Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 34211|Trả lời: 86
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại] Ô Sin Nhà Bộ Trưởng | Phạm Gia Khánh

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 12-10-2012 21:49:14 | Xem tất |Chế độ đọc
file:///C:\DOCUME~1\ADMINI~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg
Tên tác phẩm: Ô SinNhà Bộ Trưởng
Tác giả:
PhạmGia Khánh
Dịch giả : Phạm Thanh Hương
Thể loại:
Tiểu Thuyết
Tìnhtrạng sáng tác : Hoàn thành

Nguồn: Tự type
Giớithiệu sơ lược:
Cùng Hoa, mộtcô gái nông thôn chất phác, lên thành phố hi vọng kiếm được việc làm lươngthiện nhằm đổi đời cuộc sống. Tuy nhiên bởi ngoại hình xinh đẹp, cô đã bị biếnthành món hàng trên chốn quan trường.
Vương Hãn Đông,một giám đốc ngân hàng mưu kế sâu hiểm, đã không từ thủ đoạn nào để mua quantiến chức thậm chí tặng cả tình nhân của mình cho công tử con quan.
Bộ trường Từ Văn Tuấn,thâm trầm quyền biến, là cây cầu trên con đường quan chức nơi mọi người muốnqua phải nộp một khoản "lộ phí". Bởi thế, dưới gầm giường ông ta làmột tài sản khổng lồ khiến người ta phải kinh hãi.
Thiếu gia Từ Thẩm Bình,háo sắc tham tiền, vì muốn thỏa mãn dục vọng đã tìm đủ mọi cách từ dụ dỗ, muachuộc cho đến cưỡng ép chiếm đoạt xác thân.
..
Ô SIN NHÀ BỘ TRƯỞNG - Bứctranh phơi bày sự tha hóa của một bộ phận quan chức và doanh nhân Trung Quốc.

Lời của độc giả: Mới đầu khi mới đọc truyện này, có lẽ bạn sẽ càm thấy nhàm chán và không có gì hay cả. Nhưng càng về sau bạn sẽ càng thấy rõ được những góc khuất của cuộc sống của những con người nghèo khổ, đấu tranh để sinh tồn, mặt trái của xã hội, sự hủ bại trong chốn quan trường thông qua câu chuyện về cô nàng ô sin vừa đáng yêu, vừa đáng trách. Những hy vọng, ý chí phấn đấu của cô khiến người ta phải cảm thán; trong khi đó sự tham lam, tàn nhẫn của các quan chức, doanh nhân lại làm mọi người phẫn nộ, bất bình.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 12-10-2012 22:11:47 | Xem tất
Chương 1: CùngHoa vào thành phố kiếm tiền.
Phần 1:
     Cùng Hoa năm nay hai mươi tuổi.

     Cùng Hoa sinh ra trên mảnh đất nghèo cằn cỗi sát biên cương. Đó là khu cách mạng cũ và là khu dân tộc thiểu số, vô cùng nghèo khổ. Quê hương của Cùng Hoa có tới ba phần tư số dân là người dân tộc thiểu số, nhưng tổng kết lại thì đây cũng là điểm nổi bật nhất của khu vực này. Người dân địa phương có một bài vè vui là: "Giao thông bằng hai chân, trị an bằng con chó, thông tin bằng đường miệng, vui chơi bằng đôi tay".
     
     Mẹ Cùng Hoa qua đời từ rất sớm, trong nhà chỉ có cha của Cùng Hoa là Ngô Giải Phóng và năm chị em gái sàn sàn tuổi nhau. Ngô Giải Phóng đặt cho năm cô con gái của mình năm cái tên rất dễ nghe: Kim Hoa, Ngân Hoa, Đào Hoa, Mai Hoa, Cùng Hoa. Ngô Giải Phóng đặt tên hai cô con gái đầu là Kim Hoa và Ngân Hoa là vì nhà nghèo quá, sợ nghèo nên phải đặt tên có vàng có bạc, nhưng mấy cô con gái sau liên tục ra đời, nếu cứ đặt theo thứ tự là Kim, Ngân, Đồng, Thiết, Tích, không những càng ngày càng không đáng tiền mà cũng không hợp lắm với tên con gái. Ngô Giải Phóng vốn lanh lợi, lại nghĩ ra cách đặt tên khác. Cô con gái thứ ba sinh vào mùa xuân nên đặt là Đào Hoa, cô con gái thứ tư sinh vào mùa đông nên đặt là Mai Hoa.

     Cô con gái thứ năm của Ngô Giải Phóng có tên là Cùng Hoa lại là vì một nguyên nhân khác.

     Vợ Ngô Giải Phóng năm lần sinh con đều sinh ở nhà, trừ lần sinh Kim Hoa và Ngân Hoa có mời bà đỡ tới giúp, những cô con gái sau này đều từ đỡ vì không muốn tốn tiền. Thứ nhất là bởi vì bà sinh con đã quen, thứ hai là thai của bà nhỏ, không lớn như những đứa trẻ nhà thành phố nên lúc sinh cũng không tốn mấy sức. Do đó lúc sinh Đào Hoa và Mai Hoa, bà đều sinh ở nhà, hơn nữa hai lần sinh con đều rất thuận lơi.Nhưng lúc sinh Cùng Hoa, bà lại gặp trục trặc. Không biết vì giấy vệ sinh không sạch, hay vì kéo cắt rốn không được khử trùng triệt để nên bị băng huyết sau khi sinh. Vì chút tiền ít ỏi có trong nhà khiến họ không đủ dũng khí đi tới bệnh viện nên Ngô Giải Phóng đành để vợ nằm nhà vài ngày rồi tính sau. Tới lúc thấy vợ sắp không trụ được nữa, Ngô Giải Phóng mới vội vã đi tìm người khiêng vợ đến trạm y tế xã. Bác sĩ xem xét bệnh tình xong nói, điều kiện của trạm y tế quá sơ sài, thuốc men không đủ nên phải lập tức đưa đến bệnh viện lớn xem thế nào. Nhưng người bệnh đã bệnh đến mức này rồi mới đem đi chữa chỉ sợ bệnh việnlớn cũng phải trả về.

     Ở trạm y tế về được một ngày, vợ Ngô Giải Phóng đã nhắm mắt xuôi tay.

     Ngô Giải Phóng làm hậu sự cho vợ xong, nhìn mấy đứa con gái mất mẹ chen chúc đứng trước mặt,không biết sau này phải sống như thế nào. Chỉ mười ngày sau, Ngô Giải Phóng đã như già như mười tuổi. Do vợ mất vì sinh con, nên ông gọi cô con gái cuối cùng không có mẹ là Cùng Hoa.

     Những ngày tháng sau này của Ngô Giải Phóng không còn niềm vui hay nỗi buồn. Ngày nào ông cũng nhìn thấy mặt trời mọc lên ở đằng đông và lặn xuống ở đằng tây, cứ như vậy suốt hai mươi năm trời.

     Cùng Hoa lớn lên ở cái thôn núi ấy bằng ăn gạo cứu tế của nhà nước, mặc quần áo quyên góp của người thành phố suốt hai mươi năm ròng.

     Trong con đường cuộc đời hai mươi năm của Cùng Hoa, không có bất cứ việc gì kinh thiên động địa, đáng khóc đáng cười. Nhưng có một sự thức không phải tranh cãi là, Cùng Hoa bây giờ đã trở thành một cô gái trưởng thành và xinh đẹp. Cùng Hoa ăn mặc đơn giản, không bao giờ biết trang điểm, nhưng không những rất xinh đẹp mà lại còn khỏe mạnh.

    Tất cả các cô gái sinh ra và lớn lên ở nông thôn đều được trời phú cho sự khỏe mạnh. Từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ nhìn thấy các món đồ ăn nhanh mà người phương Tây gọi là thực phẩm rác, bởi vậy họ không phải lo tới việc dậy thì sớm, hơn nữa, không khí ở vùng núi không bị ô nhiễm bởi khói ô tô, xe máy nên họ không cần phải lo hàm lượng chì trong cơ thể mình vượt quá tiêu chuẩn. Từ nhỏ họ đều ăn rau là chính,không bao giờ có việc thừ dinh dưỡng, do đó không giống như các cô gái thành phố, mất một đống tiền để đi giảm béo, tập thể dục... Việc gì cũng có hai mặt của nó. Từ góc độ sức khỏe mà nói, nghèo cũng có cái hay của nghèo. Mặc dù nếu so sánh cái hay của nghèo với cái dở của nghèo, cái hay đó quả thực là vô cùng nhỏ bé.

     Ba ngày trước tết Nguyên đán, con trai của anh họ Ngô Giải Phóng, Đại Xuân trở về. Đại Xuân đi làm thuê trong một thành phố lớn ở miền Nam, lần này về theo Đại Xuân còn có bạn gái của anh là Viên Quế Hương.

     Đại Xuân không mệt mỏi gì sau chặng đường về nhà xa vời vợi, ngày hôm sau đã đưa bạn gái tới thăm ông chú họ Ngô Giải Phóng. Đại Xuân tặng chú một bao thuốc lá xong bèn giới thiệu bạn gái mình với chú:

     - Chú, cô ấy là bạn gái của cháu, Viên Quế Hương, người Quý Châu. Cô ấy làm cùng trong tiểu khu của cháu. Cháu làm bảo vệ,cô ấy làm quét dọn.

      Ngô Giải Phóng liếc nhìn Viên Quế Hương, con gái Quý Châu nhỏ người, da ngăm ngăm, ngũ quan đoan chính. Con trai ở vùng núi chỉ cần tìm được vợ là được, không nên quá kén chọn. Ông hỏi Đại Xuân:

     - Hai đứa vừa lòng nhau thì mau cưới đi thôi, bao giờ thì định tổ chức hả?

     Câu trả lời của Đại Xuân làm Ngô Giải Phóng trố mắt:

     - Lúc nào cưới còn chưa tính. Mà tổ chức hay không cũng không quan trọng, bọn cháu sống chungvới nhau từ ba năm trước rồi.

     - Thế làm sao được? Bọn mày không sợ người khác chê cười sao?

     Đại Xuân kiên nhẫn giải thích với chú:

     - Thời đại bây giờ khác rồi, thế giới bên ngoài thay đổi rất nhanh, càng ngày càng thú vị hơn,không những có những người sống chung (anh ta và Viên Quế Hương được coi là sống chung), còn có những người sống thử. Trong thời gian sống thử, nếu bên nào thấy không hài lòng thì cũng như đi mua hàng không vừa ý nên trả lại, hai bên chia tay nhau, chẳng ai nợ ai cái gì. Đương nhiên có một số ít cô gái sau khi bị bạn trai "đá", tâm lý mất cân bằng, bám lấy người con trai đòi bồithường cho mình tuổi thanh xuân, nhưng cho dù cô gái đó có kiện lên tòa thì cũng vô ích vì pháp luật không bảo vệ những người sống chung phi pháp. Cơ thể người ta đã thử rồi, còn đòi tiền bồi thường cái quái gì? Chẳng qua là vì cô gái đó muốn kiếm chác ít tiền, lần sau về nhà mua thêm vài bộ quần áo mới đểchuẩn bị cho lần sống thử tiếp mà thôi.

     Ngô Giải Phóng vẫn cảm thấy không ổn:

     - Con gái lớn tướng rồi còn sống thử với người khác thì ai người ta thèm nữa?

     - Đàn ông thành phố bây giờ không quan tâm lấy vợ có còn là gái trinh hay không. Những cô gái khoảng hai mươi tuổi nếu vẫn còn trinh thì sốt ruột lắm. Vì chứng tỏ không có người đàn ông nào thích cô ta.

     Ngô Giải Phóng kinh ngạc không nói được thành lời.

     Sự xuất hiện của Đại Xuân khiến Cùng Hoa vừa ngạc nhiên vừa vui mừng. Ngạc nhiên là vì màn giới thiệu của Đại Xuân về việc sống chung, vui mừng là vì lần này Đại Xuân mang về một chiếc ti vi màu 18 inch. Đây là hàng secondhand bị người thành phố thải đi,Đại Xuân chỉ mất có 260 tệ để mua về. Đại Xuân nói ngày mai anh sẽ lắp ti vi và ăng ten, điều chỉnh lại ti vi rồi sẽ gọi Cùng Hoa tới xem đầu tiên. Cùng Hoal ớn bằng ngần này rồi mà chưa được xem ti vi bao giờ, với lại không thèm xem tivi đen trắng mà một phát được xem ngay ti vi màu nên vui mừng lắm.

     Đại Xuân nói đời sống văn hóa ở nông thôn nghèo nàn quá, không thể chỉ mãi dừng ở mức "giải trí nhờ đôi tay" được, lần này anh mua cho thầy anh chiếc ti vi màu để gia đình anh có chút dấu vết của thời đại. Anh còn nói chỉ cần Cùng Hoa và thầy cô thích xem ti vi, lúc nào tới xem cũng được.

     Đại Xuân hỏi Ngô Giải Phóng:
     
     - Chú, Cùng Hoa không còn nhỏ nữa, đã tìm được đám nào chưa?

     Mấy năm nay Ngô Giải Phóng lần lượt gả bốn cô con gái lớn đi, còn mỗi Cùng Hoa là ở nhà, định tìm ai đó đồng ý đến ở rể để ông còn có chỗ nương tựa lúc tuổi già. Đại Xuânnói:

     - Cách nghĩ của chú không sai. Có điều cháu nghĩ là cho dù có ai đó chịu đến ở rể, nhưng nhà mình chỉ dựa vào đất đồi để kiếm ăn, cả đời không thoát được khỏi chữ"nghèo". Cháu thấy hay là cho Cùng Hoa đi làm thuê, bao giờ vào thành phố làm thuê có cái gốc rồi thì đón chú lên đó an hưởng tuổi già, chẳng hơn là kiếm thằng rể rồi ở mãi cái xó nghèo này à? Đất ở đâu mà chẳng chôn được người?

     Ngô Giải Phóng chỉ cười cười khi nghe Đại Xuân nói vậy. Dù sao ông cũng già rồi, lại chẳng hiểu biết gì, chỉ biết ổ vàng ổ bạc không bằng cái ổ nghèo của mình. Ông chưa nghèo đến mức tận cùng nên không dám hạ quyết tâm vượt qua cái bước này.

     Những lời nói của Đại Xuân lại khiến ý chí của Cùng Hoa lung lay. Cả đêm đó Cùng Hoa mất ngủ,cứ trăn trở cho đến sáng.

Bình luận

thanks ss nhiều ^^! E mới tập lần đầu nên chưa rõ hết ^^!  Đăng lúc 12-10-2012 10:32 PM
Bạn hãy ghi nguồn nhé. Nếu tự type cũng nên chú thích rõ.  Đăng lúc 12-10-2012 10:15 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 12-10-2012 22:27:54 | Xem tất
Phần 2:

     Ngày hôm sau,Cùng Hoa tới nhà Đại Xuân tìm anh. Đầu tiên cô muốn xem ti vi của Đại Xuân đã lắp xong chưa để còn xem cho biết; nhưng cô cũng muốn hỏi Đại Xuân về chuyện mà tối qua anh đã nói.

     Đại Xuân vừa mới lắp xong ăng ten cho ti vi, đang tuột khỏi mái nhà theo đường ông khói. Anh nhìn thấy Cùng Hoa đứng trước nhà bèn hỏi:

     - Cùng Hoa, sao không vào? Viên Quế Hương ở trong đấy, thầy anh cũng trong đấy.

     - Em ở ngoài này xem anh lắp ăng ten. Em chờ anh xuống rồi cùng xem ti vi.

     Cùng Hoa và Đại Xuân cùng vào trong nhà, ông Ngô Tân Sinh đang ngồi xem ti vi. Ti vi đang có cuộc thi người mẫu bikini toàn quốc, những cô người mẫu đều đeo một tấm biển đề số ngay bên hông, trong tiếng nhạc du dương, mặc bộ bikini nhỏ xíu lượn qua lượn lại trên sân khấu hình chữ T. Những cô người mẫu đi ra phía trước sân khấu, chống tay lên hông đứng một lát rồi quay người lắc mông đi vào đằng sau,người nào cũng đi y hệt như nhau.

     Ngô Tân Sinh ở trong làng cũng được coi là người hiểu biết nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy một đám con gái ăn mặc hở hang như thế nên hai mắt mở to, miệng há hốc không ngậm lại nổi. Ông không hiểu đám con gái này cứ đi qua đi lại như thế để làm gì, nhưng nhìn bọn họ lắc hông thì thật là đã con mắt, chỉ tiếc là lúc này ông không tìm được ai để nói chuyện nên mọi lời khen đành phải nuốt vào trong bụng.

     Cùng Hoa bước vào cửa thấy đám con gái trên ti vi bèn đỏ mặt:

     - Anh Đại Xuân,sao đám con gái trên kia lại không mặc quần áo?

     Đại Xuân và Viên Quế hương đều đã ở thành phố nhiều năm, các kì thi bơi, các bộ phim nước ngoài đều chiếu bọn đàn bà con gái mặc bikini nên đã quen, không còn lạ lẫm gì nữa:

     - Sao lại không mặc quần áo? Bọn họ toàn mặc quần áo bơi, gọi là bikini.

     Viên Quế Hương đang làm việc nhà bèn chen vào một tiếng cười:

     - Quần áo này tiết kiệm vải, mua một mét vải may được bảy, tám bộ.

     Cùng Hoa lại hỏi:

     - Anh Đại Xuân,thế con gái thành phố toàn mặc thế này hả? Mặc thế này ở đây thì xấu hổ chết mất.

     - Bikini không phải là quần áo do người thành phố phát minh ra đâu, là nông thôn có trước,người thành phố học theo ấy chứ.

     - Ở quê mình có bao giờ thấy quần áo này đâu.

     - Quê mà anh nói không phải là ở Trung Quốc, là một hòn đảo tên là Bikini ở Thái Bình Dương cơ,con gái ở đảo đó toàn mặc quần áo che đúng ba vị trí trên cơ thể để bơi dưới biển, sau đó người nước ngoài thấy thế bèn lén học theo. Người Trung Quốc lại học theo người nước ngoài. - Đại Xuân tự hào giảng giải cho Cùng Hoa nghe những kiến thức mà anh học lỏm được trên thành phố.

     Cùng Hoa thấy những chiếc quần mà mấy cô người mẫu đó mặc ngắn quá, chỉ là một miếng tam giác nhỏ bằng bàn tay, đủ che được cái chỗ "ấy", một sợi dây vải từ trên nối xuống, lọt hẳn vào trong khe mông, cặp mông săn chắc trắng trẻo lộ ra trước mặt bàn dân thiên hạ. Cùng Hoa thật sự không hiểu, lòng xấu hổ của họ đặt ở đâu nhỉ? Nhưng Cùng Hoa thấy áo họ mặc thì tốt, mặc dù cái áo nhỏ quá làm lộ cả nửa bầu vú ra ngoài cũng không đẹp, nhưng mà con gái mặc kiểu áo này thì khi đi đường, hai bầu vú sẽ không nhảy lên như hai con thỏ nữa, rất là có tác dụng.Cùng Hoa không biết chiếc áo này chỉ là chiếc áo ngực vô cùng bình thường.Trong số các quần áo gửi quyên góp cho những vùng quê nghèo, không bao giờ người ta quyên góp áo ngực, bởi vậy cô chưa nhìn thấy và cũng chưa từng dùng nó. Áo ngực là món đồ đàn bà thành phố ai cũng có vài cái, áo ngực giặt sạch rồi thì treo lên cửa sổ để phơi. Cùng Hoa cũng muốn có áo ngực, nhưng trước mặt hai người đàn ông, cô ngại không dám nói.

     Cùng Hoa thấy mấy cố người mẫu trên ti vi cứ ra ra vào vào, chẳng có gì mới mẻ, cô bèn gọi Đại Xuân ra ngoài nói chuyện riêng với anh về kế hoạch và những tính toán của cô.

     Đại Xuân theo Cùng Hoa ra đầu hè. Anh hỏi Cùng Hoa:

     - Mày gọi anh ra đây có việc gì?

     - Chuyện hôm qua anh nói ở nhà em là cho em ra thành phố làm thuê ấy, em nghĩ cả một đêm, muốn nói những điều em nghĩ cho anh nghe, anh tính giúp em xem em nghĩ có đúng không?

     Đại Xuân nói:"Ừ. Chuyện này chỉ sợ dăm câu ba lời không nói hết được. Em chờ ở đây,anh vào lấy cái ghế dài ra, anh em mình ngồi xuống rồi nói".

     Đại Xuân nhanh nhẹn bê cái ghế dài ra đặt ở đầu hè. Sau khi hai người đã ngồi xuống, Đại Xuân nói: "Em có suy nghĩ gì? Nói ra xem".

     Cùng Hoa nhìn lên cái cột ăng ten lớn trên nóc nhà Đại Xuân một lúc, rồi quay đầu lại nhìn Đại Xuân, nói: "Em ở thôn này hai mươi năm nay, nhớ lại hai mươi năm nay sống cũng như con gà, gà sống nhờ người cho ăn, em sống bằng gạo và quần áo cứu tế của nhà nước. Cứ sống như vậy, mặc dù không chết đói cũng không chết rét,nhưng tương lại của em với của thầy em, u em cũng chẳng có gì khác nhau. Sống thế này chán lắm".

     Đại Xuân nói: "Mọi người ở làng mình, có ai mà không sống như thế cả đời. Nhà khá giả hơn với nhà nghèo hơn một chút cũng chẳng có gì khác nhau. Mọi người đêu quen với cái nghèo rồi, nghèo thì sống kiểu nghèo, cũng chẳng có ai cảm thấy có gì là không được.Dù sao trên thế giới này cũng nhiều người nghèo, ít người giàu, ngay cả ở trong thành phố cũng không ít người nghèo như chúng ta, cũng có người nghèo đến nỗi không được đi học, không được ăn thịt. Mấy năm nay rất nhiều doanh nghiệp nhà nước bị phá sản, công nhân thất nghiệp hàng triệu người. Họ ăn bằng tiền phúc lợi ở thành phố cũng chẳng khác gì chúng ta ăn gạo cứu tế ở nhà quê".

     " Cái gì là ăn bằng tiền phúc lợi?"

     "Ở thành phố người ta quy định mức sống tối thiểu. Nhà nước đặt ra một mức sống tối thiểu hàng tháng cho người thành phố, ví dụ hai, ba trăm tệ. Thu nhập bình quân hàng tháng nhà em mà không đạt tới cái mức này thì nhà nước sẽ bù thêm cho, đảm bảo em không bị chết đói, cái này cũng chẳng khác gì phát gạo cứu tế cho người nhà quê chúng ta. Tiêu chuẩn sống tối thiểu của người thành phố có vẻ nhiều hơn gạo cứu tế của mình, nhưng thực ra nhà họ ở, nước họ uống rồi chi phí giao thông, than, ga, điện thoại,... cái gì cũng phải tự bỏ tiền ra, thức ăn ở thànhphố cũng đắt hơn ở quê rất nhiều, tính như vậy mới thấy cuộc sống của họ cũng tương tự như nhà mình".

     Cùng Hoa không hiểu lắm: "Thế sao họ không đi làm thêm kiếm tiền như anh? Họ là người thành phố gốc, tìm việc phải dễ hơn người nhà quê chứ".

     "Công nhân thành phố kiêu ngạo lắm. Họ lớn tuổi rồi, trình độ văn hóa lại thấp, các doanh nghiệp bây giờ đều thích tìm người trẻ, có trình độ nên cố gắng để không phải nhân các công nhân thất nghiệp vào làm. Thanh niên trẻ tuổi tìm việc ở thành phố cũng nhiều như kiên, họ làm sao mà cạnh tranh được với bọn thanh niên chứ?Những việc còn lại đều là công việc bẩn thỉu, nặng nhoc, họ lại không chịu làm.Giả sử họ mà tranh giành làm những công việc này thì làm gì có chỗ cho bọn nhà quê chúng mình".

     Cùng Hoa lại hỏi: "Bạn gái anh Viên Quế Hương làm nhân viên quét dọn ở thành phố thì làm những cái gì?".

     "Khu mà anh làm bảo vệ gọi là khu nhà giàu. Quế Hương là nhân viên quét dọn, ngày nào cô ấy cũng phải dậy từ khi trời chưa sáng, quét dọn sạch sẽ đường đi trong khu, đổ các thùng rác nhỏ vào một xe rác lớn. Quét dọn bên ngoài xong, còn phải quét hành lang, cầu thang, lau cửa kính. Khu đó lớn lắm, mỗi lao công lại phụ trách một khu nhỏ hơn. Người thành phố thích sạch sẽ, đường trong khu ngày nào cũng phải quét ba, bốn lần. Quế Hương bận từ sáng tới tối, hôm nào về đến nhà cũng mệt rã rời".

     Bây giờ Cùng Hoa cũng đã hiểu được một điểm, người nhà quê lên thành phô mưu sinh quả là không dễ dàng gì, những người ở tầng lớp thấp nhất trong thành phố cũng không sung sướng là bao. Nhưng thế giới nhiều màu sắc mà hôm nay cô vừa nhìn thấy trên tivi vẫn thu hút cô. Từ chiếc áo ngực nhỏ bé, cô có thể hình dung ra được cuộc sống náo nhiệt nơi thị thành. Sở dĩ cả đêm qua cô không thể ngủ đươc là do trong đầu cô tràn ngập hoang tưởng về cuộc sống nơi đô thị. Cô vẫn ước ao một ngày nào đó có thể hòa nhập vào thế giới thành thị nhiều màu sắc ấy.

     Cùng Hoa lại hỏi Đại Xuân: "Ra ngoài thành phố làm thuê, ngoài làm bảo vệ với lao công thì còn làm gì được nữa?"

     "Người nhà quê ra thành phố có người đi quét rác, làm vệ sinh các chỗ công cộng, đa số là làm phu hồ, còn có người bán hàng rong, tóm lại là những việc vừa bẩn thỉu vừa nặng nhọc, những cô gái như em chắc chắn là không làm được đâu".

     "Trong thành phố không có việc gì phù hợp với em hả?"

     Đại Xuân bỗng nhớ ra cái gì đó: "Anh nghĩ ra rồi, trong thành phố có một việc rất hợp với em".

     "Việc gì"

     "Làm ôsin".

     "Làm ô sin là việc gì?"

     " Làm ô sin là làm việc cho nhà chủ".

     "Làm việc nhà cho chủ, em làm được".

     "Tự tin thế? Anh thấy được hay không còn chưa chắc".

     "Tại sao?"

     "Nhà ở thành phố nhiều quy định lắm, cũng lắm đồ đạc. Em có biết dùng điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, ti vi, máy rửa bát không?"

     "Những cái này thì em không biết. Quy định của nhà thành phố thì em học được, còn sử dụng mấy cái thứ đó thì em cũng có thể học từ từ. Trên đời này chẳng có việc gì là không thể học được cả".

     "Nói thế cũng đúng. Thế em thực sự muốn đi làm thuê hả?"
     "Ừ".

     Đại Xuân cố ý trêu Cùng Hoa: "Thầy em không tìm con rể nữa hả?".

     "Tìm con rể là ý của thầy em. Anh thấy em nói muốn lấy chồng khi nào hả?".

     "Anh chưa nghe em nói bao giờ, đùa em thôi. Làm gì mà nóng thế?".

     Cùng Hoa không vui: "Em nói chuyện nghiêm túc với anh, anh lại còn đùa với em".

     Đại Xuân thấy Cùng Hoa nổi cáu vội vàng xua tay: "Em nghĩ cả đêm, hạ quyết tâm đi ra thành phố làm thuê rồi đấy hả?".

     "Em muốn đi làm thuê thì sao?".

     "Em không qua được cửa nhà chú đâu. Thầy em muốn giữ em lại để có người chăm sóc, chú không nỡ cho e đi đâu".

     "Chuyện của em e tự làm chủ. Chỉ cần em quyết tâm rồi thì thầy em muốn ngăn cũng không được. Bây giờ thầy em vẫn chưa lớn tuổi lắm, vẫn còn khỏe mạnh, không có ai ở nhà cũng vẫn biết tự chăm sóc cho bản thân. Nếu em không nhân lúc này lên thành phố một chuyến, vài năm nữa thầy cần có người hầu hạ thì em có muốn đi cũng chẳng dám đi nữa".

     "Em đã nói chuyện em muốn ra thành phố với thầy em chưa?".

     "Vẫn chưa nói. Thế nên mới phải tới bàn với anh trước. em phải hỏi cho rõ ràng chuyện ngoài đấy, tính toán xong xuôi rồi thì mới nói với thầy em".

     Qua những lời nói của Cùng Hoa, Đại Xuân rút ra kết luận, hôm nay Cùng Hoa tới tìm anh bàn chuyện đi làm thuê là đã suy nghĩ kĩ càng, không phải là ý thích nhất thời:"Em định bao giờ nói cho thầy em biết?".

     "Mai là ba mươi tết rồi, để sang năm mới rồi nói. Lúc nào anh về thành phố?"

     "Anh mùng 5 đi".

     "Sao anh đi gấp thế? Mang cả bạn gái về rồi thì còn gì ở thành phố mà lo? Sao không ở nhà thêm vài ngày?".

     "Ở thành phố đâu có núi vàng núi bac, có gì đâu mà luyến tiếc. Chỉ là anh phải về đi làm, mấy anh em phân công nhau trực tết, anh đi sớm để họ còn về nghỉ. Công ty bảo vệ chỉ cho bọn anh nghỉ mấy ngày thôi, nếu nghỉ quá thì sẽ bị phạt".

     "Anh ăn cơm của người ta nên bị người ta quản lí. Anh không tự do bằng em. Lúc nào anh tới nhà em đả thông tư tưởng cho thầy em với".

     "Mồng một anh sang chúc tết chú rồi nhân tiện nói với chú về việc em đi thành phố làm thuê".

     Cùng Hoa bỗng nhớ ra cái gì đó: "Lúc tới nhà em, tốt nhất anh đưa cả Viên Quế Hương đi cùng".

     "Làm gì?"

     "Lúc anh nói chuyện với thầy em, kể thêm chuyện làm thuê của Quế Hương. Quế Hương ở tận Quý Châu mà cũng ra thành phố làm thuế, sao em lại không đi được? Nói chuyện Quế Hương trước rồi nói với thầy em chuyện em đi làm thuê sau, như thế sẽ tốt hơn".

     Đại Xuân nghe rồi mỉm cười: "Anh không biết là em lại khôn như thế".

     Cùng Hoa thấy những điều cần nói đã nói hết, muốn hỏi đã hỏi hết, bèn đứng lên đi về.

     Hôm sau là ba mươi tết, cả thôn vẫn sống yên bình như mọi ngày.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-10-2012 00:58:14 | Xem tất
Phần 3:

     Chiều mùng một tết, Đại Xuân và Viên Quế Hương cùng tới nhà Ngô Giải Phóng chúc tết.
     Cùng Hoa mang nước lên cho mọi người, đem cả theo một đĩa hạt hướng dương, đây là món quà đãi khách trong ngày tết của thôn Hạo Sơn. Ngô Giải Phóng mời Đại Xuân hút một điếu thuốc. Đại Xuân bình thường không hút thuốc, nhưng hôm nay cũng hứng chí rút một điếu rồi châm lửa. Hút thuốc có thể làm không khí buổi trò truyện sôi nổi hơn. Nhiều câu chuyện cũng bắt đầu từ việc hút thuốc.

     Ngô Giải Phóng vẫn còn nhớ tết năm ngoái Đại Xuân tặng ông hai điếu thuốc lá hiệu Trung Hoa:"Đại Xuân, chú còn nhớ lần trước mày về thôn Hạo Sơn cho chú hai điếu thuốc Trung Hoa, người thành phố có những ai đủ tiền để hút loại thuốc đắt đỏ đấy?".

     "Có hai loại người thành phố hút được loại thuốc này. Một loại là những ông chủ lớn đã phát tài. Trong số họ có không ít tỉ phú. Họ có biệt thự, xe hơi, mua một chiếc xe hơi cao cấp phải mất mấy trăm vạn tệ, thậm chí là hàng chục triệu tệ, chú bảo bỏ ra tí tiền mua điếu thuốc Trung Hoa thì đáng là bao? Còn một loại người nữa là: Người hút thì không mua, người mua thì không hút".

     "Thế nào gọi là người hút thì không mua, người mua thì không hút?".

     "Các cán bộ có quyền trong tay và các lãnh đạo doanh nghiệp, họ hút thuốc Trung Hoa nhưng không cần phải bỏ tiền ra mua, toàn là người khác mang biếu cả, cái này gọi là hút nhưng không mua; những người mua thuốc mang biếu các cán bộ, lãnh đạo, bản thân họ không đủ tiền hút thuốc Trung Hoa nhưng vẫn phải mua, gọi là mua mà không hút".

     Ngô Giải Phóng tỏ ra ngưỡng mộ: "Tiền của người thành phố nhiều thật. nếu tao có tiền,chỉ cần bằng cái ngón tay út của họ là đủ".

     "Một ngón tay út của họ đủ cho chú tiêu cả đời không hết. Họ ăn một bữa cơm trong nhà hàng cũng mất mấy nghìn, mấy vạn tệ".

     "Ăn vàng ăn bạc gì mà mắc thế?".

     "Nghe nói trong nhà hàng có vi cá, hải sâm, bào ngư, tổ yến, tôm hùm, tóm lại toàn là những đồ ăn quý hiếm cả. Cháu cũng chỉ mới nghe người ta nói thôi chứ chưa nhìn thấy bao giờ, nên nó là cái gì cháu cũng không nói đươc.

     Nghe những lời Đại Xuân nói, Ngô Giải Phóng như được mở rộng tầm mắt. Bây giờ ông mới biết,mắc dù mọi người đều là người Trung Quốc, nhưng cuộc sống lại khác nhau một trời một vực. Ông cảm thấy mình thật đáng thương: "Các tỉ phú bây giờ giỏi thật. Một cọng lông trên người họ còn đáng giá hơn cả mình".

     Thấy Ngô Giải Phóng nói vậy, Cùng Hoa cũng không bỏ lỡ thời cơ, vội chen vào: "Thầy, anh Đại Xuân ở ngoài làm ăn mấy năm trời, hiểu biết nhiều lắm. Nếu mà anh ấy cứ ở mãi trong thôn Hạo Sơn, làm gì mà được như thế, thầy nói có phải không? Chị Quế Hương từ tận Quý Châu xa xôi cũng tới, chẳng phải là vì muốn mở mày mở mặt?".

     Ngô Giải Phóng không hiểu Cùng Hoa nói như vậy là vì muốn rào trước đón sau, thật thà nói:" Tao sống mấy chục năm, đi xa nhất cũng chỉ ra tới thị trấn. Nhưng bên ngoài có cái gì mà tao không biết. Song Đại Xuân với Quế Hương còn trẻ tuổi, ra ngoài làm ăn cũng tốt, ít nhất thì cũng được mở rộng con mắt".

     Đại Xuân tiếp lời Ngô Giải Phóng: "Quê của Quế Hương ở Quý Châu, chỗ đó cũng nghèo như quê mình. Người ta nói Quý Châu "không có ba thước đất, không có ba ngày trời nắng, không ai có ba lượng bạc". Quế Hương hồi còn ở quê sống cũng vất vả lắm, sau này đi làm thuê mới khá khẩm hơn nhiều".

     Cùng Hoa thấyĐại Xuân đã nói vào chuyện chính, bèn nói tiếp: "thầy, con cũng muốn lên thành phố đi làm thuê, thầy thấy được không?".

     Ngô Giải Phóng giật mình: "Mày cũng muốn đi làm thuê?"

     "Vâng. Con không được hả?".

     "Mày chỉ là đứa con gái từ trước tới nay chưa ra khỏi cửa nhà, chỉ cần ra khỏi cái huyệnnày, sợ rằng đông, tây, nam, bắc còn không phân biệt được, làm sao mà làm thuê cho người ta?".

     Cùng Hoa khôngphục: "Đường ở miệng còn gì. Con không biết đường thì chẳng nhẽ con lại không biết hỏi đường? Quế hương, năm xưa chị ra khỏi Quý Châu như thế nào?".

     Viên Quế Hương nói: "Năm đó chị cùng với mấy chị em ở Trại Tử cùng bắt xe khách tới Quý Dương trước, mọi người mua vé tàu hỏa lại đi tới miền Nam, ngồi tàu hai ngày hai đêm thì tới nơi. Bây giờ giao thông phát triển, đi đâu cũng tiện".

     Ngô Giải Phóng không hề có chút chuẩn bị nào về tư tưởng trước việc Cùng Hoa đòi đi thành phố,ông vẫn không nguôi ý định tìm chồng cho Cùng Hoa để có người nương tựa tuổi già. Bởi vậy ông phải tìm đủ mọi lý do để ngăn cản cô: "Quế Hương đi cùng chị cùng em, trên đường có việc gì thì còn giúp đỡ lẫn nhau, không lo bị lạc mất. Mày một mình ra ngoài đi làm thuê, thầy làm sao mà yên tâm được? Chẳng phải Đại Xuân nói người xấu nhiều lắm sao? Thầy thấy mày cứ ở nhà cho yên ổn".

     Cùng Hoa ngay lập tức lôi Đại Xuân vào cuộc: "Anh Đại Xuân mùng 5 này là về thành phố, con đi cùng với anh Đại Xuân và chị Quế Hương thì không còn lo bị lạc nữa".

     Đại Xuân thêmvào: "Chú, nếu Cùng Hoa đi cùng bọn cháu, đảm bảo sẽ không bị lạc đâu".
     
     Ngô Giải Phóng nghe Cùng Hoa và Đại Xuân nói như vậy, biết là hôm nay Đại Xuân tới chúc tết còn có mục đích khác. Đại Xuân và Quế Hương hôm nay đến là để làm thuyết khách cho Cùng Hoa, hơn nữa rất có thể bọn chúng đã bàn trước với nhau, kế hoạch tìm rể của ông có thể sắp tan thành bong bóng, nhưng ông vẫn không chịu nhượng bộ dễ dàng: "Cùng Hoa, u con mất sớm, nếu con lại ra ngoài  làm thuê, để thầythui thủi một mình thì thế nào?".

    Cùng Hoa nói:"Con có đi luôn không về đâu. Lúc con không ở nhà, chị Kim Hoa ở gần đây nhất, bảo Kim Hoa thường xuyên về thăm thầy là được. Nếu con đi làm có cái gốc rồi, con đón thầy lên ở trên đấy cho sướng. Thầy, thầy thấy được không?".

     Đại Xuân cũng góp vào: "Chú, chau thấy suy nghĩ của Cùng Hoa được đấy. Bao giờ Cùng Hoa phất, chú có thể lên thành phố sống với em nó rồi".

     Không ai hiểu con bằng tấm lòng cha mẹ. Ngô Giải Phóng biết tính cách Cùng Hoa từ nhỏ đã bướng bỉnh, cô không ngoan ngoãn như Kim Hoa. Ông biết chuyện đến nước này thìchỉ đành nhượng bộ: "Đại Xuân mùng 5 đi hả, sao mà vội thế?".

     Đại Xuân giải thích cho Ngô Giải Phóng nghe li do vì sao mình phải đi sớm. cùng Hoa thấy thầy mình không còn nói gì ngoài lề nữa, bèn đoán chắc là thầy không phản đối chuyện cô đi làm thuê nữa. Hôm nay cô đã thành công, ước mơ được đi làm thuê của cô đã thành sự thật rồi.

     Đại Xuân và Quế Hương ngồi chơi thêm một lúc, Đại Xuân lại kể cho Ngô Giải Phóng nghe chuyện những ông nhà giàu nuôi vợ hai, vợ ba. Ngô Giải Phóng nghe thấy thế liền thở dài: "Không ngờ mấy ông tỉ phú bây giờ cũng lấy vợ bé, lại còn vợ hai, vợ ba. Thời thế bây giờ thay đổi rồi, thay đổi nhiều lắm rồi".

     Mùng 2 tết, cô con gái lớn Kim Hoa lấy chồng cách đó ba mươi dặm cùng anh con rể Tiểu Đường tới chúc tết Ngô Giải Phóng. Kim Hoa đưa cả cậu con trai Đường Lượng năm tuổi tới thăm ông ngoại. Ngô Giải Phóng nhìn thấy thằng cháu ngoại nhanh nhảu, hoạt bát thì vui lắm. Tiểu Đường sau khi đưa quà chúc tết cho bố vợ, bèn ngồi xuống nói chuyện với Ngô Giải Phóng. Ngô Giải Phóng mới nói chuyện hôm qua Cùng Hoa đòi ra thành phố làm thuê. Mắc dù hôm qua ông miễn cưỡng đồng ý với yêu cầu củaCùng Hoa, nhưng trong lòng vẫn không vừa ý. Ông muốn bảo Kim Hoa khuyên nhủ em vài câu, đừng có đứng núi này trông núi nọ, hy vọng Cùng Hoa bỏ ý định ra thành phố.

     Ngô Giải Phóng nói với Kim Hoa: "Hôm qua lúc thằng Đại Xuân tới chúc tết, Cùng Hoa nóivới thầy là nó muốn đi làm thêm cùng với Đại Xuân. Đại Xuân cũng nói giúp chonó, thầy muốn ngăn mà không ngăn được. Con bảo chuyện này phải làm thế nào?".

     Ai ngờ Kim Hoa cũng đứng về phía Cùng Hoa: "Cùng Hoa ra ngoài làm thuê đương nhiên là tốt hơn cứ ở nhà mãi. Cả ngày ngồi trong nhà chờ, tiền sẽ rơi từ trên trời xuống chắc? Mấy năm nay nếu không phải Tiểu Đường nhà con tới Tây An làm thuê, kiếm ít tiền thì cả nhà làm sao mà sống được, làm sao mà nuôi được thằng bé này.Điều kiện của bọn trẻ con bây giờ cao lắm. Mỗi ngày chỉ có một bát cháo, mộtcái bánh ngô thì không đủ đâu. Bọn nó ăn ngon từ bé quen rồi".

     Cùng Hoa thấy Kim Hoa ủng hộ việc mình đi làm thêm thì vui lắm: " hị, nhưng mà em đi rồi thì nhà còn mỗi mình thầy, chị phải thường xuyên về thăm thầy, xem thầy thiếu cái gì thì mua cho thầy".

     Kim Hoa nhận lời ngay: "Em cứ yên tâm đi đi. Chị sẽ thường xuyên sang thăm thầy. Chị cũng sẽ dặn dò Ngân Hoa, Đào Hoa, Mai Hoa, lúc nào có thời gian thì chịu khó qua lại bên này".

     Ngô Giải Phóng lại quay sang Tiểu Đường cầu cứu: "Con thấy Cùng Hoa đi làm thuê có đượckhông?".

     Tiểu Đường cũng tỏ ý tán thành, còn kể cho bố vợ nghe kinh nghiệm và hiểu biết của mình khi ởTây An, nào là tháp Đại Yến, tháp Tiểu Yến, rừng bia Tây An, Binh Mã Dũng của Tần Thủy Hoàng, bồn tắm của Dương Quý Phi...".

     Thấy ai cũng đứng về phía Cùng Hoa, đòng ý cho cô đi làm thuê, Ngô Giải Phóng cảm thấy mình thật là đơn độc. Cùng Hoa đi làm thêm đã trở thành sự thực không thể thay đổi được rồi.

     Vì Kim Hoa vàTiểu Đường buổi chiều phải ra về nên họ tranh thủ chút thời gian sang chúc tết Ngô Tân Sinh. Có đến một năm nay Kim Hoa không gặp Đại Xuân nên bây giờ cô rất muốn gặp anh, với lại nghe nói Đại Xuân đưa cả bạn gái người Quý Châu về nên cô cũng muốn xem như thế nào. Cùng Hoa và gia đình chị gái sang nhà Đại Xuân, để bố lủi thủi ở nhà.

     Ngô Giải Phóng ở nhà suy nghĩ kĩ càng những lời Kim Hoa và Tiểu Đường vừa nói, lần này thì ông hiểu ra một đạo lí: Thế giới hào hoa bên ngoài quá phong phú, thu hút tất cả đám thanh niên bây giờ. Thôn Hạo Sơn giờ đây giống như một lão già lọm khọm, đã không còn đủ sức giữ chân chúng lại.

     Hai ngày mùng 3 và mùng 4, Cùng Hoa bận chuẩn bị để đi làm thuê. Nghe Đại Xuân dặn dò, Cùng Hoa phải chuẩn bị hai thứ rất quan trọng: Tới ủy ban xã xin một tờ giấy khai báo tạm vắng và một tờ giấy chứng minh chưa kết hôn. Không có hai tờ giấy này, tới thành phố làm thủ tục gì cũng không được, hơn nữa còn phải mang theo cả chứng minh thư của mình.

     Ủy ban xã không có thói quen nghỉ tết. Chiều mùng 3, Cùng Hoa đến thẳng nhà chủ nhiệm ủy ban,sau một hồi trình bày với chủ nhiệm Ngô, ông không nói lời nào viết ngay cho Cùng Hoa hai tờ giấy cô yêu cầu. Giờ Cùng Hoa chỉ còn phải chuẩn bị quần áo mang theo. Đại Xuân nói ngoài một số quần áo mặc thay đổi và đồ lót, những cái gì cũ quá thì đừng mang, vào thành phố mua cái mới cũng được. Quần áo của CùngHoa vốn dĩ đã ít ỏi tới mức đáng thương nên nhét tất cả vào cũng chỉ vừa một cái túi, nặng không quá ba cân.

     Ngô Giải Phóng luôn đứng cạnh Cùng Hoa khi cô sắp xếp đồ đạc. Cùng Hoa là con gái út, cũng là cô con gái mà ông yêu thương nhất. Ngày kia Cùng hoa sẽ tới một thành phố mà ông chưa tới bao giờ, bước chân vào một thế giới mà chưa biết trước được tương lai, tuy là có Đại Xuân, ViênQuế Hương ở cạnh, nhưng ông vẫn không thể yên tâm. Giả sử Cùng Hoa có bất trắc gì, ông ở cách xa cô như vậy thì làm sao mà giúp đỡ được cho cô. Ngô Giải Phóng mặc dù đã phải chia tay với bốn cô con gái, nhưng họ đi lấy chồng, tương lại của họ có thể biết trước. Còn tương lại của Cùng Hoa vẫn mờ tịt phía trước, ông là cha, sao có thể không lo cho được? Chỉ tiếc là lúc này Cùng Hoa không thể hiểu được tâm trạng lo lắng của ông.

     Ngô Giải Phóng chờ Cùng Hoa sắp xếp mọi thứ xong xuôi bèn gọi cô lại. Ông run rẩy lấy ra một cái túi nhỏ giắt ở đầu giường, mở túi ra thấy bên trong còn mấy bao lì xì nữa.Ngô Giải Phóng mở hết mấy bao lì xì ra, trong đó có mấy tờ một trăm tệ. Ông đếm ra một ngàn tệ rồi đưa cho Cùng Hoa: "Cùng Hoa, số tiền này là khi các chị con đi lấy chồng, nhà người ta mang tới. Mấy năm nay cho dù khó khăn thế nào,thầy cũng không nỡ động đến một đồng, định để cho tới lúc con lấy chồng mới dùng. Bây giờ có cần nữa không thầy cũng không biết. Lần này con đi xa nhà, tốn kém tiền bạc, con cứ cầm trước một nghìn tệ, số còn lại thầy giữ tiếp cho con,nếu ở ngoài con thấy không ổn thì cứ về với thầy".

     Những lời nói tràn đầy tình cảm của Ngô Giải Phóng khiến khóe mắt Cùng Hoan ươn ướt, nước mắt cứ đầy lên rồi cuối cùng lăn xuống má. Cùng Hoa nghẹn ngào. Cô gọi một tiếng thầy rồi nhào vào lòng Ngô Giải Phóng, bật khóc nức nở. Cô hơi hối hận với quyết định đi làm thuê của mình. Cô quyết định ngày mai cô sẽ không ra khỏi nhà nửa bước để ở với thầy cô trọn một ngày trước khi lên đường.




     Cho dù Ngô Giải Phóng và Cũng Hoa có muốn hay không, sáng ngày mùng 5 vẫn tới như nó vốn dĩ phải như thế.

     Ngô Giải Phóng dậy từ rất sớm, ông muốn chuẩn bị bữa sáng và một ít lương kho cho Cùng Hoa mang theo đi đường. Cùng Hoa đã ra cái giếng ở ngoài thôn gánh nước, cô muốn trước khi đi, gánh đầy cho thầy lu nước để ở nhà dùng. Lúc Cùng Hoa gánh nước về, Ngô Giải Phóng đã nấu cháo xong, mấy chiếc bánh ngô trong nồi cũng đã chín.Ngô Giải Phóng lấy bánh ngô ra đĩa, múc cháo vào bát rồi lại cho thêm bát nước vào nồi, luộc thêm bốn quả trứng gà. Ở nhà ông, chỉ có hai người được hưởng sự "đãi ngộ" đặc biệt này: Đó là vợ ông khi sinh con, người còn lại là Cùng Hoa.

     Ngô Giải Phóng đặt bốn quả trứng gà luộc xuống trước mặt Cùng Hoa nhưng Cùng Hoa kiên quyết không chịu ăn, cô đẩy đĩa trứng ra trước mặt Ngô Giải Phóng: "Thầy, thầy lớn tuổi rồi, thầy ăn đi".

     Ngô Giải Phóng lại đẩy mấy quả trứng cho Cùng Hoa: "Đay là thầy nấu cho con. Con ăn đi cho lòng thầy vui. Thầy muốn ăn trứng gà thì ở nhà vẫn còn mà. Lát nữa thầy lại đi luộc".

     Hai mắt Cùng Hoa lại ượn ướt. Cô biết thầy cô không nỡ luộc trứng gà ăn một mình đâu, hôm nay thầy muốn tiễn cô nên mới luộc trứng cho cô ăn, trong đó là tấm lòng thương con sâu sắc của thầy nên cuối cùng cô cũng ngoan ngoãn ăn hết mấy quả trứng gàl uộc.

     Thời khắc biệt li cuối cùng cũng tới. Cùng Hoa xách cái túi nhỏ máy móc ra đứng giữa cửa nhà.Ngô Giải Phóng đưa mấy cái bánh ngô đã được gói cẩn thận cho Cùng Hoa. Cùng Hoa nhét mấy cái bánh vào túi hành lí. Cô đang chờ Đại Xuân và Viên Quế Hương.

     Một lúc sau, Đại Xuân và Viên Quế Hương kéo chiếc vali hành lí có bánh xe tới gọi Cùng Hoa. Cùng Hoa thưa một tiếng rồi đi ra khỏi nhà. Cô sợ dọc đường có kẻ cắp nên đưa túi tiền 1000 tệ cho Đại Xuân, baỏ Đại Xuân giấu vào trong vali của anh.

     Ngô Tân Sinh và vợ ông cũng ra tiễn con trai với con dâu. Họ cùng với Ngô Giải Phóng và Cùng hoa, sáu người đi về phía con đường núi dẫn ra khỏi làng.

     Đại Xuân và Cùng Hoa mấy lần khuyên ba người già quay về nhưng họ vẫn kiên quyết đòi tiễn thêm một đoạn nữa.

     Họ đã đi một đoạn cách làng rất xa, Đại Xuân bèn đứng lại không đi nữa, kiên quyết nói là không cần phải tiễn nữa. Tới lúc Ngô Tân Sinh đồng ý không tiễn nữa thì anh mới đi tiếp.

     Bọn Đại Xuân đi được một đoạn. Khi quay đầu lại nhìn, thấy ba người già vẫn đứng trong cơn gió  lạnh buốt của ngày đông, mắt dõi theo họ.

     Hôm nay là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Cùng Hoa. Cô phải đi tới một thế giới mới,một thế giới xa lạ nhưng cũng đầy thú vị.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-10-2012 11:00:45 | Xem tất
Chương 2: Tôi không làm "Ôsin lên giường".

Phần 1:

     
     Trong dân gian lưu truyền câu chuyện về ba người Mỹ từ bang Los Angeles tới Trung Quốc du lịch.Đó là lần đầu tiên họ tới Trung Quốc. Người Mỹ đầu tiên đi du lịch ở Bắc Kinh,Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hồng Kông. Ông ta nhận xét rằng: Trung Quốccó các thành phố hiện đại, những khách sạn sang trọng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đời sống cao, là một quốc gia phát triển, so với San Francisco, LosAngeles, Tokyo, London, Paris cũng không có gì khác nhau. Người Mỹ thứ hai đi tham quan Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Tân Cương và khu vực Đông Bắc, ông ta còn tới vài thành phố nữa, sống ở đó vài hôm. Trong mắt ông ta, Trung Quốc là một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Người Mỹ thứ ba thích đi du lịch ở cácvùng nông thôn. Ông ta đi qua các vùng như Cam Túc, Quý Châu, Thanh Hải, Nội Mông, cảm nhận cuộc sống dân dã ở vùng nông thôn. Kết luận của ông ta là Trung Quốc là một nước đang phát triển lạc hậu. Không thể phủ nhận rằng, những gì mà ba người Mỹ này nhìn thấy đều là sự thực. Nhưng họ chỉ có cái nhìn phiến diện nên khó tránh khỏi việc đưa ra những nhận xét sai lầm. Bộ mặt thật của Trung Quốc phải là sự tổng hòa của cả ba nhận xét trên. Ba người Mỹ này đã cùng nhau viết nên câu chuyện "Thầy bói xem voi" thời hiện đại.

     Chuyến đi xa nhà làm thuê của Cùng Hoa lần này còn thu được những trải nghiệm sâu sắc và toàn diện hơn ba người Mỹ trên. Cô cùng Đại Xuân và Viên Quế Hương bình an đi tới nơi cần đến. Trong cuộc hành trình dài hơn hai mấy tiếng đồng hồ này, họ đã từng ngồi xe kéo, xe khách đường dài, xe lửa chạy bằng khí đốt, xe lửa điện khí hóa,đoạn đường cuối cùng, họ đi bằng tàu điện ngầm. Bọn họ đã cảm nhận được sâu sắc sự khác biệt về giao thông giữa nơi tân tiến nhất và nơi lạc hậu nhất Trung Quốc, khu vực có thu nhập trung bình và cả khu vực có nền kinh tế phát triển.Chỉ trong một đêm, Cùng Hoa gần như được vượt qua khoảng thời gian năm mươi năm phát triển trong lịch sử của đất nước Trung Hoa hiện đại.

     Đại Xuân và Viên Quế Hương dẫn Cùng Hoa đi ra khỏi ga tàu điện ngầm bằng thang máy tự động. Họ đi tới khu biệt thự ở phía đông, nơi mà Đại Xuân và Viên Quế Hương làm việc.Khu biệt thự phía đông là một tiểu khu có phong cách mang đâm nét châu Âu. Khu vực này dựa lưng vào ngọn núi phía đông thành phố, mặt nhìn ra hồ Đông, là một vùng đất lành mà theo phong thủy gọi là "đội sơn đạp thủy". Dọc hai bên hồ, người ta cho xây mấy chục căn biệt thự liền kề và biệt thự riêng, phía sau các ngôi biệt thự là gần 30 tòa nhà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu. Trong khu có đủ các loại "kì hoa dị thảo" và những cây cổ thụ mà người ta chuyển từ trên núi về. Ngoài ra còn có bể bơi, sân bóng chuyền, sân tập golf mini, phòng tập thể hình, hội trường lớn...; những bức tượng điêu khắc bằng bạch ngọc của phương Tây được sắp xếp ở những vị trí quan trọng nhất trong khu; những chiếc máy phát thanh được giấu khéo léo trong các lùm hoa vang lên những bản nhạc cô điển của phương Tây. Mọi thiết bị ở đây đều khiến người sống trong đó mỗi giây mỗi phút được đắm mình trong không khí văn hóa của phương Tây.Người thiết kế khu vực này rất thông minh và khéo léo khi dùng văn hóa và lối kiến trúc châu Âu để thu hút ánh mắt của người Trung Quốc. Họ không có cách nào chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu sinh sống. Bởi vậy họ bèn đưa châu Âu vào Trung Quốc.

     Cùng Hoa bước chân vào cánh cổng to lớn và đẹp đẽ của khu biết thự đã hoàn toàn mê mẩn. Cô không thể tưởng tượng nổi người sống ở một nơi sang trọng, thoải mái và yên tĩnh như thế này là người ở đẳng cấp nào, cao quý ra sao. Nếu nơi đây là thiên đường thì cái nhà tranh dột nát của cô ở quê chính là địa ngục!

     Viên Quế Hương đưa Cùng Hoa đi qua khu trung tâm của tiểu khu, tới một cái nhà để xe dưới mặt đất mà cô và Đại Xuân cùng ở.

     Mỗi khu biệt thự trong tiểu khu đều có nhà để xe riêng, các hộ sống trong khu chung cư cao cấp đằng sau thì sử dụng nhà để xe công cộng dưới tầng hầm của tòa nhà. Vì là ban ngày nên bãi để xe trống không, chỉ có vài chiếc xe con còn đậu lại.

     Khoảng trời riêng của Viên Quế Hương nằm ở một góc phía đông bắc của tầng hầm, là một căn phòng nhỏ rộng khoảng mười hai, mười ba mét vuông được ngăn bằng một tấm ván mỏng.Trên trần nhà phía đông, chỗ sát với mặt đất có một cái cửa thông gió, trên đó là hai tấm kính vuông rộng, khoảng một thước, từ cửa thông gió hắt vào một chút ánh sáng, không đủ cho căn phòng sáng hơn. Bởi vậy khi Viên Quế Hương mở cửa căn phòng ra, ngoài một mùi mốc meo xộc vào mũi, trước mắt Cùng Hoa là một cảnh tượng mờ mờ ảo ảo. Viên Quế Hương sờ thấy công tắc đèn, "tách" một cái, căn phòng lập tức tràn ngập ánh sáng. Lúc này Cùng Hoa mới nhìn rõ toàn bộ căn phòng nhỏ. Sát vách tường là một chiếc giường đôi, chiếc giường được kê bằng bốn viên gạch ở bốn góc. Bên cạnh giường có hai cái bàn cũ, chắc là đồ người ta đã vứt đi, Viên Quế Hương nhặt về để dùng. Trên một cái bàn đặt mộtcái ti vi cũ và mấy đồ lặt vặt, cái bàn còn lại để đầy nồi niêu xoong chảo. Một góc khác của căn phòng có một can dầu và một cái bếp dầu. Dưới đất chen chúc mấy cái vali được che bằng giấy bìa, chắc là chỗ Viên Quế Hương và Đại Xuân để quần áo và các vật dụng khác. Tất cả những thứ này là toàn bộ gia sản của nhà họ.Trong lòng Cùng Hoa nghĩ: Xét về điều kiện thì căn phòng nhỏ này của Viên Quế Hương rất giống cái nhà tranh của cô ở quê. Điểm khác biệt duy nhất là cái can dầu và bếp dầu, dù sao có nó rồi thì cũng không phải nấu nướng bằng than, bằng củi nữa, như vậy căn phòng sẽ không bị chìm trong khói. Cô hơi thất vọng trướccăn phòng của Viên Quế Hương, chút hứng thú vừa có khi bước chân vào tiểu khu đã hoàn toàn biến mất.

     Đại Xuân đặt vali hành lí xuống, gọi Cùng Hoa tới bên giường ngồi. Viên Quế Hương xách một cái ấm ra ngoài lấy nước.

     Cùng Hoa hỏi Đại Xuân: "Hai người sống ở chỗ này hả?".

     "Bọn anh không ở đây thì ở đâu? Em vừa mới tới, chưa hiểu hết tình hình ở thành phố lớn.Giá một căn phòng ở thành phố bây giờ ít nhất cũng phải mấy chục vạn, nhiều thì mấy trăm vạn, chúng ta có đi làm thuê cả đời cũng không mua nổi một căn nhà nhỏ. Đừng nói là mua nhà, ngay cả tiền thuê một căn nhà nhỏ nhất gần đây cũng phải một nghìn tệ. Nếu anh với Quế Hương ra ngoài thuê nhà ở, tiền lương của bọn anh sau khi đóng tiền thuê nhà, tiền điện nước thì không còn tiền mà ăn nữa, chỉ ngồi hít không khí thôi. Cứ cho là hít không khí cũng no được thì giờ không khí cũng ô nhiễm cả rồi.

     "Anh Đại Xuân, hồi em ở nhà tưởng an chị sống trên thành phố sung sướng lắm, giờ xem ra em nghĩ sai rồi".

     "Cùng Hoa,không thể nói thế được. Nhìn điều kiện của anh với Quế Hương hiện nay không ra sao, cũng tương tự như thôn Hạo sơn, nhưng tiền kiếm được ở đây mỗi tháng làm sao kiếm được nếu ở thôn Hạo Sơn. Người nhà quê chúng ta lên thành phố, không phải để hưởng phúc mà là để cố gắng kiếm mấy đồng tiền xương máu, nếu không thì làm gì có nhiều người nhà quê lên thành phố làm việc như thế?"

     Đang nói thì Viên Quế Hương đi lấy nước về. Cô đặt ấm nước lên trên cái bếp dầu rồi mới châm lửa: "Cùng Hoa, chờ nước sôi thì em đi rửa mặt rồi uống ngụm nước, sau đó bọn chị đưa em ra phố xem, nhân tiện mua bàn chải, kem đánh răng... Mua xong thì mình ra quán ăn cơm".

     Cùng Hoa hỏi Viên Quế Hương: "Hôm nay không ăn cơm ở nhà hả?".

     "Hôm nay bọn mình vừa về, ở nhà chẳng có chút thức ăn nào, giờ đi mua rồi mới về làm thì phiền phức lắm. Hôm nay em là khách, nói gì thì nói, anh chị cũng phải mời em một bữa".

     "Em thì có gì là khách? Đều là người một nhà, không cần phải khách khí".

     Viên Quế Hương nói: "Được, người một nhà thì không khách khí với nhau, chị chỉ khách khí một lần hôm nay thôi, từ ngày mai em cứ coi như đây là nhà mình, không khách khí với ai nữa, như thế cho đỡ xa lạ".

     Trong khoảng thời gian chờ nước sôi, Cùng Hoa hỏi Viên Quế Hương: "Anh chị đi nhà xí thì làm thế nào?".

     "Trong tiểu khu có nhà về sinh công cộng, đại tiểu tiện đều giải quyết ở đó. Nhà vệ sinhcộng cộng phải thu tiền, người nào không sống trong tiểu khu này đều phải nộp,mỗi lần ba hào. Anh chị đi thì không mất tiền".

     "Thế lúc nửa đêm cần thì thế nào?".

     "Dùng cái này". Viên Quế Hương chỉ vào góc tường, chỗ đó có một cái bô bằng sứ.

     Nói vài câu thì nước sôi. Đại Xuân lấy ra ba cái cốc thủy tinh tráng qua bằng nước nóng rồi cho lá trà vào cốc, đổ nước vào.Viên Quế Hương lại lấy một cái xô nhựa ngày trước đựng sơn ra, lên trên lấy một xô nước máy. Ba người rửa mặt qua loa, uống hết cốc trà rồi đi ra phố.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-10-2012 15:11:46 | Xem tất
Phần 2:

     Khu biệt thự phía đông nằm cạnh khu tường thành cũ, đi ra khỏi cổng thành là khu phong cảnh núi Đông. Chỉ tiếc là cổng thành cũ đã bị phá đi sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, chỉ có ở khu phong cảnh núi Đông là vẫn còn dấu vết của một đoạn tường thành xưa cũ. Đoạn tường thành cổ này giống như một người già cằn cỗi,lặng lẽ sống nốt những ngày tháng cuối cùng. Đối diện với khu biệt thự phía Đông là một siêu thị lớn, ba người Đại Xuân vào khu siêu thị nhanh chóng chọn cho Cùng Hoa mấy món đồ cần thiết. Bọn họ tìm một quán ăn nhỏ tương đối sạch sẽ và ngồi lại. Nhân viên phục vụ quán cơm sau khi mang trà lên bèn đưa lại thực đơn cho họ. Đại Xuân chọn mấy món ăn tương đối rẻ: đậu phụ sốt, cơm cháy, khoai tây xào và canh trứng gà cà chua. Trong lúc chờ thức ăn mang lên, Đại Xuân nói:"Cùng Hoa, mai anh đi làm, không có thời gian. Ngày mai em tự đi loanh quanh ở đây cũng được, giúp Quế Hương làm ít việc cũng được. Ngày kia anh đổi rồi đưa em tới chợ người tìm việc".

     Cùng Hoa hơi khó hiểu: "Tới chợ người tìm việc?".

     "Chợ người chính là nơi giới thiệu cho nông dân bọn mình tìm việc làm. Các ông chủ cần người làm sẽ tới đó gọi, những người muốn tìm việc thì tới đó đăng kí. Thế là được".

     Lúc này Cùng Hoa đã hiểu: "Ừ. Mai em sẽ giúp Quế Hương làm việc".

     Nhân viên quán ăn nhanh chóng mang cơm lên. Món ăn đầu tiên là cơm cháy. Trong một cái dĩa rất lớn là cơm cháy vừa tới, cơm cháy có màu vàng, mùi thơm nức mũi. Nhân viên lại rưới nước canh lên dĩa cơm cháy, cơm cháy lập tức vang lên những tiếc xèo xèo rất khẽ. Cùng Hoa hỏi: "Đây là món gì?".

     Đại Xuân nói:"Món này là cơm cháy. Ngày trước anh ăn rồi, mùi vị ngon lắm, cơm cháy vừa giòn vừa thơm lại no, bởi vậy hôm nay anh lại gọi món này. Nghe nói năm xưa khi hoàng đế Càn Long xuống Giang Nam cũng từng ăn món này, cảm thấy mùi vị, màu sắc và hương thơm đều tuyệt nên gọi món này là "thiên hạ đệ nhất cơm".

     Cùng Hoa gắp một miếng cơm cháy lên rồi nếm thử, đúng là vừa giòn lại vừa thơm: "Hôm nay em cũng được ăn món ăn của hoàng đế".

     Nhân viên mang thức ăn lên, ba người im lặng cắm cúi ăn.

     Ba người ăn xong, Viên Quế Hương tính tiền. Nhân viên nói tổng cộng hết bốn mươi hai tệ,hai tệ lẻ thôi không cần nữa, chỉ lấy bôn mươi tệ thôi. Quế Hương trả tiền.Cùng Hoa thấy ăn có một bữa mà mất đến bốn  mươi tệ thì xót ruột: "Anh Đại Xuân, một bữa cơm như thế mà hết tận bốn mươi tệ, đắt quá. Em vào thành phố chưa kiếm được đồng nào mà đã tiêu mất bốn mươi tệ".

     Đại Xuân nửa đùa nửa thật: "Sao lại không đáng? Hưởng thụ bữa ăn của hoàng đế sao lại không đáng bốn mươi tệ sao? Cùng Hoa, em chỉ cần ở thành phố vài ngày là biết, nhưng người bán sức lao động trong thành phố kiếm tiền không dễ dàng, nhưng tiêu tiền thì nhanh lắm. Ở chỗ này không bằng thôn Hạo Sơn chúng ta, sáng sớm vừa mở mắt ra đã phải tiêu tiền rồi, ví dụ như mua đồ ăn sáng, bắt xe buýt đi làm cũng phải mất tiền".

     Cùng Hoa chưa bao giờ làm vợ, sau bữa cơm này mới cảm nhận được "làm vợ là phải lo tới dầu mắm, dưa hành", quả là đúng.

     Tối hôm đó, Đại Xuân ở trong kí túc tập thể của công ty bảo vệ, nhường căn phòng nhỏ lại cho Quế Hương và Cùng Hoa.

     Hôm đó Cùng Hoa ngủ không ngon. Không phải vì cô không thích nghi được với môi trường mới mà vì sau nửa đêm, các chàng trai, cô gái của tiểu khu lục tục kéo nhau về sau những bữa tiệc đêm, thi thoảng trong nhà xe lại vang lên tiếng ô tô rồi những tiếng huyên náo khác,khiến cô không thể nào ngủ được. Cô bắt đầu thấy nhớ những buổi đêm yên tĩnh ở thôn Hạo Sơn, mặc dù thôn của cô không có sức sống, nhưng nó cho phép người ngủ có một giấc mơ đẹp. Hôm nay cô muốn nằm mơ, chỉ sợ ngay cả quyền mơ thấy ác mộng cũng bị cướp mất. Mãi tới hai, ba giờ sáng, ô tô ra vào bãi xe ít đi, Cùng Hoa mới mơ màng chợp mắt. Quế Hương đã sớm quen với những tiếng ồn này nên nằm xuống không lâu đã vang lên những tiếng ngáy nhỏ đều đều.

     Sáng sớm hôm sau, khi Cùng Hoa tỉnh dậy, Quế Hương đã đi làm. Cùng Hoa rót một ít nước nóng trong phích ra rồi rửa mặt, sau đó đi lên mặt đất tìm Quế Hương. Cô tìm khắp hai tòa nhà chung cư ở tiểu khu mới thấy Quế Hương đang ra sức kéo một cái thùng rác lớn về phía xe rác để đổ. Cùng Hoa vội vàng giúp cô một tay, đổ rác vào trong xe, một mùi hôi thối xông lên, sau đó là những hạt cát trong đó bay lên. Cùng Hoa không quen với mùi này, thấy bụng quặn lên khó chịu, nhưng muốn nôn mà nôn không được. Bất giác cô thầm nghĩ: Làm nhân viên quét dọn cũng chẳng dễ dàng gì. Nhìn Quế Hương, cô âm thầm cảm nhận thấy, từ sau khi cô quyết định vào thành phố làm thuê, những ngày tháng nhàn nhã ở thôn Hạo Sơn đã không bao giờ quay lại nữa.

     Lúc này trời đã sáng hẳn, cả tiểu khu bắt đầu tỉnh giấc. Người công nhân đưa sữa đặt những chai sữa đã tiệt trùng vào từng thùng đựng sữa của các nhà. Những người thích tập thể dục buổi sáng cũng bắt đầu vận động, có người tập Thái cực quyền, có người chơi bóng chuyền, cũng có người tập bằng máy tập thể dục. Những con chó cảnh bị chủ nhân nhốt trong nhà, lúc này bắt đầu cất tiếng sủa, hình như lũ chó cũng đang kể chuyện cho nhau nghe.

     Vì Cùng Hoa giúp đỡ nên công việc của Quế Hương hôm nay nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hai người nhanh chóng đổ sạch từng thùng rác vào xe rác. Cùng Hoa ở phía sau ra sức đẩy, hai người hợp lực lại đẩy xe rác ra điểm thu gom tập trung. Từ khu nghỉ mát phía đông tới điểm thu gom rác thải có lẽ dài khoảng một kilômét, đều là đường nhựa phẳng lì. Cùng Hoa cảm thấy đẩy xe rác cũng không mệt lắm, nhưng những chiếc ôtô con thi thoảng lại lướt qua xe rác của họ khiến cô vô cùng căng thẳng, cô chỉ sợ chiếc ô tô nào đó lại nhanh quá rồi nghẹo đầu, đâm thẳng vào xe rác. Quế Hương hình như đã quen với việc này, cô vẫn bình tĩnh đi đằng trước.

     Đi được khoảng hai mươi phút, Quế hương và Cùng Hoa đưa xe rác tới địa điểm thu gom. Sau khi họ đổ rác trong xe vào rãnh thu rác, bèn kéo chiếc xe không quay về. Cùng Hoa thấy những chiếc xe con, xe to, còn có những chiếc xe Jeep kiểu hiện đại, giống như những con châu chấu đậu đầy hai bên đường, nhìn mãi không hết. Cô hỏi Quế Hương: "Thành phố lấy đâu ra mà nhiều xe thế? Ở quê em cả năm cũng chẳng nhìn thấy cái ô tô nào. Nếu xe nhiều như thế sao người thành phố không xây thêm vài con đường? Đường đã ít mà mua xe lắm làm gì nhỉ?".

     Câu hỏi của Cùng Hoa có vẻ rất đơn giản nhưng muốn nói cho rõ ràng lại không phải việc dễ. Câu hỏi này cũng là vấn đề mà các chuyên gia, học giả trong nước vẫn còn đang tranh cãi, tới ngày nay vẫn chưa ai đưa ra một đáp án thuyết phục. Quế Hương chỉ là một cô gái từ Quý Châu lên đây làm thuê, đương nhiên là không có đáp án:"Chị cũng không biết".

     Đối với Cùng Hoa vừa mới tới thành phố mấy ngày mà nói, những chuyện cô muốn biết quả thực rất nhiều, những nghi vấn ở trong lòng cũng nhiều không kém. Bây giờ điều cô muốn biết nhất là: Ngày mai Đại Xuân và cô tới chợ người sẽ có một kết quả như thế nào đang chờ cô?

     Trên đường quay về, Quế Hương tìm một điểm thu mua phế liệu, bán hết những thứ đựng trong cái bao tải, rồi lại ra chợ mua một cân mì và mấy mớ rau cải, về nhà nấu một nồi mì rau cải, Quế Hương và Cùng Hoa ăn một bữa cơm không phải bữa sáng mà cũng chẳng phải bữa trưa.

     Ăn cơm xong, hai người lại bắt đầu bận rộn. Quế Hương đi quét dọn hành lang và cầu thang, Cùng Hoa cầm khăn và xách một xô nước sạch đi lau các lan can, tay vịn cầu thang và cửa sổ ở các tầng' Khi mọi công việc trong ba tòa nhà chung cư mà Quế Hương phụ trách đã xong xuôi, hai người vội vã đi quét đường lần hai, Cùng Hoa giúp Quế Hương nhặt rác, mẫu thuốc lá hay các chai nhựa rỗng mà người ta vứt trên bãi cỏ. Hai người bận rộn tới mức lúc trời sắp tối mới xong. Cùng Hoa nghĩ tới việc hồi còn ở quê, Đại Xuân nói Quế Hương ngày nào cũng bận từ sáng sớm tới tối mịt, đúng là không ngoa. Người nhà quê muốn  kiếm được việc ở thành phố thực sự phải có tinh thần "một không sợ khổ, hai không sợ chết" thì mới được.

     Làm việc xong,quay về căn nhà nhỏ dưới hầm để xe, Quế Hương và Cùng Hoa vừa mệt vừa đói, định nấu lại chỗ mì còn thừa lúc trưa lên ăn. Đúng lúc đó thì Đại Xuân cũng tan làm,anh đưa cho Cùng Hoa một hộp cơm mà công ty bảo vệ phát cho, nói là để anh với Quế Hương ăn chỗ mì còn thừa. Cùng Hoa kiên quyết không chịu. Quế Hương đứng cạnh cũng nói Cùng Hoa ăn hộp cơm đó đi, nhưng mãi Cùng Hoa vẫn không nghe.Cuối cùng Cùng Hoa đề nghị, chia hộp cơm làm ba phần, ba người cùng ăn, chỗ mì còn lại ba người cũng chén sạch.

     Ăn cơm xong Quế Hương mang bát đũa đi rửa. Đại Xuân nói với Cùng Hoa: "Ngày mai anh đổi ca, hai anh em mình sáng mai tới chợ người xem có gặp may không?".

     Cùng Hoa nói:"Đi tìm việc mà sao lại bảo có gặp may không?".

     "Bây giờ nông dân lên thành phố tìm việc làm thuê nhiều lắm, số lượng người mà các doanh nghiệp cần ít hơn rất nhiều so với số người cần tìm việc, thế này gọi là cung lớn hơn cầu, do đó người ta chọn mình, chứ không phải mình chọn người ta. Thông thường đi tìm việc, tới chợ người một, hai lần chưa chắc đã được đâu, chẳng phải xem có may không thì là gì? Ngày mai anh đưa em đi tìm việc cũng chưa chắc được, ngộ nhỡ mai mà không được thì em đi một lần rồi, ít nhiều gì cũng đã biết đường, biết ngồi tuyến xe buýt nào thì tới nơi, lần sau em tự đi là được, không cần ai đi cũng nữa".

     Cùng Hoa nghĩ một lúc thấy những lời Đại Xuân nói quả là chí lí: "Gặp may thì gặp mau!Ngày mai anh em mình đi xem có gặp may không, hi vọng là gặp vận may lớn!".

     Quế Hương rửa bát đũa xong xuôi, lại đặt một ấm nước lên bếp dầu đun sôi. Mọi người cùng ngồi xem ti vi.

     Ti vi vừa bật lên đúng tới đoạn đài truyền hình của thành phố phát chương trình "Tin tức". Phóng viên đang thông báo về tin tức các công nhân ở mọt công trình kiến trúc nào đó của thành phố tập trung lại đòi tiền lương.

     Cùng Hoa xem xong tin này bèn chìm vào suy nghĩ, tin tức tiếp theo nói cái gì, cô nghe không rõ. Cô vừa mới bước ra từ một thế giới khép kín, trong phút chốc rơi vào một thế giới phồn hoa hoàn toàn khác khiến sự yên tĩnh trong tâm hồn cô hoàn toàn bị đảo lộn. Cô đã nhìn thấy vẻ đẹp của thế giới trước mặt, cũng nhìn thấy cuộc sống vất vả của Quế Hương, hôm nay lại thấy nổi khổ của những người nhà quê ra thành phố làm thuê mà không được trả lương, cô không biết tìm việc sẽ có kết quả như thế nào. Giấc mộng về thành phố của cô khác quá xa so với hiện thực.

     Bởi vì ngày mai vẫn phải dậy sớm nên Quế Hương xem ti vi một lúc rồi chuẩn bị đi ngủ. Đại Xuân cũng đã đi, trở về khu tập thể của anh.

     Sau khi tắt đèn,Cùng Hoa nằm trên giường nghĩ về thầy cô, một mình ông ở lại thôn Hạo Sơn có được không? Có lẽ ban ngày làm việc mệt quá nên nghĩ ngợi được một lúc, Cùng Hoa đã thiếp đi.

     Đêm dó cô ngủ rất say, hoàn toàn không nghe thấy bất cứ tiếng ồn nào nữa.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-10-2012 15:43:56 | Xem tất
Phần 3:

     Sáng sớm hôm sau, Viên Quế Hương vẫn tiếp tục công việc của mình như cũ. Đại Xuân và Cùng Hoa sau khi ngủ dậy ra đi. Hai người ăn hai cái bánh rán dọc đường, mỗi người lại uống một bát tào phớ. Cùng Hoa thấy ăn như vậy là đã no, Đại Xuân thì mới lưng lửng bụng, nhưng vì hôm nay vẫn còn việc phải làm nên anh cũng không nấn ná thêm, vội vàng kéo Cùng Hoa đi về phía chợ người ở Nam Đức Môn lớn nhất thành phố.

     Hai người cùng bắt xe buýt số 20, sau đó đổi xuống đi tàu điện ngầm để đên Nam Đức Môn.

     Dọc đường, thi thoảng Đại Xuân lại giới thiệu cho Cùng Hoa các công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố cùng với tên các bên xe buýt. Đại Xuân nói với Cùng Hoa, chỉ cần nhớ các công trình kiến trúc nổi tiếng và tên các bến xe buýt thì lần sau cô có thể đi một mình cũng không sợ lạc đường nữa. Cùng Hoa vốn thông minh lanh lẹ,Đại Xuân chỉ cái gì là nhớ cái nấy. Đại Xuân còn nói với Cùng Hoa, bình thường ra khỏi nhà thì chuẩn bị thêm ít tiền xu, trên những tuyến xe buýt không có người phụ xe thì không được trả lại tiền lẻ, cho dù có nhét đồng mười tệ vào hòm cũng không được trả lại, như vậy thì sẽ lỗ to.

     Ngồi tàu điện ngầm đi tới ga Nam Đức Môn chỉ mất có hai mươi phút. Đại Xuân dẫn Cùng Hoa ra khỏi ga tàu, phía đối diện chính là chợ người Nam Đức Môn. Chính quyền thành phố đặt chợ người này ở đây là vì muốn lợi dụng khoảng đất trống ở gần quảng trường Nam Đức Môn. Khoảng đất trống này vốn dĩ có một chủ đầu tư định xây dựng tòa nhà cao nhất Trung Quốc. Nhưng sau khi nhà dầu tư này mua được mảnh đất trong cuộc bán đấu giá, đã quy hoạch hai năm mà vẫn chưa khởi công, ngay cả tiền mua đất cũng không trả đủ, thành ra suốt hai năm ròng, trên mảnh đất mọc toàn cỏ dại. Năm nay chính quyền thành phố thấy nhà đầu tư này vẫn không có động tĩnh gì, mới quyết định thu hồi lại mảnh đất. Chính quyền trước khi tìm được một người sẵn sàng mua mảnh đất này, bèn lợi dụng nó để dựng lên một chợ người. Vì chợ người này chỉ có tính chất tạm thời nên việc xây dựng vô cùng đơn giản, ngoài mấy cái mái dành cho nhân viên làm việc của chợ, những kiến trúc khác đều là các túp lều tạm. Nóc lều trông giống như vòm cong của sân vận động.

     Tết vừa mới qua,thời gian này là thời kì cao điểm để các nông dân lên thành phố tìm việc, không những giao thông khu vực này rất hỗn loạn mà người trong chợ người cũng đã lố nhố đứng đầy. Các loại người trong chợ rất rõ ràng, chỉ cần nhìn quần áo của họ là có thể phân thành hai loại. Những người ăn mặc sạch sẽ là các ông chủ cần tìm người làm, những người còn lại là các công nhân muốn bán sức lao động. Mác nói, sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, bởi vậy chợ người với chợ rau cũng chẳng có gì khác nhau.

      Các lao động ở chợ người cũng được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Những người làm cùng một công việc sẽ tập trung ở một khu vực. Những lao động làm các việc có liên quan tới xây dựng, kiến trúc đều treo trước ngực một tấm giấy trắng, trên đó có mấy chữ viết láu đánh dấu thợ mộc, thợ điện, thợ sơn... để người đến tìm dễ bề lựa chọn. Bọn họ ngồi xổm trên đất chờ các ông chủ tới thuê, trông giống như khoai tây, rau cải bày ở chợ rau.

     Các phụ nữ tới tìm việc ở chợ người đa số đều muốn là ô sin. Họ tập trung ở một góc khác phía trong. Nghe tiếng nói thì có thể đoán ra, có người tới từ Tứ Xuyên, Hồ Nam, AnHuy... Giọng địa phương của họ đều rất nặng. Có người còn ra giá với người chủ,hi vọng bán được sức lao động của mình với giá cao hơn.

     Cả Đai Xuân và Cùng Hoa đều là lần đầu tiên tới chợ người. Trong biển người chen chúc nơi đây,họ không biết phải bắt đầu như thế nào. Đại Xuân nhìn thấy trước cửa một căn nhà mái bằng cách đó không xa có treo tấm biển "Tư vấn lao động", bèn kéo cùng Hoa sang đó. Anh nghĩ cứ nghe người ta tư vấn trước rồi quyết định sau cũng được.

      Những người đang chờ trước bàn tư vấn rất đông. Đại Xuân và Cùng Hoa xếp hàng chờ suốt nửa tiếng đồng hồ mới tới lượt. Người tiếp đón họ là một phụ nữ trung niên. Người phụ nữ trung niên này cả ngày phải trả lời các câu hỏi của những người lên thành phố làm thêm, tỏ rõ vẻ mệt mỏi. Bà hỏi Đại Xuân: "Anh chị có giấy chứng minh ra ngoài làm việc không?".

     Đại Xuân và Cùng Hoa đưa hai tờ giấy chứng minh đã xin ở ủy ban xã ra: "Dạ có. Đây ạ".

     Người phụ nữ trung niên nhận hai tờ giấy lướt qua rồi lại nhìn Cùng Hoa: "Giấy tạm trú của cô ấy đâu?"

     "Dạ, còn chưa kịp làm".

     "Vậy thì hôm nay anh chị uổng công tới đây rồi. Không có giấy tạm trú thì không đăng kí làm việc được. Anh chị mau về nhà, tới công an phường nơi tạm trú làm giấy đăng kí tạm trú đi. Hôm nay anh chị cứ mang giấy đăng kí về điền hết đi. Lần sau tới đây chỉ cần mang giấy đăng kí tạm trú với giấy đăng kí xin việc là có thể lập tức sang đăng kí làm việc ở bàn bên cạnh".

      Nói xong bà đưa hai tờ giấy cho họ. Điều này có nghĩa là thời gian tư vấn ngắn ngủi của Đại Xuân và Cùng Hoa cũng đã hết.

     Cùng Hoa cầm giấy chứng minh và giấy đăng kí lên. Mặc dù trước khi tới đây Đại Xuân đã nói trước với cô, nhưng hôm nay vừa mới đi làm đã không thuận lợi nên trong lòng vẫn cảm thấy có chút thất vọng: "Hôm nay tìm việc thế là xong rồi hả? Sau đây thì làm gì?".

     Đại Xuân thấy Cùng Hoa có vẻ buồn bèn an ủi cô: "Em đừng sốt ruột. Tìm được công việ cưng ý ở thành phố không dễ dàng đâu, trong một, hai ngày không tìm thấy việc cũng là chuyện bình thường. Phương đông không sáng, phương tây sáng. Chúng ta cứ vào chợ xem sao. Nói không chừng có một ông chủ tư nhân nào đó cần tìm công nhân. Hôm nay tới rồi, cho dù có tìm được việc hay không thì thăm dò tình hình cũng được".

      Đại Xuân dẫn Cùng Hoa chen vào với đám phụ nữ nông thôn cũng đi tìm việc, đoán rằng những bà cô này cũng phải tầm bảy, tám trăm người. Mấy cô gái trẻ tuổi và có vài phần sắc đẹp từ nông thôn ra không cần phải tới chợ người để tìm việc. Họ lập tức có thể xin được vào làm ở những khu vui chơi giải trí. Tất cả những người phụ nữ nông thôn tới chợ người tìm việc đều là những người không được chọn vào các khu vui chơi còn sót lại. Họ không phải nếu đã lớn tuổi thì cũng là những người có nhan sắc trung bình. Bởi vậy Cùng Hoa với vẻ xinh đẹp trẻ trung của mình xuất hiện giữa đám người đó bỗng dưng trở nên nổi bật, thu hút ánh nhìn của người khác.

      Một người đàn ông trung niên tới gần. Vừa nhìn là biết ngay ông ta là người thành phố, trông có vẻ lịch sự, nho nhã. Ông ta hỏi: "Xin hỏi cô tới đây tìm việc phải không? Cô có chấp nhận làm ôsin không?".

      Đại Xuân trả lời: "Đúng là cô ấy đang tìm việc. Nếu được làm ôsin ở nhà thích hợp thì cũng được. Nhà ông cần tìm ôsin sao?".

     "Đúng là nhà tôi đang cần tìm ôsin 24/24, nói một cách chính xác thì là tìm một ôsin cho bố tôi. Mẹ tôi qua đời đã nhiều năm, bố tôi bây giờ mới hơn sáu mươi tuổi, sau khi về hưu phải sống một mình, cuộc sống rất cô độc. Mấy anh chị em chúng tôiđều có gia đình riêng của mình, công việc lại bận rộn nên không có thời gian chăm sóc bố, cũng không thể nào chăm sóc cuộc sống của ông, bởi vậy muốn tìm một ôsin ở lại chăm sóc bố tôi cả ngày, để ông đỡ buồn".

      Đại Xuân vừa nghe yêu cầu tuyển dụng của người ta, cảm thấy Cùng Hoa tới làm ôsin nhà này rất hợp lí. Cùng Hoa chỉ cần hầu hạ một ông già, không những công việc không nhiều mà quan hệ giao tiếp cũng đơn giản. Quan hệ giao tiếp là một loại học vấnvô cùng huyền diệu của người Trung Quốc. Nếu nhà chủ quá đông người, lại nhiều người khó tính, vậy thì muốn làm một ôsin tốt quả là việc khó khăn.

      Đại Xuân có ý định bàn tiếp công chuyện, bàn tìm hiểu thêm về ông già: "Bố ông trước khi nghỉ hưu làm gì?".

     "Bố tôi làm trưởng phòng trong một cơ quan nhà nước".

     Đại Xuân nghe nói bố người ta làm trưởng phòng, trong lòng nghĩ chắc chắn điều kiện ăn ở không tồi: "Nhà bố ông có phòng riêng cho ôsin không?".

    "Nhà bố tôi là một căn hộ ba phòng, một mình ông ấy làm sao ở hết được nhiều phòng như thế?Nhà tôi đương nhiên là có phòng riêng cho ôsin rồi, hơn nữa mỗi phòng đều có điều hòa và ti vi màu. Trong nhà có đầy đủ máy giặt, bình nóng lạnh, máy hút bụi, các loại đồ dùng trong nhà bếp. Công việc ôsin không vất vả quá đâu".

     Đại Xuân rất hài lòng với việc có phòng riêng cho ôsin. Cùng Hoa là con gái mới lớn, không có phòng riêng không những cuộc sống không thuận tiện mà cũng không mấy an toàn.Bước tiếp theo anh quan tâm tới tiền: "Tiền lương mỗi tháng ông định trả bao nhiêu?".

     "Lương cứng là một nghìn tệ".

     Đại Xuân vừa nghe nói được một nghìn tệ, trong lòng thầm nghĩ: thông thường làm ôsin, bao ăn ở, tiền lương chỉ được khoảng sáu, bảy trăm tệ, tại sao nhà này lại trả nhiều hơn những nơi khác? Là vì nhà người ta có quá nhiều tiền? Hay là nhà người ta quá rộng rãi? Anh lo lắng cái bánh ngon có vẻ hấp dẫn này không phải dễ ăn, bèn hỏi tiếp: "Sao tiền lương cho ôsin lại là lương cứng?".

     "Lương cứng là tiền lương trả cho ôsin làm việc nhà. Nếu có thể giúp bố tôi giả tỏa được nổi cô đơn thì tiền này tính vào khoản khác, tính theo ngày hay theo tháng đều được".

     Bây giờ thì Đại Xuân hiểu rồi, cong người trông có vẻ lịch sự này nói về "ôsin 24/24","lương cứng" hay gì gì đó, chủ yếu là vì muốn ôsin "giải tỏa cô đơn" cho ông già. Ông ta dùng những lời lẽ lịch sự, dễ nghe và hiện đại nhất để nói ra cái ý bẩn thỉu nhất. Cái gã này muốn Cùng Hoa lên giường với bố ông ta, vì chỉ có cách này mới có thể giúp ông già giải tỏa được sự cô đơn.

     Đại Xuân giận quá, dứ nắm đấm vào mặt ông ta, gắt gỏng: "Chúng tôi không thèm ôsin cho nhà ông. Ông là thằng khốn nạn, súc sinh! Cút mau!".

     Người đàn ông đó sợ quá: "Buôn bán không thành thì thôi, việc gì anh phải như thế?".Nói xong liền vội vàng chuồn mất.

     Đại Xuân kéo Cùng Hoa đi thẳng ra khỏi chợ người. Đại Xuân và Cùng Hoa thất vọng trở về tiểu khu phía đông. Buổi chiều, anh và Cùng Hoa tới công an phường làm đăng kí tạmtrú. Tối hôm đó Đại Xuân ăn cơm xong rồi vàng đi làm. Hôm nay anh trực cùng ca với Lão Lưu. Lão Lưu năm nay ngoài năm mươi tuổi, từ Đông Bắc tới thành phố này làm việc đã hai mấy năm, cũng được coi như một nửa là người bản địa. Lão Lưu khi còn trẻ không may gặp đúng thời kì "cách mạng văn hóa" của giai cấp vô sản. Cuộc cách mạng đã khiến anh chàng Tiểu Lưu làm cách mạng phải về nông thôn rồi phải cải cách giáo dục mất mấy năm. Mãi tới năm 1977, cả nước khôi phục lại kì thi đại học, Tiểu Lưu mới thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng.Sau khi tốt nghiệp được phân tới làm việc ở một doanh nghiệp điện tử lớn của thành phố này. Lão Lưu vốn tưởng rằng cuộc đời mình như thế là thay đổi. Nhưng ông không ngờ rằng, từ sau khi Trung Quốc nhập khẩu chiếc ti vi màu đầu tiên,ngành điện tử của Trung Quốc càng ngày càng đi xuống. Cuối cùng không địch nổi với công nghệ và kĩ thuật của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp điện tử trong nước đua nhau phá sản. Trong chớp mắt, Lão Lưu trở thành công nhân thất nghiệp. Mấy năm sau khi công ăn việc làm cho 40, 50 (nữ công nhân bốn mươi tuổi và nam công nhân năm mươi tuổi), Lão Lưu vốn là một sinh viên chất lượng cao tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng, nay may mắn được vào làm bảo vệ trong tiểu khu này. Tính tình Lão Lưu vui vẻ, thoải mái nên thường từ chế nhạo mình là: Cán bộ hết thời. Nói xong ông còn cười lớn, cứ như thể đang kể chuyện về người khác.

     Sau 10 giờ tối,cảnh cổng điện tử của tiểu khu tự động đóng lại, chỉ để một con đường nhỏ cho mọi người đi lại. Chỉ khi có ai lái xe ra hay vào mới tạm thời mở cổng cho đi qua. Đại Xuân và Lão Lưu ngồi trong phòng bảo vệ ngay trước cổng vừa trực vừa nói chuyện. Đại Xuân bèn kể cho Lão Lưu nghe chuyện sáng nay đưa Cùng Hoa vào chợ người tìm việc. Khi kể tới chuyện người kia đi tìm ôsin lên giường, Đại Xuân nghiến răng chửi mười tám đời nhà ông ta lên.

     Lão Lưu dù sao cũng là người có văn hóa, bình thường thích đọc sách báo, kiến thức rộng rãi,tin tức về "ôsin lên giường" cách đây không lâu ông cũng từng đọc trên báo. Đối với việc này, cái nhìn của ông đương nhiên khác người: "Đại Xuân, mặc dù cậu trẻ tuổi hơn tôi, nhưng quan niệm của cậu lạc hâu quá."Ôsin lên giường" là một công việc mới của nghề ôsin, ôsin ban ngày làm việc nhà, buổi tối cùng chủ nhà lên giường ngủ, bởi vậy mới gọi là ôsin24/24. Cậu hiểu chưa ha? Làm ôsin 24/24 có cái lời mà cũng có cái hai: Nếu xét về cái lời, ôsin 24/24 giúp người làm thuê có thêm thu nhập, cuộc sống được cải thiện; người chủ tìm được niềm vui từ ôsin của mình, cũng có lợi cho sức khỏe.Nếu xét về cái hại, nếu ôsin đó không cam tâm tình nguyện lên giường, vậy thì cũng giống như bán dâm, người ôsin mất đi nhân cách của mình; đối với người chủ mà nói lên giường với ôsin cũng có nguy hiểm nhất đinh. Nếu ôsin đó là một người đàn bà thủ đoạn, tính toán, cô ta sẽ lấy đó làm lí do để lừa gạt tiền tài của chủ. Khi mà việc làm ám muội này lộ ra ngoài, đa số các ông chủ đều mất rất nhiều tiền bạc. Bởi vậy khi ông chủ muốn dùng "ôsin lên giường" càng phải thêm thận trọng".

      Lời nói của Lão Lưu khiến Đại Xuân lĩnh ngộ ra nhiều điều. Nhưng Đại Xuân chỉ quan tâm tới mặt xấu của "ôsin lên giường": "Những chuyện như thế này không có ai quản lí sao?".

     "Một triết gia người Đức đã từng nói: Tồn tại chính là hợp lí. Cậu nói quản như thế nào?Người ta là Chu Du đánh Hoàng Cái, một người muốn đánh, một người chịu đòn, cậu quản được sao? Với lại những chuyện này là hai người đóng cửa lại làm với nhau,cậu bảo cảnh sát nửa đêm canh ba còn tới nhà người ta khám xét à? Cứ cho là phát hiện ra thì làm được gì? Chỉ cần hai người sẵn sàng làm, cảnh sát cũng chẳng quản được. Chẳng phải cậu cũng sống chung với Quế Hương còn gì? Cảnh sát có thể bắt cô cậu tới đồn được không?".

     Đại Xuân thấy Lão Lưu lại nói dẫn sang cả mình, bắt đầu bực bội: "Quế Hương đâu phải"ôsin lên giường", bọn cháu đều đi làm, mời sao được ôsin".

     Lão Lưu nói tiếp: "Không phải tôi nói Quế Hương là "Ôsin lên giường", xã hội bây giờ khoan dung với đời tư của người khác lắm. Quan hệ nam nữ là đời tư cá nhân, xã hội và người khác không có quyền can dự vào. Bởi vậy cậu có thể cùng Quế Hương thoải mái làm... (cười đểu). Cậu cứ yên tâm đi, chuyện của cậu với Quế Hương chẳng ai thèm lo cả".

     Dù sao Lão Lưu cũng là người học rộng biết nhiều, thấy Đại Xuân nghĩ mãi không ra, bèn giải thích với anh rằng: Sự tồn tại luôn có những chỗ hợp lí của nó, bởi vì xã hội của chúng ra hiện nay đang ở trong giai đoạn chuyển đổi, hệ thống đạo đức đang dần dần mất đi, giá trị quan cũng trở nên đa nguyên hóa, hệ thống đánh giá xã hội vô cùng rối loạn, các quan điểm và hành vi đều có người lí giải, thậm chí là ủng hộ. Lão Lưu vốn là người từng đọc sách, sau khi nghỉ hưu không có việc gì để làm, sợ nhãn nhã quá sinh bệnh nên mới tìm một việc làm cho đỡ buồn.Những lời ông nói ra, Đại Xuân còn rất mơ hồ, Lão Lưu cũng không giải thích thêm nhiều.

     Đại Xuân nói:"Bây giờ thực sự có người sẵn sàng làm "ôsin lên giường"sao?".

     "Rừng rộng thì loài chim nào cũng có. Đương nhiên là có người chịu làm "ôsin lên giường" rồi. Ở các quán bia quán rượu thì có gái ôm, ở nhà chủ thì có"ôsin lên giừơng". Động cơ của họ chỉ có một: Đó là tiền. Nhưng hai loại người này cũng có sự khác nhau,người làm gái ôm thì vì muốn giàu có, còn người làm "ôsin lên giường" là vì sự sinh tồn của mình. Sinh tồn là quyền cơ bản nhất của con người. Con người trước tiên phải sống, sau đó mới bàn tới tôn nghiêm".

     Với trình độ học vấn của Đại Xuân thì anh không thể nào tranh luận được với Lão Lưu. Mặc dù anh không biết triết gia Đức mà Lão Lưu nói là ai, nhưng nếu "tồn tại là hợp li" thì anh cũng không cần phải lo lắng thừa cho những "ôsin lên giường", chỉ cần Cùng Hoa không tham dự vào những "hành vi thị trường" này là được. Nếu không sau này anh chẳng còn mặt mũi nào mà gặp chú anh, Ngô Giải Phóng nữa. Anh nói: "Người khác làm thế nào cháu không quan tâm. Nhưng Cùng Hoa tuyệt đối không được làm "ôsin lên giường".Cho dù Cùng Hoa muốn làm cháu cũng không đồng ý".

     Lão lưu nói:"Đương nhiên rồi. Người ta không tới mức vạn bất đắc dĩ thì không làm nghề này đâu. Có điều Cùng Hoa nếu muốn làm ôsin thì không thể tới chợ người được,phải đi đường chính".

      "Đường chính là thế nào?".

      "Ví dụ tới các công ty, trung tâm giới thiệu việc làm, Hội Phụ nữ là đường chính".

     Tin tức mà Lão Lưu cung cấp cho Đại Xuân vô cùng hữu dụng. Anh lập tức hỏi rõ hơn: "Chú có biết trung tâm giới thiệu việc làm ở đường nào không? Có tuyển người tỉnh lẻkhông?".

      "Địa chỉ của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố dễ tìm lắm. Ở đường Trung Sơn. Có tuyển người tỉnh lẻ hay không thì tôi không biết. Tôi nghĩ chắc không có vấn đề gì.Hội Phụ nữ chuyên bồi dưỡng cho các phụ nữ Trung Quốc, mà phụ nữ Trung Quốc thì còn phân biệt là phụ nữ thành phố hay tỉnh lẻ sao?".

     "Cháu cũng mong là không phân biệt. Như vậy thì Cùng Hoa mới có cơ hội. Sáng mai cháu tan ca, bảo Cùng Hoa đi tới đó xem thế nào".

     Sau đó Lão Lưu và Đại Xuân chuyện trò dăm ba câu chuyện nữa, còn kể cả mấy chuyện cười bậy bạ mà gần đây người ta hay kể cho nhau nghe để giết thời gian.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 14-10-2012 00:48:30 | Xem tất
Chương 3: "Ba vòng" của ôsin.
Phần 1:

     Đại Xuân tan ca đêm về chỗ Quế Hương ăn cơm sáng, nói cho Cùng Hoa nghe về Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp của Hội Phụ nữ thành phố. Cùng Hoa biết tin này vui lắm. Đại Xuân nói: "Bây giờ vẫn còn sớm, Hội Phụ nữ vẫn chưa làm việc đâu, anh về nghỉ ngơi một lát, đúng tám giờ anh cùng em tới đó xem thế nào".

     Cùng Hoa biết Đại Xuân cả đêm qua không được chợp mắt, kiên quyết không đồng ý: "Buổi sáng anh về khu tập thể ngủ đi, nếu không chiều làm sao làm việc tiếp được. Đường của em thì dù sao em cũng phải tự đi, anh không thể theo em cả đời được, đúng không?".

     Đại Xuân thấy Cùng Hoa nói cũng có li, nên không cố chấp nữa, anh cho Cùng Hoa địa chỉ và tuyến đường đi tới Hội Phụ nữ thành phố: "Hội Phụ nữ phố nằm ở số 6 đường Trung Sơn. Bắt xe từ chỗ mình đi thì lên xe 48, tới bến ở ủy ban thành phố thì lên xe 31 là thẳng đường Trung Sơn. Sau khi xuống xe hỏi thăm người ta Hội Phụ nữ ở đâu, tế nào cũng tìm thấy. Nhớ chưa?".

     Cùng Hoa nói: "Nhớ thì nhớ rồi. Nhưng em không muốn bắt xe, em muốn đi bộ. Từ đây đến đấy đi mất mấy dặm đường?".

     Đại Xuân không hiểu sao Cùng Hoa lại có ý định đó: "Có xe không ngồi sao lại đi bộ?Chẳng nhẽ tiếc mấy tệ tiền ngồi xe?".

     "Tiết kiệm được bao nhiêu thì tiết kiệm, không tốt sao? Một lượt mất hai tệ, cả đi cả về mất bốn tệ. Từ lúc em lên đây tới giờ, lúc nào cũng phải tiêu đến tiền, ngày nào kiếm được tiền còn chưa biết. Cả ngày chỉ thấy tiêu mà không thấy kiếm, tiêu hết tiền thầy em cho thì làm thế nào? Chỗ nào tiết kiệm được thì tiết kiệm. Có điều trong lòng em còn có ý định khác. Em đã quyết tâm ở lại thành phố này thì em phải chuẩn bị dùng chân đi hết một vòng thành phố, để em làm quen với cái thành phố này đã, rồi sau này thành phố này mới làm quen với em".

     Tính cách bướng bỉnh của Cùng Hoa không phải Đại Xuân không biết, nhưng bướng tới mức này thì nằm ngoài dự đoán của anh. Câu nói này của Cùng Hoa khiến Đại Xuân cảm thấy mới có mấy ngày mà Cùng Hoa đã lớn lên rất nhiều, trưởng thành hơn nhiều: "Em thực sự muốn đi bộ cũng được. Đường từ đây vào tới đấy cùng lắm cũng chỉ chục dặm là cùng".

     "Em còn tưởng xa lắm cơ, hóa ra gần hơn cả đường hồi bé em đi học. Bây giờ em đi đây, đi tới Hội Phụ nữ có khi họ còn chưa làm việc, em có thể là người đầu tiên đăng kí".

      Đại Xuân thấy sự vui vẻ, ngây thơ của Cùng Hoa bèn dặn dò: "Đi đường cẩn thân nhé. Lúc sang đường nhớ nhìn xe, đừng đụng vào xe người ta. Những người thành phố có ô tô, cho dù là ô tô con hay xe tải đều ngang ngược lắm! Chỉ có chuyện người nhường xe, chứ không có chuyện xe nhường người đâu!".

     Quế Hương cũng nói: "Bây giờ có nhiều kẻ lừa đảo phụ nữ lắm. Ngoài việc hỏi đường, em đừng nói chuyện với người lạ. Em không biết đâu, bây giờ nhiều kẻ gian lắm, đừng để bị người ta lừa rồi đem bán mất".

     Cùng Hoa sau khi đáp lời bèn lấy mấy đồng tiền lẻ của Đại Xuân, mang theo giấy chứng minh của xã, chứng minh thư và giấy tạm trú mới làm xong hôm qua rồi lên đường. Cùng Hoa đi theo tuyến đường của chuyến xe buýt số 48 tới ủy ban thành phố. Cùng Hoa đúng là vô cùng lanh lợi. Cô đi đường nhìn thấy chiếc xe buýt 48 đi qua, thế là biết mình không đi sai. Mỗi khi tới mốt điểm dừng xe buýt, cô đều dừng lại để xem biển chỉ dẫn tuyến đường xe buýt để xác định phương hướng. Cứ như vậy, không lâu sau cô đã tới quảng trường ở trước ủy ban thành phố.

     Trước quảng trường có hai ngã tư. Cô không biết ngã tư nào đi tới tuyến đường của xe 31. Cô dừng lại ở ngã tư phía đông, bông dưng nhớ ra lời dăn của Quế Hương, bèn tìm một người trông có vẻ đáng tin cậy để hỏi đường. Lúc này phí trước ngã tư là đèn đỏ. Có mấy người đang đứng chờ dưới cột đền để chờ tín hiệu sang đường. Cùng Hoa thấy một ông lão đứng cạnh có vẻ hiền từ, ben hỏi ông đường đi tới đường Trung Sơn như thế nào. Ông lão nói với cô con đường cắt ngang với con đường ở phía nam chính là đường Trung Sơn.

     Cùng Hoa cảm ơn ông lão rồi men theo con đường phía nam đi hai mươi phút sau thì tới đường Trung Sơn, rồi nhanh chóng tìm thấy Hội Phụ nữ. Chiếc đồng hồ treo tường trong phòng bảo vệ của Hội Phụ nữ lúc này chỉ 7h30. Bảo vệ nói cơ quan này 8h mới làm việc, bảo Cùng Hoa sau 8h hãy quay lại. Cùng Hoa bèn đi dọc đường Trung Sơn. Đường Trung Sơn là một trong ba con đường chính của thành phố. Hai bên đường đều là những cây ngô đồng mang từ Pháp về từ đâu thế kỉ, cây nào cũng to bằng một người ôm. Bây giờ mới là dầu xuân, lá cây xanh mướt, chọc thẳng lên bầu trời. Nhìn xuyên qua những kẽ lá có thể thấy những tòa nhà cao tầng vút tận tời xanh: ngân hàng, trung tâm chính khoán, công ty bảo hiểm, điện tín... Đứng trước khung cảnh hoành tráng trước mắt, Cùng Hoa như được mở rộng tầm mắt. Nhưng cô không tưởng tượng ra trong những khối thép chọc trời này, hàng nghìn hàng vạn người đang làm cái gì.

     Cùng Hoa dạo quanh đường Trung Sơn một vòng, đoán cũng sắp đến 8h, cô bèn quay lại Hội Phụ nữ.

     Nhờ sự chỉ dẫn của người bảo vệ, Cùng Hoa vào thang máy đi lên tầng 8, tìm được Trung tâm Bồi dưỡng và hướng nghiệp của Hội Phụ nữ. Trung tâm bồi dưỡng này chiếm trọn cả tầng 8 của tòa nhà. Ở một thành phố tấc đất tấc vàng mà thế này quả là hiếm thấy. Nói ra nguyên nhân trong đó cũng có vẻ buồn cười, vì nó liên quan đến số 8 của Ả Rập.

     Các thương nhân Trung Quốc vốn vô cùng "sùng bái" số 8. họ cho rằng "bát" chính là "phát". Bởi vậy ngày khai trương doanh nghiệp tốt nhất là ngày mùng 8 tháng 8, biển số xe cũng nên là 8888, tặng quà cho người khác cũng phải là 888. Mọi việc cuả Trung Quốc đều có vẻ kì quái. Trong các cơ quan lưu truyền câu nói mê tín "thất thượng bát hạ" (bảy lên tám xuống), bởi vì các lãnh đạo sợ mình "bát hạ" nên địa điểm phòng làm việc đều đặt ở tầng bảy, tức là "thất thượng", cũng có những người thích đặt phòng làm việc ở tầng 9 (cửu), "cửu" không những có nghĩa là "thiên trường địa cửu" mà 9 còn là số to nhất trong Kinh Dịch. Những vị lãnh đạo có phòng làm việc đặt ở tầng 9 sẽ có cảm giác mình là người đứng đầu, là người cao nhất. Do các vị lãnh đạo vô cùng sợ số "tám" nên Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp của Hội Phụ nữ mới một mình độc chiếm cả tầng 8 của tòa nhà như thế này.

     Hội Phụ nữ chính là nhà của các chị em phụ nữ. Cùng Hoa nhận được sự tiếp đón rất nhiệt tình ở nơi đây. Một cô gái trạc tuổi Cùng Hoa tên là Tiểu Triệu tiếp đón cô. Cô gái kiểm tra chứng minh thư, giấy tạm trú của Cùng Hoa xong bèn hỏi: "Chị tham gia lớp bồi dưỡng nào?".

     "Bồi dưỡng còn phân loại à? Ở chỗ chúng ta có những loại nào?".

     Cùng Hoa bước vào phòng tiếp đón không để ý thấy bên ngoài có dán một tấm biển thông báo. Tiểu Triệu đưa Cùng Hoa tới trước tấm biển, giảng giải qua về nội dung cho Cùng Hoa nghe: " Bồi dưỡng căn cứ vào phương hướng làm việc để chia thành mấy loại. Có thư kí, trang phục, việc nhà, nghệ thuật, nấu nướng. Chị xem mấy phân loại giới thiệu này ồi quyết định xem tham gia vào lớp bồi dưỡng nào".

     Tiểu Triệu đi rồi. Cùng Hoa đọc về lớp bồi dưỡng văn thư, thư kí. Nội dung học là hệ thông thao tác tiếng Trung trên máy tính, cách gõ tiếng Trung, ngôn ngữ Office, cách xử lí phần mềm... Vừa nhìn thấy mấy chữ tiếng Tay mà mình không hiểu, Cùng Hoa đã lắc đầu. Thứ hai là trang phục, lớp bồi dưỡng công nhân cắt may, may đo, ủi quần áo cho các công xưởng, cả đời này Cùng Hoa chưa bao giờ mua một bộ quần áo nào. Học may quần áo chắc cũng không giỏi được. Mấy lớp bồi dưỡng tiếp theo như cắm hoa, làm các sản phẩm thủ công mĩ nghệ rồi nấu nướng, từ bé tới lớn, Cùng Hoa chưa bao giờ được ăn một bữa cơm ngon, nên đành từ bỏ, cuối cùng chỉ còn lớp gia chánh. Gọi là lớp gia chánh nhưng nói thẳng ra là học làm ôsin, làm người ở. Ngày  trước các học viện nữ sinh đều có các khoa gia chánh, học các loại lễ nghe và nghệ thuật để ra dáng là một thiên kim tiểu thứ nhà giàu, chuyên dùng cho các cô gái và các bậc mệnh phụ phu nhân, hoàn toàn khác với lớp gia chánh ngày nay.

     Cùng Hoa thấy lớp gia chánh chỉ yêu cầu sức khỏe tốt, chịu khổ, chăm chỉ, ngoài ra không có yêu cầu nào khác, bởi vậy thấy rất hợp ý mình. Ngoài ra, lớp gia chánh còn có ba ưu điểm không thể bỏ qua: thứ nhất là thời gian bồi dưỡng ngắn, chỉ cần khoảng nửa tháng; thứ hai là không thu học phí, các lớp bồi dưỡng khác đều phải đóng tiền sách, tiền dụng cụ...; thứ ba là trung tâm bồi dưỡng sẽ giúp học viên tìm việc.

     Cùng Hoa sau khi đã quyết định bèn đi tìm Tiểu Triệu. Tiểu Triệu rất vui vẻ giúp Cùng Hoa làm thủ tục dăng kí.

     Lớp gia chánh ở Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp là một lớp tuyển sinh liên tục, lúc nào tới đăng kí cũng có thể tham gia học luôn. Cũng giống như văn học chủ nghĩa hậu hiện đại, bắt đầu học từ bất cứ trang nào trong cuốn sách đều được, lớp gia chánh cũng có thể học chen ngang bất cứ lúc nào. Tiểu Triệu nói với Cùng Hoa, chỉ cần cô đồng ý thì bây giờ có thể tham gia vào lớp học luôn. Nhưng hôm nay Cùng hoa chưa vội đi học, trước tiên cô phải hỏi cho rõ nội dung lớp học để về nhà "báo cáo" đầy đủ lại với Đại Xuân và Quế Hương trước, cô còn phải viết thư cho thầy cô để hỏi thăm sức khỏe và kể chuyện Hội Phụ nữ thành phố sẽ giúp cô tìm việc.

     Cùng Hoa bèn hỏi thăm Tiểu Triệu về mọi điều ở lớp gia chánh, Tiểu Triệu thành thục giới thiệu cho cô chương trình học chi tiết ở lớp này, ví dụ như học cách sử dụng và bảo dưỡng các đồ diện gia dụng thường gặp là tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bình nóng lạnh, ấm điện, máy hút bụi... Các loại đồ điện trong nhà bếp có máy rửa bát, lò vi sóng, lò nướng, máy đun cà phê, máy sinh tố, máy làm đậu nành, bếp điện... Cô còn phải học cách làm thế nào để tắm cho các loại vật cưng trong nhà như chó, mèo; đi siêu thị chọn đồ ăn, đồ chơi cho chó, làm thế nào để đưa chó đi dạo, làm thế nào để nuôi các loại cá nhiệt đới trong bể cá, chăm sóc bảo vệ các lọa cây cảnh ra sao... Tất cả những danh từ  hoàn toàn mới mẻ này khiến Cùng Hoa thấy mắt mình hoa lên.

     Tiểu Triệu lại giải thích tiếp cho Cùng Hoa rằng những nội dung trên học đều rất dễ, khó nhất là nấu ăn. Nấu ngon các món ăn cho gia đình không phải việc đơn giản, phải căn cứ vào thói quen sinh hoạt của nhà chủ, ví dụ người Tứ Xuyên, Hồ Nam thích ăn cay, người Sơn Tây thích ăn chua, người Triết Giang thích cho đường vào thức ăn... Nấu ăn chia làm bốn loại chính: Lỗ, Xuyên, Tô, Áo. Thức ăn Xuyên cho nhiều dầu, nhiều vi, cay; thức ăn Lỗ coi trọng cách nêm nếm gia vị, thích sử dụng các món nướng, xào, hấp... sau đó dùng kèm với canh; thức ăn Áo chủ yếu là dùng hương vị Quảng Đông, rất nghiệm ngặt trong việc gia vị, khẩu vị nhạt, tươi, nhiều dầu' thức ăn Tô mùi vị phong phú, chọn nguyên liệu kĩ càng, cách chế biến cũng tỉ mỉ, chú trọng tới việc phối hợp màu sắc, cách sắp xếp, bốn mùa đều khác nhau... Ngoài bốn loại thức ăn chính này, còn mấy loại nữa như Mẫn, Chiết, Huy, Tương, Kinh, Thượng Hải... Lần này thì Cùng Hoa thật sự thấy xây xẩm mặt mày.

     Để chứng minh những lời nói của mình, Tiểu Triệu đưa Cùng Hoa tới phòng thực thành nấu ăn. Giáo viên đang dạy các học viên cách sử dụng dao. Một đĩa ớt xanh xào khoai tây thái sợi, trước tiên phải thái khoai tây thành nhiều xợi nhỏ như sợi mì, nhệ thuật này không phải ngày một ngày hai là có thể học được, học nấu an quả là bài học khó nhất trong môn gia chánh.

     Hai người ra khỏi phòng thức hành. Cùng Hoa và Tiểu Triệu thống nhất với nhau, từ ngày mai cô sẽ chính thức tham gia học lớp này.

     Trên đường về nhà, Cùng Hoa nghĩ mãi: Người thành phố sao mà sống phức tạp thế, những thứ cô sắp phải học nhiều quá, con đường sau này cô phải đi còn rất dài, rất dài!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 14-10-2012 13:15:52 | Xem tất
Phần 2:

     Cùng Hoa bắt đầu tham gia lớp bồi dưỡng ở Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp của Hội Phụ nữ thành phố, chớp mắt nửa tháng đã trôi qua.

    Sau khi buổi lễ tốt nghiệp ngắn ngủi kết thúc, Cùng Hoa cầm trong tay giấy chứng nhận tốt nghiệp mà trung tâm phát cho, cảm thấy đã tới gần hơn  với ước mơ của mình. Nhưng trong nửa tháng bồi dưỡng này, cô buộc phải nuốt sống một đống nội dung bài học. Với một người chỉ có trình độ tiểu học như cô, làm sao có sức tiêu hóa nhanh như vậy, do đó trong lòng Cùng Hoa cảm thấy thật xấu hổ. Lúc này cô nghĩ tới chủ nhiệm Lục,người vừa phát giấy chứng nhận cho cô.

    Chủ nhiệm Lục ở Trung tâm bồi dưỡng là người rất hòa nhã, thân thiện,luôn đánh giá tốt các học viên ham học, thông minh. Ông cũng sẵn sàng hòa mình vào với các học viên, thân thiết như người nhà. Cùng Hoa cảm thấy chủ nhiệm Lục là người có thể tin tưởng được, bởi vậy cô muốn kể cho ông nghe về nỗi buồn trong lòng mình.

    Lúc Cùng Hoa tới tìm chủ nhiệm Lục, ông đang ngồi trong phòng chủ nhiệm,một tách trà một điếu thuôc, một tờ báo mà đã đọc cả nửa ngày chưa hết. Ông thấy Cùng Hoa bước vào, cứ như thể Cùng Hoa đang mang tới cho ông một cơ hội để làm việc. Trong phút chốc, trên khuôn mặt nở nụ cười rạng rỡ.

    Trong các học viên lớp gia chánh tốt nghiệp ngày hôm nay, ấn tượng của chủ nhiệm Lục về Cùng Hoa là sâu sắc nhất. Bởi vì khuôn mặt xinh đẹp của cô rất dễ để lại cho ông một ấn tượng sâu sắc cùng với nhưng liên tưởng không giới hạn. Bởi vậy ông khắc cốt ghi tâm tên của cô trong tim. Ông mời Cùng Hoa ngồi xuống, thân mật hỏi: "Cùng Hoa, có chuyện gì không?".

    "Chủ nhiệm Lục, em bẩm sinh vốn là người ngốc nghếch, lần này nội dung học ở lớp bồi dưỡng lại quá nhiều, em không nhớ được hết. Nếu mà em lập tức đi làm việc, chân tay vụng về không nói làm gì, nói không biết chừng có lúc lại gây ra họa gì đó, thầy nói xem như thế nào thì được? Bởi vậy em định nhờ thầy cho em học lại ở trung tâm một lần nữa, học lại từ đầu, thầy thấy có được không?".

      Học viên đã lấy được giấy chứng nhân tốt nghiệp mà vẫn muốn học lại chứng tỏ cô ta đang phủ định thành tích làm việc to lớn của trung tâm. Chủ nhiệm Lục đương nhiên là không thể đồng ý. Hơn nữa còn một nguyên nhân bí mật nữa mà Cùng Hoa vẫn chưa biết. Bởi vậy ông càng không thể đồng ý yêu cầu của cô: "Cùng Hoa, thời gian này theo như sự quan sát của tôi thì em là một cô gái vô cùng thông minh. Đừng tự coi thường bản thân! Sao lại có thể tùy tiện nói rằng mình là một người kém cỏi được? Người xưa đã nói, học không biên giới, việc học tập của ai cũng là việc cả đời, chẳng phải vẫn có câu "Học, học nữa, học mãi" đó sao? Tinh thần ham học của em tôi rất tán thành. Có điều giả sử như tôi đồng ý cho em học thêm một kì nữa, em có thể đảm bảo rằng em sẽ hiểu hoàn toàn nội dung bài học không? Tôi thấy không thể. Em có một lần cơ hội để học tập đã không dễ dàng gì rồi, sau em còn nhiều người đang xếp hàng để chờ được tham gia vào lớp bồi dưỡng, em không thể cứ học mãi và tước đi cơ hội học tập của những người đến sau em được. Chủ tịch Mao từng nói: "học chiến đấu trong chiến tranh, đó là cách tốt nhất để chúng ta học chiến đấu". em vừa làm vừa học, học từ trong công việc, cũng là con đường học tập tốt nhất và tiết kiệm nhất".

     Chủ nhiệm Lục hồi học cấp hai đã từng làm "hồng vệ binh" theo lời kêu gọi của chủ tịch Mao. Sau khi tham gia công tác, ông thích trích dẫn những câu nói kinh điển trong khi nói chuyện, nhưng tiến bộ của ông trong mặt chính trị không cao, tới ngần này tuổi rồi mà mới chỉ được làm tới chức chủ nhiệm trung tâm bồi dưỡng. Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp Hội Phụ nữ thành phố là một đơn vị tương đương cấp phòng, chức vụ của chủ nhiệm Lục đương nhiên là phó phòng. Cả đời này ông muốn xóa chữ phó ra khỏi chức vụ của mình nhưng chắc là không còn hi vọng gì nữa.

    Cùng Hoa thấy chủ nhiệm Lục không đồng ý cũng chẳng còn biết nói gì nữa,đứng lên định đi: "Cám ơn chủ nhiệm Lục, em đi đây".

     Chủ nhiệm Lục gọi Cùng Hoa lại: "Cùng Hoa, em chờ một chút. Vừa nãy tôi nói như thế vì vẫn còn một nguyên nhân quan trọng khác. Trung tâm đã giúp em sắp xếp công viêc mới rồi. Tình hình cụ thể em đi hỏi Tiểu Triệu. Cô ấy sẽ nói rõ cho em biết. Em sớm kiếm thêm được ít tiền lẽ nào không tốt sao?".

     Cùng Hoa nghe ông nói vậy, vừa ngạc nhiên vừa vui mừng. Cô không ngờ việc giải quyết vấn đề công việc cho mình lại thuận lời như thế. Cô vội vàng đi tìm Tiểu Triệu. Các học viên vừa tốt nghiệp ở trung tâm bồi dưỡng không phải ai cũng may mắn như Cùng Hoa. Trung tâm tìm việc cho Cùng Hoa sớm như vậy là vì có nguyên do khác. Việc này cũng giống như việc Mỹ với Iraq đánh nhau, các học sinh ở trường quân sự vừa tốt nghiệp đã lập tức phải tới chiến trường Iraq.

     Có lẽ khoảng một tuần trước, giám đốc chi nhánh ngân hàng Viêm hoàng đặt tại thành phố này là Vương Hãn Đông tới trung tâm bồi dưỡng tìm chủ nhiệm Lục.Ông muốn chọn một cô gái tới làm ôsin, nhưng yêu cầu cô ôsin đó phải trẻ trung và xinh đẹp. Li do là nhà ông ta thường có khách quý tới chơi, một người có thân phận như ông ta, ôsin ở nhà tiếp khách cũng phải là một người xuất sắc.

    Trung tâm bồi dưỡng của chủ nhiệm Lục cũng mở một tài khoản ở ngân hàng Viêm Hoàng. Trước khi trung tâm mở tài khoản ở đó, giám đốc bộ phận khách hàng ở Ngân hàng Viêm Hoàng vì muốn lôi kéo được khách hàng mới này đã nhờ giám đốc Vương đích thân mời chủ nhiệm Lục ăn cơm, trong bữa cơm đều là các món ăn sang trọng, hiếm có, khiến chủ nhiệm Lục nhớ mãi không thôi. Giám đốc Vương còn đích thân mang tới tặng nhà ông một hộp bánh trung thu, rồi tới tết dương lịch lại tặng ông mấy quyển lịch... Những món quà nho nhỏ này là để duy trì tình cảm giữa đôi bên. Do đó chủ nhiệm Lục vô cùng quan tâm tới việc giám đốc Vương muốn tìm ôsin, hơn nữa việc này hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách của ông, bởi vậy ông vui vẻ đồng ý. Ông đưa giám đốc Vương đi tham quan trung tâm một vòng,để cho giám đốc Vương thoải mái lựa chọn các học viên của lớp gia chánh. Lần đó, giám đốc Vương ưng ý nhất là Cùng Hoa. Khi giám đốc Vương hỏi ý kiến của chủ nhiệm Lục về Cùng Hoa, chủ nhiệm Lục khen ngợi cô hết lời.

    Hai người nhanh chóng thống nhất với nhau và quyết định đưa Cùng Hoa tới nhà giám đốc Vương bàn về chuyện tiền lương cho Cùng Hoa, giám đốc Vương rất thoải mái đáp: "Tôi chỉ cần chọn được người vừa ý là được rồi, còn chuyện tiền lương anh cứ quyết đi".

     Khi Cùng Hoa tìm thấy Tiểu Triệu, Tiểu Triệu đã làm xong việc. Từ trước đó, cô đã nhận được điện thoại thông báo của chủ nhiệm Lục, đã giúp Cùng Hoa làm xong mọi công tác chuẩn bị.

    Trước khi Tiểu Triệu đưa cho Cùng Hoa hai bản của hợp đồng lao động, bên A là Công ty Dịch vụ gia chánh Long Thành thuộc trung tâm bồi dưỡng. Trung tâm Bồi dưỡng và Hướng nghiệp của Hội Phụ nữ thành phố là một đơn vị sự nghiệp,Công ty dịch vụ gia chánh Long Thành là một công ty có tư cách pháp nhân độc lập, tự mình kinh doanh và hoạt động. Mặc dù nói như vây, nhưng giữa hai cơ quan này vẫn có một mối quan hệ khó cắt đứt được.

    Tiểu Triệu giải thích cho Cùng Hoa nghe về bản hợp đồng lao động này:chỉ cần Cùng Hoa kí tên vào phía B của bản hợp đồng này, bắt đầu từ ngày hôm nay, cô sẽ là nhân viên của công ty Long Thành, cô sẽ làm việc ở nhà chủ với tư cách là nhân viên công ty được phái tới làm. Phí lao động của nhân viên sẽ được công ty Long Thành trực tiếp thu từ nhà chủ, tiền lương của Cùng Hoa sẽ được nhận theo tháng từ công ty Long Thành. Nguyên tắc trả lương cho nhân viên của công ty Long Thành là: trong số tiền lao động mà công ty thu được từ nhà chủ,trước tiên trừ đi tiền phí bảo hiểm tai nạn lao động mà công ty phải mua cho nhân viên, tiền dưỡng lão cho Cục An sinh xã hội, tiền cứu tế thất nghiệp, tiền bảo hiểm y tế..., sau đó lại trừ đi chi phí quản lí của công ty, số còn lại chính là tiền lương của Cùng Hoa.

    Cùng Hoa chưa bao giờ kí bất cứ bản hợp đồng lao động nào, cô không hiểu bản hợp đồng này sẽ đem lại cho cô kết quả gì, muốn mang về bàn bạc với Đại Xuân trước xem sao. Đại Xuân mấy lần kí hợp đồng lao động với công ty bảo vệ,nên cũng coi là co kinh nghiệm, nếu bản hợp đồng này của công ty Long Thành có bất cứ vấn đề gì, chắc chắn là anh có thể nhận ra. Nghĩ vậy, cô bèn nói với Tiểu Triệu: "Cô Triệu, tôi mang bản hợp đồng này về điền được không? Tôiđiền xong thì mang tới cho cô".

    Tiểu Triệu nói: " Chị mang bản hợp đồng này về cũng đươc. Nhưng tôi còn một đề nghị".

    "Đề nghị gì?".

    "Chị có thể đổi tên chị là Ngô Cùng Hoa thành Ngô Quỳnh Hoa được không?". Tiểu Triệu nói xong viết lên tờ giấy trắng ba chữ "Ngô Quỳnh Hoa" cho Cùng Hoa xem.

    "Tên trên chứng minh thư của tôi là Ngô Cùng Hoa. Nếu phải đổi tên thì tôi phải về nhà đổi mới được".

    Tiểu Triệu thấy Cùng Hoa hiểu lầm ý của mình, bèn giải thích lại:"Không phải tôi bảo chị đổi tên trên chứng minh thư. Tên ở đó không cần đổi, chỉ cần đổi tên trên hợp đồng lao động là được rồi, ở cột họ tên thì điền là Ngô Quỳnh Hoa. Nếu chị thấy không được thì có thể viết thêm tên Ngô Cùng Hoa ở đằng sau".

    "Sao tôi phải đổi tên?".

    "Mọi người bây giờ đều mơ được phát tài phát lộc, năm mới gặp nhau,vừa bắt tay nhau xong họ đều chúc nhau mau phát tài rồi mới nói sang những chuyện khác. Ai cũng muốn tránh chữ "cùng" thật xa. Chị nói xem có ai vừa mời ôsin đến nhà đã đón thêm một chữ "cùng" vào nhà, cho dù họ không nói ra miệng nhưng trong lòng cũng không thoải mái. Ngộ nhỡ nhà người ta xảy ra chuyện gì đố dù nhỏ thì cũng lập tức nghĩ tới chữ "cùng" của chị. "Cùng" với "Quỳnh" có cách phát âm na ná nhau, lúc nói ra cũng không có gì khác biệt lắm. Chỉ có điều khi người ta hỏi tên của chị,chị đổi chữ "Cùng" trong tên "Cùng Hoa" thành chữ"Quỳnh" trong tên "Quỳnh Dao".

     Hôm nay bắt Cùng Hoa đổi tên không phải là ý định nhất thời của Tiểu Triệu mà là ý muốn của chủ nhiệm Lục. Từ sau khi giám đốc Vương chọn Cùng Hoa làm ôsin, chủ nhiệm Lục vô cùng lo lắng vì tên của Cùng Hoa có chữ “Cùng” là đại kị đối với một giám đốc ngân hàng, nếu không thay chữ “cùng” đi thì không được. Giám đốc Vương là một người có văn hóa, không thể nào không biết chuyện Tùy Dang Đế ba lần tới Dương Châu để thăm Quỳnh Hoa. Chắc giám đốc Vương không ngờ rằng có nhà nào đặt tên con lại cho thêm chữ “Cùng” vào trước, chắc chắn ông sẽ tưởng tên của Cùng Hoa là Quỳnh Hoa, bởi vậy “Cùng Hoa” buộc phải sửa thành “Quỳnh Hoa”.
     
     Tiểu Triệu lại kể cho Cùng Hoa nghe rất nhiều lợi ích của việc đổi tên từ “Cùng Hoa” thành “Quỳnh Hoa”.Tiểu Triệu nói: “Quỳnh là một loại ngọc rất đẹp có màu đỏ. Trong Kinh Thi có câu: “Giúp tôi một thanh gỗ, đáp lại bằng quỳnh dao”. Ở Đài Loan có một nhà văn nữ rất nổi tiếng tên là Quỳnh Dao. Nhân vật nữ chính trong bộ phim điện ảnh“Hồng sắc nương tử quân” cũng có tên là Quỳnh Hoa.

     Tiểu Triệu nói chữ “Cùng”trong tên của Cùng Hoa có thể gây cản trở cho việc phát triển sự nghiệp của người ta, điều này Cùng Hoa chưa từng nghe nói, nhưng bỏ chữ “Cùng” trong tên của mình đi chưa chắc đã là một chuyện không tốt. Cô cũng sợ nghèo như ai vậy.Bởi vậy cô chấp nhận lời đề nghị của Tiểu Triệu.

      Sau đó họ bàn bạc về số tiền lương cụ thể mà Cùng Hoa được nhận. Tiểu Triệu đưa cho Cùng Hoa bảng lương tiêu chuẩn trong một năm, quy định mỗi tháng được tám trăm tệ, như thế này làđã cao hơn những người khác tám mươi tệ một tháng. Mức lương tiêu chuẩn này cũng là ý của chủ nhiệm Lục. Theo như cách nói của ông thì giám đốc Vương thuê Cùng Hoa là vơ được một món hời, những thứ như vậy thì đương nhiên không thể ăn không, ông phải “chém” giám đốc Vương bằng tiền công lao động của Cùng Hoa.Nhưng nhát “chém” này nông hay sâu thì hiện nay Tiểu Triệu vẫn chưa biết được.Nhưng chủ nhiệm Lục vẫn còn coi nhẹ giám đốc Vương. Giám đốc Vương có một kế hoạch riêng với Cùng Hoa, đâu có quan tâm tới việc mình bị “chém” ra sao?

     Hôm đó lúc ăn cơm tôi, Cùng Hoa lấy bản hợp đồng lao động ra cho Đại Xuân và Quế Hương xem, đồng thời nói lại chuyện Tiểu Triệu yêu cầu mình đổi tên. Đại Xuân đọc kĩ bản hợp đồng lao động, không phát hiện ra co vấn đề gì. Thậm chí anh thấy ngưỡng mộ với việc hợp đồng quy định mỗi tháng Cùng Hoa được nghỉ một ngày. Đại Xuân và Quế Hương làm việc không có ngày nghỉ, muốn bớt chút thời gian để làm việc riêng, nếu không phải xin đổi ca với người khác thì cũng phải xin nghỉ làm. Nhưng xin nghỉ làm một ngay, công ty sẽ trừ lương hai ngày. Bởi vậy trừ những lúc vạn bất đắc dĩ,nếu không thì họ không bao giờ xin nghỉ. Đại Xuân biết rõ rang quy định của công ty không hợp lí, cũng biết trong Luật Lao động mà chính phủ ban hành quy định rằng thời gian làm việc mỗi tuần của công nhân chỉ có bôn mươi tiếng đồng hồ, nhưng ông chủ của công ty bảo vệ nói rằng: Ai không thích làm thì có thể đi, muốn tìm người làm bảo vệ, ngoài kia còn xếp một hàng dài. Bọn Đại Xuân sợ mất bát cơm nên ai cũng phải nhịn chuyện này.

     Quế Hương hỏi Cùng Hoa tiền lương và đãi ngộ mà công ty Long Thành tính cho cô như thế nào. Cùng Hoa nói với Quế Hương rằng, mỗi tháng cô được nhận tám trăm tệ. Quế Hương cảm thấy tiền lương của Cùng Hoa cao tới mức đáng ghen tị. Cô làm việc mấy năm mà bây giờ chỉ được có sáu trăm tệ một tháng. Đúng là có chút nhan sắc vẫn hơn.

        Cùng hoa kể lại những lời mà Tiểu Triệu đã nói về việc đổi tên cho Đại Xuân và Quế Hương nghe. Cô hỏi Đại Xuân: “Cô Triệu bảo em đổi tên, anh thấy có được không?”.

     Đại Xuân nói: “ Anh thấy cô Triệu đổi tên cho em, bỏ chữ “cùng” đi cũng được lắm. Chúng ta ra ngoài làm việc là vì không muốn nghèo, không muốn “bần cùng”. Thầy em  không có văn hóa, đặt tên cho em là Cùng Hoa,nghe buồn cười sao đó. Cùng Hoa, Cùng Hoa, cho dù là hoa của người nghèo thì cũng vãn là nghèo. Cô Triệu đổi có một chữ “Cùng” thành chữ “Quỳnh” thôi mà nghe cao quý hơn nhiều. Anh thấy được lắm. Lần sau về nhà em tới đồn công an,đổi chữ “Cùng” trong chứng minh thư đi thì càng tốt”.

    Cuối cùng vấn đề mà Cũng Hoa không tự quyết định được cũng đã có đáp án. Cô lại cùng Đại Xuân điển cẩn thận các vấn đề có liên quan tới hợp đồng lao động, chỉ chờ công ty Long Thành quyết định ngày nào cho cô đi làm. Hôm sau Cùng Hoa mang bản hợp đồng, xem lại, thấy chữ kí bên B là Ngô Quỳnh Hoa, hơn nữa đằng sau cũng ko ghi chú là Ngô Cùng Hoa, điều  này chúng tỏ những lời thuyết giáo của mình hôm qua cố đã có tác dụng. Việc mà chủ nhiệm Lục giao cho cô đã hoàn toàn xuất sắc. Cô rất hài lòng với cách làm việc của Cùng Hoa nên giọng nói ngày hôm nay dịu dàng hơn hôm qua rất nhiều: “Quỳnh Hoa , chị tới sớm thế?Ăn sáng chưa?”.

      Quỳnh Hoa đáp mình vẫn chưa ăn sáng. Tiểu Triệu lấy ra một tờ giấy khám sức khỏe: “Tôi đang chờ chị đây. Chị chưa ăn sáng càng tốt. Chủ nhiệm Lục có dặn là sáng nay tôi đưa chị tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Chúng ta tranh thủ thời gian đi ngay thôi. Bệnh viện yêu cầu phải lấy máu khi bụng đói, lấy máu xong rồi mới được ăn cơm”.

          Quỳnh Hoa tỏ vẻ khó hiểu: “Sức khỏe của tôi rất tốt, không có bệnh gì, sao phải kiểm tra?”.

          “Đây là quy đinh của chính quyền thành phố và của công ty. Mọi nhân viên của công ty gia chánh trước khi đi làm buộc phải kiểm tra sức khỏe, đảm bảo người này không có bất cứ bệnh truyền nhiễm nào, như thế mới được cấp giấy sức khỏe để đi làm”.

     “Chẳng phải tôi chỉ đi làm ôsin thôi sao? Sao mà phiền phức thế?”.
     Quỳnh Hoa mặc dù không vui vẻ lắm nhưng vẫn cùng Tiểu Triệu tới bệnh viện nhân dân thành phố, nơi có các trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất, tiên tiến nhất.
     Việc kiểm tra sức khỏe của Quỳnh Hoa tuân theo trình tự mà bệnh viện quy định. Đầu tiên là cân, đo chiều cao, sau đó bắt đầu tiến hành các xét nghiệm phức tạp hơn: lấy nước tiểu để xét nghiệm bệnh tiểu đường; lấy máu để xét nghiệm nhóm máu, bệnh viêm gan A, viêm gan B, HIV. Sau một loạt các xét nghiệm thì bắt đầu đo huyết áp, khám nội khoa,ngoại khoa, phụ khoa, ngũ quan… Cuối cùng là kiểm tra vật lí, phải chụp X quang các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, dạ dày… Kiểm tra xong mất một buổi sáng, cũng tốn mất khoảng gần một nghìn tệ.
      
      Các nhân viên gia chánh của trung tâm bồi dưỡng đều phải tiến hành kiểm tra sức khỏe trước khi đi làm,nhưng họ phải tự đi chứ Tiểu Triệu chưa bao giờ đi cùng cả. Việc kiểm tra của họ cũng rất đơn giản, chỉ kiểm tra nhịp tim, phổi xem có mắc bệnh không, rồi kiểm tra chức năng gan. Nếu không có chuyện gì bất thường thì có thể nhận được giấy chứng nhận sức khỏe. Hôm nay Ngô Quỳnh Hoa được hưởng đãi ngộ đặc biệt,tất cả đều là do chủ nhiệm Lục đích than sắp đặt.

      Khách quan mà nói thì chủ nhiệm Lục không có bất cứ lí do gì phải lấy lòng Quỳnh Hoa. Thực ra nguyên nhân là vì chiều qua, giám đốc Vương Hãn Đông đã gọi điện thoại cho ông suốt nửa tiếng đồng hồ. Chủ nhiệm Lục vô cùng ngạc nhiên trước yêu cầu kì quái của ông: “Giám đốc Vương, chẳng phải nhà ông chỉ thiếu một ôsin thôi sao? Có việc gì mà phải làm nhiều thứ phiền phức thế? Có nguyên nhân nào khác không?”.

       Giám đốc Vương biết nếu bây giờ không nói thật vài câu với chủ nhiệm Lục thì sau này sẽ càng phiền phức hơn: “Chủ nhiệm Lục, tôi không dám nói láo với người như ông. Nói thật lòng,Ngô Quỳnh Hoa không phải tới nhà tôi làm ôsin, tôi tìm thay cho nhà một lãnh đạo khác của thành phố. Chuyện này
chỉ nói tới đây thôi, đừng nói lộ ra ngoài! Ngoài ra, anh biết gì về gia đình Quỳnh Hoa không? Anh với tôi đều là cán bộ đảng viên, không được phạm sai lầm gì liên quan tới chính trị đâu đấy”.

     “Tôi cũng không rõ lắm về gia cảnh của Ngô Quỳnh Hoa. Tôi sẽ lập tức xem hồ sơ rồi gọi lại cho ông”.

       Chủ nhiệm Lục đặt điện thoại xuống, lập tức bảo Tiểu Triệu mang hồ sơ của Cùng Hoa vào cho ông xem.Chủ nhiệm Lục cầm hồ sơ của Cùng Hoa mà Tiểu Triệu vừa đưa vào, còn chưa kịp đọc được chữ nào thì giám đốc Vương lại sốt ruột gọi tới: “Chủ nhiệm Lục, đã hiểu rõ tình hình của Quỳnh Hoa chưa?”.

      Chủ nhiệm Lục vừa nghe điện thoại, vừa giở sơ yếu lí lịch ra: “Tôi đang xem sơ yếu lí lich. Ồ, tìm thấy rồi. Trên đó có viết, bối cảnh gia đình Ngô Cùng Hoa vô cùng đơn giản, bố là nông dân ở khu cách mạng cũ, mấy người chị đều đã lấy chồng và ở gần đó.Ngày trước tôi từng nói chuyện với Cùng Hoa, nghe cô ta nói ông nội là một hồng vệ quân. Tôi thấy cô ta không có vấn đề gì về chính trị đâu. Những người xin đi làm ôsin đều là người nghèo khổ, làm gì có con cháu của “địa chủ” ngày xưa? –Chủ nhiệm Lục nói mãi nói mãi, bệnh cũ của ông lại bắt đầu tái phát.

       “Chỉ cần không có vấn đề gì là tôi yên tâm rồi”.

      Chủ nhiệm Lục lại nói: “Tiền kiểm tra sức khỏe của Cùng Hoa hôm nay chắc ông phải thanh toán rồi, không phải tôi keo kiệt nhưng khoản tiền lớn này khó ghi vào sổ kế toán lắm”.

       “Chủ nhiệm Lục yên tâm đi. Chỉ cần anh mang đầy đủ giấy tờ đến đây, chắc chắn tôi sẽ thanh toán đầy đủ. Lần này anh giúp tôi một việc lớn, tôi luôn ghi nhớ trong lòng. Sau này nếu anh có khó khăn gì cứ gọi điện cho tôi”.
         “Chắc chắn rồi”.

      Từ lúc chủ nhiệm Lục gọi điện thoại cho giám đốc Vương xong, Ngô Cùng Hoa dường như đã biến mất khỏi địa cầu này, người sắp thay thế cho Ngô Cùng Hoa chính là Ngô Quỳnh Hoa, người sắp được giám đốc Vương “cải tạo” triệt để.

      Chủ nhiệm Lục đặt điện thoại xuống, uống một ngụm trà, châm một điếu thuốc rồi bắt đầu suy nghĩ: Không hiểu giám đốc Vương đang toan tính cái gì nhỉ? Xã hội bây giờ khó hiểu lắm, có người mua quan bán tước, có người tặng tiền tặng xe tặng nhà cho người khác, có người bán cả người tình của mình, nhưng chưa nghe nói ai tặng ôsin cho người ta. Giám đốc Vương lần này làm hoàn toàn khác, có tinh thần sáng tạo, người này tiền đồ xán lạn, không thể coi thường. Mình thật xấu hổ vì không bằng ông ta!

      Chủ nhiệm Lục lại đoán tiếp, giám đốc Vương có phải đang muốn lấy lòng vị lãnh đạo nào không? Giám đốc Vương vốn là cán bộ cấp cục phó một tỉnh khác được điều tới đây làm giám đốc chi nhánh ngân hàng Viêm Hoàng. Chủ nhiệm Lục nghĩ vị lãnh đạo mà giám đốc Vương đang muốn lấy lòng có nhỏ cũng không thể nhỏ hơn cán bộ cấp cục. Có điều ông không đoán tiếp được nữa. Ở thành phố này có tới hàng trăm cán bộ cấp cục.Từ chỗ chủ nhiệm Lục tới cấp cục của thành phố còn cách mấy tầng quan chức nữa,ông hầu như không có cơ hội để nói chuyện với họ, ngoài việc thi thoảng nghe một vài lời đồn bên ngoài thì hầu như ông không biết gì về họ. Chủ nhiệm Lục muốn tìm ra một vài manh mối trong đó đúng là chuyện không thể. Hôm nay ông cứ ngồi trong phòng mà đoán, chỉ là mò trăng đáy giếng mà thôi, tốn mất bao nhiêu tinh thần, sức lực.

      Vốn dĩ chủ nhiệm Lục định hỏi thăm tình hình trực tiếp từ giám đốc Vương, nhưng lời đã ra đến miệng lại dừng lại. Ông biết trong chốn quan trường có một quy định ngầm: Những điều anh có thể biết, họ sẽ cho anh biết, những điều không cần biết thì đừng tìm hiểu.Cho dù ông có hỏi giám đốc Vương thì ông ta cũng không nói, không chừng lại còn tự rước họa vào thân.

       Chủ nhiệm Lục còn một câu hỏi nữa không tìm được lời đáp. Đó là giám đốc Vương đòi phải có số đo “ba vòng”của Ngô Quỳnh Hoa, không biết sau việc này có bí mật gì không nhỉ? Bây giờ đi thi tuyển hoa hậu hoặc tuyển người mẫu đều phải đo “ba vòng”, nhưng Quỳnh Hoa lại chỉ đi làm ôsin chứ có phải đi thi hoa hậu. Ông lại nhớ tới chuyện năm xưa vợ của Lâm Bưu và Diệp Quần tuyển phi giúp Lâm Lập Quả, lần đó cũng yêu cầu Trương Ninh phải đo “ba vòng”. Nếu giám đốc Vương cũng có ý định này, cho dù là“tuyển phi” cho vị công tử nhà lãnh đạo này thì cũng phải áp dụng cách thức tuyển người của phương Tây, không thể nào vừa nhìn đã chọn Quỳnh Hoa luôn được.Hơn nữa mặc dù Ngô Quỳnh Hoa xinh xắn hơn người, nhưng chỉ là một người có trình độ văn hóa thấp, bởi vậy không thể nào “trúng tuyến” được.

     Chủ nhiệm Lục cảm thấy hai bên thái dương đau nhức, bèn thôi không nghĩ nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 14-10-2012 13:22:29 | Xem tất
Phần 3:

     Tiểu Triệu và Quỳnh Hoa từ bệnh viên nhân dân thành phố trở về. Tiểu Triệu bảo Quỳnh Hoa về nhà chuẩn bị vài thứ, ví dụ như sắp xếp mọi việc trong nhà, rồi chờ thong báo của cô để đi làm. Tiểu Triệu hỏi số điện thoại nhà Quỳnh Hoa, Quỳnh Hoa nói: “Tạm thời tôi ở nhờ nhà người thân. Ở đó không có điện thoại. Tôi không có nhà ở trên này, nhà tôi cũng chẳng có gì phải lo”.


    Tiểu Triệu viết một số điện thoại lên một tờ giấy trắng, xé ra đưa cho Quỳnh Hoa: “Các báo cáo xét nghiệm ở bệnh viện ngày mai sẽ có. Chị muốn đi làm sớm nhất cũng phải chờ tới ngày kia. Chiều mai chị gọi điện thoại cho tôi theo số này, tôi sẽ nói với chị thời gian đi làm và địa chỉ nhà chủ”.

    Quỳnh Hoa nhận tờ giấy, đang định đi thì bỗng dưng Tiểu Triệu nhớ ra chủ nhiệm Lục yêu cầu phải có số đo “ba vòng” của cô, nhưng ở bệnh viện không có nội dung này, bởi vậy về đây phải bổ sung thêm: “Quỳnh Hoa, chờ một lát, bây giờ còn việc nữa phải làm. Công ty có thể sẽ may quần áo đồng phục cho nhân viên nên chị đi đo với tôi”.

     Tiểu Triệu dẫn Quỳnh Hoa vào phòng phục trang của trung tâm bồi dưỡng,mượn một chiếc thước dây rồi đo các số đo ba vòng cho Quỳnh Hoa. Tiểu Triệu ghi chép lại kết quả: vòng ngực 84, eo 61, mông 90. Cũng gần bằng với tiêu chuẩn người mẫu của thế giới. Chiều cao của Quỳnh Hoa thấp hơn của các người mẫu khoảng trên 10cm, bởi vậy nhìn người cô gợi cảm hơn nhiều.

     Sau khi đo ba vòng xong, Tiểu Triệu bảo Quỳnh Hoa về trước, còn cô mang kết quả đo sang cho chủ nhiệm Lục. Chủ nhiệm Lục liếc qua bảng chiều cao cân nặng, lần lượt là cao 1,65m và nặng 54,5kg. Ông cầm một chiếc bút bi lên tính toán một chút, bình phương của cân nặng chia chiều cao thì chỉ số cân nặng của Quỳnh Hoa là 20, nằm trong mức cân nặng tiêu chuẩn. Trong lòng ông thâm khâm phục giám đốc Vương, con mắt nhìn đàn bà của ông ta thật chuẩn.

    Tiểu Triệu thấy chủ nhiệm Lục không nói gì, chỉ tập trung vào mấy con số, tò mò hỏi: “Chủ nhiệm Lục đang tính gì thế?”

    Chủ nhiệm Lục không muốn nói cho cô ta biết sự thật: “Chẳng có gì cả”. –Rồi bỗng dưng hỏi Tiểu Triệu: “Sao giám đốc Vương lại chọn Quỳnh Hoa?”.

     “Chẳng phải vì Ngô Quỳnh Hoa xinh đẹp sao?”.


     “Chọn ôsin chủ yếu là chọn người biết làm việc nhà, chỉ xinh đẹp thôi thì không được”.

     “Con gái ở nhà quê ra không như con gái thành phố được chiều chuộng quen đâu. Bọn họ đều biết chịu khó chịu khổ. Ngô Quỳnh Hoa làm việc chắc không có vấn đề gì đâu”.

    Chủ nhiệm Lục hôm nay không có việc gấp gì cần làm, bèn tám chuyện với Tiểu Triệu: “Nếu xét trên góc độ con gái các cô thì Ngô Quỳnh Hoa có xinh đẹp không?”.

     “Nếu xét về ngoại hình thì có thể nói Quỳnh Hoa vô cùng xinh đẹp, con gái thành phố đa số không bằng được cô ta. Chỉ có điều về khí chất thì cô ta thiếu đi chút sang trọng thôi”.

      “Cô ta mà ở thành phố lâu thì cũng sẽ thay đổi”.

    Trong lòng Tiểu Triệu nghĩ, khí chất là biểu hiện tổng hợp của nhiều phương diện như trình độ văn hóa, học thức, tu dưỡng đạo đức, không thể nào che giấu được, cũng không thể ngụy trang được, cái việc “từ từ thay đổi” khí chất của Ngô Quỳnh Hoa chỉ sợ phải tới tết Cônggô. Nhưng cô không muốn cãi lại cấp trên của mình nên chỉ nói: “Em cũng nghĩ thế”.

     Thấy Tiểu Triệu có cùng suy nghĩ với mình, chủ nhiệm Lục càng thêm cao hứng: “Nói tới cái đep của đàn bà, tiêu chuẩn cái đẹp cuả các nước trên thế giới đều khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, chuyện quan trọng nhất của người phụ nữ là có một bộ ngực đáng tự nào. Còn ở Argentina, phụ nữ phải có một cánh tay hoàn mĩ. Nếu so sánh một bộ ngực đầy đặn với một cánh tay tròn lẳn, cánh tay sẽ chiếm thế thượng phong. Tôi nói như vậy là vì, điệu nhảy váy cỏ ở Hawaii với muá bụng ở vùng Trung Đông đều là những điệu múa bắt nguồn từ thời cổ đại.Những điệu múa này đều có một điểm chung với muá cột trong các quán rượu, đó là tất cả những cô gái đều không ngừng lắc cánh tay để thu hút sự chú ý của người khác giới, nhờ đó khơi dậy dục vọng của đàn ông. Phụ nữ phương Tây do được di truyền nên đa số đều có phần cánh tay tròn lẳn, còn phụ nữ phương Đông muốn có một cánh tay như vậy lại vô cùng khó khăn. Bởi vậy phương pháp khoa học để thưởng thức gái đẹp đó là thưởng thức từ mặt nghiêng, như vậy mới phát hiện ra các đường cong thực sự của phụ nữ. Những anh chàng chỉ thích quay đầu lại nhìn gái đẹp chắc chắn là có vấn đề trong tiêu chuẩn thẩm mĩ về cái đep…”.

    Những câu nói của chủ nhiệm Lục khiến Tiểu Triệu vô cùng bất ngờ, không ngờ rằng trong lúc nói chuyện phiếm, chủ nhiệm Lục lại biết nhiều về phụ nữ như thế. Cô nghĩ chủ nhiệm Lục nên đi làm một nhà văn chứ không phải chỉ là chủ nhiệm của một trung tâm bồi dưỡng toàn đàn bà con gái như thế này.

    Tiểu Triệu cảm thấy nam thanh nữ tú ở trong phòng làm việc một thời gian dài thảo luận về các vấn đề ngoài công việc không hợp lí lám, bền đứng lên chào chủ nhiệm Lục rồi đi ra. Trên đường đi cô còn nghĩ: Trong mắt chủ nhiệm Lục,không hiểu mình được xếp vào kiểu đàn bà nào nhỉ?

     Sau khi đi ra khỏi trung tâm bồi dưỡng, Quỳnh Hoa trở về tiểu khu nghỉ mát phía đông. Đại Xuân và Quế Hương đang ở trong căn phòng nhỏ dưới hầm để xe chờ cô về ăn trưa.

    Trong bữa cơm,Quỳnh Hoa kể lại cho Đại Xuân và Quế Hương nghe chuyện đi kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện.

    Đại Xuân nói: “Kiểm tra sức khỏe là điều kiện bắt buộc của các ngành nghề dịch vu, ví dụ đầu bếp và nhân viên trong khách sạn, nhà hàng phải có chứng nhận sức khỏe mới được đi làm. Em chưa bao giờ bị mắc bệnh nào lớn, chắc cũng không bị bệnh truyền nhiễm đâu. Không cần phải lo, chắc chắn sẽ có giấy chứng nhận sức khỏe. Bây giờ em cứ yên tâm ăn cơm, rồi kiên nhẫn chờ thông báo của công ty dịch vụ gia chánh.

     Quỳnh Hoa đưa tờ giấy mà Tiểu Triệu viết cho mình cho Đại Xuân, trên đó là số điện thoại của công ty dịch vụ gia chánh Long Thành: “Cô Triệu dặn em chiều mai gọi điện thoại cho cô ây. Đây là số điện thoại, anh gọi giúp em nhé”.

    Đại Xuân nhận tờ giấy rồi nói: “Được rồi, anh sẽ gọi giúp. Trong phòng trực ban của bọn anh có điện thoại, muốn gọi dễ lắm”.

    Quỳnh Hoa nói: “Chiều mai anh gọi xong thì nói ngay với em, xem cô Triệu nói gì”.

      “Cô Triệu còn nói được cái gì? Chẳng phải dặn dò em bao giờ đi làm, đi làm ở đâu.Ngoài ra thì còn nói được gì?”.

     “Em chỉ cần hai cái đó là được rồi, những cái khác không cần. Em ăn cơm xong sẽ giúp chị Quế Hương làm việc”.  
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách