Đăng ký Đăng nhập
Kites Trang chủ

Trang cá nhân của BabyMoon https://forum.kites.vn/?2579 [Ưa thích] [Copy] [Chia sẻ] [RSS]

Blog

[Truyện dịch] Câu chuyện về cuộc đời của Helen Keller (Chương 3) ...

Có 974 lần đọc2-2-2015 11:09 AM |Phân loại:Truyện dịch

Chương 3: “Em biết nói”

 

Trước sinh nhật lần thứ Tám của Helen, bà Keller, cô Anne và Helen bắt chuyến xe lửa tới Massachusetts. Họ dự định nghỉ hè ở Boston và gần biển Cape Cod.

Vào cuối hè, Helen với cô Anne sẽ ở Boston. Lúc đó, Helen trở thành học sinh của Viện Perkins.

Chuyến đi lần này thật sự rất khác biệt so với chuyến đi lần trước của cô bé. Lần này, Helen có thể biết được họ đang đi đâu và tại sao lại đi. Cô bé ngồi gần cửa sổ và “đặt” nhiều câu hỏi bằng cách viết lên tay cô Anne.

Sau chuyến đi dài, họ đã tới bãi biển ở Cape Cod. Helen có thể cảm nhận được từng đợt sóng đánh vào bãi cát, còn gió biển thổi nhẹ trên gương mặt của cô bé. Helen mang chân không chạy trên bãi cát ấm áp.

Trước khi cô Anne kịp ngăn cô bé thì Helen đã chạy thẳng một mạch ra biển. Một cơn sóng lớn đã vật ngã cô bé, rồi cô bé lại té nhào xuống nước với cát. Nhưng cô bé không khóc hay khó chịu.

Thay vào đó, cô bé chỉ hỏi một câu đơn giản, “Ai lại bỏ muối vào nước thế này?” Cả mẹ cô bé lẫn cô giáo Anne đều bật cười.

Cuối hè, Helen với cô Anne chuyển vào viện Perkins.

Lần đầu tiên trong đời, Helen có bạn cùng tuổi. Những đứa trẻ khiếm thị ở viện đều biết cách “viết” các chữ cái vào tay của nhau. Helen đã kết bạn rất nhanh.

Vào lúc này, mọi người bắt đầu nhận ra sự có mặt của Helen. Đây là sự khởi đầu cho danh tiếng của Helen. Các tờ báo ở Boston bắt đầu in ấn câu chuyện về cô gái nhỏ bị khiếm thính, khiếm thị ở Alabama. Mọi người rất ấn tượng về việc Helen có thể đọc và hiểu được các con chữ. Nhiều giáo viên và những người nổi tiếng đã đến thăm cô bé. Thậm chí cả Nữ hoàng nước Anh cũng nghe đồn về Helen Keller.

Dù được chú ý như vậy nhưng Helen không trở nên hư hỏng. Cô bé bận rộn trong việc học tiếng Latin, tiếng Đức và số học.

“Helen “gặm” sách cứ như chúng là món bánh vậy,” tiến sĩ Anagnos, hiệu trưởng trường nói.

Ở độ tuổi 11, Helen đã tự mình bắt đầu viết sách và làm thơ.

Trong suốt năm học thứ Hai tại Viện Perkins, cô bé nghe được một câu chuyện buồn. Câu chuyện về một bạn trai nhỏ không có gia đình lại vừa bị khiếm thính, vừa bị khiếm thị tên là Tommy.

“Chúng ta phải giúp đỡ cậu ấy,” Helen nói với cô giáo Anne.

Cô Anne, Helen và một số bạn học sinh khác đã tổ chức một buổi quyên góp tiền. Họ quyên đủ tiền rồi đưa cậu Tommy nhỏ bé tới viện Perkins.

Sau khi Tommy học được những chữ đầu tiên, Helen rất tự hào về cậu bạn. Bằng cách giúp đỡ Tommy, Helen học hỏi được rằng việc giúp đỡ người khác tốt đẹp như thế nào.

Vào một ngày nọ, Helen nghe được một số tin tốt lành. Một cô bé bị khiếm thính, khiếm thị giống mình đã được dạy làm sao có thể sử dụng giọng nói của mình. Cô bé đó có thể nói một cách rõ ràng. Helen cũng muốn mình có thể làm được như vậy.

Cô giáo Anne và Helen tìm đến cô giáo ở trường Horace Mann, trường dành cho những người Khiếm thính ở Boston. Tên của cô giáo là cô Sarah Fuller.

Cô Fuller cầm tay của Helen đưa lên mặt mình trong khi đó cô giáo sẽ phát âm các chữ trong bảng chữ cái. Sau đó Helen sẽ phải cố gắng bắt chước cách mà miệng và lưỡi của cô Fuller chuyển động. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, Helen đã cố gắng phát ra âm thanh của các con chữ.

Sau mỗi bài học, Helen sẽ luyện tập cùng cô giáo Anne. Cuối cùng, vào một ngày nọ, cô bé cũng có thể nói cả câu mà cô Anne có thể hiểu được.

Helen đã tự nói bằng chính giọng của mình, “Em không phải là người câm.” Cô Anne rất vui mừng cầm chặt tay Helen.

Tuần tới là kỳ nghỉ ở trường. Helen tràn đầy hưng phấn. Cô bé muốn cho gia đình biết được rằng mình có thể nói.

Cha mẹ và đứa em gái nhỏ của Helen đang ngóng hai cô trò ở ga xe lửa. Khi cả nhà nghe tự Helen lên tiếng chào, cả nhà đều rất ngạc nhiên rồi ôm chầm lấy Helen.

Khi cô bé lên mười bốn tuổi, Helen học trường Wright-Humanson ở New York. Cô Anne ngồi cạnh Helen trong lớp học. Cô giáo sẽ “viết” các từ của giáo viên giảng dạy vào tay của Helen.

Còn lúc ở New York, Helen đã gặp được một nhà văn rất nổi tiếng tên là Mark Twain. Ông ấy là một người đàn ông hài hước, ông hay kể cho Helen nghe những câu chuyện cười. Ông ấy rất thích làm cho Helen cười rồi họ đã trở thành bạn bè của nhau.

“Tôi đã giảng dạy cho hàng ngàn người,” ông Twain nói, “nhưng Helen là thính giả tốt nhất của ta.”

Helen quyết định đi học đại học. Điều này quả thực là một việc khó làm. Đầu tiên là việc phải học ở ngôi trường khác rồi còn học dự bị đại học. Điều này đồng nghĩa đây là việc làm cực nhọc lại tốn nhiều thời gian. Chi phí học tập sẽ rất đắt, nhưng cô bé lại không có tiền. Cha cô ấy bây giờ lại bệnh tật, không đủ khả năng chi trả cho loại giáo dục này.

Helen giải bày chuyện này cho ông Twain. Ông ấy động viên cô bé nên đi học đại học. Ông Twain cùng những người bạn của mình đã quyên góp tiền để trả tiền học phí cho cô.

“Cháu sẽ học hành chăm chỉ,” Helen trả lời với vẻ biết ơn.

Khi cô đậu trường Gilman ở Boston còn học hành rất chăm chỉ với những giáo viên dạy kèm.

Bây giờ Helen đã sẵn sàng để học đại học. Nhưng trường đại học thì không sẵn sàng chào đón cô bé.

Helen muốn học ở trường Radcliffe, một trường nữ sinh nổi tiếng. Nhưng ông hiệu trưởng của Radcliffe không muốn nhận Helen. Ông ấy nghĩ rằng cô bé sẽ gây ra nhiều vấn đề rắc rối. Helen đã viết một bức thư cho ông hiệu trưởng. “Thầy hãy để em thử như một người lính thực thụ không chấp nhận thất bại trước khi ra trận.”

Ông hiệu trưởng rất ấn tượng với lá thư rồi đã thay đổi ý định của mình.


Bỏ qua

Trứng thối

Tặng hoa

Tán thành

Phản đối

Bình luận (0 bình luận)

facelist

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận Đăng nhập | Đăng ký

Lên trênLên trên Bottom