Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: pebi1803
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại] Ô Sin Nhà Bộ Trưởng | Phạm Gia Khánh

[Lấy địa chỉ]
21#
 Tác giả| Đăng lúc 22-10-2012 12:51:48 | Chỉ xem của tác giả
Phần 2:

     Từ Thẩm Bình về tới nhà, thấy mẹ đã về tới nơi. Anh không nhìn thấy bố, bèn hỏi: “Bố đâu mẹ? Muộn thế này rồi mà còn đi đâu?”.

     Thẩm Thái Hồng nói: “Trưa nay bố con tới thành phố Thông Giang khảo sát cán bộ rồi, mấy ngày tới chưa về được đâu. Hôm nay mời Hàn Diệu Tiến ăn cơm mà ông ấy cũng không đi, có mình mẹ đi đại diện”.

     Từ Thẩm Bình lại hỏi tình hình hôm nay ăn cơm với Hàn Diệu Tiến, Thẩm Thái Hồng cười nói: “Bây giờ ai cũng chỉ muốn làm quan to. Hàn Diệu Tiến bây giờ đã là quan cấp phó cục rồi, vậy mà vẫn còn muốn trèo lên cấp cục trưởng, cấp bộ trưởng. Hôm nay ông ta cằn nhằn với mẹ là không hài lòng với hiện trạng của viện Kiểm sát. Con người này rất hữu dụng với chúng ta, là một người có thể lợi dụng được”.

     “Người của viện Kiểm sát đều là người mà chúng ta phải đề phòng, sao lại lợi dụng được?”.

     “Chẳng phải Hàn Diệu Tiến muôn lên làm viện trưởng viện Kiểm sát sao? Chúng ta giúp ông ta. Chờ khi làm tới viện trưởng rồi thì ông ta sẽ trở thành “nô tài mượn áo” cho chúng ta. Nô tài có thể không trung thành và tận tâm tận lực với chủ nhân được sao? Chủ mà đổ thì nô tài còn chỗ dựa nào nữa?”.

    Từ Thẩm Bình không thích xem phim cổ trang, bởi vậy không hiểu lắm những lời mà mẹ nói: “Mẹ, cái gì gọi là “nô tài mượn áo” ?”.

     “Con đúng là chẳng hiểu biết gì cả. “Nô tài mượn áo” mà cũng không hiểu. Thời nhà Thanh có người làm nô tài trong nhà quan, sau này được chủ đưa ra ngoài làm quan. Cho dù là chức quan to tới đâu thì vẫn là nô tài của nhà chủ, thấy chủ nhân vẫn phải quỳ xuống lạy, thế gọi là “nô tài mượn áo”. “Nô tài mượn áo” vĩnh viễn là người của gia đình chủ, cả đời phải trung thành, không được phản bội”.

     Từ Thẩm Bình lúc này đã hiểu rõ ý định lôi kéo và không chế Hàn Diệu Tiến của mẹ. Một người muốn thăng quan, một người muốn lợi dụng, đúng là ai cũng có cái lợi của mình, là một cuộc mua bán rất công bằng. Từ Thẩm Bình lại kể cho mẹ nghe về toàn bộ kế hoạch mà mình đã thảo luận với Vương Hãn Đông  tối hôm nay, muốn nghe ý kiến của Thẩm Thái Hồng như thế nào, xem trong việc này có chỗ nào không hợp lí hay không.

    Thẩm Thái Hồng chăm chú lắng nghe. Bà cảm thấy về đại thể thì kế hoạch này được, nhưng vẫn có chỗ không hiểu: “Ở giữa có mấy chỗ mẹ không hiểu lắm. Trước tiên là những bức tranh giả đó lấy từ đâu ra? Thứ hai là người mua biết rõ là tranh giả, vậy thì mua một đống phế phẩm đó về làm gì? Chỉ bằng trực tiếp mang tiền tới rồi bỏ đi, như thế chẳng phải càng đỡ phiền phức hơn sao, việc gì phải lắm chuyện thế? Lại còn nhờ Nhan Lệ làm người đại diện pháp nhân của phòng tranh nữa, hai người có đảm bảo là không xảy ra chuyện gì không?”.

     Từ Thẩm Bình cảm thấy mấy câu hỏi mà mẹ đặt ra đúng là mình không nghĩ tới. Ngày mai anh phải bàn lại với Vương Hãn Đông mới được. Cũng may mấy hôm nay Từ Văn Tuấn không ở nhà nên phải chờ ông về rồi mới tiến hành được, nếu cần dừng lại thì chắc vẫn còn kịp. Sau đó anh lại nói với mẹ chuyện của Quỳnh Hoa. Anh nói anh đã gặp Quỳnh Hoa rồi, mặt mũi trông xinh xắn, thông minh, nhanh nhẹn, chỉ chờ cô ôsin hiện nay đi là anh sẽ bảo Quỳnh Hoa tới.

    Thẩm Thái Hồng nghe con trai kể về bao nhiêu ưu điểm của Quỳnh Hoa nên không có ý phản đối. Bà biết bây giờ đang thiếu ôsin, tìm được một ôsin tốt cũng rất khó khăn: “Nếu con đã gặp rồi, cảm thấy tốt thì con cứ bảo cô ta tới! Ngày mai mẹ nói với cô ôsin nhà mình, không cần chờ tới 1-5 nữa, bảo cô ta về nhà sớm cũng được. Kết hôn là một việc lớn cả đời người, không nên tổ chức gấp gáp quá. Mấy năm nay cô ấy cũng hết lòng vì nhà mình rồi, tiền lương vẫn cứ tính tới 1-5, dù sao chúng ta cũng không đến nỗi thiếu mấy đồng tiền này. Lúc nào đi thì cho mấy chai rượu với mấy bao thuốc lá ngon của bố con, thể hiện tấm lòng của nhà mình, coi như là quà mừng cưới”.

     Chỉ trong mấy phút ngắn ngủi mà việc thay thế ôsin cho nhà bộ trưởng đã được quyết định nhanh chóng và thuận lợi.

     Ngày hôm sau, Từ Thẩm Bình gọi điện tới phòng Giao thông, báo là sáng nay anh còn có việc nên không tới cục được. Có chuyện gì thì chờ buổi chiều về sẽ giải quyết. Anh đã hẹn Vương Hãn Đông tới ngân hàng Viêm Hoàng tìm ông.

     Từ Thẩm Bình lái xe tới ngân hàng Viêm Hoàng. Vương Hãn Đông đã pha sẵn một ấm trà ngon chờ ở phòng giám đốc. Hai người vừa ngồi xuống, vương Hãn Đông đã hỏi: “Tối qua cậu về nhà nói chuyện chưa, bác Từ có ý kiến gì không?”.

    Từ Thẩm Bình nói: “Bố em không ở nhà, tới thành phố Thông Giang khảo sát cán bộ rồi. Mẹ em rất tán đồng việc mở phòng tranh, nhưng vẫn còn vài điểm không yên tâm. Bới vậy hôm nay chúng ta phải bàn bạc thật kĩ càng, để sau này bớt phải đi đường vòng”.

     Sau đó Từ Thẩm Bình nói sơ qua về mấy lo lắng của mẹ mình cho Vương Hãn Đông nghe. Nghe xong, Vương Hãn Đông nói: “Mấy vấn đề mà bác gái nêu ra đúng là phải nghiêm túc xem xét lại”. – Nhưng ngay sau đó ông ta lại chuyển giọng: “Nhưng thực ra ba vấn đề này không khó giải quyết. Trước tiên nói về vấn đề hàng giả của phòng tranh. Có lẽ vào khoảng những năm 70, 80 của thế kỉ trước, tranh vẽ hoàn toàn không đáng tiền, cũng không có thị trường tranh như bây giờ. Bởi vậy chẳng ai nghĩ tới việc làm giả. Khoảng mười năm trở lại đây, giá các bức tranh tăng lên gấp chục lần, thậm chí là hàng trăm lần. Bới vì làm tranh giả thu được lợi nhuận rất cao nên nhiều người lao vào nghề này, bởi vậy tìm tranh giả không khó, cần bao nhiêu có bấy nhiêu. Cái chúng ta cần là những bức tranh cao cấp, giả mà như thật. Việc này thì tốn công sức hơn một chút, phải tìm các “cao thủ” mới được. Bây giờ nói tới vấn đề thứ hai. Nếu trực tiếp nhận tiền cũng chính là trực tiếp nhận hối lộ, đương nhiên nhanh chóng và gon nhẹ, nhưng mục đích của chúng ta chẳng phải là rửa tiền cho sạch sẽ sao? Không có trình tự này thì tiền không sạch sẽ được. Cách này cổ nhân cũng đã từng dùng. Thời nhà Thanh, tham quan Hòa Thân đã mở một cửa hàng bán đồ cổ để bán đồ nhận hối lộ của mình. Nếu không phải Càn Long chết đi, tới đời Gia Khánh thì Hòa Thân cũng không bị thất thế. “Hòa Thân bị ngã, Gia Khánh ăn no”. Tác dụng của việc chúng ta mở phòng tranh là để tách biệt việc biếu tiền và làm việc, xây lên giữa chúng một bức tường dày, để bảo vệ cho sự an toàn của bác Từ, bức tường này không thể không xây. Còn về vấn đề của Nhan Lệ thì vô cùng đơn giản. Thứ nhất, không tiết lộ cho cô ta biết sự thật rằng những bức tranh bán ra đều là hàng giả. Thứ hai, cô ta chỉ phụ trách các sự việc thường ngày. Con người bây giờ đều “cáo” lắm, không thấy Phật thật không đốt hương. Nhan Lệ cũng không thể nào đón tiếp những vị khách hàng thật sự. Có khách hàng thì cô ta thông báo cho cậu đi tiếp, chỉ cần khi gặp khách hàng, cậu đề phòng cô ta một chút là được. Đương nhiên cũng cần có một vài thủ đoạn với Nhan Lệ. Nếu cậu có thể trói được cô ta cả trên giường và tiền bạc thì còn sợ cô ta phản bội lại sao?”.

    “Được, cứ làm thế đi. Chờ bố em về sẽ làm công tác tư tưởng cho ông. Anh đưa séc của Chương Kiến Quốc ra đây”.

     Vương Hãn Đông đưa tấm séc 200 vạn tệ cho Từ Thẩm Bình, Từ Thẩm Bình cất tấm séc đi. Đây là lần đầu tiên anh ta được cầm một món tiền lớn như vậy trong tay. Chỉ một tờ giấy mong manh nhưng khi cầm trong tay lại như có sức nặng ngàn cân. Giờ đây, đồng tiền đã che mờ hai mắt Từ Thẩm Bình, anh không hề nghĩ rằng: một cán bộ nhà nước, một công bộc của nhân dân, một khi đã suy đồi đạo đức thì hậu quả không thể nào tưởng tượng được, cũng giống như đã rơi vào bể khổ vô bờ, không thể quay đầu lại được. Nhưng lúc này, Từ Thẩm Bình không thể nào nghĩ ra những việc đó nữa.

     Anh và Vương Hãn Đông cùng bàn bạc những chi tiết cụ thể của việc mở phòng tranh. Khi hai người đã bàn bạc tương đối kĩ, Vương Hãn Đông nói: “Bây giờ phải gọi Nhan Lệ tới”.

    “Được, để em gọi cô ấy”.

    Từ Thẩm Bình gọi di động cho Nhan Lệ: “Nhan Lệ, anh là Từ Thẩm Bình. Em lập tức tới ngân hàng Viêm Hoàng, anh đang ở phòng giám đốc Vương chờ em. Càng nhanh càng tốt”. – Giọng nói quả quyết, ngắn gọn của Từ Thẩm Bình như giọng một ông chủ đang ra lệnh cho người hầu của mình.

    Nhan Lệ đã quyết định không tới hộp đêm Đại Hào Hoa làm việc nữa. Hôm qua vừa lấy lương từ chỗ má mì. Bây giờ cô đánh cược cuộc đời mình vào Từ Thẩm Bình, nghe điện thoại xong không dám chậm trễ, lập tức tới ngân hàng Viêm Hoàng.

     Vương Hãn Đông rót trà cho Nhan Lệ xong, nói với cô: “Bọn tôi vừa mới bàn bạc chuyện mở phòng tranh. Sau này có rất nhiều công việc cụ thể em phải tự làm. Trước tiên là lấy danh nghĩa cá nhân của em đến kí một hợp đồng thuê phòng dài hạn với khách sạn Cổ Đô. Em bao một dãy phòng lớn, nhờ khách sạn cải tạo không gian bên ngoài thành phòng làm việc, giữ những căn phòng bên trong, có chỗ cho em nghỉ ngơi. Việc thứ hai là chiều nay em dùng danh nghĩa của mình, mở một tài khoản ở ngân hàng của tôi, chủ nhiệm Từ sẽ gửi vào đó năm mươi vạn tệ làm tiền chi phí cho việc đăng kí. Việc thứ ba là xin giấy phép của hội công thương. Việc này có thể ủy thác cho luật sư đại diện làm giúp, em chỉ cần thường xuyên đốc thúc là được”.

     Từ Thẩm Bình lại bổ sung thêm: “Có mấy việc cụ thể phải nói rõ với em: Tiền lương mỗi tháng của em tạm thời là 3000 tệ, sau này khi công ty thu được lợi nhuận rồi tính sau. Em tới bàn chuyện thuê phòng với khách sạn Cổ Đô, tiền thuê phòng một năm không được quá hai mươi vạn. Vấn đề ăn ở của em bàn luôn với khách sạn khi thuê phòng. Trong khách sạn có cơm văn phòng. Ngày trước anh từng ăn ở đấy rồi, bữa sáng là 5 tệ một người, bữa tối là 10 tệ, đồ ăn khá ngon. Tiền ăn hàng tháng là 750 tệ sẽ do công ty trả. Em thấy thế nào?”.

     Điều kiện Từ Thẩm bình đưa ra còn vượt quá cả dự tính ban đầu của Nhan Lệ, đương nhiên là cô rất vui mừng: “Chủ nhiệm Từ tốt bụng quá. Anh nói thể nào thì em làm thế đó. Em sẽ nghe lời anh tuyệt đối”. – Cô thấy Vương Hãn Đông trừng mắt nhìn mình, bèn bổ sung thêm: “Đương nhiên em cũng nghe cả giám đốc Vương nữa. Cả hai người đều là ông chủ của em”.

    Bưa trưa do Vương Hãn Đông mời cơm. Ba người tới nhà hàng Tùng Hạc Lâu ăn một bữa thịnh soạn, công việc trù bị cho phòng tranh coi như đã chính thức khởi động.

    Hai ngày sau Từ Văn Tuấn trở về. Ông vừa về tới nhà, Thẩm Thái Hồng đã nói cho ông chuyện mình đồng ý nhận hai trăm vạn tệ của Chương Kiến Quốc và việc Từ Thẩm Bình mở phòng tranh. Ông phân tích một số chi tiết trong đó, cảm thấy về cơ bản có thể thực hiện được nên cuối cùng cũng đồng ý với kế hoạch này. Hai vợ chồng quyết định lấy 150 vạn tệ trong đó ra để mua căn nhà bên Mỹ Lô, còn lại 50 vạn để cho Từ Thẩm Bình mở phòng tranh. Thẩm Thái Hồng nhân tiện nói với ông về việc thay ôsin mới, Từ Văn Tuấn vốn không mấy quan tâm tới việc trong nhà nên để mặc cho Thẩm Thái Hồng quyết định.

     Ngày hôm sau vừa tới cơ quan, Từ Văn Tuấn đã gọi thư kí tới làm giúp ông hai việc. Việc thứ nhất là yêu cầu thư kí liên hệ với phòng tổng biên tập của tòa soạn báo thành phố, ông muốn đăng một bài viết trên báo, tiêu đề là “bộ Tổ chức phải là tấm gương công chính, liêm minh”; yêu cầu tòa soạn giúp đỡ ông đăng bài. Bối cảnh bài viết của ông là ông là hội đồng nhân dân và hội hiệp thương chính trị thành phố sắp tổ chức đại hội, kì tuyển cử mới sắp bắt đầu. Việc thứ hai là ông yêu cầu thư kí đen hết những món quà mà các cán bộ và chính quyền địa phương đã tặng ông trong lần đi khảo sát Thông Giang lần này cho phòng Công tác của bộ Tổ chức giữ, tổng cộng có: 8 cây thuốc lá Trung Hoa, 4 chai rượu Ngũ Nương, 1 nhánh sâm Cao Li. Thư kí ngoan ngoãn đi làm theo chỉ thị của ông. Hai việc mà ông làm là để chấp hành sách lược mà Thẩm Thái Hồng đã vạch ra cho ông, luôn phải duy trì hình tượng trong sạch của mình trước nhân dân.

     Ngày hôm sau, bài viết của Từ Văn Tuấn được lên báo. Nội dung chính của bài viết là: Công chính liên minh là truyền thông ưu tú của cán bộ Đảng viên, cũng là yêu cầu cơ bản đối với các cán bộ và tổ chức. muôn biết một cán bộ cơ quan nào đó có đạt yêu cầu hay không, trước tiên phải xem người đó có công chính liêm minh hay không; xã hội muốn đánh giá một cán bộ, trước tiên cũng phải xem người đó có công chính liêm minh hay không. Kiên trì tuân thủ nguyên tắc công chính liêm minh chính là yêu cầu cần thiết của các tổ chức để thực hiện tư tưởng “ba vị đại biểu”. Đảng của chúng ta phải trung thành là “ba vị đại biểu”, quan trọng là xây dựng một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có tố chất cao, phù hợp với yêu cầu mới, tình hình phát triển mới. Bộ Tổ chức là cơ quan chức năng quản lí cán bộ Đảng ủy, trên vai gánh vác sự mệnh nặng nề là phải bồi dưỡng nên một đội ngũ cán bộ có tố chất đạo đức cao. Các cán bộ của bộ Tổ chức phải làm gương cho người khác, phải là người công chính liêm minh thì mới không phụ lòng của Đảng, nhà nước và nhân dân, mới phát huy vai trò “ba vị đại biểu” của mình…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 22-10-2012 12:52:51 | Chỉ xem của tác giả
Phần 3:

    Nửa tháng sau khi quyết định với Vương Hãn Đông sẽ mở một phòng tranh, Từ Thẩm Bình bận giải quyết làm thủ tục mở phòng tranh. Mọi việc của phòng tranh đều tiến triển rất thuận lợi. Trụ sở phòng tranh được đặt ở phòng 1808 khách sạn Cổ Đô. Vương Hãn Đông đặt cho phòng tranh một cái tên rất nho nhã là “Vườn nghệ thuật”. Ông ta còn mời chủ tịch hội thư pháp thành phố, Uất Thiên Thủy viết biển cho phòng tranh, làm một tấm biển lớn thếp chữ vàng treo ở ngoài. Ba chữ “Vườn nghệ thuật” sáng chói, nét bút phóng khoáng, sắc nét thể hiện rõ khí thế của phòng tranh. Mọi thủ tục công thương, thuế vụ đều đã làm xong. Nhờ sự giúp đỡ của một người bạn của Vương Hãn Đông làm bên cục thuế, toàn bộ tiền thuế một năm chỉ mất 1,2 vạn tệ.

     Nhan Lệ được vào ở trong khách sạn Cổ Đô nên rất vui mừng. Các trang thiết bị và sự phục vụ ở một khách sạn 5 sao khiến cô tận hưởng được hết vinh hoa phú quý. Đây chính là cuộc sống mà cô chờ đợi từ lâu. Phòng tranh vừa khai trương, các tác phẩm tranh vẫn chưa nhiều, bởi vậy cả ngày cô chẳng có việc gì để làm, cảm thấy chưa bao giờ thoải mái đến thế. Ban ngày cô xem ti vi, tới nhà ăn của khách sạn để thưởng thức bữa cơm văn phòng cao cấp, buổi tối cô tới quầy bar uống chút rượu, liếc mắt đưa tình với vài chàng trai trẻ, ngày tháng trôi qua an nhàn và thanh thản. Từ Thẩm Bình cách một ngày lại tới qua đêm với cô một lần, cả thể xác lẫn trái tim Nhan Lệ đều được thỏa mãn. Bây giờ cô hầu như không có bất cứ khoản chi tiêu nào cho cá nhân, tiền lương hàng tháng đều có thể để dành lại, lo cho những ngày tháng sau này.

     Sự việc cấp bách nhất của phòng tranh bây giờ là nhập hàng. Con đường nhập hàng do một người bạn trong giới buôn tranh của Vương Hãn Đông giúp đỡ. Người bạn này tên là Giả Tác Nhân. Ông ta đã lăn lộn trong nghề sưu tầm tranh hai, ba chục năm nay, là một tay sành sỏi, nổi tiếng trong giới sưu tầm tranh thành phố. Nguyên nhân Vương Hãn Đông tìm ông ta là vì ông ta có mấy chục năm kinh nghiệm làm tranh giả, là một “cao thủ” trong lĩnh vực này. Giả Tác Nhân là một miếng đầu phụ thối, ngửi thì thấy thối, ăn vào thấy thơm, là một nhân tài hiếm có.

     Sau khi thuê phòng của khách sạn Cổ Đô, Vương Hãn Đông hẹn Từ Thẩm Bình và Giả Tác Nhân cùng tới “Vườn nghệ thuật”. Vương Hãn Đông giới thiệu hai người cho nhau, ông chỉ nói với Giả Tác Nhân rằng Từ Thẩm Bình là ông chủ của phòng tranh này mà che giấu đi thân phận thật sự của Từ Thẩm Bình và hoàn cảnh gia đình anh để đảm bảo an toàn. Sau mấy câu giới thiệu đơn giản, cuộc trò chuyện đi vào chủ đề chính. Vương Hãn Đông nói: “Phòng tranh của ông chủ Từ mới khai trương, không có khả năng nhập nhiều hàng thật, muốn bổ sung thêm một chút hàng nhái cho đẹp cửa hàng. Trong những người làm tranh giả cao cấp thì ông Giả đúng là cao thủ của mọi người. Hôm nay mời ông tới đây chính là vì muốn ông giúp đỡ ông chủ Từ một tay”.

     Giả Tác Nhân chuyên buôn bán tranh giả, chuyện giúp đỡ chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng là có tiền để kiếm: “Giám đốc Vương khách khí quá, tôi chẳng dám nói gì tới giúp đỡ. Không biết ông chủ Từ cần tác phảm của những người nào?”.

     Bởi vì Từ Thẩm Bình không phải người trong nghề nên vẫn do Vương Hãn Đông ra mặt nói đỡ: “Chỉ cần là tác phẩm hội họa nổi tiếng trên thị trường hiện nay đều được, nhưng chỉ lấy những tác phẩm nhái cao cấp, những bức tranh trình độ thấp hơn chúng tôi không cần”.

     “Tiền nào của nấy, chỉ cần ông đưa ra yêu cầu cụ thể thì dễ làm lắm. Trước tiên chúng ta định ra một phạm vi giá thành cụ thể của các bức tranh, tôi sẽ đưa ra các bức tranh cho các ông lựa chọn”.

     “Từ hai vạn đến hai trăm vạn”.

     “Đơn hàng này tôi có thể hoàn thành trong khoảng một, hai ngày. Các ông cần tranh phong cảnh hay tranh chân dung?”.

    “Cái này thì không giới hạn. Quan trọng là danh tiếng họa sĩ phải lớn, chỉ cần là những họa sĩ được thì trường thừa nhận đều được”.

    Cuối cùng hai bên thống nhất giá của các bức tranh nhái: thấp nhất mỗi mét vuông là một nghìn tệ, cao nhất là năm nghìn tệ. Giả Tác Nhân lấy ra từ cái túi đeo bên mình hai bức tranh phong cảnh chưa đóng khung: “Hai bức tranh này, một bưacs là “Sáng xuân ở Thái Hồ” của Tống Văn Trị, một bức là “Linh sơn tĩnh thủy” của Phương Tuấn. Hai họa sĩ này đều là những họa sĩ phong cảnh nổi tiếng của Giang Nam. Ông Tống sở trường vẽ Thái Hồ, còn được người ta ca ngợi là “Tống Thái Hồ”. Tranh phong cảnh của ông ta có thể dùng một chữ “đẹp” để hình dung.: “Đẹp mà không thô, đẹp mà không tục”. Còn tranh phong cảnh của ông Phương có thể dùng một chữ “tĩnh” để hình dung: “Tĩnh như ngọn núi, tĩnh như giấc mơ”. Giá tranh thật trên thì trường hiện nay của Tông Văn Trị mỗi mét vuông vào khoảng 6 vạn tệ, của Phương Tuân khoảng 2 vạn tệ, nếu nhái lại hai bức vẽ này thì tranh của Tống Văn Trị giá cả cũng rất cao, ít nhất cũng cao hơn các bức tranh khác một, hai lần. Hai bức tranh này đều là hàng nhái chất lượng cao, hai ông xem trình độ thế nào”.

    Vương Hãn Đông cầm hai bức tranh xem tỉ mỉ, trình độ mô phỏng của hai bức tranh này quả là tốt. Một bức sắc nét, một bức sống động, hoàn toàn thể hiện được phong cách hội họa của hai họa sĩ này.

    Nghe lời giải thích của Giả Tác Nhân, Từ Thẩm Bình coi như cũng có thêm được chút tri thức nhập môn. Vương Hãn Đông biết một vài nội tình của thị trường tranh, nhưng không hề mặc cả với Giả Tác Nhân: “Chỉ cần những tranh ông mang tới là hàng tốt, vấn đề tiền bạc có thể thương lượng được. Ông phải hiểu rõ, giữa chúng ta không phải là mua bán một lần mà là làm ăn lâu dài. Ông có thể làm chúng tôi hài lòng thì chúng tôi cũng sẽ giúp ông hài lòng. Có tiền mọi người cùng kiếm, có tài mọi người cùng phát. Ông không cần lo, chỉ cần việc buôn bán của ông chủ Từ thuận lợi, ông đương nhiện sẽ có cơ hội kiếm tiền. Mọi người cùng hưởng phúc mà”.

    Giả Tác Nhân nói: “Có tiền mọi người cùng kiếm thì chắc chắn không sai rồi. Tôi không phải người cứ nhìn thấy tiền là quên hết tất cả. Kiếm tiền cần phải kiếm chỗ sáng. Ông xem nét bút sử dụng để vẽ hai bức tranh này đều là bút thần…”. – Giả Tác Nhân khoa trương.

     Từ Thẩm Bình không hiểu việc giám định tranh. Anh nhìn hai bức tranh giả của Giả Tác Nhân đem tới, cũng không nhận ra chúng có sự khác biệt gì. Anh vẫn không yên tâm lắm về kĩ thuật làm giả của Giả Tác Nhân: “Thứ bọn tôi cần là hàng cao cấp. Kĩ thuật làm tranh giả của ông có chỗ nào hơn người không?”.

    “Giả Tác Nhân thấy Từ Thẩm Bình vẫn còn nghi ngờ thì nhân cơ hội đó thổi phòng bản thân: “Những điều hôm nay tôi nói ở đây đều không quá đâu. Trong nghề làm tranh giả ở thành phố này, không có ai ở trên tôi cả. Kĩ thuật làm tranh giả của chúng tôi có bí quyết riêng, không nằm ngoài hai phương diện: Thứ nhất, người vẽ tranh phải là cao thủ trong nhân gian. Các họa sĩ trong nhân gian có không ít người nét vẽ rất đẹp, nhưng họ thiếu sự tuyên truyền và cơ hội nên bị mai một mất không ít nhân tài. Tôi mở ra một mạng lưới gồm các cao thủ, cung cấp cho họ một sân khấu để họ chuyên tâm chế tác các tác phẩm nhái. Dù sao cũng còn hơn là để họ sống cuộc sống nghèo khổ cả một đời. Thứ hai là kĩ thuật. Nếu chúng tôi có nguyên tác, việc mô phỏng sẽ dùng nguyên tắc “thấu thị”. Đặt nguyên tác lên một cái bàn trong suốt, ở giữa đặt một lớp màng mỏng, trên đó lại đặt giấy lên và vẽ lại. Nếu không có nguyên tác trong tay thì chúng tôi chụp ảnh rồi phóng to ra. Tranh làm ra từ hai phương pháp này đảm bảo giống y hệt nguyên tác. Sau đó chúng tôi tiến hành xử lí làm cho chúng cũ đi, khi hoàn thành, nhìn tranh hoàn toàn không khác tranh thật là bao”.

    Từ Thẩm Bình thấy Giả Tác Nhân thao thao bất tuyệt thì bèn tin là thật. Anh dặn Nhan Lệ xuống nhà ăn của khách sạn Cổ Đô đặt cơm, trưa nay anh phải đón tiếp Giả Tác Nhân một bữa ra trò.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
 Tác giả| Đăng lúc 23-10-2012 23:28:27 | Chỉ xem của tác giả
     Chương 7: Ôsin mới nhà bộ trưởng.
Phần 1:

     Hiện tại Từ Thẩm Bình còn phải bận thêm một việc nữa. Đó là thay ôsin cho nhà mình. Việc này vẫn phải nhờ tới Vương Hãn Đông giả quyết. Từ Thẩm Bình thông báo cho Vương Hãn Đông về việc Thẩm Thái Hồng đã đồng ý cho Quỳnh Hoa tới làm ôsin mới cho nhà mình. Vương Hãn Đông vui vẻ nói: “Thế thì tốt quá. Anh lập tức thông báo cho chủ nhiệm Lục bảo Quỳnh Hoa đi làm. Ôsin nhà cậu bao giờ đi?”.

     “Ý của mẹ em là cuối tuần này cho cô ta về nhà”.

    Vương Hãn Đông nói: “10 giờ sáng ngày chủ nhật cậu ở nhà chờ anh, anh sẽ đưa Quỳnh Hoa tới”.

     Vương Hãn Đông lập tức gọi điện thoại cho chủ nhiệm Lục và dặn dò ông không được quên chuyện mua đồng phục để không làm ảnh hưởng tới hình tượng của ôsin mới. Chủ nhiệm Lục rối rít gật đầu. Ông còn nói: Chủ nhật này ông ta sẽ phá lệ đi làm thêm, có mặt ở trung tâm đúng giờ để chờ đón giám đốc Vương.

     Chiều ngày thứ bảy, ôsin nhà Từ Thẩm Bình được nhận thêm một tháng lương, còn được chủ nhà cho thuốc lá và rượu, vui vẻ khăn gói về quê.

     Sáng chủ nhật, Vương Hãn Đông tới Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp. Dù sao chủ nhiệm Lục cũng là đồng chí cu, lời nói vẫn đáng tin tưởng, quả nhiên đang ngờ chờ ở trung tâm cùng với Cùng Hoa. Bộ quần áo mà Tiểu Triệu mua cho Quỳnh Hoa rất vừa người, vừa thời trang vừa tiện dụng. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Quỳnh Hoa ăn mặc như thế này trông càng trở nên xinh đẹp.

     Chủ nhiệm Lục giao Quỳnh Hoa cho Vương Hãn Đông rồi ra về. Vương Hãn Đông lái xe đưa Quỳnh Hoa tới nhà Từ Thẩm Bình. Dọc đường, Vương Hãn Đông nói với Quỳnh Hoa: “Bộ trưởng Từ là quan lớn trong thành phố mình, còn to hơn mấy chục lần ông quan huyện ở quê các cô. Cô tới nhà họ làm việc với thân phận là nhân viên của ngân hàng Viêm Hoàng, bởi vậy phải chú ý giữ hình tượng cho cơ quan. Chỉ cần lo làm việc, đừng có hiếu kì, nhìn nhiều hỏi ít, thấy cái gì cũng cứ giấu trong lòng là được rồi. Có chuyện gì không hiểu thì gọi điện thoại tới hỏi tôi”.

     Quỳnh Hoa không hiểu chức quan cao hơn chức quan huyện mấy chục lần lớn như thế nào. Vị “quan” to nhất mà cô từng được gặp chính là trưởng thôn ở thôn cô. Trưởng thôn đã to lắm rồi, quan huyện to hơn trưởng thôn, ông quan nhà chủ còn to hơn quan huyện, thế cũng đủ biết gia đình mà cô sắp vào làm là một gia đình rất đáng kính và đáng sợ. Cô trả lời Vương Hãn Đông: “Tôi nhớ rồi. Tôi sẽ cẩn thận. Tôi chỉ làm việc thôi, không hỏi cái gì khác”.

     Vương Hãn Đông lại nói: “Chỉ cần cô làm ở đó tốt, ngoài tiền lương mà trung tâm dịch vụ trả cho cô, tôi cũng sẽ thưởng thêm tiền”.

    Quỳnh Hoa vừa nghe nói còn có tiền thương, trong lòng vô cùng cảm kích Vương Hãn Đông: “Tôi rất cảm ơn giám đốc Vương. Sau này nếu có chỗ nào tôi làm không tốt, giám đốc Vương cứ nói, tôi biết sai sẽ lập tức sửa”.

    Vương Hãn Đông thấy Quỳnh Hoa thật thà như vậy, bèn nói thêm mấy câu khích lệ: “Tôi chỉ dặn dò cô vài câu vậy thôi. Tôi thấy cô rất thông minh, chắc chắn là sẽ làm tốt”.

     Trong lúc nói chuyện, xe đã tới nhà Từ Thẩm Bình trên đường Bắc Kinh. Vương Hãn Đông xuống xe ấn chuông. Từ Thẩm Bình đích thân ra mở cửa. Từ Thẩm Bình thấy Quỳnh Hoa ăn mặc trang điểm khác với hôm trước, trong lòng thầm kinh ngạc. Anh nghĩ: sự xinh đẹp của đàn bà tới quá nửa là dựa vào trang điểm. Những cô gái thời thượng của thành phố nếu xóa đi lớp trang điểm bên ngoài thì ai cũng trở nên xấu xí.

     Từ Thẩm Bình dẫn Vương Hãn Đông và Quỳnh Hoa vào trong sân. Quỳnh Hoa nhìn thấy một căn nhà to lớn và sang trọng, tin chắc những lời Vương Hãn Đông nói là ông chủ mới của cô còn lớn hơn quan huyện mấy chục lần. Cô đã từng tới trụ sở ủy ban xã ở quê mình, nếu so với nơi này thì đúng là một cái nhà dột nát.

    Từ Thẩm Bình mở cửa mời họ vào nhà. Quỳnh Hoa thấy trong phòng không dính một hạt bụi, rồi nhìn xuống đôi giày của mình, đế giày toàn là đất, nhất thời đứng lại giữa cửa nhà, không dám vào. Vương Hãn Đông thành thục thay giày rồi để lên giá ngoài cửa, đồng thời không quên giục Quỳnh Hoa: “Cô cũng thay một đôi dép vào”.

    Vào nhà phải thay dép, đó là bài học đầu tiên về cuộc sống nơi thành phố của Quỳnh Hoa. Cô tìm một đôi dép lê tương đối nhỏ thay vào chân, rồi sau đó cùng Vương Hãn Đông bước vào nhà.

    Thẩm Thái Hồng đang ngồi ở phòng khách, thấy Vương Hãn Đông tới, nhiệt tình chào đón: “Giám đốc Vương, ông đúng là khách quý! Nào, ngồi đi!”.

     Vương Hãn Đông không ngồi xuống luôn mà giới thiệu Quỳnh Hoa cho Thẩm Thái Hồng: “Cục trưởng Thẩm, đây là ôsin mới, Quỳnh Hoa, chữ Quỳnh Hoa trong “Tùy Tương Đế ba lần tới Dương Châu thăm Quỳnh Hoa”.

      Thẩm Thái Hồng thấy Quỳnh Hoa xinh đẹp như hoa như ngọc, cuối cùng cũng hiểu nguyên nhân vì sao con trai mình sốt ruột đòi thay ôsin mới. Lúc này bà tỏ ra hơi lo lắng, một đứa con gái xinh đẹp ở trong nhà liệu có xảy ra chuyện gì hay không? Bà cảm thấy hơi hối hận với việc quyết định cho thay ôsin, nhưng vẫn không thể hiện gì ra mặt: “Cô gái này không những có khuôn mặt xinh đẹp mà cái tên cũng hay. Lần đầu tiên tới nhà tôi, không biết cô ấy có quen được hay không, cứ cho làm một thời gian đã rồi tính sau”.

     Rồi bà kéo Vương Hãn Đông sang một bên: “Ông tìm được cô ôsin này ở đâu vậy? Tiền lương bao nhiêu một tháng?”.

     “Cô ấy là nhân viên tạm thời trong ngân hàng của cháu, đã tham gia lớp bồi dưỡng chính thức ở Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp của Hội Phụ nữ thành phố, làm việc nhanh nhẹn lắm. Chỉ tiếc là cô ấy chỉ là con gái nhà quê ra thanh phố làm thuê kiếm ít tiền nên không có nhiều kinh nghiệm, mong bác gái quan tâm và dạy bảo thêm. Tiền lương của cô ấy do ngân hàng của cháu trả, điều này bác không cần phải lo. Nếu cảm thấy được thì bác giữ lại dùng, nếu không được thì cháu đưa cô ấy về, không có gì quan trọng cả”.

     Thấy Vương Hãn Đông nói như vậy, Thẩm Thái Hồng cũng không nói gì được nữa: “Nếu ông đã nói vậy thì chúng tôi cứ thử giữ lại xem sao!”.

     Thẩm Thái Hồng quay đầu lại nhìn, Quỳnh Hoa vẫn ngơ ngác đứng giữ phòng khách, trong lòng nghĩ: Con gái nhà quê đều thật thà. Bà bèn đưa Quỳnh Hoa vào thư phòng của Từ Văn Tuấn, cho Từ Văn Tuân gặp cô. Từ Văn Tuấn chào Quỳnh Hoa một câu rồi lại ngồi xuống đọc tài liệu. Vẻ xinh đẹp của Quỳnh Hoa để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong ông. Cô ôsin trước vụng về, thô ráp, đâu có được như Quỳnh Hoa.

     Qua được cửa ải của Từ Văn Tuấn, Quỳnh Hoa bắt đầu cuộc sống làm ôsin nhà bộ trưởng.

     Quỳnh Hoa lần đầu tới đây, chưa biết nấu nướng ra sao nên buổi trưa Vương Hãn Đông mời cả nhà đi ăn một bữa rất thịnh soạn.

     Trong nửa tháng Từ Thẩm bình bận rộn với “Vườn nghệ thuật”, Chương Kiến Quốc cũng không ngưng công việc ở cục Giao thông. Dươi sự chỉ đạo của Từ Văn Tuấn và sự tác động của Chương Kiến Quốc, báo cáo về ứng viên mới cho chức cục trưởng đã được đưa lên bộ Tổ chức. Từ Văn Tuấn nhanh chóng phê duyệt, đồng ý với ý kiến của Đảng ủy cục Giao thông, cho Chương Kiến Quốc thay thế cục trưởng cũ, trở thành cục trưởng chính thức. Buổi sáng hôm trình báo cáo phê chuẩn này lên thị ủy và hội đồng nhân dân thành phố, Từ Văn Tuấn triệu tập một cuộc họp trong bộ Tổ chức. Trong cuộc họp, Từ Văn Tuấn sử dụng biện pháp “đánh nhanh thắng nhanh”, tuyên bố báo cáo của Đảng ủy cục cục Giao thông và ý kiến cá nhân của ông, mấy ông phó bộ trưởng tham gia cuộc họp trước đó không hề có sự chuẩn bị nào, đương nhiên là không có ý kiến phản đối gì về báo cáo của Đảng ủy cục Giao thông, việc thăng chức của Chương Kiến Quốc được bộ Tổ chức thuận lợi thông qua. Cuộc họp kết thúc, Từ Văn Tuấn ra lệnh cho thư kí lập tức chuyển báo cáo lên thị ủy và hội đồng nhân dân.

     Mấy ngày sau hội đồng nhân dân có văn bản trả lời, Từ Văn Tuấn vừa nhìn đã giật mình. Thường ủy của hội đồng nhân dân cho rằng năng lực của Chương Kiến Quốc không cao, học lực chỉ là trung cấp chuyên nghiệp, hơn nữa tác phong làm việc cũng có một số vấn đề, không thích hợp lên làm cục trưởng cục Giao thông. Từ Văn Tuấn đã nhận tiền của Chương Kiến Quốc, nếu chuyện này không làm xong, hai trăm vạn đã nhận sẽ trở thành sợi dây thắt cổ ông. Từ Văn Tuấn nhận thức được việc này vô cùng nguy hiểm, ông ngồi trong phòng làm việc vắt óc suy nghĩ nhưng không ra cách nào tốt.

     Hôm đó Từ Văn Tuân tan sở về nhà, vẫn nặng trĩu suy tư. Tới giờ ăn tối, Quỳnh Hoa mang thức ăn lên bàn ăn xong, một mình về phòng bếp dùng cơm. Đó là quy định mà Thẩm Thái Hồng đặt ra cho ôsin nhà mình, lí do là những lời nói chuyện trong bữa ăn cơm nhà bộ trưởng, có lúc liên quan tới bị mật của Đảng và nhà nước, bởi vậy ôsin không được ngồi ăn cùng bàn, buộc phải dùng cơm một mình trong nhà bếp. Quỳnh Hoa thấy vấn đề này vô cùng nghiêm trọng, nên ngoan ngoan chấp hành.

     Trước bữa cơm, Từ Thẩm Bình gọi điện về nhà nói rằng anh có việc với Nhan Lệ ở phòng tranh trong khách sạn Cổ Đô nên không về nhà ăn cơm. Bởi vậy bữa cơm ngày hôm nay chỉ có hai vợ chồng Từ Văn Tuấn. Thẩm Thái Hồng phát hiện ra sắc mặt chồng hơi khó coi, bèn hỏi: “Anh không khỏe à?”.

    Từ Văn Tuấn lắc đầu: “Sức khỏe thì không có vấn đề gì, chỉ có điều tâm trạng rất bực bội. Báo cáo cho Chương Kiến Quốc làm cục trưởng bị hội đồng nhân dân thành phố phủ quyết rồi. Nếu chúng ta làm hỏng việc này thì phải nôn hai trăm vạn tệ đã cầm ra, lại còn làm trò cười cho Chương Kiến Quốc và Vương Hãn Đông. Ngộ nhỡ để lộ tin tức gì thì hậu quả không thể nào lường trước được. Em nói lần này có đen không hả?”.

     Thẩm Thái Hồng vừa nghe thấy việc này bèn sốt ruột, bà bỏ bát đũa xuống: “Anh đã nghĩ ra cách gì để cứu vãn chưa?”.

     “Lúc đó khi đưa báo cáo cho hội đồng nhân dân, anh cũng hơi lo lắng vì danh tiếng của Chương Kiến Quốc không tốt lắm, báo cáo có khả năng không được thông qua, nhưng khi đó anh vẫn còn hi vọng là mình gặp may, ngộ nhỡ không được thì chờ tới lúc đó nghĩ cách giải quyết sau. Bây giờ thực sự không được thông qua, nhất thời anh cũng không nghĩ ra cách nào để giải quyết, em bảo không lo được không?”.

     “Báo cáo mà anh đưa tới thị ủy đã phê chuẩn chưa?”.

     “Báo cáo của thị ủy cũng chưa phê chuẩn. Hai báo cáo này đi liền nhau. Hội đồng nhân dân cũng sẽ gửi một bản báo cáo cho thị ủy, như thế thì thị ủy làm sao mà phê chuẩn được”.

     Thẩm Thái Hồng cũng rơi vào im lặng. Bà đứng lên đi mấy vòng quanh cái bàn ăn, bỗng dưng dừng lại: “Anh có thể tìm một người ở hội đồng nhân dân thành phố tạo chút quan hệ, cùng lắm thì chúng ta bỏ ra ít tiền, số tiền mà Chương Kiến Quốc đưa cho, lấy ra một, hai chục vạn để giải quyết, anh thấy có được không?”.

    “Chỉ sợ là không được. Hội đồng nhân dân vừa phủ quyết công việc của Chương Kiến Quốc, bây giờ lại vội vàng mang tiền tới bắt người ta thay đổi lại, liệu người ta có chịu không? Với lại hội đồng nhân dân cũng chuẩn bị tới kì tuyển cử tiếp theo, ai mà chịu mạo hiểm chỉ vì một chút lợi cỏn con này chứ? Mấy ngày trước anh còn đăng một bài viết kêu gọi công chính liêm minh trên báo, bây giờ lại đi cửa dau vì việc của Chương Kiến Quốc, chẳng phải là tự vả vào miệng mình sao? Nếu làm không cẩn thận, rất dễ bị lộ ra, lúc đấy thì mất cả chì lần chài”.

    Thẩm Thái Hồng lại đi một vòng quanh bàn ăn, cứ như thể bà là bộ trưởng bộ Tổ chức, rồi lại nghĩ ra một cách khác: “Anh thấy có làm thế này được không? Gần đây cục Văn hóa của thành phố chẳng phải đang sắp xếp lại chức bí thư đảng ủy sao? Hay là anh điều bí thư đảng ủy cục Giao thông sang cục Văn hóa rồi cho Chương Kiến Quốc làm bí thư đảng ủy của cục Giao thông. Thứ nhất, hội đồng nhân dân không quản lí được chuyện của tổ chức Đảng, bộ Tổ chức của anh có thể làm được việc này. Thứ hai là chuyện của Chương Kiến Quốc coi như cũng hoàn thành được một nửa, như vậy hai trăm vạn tệ đó không cần trả lại nữa. Vả lại hai trăm vạn đó đã cho Từ Thẩm Bình đi mua nhà và mở phòng tranh rồi, nếu phải trả lại thì chúng ta cũng không lấy đâu ra nhiều tiền thế”.

     “Cách này không được. Cái Chương Kiến Quốc cần là cái ghế cục trưởng, còn bí thư đảng ủy chỉ là công tác sự nghiệp, cái ông ta cần là thực quyền cơ. Ông cần thực quyền để làm gì? Nói cho cùng cũng là để kiếm tiền. Nếu không ông ta lấy đâu ra tiền để biếu chúng ta? Chương Kiến Quốc bỏ ra hai trăm vạn để mua cái chức cục trưởng, nếu không kiếm được về một trăm vạn hay một triệu thì ông ta có dừng lại không? Đầu tư cho chính trị là đầu tư thu lợi cao nhất, nếu không ông ta thà gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi còn hơn”.

     Thẩm Thái Hồng nghĩ một lát rồi nói: “Điều này cũng có gì đâu mà mâu thuẫn. Trước tiên cho Chương Kiến Quốc làm bí thư đảng ủy, bước tiếp theo cho ông ta kiêm chức cục trưởng. Anh chỉ cần để trống chức cục trưởng của cục Giao thông là được rồi. Việc này đối với anh đâu có khó”.

     “Chiến thuật” của Thẩm Thái Hồng khiến Từ Văn Tuấn tỉnh hẳn ra: “Sao anh lại không nghĩ ra chiêu này nhỉ?”.

     Đằng sau mỗi vị quan tham đều có một người phụ nữ tự nhận mình thông minh. Thẩm Thái Hồng đắc ý cười: “Thế này gọi là người trong cuộc mê, người ngoài cuộc tỉnh. Cái chức bộ trưởng bộ Tổ chức của anh thà để em làm cho xong”.

     Chuyện của Chương Kiến Quốc đã có cơ hội, Từ Văn Tuấn cũng hưng phấn hơn, hai người tiếp tục dùng bữa. Không biết là vì thức ăn Quỳnh Hoa làm hợp khẩu vị hai người, hay vì tâm trạng vui vẻ mà họ ăn hết sạch. Thẩm Thái Hồng gọi Quỳnh Hoa lên thu dọn bát đũa rồi hai vợ chồng thảnh thơi đi vào phòng ngủ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
 Tác giả| Đăng lúc 25-10-2012 00:01:14 | Chỉ xem của tác giả

Phần 2:


    Quỳnh Hoa thu dọn nhà bếp sạch sẽ rồi quay về phòng mình. Phòng ngủ của Quỳnh Hoa nằm ở tầng 1. Đó là một căn phòng rộng 16m2 có đầy đủ tiêu chuẩn, chỉ có điều không có nhà vệ sinh, những lúc cần thì phải chạy ra nhà vệ sinh ngoài phòng khách. Mặc dù có chút bất tiện nhưng Quỳnh Hoa cũng hài lòng rồi. Căn phòng này không những có một chiếc ti vi màu 19 inch mà còn có điều hòa. Chỉ cần muốn dùng điều hòa, cả căn phòng sẽ như thể quanh năm chỉ có một mùa xuân. Nhưng vì gần đây thời tiết đã ấm dần lên, vả lại Quỳnh Hoa sợ dùng điều hòa tốn điện nên tới hôm nay vẫn chưa dám dùng lần nào. Cô nghĩ tới căn phòng nhỏ dưới hầm để xe của Đại Xuân, lại nghĩ tới căn nhà dột nát của cha mình, cảm thấy cuộc sống của mình hôm nay quả đúng là như trên thiên đường, ngay cả căn nhà ở quê của mình cũng không bằng được nơi đây. Cô là một cô gái rất biết hài lòng với cuộc sống, như thế này còn gì để ca thán nữa?

     Quỳnh Hoa nhớ lại mấy ngày từ khi mình vào đây làm, cứ cảm thấy là lạ. Cảm giác đầu tiên là cuộc sống ở nhà họ quá tỉ mỉ và chính xác. Sáng nào Thẩm Thái Hồng cũng dậy sớm dùng bữa sáng xong là sẽ đưa cho Quỳnh Hoa một tờ giấy, ghi thực đơn bữa trưa và bữa tối ngày hôm đó, hôm nay phải mua thêm những đồ dùng gì, tất cả đều ghi vô cùng rõ ràng. Thẩm Thái Hồng đưa cho Quỳnh Hoa 1000 tệ, chi tiêu hằng ngày đều phải ghi lại. Khi Quỳnh Hoa dùng hết 1000 tệ đó bà sẽ kiểm tra lại theo những ghi chép của cô. Chỗ kì quái thứ hai là Thẩm Thái Hồng không bao giờ cho Quỳnh Hoa vào quét dọn phòng ngủ của hai ông bà. Chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần, Thẩm Thái Hồng có mặt ở nhà, bà mới đồng ý cho Quỳnh Hoa vào quét dọn căn phòng đó. Sự việc này khiến Quỳnh Hoa không thể nào hiểu được. Thứ ba là Từ Thẩm Bình rất ít khi về nhà ăn cơm, thời gian ở nhà cũng không nhiều, mỗi lần Từ Thẩm Bình về nhà, ánh mắt anh nhìn cô lúc nào cũng mơ màng, khiến cô cảm thấy không thoải mái. Nhưng Từ Thẩm Bình không làm gì cả, không nói gì cả, cảm giác khó chịu này chỉ biết giấu trong lòng, luôn khiến Quỳnh Hoa có dự cảm không lành.

     Quỳnh Hoa không tìm được người nào có thể thổ lộ, giám đốc Vương có vẻ có mối quan hệ không bình thường với nhà bộ trưởng Từ, đương nhiên là không thể nói với ông được; viết thư về cho thầy cô cũng không thể nào nói rõ. Thầy cô ở cách cô quá xa, không cách nào bàn bạc với cô được. Đại Xuân mặc dù ở rất gần, nhưng tính tình anh nóng nảy, nói ra chỉ sợ khiến sự việc càng tệ hơn. Cô chỉ còn biết đi đến đâu hay đến đó.

     Ngày thứ hai khi Quỳnh Hoa tới nhà Từ Văn Tuấn, cô gọi điện cho Đại Xuân để anh yên tâm, nói rằng cô ở đây mọi thứ đều tốt, còn kể sơ cho anh về tình hình nơi này, đồng thời dặn dò Đại Xuân đừng gọi điện thoại cho cô, ngộ nhỡ nhà chủ không thích. Điện thoại nhà bộ trưởng không phải ai cũng gọi tới được. Nếu có việc gì cần cô sẽ chủ động gọi điện thoại cho anh. Quỳnh Hoa nói với Đại Xuân, cô đã viết cho thầy cô một bức thư, thông báo cho ông biết về cuộc sống hạnh phúc ở đây để cho ông yên tâm. Vì địa chỉ nhà bộ trưởng không thể tùy tiện nói cho người ngoài biết nên cô dặn thầy lúc nào gửi thư thì gửi tới địa chỉ của Đại Xuân, khi nào có thời gian cô sẽ tới nhận thư. Đại Xuân là một người biết tiến biết lùi, đương nhiên cũng hiểu nỗi khổ của Quỳnh Hoa, mọi yêu cầu của Quỳnh Hoa anh đều đồng ý cả.

     Quỳnh Hoa nghĩ ngợi một hồi lâu, cảm thấy chán. Cô lại mở ti vi ra xem, mấy bộ phim trên ti vi đều sướt mướt, khóc lóc nên cô xem một lát rồi tắt đi ngủ.

     Ngày hôm sau Từ Văn Tuấn vừa tới phòng Tổ chức của thị ủy liền gửi hai bản báo cáo cho thị ủy, nội dung một bản là điều bí thư đảng ủy của cục Giao thông sang làm bí thư đảng ủy của cục Văn hóa. Đây là một hoạt động luân chuyển thông thường của các cán bộ, không có gì bất thường nên thị ủy nhanh chóng thông qua. Báo cáo còn lại là đề bạt Chương Kiến Quốc lên làm bí thư đảng ủy của cục Giao thông. Báo cáo này thì gặp một chút khó khăn. Phó bộ trưởng Lí đưa ra một ý kiến khác, ông ta nói: “Ý kiến của hội đồng nhân dân thành phố về đồng chí Chương Kiến Quốc cần phải được coi trọng, nếu đồng chí Chương Kiến Quốc đã không thích hợp với chức cục trưởng thì cũng không thích hợp để làm bí thư đảng ủy. Tôi đề nghị chúng ta tiến hành tổ chức một cuộc khảo sát tường tận về đồng chí Chương Kiến Quốc, khi có kết quả khảo sát rồi thì quyết định sau.

     Ý kiến của phó bộ trưởng Lí nhận được sự đồng ý của phó bộ trưởng Lâm. Từ Văn Tuấn thấy tình hình này, biết rằng bây giờ mình lại phải vượt qua một thử thách mới, chi bằng cứ áp dụng sách lược lấy lùi làm tiến: “Ý kiến của anh Lí nhằm vào trách nhiệm của cán bộ với công việc, cũng là thái độ của mỗi đồng chí chúng ta về sứ mạng chính trị của mình, chúng ta là những người làm công tác tổ chức, cần phải nâng cao thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm này. Việc anh Lí đề nghị tiến hành khảo sát đối với đồng chí Chương Kiến Quốc, tôi nghĩ là có thể, và cũng là việc cần thiết. Để công tác ở cục Văn hóa và cục Giao thông không bị ảnh hưởng, tôi đề công tác khảo sát phải tiến hành nhanh, ngày mai tổ chức phái một đoàn khảo sát tới cục Giao thông, công việc cụ thể sẽ do tôi đích thân phụ trách”.

     Câu nói của Từ Văn Tuấn nghe ra rất phù hợp với nguyên tắc của đảng, nhưng cũng vô cùng miễn cưỡng. Sau khi cuộc họp kết thúc, Từ Văn Tuấn lập tức gọi điện thoại cho Từ Thẩm Bình, giải thích tường tận khó khăn mà hiện nay Chương Kiến Quốc đang phải đối mặt cùng với những sắp đặt của ông trong lần này. Ông còn đặc biệt dặn dò Từ Thẩm Bình, không được tiết lộ cho Chương Kiến Quốc biết quyết định phủ quyết của hội đồng nhân dân, chỉ nói là lần này bộ Tổ chức phái người tới tiến hành khảo sát thông thường trước khi cho ông ta nhận nhiệm vu, đồng thời bảo anh thông báo cho Chương Kiến Quốc làm tốt các công tác chuẩn bị đón tiếp đoàn khảo sát.

    Từ Thẩm Bình nhận điện thoại của bố xong, lập tức chạy tới phòng làm việc của Chương Kiến Quốc, báo cáo lại cho ông ta những điều mà bố mình vừa nói. Chương Kiến Quốc vừa nghe nói có đoàn khảo sát cán bộ tới cục Giao thông thì vừa mừng vừa lo: Mừng là vì chỉ cần trong cuộc khảo sát không xảy ra chuyện gì bất thường thì ông đã tới gần hơn với cái ghê cục trưởng; lo là vì ngộ nhỡ trong lúc đoàn khảo sát tới mà có ai đó quấy rối, Từ Văn Tuấn đổ toàn bộ trách nhiệm lên đầu ông thì không những không làm được cục trưởng mà hai trăm vạn tệ bỏ ra cũng hóa thành bong bóng, cuối cùng chẳng được cái gì. Do đó việc đón tiếp và biểu hiện như thế nào trước mặt đoàn khảo sát càng trở thành một nhiệm vụ nặng nề, phải suy nghĩ cho thật kĩ. Ông quyết định tìm Vương Hãn Đông bàn bạc lại, để nghe “cao kiến” của ông ta.

     Chương Kiến Quốc gọi di động cho Vương Hãn Đông, hỏi ông ta bây giờ có thời gian không. Vương Hãn Đông nói trong điện thoại: “Bây giờ tôi đang ở chỗ bí thư Ngũ của thị ủy, không đi ngay được, anh có việc gì quan trọng không?”.

     Chương Kiến Quốc nghe nous Vương Hãn Đông đang ở chỗ bí thư thị ủy Ngũ Văn Long, cảm thấy rất kì lạ. Thời gian trước ông từng nghe Vương Hãn Đông nói, thành phố vì muốn xây dựng một công trình gì đó nên mượn của mấy ngân hàng một món tiền lớn. Đã tới thời gian trả nợ mà vẫn không trả được khoản tiền nợ hơn bốn trăm triệu. Gần đây các ngân hàng đã bắt đầu liên kết hành động. Nếu món nợ của thành phố không thanh toán đầy đủ thì không cho mượn tiếp các khoản nợ mới. Mấy ngân hàng đã tới ủy ban thành phố gõ cửa đòi tiền. Ông bèn hỏi Vương Hãn Đông: “Ngân hàng của các anh định cho ủy ban thành phố mượn tiền hả?”.

     “Không phải. Thế này vậy, tối nay tôi với anh gặp nhau, lúc gặp mặt tôi sẽ nói với anh. Anh có việc gì thì nói luôn. Thế nào?”.

     Chương Kiến Quốc thấy cũng chỉ còn cách này: “Được rồi, 8 giờ tối nay, anh tới nhà tôi. Cho dù tối anh có việc gấp gì cũng không được thất hẹn đâu đấy”.

     Vương Hãn Đông trả lời chắc chắn: “Yên tâm đi”.

     Đúng 8h giờ tối hôm đó, Vương Hãn Đông có mặt ở nhà Chương Kiến Quốc. Hai người ngồi còn chưa ấm chỗ, trà vẫn chưa uống cạn, điện thoại đã reo liên tục. Chương Kiến Quốc phải liên tục chạy đi nghe điện thoại nên hai người chưa nói được câu nào. Chương Kiến Quốc bực mình, đành nói với Vương Hãn Đông: “Những người này đúng là không muốn cho tôi sống yên ổn mà. Anh nói có bực mình không? Chúng ta ra ngoài tìm chỗ nào yên tĩnh một chút, nếu không hôm nay sẽ chẳng nói được việc gì”.

     Vương Hãn Đông nghĩ, nếu tới hộp đêm thì ồn ào quá, tới quán trà thì phức tạp, đều không phải là chỗ tốt để bàn chuyện. Bỗng dưng ông nhớ ra phòng tranh của Nhan Lệ. Tối nay chỉ có một mình Nhan Lệ ở đó, nơi đó rất yên tĩnh, sao lại không đi nhỉ? Ông bèn gọi di động cho Nhan Lệ, biết là hôm nay Từ Thẩm Bình không tới, bèn nói với Chương Kiến Quốc: “Chúng ta tới khách sạn Cổ Đô”.

     Chương Kiến Quốc nói: “Tới khách sạn Cổ Đô thuê phòng theo giờ cũng được”.

     “Cần gì phải thuê phòng. Từ Thẩm Bình thuê một dãy phòng ở đó. Chúng ta tới đó vừa yên tĩnh vừa đỡ tốn tiền”.

     “Cậu ta thuê phòng ở đó làm gì? Nuôi tình nhân à?”.

     “Bây giờ anh đừng hỏi nhiều. Cứ tới là biết”.

     Vương Hãn Đông lái xe cùng Chương Kiến Quốc tới phòng tranh “Vườn nghệ thuật” nằm trên tầng 18 của khách sạn Cổ Đô. Chương Kiến Quốc bước vào phòng tranh, nhìn thấy tấm biển “Vườn nghệ thuật” sáng lấp lánh, cảm thấy vô cùng bất ngờ. Ông hỏi Vương Hãn Đông: “Từ Thẩm Bình còn mở thêm phòng tranh để kinh doanh hả?”.

     Vương Hãn Đông mỉm cười: “Câu hỏi này lát nữa sẽ trả lời. Giờ tôi đưa anh đi gặp bà chủ phòng tranh, Nhan Lệ trước đã”. – Rồi ông giới thiệu Chương Kiến Quốc với Nhan Lệ: “Đây là bạn của tôi, ông Chương”.

     Giới thiệu xong xuôi, Vương Hãn Đông kéo Nhan Lệ ra ngoài cửa, nói với cô: “Giờ chúng tôi mượn căn phòng này của em một lát để bàn chuyện riêng. Em xuống quầy bar ngồi chơi. Lát nữa xong việc, tôi sẽ gọi em lên”.

     Ông vừa nói vừa nhét hai tờ 100 tệ vào tay Nhan Lệ. Nhan Lệ vốn dĩ đã muốn xuống quầy bar gặp người tình của mình, giờ từ trên trời lại rơi xuống 200 tệ, đương nhiên là vui vẻ đi ngay. Vương Hãn Đông đẩy Nhan Lệ ra ngoài cửa, nhân cơ hội đó lại sờ mạnh lên mông cô một cái. Chương Kiến Quốc ngồi bên trong , vì ở giữa cách một tấm bình phong nên không nhìn thấy động tác của Vương Hãn Đông. Vương Hãn Đông khóa cửa cẩn thận, quay lại ngồi đối diện với Chương Kiến Quốc. Vì ông ta rất quen thuộc với phòng tranh này nên tỏ ra phong thái của chủ nhân, rót trà rồi mời Chương Kiến Quốc hút thuốc lá. Lúc này hai người mới chính thức nói chuyện.

     Đầu tiên Chương Kiến Quốc nói với Vương Hãn Đông về chuyện bộ Tổ chức tới cục Giao thông khảo sát. Vương Hãn Đông cũng cảm thấy chuyện này có chút gì bất thường. Lần trước sau khi đảng ủy cục Giao thông gửi báo cáo cho bộ Tổ chức, bộ Tổ chức đã khảo sát một lần rồi. Cuộc khảo sát lần này không biết là nhằm mục đích gì? Vương Hãn Đông hỏi Chương Kiến Quốc: “Lần trước tới cục khảo sát là phòng gì của bộ Tổ chức?”.

     “Phòng cán bộ 1”.

     “Lần này?”.

    “Không biết. Từ Thẩm Bình không nói”.

     “Tình hình không rõ ràng thì khó nói lắm. Chúng ta phải chia làm hai tình huống để suy nghĩ. Thứ nhất, vẫn là phòng cán bộ 1 tới khảo sát, chứng tỏ lần khảo sát trước có vấn đề. Rất có thể là kẻ thù của anh âm thầm giở trò, cố tình gửi cho bộ Tổ chức tài liệu nào đó bất lợi cho anh, bởi vậy lần khảo sát này anh phải đặc biệt cẩn thận. Khả năng thứ hai cũng rất có thể là sự thức, đó là phòng cán bộ 2 hoặc 3 tới khảo sát, không phải là những người của lần trước, nếu không việc gì phải nhọc công như thế? Bởi vậy anh vừa phải hầu hạ những người lần này tốt hơn lần trước, vừa phải đề phòng có người giở trò. Cái ghế cục trưởng ai cũng ngưỡng mộ, ngay cả tôi cũng muốn được làm vài ngày cho đã, bởi vậy không thể không cẩn thận. Nếu lần này tới khảo sát là phòng tốt chức 1,2 hay 3 chứng tỏ bộ Tổ chức có sắp xếp khác cho anh, việc anh được ở lại cục Giao thông hay không rất khó nói. Lần này ai đứng đầu đoàn khảo sát phải hỏi Từ Thẩm Bình cho rõ ràng. Nếu không anh sẽ không biết đường nào mà giải quyết đâu”.

     Chương Kiến Quốc nghe Vương Hãn Đông phân tích như vây, đầu óc bỗng trở nên sáng sủa mạch lạc hơn, tâm trí cũng bắt đầu căng thẳng: “Liệu Từ Thẩm Bình có nuốt lời không?”.

     “Từ Thẩm Bình có nuốt lời hay không cũng không thể do cậu ta quyết định được. Cho dù bố cậu ta là Từ Văn Tuấn cũng không thể một tay che cả bầu trời, xảy ra chuyện ngoài ý muốn cũng là khó tránh, tới lúc đó anh còn trách ai? Anh tới tòa án kiện ông ta hả? Việc này chắc là không được!” – Sau đó ông lại hỏi Chương Kiến Quốc: “Công tác khảo sát lần trước do ai của cục phụ trách tiếp đón cụ thể?”.

     “Là Từ Thẩm Bình”.

     “Thế thì tốt. Anh cứ giao công tác đón tiếp lần này cho cậu ta, đè gánh nặng này lên vai cậu ta, lúc đó không muốn tận lực cũng phải cố. Anh chuẩn bị trước cuộc nói chuyện với đoàn khảo sát, trưng cầu dân ý thì để cho Từ Thẩm Bình làm. Con số là do người viết ra, viết thê nào mà chẳng là “viết”? Từ Thẩm Bình cũng không tới nỗi ngốc như thế! Ngoài ra, nếu để đoàn khảo sát biết rằng cậu ta là con trai bộ trưởng Từ thì sự việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Anh cũng không thể ngồi chơi, cần phải tìm hiểu xem đoàn khảo sát gồm những ai, xây dựng chút tình cảm, tìm hiểu xem trong số những người thân quen của họ có ai có khả năng sau này cần nhờ tới cục Giao thông hay không, lợi dụng các mối quan hệ ngầm này, hứa hen vài điều, những cái này đều giúp anh thuận lợi vượt qua lần khảo sát này. Chỉ cần chúng ta thận trọng thì lần khảo sát này cũng không có gì đáng sợ. Lần này mà anh đại nạn không chết, chắc chắn sau này sẽ có phước. Chờ việc của anh có kết quả rồi nhớ đừng quên việc của tôi”.

     Chương Kiến Quốc nghe đề nghị của Vương Hãn Đông, cảm thấy vui vẻ hơn nhiều. Trong đó có mấy cách mà ông cũng thường xuyên dùng. Lần trước khi bộ Tổ chức tới khảo sát, mọi đối tượng mà đoàn khảo sát tìm để nói chuyện đều đã được ông sắp xếp ổn thỏa, người nào cũng tang bốc ông hết lời. Kết quả trưng cầu dân ý cũng do Từ Thẩm Bình tạo ra. Chỗ cần cải tiến lần này là phái những người có khả năng làm hỏng việc của ông đi công tác trong thời gian đoàn khảo sát tới để đảm bảo rằng ông sẽ thuận lợi vượt qua lần khảo sát này. Yêu cầu cuối cùng của Vương Hãn Đông là ước định của hai người, làm người phải giữ chữ tín, lời hứa này đương nhiên phải thực hiện: “Anh với tôi quen nhau bao nhiêu năm, Chương Kiến Quốc tôi là con người không có nghĩa khí bạn bè sao? Trong mọi lần hợp tác của chúng ta trước đấy, những việc mà tôi đã đồng ý với anh, việc nào cũng đã thành hiện thực. Anh cứ yên tâm đi, chỉ cần việc của tôi xong xuôi, tôi sẽ lập tức làm việc của anh. Có điều nói đi cũng phải nói lại. Giả sử như tôi không được ngồi lên ghế cục trưởng thì chỉ sợ việc của anh cũng không có nhiều hi vọng. Mục tiêu của chúng ta là như nhau, không có anh thì không có tôi, không có tôi cũng chẳng có anh. Anh và tôi không phân biệt gì cả, chỉ sợ có muốn tách cũng không tách ra nổi”.

     Nghe Chương Kiến Quốc hứa, Vương Hãn Đông như được uống thuốc an thần, bèn nói: “Anh làm việc gì tôi đều yên tâm”.

     “Anh nên yên tâm mới phải”. – Không khí buổi nói chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn, Chương Kiến Quốc bắt đầu chuyển chủ đề sang Vương Hãn Đông: “Chiều nay anh có âm mưu gì bên chỗ Ngũ Văn Long vậy?”.

    “Tôi làn gì có âm mưu gì? Là Ngũ Văn Long có âm mưu với tôi”.

    “Ông ta có âm mưu gì với anh?”.

    “Còn âm mưu gì nữa? Những người tìm tôi có ai mà không vì tiền của ngân hàng. Ông ta biết các ngân hàng lớn đều thống nhất với nhau là không chịu cho ủy ban thành phố vay thêm khoản tiền nào nữa, kể cả ông ta. Lần này ông ta muốn giúp đỡ cậu em trai Ngũ Văn Hổ. Ngũ Văn Hổ đang thực hiện một dự án bất động sản, muốn vay một khoản tiền lớn ở chỗ tôi, vừa mở miệng đã đòi 300 triệu. Anh nói tôi nên đồng ý hay không?”.

     “Anh đã đồng ý chưa?”.

     “Tôi đâu có dám đồng ý tùy tiền. Lúc đo tôi nói lấp liếm là khoản tiền lớn như vậy cần phải được tổng ngân hàng phê duyệt, phải xem thái độ của tổng giám đốc thế nào đã. Nếu tôi thực sự có nhiều tiền thì thà đổ vào chỗ anh còn có lợi hơn. Anh nói có phải không?”.

    “Tiền của ngân hàng anh để ở chỗ tôi không nói về tính an toàn mà ngay cả an toàn của bản thân anh cũng không phải lo. Cả công cả tư đều có lợi”. – Chương Kiến Quốc muốn tìm hiểu thêm một chút về tình hình của Từ Thẩm Bình, bèn đổi chủ đề: “Từ Thẩm Bình mở phòng tranh này ra làm gì? Cậu ta cũng hiểu về hội họa hả? Hay muốn chạy theo trào lưu tranh hiện nay?”.

     “Cậu ta thì hiểu gì về nghệ thuật! Cái thú vui tao nhã này chỉ là cái cớ thôi. Chủ yếu là để giúp đỡ cho cô em họ, chính là cô Nhan Lệ mà vừa nãy anh gặp đó”.

     “Sao tôi chưa nghe cậu ấy nói tới cô em họ nào?”.

     “Cái này thì có gì mà khó giải thích, nói là em họ đương nhiên dễ nghe hơn nói là người tình chứ”. – Vương Hãn Đông nói rồi bật cười. Ông không nói cho Chương Kiến Quốc biết nguyên nhân thực sự Từ Thẩm Bình mở phòng tranh, cũng không nói rằng việc mở phòng tranh này chính là ý của ông. Ông phải giữ lại cho mình chút bí mật.

     Chương Kiến Quốc thấy mọi việc cũng đã ổn thỏa, định đi về. Vì ông biết về tới nhà vẫn còn một đống điện thoại đang chờ mình. Những cuộc điện thoại này mặc dù khiến ông bực bội, nhưng người nào cũng là thần tài của ông, cho dù có bực cũng vẫn phải xử lí nghiêm túc. Dường như đây là một trách nhiệm nặng nề mà những người làm quan không thể nào tránh được.

     Vương Hãn Đông hỏi Chương Kiến Quốc có cần ông lái xe đưa về không, Chương Kiến Quốc nói ông có thể tự gọi taxi, không cần phiền tới Vương Hãn Đông nữa.

     Vương Hãn Đông tiễn Chương Kiến Quốc về xong, lập tức gọi Nhan Lệ lên. Nhan Lệ và người tình nhỏ đang đúng lúc tình nồng ý đượm, mặc dù không muốn nhưng lại không nỡ bỏ củ “cà rốt” trong tay Vương Hãn Đông, đành ngoan ngoãn đi lên.

     Nhan Lệ về tới phòng tranh, Vương Hãn Đông bảo cô ngồi bên cạnh mình rồi hỏi: “Mấy hôm nay em đang bận việc gì?”.

     Nhan Lệ vẫn còn giận Vương Hãn Đông phá ngang cuộc vui của mình nên uể oải nói: “Chả làm cái quái gì cả. Ngày nào cũng ăn uống chờ chết”.

    “Cái kiểu ăn uống chờ chết của em, bao nhiêu người mong mà không được. Đừng có nói giọng đấy, tôi cần bàn với em chuyện nghiêm chỉnh”.

     “Giám đốc Vương ngày nào cũng ra ra vào vào chỗ buôn phấn bán hương, cũng có chuyện nghiệm chỉnh sao?”.

    “Sao tôi lại không có chuyện nghiêm chỉnh được? Tôi không có chuyện nghiêm chỉnh thì tiền ở đâu ra? Nếu tôi không có tiền thì mấy cô gái các em còn nhân ra tôi là Vương Hãn Đông sao? Đừng có lằng nhằng nữa. Tôi biết mấy hôm nay phòng tranh chẳng có việc gì, nhưng sớm muộn gì cũng có việc để làm, việc này em không cần phải lo. Sau khi phòng tranh chính thức đi vào hoạt động, việc buôn bán sẽ do Từ Thẩm Bình lo, cũng không quan hệ nhiều tới em. Tôi chỉ mong em giúp một việc, việc này vô cùng đơn giản, đó là sau này mỗi khi có khách tới, em đều ghi chép lại cụ thể rồi báo cáo cho tôi. Em ở phòng tranh thức chất là làm công việc đón tiếp, ghi chép lại các tài liệu, thông tin liên quan tới khách hàng, đó là công việc chính của em, chắc không có gì khó khăn. Điều quan trọng nhất là không được cho Từ Thẩm Bình biết điều này. Nếu cậu ta mà biết thì cả em và tôi đều không có lợi lộc gì”.

    “Ông cần những cái này để làm gì?”.

     “Đây không phải là câu mà em nên hỏi. Có chuyện gì không liên quan tới em thì em chỉ cần trả lời tôi là được hay không. Nếu được, tiền lương tháng sau tôi sẽ trả như thường. Nếu không được, từ nay về sau chúng ta giải tán, không ai quen ai cả”.

     Trong lòng Nhan Lệ thầm tính toán. Vương Hãn Đông luôn là vị thần tài lớn nhất của cô. Mặc dù tháng nào Từ Thẩm Bình cũng trả cô tiền lương, nhưng ai kiếm được nhiều tiền hơn? Dù sao cô cũng đã đi theo Vương Hãn Đông nhiều năm, số tiền moi được từ Vương Hãn Đông cũng không phải là ít, giữ cho mình thêm một con đường phát triển cũng không sao cả. Cô nói: “Giám đốc Vương giao cho em nhiệm vụ quan trọng như vây, chứng tỏ ông coi trọng em, tin tưởng em. Dựa vào mối giao tình giữa chúng ta nhiều năm nay, việc của ông cũng là việc của em, lại còn có gì khác biệt sao? Ông cứ yên tâm đi, chắc chắn em sẽ làm như lời ông dặn”.

     Vương Hãn Đông thấy Nhan Lệ đồng ý hoàn toàn nằm trong dự liệu của mình. Làm gì có con điếm nào không thích tiền? Nhưng Vương Hãn Đông vẫn không yên tâm: “Nhan Lệ, hôm nay tôi nói trước, neus em nói cho biết bất cứ điều gì về buổi nói chuyện ngày hôm nay, tới lúc đó xảy ra chuyện gì, tôi không dám đảm bảo đâu. Em phải nghĩ cho kĩ”.

    Câu nói có vẻ uy hiếp của Vương Hãn Đông khiến Nhan Lệ không rét mà run. Với những hiểu biết của cô về Vương Hãn Đông, cô biết con người này lá mặt lá trái. Từ sau khi đi theo Vương Hãn Đông, cô như bước lên một con thuyền cướp, đã không còn đường lùi nữa rồi. Lời hứa của cô với Vương Hãn Đông vừa nãy đã nói ta khỏi miệng là không thể thu về được nữa, chỉ đành nói: “Ông phải tin em, em sẽ không làm hỏng việc của ông đâu”.

     “Em tỏ thái độ như vậy là tôi yên tâm rồi. Em có thể tin rằng có bất cứ lợi lộc nào, tôi đều không ngược đãi em đâu. Em lợi, tôi lợi, chúng ta đều lợi”.

     Vương Hãn Đông tranh thủ hứa hẹn thêm với Nhan Lệ vài điều, để củng cố thêm lòng trung thành của cô. Nói chuyện xong, bản tính của Vương Hãn Đông lại trỗi dây, dục vọng lại dâng cao: “Tôi nay Từ Thẩm Bình không tới, tôi phải yêu cầu em làm thêm mới được”.

    Vương Hãn Đông ôm chặt Nhan Lệ vào lòng rồi bế cô vào phòng ngủ. Nhan Lệ ngày nào cũng ngủ với đàn ông nên không có gì phản cảm với hành động này. Cô ta giả vờ nói: “Chúng ta đâu phải lần đầu tiên mà ông còn sốt ruột như vậy? Chẳng lãng mạn gì cả”.

     Vương Hãn Đông bỏ ngoài tai mấy lời cằn nhằn của cô, ném mạnh cô lên giường rồi vội vàng đóng cửa lại.   

     
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
 Tác giả| Đăng lúc 26-10-2012 11:18:01 | Chỉ xem của tác giả
Chương 8: Bí mật của giám đốc và cục trưởng.
Phần 1:

     Gần đây Từ Thẩm Bình có rất nhiều việc lớn quấn lấy người, bận rộn không lúc nào nghỉ ngơi. Anh chỉ ước mình có thuật phân thân, tiếc là không có ba đầu sáu tay để hoàn thành công việc.

     Việc thứ nhất là đón tiếp đoàn khảo sát của bộ Tổ chức. Đoàn khảo sát tới lần này là đoàn khảo sát do phòng tổ chức số 1 phái đi. Từ Thẩm Bình đương nhiên biết nguyên do trong đó. Nhưng trước mặt Chương Kiến Quốc anh vẫn giả vờ không hay biết gì. Chương Kiến Quốc biết tin đoàn khảo sát sắp tới là của phòng tổ chức số 1 bắt đầu thấy thấp thỏm không yên. Mấy lần ông hỏi Từ Thẩm Bình có phải là bản báo cáo lần trước có vấn đề gì không, nhưng Từ Thẩm Bình chỉ nói là không nghe ngóng được gì, đoàn khảo sát lần này tới là tuân theo mệnh lệnh của thị ủy, ngay cả bố anh Từ Văn Tuấn cũng không hiểu rõ nguyên do. Biện pháp duy nhất bây giờ là trước tiên tập trung tinh thần đối phó với đoàn khảo sát, xem tình hình khảo sát thế nào rồi mới quyết định nước cờ tiếp theo. Chương Kiến Quốc cũng không nghĩ ra biện pháp nào tốt hơn, chỉ đành để mặc cho Từ Thẩm Bình xử lí. Mua chức quan cũng giống như mua đồ, cũng có lúc mua phải hàng giả, hàng nhái. Chương Kiến Quốc không muốn lời dự đoán của Vương Hãn Đông biến thành hiện thực, nếu bị điều ra khỏi cục Giao thông thì con đường hoạn lộ của ông sẽ gặp phải trở ngại lớn, sẽ mất đi cơ hội phát tài lớn nhất trong cuộc đời, để lại biết bao tiếc nuối.

    Đoàn khảo sát tới cục Giao thông, Chương Kiến Quốc chỉ lộ diện dung một lần trong bữa tiệc đón tiếp do cục trưởng chủ trì, thời gian còn lại ông cố gắng né tránh sự tiếp xúc trực tiếp. Lí do rất đơn giản của ông là người trong cuộc nên tuân thủ quy định né tránh. Chính trong bữa tiệc đón tiếp, khi giới thiệu Từ Thẩm Bình, Chương Kiến Quốc thêm vào một câu: “Từ Thẩm Bình là con trai của bộ trưởng Từ”.

     Câu nói này của Chương Kiến Quốc lập tức kéo gần khoảng cách giữa Từ Thẩm Bình và đoàn khảo sát, giúp ông thuận lợi qua được cửa ải đầu tiên. Những công việc sắp xếp còn lại, như cho đoàn khảo sát tiếp xúc với ai, điều tra dân ý…, ông cũng đã dặn dò Từ Thẩm Bình cẩn thận, bảo anh hoàn thành tốt công việc này. Theo thiển nghĩ của ông, thuyền đi trong rãnh nhỏ không thể nào lật được, ông đã nắm chắc phần thắng trong lần khảo sát này, chỉ còn chờ bước tiếp theo có kết quả thế nào mà thôi.

     Từ Thẩm Bình không ngừng sắp xếp những người tiếp xúc với đoàn khảo sát. Những người này đều là những người mà Chương Kiến Quốc đã đích thân chọn lựa, đương nhiên một lòng trung thành với ông ta, mỗi khi nhắc tới Chương Kiến Quốc, họ đều chỉ nói những câu đại loại như: “Cục trưởng Chương làm việc chăm chỉ quên cả ăn uống, không biết rằng sức khỏe của mình chính là tài sản của cách mạng”. Mấy câu nói này đều là “thủ đoạn” mà giới quan trường thường sử dụng.

     Trong các phòng tổ chức lưu truyền một bài vè: “Có tài có đức là thượng phẩm, có tài vô đức là độc phẩm, có đức vô tài là thức phẩm, vô đức vô tài là phế phẩm”. Theo bài vè này để đánh giá về tài và đức của Chương Kiến Quốc thì nếu không phải là độc phẩm, ít nhất cũng là phế phẩm. Xét về tài năng, ông ta chưa đủ tài để đám nịnh hót này phải khen ngợi; nếu xét về đức, ông ta chỉ càng không đáng để người khác ngưỡng mộ. Sở dĩ họ nói láo chỉ là vì một chữ “lợi” treo lơ lửng trên đầu.

     Trong cuộc bỏ phiếu dân chủ tiếp theo, Từ Thẩm Bình cũng âm thầm điều khiển từ bên trong. Hiện nay trong các cuộc khảo sát đề bạt cán bộ đều có trình tự bỏ phiếu dân chủ, không chit cấp dưới bỏ phiếu mà các cán bộ khác ngang cấp cũng phải bỏ. Bởi vậy rất nhiều người đang được đề bạt đều bỏ công việc, đi khắc nơi tìm kiếm mối quan hệ, lôi kéo thêm số phiế cho mình. Còn những cán bộ vẫn kiến trì làm tốt công việc của mình, không lôi kéo quan hệ lại bị người ta gọi là “người lập dị, không hòa đồng”. Những cán bộ này mặc dù có thành tích trong công việc, cũng được quần chúng yêu quý, nhưng ngược lại, họ lại không được thăng tiến, không được trọng dụng. Điều đáng sợ hơn là những cán bộ hư hỏng gây ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của tầng lớp cán bộ nói chung. Nhiều người ngày càng sa đọa, không chịu làm việc, cũng không dám làm việc. Lôi kéo quan hệ, kết bè kết cánh trở thành một quy tắc ngầm trong giới cán bộ. Phương pháp giao tiếp của Chương Kiến Quốc trong cục cũng không khác gì quy tắc ngầm này. Ông ta đi tới đâu cũng ca ngợi bản thân, kết bè kết phái. Bất cứ người nào nằm trong vòng tròn quan hệ của mình, cho dù phạm lỗi lớn hay lỗi nhỏ, ông ta đều bao biện bỏ qua; còn những người không nằm trong vòng tròn đó, ông ta sẽ cố gắng chèn ép người ta, nghĩ ra trăm phương nghìn kế để bài xích người đó. Ông ta và các anh em trong cục kết thành một nhóm. Có những an hem này, thêm vào đó là Từ Thẩm Bình điều khiển từ bên trong, kết quả bỏ phiếu dân chủ của ông ta chắc chắn sẽ thông qua thuận lợi.

     Kết quả bỏ phiếu dân chủ cho rằng Chương Kiến Quốc có phẩm chất tốt, năng lực làm việc cao lên tới 96%. Trong lĩnh vực bách tính, số người đoàn kết phải là 95%, 5% còn lại đương nhiên là người xấu. Nói tới cán bộ, 95% trở lên là tốt, 5% còn lại là cán bộ chưa tốt. Nó có mối quan hệ như nửa ngón tay và 9 ngón tay rưỡi còn lại. Nói tới thành tích, 95% trở lên là thành tích tốt, khuyết điểm chỉ còn rất nhỏ, được quy vào cái giá không thể nào tránh khỏi. Từ Thẩm Bình biến kết quả bỏ phiếu của Chương Kiến Quốc lên tới 96%, mặc dù chỉ cao hơn 1% nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao.

     Việc thứ hai mà Từ Thẩm Bình phải làm là việc sơar chữa và trang trí cho căn nhà mới mua ở Mỹ Lô. Khó khăn lớn nhất trong việc này là phong cách. Anh không thể nào định hình được phong cách cho căn nhà. Nên dùng phong cách cổ điển Anh quốc, phong cách Tây Ban Nha hay là phong cách Pháp, phong cách Ý, phong cách duy nhất mà anh không nghĩ tới chính là phong cách Trung Quốc. Anh cảm thấy phong cách nhà của Trung Quốc thiếu đi sự lãng mạn. Bởi vậy anh không thích. Cuối cùng anh phải nhờ Vương Hãn Đông quyết định giúp, sử dụng phong cách cổ điển của nước Anh. Mặc dù chi phí cao gấp đôi những phong cách kia, nhưng vô cùng sang trọng, nho nhã, rất đáng đồng tiền, điều này phù hợp với triết lí sống của người giàu: “Không cần cái tốt nhất, chỉ cần cái đắt nhất”. Sau khi giải quyết xong vấn đề phong cách, những việc còn lại đều giao cho công ty thiết kế nội thất làm, chất lượng do công ty giám sát theo dõi. Thi thoảng anh chỉ cần tới kiểm tra và đốc thúc tiến độ.

     Phòng tranh “Vườn nghệ thuật” chính thức đi vào hoạt động. Mở cửa mà không kinh doanh là sự lãng phí tiền bạc. Chuyện Nhan Lệ chẳng có việc gì làm, ngày nào cũng xuống quán bar đong đưa với những gã đàn ông khác tới tai anh, khiến anh đau đầu. Anh chờ hai việc hiện tại đi vào quỹ đạo sẽ lập tức dồn tâm huyết vào phòng tranh của mình.

     Chiều ngày hôm sau khi đã tiễn đoàn khảo sát về, Từ Thẩm Bình gọi điện thoại hẹn Giả Tác Nhân tới phòng tranh. Nhan Lệ mang trà và thuốc lên cho hai người rồi ngồi bên cạnh nghe họ bàn chuyện.

     Từ Thẩm Bình hỏi Giả Tác Nhân: “Những bức tranh tôi đặt lần trước, ông chuẩn bị thế nào rồi?”.

     “Dùng cách nói hiện đại thì khách hàng là thượng đế. Việc của cậu tôi luôn ghi nhớ trong lòng, những người khách có tiền chính là bố mẹ của tôi, tôi đâu dám chậm trễ. Từ sau khi cậu đưa ra các yêu cầu cụ thể, chúng tôi lập tức triển khai công việc”. – Ông ta lấy từ trong túi ra một tờ giấy đưa cho Từ Thẩm Bình: “Danh sách này cậu xem trước, có chỗ nào không hợp lí thì cứ nói. Đối với chúng tôi mà nói, vẽ mèo vẽ chó cũng là vẽ, muốn sửa thế nào cũng được, đáp ứng nhu cầu của cậu mới là quan trọng nhất. Việc buôn bán của cậu phát triển thì tôi cũng thơm lây. Bây giờ chẳng phải người ta vẫn nói là cùng nhau làm giàu sao? Chúng ta làm như thế này đúng là hợp với trào lưu”.

     Từ Thẩm Bình nhận tờ giấy, đó là một danh sách các sản phẩm nhái của Giả Tác Nhân. Trên đó có tên, kích cỡ, họa sĩ của bức tranh, đương nhiên cũng không quên ghi thêm giá cả. Từ Thẩm bình giả vờ như đang xem rất cẩn thận, nhưng anh chỉ là một người ngoại đạo về tranh, làm sao biết nhận xét như thế nào? Anh chỉ tiếc là mình đã không hẹn Vương Hãn Đông cùng tới: “Danh sách này ông cứ để lại chỗ tôi, ngày mai tôi sẽ cho ông đáp án chính xác nhất. Những bức tranh trong danh sách này, các ông đã “làm” cho bao nhiêu rồi?”.

     Giả Tác Nhân chuyên làm tranh giả, bởi vậy không thể gọi là vẽ tranh hay sáng tác tranh, thế nên ông ta cũng không hề phản cảm với cách nói “làm tranh” của Từ Thẩm Bình: “Bởi vì cậu yêu cầu rất cao về chất lượng các bức tranh nên những bức tranh này khi bắt tay vào “làm” cũng không đơn giản. Bốn, năm người chúng tôi bận rộn suốt mười mấy ngày mới “làm” xong được khoảng 10 bức”. – Ông ta lại rút ra một ống đựng tranh đưa cho Từ Thẩm Bình: “Cậu xem trình độ của những bức tranh này như thế nào? Đảm bảo là hàng số một”.

     Nhan Lệ cũng cầm một bức tranh trong tay Từ Thẩm Bình để xem. Cô cũng như Từ Thẩm Bình, không hiểu biết gì về hội họa, nhưng cảm giác tổng thể của bức tranh này cũng để lại ấn tượng không nhỏ trong cô.

     Từ Thẩm Bình nhìn mấy bức tranh rồi bỏ xuống, mấy bức tranh này có được hay không còn phải chờ Vương Hãn Đông tới rồi mới có thể quyết định: “Mấy bức tranh này nhìn về tổng thể thì “làm” cũng được. Đương nhiên kết luận cuối cùng phải chờ sự đánh giá của người mua. Mấy bức tranh này của ông có thể để tạm ở phòng tranh của tôi để thử phản ứng của khách hàng hay không?”.

     Giả Tác Nhân tỏ ra không hài lòng với đề nghị của Từ Thẩm Bình: “Cậu nói như vậy là không tin tưởng vào chúng tôi. Các phòng tranh trong thành phố này, có phòng nào không dùng sản phẩm của Giả Tác Nhân tôi? Lại còn phải thử phản ứng nữa sao?”.

     Đàn bà cho dù là về kinh doanh hay yêu đương, đều thích tốc chiến tốc thắng, thường xuyên khiến đối phương trở tay không kịp. Nhan Lệ thấy hai người bắt đầu căng thẳng với nhau, bèn chen lời: “Ông Giả hôm nay chưa nhìn thấy tiền, tôi đoán chắc là tôi nay sẽ khó ngủ. Ông thấy cách này có được hay không, ông cứ để tranh ở đây, phòng tranh sẽ trả trước cho ông 1 vạn tiền đặt cọc, một tháng sau ông tới lấy nốt số tiền còn lại. Nếu ông thấy ông được thì thôi, chúng tôi tìm người khác. Tôi không tin trên đời này không còn ai biết “làm” tranh như ông Giả”.

     Câu nói của Nhan Lệ khiến Từ Thẩm Bình giật mình, càng khiến Giả Tác Nhân không thể nào ngờ được. Ông hỏi Từ Thẩm Bình: “Ông chủ Từ, đây cũng là ý của cậu hả?”.

     Từ Thẩm Bình thấy Nhan Lệ đã nói như vậy, dù sao cô cũng là bà chủ trên danh nghĩa, lời đã nói ra khỏi miệng thì không rút về được, cũng thuận miệng nói theo: “Có thể nói như vậy, đây cũng là ý của tôi”.

     Giả Tác Nhân thấy Nhan Lệ dồn mình vào đường cùng, cũng đành nhượng bộ: “Nếu cô Nhan đã lên tiếng thì Giả Tác Nhân tôi cũng phải giữ thể diện cho cô. Thôi cứ làm theo ý cô Nhan vậy”.

     Từ Thẩm Bình thấy Giả Tác Nhân chịu nhượng bộ, chấp nhận điều kiện Nhan Lệ đưa ra, chiếm thế thượng phong so với Giả Tác Nhân, bèn nói với ông ta: “Được, cứ quyết định thế đi”.

      Những việc sau đó trở nên đơn giản hơn. Nhan Lệ viết cho Giả Tác Nhân tấm séc 1 vạn tệ, Giả Tác Nhân kí tên bên dưới mục người nhận. Từ Thẩm Bình cũng viết cho Giả Tác Nhân một phiếu nhận hàng, trên đó ghi rõ tên tranh, kích cỡ, đơn giá…, đồng thời căn cứ vào yêu cầu của Giả Tác Nhân, thêm ghi chú là một tháng sau sẽ thanh toán đầy đủ. Sau khi mọi thủ tục đã xong xuôi, Giả Tác Nhân vui vẻ cầm tiền ra về.

     Tiễn Giả Tác Nhân về xong, Từ Thẩm Bình cầm mấy bức tranh lên xem kĩ lại lần nữa nhưng anh không nhận ra tại sao một tờ giấy vẽ mỏng dính như vậy, bôi thêm ít màu vẽ này lại đáng tiền như thế, lại được nhiều người theo đuổi như thế. Anh chàng không hiểu gì về hội họa thở dài ngao ngán.

     Qua mấy câu nói quyết đoán của Nhan Lệ, Từ Thẩm Bình nhận ra cô không chỉ còn là một khúc thịt khi lên giường mà cũng có cái gan làm kinh doanh, sau này có lẽ phải phát huy thật tốt vai trò của cô. Anh dặn dò Nhan Lệ mang mấy bức tranh này tới tiệm tranh lồng khung, sau đó thì sắp xếp lại phòng tranh, như vậy phòng tranh sẽ ra dáng hơn.

     Tối hôm đó, Từ Thẩm Bình cùng ăn tối với Nhan Lệ, rồi lại ở phòng tranh không về để có cơ hội ân ái với cô. Trong lúc ân ái, Từ Thẩm Bình dành thêm cho Nhan Lệ chút tình yêu. Bởi vì hôm nay anh lại phát hiện thêm một lí do khiến anh yêu cô. Nhan Lệ cũng đáp lại biểu hiện của Từ Thẩm Bình, hôm nay cũng tỏ ra vô cùng ngoan ngoãn và dịu dàng. Sau phút ân ái mặn nồng, Nhan Lệ nằm lên người Từ Thẩm Bình, thỏ thẻ hỏi: “Thảm Bình, ngày nào anh cũng bận như thủ tướng thế, rốt cuộc cái chức chủ nhiệm của anh to như thế nào? Có đáng để bận thế không?”.

     “Nói một cách chính xác thì anh chỉ là phó chủ nhiệm, còn cách chủ nhiệm một chút xíu”. – Từ Thẩm Bình giơ ngón cái và ngón trỏ ra để ước lượng khoảng cách.

     “Phó chủ nhiệm là quan cấp mấy?”.

     “Cấp phó phòng”.

     Nghe nói Từ Thẩm Bình là cấp phó phòng, Nhan Lệ bật cười lớn. Từ Thẩm Bình lạ lùng hỏi: “Có gì mà buồn cười?”.

     “Xem ra làm phó chủ nhiệm cũng chẳng có gì, anh cũng chỉ ngang cấp với em thôi”.

     “Đừng có nói bừa. Em lấy đâu ra cấp bậc? Nếu làm gái như các em mà cũng có cấp bậc thì người ta sẽ cười cho thối mũi”.

     Nhan Lệ nói: “Đây vốn dĩ là một câu chuyện cười mà. Dạo trước cục Công an tiến hành truy quét gái mại dâm, mấy chị em em bị bắt, bọn họ không ai chịu thừa nhận hành vi bán dâm, cảnh sát bèn hỏi: “các cô đều nói không bán dâm, chẳng nhẽ các cô đều là xử nữ?”. Một cô bèn nói: “Bọn em đều chưa kết hôn, theo lí mà nói vẫn còn là xử nữ, nhưng công việc này thì không thể còn là xử nữ được nữa, coi như là xử nữ một nửa”. Anh nói xem, chẳng phải cấp bậc của chúng ta như nhau?”.

   *chú thích: trong tiếng Trung, từ “phó phòng” và “xử nữ một nửa” có cách phát âm giống nhau.

     Câu chuyện cười của Nhan Lệ khiến Từ Thẩm Bình không nhịn được, bật cười lớn: “Nói tới tình dục trong xã hội hiện đạị thì cái này đúng là không sai. Người ta nói tình dục có văn hóa, anh còn không tin. Nhưng đúng là có thật, ít nhất thì cũng hài hước”.

     Nhan Lệ thấy Từ Thẩm Bình có hứng thú với mấy câu chuyện cười rẻ tiền, bèn kể liền mấy chuyện cho anh nghe. Từ Thẩm Bình và Nhan Lệ nói nói cười cười cho tới nửa đêm, cả hai người đều thấy mệt mới ôm nhau chìm vào giấc ngủ.

      

     
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

26#
 Tác giả| Đăng lúc 27-10-2012 12:25:15 | Chỉ xem của tác giả
Phần 2:

     Quỳnh Hoa đã tới nhà Từ Văn Tuấn làm ôsin được một tháng. Khoảng hơn một giờ chiều hôm đó, Tiểu Triệu gọi điện cho cô, bảo Quỳnh Hoa tới trung tâm dịch vụ gia chánh lấy lương. Quỳnh Hoa sợ làm ảnh hưởng tới công việc nhà Từ Văn Tuấn, bèn gọi điện thoại cho Thẩm Thái Hồng, xin nghỉ nửa ngày để tới trung tâm dịch vụ lấy lương, đồng thời nói buổi tối cô có thể sẽ về muộn một chút, thức ăn đã rửa sạch cả rồi, chỉ cần bỏ vào nồi là xong, canh gà ác cũng đã đun chin, tối chỉ cần bỏ ra hâm nóng lại. Nguyên nhân Quỳnh Hoa về nhà muộn là vì trong suốt một tháng này, tuần nào cô cũng gọi điện thoại nói chuyện với Đại Xuân một lần, khi gọi điện cô luôn cố gắng tiết kiệm thời gian, sợ nói chuyện lâu quá, Thẩm Thái Hồng nộp tiền điện thoại thấy tăng sẽ tỏ ý nghi ngờ, bởi vậy mỗi lần gọi điện thoại cô chỉ nói Đại Xuân vài câu rồi lập tức cúp máy. Lần này lĩnh lương xong, cô phải nhân tiện đi thăm Đại Xuân và Quế Hương, mời hai người ăn một bữa cơm. Từ sau khi cô tới thành phố, Đại Xuân và Quế Hương luôn giúp đỡ cô. Ngày đầu tiên cô tới đây, hai người họ đã mời cô đi ăn, lần này nói gì thì nói, cũng phải mời lại người ta một lần.

     Quỳnh Hoa bắt xe buýt tới trung tâm dịch vụ. Khi cô nhận được số tiền lương đầu tiên từ tay Tiểu Triệu, cô vô cùng xúc động. Cô nhận 8 tờ 100 tệ, cảm thấy nặng trĩu cả tay. Dù sao đây cũng là tiefn công lao động của cô suốt 30 ngày qua.

     Bởi vì Quỳnh Hoa là nhân viên do trung tâm dịch vụ gia chánh phái đi nên Tiểu Triệu gặp Quỳnh Hoa vẫn tỏ ra vô cùng nhiệt tình. Tiểu Triệu hỏi Quỳnh Hoa cuộc sống ở nhà bộ trưởng Từ có quen không, làm việc có mệt không, Quỳnh Hoa trả lời mọi thứ đều rất tốt. Tiểu Triệu phát hiện trong một tháng này Quỳnh Hoa béo lên một chút, sắc mặt cũng hồng hào hơn, điều này chứng tỏ những điều Quỳnh Hoa nói không phải là giả. Tiểu Triệu lại nói mấy lời cổ vũ Quỳnh Hoa, nói là chỉ cần cô làm việc chăm chỉ ở nhà bộ trưởng Từ, tiền đồ và tiền bạc đều vô cùng xán lạn. Quỳnh Hoa nghe Tiểu Triệu nói vây, trong lòng thầm cảm kích cô, nhưng Quỳnh Hoa không dám hi vọng quá nhiều vào tiền đồ và tiền bạc mà Tiểu Triệu nói. Cái gọi là tiền bạc với 800 tệ mỗi tháng không thể nào nở ra thành 8000 tệ được. Cô là một cô gái nhà quê, ra thành phố làm ôsin, tiền đồ tốt nhất là có thể làm công việc này lâu dài và ổn định, sau đó nghĩ tới việc tìm một người nào đó ở thành phố rồi lấy người ta, sau này sinh vài đứa con trai, con gái, như thế đã là tốt hơn rất nhiều mấy người chị của cô lấy chồng ở quê rồi. Nhưng Quỳnh Hoa chỉ dám giấu chặt suy nghĩ này trong lòng, không muốn nói ra cho Tiểu Triệu biết.

     Ra khỏi trung tâm dịch vụ, Quỳnh Hoa tới siêu thị mua một ít hoa quả, sau đó lại ngồi xe buýt tới chỗ Đại Xuân và Quế Hương. Quỳnh Hoa tìm thấy Quế Hương đang quét đường. Quế Hương nói Đại Xuân đang làm việc ở cổng phía Đông của tiểu khu, còn hai, ba tiếng nữa mới tan ca. Quỳnh Hoa giúp Quế Hương quét nốt đoạn đường, sau khi đẩy xe rác tới bãi thu gom, Quế Hương đưa Quỳnh Hoa về căn phòng nhỏ của mình dưới hầm để xe. Xa nhau một tháng mà Quỳnh Hoa đã cảm thấy căn phòng này dường như còn tối tăm, ẩm ướt hơn lúc trước, càng thấy thê lương hơn so với lần đầu cô tới đây. Quỳnh Hoa trù trừ một lúc trước căn phòng nhỏ, Quế Hương tưởng rằng Quỳnh Hoa khách sáo: “Em còn đứng đó làm gì? Mau vào nhà ngồi đi!”.

     Quế Hương ngày nào cũng ở nơi này, hôm nay hay hôm qua chẳng có gì khác biệt. Cô không bao giờ có cảm giác khác lạ, bởi vậy cô không hiểu nguyên nhân gì khiến Quỳnh Hoa ngập ngừng bước chân.
     
     Quỳnh Hoa bước vào căn phòng nhỏ, đặt gói quà lên bàn, sau đó ngồi xuống một cái ghế dài: “Một tháng nay chúng ta không gặp nhau, em nhớ anh chị lắm. Hôm nay xin nghỉ nửa ngày để đến thăm anh chị. Hôm nay là lần đầu tiên em được nhận lương, muốn mời chị với anh Đại Xuân ăn bữa cơm. Lâu lắm rồi bọn mình không ngồi với nhau, em có rất nhiều để nói với anh chị”.

     Quế Hương thấy Quỳnh Hoa mang cả quà đến, có vẻ ngượng ngùng: “Em mua những thứ này làm gì? Lãng phí tiền quá. Chúng ta đều là người một nhà, việc gì phải khách sao như thế. Mọi người kiếm được chút tiền không dễ dàng, lần sau em đừng mua gì tới nữa”.

     Quỳnh Hoa cười: “Quế Hương, lần này chỉ là chút tấm lòng của em. Nếu chị đã nói thế thì lần sau em không mua gì mang tới nữa. Nhưng sau này em còn tới nữa, bữa cơm đoàn viên không thể không ăn. Chẳng mấy khi được cải thiện đời sống một lần, chúng ta không có tiền, chẳng nhẽ chúng ta không được hưởng thụ một chút sao?”.

     Quế Hương cầm cái phích nước và thùng nhựa lên nói: “Việc này để nói sau. Đừng có tính trước chuyện tương lại. Chúng ta là người nghèo, những việc sau này phải nghe theo ý trời. Em ngồi chơi một lát, chị lên kia lấy ít nước nóng, nước trong phích đun từ hôm qua, uống vào không tốt”.

      Trong khoảng thời gian rảnh rỗi ngồi chờ Quế Hương đi lấy nước, Quỳnh Hoa nhìn lại căn phòng nhỏ của Đại Xuân và Quế Hương. Sự rách nát của căn phòng này cách xa một trời một vực với ngôi biệt thự nhà Từ Văn Tuấn. Một lần vô tình cô nghe cả nhà Từ Văn Tuấn nói chuyện cũng về việc mua căn nhà ở Mỹ Lô, nghe nói tổng số tiền mà họ phải bỏ ra để mua nhà là 150 vạn, lại còn phải thêm 40 vạn tiền trang trí. 200 vạn tệ để mua một căn nhà, cho dù là đối với những người nông dân làm thuê ở thành phố này, hay đối với những công chức làm trong nhà nước, là một con số trên trời. Cô nghĩ Đại Xuân và Quế Hương có khi phải ở trong căn phòng này suốt cả đời. Muốn mua một căn nhà làm chốn nương thân ở thành phố này, đối với những người như cô, như Đại Xuân hay như Quế Hương mà nói, có lẽ đó chỉ là ước mơ cả đời không bao giờ thực hiện được. Cô nghĩ đi nghĩ lại rồi lại nghĩ tới bản thân, ngay cả một căn nhà rách như thế này cô còn không có, tương lại và hi vọng của cô nằm ở đâu?

     Quế Hương đã mang nước về. Cô đặt cái ấm nước lên bếp dầu châm lửa, quay lại ngồi xuống với Quỳnh Hoa: “Bộ quần áo của em đẹp thật. Em tự đi chợ mua à?”.

     Quỳnh Hoa nói: “Có phải là em mua đâu. Là đồng phục của trung tâm phát cho em đấy”.

     Quế Hương đương nhiên không biết rằng đồng phục của Quỳnh Hoa là do Vương Hãn Đông bỏ tiền ra mua, các nhân viên bình thường ở trung tâm làm gì được may mắn như thế. Cô nghe Quỳnh Hoa nói bộ đồng phục này do trung tâm phát cho thì bắt đầu than thở về ông chủ công ty quản lí ở tiểu khu này: “Ông chủ ở công ty chị phát cho các nhân viên bộ đồng phục màu vàng cam, trông cứ như quần áo của tội phạm đang cải tạo lao động vậy. Ông chủ này rõ ràng là không coi con người ra gì, tiền lương thì ít, việc vừa nhiều vừa mệt. Có lúc nghĩ chẳng muốn làm nữa, nhưng không làm ở đây thì bọn chị còn biết làm cái gì? Xem ra cả đời này chị chẳng hi vọng có ngày mở mày mở mặt”.

     Những câu nói của Quế Hương không sai. Một người nông dân không có chuyên môn,  không có trình độ, vào thành phố, ngoài bán sức lao động của mình, họ còn hi vọng cái gì?

     Sauk hi nói vài câu chuyện phiếm nữa thì Đại Xuân tan ca về. Hai an hem họ một tháng không gặp nhau nên vô cùng vui vẻ. Quế Hương nói với Đại Xuân: “Quỳnh Hoa khách sáo quá, tới thăm mình lại còn mua bao nhiêu là quà nữa”.

     Đại Xuân nói: “Quỳnh Hoa, em như thế là khách sáo quá rồi. Chúng ta là an hem, thường xuyên gặp mặt nhau, nói dăm ba câu chuyện là tốt lắm rồi. Việc gì phải lãng phí tiền như thế?”.

     Quỳnh Hoa nói: “Chút quà mọn này đáng bao nhiêu tiền đâu. Vừa nãy Quế Hương nói rồi, lần sau em không mua nữa. Hôm nay là lần đầu tiên được nhận lương, em mời anh chị ăn bữa cơm, mọi người cùng vui vẻ với nhau. Giờ anh uống nước đi, xong rồi mình đi ăn cơm”.

     Ba người vẫn tới quán ăn nhỏ lần trước để ăn cơm, thức ăn vẫn là do Đại Xuân chọn. Đại Xuân lại gọi như lần trước, những món ăn rẻ và tiết kiệm nhất: đậu phụ sốt, cơm cháy, khoai tây xào và canh trứng gà cà chua.

      Ăn xong, nhân viên phục vụ tới thanh toán, ba món ăn, một món canh, thêm cả cơm trắng, tổng cộng là 51 tệ. Đại Xuân nghi ngờ không biết có phải nhân viên phục vụ tính sai hay không: “Một tháng trước bọn tôi cũng ăn ở đây, cũng những món ăn này chỉ hết 42 tệ, sao hôm nay lại thành 51 tệ rồi?”.

     Nhân viên phục vụ giải thích cho Đại Xuân: ”Quán ăn của chúng tôi chỉ buôn bán nhỏ, khách hàng ăn rồi quay lại lần nữa là quý hóa lắm rồi, đâu dám tăng giá. Nhưng anh nghĩ lại xem, thời gian gần đây, giá dầu muối, rau, thịt, có thứ nào mà không tăng giá? Nước lên thì thuyền lên. Món ăn của chúng tôi không tăng giá một chút thì phải đóng cửa tiệm mất thôi”.

     Đại Xuân thấy nhân viên phục vụ nói như vậy, cũng không biết phải nói gì nữa. Nhân viên phục vụ nhận của Quỳnh Hoa 50 tệ, bớt cho 1 tệ. Trên đường về căn phòng nhỏ của Đại Xuân, Quỳnh Hoa nói: “Hàng hóa bây giờ tăng giá ghê quá. Bà chủ ở nhà em là cục trưởng gì gì đó, mỗi lần tính tiền với em đều nhìn hóa đơn ghi ở siêu thị, câu mà bà ấy nói nhiều nhất là “sao lại tăng giá rồi?”.

      Quế Hương nói: “Hàng hóa ngày nào cũng lên giá, vậy mà tiền lương lại chẳng thấy tăng, cuộc sống của chúng ta rồi sẽ ngày càng khó khăn hơn”.

     Đại Xuân nói: “Trời sinh voi sinh cỏ, em lo cái gì. Thiên hạ sống được thì mình cũng sống được. Nếu đã sống khổ lại còn buồn rầu thì sống làm gì nữa. Dạo này chẳng phải người ra đang nói mức lương cơ bản ở thành phố sắp tăng sao? Có khi mấy ngày nữa chúng ta cũng được tăng thêm vài đồng”.

     Quế Hương cãi lại: “Cái này phải xem ông chủ của mình có lương tâm không đã”.

     Đại Xuân nói: “Chỉ cần là lệnh của chính phủ thì ông ta không chịu cũng phải chịu. Ông ta mà dám vi phạm pháp luật, chúng ta đi kiện. Chính phủ lúc nào cũng bảo vệ quyền lợi cho người lao động chúng ta”.

      Mải nói chuyện, ba người đã về tới căn phòng nhỏ dưới hầm để xe từ lúc nào. Quế Hương lại pha cho Quỳnh Hoa cốc trà mới.

       Quỳnh Hoa hỏi Đại Xuân: “Dạo này thầy em có gửi thư tới không?”.

       Đại Xuân cười nói: “Thầy em biết có vài chữ, viết thư thế nào được? Bức thư em gửi về lần trước, anh phải bảo thầy anh đọc cho. Thầy em nói rồi, có chuyện gì thì nói với thầy anh rồi gửi chung với thư của nhà anh. Anh nhận thư xong rồi nói với em. Như thế vừa bớt chuyện vừa đỡ tốn tiền”.

     “Thế thầy em nói gì?”.

     “Chú chỉ nói tình hình ở nhà rằng một mình sống rất tốt, lúc nào không có việc gì làm thì chơi bài. Năm nay ông mua ba con dê để nuôi, bao giờ em về ăn tế ông thịt một con cho em ăn”.

     “Thầy em còn nói gì nữa không?”.

      “Chú nói năm nay lớn tuổi rồi, dạo này cứ cảm thấy người mệt mỏi, không có sức. Nghe thầy anh nói, sắc mặt chú không tốt lắm, trông cứ vàng vàng”.

     Quỳnh Hoa vừa nghe nói sức khỏe của thầy mình không tốt, trong lòng thấy sốt ruột: “Thầy em có phải bị bệnh gì không?”.

     Đại Xuân an ủi cô: “Anh nghĩ chắc không phải bị bệnh gì đâu. Chú từ trước tới nay lúc nào cũng khỏe mạnh, chắc vì con cái không ai ở bên cạnh nên buồn quá thôi mà”.

     “Kim Hoa sao không thường xuyên về thăm thầy?”.

     “Sao lại không thường xuyên? Thầy anh nói tuần nào Kim Hoa cũng về thăm chú một lần, còn nhân tiện mang thêm mắm muối cho chú, chỉ có điều việc ở nhà nó không dứt ra được, tới một lúc rồi lại phải về. Anh thấy Kim Hoa cũng tận tâm lắm rồi”.

     Quỳnh Hoa biết Kim Hoa thường xuyên về thăm thầy thì an tâm hơn một chút. Cô lấy hết số tiền lương vừa nhận được lúc chiều ra, trừ đi tiền mua hoa quả và 50 tệ bữa ăn vừa nãy, vẫn còn 712 tệ. Cô giữ lại 12 tệ tiền lẻ, số còn lại đưa cả cho Đại Xuân: “Ở đây có 700 tệ, sau khi trừ đi tiền gửi bưu điện, số còn lại anh gửi cả cho thầy em. Nhân tiện nói với thầy em là nếu cảm thấy không khỏe thì tìm bác sĩ khám bênh, đừng có tiết kiệm, người phải quan trọng hơn tiền”.

     Đại Xuân nhận tiền nói: “Mai anh sẽ gửi tiền về cho em. Hồi em đi thầy em cho tiền chưa dùng hết, lát bảo Quế Hương tính lại, xem còn thừa bao nhiêu, có muốn gửi một thể về không?”.

      “Anh tự quyết định đi, thừa bao nhiêu gửi bấy nhiêu. Em ăn uống ở nhà chủ, bình thường cũng không phải mua bán cái gì, không cần giữ nhiều tiền”.

     Quỳnh Hoa thấy cũng không còn sớm nữa, bèn chào Đại Xuân và Quế Hương ra về. Đại Xuân và Quế Hương tiễn cô ra tới tận bến xe số 11 ở ngoài tiểu khu. Xe số 11 đi ngang qua đường Bắc Kinh, Quỳnh Hoa không cần đổi xe vẫn có thể về thẳng nhà.

     Quỳnh Hoa về tới nhà Từ Văn Tuấn, ba người họ đã về phòng riêng cả. Quỳnh Hoa đứng ngoài cửa phòng Thẩm Thái Hồng chào bà, thông báo là cô đã về rồi. Thẩm Thái Hồng chỉ ở bên trong “ừ” một tiếng rồi nói: “ Cô dọn dẹp phòng bếp sạch sẽ xong thì cũng đi ngủ sớm đi”.

     Quỳnh Hoa vào phòng bếp, bát đũa vẫn vứt ngổn ngang trong bồn rửa. Cô mở vòi nóng lạnh, rửa bát đũa sạch sẽ, sau đó rửa sạch nồi lớn, nồi nhỏ để trên bếp ga, lại lau sạch cái bếp, vặn chặt bình ga.

     Quỳnh Hoa cảm thấy hôm nay hơi mệt nên tắt đèn đi ngủ sớm.

     Chờ đợi cô ngày mai vẫn là những công việc như mọi ngày, đã trở thành chu kì đều đặn.
      
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

27#
 Tác giả| Đăng lúc 30-10-2012 19:34:12 | Chỉ xem của tác giả
Phần 3:

     Nửa tháng sau khi đoàn khảo sát tiến hành chỗ Chương Kiến Quốc, công việc mà Từ Văn Tuấn chuẩn bị đã có kết quả. Nguyên bí thư đảng ủy cục Giao thông được điều sang làm bí thư đảng ủy cục Văn hóa, Chương Kiến Quốc được giao làm bí thư đảng ủy cục Giao thông, đồng thời cục trưởng của cục Giao thông chính thức nghỉ hưu, phó cục trưởng Chương Kiến Quốc tạm thời thay quyền cục trưởng. Sở dĩ Từ Văn Tuấn có thể ra quyết định như thế là lợi dụng sự điều chỉnh hợp lí trong chính sách, tìm ra được một khoảng không gian để sử dụng quyền lực của mình theo chế độ “chính trị và công việc tách bạch”.

     Việc nhậm chức của Chương Kiến Quốc do đích thân Từ Văn Tuấn tới cục Giao thông mở một cuộc họp cán bộ cấp cao và tuyên bố. Trước khi triệu tập cuộc họp này, Từ Thẩm Bình đã tiết lộ tin tức tốt lành cho Chương Kiến Quốc. Chương Kiến Quốc nhận được thông tin này, vô cùng vui mừng, bỏ ra hai trăm vạn tệ để mua chức cục trưởng, quả là đáng tiền! Mua thêm được cái chức bí thư đảng ủy của cục Giao thông, lại càng đáng hơn. Cách làm lần này của Từ Văn Tuấn giống y như biện pháp khuyến mại mua một tặng một trên thị trường, không chỉ tặng cho Chương Kiến Quốc cái chức cục trưởng mà cái chức bí thư đảng ủy cũng vô cùng quý giá.

     Buổi trưa hôm nhận chức, Chương Kiến Quốc lấy lí do là tiễn cục trưởng cũ về nghỉ hưu, mở một buổi tiệc mời Từ Văn Tuấn, cục trưởng cũ và các cán bộ từ bậc trung cấp trở lên của cục Giao thông. Trong bữa tiệc, Chương Kiến Quốc mời Từ Văn Tuấn một ly rượu, rồi cùng cạn ly với các cán bộ khác. Từ đầu tới cuối bữa tiệc, Chương Kiến Quốc không lúc nào ngớt cười, dáng vẻ cùng thỏa mãn. Trong mắt của các cán bộ ở cục, bữa tiệc tiễn cục trưởng cũ này trên thực tế là tiệc chúc mừng của Chương Kiến Quốc, chúc mừng ông được thăng chức, đồng thời cũng là để lôi kéo cấp dưới. Sau khi bữa tiệc kết thúc, Chương Kiến Quốc đích thân tiễn Từ Văn Tuấn và cục trưởng cũ lên xe. Trên chiếc xe đưa cục trưởng cũ về còn đặt một cái hộp giấy lớn, trong đó là quà tạm biệt, có bốn cây thuốc lá Trung Hoa, bốn bình rượu Mao Đài, bốn hộp trà Bích Lô Xuân, bốn nhánh sâm Cát Lâm, “tứ quý như ý” thể hiện sự may mắn, đồng thời cũng thể hiện sự yêu quý của tổ chức dành cho cán bộ cũ.

     Sau khi bưã tiệc kết thúc, mọi người đều vui vẻ ra về. Chương Kiến Quốc về phòng làm việc của mình, ông không chuyển tới phòng của cục trưởng hay phòng của bí thư đảng ủy mà vẫn ở trong căn phòng làm việc cũ. Mặc dù căn phòng vẫn như cũ nhưng từ hôm nay, trung tâm quyền lực của cục Giao thông đã có sự thay đổi. Toàn bộ quyền lực chính trị lẫn kinh tế của cục Giao thông đều tập trung trong căn phòng này, từ giờ ông có thể thoải mái làm việc rồi.

     Việc đầu tiên mà ông làm khi về phòng là gọi điện thoại cho Vương Hãn Đông, thông báo cho ông ta tin tức tốt đẹp này. Vương Hãn Đông biết Chương Kiến Quốc được làm bí thứ đảng ủy thì tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, hoàn toàn không giống với hai suy đoán của ông trước đó. Mặc dù lòng tự trọng của ông hơi bị tổn thương một chút, nhưng dù sao ông cũng vui mừng trước thu hoạch bất ngờ này. Số phận của Vương Hãn Đông gắn liền với hoạn lộ của Chương Kiến Quốc. Hai người như hai con kiến, bị buộc chặt vào nhau, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, đắng cay ngọt bùi gì đều không thể tách rời. Mối quan hệ đặc biệt giữa hai người có lẽ phải nhắc lại từ lần hợp tác kinh tế một năm trước.

     Một năm trước, hạng mục công trình cải tạo đường quốc lộ số 1 trong phạm vi thành phố mà Chương Kiến Quốc phụ trách chuẩn bị bước vào thi công, người thực thi các công việc cụ thể là Tổng công ty Công trình giao thông thành phố, nằm dưới sự chỉ đạo của cục Giao thông. Việc khởi động hạng mục công trình cải tạo này cần gấp một khoản tiền vốn 500 triệu. Ngoài một số do Sở Tài chính thành phố cấp, vẫn còn thiếu một khoảng 300 triệu nữa. Số tiền này chỉ có thể giải quyết thông qua việc vay vốn ngân hàng. Mấy năm nay do nhu cầu nội tại thiếu hụt nghiệm trọng, chính quyền địa phương các cấp vì muốn nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP nên không nơi nào không sử dụng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cấp tổng lượng mua bán bất động sản để thu hút sự tăng trưởng của GDP. Chính quyền các cấp đều cảm thấy tài lực của địa phương mình chưa đủ, một mặt họ muốn thu thêm được nhiều thuế, tăng thêm nhiều hạng mục thu tiền; mặt khác họ còn vay nợ ngân hàng với những khoản nợ lớn. Vì sự an toàn của tiền vốn, đồng thời cũng vì lợi ích kinh tế của bản thân, nhưng ngân hàng đã cho chính quyền địa phương vay nhiều vốn, giờ không chịu nâng cao khoản vốn vay nữa. Trong tình hình này, Chương Kiến Quốc muốn giải quyết được 300 triệu để xây dựng đường quốc lộ trong thời gian ngắn không phải là việc đơn giản. Đang lúc khó khăn thì ngân hàng Viêm Hoàng mở một chi nhanh ngân hàng mới ở thành phố này. Ngân hàng Viêm Hoàng vừa mới khai trương nên muốn kiếm nhiều khách hàng tiềm năng để mở rộng phạm vi hoạt động, bởi vậy lần đầu tiên Chương Kiến Quốc gặp giám đốc chi nhánh ngân hàng Viêm Hoàng, Vương Hãn Đông, hai bên đều nhanh chóng đi tới thỏa thuận. Ưu thế của cả hai bên đều rất rõ ràng. Ưu thế của cục Giao thông là khoản vốn vay này tính vào nợ của chính phủ, vấn đề chữ tín tuyệt đối đáng tin tưởng. Ưu thế của ngân hàng Viêm Hoàng là tiền mặt đầy đủ. Khi hai bên đều đang gấp rút muốn hoàn thành vụ giao dịch này thì bản hợp đồng của họ chỉ còn lại một số vấn đề kĩ thuật. Nhưng những vấn đề này đều chỉ là vấn đề cỏn con.

     Theo yêu cầu của phía ngân hàng, cục Giao thông thành phố phải nộp một bản photo chứng chỉ hành nghề của đại diện pháp nhân Tổng công ty Công trình giao thông, một bản photo đăng kí thuế vụ, một bản photo chứng nhận của doanh nghiệp, văn kiện phê chuẩn hạng mục công trình do thành phố cấp, văn kiện phê chuẩn do quốc gia cấp, văn kiện phê chuẩn sự dụng đất, văn kiện phê chuẩn thành lập các trạm thu phí sau khi công trình hoàn thành, báo cáo thống kê tài chính trong ba năm gần đây của doanh nghiệp, giấy vay nợ ngân hàng, tín dụng ngân hàng… Tổng cộng cần khá nhiều loại giấy tờ. Ngân hàng mang những tài liệu này về nghiên cứu suốt nửa tháng trời mà không thấy có động tĩnh gì khiến Chương Kiến Quốc vô cùng sốt ruột. Ông hẹn Vương Hãn Đông đi ăn cơm nhằm tạo thêm chút quan hệ trên bàn ăn. Vương Hãn Đông không từ chối lời mời của Chương Kiến Quốc, trong bàn ăn Chương Kiến Quốc nói những gì, ông cũng hiểu rất rõ, sách lược của ông ta là đặt tên lên cũng nhưng không bắn vội, để chờ xem tình thế ra sao.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

28#
 Tác giả| Đăng lúc 30-10-2012 19:35:37 | Chỉ xem của tác giả
Phần 4:

     Tối hôm đó Chương Kiến Quốc cùng nữ thư kí là Thường Di Nhân, đứng chờ Vương Hãn Đông ở cổng khách sạn 5 sao Giả Nhật. Vương Hãn Đông đưa thư kí của mình là Chu Lệ đến rất đúng giờ. Theo như phép lịch sự là “lady first”, bốn người lần lượt bước vào căn phòng đã đặt trước. Thức ăn do hai cô thư kí bàn bạc với nhau rồi gọi, ý kiến thống nhất của bọn họ là rượu và thức ăn đều chọn những loại đặc sản và giá cả cao nhất, lí do là như vậy mới có thể thúc đẩy nhu cầu nội bộ, giúp ngành nghề thứ ba có cơ hội phát triển, đồng thời cống hiến nhiều hơn cho ngành thuế nước nhà. Nếu dùng sự thực khách quan để kiểm tra thì lí do này gần như là chân lí. Thị trường tiêu thụ đồ ăn thức uống nếu không có những khoản chi tiền “chùa” to lớn như thế này thì mức tiêu thụ một năm là 500 tỉ của Trung Quốc sẽ giảm sút đáng kể.

     Nhân viên phục vụ của khách sạn mang trà lên trước rồi mới mang thức ăn lên sau. Thức ăn có tám ngón, rượu đủ ba tuần, Chương Kiến Quốc thấy đã tới lúc cần nói chuyện nghiêm túc: “Giám đốc Vương, thủ tục vay vốn của các ông nói nhanh cũng nhanh, mà nói chậm cũng chậm. Những thủ tục mà tôi phải làm thì mấy ngày trước đã làm xong rồi. Nhưng chế độ bảo lãnh mới theo quy định của nhà nước. chính quyền các cấp và bộ ngành đều không thể đứng ra bảo lãnh thay cho đơn vị kinh doanh. Trong các tài liệu mà các ông đưa đến, giấy đảm bảo kinh tế cho Tổng công ty Công trình giao thông dưới danh nghĩa của cục Giao thông bây giờ không còn giá trị pháp lí nữa. Bới vậy trong số những tài liệu đó còn thiếu một tài liệu quan trong nhất, hiện nay không thể nào đưa hồ sơ của các ông lên tổng ngân hàng xin phê chuẩn được. Hay nói cách khách, các ông phải tìm ra một đơn vị bảo lãnh khác cho tổng công ty Công trình giao thông. Đơn vị bảo lãnh này phải đáp ứng đủ hai điều kiện: thứ nhất phải là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập; thứ hai, phải là đơn vị kinh doanh có đủ khả năng bảo lãnh theo quy định của ngân hàng chúng tôi. Cục trưởng Chương, ông xem, vấn đề này bao giờ các ông giải quyết được?”.

     Sự thay đổi chính sách bảo lãnh bất ngờ này là một chính sách mà trung ương sử dụng để đối phó với nền kinh tế quá nóng. Vấn đề bảo lãnh mà Vương Hãn Đông nêu ra đúng là có thật, không thể phản bác được. Chương Kiến Quốc nhất thời không nghĩ ra được cách nào: “Giám đốc Vương, ông thấy việc này có cách nào khách hay có thể linh động một chút được không?”.

    “Không có cách nào khác cả. Quy định là quy định, không được lẫn lộn. Chúng tôi không thể tự mình đâm đầu vào đường dây cao áp. Ai đâm vào đó thì chỉ có đường chết”.

     “Thời này trên có chính sách, dưới có đối sách, gặp đèn đỏ thì đi đường vòng, chẳng phải đó là trò chơi quen thuộc của những người trong giới ngân hàng như ông sao? Giám đốc Vương không nghĩ ra cách nào khác hả?”.  

     Vương Hãn Đông cười: “Gặp đèn đỏ thì đi đường vòng đâu phải quyền lợi riêng của ngân hàng chúng tôi. Bây giờ có cán bộ nào mà không biết cái này. Chỉ có điều trình độ ai cao ai thấp mà thôi. Lúc này đương nhiên là cũng có thể đi đường vòng được”.

     Chương Kiến Quốc vội vàng hỏi: “Đi vòng thế nào?”.

     “Tìm một công ty bảo lãnh để bảo đảm. Nhưng quan trọng là tìm công ty như thế nào”.

     “Ông cho rằng nên tìm công ty thế nào thì tốt?”.

     “Hiện cũng có một số công ty bảo lãnh nhưng đều là công ty nhỏ, chủ yếu chỉ làm bảo đảm vay vốn ngân hàng với con số nhỏ giúp các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp nhỏ, sức của họ có hạn, không thể bảo đảm cho nguồn vốn lớn như các ông. Bởi vậy chúng ta phải tìm đường khác”.

     Chương Kiến Quốc thấy Vương Hãn Đông nói gì cũng chỉ nói một nửa, nửa đùa nửa thật bảo Thường Di Nhân: “Cô mau kính giám đốc Vương một ly rượu để giám đốc Vương nhanh chóng nói cho chúng ta biết một con đường bảo đảm”.

    Thường Di Nhân lập tức chấp hành lệnh của Chương Kiến Quốc, cầm ly rượu lên đi tới trước mặt Vương Hãn Đông: “Giám đốc Vương, lệnh của cục trưởng chúng tôi, tôi phải tuân thủ tuyệt đối, cho dù vừa nãy cục trưởng Chương không nói thì ly rượu này hôm nay tôi vẫn phải kính ông. Ông là Thần Tài! Mùng 5 hằng năm, để đón tiếp Thần Tài, chúng tôi ở nhà đều đốt hai mươi quả pháo. Bây giờ năm mới đã qua, hôm nay tôi được đứng trước mặt Thần Tài mời rượu, quả là không uổng công”.

     Mấy câu nói nịnh bợ của Thường Di Nhân khiến Vương Hãn Đông rất khoái chí. Từng câu từng chữ Thường Di Nhân nói đều hợp với lòng ông ta: “Tướng tài không có binh kém. Cô Thường đúng là biết nói chuyện, cục trưởng Chương đúng là biết đào tạo người, Châu Lệ sau này phải thường xuyên học tập cô Thường, giờ cô cũng tới mời cục trưởng Chương một ly đi”.

     Bốn người chúc rượu cho nhau đều đã uống cạn. Vương Hãn Quốc nói với Chương Kiến Quốc: “Chúng ta chỉ mải nói chuyện, lỡ mất cả thức ăn ngon. Hai người chúng ta không đụng đũa, hai cô gái cũng không dám ăn đâu. Nhiều thức ăn ngon như thế mà để lãng phí thì không tốt, mọi người ăn trước đi, chuyện bảo lãnh để hôm khác bàn sau”.

     Chương Kiến Quốc hiểu ý của Vương Hãn Đông, chắc chắn là định khất lần cho qua. Ông đoán không biết có phải vì Vương Hãn Đông ngại có hai cô thư kí có mặt nên không tiện nói, bởi vậy nói tiếp: “Giám đốc Vương nói đúng lắm, đơngf chỉ mải nói chuyện, chúng ta vừa ăn vừa nói. Chỉ nói mà không ăn là có lỗi với cái bụng của mình, nhưng chỉ ăn mà không nói thì buồn quá. Giám đốc Vương thấy có phải không? Những người ngồi ở đây hôm nay đều không phải người ngoài, mọi người cứ nói chuyện tự nhiên, nói đúng nói sai đều không sao cả”.

     Vương Hãn Đông đương nhiên biết câu “không phải người ngoài” của Chương Kiến Quốc có nghĩa là gì. Cô thư kí Châu Lệ cũng là một trong “tứ Lệ” của ông. “Tam Lệ” còn lại là: Nhan Lệ, Chu Lệ và Đào Lệ. Châu Lệ là thư kí ăn ý nhất của ông, đương nhiên không phải người ngoài. Cô thư kí họ Thường mà Chương Kiến Quốc đưa tới chắc cũng như vậy. Nhưng trước khi ông và Chương Kiến Quốc đi tới thống nhất cuối cùng thì vẫn không nên cho họ biết quá rõ về sự việc. Nếu hợp đồng không thành, lời ong tiếng ve đồn ra ngoài, một đồn mười, mười đồn trăm, rồi ảnh hưởng tới thanh danh của ông, quả là không đáng. Bởi vậy ông nói: “Việc tìm công ty bảo lãnh quả thực là rất gấp. Nhưng việc gì cũng phải từ từ mới có kết quả tốt, có gấp cũng không được. Chúng ta cứ ăn uống thoải mái đi rồi thảo luận kĩ với nhau cũng không muộn”.

     Chương Kiến Quốc thấy Vương Hãn Đông nói vậy thì cũng không còn cách nào khác, bây giờ ông đang có việc nhờ người ta, chỉ đành thuyền trôi theo dòng: “Lời của giám đốc Vương có lí lắm, chúng ta cứ ăn no đã rồi tính sau, không nên để phí thức ăn”.

     Cuối cùng bốn người cũng đã ăn xong cơm, dùng hoa quả tráng miệng rồi đi ra khỏi khách sạn Giả Nhật. Trước cổng khách sạn, Vương Hãn Đông kéo tay Chương Kiến Quốc rồi nói: “Để hai cô gái về trước, chúng ta tìm chỗ nào đó ngồi lại sau”.

     Chương Kiến Quốc hiểu ý của Vương Hãn Đông, bèn bảo hai cô thư kí về trước. Vương Hãn Đông lái xe đi trước, Chương Kiến Quốc lái xe theo sau. Vương Hãn Đông đưa Chương Kiến Quốc tới hộp đêm Đại Hào Hoa.

     Vương Hãn Đông thành thạo dẫn Chương Kiến Quốc lên tầng hai. Bảo cô nhân viên phụ trách tầng xếp cho ông một phòng riêng, còn chào hỏi má mì ở đây rất thân mật, dặn rằng hôm nay bọn họ chỉ uống trà và ăn hoa quả, không cần ai tới tiếp rượu. Má mì mặc dù ngoan ngoãn làm theo lời dặn của Vương Hãn Đông, nhưng vẫn vô cùng ngạc nhiên trước biểu hiện của ông ta ngày hôm nay. Chẳng nhẽ hôm nay mặt trời mọc ở đằng tây?

     Vương Hãn Đông chờ nhân viên phục vụ của hộp đêm Đại Hào Hoa mang trà và hoa quả lên rồi ra ngoài đóng cửa. Lúc đó hai người mới châm thuốc, Vương Hãn Đông nhả khói thuốc thành từng vòng tròn, từ to tới nhỏ. Thong thả, ông mới chủ động lên tiếng: “Cục trưởng Chương, khách sạn Giả Nhật là một nơi ăn cơm được nhưng không phải nơi nói chuyện được. Không phải vì tôi không tin hai cô gái đó, nhưng quan trọng là việc mà hôm nay tôi với ông phải bàn vô cùng quan trọng. Trước khi chính thức thực hiện, không được để lộ ra bất cứ điều tiếng gì, càng ít người biết càng tốt. Ngộ nhỡ việc này không thành mà để người ngoài biết được thì chẳng khác nào rước họa vào thân”.

     “Ý của ông là…”.

     “Tôi có đề nghị là vấn đề đảm bảo cho khoản vay vốn của Tổng công ty Công trình giao thông sẽ do một công ty bảo lãnh do ông và tôi cùng mở ra giải quyết”.

     “Chúng ta cùng mở công ty bảo lãnh? Tự mình bảo lãnh cho mình?”.

     “Ông nói thế là chỉ mới nói một nữa, không thể nói mình bảo lãnh cho mình. Chữ “mình” ở trước là chỉ tôi với ông, chữ “mình” ở sau là chỉ cục Giao thông và Tổng công ty Công trình giao thông. Tiền đề để bảo lãnh khoản vay này là chỉ cần có ủy ban thành phố ở đó thì việc đảm bảo không có vấn đề gì. Ủy ban thành phố của chúng ta có thể không có mặt sao? Chắc chắn là không có chuyện đó. Vậy thì ai đứng ra bảo lãnh đều không quan trọng. Việc bảo lãnh không chút mạo hiểm này giao cho bất kì công ty bảo lãnh nào làm đều là tự mang tiền biếu người khác. Đương nhiên, chúng ta có thể kiếm được chút ít nước mỡ từ trong đó, nhưng số nước mỡ này phải chờ người ta tới thưởng thức trước, người ta thưởng thức bảo nhiêu thì thưởng thức, chúng ta không thể mặc cả, ông nói như thế có đáng không? Tôi thiết nghĩ, thay vì đổ món hời này cho người khác thì chi bằng chúng ta tự mở một công ty bảo lãnh, là sự thống nhất của bên vay, bên cho vay và bên bảo lãnh. Tất cả đều nằm trong tay của chúng ta. Sau này khoản vay này muốn thé nào thì thế nấy. Vấn đề đảm bảo cho Tổng công ty Công trình giap thông đã có đường vòng để đi, hơn nữa còn một mũi tên trúng hai con chim!”.

     Chương Kiến Quốc phải nghiêng mình nể phục trước ý nghĩ táo bạo của Vương Hãn Đông. Nhưng ông vẫn không hiểu nhiều chi tiết trong việc mở công ty: “Chúng ta tự mở một công ty bảo lãnh, vậy vốn điều lệ công ty ở đâu ra? Người làm việc cho công ty nữa.”.

     “Vốn điều lệ và nhân viên đều có sẵn rồi. Hai vấn đề này ông không cần phải lo. Vốn điều lệ công ty bảo lãnh ít qua thì không được. Nếu số tiền này không tới một mức nhất định thì công ty bảo lãnh không thể tiến hành đảm bảo cho các vụ giao dịch lớn. Bởi vậy tôi thấy chắc phải khoảng 3 triệu tệ. Khi làm thủ tục đăng kí, tiền đăng kí thực ra không cần phải có thật. Có thể dùng một tờ giấy chứng minh giả ở ngân hàng chúng tôi, sau đó tìm một sở tài chính nào đó xin một tờ giấy chứng nhận là được. Còn về nhân viên công ty thì tôi và ông mỗi người cử ra một đại diện, các nhân viên khác tìm thêm vài người là được”.

     Chương Kiến Quốc thấy Vương Hãn Đông suy nghĩ chu đáo như vậy, biết rằng trước khi tới cuộc hẹn ngày hôm nay, ông ta đã tính toán cẩn thận rồi chứ chẳng phải chỉ là ý nghĩ nhất thời. Nhưng ông ta cũng phát hiện ra trong kế hoạch của Vương Hãn Đông có một điểm khả nghi: Vương Hãn Đông là một con người thông minh như thế, một mình ông ta hoàn toàn có khả năng mở một công ty bảo lãnh, tại sao còn muốn kéo ông vào? Thêm một người hợp tác phải chia đôi lợi nhuận, Vương Hãn Đông ngốc như thế sao? Chắc chắn đằng sau việc này còn có nguyên nhân nào khác? Thậm chí có thể là một âm mưu? Tạm thời ông cẫn không có phản ứng gì, chỉ giấu những hoài nghi này trong lòng, tiếp tục thảo luận với Vương Hãn Đông về các chi tiết mở công ty. Chương Kiến Quốc muốn thông qua quá trình thảo luận này, tìm ra chút manh mối cho những nghi ngờ của mình.

     Hai người vừa hút thuốc uống trà, vừa thảo luận về các vấn đề cụ thể của công ty. Trong toàn bộ các chi tiết mở công ty, Chương Kiến Quốc không hề phát hiện ra cái bẫy nào mà Vương Hãn Đông đặt ra. Sauk hi đã thảo luận kĩ càng về các cấn đề chủ yếu trong việc mở công ty, Chương Kiến Quốc thấy đã tới lúc làm rõ nghi vấn trong lòng: “Giám độc Vương, suy nghĩ táo bao của ông ngày hôm nay, tôi tự cảm thây mình không bằng được. Nhưng tôi vẫn còn một câu hỏi nhỏ chưa hiểu lắm. Đó là một mình ông mở công ty này là được rồi, vậy mà vì coi trọng tôi, ông kéo tôi vào cùng làm. Ông không sợ như thế, lợi nhuận của ông sẽ giảm đi một nửa sao?”.

     “Cục trưởng Chương nặng lời rồi. Mặc dù lợi nhuận cá nhân của tôi đúng là giảm đi một nửa như ông nói, nhơng vì vậy mà tôi có thêm một người bạn như ông, cái giá này rất đáng. Nhưng có một điều ông vẫn nói sai rồi. Công ty có sự tham gia của cục trưởng Chương thì lợi ích của tôi chỉ tăng chứ không giảm, ông có biết vì sao không?”.

     “Vì sao?”.

     “Mua bán, một người mua, một người bán. Trong hợp đồng mua bán bảo lãnh này, cục Giao thông một mặt cung cấp mục tiêu bảo lãnh cần thiết, mặt khác lại trả chi phí bảo lãnh. Điều này đối với công ty bão lãnh mà nói, trên thực tế cục Giao thông vừa là người bán, lại cũng là người mua. Cục Giao thông thành phố là ai? Hạng mục cải tạo đường quốc lộ do ông quán lí, bởi vậy trong mắt tôi, cục Giao thông chính là ông. Chỉ cần ông có thể đảm bảo tất cả các hạng mục của cục Giao thông từ nay về sau đều do công ty bảo lãnh của chúng ta bảo đảm, ông nói xem tôi được nhiều lợi hay ít lợi hơn? Đây chỉ là thứ nhất. Quan trọng hơn là phí bảo lãnh của chúng ta có thể tự mình quyết định, Trong luật bảo lãnh của nhà nước không quy định về mức phí cụ thể, cách thông thường phí bảo lãnh nằm trong khoảng từ 3% tới 10% tổng số tiền bảo lãnh, chủ yếu là phải xem số tiền, mục đích, sự mạo hiểm của nguồn vốn cần bảo lãnh, sau đó hai bên cùng thương lượng và quyết định, nhà nước không can thiệp vào chuyện này. Nếu số vốn vay vượt quá con số trăm triệu, thông thường phí bảo lãnh là dưới 3%. Nếu ông nâng cao mức phí bảo lãnh cho khoản vốn này từ 3% lên 10%, chúng ta mỗi người sẽ nhận được 5%. Ông nói tôi thích lấy 3% hơn hay 5% hơn?”.

     Chương Kiến Quốc nhất thời không nói được gì, những nghi ngờ trong lòng cũng tan biến hết. Ông nửa đùa nửa thật nói: “Giám đốc Vương đúng là còn tinh khôn hơn quỷ. Sau này khi tiếp xúc với ông, tôi phải thận trọng hơn mới được”.

     Hai người sau khi đã thống nhất bước đầu cùng mở công ty bảo lãnh, Chương Kiến Quốc ra về trước.

    Hôm nay Vương Hãn Đông đã dắt được mũi Chương Kiến Quốc, thuận lợi đạt được mục đích của mình, thở phào nhẹ nhõm. Oog lại châm một điếu thuốc, dựa lưng vào sô pha lim dim mắt nghỉ ngơi. Ông nghĩ tính cách tham lam của con người vừa là bản tính của ông, cũng là nhân tố mang tính quyết định trong việc túm chặt được Chương Kiến Quốc.

     Ông nghĩ việc lớn đã thành, cần phải thả lỏng bản thân, bèn gọi má mì tới, bảo bà ta lập tức gọi Nhan Lệ tới phòng của ông. Nhan Lệ là cô gái mà Vương Hãn Đông đã bao ở hộp đêm Đại Hào Hoa. Chỉ cần Vương Hãn Đông tới, Nhan Lệ chính là món đồ độc quyền của ông ta, không cho phép bất cứ người nào tranh giành. Sau này, vì để lôi kéo Từ Thẩm Bình, ông mới nhường Nhan Lệ cho anh ta. Về cơ bản cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nhan Lệ. Nhưng thi thoảng ông vẫn cùng Nhan Lệ ôn lại tình cũ.
   
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

29#
 Tác giả| Đăng lúc 2-11-2012 13:30:06 | Chỉ xem của tác giả
Chương 9: Bí mật dưới gầm giường.
Phần 1:

      Ba ngày sau, công ty bảo lãnh chuẩn bị được thành lập theo đúng như kế hoạch tỉ mỉ mà Vương Hãn Đông đã lập ra. Công ty lớn đương nhiên là phải có khí thế. Vương Hãn Đông quyết định đặt trụ sở công ty tại khách sạn 5 sao Giả Nhật, Châu Lệ ra mặt với danh nghĩa cá nhân, kí một hợp đồng thuê phòng dài hạn với khách sạn, một căn phòng ở tầng 9 và một căn phòng ở tầng 10. Căn phòng ở tầng 9 khá rộng, bên ngoài có thể dùng làm phòng làm việc. Sau khi công ty đã làm xong thủ tục đăng kí, công ty và khách sạn Giả Nhật lại làm thêm một hợp đồng thuê phòng chính thức. Những chi phí trước đó đều do Vương Hãn Đông lấy ra 5 vạn tệ ở ngân hàng Viêm Hoàng để tạm thời đối phó. Công ty do Thương Di Nhân làm chủ tịch hội đồng quản trị. Châu Lệ là tổng giám đốc. Vì Thường Di Nhân và Châu Lệ chỉ hiểu chuyện liếc mắt đưa tình chứ không biết gì về tài chính, nhưng công ty bảo lãnh buộc phải có người chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và kế toán thì công việc mới có thể tiến hành thuận lợi. Bởi vậy Vương Hãn Đông tuyển hai chàng trai đã tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ở trường đại học về làm việc. Nguyên nhân mà Vương Hãn Đông chọn con trai là vì công ty muốn phát triển về nghiệp vụ thì âm dương phải cân bằng, nam nữ bình đẳng, làm việc mới không mệt mỏi. Ông cũng tuyển một nữ thư kí phụ trách các công việc khác.

     Khi làm thủ tục đăng kí cho công ty bảo lãnh, Vương Hãn Đông đã mất rất nhiều thời gian vào việc nghĩ cho công ty một cái tên hay. Vương Hãn Đông nhớ lại hồi nhỏ ăn tết ở quê, từng thấy có một gia đình buôn bán dán đôi câu vế trên cánh cửa, vế trên là: “Sinh ý hưng long thông tứ hải”; vế dưới là: “Tài nguyên thuận sướng đạt tam giang”. Ông thấy nội dung câu đối này rất hay và có ý nghĩa, phù hợp với phương hướng phát triển hiện nay của công ty, bởi vậy đặt tên cho công ty mới là Công ty hữu hạn bảo lãnh đầu tư Tam Giang.

     Vương Hãn Đông gọi điện thoại bảo Châu Lệ tới phòng giám đốc, nói cho cô biết về tên công ty mà mình vừa nghĩ ra, bảo cô đi làm thủ tục đăng kí tên. Châu Lệ vốn kiến thức địa lí thời trung học ít ỏi nhưng ấn tượng về các nhân vật trong những bộ phim trên ti vi, bèn hỏi Vương Hãn Đông: “Giám đốc, tại sao lại gọi công ty là “Tam Giang” ? Nước mình có bốn con sông lớn là Trường Giang, Hoàng Hà, Chu Giang và Hắc Long Giang, trên ti vi cũng chỉ nghe nói tới Tổng đốc Lưỡng giang chứ chưa bao giờ nghe nói tới Tổng đốc Tam giang?”.

     Những lúc chỉ có hai người, với Vương Hãn Đông, Châu Lệ có thể xưng hô thoải mái, nhưng trong các trường hợp khác, cô buộc phải gọi ông là giám đốc. Đây là quy định mà Vương Hãn Đông đặt ra cho cô, cũng là một cách để Vương Hãn Đông bảo vệ địa vị cao quý của mình.

     Vương Hãn Đông không thấy bất ngờ trước sự ngu dốt của Châu Lệ: “Tam Giang ở đây không phải là ba con sông lớn. Trong tiếng Hán cổ, “tam” là nhiều. Khổng Tử nói “Tam nhân hành tất hữu ngã sư”. Giả sử tôi đưa cô và Thường Di Nhân đi dạo phố, có phải là “Tam nhân hành” không? Trong hai người chắc chắn có một người là thầy giáo của tôi? Cô nói xem, trong hai cô, ai có thể làm thầy giáo của tôi? Bởi vậy ý của Khổng Tử khi nói “Tam nhân hành tất hữu ngã sư” nghĩa là trong nhiều người cùng đi với tôi, chắc chắn có một người có thể là thầy giáo của tôi. Cô nói xem chữ “Tam Giang” của chúng ta tổng cộng có bao nhiêu con sông? Nhiều tới mức không đếm được.”

     Lời giảng tỉ mỉ của Vương Hãn Đông giúp cho Châu Lệ hiểu rõ hàm nghĩa của “Tam Giang”. Cô quay về làm việc theo lệnh

     Sauk hi cùng Chương Kiến Quốc quyết định đầu tư vào công ty bảo lãnh, chỉ trong vòng nửa tháng, Công ty hữu hạn bảo lãnh đầu tư Tam Giang chính thức đi vào hoạt động.

     Châu Lệ và Thường Di Nhân làm thủ tục xin nghỉ việc ở cơ quan cũ và lập tức nhận nhiệm vụ mới.

     Việc đầu tiên mà hai người phải làm khi nhậm chức chính là kí hợp đồng thuê phòng với khách sạn Giả Nhật. Hợp đồng thuê cả dãy phòng 3 năm làm phòng tiếp khách, nên khách sạn Giả Nhật giảm giá phòng xuống còn 60%, một năm là 48 vạn tệ. Vương Hãn Đông nghe Châu Lệ thông báo tình hình, luôn miệng nói: “Không đắt, không đắt”.

      Vương Hãn Đông đã có những tính toán cụ thể về việc sử dụng các căn phòng. Căn phòng ở tầng 9 dành cho Châu Lệ sử dụng. Phòng ngoài là văn phòng công ty Tam Giang, phòng trong là phòng ngủ của Châu Lệ. Căn phòng trên tầng 10 là phòng của chủ tịch hội đồng quản trị, đê cho Thường Di Nhân và Chương Kiến Quốc cùng sử dụng. Từ đó về sau, Chương Kiến Quốc thường xuyên tới đây hẹn hò với Thường Di Nhân. Đây là chuyện riêng giữa hai người nên cũng không cần phải nói rõ ràng. Ở đây chỉ có một việc cần nói là, Thường Di Nhân sau khi từ chức ở cục Giao thông, đưa ra một điều kiện với Chương Kiến Quốc: Người làm thư kí cho Chương Kiến Quốc phải là nam, không được sử dụng nữ thư kí nữa. Chương Kiến Quốc lúc đó cũng nhát gan, vì ông và Thường Di Nhân có mối quan hệ không rõ ràng, nên vô cùng thận trọng, cứ như thể mình đang làm công tác tuyệt mật. Ông sợ ngộ nhỡ vợ ông biết mình bên ngoài có tình nhân sẽ làm loạn lên, gây ra nhiều phiền phức không cần thiết. Khác với Vương Hãn Đông, từ sau khi có Thường Di Nhân, Chương Kiến Quốc cảm thấy cô ta là người biết điều, ông hiểu sống trên đời phải biết thỏa mãn nên cũng không còn khát khao gì nữa. Ông lập tức đồng ý với yêu cầu của Thường Di Nhân, sau này Chương Kiến Quốc chỉ dùng thư kí nam.

     Vụ làm ăn đầu tiên của Công ty hữu hạn bảo lãnh đầu tư Tam Giang đương nhiên là việc ngân hàng Viêm Hoàng cho Tổng công ty công trình giao thông thành phố vay tiền. Khoản nợ trị giá 350 triệu này được kí kết chỉ trong vòng 3 ngày. Vương Hãn Đông lấy danh nghĩa của Công ty hữu hạn bảo lãnh đầu tư Tam Giang ra bảo lãnh, bổ sung thêm một số tài liệu cần thiết vào hồ sơ vay vốn của Tổng công ty công trình giao thông rồi gửi lên tổng ngân hàng. Chỉ nửa tháng sau, tổng ngân hàng đã phê chuẩn khoản vay này. Số tiền 350 triệu nhân dân tệ được gửi vào tài khoản của Tổng công ty công trình giao thông. Sau đó Tổng công ty công trình giao thông lại chuyển 35 triệu nhân dân tệ vào tài khoản của Công ty hữu hạn bảo lãnh đầu tư Tam Giang. Cả hai công ty này đều có tài khoản ở ngân hàng Viêm Hòang. Bởi vậy thủ tục chuyển khoản đượck thực hiện nhanh chóng trong vòng có vài phút. Khoản tiền 35 triệu nhân dân tệ này đạt được quá nhanh và dễ dàng, khiến người khác phải giật mình, thủ đoạn phạm tội bây giờ quả là sáng tạo.

     Đây chính là lí do khiến Chương Kiến Quốc và Vương Hãn Đông có mối quan hệ thân thiết và gắn bó với nhau như vậy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

30#
 Tác giả| Đăng lúc 2-11-2012 13:31:33 | Chỉ xem của tác giả
Phần 2:

     Sau khi có một khoản tiền lớn, cuộc sống của mọi người trong Công ty Tam Giang đều trở nên sôi động hơn. Ba sinh viêc mới tuyển vào công ty được khen ngợi sau khi hoàn thành nhiệm vụ làm ăn này. Ai cũng tỏ ra dương dương tự đắc, cười nói vui vẻ. Họ không hiểu rõ tính chất và nội tình của công ty, cũng không hiểu được trong cái âm mưu “tay không bắt sói” này, lợi nhuận mà họ nhận được chỉ là con số 0. Vương Hãn Đông nhân lúc cả ba thanh niên này còn đang hưng phấn, yêu cầu họ làm một vài dự án mới, nếu có doanh nghiệp khác muốn vay vốn ở ngân hàng Viêm Hoàng thì Công ty bảo lãnh Tam Giang nhất định không thể bỏ qua.

     Từ sau khi có Công ty hữu hạn bảo lãnh đầu tư Tam Giang, Vương Hãn Đông và Chương Kiến Quốc đều được tăng thêm thu nhập, không chỉ đơn giản là hai chữ kiếm tiền mà còn tiến bộ thêm về trình độ kiếm tiền bất hợp pháp một cách hợp pháp. Hai trăm vạn tệ mà Chương Kiến Quốc tặng cho Từ Thẩm Bình cũng được lấy từ Công ty Tam Giang. Khi đó Chương Kiến Quốc nói với Vương Hãn Đông rằng, khoản tiền này ghi vào sổ của ông, khi hai người chia lợi nhuận, ông sẽ trừ bớt đi hai trăm vạn tệ. Bây giờ hai người nghĩ lại lúc bất hòa khi trước, cả hai đều cảm thấy ngượng ngùng.

     Vương Hãn Đông là linh hồn của Công ty Tam Giang. Tới đây không thể không “long trọng” giới thiệu về Vương Hãn Đông. Nếu đánh giá tổng thể về tốt chất cá nhân của Vương Hãn Đông, tất cả những gã lưu manh muốn làm tham quan và tất cả những gã tham quan muốn làm lưu manh đều nên tôn Vương Hãn Đông làm sư phụ, để được tham gia khóa học “Học vị tiến sĩ tham quan lưu manh”.

     Vương Hãn Đông rất coi trọng việc ăn mặc, giỏi giao tiếp, thông tường nghệ thuật, nói năng nho nhã, chi tiền rộng lượng, cho dù làm việc tốt hay việc xấu đều rất bạo dạn, có mưu kế. Triết lí sống của ông ta thứ nhất là phải có quyền để đáp ứng dục vọng về quyền lực của riêng ông ta; thứ hai là phải có tiền để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ. Quyền càng cao càng tốt, tiền càng nhiều càng tốt. Hai thứ này cũng bổ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau để tạo ra hào quang cho cuộc đời của ông ta.

      Để thực hiện ước mơ của mình, ông ta đã dày công lên kế hoạch cho mỗi bước hành động của mình, giống như khi nước Mỹ phóng phi thuyền lên vũ trụ, mỗi một trình tự đều phải tính toán tỉ mỉ. Ông tặng không Nhan Lệ cho Từ Thẩm Bình, đưa Quỳnh Hoa vào nhà Từ Văn Tuấn, tất cả đều là những tính toán tỉ mỉ như một cái lưới, họ đều là quân cờ trong tay Vương Hãn Đông. Vương Hãn Đông đã dùng tiền để khống chế Nhan Lệ, vào thời cơ thích hợp, ông lại mua chuộc Quỳnh Hoa, tới lúc quan trọng, họ sẽ phát huy vai trò vô cùng to lớn. Những chi phí mà Vương Hãn Đông bỏ ra cho Nhan Lệ và Quỳnh Hoa đều được lấy từ tiền của công ty Tam Giang. Sô tiền nhỏ này so với ông chẳng bỏ dính răng.

     Vương Hãn Đông xúi giục Từ Thẩm Bình mở phòng tranh là một kế hoạch khác của ông. Vai trò thứ nhất của việc này là cung cấp một tấm bình phong cho Từ Văn Tuấn nhận hối lộ, đây chính là kinh nghiệm tự việc thành lập công ty Tam Giang. Thứ hai là thông qua Nhan Lệ để thu thập các chứng cứ nhận hối lộ của Từ Văn Tuấn và Từ Thẩm Bình. Nếu đã có chứng cứ phạm tội của hai cha con nhà họ Từ, ông có thể ung dung uy hiếp họ để hưởng lợi. Trong việc mua chức quan thì đôi khi uy hiếp còn có tác dụng hơn cả hối lộ. Một khi đã khống chế được bộ trưởng bộ Tổ chức thì ông không phải tới một thành phố nơi biên thùy làm giám đốc ngân hàng nữa mà có thể đường hoàng có một chức quan trong cái thành phố phồn hoa này.

     Kế hoạch này của Vương Hãn Đông được gợi mở nhờ một tin tức mà cách đó không lâu, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải rầm rộ. Tin tức này nói rằng, có một gã vô lại ở thành phố nào đó, cả ngày không có việc gì làm, chỉ chuyên đi theo dõi các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của thành phố, khi hắn thu thập được một lượng lớn chứng cứ việc các vị lãnh đâọ này nhận hối lộ, đi chơi gái, hắn bắt đầu tới gõ cửa từng nhà. Bằng sự uy hiếp đó, hắn trở thành một vị quan chủ chốt của thành phố, thậm chí còn khống chế gần như toàn bộ các cán bộ lớn nhỏ trong thành phố này, giẫm lên đầu họ để tiến về phía trước. Kết cục cuối cùng của tấn trò hề này là gã vô lại phải vào tù. Vương Hãn Đông đã tổng kết được kinh nghiệm và bài học từ hắn. Là kinh nghiệm thì phải học tập, là bài học thì phải ghi nhớ. Ông cho rằng điểm thất bại của gã vô lại đó là: Hắn quá đắc ý, quên mất mình là ai. Từ đó ông cư xử với người khác luôn nhất mực hòa nhã và khôn khéo, điều này chứng tỏ từ gã vô lại đó, không những ông học được không ít thứ mà còn tỏ ra thông minh hơn hắn ta rất nhiều.

     Vương Hãn Đông xuất thân từ giới tài chính, vẻ ngoài thì đường hoàng, đạo mạo, nhưng bên trong che giấu những tính toán tinh vi với đồng tiền. Đây có vẻ như hai cực đối lập nhau nhưng khi thống nhất trong một lá cờ tham ô thì theo cách nói của ông sẽ là: “Không nên tiết kiệm đồng nào để hưởng thụ cuộc sống; không nên tiêu phí một đồng nào vào những việc không nhất thiết phải tiêu”. Mục đích ông giúp Từ Thẩm Bình mở phòng tranh chính là muốn lấy ra hóa đơn chi hai trăm vạn tệ mà Chương Kiến Quốc cho Từ Thẩm Bình, có hóa đơn thì số tiền này sẽ ghi vào chi thu của công ty Tam Giang. Cuối năm kết toán, công ty sẽ giảm được khoản thuế 66 vạn tệ, đâu phải một con số nhỏ. Chi phí thuê phòng khách sạn 5 sao của công ty Tam Giang ông cũng đã có cách tính toán khác. Số tiền thuê thực tế mà khách sạn Giả Nhật cho công ty thuê đã trừ đi 40%, thêm vào đó là số tiền thuế được bớt của công ty, như vậy số tiền thuê nhà thực tế giảm được 44%, tổng cộng tính ra tiền thuê nhà thực sự không cao mà ngược lại, nó còn có lợi cho hình ảnh của công ty Tam Giang. Những tham quan có đầu óc kinh tế như Vương Hãn Đông quả thực không nhiều. Ông chính là một “tấm gương sáng” cho những tham quan khác cùng học tập.

  

   
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách