Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 10829|Trả lời: 50
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Hãy Chăm Sóc Mẹ | Shin Kyung Sook

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Hãy chăm sóc mẹ




Tên tác giả: Shin Kyung Sook
Tên dịch giả: Lê Hiệp Lâm và Lê Nguyễn Lê
Thể loại: Tiểu thuyết
Tình trạng sáng tác: đã hoàn thành
Nguồn: tự type



Giới thiệu tác phẩm


Shin Kyung-Sook là một trong những nữ tác giả nổi tiếng nhất Hàn Quốc, đất nước của sâm Cao Ly và những chiếc khăn mùi xoa ướt sũng nước mắt. Hãy chăm sóc mẹ là tác phẩm đầu tiên của chị được dịch sang tiếng Anh, và cũng là tác phẩm văn học Hàn Quốc đầu tiên được lọt vào danh sách best-seller của tờ Thời báo New York danh tiếng.

Hãy chăm sóc mẹ là tiểu thuyết thứ sáu của Shin Kyung-Sook, được bắt đầu viết từ mùa đông năm 2007, đăng trên tập san “Sáng tác và phê bình” phát hành ba tháng một lần, và hoàn thành sau bốn kỳ đăng. Từ lúc bắt đầu khởi đăng, Hãy chăm sóc mẹ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả, số lượng tập san bán ra cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể. Tháng 11 năm 2008, khi lần đầu phát hành sách, Hãy chăm sóc mẹ đã lập tức gây chấn động toàn bộ thị trường xuất bản Hàn Quốc, và đứng đầu danh sách xếp hạng sách bán chạy nước này suốt một thời gian dài. Cho đến nay, đã hơn một triệu bản sách tiếng Hàn đã được bán ra.

Người mẹ lúc nào cũng ở cạnh bên chăm chút từng ly từng tý cho chồng và lũ con cái, đến nỗi, mọi thành viên còn lại trong gia đình đều cho rằng bà ở đó như một lẽ đương nhiên. Thế rồi, đến một ngày kia khi bà mất tích… câu chuyện trong tiểu thuyết bắt đầu từ đó. Sau khi người mẹ lơi tay chồng mình ở ga tàu điện ngầm và đi lạc, chồng và đám con cái của bà bắt đầu lần theo mọi dấu vết, phục nguyên lại những ký ức tưởng như đã nhạt nhoà về người phụ nữ luôn lặng lẽ đứng bên lề cuộc đời họ ấy.

Từ đầu đến cuối, Hãy chăm sóc mẹ luôn giữ nhịp độ và cảm giác căng thẳng hồi hộp không hề thua kém một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Sự mất tích của người mẹ trở thành một sự kiện, một cơ hội để người nhà đến gần với bà hơn. Chồng và con cái bà đi phát tờ rơi, đăng quảng cáo trên báo, tìm mọi cách để tìm bà trở về. Và trong quá trình ấy, họ dần dần nhận ra mình thật ích kỷ, hoàn toàn không hề quan tâm đến cảm nhận của người luôn quan tâm đến họ nhất, hơn cả chính bản thân mình. Người con trai cả tự sỉ vả mình vì đã không đến đón bố mẹ ở ga Seoul, thay vào đó anh lại đi tắm hơi để giải rượu cho bữa nhậu đêm trước. Người con gái, một nhà văn nổi tiếng, nhớ lại mình đang lật qua những trang sách của cuốn tiểu thuyết mới trong một Hội chợ sách khi mẹ bị lạc giữa sân ga hỗn loạn. Còn người chồng, thì những tội lỗi và niềm ân hận của ông sẽ chẳng thể nào đong đếm nổi.

Cuốn tiểu thuyết gồm bốn chương, lần lượt đứng từ các góc độ khác nhau: con gái (chương 1), con trai cả (chương 2), ông bố – người chồng (chương ba), mẹ – người vợ (chương 4) để kể câu chuyện. Bằng giọng kể chân thành mộc mạc, Shin Kyung-Sook đã tái hiện lại cuộc đời của người mẹ, một cuộc đời mà chồng và con cái, những người thân thiết nhất của bà chưa hề biết hoặc giả vô tình quên mất đi. Có thể nói, trong cuốn tiểu thuyết này, Shin Kyung-Sook đã kết hợp một cách hoàn mỹ giữa kỹ xảo kể chuyện và những yếu tố tình cảm, để tạo nên một tác phẩm có thể đánh động đến góc sâu thẳm nhất trong trái tim mỗi người.


ps: đây là tác phẩm mình tự type vì khi đọc xong thấy đây là một câu chuyện rất cảm động về cuộc sống ở một gia đinh Hàn Quốc và muốn chia sẻ với những bạn yêu văn hoc tại kites này. Nếu bạn nào đó muốn copy truyện này, xin hãy để lại lời nhắn cho mình biết và nhớ ghi rõ nguồn. Cảm ơn!

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
Spica + 5 Ủng hộ chị ^^

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 28-6-2012 22:41:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1 | Không ai biết


Mẹ bị lạc đã một tuần.

Cả gia đình cô tập trung ở nhà anh cả Hyongchol. Sau khi cân nhác kỹ lưỡng, mọi người định soạn tờ rơi để đi phát ở nơi có người nhìn thấy mẹ lần cuối cùng. Việc đầu tiên là thảo tờ rơi. Tờ rơi là giải pháp quen thuộc trong trường hợp này. Gia đình có người lạc vốn chẳng làm được gì nhiều, huống hồ người bị lạc không phải ai khác mà chính là mẹ. Tất cả những gì gia đình cô có thể làm là đăng tin tìm người thân bị lac, chia nhau đi tìm kiếm khắp nơi, dò hỏi khách qua đường xem ai có nhìn thấy người nào giống mẹ không. Cậu em cô đang kinh doanh quần áo qua mạng đã đăng tin mẹ mất tích, miêu tả địa điểm, tải ảnh của mẹ lên mạng, đề nghị nếu ai thấy người nào giống như vậy thì xin hãy báo cho gia đình. Cô muốn tìm đến những nơi mẹ có thể đã đến, nhưng cô biết rằng mẹ không thể tự đi tới bất cứ nơi nào trong thành phố này. Anh Hyongchol bảo cô soạn nội dung tờ rơi bởi cô sống bằng nghề viết lách. Cô đỏ dừ mặt như thể vừa bị phát hiện làm một việc gì xấu xa nào đó. Cô không chắc những gì mình viết liệu sẽ có ích trong việc tìm mẹ hay không.

Khi cô viết ngày sinh của mẹ mình là ngày 24 tháng 7 năm 1938, bố cô nói rằng mẹ sinh năm 1936. Mặc dù trên giấy tờ đều ghi năm 1938 nhưng thực tế mẹ sinh năm 1936. Lần đầu tiên cô được nghe tới điều này. Bố cô bảo ngày xưa tất cả mọi người đều làm như thế. Có rất nhiều đứa trẻ sinh ra chưa đầy trăm ngày đã chết, vì vậy người ta thường nuôi con được vài ba tuổi rồi mới làm giấy khai sinh. Cô sửa số 38 thành 36, nhưng anh cả bào phải viết năm sinh của mẹ là 1938 theo đúng như trên giấy tờ. Cô thầm nghĩ không biết có cần phải chính xác tới thế không khi đây chỉ là tự soạn tờ rơi chứ không phải khai báo với cơ quan chức năng, nhưng cô vẫn sửa số 36 thành 38, trong lòng tự hỏi không biết đến cả ngày sinh của mẹ có thệt là ngày 24 tháng 7 không.

Mấy năm trước, mẹ bảo anh chị em cô không cần tổ chức sinh nhật riêng cho mẹ vì sinh nhật của bố trước sinh nhật mẹ một tháng. Trước đây, vào mỗi dịp sinh nhật hay các ngày lễ kỉ niệm khác, anh chị em cô đều về nhà bố mẹ ở thị trấn J. Cả nhà tập trung đầy đủ là 22 người. Mẹ rất thích cảnh cả gia đình quây quần, nói chuyện rôm rả. Cứ mỗi dịp cả nhà tập trung đông đủ, từ mấy ngày trước mẹ đã muối kim chi, ra chợ mua thịt bò, chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải. Mẹ còn ép dầu mè, rang vàng hạt tía tô và hạt vừng rồi đem hạ thổ để làm quà cho các con mang về. Những lần chờ con cháu về, mẹ vui ra mặt, khi nói chuyện với hàng xóm hay người quen thì cử chỉ đến lời nói đều không giấu được vẻ tự hào. Mẹ còn chất đầy trong kho những chai thủy tinh lớn nhỏ, đựng đủ các loại nước hoa quả do chính tay mẹ làm, nào là nước mận, nước dâu tây,…; mùa nào thức ấy. Mẹ có những hũ đựng đầu vèn cá đù muối và mắm cá trống hay dò muối để gửi cho các con trên thành phố. Biết hành tươi tốt cho sức khỏe, mẹ ép cả nước hành, và trước khi mùa đông đến mẹ còn làm nước bí ngô pha với cam thảo. Ngôi nhà của mẹ giống như kho xưởng, ở đó mẹ làm tương, làm đậu muối, làm gạo lứt, chế biến mọi thứ cho gia đình sử dụng quanh năm. Nhưng về sau, anh chị em cô về thăm bố mẹ thưa dần và bố mẹ lên Seoul nhiều hơn. Bữa tiệc gia đình ấm trong ngày sinh nhật của bố mẹ cũng bắt đầu được thay thế bừng những bữa ăn thịnh soạn ở nhà hàng. Như thế tiện lợi hơn. Rồi thậm chí mẹ còn gợi ý nên tổ chức sinh nhật mẹ cùng với sinh nhật bố vì mẹ nghĩ mùa hè nóng nực mà anh chị em cô phải đi đi lại lại hai lần cho hai ngày sinh nhật thì thật mệt, chi bằng chịn lấy một ngày rồi tổ chức luôn cho tiện. Ban đầu cả nhà phản đối chuyện đó, dù mẹ cứ khăng khăng không thay đổi ý kiến, và nếu mẹ không chịu lên thành phố thì mấy người trong anh chị em cô sẽ về quê tổ chức sinh nhật cho mẹ. Về sau tất cả anh chị em trong nhà đều tặng quà sinh nhật cho mẹ vào ngày sinh nhật bố, còn ngày sinh nhật của mẹ cứ lặng lẽ  trôi qua. Mẹ thích mua tất cho mọi thành viên trong gia đình nhưng anh chị em cô không ai lấy nên tất cứ chất đống trong tủ quần áo của mẹ.

Tên: Park So-nyo
Ngày sinh: 24 tháng 7 năm 1938 (69 tuổi)
Hình dáng: Tóc muối tiêu, gò má cao, khi đi lạc mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoát trắng, váy xếp nếp màu be
Địa điểm bị lạc: Ga tàu điện ngầm Seoul

Không ai quyết được cô nên sử dụng tấm hình nào của mẹ. Mọi người đều nhất trí dùng tấm hình chụp gần đây nhất, nhưng không ai có tấm hình mới chụp nào của mẹ. Cô nhớ ra là lâu nay mẹ không thích chụp ảnh. Ngay cả khi chụp ảnh gia đình mẹ cũng lẫn đi mất, thế nên mẹ không bao giờ xuất hiện trong ảnh. Tấm ảnh chụp gần đây nhất có mẹ là tấm chụp cả nhà vào dịp mừng thọ bố bảy mươi tuổi. Hôm ấy mẹ mặc hanbok màu xanh nhạt, mái tóc được thợ làm đầu cuốn lên cẩn thận, môi đánh son đỏ, trông thật sang trọng. Cậu em trai cô cho rằng hình dáng mẹ trong ảnh trông khác xa hình dáng mẹ trước khi bị lạc, cho dù có tách riêng ảnh mẹ ra phóng to lên thì mọi người cũng không nhận ra. Cậu kể rằng khi cậu tải ảnh mẹ lên mạng, mọi người vào bình luận rằng mẹ đẹp quá, trông chẳng giống người đi lạc tí nào. Cả nhà quyết định sẽ tìm tấm ảnh khác của mẹ. Anh cả bảo cô bổ sung thêm nội dung trong tờ rơi. Khi cô nhìn anh trai chằm chằm, anh bảo cô hãy nghĩ ra những câu cảm động hơn để lay động lòng người đọc. Lời lẽ lay động lòng người đọc ư? Khi cô viết “Làm ơn hãy giúp chúng tôi tìm mẹ”, anh cả cho rằng lời lẽ như vậy đơn giản quá. Khi cô viết “Eomeoni của chúng tôi bị lạc”, anh cả cho rằng từ eomeoni trịnh trọng quá và bảo cô sửa thành omma. Khi cô viết “Omma của chúng tôi bị lạc”, anh cả lại bảo nghe câu này quá trẻ con. Khi cô viết “Nếu nhìn thấy người nào như vậy làm ơn báo cho chúng tôi”, anh cả quát ầm lên, “Cô là cái kiểu nhà văn gì vậy?” Cô không tài nào nghĩ ra được lấy một câu đủ sức thuyết phục để anh cả vừa ý.

Người anh thứ nói, “Mọi người sẽ chú ý nếu em viết thêm là chúng ta sẽ có hậu tạ.”

Khi cô viết “Chúng tôi sẽ hậu tạ xứng đáng”, đến lượt các chị dâu cô cho rằng không thể viết chung chung như vậy, mọi người chỉ thực sự quan tâm đến tờ rơi nếu chúng ta đưa ra một con số cụ thể.

“Vậy nên viết bao nhiêu?”

“Một triệu won được không”

“Sợ ít quá.”

“Ba triệu won được không?”

“Vẫn có vẻ ít nhỉ?”

“Vậy thì năm triệu won nhé!”

Chắc chẳng ai chê khoản tiền năm triệu won. Cô viết, “Chúng tôi sẽ hậu tạ năm triệu won”, rồi đặt dấu chấm câu. Người anh thứ hai bảo nên sửa lại là “Hậu tạ: năm triệu won”. Cậu em trai cô bảo cô cho dòng chữ năm triệu won thành cỡ chũ to hơn. Mọi người thống nhất nếu ai tìm thấy tấm hình của mẹ phù hợp hơn thì gửi mail cho cô. Việc bổ sung nội dung và photo tờ rơi do cô đảm nhận, cậu em trai chịu trách nhiệm phân phát cho mọi người trong nhà. Cô gợi ý thuê người phát tờ rơi nhưng anh cả yêu cầu mọi người phải trực tiếp làm việc ấy, những ngày trong tuần thì tranh thủ thời gian rỗi, còn cuối tuần thì đi phát cả ngày.

Cô cáu kỉnh, “Làm như thế đến khi nào mới tìm thấy mẹ?”

Anh cả vặc lại, “Chúng ta sẽ làm việc này vì không thể ngồi tễnh mà chờ được, chúng ta đang làm tất cả những gì có thể.”

“Anh nói thế là thế nào, chúng ta đang làm tất cả những gì có thể là sao?”

“Chúng ta đã đăng tin trên báo.”

“Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đăng tin trên báo sao?”

“Thế cô muốn làm gì nữa, tất cả chúng ta phải bỏ việc để đi lục tung mọi ngõ ngách trong thành phố này lên chắc? Nếu làm như vậy mà tìm được mẹ thì tôi đã làm,” anh cả gần như nỗi khùng.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 28-6-2012 22:45:28 | Chỉ xem của tác giả
Cô thôi không tranh luận với anh cả nữa. Xưa nay cô vốn quen để anh coi sóc mọi việc, nhưng cô cũng hiểu rằng làm vậy trong trường hợp này làm quá đáng. Mọi người để bố ở lại nhà anh cả rồi ra về. Nếu không giải tán nhanh thì chắc chắn sẽ lại tiếp tục tranh cãi. Anh chị em cô đã cãi vã nhau cả tuần trước rồi. Cả nhà tập trung để bàn cách tìm mẹ và rồi vô tình người này lại động chạm đến những lần người kia người nọ làm điều không phải với mẹ trước đây. Dần dà những chuyện dồn nén bấy lâu bùng phát, kết cuộc là anh em quát tháo lẫn nhau, người đốt thuốc mù mịt, người nỗi khùng lên đóng sập cửa lại.
Ngay sau khi được tin mẹ bị lạc, cô bực tức hỏi mọi người trong gia đình sao không có ai ra ga tàu điện ngầm Seoul đón bố mẹ.

“Còn cô đã ở đâu?”

Tôi ư? Cô mím chặt môi. Tận bốn ngày sau khi mẹ bị lạc cô mới biết tin. Mọi người trong gia đình cô đổ lỗi cho nhau về chuyện mẹ bị lạc nhưng ai cũng cảm thấy day dứt trong lòng.

Rời khỏi nhà anh cả, cô bắt tàu điện ngầm về nhà nhưng rồi lại xuống ở ga Seoul, nơi mà mẹ biến mất. Trong nhà ga người đông như nêm, họ chen lấn va quệt vào cô khi cô tìm đường tới chỗ mẹ bị lạc. Chắc mẹ cô cũng bị lạc trong tình trạng hỗn loạn như thế này. Mọi người xô đẩy cô khi cố đứng tại nơi mẹ đã vụt mất bàn tay bố. Không ai nói một lới xin lỗi. Có lẽ mọi người đã ào ạt đi qua như thế trong khi mẹ cô đứng đấy, không biết phải làm gì.

Người ta có thể lật lại hồi ức được bao xa? Hồi ức về mẹ thì sao?

Từ khi nghe tin mẹ bị lạc đến tận bây giờ, cô không thể tập trung suy nghĩ được gì. Những ký ức cô đã quên lãng từ lâu bỗng nhiên trỗi dậy. Nỗi ân hận cứ bám theo từng ký ức. Cô nhớ lại nhiều năm về trước, mấy ngày trước khi cô rời thị trấn quê nhà lên thành phố, mẹ dẫn cô ra cửa hàng quần áo ngoài chợ. Cô muốn chọn một chiếc váy trơn nhưng mẹ lại chọn cho cô một chiếc váy xếp nếp có đai và đường diềm.

“Cái này thế nào?” mẹ hỏi cô.

“Không,” cô nói rồi gạt đi.

“Tại sao? Con cứ mặc thử đi.”

Mẹ lúc đó còn trẻ, mở mắt to tròn ngạc nhiên không hiểu. Chiếc váy xếp nếp ấy tương phản hoàn toàn với chiếc khăn cũ kỹ lem nhem mẹ đội trên đầu như hai thế giới tách biệt không ăn nhập gì với nhau.

“Trông trẻ con quá.”

“Thật sao?” Mẹ cô nói nhưng vẫn cầm chiếc váy ngắm nghía mãi không nỡ rời. “Nếu là con thì mẹ đã thử cái váy này,” mẹ cô lẩm bẩm.

Thấy mẹ có vẻ hơi buồn khi cô cho rằng chiếc váy đó trẻ con, cô nói, “Cái này có phải kiểu mẹ hay mặc đâu.”

Mẹ nói, “Không, mẹ thích kiểu này, chỉ có điều mẹ thì không mặc được”

Mình lẽ ra nên thử mặc cái váy đó, cô thầm nghĩ. Cô khuỵu chân ngồi xuống có lẽ đúng chỗ mẹ cô đã từng ngồi. Vài ngày sau khi nhất quyết đòi mua váy trơn, cô đã đến chính sân ga tàu điện ngầm Seoul này cùng mẹ. Mẹ cô nắm chặt tay cô, bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang từ trên cao nhìn thẳng xuống, rồi băng qua quảng trường và đợi anh cả dưới chân tháp đồng hồ. Sao một con ngươi như vậy có thể bị lạc? Khi ánh đèn từ con tàu đang vài ga vừa rọi tới, mọi người đổ xô lại, liếc xéo qua chỗ cô ngồi cứ như thể họ đang bực bội vì cô cứ ngồi trên lối đi. Lúc mẹ bị xô tuột khỏi tay bố, cô đang cùng đồng nghiệp tham gia triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc mẹ cô bị lạc ở ga tàu điện ngầm Seoul, cô đang cầm trên tay bản dịch tiếng Trung cuốn sách của cô tại một quầy sách ở triển lãm. Cô tự hỏi tại sao bố không đi taxi mà lại đi tàu điện ngầm chứ? Chỉ cần bố không đi tàu điện ngầm thì chắc đã không xảy ra chuyện này.

Bố cô nói ông đã nghĩ tại sao phải đi taxi khi ga tàu hỏa cũng nối liền với ga tàu điện ngầm? Có những khoảnh khắc mà người ta thường suy ngẫm lại sau khi có việc gì đó xảy ra, nhất là sau khi chuyện không may xảy ra. Khoảnh khắc mà người đó nghĩ, lẽ ra mình không nên làm vậy. Khi bố cô nói với cả nhà rằng bố mẹ có thể tự tìm đến nhà anh Hyongchol, tại sao khác với những lần trước anh chị em cô lại để cho bố mẹ làm thế? Bình thường mỗi lẫn bố mẹ lên thành phố thăm các con, trong số anh em cô vẫn có người ra ga xe hỏa hay tàu điện ngầm Seoul đón họ. Điều gì khiến bố cô, vốn luôn dùng xe của nhà hoặc đi taxi mỗi lần lên thành phố, quyết định đi tàu điện ngầm vào cái ngày định mệnh ấy? Khi tàu điện đến, bố mẹ vội vã chạy lại. Nhưng lúc bố lên tàu, nhìn lại phía sau thì đã không thấy mẹ đâu. Đó là một buổi chiều thứ bảy đông đúc. Mẹ lạc bố giữa đám đông, đoàn tàu lăn bánh khi mẹ hoàn toàn mất phương hướng. Khi mẹ tay không đi lang thang trong ga tàu điện ngầm vì bố đã cầm túi của mẹ lên tàu, cô vừa rời khỏi triển lãm sách và đang trên đường đến quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù đã đến Bắc Kinh ba lần nhưng cô chưa lần nào đến quảng trường Thiên An Môn, chỉ mới ngắm nhìn từ trong xe bus hay taxi.

Cậu tình nguyện viên đề xuất đi thăm quảng trường Thiên An Môn trước bữa tối, cả đoàn nhất trí đó là một ý hay. Khi cô bắt taxi đến trước Tử Cấm Thành, người mẹ bơ vơ ở ga tàu điện ngầm Seoul của cô đang làm gì? Đoàn của cô đã vào thăm Tử Cấm Thành nhưng phải quay ra ngay. Tử Cấm Thành chỉ mở cửa một phần vì đang trong thời gian trùng tu, cả chăng cũng sắp đến lúc đóng cửa. Toàn bộ thành phố Bắc Kinh đang là một công trường lớn để chuẩn bị cho Đại hội Olympic vào năm tới. Cô chợt nhớ đến một cảnh trong phim Hoàng đế cuối cùng, khi ông vua già Phổ Nghi trở lại Tử Cấm Thành, nơi ông đã từng sống thời thơ ấu, và cho một vị khác du lịch nhỏ tuổi xem cáu hộp ông giấu sau ngai vàng. Khi ông mở nắp hộp ra, con dế ông nhốt trong hộp từ ngày xưa vẫn còn sống.  Khi cô đi sang quảng trường Thiên An Môn, mẹ cô đang đứng bơ vơ, bị chen lấn giữa dòng người đông đúc. Phải chăng mẹ cô đang mong chờ các con đến đón? Con đường nối Tử Cẩm Thành với quảng trường Thiên An Môn cũng đang trong giai đoạn tu sửa. Cô có thể nhìn thấy quảng trường ngay trước mặt nhưng để đến được đó cô phải đi qua một con đường ngoằn ngoèo. Khi cô ngắm những cánh diều bay lơ lửng phía trên quảng trường Thiên An Môn, có thể mẹ cô đang ngồi trong đường hầm với nỗi tuyệt vọng và thầm gọi tên cô. Khi cô thấy cánh cửa sắt của Thiên An Môn mở ra, một tốp cảnh sát bước đều về phía quảng trường để hạ lá cờ có năm ngôi sao xuống, có thể mẹ cô đang đi lang thang trong mê lộ đường hầm ở ga tàu điện ngầm Seoul. Nhờ sự xác nhận của những người đã nhìn thấy mẹ trong nhà ga cô mới biết được điều này. Các nhân chứng nói họ thấy một bà già cứ lững thững bước, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn. Có người nói nhìn thấy bà già đó cứ ngồi mãi ở sân ga, rồi cuối cùng đã lên một chuyến tàu để đi. Vào đêm mẹ bị lạc, cô cùng đoàn bắc taxi đến một con phố sáng trưng náo nhiệt ở Bắc Kinh, túm tụm cười đùa dưới ánh đèn đỏ, thưởng thức loại rượu nặng 56 độ của Trung Quốc, ăn cua chiên trong chảo dầu cay nóng hổi.

Bố cô xuống ở bến kế tiếp và quay lại ga tàu điện ngầm Seoul nhưng mẹ cô đã không còn ở đó.

“Dù không bắt được tàu nhưng sao có thể quên đường cơ chứ? Bảng hướng dẫn ở đâu cũng có. Mẹ biết dùng điện thoại công cộng, chỉ cần đến bốt điện thoại là có thể gọi được mà.” Chi dâu cô một mực cho rằng chắc chắn đã có chuyện gì đó xảy ra với mẹ, rằng thật khó hiểu khi mẹ không thể tìm thấy nhà anh cả chỉ vì không thể lên đúng chuyến tàu điện ngầm như bố. Có điều gì đã xảy ra với mẹ ư? Đó là suy nghĩ của những người muốn nghĩ mẹ là một bà già quê mùa.

Khi có nói, “Có thể mẹ đã bị lạc đường chứ chị,” thì chị dâu cô tròn mắt ngạc nhiên, “Chị biết dạo này mẹ thế nào rồi đấy,” cô giải thích nhưng chị dâu làm ra vẻ không hiểu cô đang nói gì. Nhưng thực ra cả gia đình đều biết tình trạng của mẹ dạo này. Có thể cô sẽ không tìm được mẹ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 30-6-2012 10:26:15 | Chỉ xem của tác giả
Cô nhận ra mẹ không thể đọc từ khi nào nhỉ?

Lá thư đầu tiên cố viết là khi chuyển lời nhắn của mẹ tới anh Hyong-chol ngay sau khi anh chuyển lên thành phố. Sau khi tốt nghiệp trung học ở thị trấn, nơi anh em đã sinh ra vè lớn lên, anh Hyong-chol đã tự ôn thi cong chức ở nhà trong một năm, rồi thi đỗ và chuyển lên thành phố làm việc. Đây là lần đầu tiên mẹ cô phải xa một đứa con rứt ruột đẻ ra. Khi ấy nhà cô không có điện thoại, cách liên lạc duy nhất là qua thư. Anh Hyongchol thường gửi cho mẹ những lá thư viết chữ rất to. Mẹ luôn linh cảm được ngày thư của anh Hyong-chol đến cứ như thể có phép lạ. Tầm mười một giờ trưa, bác đưa thư đến làng cô với cái túi to tướng treo trước ghi đông xe đạp. Vào ngày có thư anh cả, từ ngoài đồng hay ngoài mương mẹ cô sẽ về nhà giặt giũ quần áo để đợi được trực tiếp nhận lá thư từ tay bác đưa thư rồi mong ngóng cô đi học về. Khi thấy cô về, mẹ vội vàng dẫn cô ra hiên sau rồi đưa lá thư của anh Hyong-chol ra, giục cô đọc to cho mẹ nghe.

Lá thư của người anh xa nhà được mở đầu bằng dòng chữ “Mẹ kính yêu”. Cách viết thư giống hệt như học trong sách vở, anh hỏi thăm sức khỏe của mọi người ở nhà và thông báo tình hình công việc của anh trên thành phố vẫn tốt. Trong thư anh Hyong-chol viết rằng mỗi tuần một lần anh mang quần áo bẩn đến nhà thím để nhờ thím giặt hộ. Thực ra mẹ đã nhờ thím làm việc đó cho anh. Anh dặn mẹ không phải lo cho anh vì chuyện ăn uống hằng ngày vẫn đảm bảo, anh cũng có chỗ nghĩ ngơi mỗi khi trực ở văn phòng.

Anh Hyong-chol còn cho biết khi lên thành phố anh muốn làm nhiều việc và cảm thấy như thê mình làm được mọi việc vậy. Thậm chí anh còn bộc lộ khát vọng rằng anh sẽ thành công và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mẹ. Trong thư, người anh hai mươi tuổi còn khéo léo dặn thêm, Thế nên mẹ ơi, không phải lo lắng cho con đâu mà hãy chú ý giữ gìn sức khỏe. Vừa đọc thư anh cho mẹ nghe, cô vừa ngắm mẹ lúc ấy đang nhìn chằm chằm vào mấy cây khoai nước ở sân sau và mấy cái chum sành đựng đầy tương. Tai mẹ dỏng lên như tai thỏ, chú ú lắng nghe cô đọc không để sót từ nào. Sau khi cô đọc hết lá thư, mẹ bảo cô viết đúng như những lời mẹ nói. Lời đầu tiên của mẹ là Hyong-chol yêu thương. Cô liền viết Hyong-chol yêu thương. Mẹ không bảo cô đánh dấu chấm câu nhưng cô vẫn đặt dấu chấm câu sau tên anh. Lúc mẹ cô nói, Hyong-chol!, cô sẽ viết, Hyong-chol! Lúc mẹ ngừng lại sau khi kêu tên anh cả cứ như mẹ quên mất phải nói điều gò, cô lấy tay gạt mái tóc đang xõa xuống ra sau tai rồi lại cầm bút trên tay, chăm chú nhìn vào lá thư, dỏng tai lên chờ mẹ nói tiếp để viết. Khi mẹ nói, trời trở lạnh rồi đấy, cô cũng viết nguyên văn, trời trở lạnh rồi đấy. Tiếp sau câu Hyong-chol yêu thương mẹ luôn nói về thời tiết. Ở nhà hoa nở rộ cho thấy mùa xuân đang đến. Hè sang nên cánh đồng đang bắt đầu khô nẻ. Vào mùa thu hoạch rồi, đậu tràn ngập bờ ruộng. Mẹ luôn nói tiếng địa phương, trừ khi đọc để cô viết thư cho anh Hyong-chol. Con đừng lo gì việc ở nhà, hãy chú ý giữ gìn sức khỏe. Đấy là điều duy nhất mẹ mong muốn ở con. Những lá thư của mẹ luôn ngập tràn cảm động. Mẹ xin lỗi vì không giúp được gì cho con. Khi cô nắn nót viết theo những lời của mẹ, nước mắt đã rơi lã chã trên bàn tay mẹ. Câu nói cuối cùng của mẹ luôn luôn là: Con hãy ăn uống đầy đủ con nhé! Mẹ. Là con thứ ba trong gia đình. Cô đã chứng kiến nỗi lo lắng, đau khổ, buồn rầu của mẹ khi từng người anh của cô thoát ly. Sau khi anh cả xa nhà, sáng sớm nào mẹ cũng ra sân lau chùi mấy chum tương. Bởi vì giếng nước ở sân trước nên thật vất vả mới mang được nước ra sân sau, nhưng mẹ vẫn lau chùi cẩn thận từng cái chum một. Mẹ còn lau sạch cả trong lẫn ngoài những chiếc nắp chum cho đến khi chúng sáng bóng lên. Vừa làm mẹ vừa khe khẽ hát theo lời một bài hát nào đó, Nếu giữa đôi ta không có biển ngăn, sẽ không có lời biệt ly đớn đau… Mẹ nhúng giẻ lau vào trong chậu nước lạnh buốt rồi vớt ra, vắt khô rồi lại lau những chiếc chum và tiếp tục hát, Tôi hy vọng một ngày nào đó người sẽ không rời xa tôi. Nếu lúc ấy cô gọi, mẹ sẽ quay lại với đôi mắt ngấn lệ.

Cách mẹ yêu thương quan tâm chăm sóc anh cả được thể hiện qua việc mẹ nấu mì cho mỗi mình anh những khi anh đi học thêm buổi tối về. Sau này, nếu có lúc cô nhắc đến chuyện ấy với bạn trai, anh lại nói rằng đó chỉ là món mì thôi, có gì ghê gớm đâu? Chỉ là món mì thôi sao? Vào thời điểm đó chẳng phải mì là món ngon nhất sao? Thậm chí khi ăn còn phải giấu giếm không cho ai. Dù cô có giải thích gì về sự tuyệt vời của món mì thế nào đi nữa thì anh ấy, một người thành phố, vẫn nghĩ nó quá thường tình.

Hồi đó, món mì vừa mới xuất hiện có hương vị ngon hơn mọi món mẹ làm. Mẹ mua mì và giấu trong chiếc chum rỗng ở ngoài sân, mẹ chỉ muốn nấu cho anh cả ăn vào ban đêm. Dù đã khuya muộn nhưng mấy anh em cô đều bị đánh thức bởi mùi mì thơm ngào ngạt. Khi mẹ nghiêm khắc yêu cầu anh em cô vào đi ngủ, cả mấy anh em cô cứ thèm thuồng nhìn anh cả ăn. Cảm thấy có lỗi, anh Hyong-chol chỉ ăn một miếng, nhưng mẹ bảo anh cứ ăn hết bát mì, rồi mẹ đổ đầy nước vào nỗi, nấu thêm một gói mì nữa để chia cho anh em cô. Lúc đấy sao mà mấy anh em cô thấy sung sướng thế, đứa nào đứa nấy háo hức đón lấy cái bát nước nhiều hơn mì.

Khi lau đến chiếc chum giấu mì ngày xưa, mẹ sẽ gọi to Hyong-chol! Rồi ngồi bệt xuống đất, hai chẫn xoãi ra, và cô sẽ nhẹ nhàng đi đến, lấy chiếc giẻ khỏi bàn tay mẹ, kéo tay mẹ quàng quanh vai cô. Mẹ sẽ bật khó thổn thức, không kìm được trước những nỗi nhớ thương tuôn trào về đứa con đầu lòng.

Mỗi khi các anh xa nhà, mẹ cô như chìm vào nỗi buồn vô tận. Khi ấy, tất cả những gì cô có thể làm là đọc thư các anh gửi về cho mẹ nghe, sau đó nghe mẹ đọc để viết thư cho anh rồi bỏ lá thư vào thùng thư trên đường tới trường. Thậm chí lúc đó cô không biết một sự thật hiển nhiên là mẹ chưa từng một lần bước chân vào thế giới của những bức thư. Tại sao cô lại không nghĩ ra rằng mẹ không biết chữ, ngay cả lúc mẹ cậy dựa vào cô như một đứa trẻ, ngay cả lúc cô đọc thư rồi viết thư giúp mẹ? Cô thực hiện những đề nghị của mẹ chỉ như làm những việc vặt khác, cũng giống như việc ra vườn hái mấy cây cẩm quất quỳ hay chạy ra cửa hàng mua ít dầu hỏa. Nhưng sau khi cô xa nhà, mẹ không nhờ bất cứ ai làm việc đó. Chính vì vậy cô không nhận được lá thư nào từ mẹ. Liệu có phải do chiếc điện thoại. Vào thời điểm cô rời khỏi thị trấn, người ta lắp một chiếc điện thoại công cộng ở nhà ông trưởng thôn. Đây là cái điện thoại đầu tiên ở làng cô.Vào mỗi buổi sáng, người trong làng lắng nghe ông trưởng thôn kiểm tra cái loa rồi thông báo nhà này hay nhà khác đến nghe điện thoại từ Seoul gọi về.. Các anh cô thôi không viết thư nữa mà thường gọi điện về cho mẹ qua chiếc điện thoại công cộng của làng. Từ khi làng có điện thoại, mọi người cho dù đang ở ngoài đường hay trên đồng cũng đều chú ý lắng nghe tiếng loa gọi tên nhà nào.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 30-6-2012 10:27:49 | Chỉ xem của tác giả
Mối quan hệ giữa mẹ cà con gái sẽ thuộc một trong hai dạng, hoặc biết rất rõ về nhau hoặc giống như người xa lạ.
Cho đến mùa thu năm trước cô vẫn nghĩ rằng cô rất hiểu mẹ. Từ việc mẹ thích cái gì, khi mẹ giận phải làm gì để mẹ nguôi, cho đến việc mẹ muốn nghe những lời như thế nào… Nếu có ai hỏi mẹ đang làm gì, cô có thể trả lời ngay lập tức: mẹ đang phơi cây dương xỉ; hôm nay chủ nhật nên mẹ đến nhà thờ…Nhưng cũng chính vào mùa thu năm trước, những suy nghĩ ấy của cô đã vỡ vụn. Một lần về thăm mẹ mà không báo trước, cô cảm nhận được không khí xa lạ đang tồn tại giữa hai mẹ con giống như cô đã trở thành người khách lạ chứ không còn là con gái của mẹ.  Hôm đó, mẹ nhặt chiếc khăn rơi trên sàn nhà rồi treo lên, nếu thức ăn vãi xuống bàn mẹ cũng vội vàng nhặt đi. Những khi cô về nhà mà không báo trước, mẹ thường lúng túng, ngượng nghịu vì sân thềm bừa bãi, chăn màn lôi thôi. Mẹ mở tủ lạnh ra xem còn thứ gì không, và cho dù cô cố ngăn, mẹ vẫn nhất quyết ra chợ mua thứ gì đó. Trong mối quan hệ gia đinh, người ta có thể đi làm những việc khác sau bữa ăn mà không cần dọn bàn ngay. Thấy mẹ cứ cố giấu giếm sự lộn xộn trong cuộc sống hằng ngày, cô cảm thấy mình thực sự đã trở thành người xa lạ với mẹ.

Có lẽ cô đã trở thành vị khách từ rất lâu trước đó, khi cô lên thành phố. Sau khi cô thoát ly, mẹ chẳng bao giờ cáu gắt cô nữa. Trước đây chỉ cần cô làm gì hơi sai là mẹ đã quát ầm lên. Hồi còn nhỏ, mẹ luôn họi cô là “Con, con gái.” Mẹ hay nói câu ấy mỗi khi phân biệt cô với các anh em trai, nhưng mẹ cũng gọi cô là “Con, con gái” khi mẹ nhắc nhở cô giữ ý tứ trong sinh hoạt, chưa hài lòng với cách cô ăn hoa quả, đi đứng, ăn mặc, nói năng. Cũng có những lúc mẹ nhìn cô đầy vẻ âu lo. Mẹ nhìn cô với vẻ mặt ngại ngần khi muốn nhờ cô căng các góc chăn ga để hồ cho phẳng, hay khi nhờ cô cho củi vào lò để chuẩn bị nấu cơm.

Vào một ngày mùa đông lạnh giá, khi đang ngồi trên giếng lột da con cá đuối để nấu cúng tổ tiên, mẹ buông dao và nói, “Con phải chịu khó học hành mới có thể bước vào một thế giới tốt hơn”. Lúc đó cô có thực sự hiểu những lời dặn dò của mẹ không? Hình như cô chỉ thường gọi “omma” những lúc mẹ mắng cô. Tiếng goi “omma” ấy không chỉ gợi cảm giác thân thương mà còn ẩn chứa trong đó lời cầu xin, Mẹ hãy quan tâm chăm sóc con, xin đừng trách mắng và cốc đầu con, hãy ở bên con cho dù con đúng hay sai. Cô không bỏ cách gọi mẹ là omma thay vì eomeoni. Ngay bây giờ mẹ đang bị lạc cũng thế. Cô luôn tâm niệm rằng mỗi khi gọi mẹ là omma, mẹ sẽ luôn được khỏe mạnh. Mẹ sẽ bình an vô sự, sẽ không có bất cứ điều gì xảy ra với mẹ. Cuộc sống ở trên thành phố đầy áp lực, mỗi khi tuyệt vọng người đầu tiên cô nghĩ đến là mẹ.

Mùa thu năm ngoái, cô về nhà mà không báo trước. Chuyện đó hoàn toàn không phải do cô muốn mẹ đỡ vất vả hơn vì mỗi lần cô về mẹ đều tất bật luôn tay. Sáng hôm đó cô đáp máy bay đến thành phố P. Thành phố P rất xa nhà bố mẹ. Cô dậy sớm, gội đầu và ra sân bay để kịp chuyến bay sáng mà vẫn không nghĩ mình sẽ đi thăm mẹ ở thị trấn J. Đường từ thành phố P đến thị trấn J xa và bất tiện hơn đi từ Seoul. Chuyến đi này không nằm trong dự định của cô.

Khi cô về đến nhà, cổng đang mở, cửa nhà cũng mở. Vì trưa hôm sau cô có hẹn ăn trưa với bạn trai nên tối hôm đó cô phải đi tàu lên Seoul. Dù sinh ra ở nơi này, sao giờ đây cô thấy ngôi làng bỗng trở nên xa lạ quá. Thứ duy nhất còn lại từ thời cô còn bé là ba cây tầm ma bên cạnh bờ mương. Ba cây tầm ma giờ đã lớn. Cô đi dọc theo bờ mương dưới tán những cây tầm ma để về nhà chứ không đi theo đường lớn. Nếu đi theo lối này cô sẽ nhìn thấy cổng sau ngôi nahf thơ ấu của mình. Ngày xưa, ngay ngoài cổng sua nahf cô có một cái giếng nước làng. Trước khi bước vào cổng, cô dừng lại đúng chỗ cái giếng ngày nào. Cô còn nhớ do các nhà trong làng đều làm hệ thống riêng nên cái giếng tự nhiên bị lấp đi. Cô giậm giậm chân trên nền bề tông rắn chắc nơi giếng nước dồi dào từng ở đó. Trong lòng cô ngập tràn thương nhớ. Cái giếng sẽ ra sao trong bóng tối dưới con đường này, cái giếng từng cung cấp nước cho mọi người trong con ngõ nhỏ và đến tận bây giờ vẫn còn kêu róc rách? Cô không ở đó khi cái giếng bị lấp. Một lần cô về thăm nhà, cái giếng đã biến mất, thay vào đó là một con đường bê tông chạy ngang qua. Có lẽ do cô không tận mắt chứng kiến cái giếng bị lấp nên cô vẫn mãi nghĩ rằng nó vẫn ở đó, róc rách chảy dưới con đường bê tông.

Cô đứng phái trên cái giếng một lúc rồi bước vào trong cổng cất tiếng gọi, omma! Nhưng không có ai trả lời. Ánh nắng mùa thu ngập tràn trên mảnh sân nhìn ra hướng Tây. Cô bước vào trong nhà tìm khắp phòng khách, phòng ngủ nhưng không thấy mẹ đâu. Đồ đạc trong nhà lộn xộn. Chai nước mở nắp để trên bàn ăn, chiếc cốc nằm chỏng chơ trong chậu rửa bát. Cái giỏ đựng giẻ lau úp sấp trên tấm chiếu trải sàn phòng khách, chiếc áo sơ mi dài tay đã dơ vứt bừa trên ghế như thể bố vừa cởi ra liền. Ánh nắng buổi chiều muộn vẫn lan tỏa trong không trung. Mẹ ơi! Dù biết không có ai ở nhà nhưng cô vẫn gọi thêm lần nữa. Mẹ ơi! Cô chạy ra cửa trước, ngó sang mảnh sân bên hiên thì thấy mẹ đang nằm trên cái phản gỗ trong gian nhà kho để cửa mở. Mẹ đang nằm im. Mẹ ơi!, cô gọi nhưng vẫn không có câu trả lời. Cô xỏ giày rồi bước ra kho. Từ trong kho cô cũng có thể nhìn ra ngoài sân. Trước đây, mẹ cô hay ủ mạch nha trong gian nhà kho này. Cái kho rất hữu dụng, đặc biệt từ khi bố mẹ mở rộng nói ra đến tận khu bên cạnh.

Mẹ đóng những cái giá treo tường và chất đồ đạc cũ không sử dụng nữa lên đó, phía dưới là những lọ thủy tinh dựng dưa muối. Chính mẹ đã chuyển cái phản vào đây. Sau khi ngôi nhà cũ đổ nát và ngôi nhà mới theo kiến trúc phương Tây được xây lên, mẹ thường ngồi trên tấm phản này để làm những công việc bếp núc mà mẹ thấy khó làm trong gian bếp hiện đại ở nhà trên. Mẹ giã ớt đỏ thật nhuyễn trong cối để đem muối kim chi, tách quả đậu lấy hạt rồi xát vỏ hạt, làm tương ớt, muối kim chi cải bắp, hoặc sấy khô bánh đậu nành.

Chuồng nuôi chó bên cạnh nhà kho trống không. Đoạn dây xích nằm chỏng chơ trên mặt đất. Lúc đó cô mới nhận ra rằng khi bước vào nhà cô không nghe thấy tiếng chó sủa. Vừa đảo mắt tìm con chó, cô vừa tiến lại gần chỗ mẹ nằm không thấy mẹ động đậy. Chắc mẹ vừa thái bí ngô để phơi khô. Cái thớt, con dao và đống bí ngô xanh đã đẩy sang bên, những lát bí ngô xanh thái mỏng được bỏ vào trong rổ tre cũ nát. Thoạt đầu cô băn khoăn có phải mẹ đang ngủ hay không? Nhưng mẹ đâu phải là người hay ngủ trưa, cô nghĩ và ghé sát vào mặt mẹ. Mẹ đang đặt một tay lên trán, dường như đang cố gắng hết sức để chống chọi với cơn đau. Đôi môi của mẹ hé mở, các nếp nhăn giữa cặp lông mày cau lại trông như những sợi thép.

“Mẹ ơi!”

Mặc cho cô gọi, mẹ cô vẫn không mở mắt.

“Mẹ ơi! Mẹ ơi!”

Cô quỳ gối trước mặt mẹ, lay mãi mẹ mới từ từ mở mắt. Hai mắt mẹ đỏ ngầu, vầng trán ướt đẫm mồ hôi. Hình như mẹ không nhận ra cô. Vì quá đau, khuân mặt mẹ nhăn nhó khổ sở. Phải là một cái gì đó vô hình hết sức tồi tệ mới có thể gây ra bộ dạng kinh khủng đến vậy. Mẹ cô nhắm mắt lại.

“Mẹ ơi!”

Cô trườn hẳn lên phản từ lúc nào không hay, nâng khuôn mặt méo xệch của mẹ lên đầu gối mình. Cô đỡ một tay dưới nách mẹ ở tư thế như vậy. Sao mẹ lại bị bỏ mặc trong tình trạng này? Ý nghĩ oán giận chợt lóe lên trong đầu cô, cứ như thể có ai đó đã quẳng mẹ cô vào nhà kho trong nông nỗi này. Mặc dù cô mới chính là người rời xa mẹ. Khi vô cùng hoẳng hốt thì người ta chẳng thể nghĩ ra phải làm gì. Mình có nên gọi xe cứu thương? Mình có nên đưa mẹ vào nhà? Bố đâu rồi? Những ý nghĩ ấy ào ạt qua đầu cô nhưng cô chẳng làm được gì hơn là nhìn xuống gương mặt mẹ. Cô chưa bao giờ thấy mặt mẹ vẹo vọ đi như thế, vô cùng khổ sở trong cơn đau dữ dội. Bàn tay vừa nãy mẹ đặt trên trán bây giờ đã bơ phờ rũ xuống sàn nhà. Mạch đập yếu ớt, hơi thở khó nhọc. Mẹ không còn gồng mình chống chọi cơn đâu nữa, chân tay xoãi ra, mềm nhũn bất động. “Mẹ ơi!” cô gọi to và ôm chặt lấy cơ thể mẹ, tim cô đập nhanh thình thịch. Thốt nhiên cô nghĩ e rằng mẹ sẽ chết mất. Một lúc lâu sau mẹ cô từ từ mở mắt ra, hướng ánh mắt về phía cô. Lẽ ra mẹ phải ngạc nhiên khi thấy cô, nhưng đôi mắt mẹ trống không. Mẹ quá yếu nên phản ứng vô cùng chậm chạp. Một lúc lâu sau mẹ gọi tên cô nhưng khuôn mặt vẫn hoàn toàn vô cảm. Mẹ cứ lẩm nhẩm điều gì đó một cách mơ hồ. Cô phải ghé sát tai vào để nghe.

“Khi bác con mất, mẹ thậm chí đã không khóc được.” Nhìn khuôn mặt trắng bệch kinh hoàng của mẹ, cô không thể nói được dù chỉ một lời an ủi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 30-6-2012 10:29:46 | Chỉ xem của tác giả
Đám tang của bác gái cô là vào mùa xuân. Cô đã không đến dự đám tang, thậm chí trong suốt một năm bác ốm đau cô cúng không đến thăm lấy một lần. Cô đã làm gì trong khoảng thời gian đó nhỉ? Hồi cô còn bé, bác như người mẹ thứ hai của cô. Cứ tới kỳ nghỉ hè, cô lại đến ở nhà bác, chỉ cách nhà cô một quả núi. Trong mấy anh em cô, bác quý cô nhất, có lẽ là do cô giống mẹ. Bác thường nói rằng cô và mẹ giống nhau nhau như đúc. Cứ như thể đang dựng lại không gian tuổi thơ giữa hai chị em, bác cùng cô cho thỏ ăn, bác tết tóc cho cô thành ba bím. Bác thường độn một muỗng gạo trên nồi mì và để dành riêng phần cơm trắng cho cô. Buổi tối, bác cho cô nằm vào lòng và kể chuyện cổ tích cho cô nghe. Cô vẫn nhớ khi mình gối đầu lên tay bác ngủ ngon lành. Dù bác không còn nữa nhưng cô vẫn nhớ mùi hương cảu bác từ thuở ấy. Khi về già bác trông nom mấy đứa cháu, bố mẹ nó bận mở lò bánh mì. Bác ngã cầu thang khi đang cõng cháu nên phải vào bệnh viện, đến lúc ấy bác mới biết ung thư đã di căn khắp cơ thể bác, không làm gì được nữa.

Khi báo cho cô tin này, mẹ cô đã nói, “Tội nghiệp bác con quá!”

“Tại sao đến tận bây giờ họ mới phát hiện ra căn bệnh chứ?”

“Vì bác con chưa một lần được kiểm tra sức khỏe.”

Mẹ cô thường nấu cháo đặc mang đến bón cho bác ăn. Cô im lặng lắng nghe mỗi khi mẹ gọi điện bảo, “hôm qua mẹ sang thăm bác, mẹ nấu cháo mè mang đến, bác ăn ngon miệng lắm.” Cô là người đầu tiên mẹ gọi điện báo tin bác mất.

“Bác con mất rồi.”

Cô không nói gì

“Con bận thế nên không cần đến đám tang đâu”

Dù mẹ không nói vậy thì cô cũng không thể đến dự đám tang bác vì đã đến hạn chót phải nộp bản thảo. Sau khi đi đám tang bác về, anh Hyong-chol nói với cô anh đã lo là mẹ sẽ đau khổ tuyệt vọng, nhưng mẹ không hề khóc và cũng không muốn đưa bác ra nghĩa trang. “Thật vậy sao?” cô hỏi lại. Anh cả nói rằng anh cũng thấy đây là chuyện lạ tuy nhiên anh tôn trọng ý muốn của mẹ.

Nhưng ở trong nhà kho hôm ấy, với khuôn mặt xác xơ đau đớn, mẹ đã nói với cô rằng mẹ thậm chí không thể khóc khi bác mất.

“Sao lại phải thế? Nếu mẹ muốn thì mẹ cứ khóc.” Mặc dù không biểu lộ ra nhưng cô thấy trong lòng đã nhẹ đi đôi chút khi mẹ đang trở lại là người mẹ xưa nay của cô.

Mẹ cô khẽ chớp chớp mắt. “Mẹ không thể khóc được thêm nữa.”

Cô không nói gì.

“Đầu mẹ đau như muốn nổ tung”

Ánh nắng cưới ngày sưởi ấm không gian, cô nhìn chằm chằm vào khuôn mặt mẹ trong lòng mình cứ như lần đầu tiên được thấy nó. Mẹ bị đau đầu? Nhức nhối đến mức mẹ thậm chí không thể khóc được? Đôi mắt đen trong sáng rực của mẹ như mắt còn bò mẹ lúc chuẩn bị sinh ẩn dưới những nếp nhăn sâu hoắm. Cặp môi vêu vao, tái nhợt của mẹ khô khốc và nứt nẻ. Cô đã không biết rằng mẹ cô đã chịu những cơn đau đầu đến mức không thể khóc được trong đám tang bác. Cô nâng cáng tay xoãi xuống phản của mẹ đặt lên bụng mẹ. Cô nhìn sâu vào những đốm đen trên mu bàn tay tần tảo cả đời lam lũ của mẹ. Cô không thể nói là mình hiểu rõ mẹ được nữa.
Thời bác trai cô còn sống, cứ thứ tư hàng tuần bác lại đến thăm mẹ con cô. Hồi đó bác mới trở về thị trấn J sau nhiều năm lang thang nay đây mai đó khắp đất nước. Bác đến chẳng có việc gì đặc biệt, chỉ là đạp xe tới xem mẹ con cô ra sao rồi lại quay về. Có khi bác đến mà không vào trong nhà, chỉ đứng ngoài cổng gọi to “Em vẫn khỏe chứ?” Rồi mẹ cô chưa kịp ra ngoài sân, bác đã nói “Anh phải đi đây!” và quay xe đi mất. Trước đây cô cứ nghĩ quan hệ giữa mẹ và bác không thân thiết đến thế. Một lúc nào đó trước khi cô sinh, bác đã vay bố cô một khoản tiền lớn mà không trả. Thi thoảng mẹ cô vẫn lại nhắc lại chuyện ấy và tỏ vẻ rất giận bác. Mẹ nói với cô rằng vì bác mà mẹ luôn cảm thấy mắc nợ với bố cô và bà chị chồng. Mặc dù món nợ là của bác nhưng dường như chuyện bác không trả nợ đã khiến mẹ cô rất khó xử. Trong khoảng bốm năm năm không có tin gì của bác, mẹ cô rất sốt ruột và luôn nhắc nhở, “Không biết giờ bác con ra sao rồi.” Cô không chắc mẹ đang lo cho bác hay đang giận bác.

Một hôm – chuyện này xảy ra trước khi bố mẹ xây ngôi nhà hiện nay – mẹ nghe thấy ai đó đẩy cổng bước vào rồi cất tiếng gọi, “Em ơi, có ở nhà không?” Mẹ cô lúc đó đang ngồi trong nhà ăn quýt với cô, vội vàng đẩy cửa chạy ào ra. Mọi việc diễn ra qua nhanh. Ai mà khiến mẹ quýnh quáng lên thế nhỉ? Tò mò muốn biết sự tình nên cô cũng chạy theo ra ngoài. Mẹ cô dừng lại trên thềm, nhìn ra cổng và reo lên, “Anh trai” rồi cứ để chân trần chạy ào ra phái người đang đứng bên cồng. Người đó là bác trai cô. Mẹ cô chạy nhanh như gió đến bên bác, đấm thùm thụp vào ngực bác rồi nức nở, “Anh ơi! Anh ơi!” Đứng trong hiên nhà, cô đã tận mắt chứng kiến bộ dạng của mẹ lúc ấy. Đó là lần đầu tiên cô nghe thấy mẹ gọi ai đó là “anh trai”. Mỗi khi nhắc đến bác trai cô, mẹ cô thường nói là “bác con”. Chẳng hiểu sao cô lại cảm thấy bất ngờ khi nhìn thấy mẹ chạy về phía bác và gọi “anh ơi” trong nỗi vui mừng khôn xiết, trong khi đó lúc nào cô cũng nghĩ đó là bác trai của mình. Cô nhận ra rằng, Ồ! Mẹ cũng có anh trai. Đôi lúc cô bật cười với chính mình khi nhớ lại bộ dạng của mẹ hôm đó, người mẹ già của cô nhảy phóc xuống thềm băng qua sân đến chỗ bác cô và hét lên, “Anh ơi!” như một đứa trẻ. Hôm ấy mẹ hành động giống như mẹ là một cô bé con thậm chí còn nhỏ hơn cô. Hình ảnh đó của mẹ đã khắc sâu trong tâm trí cô. Điều ấy khiến cô nghĩ, kể cả mẹ cũng đã từng…. Cô chẳng hiểu tại sao phải lâu đến vậy cô mới nhận ra một điều hiển nhiên đến vậy. Với cô, lúc nào mẹ cũng là mẹ. Cô chưa bao giờ nghĩ rằng mẹ cũng từng chập chững bước đầu tiên, mẹ cũng lên bà, rồi mười hai rồi hai mươi tuổi. Cô luôn cho rằng mẹ là mẹ. Mẹ sinh ra đã là mẹ. Cho đến khi cô chứng kiến cảnh mẹ vừa gọi “Anh ơi!” vừa chạy ào ra chỗ bác trai như thế. Cô cũng dần dần nhận thức được rằng trong sâu thẳm trái tim mẹ vẫn ấp ủ tình cảm hệt như tình cảm cô dành cho các anh em trai mình và rằng mẹ cũng có một thời thơ ấu. Từ đấy trở đi, thỉnh thoảng cô lại nghĩ về mẹ như một em bé, một cô gái, một thiếu nữ, một tân nương, một người mẹ trẻ vừa mới sinh ra cô.

Cô không thể bỏ mặc mẹ để trở về thành phố sau khi thấy mẹ nằm trong nhà kho như thế. Bố cô đã đến Sokcho cùng với một người ở Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Truyền thống Hàn Quốc, chắc phải hai ngày nữa mới về. Dù không đau đớn tột độ, mẹ vẫn không thể thoát được cơn đau đầu và thậm chí không thể mỉm cười. Không chỉ không thể mỉm cười mà mẹ còn không thể khóc. Mẹ thậm chí chẳng hiểu gì khi cô bảo muốn đưa mẹ đi bệnh viện. Lúc cô dìu mẹ lên nhà trên, mẹ bước rón rén, cố kìm giữ cơn đau. Phải một lúc lâu sau mẹ mới nói được. Mẹ nói mẹ đau đầu mãn tính nhưng những cơn đau đầu dữ dội chỉ “lâu lâu mới xảy ra một lần.” Mẹ có thể đối phó được khi những khoảnh khắc ấy qua đi. Liệu các anh em tôi có biết chứng đau đầu của mẹ không? Cả bố nữa?

Cô muốn nói với các anh em trai về chứng đau đầu của mẹ và đưa mẹ lên một bệnh viện lớn trên thành phố ngay khi cô trở lại thành phố. Vừa tự mình túc tắc đi lại được, mẹ liền hỏi cô, “Con không phải về à?” Dạo đó những lần về thăm nhà của cô ngắn ngủi hơn, cô chỉ ở lại mấy tiếng đồng hồ rồi lên thành phố. Cô nghĩ đến cuộc hẹn với bạn trai vào ngày mai nhưng cô nói với mẹ là cô sẽ ngủ lại đêm nay. Khi nghe vậy, một nụ vười tươi nở trên môi mẹ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 30-6-2012 10:31:28 | Chỉ xem của tác giả
Cô để con bạch tuộc còn sống mua ngoài chợ hải sản ở thành phố P lại trong bếp vì cả hai mẹ con chẳng biết các làm nó, rồi lại ngồi đối diện với mẹ qua bàn ăn giống như ngày xưa, bữa cơm chẳng có gì ngoài mấy món đạm bạc. Hai mẹ con lặng lẽ ăn cớm với kim chi trắng, đậu hầm, cá đối chiên và rong biển. Thỉnh thoảng mẹ cô lấy rong biển cuốn cơm rồi đưa cho cô như hồi cô còn nhỏ, cô đón lấy bà nhai chậm rãi. Sau bữa ăn hai mẹ con đi quanh nhà cho nhẹ bụng. Tuy không còn ngôi nhà cũ, nhưng cả sân trước, sân bên cạnh và sân sau vẫn thông với nhau như ngày xưa. Vẫn có rất nhiều chum sành xếp hàng ở gờ sân sau như thế. Ngày xưa những chiếc chum chứa đầy xì dầu, tương ớt, muối và tương đậu, nhưng giờ đây chúng chỉ còn là những chiếc chum không. Khi hai mẹ con đi vòng quanh ngôi nhà, có lúc mẹ dẫn trước cũng có lúc mẹ tụt lại sau, mẹ bỗng hỏi cô vì sao lại về nhà đột ngột vậy.

“Con đi thành phố P…”

“Thành phố P cách đây xa lắm.”

“Vâng”

“Đến đó còn xa hơn đến Seoul đấy.”

“Vâng, đúng vậy.”

“Cái gì đã khiến con đi từ thành phố P về đây trong khi con hầu như chẳng có thời gian rãnh rỗi về thăm nhà?”

Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, cô tha thiết nắm lấy bàn tay thô kệch của mẹ như đang cố túm vào sợi dây cứu sinh trong đêm tối. Cô không biết phải giải thích ra sao cảm xúc của chính mình. Cô kể với mẹ rằng sáng hôm ấy cô có giờ giảng tại Thư viện chữ nỗi ở thành phố O.

“Thư viện chữ nỗi nghĩa là gì?” Mẹ cô hỏi

“Chữ nỗi là kiểu chữ để người khiếm thị đọc bằng tay ấy mẹ.”

Mẹ gật đầu khi nghe cô giải thích. Vừa đi quanh nhà, cô vừa kể cho mẹ nghe về chuyến đi đến thành phố P của cô. Mất năm nay, người thủ thư Thư viện chữ nỗi đó thường mời cô đến giảng bài nhưng chẳng hiểu sao lần nào cô cũng vướng lịch không thể nhận lời. Đầu xuân năm nay, ông ấy lại gọi điện cho cô. Khi đó cô mới xuất bản tác phẩm mới nhất của mình. Ông ấy nói họ muốn xuất bản cuốn sách mới cảu cô bằng chữ nổi. Chữ nổi U? Cô không biết nhiều lắm về chữ nổi. Cô chỉ biết chữ nổi là ngôn ngữ dành cho người khiếm thị, đúng như những gì cô nói với mẹ. Cô cảm thấy hết sức ấn tượng khi nghe người thủ thư nói, cứ như thể cô đang nghe về một cuốn sách cô chưa từng đọc vậy. Ông ấy nói rằng họ cần sự cho phép của cô. Nếu ông ấy không dùng từ “cho phép”, chưa biết chừng lần này cô đã không đến đó giảng bài. Từ “cho phép” ấy khiến cô mủi lòng. Những người khiếm thị muốn đọc sách của cô, họ xin cô cho phép làm lại cuốn sách bằng một thứ ngôn ngữ mà chỉ họ mới hiểu. Nghĩ đến đây cô thấy lòng lặng đi, liền đáp vội, “Được chứ.” Người thủ thứ nói cuốn sách sẽ được hoàn thành vào tháng mười một vì tháng này có “Ngày Chữ Nổi”. Ông nói họ sẽ rất cảm kích nếu hôm đó cô có thể tới tham dự buổi lể ký tặng sách. Cô tự hỏi sao mọi chuyện lại diễn ra như thế nhỉ, nhưng cô chẳng nói được gì hơn ngoài câu, “Được chứ.” Cũng may bấy giờ mới đầu xuân nên cảm giác tháng mười còn xa lơ xa lắc. Nhưng thời gian trôi đi, xuân qua, hạ tới, thu về. chẳng mấy chốc đã sang tháng mười một. Và rồi ngày đó cũng đến.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 1-7-2012 21:52:05 | Chỉ xem của tác giả
Mọi việc trên thế gian đều có thể dự đoán được nếu ta suy nghĩ thật sâu sác về chúng. Ngay cả những việc ta gọi là khác thường, nếu suy nghĩ thấu đáo thì chúng cũng chỉ là những việc đương nhiên xảy ra. Thường thường do ta không suy nghĩ kỹ nên mới gặp những chuyện ngoài ý muốn. Chuyến đi tới Thư viện chữ nổi và những sự kiện xảy ra ở đó đều là những việc có thể dự đoán được nếu cô bỏ thời gian quan tâm đến Thư viện chữ nổi ấy. Nhưng cô quá bận rộn suốt mùa xuân, mùa hạ, mùa thu. Ngay cả ngày tới Thư viện chữ nổi, cô cũng không nghĩ về những người mình sẽ gặp ở đó,cô chỉ lo trễ cuộc gặp lúc mười giờ. Cô bay chuyến tám giờ, đáp xuống sân bay thành phố P, vội vàng bắt taxi đến Thư viện chữ nổi rồi ngồi chờ trong phòng khách. Với sự giúp đỡ của một tình nguyện viên, ông giám đốc thư viện bước vào phòng khách và ngồi đối diện với cô. Ông giám đốc cảm ơn cô vì đã dành thời gian đến đây, ông tự giới thiệu và chìa tay ra. Cố che giấu sự căng thẳng, cô bắt tay ông giám đốc thư viện và vui vẻ cất tiếng chào ông. Bàn tay ông ấy thật mềm mại. Ông giám đốc thư viện trò chuyện về cuốn sách của cô cho tới tận khi diễn ra sự kiện. Cô mỉm cười gật đầu với người đàn ông khiếm thị đã đọc tác phẩm của cô, dù ông không thể nhìn thấy nụ cười và cái gật đầu của cô.

Hôm đó là Ngày Chữ nổi, ngày hội của họ. Khi cô bước vào trong hội trường , có khoảng 400 người ngồi ở đó, một số khác đang dò dẫm vào theo sự hướng dẫn của các tình nguyện viên. Có cả nam cả nữ ở mọi lứa tuổi nhưng không có trẻ em. Buổi lễ được bắt đầu, lần lượt một vài người trong ban tổ chức bước lên sân khấu tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và chuyển lời cảm ơn. Một số người được trao giấy chứng nhận. Khi sách của cô xuất bản bằng chữ nổi được giới thiệu, cô bước lên sân khấu để nhận một cuốn. Ông giám đốc thư viện trao quyển sách cho cô, nó dày gấp hai lần quyển sách bình thường nhưng rất nhẹ. Cô nghe thấy tiếng vỗ tay, sau đó cô cầm quyển sách trên tay đi xuống chỗ ngồi. Buổi lễ vẫn tiếp tục. Khi ban tổ chức đang trao giải thường cho những người đọc nhiều sách chữ nổi, cô mở quyển sách ra xem. Bỗng nhiên cô cảm thấy choáng váng, có vô số dấu chấm nhảy múa trên trang giấy trắng. Cô có cảm giác như thể mình bị rơi vào hố đen, như thể bị lăn xuống cầu thang vì bước hụt do mãi nghĩ mông lung trong khi bản thân luôn cho rằng mình đã quá quen thuộc với cái cầu thang đó. Chữ nổi dàn trải ra trên giấy trắng, mỗi chữ là một loạt các lỗ khắc bằng kim, những con chữ cô hoàn toàn không giải mã nổi. Cô nói với mẹ rằng cô giở qua trang thứ nhất, trang thứ hai, trang thứ ba rồi gấp quyển sách lại. Thấy mẹ đang rất chăm chú lắng nghe câu chuyện của mình, cô kể tiếp. Cuối buổi lễ, cô bước lên sân khấu đứng trước mọi người để nói về tác phẩm của mình. Cô đặt quyển sách trên bục rồi nhìn xuống mọi người, lưng cô cứng đơ ra. Đứng trước hơn bốn trăm người khiếm thị, cô lúng túng không biết nhìn vào đâu.

“Vậy con đã làm thế nào?” mẹ cô hỏi

Cô nói rằng với cô năm mươi phút ở đó tưởng chừng như dài vô tận. Cô thuộc típ người thích nhìn thẳng vào người đối diện khi nói chuyện, tùy theo cảm xúc trong ánh mắt của đối phương, cô sẽ quyết định nói hết chuyện hay bỏ dỡ giữa chừng. Trước một vài ánh mắt nào đó, những câu chuyện cô chưa từng kể với ai bỗng tuôn trào. Cô băn khoăn không biết liệu mẹ có biết tính cô như vậy. Trước bốn trăm người khiếm thị cô không biết nhìn vào mắt ai và bắt đầu câu chuyện như thế nào. Trong số họ, có những đôi mắt đã nhắm lại, có những đôi mắt nửa nhắm nửa mở, có những đôi mắt ẩn sau cặp kính râm, có đôi mắt lại trừng trừng như thể nhìn xuyên thấu cả con người lẫn sự căng thẳng của cô.Trước những đôi mắt đang hướng lên sân khấu nhưng không thể nhìn thấy gì, cô trở nên im lặng. Cô phân vân liệu có ý nghĩa gì không khi nói về cuốn sách của mình trước những đôi mắt khiếm khuyết ấy. Nhưng sẽ không ổn nếu cô nói chuyện gì đó khác, kiểu như những giai thoại về cuộc sống. Cô nghĩ rằng mình không nên kể giai thoại cho họ nghe, mà họ nên kể cho cô nghe những câu chuyện cuộc đời của học mới phải. Cảm thấy ế tắc, cô cầm micro lên hỏi mọi người, “Tôi nên kể chuyện gì với mọi người bây giớ?”. Cả hội trường cười ầm lên. Có phải họ bật cười bởi vì học nghĩ ý cô là cô có thể kể bất cứ chuyện gì. Hay họ cười để giúp cô rũ bỏ căng thẳng.

“Không phải cô tới để nói về tác phẩm của mình sao?” một người đàn ông trạc bốn mươi tuổi đề nghị. Đôi mắt của ông ta nhắm tịt lại dù đang chiếu thẳng vào cô. Vừa nhìn vào đôi mắt nhắm tịt của ông ta, cô bắt đầu kể về tác phẩm đang được chuyển sang chữ nổi của mình. Cô kể về động lực thôi thúc cô viết cuốn sách đó, những cảm xúc cô trải qua trong suốt thời gian sáng tác và những hy vọng cô dành cho cuốn sách sau khi nó hoàn thành. Cô rất ngạc nhiên. Họ say sưa lắng nghe lời cô hơn bất kì ai cô từng gặp. Điệu bộ của họ cho cô thấy họ chăm chú lăng nghe câu chuyện của cô từng li từng tí, Có người gật đầu, có người duỗi chân ra trước, có người vươn lên dựa mình vào người ngồi phía trước. Tuy cô không thể giải mã được lấy một chữ trong ngôn ngữ của học, nhưng họ đang đọc cuốn sách do cô viết, đưa ra những câu hỏi và chia sẻ cảm tưởng của bản thân. Cô nói với mẹ rằng hình như chưa bao giờ cô gặp ai biểu lộ tình cảm tốt đẹp đối với cuốn sách của cô đến như vậy. Mẹ cô nãy giờ chỉ im lặng nghe cô kể chuyện, cuối cùng mẹ lên tiếng, “Dù sao họ đã đọc sách của con.” Cả hai mẹ con cùng im lặng. Một lúc sau mẹ bảo cô tiếp tục đi. Cô kể tiếp. Khi cô ngừng lời, một người trong số học giơ tay lên muốn hỏi cô điểu gì. Cô bảo ông ấy cứ hỏi. Ông ấy nói ràng dù khiếm thị nhưng sở thích của ông ấy là đi du lịch. Cô rất choáng váng. Một người mù có thể đi du lịch ở đâu? Ông ấy nói rằng cách đây khá lâu ông đã đọc một tác phẩm do chính cô viết lấy bối cảnh là Peru. Nhân vật trong cuốn truyện đó đã đến một nơi gọi là Machu Picchu , ở đó anh ta được chứng kiến cảnh đoàn tàu hỏa đi giật lùi. Sau khi đọc câu chuyện đó, ông mơ ước được đến Peru một lần để được đi con tàu kì lạ ấy. Ông ấy hỏi cô đã trực tiếp đi trên con tàu đó chưa. Đó là tác phẩm cô đã viết từ mười năm trước. Cô – vốn có trí nhớ tồi đến mức thường xuyên mở cửa tủ lạnh rồi quên khuấy mất mình cần lấy thứ gì, cứ đứng như thế cho luồng khí mắt trong tủ lạnh phả lên người cho đến khi cô đành từ bỏ và đóng tủ lạnh lại – lúc này lại bắt đầu hào hứng kể về Peru, Cusco thành phố nổi tiếng được xem là rốn của vũ trụ. Trong buổi sáng đầu tiên ở Peru, cô tới ga San Pedro để đón tàu đi Machu Picchu, nhưng chuyến tàu đó cứ tiến lên rồi lại lùi lại cả chục lần rồi mới khởi hành được. Cô nói với mẹ rằng những nghệ danh và tên các dãy núi cô đã quên từ lâu bỗng nhiên lại tuôn ra. Cảm nhận được tình bằng hữu từ những đôi mắt chưa bao giờ nhìn thấy đó, những đôi mắt trông như có thể hiểu và thông cảm được với mọi thiếu sót của cô, cô tâm sự một điều cô chưa bao giờ chia sẻ về cuốn sách đó.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 1-7-2012 21:54:37 | Chỉ xem của tác giả
“Đó là cái gì?” mẹ cô hỏi.

“Con nói nếu con viết lại tác phẩm đó, có lẽ con sẽ không viết như thế.”

“Nói ra điều đó quan trọng lắm sao con?” mẹ cô hỏi lại.

“Vâng, vì như thế là con đang phủ nhận những thứ hiện có, mẹ ạ!” Cảm thấy cô đơn, cô nắm lấy bàn tay mẹ.

Mẹ nhìn cô chằm chằm trong bóng tối và nói, “Sao con phải giấu diếm những lời ấy? Con phải sống cho thật thoải mái, nói ra bất cứ điều gì mình cảm nhận chứ.” Rồi mẹ rút tay ra khỏi tay cô và xoa xoa lưng cô. Khi cô còn bé mẹ thường rửa mặt cho cô y như thế với đôi bàn tay thô kệch này.

Mẹ khen, “Câu chuyện của con rất hay.”

“Con ư?”

Mẹ gật đầu và xác nhận, “ Phải, chuyện con kể thú vị lắm.”

“Mẹ nghĩ chuyện đó hay à mẹ?”

“Ừ, mẹ thích lắm”

Mẹ thích câu chuyện của mình ư? Cô thầm nghĩ, lòng đầy xúc động. Cô biết rằng câu chuyện của mình không thú vị đến thế; chỉ là cách nói chuyện của cô với mẹ đã thay đổi sau những trải nghiệm của cô ở Thư viện Chữ nổi. Từ khi lên thành phố, cô lúc nào cũng nói chuyện với mẹ với thái độ cau có. Cô hay cãi trả mẹ, “Mẹ thì biết gì chứ?” Cô hay quở trách, “Sao mẹ là mẹ mà lại đi làm thế?” Cô thường trả lời một cách lạnh lùng, “Mẹ biết chuyện đó làm gì?” biết mẹ không còn sức đâu để la mắng nên nếu mẹ hỏi, “Con đến đó làm gì?” cô sẽ trả lời cụt ngủn, “Vì con phải đến.” Thậm chí khi cô phải đi máy bay vì sách của cô được xuất bản ở nước khác hoặc cô cần ra nước ngoài dự hội thảo, nếu mẹ hỏi, “Con đến đó làm gì vậy?” cô cũng sẽ lấy giọng công việc để trả lời, “Bởi vì con có công việc cần quan tâm mà mẹ.” Mẹ bảo cô đừng đi máy bay nữa. “Nếu tai nạn xảy ra sẽ có hơn hai trăm người cùng thiệt mạng đấy.” “Có việc thì vẫn phải đi chứ mẹ,”cô đáp gọn. Nếu mẹ hỏi “Sao con nhiều việc thế” cô sẽ ủ rũ trả lời, “Thôi mà mẹ, con biết rồi.” Cô cảm thấy thật khó khăn khi nói chuyện của mình với mẹ. Những việc cô làm dường như không liên quan gì đến cuộc sống của mẹ.

Nhưng khi cô kể về cảm giác hoang mang lúc nhìn thấy quyển sách chữ nổi và nỗi hốt hoảng khi đứng trước hơn bốn trăm người khiếm thị, mẹ cô chăm chú lắng nghe như thể cơn đau đầu của mẹ đã tiêu tan. Lần cuối cùng cô tâm sự với mẹ về một chuyện gì đó xảy ra với mình là bao giờ? Nhiều năm nay, những cuộc nói chuyện giữa cô và mẹ đã trở nên hết sức đơn giản . Thậm chí hai mẹ con hiếm khi nói chuyện trực tiếp mà chỉ thường nói qua điện thoại. Câu chuyện của cô chủ yếu chỉ xoay quanh những việc như mẹ ăn gì, mẹ có khỏe không, bố dạo này ra sao, mẹ cẩn thận kẻo bị cảm, cô đã gửi tiền cho bố mẹ… Mẹ chỉ nói đến những việc như mẹ đã muối kim chi gửi lên thành phố, mẹ hay gặp ác mộng ban đêm, mẹ đã gửi gạo, gửi xì dầu cho cô, hãy mẹ đã chế biến ích mẫu thảo gửi cho cô, thế nên cô đừng tắt điện thoại vì người đưa bưu phẩm sẽ gọi điện trước khi mang mấy gói đó đến.

Quyển sách vốn chỉ có một tập của cô khi chuyển sang chữ nỗi lại thành ra bốn tập. Cầm cái túi giấy đựng mấy quyển sách đó, cô chào tạm biệt mọi người tại Thư viện Chữ nổi, và cô vẫn còn hai tiếng trước chuyến bay về Seoul. Cô nhớ lại khi đang đứng trên sân khấu, để tránh những cặp mắt của họ, cô đã nhìn ra con đường đầy tuyết ngoài cửa sổ và thấy những con tàu lớn nhỏ đang buông neo ở bến cảng. Cô nghĩ có bến cảng ắt hẳn có chợ hải sản. Cô bắt taxi và bảo tài xế đưa cô ra chợ hải sản. Mỗi khi đến những thành phố khác, nếu có thời gian cố rất thích đi lòng vòng trong chợ để ngắm nghía mọi thứ. Dù là ngày giữa tuần nhưng chợ rất ồn ào đông đúc. Bên ngoài chợ, cô đứng xem hai ngư dân đang cắt khúc một con cá to đùng. Thấy con cá to quá, cô hỏi người bán hàng đó có phải là cá ngừ không. Người bán hàng trả lời đó là cá thái dương. Cô chợt nghĩ đến nhân vật nữ chính trong một tác phẩm văn học nào đó mà cô không nhớ nhan đề. Sinh ra ở một thành phố ven biển, cứ mỗi khi buồn phiền cô ấy lại tìm đến công viên đại dương đồ sộ và tráng lệ tại công viên trung tâm thành phố để trò chuyện với con cá thái dương đang bơi trong đó. Nhân vật đó thổ lộ với con cá thái dương rằng mẹ cô đã lấy hết số tiền tiết kiệm của cô rồi bỏ đi cùng một chàng trai trẻ đến thành phố khác. Trong suốt thời gian qua, cô ấy đã trách móc và oán giận mẹ nhưng thực lòng cô ấy vẫn rất nhớ mẹ. Cô ấy không nói được điều này với bất cứ ai, chỉ có thể nói cho con cá thái dương nghe. Cô băn khoăn không biết con cá trong truyện có giống với con cái thái dương kia không? Thấy cá tên “thái dương” thật đặc biệt, cô bèn hỏi không biết đó có phải là tên thật của loài cá này không. Người bán hàng nói mọi người ở đây còn gọi nó là Mola mola. Ngay khi nghe thấy từ Mola mola, tâm trạng căng thẳng nặng nề khi ở Thư viện Chữ nổi trong cô mới được giải tỏa. Vì sao cô lại nghĩ đến mẹ khi đang đi tha thẩn giữa những quầy hải sản tươi sống giá rẻ hơn ba lần so với ở Seoul  bày bán đủ chủng loại, nào là bạch tuộc sống đầu to hơn đầu người và bào ngư tươi rói, nào là cá bao kiếm, cá thu và cua biển. Có phải chính con cá thái dương gợi cô nghĩ đến mẹ khi đi trong chợ hải sản? Cô nhớ lại cảnh cùng mẹ làm cá đuối ngoài giếng để chuẩn bị cho lễ cũng tổ tiên vào tất niên. Bàn tay mẹ lạnh cóng khi bóc lớp da đóng băng chặt cứng quanh mình con cá. Cô dừng lại trước cửa hàng có treo một con bạch tuộc đã luộc chín còn sống với giá mười lăm nghìn won. Cô còn mua thêm mấy con bào ngư vì nghĩ dù là bào ngư nuôi nhưng chúng chỉ ăn tảo bẹ biển và tảo nâu biển. Khi cô nói sẽ mang về tận Seoul, người bán hàng đề nghị cho tất cả vào một hộp giữ lạnh có giá hai nghìn won.

Rời chợ hải sản với chiếc hộp đựng con bạch tuộc còn sống và bào ngư trên tay, cô nhận ra vẫn còn lấu mới đến giờ máy bay cất cánh. Một tay cầm túi giấy đựng sách, một tay sách chiếc hộp, cô gọi taxi và bảo tài xế đưa cô ra bãi biển. Chỉ ba phút sau xe đã đến nơi. Bãi biển vào tháng Mười một vắng tanh, chỉ có hai cặp tình nhân đang đi dạo. Bãi cát trải dài mênh mông; khi đi về phái mép nước cố suýt ngã hai lần. Cô ngồi xuống bãi cát phẳng lì nhìn ra mặt biển bao la. Một lát sau cô ngoảnh lại nhìn về phía các dãy cửa hàng và tòa nhà chung cư hướng ra biển bên kia đường. Cô nghĩ vào những đêm hè nóng bức, mọi người ở đây hẳn đều xuống biển nô đùa thỏa thích rồi mới về nhà tắm lại. Trong lúc ngồi ngắm biển, cô lấy một cuốn sách chữ nổi trong túi giấy ra ngồi đọc một cách vô thức. Những chấm trắng khắc sâu vào các trang cứ lấp lánh dưới ánh nắng tháng Mười một.

Đưa tay lần theo những con chữ nổi không sao giải mã được dưới ánh nắng mặt trời, cô ngẫm nghĩ xem ai là người đầu tiên dạy chữ cho mình. Đúng rồi, chính là anh trai thứ của cô. Hôm đó, hai anh em cùng nằm úp sấp trên sàn ngôi nhà cũ. Khi ấy, mẹ cũng ngồi cạnh hai anh em cô. Anh thứ của cô rất hiền và chịu nghe lời mẹ nhất trong số mấy anh em cô. Mẹ đã yêu cầu anh dạy chữ cho cô nên không thể làm trái lời mẹ. Anh tỏ ra vẻ uể oải, hướng dẫn cho cô viết đi viết lại các nguyên âm, âm phụ và số thứ tự trong tiếng Hàn. Cô cầm cây bút viết chữ bằng tay trái vì đó là tay thuận của cô. Cứ mỗi lần thấy cô làm vậy, anh lại lấy cây thước tre to đập vào mu bàn tay cô. Anh làm việc đó cũng theo lệnh của mẹ. Mặc dù cô thuận cả tay trái và chân trái, mẹ thường nói rằng nếu cô cứ dùng chân trái và tay trái thì sẽ có rất nhiều điều trong cuộc sống khiến cô phải rơi nước mắt. Trong bữa ăn, nếu cô dùng tay trái để xới cơm, mẹ sẽ giật lấy muôi mà ấn vào tay phải của cô. Nếu cô vẫn tiếp tục dùng tay trái, mẹ sẽ giằng muôi vụt vào tay trái của cô rồi mắng, “Tại sao con không nghe lời mẹ thế!” Những lần đó tay trái của cô cứ sưng phồng lên. Tuy nhiên, hễ thấy anh trai không để ý là cô vội vội vàng vàng chuyển cây bút chì sang tay trái và vẽ hai hình tròn chồng lên nhau tạo thành số 8, rồi nhanh chóng chuyển cây bút chì sang tay phải. Nhưng khi nhìn số 8 do cô viết, anh thứ biết ngay rằng cô vừa chồng hai vòng tròn lên nhau bằng tay trái thế nên anh bắt cô chìa hai tay ra rồi lấy cây thước tre đánh cào lòng bàn tay cô. Mỗi khi anh thứ dạy cô học chữ, mẹ nghĩ cách ngồi khâu tất hay bóc tỏi trên sàn nhà để xem cô nguệch ngoạc. Cô còn nhớ khuôn mặt mẹ rạng rỡ như hoa bạc hà khi thấy cô viết được tên cô và tên mẹ, và cuối cùng còn có thể lắp bắp đọc sách trước khi đến tuổi tới trường, Giờ đây, hình ảnh khuôn mặt ấy đang hiện lên trên những dòng chữ nổi mà cô không sao đọc được. Cô đứng dậy khỏi bãi cát trên bờ biển. Cô vội vàng rảo bước quay lại con đường mà không kịp phủi những hạt cát còn dính đầy quần áo. Cô quyết định không bau về Seoul nữa mà bắt taxi đến thành phố L để đón tàu về thị trấn J thăm mẹ. Vừa đi cô vừa nghĩ đã gần hai mùa rồi cô chưa nhìn thấy gương mặt mẹ.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 09:57:01 | Chỉ xem của tác giả
Hình ảnh lớp học ngày xưa bỗng hiện lên trong đầu cô.

Đó là ngày mà hơn sáu mươi đứa trẻ trong lớp phải điền đơn xin vào trung học bởi nếu hôm đó mà không viết đơn thì sẽ không được vào trung học. Cô là một trong số mấy đứa không chịu điền đơn. Khi ấy cô không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô không vào cấp hai. Cô đang cảm thấy day dứt trong lòng. Đêm hôm trước mẹ đã la hét om sòm với bố trong khi bố đang đau ốm nằm bẹp trên giường. Mẹ cô quát ầm ĩ lên với bố, "Nhà mình có của ăn của để gì đâu , không cho con gái đi học thì làm sao nó tồn tại được trên đời." Bố cô ngồi dậy và đi khỏi nhà, mẹ tức giận nhấc cái bàn ăn trên nền nhà ném ra ngoài sân. mẹ hét lên, "Có trụ cột gia đình để mà làm gì khi ông không cho nỗi con mình đi học? Tôi sẽ đập phá tất tần tật!" Cô mong sao mẹ sẽ nguôi giận vì dù không được đi học cô cũng thấy không sao. Chưa nguôi cơn giận sau khi ném cái bàn ra ngoài sân, mẹ mở cử khi rồi lại đóng sầm vào, đưa tay giật hết đống quần áo tren giây phơi xuống vò nhàu rồi vứt tung toé khắp mặt đất. Rồi mẹ đi đến bên cô khi đó đang ngồi co rúm lại bên thành giếng, mẹ cởi chiếc khăn đang đội trên dầu, chìa ra bảo cô xì mũi vào đấy. Cô ngửi thấy mùi mồ hôi lâu ngày khắm khú trong cái khăn lúc ào mẹ cũng quấn trên đầu. Cô không muốn xì mũi, nhất là vào cái khăn nặng mùi đó. Nhưng mẹ cẫn bảo cô xì bằng hết nước mũi thì cô mới không bật khóc. Chắc nãy giờ cô đứng nhìn mẹ với mẹ với vẻ mặt như chực khóc. Bảo cô xì mũi là cách mẹ nói cô đừng khóc. Chẳng từ chối nổi, cô đành xì mũi vào cái khăn. Nước mũi cô quện lẫn mùi mồ hôi của mẹ.

Mẹ vẫn đội đúng chiếc khăn ấy đi đến trường. Sau khi mẹ trao đổi gì đó với cô giáo chủ nhiệm, cô giáo đưa tờ đơn xin học tới cho cô. Vừa viết tên vào tờ đơn cô vừa ngẩng đầu lên nhìn ra ngoài lớp học và thấy mẹ đang quan sát cô qua cửa kính ở hành lang. Khi bắt gặp ánh mắt cô, mẹ cởi chiếc khăn trên đầu ra vẫy vẫy và cười rất tươi. Gần tới hạn đóng học phí, chiếc nhẫn vàng đeo ở nhón tay giữa vốn là đồ trang sức duy nhất của mẹ đã biến mất. Chỉ có một khoanh tròn trên ngón tay hằn lên do nhiều năm đeo nhẫn còn sót lại.

Cơn đau đầu thường xuyên hành hạ mẹ.

Trong chuyến về thăm nhà đó, lúc nửa đêm khi thức giấc vì cơn khát, cô nhìn thấy những quyển sách của cô lờ mờ trong bóng tối. Cô nhớ lịa tước khi cùng bạn trai đến Nhật Bản nhân kỳ nghỉ phép dài của anh và ở lại đó một năm với anh, vấn đề lớn nhất đối với cô là bảo quản sách. Cân nhắc mãi, cuối cùng cô quyết đinh gửi hầu hết số sách cô có được trong mấy năm qua về nhà mẹ. Ngay cả khi nhận đống sách của cô, mẹ đã dọn sạch một phòng và bày sách trong đó. Từ đó cô không làm sao mang những cuốn sách ấy đi được nữa. Khi về thăm nhà, cô thường vào căn phòng ấy để thay quần áo hoặc để đặt túi xách. Nếu cô ngủ lại qua đêm, mẹ sẽ mang chăn chiếu của cô vào trong đó.

Khi uống nước xong và đang quay lại phòng, thấy băn khoăn không biết mẹ có ngủ được không có rón rén bước đến nhẹ nhàng mở cửa phòng mẹ. Hình như trong chăn không có người. Cô khẽ cất tiếng gọi mẹ nhưng không có tiếng trả lời. Cô dò tìm công tắc trên tường và bật đèn lên. Mẹ không có trong phòng. Cô bật điện trong phòng khác rồi mở cửa nhà vệ sinh nhìn vào, nhưng mẹ cũng không có ở trong đó. "Mẹ ơi! Mẹ ơi!" Cô vừa gọi vừa mở cửa trước bước ra ngoài sân và liếc nhanh về phía tấm phản gỗ trong nhà kho. Mẹ cô ở đó. Cô lao xuống bậc thềm chạy nhanh qua sân và đến bên mẹ. Mẹ cau mày nhăn nhó y như chiều hôm qua, ngủ lịm đi, một tay đặt lên trán. Mẹ để chân trần. Mười ngón chân đang co quắp lại vì lạnh. Cô có cảm giác những câu chuyện cô chia sẻ với mẹ trong khi đi dạo quanh sân sau bữa cơm tối giản dị đã vỡ vụn. Đó là một buổi sáng sớm tháng Mười một. Cô vào nhà lấy chăn ra đắp cho mẹ. Cô còn mang theo đôi tất và đi vào đôi chân đã lạnh cóng của mẹ. Cô cứ ngồi bên cạnh mẹ cho đến khi mẹ tỉnh dậy.

            Nghĩ cách kiếm thêm tiền ngoài làm ruộng, mẹ mang chiếc khuôn làm mạch nha bằng gỗ vào để trong kho. Mẹ lấy toàn bộ số lúa mì thi hoạch được từ ngoài đồng ra xoay nhuyễn, hoà với nước rồi đổ vào khuôn làm mạch nha. Khi mạch nha lên men, cả ngôi nhà sực mùi của thứ đó. Không ai thích cái mùi ấy nhưng mẹ bảo đó là mùi của tiền. Trong làng có một nhà làm đậu phụ, khi mẹ mang mạch nha lên men đến cho họ, họ sẽ bán cho nhà máy bia rồi đưa tiền cho mẹ. Mẹ cất số tiền đó vào trong một cái bát sứ màu trắng, sau đó chồng sáu cái bắt lên trên rồi đặt lên nóc chạn bát. Cái bát sứ ấy trở thành ngân hàng của mẹ. Mỗi lần cô cầm giấy thông báo nộp tiền ở trường về, mẹ lại lấy số tiền dành dụm để trong chiếc bát sứ ra, đếm đếm rồi giúi vào tay cô.

Tầm giữa buổi sáng, khi mở mắt tỉnh dậy, cô thấy mình đang nằm ngủ trên tấm phản trong nhà kho. Mẹ đâu rồi nhỉ? Mẹ không ở loanh quanh đó, nhưng cô nghe thấy tiếng dao thớt vọng ra từ bếp. Cô ngồi dậy đi vào tỏng bếp. Mẹ cô đang thái củ cải. Cách mẹ cầm con dao trong tay trông rất nguy hiểm, không hề giống cách mẹ thái củ cải để làm món củ cải trộng một cách điệu nghệ mà không cần nhìn xuống. Bàn tay mẹ cầm con dao không chắc chắn, con dao cứ liên tục trượt khỏi củ cải bập xuống mặt thớt. Cứ thế này khong chừng mẹ cắt vào ngón tay cái mất. "Mẹ! Đợi đã!" Thấy không ổn, cô vội nắm lấy con dao trong tay mẹ. "Mẹ để con làm cho," cô nói và đi đến trước cái thớt. Mẹ cô đứng tần ngần một lúc rồi lùi ra xa cái thớt. Con bạch tuột mềm oặt đã chết nằm trong cái rổ sắt đặt ở chậu rửa bát. Trên bếp ga đã đặt sẵn chiếc nồi hấp. Hình như mẹ định lót củ cải dưới đáy nổi để hấp con bạch tuột. Cô định hỏi sao mẹ không luộc tái con bạch tuộc mà lại hấp, nhưng rồi lại thôi. Mẹ rải những lát củ cải cô đã thái cuống đáy rồi đặt một cái chõ sắt vào trong nồi. Cô cho nguyên cả con bạch tuộc lên chõ rồi đậy nắp vung lại. Xưa nay mẹ toàn chế biến hải sản như thế. Mẹ không thạo về cá mú cho lắm. Mẹ không bao giờ gọi được chính xác tên các loài cá. Với mẹ cá thu, cá thu đao hay cá bao kiếm đều chỉ là cá mà thôi. Nhưng ngược lại, mẹ rất giỏi phân biệt các lại đậu, đậu tây, đậu nạnh, đậu trắng, đậu đen. Mỗi khi có cá, mẹ không bao giờ thái mỏng làm gỏi hay nướng hay kho, mà lúc nào cũng ướp với muối để hấp. Thậm chí với cả cá thu hay cá bao kiếm cũng thế, mẹ nêm cá với xì dầu có bột ớt, tỏi và hạt tiêu rồi đặt lên đĩa để hấp trên nồi cơm. Mẹ không bao giờ động đến món gỏi cá. Nếu thấy ai ăn cá sống, mẹ sẽ nhìn họ với vẻ mặt ghê ghê mà nói, "Họ làm gì kinh thế nhỉ?" Từ năm mười bảy tuổi mẹ đã hấp cá đuối, thế nên với con bạch tuộc mẹ cũng muốn làm như vậy. Chẳng mấy chốc mùi bạch tuộc và củ cải hấp đã lan toả cả gian bếp. Nhìn mẹ hấp món bạch tuộc trong bếp, cô lại nghĩ đến con cá đuối.

Người quê cô luôn có món cá đuối trong mâm cơm cúng tổ tiên. Một năm của mẹ cô trôi đi với việc làm cơm cúng tổ tiên một lần vào mùa xuân, hai lần cho mỗi mùa đông và mùa hạ. Như vậy nếu tính cả Tết và Trung thu, mỗi năm mẹ phải ngồi bên giếng để làm bảy con cá đuối. Những con cá đuối mẹ mua thường to bằng cái vung nồi lớn. Cứ khi nào mẹ cô đi chợ mua cá đuối đỏ về đặt ngoài sân giếng để chuẩn bị mổ, có nghĩa là ngày lễ đã đến. Vào ngày lễ tạ mùa đông. tiết trời lạnh giá đến mức nước vừa đổ vào xoong đã đóng thành băng, công việc lột da cá đuối hết dức vất vả. Bàn tay cô nhỏ bé còn bàn tay mẹ thô kệch do lao động vất vả. Khi mẹ đưa đôi bàn tay đỏ tấy lên vì lạnh lướt con dao trên lớp da con cá đuối, cô sẽ dùng những ngón tay nhỏ bé của mình kéo một miếng da ra. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu hai mẹ con bóc được lớp da liền một tâm, những lúc nào học cũng phải bóc thành nhiều mảnh. Mẹ sẽ lia con dao một lần nữa lên mình con cá và toán bộ quá trình trên lặp lại. Hình ảnh cô và mẹ phủ bọc tỏn một lớp băng mỏng ngồi ngoài giếng lột da cá đuối là hình ảnh đặc trung trong mùa dông của nhà cô. Công việc lột da cá đuối diễn ra hằng năm cứ như một bộ phim được chiếc đi chiếu lại. Mùa đông năm nọ, mẹ nhìn chằm chằm vào đôi bàn tay đã lạnh cóng của cô khi cô ngồi đối diện với mẹ mà nói, "Không lột da cá đuối thì làm sao chứ," rồi mẹ thôi không lột da con cá đuối nữa mà dùng dao chặt khúc con cá. Đó là lần đầu tiên trong mâm cơm ngày lễ thấy có món cá đuối còn để nguyên cả da. Bố cô hỏi, "Con cá đuối này làm sao vậy?" Mẹ cô đáp, "Vẫn là con cá đuối thôi, chỉ có điều không lột da." Bà bác càu nhàu tỏ vẻ không hài lòng, "Bữa cơm cúng thì phải làm cho chu đáo chứ." "Vậy bác đi mà làm," mẹ đốp trả ngay. Năm đó, cứ có điều gì không hay xảy ra, mọi người lại lôi chuyện con cá đuối không lột da ra. Khi thấy cây hồng trước sân không ra quả, khi anh trai cô chơi khăng bị con khăng đập vào mắt, khi bố cô phải nằm viện, rồi ngay cả khi có người họ hàng đánh nhau, bà bác đều đay nghiến rằng đó là do mẹ không lột da con cá đuối, không thành tâm khi làm cơm cúng tổ tiên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách