Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: redapple
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Hãy Chăm Sóc Mẹ | Shin Kyung Sook

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 09:59:59 | Chỉ xem của tác giả
Mẹ đặt con bạch tuộc đã hấp chín lên thớt rồi cố thái. Nhưng con dao cứ trượt đi y như khi mẹ thái củ cải. Cô lại cầm lấy con dao và bảo mẹ để cô làm cho. Cô thái con bạch tuốc nóng hổi thơm mùi củ cải rồi lấy một miếng chấm vào bát giấm ớt đưa cho mẹ. Dạo xưa trước mỗi bữa ăn mẹ luôn làm thế với cô, những lúc như vậy cô thường chìa đũa ra gắp miếng thức ăn từ tay mẹ, nhưng mẹ cô bảo, "Dùng đũa gắp thì thức ăn sẽ mất ngon đây, cứ há miệng ra mẹ đút cho." Mẹ đưa đữa ra gắp lấy miếng bạch tuộc từ tay cô. Cô nói với mẹ, "Nếu ăn như vậy thức ăn sẽ mất ngon, mẹ cứ há miệng ra con đút cho." Cô nhẹ nhàng đút miếng bạch tuộc vào cái miệng đang há to của mẹ. Cô cũng bốc một miếng bỏ vào miệng mình. Miếng bạch tuộc hấp vẫn đang còn nóng hổi, chín mềm và thơm phức. Cô nghĩ bụng bữa sáng chỉ ăn mỗi con bạch tuộc sao? Nhưng rồi cả hai mẹ con vẫn tiếp tục đứng trong bếp bốc bạch tuộc trên thớt ăn vã. Vừa nhai miếng bạch tuộc cô vừa nhìn bàn tay mẹ khi me cố cầm một miếng bạch tuộc lên nhưng cứ làm rơi. Cô cầm miếng khác lên đút cho mẹ. Sau đó mẹ thôi không tự bốc ăn nữa mà chờ đợi cô đút cho. Hình như bàn tay mẹ không thể tự điều khiển được nữa. "Eomeoni", cô vừa nhai vừa gọi mẹ.
Đây là lần đầu tiên cô gọi mẹ là Eomeoni thay vì là Omma. "Hôm nay mẹ lên Seoul với con nhé!" cô nói. Nhưng mẹ lại rủ cô đi leo núi.

"Núi ư?"

"Ừ, núi."

"Nhưng ở đây đâu có đường mòn để leo?"

"Mẹ đã tìm thấy một con đường rồi."

"Lên Seoul rồi con đưa mẹ đi khám."

"Để sau cũng được."

"Để sau là đến khi nào?"

"Đợi cháu của con thi cử xong đã." Mẹ đang nhắc đến con gái của anh Hyong-chol.

"Không cần anh ấy, con đưa mẹ đến bệnh viện khám cũng được."

“Không sao đâu, mẹ vẫn khoẻ mà. Mẹ dang đi khám ở chỗ bác sĩ Đông y và cũng đang áp dụng vật lý trị liệu.”
            
Cô không thể thuyết phục được mẹ. Mẹ cứ một mực nói để dau này sẽ đi. Mẹ nhìn cô chằm chằm và hỏi, “Đất nước nào nhỏ nhất trên thế giới?”
            
“Đất nước nhỏ bé nhất ư?” Lần này đến lượt cô nhìn chằm chằm vì quá đỗi ngạc nhiên, không hiểu vì sao tự nhiên mẹ lại hỏi thế. Cô nghĩ mãi về câu hỏi của mẹ, “Đất nước nào nhỏ nhất thế giới?”
            
Rồi mẹ lơ đễnh hỏi tiếp. “Khi nào con đến đất nước ấy nhớ mua cho mẹ một chuỗi tràng hạt hoa hồng nhé!”

“Chuỗi tràng hạt hoa hồng ấy ạ?”

"Là chuỗi tràng hạt làm từ gỗ hồng mộc ấy." Mẹ nhìn cô với ánh mắt thẫn thờ.

"Mẹ cần chuỗi tràng hạt để làm gì?"

"Không, mẹ chỉ muốn có chuỗi tràng hạt của đất nước đó." Mẹ không ngừng nói và thở dài. "Nếu có khi nào con đến đất nước đó, nhớ mua cho mẹ một chuỗi."

Cô không nói gì.

"Vì con có thể đi đến mọi nơi mà."

Câu chuyện với mẹ kết thúc ở đó. Khi ở trong bếp mẹ không nói thêm một lời nào nữa. Sau khi ăn sáng với món bạch tuộc hấp, cô cùng mẹ ra khỏi nhà. Hai mẹ con băng qua mấy thửa ruộng trên sườn đồi vòng quanh phía sau lưng ngôi làng và bước lên con đường mòn. Mặc dù mọi người không đi con đường đó, nó vẫn rất quang đãng. Những lớp lá sồi rừng dày trên mặt đất êm như nhung dưới chân hai mẹ con. Đôi khi đang đi, những cành cây rủ xuống loà xoà quệt cả vào mặt. Mẹ đi trước gặt những cành cây thấp để lấy lối cho cô. Khi cô đi qua, mẹ lại nhẹ nhàng bỏ cành cây ra. Một con chim giật mình bay vụt khỏi lùm cây.

"Mẹ thường đến đây à?"

"Ừ"

"Mẹ có đi cùng ai không?"

"Không có ai cả. Lấy đâu ra người đi cùng với mẹ chứ."

Mẹ đi một mình trên con đường này sao? Thêm một lần nữa, thực sự cô không thể nó là cô hiểu mẹ. Con đường quá tối tăm hẻo lánh cho bất kỳ ai đi một mình. Một số chỗ tre pheo ken dày đến mức bầu trời như thể biến mất tiêu.

"Sao mẹ lại đu một mình trên con đường này vậy?"

"Mẹ đến đây một lần sau khi bác con mất rồi từ đó thành thử hay quay lại."

Đi được một lát, mẹ dừng bước trên một ngọn đồi. Khi bước đến bên cạnh và nhìn theo hướng mẹ đang nhìn, cô reo lên, "A, thì ra là con đường này." Hoá ra là con đường mà cô đã quên từ lâu. Đó là con đường tắt sang nhà bà ngoại mà hồi nhỏ cô vẫn thường đi. Ngay cả khi đã có một con đường lớn chạy ngang qua làng, mọi người vẫn hay đi lại trên con đường núi này. Một lần nhà bà ngoại có cũng đơm, cô buộc một con gà vào sợi dây thừng rồi dắt sang nhà bà trên con đườngnày. Cô để tuột dây làm sổng mất con gà rồi phải tìm dáo dát khắp nơi mà cuối cùng chẳng thấy. Con gà ấy đã chạy đi đâu nhỉ? Con đường mòn đã thay đổi đến thế này sao? Trước đây có nhắm mắt cô cũng đi được trên con đường này, thế mà bây giờ nếu không có ngọn dồi chắc cô đã không thể nhận ra nó. Mẹ cô đứng trên đó, dõi mắt nhìn về phía nhà bà ngoại ngày xưa. Không còn ai sống ở đó nữa. Tất cả mọi người trong ngôi làng vốn phải đếm được năm mươi nóc nhà ấy giờ đã chuyển đi hết. Dù làng còn sót lại vài ngôi nhà trống chưa bị phá nhưng không hề có dấu hiệu của sự sống. Thế là mẹ đã đến đây một mình để nhìn xuống ngôi làng chôn nhau cắt rốn giờ đã bị bỏ hoang sao? Cô vòng tay ôm ngang người mẹ và lại đề nghị mẹ lên Seoul cùng cô. Mẹ không trả lời cô mà lại nhắc đến chuyện cho chó. Từ lúc để ý thấy con chó không ở trong chuồng cô rất băn khoăn nhưng chưa có cơ hội để hỏi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 10:02:16 | Chỉ xem của tác giả
Mùa hè năm trước, khi về thăm nhà cô đã thấy một con chó đang được xích bên cạnh nhà kho. Trời nắng chang chang và sợi dây xích ngắn đến mức dường như con chó có thể chết toi bất cứ lúc nào. Cô bảo mẹ tháo sợi dây xích cho con cho nhưng mẹ nói nếu tháo ra thì mọi người sẽ sợ mà không dám qua chơi. Cô bực bội nghĩ làm sao mẹ có thể xích con chó như thế được chứ, nhất là khi lại ở nông thôn… Vì con chó mà vừa về đến nhà chưa kịp chào hỏi gì cô đã cãi nhau với mẹ. Cô bảo mẹ đừng xích con chó, cứ để cho nó đi lại tự do. Còn mẹ thì khăng khăng rằng chẳng có ai, kể ccả ở nông thôn, nuôi chó mà thả rông cả, nhà nào cũng xích, nếu không nó sẽ chạy mất. Cô vặn lại, “Nếu vậy phải làm cái dây xích dài hơn chứ, nếu cứ xích sát cổ nó vậy, trời nóng thế này nó sống làm sao được? Vì nó chỉ là con vật không biết nói nên mẹ đối xử với nó như vậy à?”. Mẹ bảo trong nhà chỉ có mỗi sợi dây xích ấy thôi. Đó là sợi dây xích mẹ đã từng xích con chó trước. “Thế thì mẹ phải mua một sợi chứ!”. Thế là mặc dù đã lâu lắm rồi mới về quê, cô không bước vào nhà mà quay xe vào thị trấn tìm mua một sợi dây xích thật dài để con chó có thể chạy loanh quanh trong sân sau. Mua dây xích vê,f cô lại thấy cái chuồng con chó quá bé. Cô lại quay ra, nói với mẹ là cô sẽ đi mua một chiếc chuồng to hơn. Mẹ cô ngăn lại bảo ở làng bên có ông thợ mộc, mẹ sẽ nhờ ông ấy đóng cho một chiếc chuồng khac. Mẹ cô không bao giờ có thể nghĩ đến việc phải bỏ tiền ra mua chuồng cho một con vật nuôi. Mẹ nói, “Nhà mình có đầy ván gỗ, chỉ cần khéo đóng là có chuồng ngay, sao con lại phải bỏ tiền cho thứ đó chứ? Cứ như thể con có tiền rơi tiền vãi ấy.” Trước khi trở lại thành phố, cô đưa cho mẹ hai từ ngân phiếu mười nghìn uôn và bắt mẹ hứa sẽ đóng một cái chuồng chó to hơn. Mẹ cô cầm tiền và hứa sẽ làm như thế. Sau khi lên Seoul, cô mấy lần gọi điện hỏi mẹ đã đóng cái chuồng chó mới chưa. Lần nào mẹ cũng nói dối là mẹ đang định làm, nhất định sẽ làm. Đến lần thứ tư gọi điện và vẫn nhận được câu trả lời như vậy, cô nổi khùng lên.

”Chẳng phải con đã đưa tiền cho mẹ rồi à. Người nhà quê thật khó chịu. Con chó không đáng thương hay sao? Làm sao nó sống được trong cái chuồng chật hẹp như vậy, nhất là khi trời nắng nóng thế này? Phân đầy trong chuồng làm nó giẫm hết cả lên mà mẹ cũng không buồn dọn. Làm sao một con chó to như thế sống được trong cái chuồng nhỏ như vậy? Không làm chuồng mới thì mẹ thả nó ra ngoài sân đi! Con chó không đáng thương hay sao?”

Đầu dây bên kia hoàn toàn im lặng. Cô bắt đầu cảm thấy ân hận vì đã nói câu, “Người nhà quê thật khó chịu.”
Một lúc sau, giọng nói đầy tức giận của mẹ vang lên trong điện thoại. “Cô chỉ quan tâm đến côn chó chứ quan tâm gì đến mẹ cô! Cô nghĩ mẹ cô là kiểu người đối xử với con chó thế à? Cô không cần dạy tôi phải làm gì. Tôi nuôi nó theo cách của tôi!”. Nói xong mẹ cô dập điện thoại trước.

Xưa nay cô luôn là người cúp máy trước. Trước khi cúp máy, cô thường nói với mẹ rằng sẽ gọi lại cho mẹ sau nhưng rất nhiều lần cô đã không gọi lại. Cô không có thời gian để nghe hết những lời mẹ muốn nói. Nhưng lần này mẹ đã dập điện thoại trước. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau khi cô xa nhà mẹ nổi nóng với cô như vậy. Từ khi cô xa nhà, mẹ thường nói, “Mẹ xin lỗi”. Mẹ hay nói rằng, “Mẹ thật có lỗi khi phải gửi con lên sống với anh Hyong-chol vì mẹ không lo cho con đầy đủ được.” Mẹ cũng là người luôn cố hết sức để kéo dài cuộc trò chuyện mỗi khi cô gọi về. Tuy nhiên dù mẹ dập điện thoại trước cô cũng không cảm thấy thất vọng như với cách mẹ nuôi con chó ở nhà. Cô nghĩ, Tại sao mẹ lại thành ra thế chứ? Mẹ vốn rất quan tâm đến mọi con vật nuôi trong nhà mà. Nhiều khi mẹ lên Seoul với ý định ở lại dài ngày nhưng chưa được ba bữa mẹ đã nằng nặc đòi về chăm con chó. Vậy mà giờ mẹ lại có thể vô tâm đến khó hiểu như vậy? Cô cảm thấy rất giận hành động của mẹ.

Mấy ngày sau, mẹ chủ động gọi điện cho cô. “Con không phải là con của ngày xưa nữa, con  đã trở thành  một người quá lạnh lùng. Nếu mẹ dập điện thoại như vậy, cho dù thế nào con cũng phải gọi lại cho mẹ chứ, sao con lại cứng đầu cứng cổ như thế?”

Đó không phải là vì cô cứng đầu cứng cổ. Cô không có thời gian để nghĩ mãi về việc đó như thế. Mỗi lúc nhớ lại  khi mẹ tức giận dập bộp máy, cô nghĩ mình phải gọi điện cho mẹ mới được, nhưng rồi vì bận việc này hay việc khác nên rốt cuộc cô vẫn chưa gọi.

“Những người có học đều xử sự như thế à?” mẹ nói thêm câu đó rồi lại dập điện thoại.
Khi cô về nhà vào dịp tết Trung thu, bên cạnh nhà kho đã đặt một cái chuồng chó to. Dưới nền chuồng còn rải một lớp rơm mềm.

Mẹ cô bắt đầu  kể lại. “Hồi cuối tháng Mười, khi mẹ đang vo gạo ở bồn rửa bát trong bếp để chuẩn bị bữa sáng, bỗng có ai đó cứ vỗ liên tục vào lưng mẹ. Mẹ quay lưng lại nhưng không có ai cả.  Suốt ba ngày liên đều như vậy. Mẹ cảm thấy rõ ràng có cánh tay vỗ liên tục như đang gọi mẹ nhưng khi ngoảnh lại thì không có ai hết. Cho đến tận ngày thứ tư. Buổi sáng hôm đó, ngay khi ngủ dậy mẹ đi xuống nhà tắm và thấy một con chó đang nằm cạnh bồn vệ sinh. Con chỉ biết giận mẹ và nói mẹ đối xử tệ với con chó, nhưng con có biết đâu nó là con chó thường lang thang kiếm ăn ở cạnh đường tàu, khắp mình ghẻ lở. Mẹ thấy thương hại mới mang nó về nhà xích lại để chăm sóc cho nó. Vì nếu không nhốt, nó lại chạy đi đâu đó rồi người ta sẽ bắt nó làm thịt cũng chưa biết chừng… Hôm đó nó không hề động đậy. Ban đầu mẹ tưởng nó đang ngủ. Mẹ lay thế nào nó cũng không dậy. Nó chết rồi. Mới hôm trước, nó vẫn ăn cơm ngon lành, cái đuôi vẫn còn vẫy vẫy thế mà khi ấy đã chết, bộ dạng chẳng khác gì đang ngủ cả. Mẹ không biết bằng cách nào nó thoát được dây xích. Hồi đầu mới về nhà, nó gầy trơ xương. Được chăm sóc, nó béo ú lên, bộ lông càng ngày càng mượt bóng. Nó khôn lắm, ngay cả chuột chũi nó cũng bắt được.” Mẹ ngừng kể và thở dài. “Người ta nói rằng nếu cưu mang con người thì rồi sẽ thành ra nuôi ong tay áo thôi, còn nếu cưu mang chó thì con chó sẽ báo đáp chủ. Mẹ nghĩ nó đã đi thay mẹ.”

Lần này đến lượt cô thở dài.

“Mùa xuân năm trước, mẹ có tặng tiền cho một thầy tu đi ngang qua nhà, ông ấy đã nói rằng trong năm nay gia đình chúng ta sẽ mất đi một thành viên. Nghe những lời nói đó trong lòng mẹ rất lo lắng. Suốt cả năm qua, mẹ không thôi nghĩ về lời nói ấy. Mẹ cứ nghĩ rằng thần chết sẽ đến mang mẹ đi, nhưng bởi vì lần nào mẹ cũng bận vo gạo nấu cơm nên thần chết đã bắt con chó thay thế.”

“Mẹ đang nói cái gì thế? Suốt ngày mẹ đến nhà thờ lại đi tin vào những lời đó à?” Cô chợt nghĩ đến cái chuồng chó trống không bên cạnh nhà kho và cái dây xích đã nằm chỏng trơ trên mặt đất. Trong lòng buồn bã, cô đưa tay ôm ngang hông mẹ.

“Mẹ đã đào một cái hố sâu trước sân để chôn con chó.”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 13-7-2012 09:48:17 | Chỉ xem của tác giả
Mẹ là người kể chuyện rất hay. Vào đêm trước hôm làm cơm cúng, bà bác và các thím thường mang sang một bát gạo. Thời đó lương thực thực phẩm còn khan hiếm nên tất cả mọi người đều phải góp phần. Cúng cơm xong, mẹ sẽ cho đầy cơm vào những chiếc bát đó để họ mang về nhà. Sau khi cúng, với một dãy bát cơm đặt bên cạnh, mẹ kể với mọi người rằng có một đàn chim đã bay đến đậu lên cơm một lúc rồi lại bay đi. Nếu họ không tin, mẹ sẽ bảo, “Tôi tận mắt nhìn thấy mà! Có sáu con cả thảy. Đàn chim chính là các cụ nhà mình về ăn cơm cúng đấy!”. Mọi người cười ầm lên, nhưng cô lại nghĩ cô có thấy những vết chân trên bát cơm trắng ngần. Một lần, mẹ mang theo một chút đồ ăn rồi ra đồng rất sớm, nhưng khi đến mảnh ruộng của nhà, đã có ai đó đến trước và đang cắm cúi nhỏ giúp. Mẹ và người khách lạ cùng nhau nhổ cỏ. Buổi trưa, để tỏ lòng cảm kích mẹ chia phần cơm mang theo cho người đó ăn cùng. Cả ngày hôm ấy mẹ cùng người khách lạ vừa cùng nhau nhổ cỏ vừa chuyện trò huyên thuyên, đến tận khi trời tối mới chia tay nhau. Khi từ đồng về, mẹ kể chuyện cùng người khách lạ nhỏ cổ cả ngày cho bà bác nghe, bà bác cứng đờ người, vội hỏi mẹ xem hình dáng người khách lạ đó trông thế nào. Rồi bà bác bảo mẹ, “Chắc là ông chủ cũ của mảnh ruộng đó rồi, ông ấy đã chết vì say nắng khi đang nhổ cỏ trên mảnh ruộng ấy.” Nghe xong câu chuyên, cô hỏi mẹ, “Ở trên đồng với một người đã chết cả ngày trời như thế mẹ có sợ không?” Mẹ vui vẻ trả lời, “Sợ gì chứ. Nếu chỉ có một mình nhổ cỏ phải mất hai ba ngày mới xong, nên mẹ chỉ thấy biết ơn ông ấy vì đã giúp đỡ một tay thôi.”

Chứng đau đầu dường như đang dần gặm nhấm mẹ. Mẹ nhanh chóng mất đi sinh khí và bản tính chan hòa, mẹ bắt đầu hay phải nằm nghỉ hơn. Thậm chí mẹ còn không thể tập trung vào trò chơi bài các cược một trăm uôn dù đó là một trong những trò giải trí hiếm hoi của mẹ. Thêm vào đó, mẹ cô cũng dần mất cảm giác với mọi thứ. Có lần, sau khi đặt nồi giẻ lau lên bếp ga để đun, mẹ ngồi phịch xuống nền bếp và không thể đứng dậy được. Nước bốc hơi hết khiến đống giẻ lau bốc cháy và cả gian bếp mù mịt khói, thế nhưng mẹ cô vẫn không thể tỉnh trí lại được. Ngôi nhà chắc đã cháy rụi rồi nếu bác hàng xóm không nhìn thấy cột khói bốc lên và vội vã chạy sang xem chuyện gì đang xảy ra.

Có lần em gái cô - giờ đã là mẹ của ba đứa con - hỏi cô một cách nghiêm túc về người mẹ đang bị chứng đau đầu hành hạ, “Chị có nghĩ mẹ thực sự thích ở dưới bếp không?”

“Sao em lại hỏi vậy?”

“Chẳng hiểu sao em cứ nghĩ mẹ không thích ở dưới bếp.”

Em gái cô là dược sĩ, nó mở hiệu thuốc khi đang mang thai đứa con đầu lòng. Chị dâu cô chăm sóc đứa cháu đó, nhưng chị ấy sống cách xa hiệu thuốc. Đứa bé sống với chị dâu cô suốt một thời gian dài. Rất thương con nhưng em gái cô phải trông hiệu thuốc nên chỉ được gặp con mỗi tuần một lần. Cảnh tượng em gái cô và đứa con tạm biệt sau những lần gặp nhau vô cùng cảm động. Chẳng có cuộc chia tay nào buồn bã hơn thế trên đời. Nhưng trong hoàn cảnh đó dường như em gái cô gặp nhiều khó khăn hơn đứa trẻ. Đứa trẻ thích ứng khá tốt với cuộc sống vắng mẹ, nhưng với em gái cô thì khác, lúc lái xe về nhà sau khi đứa con trở lại nhà chị dâu khi ngày nghỉ cuối tuần kết thúc, em gái cô cứ khóc sướt mướt, nước mắt ướt đẫm cả hai bàn tay ghì chặt trên bánh lái, rồi sáng thứ Hai em gái cô đứng trong hiệu thuốc với đôi mắt sưng húp vì khóc. Mỗi lúc nhìn thấy nó bệ rạc tới vậy cô lại bực bội nói, “Đã như thế em còn bán thuốc làm gì?” Mãi đến khi chồng nó sang Mỹ hai năm để làm nghiên cứu sinh, nó mới đóng cửa quầy thuốc, công việc mà nó đã làm đến tận tới sau khi sinh đứa con thứ hai. Em gái cô nghĩ rằng cuộc sống bên Mỹ sẽ là một trải nghiệm quý báu cho lũ trẻ, cô cũng bảo em gái nên gác lại mọi chuyện cơm áo gạo tiền ở Seoul để đi cùng chồng sang Mỹ và tranh thủ nghỉ ngơi trong thời gian ở bên ấy. Nó chưa một lần được nghỉ ngơi kể từ khi lập gia đình. Nó sinh thêm một đứa con nữa ở bên Mỹ rồi mới về nước. Việc cơm nước cho gia đình năm người đều do một tay nó đảm đương. Nó kể rằng có lần chỉ trong một tháng mà gia đình nó ăn hết hai trăm con cá đù.

“Ăn hết hai trăm con cá đù trong một tháng? Ngày nào nhà em cũng ăn món cá đù đó sao?” cô hỏi, và cô em gái trả lời là đúng thế.

Đó là thời kỳ trước khi đồ đạc của gia đình từ Mỹ được gửi về, ngôi nhà mới chuyển đến vẫn còn xa lạ, em gái cô không có thời gian rỗi để đi chợ vì đứa con thứ ba vẫn đang còn bú mẹ. Mẹ chồng nó gửi lên cho một thùng cá đù ướp muối phơi khô, chưa đầy mười ngày cả nhà đã ăn hết sạch. Nó cười bảo, “Nấu cháo đậu em cũng cho cá đù, nấu canh bí ngô xanh cũng cho cá đù, món nào nhà em cũng có cá đù.” Khi hỏi mẹ chồng xem mua cá đù ở chỗ nào, cô em gái mới biết rằng có thể đặt mua hàng qua mạng. Thùng cá đù đầu tiên ấy ăn không được bao lâu, thế nên nó đặt mua luôn hai thùng.

Em gái cô kể rằng, “Khi cá đù về, em vừa rửa vừa đếm, tất cả là hai trăm con. Sau khi rửa sạch, cứ bốn năm con em lại cho vào một túi nylon rồi bỏ vào tủ đông lạnh đẻ thuận tiện khi nấu, và khi đó đột nhiên em muốn quẳng tất cả xuống sàn nhà cho xong. Em chợt nhớ đến mẹ và băn khoăn không biết trong suốt bao nhiêu năm ngày nào cũng cặm cụi trong gian bếp cũ để lo cơm nước cho đại gia đình, lòng mẹ cảm thấy thế nào? Mà chị có nhớ chúng ta đã ăn bao nhiêu không? Mỗi bữa mẹ đều dọn hai mâm cơm đầy cho cả nhà đấy. Chị có nhớ nồi cơm nhà mình to cỡ nào không? Mẹ phải đóng hộp cơm trưa cho tất cả anh chị em mình với bao nhiêu món làm từ những thứ rau dưa mẹ kiếm được trên vườn ruộng… làm sao hằng ngày một mình mẹ đảm đương hết từng đó việc nhỉ? Với lại bố còn là con trưởng nên lúc nào trong nhà cũng có thêm mấy người họ hàng ở cùng chúng ta. Em nghĩ mẹ chẳng thích quẩn quanh bếp núc tí nào đâu.”

Những lời của em gái khiến cô phải giật mình. Cô chưa bao giờ nghĩ đến hình ảnh mẹ không gắn liền với gian bếp. Mẹ là bếp và bếp cũng chính là mẹ. Chưa khi nào cô tự hỏi, mẹ có thích quẩn quanh bếp núc không?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 13-7-2012 09:50:18 | Chỉ xem của tác giả
Để kiếm tiền, mẹ làm đủ nghề, từ nuôi tằm, ủ mạch nha cho đến giúp làm đậu phụ. Nhưng cách tốt nhất để có tiền là không tiêu tiền. vì thế mẹ rất tiết kiệm. Đôi khi mẹ còn bán cả cây đèn cũ, viên đá kỳ cũ, cả chum vại cũ… cho những người mua đồ cũ từ nơi khác đến. Họ muốn mua những thứ đồ cũ mẹ đang dùng và mặc dù chẳng thấy mấy thứ đó có gì ghê gớm, mẹ vẫn đội giá lên rồi mặc cả như một người bán hàng thực sự. Lúc đầu có vẻ như mẹ bị lấn lướt nhưng về sau mẹ luôn giữ thế chủ động. Mẹ sẽ lẳng lặng lắng nghe yêu cầu của người mua rồi nói, “Thế thì chỉ cần đưa tôi bằng này tiền thôi.” Khi đó họ sẽ chế nhạo, “Ai mà đi bỏ từng đó tiền để mua cái thứ vô dụng ấy chứ?” Mẹ bèn vặn lại, “Thế thì ông đi đông đi đoài mua cái thứ này làm gì?” Nói rồi mẹ cầm món đồ lên vờ như không muốn bán. Những người mua đồ cũ lẩm bẩm bảo mẹ buôn bán rắn thế, nhưng rồi cũng đành trả tiền theo giá mẹ yêu cầu.

Khi phải mua thứ gì, mẹ không bao giờ trả đúng giá. Hầu hết mọi thứ mẹ đều tự làm lấy, thế nên khi nào mẹ cũng luôn tay luôn chân. Mẹ khâu vá, đan lát, không lúc nào hết việc đồng áng. Mẹ không bao giờ bỏ trống ruộng vườn. Vào mùa xuân, mẹ gieo hạt khoai tây trên các luống cày, trồng rau diếp, hoa cúc, cẩm quỳ, hẹ, các loại ớt và ngô. Mẹ đào những cái hốc nhỏ dưới hàng rào để trồng bí ngô xanh, tra hạt đậu xung quanh vườn. Mẹ còn trồng cả vừng, dâu tằm và dưa chuột. Suốt cả ngày mẹ không ở trong bếp thì ở ngoài vườn hoặc ngoài cánh đồng. Mẹ dỡ khoai tây, khoai lang, hái bí ngô xanh, nhổ bắp cải và củ cải đỏ. Công việc lao động của mẹ cho thấy rằng nếu không gieo hạt giống sẽ không có gì để thu hoạch. Chỉ những thứ không thể nảy nở từ hạt giống mẹ mới bỏ tiền ra mua. Vào những ngày xuân, ngoài sân lúc nào cũng thả đầy gà vịt, trong chuồng có cả đàn lợn con béo tròn mũm mĩm.

Có năm, con chó đẻ được chín chú cún con. Khoảng một tháng sau, mẹ chỉ để lại hai con để nuôi, những con còn lại mẹ cho cả vào thúng. Nhưng cái thúng nhỏ quá, chỉ đặt được sau con, mẹ bế con cuối cùng đặt vào tay cô và bảo cô ôm nó đi theo mẹ. Trên chiếc xe buýt cô đi cùng mẹ đông nghịt những người là người, họ cũng vào trong thị trấn để bán đồ như hai mẹ con cô. Họ mang theo cả những bao tải to đựng ớt khô, vừng khô và đậu đen. Cả những chiếc thúng nặng trĩu bắp cải và củ cải đỏ. Họ ngồi thành hàng trước bến xe buýt của thị trấn đợi những người khách qua lại trao đổi mua bán. Cô đặt con có đang ôm trên tay vào trong cái thúng cùng bầy chó đang rung rúc. Cô ngồi xuống bên cạnh mẹ để chờ bán những chú chó con. Với sự chăm sóc chu đáo của mẹ trong suốt một tháng, mấy chú chó con đều béo tròn khỏe mạnh. Trông chúng thật hiền lành, không hề có tâm lý cảnh giác hay thù địch đối với mọi người. Lũ chó con nhìn ngó và ngoáy tít đuôi với những người ngồi túm tụm quanh cái thúng rồi liếm liếm bàn tay họ. Những con chó của mẹ bán hết nhanh hơn củ cải đỏ, bắp cải hay đậu. Ngay sau khi bán xong con chó cuối cùng, mẹ đứng dậy vặn mình rồi quay sang cô và hỏi cô thích cái gì. Cô nắm tay mẹ và ngước nhìn mẹ vẻ ngạc nhiên, hầu như chẳng bao giờ mẹ hỏi cô như vậy.

“Mẹ bảo là con có thích cái gì không?”

“Sách ạ!”

“Sách ư?”

“Vâng, sách!”

Mẹ tỏ vẻ khó hiểu trước yêu cầu của cô. Mẹ nhìn cô hồi lâu rồi hỏi nơi bán sách ở đâu. Cô đi trước dẫn mẹ đến hiệu sách ở cổng chợ, chỗ ngã năm. Mẹ không bước vào hiệu sách nhưng dặn cô rằng chỉ được chọn một quyển, hỏi xem bao nhiều tiền rồi ra nói với mẹ. Dù khi mua một đôi dép cao su mẹ cũng thử hết đôi này đến đôi kia rồi cuối cùng vẫn trả thấp hơn giá người bán đưa ra, thế nhưng với sách thì mẹ lại bảo cô cứ chọn một cuốn đi, như thể mẹ sẽ không kỳ kèo mặc cả vậy. Đột nhiên cô có cảm giác hiệu sách giống như một đồng cỏ và hoàn toàn không biết mình nên chọn quyển sách nào. Lý do cô muốn mua sách là vì cô hay đọc những cuốn sách các anh trai cô mượn ở trường về nhưng họ luôn đòi lại trước khi cô kịp đọc xong. Thư viện trường cô không có những quyển sách mà anh Hyong-chol cầm về, những quyển kiểu như Bà Sa đi về phía Nam hay Tiểu sử của Shin Yun-bok… Quyển sách cô chọn trong khi mẹ đang đứng đợi ngoài hiệu sách có nhan đề Con người, quá đỗi con người. Mẹ nhìn chằm chằm vào quyển sách cô vừa chọn mua, quyển sách đầu tiên mẹ trả tiền mà không phỉa là sách giáo khoa.

“Con cần quyển sách này à?”

Cô gật đầu ngay, lòng đầy lo sợ mẹ sẽ đổi ý. Thực ra cô cũng không biết đó là quyển sách gì. Tên tác giả cuốn sách là Nietzsche nhưng cô không biết người đó là ai. Cô chọn quyển sách này chỉ vì thấy nhan đề Con người, quá đỗi con người thật kêu. Mẹ giúi tiền sách vào tay cô, không bớt một đồng. Trên chuyến xe buýt về nhà, với cuốn sách trong tay thay vì con cún, cô nhìn ra ngoài cửa sổ. Cô thấy một bà cụ lưng còng đang mỏi mắt dõi theo dòng người qua lại hầu mong bán được một đấu gạo nếp.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
Đăng lúc 4-2-2013 20:32:38 | Chỉ xem của tác giả
Bạn ơi, đây là chưa hết phải ko bạn? :D
Nếu muốn đọc tiếp thì mình có thể tìm được ở đâu nhỉ? :">
Tks bạn post, mình tìm quyển này lâu nay, mà ko mua được :-<
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 21:18:41 | Chỉ xem của tác giả
Hanami95 gửi lúc 4-2-2013 20:32
Bạn ơi, đây là chưa hết phải ko bạn? :D
Nếu muốn đọc tiếp thì mình có thể tìm đ ...

hi bạn,
cảm ơn bạn đã để ý đến truyện này.
lần trước mình đang type dở thì lại bận việc khác nên lãng quên mất nó.
đợt này nghỉ Tết dài dài, sẽ cố gắng type xong và post lên đây cho mọi người cùng đọc.
Tại giờ truyện này k còn thấy bán ngoài tiệm sách nữa.

Bạn chịu khó chờ một thời gian nữa nhé ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
Đăng lúc 11-6-2013 17:22:56 | Chỉ xem của tác giả
THÔNG BÁO


Xin chào bạn!

Trước tiên, cám ơn sự đóng góp của bạn dành cho box.

Hiện nay, box đang tiến hành sắp xếp lại để gọn gàng hơn.

Trong quá trình sắp xếp, bọn mình thấy bạn đã ngừng thread hơn 10 ngày và không có bất cứ thông báo nào đến độc giả.

Vậy nên 5 ngày sau thông báo này, nếu vẫn không có chương mới, bọn mình sẽ tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp.

Tạm thời bọn mình sẽ tô thread sang màu đen để phân biệt, khi nào thread có chương mới thì bọn mình sẽ tô lại màu xanh.

Mong bạn hiểu và thông cảm!

Thân mến!

Mod
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 08:23:19 | Chỉ xem của tác giả
HappyOneday gửi lúc 11-6-2013 17:22
THÔNG BÁO

Xin chào bạn!

chào bạn,

Mình hiểu và thông cảm với những gì bạn nói. Mình cũng không có ý kiến gì cả.
Thực ra mình đã type truyện này được một nửa rồi. Nhưng file đó đang để ở một máy tính khác, mà hiện giờ mình chưa lấy về được. Hôm trước mình đã liên hệ để copy lại file đó và sẽ post tiếp phần mình đã type.

Tuy nhiên, nếu có bạn nào có nhã ý muốn type lại truyện này và post tiếp thì mình rất vui vì có thể đóng góp cho truyện được hoàn thành.

Hy vọng mình sẽ lấy được file truyện của mình trong ngày mai. Thân ^^

Bình luận

Rất cám ơn bạn, nếu bạn vẫn có ý muốn type tiếp tớ sẽ đặt màu trở lại. :)  Đăng lúc 16-6-2013 11:47 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 29-6-2013 18:06:00 | Chỉ xem của tác giả
Trong lúc hai mẹ con cô đi trên con đường núi mà từ đó cô có thể nhìn thấy quê ngoại ngày xưa, mẹ kể với cô rằng ông ngoại cô đã bôn ba khắp nơi đi đào vàng và khai thác than, đến năm mẹ lên ba ông ngoại mới về nhà. Ông vào làm việc tại công trường xây dựng ga tàu hỏa mới rồi chết trong một tai nạn. Khi người trong làng đến nhà thông báo sự việc cho bà ngoại cô, nhìn thấy mẹ vẫn đang tung tăng chạy nhảy ngoài sân họ bèn bảo, Bố chết rồi mà vẫn cứ cười đùa được, đúng là đứa trẻ dại ngơ dại nghếch.

“Mẹ nhớ chuyện đó từ khi mới lên ba ấy à?”

“Nhớ chứ.”

Mẹ nói rằng đôi khi mẹ thấy giận bà ngoại. “Mẹ hiểu rõ rằng với hoàn cảnh góa bụa thì bà cũng đã cố gắng hết sức rồi, nhưng dù sao bà vẫn nên cho mẹ đi học chứ. Anh trai mẹ được đi học ở trường Nhật Bản, chị gái mẹ cũng vậy, thế thì tại sao chỉ có một mình mẹ phải ở nhà?” Mẹ sống trong tăm tối, không một chút ánh sáng, cả cuộc đời mẹ đen tối…”

Cuối cùng mẹ cũng đồng ý lên Seoul với cô nếu cô hứa sẽ không nói cho anh Hyong-chol biết. Thậm chí đến tận khi rời nhà với cô, mẹ vẫn không ngừng bắt cô hứa không kể lể với anh Hyong-chol.

Khi đưa mẹ hết từ bệnh viện này tới bệnh viện khác để tìm nguyên nhân căn bệnh đau đầu của mẹ, một bác sĩ đã nói một điều khiến cô kinh ngạc. Bác sĩ nói rằng mẹ cô đã bị tai biến mạch máu não một lần cách đây khá lâu. Tai biến ư? Cô bảo là mẹ chưa bao giờ bị như thế. Bác sĩ chỉ vào một điểm trong tấm phim chụp não của mẹ mà nói đó là vết tích của lần tai biến. Cô thắc mắc, “Làm sao mẹ tôi bị tai biến mà thậm chí bà chẳng hề biết gì?”

Vị bác sĩ nói, “Hẳn là mẹ cô có biết chứ. Khi máu bị ứ đọng lại ở đó, bà ấy chắc chắn cảm thấy rất đau. Chính vì thế lúc nào bà ấy cũng đau đơn. Cơ thể bà ấy luôn đau.”

“Luôn luôn đau đớn là sao? Sức khỏe của mẹ tôi vẫn tốt mà.”

“Tôi không nghĩ vậy.”

Cô cảm thấy như thể một cây kim được giấu kín trong ví bỗng nhảy ra đâm vào tay cô. Bác sĩ dẫn lưu điểm máu tích tụ trong não mẹ nhưng cơn đau đầu của mẹ vẫn không thuyên giảm. Mới phút trước còn đang trò chuyện, phút sau mẹ đã cẩn thận ôm chặt lấy đầu như thế đó là một chiếc bình thủy tinh sắp vỡ rồi đi về nằm xuống tấm phản trong nhà kho.

“Mẹ ơi, mẹ có thích ở trong bếp không?” Khi cô hỏi câu này lần đầu tiên, mẹ chẳng hiểu nổi ý cô là gì.

‘Hồi xư mẹ có thích ở dưới bếp không ? Mẹ có thích nấu nướng không ?’

Mẹ nhìn cô chằm chằm. « Mẹ không nghĩ tới chuyện thích hay không thích ở dưới bếp. Mẹ nấu nướng vì đó là việc mẹ phải làm. Mẹ phải ở dưới bếp để nấu cơm cho các con ăn rồi còn đi học. Làm sao mà ta có thể chỉ làm những việc mình thích được chứ ? Có nhiều việc ta phải làm cho dù ta thích hay không. » Mẹ nhìn cô với vẻ như muốn hỏi, Sao con lại hỏi vậy ?, và lẩm bẩm, « Nếu chỉ làm những việc mình thích thì ai sẽ làm những việc mình không thích đây ? »

« Thế thì, sao chứ ạ, me thích hay là không ? »

Mẹ đưa mắt nhìn xung quanh như đang định nói điều gì bí mật với cô, rồi cất tiếng thì thầm, « Nhiều lần mẹ đập bể nắp chum. »

« Mẹ đã đập bể nắp chum sao ? »

« Mẹ không thấy điểm kết thúc. Ít nhất là với công việc đồng áng, khi gieo hạt vào mùa xuân thì ta được thu hoạch vào mùa thu. Ở chỗ gieo hạt rau chân vịt sẽ mọc lên cây rau chân vịt, ở chỗ tra hạt ngô sẽ mọc lên cây ngô… Còn công việc bếp núc thì không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Ta ăn sáng rồi ăn trưa rồi ăn tối ròi khi trời sáng thì lại ăn sáng… Sẽ tốt hơn nhiều nếu mẹ có thể thay đổi món ăn thường xuyên, nhưng bởi vì vẫn là những thứ rau dưa trồng ngoài đồng ruộng cả nên mẹ lúc nào cũng làm đi làm lại ngần ấy món. Khi cứ làm thế hết lần này tới lần khác, sẽ có những lúc ta thấy thật sự ngán ngẩm. Mỗi lúc cảm thấy gian bếp như nhà tù, mẹ lại đi ra sân sau nhặt cái nắp chum nào sứt sẹo nhất lên rồi dùng hết sức ném bộp vào tường. Chị gái bố con không hề biết mẹ làm thế. Nếu mà biết chắc bác ấy sẽ cho rằng mẹ là người điên khi cứ đập nắp chum lung tung như vậy. »

Mẹ cô còn kể rằng vài hôm sau mẹ lại mua chiếc nắp mới để đậy cái chum lại. « Mẹ đã tiêu tiền hơi lãng phí. Khi đi mua nắp mới mẹ thấy thật phí phạm và tiếc đứt ruột, nhưng mẹ chẳng thể nào ngừng lại được. Tiếng vỡ của cái nắp chum đã trở thành liều thuốc cho mẹ. Mẹ cảm thấy như được tự do. » Bỗng nhiên mẹ đặt ngón trỏ lên môi rồi suỵt nhẹ như thể sợ ai nghe thấy. « Đây là lần đầu tiên mẹ kể chuyện này ra đấy ! » Nét tinh nghịch và nụ cười bí ẩn thoáng hiện trên khuôn mặt mẹ. « Khi nào không thích nấu nướng thì con nên thử ném một cái đĩa. Dù có nghĩ, ôi, sao mà tiếc thế, con sẽ thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Nhưng vì chưa có gia đình nên dù sao con cũng chẳng cảm thấy như thế đâu. »

MẸ cô chỉ ngồi thở dài, « Dù sao mẹ cũng rất mừng khi các con đều đã trưởng thành. Cho dù đã bận rộn tới mức không có thời gian để sửa lại cái khăn đội đầu nhưng khi nhìn cảnh các con ngồi quây quần bên bàn ăn uống say sưa, đũa bát va cả vào nhau trong khi ăn, mẹ cảm thấy không cần bất cứ thứ gì trên thế gian này nữa. Tất cả các con đều rất dễ nuôi. Các con ăn rất ngon lành dù mẹ chỉ nấu một nồi canh đạm bạc chỉ bí ngô với đậu, còn nếu lâu lâu mẹ hấp cá một lần thì mặt mũi đứa nào đứa nấy trông tươi tắn hẳn lên… Các con đều ăn rất khoẻ nên giai đoạn các con đang phát triển nhiều khi mẹ thấy rất lo. Nếu có luộc một nồi khoai tây to để các con ăn tạm sau khi tan trường thì chắc chắn lúc mẹ về đã thấy cái nồi hết veo. Quả thật, có những thời gian gạo trong vại hôm trước hôm sau đã vơi đi trông thấy, thậm chí còn có khi vại gạo hết sạch. Khi mẹ vào trong kho lấy gạo để nấu cơm tối, cái ống bơ đong gạo chạm xuống tận đáy vại, trời ơi, lúc đó lòng mẹ chùng xuống, mẹ nghĩ không biết phải lấy gì cho các ăn vào sáng mai đây. Thế nên trong những ngày đó chuyện mẹ thích hay không thích làm bếp chẳng còn quan trọng gì nữa. Nếu được nấu một nồi cơm to và một nồi canh nhỏ thì mẹ chẳng quản mệt nhọc vì mẹ thấy vững tâm khi nghĩ đây là thức ăn nuôi lớn các con. Giờ có lẽ các con thậm chí không thể hình dung được điều đó, nhưng vào thời điểm ấy chúng ta thực sự luôn lo sợ hết lương thực. Nhà ai cũng thế cả. Việc quan trọng nhất lúc ấy là ăn để tồn tại. » Mẹ mỉm cười nói với cô rằng đó là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời mẹ.

Cơn đau đầu đã lấy đi nụ cười trên khuôn mặt mẹ. Nó giống như con chuột đồng với những cái răng sắc nhọn không ngừng đục khoét và âm thầm gặm nhấm tinh thần của mẹ.

Người mà cô đến gặp để nhờ in tờ rơi mặc bộ quần áo vải bông đã cũ. Chỉ thoáng nhìn ông thôi người ta cũng có thể nhận ra bộ quàn áo đó được may hết sức cẩn thận. Dù biết ông luôn mặc đồ vải bông đã cũ, mọi người vẫn luôn thấy ông thật cuốn hút. Nghe cô kể về tình hình của mẹ xong, ông bảo sẽ thiết kế tờ rơi dựa trên bản nháp của cô rồi in thật nhanh tại cửa hàng in của người quen. Do không có bức ảnh mới chụp nào của mẹ nên anh chị em cô đành phải dùng tấm ảnh gia đình chụp hồi mừng thọ bố, tấm ảnh mà cậu em trai của cô đã đưa lên mạng. Ông nhìn gương mặt mẹ cô trong bức ảnh rồi nói rằng mẹ cô trông rất đẹp.

Bất ngờ trước câu nói của ông, cô cũng khen bộ quàn áo của ông thật đẹp.

Ông mỉm cười với câu nói của cô. « Mẹ tôi may bộ này cho tôi đấy. »

“Chẳng phải bà đã mất rồi sao?”

“Mẹ tôi may nó lúc sinh thời.”

Ông kể rằng vì bệnh dị ứng nên từ khi còn nhỏ tới giờ ông chẳng thể mặc gì khác ngoài vải bông. Nếu những loại vải khác chạm vào da, toàn thân ông sẽ mẩn ngứa và phát ban. Thế nên xưa nay ông chỉ mặc quần áo vải bông mẹ ông may cho. Trong ký ức của ông, người mẹ lúc nào cũng khâu vá bởi vì mọi thứ đồ của ông đều do bà may lấy, từ cái áo lót cho đến đôi tất chân.

Ông nói sau khi mẹ ông qua đời, ông mở tủ quần áo ra xem, trong đó chất đầy những bộ quần áo vải bông mà ông có thể mặc đến tận cuối đời. Bộ quần áo ông đang mặc đây là một trong số đó. Dung mạo của mẹ ông thế nào nhỉ? Trong lòng cô cảm thấy xót xa khi nghe ông kể chuyện. Trước sự hồi tưởng về người mẹ kính yêu của ông, cô hỏi, “Ông có nghĩ rằng mẹ ông hạnh phúc không?”

“Mẹ tôi không giống với phụ nữ ngày nay.” Lời nói của ông rất lịch sự nhưng vẻ mặt ông nói lên rằng cô đã xúc phạm mẹ ông.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 29-6-2013 18:09:01 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2 | Xin lỗi con, Hyong-chol


Nhận tờ rơi Hyong-chol vừa đưa cho, người phụ nữ dừng bước một lát lặng lẽ nhìn tấm ảnh mẹ anh. Ngay dưới chân tháp đồng hồ ở ga Seoul nơi mẹ thường đứng đợi anh.

Ngay sau khi anh tìm được một căn phòng trên thành phố, mẹ đã lên thăm anh. Lúc đến ga Seoul, bộ dạng của mẹ anh chẳng khác gì một người đi sơ tán chiến tranh. Mẹ bước lên bậc thềm nhà ga với bao nhiêu gói bọc đội trên đầu, vác trên vai, cầm trên tay, với vô khối thứ không xác vào đâu được nữa đành buộc lại quanh hông. Thật kỳ lạ khi mẹ vẫn có thế bước đi với ngần ấy thứ trên người. Nếu làm được, chắc mẹ còn treo cả những quả cà tím và bí ngô vào chân khi lên thăm anh. Cái túi của mẹ anh căng phồng lên với nào là ớt tươi, nào là hạt dẻ, hoặc tỏi bóc sẵn bọc trong giấy báo. Mỗi khi đi đón mẹ, anh lại không tin nổi vào mắt mình khi thấy những bó to, bó nhỏ chất thành đống xung quanh mẹ, thật ngạc nhiên vì một mình mẹ mà có thể mang được nhiều thứ đến vậy. Đứng giữa đống đồ đạc, mẹ ngó nghiêng nhìn quanh, gò má đỏ bừng lên, ngóng đợi anh đến đón.

Người phụ nữ ngập ngừng tiến về phía anh, chỉ vào ảnh mẹ trong tờ rơi mà nói, “Hình như tôi đã nhìn thấy bà ấy trước ủy ban phường số Hai khu Yongsan.” Trong tờ rơi do cô em anh làm, mẹ anh mặc hanbok màu xanh nhạt, đang cười rạng rỡ. Người phụ nữ nói tiếp, “Lúc đó bà ấy không mặc bộ hanbok này nhưng đôi mắt thì giống hệt, tôi còn nhớ đôi mắt ấy vì trông nó rất thật thà, giống như đôi mắt của con bê vậy.” Người phụ nữ nhìn lại một lần nữa đôi mắt của mẹ anh trong bức ảnh được in trên tờ rơi và nói thêm, “Bà ấy bị thương ở mu bàn chân. Bà ấy đi đôi dép lê màu xanh, một bên dép cứa vào bàn chân chỗ gần ngón cái sâu đến nỗi một miếng thịt long ra tạo thành vết rách sâu hoắm, có lẽ vì bà ấy đã đi bộ khá xa. Ruồi muỗi bu đầy quanh vết thương đang rỉ mủ, chắc là cảm thấy khó chịu nên bà ấy cứ đưa tay phe phẩy đuổi chúng đi. Mặc dù trông có vẻ đau lắm, nhưng bà ấy cứ ngó nghiêng nhìn vào ủy ban phương như thể chẳng đau đớn gì. Chuyện này là từ một tuần trước rồi.”

Một tuần trước sao?

Chẳng biết phải làm gì với những điều người phụ nữ kia nói – rằng bà ấy nghĩ là đã nhìn thấy mẹ anh trước ủy ban phường một tuần trước, chứ thậm chí không phải sáng nay, rằng đôi mắt mẹ trong bức ảnh trên tờ rơi gợi cho bà ấy nghĩ đến đôi mắt của người phụ nữ bà ấy gặp – anh vẫn tiếp tục phát tờ rơi ngay cả khi bà ấy đã đi rồi. Mọi thành viên trong nhà đều được huy động đi phân phát và dán tờ rơi ở khắp nơi, từ ga Seoul đến Namyong-dong, từ các nhà hàng, cửa hàng quần áo, hiệu sách và quán café Internet. Khi có những tờ rơi bị bóc ra vì đã dán vào những chỗ không được phép, họ lại tới dán vào đúng chỗ đó. Mà cũng không chỉ dán ở loanh quanh khu vực ấy. Mọi người trong gia đình còn đến tận Nam Dae Moon, Chong Lim Dong, thậm chí cả Seo Dae Moon để phân phát và dán tờ rơi. Họ chẳng nhận được lấy một cuộc điện thoại từ mẩu quảng cáo họ đã đăng trên báo, nhưng có một số người gọi điện đến sau khi xem tờ rơi. Có lần nghe mách rằng có người giống mẹ anh ở một nhà hàng nọ, họ vội vàng lao đến đó xem, nhưng người đó không phải là m ẹ mà chỉ là một phụ nữ trạc tuổi mẹ đang làm việc cho nhà hàng đó. Một lần, có người gọi đến bảo với anh rằng ông ta đã mời mẹ vào nhà ông ta rồi đọc địa chỉ nhà ông ta một cách rõ ràng, thế là lòng đầy khấp khởi mấy anh chị em vội vã tới đó, nhưng khi đến nơi mới hay địa chỉ đó không tồn tại. Thậm chí còn có người gọi đến bảo rằng anh ta sẽ tìm mẹ cho họ nếu họ đưa trước năm triệu uôn tiền thưởng cho anh ta. Nhưng rồi sau hai tuần những cuộc gọi cũng thưa thớt dần. Gia đình anh, vốn lúc trước tất tả chạy ngược chạy xuôi ngập tràn hy vọng, giờ đây thường thấy nhau ngồi phệt trước tháp đồng hồ ở ga Seoul,  não nề tuyệt vọng. Khi có người vò nát tờ rơi vứt xuống đất ngay sau khi nhận nó, chính em gái anh, một nhà văn, đã nhặt nó lên, vuốt lại phẳng phiu và phát cho người khác.

Cô em anh vừa đi vào ga Seoul với một tập tờ rơi trên tay liền chạy lại đứng bên cạnh anh. Ánh mắt mệt mỏi của cô liếc nhìn đôi mắt anh. Anh kể với cô về những lời của người phụ nữ nọ, rồi hỏi cô, "Chúng ta có nên đến tìm kiếm quanh ủy ban phường số Hai khu Yong San không?" Cô em với vẻ ủ rũ trả lời ngắn gọn, "Sao mẹ lại đến đó chứ? Chúng ta có thể qua đó sau." Rồi cô đưa tờ rơi ra trước mặt những người đang hối hả đi ngang qua mà nói to, "Đây là mẹ chúng tôi, xin mọi người đừng vứt đi, làm ơn hãy cầm lấy tờ rơi xem dù chỉ một lần thôi." Không ai nhận ra cô em anh mặc dù thỉnh thoảng , khi xuất bản một cuốn sách mới, hình của cô lại xuất hiện trên mục văn hóa của tờ nhật báo. Nhưng xem ra, vừa nói thật to lên vừa đưa tờ rơi ra như cô em gái có vẻ mang lại hiệu quả hơn là chỉ phát tờ rơi như anh. Không còn ai quẳng tờ rơi đi ngay khi quay bước như trước đây nữa. Chẳng có nhiều nơi mẹ có thể đến ngoài nhà của mấy anh em. Điều này thực sự là căn nguyên đau khổ của anh và cả gia đình. Nếu có nơi nào có thể mẹ sẽ tìm đến thì mấy anh em sẽ tập trung tìm kiếm mẹ xung quanh đó, nhưng vì chẳng có nơi nào nên họ đành phải lùng sục khắp mọi nơi trong thành phố này. Khi cô em hỏi, "Sao mẹ lại đến đó chứ?" anh đã không nghĩ ra ngay rằng ủy ban phường số Hai khu Yong San chính là nơi đầu tiên anh làm việc khi đặt chân lên thành phố. Bởi vì đã ba mươi năm trôi qua kể từ ngày đó.

Gió mùa này đã trở lạnh, thế nhưng những giọt mồ hôi vẫn lấm tấm trên mặt anh. Anh đã ngoài năm mươi tuổi, là giám đốc tiếp thị của một công ty chuyên xây dựng nhà chung cư. Mặc dù hôm nay, thứ Bảy, là ngày nghỉ, nhưng nếu mẹ không bị lạc thì giờ này chắc anh đang có mặt tại ngôi nhà mẫu ở Song Do. Công ty anh đang tìm kiếm khách hàng đợt cuối cho các căn hộ của một tòa phức hợp rộng lớn sắp sửa hòan thành ở đó. Anh đã làm việc không kể ngày đêm để bán được hết toàn bộ căn hộ trong tòa nhà ấy. Suốt cả mùa xuân, anh phụ trách chiến dịch quảng cáo trong đó phải chọn một bà nội trợ bình thường làm người mẫu thay vì tìm kiếm những siêu mẫu nổi tiếng như trước đây. Anh chẳng nhớ nổi lần cuối cùng mình về nhà trước nửa đêm là khi nào, bởi vì anh quá bận bịu với việc xây căn nhà mẫu, rồi còn phải đón tiếp và ăn tối với cánh phóng viên. Vào Chủ nhật, anh thường phải hộ tống Tổng giám đốc và các cán bộ cấp cao khác tới chơi golf ở Sokcho hoặc Hoengsong.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách