Forever and one, một lần và mãi mãi !
Nếu bạn thích Forever and one, bạn sẽ thuộc vào hơn 1 tỷ người trên thế giới này yêu bài hát ấy. Forever and one có thể trong mắt các Rockfan, nó chưa hẳn là hay nhất, không phải là số 1, so với những November Rain, Stairway to heaven hay Bohemian Rhapsody của Queen nó không là gì hết. Trong top10 ca khúc Rock hay nhất mọi thời đại cũng không có tên của Forever and one.
Nhưng biết chăng đâu rằng đây là một trong những ca khúc được yêu thích nhất mọi thời đại. Bạn có biết chương trình Quick và Snow đã ra lệnh “Cấm vận” bài này trong vòng gần 5 tháng (vì cứ 10 lá thư thì có 1 lá yêu cầu “Forever and one”). Đủ hiểu sức hút của ca khúc này ghê gớm đến thế nào.
“Mỗi khi nghe ca khúc này, tim tôi lại nhói đau”, đó là sự thật.
Forever and one không chỉ đơn giản là một ca khúc Rock bình thường như bao ca khúc Rock khác, đây là một mối tình tan vỡ. Bài hát được sáng tác để tưởng niệm một thành viên của ban nhạc ra đi vì tai nạn nhưng lại biến thành một trong những tình khúc bất tử nhất mọi thời đại.
Tôi đã dự định viết một entry cho ca khúc này từ ngày mới lập blog nhưng lần khần thế nào lại quên mất, đến tận bây giờ mới có thể viết được. Trên Internet, có một bài viết rất cảm nhận rất hay về ca khúc này. Bài viết ấy giống như một tượng đài, quá hay để có thể vượt qua nó. Văn chương của tôi cũng được chứ không hề kém. Thế nhưng gõ bàn phím để viết cảm nhận về ca khúc này quả thức hơi khó. Vì cái bóng của bài viết ấy quá lớn rồi. Tôi có thể viết rất hay cho bài “Tuyết rơi mùa hè”, nhưng với ca khúc này thì hơi mệt đây.
"What can I do?
Will I be getting through?
Now that I must try
to leave it all behind..."
Lần đầu nghe Forever and one, vốn tiếng Anh của tôi còn quá kém để có thể hiểu những ca từ trong ca khúc ấy. Chỉ có điều giọng ca da diết của người ca sĩ ấy thì còn mãi trong tim tôi. Một giọng ca gào thét và như gây ra một cảm giác đau đớn cho người nghe, cảm giác cháy bỏng ấy ngày tôi mới nghe lần đầu đến giờ như vẫn còn nguyên. Bài ca ấy tôi chỉ nghe rõ câu hát đầu tiên “What can I do?”, “Anh có thể làm gì đây?”, một câu hỏi ngơ ngác khi tình yêu đã ra đi. Bạn sẽ làm gì đây nếu người bạn yêu thương nhất ra đi?
“Bây giờ anh phải cố gắng, anh bỏ lại tất cả ra phía sau để tiếp tục cất bước”. Đó là tâm trạng chung của tất cả chúng ta ngày tình yêu ra đi. Sẽ là đau đớn,nhưng vẫn cố gắng tiếp tục cất bước, bỏ lại sau lưng niềm đau và nước mắt để sống tiếp. Dù những năm tháng còn lại không còn người yêu dấu
"...Forever and one I will miss you
However, I kiss you yet again
Way down in Neverland..."
" Mãi mãi không hề đổi thay...anh sẽ luôn nhớ đến em ...Dù rằng nụ hôn ta chưa hề trao nhau thêm một lần nào nữa ... Trên con đường về Neverland ..."
Mãi mãi trong tình yêu, ngày cô ấy ra đi. Anh vẫn luôn nhớ về cô, trong trái tim của anh. Cô sống mãi như là bóng hình duy nhất, bóng hình ấy đã từng ngập chìm trong trái tim anh. Giờ đây nhớ về mang nặng những nỗi đâu.
Nụ hôn ấy, cái ôm siết chặt ấy và giấc mộng nồng thắm ấy, chàng trai và cô gái sẽ không còn trao nhau thêm một lần nào nữa. Lời bài hát da diết quá…tự nhiên như thấy hình ảnh của chàng trai lặng lẽ bước đi trong màn mưa,một mình trên sân ga về Neverland mà không có nàng.
"...So hard I was trying
Tomorrow I'll still be crying
How could you hide your lies
Your lies..."
"Thật là khó khăn anh cũng phải cố ... cố gằng gượng dậy.Dù cho ngày mai nước mắt vẫn còn thấm đẫm... lăn dài... Làm sao em có thể che dấu những lời dối trá..."
Lời dịch:
Anh có thể làm gì được đây
Liệu có thể vượt qua được chăng ?
Chỉ biết bây giờ phải cố bỏ lại mọi thứ sau lưng
Em có nhìn thấy những gì em gây ra cho anh hay không ?
Thật khó để vượt qua tất cả
Và mọi thứ trôi qua thật chậm chạp .
Mãi mãi chỉ một người ,
Anh không bao giờ có thể quên được
Những kỉ niệm ngọt ngào ấy
Cứ hiện lên rồi tan biến trong chốc lát
Anh đã rất cố gắng
Nhưng dến ngày mai , anh vẫn không thể .............ngừng khóc
Làm thế nào em có thể quên đi những lời hứa đó..
Anh ngồi đây lại nghĩ đến hình bóng em
Trái tim và tâm trí anh đã nguội lạnh
Anh quay trở về với bóng đêm
Đến bao giờ anh mới tìm thấy một người để tin tưởng
my.opera
Một chút về Helloween:
Nguồn:helloween.org & google
History của band
Helloween là một trong những ban nhạc đầu tiên và đóng rất nhiều cho Power Metal, sự nghiệp của họ lúc lên rất cao, lúc xuống thấp, thành viên thay đổi khá nhiều và họ cũng bị nhiều lời chỉ trích nhưng đóng góp của họ cho Metal vô cùng to lớn.
Câu chuyện về Helloween bắt đầu vào năm 1979 tại thành phố Hamburg của nước Đức, hai tay guitar Kai Hansen và Piet Sielck tách từ ban nhạc Gentry. Họ thành lập ban nhạc Ironfist với Ingo Schwichtenberg chơi trống và Markus Grosskoph chơi bass. Tuy nhiên, Piet lại sớm tách khỏi nhóm để tham gia công việc ghi âm cho các ban nhạc. Kai mời Micheal Weikath từ ban nhạc Powerfool tham gia. Sau đó, họ đổi tên ban nhạc thành Helloween.
Năm 1984, Helloween ghi âm hai ca khúc "Oernst For Life" và "Metal Invaders" với hãng Noise Records. Năm sau, họ cho ra một mini album rồi sau đó là album đầu tay hoàn chỉnh mang tên "Walls of Jericho". Năm 1986, họ phát hành một single album "Judas". Kai cảm thấy khó khăn trong việc đảm nhiệm cả hai vai trò guitar và hát.
Năm 1987, Kai mời ca sĩ Micheal Kiske từ ban nhạc vô danh "Ill Prophecy" tham gia. Ban nhạc định phát hành album đôi nhưng hãng Noise yêu cầu phát hành từng album một. Trong năm đó, "Keepers Of The Seven Keys-Part 1" được phát hành. Album thành công rực rỡ trên toàn châu Âu, Mỹ và được vô số tạp chí khen ngơi. Năm 1988, họ còn thành công hơn nữa với "Keeper Of The Seven Keys-Part 2". Cho đến bây giờ, bộ đôi album này vẫn còn bán rất chạy. Đây là hai album rất kinh điển của Power Metal.
Tuy nhiên, không rõ lý do gì thành viên chủ lực Kai Hansen lại ra đi ngay trong chuyến biểu diễn cho bộ đôi "Keeper...". Sau này, Kai gặt hái rất nhiều thành công với nhóm Gamma Ray. Tay guitar Roland Grapow của ban nhạc Rampage được mời vào thay thế cho Kai. Năm 1989, họ phát hành ba live album "Live In The UK" tại Anh, "Keepers Live" tại Nhật Bản và "I Want Out Live" tại Mỹ.
Năm 1990, Helloween muốn chuyển sang ký hợp đồng với hãng EMI (hãng này góp phần đưa Iron Maiden lên đỉnh cao) nhưng hãng Noise không chịu kết thúc sớm hợp đồng. Một cuộc khẩu chiến giữa Helloween và hãng Noise diễn ra, Helloween muốn một hãng dĩa lớn hơn phát hành các album của họ ở Mỹ, Nhật Bản. Khán giả không hiểu chuyện gì xảy ra với họ. Cuối cùng, Helloween phá vỡ hợp đồng với hãng Noise nhưng cũng không ký với EMI. Năm 1991, Helloween ký hợp đồng với hãng dĩa mới IMO rồi cho ra album "Pink Bubbles Go Ape". Tuy nhiên, album này không thành công như bộ đôi "Keeper...". Tìn đồn về sự chia rẽ như các thành viên lan nhanh trong chuyến biểu diễn sau đó. Kiske và Ingo bất đồng với Roland và Markus còn Weikath cảm thấy chán nản.
Năm 1993, Helloween cho ra một album tệ hại nhất trong sự nghiệp của họ "Chameleon". Họ nhận được rất nhiều lời chỉ trích trong khi nội bộ vẫn bất đồng. Nhận thấy không thể kéo dài được nữa, Ingo và Kiske tách khỏi nhóm.
Năm 1994, Helloween ký hợp đồng với hãng Castle, lúc này ca sĩ Andi Deris từ nhóm "Pink Cream 69" và tay trống Uli Kusch của Gamma Ray tham gia. Helloween bước vào giai đoạn mới. Album đầu tiên trong kỷ nguyên Deris la`m thủ lĩnh "Master Of The Rings" được phát hành và họ được chào đón trở lại. Từ thời kỳ "Keeper..." họ mới cho ra một album xuất sắc nữa. Một năm sau, album này phát hành tại Mỹ gần ngày lễ Halloween.
Sau khi thực hiện thành công tour "Master Of The Rings", Helloween cho ra album mới "The Time Of The Oath" lấy nguồn cảm hứng từ các bản thiên hùng ca. Cùng lúc đó, họ nhận được tin Ingo thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông. Họ làm bộ đôi live album "High Live" vào cuối năm. Năm đó, Micheal Kiske cho ra album đầu tay "Instant Clarity" khá thành công.
Năm 1997, Roland Grapow cho ra solo đầu tay "The Four Seasons of Life", Andi Deris cũng phát hành solo "Come In From The Rain" cho riêng mình. Các thành viên của Helloween đều có nhưng dự định riêng nhưng không vì thế mà họ chia rẽ. Năm 1998, Helloween cho ra bộ tứ album "The Pumpkin Box" bao gồm các ca khúc hay từ năm 1985 đến 1993 cùng với tiểu sử và các bài phỏng vấn. Cuối năm, họ cho ra album mới "Better Than Raw", đây tiếp tục là một thành công của họ.
Năm 1999, các thành viên mới và cũ của Helloween liên tục cho ra các solo của mình, Roland Grapow cho ra một mini album "Kaleidoscope". Markus Grosskopf và Uli Kusch hợp tác với nhiều ban nhạc khác của Đức cho ra album "Catch The Rainbow" để ghi nhận đóng góp của Rainbow. Micheal Kiske hoàn thành album thứ hai của mình "Readiness to Sacrifice". Andi Deris cho ra một album riêng "Done With Mirros". Đến cuối năm , Helloween phát hành album "Metal Jukebox" bao gồm các ca khúc hay từ khi Andi Deris tham gia nhóm.
Năm 2000, Helloween hoàn thành album "The Dark Ride" và phát hành vào tháng 10 tại châu Âu rồi vài tuần sau tại Nhật bản. Họ lại tiếp tục thành công vào đầu thế kỷ 21.
|