Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Cách Mạng - Xuất Bản] Đất Rừng Phương Nam | Đoàn Giỏi (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 2-1-2014 18:35:23 | Chỉ xem của tác giả
Chương 4

Đêm kinh khủng

Từ ngoài góc sân sau, tôi đã thấy trong hơi khói bếp bay tỏa ra xa mùi cháy của cá kho khô ướp nước màu dừa (nước hàng làm bằng nước dừa cô đặc), rưới mỡ béo ngậy và có rắc hạt tiêu thơm phức.

- Ông con ơi? Cơm đã dọn sẵn rồi đấy? - Dì Tư Béo mát mẻ nói vọng ra.

Đáng lẽ phải đi nhanh vào và sẵn sàng chịu đựng những câu quát mắng của bà chủ đôi khi cũng bất thần nổi nóng với mình, thì tôi lại bước từng bước một cách hết sức chậm chạp.

Mùi cá kho khô thơm lừng mà ban nãy nghe thấy đã thèm rõ rãi khiến tôi cảm thấy bụng đói cồn cào, bây giờ bỗng bay đâu mất. Tôi không sợ những lời quát mắng.

Thậm chí những câu chửi rủa tục tằn cũng không làm tôi bực túc hay run sợ nữa. Bởi vì, đối với một thằng bé lưu lạc một thân một mình như tôi, thì bất cứ người nào cũng có thể hoạnh họe, bắt nạt, trút giận dữ lên đầu tôi một cách hết sức vô lý được. Điều đó, tôi chẳng coi ra mùi gì Thực tình thì. ban đầu tôi cũng khổ sở đau đớn vì phải hứng chịu những câu mắng mỏ thô lỗ cục cằn kiểu bọn đầu đường xó chợ mà từ tấm bé, vốn sống được nuông chiều trong một gia đình nề nếp, tai tôi chưa hề quen nghe. Tôi đã nghĩ rằng ngày nào cũng ngửa tai ra mà hứng lấy những lời xấu xa như vậy, thì mình đến vỡ óc ra mà chết thôi. Tôi tự nhủ: "Dại gì mình làm tờ giấy thấm để có giọt mực nào rơi xuống cũng hút lấy? hãy ném trả lại cho họ". Thế là tôi đã nhanh chóng tìm ra phương pháp chống trả tiêu cực một cách có hiệu quả.

Một là tôi cứ lờ đi, sự phản ứng ngấm ngầm bên trong đã tạo thành một thứ vỏ thép mà những lời cay độc đến mấy bắn vào cũng sẽ lập tức bật ra quay về trúng lại họ.

Chẳng vậy mà những người đã há vành cung miệng, dùng lưỡi bắn tôi đã lồng lộn lên trước thái độ thản nhiên như không của tôi đó sao? Nhưng trái lại, tôi rất sợ - vừa sợ vừa căm ghét - những câu mát mẻ, nói bóng nói gió xa xôi Thái độ ấy thường gây cho tôi nhiều đau đớn, và những vết thương trong tâm hồn thơ bé của tôi cứ tấy lên mỗi lúc nhớ đến giọng nói mát mẻ, ngọt như mía lùi nhưng lại có xát ớt mà một người lớn đã ném cho một đứa trẻ con…

Thấy tôi lặng lẽ bước vào, dì Tư Béo càng bực tức:

- Bữa nay mày câm rồi à? Thụt lưỡi rồi hay sao?

Tôi chẳng nói chẳng rằng, cứ lẳng lặng đi lau đũa lau bát, dọn mâm ra bàn. Bà ta nhấc nồi cơm, múc cá kho, xới cơm ra bát xong đâu đấy, bèn hứ một tiếng:

- Không ngồi vào mà ăn, còn đợi mời đợi thỉnh nữa sao?
Chưa có lệnh bà chủ, lẽ nào tôi dám tùy tiện, ngồi vào mâm trước? Mà đợi bà phải bảo thì tôi lại mắc vào cái tội chờ mời chờ thỉnh? Đằng nào, tôi cũng có lỗi cả? Mà nào tôi có tội gì cho cam Bà ta bảo tôi rằng bà ta đi đòi nợ đến tận đỏ đèn mới về. Quái qủy gì đã bắt bà về sớm từ chiều, tôi làm sao rõ được?

Bà ngó nghiêng vào mặt tôi, có lẽ dò xem thái độ hơn là chờ câu trả lời.

- Cháu không đói! - Tôi đáp bằng cái giọng không phải của chính mình.

- Mặc mày thôi. Cơm nhà tao cũng chẳng thừa?

Bà ta nói lúng túng, giọng khê đặc như nén lại giữa cổ, bàn tay run run vờ cầm đôi đũa, dôi mắt trừng trừng nhìn tôi. Từ bộ mặt giận dữ, chiếc cằn nung núc lúc nào cũng ướt đầm mồ hôi của bà ta, đến mọi vật quen thuộc trong quán, tất cả cứ mờ dần trước mắt tôi… Tít đằng xa kia, dưới gốc cáy bã đậu ở chỗ ông cụ già bán rắn đã rời đi, một vệt ánh sáng nhờ nhờ phủ dài trên mặt đất bắt đầu sẫm lại. Vẳng trong tai tôi, giọng nói ấm áp đầy trìu mến của ông già xa lạ : "Cháu không về nhà à?" Từ trong ngực tôi như có một cục gì cứ dâng lên, tôi cố nuốt xuống mà nó vẫn cứ trào lên nghẹn ngang giữa cổ. Tôi không nén xuống được nữa, đành để cho nó thoát bật ra thành tiếng nấc và tôi đã khóc.

Hình như dì Tư Béo chỉ chờ đợi có bao nhiêu đó. Nụ cười hả hê, chiến thắng của bà ta lập tức nở ra như miếng bánh phồng tôm thả vào chảo mỡ đang sôi reo. Có lẽ bà ta tưởng rằng thái độ lạnh nhạt và những lời mát mẻ của bà ta đã có hiệu quả trông thấy. Mà như thế là đủ rồi.

Thường thường, những người lớn sau khi thấy mình chiến thắng dược một đứa trẻ con, hành hạ cho nó khổ sở đến điều, lại hay muốn tỏ ra rộng lượng, nhân hậu một cách hết sức buồn cười.

Chà, hôm nay dì... như con mụ điên ấy? Đừng có chấp nê tao làm gì? Mày mà oán dì thì mày phải tội đó. Chẳng qua là dì giận các lão già, rượu chịu thì cứ uống phứa đi như nước, mà tiền thì một đồng cũng không chịu nhả ra!

Bà chủ quán vừa nhăn nhó làm lành vừa gật gà gật gù thú nhận như vậy.

Bà ta lăng xăng đi thắp đèn, cười nói bả lả, làm như không có chuyện gì vừa xảy ra, một hay bảo tôi ăn cơm đi kẻo nguội.

Tất nhiên là tôi phải ngồi vào bàn cùng ăn với bà ta thôi. Suốt bữa cơm, dì Tư Béo không ngớt phàn nàn cho số phận hẩm hiu của mình. Rằng bọn đàn ông vô sỉ, thấy bà ta một thân một mình giở trò lừa đảo, có đứa còn lợi dụng tình thế gay go giặc sắp đánh vào đến nơi, cứ ỳ ra không trả nợ, thậm chí còn toan bắt nạt bà... Cơn giận làm bà ta phát no, hay vì mải nói quên ăn không biết, bà ta cứ luôn gắp bỏ vào bát tôi, cho đến khi tôi ăn xong rồi mà bát cơm trước mắt bà ta chưa vơi được quá nửa.

- Chúng nó đừng hòng bắt nạt bà ! - Dì Tư Béo kết thúc tràng kể lể của mình bằng câu quyết liệt ấy, trước khi cầm bát đưa lên miệng để và nốt lưng cơm còn lại.

- Đúng như vậy thôi? - Tôi buột miệng nói.

- Mà mày thấy có phải không? Đừng có đứa nào hòng...

- Dạ. Người oai tín như dì thì cháng ai dám động tới chéo áo chứ trông gì bắt nạt.

Bà ta dặng hắng một tiếng, bộ mặt nom rất hả hê. Bây giờ tôi mới nghiệm ra rằng chẳng riêng gì bọn lau nhau chúng tôi, mà người lớn người già lại càng rất thích được khen cho dù đó là lời khen xỏ của một đứa trẻ con. Của đáng tội, nói rộng ra thì chưa biết thế nào, chứ trong cái xóm chợ này, những tay sừng sỏ nhất cũng chẳng dám động đến cái móng chân bà chủ quán rượu cô độc lắm phù phép này. Không có mấy người là không nợ tiền bà. Cứ một đồng thì một ngày năm xu lãi. Cần lúc nào, hỏi lúc nào cũng có. Ai gặp bà ta ngoài đường cũng chào. Bà ta lại là người chắt bóp, tiện cặn, không đánh bài bạc gì, nên hai cái túi bóng mỡ cài nứt kim băng cứ phồng lên, no tròn theo thân hình béo ních của chủ nó. Cuộc đời và uy tín của bà ta, nói tóm lại đều tập trung ở hai cái núi nặng trĩu giấy bạc này.

- Lão Ba Ngù ngày hôm nay có tới đây không? - Dì Tư Béo chợt hỏi tôi.

- Không thấy đến. Việc gì thế, dì?

- Không. Cũng chẳng có việc gì. Hỏi thế thôi.

- Lúc sáng cháu có gặp bác ấy ở chợ. Bác ấy mua con rắn to lắm. Bác ấy rủ cháu về theo bác ăn cháo rắn chơi. Nhưng cháu không đi.

- Thảo nào? Chắc là nướng trọn mấy đồng bạc của người ta nhờ lão đưa trả cho tao rồi. Hứ hự.

Tôi cất dọn mâm bát xong, không biết làm gì, nhận thấy bếp còn hồng bèn đi lấy ấm đặt lên. Dì Tư Béo thì ngồi nhai trầu tóp tép ngoài chiếc chõng tre, tay không ngớt phẩy quạt xành xạch.

Đêm oi quá. Không có lấy một chút gió nhẹ cho đỡ bức. Dường như cơn dông ban chiều đã phung phí quá trớn, giờ đây, đêm đến, hết sạch gió rồi, đành hổn hển nén sự bực bội vào trong bóng đen dày đặc một thêm nặng nề trùm xuống mặt đất mênh mang.

- Chào dì Tư Gớm, mắc cơn dông hồi chiều, chèo xuýt chết. Mệt rã người. Về tới quán dì, thấy khỏe ra ngay.

Tiếng cười lanh lảnh của mụ vợ Tư Mắm cùng với chiếc áo bà ba lụa màu xanh nước biển của y xuất hiện trong quán như xua tan bầu không khí ngột ngạt từ nãy giờ.

- Đã cơm nước gì chưa? - Dì Tư Béo bước xuống chõng, vặn to ngọn đèn, hỏi cách vồn vã.

Mụ đàn bà uốn lưng như một con mèo cái, đưa mắt nhìn vào tận bếp rồi xòe đôi bàn tay trắng muốt để lên mặt bàn. Mụ thong thả đặt đít xuống ghế, thở phào ra:

- Chừng này chưa có gì bỏ bụng thì có mà chết! ăn cơm rồi dì ạ . Nhưng nếu nhà còn thứ gì mặn mặn thì dì bắc hộ nồi cháo hoa, chốc nữa húp vài bát cho nó tỉnh người.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 2-1-2014 18:37:33 | Chỉ xem của tác giả
- Bữa nay tôi đóng cửa cả ngày, có bán chác gì đâu. Nhà còn một ít cá kho tiêu thôi. Tôi thèm, kho ăn chơi một bữa, hãy còn nửa nồi đây! dì Tư Béo đáp.

Tư Mắm khom người bước vào quán, nách cắp chai rượu tây, tay cầm con cá mực khô.

- Nướng giùm qua chút, chú em! - Hắn nói vọng vào bếp, mắt nhận ra ngay tôi dang đứng trong bóng tối.

Không chờ tôi bước ra, Tư Mắm đi luôn vào bếp giúi con mực khô vào tay tôi. Rồi hắn móc thuốc lá ra, nách vẫn cắp chai rượu, bật lửa lên đốt điếu thuốc hút tại chỗ. Đôi tròng mắt bé ti hí như mắt rắn đảo quanh một vòng rất nhanh, khiến tôi phải sợ sợ, không dám nhìn hắn.

Tôi quạt than đỏ lên, nướng mấy con mực xong, đặt lên cái đĩa kèm theo quả chanh và. một ít hạt tiêu giã nhỏ, bưng ra bàn.

Tư Mắm gọi một xị rượu đế, ngồi ngay ở đầu bàn, chiếc bàn dài chỗ cửa ra vào, rót rượn ra cốc và lặng lẽ xé mực bỏ vào miệng nhai nhồm nhoàm. Mụ vợ hắn ri thì ngồi chỗ góc bàn nhỏ bên trong, kê sát vách. Thấy mụ mở nút chai "cột nhà vuông rót thứ rượu thơm thơm vào chiếc cốc nhỡ, cho thìa đường vào, tôi vội vàng lấy ngay ra bát nước sôi đặt lên bàn, trước mặt mụ ta.

- Thằng bé này ngoan quá! Em phải là đứa làm bồi các nhà hàng lớn ngoài tỉnh, chứ không phải là chú nhỏ hầu rượu chỗ này đâu?

Mụ cười cười khen tôi như vậy và chậm rãi thả cốc rượu ngâm vào bát nước sôi. Hai bàn tay ngón búp măng thoăn thoắt mở con dao xếp kiểu sáu lưỡi ra, cắt gọn nhẹ một lát chanh rồi cho vào cốc, úp đĩa lên đậy lại. Giống hệt như cái lần mụ đã "chế biến món thuốc giải cảm! bận trước.

- Hai ông bà ngồi chơi, nghỉ một chốc đi! Tôi đi tắm một cái cho mát đã, - dì Tư Béo vừa nói vừa bước vào buồng lấy quần áo, và khi trở ra, không quên bảo tôi:

- Vo nắm gạo bắc lên bếp nấu nồi cháo đi, con. Nhớ nấu loãng nhá!

Trong một thoáng, tôi đã làm xong việc bà chủ bảo, rồi đến lặng lẽ ngồi bên bếp lửa, chỗ nghỉ ngơi và là nơi trú ẩn tốt nhất cua tôi mỗi khi tôi muốn quan sát một người khách rượu nào đó ở bên ngoài.

Từ trong bếp lửa nhìn ra, không có một cử chí nào của Tư Mắm lọt khỏi mắt tôi. Hắn uống hai cốc rượu liền, uống vội vàng, xong lại xé mực nhai nhóc nhách, mắt luôn luôn ngó ra cửa... Hành tung của đôi vợ chồng này có nhiều khác lạ, càng khiến tôi chú ý theo dõi. Những lần trước, quán đông khách, Tư mắm vẫn đến uống rượu.

Mắt hắn luôn luôn nhìn vào cốc rượu, dường như người đăm chiêu nghĩ ngợi, hoặc có một tâm sự đau buồn gì.

Hắn không mấy khi bắt chuyện với ai và không nhìn ai. Chỉ khi nào hắn đưa cốc rượu lên uống, đôi mắt ti hí mới liếc ngang, nhanh như tia chớp, ném cái nhìn trộm ra xung quanh. Đêm nay hắn không nhìn vào cốc rượu, mà chỉ ngó ra cửa.

Không biết con mụ vợ nó làm gì ngoài góc bàn. Chỗ tôi ngồi, khuất tấm vách ngang không trông ra được. "Chà, con qủy cái này là một tay rượu không vừa đâu?". Tôi nghĩ thầm như vậy. Mới cách đây có hai hôm mà nó đã mở thêm một chai "cột nhà vuông" nữa rồi. Dứt khoát không phải là thuốc giải cảm như mụ ta nói. Thuốc thì người ta nhắm mắt, nhắm mũi uống một hơi chứ đâu có ngồi nhấm nháp từng ngụm, thưởng thức một cách khoái trá như những tay bợm rượu sành sỏi? Và bàn tay nó cầm thìa khuấy cốc, ngón út cong lên đầy kiểu cách, có phải là bàn tay của người lam lũ đâu Giá như đó là những con mẹ che dù đầm từ ngoài tỉnh chạy vào, luôn mồm kêu là không có nước ngọt tắm, không có nước đá uống thì là chuyện dĩ nhiên, không nói làm gì. Vợ một tên lái mắm tèng xí (đồ bỏ, đồ vứt đi) mà chứng học đòi làm sang thế kia ư?

Không? Dứt khoát là không phải. Bộ quần áo bà ba tầm thường của mụ chỉ là cái lốt bên ngoài, không che giấu nổi cốt cách của mụ ta.

Con mụ quái quỷ này đang làm gì ngoài đó? Câu hỏi ấy cứ lởn vởn qua hình bóng những lưỡi lửa nhảy múa trước mắt tôi . Tôi không thể chịu được nữa, bèn đứng dậy rón rén bước ra.

Mụ ta đang cắm cúi viết trên một mảnh giấy nhỏ xé ra từ quyển sổ ghi chép các món tiền thu nhập hàng ngày. Cốc rượu vẫn nguyên chưa đụng tới. Làm sao xem được mụ ta viết cái gì đây? Tôi lia mắt sang thấy bát nước hâm rượu không còn bốc hơi nữa, bèn nảy ra ý nghĩ sẽ vờ cầm ấm nước sôi đến rót thay vào bát nước nguội để có thể tới bên bàn mụ ta ngồi. Tôi nén thở, bước rén bằng những đầu ngón chân và đứng sát bên lưng mụ, nhìn qua vai mụ . Trên mảnh giấy, những dòng chữ Pháp viết tháu vội vàng, nhưng vẫn đẹp như cắt, nghĩa như sau:

llcB-15-5-/946. - Hai trung dội chính quy trang bị đầy đủ. Một súng máy Bữ-ren. Cạnh đền: Một đại đội dân quân vũ khí thô sơ. Đập Đá: Một trung đội hỗn hợp, mười cây súng trường. vài chục lưu đạn tự làm lấy. 13.5: Một cán bộ quân sự cao cấp dã qua đây: Đoàn thuyền vận tải quân lương đi. về hướng Thới Bình… "

Những dòng chữ phía đuôi bị khuất qua mớ tóc xõa bên vai mụ ta, không đọc được. Tôi nén thở, rướn người lên, tim đập thình thịch trong ngực. Đột nhiên, mụ ta quay phắt lại khiến tôi giật mình suýt buông rơi cái ấm xuống đất. Nét hốt hoảng vừa thoáng hiện trong đôi mắt to đen lay láy của con mụ đàn bà nham hiểm khi vừa nhìn đến tôi lập tức biến ngay, và nhường chỗ cho những tia nhọn hoắt như những mũi kim phóng vào mặt tôi.

- Xem trộm cái gì? - Mụ ta nén giọng hỏi khẽ, cặp môi mỏng dính run run dầy phẫn nộ.

Tư Mắm lập tức xô ghế đứng dậy. Tôi tưởng hắn sẽ nhảy xổ vào bóp họng tôi ngay. Nhưng hắn vẫn đứng nguyên đấy và đưa mắt nhìn mụ vợ, rõ ràng là hắn đang chờ mệnh lệnh mụ ta giống như một con chó săn chờ lệnh chủ.

Trong lúc ấy, tôi đã kịp đủ thì giờ trấn tĩnh. Lúc bấy giờ tôi cũng không hiểu tại sao mình lại tỉnh táo được như vậy... Tôi gãi tai, cười và nói cách hồn nhiên:

- Thím viết đẹp quá! Chữ đẹp như cắt ấy, mà lại không kẻ dòng... Đẹp hơn cả chữ anh Sáu tuyên truyền.

- Mày đọc rồi à? - Mụ ta trố mắt hỏi, cố nén giận dữ.

- Đọc từ nãy giờ… mà thím viết thứ chữ Tây chữ u gì, cháu không hiểu dọc. Cháu chỉ đánh vần quốc ngữ bập bẹ và đọc được con số từ một đến một trăm thôi nhưng phải đánh vần lâu lắm kia.

Con mụ thở phào một hơi nhẹ nhõm:

- Con nít đừng có nhìn lén, đừng xem trộm khi người lớn đang viết, nhớ không. Vậy là kém lịch sự và vô phép.

Tôi cười hì hì ra vẻ nhận lỗi:

- Cháu đến thay bát nước sôi cho thím chứ Tại chữ thím viết đẹp quá, cháu cứ mải xem... Cháu đâu có dè thím rầy! Mọi khi, anh Sáu tuyên truyền viết, cháu đứng sau lưng coi mà ảnh chẳng rầy la gì…

- Ừ, thôi thay bát nhóc khác đi! - Mụ ta chớp chớp mi mắt, cười với tôi... - Qua ghi các món tiền ngừờl ta mua chịu mà. Viết bằng chữ quốc ngữ mới, em không đọc được đó thôi. Đây này - mụ ta vừa nói vừa chìa mảnh giấy đến bên ngọn đèn - con số 15 nầy là người ta thiếu qua mười lăm đồng… Con số năm này là năm ngày nữa họ sẽ trả.

- Cháu biết! - Tôi tươi cười.

Con mụ càng cố ý đánh lừa tôi bằng vẻ thành thực thì tôi cũng mượn màu thành thực để lừa lại nó. Trong khi ừ ào với mụ ta, tôi đã đọc nốt những dòng chữ cuối: 'tấn công tốt nhất vào khoảng bốn giờ sáng. Trạm canh gác chỉ có bốn đứa: hai súng ca-líp 12. Bắt sống. Trời mưa to, có thể núp trong mưa. tắt đường ruộng bất thần đánh vào ban ngày.

Thay bát nước xong - không hiểu sao bây giờ tay có hơi run - tôi cố trấn tĩnh bằng cách đứng lại nói với mụ ta một câu tróc khi quay vào bếp.

- Thím đừng mách dì Tư, dì Tư mắng cháu tội nghiệp?

- Ừ không mách đâu Vào xem nồi cháo được chưa…

Tôi không nhìn Tư Mắm nhưng tôi biết Tư Mắm đang cười Tôi vào đến cửa bếp, còn nghe hai tiếng thở phào ra cùng một lúc của đôi gián điệp vườn này , và tôi biết chắc chắn rằng chúng đang nhìn theo tôi không phải bằng nhũng cặp mắt đầy hoảng hốt và dữ dội như ban nãy.

Dì Tư Béo đã tắm xong, vào ngồi bên chõng rũ tóc ra cầm quạt quạt cho khô tóc.

- Trời oi quá! Tắm rồi mà mồ hôi cứ vã ra như chưa tắm!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 2-1-2014 18:39:47 | Chỉ xem của tác giả
Thấy con mụ vẫn cắm cúi viết, dì Tư Béo hỏi:

- Bữa nay người ta mua chịu nhiều lắm sao Ghi gì mà hết tờ nọ tới tờ kia vậy?

- Cũng chút đỉnh thôi... Biên các số tiền chi tiêu lặt vặt ấy mà? Mà cũng xong rồi đấy. Thôi, dọn cháo ra ăn chơi đi, dì Tư.

- An ơi, lau mâm bát đi, con? - Dì Tư Béo gọi vọng vào bếp, bảo tôi.

Tôi vừa toan nhấc nồi cháo xuống, bỗng nghe dì nói tiếp:

- Ngày nào cũng biên chép nhiều như vậy, bảo thằng bé nhà tôi nó viết hộ cho. Nó tốt chữ lắm đấy!

Không biết qủy ma nào giật lưỡi bà ta, mà bà ta ngứa mồm ngứa miệng nói ra làm gì điều đó. Tôi nghe con mụ vợ Tư Mắm "à" lên một tiếng, và mụ ta bưng cốc rượu uống ừng ực một hơi . hình như mụ ta đang xoay xoay cái cốc trong tay, nghĩ ngợi gì lung lắm, vì sau một hồi lâu, tôi mới nghe tiếng cốc dằn hơi mạnh xuống bàn.

- Thằng bé mới mười bốn mười lăm tuổi gì đó mà đã đỗ 'phi-ca" rồi đấy! "Biết đâu chùa rách Phật vàng... Ai hay trong quán ẩn tàng kim luân"(2 câu trong truyện thơ lục vân tiên). Coi nó lèng quèng vậy mà chữ Tây đọc giòn như bắp rang đó. Hôm nọ nó cầm tờ báo Tây đọc vách vách, còn cắt nghĩa cho thằng Sáu tuyên truyền nghe nữa chứ!

Tôi nghe bà chủ quán nói một hơi như vậy, túc muốn điên lên. Trời ơi! Tôi có đọc báo Tây và dịch nghĩa dịch ý cho anh Sáu tuyên truyền hồi nào đâu mà bà ta bỗng dưng hứng khẩu khoe tướng lên như vậy? Mà bà ta đã quả quyết như vậy rồi thì tôi còn hòng chối cãi làm sao tôi làm sao thoát khỏi tay bọn chúng mà chạy đến báo cho anh Sáu tuyên truyền hay được Tôi đứng im để hết tai ra nghe ngóng, nhưng mạch máu cứ đập trong tai làm tôi không còn nghe gì rõ.

Không thấy vợ chồng Tư Mắm nói gì, bà ta trỗi giọng:

- Bé thế mà đỗ "phi-ca" thì giỏi lắm?... Ngày xưa có một ông giáo "phi-ca" mê tôi lắm, nhưng duyên trời không định...

Từ quán đến chợ thì xa. Ngược lên, đến xóm Tràm nơi trung đội Cộng hòa vệ binh đóng lại càng xa hơn nữa! Tôi mà chạy đi, nhất định Tư Mắm sẽ giết tôi ngay giữa đường. Không làm cách nào bịt mồm bà chủ được, tôi đành liều thôi. Hai tay run lập cập, tôi lần trong bóng tối, tháo miệng túi da beo ra để cho dễ rút con dao găm, rồi cứ để nguyên cả bao da nhét vào bên trong thắt lưng, phủ vạt áo vét tông ra ngoài cho khuất cán. Tôi không thể chuẩn bị trước những câu trả lời với bọn chúng. Biết thế nào được mà chuẩn bị? Tới đâu sẽ ứng phó tói đấy! Nếu chúng giở trò hành hung thì tôi sẽ sử dụng tới con dao.

Ngoài kênh đã không nghe một tiếng chèo. Cũng không một ông khách rượu nào tới quán. Sao mọi đêm, bọn họ khép tới một lúc năm bảy người, tấp nập hết tốp này đến tốp khác, làm tôi chạy chân không bén đất mà hầu, nhưng cũng chẳng kịp - tại sao đêm nay không thấy ma nào mò tới?

- Bưng cháo ra đây, chú em? - Tiếng con gián điệp gọi lên lanh lảnh, khiến tôi nổi gai ốc khắp người.

"Sao mày hèn thế" Tôi tự hỏi mình như vậy. Và đột nhiên tôi bỗng nhớ tới gương mặt bầu bĩnh của em bé gái có hai bím tóc tết trái đào: Cô bé mặc bộ quần áo xa tanh màu đỏ bắt đầu khởi động, đôi hài đen nhỏ xíu giẫm xuống, mắt nhìn thẳng vào vòng lửa cháy vù vù tua tủa những lưỡi dao nhọn hoắt... Cô bé hét lên một tiếng, nhưng không bay qua vòng lửa mà quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi, cười mủm mỉm. Mặt tôi nóng ran lên. Tôi dặng hắng một tiếng, bưng mâm bát bước ra.

Tư Mắm không nhìn tôi. Hắn ngồi xé mực nhai nhóc nhách, mắt ngó ra ngoài tối đen. Con gián điệp cũng không nhìn tôi. NÓ vờ như đang chăm chú đọc những khẩu hiệu của anh Sáu tuyên truyền đã dán lên vách hôm nọ, chứ thực ra quả là nó đang rình theo tôi từng cử động. Tôi trở vào bưng ra nồi cháo đặt lên chõng.

- Thôi, để đấy cho dì. Mày xuống thuyền ngủ trước đi con? - dì Tưbéo truyền lệnh cho tôi.

Tôi không đi ngay. Tôi còn trùng trình đứng lại múc cháo ra bát, xem thái độ chúng như thế nào, nhưng chẳng thấy chúng tỏ ra lưu ý gì đến tôi. Tôi bèn lặng lẽ bước ra, đi lần đến thuyền mui ống đậu trong mương.

Thế nào Tư Mắm cũng đi theo tôi . Tôi nghĩ như vậy và làm bộ vấp chân, kêu "ái ", một tiếng. Tôi xuýt xoa ngồi xuống, nắn nắn bàn chân nhìn ngang và quả thấy Tư Mắm đã bước ra đứng ở chỗ cửa. Linh tính báo cho tôi biết sẽ có điều nguy biến xảy ra cho tôi trong đêm nay.

Tôi chạy cũng không thoát kịp nữa rồi. Hình như trong giờ phút mấp mé đứng trước cái chết hoặc trước một nguy hiểm tột độ nào đó, con người trở nên bình tĩnh hơn bao giờ hết. Tôi co chân nhảy độp xuống thuyền, lôi chiếc nói ra giũ phành phạch, vờ sửa soạn chui vào nóp.

Nhưng tôi không chui vào, tôi lấy chiếc gối chống dựng một đầu nói lên và kéo cho dầu nóp ló ra ngoài mui thuyền để người đứng trên bờ có thể nhìn thấy được.

Xong đâu đấy, tôi trườn nhẹ ra sau lái, nhẹ nhàng bước trên những chùm rễ gáo và bò theo mé mương. Lên được bờ rồi thì bấy giờ trăng cũng vừa mọc. Chung quanh ngôi quán, mặt đất sáng như ban ngày. Bóng tối chỉ còn lại một vùng đen sâm sẫm dưới gốc cây gáo cổ thụ. Tôi núp theo bóng cây, chui vào một cái hốc có chùm lá ráng phủ bên ngoài mà một hôm tình cờ tôi phát hiện ra.

Tôi không biết mình ngồi thu hình trong hốc cây, nén thở như vậy đã bao lâu. MỒ hôi ướt đầm đìa sau lưng áo.

Bàn chân tôi chạm vào mình con vật gì mềm nhũn. như con rắn. Tôi hốt hoảng rụt chân lại. Con vật bò rột roạt theo hốc cây, kêu "tắc kè... tắc kè... tắc kè... " ngay trên đỉnh đầu tôi.

Trong quán đã nghe tiếng thu dọn bát đĩa. Con mụ gián điệp chào dì Tư Béo, không biết nó nói gì mà bà chủ quán của tôi cười lên khấc khấc... Lát lâu sau, nghe nó rửa chân lạc xạc ngoài cầu nước, rồi tiếng chân nó dẫm lên sạp thuyền. Rõ ràng chỉ có mỗi mình con mụ xuống thuyền.

Mỗi một tiếng động, một âm thanh nào đó từ bên ngoài vẳng vào gốc cây ẩm mục, tối om vào hôi hám ngột ngạt đến tức thở này, đối với tôi đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. NÓ mở cho tôi một tia hi vọng, hoặc đẩy tôi mỗi lúc một chuồi sâu xuống bãi lầy đen kịt mà tôi không phương vùng vẫy.

Cánh liếp trên quán đã sập xuống. Nghe then cửa gài đánh "cách" một tiếng. Luồng sáng tỏ của ngọn đèn từ trong quán chiếu xuyên qua hàng rào mắt cáo, soi ra tận luồng cỏ bấc bên kia mép mương, chớp chớp mấy cái trướt khi tắt phụt.

Tư Mắm đi dò từng bước ra mương. Hắn bước rất khẽ, dáng như chân không chạm vào đất vậy. Hắn ngó trở vào quán rồi quay lại rướn cái cổ dài nhìn xuống chỗ đầu nóp tôi đã kéo ló ra mui thuyền. Hắn đứng im như vậy có đến chừng hai phút. Trong quán, dì Tư đã bắt đầu "khò... khò... khò... khừ", ngáy như kéo cưa .

Tư Mắm đưa tay lên vén tóc, ngó vào gốc cây rồi thong thả bước đến ngồi thụp xuống quay lưng vào mặt tôi cách chừng một thước. Tôi nén thở, nhắm mắt lại cho thần kinh đỡ căng thẳng.. Hồi lâu, bỗng nghe tiếng người dặng hắng đâu ở phía sau quán. Tôi mở mắt ra trống ngực đập rộn lên. Cứu tinh đã đến với mình đây rồi? Trời ơi giá mà anh Sáu tuyên truyền đến với tôi trong lúc này..., không phải anh thì lão Ba Ngù, hay không phải lão Ba Ngù thì một người đàn ông nào đó cũng được.

Có tiếng chân giẫm thình thịch vòng sau quán men ra gốc cây Tư Mắm nhẹ nhàng đứng dậy, đưa ngón tay lên mồm xuỵt một tiếng. Thôi, thế là hết? Tia hy vọng cuối cùng và mong manh nhất chợt đến với tôi cũng tắt ngấm từ phút này đây.

- Lộ rồi? - Tư Mắm thều thào nói với bóng đen, và hất hàm về phía đầu nói ló ra mui. Hắn còn thì thào mấy câu gì nữa, nhưng tôi không nghe được.

Tôi không thể nào nhận ra bóng đen đó là ai. Trong tất cả những người đàn ông lui tới quán rượn này, không có hắn. Đôi vai rộng bè khom khom chồm tới trước như một con giả nhơn; khi hắn ngóc lên, tôi vừa kịp trông thấy một nửa bên quai hàm bạnh ra, trán rất thấp, vòm mắt nhô cao, lông mày rậm rịt. Hắn cởi trần, bắp thịt nổi cuồn cuộn lấp loáng dưới ánh trăng. Tôi rùng mình. Bàn tay tôi cấu thử vào sườn mấy cái, thấy đau điếng...

- Không? Không phải tôi chiêm bao mà!

Bóng đen khủng khiếp ấy rút con dao dài non năm tấc giắt bên hông ra, cầm lăm lăm trong tay. Trong hốc cây, bàn tay bé nhỏ của tôi cũng lần lần rút con dao găm ra khỏi vỏ.

Tư Mắm cầm khẩu súng lục - không biết hắn lấy ở đây ra từ lúc nào - kẹp khẩu súng vào đùi, tay kéo qui lát "rắc" một tiếng khô gọn, trong khi bóng đen khủng khiếp kia lom khom bò xuống mũi thuyền mà hắn tin chắc rằng tôi đang nằm ngủ dưới đó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 2-1-2014 18:41:01 | Chỉ xem của tác giả
Bỗng nghe con gián diệp ho một tiếng ngoài cầu nước. Tư Mắm quay đầu về phía có tiếng ho. Đêm vắng lặng đến nỗi con mụ nói rất khẽ nhưng tôi vẫn nghe rõ mồn một : "Đừng' Đừng! Xuống lấy cái bao tải. Nhét giẻ vào mồm thôi... " Tư Mắm vừa đi thì tôi cũng vừa lách mình ra khỏi hốc cây. Khi tôi thấy hắn dò dẫm rén chân bước xuống chiếc cầu nước dẫm bùn trơn như mỡ thì nhanh như cắt tôi lập tức phóng ra khỏi gốc cây lao đi như một mũi tên.

Tôi không biết mình chạy đi đâu. Bên tai tôi, gió rít vù vù, lùm cây bãi cỏ rùng rùng xô nhau chạy ngược về phía sau lưng tôi. Dãy phố ngói và những tàn cây bã đậu thấp thoáng trong làn sóng đất; một ngọn đèn le lói từ ngôi nhà ai còn thức, chiếu nhấp nhây, dường như nhảy lên nhảy xuống đằng xóm chợ im lìm kia. Bản năng không tự giác đã điều khiển đôi chân tôi chạy tìm về chỗ có người khi lâm hoạn nạn. Tôi toan kêu lên, nhung không còn đủ sức kêu nữa. Tôi lại tiếp tục chay. Bỗng nhiên tôi cảm thấy ruột gan phèo phổi mình thót lên, đầu chúi tới trước. Một làn sương mù dày đặc từ từ bao trùm khắp người tôi, tôi chỉ còn đủ cảm giác thấy tay chân mình tan ra như nước hòa lẫn vào trong lớp sương mù quái di đó, rồi tôi không còn biết gì nữa...

Khi tôi tỉnh dậy, tay hãy còn nắm chặt cán dao găm. Lưỡi dao cắm ngập vào mặt đất sét ấm, khiến tôi phải ngồi lên mới rút ra được. Tôi đút con dao vào vỏ, nhét trong thắt lưng, định thần một lúc mới nhận ra rằng trong lúc mình chạy, mình đã ngã chúi xuống một đường hào chiến đấu mà các anh thanh niên trong chợ vừa đào mấy hôm nay. Tôi lần nhớ lại các việc đã xảy ra... Quái, tiếng trống tiếng mõ ở đâu mà khua động inh tai thế này? Tôi toan nhảy thóc lên bờ hào, nhưng chưa kịp với vào thành đất đã rơi xuống ngay. Khắp người ê ẩm, chân tay đau buốt, tôi có sức cào đất trườn lên. Khi tôi bò ra khỏi hào thì thấy một vầng lửa đỏ rực dang bao trùm lên ngôi tửu quán. Những lưỡi lửa khổng lồ le lên liếm trụi các cành khô trên ngọn gáo cố thụ. Tre nứa nổ lốp đốp.

Khói cuồn cuộn bốc lên, đưa tàn lửa bay chấp chới như một bầy ong đỏ từ trong đám cháy bị mùi rượn sực nồng xua lên, bay tản mác ra xa.

Tôi lại cố sức chạy trở về ngôi quán thân thuộc đang làm mồi cho thần lửa. Trong ánh lửa dỏ rụt chiếu sáng khắp chung quanh, ở một góc sân sau, hai ngươi. đàn ông đang nắm chặt hai cánh tay dì Tư Béo lôi ra. Bà ta giãy giụa, gào thét, hết ngã xuống lại chồm lên. Cả khối thịt của cái thân hình to lớn ấy run lẩy bẩy trông rất dễ sợ.

Tôi lách đám đông chạy sả vào. Người đầu tiên tôi nắm lấy cánh tay kêu lên là anh Sáu tuyên truyền:

- Bắt lấy vợ chồng Tư Mắm? Chúng nó là gián diệp...

Trong những người đứng chung quanh đang bó tay tuyệt vọng, buồn rầu nhìn ngọn lửa hoành hành, tự do thiêu hủy ngôi quán, vừa nghe tôi thét lên như thế, có người tức khắc nhảy chồm lên: "Làm sao mày biết, hở thằng bé kia?" CÓ người hỏi dồn tôi: "Nhưng chúng nó đâu rồi?”

Tôi kể không ra đầu cua tai nheo gì cả, tiếng được tiếng mất. Nhưng tôi chắc chắn rằng tôi không bỏ sót một chi tiết quan trọng nào. Người ta nhốn nháo đi gọi các anh Cộng hòa vệ binh. ông thưởng công an xã ở tít xóm dưới bây giờ mới vác khẩu súng bắn chim hai nòng lích kích chạy tới:

- Chúng nó chưa đi xa đâu?

- Chia ngươi ra ba cánh, đuổi theo các ngã ba kênh?

- Đuổi cái con khỉ! Không biết chừng nào đã tới Ngã Bảy rồi!

- Này, anh em! Không được giết chết... Bắt sống chúng nó mang về đây, chặt dầu cho đồng bào xem?

Không biết một người nào đó đứng trong đám đông ồn ào đã truyền lệnh ra như vậy. Và ai nấy đều răm rắp tuân theo. Tôi không theo toán người đi đuổi bắt vợ chồng Tư Mắm. Tôi đến bên dì Tư Béo, cầm lấy bàn tay lạnh ngắt của bà ta, không biết nên nói gì đây.Một câu an ủi trong lúc này, có nghĩa lý gìl Bà chủ khốn khổ của tôi đang tựa lưng vào một vò rượu - không biết tay nào chạy hộ ra đây hay tự bà ta khênh ra kịp thì chẳng rõ - vừa thấy tôi đến, đã quay mặt đi.

- Dì Tư Dì Tư! - Tôi lo lắng và buồn rầu gọi nho nhỏ.

- Thằng nhỏ nó về rồi đây này? - Một người đàn bà nào đó ngồi cạnh bà ta kêu lên.

Dì Tư Béo vẫn quay mặt vào bóng tối . Bỗng nhiên bà ta òa lên: "Con ơi! Con đi đâu mà bỏ dì một thân một mình... " Tôi đứng dậy cầm chiếc khăn rằn phủi bùn đất bám đầy trên vai bà ta. Trước mắt tôi, bà ta chỉ là một con người đáng thương và gần gũi nhất. Tự nhiên, không hiểu sao tôi cũng quay mặt vào bóng tối. Phải rồi, một thiếu niên dù bất cứ ở hoàn cảnh nào cũng không được tỏ ra mềm yếu trước mọi người...

Mãi đến chiếu hôm sau, vẫn không tìm ra tung tích vợ chồng Tư Mắm. Ai gặp tôi cũng hỏi, cũng bắt tôi phải kể đi kể lại có hàng trăm bận. Cả chợ nhao lên. Người ta nhìn nhau, ai cũng có vẻ đáng nghi ngờ. Lão Ba Ngù đứng giữa dám đông, vỗ trán kêu lên:

- Tôi biết cái thằng có đôi vai rộng bè, lưng khom khom như con giả nhơn ấy rồi!

- Lại bịa nữa? Biết thì nói, không thì thới. Chẳng ai ép đâu nhá! - một ông bạn rượu của lão Ba Ngù khịt mũi nói như vậy.

- Sao lại không? Nó là thằng cùi. Mấy hôm nọ, tôi thấy nó nằm dưới xóm Đập Đá. Đúng là nó! - Lão Ba Ngù khẳng định như vậy, và chờ cho mọi người đưa mắt ngơ ngác đợi lão nói tiếp, lão mới e hèm mấy cái, tặc lưỡi: - Chà, nó không phải cùi đâu! NÓ lấy thịt thối buộc giẻ rách bó vào chân, ruồi nhặng đến bu vo ve, ai thấy cũng tởm, chẳng ai muốn đến gần. Hóa ra có hồi nó ngồi ngay trước mặt mình mà mình tránh đi, để lúc nó chuồn rồi mới ba chân bốn cẳng chạy đi lùng?

Không biết lão Ba Ngù nói vậy có dúng không, nhưng chẳng thấy ai bác bẻ lại lão. CÓ điều mọi người trong chợ đều nhất trí nhận định là : "Đích thị vợ chồng Tư Mắm đã đốt quán trước khi rút lui. CÓ thể chúng đặt trước một mồi lửa. khi đi xa rồi, quán mới bốc cháy. Dân trong chợ mắc lo chữa cháy dù có biết cũng muộn rồi, không đuổi theo kịp chúng nó nữa."

Quán ruựu dì Tư Béo cháy sạch trong đêm dó. Nhưng còn được chiếc thuyền mui ống, nhờ có người đẩy ra kịp mương nên chỉ cháy sém một bên mui. Dầu sao thì hai chiếc túi bóng mỡ cài kim băng của bà chủ quán rượu cô độc cũng chưa hề hấn gì. Bà ta quyết định không cất lại quán trên mảnh đất xúi quẩy này nữa. "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" mà?

Phải mau mau rời khỏi chỗ này thôi . Dì Tư Béo không ngớt than vãn như vậy, và sau cùng quả quyết bảo tôi:

- Con ơi? Đi với dì xuống Thới Bình đi!

- Cháu ở lại đây thôi. Cháu còn chờ một ngươi quen...

Tôi đáp với bà ta như vậy, chứ thật ra tôi có chờ ai đâu May ra trong số người qua lại xóm chợ này, tôi có thể tìm một người quen nào chăng Ba má tới thì chắc chắn là còn ở bên kia sông Hậu Giang, chẳng bao giờ xuống tới chốn này.

Số trời bắt tao phải sống một thân một mình. Thôi thì cũng đành! Nếu mai kia mốt nọ... con có dịp về gần Thới Bình, cứ hỏi thăm tên dì, ắt dì cháu ta còn có cơ hội gặp nhau...

Bà ta sụt sịt, giúi vào tay tôi một đòn bánh tét, nặng nề bước xuống chiếc thuyền vừa thoát khỏi trận hỏa tai, rồi nhổ sào tách bến.

Trời sâm sẩm tối. Tôi đứng dưới gốc cây gáo cổ thụ, lổm nhổm những mảnh lu mảnh vại vỡ, bên đám tro tàn còn phảng phất mùi rượu cháy chua tanh Tôi đứng im lặng một mình như vậy, nhìn theo vạt áo trắng của dì Tư đang chèo khuất dần trong bóng tối của mặt nước dòng kênh. Lát lâu sau, tôi bỗng cảm thấy rưng rưng một nỗi buồn lạ lùng không sao xua đi được, một thứ trống rỗng ùa vào tâm hồn, khiến tôi gần như sợ hãi. Tôi chạy theo gọi: " Dì Tư ơi ? Dì Tư Chờ cháu với..."

Tôi vấp mấy cái trong bóng tối, suýt ngã xuống nước.

Màn đêm lặng lẽ buông trùm xuống những ngọn sóng xôn xao trên mặt nhóc cuồn cuộn, không biết chảy về đâu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 3-1-2014 08:00:23 | Chỉ xem của tác giả
Chương 5

Ôn lại ngày cũ

Dì Tư Béo đã đi rồi. Cả bác tài công già trong đoàn thuyền vận tải quân lương và anh học sinh cô-le đã cho tôi chiếc áo vét-tông, hiện giờ cũng không biết ở đâu. phải chăng những người mà số mệnh đã run rủi cho tôi gặp họ trên đường giạt trôi vì khói lửa đều vội vàng tất bật buông rơi tôi lại, bỏ tôi trơ trọi giữa đường? Mà tôi chỉ là thằng bé từ lúc còn lẫm chẫm biết đi cho đến mấy tháng trước đây chưa hề rời khỏi thành phố mình sinh trưởng. Hay đó là thử thách của cuộc đời đối với tôi chăng?

Anh Sáu tuyên truyền bảo tôi về ở với anh. Ban ngày tôi theo anh ra quét dọn phòng thông tin, tô lại những khẩu hiệu cũ. Ban đêm thì tôi bạ đâu ngủ đấy. CÓ khi tôi ăn và ngủ ở nhà anh, nhưng cũng có nhiều bữa tôi ăn cơm nơi nhà người khác, phần đông là các anh thanh niên trong chợ. Bởi họ thấy tôi dễ bảo có chút ít chữ nghĩa, lúc nào cũng sẵn sàng giúp họ viết những khẩu hiệu xanh đỏ lòe loẹt bằng các thứ kiểu chữgô-tích, ba-tông, broa... Đôi khi tôi còn chịu khó ngồi nắn nót vẽ nhũng chữ hoa trên góc các vuông khăn vải phin trắng còn thơm mùi hồ mà các chị phụ nữ Tiền phong đã cậy tôi vẽ để họ thêu...

Tôi làm các công việc vặt này một cách say sưa, bởi đó là thích thú của tôi, đồng thời cũng muốn phô khoe chút tài khéo léo của mình. Anh Sáu tuyên truyền chẳng đã nhiều lần khen tôi là một thằng bé có "hoa tay" đấy ư?

Dẫu sao thì tôi cũng vẫn buồn. Cái hy vọng gặp lại ba má tôi và ngày mình có thể trở về thành phố quê hương cứ khuấy động trong tôi một nỗi buồn nhớ không nguôi.

Nhưng tôi tuyệt nhiên không hề hé môi thốt ra một lời than vãn. Thảng hoặc có một vài người nào đó lưu tâm hời hoàn cảnh gia đình cha mẹ tôi Ở đâu... thì tôi đều kiếm cớ nói tránh đi, hoặc lái câu chuyện về một hướng khác Tôi không muốn thấy ai bày tỏ lòng thương hại đối với mình. Bởi vì, nói cho cùng chung đem lại một kết quả gì mà chỉ gây thêm tủi cực, xót xa hơn cho mình sau đó.

Tôi sống lần hồi ở xóm chợ này được đâu hơn một tháng . Ban ngày, tôi có thể tạm quên nỗi buồn nhớ ba má tôi bằng cách đi chơi đây đó, vui đùa với bọn nhỏ và các anh thanh niên. Nhưng ban đêm, tôi thường giật mình thức giấc thấy mình nghiêng mặt trên cánh cánh tay gối đầu ướt đầm nước mắt…

Những con đường hàng me mượt mà lớp lá xanh non sau những trận mưa đầu mùa, suốt ngày vi vu tiếng kêu của những bầy ong không ngớt bay lượn trên những chùm hoa, làm rơi lả tả những cánh hoa trắng bé xíu trên đầu bọn học trò nhỏ chúng tôi. Những con đường hàng xoài, mùa quả năm nào cũng có những chú pô lít( Cảnh sát) áo vàng cứ trưa lại núp trong các ngõ hẻm rình chộp lấy chiếc giàn thun(giàn ná, súng cao su ) của mấy đứa trẻ trốn bố mẹ, vờ đi học sớm để ra đó bắn quả xanh... Những đêm thứ bảy, ba tôi thường dắt tôi ra cầu tàu lục tỉnh ngồi xem ông thả mồi, buông một sợi câu rất dài, câu cá bông lau. Thành phố yên tĩnh dưới trăng khuya. Tiếng gió rì rào trên những ngọn dương trồng dọc con đường đá đỏ chạy cặp theo bờ sông Tiền Giang, lác đác một vài người đi dạo đêm đứng dưới cội cây, hoặc ngồi trên bậc cầu đá nhìn ra dòng nước mênh mang nhấp nhánh ánh lửa thuyền câu.

Tôi đã lớn lên trong cái thành phố vừa đông vui trù mật vừa yên tĩnh dịu dàng, tràn ngập một thứ gió sông nhiễm đầy mùi phù sa và nắng ấm đó cho đến ngày "đằng mình" cướp chính quyền…

Lần đầu tiên, tôi nghe ba tôi nói hai tiếng "độc lập" với một vẻ mặt dầy xúc động.

- Bà nó ơi, độc lập rồi? Thằng An, mày có biết không, Tổ quốc ta từ nay độc lập rồi.

Ông lắp bắp nói như vậy, mặt mũi tay chân đỏ bừng như con gà trống. Và bằng một dáng điệu rất tự hào, ba tôi đứng nghiêng đầu nhìn lá cờ đỏ sao vàng treo trên bục ảnh Hồ Chí Minh mà các anh thanh niên Tiền phong vừa dựng Ở chỗ ngã ba đường, ngay trước cửa nhà tôi.
Trường học của chúng tôi đóng cổng mấy hôm cho học sinh nghỉ ngơi đi biểu tình mừng ngày độc lập. Thành phố nhuốm màu đỏ rực của băng, cờ, khẩu hiệu ngày đêm rầm rập bước chân của thanh niên, phụ nữ Tiền Phong, của Cộng hòa vệ binh, của các đội dân quân cách mạng vũ trang, của dân chúng từ các làng quận xa xôi kéo về tỉnh mừng ngày hội lớn có một không hai đó . Thực ra thì bấy giờ tôi cũng không hiểu hết ý nghĩa của danh từ "độc !ập" là ra sao cả. Chỉ biết rằng thằng cò Tây, bọn lính Tây trong thành san-dá trước đây hay đuổi học sinh chúng tôi và thường bắt bớ đánh đập dân chúng, đã bị mình bắt bỏ vào khám sau một hồi chúng nó nổ súng lẹt đẹt chống cự lại ta, và bọn binh lính Nhật đóng trong thành phố lúc trước, giờ đây ra đường cúi mặt xuống, lê chiếc gươm dài như lê một khúc củi mục mà đi thất thểu.

Và tất cả các công sở, nhà máy trước kia do bọn chủ Pháp, chủ nhật cai quản, nay đầu thuộc về mình.

Chưa được hai mươi hôm, bỗng xôn xao nghe tin giặc pháp lại nổ súng đánh ta ở Sài Gòn. Thành phố tôi còn đang vui tở mở như bọn trẻ chúng tôi thi chỉ qua một dêm nghe biến cố, đã trở nên nghiêm nghị như một cụ già. ông già Tám đánh xe ngựa ở sát cạnh nhà tôi lúc nào cũng sẵn sàng một ngọn tầm vông, chỉ chờ dịp xông ra đâm chết lũ giặc. Người ta rèn vũ khí, người ta chuẩn bị lương khô, "ai có dao dùng dao. có mác dùng mác" - đúng như lời trong bảng hiệu triệu của hai ông Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh thay mặt Tổng bộ Việt Minh kêu gọi dân chúng xông ra bảo vệ nền độc lập của Tôi quốc mới phôi thai.

- Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi...

Trong dêm dài mù mịt tầm tã giọt mưa rơi, hay giữa ngày nắng chói chang dưới ánh mặt trời nóng như thiêu như đốt ở khắp góc phố, bờ sông, ngõ hẻm, bãi chợ, đầu cầu trong những khu vườn ngoại Ô lan dài đến tận ruộng đồng và các xóm làng xa, tiếng hát cứ bồng lên như sóng, âm vang chưa dứt đầu này đã nghe nổi.lên dồn dập Ở chỗ cuối kia. Hình như không phải là người 'ta đang hát, mà họ gào lên với tết cả tâm hồn khát khao yêu nước yêu độc lập thì đúng hơn... Ủy ban nhân dân Nam Bộ từ sài gòn chuyển về đóng ở thành phố tôi, binh sĩ bị thương ở các mặt trận chung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn chở về nằm chật các gìùơng bệnh của y viện tỉnh. Ngày nào cũng có đoàn xe tô chở thanh niên Tiền phong, thanh niên Cứu quốc, cảm tử quân từ trong thành phố chạy ra hướng Trung lương đi về các vùng Phú Lâm, Chợ Đệm, nơi đang diễn ra các trận đánh ác liệt giữa các sư đoàn dân quân cách mạng với bọn giặc Pháp núp sau lưng bọn lính ăng-lê lính ấn Độ mang đanh nghĩa Đồng minh vào tước khí giới Nhật và lén lút từ trong thành phố đánh ra.

Đêm, tôi thường rất ít ngủ. Giấc ngủ cứ chập chờn trong tiếng bánh ôtô chuyển rung động phố chở thanh niên ra mặt trận, trong những lời hát sôi nổi bằng giọng trầm hùng của những anh sinh viên, học anh cỡ lớn xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, xếp bút nghiên coi thường công danh..."

Có khi tôi chiêm bao thấy mình đã lớn mặc áo sơ mi trắng lồng vào quần sóc đen, đầu đội nón bàng rộng vành, bên lưng đeo dao găm, tay cầm tầm vông đứng gác trước trụ sở Uy ban nhân dân như một anh thanh niên Tiền phong thực thụ. "Đánh giặc cũng vui chứ Tôi thường nghĩ như vậy và háo hức tiếc mình vì còn bé quá, không được theo các anh ra mặt trận.

Giặc đã tiến xuống đến gần Tân An. Ta vẫn còn án ngữ ở hai đầu cầu quan trọng trên hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, thì chưa dễ gì chúng có thể tới tỉnh Định Tiếng này được...

Một đêm, tôi dang ngủ bỗng giật mình choàng dậy.

Tiếng gì y như tiếng bọn giặc tấn công… Đùng... oang... áng… oàng…

Hai chân tôi đạp lung tung mà cũng không rút ra được khỏi chăn. Trong nhà tối den. Một tiếng nổ, hai tiếng nổ, ba tiếng nổ. Rồi một tràng dài tiếng nổ liền theo, không đếm xuể nữa.

- Ông ơi ? Tây tới rồi , ông ơ... ơ... ơi! - Má tôi hét thất thanh. Tiếng chân má tôi quờ quạng dò tìm đôi guốc.

Ba tôi đập mạnh tay xuống bàn:

- Im! Để nghe coi phải không đã? Làm gì mà cuống lên... như giặc tới vậy?

Má tôi lại hét :

- Tây tới bên nách rồi, ông còn đứng đây chờ nghe? An ơi dậy mau! Tây tới rồi, con ơi!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 3-1-2014 08:01:49 | Chỉ xem của tác giả
Tôi-nhảy phóc xuống giường, dụi mắt lia lịa. Tôi chạy va đầu vào một cái ghế. Cả ngừờl, cả ghế ngã đổ lổng chổng. Tay tôi sờ soạng mãi vẫn không tìm được lối ra khỏi buồng.

Tiếng guốc chạy lốp cốp ra phòng ngoài. Nghe hơi thở hổn hển vụt qua trước mặt, tôi lao tới ôm chầm lấy má tôi súng đại liên nổ pập pập... một tràng dài. Tiếng ào ào khủng khiếp chạy trên rời như một cái chổi khổng lồ bằng sắt quét không khí, cuốn theo những luồng gió hút ghê rợn . Trẻ con các nhà hàng xóm khóc vang dậy. Bỗng nghe cánh cửa chớp bật "kẹt" một tiếng. ánh điện đường ùa vào nhà sáng rực. Ba tôi đã đứng đấy, hai tay vin vào thành cửa sổ, chồm người ra ngoài quan sát. Má tôi vẫn ngồi trên nền gạch, đầu tóc xòa tung phủ xuống mắt tôi.

Đôi mắt má tôi mở thao láo vì sợ hãi, hai bàn tay bà run run ôm chặt lấy tôi. Tôi toan gỡ tay má tôi .để chạy ra ngoài xem thế nào, thì ánh diện ngoài đường vụt tắt.

Tiếng guốc khua lộp cộp bên các nhà hàng xóm, tiếng trẻ con khóc cũng đồng thời im bặt. Một sự im lặng mênh mông ập xuống nặng nề ghê rợn. Đột nhiên tiếng súng lại đùng đùng... oang... oang nổi lên. Bây giờ, tới phiên có nhiều bà vừa gọi nhau vừa khóc. Trẻ con thì không phải nói. Chúng nó đã khóc thét lên khi tiếng đại bác bắt đầu nổ đợt thứ hai.

Má tôi móc được bao diêm trong túi ra, quýnh quáng đánh lên.. Que diêm cứ trật xoèn xoẹt ngoài vỏ bao. Tôi thớ đến cái công tắc, bèn chạy đến chỗ bật đèn. Tôi cứ vẫn lắc cắc mãi mà trong nhà vẫn tối đen. Thôi, ngoài nhà máy đèn người ta đã cắt điện rồi! Xoẹt... xoẹt!... Lửa bỗng lòe lên . Má tôi cứ cầm cái đèn trứng vịt chạy ra chạy vào.

Ngoài đường, tiếng người kêu thét, tiến chân chạy hỗn loạn. Xe thổ mộ chọc cán roi vào căm xe (nan hoa ) khua lách. Ngựa nhảy dựng, hí ran, gõ móng cồm cộp xuống mặt đường, tung vó phi nước đại. ô-tô rú ga hù hù, rít phanh ken két, vừa hãm tốc độ máy xong lại hù hù mở máy rú lên lại. Chuông xe đạp leng keng... leng keng... không dứt. Ngừờl lạc gọi nhau. Trẻ con kêu khóc... Tất cả cuốn di, xa dần. Rồi lại từ từ kéo đến một tốp người khác, đông hơn, dài hơn. Tốp này đến tốp sau, liên tiếp vượt qua trước nhà tôi, chạy ra khỏi thành phố như một cuộc đuổi bắt khổng lồ.

Trong ánh dèn dầu hỏa lù mù, giữa đống bàn ghế hỗn độn, đồ dạc tháo tung bừa bãi, má tôi cuống lên, loay hoay mãi vẫn không nhét được cái gì vào va-li. Cái gì má tôi cũng muốn mang theo, vừa bỏ ra lại nhặt vào, lại bỏ ra.Ba tôi thì tỏ ra trầm tĩnh hơn. Những thứ nào không cần thiết,ông vất ra ngay. Má tôi vừa giục, vừa càu nhàu vừa khóc Ba tôi không muốn cãi nhau với má tôi trong lúc này, cứ thản nhiên thu xếp đồ đạc vào hai chiếc va-li.

Tôi đã lóc cóc chạy ra khỏi nhà, đứng nhìn đoàn người tản cư diễu qua như nước chảy. Hồi lâu, ba tôi dắt xe đạp ra nhập vào toán ngươi thưa thớt vừa hớt hải chạy tới. Hai chiếc va-li to tướng, ba tôi đã đặt xuôi một chiếc lên ghi dông, một chiếc buộc sau booc-ba-ga . Má tôi khóa cửa xong, tay cầm nón không kịp đội, tay xách chiếc làn mây nhét linh tinh từ chai nước mắm đến cái bàn chải đánh răng, hối hả chạy theo ra đường.

Trời chưa rạng, nhưng một thứ ánh sáng tai tái đã vươn nhẹ trên những đầu cây mận còn im lìm ngái ngủ trước sân những ngôi nhà nhỏ, cửa đóng chặt, chắc là chủ nhà cũng vừa rời đi trước chúng tôi không lâu. Trong các xóm vườn trồng cây ăn quả, có bóng những người đàn ông cởi trần hiện lờ mờ trong sáng, đang chạy đuổi bắt heo, bắt gà vịt. "Thực hiện triệt để vườn không nhà trống khi giặc đến", tôi nhớ tới khẩu hiệu dán chỗ ngã ba nhà tôi mấy hôm trước, và lia cặp mắt thán phục nhìn theo bóng những người đàn ông cởi trần chạy thấp thoáng trong các vươn cây Đi một quãng, tôi gặp bọn thằng Phi, thằng Tính mặc quần sóc tuýt-xo, áo sơ mi thả cúc, đứng giữa đường cạnh chiếc ô-tô mui hòm sơn đen chết máy đỗ bên lề hai anh em nó thấy gia đình tôi lích kích đẩy chiếc xe đạp thồ va-li cồng kềnh ngang qua, chúng nó thọc tay vào túi quần, nhe răng cười. Dường như chúng nó cười chào...

mà thực ra không phải cười chào. Coi bộ chúng nó không có vẻ gì lo lắng cả . Ba nó ưỡn cái bụng to ra, dừng bên gốc cây vẫn phì phèo hút thuốc lá thơm, xem người tài xế loay hoay chui dưới gầm xe chữa máy. Má nó thì ngồi nhai trầu trong xe bên cạnh có người vú em đang bung búng vào những sợi dây dàn để dỗ em nín khóc. Cho tới cả cây đàn măng-đô-lin, chúng nó cũng mang theo chơi trong lúc chạy giặc!

Tôi bỗng chợt nhớ mình còn quên một món ở nhà, toan chạy trở lại. Nhưng ba tôi lừ mắt nhìn tôi, và ông cứ cắm cúi đẩy chiếc xe đạp cồng kềnh vượt sang ngã ba Đạo Ngạn. Chúng tôi đã ra khỏi thành phố rồi, Có quay lại cũng không kịp. Huống chi cửa nhà tôi đã khóa chặt, mà má thì nhất định không trao chìa khóa cho tôi.

Ôi, cái địa bàn bằng quả trứng có cây kim đồng hồ quay quay chỉ về hướng bắc của anh Ba thủy thủ cho tôi năm ngoái, nó còn nằm trong ngăn kéo bàn học, bên cạnh hộp thuốc màu Lơ-phơ-răng và xấp các-pốt-tan( Bưu ảnh) in đủ hình phong cảnh năm châu bốn biển... Tại sao tôi lại có thể quên cái "tài sản' .quí báu ấy của mình được? Tôi đâm ra giận má tôi Đến chai nước mắm bà vẫn còn nhớ mang theo, thế mà những thứ ấy bà lại không nhớ giùm tôi.

Không biết hiện giờ anh Ba thủy thủ thân mến của tôi ở đâu? Anh có nhập vào Cộng hòa vệ binh chặn đánh giặc Pháp ở nơi nào đó không Hay anh đang lênh đênh trên một con tàu giữa biển khơi mà không biết rằng giờ đây, giặc Pháp đang đuổi tôi chạy hộc tốc thế này? Chân bước đi mà mặt tôi cứ ngoảnh lại nhìn về thành phố. Mấy đứa bạn nhỏ cua tôi ở bên kia đầu cầu quay, vùng chợ cũ, xóm Đình, xóm cả, chắc đã chạy vế hướng chùa Vinh Tràng đổ về GÒ Cát, Bến Tranh rồi... Chà, mai mốt đây cánh thanh niên đuổi giặc ra khỏi thành phố, chúng tôi lại quay về gặp nhau, tha hồ mà kể dủ thứ chuyện nhé?

Tôi vừa có phần lo, lại vừa có phần vui. CÓ gì đâu mà má tôi lại mặt xanh mày xám thế kia? Lâu lâu, tản cư một lần thế này cũng vui như cái bận quân Đồng minh ném bom bọn Nhật, đi ít hôm lại về: Lúc về, trong các buổi đến trường gặp nhau chúng tôi càng thêm nhiều chuyện vui hơn trước.

- Chạy nhanh lên bà con ơi!

Tiếng kêu của một người nào đó khiến chúng tới giật mình quay lại. Cây dang bị chặt ngã, đổ rầm rầm phía sau. Thanh niên bắt đầu đốn cây chặn đường, ngừa giặc tiến về hướng này. Người ta kháo nhau: thằng Tây khôn lắm! NÓ chẳng dại gì từ Tân An đánh xuống. NÓ vòng ra biển rồi bất ngờ từ cửa Gò Công thọc lên. Mình không đề phòng mặt đó thì đến trời cũng chẳng kịp trở tay" . Một tiếng nổ vọng rền từ trung tâm thành phố. Cột khói đen sì cuồn cuộn bốc lên. Một chỗ, hai chỗ, ba chỗ lửa đã cháy khắp nơi trong thành phố, từ trên bẹ một ngọn dừa cao chót vót, một cụ già đứng che tay lên mắt, nhìn theo các cột khói.

Tây chiếm Mỹ Tho rồi, bà con ơil - Tiếng kêu thất thanh của ông lão tắt giữa những tràng tiếng súng liên thanh nặng nổ pãp... pập và tiếng đạn bay vui víu trên trời.

Hai hôm sau, chúng tôi chạy tới Cai Lậy, cách thành phố tỉnh ly chừng ba tầm súng đại bác. Thị trấn vẫn đông vui, chợ nhóm tấp nập như thường nhưng không khí chuẩn bị chiến đấu có phần sôi nổi và căng hơn ở tỉnh Ba má tôi vào ở nhờ nhà một người bà con. Không hiểu sao tôi cũng bắt chước điệu bộ quái quỉ của anh em thằng Phi, thằng Tính, thọc hai tay vào túi quần sooc, nhẩn nha đi dạo phố. Tôi đứng xem các anh thanh niên nông dân mặc quần áo nhuộm màu phèn, tóc tai bù xù, từ các thôn ấp xa xôi vác tầm vông nối nhau kéo vào thị trấn. Trông cũng khí thế lắm. Họ ít nói, ít cười, mặt lầm lầm. Chắc là đánh giặc khá lắm. Nhưng họ xếp hàng từng tiểu dội đi la mác, chân tay con chệch choạc, không được đều bước và oai như các anh thanh niên ở tỉnh. Tôi chỉ phục nhất có cậu Lê Văn Tám ở Sài Gòn. Ngày nào tôi cũng vào phòng thông tin xem tranh, đọc báo "Kèn gọi lính" để về kể lại cho má tôi nghe. Cậu này cũng cỡ tuổi tôi thôi, có khi còn bé hơn, thế mà dám tẩm dầu vào người đốt kho xăng địch thì bảnh thật Người họa sĩ nào vẽ bức tranh "Em bé tẩm dầu, đã tô nhiều ngọn lửa quá, khiến tôi chỉ thấy có đôi mắt sáng ngời của cậu bé, còn cả ngươi cậu ta thì đỏ rực như một cây đuốc ấy! Giá tôi có mang hộp thuốc màu theo thì tôi cũng bắt chước vẽ một bức như thế này để khi nào trở về đưa ra treo ở lớp học.

Thường trong lớp, tôi là đứa học trò vẽ giỏi nhất. Thầy giáo đã nhiều lần khen, bảo tôi vẽ những hình con bọ dừa, con bướm phóng đại to như cái quạt treo lên bảng làm bài học cho cả lớp kia mà!

Tôi chẳng đủ thì giờ nghĩ lan man những chuyện đâu đâu nữa. Tôi ở Cai Lây độ tuần lễ thì giặc Pháp mò lên.

Gia đình tôi lại chạy về hướng Cái Bè . Chúng tôi cứ chạy truy tầm đại bác của giặc. Rồi Cái Bè cũng mất. Gia đình tôi chạy vào đồng ruộng. Chiếc xe đạp vướng lắm, ba tôi đem biếu nó cho các anh tự vệ dùng để chạy liên lạc trên đường quốc lộ...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 3-1-2014 08:03:12 | Chỉ xem của tác giả
Bây giờ thì tiếng súng nổ rền bốn phía chung quanh, không còn biết đâu là đâu nữa. Chúng tôi quá giang theo xuồng của đồng bào đi vào chợ Thiên Hộ (Thiên hộ dương tên một người anh hùng chống pháp ở đồng háp mười).

Những người nông đần sẵn sàng giúp đỡ ba má tới đủ mọi thứ. HỌ cho gạo thổi cơm, cho mượn xuồng đi chợ...

Những thằng bé con còn dạy tôi cách cầm chĩa ba mũi phóng cá rô dưới kênh... Ở đây cũng thú, chỉ phải cái muỗi và đỉa thì quá lắm! Nhiều đến phát khiếp? Đứng ở sân chợ nhìn về quảng đông, chỉ thấy đồng cỏ mịt mùng, lau sậy nối liền với chân trời. Hóa ra đồng tháp mười là chốn này đây. Tưởng ở yên, nhưng chưa được mấy hôm, tàu bay giặc đã ầm ầm ù ù bay lượn dọc theo các xóm bờ kênh bắn xuống như trấu vãi. Thế là chúng tôi lại đi.

Qua Mỹ An, qua Cái Bèo, chúng tôi lại đổ ra hướng sông Tiền Giang.

Những làng mạc êm đềm, bóng dừa bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt... Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài... Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy, chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất... Và cũng từ những thôn ấp xa xôi , bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên, những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ. Chao ôi Những người nông dân xưa kia đi vào thành phố thì củ mỉ cù mì, chẳng thấy nói một câu, bước e dè, sợ sệt từ thằng lính mã tà(lính gác đường) cho đến con mụ góp tiền chỗ, nhẫn nhục mỉm cười trước những cặp mắt rẻ khinh của bọn người thành phố ăn trắng mặc trơn, thì bây giờ, họ đà vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ những con người đã rời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới? Và dù miệng họ không nói ra được ý nghĩ của mình bằng những danh từ bóng bẩy văn hoa, nhưng hành động của họ lại thiết thực và anh dũng biết bao trước lời kêu gọi của Tổ quốc lâm nguy...

Tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!

Non nước nát tan vì quân thù xâm lấn.

Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh.

Đi đi... nước mất sao ta nỡ đành...

Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui

Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời...

Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào, tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như thúc giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ... Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ lúc tâm trạng buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa?

Chúng tôi đã vượt sông Tiền Giang và mò mẫm lần hồi, hơn tháng sau đã nghe tiếng sóng vỗ. bờ của dòng sông Hậu Giang trước mắt. Đến đây thì sức má tôi đã yếu lắm. Có những đêm không chạy nổi nữa, chúng tôi phải dừng lại.ngủ giữa cánh đồng trơ trụi, quần áo ướt đẫm sương, có khi phải đội mưa đi suốt ngày; mệt vẫn không dám nghỉ, đói vẫn không kịp ăn... Lo sợ và cực nhọc đã quật má tôi ngã xuống mấy bận ở dọc đường. Tai hại nhất là những cơn sốt liên miên kéo dài, làm cho con người gầy gò như má tôi mỗi ngày một kiệt di. Nhiều bữa, má tôi không ăn uống gì, nằm thở mệt nhọc, bàn tay lạnh ngắt cứ nắm chặt lấy tay tôi. Nhưng đến khi nghe tiếng súng nổ, thì má tôi lại tức khắc ngồi dậy, nhanh nhẹn thu vén đồ đạc, dắt tôi chạy theo đoàn người tản cư.

Hễ có dịp dừng lại một nơi nào yên ổn, là y như một chốc sau, tôi đã lẻn trốn má tôi, nhập bọn với đám trẻ, con những người tản cư khác và bọn trẻ địa phương chưa hề quen biết bao giờ. Chúng tôi đi thật xa, ra tận giữa đồng, hoặc chui vào những khu vườn rậm để người lớn không tìm thấy, ở dó chúng tôi mặc sức bày ra dủ các thứ trò chơi mà trước kia ở thành phố tôi chưa hề nghĩ ra. Chỉ cần một cái mo cau rụng và mươi cọng sậy là chúng tôi đã làm thành chiếc cộ hai ngựa kéo, đưa viên tướng cởi truồng đầu đội mũ tết lá xanh di "quan sát mặt trận theo sau có cả tiểu đội trẻ em bồng súng theo hầu. Với vài bẹ chuối cắt ngắn, cắm đầy que khô thả xuống. con mương nhỏ, thế là chúng tôi đã có cả một đội hải thuyền rồi. Còn đạn trái phá thì tha hồ, cứ nhặt quả mù u rụng ném xuống 'lệnh uỳnh" làm cho bẹ chuối dập dềnh, nước có bắn tung tóe ướt cả áo quần cũng mặc.. . Chúng tôi bày ra rồi lại phá đi, ngày này qua ngày khác, nhiều trò chơi cứ lặp lại mãi không đứa nào thấy chán.

- An ơi? Ba má chỉ có mỗi mình con. Giặc bắn phá lung tung mà con chẳng biết lo lắng chút gì ! Còn cứ mê chơi đi lung tung, rủi ro bị lạc, hay có nguy hiểm gì xảy ra thì ba má biết con ở đâu mà tìm! - Má tôi thường rầu rầu nét mặt bảo tôi như vậy.

Tôi thương má tôi lắm. Những lúc ấy thì giá có trời xuống rủ đi chơi tôi cũng chẳng đi. Tôi rơm rớm nước mắt, cúi mặt xuống, lòng buồn thỉu buồn thiu.

Nhưng nước mắt và cái buồn của trẻ thơ mau đến và cũng mau tan, như những giọt mưa bóng mây thôi. Quẩn quanh bên chân má tôi được vài buổi, tôi lại lén theo bọn nhỏ, chạy nhảy reo hò như một đám quỉ ranh, hoặc lại đi chơi xa cùng chúng nó.

Một buổi trưa, tôi lẽo đẽo theo mấy đứa chăn trâu mò vào đầm sen bắt cá thia thia. Bỗng có hai chiếc tàu bay khu trục đen sì ầm ầm bay tới. Như hai con ác điểu khổng lồ, chúng gào rú lượn lên sà xuống, quần trên đầu xóm bờ sông, chỗ đám người tản cư vừa dừng lại ban sáng. bom rơi xuống từng chùm, trông rõ mồn một.

Tiếng bom nổ rung rinh cả mặt nước đầm sen. Súng bắn dữ đội. Dường như chỉ có tiếng súng trên trời bắn xuống.

Khói cuồn cuộn phủ mất những đầu cây cao nhất mọc dọc theo bờ sông. Bọn chăn trâu mặt xám ngoét, vất rổ chạy tứ tung Mãi đến tối, lửa vẫn còn cháy đỏ khắp làng.

Tôi lần về đến nơi thì không.thấy ba má tôi đâu nữa.

Ngôi nhà chúng tôi vào nghỉ nhờ ban sáng giờ chỉ còn lại mỗi đống tro, và những cây cột than gãy đổ vẫn còn đang nghi ngút cháy.

- Còn ở đây à? Giặc đổ bộ rồi, không biết sao?

- Nó đổ bộ lên... ở đâu, anh?

- Đóng ở trong đình ấp dutn chứ còn ở đâu!

Một anh thanh niên tự vệ cầm tầm vông đi qua gặp tôi đã bao tôi như vậy. Tôi hỏi thăm ba má tôi, anh chẳng biết. Tôi hỏi rất nhiều người khác nhưng chẳng ai biết cả. HỌ bảo tôi cứ chạy dọc bờ sông, đi về hướng ấp trên xem may ra có gặp không. Tôi trượt lên ngã xuống, lần theo vết chân những nơừơi chạy trước mà đi mãi. Tôi cũng không biết mình đi đâu Đến một ngã ba sông thì cùng đường. Tôi ngồi xuống một gốc cây xa-kê? chờ xem có chiếc xuồng nào tới để xin quá giang sang bên kia bờ.

Đêm tối quá, Trời lại lấc rắc đổ mưa. Tôi quên cả mệt cả đói quên cả giặc đằng sau lưng, chỉ lo không tìm được ba má tôi. Vào khoảng nửa đêm thì có một đoàn thuyền vận tải ngang qua... Tôi đã gặp anh học sinh cô-le và bác tài công già tốt bụng, và họ cho tôi xuống thuyền.

Họ bảo tôi cứ đi theo họ, rồi sẽ tìm gặp ba má nay mai thôi. Cho đến bây giờ, rốt lại thì tôi vẫn ngồi một mình ở đây.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 3-1-2014 21:18:54 | Chỉ xem của tác giả
Chương 6

Bước đầu cuộc sống lưu lạc

Em có biết con panh-goanh không? Biết à? ừ, loài chim cánh cụt ở Bắc Băng Dương ấy, người ta bảo rằng nó có một bản năng huyền bí để tìm về tổ cũ.

Đó là nhũng lời mở đầu của một câu chuyện mà anh Ba thủy thủ đã kể cho tôi nghe cách đây hai năm. Giờ đây, giọng nói ấm áp của anh lại như văng vẳng bên tai.

Đã mấy hôm liền, chiều nào tôi cũng thấy trong người gai gai sốt. Để được nghỉ ngơi và yên tĩnh một mình, tôi ôm nóp mò vào nằm trong ngôi miếu cô hồn. Tôi chỉ nằm đó từ trưa đến chạng vạng thôi. Ban đầu, cũng có hơi rờn rợn Nhưng qua ngày thứ hai thì tôi đã quen đi, chẳng nhưng không có gì đáng sợ mà lại còn thấy rất dễ chịu.

Trong ngôi miếu vắng vẻ này, tôi không bị ai quấy rầy, tha hồ ngủ, và khi thức dậy, tôi có thể ngồi tự do hàng giờ miên man đắm chìm trong những ý nghĩ và hình ảnh lộn xộn lục ra từ trong mới hồi ức rối tinh của mình.

Lần này, khi tôi cựa mình ngồi dậy, nhìn ra ngoài thì không thấy bóng mặt trời chiếu đỏ rực hạ xuống bên kia bờ kênh như mọi hôm nữa, mà là một bóng trăng xanh lạnh ngắt thấp thoáng sau cành đa, đang chiếu những tia sáng yếu ớt xuống bên thềm miếu.

Có lẽ đã khuya lắm. Đêm vắng vẻ quá. Cơn sốt dữ dội ban chiều đã vật tôi nằm mê man đến tận giờ này. Đầu nhức như búa bổ, miệng đắng ngắt, và một cơn khát cháy khô cổ họng lại bắt đầu đến giày vò hành hạ tôi. Giá tôi đang nằm ở nhà thì mở mắt ra đã thấy có má tôi ngồi một bên. Có lẽ má tôi sẽ đỡ tôi ngồi dậy, nâng cốc nước chanh đến tận miệng tôi, và tôi còn chờ xem má tôi lo lắng thế nào, còn chờ xem má tôi xuýt xoa an ủi dỗ dành một lúc rồi tôi mới uống cũng nên... Cuộc sống trôi nổi trong mấy tháng gần đây đã dạy khôn cho tôi nhiều rồi.mày hãy tự lo lấy cho mày trước đã: Đừng có nghĩ đến việc cậy ai nước rót cơm dâng". Tôi cố sức đứng dậy, lảo đảo đi ra bờ kênh. Chao ôi, làn nước lấp loáng ánh trăng lờ đờ trôi nhẹ dưới kênh kia mới trong và mát làm Sao! Tôi cúi xuống vốc những giọt vàng vỡ vụn vào lòng hai bàn tay, uống lấy uống để, tưởng chừng như mình có thể uống cạn cả con kênh này thì mới hả được cơn khát. Những làn nước mát vả vào mặt, vào gáy làm cho tôi dần dần tỉnh hẳn.

Tôi lò dò trở vào ngôi miếu, ngồi tựa lưng vào tường, thở dốc.

- Mau mau tìm cách trởlại nhà thôi.

- Thành phố quê hương mày giặc đã chiếm rồi, mày còn về làm sao được chứ?

- Ước gì mình có được đôi cánh như những con chim.

Những câu tự nhủ và tự hỏi mình cứ vẩn lên trong đầu óc tôi Đột nhiên, tôi bỗng nhớ tới câu chuyện anh Ba thủy thủ đã kể cho tôi nghe về bản năng huyền bí của loài chim cánh cụt những nhà sinh vật học trên thế giới đã chứng minh điều đó... Họ buộc những mảnh đồng nhỏ, ghi ngày tháng và hòn đảo sinh trưởng của những con chim bắt được Họ mang nó đi rất xa, xuống tận vùng Nam Băng Dương và thả chúng ra. Thế mà một hai năm sau, người ta lại bắt được những con chim đó Ơû đúng trên các hòn đảo cũ.

Giọng nói ấm áp, đầy hấp dẫn của người thủy thủ vui tính và nhiều mơ mộng xưa kia khiến cho tôi lúc nào cũng hong hóng chờ nghe, lại văng vẳng bên tai. Tôi ngồi nhìn ra ánh trăng soi lờ mờ, thấy dần dần hiện lên quang cảnh nhộn nhịp của các bến vận hà dọc theo đôi bờ sông trắng của con sông Tiền Giang. Trên cầu tàu lục tỉnh, anh ngồi tựa lưng vào một trụ buộc đỏi (Xích), tay cầm tẩu thuốc lá; những làn khói mỏng xanh xanh từ trong tẩu thuốc lá chưa kịp bay lên đã tan mất ngay theo gió. Tôi ngồi bên anh, từ trên sàn cầu qua những khe ván đóng hở, có thể nhìn thấy ngay dưới chỗ mình ngồi những thanh đà sắt bắt chéo vào nhau trong một màu tối âm u, và sâu hơn một chút, dưới kia dòng nước lao nhanh như cắt lúc nào cũng giận dữ réo ào ào, dường như muốn nhổ phăng những chiếc cột tàu bằng thép to tướng mà lôi dìm xuống đáy sâu.

- Sướng nhỉ, anh nhỉ Được như con chim cánh cụt ấy thì bọn trẻ chúng em không bao giờ sợ lạc! - Tôi huơ tay nói như vậy.

- Đó là một con chim đáng thương!

- Vì cánh nó quá ngắn phải không anh?

- Ừ cũng có thể... Nhưng không hẳn như vậy đâu. Anh muốn nói với em một vấn đề khác kia...

Ngừởl thủy thủ trẻ có khuôn mặt sạm nắng rất đẹp, mái tóc lúc nào cũng bồng lên vì sóng gió đại dương, đăm đăm nhìn về chỗ vạch ngang của dòng sông Cửu Long lòa nhòa gắn liền mặt nước với chân trời. Anh im lặng một lúc; sau khi đã hút mấy hơi khói thuốc dài, giọng anh bắt đầu trầm hẳn xuống, như nói với mình:

- Cuộc sống của con người phải đâu chỉ thu hẹp trên mảnh đất vùng quê? Đã đành quê hương là nơi gắn bó với cuộc đời mình nhất, nhưng khi người ta còn trẻ tráng, phải bay nhảy hoạt động, đi đây đi đó chứ. Lúc nào cũng chạnh nghĩ về quê hương, đó là báo hiệu của tuổi già...

Không phải vì có dôi chim cánh cụt mà con panh-goanh không di xa được đâu. NÓ là một con chim không có cánh Ơû tâm hồn. Nó như một ông cụ già lưng mỏi gối chùn, lúc nào cũng muốn tìm về nằm xuống ở quê hương!

Chiều chiều, sau giờ học, thầy giáo tôi thương dắt học trò ra sông Cửu Long tập bơi. Trên cầu tàu lục tỉnh ấy, tôi đã gặp và quen anh. Anh làm thủy thủ trên một chiếc tàu rất lớn, có ba ống khói to tướng sơn màu xanh da trời. Lâu lâu, tàu anh lại cặp bến một lần. Gặp anh vài bận, tôi đã thấy gắn bó với anh rồi. Mà anh thì cũng rất mến tôi Bởi tôi hay hời đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, lung tung, mà anh cũng lấy làm thích thú một thằng bé tò mò, lúc nào gặp anh cũng đặt ra nhũng câu hỏi, khiến anh phải nhồi rất nhiều thuốc lá vào tẩu mới tìm ra lời giải đáp. Tôi mời anh về nhà tôi chơi. Ba má tôi cũng rất qúy anh thủy thủ vui tính, biết nhiều chuyện lạ này. Lần nào anh đến chơi, ba má tôi giữ anh ở lại ăn cơm. Nhũng hôm ấy, nhà tôi rộn lên tiếng nói, tiếng cười, vui như có cỗ. Quan hệ mật thiết giữa anh và tôi khiến ba má tôi xem anh như người trong họ hàng.

Cuộc đời anh lênh đênh nhiều năm khắp các mặt biển, trên nhiều chiếc tàu của những công ty hàng hải khác nhau. Anh đã đi qua ân Độ Dương, vượt kênh đào Xuy-ê ra Địa trung Hải, men theo bờ Đại Tây Dương lên tận cảng Lơ Ha-vrơ... Gần khắp mặt biển Thái Bình Dương, cảng nào anh cũng có tới. Anh biết rất nhiều thành phố, nhiều giống người... Chỉ có những xứ Ơû bên kia tây bán cầu là anh chưa đặt chân tới thôi. Trong những mẩu chuyện anh kể, tôi nghe quen nhiều tên giống người, tên vùng đất, hải cảng, tên thủ đô, thành phố quan trọng trên hầu khắp các lục địa mà tôi đã học say mê trong các bài địa dư ở trường...

- Em coi bộ thích phiêu lưu lắm hả? - Có lần anh hỏi tôi như vậy.

- Phiêu lưu là sao, anh?

Anh nhoẻn miệng chơi, bập bập cái tẩu thuốc lá làm cho khói bốc xanh um như một ống khói tàu, hạ thấp giọng:

- Ờ phiêu lưu là nay đây mai đó. Trên rừng, dưới biển, đồng ruộng, núi cao... bất cứ chỗ nào mình cũng đi tới.

Càng đi thì càng gặp nhiều chuyện lạ, khiến cho mình say mê... Thôi, bao giờ em lớn lên, em sẽ biết.

Năm ngoái, anh đi đâu bên Thái Lan về, mang cho gia đình tôi nhiều thứ. Quà tặng ba tôi là chiếc hộp thuốc bằng bạc chạm: quà tặng má tôi là một ông Phật bằng đồng to lối nắm tay, ngồi dim mắt trên tòa sen...

Và suy đi nghĩ lại chẳng biết gì hơn - anh vỗ vỗ vai tôi - anh mua tặng em một chiếc địa bàn Chiếc địa bàn bé bằng quả trứng, có cây kim đồng quay quay chỉ về phương bắc, giờ đây lại hiện ra to tướng, lồng vào khung trăng vành vạnh đang treo lơ lưng giữa trời kia. Nó là điềm báo như lời má tôi thường nói chăng? Hay cái vật bé nhỏ, xinh xắn mang trong lòng nó mũi tên chỉ đường cho những kẻ viễn du không may lạc lối trong sương mù, bão tố, giữa rừng rậm, đồng hoang... từ khi cầm nó vào tay, số mệnh đã khiến cho tôi phải rơi vào cuộc sống lênh đênh này chăng? Tôi nghẹo đầu vào vách, nhắm mắt lại, tưởng như nghe lại giọng hát quen thuộc của người thủy thủ trẻ đang vẳng đến từ một chỗ thẳm xa nào:
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 3-1-2014 21:21:04 | Chỉ xem của tác giả
'Xưa kia có một con tàu nhỏ

Nó chưa hề lướt sóng ra khơi...

Này hỡi những chàng thuỷ thủ

Đang xông pha trên ngọn sóng cao vời’

Chà, tôi lại khát nữa đây... Tiếng mạch đập trong tai tôi ù ù hay tiếng gió thổi giữa trùng dương Tôi chóng mặt quá, cứ buồn nôn. Tôi đang nằm đây hay đang đứng trên con tàu lắc lư nhồi theo sóng? Giọng nam trầm của anh Ba thủy thủ cứ dập dềnh đưa tiếng hát bè cao cua tôi chồm chồm bay vút ra xa. .. "Xưa kia có một con tàu nhỏ... Nó chưa hề lướt sóng ra khơ... ơ...i. Một lượn sóng thần cao vút như núi hiện lên ở chân trời, băng băng chạy tới trong tốc độ nhanh khủng khiếp, rồi chồm qua phủ mất con tàu và cuốn tôi đi... trôi mãi... trôi mãi... Tôi càng vùng vẫy thì càng thấy bị chìm sâu xuống đáy, mỗi lúc một ngạt thở đến không còn đủ sức chịu đựng được. Rồi tôi không còn biết gì nữa...

- Thằng bé tỉnh dậy rồi! - Giọng mừng rỡ của một chị nào đó dịu dàng nói bên tai tôi.

- Tôi từ từ mở mắt ra, thấy mình còn đang nằm trong ngôi miếu. Một chị cứu thương mặc chiếc áo bà ba màu lục đang ngồi bên cạnh, bàn tay mát rượi của chị hãy còn đặt trên vầng trán nóng như lửa đốt của tôi. Chung quanh tôi, la liệt những thương binh. Một anh bị thương Ơû đầu quấn đầy băng trắng, đang tựa lưng vào chân bệ thờ hút thuốc lá, mửn cười nhìn tôi. Ánh nắng trời chiếu rọi nghiêng bên mặt anh một quầng sáng lóa. Tiếng súng nổ ran xa xa. Lâu lâu, một tràng đại bác không biết từ đâu bắn tới ùng oang... ùng oang... nổ dữ dội ngoài Ngã Ba Kênh. Không khí sặc sụa mùi lửa cháy nhà và mùi thuốc súng cay nồng nồng.

- Tây đến rồi hả anh? - Tôi hỏi anh thương binh đang mỉm cười nhìn tôi. Tôi cố chống tay ngồi dậy, nhưng lại run run khuỵu xuống.

Cả người tôi rã rời mệt mỏi như vừa qua một trận ốm lâu ngày. Qua lời kể của chị cứu thương tôi mới hay rằng giặc Pháp bắt đầu tấn công vào vùng này từ sáng sớm.

Chúng cho quân xích hầu (trinh sát) ăn mặc giả thường dân mò vào, toan bắt sống mấy anh tự vệ ở đầu trạm canh, nhưng ta đã cảnh giác phát hiện kịp. Tàu bày giặc ném bom đốt cháy xóm chợ từ lúc giữa trưa. Hiện giờ, chúng còn đang ở bên đầu cầu con lộ Cái Chanh...

- Cha chả? Lúc khiêng các anh bị thương vào đây, thấy chú nằm mê man, thỉnh thoảng cứ hét lên, tôi lo quá...

- Cạy mồm cạy miệng mãi mới nhét được mấy viên thuốc cảm cho chú đấy Lại hát lảm nhảm những gì gì... Này, nhà chú ở đâu?

- Em không có nhà! - Tôi đáp.

Coi bộ thằng bé này chưa tỉnh hẳn đâu. Xem như nó còn mê đấy! anh thương binh ban nãy thong thả nói như vậy và cầm điếu thuốc lá hít một hơi dài, thản nhiên như một người nhàn nhã đang Ơû nhà mình. Rồi anh lại nói: - Chị pha cho nó một cốc sữa đi, nó sẽ tỉnh ngay. Lấy hộp sữa trong ba-lô tôi đấy. Tôi chưa cần đến...

Chị cứu thương loay hoay đèn cồn đun nước Tôi ngồi dậy, đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn các anh thương binh đang nằm thiêm thiếp trên nhưng tấm đệm bê bết dấu máu chưa khô. Một anh bị mảnh đạn đại bác cắt giập ống chân, những bắp thịt đùi cứ giật giật khiến anh cựa người nhăn nhó theo, nhưng tuyệt nhiên không hề nghe anh rên một tiếng.

Tôi uống hết cốc sữa. Quả thấy người tỉnh táo lại ngay, nhưng miệng hãy còn khô và đắng lắm, cứ thèm uống nước. Vào lúc gần tối thì giặc Pháp đã vượt được sông Cái Chanh. Đạn súng máy bắn vào khu chợ bay vèo vèo trên nóc miếu. Người ta bắt đầu đưa thương binh xuống xuồng chuyển đi từ lúc ngớt tiếng tàu bay.

Tôi ngỏ ý muốn theo xuồng đưa các anh thương binh đi Nhưng các ông cụ già bơi xuồng không cho. Và chị cứu thương cũng bảo rằng tôi chưa khỏe hẳn. Chị cho tôi một gói độ mươi viên thuốc cảm và một đòn bánh tét, lại ân cần khuyên tôi nên về nhà mà nghỉ, muốn theo các anh thì còn nhiều dịp, lúc nào chả được.

Rõ ràng là không ai ngờ rằng tôi là một thằng bé sống không nhà. Chả nhẽ mỗi chốc lại đem chuyện mình ra kể lể với mọi người sao? Nhất là để cầu lấy một lòng thương?

Không! Tôi không thể làm như vậy được. Mà ngươi ta đang bận tíu tít kia, bao nhiên chiến sĩ bị thương phải chuyển đi, giặc dã đổ bộ qua sông, xóm chợ cũng cháy rồi . Một thằng bé lưu lạc như tôi , đâu phải là đáng bận tâm đối với họ?

Sự tình đã đến nước này thì tôi cũng mặc, tới đâu hay đó Tôi bẻ một số cành cây làm gậy cầm tay, đi dọc theo bờ kênh. Con dao găm còn nằm gọn trong chiếc túi da đeo cồm cộm, ló cán ra bên trong túi áo vét-tông của tôi đây.

Hai bờ kênh, nhà nào cũng đóng chặt cửa. Bàn ghế, lu mái (chum vại) nhận lổm ngổm dưới mương. Một con chó đứng giữa đường thấy tôi đi tới, cụp đuôi lủi vào bờ dậu. Khi tôi qua rồi, con vật vắng chủ bèn chạy sủa duỗi theo ăng ẳng sau lưng tôi một lúc.

Đêm đó, tôi vào nằm trong một chòi rẫy bỏ hoang giữa đồng. Kinh nghiệm đã dạy tôi nên tránh các đường giao thông thủy bộ quan trọng trong khi giặc sắp tấn công đến nơi. Cả ngày hôm sau, tôi cứ nhằm về hướng những chòm cây có nhà Ơû mà đi tới. Bây giờ, cơn sốt đã lui rồi. Nhờ mấy viên thuốc cảm và đòn bánh tét của chị cứu thương, tôi đã có thể tiếp tục đi được từ sáng đến chiều, cho tới khi gặp một dòng sông nước đặc như màu cà phê chắn ngang trước mắt.

Tôi không biết mình đang đi tới chốn nào đây? Dọc bờ sông xa xa, người ta bắt đầu đốt lên nhiều đống lửa. Trời không gió. những ngọn lửa cháy thẳng, trông như màu trắng, rực rỡ giữa cảnh trời tà. Một làn ánh sáng tai tái, lờ mờ phảng phất trên mặt nước. Cây cối ngả dần sang màu đen, biến thành những hình thù kỳ dị, như những con quái vật dưới sông trèo lên chồm chỗm ngồi bên bờ.

Trên một doi đất, có đám người xúm xít ngồi dưới chòm cây khô ánh lửa chiếu qua vai những cái bóng quay lưng về mé sông, vờn qua vờn lại trên những chiếc xuồng ghếch mũi kéo lên bãi bùn bên dưới chỗ họ ngồi khiến cho những chiếc xuồng kia trông như động đậy muốn bò lên bãi. Hình như những người ngồi đó đang bàn cãi về chuyện giặc Pháp có dám tiến sâu vào vùng này hay không. Tôi bước đến gần, nhìn vào họ xem họ đang làm gì. Đột nhiên, hai chân tôi bỗng khựng lại... Kìa! ông cụ già bán rắn đang ngồi dạng chân bên đống lửa. Con chó săn nằm sát bên chân chủ, mõm ngóc lên, đuôi vẫy qua vẫy lại Thằng bé đen trũi cầm sào nhảy lên bờ dạo trước thì ngồi đối diện với bố, đang dùng những đầu ngón chân lật ngựa một con rùa nhỏ. Con rùa bị hất vào lửa, bốn chân bơi bơi trong không khí, cổ vươn ra dài ngoẵng. Mấy người đàn ông cởi trần, vận quần đùi đen, cao to như ông cụ già bán rắn, người nào người nấy mặt đỏ lựng ngồi bình thản, ngắm con rùa lắc lư cái mai, cố dịch ra xa luồng nóng hừng hực từ trong đống lửa phả ra. MỘt người rung rung đôi vai cười hé... hé... hơi rượu từ cái mồm há hốc bay ra nồng nặc. Hai người đàn bà mặc quần áo đen, ngồi xế bên ngoài một chút, như hai cái bóng, mắt âu sầu nhìn ra sông.

Tôi đánh bạo bước tới một bước nữa. Con chó săn tức thời chồm lên, sủa oang oang. Mọi người chưa kịp ngẩng lên thì con vật tinh khôn đã phóng tới ngoạm vào túi áo vét tông của tôi.

- Luốc? Yên nào! - Ông cụ già quát lên.

Con chó săn buông túi áo tôi ra, lùi về bên chân chủ nhưng mõm vẫn nghếch lên hướng về phía tôi, hai cánh mũi bóng nhẫy luôn luôn động dậy.

- Ông ơi? Có phải cái này của ông không? - Tôi móc chiếc túi da beo ra, chìa về phía ông cụ già bán rắn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 3-1-2014 21:22:21 | Chỉ xem của tác giả
Ông cụ già ngước nhìn lên, sửng sốt. Hai mắt ông dán chặt vào chiếc túi vằn hoa trên tay tôi. Thằng bé bỏ con rùa nằm đấy, nhẩy đến chộp ngay chiếc túi tưởng đã mất rồi. Nó nhe răng, cười như mếu:

- Biết thế nào cũng có người nhặt được mà? Tía cứ bảo rơi dưới kênh!

Tôi đang nhìn ông lão hay nhìn vào ngọn lửa, tôi cũng không biết nữa. Tôi bắt đầu kể:

- Hôm trời nổi dông, khi ông xuống thuyền chèo đi rồi, cháu bắt gặp cái túi này nằm ở chỗ gốc cây bã đậu. Cháu nghĩ là của ông. Cháu nhặt lên, chạy theo gọi mãi mà gió lớn quá, ông không nghe...

Ông cụ già bán rắn lặng lẽ đứng lên. Tôi hơi lùi chân lại một bước. Nhũng người ngồi chung quanh đống lửa cùng đưa mắt nhìn ông. Không thấy ông nói gì . Đột nhiên ông xốc tới, dang hai cánh tay đại bàng ra, cắp lấy hai chân tôi, nâng bổng cả người tôi đưa lên ngang mặt ông.

Đầu lấc qua lắc lại, hàm râu cọ vào bắp vế tôi sào sạo, ông cất tiếng cười ha hả. Con chó săn nhẩy cỡn chung quanh đống lửa, sủa ăng ẳng mấy tiếng, lại lao tới liếm chiếc túi da beo trên tay thằng bé.

- Tốt lắm, chú em! Qua cám ơn chú em đa! - Giọng mừng rỡ của ông lão vang âm rất xa trong đêm tối . ông ôm tôi quay một vòng rồi mới chịu buông tôi ra, đỡ tôi vào ngồi cạnh đống lửa.

Ông giật chiếc túi da beo trên tay thằng bé, tung lên tung xuống mấy cái trong lòng bàn tay to lớn của mình, đoạn nghiêng người vào gần đống lửa, tháo miệng túi cầm ra từng món, săm soi mãi.

Một người đàn ông vỗ đánh bốp vào vai ông cụ già:

- Bác Hai? Vật đã tìm chủ trở về thì ta phải làm một cái gì chứ.

ông lão cười khà khà:

- Rồi khắc có ngay! Khắc có ngay mà?

Hai người dàn bà ngồi nhích lên bên tôi. Một bà hỏi:

- Em từ ngoài chợ Thới Bình vô đây à?

- Cháu không biết Thới Bình. Cháu từ trên Chắc Băng xuống đây...

- Ủa, vậy em đi đường nào?

- Cháu cũng không biết... Cháu cứ theo đường mòn lội qua rẫy, lần mò đi mãi vậy thôi?

- Nghe nói Tây vô Chắc Băng rồi phải không? Đằng mình bỏ trống cho nó vô à?

- Có đánh chứ! Đánh nhau suốt ngày...

Tôi lần lượt kể lại chuyển những người thương binh trong miếu và chị cứu thương mặc chiếc áo bà ba màu lục Những người ngồi xung quanh đống lửa vừa hút thuốc lá vừa lắng nghe chăm chú. Thỉnh thoáng họ lại à lên một tiếng và đưa mắt nhìn nhau, mỉm cười.

- Không biết họ trao đổi với nhau những ý nghĩ gì.

- Thế ba má chú em đâu rồi? - Ông cụ già gõ cái nõ tẩu vào gót chân để trút tàn thuốc lá ra, chợt hỏi tôi.

- Nhà cháu ở tận bên kia sông Tiền Giang. Cháu lạc mất ba má cháu đã lâu rồi.

- Ở Tiền Giang à? Vùng xã nào? - Ông trố mắt hỏi.

- Dạ, ở Mỹ Tho?

- Ờ Mỹ Thon Qua cũng có biết...

Người đàn bà ngồi cạnh tôi chép miệng:

- Khổ thân thằng bé! Bây giờ em tính đi dâu?

Tôi cầm vỏ cây khô ném nhẹ vào đống lửa. Tôi lúng túng không biết đáp ra sao. Nhưng tự nhiên tôi bỗng ngước lên, nói rắn rỏi:

- Đi đâu cũng được. Cháu không sợ gì cả. Cháu còn trẻ tráng... đi được tới đâu, cháu đi tới đó? Ở đâu mà chả thích...

Tôi không biết chính tôi đang nói, hay anh Ba thủy thủ hóa thân vào tôi thốt ra câu ấy. Chắc là bộ mặt ngênh nghênh làm ra vẻ tự hào của tôi có gì buồn cười lắm hay sao, mà khi tôi vừa dứt tiếng, mọi người ngồi chung quanh tôi đều cười rộ lên.

- Đưa tay chú em cho qua coi nào.

Một người đàn ông chụp phăng bàn tay tôi, nắn nắn các ngón tay và kề vào đống lửa ngắm ngiá bàn tay tôi.

- Chú mày có số lênh đênh... và sẽ chiu khổ nhiều. Nhưng rồi tất sau này sẽ khá. Lần đầu tiên tao mới nghe một thằng nhóc nói y như giọng người lớn đấy! Khá lắm! Khá lắm!

Ông cụ già bán rắn hơi ngửa đầu ra, mắt nhìn vào khoảng không trước mặt, miệng ngậm tẩu thở ra những hơi khói thuốc lá đặc sệt. ông khẽ gật gù, quay lại ngó vào tay tôi. Tôi cảm thấy rân rân, dường như đang bị những tia mắt của ông sờ vào khắp người mình vậy.

Thằng bé đen trũi đã chạy xuống mé sông, mò vào thuyền cầm lên chai rượu tổ bố và cái bát sành to tướng.

Đám đàn ông nhịp nhịp đùi, vung tay lên nhao nhao:

- Nào, chúng ta mừng cho bác Hai!

- Võ tửu bất thành lễ!

- Lễ gì vậy?

- Lễ ra mắt của chú bé này... chúng ta đều cùng họ "lênh đênh" cả.

Ông cụ già bán rắn rót rượu ra bát, đưa mắt hỏi tôi:

- Nhấp môi một tí, được chứ?

Tôi cười và lác đầu. ông nâng bát rượu lên, tợp một ngụm nhỏ (Theo tục lệ vùng này bao giờ chủ mời cũng uống trước để chứng tỏ trong rượu không có độc) rồi trao chuyền tay cho những người ngồi quanh đống lửa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách