Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: ichigo_daifuku
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Lớp Tự Túc Văn Hóa] Phổ cập Tiếng Thái toàn Box! Khai giảng 08/04/2013! Bài mới

[Lấy địa chỉ]
31#
 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 21:40:49 | Xem tất
Nói 1 chút về tựa bài nợ trái tim nha
chắc hẳn có bạn sẽ thắc mắc này
Tại sao cùng là nêe mà một bên lại là này 1 bên lại là nợ.
Rút cục thì có gì khác nhau ở đây vậy???

Nhiều người có lẽ khi nhìn vào tựa bài hát này có khả năng cũng từng dịch nó thành bài "Trái tim này" hoặc nói trắng ra là dịch theo xuôi tiếng anh chúng ta có This heart

Cơ mà rất tiếc là nếu là trái tim này chúng ta sẽ có cụm hua jai nee, chứ ko phải nee hua jai.
Vậy sự khác biệt nằm ở đâu.
Vâng là ở cách viết ạ.

Hic thái có 1 hệ thống ký tự vô cùng loằng xà ngoằng.
Và có 1 hệ thống âm luật cũng oằn tà ngoằn không kém.

Đây là từ nêe: này นี่ nhìn vào đó hãy hiểu đơn giản thế này nee là sự kết hợp của chữ n cái ký tự loằng ngoằng đó, cộng với lại nguyên âm dài i (ee) cái dấu hình cây cung đó. và một thanh cao có hình cái gậy đâm thẳng xuống cái dây cung đó kết hợp lại 3 phần phụ âm nguyên âm và dấu thanh chúng ta có từ nêe: này.

Còn đây là từ nêe: nợ หนี้ nhìn vào đây hãy cùng chú ý đến phụ âm n và nguyên âm i vẫn y xì như trên nhưng sự thay đổi ở đây là gì??? đó chính là 1 phụ âm và 1 cái dấu hình con chim cúc cu. đó.

nếu bỏ phụ âm   đi chúng ta có นี้  đọc là née: từ này cũng có nghĩa là này nốt.(hãy nhớ đến tiếng việt chúng ta có cả đấy và đó đều có chung một nghĩa trong nhiều trường hợp chúng ta có thể nói thế đây hoặc thế đó đều được và ở đây nêenée cũng vậy thôi hoặc đơn giản hãy liên hệ đến từ anh ngoài bắc ta hay gọi anh nhưng trong nam ta lại hay nghe thấy từ ảnh, hai từ khác dấu thanh nhưng đều chung 1 nghĩa cả)

nhưng nếu thêm phụ âm vô đầu chữ née: thanh điệu của tiếng này sẽ thay đổi thành nêe: tức là bh thanh cao sẽ bằng 1 dấu chim cúc cu cộng với 1 phụ âm   ở đầu. và chúng ta có từ nêe: mang nghĩa là nợ

Ai đó có khả năng sẽ nói sao mà lại luẩn quẩn vậy, nhưng hãy cùng nhớ lại tiếng việt chúng ta có gh và g đều là gờ cả, chúng ta có ngh và ng đều phát âm như nhau đúng không ta:)) và có 1 điều thú vị đó chính là phụ âm   cũng chính là phụ âm h trong tiếng thái đó ^^

Còn một điều nữa nếu ai cho rằng sao mà rắc rối lắm trò, thì hãy nhớ lại từ cái cuốc và từ tổ quốc đi:)) cùng 1 cách phát âm nhưng chúng ta có đến hai cách viết và hai nghĩa rạch ròi đúng ko ^^

Hẹn gặp lại ở bài người tốt kẻ xấu nha^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 21:41:51 | Xem tất
Hôm nay chúng ta chặt chém bài Người tốt kẻ xấu nha...
Tựa bài Khon Tee Rai, Khon Tee Dee.
Tạm dịch (Người mà tốt, người mà xấu)



Khon: người
Rai: xấu, tệ, ác.
Dee: tốt, đẹp.
Tee= That.

ter glìat gan rĕu rai ·
anh ghét em hay sao?

jeung tam dtòr gan yàang née
Nên mới làm với em như thế.

chái aa-rom mĕuan kon mâi mee-hàyt-pŏn
Dùng tâm tính như người không có lý lẽ.

ter; anh
gliat: ghét
gan: nhau
reu: hay
rai; làm sao. (arai ná: cài đấy, sao đấy?)

Jueng: vậy nên.
tam: làm
dtor: với
gan: nhau
Yang: như
née: thế, này (giải thích ở bài trên rồi nha)

chái: dùng
aa_rom: tâm trạng, cảm xúc,
meuan: giống
khon: người.
mâi: không
mee; có.
Hayt pon: lý lẽ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
 Tác giả| Đăng lúc 16-6-2013 21:42:57 | Xem tất
chăn glìat ter bâang măi
em ghét anh không nhỉ?
tam-mai yang kong fĕun ton
tại sao vẫn cứ chịu đựng?
bpen kam tăam têe kong yòo nai hŭa jai
đó là câu hỏi dai dẳng trong tim



Có ai giải nghĩa hộ t khúc này đi... hic có mỗi mình tự biên tự diễn bỗng dưng thấy bùn tóa

Bình luận

mừng quá chờ mãi cuối cùng cũng được học bài tiếp theo bạn ơi ráng lên nha mình muốn gi nhưng không biết giúp bạn sao nữa  Đăng lúc 20-6-2013 09:39 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
 Tác giả| Đăng lúc 12-7-2013 19:23:57 | Xem tất
P.T.Hang gửi lúc 24-6-2013 18:22
bạn ơi giải thích cái dấu hình con chim cúc cu đi , nó xuất hiện ở đó thì đọc có  ...

cái này hơi khó đó
vì thái chia phụ âm thành 3 lớp thấp trung và cao
với mỗi lớp đó các dấu khi kết hợp lại lại có một cách đọc khác nhau
có các phụ âm chỉ sử dụng 3 loại dấu có cái có thể sử dụng tất
có cái lại có thêm quy tắc biến đổi có thêm phụ âm nào đó ở đâu thì từ lớp cao chuyển xuống lớp thấp...phần này nếu mà ai chưa học 3 phân lớp phụ âm thì giảng giải hơi khó...
hic có lẽ m phải làm 1 bài quy tắc mới được
cơ mà tình hình báo trước là nó bị lằng nhằng 1 chút nha ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
 Tác giả| Đăng lúc 12-7-2013 20:03:11 | Xem tất
chăn glìat ter bâang măi
em ghét anh không nhỉ?
tam-mai yang kong fĕun ton
tại sao vẫn cứ chịu đựng?
bpen kam tăam têe kong yòo nai hŭa jai
đó là câu hỏi dai dẳng trong tim



giải nghĩa

chan: em (ngôi 1)
gliat: ghét
ter: anh
baang: đi kèm với động từ gliat (kiểu trợ động từ để hỏi)
mai: không?

tam-mai: tại sao.
yang: vẫn
kong cứ
feun ton: chịu đựng.

bpen: là
kam taam: câu hỏi
tee: mà
kong: cứ
yoo: ở
nai: trong
hua jai: con tim
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
 Tác giả| Đăng lúc 12-7-2013 20:09:17 | Xem tất
có một câu hỏi về cách sử dụng các dấu thanh nên tình hình chúng ta ngưng học hát chuyển sang học ngữ pháp chút nha ^^

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau ôn sơ lại chút kiến thức về phụ âm và nguyên âm tiếng thái đã


Một chút khái quát về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Thái...

Đầu tiên là nguyên âm...
Chúng ta hãy tập xác định rằng tiếng Thái có tổng cộng 38 cái có thể gọi là nguyên âm...  
(mặc dù theo một số tài liệu vu vơ trên mạng thì thái có 32 phụ âm và còn 1 đống cái gì mà loằng xà ngoằng gì gì đó đó
nói chung là đọc hoài ứ hiểu rút cục nó có tổng cộng bn cái nguyên âm kiêm phụ âm và nguyên âm không phải phụ âm luôn )

Các nguyên âm được chia tạm thành 2 nhóm sau:
1: Nguyên âm ngắn
2: Nguyên âm dài: lại được chia ra thành 2 nhóm nữa  
  - nguyên âm đơn
  - nguyên âm phức: lại được chia thêm ra thành 2 nhóm nữa
# nguyên âm phức đôi
# nguyên âm phức ba


Tiếp đến là phụ âm...
Chúng ta hãy cùng nhau chấp nhận một sự thật phũ phàng rằng tiếng Thái có một bảng chữ cái 44 ký tự cực kỳ loằng xà ngoằng được liệt vào dạng phụ âm...  
Trong đó ngày nay người Thái hiện còn sử dụng 42 ký tự và đang dần dần tống tiễn 2 ký tự vào quên lãng...

Các ký tự phụ âm trong tiếng Thái lại được phân bè kéo cánh ra thành 3 lớp sau:
1. Phụ âm lớp cao: bao gồm 11 ký tự trong đó có 10 bé vẫn còn đang được trưng dụng và 1 bé hiện đã xếp xó...
2. Phụ âm lớp trung: bao gồm 9 ký tự trong đó có 7 bé thường xuyên dùng và 2 bé thuộc hàng hiếm thấy khó đụng...
3. Phụ âm lớp thấp: bao gồm 24 ký tự trong đó cũng có 23 bé hiện tại vẫn đang còn được ân sủng và 1 bé hiện đã tiễn vô lãnh cung...



tiếp đó là làm quen với 4 dấu thanh và 5 thanh điệu theo cách gọi của thái...
Nói chung làm quen thôi ai nhớ được thì tốt mà ai không nhớ được tên cũng không sao ...

_้ : con chim cúc cu này tên gọi mái too và tương ứng chúng ta có tên thanh điệu là siăng too
_๊ : con rắn loằng ngoằng này tên gọi mái dtrii và tương ứng chúng ta có tên thanh điệu là siăng dtrii
_๋ : chữ thập này tên gọi mái jàt dtà waa và tương ứng chúng ta có tên thanh điệu là siăng jàt dtà waa
_่: cái gậy này tên gọi mái èek và tương ứng chúng ta có tên thanh điệu là siăng èek
không dấu là thanh điệu có tên siăng săa man

mái: dấu.
siăng: giọng

còn cái dấu này _็mái dtài kúu nó được sử dụng khi biến đổi nguyên âm khi có thêm phụ âm cuối, nói chung nó là 1 phần của nguyên âm chứ ko sử dụng làm dấu ký hiệu thanh điệu (cái này nói sau nha)

đầu tiên chúng ta làm quen với quy tắc riêng của từng lớp phụ âm nha

Chúng ta sẽ bắt đầu ở lớp phụ âm ở giữa trước nhé...

Lớp phụ âm này có 9 phụ âm bao gồm:

Hãy quên tên tuổi chúng đi nhá, chúng ta làm quen với cách phiên âm và cách phát âm chỉ đơn giản là ghép thêm chữ o vào nữa thôi

cái này phiên âm sẽ thành chữ k hoặc g, theo tiếng thái đọc lên là ko (đọc hút hơi sâu hơn một chút nha gần giống kho nhưng chưa ra thành kh mà phát âm vẫn phải là k)
phiên âm là chữ j
cái này phiên âm là d (hiếm gặp)
phiên âm là dt và đọc như âm t tiếng việt (hiếm gặp)
phiên âm d
phiên âm dt đọc như phụ âm t tiếng việt
phiên âm b
phiên âm bp đọc giữa âm b và âm p của tiếng việt
phiên âm là o đọc như chữ o của tiếng việt

Và đây là phần quy tắc của lớp phụ âm này.

Khi nhóm phụ âm lớp trung kết hợp với nhóm nguyên âm dài...
thì các dấu thanh được phát âm như sau

VD:
_้ :   เก้า: kâo: số 9
_๊ : káo
_๋ : kăo
_่: kào
không dấu: kao

Tạm thời các tình yêu đọc thuộc các dấu thanh và phiên âm tương ứng trong trường hợp này đã nha

Quy tắc tiếp theo ở bài sau chúng ta sẽ có dính dáng thêm đến dead syllablelive syllable... hic...

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
nxuyen91 + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
 Tác giả| Đăng lúc 18-7-2013 15:46:29 | Xem tất
Chúng ta học qua một chút về các nguyên âm dài nhé.
Để còn lấy vốn còn ghép vần với đống phụ âm ở trển nữa
Đầu tiên sẽ là 9 nguyên âm dài đơn...

Chú ý อ là phụ âm câm nha.
Tức là khi phụ âm này xuất hiện ở vị trí của phụ âm thì tiếng đó khuyết phụ âm đầu
Cũng có nghĩa là khi nó đứng ở vị trí nào thì tức là phụ âm sẽ đứng ở vị trí đó đó
(* còn với nguyên âm nào trong thành phần của nó có อ thì m sẽ thay ก-k vào vị trí phụ âm nha)

1. aa - อา

2. ii - อี

3. uu: อู

4. *k - ưư: กือ

5. ee: แอ

6. êê: เอ

7. *k - oo: กอ

8. ôô: โอ

9. *k - ơơ: เกอ


Các nguyên âm ngắn phức tạp hơn 1 tẹo nên sẽ để mần sau nha ^^

Bình luận

cám ơn bạn  Đăng lúc 18-7-2013 04:09 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
 Tác giả| Đăng lúc 18-7-2013 16:29:43 | Xem tất
ÔI cái đống nguyên âm phức... hức... chuyển không khí 1 tẹo đi ta đi học phân biệt Dead Syllables Live Syllables đi ^^)

Lần trước m cũng đã nói qua rằng khi động đến quy tắc phát âm mới chúng ta sẽ phải động đến
Dead Syllables Live Syllables (sẽ viết tắt là DS và LS nha)

Đầu tiên nói qua 1 chút này

Mỗi âm - hay Syllable (hay chúng ta thường gọi là tiếng đó) trong tiếng Thái đều được phát âm với một trong số 5 thanh điệu, cho dù tiếng đó có dấu thanh hay không.

Khi không có dấu thanh, quy luật thanh điệu sẽ được áp dụng.

Trong trường hợp này, thanh điệu được quyết định bởi lớp của phụ âm là thấp, trung hay cao và âm đó (hay tiếng đó) là DS hay LS

Một tiếng có tận cùng là nguyên âm ngắn hoặc phụ âm cuối bật hơi thì gọi là DEAD SYLLABLE

(chúng ta có 3 phụ âm cuối bật hơi là t, p, k,
lưu ý là ký tự thái của 3 phụ âm này đứng đầu đánh vần 1 kiểu nhưng đứng đuôi lại đánh vần kiểu khác)

đứng đầu phiên âm là g, đứng cuối phiên âm là k
(tuy nhiên chữ này đầu cuối phiên âm đều là k đều được cả)
đứng đầu phiên âm là d, đứng cuối phiên âm là t
đứng đầu phiên âm b, đứng cuối phiên âm là p

Một tiếng có tận cùng là nguyên âm dài hoặc phụ âm cuối liền hơi thì gọi là LIVE SYLLABLE.

(cái nào ko bật thì liền thôi, lưu ý là mặc dù chúng ta có 3 phụ âm p, t, k thôi nhưng mà ký tự thái không chỉ có 3 chữ kia thôi đâu, 3 cái kia là hay dùng nhất đó... ngoài ra vẫn còn các ký tự khác đánh vần là p, t, k nhưng cứ nhớ mấy cái hay gặp kia trước đi đã nha)

Tạm thế đã nha ^^..
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
 Tác giả| Đăng lúc 18-7-2013 17:24:19 | Xem tất
Và đến phần mong chờ nhất là đây...

Quy tắc thanh điệu...

Lưu ý này: quy tắc thanh điệu này áp dụng cho các âm- tiếng- syllables không có dấu thanh trên đầu

Còn với các âm-tiếng-syllables có xuất hiện dấu thanh trên đầu thì chúng ta đánh vần các dấu thanh đó theo bài trước đã nói nha.

Nào bắt đầu...

Khi phụ âm lớp trung là phụ âm âm đầu trong một LIVE SYLLABLE => siăng săa man
hay dễ hình dung hơn nó giống thanh bằng trong tiếng việt đó.

Khi phụ âm lớp trung là phụ âm đầu trong một DEAD SYLLABLE=> siăng èek
hay dễ hình dung hơn nó giống thanh huyền trong tiếng việt đó.

Chúng ta cùng lấy ví dụ cho dễ hình dung nha...

Live Syllables

phụ âm lớp trung + nguyên âm đơn dài

ดี: dii: tốt  

ตา: dtaa: mắt


Dead Syllables

phụ âm lớp trung + nguyên âm đơn dài + phụ âm cuối bật hơi

โดด: dôồt: nhảy, vọt.

แอบ: èep: giấu.


Lưu ý
Khi trong cấu tạo tiếng đó chỉ có phụ âm đầu và nguyên âm không có phụ âm cuối các tiếng có nguyên âm đơn ngắn là DS và còn lại là LS.  
Khi trong cấu tạo tiếng đó có phụ âm cuối chúng ta chỉ cần nhìn vào phụ âm cuối là biết là DS hay LS...
Nếu là t, p, k thì là DS còn nếu không phải thì là LS, không cần quan tâm xem nguyên âm là đơn, đôi, dài hay ngắn.

Hai ví dụ trên được lấy dựa trên những gì m đã giới thiệu đó là phụ âm lớp trung nguyên âm đơn dài và 3 phụ âm cuối p,t,k
còn lại những cái như nguyên âm ngắn hay các phụ âm cuối khác m chưa có nói đến nên chưa lấy vào đây đâu nha...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
 Tác giả| Đăng lúc 18-7-2013 17:48:52 | Xem tất
yàak jà nĕe hâi glai
Muốn sẽ tránh cho xa
dtàe tam mâi dâai túk tee
nhưng lần nào cũng làm không được
dtông yòo dtrong née
phải ở lại đây
bplòi hâi ter tam yàang jai
mặc cho anh làm như ý (muốn)



Giải nghĩa:

Yaak: muốn
: sẽ
Yaak ja= would like to
nee: trốn, tránh
hai: cho
glai: xa

dtae: nhưng
tam: làm
mai: không
daai: được
tuk tee: mọi lần.

dtong: phải (dtong gaan: cần, muốn nghĩa dịu hơn 1 chút nha)
yoo: ở
dtrong: ngay
née: đây.

bplòi: bỏ, mặc
(cái này hay xuất hiện khi nam nữ 9 nắm chân cầm cẳng nhau này bplòi chán: bỏ em ra, mai bplòi: không bỏ đao{:438:})
hâi: cho
ter: anh
tam: làm
yàang: như
jai: tim

=>yaàng rai: như tâm nguyện
=> tam yaàng rai: thích làm sao thì làm

(Ôi em nó mặc cho anh già thích làm sao thì làm kìa )

(còn tiếp)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách