nói xong, anh rũ chăn, trải ra, vén một góc, bảo Thu ngồi vào. Thuy suy nghĩ, rồi mặc cả áo ngồi lên đầu giường, kéo chăn đắp kín chân.

Anh nhích cái ghế đến gần giường, ngồi xuống. Thu hỏi:

-Đêm nay anh ngủ đâu?

-Anh về phòng bệnh.

Thu do dự giât lát, hỏi:

-Tối nay anh… không về phòng bệnh có được không?

-Em bảo anh không về, anh sẽ không về.

Hai người nói chuyện một lúc, anh nói:

-Muộn rồi, em ngủ đi, hôm nay ngồi xe mệt, ngày mai lại phải ngồi xe tiếp, ngủ sớm một chút.

-Còn anh?

-Anh có ngủ hay không cũng không sao. Dù sao thì ngày mai anh vẫn có thể ng

Thu cởi áo ngoài, chỉ mặc áo len và quần len, chui vào nằm trong chăn.

Anh đắp chăn cho Thu, vỗ vỗ ngoài chăn, nói:

-Ngủ đi, anh canh cho em ngủ.

Anh ngồi ở ghế, khoác cái áo bông quân đội.

Đây là lần đàu tiên Thu qua đêm trong cùng một căn phòng với nam giới, nhưng hình như Thu không sợ. Xem ra Mao Chủ tịch nói cói lí: “Người Trung Quốc không sợ chết, lẽ nào sợ khó khăn?” Lúc này Thu đã chuẩn bị chết, vậy còn sợ gì nữa? Ai nói gì mặc ai. Cho dù người khác nói đến méo cả miệng thì Thu cũng mặc kệ họ.

Nhưng Thu sợ phải hỏi anh chuyện ấy, Thu muốn hỏi có phải anh bị bệnh máu trắng không, nếu đúng, ngày mai Thu về nông trường nói với thầy Trịnh rồi sẽ trở lại đây chăm sóc anh. Nếu anh chỉ bị cảm, vậy Thu lại về nông trường làm việc, chờ đến ngày nghỉ sẽ đến thăm anh.

Suốt cả ngày hôm nay Thu không dám hỏi câu ấy.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:28:50 | Xem tất

Chương 42




THU NHẮM MẮT nhưng không ngủ, trong đầu chỉ nghĩ sẽ hỏi anh vào lúc nào.

Thu hé mắt nhìn xem anh đã ngủ chưa. Vừa hé mắt thì thấy anh đang nhìn mình, mắt anh đẫm lệ. Thấy Thu bỗng mở to mắt, anh quay mặt đi, lấy khăn lau mắt, giải thích:

-Vừa rồi… nhớ lại cảnh Bạch Mao nữ ngủ, ông Dương Bạch Lao hát “Hỉ Nhi, Hỉ Nhi, con ngủ đi, con đâu có biết cha đang nợ nần…”

Anh thôi không hát tiếp. Thu từ trong chăn vùng dậy, ôm lấy anh, nói khẽ:

-Anh…bảo với em… có phải anh bị… bệnh máu trắng?

-Bệnh máu trắng? Ai… ai bảo?

-Phương.

Chừng như anh rất kinh ngạc:

-Cô ấy… nói à? Cô ấy…

-Bất kể là ai nói, anh bảo với em, em muốn biết, anh càng giấu em càng không yên tâm, đi đường suýt đụng xe. Anh nói thật với em, để em biết… thế nào…

Anh suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng cũng gật đầu, nước mắt chảy tràn. Thu giúp anh lau nước mắt. Anh nói như xin lỗi:

-Anh không giống con trai phải không? Em có lần nói, con trai ít khóc.

Thu giải thích:

-Đấy là em nói… con trai không khóc trước mặt người ngoài, em không phải là người ngoài.

-Thật ra anh không sợ chết, chỉ là… không muốn chết, muốn được hàng ngày ở bên em.

-Chúng ta sẽ được ở bên nhau, em sẽ không để anh đi một mình, em sẽ đi với anh, cho dù đến thế giới nào, em cũng sẽ đi với anh, anh đừng sợ.

Anh sững sờ:

-Em đang nói gì thế? Em đừng nói dại nữa. Anh không dám nói thật với em chỉ sợ em làm chuyện dại dột. Anh không muốn em đi với anh. Em phải sống, anh sẽ không chết đâu. Nhưng nếu như em chết, anh cũng sẽ… chết. Em có hiểu không? Em nghe thấy không?

-Em hiểu, “em chết, anh cũng sẽ… chết”, cho nên em theo anh.

Anh vội nói:

-Anh muốn em sống, sống vì hai ta, giúp anh sống, qua em để được thấy thế giới này, qua trái tim em để cảm nhận thế giới này. Anh muốn… lấy em, sinh con, hai ta sống bên con, con lại có con, chúng ta sẽ không bao giờ chết. Cuộc sống là đời nọ kế tiếp đời kia…

-Chúng ta có… con được không>

-Chúng ta không có con, nhưng em có con, em có cũng như anh có. Em sẽ sống rất lâu rất lâu, em sẽ lấy chồng, làm mẹ, sau đấy làm bà, em sẽ có con, có cháu. Rồi nhiều năm sau em sẽ kể chuyện anh cho các con, các cháu nghe, em đừng nói tên anh, chỉ cần nói một người em đã yêu, như thế là đủ. Anh nghĩ… đến ngày ấu mới có đủ dũng cảm… đối mặt… với hiện tại. Nghĩ đến ngày ấy anh cảm thấy chỉ là… đến một nơi khác, ở đấy thấy em… sống hạnh phúc.

Chợt anh phát hiện Thu chỉ mặc mỗi áo len và quần len ngồi ngoài chăn, vội nói:

-Em vào chăn đi, coi chừng bị cảm lạnh.

Thu chui vào chăn, nói với anh:

-Anh… cũng vào chăn đi nào.

Anh suy nghĩ giây lát rồi cởi áo ngoài, chỉ mặc áo len và quần len, chui vào chăn, đưa một cánh tay ra cho Thu gối đầu. Cả hai cùng run rẩy, anh nói:

-Em đừng sợ, anh không làm gì đâu.

Thu nằm trong lòng anh, đầu gối lên tay anh, nghe trái tim anh đang đập dồn dập,

-Tim anh có nhảy ra khỏi cổ họng được không?

-Ôi, anh không nghĩ… có thể cùng em ngủ chung giường, anh cho rằng… trong đời không có cơ hội này. –Anh nằm nghiêng, ôm chặt lất Thu. –Mong ngày nào cũng được như thế này.

-Em cũng mong đuọc như thế này.

-Anh ôm em, em có ngủ được không?

Thấy Thu gật đầu, anh nói:

-Em ngủ đi, cứ yên tâm ngủ.

Thu nhắm mắt, nhưng không ngủ nổi. Thu rúc đầu vào cổ anh, dùng tay “đọc” khuôn mặt anh. Bỗng anh hỏi:

-Em… có muốn xem… con trai thế nào không? Anh nói… có muốn xem anh không? Muốn xem… anh cho xem.

Thu hỏi:

-Anh đã cho ai xem chưa? -Thấy anh lắc đầu, Thu lại hỏi: -Anh… đã thấy… con gái chưa?

Anh lại lắc đầu, tự chế giễu:

-Có thể chết cũng không nhắm được mắt. –Nói xong anh bắt đầu lần mò cởi áo quần trong chăn, vừa cởi vừa nói: -Anh cởi ra cho em xem nhé, nhưng em đừng sợ, anh không làm gì em đâu, anh chỉ muốn… hoàn thành một tâm nguyện…

Anh ném quần áo ra ngoài chăn, sau đấy kéo tay Thu, để lên ngực:

-Em dùng tay để xem… -Anh nắm tay Thu di động trên ngực. –Anh có gầy lắm không? –Anh đưa tay Thu xuống bụng dưới rồi buông ra. –Tự em xem dần…

Thu không dám động tay, biết nếu dịch xuống dưới là cái ấy của đàn ông. Thu đã thấy của trẻ con, chúng đi tiểu không cần che giấu, Thu trông thấy chúng đứng phướn bụng, ra sức kéo, kéo thành một đường cong. Thu còn trông thấy cái ấy của đàn ông trên hình vẽ treo trong phòng châm cứu, nhưng không dám nhìn kỹ.

Thấy Thu để yên, anh nắm tay Thu d xuống dưới, tay Thu chạm vào đám lông, giật mình hỏi:

-Đàn ông cũng… có lông à?

Thu thấy trên hình vẽ huyệt vị đàn ông trong châm cứu không có lông.

Anh cười:

-Em nghĩ… chỉ nữ mới có thôi à?

Thu càng ngạc nhiên:

-Tại sao anh biết?

-Đấy là điều thường thức, trong sách có nói.

Anh ấp tay Thu vào chỗ vừa nóng vừa cứng của anh.

Thu hốt hoảng:

-Anh sốt đấy à? Lại sưng to?

Anh lăc đầu, nói như rên rỉ:

-Em… đừng sợ, anh không sao, nó có thể như thế, chứng tỏ anh… chưa chết. Em… nắm chặt lấy nó, nó… thích em nắm chặt…

Thu nắm chặt, tay Thu rất bé, chỉ năm được một phần, Thu nhẹ nhàng bóp, nó tuột ra, anh run lên. Thu nói:

-Hình như nó không thích em nắm, nó trườn khỏi tay…

-Nó thích, không phải trườn, mà nó nhảy… Em có nhớ lần chúng ta bơi ở song không? Anh thấy em mặc đồ bơi, nó như thế đấy, anh sợ em trông thấy, nên cố chìm xuống nước để tránh…

Chừng như Thu đã hiểu ra nhiều chuyện, hỏi tiếp:

-Lần ấy… anh cõng em qua sông, nó cũng như thế

Thấy anh nhắm mắt, gật đầu, Thu lại hỏi:

-Nhưng lần ấy em không mặc… đồ bơi, sao nó lại…

Anh cười, bỗng ôm chặt Thu, hôn lên khuôn mặt Thu, chừng như cuồng loạn nói với Thu.

-Anh chỉ cần đụng vào người em, trông thấy em, nghĩ đến em, nó sẽ như thế, nắm chặt lấy nó, đừng sợ…

Thu không hiểu anh đang nói gì thì cảm thấy lòng bàn tay nóng lên, hình như toàn thân anh đang co giật. Thu nghĩ, có thể mình nắm nó quá chặt, Thu buông lòng bàn tay, nhưng tay Thu bị anh nắm chặt, không buông ra nổi. Thu đành dùng một cánh tay khác ôm lấy anh, cảm thấy lung anh ướt như mưa, mồ hôi đầm đìa. Thu vội hỏi:

-Anh không sao chứ? Anh có khó chịu không? Có cần gọi bác sĩ không?

Anh lắc đầu, một lúc sau mới nói:

-Anh không sao. Tuyệt lắm… vừa rồiay lên miền cực lạc trên bầu trời, em làm anh bay lên… anh bay lên với em. Anh muốn đưa anh bay lên, nhưng… đôi cánh anh đã gãy, không thể đưa em bay lâu hơn… -Anh lấy khăn lau tay cho Thu. –Em có thấy buồn nôn không? Đừng sợ, cái ấy không bẩn đâu… đấy là cái… làm em bé…

Thu cũng lấy cái khăn gối lau lưng, lau người cho anh, cảm thấy “nó” là cái vòi nước trên người anh, chỉ khẽ vặn là toàn thân anh đẫm nước, khiến chăn cũng ướt. Thu lật lại chăn, sau đấy cũng như anh vừa rồi, đưa một cánh tay cho anh làm gối. Anh co người, nằm trong lòng Thu, dáng vẻ mệt mỏi. Thu cảm thấy đầu tóc anh cũng ướt, biết rằng vừa rồi anh bay rất mệt, Thu đau lòng ôm chặt anh, để anh ngủ. Thu nghe thấy nhịp thở đều đều khe khẽ của anh, Thu cũng chìm vào giấc ngủ.

Ngủ một lúc, hơi ấm đánh thức Thu dậy, anh nằm trong lòng như cái lò than hồng. Thu nghĩ, hai người ngủ với nhau thật tuyệt vời, một người ngủ không ấm, chân không dám duỗi thẳng. Lúc này Thu thấy nóng hầm hập, áo len quần len như kim châm toàn thân, cái nịt ngực kiểu áo lót cũng bó chặt khiến Thu không thoải mái. Mẹ dặn Thu, lúc ngủ nên cởi cúc nịt ngực, nịt chặt quá sẽ bị ung thư vú. Thu muốn cởi áo len, quần len, cởi cả cúc nịt ngực, nhưng lại sợ làm anh tỉnh giấc. Đang do dự thì anh mở mắt, hỏi:

-Em… chưa ngủ à?

-Em ngủ rồi, nóng quá, muốn cởi áo len.

Thu mò mẫm cởi áo len, hỏi:

-Anh có muốn xem em không? Anh nói… anh chưa được xem con gái mà? Anh nói, chết không nhắm mắt được đấy thôi? Em cởi cho anh xem…

-Em đừng thế, anh chỉ nói vậy thôi, người chết nhắm được mắt hay không đều như nhau cả.

-Anh không muốn xem em à?

-Tại sao không? Ngày nào cũng nghỉ, lúc nào cũng nghĩ, nghĩ đến nát óc. Nhưng anh…

Cũng như anh vừa nãy, Thu ném tất cả áo quần lên mặt chăn, rồi cầm tay anh để lên ngực mình:

-Anh cũng dùng tay để xem.

Anh như bị lửa đốt, rụt tay khỏi ngực Thu:

-Đừng… đừng thế, anh … anh sợ mình sẽ… không kìm giữ nổi…

-Không kìm giữ nổi

-Không kìm giữ nổi… làm cái chuyện… vợ chồng với em.

-Thì cứ làm.

Anh lắc đầu:

-Sau này em còn lấy chồng, lấy người khác, anh phải giữ trọn vẹn cho… chồng em.

Thu nói rất kiên quyết:

-Em không lấy ai, chỉ lấy anh. Anh đi, em sẽ đi theo, anh làm gì, em sẽ theo làm nấy. Nếu không, anh chết không nhắm mắt, em cũng vậy.

Anh suy nghĩ một lúc, dùng một cánh tay ôm Thu, tay kia chầm chậm “xem” Thu. Thu cảm thấy như bị điện giật, những nơi tay anh chạm đến đều có cảm giác buồn buồn, cả da đầu cũng buồn buồn. Một bàn tay anh ép hai đầu vú của Thu vào giữa, muốn nắm lấy, nhưng ép đi ép lại vẫn không nắm được cả hai. Toàn thân Thu mềm nhũn, phía dưới hình như có gì đó chảy ra, Thu hoảng hốt:

-Ối ối, hình như… đến, đừng làm dây bẩn ra giường.

Anh vùng dậy, không mặc quần áo, chạy đi lấy giất vệ sinh cho Thu, nói:

-Nếu không đủ, sáng mai cửa hàng mở cửa anh đi mua thêm.

Thu nhìn khăn trải giường, không thấy đỏ, vội lấy giấy vệ sinh lau mình, cũng không thấy đỏ, chỉ có gì đó như nước. Thu nói như xin lỗi:

-Em nhầm, tuần trước vừa có.

Không nghe thấy anh trả lời, Thu ngước lên, thấy anh khỏa thân đứng kia, đang nhìn Thu cũng khỏa thân. Thu thấy toàn thân anh, chợt Thu nghĩ, anh cũng nhìn thấy toàn thân mình, Thu vội chui ngay vào chăn, toàn thân run rẩy.

Anh cũng theo vào chăn, ôm Thu, thở hổn hển:

-Em… đẹp lắm, phát dục rất đẹp. Em nằm nghiêng trông như nữ thần trong thần thoại Hi Lạp vậy. Tại sao em không thích chỗ này lớn? Nó cao lên thế nàu mới đẹp.

Anh ôm chặt Thu, miệng lẩm bẩm:

-Rất muốn đưa em bay…

-Anh đưa em bay đi!

Anh khẽ thở dài, rất thận trọng nằm lên người Thu…

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:29:51 | Xem tất

Chương 43





Tối hôm sau, Thu về đến nông trường. Ba đưa Thu đi, đến khi trông thấy cái nhà hình chữ L, hai người mới lưu luyến chia tay.

Ba nói, anh còn phải chờ bệnh viện xác nhận, bảo Thu cứ về nông trường làm việc, nếu không anh sẽ nổi cáu. Thu sợ anh nổi cáu sẽ cắt tay, đành phải về nông trường. Hai người hẹn nhau, cứ hai tuần vào ngày nghỉ của Thu sẽ gặp nhau tại bệnh viện huyện, cho dù lúc đó đã ra viện anh vẫn chờ Thu ở phòng riêng của cô y tá cao. Anh đồng ý với Thu, nếu đúng là bệnh máu trắng anh sẽ viết thư báo cho Thu biết ngay, không có thư có nghĩa là bình an vô sự.

Ngay tối hôm Thu về đến nông trường liền đi tìm thầy Trịnh để báo thầy không trả lại thư của Thu. Thu nói khéo: “Thưa thầy, em có một người bạn học ở trường trung học Nghiêm Gia Hà, nó bảo viết cho em mấy lá thư gửi về nông trường theo địa chỉ “Nông trường trường trung học số Tám thành phố K, đại đội sản xuất Phó Gia Xung, công xã nhân dân Ngiêm Gia Hà”, nhưng thư đều bị trả lại người gửi. Thầy thấy tại sao, có phải sai địa chỉ không ạ?>

- Địa chỉ đúng rồi. – Thầy Trịnh có vẻ bức xúc. – Ai lại gửi thư trả lại như thế nhỉ?

Thu nghĩ, thầy vờ vịt khéo quá, lại hỏi:

- Thư của nông trường thì ai chuyển đến ạ?

- Thư đưa về đại đội sản xuất, nói chung, cha của tôi mỗi lần lên đại đội tiện thể lấy về, mỗi lần tôi về nhà thấy thư đều đem đến đây. Cha tôi biết tên mầy người ở nông trường, tuyệt đối không trả lại thư của cô.

Thầy Trịnh hỏi:

- Có phải cô nghi ngờ tôi trả lại thư của cô? Tôi có thể dùng danh nghĩa đảng viên để thề, tôi không trả lại thư của cô.

Thầy Trịnh nói thế, Thu không còn biết nói sao, đành tin tưởng thầy không dám trả lại thư.

Ban ngày Thu bận thổi nấu cho học sinh, có lúc tranh thủ ra đồng lao động. Đến tối, khi nằm ngủ, Thu nhắm mắt, hồi tưởng lại một ngày một đêm sống bên Ba, nhất là đêm hôm ấy, khiến tình cảm trào dâng. Có lúc Thu tự vuốt ve bản thân, nhưng không chút cảm giác, lẽ nào bàn tay Ba có điện? Tại sao anh chạm đến đâu chỗ ấy lập tức có cảm giác buồn buồn? Thu muốn ngày nào cũng cùng bay với anh, ít nhất trong những năm anh còn sống, ngày nào cũng được bay với anh.

Thu nghe người ta nói, con gái làm chuyện ấy với nam giới, cơ thể sẽ biến đổi, ngay như đi tiểu cũng khác. Thu nghe nói con gái lớn đi tiểu thành bãi, nhưng không ai nói dáng đi biến đổi thế nào. Thu cảm thấy dáng đi của mình không thay đổi, nhưng lại sợ người khác phát hiện dáng đi của mình thay đổi.

Một tuần lễ qua đi trong tâm trạng nôn nóng, nhưng đến tối Chủ Nhật, trước đấy một hôm, cô giáo Triệu về nghỉ vẫn chưa trở lại nông trường, hai hôm sau mới nhờ người đưa thư đến báo cô đi nạo thai, phải nghỉ một tháng. Thu nghe tin, trố mắt ngơ ngác, cô Triệu chưa về có nghĩa là Thu không thể đến phố huyện K, nông trường chỉ có Thu và cô giáo Triệu lo chuyện nấu ăn, nhất định phải có một người. Lòng Thu như lửa đốt, liền đi tìm thầy Trịnh nói với thầy, Thu hẹn cuối tuần thứ hai có việc phải về, bây giờ không được về, ở nhà mẹ rất nóng ruột.

Thầy Trịnh động viên:

- Cô Triệu nghỉ ở nhà, mẹ em biết em bận việc nông trường, bà ấy sẽ không lo lắng gì đâu. Nhà trường sẽ cử người đến làm thay việc cho cô giáo Triệu, em cố gắng vài tuần tôi sẽ cho em nghỉ thâm vài ngày. Bây giờ nông trường chỉ có một mình em làm bếp, em phải coi trọng công tác, giúp nông trường trong việc này.

Thu có chuyện khổ tâm nhưng không dám nói ra, không biết phải làm thế nào để báo cho Ba biết mình không thể đi nổi. Cũng may, không có thư của Ba chứng tỏ bệnh viện vẫn chưa xác định anh bị bệnh ấy, Thu đành kiên nhẫn chờ thêm mấy hôm, tin rằng Ba sẽ hiểu.

Mấy hôm sau, nhà trường cử cô giáo Lí đến làm thay việc của cô giáo Triệu. Thu khẩn thiết xin thầy Trịnh cho nghỉ cuối tuần này để về nhà. Thầy trịnh muốn báo Thu kéo dài thêm một tuần nữa, để cô giáo Lí quen việc rồi Thu hãy nghỉ, nhưng Thu không chịu. Chưa bao giờ thầy Trịnh thấy Thu không phục tùng sự phân công, rất không vui, nhưng không có cách nào, đành cho Thu nghỉ.

Đã quá ngày hẹn hơn một tuần lễ, nhưng Thu tin anh vẫn chờ. Sáng thứ Bảy Thu đi rất sớm, một mình đi từ Phó Gia Xung lên Nghiêm Gia Hà, ngồi chuyến xe đầu tiên để đến bệnh viện K. Thu vào phòng bệnh của anh trước, nhưng anh không có ở đấy, người nằm cùng phòng đã thay đổi, bảo phòng này không có ai tên là Ba.

Thu lại đến phòng của cô y tá, nhưng Ba cũng không ở đấy. Thu đi tìm, mọi người bảo hôm nay cô Cao nghỉ. Thu lần mò hỏi thăm được địa chỉ rồi đến thẳng đấy. Nhà cô Cao không có ai, Thu đành ngồi chờ ở cửa. Chờ đến tận chiều cô Cao mới từ bên nhà chồng về. Thu tự giới thiệu mình là bạn của Ba, muốn hỏi Ba đi đâu.

Cô Cao nói:

- Ôi, cô là Thu? Anh ấy mượn phòng để cho cô đấy à?Thấy Thu gật đầu, cô Cao nói:

- Anh ấy ra viện lâu rồi, có để lại cho cô một lá thư, nhưng tôi để trong khu bệnh viện, bây giờ cô đi lấy với tôi nhé.

Thu nghĩ, có thể anh để lại địa chỉ của đội Hai, bảo Thu đến đấy tìm Thu đi với cô y tá một lần nữa vào căn phòng kia, trăm mối tơ vò, những gì xảy ra trong đêm hôm ấy hiện ra trước mắt.

Cô y tá đưa lá thư của Ba cho Thu, lá Thư không phong bì, vẫn gấp theo hình chim bồ câu. Bỗng Thu có dự cảm không may mắn. Quả nhiên, Ba viết:

Rất xin lỗi vì anh đã nói dối em, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng nói dối em. Anh không bị bệnh máu trắng, anh nói như vậy là muốn để trước khi đi được gặp em.

Bố anh đang vô cùng nguy kịch, ông rất muốn anh về bên ông, cho nên ông bí mật điều động anh về. Lẽ ra anh phải về tỉnh A công tác từ lâu, nhưng anh muốn được gặp em, cho nên cứ chờ ở đấy, chờ có cơ hội. Lần này được ông Trời khai ơn, coi như anh đã được gặp em, cùng em qua một ngày một đêm hạnh phúc. Và anh đi không chút tiếc nuối.

Anh đã hứa với mẹ em, chờ em một năm một tháng, anh cũng đã hứa với em chờ em đến hai mươi lăm tuổi, xem ra anh không thể giữ nổi những lời hứa đó. Con cái vốn rất tình cảm, cuối cùng không thể nào so với những lời gọi cao hơn thế. Em muốn trách anh thế nào thì cứ trách, tất cả đều là sai lầm của anh.

Người cùng tên với anh sẽ che nắng che mưa cho em, có thể chịu đựng vì em, anh tin đấy là một người tốt. Nếu em cùng anh ấy sống đến đầu bạc răng long, anh xin chúc mừng hạnh phúc của hai người.

Lá thư như một đòn mạnh khiến Thu choáng váng, không thể hiểu nổi ý anh. Thu nghĩ, nhất định bệnh việnác nhận anh bị bệnh máu trắng, anh sợ Thu buồn, nên mới nói dối như thế để thu quên anh, để Thu sống hạnh phúc.

Thu hỏi cô y tá:

- Chị có biết anh Tân bị bệnh gì mà phải nằm viện không?

- Cô không biết à? Bị cảm nặng.

Thu thận trọng hỏi: “Tại sao em lại nghe nói anh ấy bị… bệnh máu trắng?

- Bệnh máu trắng? – Cô Cao tỏ ra kinh ngạc thật sự. – Tôi không nghe nói, bệnh máu trắng thì không nằm ở chỗ chúng tôi. Điều kiện ở bệnh viện này không tốt, bệnh hơi nặng một chút là phải chuyển viện.

- Anh ấy ra viện hôm nào thế ạ?

Cô Cao suy nghĩ rồi nói:

- Ra viện phải hai tuần rồi, hôm ấy tôi đi làm ca ngày, mỗi tuần chúng tôi đổi ca một lần, đúng vậy, phải hai tuần rồi.

- Cuối tuần trước anh ấy có về lại bệnh viện không?

- Tôi không rõ, nhưng anh ấy mượn chìa khóa phòng tôi. Tôi còn có một chìa khóa nữa, trước khi đi anh ấy bỏ chìa khóa vào trong phòng rồi khóa ngoài, cho nên tôi không rõ cuối tuần trước aanh ấy có về đây không. Anh ấy mượn chìa khóa là để cho cô đến ở hay sao?

Thu không trả lời. Xem ra cuối tuần trước Ba đã chờ Thu ở đây. Có phải vì không thấy Thu đến nên anh đã hiểu nhầm mới viết lá thư này rồi về tỉnh A? Nhưng Ba không phải là con người một lần lỗi hẹn mà hiểu nhầm.

Thu không biết tại sao, ngồi ở đây cũng không thể gọi anh về được, Thu muốn đến đội Hai để tìm anh, nhưng hỏi thời gian, nhận ra bây giờ đã muộn, không còn xe đi Nghiêm Gia Hà, Thu đành cảm ơn cô Cao rồi rae về thành phố K.

Thu ngồi ở nhà, lòng vẫn không sao bình tĩnh nổi, Thu bực nhất vì không thể biết chân tướng sự thật. Không biết chân tướng sự thật khác nào trên sân bóng không có chỉ giới, không biết đứng đâu để nhận bóng, cũng không biết phát bóng đến tận đâu. Sự lo lắng đề phòng còn dễ sợ hơn trái bóng trúng vào trán cầu thủ. Thu buồn vô hạn, ai nói chuyện cũng làm Thu bực mình, tưởng như mọi người đang cố tình gây chuyện với Thu.

Thu có ba ngày nghỉ, nhưng sáng thứ Hai Thu đã lên đường về nông trường, nói dối mẹ vì cô giáo Lí mới đến, chưa quen việc, phải về sớm để giúp cô. Đến phố huyện K Thu xuống xe, lại đến bệnh viện huyện, đến phòng Ba đã nằm để xem. Tất nhiên Ba không ở đấy, thu biết điều đó, nhưng chỉ là để dự phòng ngộ nhỡ anh về đấy.

Thu lại đến văn phòng bệnh viện để hỏi thăm lí do Ba nằm viện, người ta bảo Thu đi tìm bác sĩ Tạ, khoa nội. Thu tìm thấy phòng của bác sĩ Tạ, Thu thấy một phụ nữ tuổi trung niên đang nói chuyện áo len với một nữ bác sĩ khác. Nghe nói Thu tìm, bà ta bảo Thu chờ ở cửa.

Thu nghe hai vị bác sĩ tranh luận mãi về một kiểu đan không lấy gì làm phức tạp, Thu liền bước vào, tự giới thiệu cách đan. Hai người phụ nữ khép cửa lại, lấy cái áo len ra, bảo Thu chứng thực lời mình nói. Thu nhanh tay đan, khiến cả hai người đều phục, bảo Thu viết cách đan ra một tờ giấy.

Hai nữ bác sĩ nghiên cứu một lúc, tin rằng mình đã hiểu, lúc này bác sĩ Tạ mới hỏi Thu có việc gì. Thu nói:

- Em muốn hỏi thăm anh Tôn Kiến Tân mắc bệnh gì mà phải nằm viện?

Thu nói rõ tâm trạng lo lắng của mình, sợ anh bị bệnh hiểm nghèo, lo Thu buồn nên tránh mặt. Nếu như vậy Thu sẽ tìm đến tỉnh A, sống với anh mấy tháng.

Hai nữ bác sĩ đều khen Thu. Bác sĩ Tạ nói:

- Tôi cũng không nhớ ai bị bệnh gì phải vào viện, để tôi kiểm tra giúp cô.

Nói xong, bà lục tìm trong tủ, lấy ra một cuốn sổ, mở ra xem nói:

- Vì cảm phải vào viện, được tiêm, uống thuốc, truyền nước trị cảm.

Thu không tin, nói:

- Đấy là cuốn sổ gì, chị có thể cho em xem được không?

Bác sĩ Tạ nói:

- Đây là cuốn sổ y lệnh, cô muốn xem thì xem, nhưng cô sẽ không hiểu gì đâu.

Thu có mấy ngày học y, cũng đã làm ở bệnh viện, tuy chưa học được gì, nhưng “y lệnh” thì Thu đã nghe nói, Thu cầm cuốn sổ xem, đúng là sổ y lệnh, đều là những chữ rồng bay phượng múa của bác sĩ, phần nhiều là chữ la tinh “như trên”, “như trên”. Thu lật giở tang trước, tìm thấy y lệnh khi Ba mới vào viện, nhận thấy tên thuốc penicilin, truyền nước đường vào tĩnh mạch, xem ra đúng là bị cảm.

Từ bệnh viện ra, tâm trạng Thu vô cùng phức tạp. Ba bị cảm, Thu mừng cho anh, nhưng anh để lại bức thư rồi biến mất, khiến Thu khó hiểu. Thu xuống xe ở Nghiêm Gia Hà, không cần suy nghĩ gì cứ thế đến trường trung học tìm Phương. Bất kể Phương đang trên lớp, Thu đứng ở cửa sổ vẫy tay gọi, thầy giáo đang giảng bài chạy ra hỏi Thu có chuyện gì, Thu bảo tìm Phương, thầy giáo bực mình vào lớp gọi Phương ra.

Phương rất ngạc nhiên:

- Tại sao lúc này chị đang ở đây?

Thu nói với giọng trách móc:

- Tại sao hôm ấy Phương bảo anh của Phương nằm viện? Rõ ràng là anh ấy…

- Phương anh ấy là anh cơ mà?

- Phương bảo anh ấy bị bệnh, nhưng bệnh viện nói không phải. Ai bảo với Phương anh ấy bị bệnh hiểm nghèo?

Phương do dự giây lát rồi nói:

- Chính anh ấy bảo, Phương không nói dối, chị Thu có tin hay không là việc của chị.

- Anh ấy về tỉnh A rồi, Phương có biết không?

- Có nghe nói. Thế nào, chị định đến tỉnh A tìm anh ấy à?

- Thu không biết địa chỉ của anh ấy ở tỉnh A, biết tìm anh ấy ở đâu? Phương có địa chỉ của anh ấy không?

Phương như tự trách mình:

- Phương làm sao có địa chỉ của anh ấy? Ngay cả chị anh ấy cũng không nói, làm sao cho Phương biết? Phương không hiểu hai người làm chuyện gì?

- Bọn mình không làm chuyện gì, chỉ lo anh ấy bị bệnh máu trắng, nhưng anh ấy không muốn để Thu phải lo lắng nên mới trốn về tỉnh A.

- Phương không tin. Anh ấy về tỉnh A thì chị Thu không lo à? Chị càng lo hơn ấy chứ.

Thu nghĩ cũng phải. Thu hỏi, tỏ ra khó hiểu:

- Theo Phương thì tại sao anh ấy về tỉnh A?

Phương có phần bực mình:

- Chị Thu hỏi Phương, Phương hỏi ai? Cho nên Phương nói, không biết hai người làm cái trò gì là vậy.Thu khẩn khoản:

- Phương có biết đội Hai ở đâu không? Phương có thể đi với Thu được không? Thu muốn đến đấy xem sao, Thu sợ anh ấy ở đấy, tránh không muốn gặp Thu.

Phương nói:

- Phương đang lên lớp, bảo chị Thu địa chỉ, chị đi tìm, gần thôi, Phương chỉ chỗ cho chị.

Theo chỉ dẫn của Phương, Thu tìm đến nơi đội Hai đang làm việc, cách Nghiêm Gia Hà hơn một cây số, chả trách gì Ba nói đến giờ nghỉ trưa anh lại lên phố Nghiêm Gia Hà chơi. Thu hỏi thăm những người đang làm việc, mọi người đều nói Ba được điều về tỉnh A rồi, bố anh ta làm quan to, đã thu xếp công việc cho anh ấy, đâu có giống chúng tôi không có ô dù, suốt đời phải đi dã ngoại.

Thu hỏi:

- Các anh có nghe nói… anh ấy bị bệnh hiểm nghèo gì không?

Mọi người nhìn nhau:

- Cậu ấy bị bệnh hiểm nghèo à? Tôi thấy cậu ấy rất khỏe, có thể đánh chết cả hổ ý chứ.

Một anh khác nói:

- Ôi, cậu chỉ nói mò, cậu ấy bị bệnh, phải nằm bệnh viện huyện…

Người thứ ba nói:

- Cậu ấy có ô dù, không muốn đi làm, trốn vào bệnh viện ít hôm, ai mà chả biết gái phố huyện xinh đẹp.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 19-6-2013 09:31:31 | Xem tất

Chương 44




LẦN NÀY THU KHÔNG BIẾT phải chuẩn bị tư tưởng cho tình huống xấu nhất thế nào. Có thể Ba sợ Thu lo lắng cho bệnh tình của anh, nên nói dối mình không bị bệnh gì, một mình “chờ chết”. Nhưng mọi chứng cứ đều phản bác lại mọi suy đoán, y lệnh của bệnh viện chứng minh anh bị cảm, người của đội Hai chứng minh mọi thủ tục điều động anh về tỉnh A đã xong xuôi.

Bảo Ba “mua” hết mọi người để giúp anh nói dối là điều không thể. Nhất là y lệnh bao nhiêu ngày, y lệnh của bảo nhiêu người, bùa chú không giống nhau, chắc chắn xuất phát từ những bàn tay của các bác sĩ khác nhau, không thể bảo Ba nhờ nhiều bác sĩ như vậy giúp anh ngụy tạo y lệnh.

Nói cho cùng, chỉ có Phương bảo anh bị bệnh máu trắng, hơn nữa lại nghe chính Ba nói, không còn ai được thấy chứng cứ. Thu không hiểu nổi tại sao Ba lại nói dối như vậy, bảo mình bị bệnh máu trắng. Ba bảo là để được gặp Thu, nhưng sau khi gặp mặt rồi mới nói bị bệnh máu trắng, làm sao hiểu nổi?

Thu chưa có thời gian để làm rõ sự việc thì bị một việc khác làm Thu sợ: “bạn thân” của Thu không thấy đến thăm. “Bạn thân” của Thu đến rất đúng ngày, chỉ những khi gặp chuyện gì lớn mới đến sớm, còn chưa bao giờ đến muộn. “Bạn thân” đến muộn có nghĩa là đã có mang, Thu hiểu điều thường thức ấy, vì đã nghe nói rất nhiều cô mang thai vì “bạn thân” không đến mới nhận ra mình mang thai.

Đấy là những chuyện thường gặp, đều rất bi thương, sợ hãi, lại là những người mà Thu quen biết nên càng bi thảm, càng sợ hãi. Trường trung học số Tám có một cô gái có biệt danh “Đại Lan”, tốt nghiệp trung học cơ sở liền về nông thôn, không biết vì sao yêu một cậu cũng nghịch ngợm, dẫn đến có mang. Đại Lan tìm mọi cách cho đứa bé ra, cố tình gánh thật nặng, nhảy từ trên cao xuống, ngã bị thương, vậy mà đứa bé vẫn không ra.

Về sau cô này sinh con, có thể vì gánh quá nặng, nhảy quá nhiều, lại bó bụng, cho nên đứa bé trở nên dị dạng, có hai cái xương sườn bị trễ xuống. Cho đến nay Đại Lan vẫn ở nông thôn, chưa được g bạn trai của cô ta vì chuyện này và những chuyện đánh nhau khác, phải lãnh án hai mươi năm tù. Đưa mẹ giao cho mẹ cậu ta nuôi, cả hai gia đình khổ cực không còn gì khổ hơn.

Đại Lan vẫn chưa thể coi là người bất hạnh nhất. Dù sao thì cô ta cũng mang tiếng xấu, ở nông thôn không được về lại thành phố, ít ra bạn trai của cô ta thừa nhận đứa bé là con, Đại Lan vẫn giữ được mạng sống. Còn một cô gái nữa tên là Cung càng bất hạnh hơn, cô ta cũng yêu một anh, rồi mang bầu, anh kia không biết lấy đâu ra thảo dược, bảo uống rồi sẽ ra thai. Cô này đem về nhà, lén sắc uống, kết quả cái thai không ra, nhưng người mẹ thì chết. Chuyện này khiến trường số Tám sôi sục, nhà cô kia bắt anh kia đền mạng, hai bên gia đình đánh nhau, cuối cùng gia đình anh kia phải dọn đi nơi khác.

Thu nghe nói, nạo thai ở bệnh viện phải xuất trình chứng minh đơn vị công tác, hình như phải có đủ chứng minh đơn vị của hai bên trai và gái. Tất nhiên Thu không thể có chứng minh đơn vị công tác, Ba bây giờ không biết đi đâu, càng không thể có chứng minh của anh. Thu nghĩ, Ba hiểu mọi chuyện, chắc chắn biết điều này, anh lén bỏ đi, phải chăng anh sợ xấu hổ? Cho nên cao chạy xa bay, để một mình Thu đối diện với chuyện này.

Dù nghĩ thế nào thì Thu cũng cảm thấy Ba không phải là con người như vậy, những gì tốt đẹp anh dành cho Thu trước đây đã chứng minh anh rất chăm sóc đến Thu, luôn suy nghĩ mọi chuyện cho Thu. Cớ gì anh bỏ Thu lại một mình trong hoàn cảnh khó xử này? Cho dù anh thật sự bị bệnh máu trắng, không có lí do gì để anh bỏ mặc Thu? Liệu anh có thể để sự việc kết thúc mới lảnh tránh “chờ chết” không?

Những hành động không logic của anh có thể giải thích: anh làm những việc đó để giành được Thu.

Thu nhớ lại tiểu thuyết Tess 1 của nước Anh mà Thu đã đọc, cuốn sách không phải của Ba cho mượn, mà là hồi Thu đến bệnh viện thành phố K để học y, mượn của một bác sĩ phòng chiếu xạ, chỉ mượn được ba hôm đã bị đòi lại, Thu không có thời gian đọc kỹ, nhưng vẫn nhớ tình tiết câu chuyện, chuyện kể về một cô gái trẻ bị một anh lắm tiền lừa lấy trinh.

Thu còn nghĩ đến một vài câu chuyện tương tự, đều là chuyện những người đàn ông nhiều tiền lừa dối các cô gái nghèo. Khi chưa được, đám đàn ông theo đuổi, buông lời đường m tiền tài vật chất đều tung ra, mọi đòi hỏi đều đáp ứng. Nhưng một khi được rồi liền trở mặt, cuối cùng mọi chuyện bất hạnh đều rơi cả lên đầu các cô gái trẻ. Bỗng Thu phát hiện, chưa bao giờ Ba cho Thu mượn những loại truyện ấy, hình như sợ Thu xem rồi đề cao cảnh giác.

Suy nghĩ theo cách nghĩ ấy, nhất cử nhất động của Ba đều được giải thích. Anh cố gắng bao nhiêu lâu là để có màn kịch hôm ấy ở bệnh viện. Nếu anh không để Thu phải lo lắng vì căn bệnh của anh, anh sẽ không nói “cung tên không sao, chỉ cần không cùng mệnh”. Anh cũng không gật đầu khi Thu hỏi có phải anh bị bệnh máu trắng mà sẽ giữ bí mật từ đầu đến cuối. Thỉnh thoảng anh để lộ mình bị bệnh hiểm nghèo là vì sao? Chỉ có thể vì giành được Thu. Anh biết Thu rất yêu anh, anh cũng biết nếu bị bệnh hiểm nghèo Thu sẽ để anh làm mọi chuyện, kể cả cho anh.

Xem ra để “được” là lí do anh theo đuổi không mệt mỏi suốt hơn một năm. Trước khi “được” anh sắm vai một nhân sĩ ôn tồn nho nhã, quan tâm chiều chuộng, nhưng “được” rồi anh liền xé bỏ mặt nạ, để lại một mảnh giấy rồi biến mất.

Lòng Thu như lửa đốt, không biết phải thế nào. Nếu Thu có mang, chỉ có hai con đường. Con đường thứ nhất là chết, cho dù chết thì cũng chỉ giải thoát bản thân, mà gia đình Thu còn bị người đời cười chê. Tốt nhất là cứu người mà chết, như vậy không có ai truy tìm nguyên nhân cái chết của Thu. Một con đường khác là vào bệnh viện nạo Thai, sau đấy thân bại danh liệt, sống nhục sống nhã. Thu không muốn sinh con, sẽ thật bất công biết chừng nào đối với đứa trẻ! Một mình suốt đời chịu nhục, lẽ nào liên lụy đến cả đứa trẻ vô tội?

Mấy ngày hôm đó Thu như sống trong địa ngục, không biết đến bao giờ mới hết sợ hãi. Rất may, mấy hôm sau “bạn thân” đến, Thu kích động nước mắt lưng tròng, đúng là gặp lại người bạn lâu năm xa cách, những gì khó chịu trên cơ thể đều rất đáng chúc mừng. Chỉ cần không mang thai, còn nữa đều là chuyện vặt.

Mọi người nói đến chuyện con gái thất thân đều rất sợ hãi chỉ vì hai việc, một là mang thai rồi sẽ thân bại danh liệt, một nữa là sau này sẽ không lấy được chồng. Bây giờ không còn buồn vì chuyện mang thai, chỉ còn vấn đề không lấy được chồng. Thu cảm thấy mình không còn tâm trạng nào để nói đến chuyện lấy chồng. Nếu một người như Ba chỉ vì “được” mà đến ân cần chiều chuộng, Thu nghĩ sẽ không còn ai thật lòng yêu Thu.

Thu không trách, chỉ nghĩ, nếu mình đáng được anh yêu, tất nhiên anh ấy yêu mình; nếu anh không yêu, chỉ vì mình không đáng để anh yêu.

Vấn đề ở chỗ Ba tuy không yêu Thu, tại sao anh phải tốn nhiều tinh thần và sức lực để “được” như vậy? Có thể đàn ông là thế, càng chưa được càng phải cố để được. Ba phải giả vờ ân cần chăm sóc lâu như vậy, chủ yếu vì anh chưa được. Giống như Tú, có thể đã “được” từ lâu, cho nên anh từ lâu không để ý đến cô ta nữa. Nhất định anh đã “được” rất nhiều con gái ở đấy, cho nên anh biết chỗ ấy của con gái có gì, anh cũng biết “bay” là thế nào.

Lại cả chuyện “canh đỗ xanh”, chắc chắn anh đã thổi phồng chuyện ấy với người cùng phòng, bảo Thu là “canh đỗ xanh” giải nhiệt của anh, nếu không, tại sao Thái người ở cùng phòng với anh lại nói ra? Cùng một sự việc ấy, lúc anh dỗ dành Thu lại nói là “bay”. Nhưng khi nói chuyện với người cùng phòng, anh lại bảo là “giải nhiệt”. Nghĩ mà đã thấy buồn nôn.

Và cả mấy lá thư kia, anh bảo gửi về nông trường, nhưng thầy Trịnh lấy danh dự đảng viên ra thề thầy không gửi trả lại thư. Lúc đầu Thu nghi ngờ thầy Trịnh nói dối, bây giờ xem ra chính là anh đã nói dối.

Còn nữa… Thu không muốn suy nghĩ nhiều, tưởng chừng mỗi sự việc đều quy về một điểm, từ đầu đến cuối chỉ là khổ nhục kế, ngồi bên bờ sông suốt buổi tối, chảy nước mắt, dùng dao cứa vào tay, chuyện nọ bi thảm hơn chuyện kia, một khi những thứ đó chưa được thực hiện, anh nghĩ ra chiêu bị bệnh máu trắng.

Rất kỳ lạ là, khi Thu nhìn thấu anh, nhìn rõ anh, trái tim Thu không còn đau khổ, Thu cũng không hối hận vì những chuyện mình đã làm. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Trí tuệ của con người không thể tự có, người khác dùng kinh nghiệm của bản thân để giáo dục mi, mi không thể học được. Chỉ đến khi mi trải qua, mi mới thật sự có trí tuệ. Đến khi mi có trí tuệ để nhắc nhở người khác, người khác cũng sẽ như mi lúc ban đầu không tin ở trí tuệ của mình, cho nên trong đời ai cũng phạm sai lầm, đều dùng sai lầm của bản thân để chỉ bảo, giáo dục cho đời sau, và đời sau vẫn phạm sai lầm.

Thu ở nông trường chưa đến nửa năm thì được gọi về trường dạy học. Có thể nói trong họa được phúc, nhưng là trong họa của người khác để Thu được phúc. Thu tiếp nhận lớp bốn của trường tiểu học trực thuộc, cô giáo cũ tên là Vương, là một cô giáo tốt tính, công tác tích cực, nhưng dạy không tốt, ngày nào cũng làm việc vất vả nhưng lớp học chẳng ra gì.

Cách đấy ít lâu, đến lượt lớp của cô đi lao động. Các trường có nhiệm vụ thu gom sắt vụn, nhà trường liên hệ với một nhà máy ở bên kia sông, cho học sinh vào nhặt đinh, ốc vít bỏ đi, nộp cho nhà nước luyện thép. Cô Vương đưa học sinh đi nhặt sắt vụn, lúc về đội ngũ học sinh đi lộn xộn, tản mát. Cô vừa phải gánh sắt vụn, vừa phải đôn đáo giữ trật tự, bận túi bụi, cuối cùng có mấy học sinh nghịch ngợm không biết đã đi vào đâu.

Hôm ấy nước sông ở cửa trường học đang xuống thấp, sông chỉ như một dòng nước hẹp, phải dùng những bao tải xỉ than xếp thành một con đường để người qua sông đi từ bờ ra gần dòng nước, lên một con đò nhỏ, người ta gọi đấy là “bến cạn”.

Hai bên bến cạn trơ đáy sông, có chỗ là bùn, có chỗ trên mặt khô nứt nẻ nhưng dưới là bùn nhão. Trong lớp của cô Vương có một học sinh nam tên là Tăng rất nghịch ngợm tụt lại sau, chơi ở bên kia sông đến tận tối, nó bị sa xuống vũng bùn, lúc ấy không có người, vậy là chìm xuống bùn mỗi lúc một sâu.

Cô Vương đưa phần đông học sinh về trường rồi quay lại tìm cậu học sinh kia, tìm mãi vẫn không thấy, cô về, vô cùng lo lắng, mong ngày mai trông thấy những cậu học sinh nghịch ngợm. Hôm sau, vừa vào lớp thì phụ huynh em tăng đến, hỏi tại sao con ông ta cả đêm hôm qua không về, đòi cô giáo phải trả con cho ông ta.

Chuyện làm ồn ào cả trường. Nhà trường vội cho người đi tìm, đi trình báo với công an. Qua một ngày đào bới mới thấy cậu học sinh kia dưới lớp bùn bên bến cạn, cậu ta đã chết từ lúc nào. Gia đình cậu học sinh kia thấy mồm, mặt con mình đầy bùn hôi thối, nghĩ đến cảnh nó giãy giụa trước khi chết, vô cùng phẫn nộ và đau khổ, trút giận dữ lên đầu cô giáo Vương, bảo nếu cô giáo không có khả năng quản lí học sinh, con của họ không bỏ lớp để chạy chơi, dẫn đến tai nạn.

Gia đình cậu học sinh kia ngày nào cũng kéo họ hàng thân thuộc đến vây bắt đòi cô giáo phải đền mạng. Nhà trường không còn cách nào đành cho cô giáo Vương về nông trường. Không thầy cô nào dám nhận lớp của cô giáo Vương, nhà trường phải gọi Thu về nhận lớp.

Thu vốn là một học sinh luôn phục tùng sự phân công, lúc này tuy tham gia công tác, đối với các thầy các cô hết sức cung kính, nghe lời. Hơn nữa Thu biết nếu không nhận lớp này nhà trường sẽ không cho Thu làm giáo viên. Thu không nói gì, về lại thành phố, thay cô giáo Vương làm giáo viên lớp bốn.

Gia đình cậu học sinh kia không thù oán gì Thu, cũng không đến gây rắc rối, phụ huynh học sinh khác thấy Thu nhận lớp cũng tỏ ra cảm kích. Thu dồn hết tâm sức cho công việc, chuẩn bị bài giảng, lên lớp, đi thăm gia đình học sinh, nói chuyện với học sinh, bận tối ngày. Về sau Thu phát huy sở trường chơi bóng chuyền của mình, tổ chức một đội bóng chuyền nữ tiểu học, sáng chiều nào cũng hướng dẫn tập luyện. Có lúc đưa học sinh đi chơi ngoại thành, học sinh rất thích thú, lớp của Thu nhanh chóng trở thành lớp giỏi nhất trong khối lớp bốn của trường.

Những lúc bận rộn Thu không còn thời gian nghĩ đến Ba. Nhưng đêm khuya thanh vắng Thu nghĩ lại những chuyện đã qua, thoáng chút nghi ngờ, có phải Ba là một công tử chơi bời? Hay là anh đang nằm thoi thóp chờ chết ở một bệnh viện nào?

Thu nhớ đến cái bệnh viện quân đội ở thành phố K, anh bảo chỉ vì cứa một nhát dao vào tay, bệnh viện mới gọi anh đến kiểm tra. Liệu có thể tìm hiểu ở bệnh viện này xem có phải anh bị bệnh máu trắng không? Thu càng nghĩ càng không yên tâm, liền nhờ bác sĩ Thành thăm dò giúp.

Bác sĩ Thành bảo quân y viện ấy trực thuộc trung ương, không thuộc hệ thống y tế của thành phố. Nghe nói, tuân theo lời Mao Chủ tịch: “Chuẩn bị chiến tranh, chuẩn bị chống đói, vì nhân dân, đề phòng đại chiến thế giới thứ ba bùng nổ”, Bệnh viện này xây dựng riêng cho các vị thủ trưởng. Hồi ấy, để chuẩn bị cho thế chiến thứ ba, trong bệnh viện còn có hầm phòng không đề phòng bom nguyên tử của các nước đế quốc và xét lại. Về sau, chuyện thế chiến thứ ba không còn căng thẳng, bệnh viện ấy mới có một bộ phận mở, nhưng cũng ít ai được vào.

Bác sĩ Thành phải mắt nhiều công sức mới hỏi được. Theo ghi chép sau khi khám, tiểu cầu của Tôn Kiến Tân có phần suy giảm, nhưng không phải bệnh máu trắng.

Trên đảo Giang Tâm có một hợp tác xã làm giá đỗ, cho nên thứ rau người trên đảo ăn nhiều nhất là giá đỗ. Thu cảm thấy Ba và bác sĩ Thành giống như ngọn giá đỗ, ngọn giá trắng tinh, ngón tay bóp nhẹ lập tức nước trào ra, nhưng phía trên là hai mảnh của hạt đỗ giống nhau, nhưng một mảnh đỗ đã bị thối đen, một mảnh khác vẫn giữ nguyên màu vàng vốn có.

Điểm khác nhau đó là “được”, bác sĩ Thành lấy vợ đã nhiều năm vẫn chung thủy với cô giáo Giang, còn Ba “được” rồi liền trở mặt.

Thu càng ngày càng năng đến nhà cô giáo Giang chỉ để nghe tiếng bác sĩ Thành, để thấy anh chung thủy yêu vợ. Bác sĩ Thành có thể là người đàn ông duy nhất trên Giang Tâm đổ nước rửa chân cho phụ nữ, anh đổ nước rửa chân của vợ, của mẹ vợ. Nhất là mùa hè, mọi người hay dùng cái chậu gỗ đựng được nhiều nước để tắm ở nhà. Cái chậu gỗ lớn ấy không một phụ nữ nào bưng nổi, đều phải dùng một cái chậu nhỏ múc đem đi đổ. Nhưng bác sĩ Thành bưng nổi cái chậu to ấy, bưng ra ngoài đổ đi.

Thu không cảm thấy bác sĩ Thành vì thế mà không nở mày nở mặt, ngược lại Thu thấy anh là một người đàn ông vĩ đại. Nhất là Thu cảm thấy tình yêu của bác sĩ Thành dành cho hai đứa con. Về mùa hè, tối nào Thu cũng thấy bác sĩ Thành đưa cậu con lớn ra sông đi bơi, cô giáo Giang cùng cậu con nhỏ ngồi trên bờ xem. Rất nhiều buổi tối Thu tháy bác sĩ Thành chơi đùa với con trên giường, anh bò làm ngựa cho con cưỡi, đúng là “làm ngựa cho lũ nhi đồng”.

Vợ chồng bác sĩ Thành được mọi người công nhận là một đôi hòa thuận, tâm đâu ý hợp. Hai người, một người kéo đàn, một người hát, hài hòa ăn ý, coi như một cảnh quan trên đảo Giang Tâm.

Trong con mắt Thu, chỉ có những người như bác sĩ Thành trong ngoài như nhau, trước sau như một, trước khi “được” và sau khi “được” không có gì khác mới thật là người đáng yêu.>

Thu nhìn bác sĩ Thành yêu quý vợ, trong lòng Thu chợt hiện lên những câu thơ, những câu thơ ngắn, chỉ từng đoạn từng đoạn, xuất phát từ một tình cảm nào đó, cảm thán cho một tâm trạng nào đó. Những câu thơ cứ lẩn quất trong đầu, chừng như kêu gọi Thu hãy nhớ lấy. Về đến phòng mình, Thu ghi lại những câu thơ ấy, có lúc thơ không có đề mục, Thu cũng không ghi rõ tên anh, chỉ dùng một từ “anh”.

_________________________________

1 Một tấm gương giúp đỡ mọi người thời bấy giờ. – ND

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách