Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 5065|Trả lời: 13
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[3.9] Điện ảnh Trung Quốc cạnh tranh với Hollywood

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Bài được luuan88 sửa lúc  2011-9-3 20:45


Poster trong bộ phim bom tấn của đạo diễn Phùng Tiểu Cương, "Dư Chấn" [Photo: douban.com]


Đối với Hollywood, thị trường điện ảnh Trung Quốc đã đưa ra báo cáo đặc sắc tại các rạp chiếu phim trong mùa hè này.


Và trong những bộ phim có độ hot nằm trong top 5 ở Trung Quốc, Hollywood chiếm 3 phim: "Avatar" với 182 triệu USD, "Transformers: Dark of the Moon" với 145.5 triệu USD và "Kung Fu Panda 2" với 91.5 triệu USD.


Hơn nữa, bộ phim "Legend of a Rabbit", một bộ phim hoạt hình 3D được sản xuất hoàn toàn bởi đội ngũ làm phim của Trung Quốc và mục đích là cạnh tranh với hãng phim lớn nhất phương Tây kia, cũng chỉ thu về 16.2 triệu Nhân dân tệ (2.5 triệu USD) tại thị trường Trung Quốc trong tháng vừa rồi, sau khi nó được bắt đầu khởi chiếu từ ngày 11/7.


Siêu phẩm 3D trị giá 18.8 triệu USD, tiêu tốn hơn 500 nhân lực trong 3 năm, giành được giải thưởng Phim Hoạt hình xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Hoa Bảo vào Chủ nhật, là niềm vinh dự lớn nhất cho nền công nghiệp điện ảnh Trung Hoa, cùng với 3 phim hoạt hình khác.


Màn trình diễn khác nhau giữa "Thỏ con" Trung Hoa và "Gấu trúc" của Mỹ trong thị trường điện ảnh phát triển mạnh mẽ nhất, làm các rạp chiếu phim thu về lượng doanh thu tăng 64% so với năm ngoái, tương đương 1.5 tỉ USD, cũng có thể coi đó là một tấm gương phản chiếu tình hình thực tế ở 2 thị trường trên 2 đất nước rộng lớn này.


Trong một vài năm trước, Trung Quốc đã trở thành một thị trường quan trọng đối với nền điện ảnh của Hollywood. "Avatar", "Transformers: Dark of the Moon", "Inception" và "2012" là những bộ phim có số vé bán ra ở Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ ddaaats nước nào khác bên ngoài nước Mỹ.


Tuy nhiên, điện ảnh Trung Quốc, thậm chí là một siêu phẩm được trình chiếu "tại nhà" như bộ phim nói về động đất "Aftershock", cũng không thể làm nên thành công trên thị trường Mỹ.


THÀNH CÔNG HIẾM HOI CỦA ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

Những bộ phim của Trung Quốc bắt đầu được trình chiếu trên Bắc Mỹ từ năm 1980. Tuy nhiên, thành công chỉ xuất hiện mãi tới năm 2000, khi bộ phim "Ngọa Hổ Tàng Long", một bộ phim kungfu của đạo diễn Lý An, gây cơn sốt trên màn ảnh rộng. Đó cũng là bộ phim Trung Quốc thu về lợi nhuận cao nhất, được trình chiếu bởi hãng phim Sony Pictures Classics, thu về tổng doanh thu là 128 triệu USD trên hơn 2000 rạp chiếu phim ở Mỹ.


Gần 4 năm sau đó, "Hero", một siêu phẩm của đạo diễn Trương Nghệ Mưu và được phân phối bởi hãng Miramax, đã làm nên một làn sóng khác thu về 53.7 triệu USD tiền vé, làm nên một bộ phim Trung Quốc thứ 2 có lợi nhuận cao nhất trên thị trường Mỹ và là phim điện ảnh số 1 tại các rạp chiếu bóng Mỹ phải xếp hàng trong 2 tuần.


Nhưng cho đến tận bây giờ, nhiều phim Trung Quốc vẫn gặp thất bại trên các rạp xi-nê sau khi đưa ra con số bé nhỏ tại các rạp ở Mỹ.


"Aftershock" thu về hơn 100 triệu USD ở Trung Quốc, nhưng chỉ 60 954 USD ở 25 rạp tại Mỹ. Một sản phẩm của đạo diễn Ngô Vũ Sâm tiêu tốn 80 triệu USD - Xích Bích - cũng chỉ thu về 627 047 USD ở 42 rạp tại Mỹ vào năm 2009.


Hãng China Lion Film Distribution, một công ty ở Los Angeles phân phối phim Trung Quốc qua một hợp đồng với AMC, hãng phim lớn thứ 2 ở Bắc Mỹ, cho thị trường ở Mỹ và Toronto, đã phân phối vài phim Trung Quốc tại Mỹ trong nhiều năm trước, gồm "Aftershock", "The Warring States", "A Beautiful Life" và "If You Are the One II". "If You Are the One II", một bộ phim hài lãng mạn của đạo diễn Phùng Tiểu Cương, thu được 427 000 USD, với hơn 90% người xem là người Trung Quốc hoặc là Hoa Kiều. Với doanh thu khiêm tốn như thế cũng hoàn toàn tốt hơn những bộ phim khác trình chiếu ở Mỹ. Hầu hết phim truyện Trung Quốc được chiếu trên 20 màn ảnh rộng. Hơn một thập kỷ, mặc dù số lượng phim Trung Quốc đã tăng tại các rạp ở Mỹ, nhưng hầu hết khán giả Mỹ vẫn ưa chuộng những bộ phim võ thuật hơn là phim hài hay là truyền hình. Những bộ phim Trung Quốc không có yếu tố võ thuật thường được chiếu tại các rạp "nghệ thuật" trong các thành phố - địa chỉ quen thuộc của các phim nước ngoài trên khắp thế giới.


"Phim Trung Quốc ở Mỹ là vấn đề đối với thị trường tập trung", Richard L. Anderson, một người giành được giải Oscar trong lĩnh vực hiệu ứng âm thanh, đã nói với tạp chí Xinhua. "Những công ty phân phối ở Mỹ là những khán giả quyết định. Họ mua những gì họ nghĩ là họ sẽ bán được".



Poster trong bộ phim "Ngọa Hổ Tàng Long" của đạo diễn Lý An [Photo: douban.com]


CÁCH KỂ CHUYỆN - VẤN ĐỀ TO LỚN NHẤT

Vậy, lý do nào làm những "khán giả quyết định" kia, những công ty phân phối ở Mỹ lại nghĩ phim Trung Quốc không mang lại tiềm năng?


Phim nước ngoài hiếm khi tìm được một khán giả trung thành ở Mỹ. Sở thích và văn hóa của họ rõ ràng là một rào cản để họ đến với phim Trung Quốc.

"Xích Bích" thực sự thất bại hoàn toàn trên đất Mỹ chỉ với 627 047 USD. Nhưng ở Nhật Bản, bộ phim nhanh chóng trở thành hiện tượng khi nó được khởi chiếu vào năm 2008 và là một trong những bộ phim ăn khách nhất vào lúc đó. Bên cạnh dàn sao khủng trong bộ phim, khán giả Nhật Bản đều biết đến tiểu thuyết nổi tiếng Trung Quốc "Tam Quốc Chi" - bộ phim dàn dựng một phần nội dung của tiểu thuyết này.

Có một trường hợp tương tự ở Pháp cho bộ phim "Địch Nhân Kiệt - Thông thiên đế quốc". Một bộ phim điện ảnh kungfu, đạo diễn bởi Từ Khắc, cũng gây nên phản ứng tốt khi được trình chiếu ở Châu Âu vào tháng 4. Bộ phim được xếp hạng 9 trên bảng xếp hạng ở Pháp, một thành công xuất sắc cho phim nước ngoài. Có thể nói rằng thành công của bộ phim một phần là nhờ vào sự quan tâm của người dân Pháp tới nhân vật chính, Địch Nhân Kiệt, người đã rất nổi tiếng ở phương Tây bởi nhà ngoại giao và là nhà văn Robert Van Gulik. Van Gulik đã dịch cuốn "Cuộc đời Địch Nhân Kiệt", một tiểu thuyết trinh thám của Trung Quốc ở thế kỷ 18, sang tiếng Anh và xem nó như là nguyên bản cho những tiểu thuyết trinh thám về Địch Nhân Kiệt.


Bên cạnh sở thích của khán giả Mỹ về phim nội địa, phim Trung Quốc còn có vấn đề khác nữa.

Công nghệ luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình làm phim. Nhưng sự thiếu chuyên nghiệp trong quá trình làm phim đã kéo nền điện ảnh Trung Quốc xuống trong nhiều năm qua. Phùng Tiểu Cương, đạo diễn cho phim "Aftershock" nói rằng khi ông làm bộ phim về động đất, rất nhiều cảnh quay phải thực hiện ở nước ngoài. Mặc dù phải nhập khẩu hơn 5000 bộ phận máy móc gây nên hiệu ứng về âm thanh và đồ họa, nhưng cũng không thể thực hiện được vì lý do "kỹ thuật viên chỉ biết sử dụng khoảng 500 máy", đạo diễn Phùng cho biết.


Trong khi đó, mặc dù một số diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất là những ngôi sao trong nền điện ảnh nước nhà, rất tài năng và đã gặt hái được nhiều thành công vang dội, nhưng vẫn không thể hoạt động trơn tru được.

"Tiền không phải là vấn đề. Nền công nghiệp phim ảnh chủ yếu cần sự sáng tạo", ông Wang Zhongjun, chủ tịch của tập đoàn Giải trí Huynh Đề Hoa Nghị, hãng phim tư nhân đầu tiên ở Trung Quốc.


3 năm trước, khi bộ phim "Kung Fu Panda" trình chiếu trên các rạp ở Trung Quốc, thu về doanh thu cao ngất với 180 triệu Nhan dân tệ (26 triệu USD), nhiều câu hỏi đặt ra tại sao hãng DreamWorks không để một hãng của Trung Quốc thực hiện, vì nó mang nặng văn hóa của Trung Quốc.

Trong nhiều năm, người xem bắt đầu phàn nàn tại sao phim hoạt hình Trung Quốc không thể hài hước và đáng yêu như sản phẩm của Hollywood.


"Dinosaur Baby", một bộ phim hoạt hình Trung Quốc được chiếu vào tháng 4 và tháng 5, cũng đã thua "Rio" của hãng Fox. Khi "Legend of a Rabbit" được trình chiếu tháng trước, nhiều thắc mắc về nguyên gốc kịch bản của bộ phim này, có ý kiến cho rằng nó bắt chước "Kung Fu Panda" và thậm chí là poster còn giống nhau.


Sở thích của khán giả Mỹ đối với phim sản xuất nội địa và Trung Quốc tiến bước chậm chạm trong công nghệ làm phim đã chắc chắn là một điều gây trở ngại, nhưng người trong cuộc nói rằng cách kể chuyện này dường như là vấn đề to lớn nhất khiến phim Trung Quốc thất bại trên cả 2 thị trường: nội địa và nước ngoài.


Mark Osborne, một trong những đạo diễn của phim "Kung Fu Panda", nói rằng nếu các nhà làm phim hoạt hình Trung Hoa muốn học một vài điều từ Hollywood, họ nên học cách "làm thế nào để kể một câu chuyện thú vị". "Phương pháp kể chuyện của Hollywood không chỉ có riêng ở Mỹ mà đó là phương pháp của toàn thế giới để hấp dẫn người xem", ông nói.


Yin Hong, một giáo sư ngành Điện ảnh học tại trường đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, nói rằng phim Trung Quốc vẫn chưa tìm được chiến lược về văn hóa và nghệ thuật trong cách kể một câu chuyện Trung Hoa với cách nhìn thế giới và giới thiệu những giá trị văn hóa thông qua ngôn ngữ phim ảnh.


"Xã hội Mỹ là một nền văn hóa đa sắc tộc, đa văn hóa, nên họ có thể làm phim với "mẫu số chung nhỏ nhất", Chris D. Nebe, một nhà biên kịch, đạo diễn và sản xuất Hollywood chia sẻ với Xinhua tại Los Angeles. "Đó là lý do mọi người đều hiểu chúng và thích chúng".



Poster trong bộ phim của Trương Nghệ Mưu, "Hero" [Photo: douban.com]


HỢP TÁC SẢN XUẤT - MỘT HƯỚNG RA

Trung Quốc đang nỗ lực để đưa phim của mình ra nước ngoài bằng cách tham gia vào các thị trường phim khác nhau và các liên hoan phim nổi tiếng. Cùng với những nỗ lực, có thể nói rằng sự hợp tác giữa các công ty Trung Quốc và nước ngoài là mọt trong những phương pháp quan trọng và có hiệu quả nhất.


Hợp tác sản xuất không chỉ có thể giúp phát triển nền công nghiệp điện ảnh Trung Hoa mà còn có thể đưa những sản phẩm này ra nước ngoài. Giới thiệu điện ảnh Trung Quốc tới thế giới là một phần trong chiến lược quảng bá văn hóa Trung Quốc.

"Nhằm tăng cường chia sẻ ra thị trường phim thế giới, chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc marketing phim ảnh", Yang Buting, Chủ tịch hãng phim China Film Promotion International.


"Hệ thống phân phối toàn cầu rất thành công của Hollywood sẽ có lợi cho phim Trung Quốc thông qua việc hợp tác sản xuất. Để hợp tác với các hãng phim nước ngoài, họ sẽ tự phân phối phim trên các quốc gia của họ. Điều này hiệu quả hơn việc bán phim cho họ", ông Yang nói.


Thực ra, sự hợp tác giữa các nhà làm phim Trung Quốc và Hollywood đang rất thuận lợi. Diễn viên giành được giải Oscar Christian Bale diễn vai chính trong bộ phim của đạo diễn Trương Nghệ Mưu "The 13 Women of Nanjing".


Trong khi đó, Mike Medavoy, nhà sản xuất phim "Black Swan", sinh ra tại Thượng Hải, đang làm việc cho một hãng phim tại Bắc Kinh tỏ ý muốn đưa phim Trung Quốc ra toàn cầu. Hugh Jackman cũng đã tham gia trong phim "Snow Flower và the Secret Fan", bộ phim hợp tác sản xuất đầu tiên của Wendi Murdoch.


Thêm vào đó, diễn viên Branko Lustig, từng được nhận giải Oscar, nhà sản xuất cho bộ phim "Schindler's List", đã thông báo kế hoạch sản xuất phim "The Melanie Violin", một bộ phim điện ảnh kể về những người tị nạn Do Thái ở Thượng Hải trong suốt Thế chiến thứ 2.


Trong một bước chuyển gần đây, một trong những công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc, Huynh Đệ Hoa Nghị, và công ty sản xuất tại Los Angeles Legendary Entertainment, đã sản xuất hàng loạt các siêu phầm như "Inception" và "The Dark Knight", bắt đầu từ tháng 6 một công ty hợp tác Trung - Mỹ có tên là Legendary East.

Đầu tháng này, hãng sản xuất mới, đặt tại Hồng Kông và được quản lý bởi một công ty giải trí Trung Quốc đã thông báo dự ấn đầu tiên của họ "The Great Wall" được xây dựng để trở thành một bộ phim phiêu lưu mang tầm vóc toàn cầu và sẽ được đạo diễn bởi Edward Zwick, đạo diễn của "The Last Samurai".


Ở Trung Quốc, dự án sẽ được phân phối bởi công ty hợp tác sản xuất Legendary East, Huynh Đệ Hoa Nghị. Warner Bros được chờ đợi là sẽ xử lý các vùng lãnh thổ khác.


Trung Quốc đang được thúc đẩy phát triển rất nhanh, đặc biệt là lĩnh vực phân phối và tài chính sản xuất phim, một điều nhắc nhở là quan trọng là chất lượng thực sự của bộ phim.

"Tôi biết một vài bộ phim hoàn thành chỉ trong vòng 1 tháng. Không ai nói rằng nó thể hiện hết kịch bản. Nó chỉ không giống với Hollywood. Một kịch bản tốt cần được làm đúng thời gian và thời lượng", Củng Lợi, một trong những nữ diễn viên Trung Quốc nổi tiếng ở Hollywood nói.


Từ năm 2005, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các nhà hát  mới ở các thành phố lớn Trung Quốc. Hiện đang có hơn 6 000 màn ảnh rộng trên khắp đất nước, mà đa số là công nghệ kỹ thuật số. Năm 2010, hơn 4 máy ảnh được lắp đặt mỗi ngày.

Nhưng với tốc độ phát triển mạnh của phần mềm, nghệ thuật làm phim Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện. Theo ông Yin, Giáo sư trường Đại học Thanh Hoa, chỉ 100 trong 500 phim điện ảnh được sản xuất ở Trung Quốc năm ngoái đạt tiêu chuẩn nghệ thuật.

"Thật dễ dàng để mua một tòa nhà, lấy ví dụ thế, và nhìn dòng tiền chảy vào. Nhưng thật khó để tham gia vào công việc kinh doanh làm phim ảnh. Phải có một phương thức đúng đắn và hướng đi để làm đảm bảo được cả về kinh tế và cả về chiến lược", Medavoy, nhà sản xuất của "Black Swan" nói.


Trong khi đó, Dan Mintz, CEO của hãng giải trí DMG, chỉ ra rằng phải xác định được nhóm khán giả chiến lược là chìa khóa cho việc hợp tác sản xuất. Điều đó vừa mang yếu tố phim thế giới với yếu tố Trung Quốc hay là một bộ phim Trung Quốc với bộ mặt toàn cầu.


Để một nhà sản xuất phim Trung Quốc chiếm được cảm tình của khán giả Mỹ, điều quan trọng nhất là phải kết hợp được yếu tố Trung Quốc với yếu tố phương Tây cùng với kỹ thuật làm phim và cách kể chuyện phù hợp, Nebe nói.

Nhà biên kịch Hollywood hợp tác sản xuất với các nhà làm phim Trung Quốc "Mysterious China", một sê-ri phim đạt giải thưởng đã thể hiện Trung Quốc và nền văn hóa 5000 năm tuổi của nó. "Khi chúng tôi muốn người nước ngoài hiểu về Trung Quốc, chúng tôi phải đưa thông tin đến họ theo cách của người nước ngoài", ông ta nói.




Vtrans: luuan88 @ KST

[kst.net.vn] Tin tức được dịch bởi KST, vui lòng ghi credit khi copy lên blog và các web khác. Cám ơn! ^^


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
Đăng lúc 3-9-2011 21:00:18 | Chỉ xem của tác giả
Bài được Rocky sửa lúc  2011-9-3 21:01

Wow 1 news chất lượng à nha
Thanks ss đã bỏ thời gian ra dịch news này hộ em :loveliness:
Điện ảnh Trung Quốc ngày càng tạo được tiếng vang trên thế giới, về mặt nghệ thuật lẫn thương mại.
Nhưng muốn đọ với Hollywood vẫn còn 1 con đường dài.
Bây giờ 2 bên theo hướng hợp tác với nhau là chính, như vậy thì có lợi hơn cho điện ảnh Trung Quốc.
Trước mắt nhiều phim sắp tới của TQ đều có sự hỗ trợ từ công nghệ làm phim Hollywood

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 3-9-2011 22:57:39 | Chỉ xem của tác giả
so với TQ nhiều khi mình vẫn ưu tiên HO hơn
chả hiểu sao nhưng những phim của H làm mình có lúc hồi hộp lo sợ, trông chờ.....
nhưng phim TQ thì chỉ thik nhất các cao trào tình cảm, như gia đình, nỗi đau
cũng hy vọg TQ phát triển
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 4-9-2011 02:24:43 | Chỉ xem của tác giả
ôi nhìn thế giới thế lại ngao ngán cho nước nhà mình, nhắc hoài nhắc mãi thôi.
buồn ta T-T

Bình luận

ss thức khuya thế :P  Đăng lúc 4-9-2011 02:43 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 4-9-2011 02:45:15 | Chỉ xem của tác giả
Bài được Rocky sửa lúc  2011-9-4 02:46
luuan88 gửi lúc 2011-9-4 02:24
ôi nhìn thế giới thế lại ngao ngán cho nước nhà mình, nhắc hoài nhắc mãi thôi.
buồ ...

Đúng đó ss
Mấy diễn viên mới bây giờ đọc thoại cứ y như trả bải.
Rồi lại toàn ca sĩ, hot girl, người mẫu đi đóng phim, đóng cứng đờ ra.

Em nản nhất là những cảnh hot quá thừa thải, ko cần thiết và chẳng mang tính nghệ thuật mà phim nào cũng cố chen vô để câu khách. Nhiều cảnh vừa phi nghệ thuật vừa phản cảm :curse:
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 4-9-2011 08:17:13 | Chỉ xem của tác giả
so ra thì công nhận điện ảnh TQ có nhiều cái hay, vượt trội
nhưng mà tóm lại thì dù sao HO cũng có tiếng tăm trên thế giới lâu rồi, kỹ thuật tiên tiến hiện đại
mà cái uy với cái mác vẫn còn ảnh hưởng lắm
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 4-9-2011 09:03:11 | Chỉ xem của tác giả
new dài và chất quá ^^
nền điện ảnh Trung Hoa rõ ràng có cái thế và lực để mang đi đánh xứ người
Họ đông dân nguyên khoản này đã đủ lấy thịt đè người rùi *nói đến là lại đau mấy vụ tế nhị không dám nói*
Nhưng cũng phải thừa nhận rằng họ có nền điện ảnh đặc sắc đủ sức để ganh đua với thế
Tất cả các liên hoan phim quốc tế hầu như họ luôn là nổi bật nhất đại diện cho Châu Á
Dù sao chúc anh bạn láng giền của chúng ta thành công
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 4-9-2011 09:03:58 | Chỉ xem của tác giả
Công nhận TQ ngày càng phát triển và có nhiều cái hay
Nhưng để đọ với Hollywood thì còn xa lắm :loveliness:
Cứ phấn đấu vậy
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 4-9-2011 09:06:05 | Chỉ xem của tác giả
Mrs.O'neil gửi lúc 2011-9-4 08:17
so ra thì công nhận điện ảnh TQ có nhiều cái hay, vượt trội
nhưng mà tóm lại thì d ...

nói vậy không đúng
Khán giả bây giờ rất thông minh, họ thích xem những cái gì, đánh giá cái gì hay, mình nghĩ không hoàn toàn phụ thuộc vào cái mác
Phim TQ khi xem vẫn mang nặng tư tưởng tự tôn, tình cảm cũng rất nặng, cứng nhắc, không hài hòa tự nhiên như phim Mỹ
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 4-9-2011 10:21:30 | Chỉ xem của tác giả
Bài được JunesRain sửa lúc  2011-9-4 10:23

Mỗi nước một vẻ :]
văn hóa khác nhau nhiều thế mừ
phim Hollywood hay, hấp dẫn và lôi cuốn
phim TQ thì tình cảm dồi dào hơn, nhiều lúc phong phú hơn ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách