Kites

Tiêu đề: Share kinh nghiệm Hóa Lí 12 dùm em [In trang]

Tác giả: shindongheee    Thời gian: 1-3-2012 09:28 PM
Tiêu đề: Share kinh nghiệm Hóa Lí 12 dùm em
Em đang lớp 12 và đang ôn thi đại học nhưng toán em còn thấy mình tạm ổn chứ lí hóa sao mỗi môn 1 kiểu quá mọi người ơi
Như Hóa, bài tập em còn giải đc chứ cứ lí thuyết là lại lộn tùng phèo hết cả lên. VD như : trộn các chất sau theo từng đôi một, hay sắp xếp tính axit các chất theo tăng dần. Những câu kiểu này em có lộn sách 5-6 p may ra mới ra chứ đừng nói chỉ được làm trong 2 phút, nên ai có thể dạy em cách trả lời các câu hỏi lí thuyết Hóa với
Còn Lí, em thường làm được các câu hỏi lí thuyết, còn bài tập lại quá khác với những gì em được học, em thấy lí thuyết lí ko đánh đố như lí thuyết Hóa, nhưng bài tập lại hỏi khó hơn rất nhiều và hoàn toàn xa vời so với những bài tập bình thường, có những câu còn dài đến 7-8 dòng, em đoc xong câu hỏi cũng mất 2p chứ đừng bắt em giải nó. Vậy với bài tập về Lí, cách giải quyết tốt nhất là gì hả mọi người
Xin các anh chị đã từng qua thời kì như em chia sẻ cho em kinh nghiệm. Em đang rất lo vì thời gian thi cũng ko còn nhiều. Thanx mọi người

Tác giả: gas2ga    Thời gian: 1-3-2012 11:35 PM
Năm nay mình cũng thi nè :D. Mình thì học tốt nhất Lý sau đó đến Toán, Hóa thì ngu nhất vì mình k thích học Hóa.
Với môn Lý thì học thuộc Lý thuyết+công thức là làm đc gần hết chỉ còn lại 1 vài câu siêu khó cho hsg (k tính mình làm sai). K biết chỗ bạn thầy/cô dạy thế nào chứ chỗ mình thầy dạy rất kĩ lí thuyết và công thức thì mở rộng vô biên, toàn công thức làm tắt. Mình học thuộc nên làm khá là nhanh :D Đếm sơ sơ cũng gần trăm công thức @@
Còn Hóa thì mình ngu nên k khuyên đc gì cả ;))
Tác giả: hailinh_3112    Thời gian: 2-3-2012 11:49 PM
chị nhớ ko nhầm thì là Lý ôn kĩ lớp 12, chủ yếu phần ánh sáng, lượng tử khúc xạ j j ấy
mà c nhớ là lý chị toàn phải tóm tắt lại kiểu d=?, m=?... các kiểu xong mới làm đc ấy
chứ cứ làm luôn rồi đến lúc tính lại mò lại đề xem nó ở chỗ nào thì xỉu luôn
tóm tắt xong quăng đề lun...
vì cái đề hầu như vẫn thế, chỉ thay số thui
hồi học ôn cô đọc đề bọn chỉ c ghi nguyên các số liệu mà
hóa thì mấy bài nhận biết ấy cũng chỉ có mấy ht kiểu kết tủa trắng, vàng, kết tủa rồi tan, nổi khí hoặc giấy quỳ thui mà, c nhớ tổng hợp tất cả mấy ht này chi tiết lắm cũng chỉ vài trang A4 thui
còn cái axit tăng dần ấy có quy luật mà...

chậc... thông cảm, chị cũng quên hết rùi ^^
nhớ đc mấy cái này thui
Tác giả: shindongheee    Thời gian: 3-3-2012 12:06 AM
lí em thấy nhiều công thức quá
em cứ hok chương này là quên hết công thức chương kia
làm sao giờ
Tác giả: gas2ga    Thời gian: 3-3-2012 07:10 AM
Thầy mình bảo Lý cứ tóm tắt xong và thuộc công thức là làm được 80% rồi. Cơ mà nhiều câu khó như ma ý có khi còn chả biết cả tóm tắt. Chương I và III là nhiều nhất + khó nhất.
Học thuộc công thức thì thế nào nhỉ? Bạn thử học vào buổi sáng hoặc là ghi vào giấy nhớ bằng bút có màu nổi ý sau r dán lên tường chỗ nào hay nhìn thấy. Chắc là sẽ nhớ thôi. Với mình thì học thuộc công thức khá dễ bởi vì thầy giáo rất đặc biệt, hài không thể tả đc =))
P/s:Hôm trước search gg có thấy bài tổng hợp công thức Lý có lấy không tớ send cho (78 trang cơ đấy)
Tác giả: O_sun_O    Thời gian: 3-3-2012 11:52 AM
Lí không khó vậy đâu, chủ yếu dùng toán đề biến hóa công thức mà thôi. Làm nhanh trắc nghiệm bạn chỉ cần nhớ công thức cuối cùng để khỏi mất công biến đồi rất lâu.
VD: từ định luật bảo toàn cơ năng W=Wđ+Wt=hằng số=>*=>(biến đổi toán học)=>v=√2gh
nếu bạn nhớ được cái cuối cùng thì khỏi biến đổi mất time!
Tác giả: aqua_2201    Thời gian: 3-3-2012 02:24 PM
Hee à lí thì học nắm cho kĩ sóng cơ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng và hạt nhân nguyên tử, mấy bài đó không bao giờ bí hết, làm là ra à. Còn điện thì vứt đi Ốc chả bao giờ học tới cái đó
Còn Hóa hả, Hóa là đại dương mà Ốc thì không biết bơi. Mà nói nghe nè, hồi thi Hóa Ốc dc 5 điểm đó )))

=======================================================================================================
Còn một điều nữa, cái này là niềm tin của Ốc thôi nha, ngày nào Ốc cũng thắp nhang cho ông bà và bàn thờ Quan Âm, thi thì điểm không cao nhất nhì nhưng lúc nào cũng vừa đủ qua cửa, đi ngoài đường mà có xe quẹt thì cũng té rất nhẹ, không hề bị thương, có bầm tím tí thôi. Còn bạn Ốc thì cứ trước khi đi thi, nó chuốt cây bút chì để trên bàn thờ ông bà rồi thắp nhang, làm bài lúc nào cũng trên trung bình.Cái này nó liên quan tới tín ngưỡng và tin tưởng, nên có tin có lành à hi hi
Tác giả: Lộng_Nguyệt    Thời gian: 3-3-2012 04:32 PM
Trong 3 môn Toán Lý Hóa thì ss ngược lại, thấy dễ nhất là Hóa, sau đến Lý và cuối cùng khó nhất là Toán. Lý Hóa nhiều lý thuyết, nhưng lại phân loại rõ ràng, chỉ cần chịu khó học thuộc tí là điểm 10 tối đa dễ như chơi. Toán thì không thế, biết lý thuyết, nhưng làm thì hên xui, lúc nhanh lúc chậm

Với bài tập Lý: Phân dạng bài tập cơ, điện, quang, ... Mỗi dạng thường chỉ có khoảng 1 đến tối đa 4 kiểu bài. Làm hết một lượt rồi thay số là xong hết.

Với bài tập Hóa: bài tập gắn rất chặt với lý thuyết, phản ứng thế nào, độ axit bazo thế nào bắt buộc phải nhớ thôi. Không nhớ thì khó làm bài lắm. Cách nhớ là gắn nó với gốc kim loại.

Với bài Lý Hóa thì phải chịu khó làm bài tập thôi, khi làm bài thì để ý kiểu đề để xếp nhóm cho dễ nhớ. Sau này cứ khi đọc đề, thì định hình nó là nhóm nào --> cứ theo các bước để làm.
Gợi ý một cách để xếp nhóm là tóm tắt đề bài. VD bài quang này cho các dữ kiện A, B, C là 1 dạng, bài quang khác cho dữ kiện A, B, D lại là một dạng,... chẳng hạn vậy


Tác giả: Jesi87    Thời gian: 6-3-2012 12:32 AM
Mình có chút kinh nghiệm học Hóa muốn share với bạn^^

Thực chất hóa là môn khoa học thực nghiệm vì hầu hết những thứ như tính chất hóa học được người ta làm thực nghiệm rồi tổng kết lại trước khi có các lý thuyết ra đời để giải thích nó. Vì vậy cách tổt nhất để học Hóa là ghi nhớ.

Hiện giờ cách học và thi hóa không còn như trước đây nữa. Như thời của tụi mình thi ĐH là thi tự luận còn giờ là thi trắc nghiệm nên cách học cũng khác. Tuy nhiên theo quan điểm chủ quan của mình thì bạn học tự luận tốt thì làm trắc nghiệm cũng tốt. Mình gửi bạn 1 vài kinh  nghiệm xem sao nhé

1. Về mặt lý thuyết: Phần này thì có vẻ khá nhiều bạn mắc. Cách để học tốt nhất là bạn phải NHỚ.
Đối với lý thuyết vô cơ, phần quan trọng nhất mà các bạn phải nắm được chính là cấu tạo nguyên tử, phần này là mấu chốt để bạn giải thích các tính chất của các nguyên tố hóa học cũng như tính chất các hợp chất của nó. Bạn học đến phần lý thuyết nào tự tóm tắt lý thuyết đó vào vở hoặc là giấy rồi treo (hoặc dán) ở góc học tập. Vì mỗi lần bạn viết ra là một lần bạn nhớ.

Các đơn chất vô cơ thì bạn nên chia ra học theo các nhóm nguyên tố: nhóm VIA, VIIA, Các kim loại (kiềm, kiềm thổ, lưỡng tính...). Kinh nghiệm là bạn nên chia ra thành bảng, học rất nhanh vào. Nên làm các bài tập tự luận vô cơ lý thuyết đặc biệt là các dạng bài điều chế, nhận biết, tinh chế... để nắm vững các tính chất hóa học.

Với các hợp chất vô cơ thì chia thành các nhóm: Oxit, axit, bazo, muối. Trong đó đặc biệt lưu ý tới phần phản ứng trong dung dịch có liên quan đến phần đầu tiên của lớp 11 là điện li. (Phần này dễ lắm à, ko hiểu sao học sinh kêu hoài, tại ko chịu học tính tan, ko chịu nhớ nên ko làm bài tập nổi)

Về lý thuyết hữu cơ: Phần này cũng có bí quyết giống phần trên là HỌC THUỘC ==> NHỚ. Tất nhiên là khi ghi nhớ bạn phải tìm ra quy luật của nó. Theo ý kiến chủ quan của mình thì học hữu cơ dễ hơn vô cơ rất nhiều. Vì sao ư? Đơn giản là hữu cơ ít nhất là có quy luật, và bạn chỉ phải làm theo các quy luật đó. Còn vô cơ thì muôn hình vạn trạng, mỗi nguyên tố có tính chất riêng, mỗi hợp chất của nguyên tố đó cũng có tính chất riêng, và bạn phải học thuộc tất cả những thứ đó.

Khi học lý thuyết hữu cơ bạn cũng chia ra thành cách nhóm: Nhóm 1 là hydrocacbon. Nhóm 2 là các hợp chất nhóm chức. Mỗi nhóm  bạn chịu khó dùng 1 tờ A3 vẽ ra 1 cái bảng trong đó có tổng hợp về tính chất vật lý, hóa học, điều chế của các chất. Bạn cũng nên sử dụng thêm các quyển giúp trí nhớ hoặc chuỗi phản ứng hóa học có bán tại các nhà sách để nhận thêm các kiến thức vì có những phần sách giáo khoa viết hơi khó nhớ.


2. Về phần bài tập: Mình thấy ngoài thị trường sách tham khảo hiện giờ có khá nhiều đầu sách của các tác giả về các phương pháp giải nhanh. Hoặc các bạn dùng Google search cũng ra rất nhiều tài liệu. Thông thường thì bài tập Hóa thi ĐH dễ hơn nhiều so với dạng bài lý thuyết. Bạn chỉ cần vài bước là có thể tính toán ra kết quả. Tất nhiên là bạn cần nắm vững lý thuyết và có tốc độ giải nhanh. Bài tập Hóa hiện giờ chú trọng nhiều vào các phần về Các định luật bảo toàn.

Tóm lại: Hóa là phải học thuộc, vì thực chất các bạn không đủ lý thuyết cơ bản để giải thích được tất cả. Chỉ có cách học thuộc, vận dụng các định luật rồi suy ra các quy luật... (Ví dụ: Giải thích tính axit thì dựa trên khả năng tách H ra khỏi phân tử hay là mức độ mạnh yếu của liên kết, lk càng bền thì khả năng phân ly H+ càng khó, liên kết càng phân cực thì càng dễ tách H+... Tính bazo: ví dụ như phân tử NH3 thì thường dựa vào mật độ e trên nguyên tử N, mật độ e càng lớn thì tính bazo càng mạnh... )

Chúc các bạn học tốt Hóa, và có một kì thi thành công!



Tác giả: mozilla199    Thời gian: 20-3-2012 11:15 PM
hờ hờ, mình chỉ có duy nhất cái kinh nghiệm thế này :)
Toán hay Lí Hóa gì cũng thế, làm thật nhiều sách vào, đi học thêm, học gia sư ít thôi :)

chủ yếu là ngồi tự học, lôi sách ra mà làm :). Tự học tự làm bài mới nhớ đc, chứ cứ cắm đầu đi học thêm theo bạn rồi về nhà mệt rồi với ko có thời gian học thì cũng công cốc :|
nhất là bây giờ thi trắc nghiệm Hóa Lý, càng phải làm nhiều bài mới quen dạng đc :)

cứ ra hiệu sách, chịu khó bỏ thời gian 1 tí, đọc kĩ kĩ mua mấy quyển trắc nghiệm hay hay về mà làm
mỗi môn mua lấy độ 3-4 quyển trắc nghiệm, mỗi quyển làm đi làm lại độ 2 lần (với điều kiện làm xong -> hiểu :D).
thi ĐH 26đ ngon ý mà ;)
Tác giả: kjju    Thời gian: 31-3-2012 08:33 PM
dưới đây là kinh nghiệm của bản thân mình nhé ^^

lí thuyết nói chung là phải học và ghi nhớ thật kĩ, những phần cơ bản nên hiểu rõ bản chất để từ đó nâng cao lên dễ dạng, các công thức thì thuộc đến nằm lòng (thậm chí là phản xạ luôn). có thể tham khảo các dạng bảng/ sổ tay hoặc tự mình hệ thống lại kiến thức để dễ ghi nhớ

môn lí (dễ thì dễ ẹc, khó thì trên trời lun) đề ra các năm 07 08 09 ---> rất dễ, 10 11 ---> khó hơn nhìu =.=, với một bài toán trong đề thi môn lí bạn có tể làm theo 2 cách: một là bạn hiểu vấn đề --> giải/ biện luận để ra kết quả, hai là bạn áp dụng công thức vào lun (đôi khi không hiểu). cả hai dều có mặt tốt và xấu cả, tuy nhiên mình nghĩ là dù sao bạn cũng nên nhớ nhiều công thức giải nhanh cho từng dạng bài tập -----> môn này phải nhớ rất nhiều công thức ^^

môn hóa bài tập và lí thuyết thì mênh mông, nhưng các câu trong đề hóa đều ko đến nỗi quá khó và đánh đố. cái khó của môn này là THỜI GIAN.bạn có thể có khả năng sẽ giải được các câu trong đề thi nhưng có làm dc trong 90p hay ko thì mới là vấn đề ^^. để giải nhanh bạn nên nhớ một số thủ thuật và phương pháp làm bài, cũng như một số hệ số cân bằng. nên lưu ý những vấn đề sau : phương pháp thăng bằng e, tăng giảm khối lượng, phản ứng oxy hóa khử, các định luật bảo toàn. với những đề bài dài nên tóm tắt ra nháp

môn toán thì có câu dễ câu khó, được cái là có phân dạng ra, đỡ phải học những công thức và mẹo giải như với lí và hóa ----> khảo sát hàm số, lượng giác, tích phần, giải tích mặt phẳng, giải tích không gian, số phức là những phần dể lấy điểm nhất, nên ôn kỹ và chắc ^^

NÓI CHUNG là phải TỰ rèn luyện bài tập thật nhìu, thật nhìu (đi học thêm và đua nhau vào lò luyện cũng có mặt tốt nhưng cá nhân mình thấy ko có kết quả bằng tự ngồi học ^^). hơn nhau không phải chỉ là biết làm hay không mà còn là nhanh hay chậm nữa


Tác giả: kuanhpc    Thời gian: 22-4-2013 01:36 PM
Kinh nghiệm học lý của mình là ngoài kỹ năng, thủ thuật ở mỗi loại, mỗi dạng bài tập, thì còn phải học thật kỹ lý thuyết, lý thuyết rất quan trọng, chỉ cần trong đề mà biến đổi câu chữ mà bạn hiểu mơ hồ thì rất dễ mất điểm mấy câu lý thuyết đó.

Về hóa, gồm Hóa đại cương + hữu cơ + vô cơ: đại cương thì khoảng 5-6 câu trở lại; chủ yếu là hữu cơ và vô cơ => Vô cơ chỉ có vài dạng ( nhưng rất dễ nhầm, cần cần hiểu rõ bản chất của phản ứng; chủ yếu là nằm ở chương trình 12 như Fe, Al, Cu,...); hữu cơ thì mình nghĩ nhiều hơn: C_xH_y (Ankan, Anken, Ankin; benzen) đồng phân, đồng đẳng; Este, rượu, phenol,... ; các phản ứng

Nói chung lại cho hai môn là:
1/ Kỹ lý thuyết
2/ Làm nhiều đề trắc nghiệm, càng nhiều càng tốt.
Tác giả: saupeo    Thời gian: 27-4-2013 06:11 PM
Hóa thì mình chịu ghét từ cấp 2 {:152:} cấp 3 bị thầy hành nhiều quá mới nhớ mà thi.

Lí thì với bản thân mình lúc đó là học cách giải các dạng bài (cô mình còn bắt về nhà trình bày bài giải ra giấy a4 kẹp vào đề-cái này nhớ bài rất tốt), các công thức mở rộng cô cho, moi móc thêm công thức ở bọn bạn đi học thêm ngoài, học cách bấm máy tính sao cho tiết kiệm thời gian nhất (bấm máy nhanh rất lợi mà giờ quên sạch rồi), lý thuyết thì mình rất lười toàn ngồi nghe cô nói rồi nhớ, làm càng nhiều đề trắc nghiệm càng tốt và đừng ngại hỏi giáo viên nếu thắc mắc.
Tác giả: kenshin_duong    Thời gian: 27-4-2013 07:12 PM
Kinh nghiệm học hóa của mình là nhớ dc nhiều phương trình phản ứng càng tốt, nhớ luôn các hệ số cân bằng của các phản ứng đặc biệt thì khỏi phải chê. nó giúp ích rất nhiều cho việc tính nhanh. Luyện tập viết phương trình rút gọn của pt oxi hóa - khử. như thế khi làm bài ko cần phải ghi loằng ngoằng ra giấy.

Hơn nữa còn phải nắm các phản ứng đặc trưng, ví dụ như ankan tham gia pư thế, làm mất màu Brom, còn cái nào ko làm mất màu brom, hay h/c hữu cơ nào  td với phức Ag/ NH3....

Kinh nghiệm kể ra thì dài lắm, nhưng mà lời khuyên chân thành nhất là các bạn nếu muốn có kết quả tốt thì phải học dần, nắm vững, đừng để nc tới chân mới nhảy, học ko nổi đâu ^^






Chào mừng ghé thăm Kites (https://forum.kites.vn/) Powered by Discuz! X3