Đăng ký Đăng nhập
Kites Trang chủ

Trang cá nhân của BabyMoon https://forum.kites.vn/?2579 [Ưa thích] [Copy] [Chia sẻ] [RSS]

Blog

[Truyện dịch] Câu chuyện về cuộc đời của Helen Keller (Chương 5-End) ...

Có 1006 lần đọc16-2-2015 03:19 PM |Phân loại:Truyện dịch

Chương 5: Sự mất mát nghiêm trọng

Cô giáo Anne ngày càng trở nên yếu hơn. Bây giờ bà đã 70 tuổi, bởi tất cả những việc mình đã làm bà giờ không thấy đường trở lại. Tuy nhiên, cô giáo Anne cũng chẳng còn thấy buồn như trước nữa. Bà ấy đã chứng kiến Helen trưởng thành thành một người phụ nữ thành công dù rằng bị khuyết tật. Cô giáo Anne cũng chứng kiến những tổ chức và trường học mới đang được xây dựng trên khắp lãnh thổ. Bà ấy rất hài lòng vì điều đó.

Bà Helen ngồi bên cạnh giường bệnh của cô giáo Anne nhiều tháng liền. Bà ấy và cô Polly đã phải chăm sóc cô giáo Anne tốt nhất mà họ có thể.

Khi cô giáo Anne mất, bà Helen đã nắm chặt tay của cô giáo. Bà cảm thấy mình cũng như đang chết đi vậy. Bà cùng cô giáo Anne đã ở bên nhau suốt gần 50 năm qua. Trong quãng đời bà thì đây là lần thống khổ nhất.

“Một ngọn đèn đã tắt, nó chẳng thể thắp sáng cho tôi nữa rồi,” bà nói.

Một khoảng thời gian ngắn sau, có một bức điện tín chính thức từ Nhật Bản. Đó là bức điện tín từ chính phủ Nhật. Họ muốn bà đến nước Nhật và hỗ trợ họ bắt đầu thực hiện các công việc dành cho người khiếm thị và khiếm thính ở đó.

Việc tới Nhật bắt buộc phải là một chuyến đi dài qua biển Thái Bình Dương. Nhưng bà bất chấp tất cả và quyết định tới đó.

“Có nhiều đứa trẻ bị khiếm thính và khiếm thị ở Nhật Bản,” bà ấy cho cô Polly biết. “Ở đó không có giáo viên cho bọn trẻ. Chúng ta phải giúp đỡ xây dựng trường học cho những đứa nhỏ, cũng giống như những việc ta làm ở Mỹ vậy.”

Bà Helen nhận được những lời chào đón nồng hậu tại Nhật. Thậm chí, tiền gây quỹ còn đủ để xây dựng một số ngôi trường mới dành cho trẻ em Nhật bị khiếm thính, khiếm thị. Nhật hoàng rất biết ơn bà nên đã gửi một lá thư tạ ơn do chính tay mình viết trao cho bà Helen và cô Polly.

Vào một buổi chiều, một trong những người bạn của Helen ghé thăm bà sau chuyến đi dạo. Bà ấy kể “Tôi chẳng nhìn thấy điều gì thú vị trong chuyến đi cả.”

Bà Helen rất kinh ngạc. Điều đó làm bà ước gì bà có thể nhìn thấy được, dù chỉ là một chút thôi. Sẽ có rất nhiều thứ để bà có thể ngắm nhìn. Trên báo bà đã viết lên ý tưởng của mình. Bà gọi đó là “Giá mà có ba ngày có thể sáng mắt được.” Bài viết này đã được đăng trên một cuốn tạp chí.

Bà Helen viết điều này đầu tiên, bà muốn thấy được khuôn mặt của những người mà bà yêu thương: gia đình bà và bạn bè bà. Sau đó bà sẽ ngắm nhìn ngôi nhà, những quyển sách và các con chó của bà. Cuối cùng, bà sẽ đi dạo bộ dọc theo khu rừng rồi ngắm nhìn những điều mới lạ ở đó. Bà viết rằng bà ước bà có thể chứng kiến được những đứa trẻ đang vui đùa. Bà sẽ ngắm nhìn mặt trời lặn còn chăm chú quan sát mặt trăng với các ngôi sao nữa. Bà cũng muốn ngắm nhìn sân khấu kịch và phim ảnh.

Bà luôn suy nghĩ tới phòng của cô giáo Anne ở kế bên phòng làm việc của mình. Bà cảm thấy buồn khi nhớ tới cô giáo Anne suốt. Cho nên bà và cô Polly quyết định chuyển nhà. Họ có một căn hộ mới ở Westport, Connecticut.

Chiến tranh thế giới lần II bắt đầu nổ ra; điều này làm cho bà rất buồn. Bà nhớ tới những người bạn của mình ở Nhật. Quốc gia đó giờ đang được xem là kẻ thù của nước Mỹ.

Nhiều quân nhân ở Châu Âu và Thái Bình Dương bị mù do thương tích chiến tranh. Tổng thống Roosevelt gạn hỏi bà Helen rằng liệu bà có thể tới thăm họ được không. Cho nên, bà Helen đi an ủi những người quân nhân nằm viện trên toàn quốc. Bà cho họ biết là họ vẫn có thể làm việc và vẫn là công dân có ích cho xã hội.

“Các anh có thể học cách đọc và làm việc lại”, bà nói với họ. “Các anh phải học cách biến mình thành một phần của xã hội chứ không phải từ bỏ mình khỏi thế giới đó.”

Đối với một số trong những quân nhân này, những lời của bà Helen đã mang tới cho họ nguồn động viên và hy vọng mới.

Sau nhiều năm, Chiến tranh Thế giới lần II cũng kết thúc. Đó là năm 1945. Bà Helen cùng cô Polly quyết định đi Châu Âu để giúp đỡ những người khiếm thị ở đó.

Vào một buổi chiều ở Rome, cô Polly ho bà Helen biết một số tin xấu. Nhà họ ở Connecticut đã bị thiêu rụi! Tài sản của họ đều bị hư hại hết. Tệ hơn cả, những quyển sách về cô giáo của bà, cô giáo

Anne đã không còn nữa. Bà Helen đã phải làm việc liên tục vì những quyển sách đó mất hết nhiều năm liền, và chúng gần như đã hoàn thành.

“Điều đầu tiên cần phải làm khi chúng ta trở lại là chúng ta sẽ bắt đầu viết quyển sách đó lại nữa”, bà Helen nói.

Khi bà Helen và cô Polly trở lại Westport, bạn bè của bà đã giúp bà xây lại ngôi nhà mới. Khi chuyển vào, nhiều chiếc hộp lớn được mang đến. Bên trong toàn là quà của bạn bè từ khắp nơi trên thế giới! Có đèn, có bàn và một số vật dụng khác.

Bà Helen phát hiện ra một món quà được gói cẩn thận từ nước Nhật. Đó là một cây nhang khá dài. Nhật hoàng đã gửi quà cho Helen.

Hầu như những ai tới tuổi 60 đều nghỉ hưu. Nhưng bà Helen Keller vẫn miệt mài làm việc. Bà đã diễn thuyết rất nhiều và kết được them nhiều bạn mới.

“Tôi không thể ngừng việc già đi trong khi còn rất nhiều việc cần phải làm tiếp”. “Có quá nhiều trẻ em trên thế giới cần giúp đỡ.”

Ở tuổi 75, bà Helen đi khắp hàng ngàn dặm trên thế giới. Bây giờ đi bằng máy bay chắc là dễ hơn một chút so với lúc trước đi xe lửa. Nhưng bà Helen đã lớn tuổi, di chuyển cũng là một việc rất mệt nhọc.

Năm 1960, vào lần sinh nhật thứ 80 của bà, Tổ chức Từ thiện Mỹ dành cho người Khiếm thị ở nước ngoài đã tạo ra “Giải thưởng quốc tế Helen Keller.” Giải thưởng này được trao cho những người đạt được thành tựu nổi bật trong việc giúp đỡ người khiếm thị. Tổ chức cũng tạo ra học bổng Helen Keller dành cho những sinh viên khiếm thính khiếm thị muốn đi học đại học.

Tới ngày bà Helen không thể đi được nữa. Bà đã quá yếu nhưng tinh thần của bà đi khắp nơi trên toàn cầu nhờ những quyển sách của bà và câu chuyện về cuộc đời bà.

Bà luôn nhớ rằng những sự công nhận, danh dự và giải thưởng bà nhận là đều do Cô giáo của bà, cô Anne. Ánh sáng đầu đời của Helen trong việc hiểu biết và nhận thức đều nhờ cô giáo Anne.

Khi bà hoàn thành quyển sách về cuộc đời của cô giáo Anne thì đó chính là quyển sách hay nhất mà bà từng viết. Trong đó, bà Helen đã viết một bài thơ nhỏ:

Cô ơi – tất cả là vậy sao

Là lời kết của em

Trong một đêm tối tăm

Khi thần chết gọi tên.


Bỏ qua

Trứng thối

Tặng hoa

Tán thành

Phản đối

Đăng bình luận Bình luận (1 bình luận)

Trả lời BabyMoon 16-2-2015 03:21 PM
[Truyện dịch] Câu chuyện về cuộc đời của Helen Keller (Chương 5-End)

facelist

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận Đăng nhập | Đăng ký

Lên trênLên trên Bottom