Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 7461|Trả lời: 12
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Movie 2006] Áo Lụa Hà Đông | Trương Ngọc Ánh

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


Đạo diễn : Lưu Huỳnh
Diễn viên : Trương Ngọc Ánh
Sản xuất : Phước Sang Entertainment
Kịch bản : Lưu Huỳnh
Thể loại : Tâm lý
Xuất bản : 2006
Độ dài : 135 phút


Bộ phim có kinh phí 1 triệu USD đã giành giải "Khán giả bình chọn" tại LHP Pusan, Hàn Quốc vào cuối tháng 10/2006 trước khi ra mắt khán giả Việt Nam vào tháng 3 năm nay

Lợi dụng tình trạng hỗn loạn khi những người nông dân nổi dậy lật đổ chính quyền, Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh) tất tả dắt nhau tìm đường vào Nam, mong tìm được nơi để họ có thể sống yên ổn bên nhau, thoát khỏi kiếp tôi tớ cực khổ đọa đày. Tài sản quý giá nhất hai người mang theo là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông mà Gù lấy làm quà cưới Dần. Đó chính là chiếc áo quấn quanh người chú bé Gù khi người ta tìm thấy chú nằm trơ trọi dưới gốc cây đa đầu làng.


Nhưng Hội An lại là điểm dừng chân không định trước của hai người bởi khi vào đến đây, Dần trở dạ sinh đứa con gái đầu lòng. Con bé được lấy tên mảnh đất cơ duyên này làm tên. Mùa mưa đầu tiên chào đón họ trong căn nhà dột nát, nước ngập ngang chân giường, Dần ngồi ru con trong tiếng mưa tưởng như bất tận. Bỗng Gù nhặt lên từ dưới nước chiếc áo dài quý giá của hai vợ chồng, và gói trong đó là một quả cau đã mọc mầm. Quả cau Dần đã trao cho Gù khi hai người thắp hương lạy trời đất cho họ nên vợ nên chồng trong căn nhà hoang khi còn ở quê hương, và nói với anh rằng hãy gieo trồng quả cau này, đến khi nào nó trổ ra buồng cau đầu tiên, cũng là lúc cô chính thức là vợ anh. Hết mưa, nước rút, Gù mang quả cau ra mảnh sân trước nhà vun đất ươm mầm cây, ươm cả hy vọng và tình yêu anh dành cho vợ.

Vài mùa mưa sau, trong nhà đã có tới năm nhân khẩu. Nước vẫn ngập mênh mang từ ngoài đồng ngoài bãi vào đến trong nhà. Ngồi co ro trên giường, Dần giục chồng đặt tên cho đứa con gái thứ ba. Nhìn vào khoảng trời mịt mù trước mắt, Gù nghĩ đến cái tên Lụt. Con cái nhà nghèo, đặt tên xấu cho dễ nuôi. Rồi sau đó, đứa con gái thứ tư chào đời.

Chồng cào hến trên sông, vợ đem ra chợ bán nuôi sống cả gia đình. Tài sản có giá trong nhà giờ thêm chiếc thuyền nhỏ làm phương tiện đánh bắt thêm chút cá hay lượm củi mục trôi sông. Hai đứa con gái lớn, Hội An và Ngô được hai vợ chồng Gù chắt chiu cho đến trường nhưng có nguy cơ phải nghỉ học vì bố mẹ không đủ tiền may áo dài cho con. Nhắm mắt đưa chân, nghĩ đến các con, Dần chấp nhận làm vú nuôi lấy tiền. Nhưng bi kịch ở chỗ, sữa của cô không phải để nuôi một đứa trẻ, mà để ông già Thòng người Tàu bú.

Mỗi sáng, Dần lại đến làm công việc vú nuôi quái dị của mình, cởi áo, đưa bầu vú qua một ô nhỏ trên bức tường gỗ, phía bên kia, cụ già thất thập cổ lai hy, mồm móm mém chỉ còn vài chiếc răng, đưa miệng bú dòng sữa vốn dành cho con trẻ. Tủi nhục, đau xót, Dần vẫn phải nuốt nước mắt ngày ngày bán đi dòng sữa quý giá cho đến khi bị Gù phát hiện. Giận dữ lồng lộn, anh chửi mắng vợ không tiếc lời. Cực chẳng đã, Dần đành mang chiếc áo dài đính hôn của hai vợ chồng nhờ người cắt lại cho vừa người con gái, rồi miệt mài khâu nên thành chiếc áo mơ ước của hai chị em Hội An và Ngô. Một chiếc áo, hai cô bé nhà nghèo đổi nhau mặc tới trường: buổi trưa tan trường, Hội An ba chân bốn cẳng chạy về đổi áo cho em, và Ngô lại ba chân bốn cẳng chạy tới trường cho kịp buổi học chiều.

Gia đình đông con nghèo khó nhưng yêu thương nhau ấy cứ lần hồi sống qua ngày, bữa cháo bữa khoai, nhưng tràn ngập tiếng trẻ thơ ấm áp. Sự hy sinh và tình thương của bố mẹ đã giúp cô bé Hội An viết được một bài luận đạt điểm cao nhất lớp, và chủ đề chính về chiếc áo dài gắn với nhiều kỷ niệm cay đắng, gian truân nhưng cũng vô cùng ngọt ngào của cả gia đình. Cô bé nghẹn ngào đứng đọc bài văn của mình trước cả lớp, nhớ lại từng sự kiện thân yêu gắn liền với chiếc áo. Bất ngờ, một tiếng nổ khủng khiếp xé nát cả không gian, xóa nhòa vĩnh viễn tất cả những gương mặt thân quen vừa hiện diện. Nghe tin dữ, Dần chạy như điên đến trường, lật tung những tấm chiếu cuồng loạn tìm con. Và cô gào lên thảm thiết, khi nhận ra khuôn mặt đứa con thân yêu nằm đó, trong số những nạn nhân bé nhỏ tội nghiệp của chiến tranh ác nghiệt…

Điều ấn tượng nhất bộ phim để lại trong lòng khán giả, đó là diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên nhí, những cô bé lần đầu đóng phim nhưng đã tạo nên những cảm xúc chân thật và sâu sắc. Cô bé Thiên Tú, người đóng vai Ngô, đã có những kỷ niệm đặc biệt khi tham gia Áo lụa Hà Đông, đó là có một người chị cả, điều mà cô luôn ao ước ngoài đời thực khi phải làm chị của ba đứa em nhỏ. Thời gian mấy tháng trời cùng đóng phim và sống với cô chị Hội An đã để lại những tình cảm gắn bó khăng khít giữa hai cô bé, điều khiến Thiên Tú ngập ngừng xúc động trong buổi chiếu giới thiệu phim, khi nói về cảnh ngăn không cho bố Gù mang chị Hội An đi chôn.
Theo đạo diễn Lưu Huỳnh, thời lượng ban đầu của bộ phim là 3 tiếng nhưng sau đó đã bị rút xuống còn 2 tiếng 15 phút. Có lẽ chính những cảnh phim bị cắt đi đã giúp giảm bớt những chi tiết dài dòng trong một bộ phim về chiến tranh khá nặng nề, dù bản rút ngắn vẫn còn một vài trường đoạn khá luẩn quẩn khi đạo diễn sa đà vào việc thể hiện những ký ức đã qua của các nhân vật. Nhưng không thể phủ nhận rằng bộ phim là một bộ sưu tập tuyệt vời của những hình ảnh đẹp và có sức thuyết phục. Nửa sau của tác phẩm tỏ ra vượt trội hơn, khán giả được tập trung vào những biến động không ngừng của một gia đình với bốn cô con gái và sự chuyển đổi chiếc áo dài qua hai thế hệ. Đặc biệt chi tiết cô Dần làm vú em cho cụ già Thòng sắp kề miệng lỗ, một bi kịch mang tính điển hình của người phụ nữ Việt Nam những năm chịu ách áp bức của giới địa chủ và kẻ thù cướp nước, khiến người xem liên tưởng đến chị Dậu nghèo khó thuở nào của Ngô Tất Tố.

Những nạn nhân của chiến tranh, hàng triệu con người lên đường di tản với hy vọng thoát khỏi kiếp nô lệ và cuộc sống khổ cực, nhưng lại bị sự nghèo đói nhọc nhằn khác bao vây. Đây cũng chính là một chủ đề thú vị khác của bộ phim, với bối cảnh của gia đình anh Gù tại Hội An những năm 60.

Áo lụa Hà Đông đang được chiếu tại các rạp ở Hà Nội. Tại buổi giới thiệu phim diễn ra tại TTCP Quốc Gia vào ngày 13/3 vừa qua, có sự hiện diện của các diễn viên chính trong phim như Trương Ngọc Ánh, Quốc Khánh và ba diễn viên nhí.
(theo phimanh.net)






http://www.fshare.vn/file/TMASHMAD7T/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
Đăng lúc 26-3-2012 19:12:09 | Chỉ xem của tác giả
phim này mình coi rồi, thật sự xúc động =(
có thể khúc dạo đầu phim hơi buồn tẻ, nhưng cũng khó trách, vì phim kể về một khoảng thời gian khá dài, khúc đầu chỉ là phần mở màn hay đơn giản chỉ là giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh của họ. câu chuyện kể khá nhiều về việc Dần cố gắng may cho con chiếc áo dài vì không muốn con nghỉ học. cuộc sống của gia đình Dần thực sự rất khó khăn, nhưng cô ấy ko muốn con mình sau này cũng khổ vì không biết chữ... cũng chính vì muốn may thêm áo dài cho con mà Dần đánh mất mạng sống của mình trong ngày mưa bão...
Ngày Hội An đọc bài văn của em viết về áo lụa Hà Đông cũng là ngày em chết dưới làn bom dội xuống trường... Dần đau đớn ôm xác con đang mặc chiếc áo dài trắng... Khi coi những cảnh này, mình thật ko cầm được nước mắt. và còn rất nhiều đoạn như vậy mà mình ko thể nhớ hết được...
rất vui vì bộ phim đã được đưa lên diễn đàn. Thanks so much!!!!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 23-11-2012 19:55:31 | Chỉ xem của tác giả
Mình bổ sung link online cho bạn nào chưa xem nhé

Không hiểu sao mình down k thấy chạy gì cả@@

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 6-4-2013 22:26:19 | Chỉ xem của tác giả
phim này còn nhớ hồi mình học lớp 11 hay 12 gì đấy, đi học tiếng Anh, xong cô giáo người Anh của mình kể hôm cô đi xem phim này ngoài rạp, cả rạp đều nín lặng và khóc thút thít:) Chứng tỏ phim có sức hút ghê gớm. Thế mà phải 2, 3 năm sau mình mới có cơ hội xem phim này. Vốn quen chú Quốc Khánh đóng vai bác Hoàng nhưng thực sự xem phim này thấy chú đóng quá là đỉnh. Ko 1 chút gì vương vấn hình ảnh của bác Hoàng. Cô Ngọc Ánh đóng cũng rõ là hay. Xem 1 số phim cô đóng rồi, nói chung đều rất thích:) Cả thêm cái bạn Thiên Tú nữa, công nhận xinh mà đóng hay, nhiều tài lẻ nữa, hồi trước có học cùng 1 số môn ở trường. Nhìn ở ngoài xinh hơn lên phim đó:))
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 13-4-2013 23:10:46 | Chỉ xem của tác giả
tự nhiên đi đâu lang thang lại lọt vô đây :( hồi đó lúc phim mới ra đi coi với mẹ, hên rạp vắng ng nên 2 mẹ con khóc rưng rức ;___; phim làm cam động wa mà. Mà thương tâm quá, đau lòng quá. đúng là gột tả đc bao nhiu nỗi khổ, nỗi đau thời chiến :( nhưng phim đau lòng wa nên đến h vẫn chưa dám xem lại, sợ lại khóc như mưa nữa :(
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 15-4-2013 19:43:40 | Chỉ xem của tác giả
Phim bi quá. Chiến tranh chưa bao giờ mang lại hạnh phúc cả.
Xem phim mà lại thấy buồn khi nghĩ lại những năm tháng thời ông bà cha mẹ mình.
Trương Ngọc ÁNh có lẽ là thành công nhất với vai diễn trong phim này.
Từ ngữ điệu, ánh mắt, nụ cười.
Tóm lại đây là 1 bộ phim hay và vô cùng đáng xem
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 16-4-2013 23:15:31 | Chỉ xem của tác giả
Mấy cái thể loại phim này, hình như cùng thời với Lê Công Tuấn Anh thì phải, phim về chiến thanh luôn mang lại cái cảm giác gì đó đau thương!
Xem phim xong mới thấy trân trọng những gì mình có!
Đúng là một bộ phim vô cùng đáng xem!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 23-4-2013 11:37:26 | Chỉ xem của tác giả
'Áo lụa Hà Đông' - chiếc áo đời người

Trong đói khổ, tủi nhục..., chiếc áo dài lụa tượng trưng cho thân phận của người phụ nữ nông thôn VN vẫn hiện lên đẹp đẽ. Bộ phim bao trùm bởi những khung hình tan tác, màu sắc trầm buồn nhưng sinh động, ấm áp.

Phim tả thực về đời sống người Việt Nam trước và sau năm 1954 ở miền Bắc và miền Trung. Xoay quanh số phận của người nghèo, là làn sóng di cư, những cơn đói, cơn lũ triền miên và nỗi chờ mong mơ hồ đến hai chữ "hòa bình". Nỗi đau, mất mát trong chiến tranh không đơn thuần là cái chết, mà là cảnh con người phải sống trong sự ám ảnh tiếng bom đạn, sự hà khắc của xã hội.

[img][/img]

Hướng đến lời giải đáp cho số phận của nhiều nhân vật, nhưng dường như phim lại là câu hỏi lớn về sự chịu thương, chịu khó của người phụ nữ. Chuyện phụ nữ "chân lấm tay bùn" nào chỉ có xúc hến bến sông từ sáng sớm đến tối mịt, đi bán dạo ở chợ quê, con đau, con khát sữa, chồng buồn, chồng giận, đó còn là cái "cúi đầu" trong xã hội mà cái nghèo bị "người gần" khinh khi, "kẻ xa" áp bức. Vòng quây cuộc đời Dần, nhân vật chính của phim, như cảnh cô ngồi đầu thuyền, lao đi trong cơn nước xoáy, mưa bão dữ dội.

Dần chính là thể hiện của mẫu hình phụ nữ cần lao, trong cảnh khốn khó vẫn sống cho những niềm tin, tình yêu lớn. Trái cau xanh được trao trong ngày hẹn ước với mối tình đầu cũng như số phận của cô, nó nảy mầm, lớn lên, thẳng đứng, hiên ngang giữa trời, dù có lúc cũng chịu vài nhát chém đau đớn, vài trận bom thời loạn lạc. Cuộc đời của nhân vật nữ bị vùi dập từ thân phận con sen, đến lưu lạc xứ người, rồi đói khổ trong chiến tranh... vẫn gồng mình lao về phía trước, đấu tranh. Đến thế hệ của 2 bé gái, con của cô, chính là sự tiếp nối cuộc đời của mẹ, của những người phụ nữ trong phim. Bi thương hơn, 2 bé gái chỉ có một chiếc áo thay phiên nhau mặc đến trường, rồi một trong 2 bị bom dội chết khi đang đọc bài văn về chiếc áo dài thiêng liêng của cả gia đình.

[img][/img]

Chiếc áo ấy chính là câu trả lời đầy hình tượng cho sự gồng gánh, hy sinh của những người phụ nữ trong phim. Áo dài lụa mang vẻ ngoài mỏng manh, cũng chính là lời nhắc nhở định mệnh với những ai mặc nó, phải giữ vẻ đoan trang, trong sạch dù trong hoàn cảnh nào. Nó thiêng liêng ngay từ phút chào đời của anh chồng gù, đẹp lung linh trong ngày hẹn ước của Dần, vẹn nguyên qua trường kỳ gian khổ và là nguồn sáng le lói cho hạnh phúc của gia đình bé nhỏ cái ăn còn thiếu hụt.

Cùng một chiếc áo lụa, với cha là vật cưu mang, với mẹ là kỷ niệm tình yêu đầu đời, với con là niềm hạnh phúc được cắp sách tới trường. Chiếc áo của mẹ được cắt nhỏ, nối với tay áo của cha thành áo mới cho con đến trường, hình ảnh vừa đẹp, vừa ấm áp, lung linh. Giữa màu xám xịt của những ngày chiến tranh, chiếc áo trắng tinh khôi ấy lại chính là ánh sáng, biểu tượng của niềm tin hòa bình mà con người mỏi mắt chờ.

[img][/img]

Kịch bản Áo lụa Hà Đông được viết khá chặt chẽ, xuyên suốt, thể hiện qua những khung hình khá tinh tế, đẹp mắt về nông thôn Việt Nam. Có những cảnh quay của phim khá công phu, phải ngốn đến 30.000 USD, như những cảnh diễn ra tại núi Hang Múa gần Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình. Dàn diễn viên của phim có lúc được quy tụ đến 500 người.

Âm nhạc của tác phẩm này được Đức Trí soạn công phu, tinh tế cho từng trường đoạn của phim và cuộc đời nhân vật. Diễn xuất của Trương Ngọc Ánh và dàn diễn viên nhí là một thành công đáng kể.

(Đỗ Duy - vnexpress)

Một bộ phim hay! Một bộ phim hiếm hoi là sự hợp tác giữ anh em Phước Sang (sản xuất) & Lưu Huỳnh (đạo diễn).

Tặng mọi người bài "Xanh bạc mái đầu" OST của phim. Một bài hát rất tuyệt vời!

http://www.youtube.com/watch?v=4AzMxlZjkWw
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 16-5-2013 08:44:36 | Chỉ xem của tác giả
Câyngôđồng gửi lúc 22-4-2013 20:37
'Áo lụa Hà Đông' - chiếc áo đời người

Trong đói khổ, tủi nhục..., chiếc áo dài l ...

Mình xem phim này đến mấy lần, mỗi lần xem là một lần xúc động. Nhân vật vai gù đóng không xuất sắc nhưng Trương Ngọc Ánh trong vai Dần thì nổi bật, diễn xuất của cô xứng đáng cho vai trò màn ảnh lớn.
Không rõ bản download là loại gì nhưng bản của mình là HD màn ảnh rộng nên xem rất rõ.
Cám ơn bạn Cây Ngô Đồng giới thiệu phim này.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 1-6-2013 16:28:38 | Chỉ xem của tác giả
xem phim mà khóc hết nước mắt, người đâu mà khổ quá trời. phải nói là khổ ơi là khổ mới đúng. thời bây giờ người ta cứ than thân trách phận, sao số mình khổ thế thì nên xem phim này.
phim phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thời bấy giờ.  EM YÊU ÁO LỤA HÀ ĐÔNG.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách