Đăng ký Đăng nhập
Kites Trang chủ

Trang cá nhân của BabyMoon https://forum.kites.vn/?2579 [Ưa thích] [Copy] [Chia sẻ] [RSS]

Blog

[Truyện dịch] Câu chuyện về cuộc đời của Helen Keller (Chương 4) ... ...

Có 887 lần đọc5-2-2015 09:55 AM |Phân loại:Truyện dịch

Chương 4: Một công việc mới


Vào mùa hè năm 1900, Helen đi học ở Radcliffe với cô giáo Anne. Cũng như trước đó, cô Anne ngồi cạnh Helen và viết lại các bài giảng của giảng viên vào tay của Helen. Cô Anne phải tra từ điển với những từ khó.


Những sinh viên khác ở Radcliffe rất thân thiện. Họ thậm chí còn bầu Helen làm lớp trưởng.


Một trong những giáo viên yêu thích của Helen đó là thầy John Macy. Helen rất thích thầy dạy tiết tiếng Anh. Nhiều bài thơ văn của Helen hay đến nỗi thầy John Macy đã giúp cô xuất bản một số bài trong một tuyển tập.


Những tác phẩm của Helen càng trở nên nổi tiếng, một biên tập của một tạp chí yêu cầu Helen kể chuyện đời mình. Ông hứa sẽ trả hậu hĩnh cho công việc đó.


Thầy John trở thành một người bạn thân thiết của Helen và cô Anne. Họ cùng nhau đi dã ngoại và đi dạo trong rừng quanh khu Radcliffe.


Năm cuối ở trường đại học đối với Helen là khó khăn nhất. Đó là bởi vì cô Anne cảm thấy rất căng thẳng trong việc đọc bài cho Helen. Đôi mắt của cô Anne rất mệt mỏi. Helen đã nài nỉ cô Anne hãy nghỉ ngơi đi, nhưng cô Anne từ chối.


“Cô sẽ không nghỉ ngơi đến tận khi nào em tốt nghiệp mới được”, cô Anne nói.


Bạn của họ John đã giải quyết vấn đề giúp. Ông đọc sách to lên cho cô Anne, rồi cô Anne sẽ viết các chữ ấy vào tay của Helen. Helen nhận ra được rằng thầy John có tình cảm với cô Anne. Cô ấy hy vọng cô Anne cũng có tình cảm đối với thầy John.


Vào ngày tháng Sáu năm 1904, Helen và cô Anne nhận được giải thưởng cho tất cả những nỗ lực vất vả của hai người. Helen đã tốt nghiệp với niềm kiêu hãnh. Cô Anne cực kỳ tự hào ngắm nhìn Helen lên nhận tấm bằng.


Năm tiếp theo, tới lượt Helen chuẩn bị một phần quà vào dịp đặc biệt cho cô Anne. Vào một buổi chiều tháng Năm ở Wrentham, gần Boston, cô Anne cùng thầy John kết hôn. Helen thật sự rất hạnh phúc. Họ sống cùng nhau trong căn nhà ở Wrentham và lên kế hoạch làm việc cùng nhau.


Nhưng đã tới lúc Helen phải đưa ra quyết định cho mình nên làm công việc gì. Bạn bè của cô khuyên cô nên đi dạy học. Helen cũng đồng ý rằng cô ấy muốn giống như cô Anne và giúp đỡ nhưng đứa trẻ bị khiếm thính, khiếm thị khác. Tuy nhiên, cô cho rằng mình có thể giúp nhiều người hơn bằng cách viết văn và thuyết giảng.


“Em có thể gặp gỡ nhiều người hơn và giải thích phương pháp đào tạo mà những đứa bé này cần,” cô ấy nói với cô Anne. “Em có thể dạy chúng như những gì cô đã dạy em: rằng không phải chỉ vì bị khiếm thính, khiếm thì mà biến mọi người trở thành khác người. Chúng ta có thể dạy chúng rằng chúng có thể làm được và cũng có thể được hạnh phúc.”


Khi Helen và cô Anne đi khắp nước Mỹ, những đám đông lớn đã tụ tập đến chỉ để thấy họ. Di chuyển bằng xe lửa và gặp gỡ hàng ngàn người là một việc cực khổ. Tuy nhiên, bởi vì những bài giảng của hai người mà nhiều ngôi trường và các cơ quan mới đã bắt đầu được thành lập để giúp đỡ cho những người bị khiếm thính, khiếm thị.


Helen cũng đã cho xuất bản nhiều tác phẩm ở Braille. Những quyển sách ở Braille không đủ dùng để hỗ trợ người khiếm thị ở Braille. Vì vậy Helen và cô Anne đã thực hiện một cuộc hành trình tới Washington để thỉnh cầu chính phủ giúp đỡ. Nỗ lực của họ đã thành công vào năm 1913. Tổng thống Taft thành lập một “Thư viện quốc gia dành cho người khiếm thị.” Cả Helen và cô giáo Anne đều trở thành khách mời danh dự trong lễ khánh thành.


Không lâu sau đó, Helen gặp ngài Tổng thống Taft một lần nữa tại New York. Ở đó, Tổng thống chính thức thành lập “Ngọn đèn hải đăng dành cho người khiếm thị” đầu tiên. Đây là một cơ quan mới được xây dựng để trợ giúp người khiếm thị.


Đêm đó, Helen nói với cô Anne, “Rất lâu trước đó chúng ta đã bắt đầu giúp đỡ cậu bé Tommy Stringer. Chúng ta phải đi khắp nơi cho đến tận “xương tủy rã rời”. Chúng ta phải truyền đạt cho hàng người tới tận khi khản cả giọng. Chúng ta phải thuyết phục được rằng những đứa trẻ khiếm thính, khiếm thị cần được đi học trong ngôi trường đặc biệt. Giấc mơ của chúng ta đang dần trở thành sự thật.”


Thật không may, niềm khao khát đó chỉ kéo dài được vài năm. Thầy John và cô Anne gặp rắc rối trong hôn nhân của họ. Cuối cùng thầy John cũng rời bỏ căn nhà ở Wrentham. Cả cô Anne và Helen đều thấy tiếc nuối khi chứng kiến việc ông ấy ra đi.


Cô Anne ngày càng yếu hơn. Nhưng Helen lại rất bận rộn. Cô ấy cần nhiều sự hỗ trợ hơn những gì cô Anne có thể giúp. Họ đã đăng tin tuyển trợ lý. Đó là lý do vì sao cô Polly Thompson, một cô gái trẻ bước vào cuộc đời của họ.


Polly rất khéo léo, nhạy cảm và vui tính. Cô ấy có thể nấu ăn ngon lại còn quản gia rất tốt. Quan trọng hơn hết, cô ấy có thể đọc cho Helen và viết giúp Helen. Vì vậy cô Anne có thể để cho đôi mắt mình nghỉ ngơi.


Nước Mỹ tham gia vào Thế Chiến lần thứ nhất ở châu Âu. Cuộc chiến đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong cuộc đời của Helen. Helen, cô Anne và Polly rất buồn khi nghe tin những người lính hy sinh hay bị thương. Còn nữa, họ không thể di chuyển nhiều như trước. Mọi người đều quá chú tâm tới chiến tranh đến nỗi không thể đế ý tới thông điệp của Helen.


Sau khi chiến tranh kết thúc, một đạo diễn Hollywood đã liên hệ với Helen. Ông ta muốn cô ấy xuất hiện trong một bộ phim kể về cuộc đời của cô. Do họ không có nhiều công việc làm nên Helen rất vui với cơ hội này. Cô ấy cần tiền để chăm lo cho chính mình, cô Anne và Polly.


Đóng phim rất thú vị với Helen. Cô ấy phải diễn những pha diễn hành động nguy hiểm. Trong một cảnh quay, cô ấy phải lái một chiếc máy bay mui trần. Một cảnh khác, cô ấy phải cưỡi một con ngựa non lại chưa thuần chủng.


Bởi vì những pha hành động nguy hiểm này, Polly và cô Anne đã đặt tên cho Helen là “Helen táo bạo.”


Helen bây giờ lại có thể làm việc để hỗ trợ những người khiếm thị và khiếm thính khác. Cô rất sung sướng khi biết được tin Quốc hội dự trữ một lượng ngân khố để mua nhiều sách hơn cho những người khiếm thị. Một số sách còn được “chơi” trên máy nghe đĩa. Mọi người gọi chúng là “quyển sách biết nói”. Hơn nữa, có một cơ quan mới tên là Cơ quan tình thương Mỹ dành cho người khiếm thị. Helen đã làm việc cho cơ quan này.


Vào lúc này, Helen rất nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người từ khắp các quốc gia đã gặp cô ấy. Mỗi một vị Tổng thống ở Nhà trắng kể từ thời còn cô còn thuở bé đến giờ đều mời cô đến để gặp mặt.

//

Bỏ qua

Trứng thối

Tặng hoa

Tán thành

Phản đối

Bình luận (0 bình luận)

facelist

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận Đăng nhập | Đăng ký

Lên trênLên trên Bottom