Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 9737|Trả lời: 84
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết - Xuất Bản] Size 12 Không Phải Là Mập | Meg Cabot

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Size 12 không phải là mập

Tác giả: Meg Cabot
Dịch giả: Dương Ngọc Trà
Nguồn: thuvien-ebook




Giới thiệu:

“ Size 12 không phải là mập” là quyển đầu tiên trong series về cựu sao teen pop tên Heather Wells. Cô có size 12, kích cỡ trung bình của phụ nữ Mỹ, bản thân cô xem size đó là size bình thường, bất kể người khác có nói thế nào đi chăng nữa. Bởi cô vẫn áp dụng chế độ ăn kiêng, mặc “vừa” đồ may sẵn, dù đôi lúc có “tăng đường” khi bị sốc về một thông tin gay cấn nào đó.

Cô từng là một ngôi sao nhạc pop, nay là trợ lý quản lý khu cư trú New York College nên ai gặp cũng hỏi cô một câu hỏi mà cô cực ghét: “Hình như tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải?”. Và thế là cô phải giải thích về quá khứ hào nhoáng của mình. Điều này đối với cô là một cực hình và quan trọng hơn, nó gây ra những tình huống bi hài trong thế giới cuộc sống của cô.

Có những tình huống mà nếu là bạn, bạn cũng không biết phải làm sao! Heather Wells từng là hôn thê của một ngôi sao nhạc pop, nay lại sống cùng nhà với anh trai của hắn. Trong khi đó, cô lại đang phải đối mặt với một mối tình câm nín điên dại cùng một chàng chỉ thích những em siêu gầy và siêu thông minh. Làm sao đây khi mà size của cô mỗi ngày lại nhích lên một tẹo!

Cô hiện là một trong những quản lý của khu cư trú New York College, hàng ngày phải đối mặt với loạt những “tai nạn” chết người xảy ra đám sinh viên “bốc đồng”. Từ nơi đây, tính cách của các nhà quản lý sinh viên và các cô cậu sinh viên được bộc lộ qua cái nhìn của Heather Wells.

Một trong số những bài hát mà Heather Wells đã trình bày khi còn là sao teen pop:

“Em chẳng biết tại sao

mình lại xa nhau vậy.

Tưởng như mới hôm qua

anh còn gọi em yêu.

Mà giờ em một mình

nước mắt không ngừng rơi.

Hãy làm lại từ đầu,

em muốn mình sống lại.

Vì em chưa sẵn sàng

để anh đi.

Chào mừng đến với thế giới của Heather Wells!
Size 12 không phải là mập

- sao teen pop chỉ giỏi lắc mông nhưng chỉ thích hát rock do mình sáng tác.

- nay phải đi trông nom gần cả nghìn đứa sinh viên New York College.

- liên tục đối mặt với những vụ tai nạn chết người.

… cùng một mối tình câm nín điên dại với anh chàng sống chung nhà chỉ thích những em siêu gầy và siêu thông minh.

Heather Wells – không tiền, không bằng cấp,

SIZE 12 – liệu có thể phá án và đến với chàng trong mộng không ?

Chào mừng đến với thế giới của Heather Wells!

Size 12 không phải là mập là quyển đầu tiên trong series về cưu sao teen pop – Heather Wells.

Rate

Số người tham gia 5Sức gió +30 Thu lại Lý do
CaMilOvE + 5 Ủng hộ 1 cái!
dotamvu + 5 Cà lem chăm chỉ quá !
hai2an + 10 Ủng hộ 1 cái!
Linh.Jenny + 5 Ủng hộ 1 cái!
anglemoon + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 08:53:34 | Chỉ xem của tác giả
Sao thế nhỉ? Bình thường tôi vẫn mặc size 12…..nhưng tôi đã thử size 12 rồi, cứ như bơi trong đó ấy. Mà cả size 10 cũng thế. Vậy mới lạ, vì gần đây tôi đâu có ăn kiêng ăn cữ gì – trừ khi bạn tính món Splenda không calo mà tôi cho vào cốc latte bữa sáng nay.

CHƯƠNG 1


“Ê ô, hế lô? Có ai ngoài đó không?” Cô gái ở buồng thử đồ kế bên có giọng nói nghe như sóc chuột. “Hế lô?”
Y hệt sóc chuột. Tôi nghe tiếng một người bán hàng đang đến gần, chùm chìa khoá kêu lanh canh.
“Vâng, sao thế cô, có chuyện gì không?”
“Có đấy!” giọng nói ngắt quãng – nhưng vẫn rất sóc chuột – vọng qua bức vách giữa hai căn buồng.
“Các anh có cái quần jeans nào kiểu này mà nhỏ hơn size zero không?”
Tôi khựng lại, một chân đã ở bên trong còn chân kia vẫn bên ngoài cái quần jeans mà tôi đang cố nhét mình vào. Hả! Tôi có nghe nhầm không hay đúng là sự thật đấy? Làm gì có size nào nhỏ hơn size zero? Chả lẽ lại là size âm mấy?
Từ hồi học toán lớp 6 đến giờ cũng đã khá lâu thật, nhưng tôi vẫn nhớ có một dãy số với số 0 ở giữa, và…
“Bởi vì,” nhỏ hơn size zero – hay giọng sóc chuột – giải thích với tay nhân viên bán hàng, “thường em mặc size 2, nhưng chả hiểu sao thử mấy cái quần size zero này lại bùng nhùng không chịu nổi. Thế mới quái chứ! Mà từ cái lần gần nhất đi mua quần đến giờ em có giảm ký nào đâu.”
Nhỏ hơn zero nói làm tôi cũng nhận thấy thế khi kéo cái quần mình đang thử lên. Tôi không tài nào nhớ được lần cuối cùng mình mặc vừa size 8 là khi nào? Rồi, công nhận thật ra tôi có nhớ. Nhưng đó chẳng phải là khoảng thời gian mà tôi đặc biệt nâng niu.
Sao thế nhỉ? Bình thường tôi vẫn mặc size 12…..nhưng tôi đã thử size 12 rồi, cứ như bơi trong đó ấy. Mà cả size 10 cũng thế. Vậy mới lạ, vì gần đây tôi đâu có ăn kiêng ăn cữ gì – trừ khi bạn tính món Splenda không calo mà tôi cho vào cốc latte bữa sáng nay.
Nhưng tôi cam đoan món bánh vòng pho-mát kem và heo xông khói mà tôi xơi cùng với thứ đồ uống đó trong bữa sáng đã xoá sổ ngay tức khắc chút tác dụng ăn kiêng nhỏ nhoi của đường Splenda rồi.
Với cả dạo này tôi cũng đâu có đến phòng tập thể dục đa năng. Không phải tôi không tập thể dục, nói thế không đúng. Tôi chỉ không tập trong phòng tập thể dục đa năng thôi. Rõ ràng đi bộ cũng giúp ta đốt cháy nhiều calo hệt như khi chạy. Thế thì chạy làm gì? Tôi đã phát hiện ra từ lâu rồi, rằng một chuyến cuốc bộ đến quầy pho-mat Murray để xem họ chào bán loại sandwich đặc biệt nào cho bữa trưa cũng phải mất đến 10 phút!
Rồi một cuốc từ Murray sang Betsey Johnson, bên Wooster, để xem họ đang bán hạ giá thứ gì (tôi thích mê hàng thun giãn của bà này): thêm 10 phút nữa!
Rồi đi bộ từ Betsey qua Dean & Deluca bên Broadway, làm một cốc cappuccino sau bữa trưa và xem họ có bán món vỏ cam bọc sô-cô-la mà tôi thích điên lên hay không: lại 10 phút nữa!
Vân vân, và chưa kịp nhận ra thì đã hoàn thành xong đúng 60 phút thể dục. Ai bảo thực hành những khuyến nghị mới của chính phủ về sức khoẻ là khó chứ? Tôi mà làm được thì ai cũng làm được.
Nhưng chả lẽ tất cả những trò đi bộ đó lại giúp tôi giảm được hẳn 2 size kể từ cái lần cuối cùng đi sắm quần jeans? Tôi biết mình đã giảm được một nửa lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày khi thay món sô-cô-la Hershey’s Kisses, trong hộp kẹo trên bàn, bằng mấy cái bao cao su phát không của trung tâm sức khoẻ sinh viên. Nhưng mà gì thì gì….
“À, là thế này,” tay nhân viên bán hàng trình bày với Nhỏ Hơn Zero. “Mấy cái quần này là hàng jeans giãn. Nghĩa là cô phải thử quần nhỏ hơn size thật của cô 2 size.”
“Cái gì?” giọng Nhỏ Hơn Zero hơi bối rối.
Chẳng trách được, tôi đây cũng đang có cảm xúc y như thế. Những dãy số lại một lần nữa hiện về.
“Ý tôi là,” tay bán hàng kiên nhẫn giải thích, “nếu bình thường mặc size 4 thì khi mặc quần jeans giãn cô phải lấy size zero.”
“Thế thì sao không đề béng size thật của nó đi?” Nhỏ Hơn Zero hỏi – tôi nghe rất có lí. “Nếu zero là 4 thì dán béng số 4 luôn cho rồi?”
“Cái này gọi là ghi size nịnh,” tay nhân viên nói, giọng khẽ khàng.
“Ghi size gì cơ?” Nhỏ Hơn Zero hỏi, đến phiên cô nàng cũng hạ giọng. Ít nhất hạ hết mức mà một con sóc chuột có thể hạ được.
“Cô biết đấy…..” tay nhân viên bán hàng thì thầm với Nhỏ Hơn Zero, nhưng tôi vẫn nghe được. “….những khách hàng to con hơn sẽ rất thích nếu mặc vừa size 8. Nhưng thật ra, size của họ phải là 12 kia. Hiểu không?”
Khoan đã. Cái gì cơ?
Tôi tung cửa buồng thay đồ, ào ra ngoài trước khi kịp dừng lại để nghĩ.
“Tôi là size 12 đây,” tôi nghe thấy mình nói với tay nhân viên như thế. Tay này trông cực kì hoảng hốt, cũng dễ hiểu thôi. Nhưng gì thì gì…. “Thế size 12 thì làm sao hả?”
“Không làm sao cả!” tay nhân viên kêu lên hoảng loạn “Có làm sao đâu! Ý tôi là…”
“Ý anh size 12 là béo chứ gì?” tôi hỏi hắn.
“Không!” hắn kiên quyết. “Cô hiểu lầm rồi! Ý tôi là…”
“Này, 12 là size trung bình của phụ nữ Mỹ đấy nhá,” tôi nói cho hắn biết. Tôi biết chuyện này vì mới đọc được trên tờ People. “Có phải anh đang ám chỉ là thay vì ở cỡ trung bình, tất cả chúng tôi đều béo đấy phải không?”
“Không,” tay nhân viên vội nói. “Không, ý tôi hoàn toàn không phải vậy. Tôi…”
Cửa buồng thay đồ cạnh tôi bật mở, và lần đầu tiên tôi được diện kiến chủ nhân của giọng nói sóc chuột, cũng tầm tuổi mấy đứa nhỏ đang làm việc cùng tôi. Chẳng những nói giọng giống sóc chuột – tôi nhận thấy điều đó – mà cả cô nàng cũng hơi hơi giống sóc chuột nốt. Thì bạn cũng biết rồi đấy: dễ thương, sinh động, đủ bé để chui vừa vào túi của một cô gái cỡ trung bình.
“Mà còn chuyện không có size của cô bé này là thế nào nữa đây?” tôi vừa hỏi tay bán hàng vừa ra hiệu về phiá Nhỏ Hơn Zero. “Tôi thà trung bình còn hơn không tồn tại.”
Nhỏ hơn Zero có vẻ hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng nói với tên kia, “Ừm, vậy đấy!”
Tên bán hàng nuốt khan, đầy căng thẳng. Có thể nghe được cả tiếng nuốt. Chỉ nhìn thôi cũng đử biết hôm nay đúng là một ngày không may của cậu chàng. Sau giờ làm việc, thể nào hắn cũng mò vào một quầy bar mà rên rẩm những câu đại loại như, “Rồi mấy con mẹ đó lại còn chửi tôi về vụ size nịnh nữa chứ…Thật kinh khủng!”
Nhưng với chúng tôi, hắn chỉ nói, “Tôi…. ừm… để tôi đi…ừm… ra sau kiểm tra xem cửa hàng còn mấy cái quần… mà các cô muốn thử không.”
Rồi lủi mất.
Tôi nhìn Nhỏ Hơn Zero. Nhỏ Hơn Zero cũng nhìn lại tôi. Cô nàng tầm hăm hai, tóc rất vàng. Tôi cũng tóc vàng – với một chút trợ giúp của Lady Clairol – nhưng đã rời bỏ cái tuổi “đầu hăm” những mấy năm rồi.
Nhưng, chẳng phải rõ ràng ngoài khoảng cách tuổi tác và size quần ra, Nhỏ Hơn Zero và tôi đang cùng chia sẻ một mối dây gắn kết không bao giờ phá bỏ được đó sao: cả hai đứa đều bị chuyện Ghi Size Nịnh làm cho hố to. “Chị có định mua cái đó không?” Nhỏ Hơn Zero hỏi, hất cằm về phía cái quần tôi đang thử.
“Chắc có,” tôi nói. “Ý là, tôi cũng đang cần quần mới, cái quần cũ bị nôn trúng ở chỗ làm rồi.”
“Chúa ơi” Nhỏ Hơn Zero nói và chun chun cái mũi sóc chuột. “Chị làm ở đâu thế?”
“À, kí túc xá,” tôi nói. “Ý là khu cư trú sinh viên ấy. Tôi là trợ lý quản lý.”
“Thật á?” Nhỏ Hơn Zero trông có vẻ hào hứng. “Phải ở New York College không?” Tôi vừa gật đầu là cô nàng rú lên liền, “Em biết ngay là đã gặp chị ở đâu rồi mà! Em vừa tốt nghiệp New York College năm ngoái này. Chị làm ở nhà nào thế?”
“Ừm,” tôi nói, hơi ngượng ngùng. “Tôi chỉ mới bắt đầu từ mùa hè này thôi.”
“Thật á?” Nhỏ Hơn Zero hơi ngơ ngác. “Lạ nhỉ! Tại trông chị quen lắm…”
Tôi chưa kịp giải thích tại sao cô bé này lại nghĩ là trông tôi quen lắm thì di động của tôi đã vang lên những nốt đầu tiên trong bài Vavation của nhóm Go-Go (tôi chọn bài này như một nhắc nhở đau thương, rằng mình không có được một ngày nghỉ nào cả cho đến khi qua được 6 tháng thực tập ở chỗ làm, mà từ giờ đến lúc ấy còn những 3 tháng nữa.) Người gọi là sếp tôi. Gọi tôi vào một ngày thứ bảy!
Thế thì hẳn phải là chuyện cực kỳ quan trọng, đúng không?
Mà có khi cũng chẳng phải quan trọng gì. Thật ra tôi khá thích công việc mới của mình – làm việc với sinh viên thì cực vui rồi, vì chúng rất nhiệt tình quan tâm đến những thứ mà rất nhiều người thậm chí còn chả thèm nghĩ tới, chẳng hạn như vấn đề Tibet và giành quyền nghỉ đẻ ăn lương cho công nhân tại những cơ sở có điều kiện làm việc kinh khủng, vân vân.
Nhưng một trở ngại đáng kể khi làm việc ở Fischer Hall là tôi sống ngay góc phố gần đó. Chính vì vậy nên những người ở chổ làm có thể dễ dàng “tóm” được tôi, nhiều hơn mức tôi thấy thoải mái một tí. Ý là, nếu bạn là bác sĩ và bị bệnh viện gọi đến tận nhà vì có bệnh nhân đang cần cấp cứu thì đã là một nhẽ; đằng này bị chỗ làm gọi điện đến tận nhà chỉ vì tự dưng cái máy bán xô-đa nuốt mất tiền thừa, rồi chẳng ai tìm ra mấy tờ đơn đòi bồi hoàn và họ muốn bạn qua đó tìm giúp thì lại là chuyện hoàn toàn khác.
Dù tôi cũng nhận ra là đối với vài người, điều kiện của tôi thật chẳng khác nào giấc mơ trở thành hiện thực. Thì đó, được sống gần sở làm để có thể tạt ngay qua khi có những vụ rắc rối nho nhỏ xảy ra. Lại ở New York nữa chứ. Bởi vì hành trình của tôi chỉ kéo dài có 2 phút, và ấy là tôi đi bộ (4 phút thêm vào chỉ tiêu thể dục mỗi ngày nhé.)
Nhưng mọi người cũng nên biết rằng, so với những giấc mơ trở thành hiện thực thì giấc mơ này chẳng phải loại ngon lành nhất đâu, vì lương của tôi chỉ có 23.000 đô một năm (và nếu trừ đi các khoản thuế thành phố và thuế bang thì chỉ còn khoảng 12.000 đô); mà ở New York này, 12.000 đô chỉ trả được tiền ăn, có thể mua thêm một cái quần jeans như cái mà tôi sắp vung tiền ra tiêu đây, bất kể là size nịnh hay không nịnh. Tôi sẽ chẳng thể sống được ở Manhanttan bằng cái đồng lương ấy nếu không có nghề tay trái, cái nghề giúp tôi trả tiền thuê nhà. Tôi không được “ở ké” Vì tại New York College chỉ có quản lý khi kí túc mới được hưởng chế độ “ưu đãi” là được ở ngay trong những khu họ phụ trách, còn trợ lý quản lý thì không.
Gì thì gì, tôi cũng sống đủ gần Fischer Hall để sếp tôi cảm thấy rằng chị ta có thể gọi điện và yêu cầu tôi “tạt qua” bất cứ khi nào chị ta cần.
Thì chẳng hạn như hôm nay đây – một buổi chiều thứ Bảy đầy nắng vào tháng Chín – khi tôi đang đi mua quần jeans vì mới hôm trước, một thằng nhóc năm nhất uống hơi quá đà món cocktail chanh ở quán Stoned Crow, rốt cuộc đã quyết định lăn đùng ngã ngửa ra và phu hết vào tôi trong khi tôi đang lúi húi bên cạnh bắt mạch cho nó.
Tôi đang cân nhắc lợi hại xem có nên nghe máy hay không. Lợi: có thể Rachel gọi để tăng lương cho tôi (chưa chắc); hại: chắc Rachel gọi để nhờ tôi chở một thằng hai mốt tuổi say ngất ngư đi viện (dám lắm). Đang cân nhắc thì Nhỏ Hơn Zero đột nhiên ré lên, “Ôi lạy chúa! Em biết tại sao trông chị quen rồi! Đã ai nói với chị là chị giống y sì đúc Heather Wells chưa? Chị ca sĩ ấy?”
Tôi quyết định, trong tình huống này, cho luôn bà sếp vào hộp thư thoại. Tình hình đã đến mức tồi tệ lắm rồi, mới nãy là vụ size 12, giờ lại thêm vụ này nữa. Biết thế tôi ở nhà mua quần trên mạng quách cho xong.
“Emnghĩ vậy thật hả?” tôi hỏi Nhỏ Hơn Zero với vẻ không được hào hứng cho lắm. Có điều cô nàng chẳng mảy may nhận ra vẻ thiếu nhiệt tình của tôi.
“Ôi, lạy chúa!” Nhỏ Hơn Zero lại rú lên. “Chị nói cũng giống nữa! Lạ quá! Nhưng mà,” cô nàng nói thêm, cùng với một tiếng cười, “Heather Wells thì làm gì ở một khu kí túc chứ, đúng không chị?” “Khu cư trú sinh viên,” tôi chỉnh ngay. Chúng tôi phải gọi như vậy, vì gọi là khu cư trú nghe nói sẽ nuôi dưỡng một cảm giác ấm áp và đoàn kết giữa các “cư dân”, những người có thể sẽ nhận thấy việc sống ở một nơi được gọi là “kí túc” có phần quá lạnh lùng và cứng nhắc.
Thì việc mấy cái tủ lạnh trong kí túc bị đóng đinh xuống sàn nhà chẳng phải là một bằng chứng rành rành ra đấy còn gì.
“Ôi này,” Nhỏ Hơn Zero nói, như sưc tỉnh ra. “Em không có ý gì đâu nhá, về việc làm trợ lý phụ trách kí túc ấy. Chị không khó chịu vì em nói chị giống Heather Wells chứ? Ý em là, em có hết tất cả các album của chị ấy. Và cả một cái poster lớn trên tường. Từ hồi em mới 11 tuổi cơ.”
“Không hề,” tôi nói, “tôi chả thấy khó chịu tí nào.”
Nhỏ Hơn Zero trông có vẻ nhẹ nhõm hẳn. “Thế thì tốt. Thôi, chắc em phải tìm một cửa hàng khác có size của mình đây.”
“Đúng rồi đấy,” tôi nói, rất muốn gợi ý cô nàng mua quần áo Gap Kids mà mặc nhưng đã kìm lại được. Việc có thân hình bé xíu đâu phải lỗi của cô nàng. Cũng như việc tôi thuộc cỡ trung bình của phụ nữ Mỹ đâu phải lỗi tại tôi!
Cho mãi đến khi đứng ở quầy tính tiền tôi mới kiểm tra hộp thư thoại để xem sếp Rachel muốn gì. Tôi nghe giọng chị ta, lúc nào cũng vô cùng kiềm chế, nói bằng ngữ điệu của một cơn quá khích hầu như không còn nén nổi nữa. “Heather, tôi gọi để báo cho cô biết vừa xảy ra một vụ án mạng trong khu nhà. Khi nhận được tin làm ơn liên lạc với tôi ngay.”
Tôi quẳng lại cái quần jeans size 8 trên quầy, mà dùng hết 15 phút mà người ta vẫn khuyên nên bỏ ra tập thể dục mỗi ngày để chạy – đúng, chạy – từ cửa hàng về phía Fischer Hall.

Bình luận

ôi ôi meg cabot lâu lắm mới thấy truyện của bà ấy,cất dành,chờ thi xong đọc  Đăng lúc 9-5-2012 06:58 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 08:56:20 | Chỉ xem của tác giả
Bọn nhóc chưa biết có một vụ án mạng xảy ra trong toà nhà. Chứ biết thì chắc chúng đã chẳng đứng đây mà đùa về nước với thuốc như vậy. Tôi nghĩ thế.

CHƯƠNG 2


“Tôi thấy hai người
Hôn nhau, ôm nhau
Anh bảo tôi
Đó chỉ là em họ anh thôi
Có mà nằm mơ
Có mà nằm mơ
Có mà nằm mơ.
Nếu anh cần tôi
Đừng nên lừa dối.
Chuyện giữa tôi và anh,
Thật ra là thế nào đây?
Có mà nằm mơ
Có mà nằm mơ
Có mà nằm mơ.”
“Có mà nằm mơ”
Trình bày – Heather Wells
Sáng tác – Valdez/Caputo
Album: Sugar Rush Cartwright Records
**********
Điều đầu tiên tôi nhìn thấy khi quành qua góc phố dẫn đến Washington Square West là một cái xe cứu hoả đang nằm chình ình trên vỉa hè thay vì dưới đường là bởi có một gian hàng bán quần lót in hình hổ báo với giá 5 đô một chiếc – quả là một món hời, trừ việc nhìn kỹ sẽ nhận ra ngay mấy cái quần này viền một thứ đăng-ten có vẻ sẽ gây ngứa – đã choán mất chỗ ấy rồi.
Thành phố hiếm khi nào chắn đường Washington Square West, nơi Fischer Hall toạ lạc. Nhưng vào ngày thứ Bảy đặc biệt này, ắt hẳn hiệp hội nào đó trong vùng đã nhờ vả ân huệ của một thành viên trong hội đồng thành phố hay gì gì đấy, mà đóng cửa cả một phần của công viên để tổ chức hội chợ đường phố. Bạn biết tôi đang nói đến loại hội chợ nào rồi chứ? Đại loại là có những gã bán hương trầm, mấy thằng cha bán tất hạ giá, những hoạ sĩ vẽ chân dung biếm hoạ và những ông hề xiếc bán tượng quấn bằng dây kẽm.
Lần đầu tiên được đến một hội chợ đường phố ở Manhattan, tôi cũng tầm tuổi mấy đứa nhóc mà tôi làm cùng bây giờ. Là hồi đó thì hẳn tôi đã rú lên, “Ối, hội chợ. Vui quá!” Hồi đó tôi đâu biết có thể mua tất cả ở Macy’s với cái giá còn rẻ hơn loại tất mà thằng cha kia đang bán cơ chứ.
Nhưng thực sự là, chỉ cần đến xem một cái hội chợ đường phố ở Manhattan thôi thì cũng coi như bạn đã đi hết mọi hội chợ rồi.
Mà thật trông không gì lạc lõng bằng một gian hàng bán đồ lót ngay trước cửa Fischer Hall. Đây đơn giản không phải là loại nhà có thể kết hợp với một hàng quần lót! Toà nhà Fischer Hall vươn lên đầy ngạo nghễ trên công viên Washington Square kia được xây bằng gạch đỏ từ tận khoảng năm 1850. Tôi biết điều đó từ một số tài liệu tìm được trong ngăn bàn ngay ngày đầu tiên tiếp quản công việc, và rằng cứ 5 năm một lần, thành phố lại bắt trường thuê một công ty đến cạo hết vữa cũ ra để thay một lớp vữa mới, sao cho gạch của toà nhà không rớt ra và đáp coong coong vào đầu người ta
Ý thì hay đấy, tôi nghĩ vậy. Thế nhưng, mặc cho những nỗ lực của thành phố, vẫn có những thứ rơi rớt khỏi Fischer Hall và đập vào đầu người ta như thường. Đấy là tôi không nói đến chuyện gạch đá. Tôi đã nhận được những báo cáo về các loại chai, lon, quần áo, sách vở, CD, rau củ, những thanh kẹo Good & Plentys, và một lần nọ là hẳn một chú gà quay nguyên con đáp xuống mặt đường.
Nói cho bạn biết: mỗi khi đi ngang qua Fischer Hall, lúc nào tôi cũng phải nhìn lên, cẩn tắc vô áy náy.
Tuy nhiên, hôm nay thì không. Hôm nay tia nhìn của tôi dính chặt vào cửa chính của toà nhà. Tôi đang cố nghĩ cách xem làm sao để lẻn được vào trong qua cái đám đông vị đại – và cả cảnh sát New York nữa – đang án ngay trước cửa. Có vẻ như cùng với vài tá khách du lịch lượn lờ hội chợ, khoảng một nửa số “cư dân” của Fischer Hall đang đứng ở bên ngoài, chờ người ta cho phép vào lại bên trong toà nhà. Bọn nhóc không hề biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi biết thế vì nghe chúng la hét hỏi han nhau trên nền tiếng sáo ngang phè vang lên từ một gian hàng khác ngay trước toà nhà, hình như là gian hàng bán…ờ… cát-sét nhạc sáo Pan gì gì đấy.
“Có chuyện quái gì vậy?”
“Ai biết! Có cháy hả?”
“Lại thằng điên nào để cho nồi lá thơm sôi cạn khô đi chứ gì.”
“Không, là thằng Jeff đấy. Đảm bảo nó lại làm rớt tẩu thuốc cho mà xem.”
“Jeff, mày tệ ghê luôn á!”
“Lần này không phải tao, thề!”
Bọn nhóc chưa biết có một vụ án mạng xảy ra trong toà nhà. Chứ biết thì chắc chúng đã chẳng đứng đây mà đùa về nước với thuốc như vậy. Tôi nghĩ thế.
Okay, là tôi hy vọng thế.
Rồi tôi chợt tia thấy một gương mặt quen quen, người này chắc chắn biết chuyện gì đang xảy ra. Nhìn mặt chị là tôi biết ngay. Chị không phải chỉ bời bời vì bên cứu hoả không cho chị vào lại bên trong. Chị bời bời vì chị biết.
“Heather!” Magda cũng nhận ra tôi trong đám đông, chị vẫy vẫy bàn tay đã được làm móng rất kĩ. “Ôi, Heather! Kinh khủng quá!”
Magda đứng đó, trong cái áo thụng căng-tin và tất chân in da báo, lắc lắc mái tóc xù mì và rít những hơi dài căng thẳng điếu Virginia Slim kẹp giữa hai cái móng dài tầm 3cm. Mỗi móng là một bản sao nhỏ xíu của quốc kì Mỹ. Mặc dù có thể trở về quê hương cộng hoà Dominica bất cứ lúc nào nhưng Magda vẫn vô cùng yêu quý đất nước đã đón nhận mình, và chị bộc lộ lòng ái quốc đó qua nghệ thuật làm móng.
Cũng nhờ vậy mà tôi gặp được chị chứ đâu, khoảng 4 tháng trước, trong một tiệm làm móng. Và cũng nhờ đó mà lần đầu tiên tôi biết đến công việc trong kí túc (ý là khu cư trú). Cô trợ lý quản lý trước tôi – Justine – vừa bị sa thải vì đã hô biến 7.000 đô trong quỹ tiêu vặt của khu nhà, và vụ ấy làm cho Magda, người thu ngân của căng-tin kí túc – ý là khu cư trú – vô cùng cáu tiết. “Có tin được không chứ?” Magda đã càu nhàu với tất cả những ai chịu để tai nghe, khi tôi đang làm móng chân ở tiệm Hot Tamale Red – bởi vì, ờ thì, ngay cả khi quãng đời còn lại của bạn có đang trôi tuột xuống đáy toa-lét, như cuộc đời tôi lúc đó đi chăng nữa thì ít nhất bạn vẫn có thể làm cho bộ móng của mình trông xinh xẻo một chút chứ.
Magda cách tôi vài bàn, lúc ấy đang cho người sơn xịt hình Nữ thần Tự Do mini vào ngón cái, nhân ngày tưởng niệm các Liệt sĩ, và chị đang nổi cơn tam bành về Justine – người tiền nhiệm của tôi.
"Nó đặt hàng 27 cái lò sưởi gạch men ở phòng cung ứng để tặng cho bạn nó làm quà cưới!”
Tôi vẫn chưa hiểu lò sưởi gạch men là cái quái gì, hay tại sao lại có ai đó thích mua một cái lò sưởi để làm quà cưới. Nhưng vừa nghe nói có người bị đuổi việc ở chỗ làm của Magda, nơi mà một trong các phúc lợi công việc được hưởng – ngoài 20 ngày nghỉ một năm cùng toàn bộ bảo hiểm y tế và chế độ chăm sóc nha khoa – là miễn toàn bộ học phí, tôi đã nhảy cẫng lên sung sướng.
Chính ra tôi nợ Magda rất nhiều, không phải chỉ vì chị đã giúp tôi kiếm được việc (cũng chẳng phải vì chị cho tôi ăn miễn phí ở căng-tin bất cứ lúc nào tôi muốn - và chính điều này là một phần lý do vì sao bây giờ tôi không còn là size 8 nữa, trừ phi đó là size nịnh), mà vì Magda đã trỡ thành một trong những người bạn tốt nhất của tôi.
"Mag," tôi nói, khép nép đến đứng cạnh chị. "Ai thế? Ai chết thế?"
Bởi vì tôi không thể không lo rằng biết đâu đó lại là một người tôi quen, như một trong mấy bác công nhân bảo dưỡng kỹ thuật lúc nào cũng rất dễ thương trong việc lau dọn những vũng chất lỏng thải ra từ cơ thể người, mặc dù chúng không nằm trong mô tả công việc của các bác ấy. Hay một trong số các sinh viên làm thêm mà tôi được cho là có trách nhiệm quản lý - đúng thật là được cho là ấy, bởi qua 3 tháng làm việc ở Fischer Hall, chỉ có một nhúm các nhân viên nói trên chịu làm theo những gì tôi sai bảo (rất nhiều đứa vẫn một mực trung thành với cô nàng Justine "tay dính" kia).
Mà ngay cả khi có đứa nào chịu làm theo nững gì tôi bảo, thì cũng chỉ vì công việc đó liên quan đến những chuyện như kiểm tra phòng sau khi những đứa ở đó vừa chuyển ra và dọn dẹp những gì chúng để lại, thường là những chai rượu mùi Jagermeister còn dang dở.
Thế nên hôm sau, khi đến chỗ làm, tôi không sao gọi được bất kỳ một đứa nào xuống lầu để phân loại thư bởi vì chúng đều đã say bét nhè.
Nhưng cũng có một vài đứa tôi thật sự quý mến - chẳng hạn như những sinh viên được học bổng không đến trường bằng một cái thẻ Visa được bố mẹ luôn sẵn lòng trả hộ mỗi tháng; những đứa thật sự phải làm việc để kiếm tiền mua sách vở và chi trả các loại phí khác, và vì thế luôn sẵn sàng nhận ca trực từ 4g chiềucho mãi đến đêm tại bàn tiếp tân vào một tối thứ Bảy mà chẳng cần tôi phải van vỉ gì nhiều.
"Ôi, Heather," Magda thì thầm. Chỉ có điều chị phát âm tên tôi thành Haythar. Chị thì thầm vì không muốn mấy đứa nhóc biết chuyện gì đang thật sự xảy ra. Bất kể là chuyện gì. "Một trong số những ngôi sao màn bạc của chị!"
"Một sinh viên á?" Tôi có thể thấy mọi người trong đám đông đang tò mò liếc nhìn Magda. Không phải vì trông chị hơi kì quái - ừ thì đúng là trông Magda có hơi kì quái thật, chẳng là chị trang điểm đậm đến mức nếu lúc này Christina Aguilena mà có đứng bên cạnh chị thì chắc cô ấy cũng sẽ hoá thành vô cùng tự nhiên, và chị còn có một bộ móng tay rõ dài nữa chứ.
Nhưng vì đây là Làng nên vẻ ngoài của Magda vẫn có thể được xem là khá hiền lành.
Chính cái từ "ngôi sao màn bạc" mới là thứ mọi người không hiểu. Cứ mỗi lần có một sinh viên bước vào nhà ăn của Fischer Hall là Magda liền cầm lấy phiếu ăn của đứa đó, quét qua máy scan, và hát, "trông kia những ngôi sao màn bạc xinh đẹp đến ăn ở đây. Ta thật may mắn vì có thật nhiều ngôi sao xinh đẹp ở Fischer Hall này!"
Ban đầu tôi chỉ nghĩ Magda cố tình tâng bốc các sinh viên khoa kịch của New York College - mà đám ấy thì trường này có cả tấn, nhiều hơn hẳn so với sinh viên y khoa hay kinh tế.
Rồi vào một ngày Tự làm kem ăn, Magda thả một quả bom tin rằng Fischer Hall thực chất rất nổi tiếng. Không phải vì những lý do như bạn nghĩ đâu - như kiểu tại vì nó toạ lạc tại quảng trường Washington lịch sử, nơi Henry James từng sinh sống; hay vì nó ở ngay đối diện cái Cây Treo Cổ nổi tiếng, nơi người ta thường hành hình các phạm nhân hồi thế kỉ 18; cũng chẳng phải vì khu công viên này từng là nghĩa địa của những người nghèo, thế nên tóm lại là tất cả những thứ nào là băng ghế gỗ và quày bán xúc xích nóng kia đều đang "toạ" ngay trên những xác người.
Không, theo nguồn tin của Magda, Fischer Hall nổi tiếng vì người ta đã quay một cảnh trong bộ phim Ninja Rùa Đột Biến Tuổi Thiếu Niên ở đây. Donatello hay Raphael hay một trong những chú rùa nào đấy khác - tôi thật sự chẳng nhớ nổi là chú nào - đã phi thân từ mái ngói của Fischer Hall sang toà nhà bên cạnh, và toàn bộ bọn sinh viên của Fischer Hall đóng vai quần chúng, đã nhìn lên và chỉ trỏ trầm trồ màn trình diễn của chú rùa thông minh.
Thật chứ! Fischer Hall có một lịch sử rất li kì.
Chỉ là bọn sinh viên đóng vai quần chúng ấy đã tốt nghiệp từ lâu rồi và đều đã rời khỏi Fischer Hall.
Thế nên tôi đoán chắc hẳn mọi người đều lấy làm kỳ quái vì sao bao nhiêu năm rồi mà Magda vẫn nhắc tới cái chuyện ấy.
Nhưng thật sự, bạn có thể nhận thấy rằng, đối với người như Magda thì việc có một cảnh trong một bộ phim điện ảnh chính thống được quay tại chính chổ làm của chị là một trong rất nhiều thứ đã khiến nớc Mỹ trở nên vĩ đại.
Nhưng bạn cũng thấy rằng, với một người không biết lịch sử đằng sau ấy thì cái chuyện "ngôi sao màn bạc bé nhỏ của chị" nghe có vẻ thật...ừm, quái dị. Điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều người đang hiếu kì nhìn về phía chúng tôi khi nghe lỏm được cơn bộc phát của Magda.
Không muốn đám trẻ đánh hơi được có điều tồi tệ nghiêm trọng đang xảy ra, tôi nắm lấy cánh tay Magda và kéo chị về phí cây thông trồng trong chậu ở bên ngoài toà nhà - nơi mà, tiếc thay, vài sinh viên vẫn thường dùng làm cái gạt tàn riêng - cho có chút riêng tư.
" Có chuyện gì vậy chị?" tôi hỏi nhỏ. "Rachel để lại tin nhắn nói vừa có một người chết trong toà nhà, nhưng chị ấy chỉ nói vậy thôi. Chị có biết ai không? Làm sao mà chết?"
"Chị không biết," Magda thầm thì, lắc đầu. "Chị đang ngồi ở quầy thì nghe có tiếng hét, rồi ai đó nói có một cô gái đang nằm dưới đáy giếng thang máy, đã chết rồi."
"Ôi chúa ơi!" tôi sốc thật sự. Tôi cứ tưởng mình sẽ được nghe tin về một ca tử vong vì dùng ma tuý quá liều hoặc bị hành hung - toà nhà này luôn có bảo vệ canh gác hăm bốn trên hăm bốn nhưng đâu có nghĩa là thỉnh thoảng không có một kẻ gớm ghiếc nào đó lọt được vào bên trong. Dù sao đây cũng là New York mà.
Nhưng chết vì thang máy á?
Magda, mắt hoen ướt, dũng cảm cố gắng không khóc - vì như thế sẽ làm cho đám sinh viên cực nhạy với những tình tiết kịch tính đánh hơi thấy ngay rằng đang có chuyện rất tệ xảy ra (với cả khóc lóc cũng chẳng hay ho gì cho tầng tầng mascara của Magda) - nói thêm, "Họ nói con bé... con bé làm gì ấy nhỉ? Hình như là cưỡi trên đỉnh thang máy hay gì gì đấy?"
"Lướt?" giờ thì tôi còn sốc hơn nữa. "Lướt thang máy ấy hả?"
"Đúng rồi!" Magda cẩn trọng chạm nhẹ phần đầu của một cái móng được tỉa tót vô cùng khéo léo vào khoé mắt, khẩy đi một giọt nước mắt. "Chính vì thế nên người ta không cho ai vào cả. Các ngôi sao màn bạc bé nhỏ của ta cần thang máy để đến phòng thay đồ, nhưng họ còn phải dọn cái..."
Magda bắt đầu thút thít. Tôi vòng một tay qua và xoay chị về phía mình thật nhanh, vừa để an ủi vừa để hãm bớt tiếng khóc của chị lại. Lũ sinh viên đang tò mò liếc về phía chúng tôi. Tôi không muốn chúng biết chuyện. Nhưng mà thể nào rồi chúng chẳng phát hiện ra, chẳng mấy chốc nữa.
Chỉ là chúng sẽ không cảm thấy mọi chuyện khó tin bằng tôi thôi.
Nhưng đáng lẽ tôi không nên ngạc nhiên đến vậy. Lướt thang máy là vấn nạn, không chỉ ở New York College, mà ở tất cả các trường đại học và cao đẳng của Mỹ. Lũ thanh niên rỗi hơi chẳng nghĩ ra được cái gì hay ho hơn để làm, thế nên cứ lao vào dùng ma tuý và thách nhau nhảy lên nóc những cabin thang máy đang trượt lên trượt xuống trong những chiếc lồng tối tăm, nguy hiểm. Đã có không biết bao nhiêu vụ bọn nhóc bị kẹp chết trong những lần thách thức say xỉn như thế.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 08:57:41 | Chỉ xem của tác giả
Tôi đã đoán rằng chuyện này sớm muộn gì rồi cũng sẽ xảy ra ở Fischer Hall mà.
Chỉ là...
Chỉ là Magda cứ nhắc đi nhắc lại là "con bé". Rằng một con bé đã bị chết.
Điều này rất kì, bởi tôi chưa từng nghe nói đến một đứa con gái nào lại chơi lướt thang máy cả. Ít nhất là không phải ở Fischer Hall này.
Rồi Magda nhấc đầu khỏi vai tôi và nói, "Ối giời ơi!"
Tôi quay lại để xem chị đang nói về cái gì và hít một hơi thật nhanh. Thì ra là bà Allington, vợ của Phillip Allington - người mà mùa xuân rồi đã nhậm chức chủ tịch thứ 16 của trường - đang đi dọc vỉa hè, hướng đến chỗ chúng tôi.
Tôi biết rất nhiều về gia đình Allington, bởi vì có một thứ khác tôi cũng tìm thấy trong đám hồ sơ của Justine - ngay trước khi tôi vứt chúng đi - là một bài báo cắt từ tờ The New York Times, bơm thổi hoành tráng về việc ngài chủ tịch mới được bổ nhiệm đã quyết định sống trong khu cư trú thay vì một trong những toà nhà sang trọng thuộc sở hữu của trường.
"Phillip Allington," bài báo viết, "là một hàn lâm học sĩ không muốn sống xa cách sinh viên. Khi từ pòng làm việc quay về, ông đi cùng thang máy với các sinh viên cao đẳng sống ngay cạnh phòng mình..."
Điều mà tờ Times hoàn toàn quên không nhắc đến là ngài chủ tịch và gia quyến sống tít trên tầng mái của Fischer Hall. Nguyên tầng 20. Và họ liên tục phàn nàn về việc thang máy cứ dừng lại ở từng tầng một trên đường đi lên để đón sinh viên, đến nỗi cuối cùng Justine phải phát cho họ chìa khoá riêng để cho phép thang máy đi thẳng lên tầng trên cùng.
Ngoại trừ việc than phiền về mấy cái thang máy, vợ củ ngài chủ tịch Allington hình như có rất ít việc để làm. Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy thì bà Allington nếu không phải đang trở về từ Saks Avenue, thì cũng đang bắt đầu đi đến đó. Bà nghiện mua sắm đến mức điên cuồng - hệt như một vận động viên điền kinh Olympic chăm chỉ luyện tập.
Chỉ có điều, môn thể thao yêu thích của quý bà Allington - ngoài mua sắm - còn bao gồm luôn cả việc tiêu thụ một khối lượng khổng lồ rượu vodka. Mỗi khi cùng tiến sĩ Allington trở về từ những buổi tiệc khuya với các thành viên trong hội đồng cố vấn, bà Allingyon thể nào cũng làm om sòm trong khu tiền sảnh, thường câu chuyện có liên quan đến mấy con vẹt mào cảnh của bà - vụ này tôi được nghe kể lại từ chính miệng bác Pete, một nhân viên bảo vệ mà tôi rất yêu mến.
"Mấy con chim của tôi," bà từng bảo với bác Pete. "Mấy con chim của tôi ghét cay ghét đắng lão, lão béo ạ!"
Câu này nghe thật dễ ghét - bạn cứ thử nghĩ mà xem. Lại còn sai lệch nữa chứ, bởi vì bác Pete không hề béo. Bác ấy chỉ - bạn biết rồi đấy - trung bình thôi.
Những lời lẽ lăng mạ nhè nhè của bà Allington là nguồn mua vui bất tận tại quầy tiếp tân của khu tiền sảnh, một chỗ toàn bọn sinh viên làm thêm ngoài giờ - mấy đứa tôi có nhiệm vụ trông nom ấy mà. Đêm khuya, nếu tiến sĩ Allington không có nhà, bà Allington thỉng thoảng lại gọi đến bàn tiếp tân để thông báo đủ mọi tin giật gân: nào là ai đó đã chén sạch đám a-ti-sô nhồi thịt của bà, nào là có chó sói ngoài ban công, rồi những chú lùn bé xíu vô hình đang gõ ầm ầm ở đầu giường ngủ của bà.
Theo lời bác Pete, bọn sinh viên ban đầu rất bối rối trước những thông tin ấy, thế là chúng lập tức gọi cho các RA (resident assistant - trợ lý sv trong các khu kí túc) - những đứa sinh viên năm cuối muốn đổi lấy phòng ở và cơm tháng miễn phí nên phải hành động hệt như một người mẹ trong gia đình, mỗi tầng một đứa. Các RA này đến lượt mình dẽ thông báo với quản lý toà nhà, và viên quản lý này sẽ phóng ngay thang máy lên tầng 20 để kiểm tra.
Nhưng khi cửa mở, với đôi mắt lờ đờ, người bọc trong nhung - vâng! Nhung đấy ạ! Xịn gần bằng nhung giãn ấy - bà Allington chỉ nói, "Tôi chả hiểu ông đang nói cái chi, ông béo ợ."
Trong lúc đó thì sau lưng bà (theo lời đám RA vẫn thường kể lại câu chuyện này), bọn vẹt mào đang huýt sáo điên cuồng.
Toàn chuyện quái dị!
Nhưng hoàn toàn chả quái dị chút nào với bà Allington, bởi vì ngay ngày hôm sau bà tỏ ra chẳng nhớ chuyện gì đã xảy ra đêm qua, và lại thẳng tiến đến Saks như một bà hoàng - Bà hoàng của Fischer Hall.
Như lúc này đây chẳng hạn. Trên tay lỉnh kỉnh những đồ đạc vừa sắm, bà Allington đang gay gắt nhìn viên cảnh sát đứng chắn trước cửa chính của Fischer Hall và kêu lên, "Xin lỗi đi. Tôi sống ở đây."
"Xin lỗi quý bà," viên cảnh sát nói. "Cửa này chỉ dành cho nhân viên công vụ khẩn cấp. Không dân thường nào được phép vào lại toà nhà."
"Tôi không phải dân thường." Bà allington có vẻ như sắp căng phồng lên giữa đám túi xách. "Tôi là... tôi là...." có vẻ như bà chưa hoàn toàn ngộ ra được mình là ai. Mà viên cảnh sát có vẻ như chả quan tâm.
"Xin lỗi bà," anh ta nói. "Sao bà không ra chơi hội chợ một lát đi nhỉ? Hay ở đằng kia có mấy cái ghế dài có vẻ thoải mái kia kìa, mời bà đến đó nghỉ ngơi một lúc, chờ chúng tôi dọn dẹp mọi thứ trước khi cho mọi người vào được không."
Bà Allington trông có vẻ hơi heo héo một tí khi tôi quày quả tiến đến chỗ bà. Tôi đã bỏ rơi Magda vì dường như bà Allington đang cần tôi hơn. Bà cứ đứng lớ ngớ ở đó trong cái quần jeans chật cứng, một chiếc áo tơ tằm, hàng tấn nữ trang vàng, và những chiếc túi xách nặng trĩu cả tay, miệng hết há ra rồi ngậm lại vì ngơ ngác. Rõ ràng trông bà rất xanh xao.
"Bà có nghe tôi nói không thế?" viên cảnh sát nói. "Không ai được phép vào trong. Bà thấy bọn nhóc đây không? Chúng cũng đang chờ. Vì thế hoặc là bà phải chờ cùng chúng, hoặc là mời bà đi chỗ khác cho."
Có điều, bà Allington dường như chả còn hơi sức đâu mà đi chỗ khác, đứng còn chẳng vững nữa cơ mà - theo như tôi thấy. Tôi bước đến và đỡ lấy cánh tay bà. Bà thậm chí còn không hề biết là tôi có mặt ở đó, mà tôi nghi có khi bà còn chẳng biết tôi là ai nữa kia. Tuy rằng mỗi ngày bà vẫn gật đầu chào tôi khi bước ra cửa thang máy đối diện cửa văn phòng tôi trên đường đến một cuộc tiêu pha phung phí mới - ý tôi là đi dạo chơi mua sắm - và nói, "Chào buổi sáng, Justine," (dù tôi đã chỉnh đi chỉnh lại) nhưng tôi đoán việc nhìn thấy tôi ở bên ngoài toà nhà vào một ngày cuối tuần như thế này đã làm bà quên hết mọi thứ.
"Chồng của bà đây là chủ tịch của trường, anh sĩ quan ạ,", tôi nói, gật gật đầu về phía bà Allington, lúc này hình như đang nhìn chằm chằm vào một sinh viên tóc tía đeo khuyên trên lông mày cạnh đó.
"Ông Phillip Allington ấy! Ông ấy sống ở tầng thượng. Tôi nghĩ bà đây đang không được khoẻ. Có thể... có thể cho phép tôi dìu bà ấy vào trong được không?"
Viên cảnh sát nhìn tôi chằm chằm.
"Hình như tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải?" anh ta hỏi. Câu này hoàn toàn không có ý tán tỉnh. Với tôi, câu nói này chưa bao giờ chứa đựng tình ý gì cả.
"Chắc là gặp quanh đây thôi, tôi làm việc trong toà nhà này mà." Tôi chìa thẻ nhân viên ra, bên trên có một cái hình trông như người đang say rượu, mặc dù lúc chụp tôi không hề say. Phải mãi đến khi nhìn thấy tấm hình đó thì tôi mới say. "Thấy chưa, tôi là trợ lý quản lý khu cư trú."
Trông viên cảnh sát có vẻ chẳng mấy ấn tượng với chức danh của tôi, nhưng anh ta vẫn nhún vai, "sao cũng được. Nếu cô muốn thì cứ đưa bà ấy vào đi. Nhưng tôi không biết cách nào để mấy người đưa được bà Allington lên nhà đâu nhé, thang máy bị ngắt rồi."
Tôi cũng chẳng biết làm sao đưa được bà Allington lên tầng đây, đến đi bình thường mà bà còn chẳng vững nữa là, chắc phải vác lên quá. Tôi bắn một cái nhìn qua vai về phía Magda, thấy tín hiệu của tôi, chị đảo mắt. Nhưng rồi chị cũng dụi điếu thuốc và liều tiến về phía chúng tôi, sẵn sàng giúp đỡ hết mức có thể.
Magda chưa kịp đến chỗ chúng tôi thì có hai cô nàng trẻ trung – ăn mặc theo kiểu New York College tiêu biểu: quần tụt, khuyên rốn – từ trong toà nhà phóng thẳng ra ngoài và thở hồng hộc.
“Ôi chúa ơi, Jeff,” một đứa gọi tên thằng nhóc chuyên làm rớt tẩu. “Thang máy làm sao ấy? Bọn này vừa phải cuốc bộ xuống 7 tầng cầu thang đấy.”
“Tao sắp chết rồi đây.” Con bé còn lại tuyên bố.
“Thực tức chết đi được,” con bé đầu tiên hổn hển thở, “bọn mình trả chừng đó học phí cùng với tiền nhà cơ mà, chí ít ông chủ tịch cũng phải sắm lấy mấy cái thang máy cho ra hồn chứ.”
Rồi những cái nhìn hằn học cùng bắn về phía bà Allington, người đã sai lầm để cho người ta trưng ảnh mình lên báo tường, và tự biến mình thành mục tiêu lộ liễu cho toàn kí túc – à quên, khu cư trú.
“Đi nào, bà Allington” tôi nói nhanh, hơi kéo tay bà, “mình vào trong thôi.”
“Ờ phải,” bà nói, hơi lảo đảo một tí khi Magda di chuyển để đỡ nốt cánh tay còn lại của bà. Cả 2 chúng tôi dẫn bà qua cửa chính trong tiếng kêu réo – từ lũ sinh viên – “Này này! Tại sao bọn họ vào được mà bọn tôi thì không? Bọn tôi cũng sống ở đây mà!” rồi thì “bất công” với cả “phát xít.”
Cứ nhìn cái cách bà Allington cẩn thận nhấc từng bước một cách õng ẹo, tôi dám cá bà đã ngà ngà say dù bây giờ vẫn còn là buổi sáng. Phỏng đoán của tôi được xác nhận ngay khi cả 3 vừa bước vào bên trong toà nhà, và bà Allington đột nhiên nhoài người về phía trước, nhanh chóng bón toàn bộ bữa sáng của mình cho một chậu cây trong tiền sảnh.
Rõ ràng quý bà A. đây đã uống kèm ít Mary Máu với trứng trong bữa sáng nay.
“Lạy đức mẹ đồng trinh!” Magda kinh hãi thốt lên. Cũng đúng thôi.
Không biết người khác thế nào, chứ mỗi lần bị nôn (và xin lỗi quý vị, tôi làm việc này khá thường xuyên vào mỗi đêm giao thừa), tôi thường mong nhận được một chút cảm thông, ngay cả nếu mọi chuyện đều là lỗi tại tôi.
Thế là tôi vỗ vỗ vào một bên vai áo độn bông của bà Allington và nói “Nào, bà thấy khá hơn chưa?”
Bà Allington chớp chớp mắt nhìn tôi như thể mới thấy tôi lần đầu.
“Cô là ai?”, bà hỏi.
“Ừm,” tôi nói. “Tôi là trợ lý phụ trách toà nhà. Heather Wells. Bà nhớ không? Chúng ta đã gặp nhau cách đây vài tháng ấy?”
Bà Allington trông hơi hoang mang, “thế Justine sao rồi?”
“Justine đã tìm được một việc khác rồi,” tôi giài thích, chính ra là nói dối, vì Justine bị sa thải. Nhưng tôi đâu đã được nghe câu chuyện từ phía cô ta. Ý của tôi là có khi cô ta thật sự cần tiền thì sao. Biết đâu cô ta có họ hàng sống ở Bosnia hoặc một nơi nào đó lạnh cóng, mà lại không có lò sưởi, và mấy cái lò gốm kia đã giúp họ sống sót qua mùa đông. Làm sao mà biết được!
Bà Allington lại liếc tôi thêm mấy cái.
“Heather Wells?” bà chớp mắt thêm mấy cái. “Nhưng cô chẳng phải… chẳng phải là cái con bé đó sao? Cái con bé hồi xưa suốt ngày hát trong mấy khu mua sắm ấy?”
Đây chính là lúc tôi nhận ra rằng bà Allington rốt cuộc đã nhận ra tôi, được rồi… nhưng không phải với tư cách trợ lý quản lý trong toà nhà mà bà đang ở.
Chà! Không ngờ bà này lại là fan của nhạc teen pop cơ đấy. Trông bà giống những người thuộc týp Barry Manilow hơn – cũng teen pop nhưng là loại cứng hơn nhiều.
“Hồi đó là vậy,” tôi nói dịu dàng, vì vẫn thấy tội nghiệp cho bà sau cái vụ nôn mửa kia, “Nhưng giờ tôi không còn biểu diễn nữa.”
“Sao vậy?” bà Allington tò mò.
Magda và tôi liếc nhau. Magda có vẻ đã lấy lại vẻ hài hước, bởi nơi khoé môi kẻ viền của chị xuất hiện một cú nhếch khá rõ.
“Ừm,” tôi nói. “Chuyện này cũng khá dài dòng. Căn bản là tôi đã mất hợp đồng thu âm…”
“Bởi vì cô béo lên chứ gì?” bà Allington hỏi.
Đến đoạn này thì phải thú thật là tôi chả còn thấy tội nghiệp bà ta một chút xíu nào nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 08:59:59 | Chỉ xem của tác giả
Sarah rõ ràng là đang nhận được quá nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến trường ở Fischer Hall này, hơn cả những gì cô ta mong đợi - có người chết nữa cơ mà.

CHƯƠNG 3


“Em bảo anh rằng em không thể
Nhưng anh dường như chẳng quan tâm.
Em bảo anh rằng em sẽ không
Như thể em còn không có mặt
Em không thể đợi chờ mãi mãi,
Em sẽ không đợi chờ mãi mãi.
Anh yêu ạ, bây giờ hoặc không bao giờ,
Hãy nói rằng anh yêu em
Hoặc, hãy để em đi.”
“Em không thể”
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: O’Brien/Henke
Album: Sugar Rush
Cartwright Records
***********
May mắn thay tôi được miễn trả lời câu bình luận cùa bà Allington về trọng lượng cơ thể mình, vì rằng ngay lúc đó, sếp tôi, Rachel Walcott, hối hả đi đến, đôi giày da hàng hiệu gõ lộp cộp trên mặt đá hoa cương của khu tiền sảnh.
“Heather,” Rachel nói khi nhìn thấy tôi. “Cảm ơn cô rất nhiều vì đã đến.” Trông Rachel quả là có vẻ vui mừng khi thấy tôi ở đây thật, điều này làm tôi thấy vui vui. Thì đấy, vui vì người ta cần đến mình, dù mình chỉ đáng giá có 23.500 đô 1 năm.
“Chắc chắn rồi,” tôi nói. “Tôi rất tiếc. Cô bé… ý tôi là…có phải một người mà chúng ta quen không?”
Nhưng Rachel chỉ lườm tôi một cái cảnh báo, kiểu như “Đừng có lôi chuyện gia đình ra nói trước mặt người lạ.” Người lại ở đây bao gồm bà Allington và Magda; nhân viên căn tin không phải là nhân viên khu cư trú, và mấy bà vợ của các vị chủ tịch trường đại học thì đích thị không phải người nhà. Rồi chị ta quay sang bà Allington.
“Chào buổi sáng, bà Allington.” Rachel gần như gào lên, cứ như thể đang nói với người già, mặc dù bà Allington chưa thể hơn 60 được. “Tôi rất tiếc vì chuyện này. Bà không sao chứ?”
Bà Allington còn lâu mới không sao ấy, nhưng – ngay cả khi đang rất cáu vì cái nhận xét gầy béo kia – tôi cũng không phun ra câu này. Dù sao đấy cũng là vợ ngài chủ tịch.
Thay vào đó, tôi chỉ nói, “Bà Allington không được khoẻ cho lắm.”
Đi kèm với lời tuyên bố trên là một cái nháy ra hồn về phái chậu cây mà bà vừa phun vào, hy vọng Rachel hiểu ý. Bọn tôi chưa làm việc cùng nhau lâu đến mức có thể hiểu ý nhau ngay – Rachel với tôi ấy. Chị ta chỉ mới được nhận vào một hay hai tuần trước tôi để thay viên quản lý vừa thôi việc ngay sau khi Justine bị đuổi – chẳng phải vì đồng cảm với Justine hay gì đâu. Viên quản lý kia nghỉ việc vì chồng chị ta nhận làm kiểm lâm ở Oregon.
Biết rồi. Chồng làm kiểm lâm. Hừm. Gặp tôi, tôi cũng bỏ việc theo ông ta luôn.
Mặc dù chỉ mới bắt đầu vào vị trí quản lý Fischer Hall nhưng thật ra Rachel chẳng lạ lẫm gì lĩmj vực giáo dục bậc cao (người ta vẫn thường gọi những chuyên gia tư vấn không tham gia giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng như vậy đấy, ít ra đó cũng là những gì tôi đọc được trong mớ hồ sơ của Justine). Khu kí túc trước kia – ý tôi là khu cư trú – mà Rachel, tốt nghiệp trường Yale, điều hành là Earlcrest College ở Richmond, bang Indiana.
Rachel bảo với tôi rằng đến New York từ một nơi như Richmond, nơi mà buổi tối chả cần phải khoá cửa nhà, đối với chị ta quả là một cú sốc văn hoá khá nặng. Nhưng theo như tôi thấy, Rachel hoàn toàn không phài chịu thiệt thòi lâu dài gì mấy vì vụ thôi việc ở trung tâm Hoosier kia. Chị ta có hẳn một tủ quần áo mà bất cứ một phụ nữ văn phòng nào ở New York cũng vui lòng nhận là của mình, đầy những Armani với cả Manolos; so với mức lương của chị ta (không nhỉn hơn tôi là mấy, vì các quản lý đã được cho một căn hộ miễn phí trong toà nhà như một phần thu nhập rồi) thì đấy quả là một thành tựu lớn lao. Việc cần mẫn tham dự các buổi bán quần áo thiết kế mẫu giúp cho Rachel nhanh chóng trở thành đầu tàu về thời trang. Và việc chấp hành nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng Zone cùng với mỗi ngày 2 tiếng thể dục đã giúp cho Rachel luôn ở mức size 2, cho phép chị ta mặc vừa tất cả những bộ đồ do các người mẫu thải ra.
Rachel nói nếu tôi thôi không ăn quá nhiều tinh bột như bây giờ và tập mỗi ngày nửa tiếng trên máy tập StairMaster, tôi có thể sễ dàng trở về sixe 8 thật sự. Và việc này thật ra đối với tôi cũng chẳng khó khăn gì, bởi tôi được tập miễn phí tại phòng tập đa năng của trường như một phần trong các phúc lợi được hưởng.
Có điều tôi đã thử đến phòng thể dục đa năng của trường rồi, và bị một mẻ hết vía. Ở đó có mấy đứa con gái gầy đét gầy đơ, cứ vun loạn những cánh tay như mấy que củi trong các lớp aerobic rồi yoga nọ kia. Tôi nói thật, có ngày mấy cái que đó thể nào cũng chọc lòi mắt con người ta ra chứ chả chơi.
Hơn nữa, nếu tôi giảm đủ cân, Rachel nói, tôi hoàn toàn có thể kiếm được một gã bạn trai hấp dẫn, giống như chị ta đang dự trù ngay khi kiếm được một gã trong Làng không gay, đầy đủ râu tóc, và kiếm được ít nhất 100.000 đô là một năm.
Nhưng làm sao người ta có thể thôi không ăn mì vừng lạnh nữa hả trời? Ngay cả khi là vì một gã kiếm được 100.000 đô một năm.
Với cả....ừm, như tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở Rachel, size 12 đâu có béo. Đấy là size trung bình của phụ nữ Mỹ. Nhé nhé! Và có cả đống người trong số chúng tôi (những người size 12) vẫn có bạn trai như thường, cảm ơn bà con.
Ừ thì tôi không có bạn trai, nhưng đầy đứa cỡ tôi, thậm chí béo hơn, vẫn có đấy thôi.
Tuy nhiên, dù Rachel và tôi có những ưu tiên khác nhau - chị ta muốn có bạn trai; còn tôi chỉ cần một cái bằng cử nhân, tại thời điểm này - và có thể bất đồng trong quan niệm thành phần một bữa ăn gồm những gì - chị ta: xà lách, không nước sốt; tôi: thịt băm viên. thêm sốt vừng, bánh mì lát khai vị và có thể là một cái bánh kẹp kem tráng miệng - chúng tôi vẫn khá hoà thuận, tôi nghĩ vậy. Ý tôi là dù sao thì Rachel có vẻ như đã hiểu về cái nhìn mà tôi vừa bắn cho về bà Allington.
"Bà Allington," Rachel nói. "Chúng tôi đưa bà về nhà nhé? Tôi sẽ đưa bà lên. Thế có được không, thưa bà?"
Bà Allington yếu ớt gật đầu, có vẻ như hứng thú của bà về chuyện tôi thay đổi công việc đã bị lãng quên. Rachel xốc lấy tay vợ ngài chủ tịch trong khi bác Pete, nãy giờ vẫn lảng vảng gần đấy, giữ chân một đám lính cứu hoả để nhường đường cho Rachel và bà A. vào cái thang máy mà người ta đã mở lại để dành riêng cho bà. Tôi không thể không lo lắng liếc vào bên trong thang máy khi cửa mở. Nhỡ có máu thì sao? Tôi biết là họ nói tìm thấy xác cô gái ở đáy giếng thang, nhưng nhỡ đâu có một phần nào đó còn sót lại trong thang máy thì sao?
Nhưng tôi chẳng thấy tí máu nào cả. Trông nó vẫn như cũ, ván ép giả gỗ sồi cùng với lớp viền bằng đồng, và hàng trăm sinh viên đã dùng cạnh chìa khoá phòng khắc tên của mình lên đó.
Khi cửa thang máy đóng lại, tôi nghe bà Allington nói, rất khẽ "Lũ chim!"
"Chúa ơi!" Magda nói khi chúng tôi chăm chăm nhìn những con số phía trên cửa nhá lên trong lúc thang máy di chuyển lên tầng mái. "Hy vọng bà ta sẽ không nôn thêm trận nữa ở trong ấy."
"Thật ấy chứ!" tôi đồng ý. Nếu điều đó mà xảy ra thì hành trình lên 20 tầng thang máy sẽ trở nên vô cùng tồi tệ.
Magda rùng mình như thể vừa nghĩ đến một điều gì đó rất khó chịu - chắc là vụ nôn mửa của bà A. - và nhìn xung quanh. "Yên ắng quá," chị nói, rồi vòng tay ôm lấy thân mình. "Từ hồi các ngôi sao nhỏ chuyển vào đây sống, chưa bao giờ mọi thứ lại yên ắng thế này."
Magda nói đúng. Với một toà nhà lúc nào cũng chật ních những người trẻ tuổi như nơi đây - 700, hầu hết vẫn trong tuổi vị thành niên - thì tiền sảnh lúc này quả là vắng vẻ một cách kì lạ. Chẳng thấy ai than vãn rằng sinh viên giúp việc phải mất quá nhiều thời gian để phân loại thư (khoảng 7 tiếng, tôi nghe nói Justine có thể khiến bọn chúng làm việc này chỉ trong vòng 2 tiếng. Đôi khi tôi tự hỏi không biết Justine có áp-phe gì với quỷ Satan không); chẳng thấy ai phàn nàn về chuyện máy cái máy đổi tiền ở phòng chơi game bị hỏng; chẳng thấy ai đi giày trượt trên nền đá hoa cương; và chẳng thấy ai cự nự với bác Pete về việc khách đến thăm phải đăng kí.
Chẳng phải là không có ai ở đó. Toàn bộ khu tiền sảnh đang nháo nhào lên ấy chứ. Cảnh sát, lính cứu hoả, nhân viên trường, bảo vệ mặc đồng phục xanh, và một đám sinh viên - toàn là trợ lý khu cư trú - đang lượn lờ quanh cái sảnh làm từ gỗ sồi và đá hoa cương, ai nấy mặt mày đều tỏ ra vô cùng nghiêm trọng...
.... nhưng yên ắng. Hoàn toàn yên ắng.
"Pete," tôi nói, tiến tới chỗ viên bảo vệ ở quầy an ninh. "Bác có biết là ai đấy không?"
Các nhân viên bảo vệ luôn biết mọi thứ xảy ra trong các toà nhà mà họ làm việc. Họ không thể không biết. Mọi thứ đều hiện ra ở đó, trên mấy cái màn hình ngay trước mặt họ, từ những sinh viên hút thuốc trong cầu thang, các trưởng khoa ngoáy mũi trong thang máy, cho đến các nhân viên thư viện làm tình trong phòng làm việc cá nhân...
Toàn những chuyện ngồi lê đôi mách.
"Dĩ nhiên!" bác Pete, như thường lệ, vẫn để một mắt canh chừng khu tiền sảnh còn mắt kia chăm chăm nhìn mấy cái màn hình theo dõi đặt trên bàn, mỗi cái ghi hình một khu vực khác nhau của kí túc (ý tôi là khu cư trú), từ lối vào cho đến căn hộ của bà A., thậm chí cà phòng giặt ở tầng hầm.
"Thế," Magda trông rất hồi hộp. "Là ai hở bác?"
Bác Pete, mắt vẫn canh chừng bàn tiếp tân phía đối diện để tin chắc là các sinh viên phụ việc không nghe trộm, nói, "Kellogg. Elizabeth. Năm nhất."
Tôi thấy nhẹ cả người. Tôi chưa từng nghe cái tên này bao giờ.
Nhưng rồi tôi tự xỉ vả mình vì đã có ý nghĩ như thế. Đấy vẫn là một cô bé 18 tuổi đã chết, dù có là nhân viên của tôi hay không!
"Làm sao lại xảy ra như thế?" tôi hỏi.
Bác Pete phóng về phía tôi một cái nhìn mỉa mai, "chứ cô nghĩ là làm sao?"
"Nhưng," tôi nói, không sao dừng lại được, có cái gì đó làm tôi rất khó chịu. "Bọn con gái có bao giờ chơi trò đó đâu. Ý cháu là lướt thang máy ấy?"
"Nhưng con bé này thì có," bác Pete nhún vai.
"Sao nó lại làm chuyện ấy chứ?" Magda tò mò. "Một chuyện ngu ngốc như vậy? Nó có dùng ma tuý không?"
"Làm sao tôi biết được!" bác Pete có vẻ khó chịu trước trận pháo câu hỏi của 2 chị em, nhưng tôi biết chỉ là vì bác cũng thấy rờn rợn như bọn tôi thôi. Điều này kể cũng hơi kì, bởi vì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ bác Pete đã phải chứng kiến đủ mọi chuyện rồi: bác làm ở trường này đã 20 năm còn gì. Cũng như tôi, người đàn ông goá vợ này nhận việc vì những phúc lợi mà nó mang lại: 4 đứa con chắc chắn sẽ được hưởng một nền giáo dục đại học tuyệt vời, và hoàn toàn miễn phí, đấy là lí do chính làm cho bác quyết định vào làm việc cho một cơ sở giáo dục sau khi bị một chấn thương đầu gối khiến bác phải vĩnh viễn ngồi bàn giấy ở sở cảnh sát New York. Con gái đầu của bác, Nancy, muốn trở thành một bác sĩ khoa nhi.
Nhưng điều đó cũng chẳng ngăn nổi việc bác vẫn đỏ mặt tía tai mỗi khi có đứa sinh viên nào đó cay cú gọi bác là "cảnh sát mướn" vì nó không được mang mấy cái đèn halogen sành điệu vào toà nhà (nguy cơ cháy nổ). Mà như thế là bất công, vì bác Pete thật sự làm việc không chê vào đâu được. Lần duy nhất mấy gã đưa pizza lọt được vào Fischer Hall để đút quảng cáo vào mấy cái khe bên dưới các cửa phòng là khi không phải phiên trực của bác.
Nói như thế không có nghĩa là bác Pete không có trái tim nhân hậu nhất quả đất đâu nhé. Nghe đồn rằng, mỗi khi bọn sinh viên từ trên phòng đi xuống, mặt mày tỏ vẻ kinh tởm, tay cầm mấy cái bẫy chuột dính bằng keo với mấy con chuột còn sống đang giãy giãy trên đó, bác Pete liền đem mấy cái bẫy ấy ra công viên, đổ dầu lên để giải phóng cho mấy con chuột nhỏ. Bác không sao chịu được ý nghĩ rằng bất cứ ai - hay bất cứ cái gì - phải chết trong phiên trực của bác
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 09:02:02 | Chỉ xem của tác giả
Nhân viên điều tra sẽ tiến hành kiểm tra độ cồn và ma tuý, chắc vậy," bác nói, cố tỏ ra bình thường nhưng thất bại. "Ấy là nếu ông ta có xuống dưới đấy."
"Ý bác là con bé... con bé vẫn còn ở đấy? Ý cháu là, nó... cái xác?"
Bác Pete gật đầu, "Ờ, đáy giếng thang máy ấy. Người ta tìm thấy nó dưới đó."
"Ai tìm thấy ạ?" tôi hỏi.
"Bên cứu hoả," bác Pete nói. "Khi có người nói là đã nhìn thấy con bé."
"Thấy nó ngã sao?"
"Không, thấy nó nằm đó. Có người nhìn qua kẽ hở... cô biết rồi đấy, giữa sàn nhà và buồng thang máy... và thấy con bé."
Tôi rùng mình. "Ý bác là không có ai tường trình lúc xảy ra vụ việc sao? Còn mấy đứa đi cùng con bé?"
"Đứa nào?" bác Pete hỏi lại.
"Thì những đứa chơi lướt thang máy cùng với nó chứ còn ai nữa ạ," tôi nói. "Nhất định con bé phải đi cùng với ai đó. Chẳng đứa điên nào lại đi chơi cái trò ngu xuẩn ấy một mình cả. Thế bọn nó không xuống tường trình à?"
"Chẳng ai nói gì với tôi cả" bác Pete nói, "cho đến sáng nay, khi có một đứa nhìn thấy con bé qua khe hở."
Tôi choáng váng.
"Ý bác là con bé có thể đã nằm dưới đó hàng tiếng đồng hồ rồi sao?" tôi hỏi, giọng hơi vỡ ra.
"Đã chết," bác Pete nói, nắm ngay được ý tôi. "Nó ngã đâm đầu xuống."
"Lạy đức mẹ đồng trinh!" Magda nói và làm dấu thánh.
Tôi cũng sốc chả kém gì chị. "Thế... làm sao họ biết đấy là ai?"
"Có thẻ sinh viên của trường trong túi nó," bác Pete giải thích.
"Chí ít nó cũng có chuẩn bị trước," Magda nói.
"Magda!" tôi vô cùng choáng váng, nhưng chị chỉ nhún vai.
"Đúng thế còn gì. Nếu định chơi một trò ngu ngốc như vậy thì ít nhất cũng phải thủ sẵn thẻ sinh viên trong người để sau này người ta còn biết đường nhận dạng xác chứ, không phải à?"
Bác Pete và tôi chưa kịp trả lời thì Gerald, quản lý nhà ăn, đã nhảy ra khỏi căn-tin, dáo dác tìm cô nhân viên thu tiền cứng đầu của mình.
"Magda," ông ta nói, khi cuối cùng cũng tia thấy chị. "Cô đang làm cái quái gì vậy? Cảnh sát nói ít phút nữa sẽ cho chúng ta mở cửa lại, vậy mà tôi chả thấy có ma nào trông quầy cả."
"Ồ, em ra ngay đây anh yêu quý," Magda nói. Và ngay khi tiếng bước chân của Gerald vừa xa khỏi tầm tai, chị thêm "đồ dở hơi". Rồi, với một cái hươ hươ móng tay tỏ vẻ xin lỗi về phía bác Pete và tôi, Magda quay lại chỗ ngồi phía sau quầy thu tiền trong căn-tin ở góc bên kia của bàn bảo vệ.
"Chị Heather?"
Tôi nhìn quanh và thấy một sinh viên phụ việc ở bàn tiếp tân đang vẫy vẫy mình rất khẩn thiết. Bàn tiếp tân là trung tâm của toà nhà, nơi thư từ được phân loại, nơi khách có thể gọi điện lên phòng bạn bè, và là nơi tiếp nhận tất tần tật những thông tin khẩn cấp trong toà nhà này. Một trong những công việc đầu tiên của tôi khi vừa được nhận vào làm ở đây là phải đánh máy một danh sách dài dằng dặc các số điện thoại mà nhân viên phòng tiếp tân cần tham khảo khi xảy ra bất kì sự cố gì (rõ ràng Justine đã quá bận rộn với việc dùng tiền quỹ trường để mua lò sưởi gạch men cho khắp lượt bạn bè mình nên chưa lo việc này được).
Hoả hoạn? Đã có số của sở cứu hoả rành rành ra đấy.
Cưỡng hiếp? Số đường dây nóng về cưỡng hiếp trong trường đã được liệt kê.
Trộm? Số của cảnh sát khu 6.
Có người rơi xuống từ đỉnh thang máy? Chẳng có số nào để gọi cho vụ này hết!
"Heather," con bé sinh viên phụ việc, Tina, nghe giọng hôm nay cũng lí nhí y chang cái ngày đầu tiên tôi gặp nó, khi tôi bảo nó không được bắt người khác phải chờ điện thoại cho nó chơi nốt trò Tetris trên máy Game Boy (Justine chưa bao giờ lấy làm phiền với việc này, nghe bảo thế). "Chừng nào người ta mới mang cái xác con bé kia đi? Em sợ quá, biết là nó vẫn còn, ý là, ở dưới đó."
"Bọn em có gặp một đứa cùng phòng với con bé đó," Brad - thằng nhóc không may phải trực ca RA cuối tuần này, tức là nó phải ở suốt trong toà nhà phòng khi có ai cần đến... như trong trường hợp có sinh viên bị chết chẳng hạn - hạ giọng một cách rất bí hiểm trong khi trườn qua bàn về phía tôi. "Nó nói thậm chí còn không biết là Beth - tên con bé bị chết ấy - nó nói thậm chí còn không nghĩ là Beth biết trên đời này có cái món lướt thang máy nữa kia. Nó nói Beth thuộc loại sinh viên trường tư."
"Ờ thì," tôi nói, vẻ dật dờ. Có thể thấy bọn nhóc đang trông chờ một vài lời an ủi từ phía tôi. Nhưng tôi biết phải an ủi bọn trẻ có bạn cùng lớp bị chết thế quái nào đây? Tôi cũng đang sợ vãi mật ra chứ có hơn gì chúng đâu. "Chị nghĩ như thế có nghĩa là mình chẳng bao giờ thật sự hiểu một ai đó như mình tưởng, phải không?"
"Vâng, nhưng lướt thang máy để chơi á?" Tina lắc đầu. "Chắc nó điên mất rồi".
"Khách hàng tiềm năng của thuốc an thần," Brad nghiêm nghị đồng ý, bộc lộ một phần quá trình huấn luyện nói giảm nói tránh mà bộ phận quản lý khu nhà ở này đã nhồi quá chặt vào đầu các RA của mình.
"Heather?"
Tôi quay lại và thấy Sarah, phụ tá cao học của Rachel, đang tiến về phía mình, với một chồng hồ sơ dày cộp trong tay. Vẫn ăn mặc theo kiểu đỉnh cao của thời trang sinh viên cao học New York College như mọi khi - quần yếm và ủng da lộn mềm - cô ta túm lấy tay tôi và siết mạnh.
"Ôi, lạy chúa," Sarah nói, không hề cố gắng giảm âm lượng để cả cái tầng 1 này khỏi nghe thấy. "Chị có tin được không? Điện thoại reo inh tai trong văn phòng. Tất cả các phụ huynh đang tới tấp gọi để an tâm rằng đấy không phải là con mình. Nhưng Rachel nói chúng ta không thể xác nhận danh tính của người chết cho đến khi nhân viên giám định đến. Mặc dù ta đã biết đấy là ai rồi. Ý tôi là, Rachel bắt tôi lấy tài liệu và bảo tôi đưa chúng cho bác sĩ Flynn. Chị nhìn mớ tài liệu này mà xem!"
Sarah vẫy tập tài liệu dày cộp màu kem. Elizabeth Kellogg có hồ sơ lưu trong văn phòng quản lý khu nhà, như vậy có nghĩa là hoặc cô bé đã gặp rắc rối về một vấn đề gì đó hoặc đã từng bị ốm trong năm học này...
... vậy thì rất quái, vì Elizabeth mới là sinh viên năm nhất, mà học kì mùa thu chỉ vừa mới bắt đầu.
"Nghe này." Sarah hăm hở chia sẻ mọi thứ mình biết với tôi, Brad và Tina. Hai đứa kia đang tròn mắt dẹt lắng nghe. Bác Pete thì đứng ở bàn bên kia, làm như thể đang bận quan sát ấy cái màn hình, nhưng tôi biết bác cũng đang dỏng tai lắng nghe. "Mẹ Elizabeth gọi cho Rachel, hết sức tức giận vì chúng ta cho phép sinh viên muốn tiếp khách nào cũng được, và bà ta không muốn Elizabeth tiếp bọn con trai. Rõ ràng bà mẹ này muốn con gái vẫn còn trinh trắng cho đến lúc cưới. Bà ta muốn Rachel làm sao cho Elizabeth chỉ tiếp được bạn gái thôi. Rõ ràng có một số vấn đề ở nhà, nhưng gì thì gì..."
Công việc của một GA - hay trợ lý cao học - là hỗ trợ quản lý các công việc thường ngày của khu. Bù lại, các trợ lý cao học được miễn phí nhà ở và có thêm hàng mớ kinh nghiệm thực tế trong ngành giáo dục bậc cao - mà thường cũng chính là lĩnh vực của họ.
Sarah rõ ràng là đang nhận được quá nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến trường ở Fischer Hall này, hơn cả những gì cô ta mong đợi - có người chết nữa cơ mà.
"Rõ ràng là có một sự cạnh tranh giữa bà mẹ và cô con gái ở đây," Sarah thông báo cho chúng tôi biết. "Ý là, có thể thấy ngay bà Kellogg ghen tị vì nhan sắc của bà đang tàn phai trong khi con gái..."
Chuyên ngành đại học của Sarah là xã hội học. Và cô ta nghĩ tôi mắc bệnh tự ti. Cô ta bảo với tôi điều này ngay trong ngày đầu tiên gặp mặt ở quầy tiếp tân 2 tuần trước đây, khi đến bắt tay tôi rồi rú lên, "Ôi lạy chúa, có phải chị chính là cái cô Heather Wells ấy không đấy?"
Khi tôi thừa nhận tôi chính là cái cô Heather Wells ấy, và nói với Sarah - khi cô ta hỏi tôi thế quái nào mà lại làm việc trong khu cư trú sinh viên (không như tôi, Sarah khôngbao giờ nhầm lẫn gọi nó là kí túc) - rằng tôi đang hy vọng kiếm được cái bằng đại học thì cô ta lập tức tuyên bố, "Chị cần gì học đại học. Cáichi5 cần giải quyết là các vấn đề về sự ruồng bỏ và những cảm giác bất lực mà chị hẳn phải cảm thấy khi bị hãng thu âm cho rớt đài và bị mẹ chị cướp trắng kia."
Điều này kể cũng khá buồn cười, bởi vì cái mà tôi cảm thấy cần giải quyết nhất lúc ấy lại chính là những cảm giác khó chịu đối với Sarah.
May thay bác sĩ Flynn, nhà tâm thần học trong biên chế của khu, đã quày quả đến chỗ bọn tôi, cặp táp đầy những giấy với tờ.
"Đây có phải hồ sơ của nạn nhân không?" ông hỏi thay lời chào. "Tôi muốn xem trước khi nói chuyện với cô bạn cùng phòng và gọi cho phụ huynh nạn nhân."
Sarah đưa tập hồ sơ cho bác sĩ Flynn. Khi lật qua các trang, đột nhiên ông nhăn mũi rồi hỏi, "mùi gì thế nhỉ?"
"Ừm," tôi nói. "Bà Allington hơi... ờ, bà ấy... à..."
"Bà ấy mới phun ra đấy ạ," Brad nói. "Ở bồn cây đằng kia kìa."
Bác sĩ Flynn thở dài, "Không phải lại nữa chứ." Bỗng chuông điện thoại reo, ông nói, "Xin lỗi!" rồi thò tay lấy điện thoại.
Cùng lúc đó, chuông điện thoại bàn tiếp tân cũng đổ ầm ĩ. Tất thảy mọi người đều quay lại nhìn. Khi thấy chẳng ai có động tĩnh gì, tôi liền bắt máy.
"Fischer Hall xin nghe," tôi nói.
Giọng nói ở đầu bên kia tôi không quen.
"Vâng, đây có phải khu kí túc trên đường Washington Square West không ạ?"
"Vâng, đây là khu cư trú," tôi trả lời, lần đầu tiên nhớ tới những gì đã được huấn luyện.
"Tôi đang tự hỏi không biết có thể nói chuyện với ai về tấn bi kịch xảy ra ở đó vào đầu ngày hôm nay?" cái giọng không quen ấy nói tiếp.
Tấn bi kịch? Tôi lập tức thấy nghi ngờ.
"Anh là phóng viên phải không?" tôi hỏi.
Đã sống đến lúc này rồi, xin cam đoan là tôi có thể đánh hơi thấy ngay bọn phóng viên từ cách xa cả dặm.
"À vâng, tôi ở tờ The Post..."
"Nếu thế thì anh phải liên lạc với phòng quan hệ báo chí. Ở đây chả có ai bình luận bình liếc gì đâu. Xin chào," tôi dập máy.
Brad và Tina đang trân trân ngó tôi.
"Oa," Brad nói. "Chị khá thật!"
Sarah đưa tay đẩy gọng kính, vì chúng bắt đầu trượt xuống sống mũi.
"Còn phải nói," cô ta nói. "Cứ xem những gì chị ấy phải trải qua thì biết. Bọn thợ săn ảnh đâu có tốt bụng gì cho cam, đúng không Heather? Nhất là khi chị bước vào và thấy Jordan Cartwright đang được cô... cô gì... mơn trớn ấy nhỉ. A đúng rồi. Tania Trace."
"Oa," tôi nói, mở to mắt nhìn Sarah với một sự ngỡ ngàng chân thật. "Cô đúng là biết cách dùng cái ký ức hình ảnh đó của mình đấy nhỉ, Sarah?"
Sarah cười khiêm tốn, trong khi miệng Tina cứ há hốc ra.
"Heather, chị từng hẹn hò với Jordan Cartwright á?" con bé rú lên.
"Chị bắt gặp hắn với Tania Trace á?" Brad trông hạnh phúc như thể ai đó vừa thả một tờ 100 đô lên đùi cậu vậy.
"Ừm," tôi nói. thì tôi đâu có nhiều lựa chọn. Bọn họ có thể dễ dàng google ra chuyện ấy mà. "Ờ. Chuyện đó cũng lâu rồi."
Rồi tôi xin phép đi kiếm 1 lon xô-đa, hy vọng một "choác" caffeine và đường hoá học sẽ giúp tôi kìm bớt ham muốn tạo thêm một cái chết nữa trong đám sinh viên của toà nhà này.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 09:06:39 | Chỉ xem của tác giả
Nhưng tôi làm gì được đến trình Phía sau sân khấu ca nhạc. Tôi chưa bao giờ nổi tiếng đến mức ấy. Tôi chưa bao giờ là một Britney hay một Christina. Tôi thậm chí còn chưa phải là một Avirl. Tôi đơn giản chỉ là một thiếu nữ khoẻ phổi, đến đúng nơi và vào đúng thời điểm.

CHƯƠNG 4


Đừng nói,
Em xin anh
Đấy là một điều bi mật, và nếu anh
Không nói,
Em sẽ khiến anh mừng
Là anh không nói.
Đừng nói,
Không ai biết,
Em đã hé mở lòng mình
Với anh,
Thế nên anh đừng nói.
"Đừng nói"
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: Valdez/Caputo
Album: Sugar Rush
Cartwright Records
*******
Chiếc mày bán xô-đa gần nhất đặt ở phòng TV, nơi mà tất cả các nhân sự quản lý đều đang tụ tập. Tôi chả dám liều xin Magda một lon nước miễn phí ở căn-tin, nhỡ lại gây thêm rắt rối cho chị.
Tôi chỉ nhận ra vài người trong số các quản lý đang có mặt trong phòng, cũng chỉ vi đã từng bị họ phỏng vấn lúc xin việc. Một trong đó đó, tiến sĩ Jessup, trưởng bộ phân nhà ở, tách khỏ đám đông quảng lý và tiến đến khi nhìn thấy tôi. Với chiếc sơ-mi Izod và quần Dockers mặc vào cuối tuần, trong ông khác ẳn với với lúc mặc bột vest màu than thường ngày.
"Cô Heather," tiến sĩ Jessup nói, giọng trầm trầm, hơi cộc, "sao rồi?"
"Ổn ạ," tôi trả lời. Tôi đã lỡ nhét 1 đô vào cái máy bán xô-đa nên chạy không kịp nữa - dù rất muốn, vì tất cả mọi người trong phòng đều đang dòm tôi, kiểu như, "Con này là đứa nào thế? Mình có biết nó không? Nó đang làm cái quái gì ở đây vậy?"
Thay vì lủi đi chỗ khác, tôi quyết định chọn thức uống. Tiếng lon nước rơi đánh uỳnh một phát xuống cái khe bên dưới, vang rất to trong phòng TV, nơi người ta đang cố nói chuyện thật nhỏ nhẹ để tỏ lòng tôn trọng người đã khuất cũng như thân nhân của cô bé, nơi mà ngày thường chiếc TV vẫn gào thét inh ỏi chương trình MTV suốt 24/7 đờ đây đã bị tắt ngúm.
Tôi cầm lon nước lên và khư khư giữ nó trong tay, không dám mở nắp vì chẳng muốn gây thêm bất cứ sự chú ý không đáng có nào về phía mình nữa. "Cô thấy bọn nhóc thế nào?" tiến sĩ Jessup hỏi. "Nói chung ấy?"
"Tôi cũng chỉ mới đến," tôi nói. "Nhưng mọi người có vẻ rất hoang mang. Cũng dễ hiểu thôi, ông biết rồi đấy, cái xác vẫn nằm dưới giếng thang máy mà."
Ts. J. trợn mắt lên và ra hiệu cho toi nhỏ giọng xuống, mặc dù mấy câu tôi vừa nói chả hơn gì những tiếng thì thầm. Tôi nhìn quanh và chợt nhận ra có một vài quan chức trong ban quản lý cũng đang ở trong phòng TV. Mà Ts. Jessup vốn cực kỉ nhạy cảm với chuyện phòng làm việc của ông được xem là một phòng luôn sâu sát và luôn vì sinh viên. Ông tự hào về khả năng gần gũi với thế hệ trẻ của mình. Tôi nhận ra điều này trong lần phỏng vấn đều tiên, khi ông nhíu đôi mắt xám nhìn tôi và hỏi cái câu mà tôi đã nghe nhàm cả tai, cái câu vẫn thường khiến tôi phát điên lên và chỉ muốn ném đồ đạc lung tung cho hả giận, cái câu mà tôi không cách nào tránh được, “Hình như tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải?”
Mọi người ai cũng nghĩ rằng họ đã từng gặp tôi ở đâu đó. Chỉ có điều họ chả nhớ ra là ở đâu. Tôi đã quen nghe những câu đại loại như, “Có phải chị từng đi dự tiệc tốt nghiệp với anh trai tôi không?” với cả, “Hình như chúng ta cùng học chung lớp đại học?”
Đó là điều đặc biệt kỳ cục, bởi tôi chưa bao giờ dự bất cứ một bữa tiệc tốt nghiệp nào, nói gì đến chuyện học đại học.
“Hồi trước tôi là ca sĩ,” tôi đã nói với Ts. Jessup như thế vào cái hôm đến phỏng vấn xin việc. “Một…ừm…ca sĩ nhạc pop. Khi tôi còn…ờ…hồi thiếu nữ.”
“À, đúng rồi,” lúc ấy Ts. Jessup đã thốt lên. “Sugar Rush! Tôi cũng nhớ mang máng như thế nhưng không chắc lắm. Tôi hỏi cô một câu được chứ?”
Tôi khẽ vặn mình trên ghế, không mấy thoải mái vì biết trước mình sắp bị hỏi gì. "Dĩ nhiên rồi."
"Tại sao cô lại xin việc ở một khu cư trú?"
Tôi hắng giọng.
Tôi hy vọng kênh VH1 sẽ làm một chương trình về tôi mang tên Phía sau sân khấu ca nhạc. Bởi vì lúc đó tôi sẽ không phải... giải thích này nọ với mọi người nữa, ý tôi là thế.
Nhưng tôi làm gì được đến trình Phía sau sân khấu ca nhạc. Tôi chưa bao giờ nổi tiếng đến mức ấy. Tôi chưa bao giờ là một Britney hay một Christina. Tôi thậm chí còn chưa phải là một Avirl. Tôi đơn giản chỉ là một thiếu nữ khoẻ phổi, đến đúng nơi và vào đúng thời điểm.
Ts. Jessup tỏ vẻ thông cảm. Ít ra ông cũng đã khéo léo chuyển chủ đề sau khi nghe tôi kể về chuyện mẹ tôi đã vượt biên cùng với ông bầu của tôi - cùng với, phải rồi, toàn bộ tiền tiết kiệm của tôi nữa - và hãng thu đã cho tôi rớt đài, rồi cả bạn trai cũng rũ áo ra đi, tuần tự như vậy, vậy nên khi được đề nghị vào vị trí trợ lý quản lý tại Fischer Hall với mức lương khởi điểm chỉ bằng mức trước đây kiếm được trong 1 tuần đi diễn, tôi đã đồng ý ngay mà chẳng đắn đo gì. Tôi chả thấy có tí triển vọng nghề nghiệp lâu dài nào trong lĩnh vực bồi bàn - đối với một cô gái mà đến cả lúc gội đầu cũng chẳng muốn đứng thì đó quả là một nghề vô cùng khổ sở - với cả có được cái bằng đại học nghe cũng có vẻ hay hay. Chỉ cần đợi hết 6 tháng thử việc - còn 3 tháng nữa thôi - đến lúc đó tôi có thể đăng ký học bao nhiêu môn tuỳ thích.
Lớp đầu tiên tôi sẽ học là tâm lý học nhập môn 101, để xem tôi có thật sự bị loạn thần kinh chức năng như Rachel và Sarah vẫn nghĩ không
Bỗng Ts. Jessup quay sang hỏi han về sức khoẻ tâm thần của Rachel.
"Rachel thế nào rồi?" ông hỏi.
"Tôi nghĩ chị ấy không sao."
"Cô nên mua cho Rachel ít hoa, hay gì đó," ông nói tiếp. "Một thứ gì để trấn an cô ấy. Kẹo chẳng hạn."
Tôi thốt lên, "Ồ, ý hay đấy ạ," mặc dù tôi chả hiêu ông ta đang nói hươu nói vượn gì. Tại sao tôi lại phải mua hoa hay kẹo cho Rachel? Chẳng lẽ cái chết của Elizabeth Kellogg lại ảnh hưởng đến Rachel nhiều hơn là ảnh hưởng đến Julio - đội trưởng đội lau dọn bảo trì, người mà có lẽ sau vụ này sẽ phải lai dọn chỗ Elizabeth đã ngã xuống? Có ai mua kẹo cho Julio không?
Có lẽ tôi nên mua hoa cho cả 2 người bọn họ.
"Rachel vẫn chưa quen với thành phố này," Ts. Jessup nói, chắc là để giải thích, tôi đoán thế. "Vụ này thể nào cũng làm cho cô ấy sốc. Cô ấy chưa được rành rõ NEw York như một số người trong chúng ta. Phải không, cô Wells?" Ts. Jessup nháy mắt.
"Đúng ạ," tôi nói, vẫn chả hiểu ông ta nói gì. Một cái kẹo Whteman Sampler đã đủ chưa, hay ông ta muốn tôi phải đến tận Dean & Deluca mua một mớ những tanh sô-cô-la be bé ấy mới chịu? Thế cũng được, tiện thể tôi sẽ mua luôn cho mình một ít vỏ cam bọc sô-cô-la.
Có điều... Rachel đâu có ăn kẹo. Kẹo không nằm trong chế độ ăn kiêng. Hay tôi mua cho cậu ta vài hạt đậu phộng nhỉ?
Đột ngột cuộc đối thoại của tôi và Ts. Jessup bị gián đoạn khi ngài chủ tịch Allington bất ngờ lao vào phòng.
Để tôi nói thật cho các bạn biết nhé: nếu chỉ thoáng nhìn một cái thôi thì tôi chả bao giờ nhận ra được ngài Philip Allington; mặc dù từ tháng 6 đến giờ, từ khi tôi bắt đầu làm việc ở Fischer Hall này, sáng nào tôi cũng thấy ông bước ra khỏi thang máy.
Lý do khiến tôi không nhận ra được chủ tịch A. là vì ông ăn mặc chẳng ra dáng một vị chủ tịch đại học gì cả. Bộ cánh ưa thích của ông chỉ gồm mấy cái quần tây trắng - ông vẫn cứ mặc chúng mãi sau lễ lao động, bất kể lời khuyên của Miss Manner - áo sơ-mi New York vàng choé (hay áo thun chui đầu cho những ngày ẩm uốt), giày Adidas và, khi thời tiết khắc nghiệt, thêm một cái áo khoát thuê chữ Ner York College màu trắng và vàng. Theo một bài báo khác mà tôi đã tìm thấy trong đám hồ sơ của Justine, ông chủ tịch cảm thấy rằng nếu ăn mặt như một sinh viên, ông sẽ dễ tiếp cận chúng hơn. Nhưng thực tình mà nói, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ một sv New York College nào mặc màu đồng phục của trườngcả. Chúng toàn mặc màu đen, để lẩn vào phần còn lại của New York.
Hôm nay chủ tịch A. chọn một chiếc sơ-mi thay vì áo chui đầu dù nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng hơn 20 độ. Chậc, có lẽ ông vừa có cuộc họp với ban cố vấn, nên muốn đóng bộ bảnh để tạo ấn tượng.
Chỉ đến khi tất cả các quản lý vội vã chạy lại phía ông như để nhắc nhở vai trò không thể tách rời của ông ta hay bà ta trong cái ngày sẽ được gọi là "Bi kịch" trên báo sinh viên vào thứ 2 tới, tôi mới sực tỉnh, "Ờ nhỉ, ông chủ tịch đó."
Bỏ qua tất cả những người khác, Ts. Allington nhìn thẳng vào Ts. Jessup, "Anh phải làm gì đó đi, Stan. Như thế này không được đâu. Không được chút nào."
Trông mặt Ts. Jessup cứ như thể ông ta mong chính mình là người đang nằm dưới cái buồng thang máy kia không bằng. Tôi cũng chẳng trách gì ông ta.
"Phil," Ts. Jessup nói với ngài chủ tịch, "Dù sao thì chuyện cũng xảy ra rồi. Với số đông sinh viên như thế này, thể nào mà chả có vài vụ tử vong. Năm ngoái đã có 3, và năm trước nữa có 2..."
"Nhưng không phải trong nhà của tôi," chủ tịchA. nói. Tôi không thể xua đi cái ý nghĩ rằng ông ấy đang cố nói cho giống với Harrison Ford trong phim Không Lực Một! ("Ra khỏi máy bay của tao ngay!")
Nhưng chính ra thì giống Pauly Shore trong Bio-Dome hơn.
Có vẻ như đây chính là lúc thích hợp để tôi chuồn về văn phòng. Tôi thấy Sarah ở đó, đang ngồi ngay chổ bàn làm việc của tôi và nói chuyện điện thoại. Chẳng có ai khác trong phòng, nhưng không khí căng thẳng dường như đang dậy lên quanh đây. sự khó chịu có vẻ như đang toả ra từ Sarah, cô ta dập máy đánh rầm một cái và rồi trừng mắt nhìn tôi.
"Rachel nói chúng ta phải huỷ buổi khiêu vũ tối nay," mắt cô ta quắc lên.
"Thì sao?" Tôi thấy việc ấy cũng hợp lý thôi. "Huỷ đi."
"Chị chả hiểu gì cả! Chúng ta đã mời cả một ban nhạc thực thụ. Chúng ta có thể mất tới một nghìn rưỡi đô vì vụ này đấy, có biết không!"
Tôi trợn mắt nhìn Sarah.
"Sarah!" tôi nói. "Một cô bé đã bị chết. Chết đấy!"
"Và bằng cách đi chệch khỏi công việc hằng ngày vì hành vi ích kỉ của nó," Sarah nói, "chúng ta sẽ chỉ làm cho cái chết của nó bị lãng lạn hoá lên trong giới sinh viên thôi." Rồi, cúi xuống một tí từ trên lưng con tuấn mã cao học ngất ngưởng của mình, cô ta nói thêm, "may ra có thể gỡ gạc lại khoản thu bị mất bằng cách bán áo thun. Dù sao thì tôi vẫn chả hiểu cớ gì ta lại phải hoãn buổi khiêu vũ chỉ vì một con điên đã lao đầu xuống từ nóc một cái thang máy."
Thế mà người ta cứ nói showbiz vô cùng khắc nghiệt. Rõ là chưa bao giờ làm việc trong một kí túc.
Xin lỗi, ý tôi là khu cư trú sinh viên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 09:08:35 | Chỉ xem của tác giả
Tôi xô qua người Jordan, chìa khoá lăm lăm trong tay. Kế hoạch của tôi bây giờ là phải mở cửa và vào nhà trước khi anh ta kịp ngăn tôi lại. Nhưng với 3 tầng cửa khoá phải mở, tôi e khó lòng mà thoát cho nhanh được.

CHƯƠNG 5


Em chẳng biết tại làm sao
Mình lại xa nhau vậy
Tưởng như mới hôm qua
Anh còn gọi em yêu
Mà giờ em chỉ một mình
Nước mắt không ngừng rơi
Hãy làm lại từ đầu
Anh yêu ơi em muôn làm lại từ đầu
Vì em chưa sẵn sàng
Để anh đi
"Làm lại từ đầu"
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: Valdez/Caputo
Album: Sugar Rush
Cartwright Records
*******************
Vì đây là New York, nơi mỗi ngày xảy ra không biết bao nhiêu ca tử vong chẳng phải vì những lý do tự nhiên, nên phải mất 4 tiếng phòng giám định pháp y mới đến và kiểm tra xác của Elizabeth.
Viên giám định đến vào lúc 3g30, và đến 3g35, người ta tuyên bố Elizabeth Kellogg đã chết. Nguyên nhân cái chết - tron lúc chờ điều tra thêm và khám nghiệm tử thi - được hi là do tổn thương nặng, gãy cổ, lưng và xương chậu, kèm theo vô số vết xây xát ở mặt và tay chân.
Cứ cho rằng tôi là đứa mơ mộng đi, nhưng tôi không nghĩ có ai trong giới sinh viên sẽ cố lãng mạn hoá cái chết này khi chúng biết chuyện đâu.
Tệ hơn nữa, viên pháp y còn nói rằng ông nghĩ Elizabeth phải chết được gần 12 tiếng rồi. Có nghĩa là cô bé đã nằm dưới đáy cái giếng thang đó từ đêm hôm trước.
Và dù sao thì, ông nói Elizabeth lao xuống nền xi măng nên đã chết ngay lập tức. Chứ không phải là cô bé nằm đó thoi thóp cả đêm.
Nhưng gì thì gì...
Chẳng có cách nào che được cái xe của bên pháp y, hay một cái xác mà cuối cùng cũng được người ta cáng ra khỏi toà nhà để cho vào xe. Trước 4g chiều, toàn thể sinh viên ở Fischer Hall đã biết có người bị chết trong toà nhà. Rồi khi thang máy hoạt động trở lại, và chúng được phép dùng thang máy để trở về các tầng, thì cũng là lúc chúng biết làm sao cô bé kia lại chết. Ý tôi là, dù gì thì cũng là sinh viên đại học: chúng đâu có ngu. Làm sao lại không biết cộng 2 với 2 thành 4 chứ!
Nhưng tôi chả có thời gian đâu mà bận tâm đến việc 700 cư dân của Fischer Hall sẽ phản ứng với cái chết của Elizabeth như thế nào. Bởi vì tôi còn phải quan tâm xem bố mẹ của Elizabeth sẽ phản ứng thế nào khi nghe tin về cái chết con gái họ.
Đó là vì Ts. Jessup đã quyết định - một quyết định được Ts. Flynn hậu thuẫn - rằng do những liên lạc từ trước của Rachel với bà Kellogg liên quan đến việc tiếp bạn của Elizabeth, cho nên Rachel nên là người gọi điện báo tin cho phụ huynh của cô gái bị chết.
"Như thế người ta sẽ đỡ sốc hơn," Ts. Flynn bảo với mọi người, "vì dù sao cũng nghe được cái tin này từ một giọng nói quen thuộc."
Sarah bị "trục xuất" khỏi văn phòng không kèn không trống khi quyết định được ban ra, nhưng tôi thì Ts. Jessup yêu cầu ở lại.
"Đó sẽ là một điều an ủi với Rachel." ông nói.
Rõ ràng là ông chưa từng nhìn thấy Rachel tả xung hữu đột trong căng-tin ra sao, mắng mỏ nhân viên quầy salad như thế nào vì họ đã lỡ cho nhầm nước sốt salad nguyên mỡ vào lọ sốt không mỡ, như tôi đã làm. Rachel không phải loại người cần được ai đó an ủi.
Nhưng tôi là cái thá gì mà dám cãi chứ?
Cảnh tượng này thật đau lòng muốn chết đi được, và trước khi Rachel cúp máy, tôi có cảm giác như mình sắp bị một cơn đau nửa đầu kèm theo một cái bao tử đang lộn cù mèo tra tấn.
Dĩ nhiên, đó có thể là do 11 cái kẹo Jolly Rancher và túi khoai tây chiên Fritos mà tôi đã xơi thay cho bữa trưa nay. Làm sao mà biết được!
Ấy thế mà Ts. Jessup còn làm cho các triệu chứng ấy của tôi càng trở nên tồi tệ hơn. Buồn bực vì những lời nhận xét của Ts. Allington, vị thư kí phó chủ tịch của chúng tôi đã quẳng ngay sự cẩn trọng cùng với các khuyến nghị về sức khoẻ của New York cho gió cuốn đi mà ghé mông vào cạnh bàn của Rachel và hút thuốc điên cuồng. Chả ai có ý định mở cửa sổ. Là bởi vì các cửa sổ văn phòng của chúng tôi ở ngay tầng 1, và cứ mỗi lần ai đó mở cửa sổ ra thì y như rằng lại có một gã cha căng chú kiết nào đó tiến đến và hét vào "Cho tí khoai chiên ăn cùng nhá?"
Đến lúc ấy tôi chợt nhớ ra là Rachel đã hoàn thành các cuộc gọi, và rằng chị ta cũng chẳng cần đến tôi để có cảm giác được an ủi nữa. Tôi chả giúp gì thêm được nữa.
Thế là tôi đứng lên và nói "Tôi xin phép về trước."
Tất cả mọi người cùng ngước lên nhìn tôi. May thay Ts. Allington đã đi khỏi từ lâu, vì vợ chồng ông có một căn nhà ờ Hamptons và họ có thể thẳng tiến tới đó bất cứ lúc nào.
Chỉ có điều hôm nay bà A. nhất quyết không chịu đi bằng cửa trước - vì chiếc xe tải pháp y đang đậu ngay trên lối đi, đằng sau xe cứu hoả. Tôi phải tắt chuông báo động để bà ta có thể ra khỏi toà nhà bằng cửa thoát hiểm bên hông căng-tin, cánh cửa mà các nhân viên bảo vệ vẫn dùng để dẫn các vị khách quý đặc biệt của gia đình Allington vào Fischer Hall - ví dụ như gia đình Schwarzenegger chẳng hạn - khi họ tổ chức bữa tiệc tối, để không bị đám sinh viên làm phiền.
Con trai độc nhất của gia đình Allington - một cậu rất điển trai đầu hai đuôi chơi vơi, chuyên mặc quần áo của hãng Brooks Brother, hiện đang sống trong khu học xá dành cho các học viên cao học, và theo học tại khoa luật của trường, ngồi sau bánh lái chiếc Mercedes màu xanh lá cây khi họ rời khỏi toà nhà. Ts. A cẩn thận đỡ bà vợ vào băng ghế sau, xếp mấy cái túi đựng các thứ đã chuẩn bị sẵn để qua đêm vào cốp, rồi nhảy lên ghế trước ngồi cạnh cậu con trai. Christopher Allington vút đi nhanh đến nỗi những người đang dự hội chợ đường phố - ừ, vậy đấy, đám hội chợ vẫn tiếp diễn, mặc cho xe cứu hoả và xe giám định pháp y đang nằm chình ình ngay đó - phài lao vội lên vỉa hè vì tưởng có ai muốn cán chết mình đến nơi.
Nói cho các bạn nghe nhé: nếu ông bà A. mà là bố mẹ tôi, tôi cũng sẽ thử đuổi người ta chạy thục mạng thế xem thế nào.
Ts. Flynn đã "hồi phục" lại từ câu phát ngôn của tôi, rằng tôi sẽ ra về trước tất cả mọi người. Ông nói, "Dĩ nhiên rồi, Heather. Cô về đi. Chúng ta cũng không cần tới Heather nữa, phải không Stan?"
Ts. Jessup thở ra một hơi khói màu xám xanh
. "Cô về đi," ông nói với tôi. "Đi uống chút gì nhé. Ly to vào."
"Ôi, Heather," Rachel kêu lên. Chị ta nhảy khỏi cái ghế quay của mình và, trước sự ngạc nhiên của tôi, vòng tay ôm tôi chặt cứng. Rachel chưa bao giờ bày tỏ tình cảm bằng tay chân với tôi cả. "Cám ơn cô rất nhiều vì đã ghé qua. Tôi chẳng biết chúng tôi sẽ làm gì đây nếu không có cô. Cô thật bình tĩnh trong cơn khủng hoảng."
Tôi thật sự chả hiểu chị ta đang nói cái gì. Tôi có làm gì đâu! Tôi chắc chắn vẫn chưa mua cho chị ta mấy bông hoa như ông Jessup gợi ý. Có thể, tôi có trấn an mấy đứa sinh viên phụ việc và thuyết phục cô ta dẹp trò khiêu vũ của cô ta đi, nhưng chỉ thế thôi, thật! Chả có gì to tát kiểu cứu nhân độ thế ở đây cả.
Tôi dáo dát nhìn khắp nơi, trừ mặt mọi người, khi Rachel ôm tôi. Ôm Rachel thật sự giống như là ôm... ờ, một cái sào. Bởi chị ta gầy kinh khủng! Tôi thấy hơi hơi tội nghiệp chị ta. Có ai lại muốn ôm một cái sào chứ? Tôi tin chắc mấy thằng cha vẫn ngày đêm chạy theo mấy cô người mẫu đích thị là những tay thích ôm sào. Nhưng ý tôi là, loại người bình thường nào lại muốn ôm, hay được ôm, bởi một đống toàn xương xẩu cơ chứ? Nếu chị ta xương xẩu tự nhiên thì đã đành một lẽ. Nhưng tôi tình cờ biết được Rachel đã cố tình bỏ đói bản thân để được gầy như vậy.
Thật chẳng phải chút nào!
May thay Rachel đã buông tôi ra gần như ngay lập tức, và tôi nhanh chân rời khỏi văn phòng mà chẳng nói thêm lời nào, phần lớn là vì tôi sợ nếu mở miệng nói gì đó thì chắc tôi sẽ phát khóc mất. Không phải khóc vì cái sự gầy gò của Rachel đâu, mà là gì tất cả mọi thứ có vẻ thật phí phạm. Ý là, một cô gái bị chết, bố mẹ cô ấy suy sụp. Mà vì cái gì chứ? Một "cuốc" tìm cảm giác mạnh trên nóc thang máy ư?
Tôi thấy điều ấy thật vô lý đùng đùng!
Chuông báo động lối thoát hiểm khi có cháy vẫn tắt nên tôi rời toà nhà bằng lối đó, cảm thấy nhẹ nhõm vì không phải đi ngang qua bàn tiếp tân. Bởi vì tôi thật sự nghĩ rằng tôi sẽ sụm mất nếu có ai đó nói với tôi thêm bất cứ lời nào. Tôi phải đi bộ suốt quãng đường đến đại lộ 6 và vòng qua khối nhà để tránh đụng mặt những người quen - đi ngang Banana Republic, hàng này chắc chắn có đồ size 12, nhưng thường thì chẳng mấy khi còn hàng, vì đó chính là size phổ biến nhất ở Mỹ mà, và họ chả bói đâu ra đủ hàng để treo trên giá cho tất cả mọi người - nhưng hàng họ thế bán chạy cũng phải. Lúc này tôi chả có tâm trí đâu để nói chuyện tào lao với bất kì ai.
Thế mà, buồn thay, khi chưa kịp bước tới cửa chính, tôi chợt phát hiện ra rằng việc "nói chuyện tào lao" là điều không thể tránh khỏi. Bởi vì, người đang đi tha thẩn trước bậc thềm nhà tôi kia chính là cựu hôn phu của tôi, Jordan Cartwright.
Giờ thì tôi tin chắc ngày hôm nay sẽ không thể nào tệ hơn được nữa.
Anh ta đứng phắt dậy khi thấy tôi, tắt ngay cái di động nãy giờ đang lãi nhãi với ai đó. Ánh nắng buổi chiều tà làm nổi bật những lọn tóc vàng của anh ta, và mặc cho cái nóng như mùa hè Ấn Độ đang như thiêu như đốt, những đường li ủi trên chiếc áo sơ-mi trắng của anh ta và - ừ, tôi rất tiếc phải nói thêm điều này, chiếc quần tây trắng đồng màu vẫn thẳng thớm không chê vào đâu được.
Với bộ cánh màu trắng, chiếc vòng vàng quanh cổ, trông anh ta chẳng khác nào một thành viên vắng mặt không xin phép của một boyband cực tồi. Và tiếc thay, anh ta đúng là một tay như vậy.
"Heather," Jordan nói khi vừa nhìn thấy tôi.
Tôi không sao đọc đươc ý nghĩ qua đôi mắt màu xanh lơ của anh ta vì chúng đã bị đôi tròng kính Armani che khuất. Nhưng tôi tin chắc là đôi mắt đó, như mọi khi, đang tràn trề một niềm quan tâm trìu mến đối với tình hình của tôi. Jordan rất giỏi ở khoản làm cho mọi người lầm tưởng rằng anh ta thật sự quan tâm đến họ. Đấy cũng chính là một phần lý do khiến cho album solo đầu tiên của anh ta, "Baby, Be mine," đã đạt được 2 đĩa bạch kim và đứng ở vị trí số 1 trên Total Request Live hàng tuần.
"Em đây rồi," anh ta nói. "Anh cứ tìm em mãi. Coop chắc không có nhà nhỉ. Em không sao đấy chứ? Anh xuống đây ngay khi nhận được tin."
Tôi chỉ chớp mắt. Anh ta đang làm cái quái gì vậy? Tôi với anh ta chia tay rồi cơ mà.
Chả lẽ anh ta không nhớ? Chắc không đâu. Rõ ràng anh ta có tập thể dục. Tập rất hăng là đằng khác. Cơ bắp cuồn cuộn thế kia cơ mà.
Hay anh ta bị tạ rơi vào đầu?
"Con bé đó sống trong toà nhà em làm, phải không?" anh ta nói tiếp. "Con bé trên đài ấy? Con bé bị chết ấy?"
Ông trời thật vô cùng bất công khi để cho một người trong hấp dẫn nhường ấy lại... ừm, chả có chút cảm xúc gì gọi là giống với con người cả.
Tôi lôi chùm chìa khoá từ túi trước quần jeans ra.
"Đáng lẽ anh không nên đến đây, Jordan," tôi nói. Những người xung quanh đang dòm chúng tôi chằm chặp - chủ yếu là bọn bán thuốc phiện. Bọn ấy quanh đây có mà đầy, bởi vì trường tôi, với mục đích "dọn dẹp" công viên Washington Square cho học sinh (và, quan trọng hơn, cho bố mẹ chúng) đã gây rất nhiều áp lực buộc cảnh sát địa phương phải đuổi hết bọn buôn bán ma tuý và những người vô gia cư khỏi khu vực công viên, dạt tới các phố xung quanh, như phố tôi đang sống chẳng hạn.
Dĩ nhiên lúc nhận lời đề nghị của anh trai Jordan cho đến sống cùng, tôi không biết vùng lân cận lại tệ đến thế. Ý tôi là, bạn cứ nghĩ mà xem, đây là Greenwich Village từ lâu đã không còn là nơi trú ngụ của những nghệ sĩ nghẻo kiết xác nữa, kể từ sau khi giới trẻ giàu có sành điệu lũ lượt chuyển đến, làm thay da đổi thịt cả khu và từ khi giá thuê nhà tăng lên vút trời xanh. Tôi đoán chỗ này ít ra cũng phải ngang ngửa với Park Avenue - nơi tôi từng sống với Jordan, một nơi mà "mấy cái loại đó", như Jordan vẫn thường gọi họ, đơn giản là chẳng bao giờ bén mảng đến.
Cũng tốt, bởi vì "mấy cái loại đó" rõ ràng chẳng tài nào rời mắt khỏi Jordan được - và không chỉ bởi cái vòng vàng khoe hàng lộ liễu trên cổ anh ta đâu.
"Này!" một tên trong đám đó rú lên. "Mày là cái thằng đó hả? Này, có phải mày là cái thằng đó không?"
Jordan, vốn đã quá quen với chuyện thường xuyên bị lũ thợ săn ảnh quấy rối, chả thèm động lấy một sợi lông nheo.
"Heather," anh ta nói, bằng cái giọng mềm mỏng nhất - cái giọng mà anh ta đã dùng để song ca với Jessica Simpson trong tour Get Funky của họ vào mùa hè vừa rồi. "Thôi mà em, lý trí một tí đi. Chuyện tình cảm giữa 2 ta không thành, không có nghĩa là ta không làm bạn với nhau được. 2 ta đã trải qua bao nhiêu thứ cùng nhau. Thậm chí đã lớn lên cùng nhau cơ mà."
Đoạn này thì đúng. Tôi gặp Jordan từ cái hồi vừa ký hợp đồng thu âm với hãng của bố anh ta, hãng Cartwright Records; khi đó tọi mới chỉ là một đứa con gái 15 tuổi dễ bị "say nắng", còn Jordan 18. Hồi đó, tôi chân thành tin vào hành vi nghệ thuật đau khổ quằn quại của anh ta. Tôi đã tin sái cổ khi anh ta khăng khăng bảo rằng anh ta, cũng như tôi, ghét cay ghét đắng những bài hát mà hãng bắt anh ta hát. Tôi cũng đã tin khi anh ta nói rằng anh ta, cũng như tôi, sắp sửa thôi không hát những bài đó nữa, và sẽ bắt đầu hát những bài mình tự sáng tác. Tôi đã tin anh ta đến mức dám cả gan nói với hãng rằng, hoặc là tôi hát bài của tôi, hoặc tôi không hát nữa, và hãng đã chọn cách thứ 2... Còn Jordan, thay vì nói với hãng (hay còn gọi là bố anh ta) củng một điều như thế, đã quay ngoắt sang nói với tôi rằng, "Có lẽ ta nên nói chuyện về vấn đề này, Heather à."
Tôi dáo dát liếc nhìn xung quanh để chắc chắn màn trình diễn hiện tại của anh ta không để phục vụ một cái máy quay bí mật nào đó. Tôi hoàn toàn tin rằng anh ta đã ký hợp đồng với một "sô" hiện thực. Anh ta thuộc loại người chả bao giờ ngại ngùng tẹo nào khi ngồi xem những thước phim về chính cuộc đời mình đang chiếu trên sóng truyền hình toàn quốc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 09:15:25 | Chỉ xem của tác giả
Cùng lúc đó tôi chợt nhận ra chiếc BMW bỏ mui màu bạc đỗ cạnh vòi nước trước khu nhà
. "Xe mới nhỉ," tôi nói. "Bố anh cho à? Phần thưởng vì anh đã cặp chả được Tania Trace đấy hả?"
"Thôi nào, Heather," Jordan nói. "Anh đã nói với em rồi. Chuyện với Tania... không phải như em nghĩ đâu."
"Đúng rồi," tôi vừa nói vừa cười. "Tôi đoán là cô ta chỉ bị ngã, và đầu cô ta chỉ tình cờ hạ xuống vùng chậu của anh thôi, phải không nào?"
Và Jordan đã làm một việc rất đáng ngạc nhiên. Anh ta gỡ phắt cặp kính râm ra, cúi xuống nhìn tôi rất chăm chú. Tôi lại nhớ đến cái lần đầu tiên gặp anh ta - ở Mall of America. Hãng - nói đúng hơn là bố của Jordan - đã sắp xếp cho ban nhạc của Jordan, Easy Street, và tôi đi lưu diễn cùng nhau trong một nỗ lực nhằm lôi kéo số lượng tối đa các em tuôi teen - và bố mẹ chúng, cũng như túi tiền của bố mẹ chúng - đến xem.
Lúc ấy Jordan cũng nhìn tôi bằng ánh mắt chăm chú như đang nhìn tôi lúc này. Câu "em yêu, em có đôi mắt xanh chưa từng thấy" mà anh ta hát khi ấy nghe chẳng có vẻ gì là lẳng lơ cả.
Nhưng tôi thì biết gì chứ? Tôi bị giằng ra khỏi trường trung học ngay trong năm đầu tiên và bắt đầu rong ruổi từ đó, lúc nào cũng có người kè kè bên cạnh và chỉ được tiếp xúc với những cậu trai bằng tuổi khi họ đến xin chữ kí. Làm sao tôi biết được cái câu "Em yêu, em có đôi mắt xanh chưa từng thấy" đó chỉ là một câu tán tỉnh?
Phải đến vài năm sau tôi mới ngộ ra được, khi cái câu "em yêu, em có đọi mắt xanh chưa từng thấy" đó xuất hiện trong một bài hát ở Album solo đầu tay của Jordan. Hoá ra anh ta đã tập đi tập lại cái câu đó đến nhuyễn cả rồi. Mà lại phải tập sao cho thật chân thành nữa cơ.
Hồi đó thì tôi chết đứ đừ.
"Heather," Jordan chợt nói, khi những tia sáng mặt trời lọt qua những ngọn cây cùng các toà nhà ở phía tây và chiếu lên những mảng vuông vức trên khuôn mặt đẹp trai, có hơi măng tơ của anh ta. "Giữa 2 ta, anh và em, đã xảy ra nhiều chuyện. Em có chắc là em muôn quay lưng ngoảnh mặt không? Ý anh muốn nói, không phải là anh hoàn toàn không có lỗi trong chuyện này. Chuyện với Tania... ừ, anh biết em nhìn chuyện đó ra cái gì rồi."
Tôi trợn mắt nhìn anh ta, không thể tin nổi vào tai mình nữa.
"Ý anh là tôi đã nhìn ra cô ta đang "thổi kèn" anh chứ gì?Ừ, thì tôi đã nhìn ra như thế đấy."
Jordan nhăn mặt như thể vừa bị tôi thụi cho một quả rất đau.
"Đấy, em thấy chưa?" anh ta khoanh tay trước ngực. "Em thấy chưa, đấy chính là điều anh muốn nói. Khi mình mới gặp nhau, Heather, em không bao giờ nói những lời thô bỉ như thế. Em đã thay đổi rồi. Đấy chính là một phần của mọi vấn đề. Em không còn là cô gái mà anh biết hàng bao năm trước nữa..."
Tôi nghĩ rằng nếu anh ta mà liếc xuống nhìn vòng eo của tôi, cái chỗ đã thay đổi nhiều nhất so với 10 năm trước đây, tôi sẽ quật cho anh ta 1 trận nhừ tử.
Nhưng may là anh ta đã không nhìn.
"Em đã trở nên... anh chẳng biết phải nói thế nào nữa... trở nên khó chịu, anh nghĩ thế," anh ta nói tiếp. "Sau những gì em phải trải qua với mẹ và ông bầu của em, chẳng ai trách em được. Nhưng Heather à, đâu phải ai cũng lăm le cướp tiền của em và trốn sang Argentina như bọn họ chứ. Em phải tin anh khi anh nói là anh không hề cố ý làm tổn thương em chứ. Bọn mình chỉ là ngày càng cách xa nhau, em và anh. Bọn mình muốn những điều khác nhau. Em muốn hát những bài em viết, và em chả thèm bận tâm làm như thế sẽ huỷ hoại sự nghiệp của em... phần còn lại trong sự nghiệp của em. Trong khi anh thì, anh muốn..."
"Này!" bỗng nhiên tên bán ma tuý ré lên. "Mày là Jordan Cartwright!"
Tôi không tài nào tin nổi là điều này lại xảy ra. Đầu tiên là Elizabeth, giờ lại đến chuyện này.
Anh ta muốn gì ở tôi chứ? Tôi sẽ chẳng bao giờ hiểu ra được. Thằng cha này 31 tuổi, cao 1m83, cực đáng giá - đáng giá hơn nhiều so với con số 100.000 đô la một năm mà Rachel vẫn tìm kiếm ở người bạn đời theo tiêu chuẩn của chị ta. Tôi biết bố mẹ anh ta chẳng hào hứng gì khi bọn tôi chuyển đến sống chung với nhau. Chẳng hay ho gì chuyện 2 ca sĩ teen được yêu thích nhất của hãng lại cặp kè với nhau...
Nhưng phải chăng toàn bộ mối quan hệ của chúng tôi chỉ là một nỗ lực công phu nhằm trả đũa ông bà Grant Cartwright vì đã để cậu con trai nhỏ của mình thử giọng cho câu lạc bộ Mickey Mouse, đúng như lời cầu xin của cậu hồi 9 tuổi, để giờ đây điều đó đang trở thành nổi ô nhục của cậu? Bởi hẳn nhiên các rocker thực thụ sẽ chẳng bao giờ có những tấm ảnh mình mọc tai chuột Mickey cách tuần lại được in trên tờ Teen People...
"Jordan," tôi nói, cắt ngang khi anh ta bắt đầu liệt kê những gì anh ta muốn trong đời, chủ yếu có liên quan đến việc gì đấy kiểu như là mang một chút ánh sáng đến cho mọi người, và như thế thì có gì là sai? Chỉ có điều, tôi chưa bao giờ nói thế là sai. "Anh làm ơn đi đi được không?"
Tôi xô qua người Jordan, chìa khoá lăm lăm trong tay. Kế hoạch của tôi bây giờ là phải mở cửa và vào nhà trước khi anh ta kịp ngăn tôi lại. Nhưng với 3 tầng cửa khoá phải mở, tôi e khó lòng mà thoát cho nhanh được.
"Anh biết em không xem anh là một nghệ sĩ chân chính, Heather," Jordan nói tiếp. Và cứ thế nói tiếp, "nhưng anh dám chắc với em rằng việc anh không viết những bài anh hát chẳng có nghĩa là anh không sáng tạo bằng em. Giờ anh hầu như đã tự thực hiện được tất cả các phần vũ đạo của anh rồi đấy. Cái điệu anh nhảy trong video ’Giờ chỉ còn anh và em’ ấy? Em biết không, đoạn này này?" Anh ta nhảy một bước Jazz, đồng thời đánh hông, ngay trước thềm nhà. "Của anh hết đấy. Anh biết với em như thế chẳng nhiều nhặn gì, nhưng em không nghĩ là đã đến lúc em soi kĩ lại đời mình hay sao? Gần đây em đã làm gì thật sự mang tính nghệ thuật nào? Cái kí túc xá ngu xuẩn kia..."
Xong 2 khoá. Chỉ còn 1 cai nữa thôi. "
... và sống ở đây với bọn nghiện ma tuý lởn vởn ngay trước thềm nhà... mà lại sống với Cooper! Với Cooper, chứ chẳng phải ai khác! Em thừa biết gia đình anh nghĩ thế nào về Cooper mà, Heather!"
Đúng là tôi có biết gia đình anh ta nghĩ gì về Cooper. Thì cũng giống như cách họ nghĩ về ông nội của Cooper, người đã công khai tuyên bố mình là người đồng tính vào năm 65 tuổi, rồi mua một ngôi nhà chung cư trát vữa màu hồng rực rỡ ngay trong Làng, sau đó lại viết di chúc để nó cho đứa cháu trai chiên ghẻ của gia đình - người sau đó đã chuyển vào căn nhà có vườn này, biến tầng giữa thành văn phòng thám tử, và nhường tầng trên cùng cho tôi, miễn tiền nhà (đổi lại hàng ngày tôi phải giúp anh ấy làm hoá đơn) khi biết chuyện tôi bắt quả tang Jordan và Tania đang tình tang với nhau.
"Ý anh là, anh biết chẳng có chuyện gì xảy ra giữa 2 người," Jordan nói. "Đó không phải là điều anh lo lắng. Em không phải tuýp của Cooper."
Điều này Jordan nói đúng. Buồn thay!
"Anh tự hỏi không biết em có biết rằng Cooper từng có tiền án tiền sự chưa. Tội cố ý làm hỏng các công trình nghệ thuật ấy. Đúng là lúc đó anh ta còn vị thành niên, nhưng gì thì gì, vì chúa, Heather, anh ta chả có chút ý thức tôn trọng gì đối với tài sản công cộng cả. Anh ta đã phá nguyên một cái bảng quảng cáo của Easy Street ngoài rạp hát, em biết chưa??! Anh vẫn ý thức được là anh ta luôn ghen ghét với tài năng của anh, nhưng anh sinh ra đã tài thế rồi thì đâu phải lỗi của anh..."
Ổ khoá thứ 3 bung ra. Tôi tự do rồi!
"Chào anh, Jordan," tôi nói, luồn vào nhà, rồi đóng cửa thật cẩn thận. Tôi không muốn đóng cửa đánh sầm vào mặt anh ta, làm anh ta bị thương. Không phải vì tôi còn quan tâm đến anh ta, mà chỉ vì tôi nghĩ làm thế là bất lịch sự.
Với cả có khi bố anh ta sẽ kiện cáo tôi hay gì đó cũng nên. Ai mà biết được!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2012 18:06:43 | Chỉ xem của tác giả
Tôi thề không bịa chuyện. Sarah và tôi không hề nghe thấy bất cứ tiếng la hét nào, mặc dù sau đó chúng tôi nghe kể rõ là con bé ấy đã la hét kinh hoàng trong lúc rớt xuống.
CHƯƠNG 7


Kem hoả tiễn
Như mật ngọt.
Từ tổ ong
Kem hoả tiễn
Đừng làm rơi
Thử đi kìa
Thích ăn mà
Đừng có chối
Kem hoả tiễn
Khi anh gần
Em không dừng
Kem hoả tiễn
Kẹo trong mắt
Kem hoả tiễn
"Kem hoả tiễn"
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: Valdez/Caputo
Album: Sugar Rush
Cartwright Records
******************
Thứ hai, Sarah và tôi mở cửa vào phòng Elizabeth để dọn dẹp toàn bộ đồ đạc của con bé.
Bố mẹ Elizabeth quá đau khổ nên không thể tự làm được, nên đành phải nhờ văn phòng quản lý khu cư trú làm hộ.
Điều này tôi hoàn toàn có thể thông cảm. Thì cứ nghĩ mà xem, có ai dám tin rằng khi cho con mình đi học đại học là 3 tuần sau thôi đã nhận ược cuộc gọi thông báo là nó đã chết, và rằng mình cần đến thành phố để thu dọn ồ đạc của nó cơ chứ.
Đặc biệt là khi con gái mình lại là một đứa ngoan hiền như Elizabeth, ít nhất thì cũng có vẻ như thế nếu nhìn đống đồ đạc mà Sarah đã kiểm kê còn tôi dọn dẹp (làm như vậy là để sau này, nếu nhà Kellogg có phát hiện thấy mất thứ gì đó thì họ cũng không thể đổ thừa chúng tôi lấy trộm được. Ts. Jessup nói trước đây chẳng may đã xảy ra một việc như thế, cũng trong trường hợp có sinh viên chết). Ý tôi muốn nói là, con bé này có tới 7 món đồ của Izod! 7 cái! Thậm chí nó còn chẳng có lấy một cái áo nhỏ màu đen. Tất cả quần lót của nó đều là quần vải cotton trắng của Hanes Her Way.
Xin lỗi nhá, nhưng mấy đứa con gái chỉ mặc Hanes Her Way thì chẳng đời nào lại lướt thang máy cả.
Thế nhưng, rõ ràng tôi chỉ nằm trong một số ít người nghĩ như vậy. Sarah, trong khi ghi lại từng món đồ mà tôi lấy ra ừ tủ quần áo của Elizabeth, còn mải mê chỉ ra những điểm tinh vi về căn bệnh tâm thần phân liệt, một loại bệnh mà cô ta đang nghiên cứu trong lớp tâm thần học. Các triệu cứng của bệnh này thường không phát tác cho đến khi người bệnh ở vào độ tuổi của Elizabeth khi cô bé chết, Sarah nói với tôi như thế. Cô ta tiếp tục lải nhải rằng có thể đó là điều đã xui khiến Elizabeth hành động liều lĩnh trái với tính cách thông thường của mình vào cái đêm hôm ấy. Có những tiếng gọi mơ hồ cứ vang lên trong đầu cô bé, ý là thế.
Có thể Sarah nói đúng. Chắc chắn không phải là cậu bạn trai khả nghi của Elizabeth, như Cooper đã gợi ý. Tôi biết, vì ngay sáng thứ 2 - trước cả khi kịp chộp lấy một cái bánh mì kẹp và một tách cà phê trong căng-tin - tôi đã kiểm tra sổ khách viếng thăm vào tối hôm thứ 6.
Trong đó chẳng có gì. Elizabeth không hề đăng ký cho ai vào thăm.
Sarah và tôi mất cả ngày để đóng gói đồ đạc của Elizabeth nhưng chẳng hề thấy mặt cô bạn cùng phòng đâu, cô bé này có vẻ như cứ thức vào lúc nào thì vào lớp lúc ấy. Trong khi đó, Rachel bận sửa soạn nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, cũng như yêu cầu thủ quỹ trả lại học phí và tiền nhà mà Elizabeth đã đóng cho năm học này.
Tuy vậy, có vẻ như gai đình Kellogg không mấy đánh giá cao việc này. Tại lễ truy điệu ở ngôi nhà thờ nhỏ của sinh viên cũng trong tuần đó (tôi không tham dự, vì Rachel nói chị ta muốn có mặt người lớn trong văn phòng khi mình đi vắng, phòng khi có sinh viên cần tư vấn hay đại loại thế - nhân viên khu cư trú rất quan tâm đến cái chết của Elizabeth sẽ ảnh hưởng đến cư dân toà nhà ra sao, mặc dù cho đến nay sinh viên vẫn chưa tỏ ra có bất cứ dấu hiệu rối loạn nào), bà Kellogg đã khẳng định với toàn thể những người có mặt, bằng một giọng the thé, rằng cái trường New York College này sẽ không thoát được vụ gây ra cái chết của con gái bà đâu, và rằng bản thân bà sẽ không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi tất cả những kẻ liên quan đều bị trừng phạt (ít nhất là theo lời kể của bác Pete, hôm đấy bác trực thêm ca và nhận gác cửa nhà thờ). Bà Kellogg nhất quyết không ti bất cứ hành vi liều lĩnh nào từ phía Elizabeth có thể dẫn đến cái chết của chính con bé, và khăng khăng cho rằng sau 2 tuần nữa - khi có kết quả xét nghiệm máu của Elizabeth tất cả chúng tôi sẽ thấy là bà đã đúng: con gái bà chưa từng ống rượu, và chắc chắn chưa từng chơi ma tuý, vì thế cũng chẳng đời nào đi giao du chơi bời với một đám lướt thang máy nào vào cái đêm nó chết.
Không, theo như bà Kellogg, Elizabeth đã bị đẩy xuống cái giếng thang ấy - và không ai có thể thuyết phục bà nghĩ khác đi dược.
Tuy nhiên, ông bà Kellogg không phải là những người duy nhất trải qua thời kỳ khó khăn sau cái chết của cô con gái. Sau khi chứng kiến những gì Rachel phải trải qua trong tuần đó, tôi đã bắt đầu hiểu ý Ts. Jessup. Về vụ hoa hoét ấy mà. Rachel thực sự rất đáng được tặng hoa. Thật, chị ta xứng đáng được tăng lương.
Nhưng, vốn biết tính keo kiệt của nhà trường - suốt từ những năm 90 cho đến nay trường xiết chặt đầu vào tuyển dụng, và chỉ nới lỏng những khi cần người khẩn cấp, như vụ tôi vào thay cho Justine chẳng hạn - tôi nghi nhắc chẳng có chuyện tăng lương tăng lậu gì đâu.
Vì thế vào thứ 5, tức là sau buổi lễ truy điệu một ngày, tôi chuồn ra quầy bánh đầu phố và thay vì mua cho mình một túi bánh starburst, một cữ cà phê chiều chống buồn ngủ cùng một vé xổ số, theo như nghi thứ thường ngày, tôi chọn mua một bó hoa hồng đẹp nhất cửa hàng rồi đem về để vào một cái lọ trên bàn Rachel.
Thật tình, nhìn cái kiểu chị ta phởn đến phát rồ lên lúc bước vào văn phòng sau khi dự một cuộc họp về, và thấy lọ hoa, tôi cũng khiếp.
"Cho tôi sao?" Rachel nói, nước mắt - tôi không đùa đâu - ầng ậng nơi khoé mắt.
"Ờ," tôi nói. "Ừ. Tôi thấy ái ngại cho tất cà những gì chị đang phải trải qua nên..."
Đám nước mắt ráo đi khá nhanh sau đó.
"Ồ, ra là cô hả?" chị ta nói, giọng khác hẳn.
"Ừm," tôi nói, "là tôi".
Tôi đoán có lẽ Rachel tưởng mấy bông hoa ấy là của một anh chàng nào đó. Có lẽ gần đây chị ta đã gặp được một chàng ở phòng tập thể dục đa năng. Mà nếu đúng như vậy thì chắc chắn tôi và Sarah đã phải nghe nhắc đến chàng ta rồi. Rachel coi chuyện đó quan trọng hết sức - kiếm được một gã để mau chóng yên bề gia thất, ý tôi là thế. Chị ta nghiêm ngặt giữ đúng lịch làm móng tay móng chân mỗi tuần, chăm sóc chân tóc 2 lần một tháng (Racheo bẩm sinh có màu tóc nâu, vì thế chị ta nói hễ có tóc bạc là biết ngay). Và dĩ nhiên chị ta vẫn tập thể dục như điên như cuồng, hoặc trong phòng thể dục đa năng, hoặc bằng cách chạy vòng quanh công viên Washington Square. Tôi ước chừng cứ 4 vòng công viên là khoảng 1 dặm. Và Rachel có thể chạy đến 12 vòng chỉ trong nửa tiếng chứ chẳng chơi.
Tôi đã nói rằng có thể đạt được những lợi ích sức khoẻ tương tự bằng cách đi bộ quanh công viên thay vì chạy, lại tránh được chuyện đau cẳng chân cùng những vấn đề về đầu gối sau này. Nhưng cứ hễ tôi đề cập chuyện đó là y như rằng chị ta chỉ nhìn tôi.
"Chúng ta đều vất vả cả, Heather ạ," Rachel bất ngờ lên tiếng, choàng tay qua vai tôi. "Với cô cũng chẳng dễ dàng gì mà. Đừng có chối."
Rachel nói đúng, nhưng không phải vì những lý dio như chị ta nghĩ đâu. Rachel nghị tôi vất vả vì phải làm rất nhiều việc vặt - chẳng hạn như xin xỏ mấy cái hộp của bên bảo trì để cất đồ đạc của Elizaabeth, rồi kéo lê chúng xuống quầy bưu điện để gửi đi, chưa kể tôi còn phải xếp lại lịch tất cả các "phiên toà" của Rachel nhằm đối phó với đám sinh viên phụ việc mè nheo (bọn này cứ đòi được nghỉ soạn thư với lý do "tang gia bối rối", dù chẳng có đứa nào trong số chúng thật sự quen biết Elizabeth cả - phải Justine thì chị ấy đã cho bọn em nghỉ rồi, chúng tuyên bố thế đấy.)
Nhưng nói cho đúng, với tôi không có điều gì khó khăn bằng việc phải thừa nhận với bản thân mình rằng Fischer Hall, nơi mà tôi cứ tưởng, từ khi bắt đầu làm ở đây, là một trong những chốn an toàn nhất thế giới, hoá ra... lại không phải vậy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách