Đăng ký Đăng nhập
Kites Trang chủ

Trang cá nhân của BabyMoon https://forum.kites.vn/?2579 [Ưa thích] [Copy] [Chia sẻ] [RSS]

Blog

[Truyện dịch] Câu chuyện về cuộc đời của Helen Keller (Chương 2) ...

Có 1059 lần đọc21-3-2014 08:13 PM |Phân loại:Truyện dịch| Chương, Helen, Keller

Lần đầu tiên gặp Helen là khi cô Anne được 21 tuổi. Năm 16 tuổi, cô giáo bị mù, sau đó phải phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật này đã giúp cô giáo có thể thấy được trở lại, nhưng đôi mắt vẫn còn khá yếu.

Cô giáo vui sướng chấp nhận lời đề nghị dạy dỗ Helen. Cô giáo muốn giúp đỡ cô gái nhỏ bé đang phải trải qua giai đoạn khó khăn giống như cô trước đây.

Helen sẽ không còn sống trong một thế giới u tối, buồn chán nữa. Cô bé có một cô giáo, người sẽ trao cho cô bé những điều thú vị để cùng vui chơi với nhau. Hai người dạo bộ trong bóng mát dưới những hàng cây. Helen cưỡi con ngựa con của nhà mình cùng với cô giáo Anne.

Tuy nhiên, điều này không phải chỉ để vui chơi không. Dù họ có làm gì thì cô giáo Anne cũng chỉ dẫn cho Helen cả. Cô Anne luôn “viết” những từ vào lòng bàn tay của Helen. Khi Helen đặt tay lên con ngựa con, cô Anne sẽ “viết” chữ “N-G-Ự-A C-O-N”. Helen sau đó đã biết ra dấu khi nào muốn ăn “B-Á-N-H” hay lúc muốn uống “S-Ữ-A”.

Cô giáo Anne không chỉ hướng dẫn Helen làm sao có thể “viết” được các từ. Cô giáo còn cố gắng để cho Helen cư xử như một thiếu nữ đứng đắn. Trong giờ ăn, Helen không đơn thuần ngồi vào ghế của mình mà cô bé sẽ đi lòng vòng và lấy tay vào thức ăn của mọi người. Thích gì trong đĩa đồ ăn của nhà là cô bé bốc ăn. Ông bà Keller không định ngăn cản Helen. Họ để cho cô bé muốn làm gì thì làm.

Cô Anne đã bắt Helen ngồi yên vào chiếc ghế của mình và chỉ được phép ngồi đó. Helen chỉ được phép ăn những gì có trong dĩa của mình. Dĩ nhiên, Helen không chịu điều này. Cô bé khóc lóc, la ó, đấm đá đủ thứ.

Bà Keller không thích nhìn Helen khóc. “Tôi không thể chịu đựng việc nhìn con bé bị trừng phạt như vậy,” bà nói.

Nhưng cô giáo Anne đã quyết tâm. “Chúng ta phải cho cô bé biết rằng chúng ta yêu quý cô bé,” cô giáo giải thích. “Nhưng chúng ta không thể để cô bé nghĩ rằng cô bé có thể làm những gì mình thích chỉ bởi vì mình bị khuyết tật. Cô bé phải tự mình cư xử như những đứa trẻ khác.”

Helen là một đứa trẻ khó kiểm soát. Một ngày nọ, cô bé cực kỳ khó bảo. Cô bé ném con búp bê xuống đất rồi làm hư nó. Cô Anne rất mệt mỏi lại khát nước. Cô giáo nắm tay Helen và dẫn ra ngoài. Hai người dừng lại ở chiếc máy bơm nơi mà gia đình hay lấy nước. Mọi chuyện xảy ra sau đó đã thay đổi cuộc đời Helen mãi mãi.

Khi nước được đổ tràn vào tay của Helen, cô giáo Anne cầm tay Helen rồi “viết” chữ “N-Ư-Ớ-C” như thường lệ. Một ánh nhìn chợt hiểu ra vấn đề xuất hiện trên khuôn mặt của Helen. Cô bé “viết” chữ “N-Ư-Ớ-C” vài lần trên tay của cô Anne. Sau đó cô bé chỉ tay xuống mặt đất. Cô Anne nhanh chóng “viết” chữ “M-Ặ-T Đ-Ấ-T”. Khuôn mặt của Helen chợt bừng sáng. Cô bé nhận ra rằng đó là các con chữ.

Helen chỉ vào cô giáo Anne. Helen “đánh vần” chữ “C-Ô G-I-Á-O” vào tay của Helen. Cả phần đời còn lại của Helen, bà ấy luôn gọi cô Anne là “C-Ô G-I-Á-O”.

Bây giờ thì cô giáo Anne không còn cảm thấy mệt mỏi nữa, và Helen chẳng còn thấy buồn chán nữa.

Helen tự chỉ vào mình. Cô giáo của cô bé chầm chậm “viết” chữ “H-E-L-E-N K-E-L-L-E-R” vào bàn lòng tay nhỏ nhắn của cô bé. Gương mặt của Helen nở một nụ cười rạng rỡ. Cô bé phát hiện ra mình cũng có một cái tên.

Sau đó Helen chạy vào nhà tìm mẹ của cô bé. Cô bé vòng tay ôm chân của mẹ. Cô Anne nhanh chóng “viết” chữ “M-Ẹ”. Khi Helen mỉm cười vì đã hiểu, bà Keller ngạc nhiên một cách tột độ. Những giọt nước mắt hạnh phúc trào ra.

Suốt cả ngày hôm đó, Helen chạy lòng vòng quanh nhà. Cô giáo và mẹ đã theo sát cô bé. Bất cứ khi nào Helen chạm vào cái gì mới, cô Anne đều “viết” tên đồ vật. Khi Helen đặt tay lên đứa em gái, cô Anne “viết”  chữ “E-M B-É”.

Nhiều năm sau, khi bà Helen kể về cuộc đời của mình, bà ấy đã nhớ lại cái ngày tuyệt vời hôm đó.

“Ngày hôm đó, tôi đã được tái sinh,” bà ấy viết. “Tôi đã từng là một bóng ma nhỏ bé trên thế giới này. Đột nhiên, tôi biết được mình tên gì. Lần đầu tiên biết mình là con người. Tôi có thể hiểu mọi người, và họ cũng có thể hiểu tôi.”

Không lâu sau đó Helen có thể đặt câu hỏi bằng cách viết các từ. Cô bé đặt rất nhiều câu hỏi về thế giới này.

Mỗi buổi sáng vào mùa hè năm đó, cô giáo Anne đều học cùng với Helen. Họ cùng nhau dạo bộ ở bên ngoài để học về tên các loài hoa cỏ cây cối. Helen có thể nhận biết bằng cách sờ vào chúng. Trong chuồng ngựa, Helen cầm một quả trứng gà cho đến khi con gà con nở ra. Cô bé nhúng ngón tay của mình vào chén đựng nước để có thể cảm nhận những con nòng nọc bơi xung quanh đó. Cô giáo Anne cũng đưa cho Helen hạt giống cây gỗ và rơm để học đếm.

Vào một buổi sáng, cô giáo Anne có một ngạc nhiên cho Helen. Trên chiếc bàn đặt nhiều tấm thẻ nhỏ. Mỗi tấm thẻ đều có các chấm nhô lên. Helen cảm nhận từng tấm thẻ một. Cô giáo Anne “viết” chữ “A” vào tay cô bé. Sau đó cô Anne cầm ngón tay Helen sờ vào tấm thẻ tiếp theo và “viết”chữ “B”. Helen ngay lập tức hiểu ra những cái chấm nhô lên đó là để “viết” các con chữ. Hệ thống chữ này được gọi là “Hệ thống chữ nổi Braille.”

Phải mất vài ngày thì Helen mới có thể nhớ tất cả chữ cái. Khi cô bé học xong, cô bé đặt ba chữ cạnh nhau rồi “viết” từ “C-H-Ó”. Sau đó cô bé sẽ chạy đi tìm con chó, Belle, rồi để chân con chó chạm vào các chữ cái.

Ngày kế tiếp, đến lượt cô giáo Anne phải ngạc nhiên, cô bé Helen “viết” nguyên cả câu: “B-Ú-P B-Ê Ở T-R-Ê-N G-I-Ư-Ờ-N-G.”

Cô giáo Anne khen, “Giỏi lắm! Ngày mai em sẽ có một quyển sách chữ nổi đầu tiên để em có thể bắt đầu đọc.”

Helen cuối cùng cũng học được cách xử sự. Cô bé không chạy xung quanh bàn vào giờ ăn nữa. Cô bé ngồi vào ghế và học cách sử dụng dao với nĩa. Cô bé thậm chí còn học tự cách mặc đồ cho gọn gàng và cách dọn dẹp giường ngủ của mình.

Thỉnh thoảng Helen trở nên hung dữ như trước. Nhưng giờ thì cô bé cũng cảm nhận được vẻ mặt giận dữ của cô giáo mỗi mình làm điều hư. Hình phạt tệ nhất mà cô giáo Anne dành cho Helen đó là không “kể” những câu chuyện cho cô bé nữa. Helen đã trở nên thích thú với những quyển sách cũng nhiều như cô giáo Anne vậy.

Khi mùa Giáng sinh đến vào năm đó, đó là lần đầu tiên Helen có thể hiểu được. Cô bé thấy rất háo hức và giúp mẹ cùa mình nướng bánh.

Vào đêm Giáng sinh, ông bà Keller ngắm nhìn Helen. Cô bé ngồi dưới cây thông ôm con búp bê mới. Khuôn mặt tràn đầy niềm vui và sự hiểu biết mới.

Bà Keller cầm tay Helen và gần như sắp khóc. “Con tạ ơn Người mỗi ngày của đời con vì đã cho con đến với chúng ta”, bà nguyện.


Bỏ qua

Trứng thối

Tặng hoa

Tán thành

Phản đối

Bình luận (0 bình luận)

facelist

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận Đăng nhập | Đăng ký

Lên trênLên trên Bottom