Đăng ký Đăng nhập
Kites Trang chủ

Trang cá nhân của kimvudieu https://forum.kites.vn/?2619 [Ưa thích] [Copy] [Chia sẻ] [RSS]

Blog

Barbara Cooney

Có 662 lần đọc26-2-2012 08:09 AM


Barbara Cooney, 1917 – 2000: Người đã tạo rất nhiều sách dành cho thiếu nhi.

Barbara Cooney qua đời vào tháng ba, năm 2000, thọ 83 tuổi.

Barbara Cooney đã cống hiến 60 năm cuộc đời mình để tạo ra rất nhiều sách cho thiếu nhi. Bà viết chúng. Bà cũng tự mình tìm những bức hình minh họa cho cuốn sách của mình, và cả những cuốn sách của những người khác. Tên bà đã xuất hiện trên 110 cuốn sách.

Cuốn sách cuối cùng được xuất bản 6 tháng trước khi bà chết, “Basket Moon” – “Giỏ mặt trăng”. Cuốn sách được viết bởi Mary Lin Ray, kể về một cậu bé sống hàng thế kỷ trước cùng với gia đình của mình trong một ngọn núi, tại bang New York. Gia đình của cậu làm ra những chiếc giỏ, và bán chúng trong thị trấn. Một tạp chí đã ca ngợi những bức tranh của Barbara Cooney trong “Basket moon” thật yên bình và tươi đẹp. Tạp chí đó cũng nhận xét rằng những bức tranh ấy đã kết nối  mọi thứ với nhau một cách chặt chẽ: thế giới tự nhiên của những người thợ đan giỏ và công việc của những người thợ thủ công.

Barbara được biết đến với sự cẩn thận tỉ mỉ trong công việc của bà. Một ví dụ là trong tuyển tập những tranh vẽ và bức ảnh chuẩn bị cho cuốn sách “Eleanor”. Đó là cuốn sách về Eleanor Roosevelt, người đã trở thành phu nhân tổng thống Franklin Roosevelt. Bà Cooney chắc chắn rằng một chiếc váy được khoác bởi Eleanor giống như một đứa trẻ hiểu biết lịch sử chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất.

 

Một ví dụ khác về sự tỉ mỉ trong công việc của bà là trong cuốn truyện kể lại “Chanticleer and the Fox”. Bà đã lấy cốt chuyện từ tập thơ “Canterbury Tales” của nhà thơ người Anh Geoffrey Chaucer. Barbara một lần từng nói rằng mỗi bông hoa ngọn cỏ trong bức tranh của bà đều lớn dần trong thời đại của Chaucer vào thế kỷ thứ mười bốn ở vương quốc Anh.

Nhiều lần Barbara tự hỏi liệu mối quan tâm đến từng chi tiết của bà có đáng để nỗ lực. “Có bao nhiêu trẻ em sẽ biết hoặc quan tâm?” bà nói, “Có lẽ không chỉ duy nhất”. Tôi vẫn luôn đặt nó là mối quan tâm hàng đầu. Chi tiết đến từng chi tiết. “Tôi có thể làm ai hạnh phúc – ngoài bản thân tôi? Tôi không biết. Nhưng nếu tôi đặt đủ sự quan tâm vào những bức tranh của mình, đó có thể là cái gì đó với mọi người. Không phải tất cả sẽ hiểu, nh giờ đã có nhiều người hiểu, và về sau sẽ còn nhiều hơn nữa.”

Bà Cooney đã có một bài phát biểu khi nhận huân chương Caldecott vào năm 1959 cho cuốn sách “Chanticleer and the Fox”. Tổ chức hiệp hội thư viện Mỹ trao giải thưởng này hàng năm cho nghệ sĩ của những cuốn sách ảnh dành cho trẻ em. Bà đã nhận huân chương Caldecott lần thứ hai cho những bức tranh nghệ thuật dân gian trong cuốn sách “Ox – Cart Man”.

Cuốn sách đầu tiên của Barbara xuất hiện vào năm 1940. Đó cũng là lần đầu bà tạo ra những bức tranh sử dụng phương pháp mới gọi là scratchboard (tranh vẽ trên gỗ bằng dùi nung).

Scatboard là một công việc khó khăn, nhưng bù lại, quá trình này có thể tạo ra những chi tiết tuyệt vời. Về sau, Barbara bắt đầu sử dụng bút và mực, mầu nước, tranh sơn dầu, và nhiều những nguyên liệu khác nữa.

Barbara sinh ra ở thành phố New York vào năm 1917. Mẹ của bà là một nghệ sĩ và cha bà là người môi giới cổ phiếu ở thị trường cổ phiếu. Barbara tốt nghiệp Đại học Smith ở Massachusetts vào năm 1938 chuyên về lịch sử nghệ thuật.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, Barbara tham gia Tổ chức quân đội phụ nữ. Bà cũng đã kết hôn, nh cuộc hôn nhân đầu tiên của bà k kéo dài lâu. Sau đó bà kết hôn vs 1 bác sĩ, Charles Talbot Porter. Họ đã sống với nhau cho đến tận lúc bà qua đời. Bà có 4 đứa con.

Barbara nói rằng 3 trong số những cuốn sách của bà gần giống với câu chuyện đời bà. Một là “Miss Rumphius” xuất bản năm 1982. Chúng ta sẽ sớm được nghe kể nhiều hơn về cuốn sách này.

Cuốn sách thứ hai có tên gọi là “Island Boy” – “Cậu bé đảo”. Kể về một cậu bé tên Matthias, là một đứa trẻ nhỏ nhất trong số những đứa trẻ 12 tuổi trong một gia đình nằm trên hòn đảo Tibbetts thuộc Maine. Matthias lớn lên và lái thuyền đi khắp thế giới. Nhưng xuyên suốt cuộc đời mình, anh ấy luôn quay trở về hòn đảo của thời thơ ấu. Barbara cũng du lịch khắp thế giới, nhưng những năm tháng sau này bà luôn trở về sống bên bờ biển thuộc Maine.

Cuốn sách thứ ba về cuộc đời Barbara Cooney có tên gọi là “Hattie and the Wild Waves”. Câu chuyện này được viết dựa trên thời thơ ấu của mẹ bà. Cô bé Hattie sống trong một gia đình giầu có ở New York. Một ngày cô kể cho gia đình của mình ước mơ trở thành họa sĩ khi trưởng thành. Những đứa trẻ khác đem ý tưởng của cô bé với ước mơ vẽ ngôi nhà thành truyện cười.

Nhưng, như cuốn sách giải thích, “Hattie không nghĩ về những ngôi nhà. Cô ấy nghĩ về mặt trăng trên bầu trời và về những ngọn gió đùa trên cành cây, và về những con sóng hoang dã ngoài bờ biển xa xăm.”

Hattie trải nghiệm nhiều công việc khác khi cô ấy trưởng thành. Cuối cùng, cô ấy theo đuổi giấc mơ của mình và quyết định “vẽ trái tim mình”.

Trong tất cả những cuốn sách của Barbara Cooney, cuốn sách dường như ảnh hưởng đến mọi người nhiều nhất là cuốn “Miss Rumphius”. Cuốn sách đã đem về cho Barbara giải thưởng về sách của nước Mỹ. Nó được xuất bản lần đầu vào năm 1982 bởi nhà xuất bản Viking – Penguin. “Miss Rumphius” trong cuốn sách chính là Alice Rumphius. Người kể chuyện trong cuốn sách kể câu chuyện bắt đầu khi Alice còn là một cô gái trẻ:

 “Hằng tối Alice đều ngồi trên đùi ông cô bé và lắng nghe những câu chuyện về một nơi xa rất xa. Khi ông kết thúc câu chuyện, Alice nói, “Khi nào cháu lớn lên, cháu cũng sẽ tới những nơi xa rất xa ấy, và khi cháu đã già, cháu sẽ về sống ngoài biển cả.”


“Như thế thật là tuyệt, Alice bé nhỏ của ông ạ!”, ông cô bé nói, “Nhưng đó là điều thứ ba mà cháu phải làm.”

“Đó là cái gì hả ông?” Alice hỏi lại ông.

“Cháu cần làm cái gì đó để làm thế giới thêm tươi đẹp chứ!” Ông nói.

“Đúng rồi”, Alice nói, nhưng cô bé không biết có thể làm gì.

Trong khi đó, Alice vẫn thức dậy buổi sáng, rửa mặt và ăn sáng bằng cháo yến mạch. Cô bé tới trường và về nhà rồi làm bài tập.

Và trở thành một thiếu nữ xinh đẹp khi cô trưởng thành.

Alice đã đi du lịch khắp mọi nơi trên thế giới. Cô leo lên những ngọn núi cao nhất nơi mà tuyết không bao giờ tan chảy. Cô đi xuyên qua những khu rừng nhiệt đới và băng qua sa mạc. Một ngày, cô bị thương ở lưng khi nhảy xuống từ lạc đà.

 “Thật là ngốc nghếch”, Miss Rumphius nói, “Tất nhiên mình đã nhìn thấy những nơi xa rất xa. Có lẽ đây là lúc tìm ra nơi dành cho mình gần bờ biển rồi.” Và cô đã làm như vậy.

Miss Rumphius cảm thấy hết sức hạnh phúc. “Nhưng vẫn còn một điều mình phải làm”, cô nói. “Mình phải làm gì đó cho thế giới này đẹp hơn.”

Nhưng là điều gì? “Thế giới đã quá tuyệt diệu rồi”, cô nghĩ, vừa nhìn ra đại dương.

Mùa xuân tới Miss Rumphius lại bị đau lưng trở lại. Cô phải nằm trên giường hầu hết thời gian. Phòng ngủ của cô có một cửa sổ, từ đó cô có thế nhìn thấy những bông hoa đậu lupine đầy mầu sắc hồng xanh tím và cao mà cô trồng vào mùa hè trước.

 “Lupines”, cô nói vs sự thỏa mãn, “Mình yêu nhất những cây đậu Lupine. Mình ước gì mình có thể trồng nhiều hơn nữa những hạt đậu lupine vào mùa hè này, và mình sẽ có nhiều hơn nữa những bông hoa lupine vào năm sau.”

Nhưng cô ấy đã không thể.

Một mùa đông khó khăn tới, sau đó là mùa xuân. Miss Rumphius cảm thấy tốt hơn. Cô ấy đã có thể bước đi trở lại. Một ngày cô tới ngọn đồi nơi cô ấy đã không tới một thời gian dài. “Mình không thể tin nổi vào mắt mình”, cô ấy reo lên khi đi tới đỉnh ngọn đồi. Ở phía bên kia của ngọn đồi, một con đường rộng trải đầy những bông hoa lupine sắc hồng tươi đẹp.

“Là gió”, cô nói khi quỳ xuống một cách nhẹ nhàng. “Gió đã mang những hạt giống từ khu vườn của mình tới đây! Và những chú chim đã giúp đỡ.” Sau đó Miss Rumphius có một ý tưởng tuyệt vời!

Cô sẽ mua thật nhiều hạt giống lupine. Vào cả mùa hè, bất cứ ở đâu cô tới, cô sẽ rải những hạt giống đậu lupine: trên những cánh đồng, dọc những con đường, quanh trường học, sau nhà thờ. Lưng cô không còn đau chút nào nữa. Những giờ mọi người lại gọi cô là “Quý cô già điên”.

Mùa xuân tới cũng là khi lupine đã nảy mầm khắp mọi nơi. Miss Rumphius đã làm được việc khó nhất.

Alice, Miss Rumphius, giờ đã già. Tóc của bà bạc trắng. Mỗi năm lại có thêm ngày một nhiều đậu lupine mọc. Và giờ mọi người gọi bà là Quý bà Lupine.

“Khi lớn lên, tôi cũng sẽ đi tới những nơi rất xa và cũng sẽ trở về nhà sống bên bờ biển”, cháu của Alice nói.

“Đó là điều tuyệt vời, Alice bé nhỏ”, Alice nói với cháu mình, “nhưng có điều thứ ba mà cháu phải làm.”

“Đó là gì hả gì?”

“Cháu phải làm gì đó cho thế giới này đẹp hơn.”

Rất nhiều những độc giả, dù là già hay trẻ, đều công nhận là Barbara Cooney đã làm được điều đó.

Rất nhiều những cuốn sách sau này của Barbara Cooney xảy ra ở một bang nhỏ phía đông bắc của Maine. Bà đã trải qua những mùa hè khi bà còn là một đứa trẻ, sau đó chuyển về Maine vào những năm sau này.

Bà yêu Maine. Bà đã gửi một triệu đô vào thư viện địa phương. Tiểu bang này cũng thể hiện tình yêu của nó đối với bà. Vào năm 1996, thống đốc của Maine đã tuyên bố Barbara Cooney là “Của cải quốc gia”.


Bỏ qua

Trứng thối

Tặng hoa

Tán thành

Phản đối

Bình luận (0 bình luận)

facelist

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận Đăng nhập | Đăng ký

Lên trênLên trên Bottom