Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: RoyallandST
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Drama 2011] [C-zone & Royalland] Đánh Thức Tình Yêu | Khưu Trạch, Đường Yên

[Lấy địa chỉ]
31#
Đăng lúc 19-8-2012 11:36:36 | Chỉ xem của tác giả
Gameshow 20h30 thứ 7 hàng tuần



          GS 1 - Nhìn nhanh đáp gọn: Thể lệ Game Gameshow Tổng kết

          GS 2 - Ô chữ thần kỳ: Thể lệ Game Gameshow Tổng kết

          GS 3 - Truy tìm thú vật: Thể lệ Game Bài dự thi Tổng kết

          GS 4 - Đuổi hình bắt chữ: Thể lệ Game Gameshow Tổng kết

          GS 5 - Hỏi Gì - Đáp Nấy: Thể lệ Game Gameshow Tổng kết

          GS 6 - Trò chơi âm nhạc: Thể lệ Game Gameshow Tổng kết

          GS 7 - Sưu tầm cà vạt: Thể lệ Game Bài dự thi: 1 2 Tổng kết

          GS 8 - Đêm hội Khắc Việt: Thể lệ Game: 1 2 Gameshow Tổng kết: 1 2

          GS 9 - Ai là Hiệp Sĩ?: Thể lệ Game Gameshow Tổng kết


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
Đăng lúc 19-8-2012 11:39:44 | Chỉ xem của tác giả
BẢN TIN MẤT NGỦ



Tường thuật Gameshow 2 (14 post liên tiếp) Radio

Tường thuật Gameshow 3 (8 post liên tiếp) Radio

Tường thuật Gameshow 4 (23 post liên tiếp)





Cre: Hanzimj





Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
Đăng lúc 19-8-2012 11:59:59 | Chỉ xem của tác giả
Mini Gameshow
Xuất khẩu thơ hay, rinh xèng liền tay



Thể lệ Game

Bài dự thi

Bình thơ:


001 - 006

007

008

009


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
Đăng lúc 19-8-2012 12:01:48 | Chỉ xem của tác giả
Em là ai? Công chúa hay ngủ mơ?
Hoàng tử lạnh lùng hay con cá nhỏ ở thôn Đào Lý?

Còn anh là ai? Sao sáng hay thằng hâm?
Cứ mải chạy theo mà em không thèm quay lại, mất giá!

Em lại là ai? Cô ngốc hay mộng mơ?
Mơ làm công chúa bên bạch mã hoàng tử, hoang tưởng!

Còn em là ai? Cứng rắn hay mỏng manh?
Trái tim lạc lối cũng đành chịu khổ đau.

Cre: wakaluhic



Bài thơ đầu tiên dự thi Mini GS với tựa (tạm đặt) là Anh là ai? Em là ai? của thí sinh Hổ Cam.

Có thể nói tác giả Hổ Cam đã tiên phong đi đầu trong công cuộc thực hiện tiêu chí của GS "càng dìm càng nổi càng tâng càng nhàm" mà BTC đã đề cập trước đó. Bài thơ thuộc thể tự do phối vần điệu rất linh hoạt (thực ra chẳng có vần vè gì ở đây cả! T.T). Với ý tưởng đưa hết cả 4 nhân vật chính của ĐTTY vào thơ bài thơ đã thể hiện xuất sắc những nét nổi bật của cả 4 nhân vật (Thiên Kỳ kiêu ngạo, lạnh lùng hay Tiểu Ngư ngờ nghệch chân thành, Như Phong si tình đến ngốc nghếch, Tiểu Bối hay mơ mộng, Chi Tinh cứng cỏi nhưng cũng dễ tổn thương ). Tuy vậy, vì thơ có đầy đủ các tuyến nhân vật nên đôi chỗ trong bài còn hơi gò ép.

Có một điểm bất hợp lí là đáng ra câu đầu tiên của bài phải là "Anh là ai?" thì tác giả lại để Em là ai? (Nếu chúng tôi không nhầm thì hai câu đầu nói về Tiểu Ngư/Thiên Kỳ.)

Một điểm bất ngờ nữa là tác giả Hổ Cam đã không ngần ngại dìm luôn cúp pồ Tinh-Phong mà nàng ấy rất yêu thích bằng việc gọi Như Phong là "thằng hâm". Sau khi bị ném đá dữ dội, tác giả mới Pí ẹt thêm một câu "tất cả đều là câu hỏi, không phải câu khẳng định" nhằm lấp liếm tội lỗi nhưng BGK lẫn khán giả đều đã tự hiểu với nhau là "không lí nào Hổ Cam không dìm đểu".

Những từ ngữ như "mất giá", "hoang tưởng" là những từ "đắt" mà BTC đánh giá cao trong bài của thí sinh Hổ Cam.


Cre: Hanzimj




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
Đăng lúc 19-8-2012 12:11:09 | Chỉ xem của tác giả
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em đi xào rau muống
Ngày xưa anh ứ biết xào...

Rau muống sâu sâu
Một bầy lúc nhúc
Nằm lung tung trên bó muống gần tàn...

Em ơi sầu làm chi?
Nếu ngày mai anh không xào cho em nữa
Chỉ cần biết anh đã từng như thế

Đã từng... xào rau muống em ăn!

Nay anh về với limo sáng bóng
Với hoa thơm và cỏ ngọt trong đời
Phận hoàng tử, em hãy thông cảm giúp
Đâu thể mãi ngụp lặn giữa biển khơi!




Bài dự thi số 2 với tựa "Anh đã từng xào rau muống em ăn!" của thí sinh Hanzimj là một trong những bài dự thi khá ổn.

Ổn ở đây là về cấu trúc bài thơ và nội dung thơ.

Tưởng như rau muống chả có gì liên đới đến ĐTTY thế nhưng dưới ngòi bút điêu toa... á nhầm... điêu luyện của tác giả Hanzimj việc xào rau muống đã trở nên cực kì cao quý và ý nghĩa. Ở đây nó tượng trưng cho sự "lên voi xuống chó" của Hạng tổng khi từ một Thiên Kỳ đầu đội trời, chân đi converse thì bỗng dưng trở thành Tiểu Ngư ngô nghê chả biết quái gì.

Khổ 1 của bài thơ đắt nhất chính là câu "Ngày xưa anh ứ biết xào!". Vâng, nếu là Hạng tổng thì chưa chắc anh đã biết cây rau muống là cây gì chứ đừng nói đến xào được rau muống. Nhưng Tiểu Ngư vạn năng thì khác. Anh đã ở một level cao hơn Hạng tổng về trình cưa gái, hẳn quý vị còn nhớ câu "con đường ngắn nhất đi đến trái tim là đi xuyên qua bụng" đúng không nào???

Nhưng sang đến khổ 2 thì chúng tôi nhận thấy một sự tắc mạch cảm xúc của tác giả khi đổi ngoắt sang mô tả lũ sâu trên rau. Mặc dù vẫn được liên kết với khổ 1 bằng hình ảnh rau muống nhưng tứ thơ thì gần như đi vào ngõ cụt.

Vâng! Ánh sáng đã đến với tác giả trong một cơn "bí từ" và đã lặp lại tứ "Em ơi... làm chi?" Tuy vậy, khổ 3 của bài khởi sắc rõ rệt khi đề cập đến việc "nếu sau này Thiên Kỳ cơm bách" thì TB cũng đừng sầu nữa, dù sao cũng đã từng được "ăn rau muống TN xào" rồi, đại ý TB cũng đã có một quãng thời gian hạnh phúc bên TN.

Khổ cuối dù chả mấy ăn nhập với 3 khổ đầu nhưng có vẻ như là khổ giống "thơ" nhất trong cả bài. Vẫn lại là sự cơm bách của Thiên Kỳ khi nhắc đến limo, hoa thơm, cỏ ngọt và "phận hoàng tử". Chúng tôi đánh giá cao câu kết thúc bài thơ "Đâu thể mãi ngụp lặn giữa biển khơi" - ám chỉ Tiểu Ngư (Tiểu Ngư - cá nhỏ) và có vẻ như đã kết thúc khá êm thấm cho một bài thơ tình rất phũ phàng.


Cre: Hanzimj




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
Đăng lúc 19-8-2012 13:21:59 | Chỉ xem của tác giả
Tiểu Ngư...Tiểu Ngư... Tiểu Ngư

Tiếng ma gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong, mọi người vẫn chờ
Nhưng anh biết mình không phải thần thánh
Một sớm chiều có thể đổi giấy khai sinh

Nhưng em ơi bây giờ anh rất tốt
Không có em, đời anh vẫn xa hoa
Cái còn thiếu là chút tình trong mộng
Nhưng hát e (HE) nên anh không nghĩ nhiều

Để ông trời định phận đôi ta
Em cứ ngồi đấy đợi xe hoa
Cúi xin em đừng bám theo nhằng nhẵng
Cũng đừng tự vẫn without anh!

Sẽ là anh, Thiên Kỳ của em
Là anh nữa, Tiểu Ngư của Tiểu Bối
Dù là ai thì đến khi trăn trối
Vẫn là em - anh yêu nhất trên đời!




Vô cùng hoan nghênh tinh thần "điếc không sợ súng" của thí sinh Hanzimj với phát súng tiếp theo - bài thơ Lời cuối cho một cuộc tình. Có lẽ nàng đang cố vớt 20 xèng khi chuẩn bị thất thu gấp 10 lần như thế. Mô phật!

Có vẻ như Tiểu Ngư và Hạng tổng đang là nguồn cảm hứng bất tận cho thi sĩ Han khi mà đề tài của bài dự thi số 2 của thí sinh này cũng không nằm ngoài hai nhân vật đình đám kể trên.

Bài thơ mở đầu với không khí rùng rợn ma quái... khi tiếng gọi Tiểu Ngư được cất lên đến 3 lần mà không ai đáp trả. Và tiếng gọi ấy được tách thành một khổ riêng biệt với ngụ ý sâu xa của nhà thơ (mà chúng tôi cũng không rõ là ý gì!). Và khổ thơ thứ nhất đã trả lời thắc mắc đó của độc giả, "Tiếng ma gọi ta hay lòng ta gọi" - câu thơ mô tả sự huyễn hoặc, hư vô của tiếng gọi Tiểu Ngư, nó như vang lên trong tâm thức của Thiên Kỳ nhưng cũng giống như vang lên ở đâu đó xung quanh anh. Có lẽ lúc này Thiên Kỳ cũng ngộ ra chân lý rằng mình đã từng là một con người khác, đành chống chế "Nhưng anh biết mình không phải thần thánh/ Một sớm chiều có thể đổi giấy khai sinh". Và chắc chắn Thiên Kỳ cũng biết rằng con người ấy hẳn là vui hơn con ngươi này rất nhiều.

Khổ 1 lâm ly bi đát là vậy, nhưng khổ 2 lại quay ngoắt 180 độ khi tỏ vẻ "sang chảnh", khoe mẽ về những điều kiện mà chỉ-Thiên-Kỳ-mới-có. "Anh có thể sống tốt mà không cần em" - có khi nào nhân vật trữ tình của bài thơ muốn thốt lên điều đó. Nhưng một lần nữa, tác giả lại khiến chúng ta bất ngờ với hai câu cuối của khổ thơ. Lúc này chúng ta nhận thấy sự khôn ngoan ma mãnh của nhân vật Thiên Kỳ, phải chăng vì biết là định mệnh, biết rằng kịch bản đã xong từ đời tám hoánh nào với HE rồi nên anh không thèm để ý đến TB, cố tận hưởng những giờ phút đôc thân vui vẻ cuối đời.

Có lẽ cũng vì ái ngại sự "dai nhách" của TB mà TK đã ra sức năn nỉ ỉ ôi cô nàng ở khổ 3: nào là "hữu xạ tự nhiên hương", nào là "em cứ ngồi yên đấy", nào là "đừng bám theo", "đừng tự vẫn"... --> để anh sống nốt những ngày vui vẻ cuối cùng chăng?? Khổ này cũng lại cho thấy vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của tác giả vẫn chưa đạt đến trình độ uyên thâm khi phải vay mượn tiếng nước ngoài vào bài thi của mình (without, bài trước là limo). BGK sẽ căn cứ vào đó để trừ điểm sau.

Vâng! Có lẽ thi sĩ Han dù rất muốn dìm nhưng trình dìm không cao và lại cô là người có tâm hồn mơ mộng, thích happy ending, ghét màu đen của tội ác nên bài nào ending cũng viết rất "nuột". Khổ cuối là một trong những khổ tâm đắc nhất mà BGK tìm thấy trong Mini GS lần này bởi thực sự nó khá sến nhưng vẫn mô tả rất đúng tình cảm mà TN/TK dành cho TB - dù có là ai thì đối với người đó TB vẫn là người quan trọng nhất.

Túm lại, đây là một bài thơ có triển vọng đoạt giải!


Cre: Hanzimj


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
Đăng lúc 19-8-2012 13:23:42 | Chỉ xem của tác giả
Tổng giám đốc kiêu ngạo
Của khách sạn năm sao
Tuy soái nhưng không cao

Một ngày chẳng mưa bão
Trôi đến thôn Hoa Đào
Của đám người tào lao
Tiểu Bối và Tiểu Bảo
Rủ nhau cùng nói láo
Bảo Cá giờ hóa cáo
Thích dụ dỗ cô giáo
Khiến anh phải lao đao
Nhận muôn ngàn lưỡi dao
Lọ lem ghen điên đảo
Xộc xệch cả váy áo
Ngậm ngùi nuốt gà xào.

Cre: Nikola3m



Chưởng môn nhân phái Roy-ồ-lên đã tung chiêu! Dù không trong đợt dịch nhưng BGK cũng phải phát rét lên khi đọc những vần thơ của nàng Niko.

Đi thi với tinh thần giao lưu học hỏi là chính, lấy 20 xèng về nộp thuế là chủ yếu nên thơ của nàng Niko khá là giống... vè. Ưu điểm của bài dự thi chính là vần, vần ao quả là đắc địa đấy ạ! Chúng tôi cam đoan Lý Bạch có tái sinh cũng không thể làm được như thế này (mà là hơn thế này!).

Bài thơ kể về hành trình Người hóa Cá của Thiên Kỳ nạnh nùng thạch sùng aka Tiểu Ngư kute ồ yeah. Sau khi dìm hàng "độ dài" của Hạng tổng no nê chán chê, thi sĩ Niko tiếp tục đưa độc giả đến với "oan trái dặm trường" của cá nhỏ Tiểu Ngư khi ở thôn Đào Lý. Bị vu oan là "dụ dỗ cô giáo" và Tiểu Bối thì ghen lồng ghen lộn lên. Nét đặc sắc thứ hai trong bài thơ chính là hình thức sử dụng từ vô cùng phong phú đa dạng, dù vốn tiếng Việt không đến mức pro nhưng nàng Niko đã cố gắng đưa rất nhiều từ ngữ "cao cấp" như "ngậm ngùi", lao đao, điên đảo, xộc xệch... vào bài thơ khiến nó trở nên sinh động và gợi hình hơn rất nhiều.   

Hãy vọt cho chường môn nhân Roy-ồ-lên với mã số 04 =)). À quên, bài thơ này có tiêu đề: Một phát nốc ao!


Cre: Hanzimj




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
Đăng lúc 19-8-2012 13:24:43 | Chỉ xem của tác giả
Em ơi có về thôn Đào Lý
Cùng Tiểu Bối câu cá giữa trưa hè
Cùng Tiểu Ngư ra bờ sông nghịch cát
Vẽ chiếc đàn vẽ cả một ước mơ

Em ơi có về thôn Đào Lý
Cùng Mỹ Tú lôi kéo khách đường xa
Cùng Tiểu Bảo ngây ngô đi trộm rượu
Cùng trưởng thôn ăn gạch đá khắp làng.

Em ơi có vào chơi Hào Lệ
Cùng Thiên Kỳ vênh mặt chửi khắp nơi
Cùng Như Phong suốt ngày đi theo gái
Cùng Chi Tinh ấm ớ cuộc tình hờ

Em ơi có thấy buồn hay đang chán
Mở Lap lên coi "Đánh thức tình yêu"
Cùng công chúa đang ngủ tuốt rừng sâu
Được hoàng tử lọ lem đánh thức.

Em ơi có thấy buồn hay đang chán
Mở Lap lên vào cái thớt này đây
Cùng chém gió vu vơ hay tám nhảm
Cùng gêm sô hại não đến bất ngờ.

Dù đi đâu hay ở bất kỳ đâu
Tình cảm chôn sâu không sao nói hết
Dù bộ phim có đặt dấu chấm hết
Thì tấm lòng sẽ chẳng hết được đâu!

Cre: wakaluhic



Có vẻ như không hài lòng với thi phẩm làm vội "Anh là ai? Em là ai?", tác giả Hổ Cam lại tiếp tục dội bom thành Mê ngủ bằng bản tình ca mất ngủ có tên "Em ơi...". Lấy tứ thơ "Em ơi..." quen thuộc đến nhàm chán trong những bài ca dao dân ca mồi chài khách du lịch, nhưng có thể nói thi sĩ Hổ Cam đã thổi cái sự nguy hiểm của mình vào toàn bộ bài thơ mà sau đây chúng tôi sẽ từ từ phân tích cho quý vị hiểu.

Khổ một và khổ 2 của bài thơ là khung cảnh thiên nhiên nên thơ trữ tình ở thôn Đào Lý với hình ảnh cô thôn nữ Tiểu Bối hâm hấp đi câu cá giữa trưa hè và chàng Tiểu Ngư hâm đơ ra bờ sông nghịch cát. Đặc sắc ở khổ 1 là biện pháp tu từ điệp ngữ mà tác giả đã sử dụng, thi sĩ Hổ Cam đã điệp 2 lần từ "Cùng" ở câu 2 và câu 3, và cao tay hơn nữa khi điệp từ "vẽ" 2 lần chỉ trong 1 câu thơ cuối khổ. Dường như như thế vẫn chưa đủ, khổ 2 của bài thơ còn đề cập đến những nhân vật đã làm nên bản sắc của Đào Lý thôn như mẹ Mỹ Tú, Tiểu Bảo hay trưởng thôn Hách. Nói thật thì thơ cũng chẳng có gì, được cái nó sắp thành khổ khá dễ nhìn.

Theo mạch cảm xúc đang tuôn trào đó, thi sĩ lại đưa chúng ta đến với một khung cảnh xa hoa mỹ lệ hơn gấp vạn - đó chính là khách sạn Hào Lệ. Khác với thôn Đào Lý, bản sắc của Hào Lệ lại chân thực, và phũ phàng hơn rất nhiều: đó là một Thiên Kỳ độc tài ác ôn --> chuyên đi chửi người khác, đó là "thằng hâm" Như Phong suốt ngày lẽo đẽo theo Mộc Chi Tinh... Câu cuối khổ 3 chính là một trong những câu mà chúng tôi cho là sáng giá nhất của cả bài. "Cùng Chi Tinh ấm ớ cuộc tình hờ" -theo sự tìm hiểu thiển cận của chúng tôi, cuộc tình hờ ở đây ám chỉ chuyện Như Phong - Chi Tinh "cặp kè" sau khi Thiên Kỳ mất tích và mặc dù Chi Tinh đã có cảm giác với Như Phong nhưng cô vẫn ỡm ờ đến phát bực.

Hết lên vùng rẻo cao đến xuống chốn kinh kì sầm uất, những tưởng Hổ Cam sẽ đưa chúng ta đến... dấu chấm hết cho cả bài thơ. Nhưng không! Nàng vẫn tiếp tục một cách đầy bất khuất mà không hề u uất với màn PR trá hình ba khổ kết. Hai khổ 4 và 5 đều được mở đầu "Em ơi có thấy buồn hay đang chán" - với một ẩn ý được trình bày hết sức... tường minh. Nếu khổ 4 PR về nội dung ĐTTY thì khổ 5 lại PR về thành Mê ngủ, nếu khổ 4 đề cao tuyến truyện cổ tích của ĐTTY thì khổ 5 là màn lăng xê cư dân thành mê ngủ rất nhiệt tình. Và chỉ cần như thế thôi, chúng tôi đã sẵn sàng cộng điểm ưu cho bài của Hổ Cam rồi!

Nhưng khoan đã, khổ 5 mới là đỉnh cao của toàn bài thơ mặc dù chúng tôi đếm có đến 3 chữ "hết" được "điệp" không rõ mục đích ở đây. "Hết" mà "không hết" - có lẽ đó chính là thông điệp mà thi sĩ Hổ Cam muốn gửi gắm đến độc giả thông qua bài thơ này. Dù ĐTTY có kết thúc nhưng tình cảm và những kỉ niệm mà các khán giả đã đồng hành và "sống" với bộ phim sẽ vẫn luôn còn mãi. *chấm chấm nước mắt* *quệt mũi* Có lẽ đây mới chính là chân giá trị của bài thơ!


Cre: Hanzimj




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
Đăng lúc 19-8-2012 13:26:10 | Chỉ xem của tác giả
Em lại trở về với cái máng lợn thôi
Cái máng đã theo em suốt nửa cuộc đời
Chứ đâu như anh từ xó nào đến
Rồi té theo con nào để em chơi vơi

Đi bán thịt lợn may mắn gặp được anh
Sao thấy em anh chẳng mua chẳng cười
Lại bảo dạo này khó khăn quá
Cho anh vay ít tiền anh đi chơi

Móa! Anh cứ nằm mơ cả đời
Bỏ đi tưởng vớ được mối hời
Hóa ra là mèo mả gà đồng cả
Anh lượn đi cho tôi đỡ mất lời

Cre: luctrang



Thí sinh Lục Trang đã xuất hiện và trở thành cứu cánh cho BTC trong tình trạng "ê sắc" mà Mini Gêm sô của chúng tôi đang phải hứng chịu. Kỳ thực với tâm thế của một bài dự thi theo kiểu "phong trào" - có lẽ chúng ta cũng không thể đòi hỏi gì hơn ở "Cái máng lợn thối!"

Đọc qua thì chẳng thấy phim đâu cả nhưng đọc kĩ chắc chắn các bạn sẽ ngộ ra nhiều điều (như chúng tôi đây chẳng hạn!). "Ý tại ngôn ngoại" - Thực sự thì tầm ý nghĩa của bài thơ đã vượt ra ngoài những câu chữ chúng ta có thể thấy ở bài thơ và tất nhiên, ở một mức độ uyên bác và nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.

Hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng chính là nhan đề tạm đặt của nó - "cái máng lợn" chính là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Các bạn không nghe nhầm đâu ạ! "Cái máng lợn" - tượng trưng cho thôn Đào Lý - nơi Tiểu Bối đã sống suốt 20 năm qua, những ai cao siêu đều có thể hiểu rằng "cái máng lợn" là thân phận của Tiểu Bối - cô thôn nữ thất học, nghèo xơ xác, mặc ngơ ngác nhưng không hề độc ác. Nhưng "Em lại trở về" có nghĩa là sao? Nó có nghĩa là danh hiệu Công chúa của tôi mà TB đạt được chỉ là lâm thời, không thể có chuyện cô trở thành công chúa thật sự được. Tiểu Ngư đối với cô cũng chỉ là một cơn gió thoảng qua trong đời, chẳng biết chui ra từ cái lỗ nào và rồi cũng "té theo con nào để em chơi vơi".

Đến khổ thứ 2 thì chúng tôi phải ngã mũ chào thua trước mức độ "phũ" của thi sĩ. Rằng thì mà là đi bán thịt lợn cũng có thể gặp gỡ rồi nảy sinh tình cảm, nhưng liệu tấm chân tình giữa một tiểu thơ... đồ tể với một hoàng tử... nội trợ rồi sẽ đi về đâu?

Rõ là chẳng đi đến đâu cả. Khổ 3 đã là câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi ở trên. Không cho người ta vay tiền đã đành, đằng này cô đồ tể còn chửi thẳng vào mặt chàng hoàng tử rởm đời rằng: "Anh cứ nằm mơ đi!". Tưởng đâu sẽ được ăn sung mặc sướng, lộc bất tận hưởng cả đời thế nhưng không may cho nhân vật trữ tình của chúng ta, cô nàng đã vớ phải 1 tên cũng "quèn" không kém gì mình. Có lẽ đó cũng là một sự cảnh tỉnh cho những ai sắp có ý định bỏ nhà ra đi - lẽ nào thông điệp của "Cái máng lợn thối" là như vậy???

Đọc xong toàn bài, chúng tôi có cảm tưởng như đang đọc lén nhật ký của một cô nàng bị đá chuyên nghiệp vậy! *nghiêm trang*


Cre: Hanzimj




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
Đăng lúc 19-8-2012 13:27:18 | Chỉ xem của tác giả
    Thoát được em tôi may mắn biết bao nhiêu
    Người đâu ra vừa điệu lại vừa kiêu
    Đã thế còn chả biết rửa bát
    Thế mà suốt ngày chém gió, rõ điêu

    Lúc đầu tôi thấy em cũng khá mĩ miều
    Lại thêm tôi tưởng tiền em có cũng  nhiều
    Hơn nữa mặt mũi cũng không đến nỗi
    Không biết từ lúc nào tôi đã xiêu

    Hôm nay sếp bảo ra chợ mua niêu
    Chợt thoảng đâu đây giọng nói yêu kiều
    Trời! Em của tôi kia á
    Còn đâu hình dáng tôi vẫn yêu

Cre: luctrang



Nhân lúc cảm hứng vẫn đang cuồn cuộn tuôn trào, thi sĩ Lục Trang đã "quất" tiếp một bài thơ nữa với nhan đề "Hóa ra tôi đã từng iêu em". Bài thơ là một câu chuyện tình buồn với kết thúc bi thảm khi nhân vật trữ tình chợt nhận ra người mình yêu không còn giữ form siêu mẫu nữa (Vâng! Quả thật là vô cùng bi thảm!) Nhưng để cảm được cái hay, cái sâu sắc của tác phẩm, các bạn hãy cũng chúng tôi từ từ phân tích nhé!

Vì bình theo kiểu, "vừa đọc vừa bình" cho nó ngấm nên khi type đến dòng này chúng tôi cũng vã mồ hôi vì không biết sẽ phải viết gì tiếp theo. Nếu như bài "Cái máng lợn thối" chúng tôi còn thấp thoáng thấy hình bóng ĐTTY thì đọc xong "Hóa ra tôi đã từng iêu em" chúng tôi lại hoang mang không biết có nàng Lục Trang có nộp nhầm bài thi không. Nhưng không sao, bình luận là việc của bình luận, miễn nhà thơ bảo "đã lấy cảm hứng từ ĐTTY" thì chúng ta cứ biết thế là được rồi.

Cũng học đòi thi sĩ Niko với vần "ao" đắc địa, thi sĩ Lục Trang đã tuyệt điêu khi sử dụng vần "iêu" trong tác phẩm của mình khiến chúng tôi mới đầu cảm thấy rất... phiêu. Mở đầu bài thơ là tiếng thở phào nhẹ nhõm của nhân vật nam chính khi vừa đặt dấu chấm hết cho cuộc tình của mình. Được thể tấn tới, chàng ra sức nói xấu ex của mình, chân dung một cô người yêu ĐIÊU - KIÊU - ĐIỆU đã được phác họa nhanh chóng bằng 4 câu thơ đầu tiên.

Tưởng rằng "giận mất khôn", chàng trai sẽ hóa thành một người đàn ông bẩn tính khi liên tục bỉ bai người cũ nhưng may thay, anh đã kịp bình tĩnh suy ngẫm lại: thực hồi đầu ex cũng mỹ miều, cũng đáng iêu, cũng "bị" tưởng là tiền nhiều nên anh mới yêu.

Nếu khổ 2 là hoài niệm về một thời "lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu" thì khổ 3 lại giống như quăng tạ vào những ký ức tươi đẹp đó. Hiện thực quả thật phũ phàng: Thời gian đã mặc dù còn giữ cho em giọng nói "thảo mai" ấy nhưng nó cũng cùng lúc lấy đi ở em vóc dáng của một top mo-đồ năm nào. Anh đã sửng sốt ngỡ ngàng kinh ngạc bàng hoàng biết bao khi nhận ra đó là em.

Bài thơ đã kết thúc, nhưng dư âm dư ba của nó vẫn còn vang vọng trong... thớt của chúng ta mãi về sau với thông điệp: "Khi yêu nên quay đầu lại... để thấy rằng vẫn còn ối đứa đáng iêu hơn cái đứa đứng trước mũi mình". =))))))


Cre: Hanzimj




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách