Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 2147|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[HK.2014][3,5/5] THE SECOND COMING - BÁO OÁN: KHÔNG XUẤT SẮC NHƯNG ĐỪNG XEM THƯỜNG!

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả

Nếu đòi hỏi cao về nội dung, The Second Coming – Báo oán không phải là một sự lựa chọn thích hợp. Nhưng nếu chỉ cần bám vào hai chữ “kinh dị” thì Báo oán hoàn toàn là một sự lựa chọn thích hợp.





Hai vợ chồng A Minh – Ngải Trân đang cãi nhau. Cô ấy nói: “Được rồi, anh yên tâm, em sẽ tự lo”. Sau đó, người ta thấy một phụ nữ chạy vội vã ra chợ, mua rất nhiều gừng và ớt. Sau đó, người phụ nữ đó về nhà cắt gừng và ớt bỏ vào cối, giã nát. Cô ấy đem tô đựng ớt, gừng đó vào toalet và đóng cửa lại. Sau đó cởi quần lót, ngồi dạng chân ra, dùng đũa và tay nhét tất cả đống gừng, ớt đó vào “chỗ ấy”… Tiếng rên la càng lúc càng lớn. Máu bắt đầu chảy”…









Đó là đoạn mở đầu của câu chuyện trong The Second Coming – Báo oán. Nghe kể thôi, mọi người chắc đã có cảm giác rùng rợn. Tui coi tới đoạn đó, hai tay bụm miệng và tim đập thình thịch. Mọi người trong rạp chiếu che mặt, không dám coi.

A Minh và Ngải Trân đến lập nghiệp ở Hông Kong. Họ có với nhau một cậu con trai tên là Sunny. Cuộc sống của người nhập cư nhiều khó khăn khiến họ làm nhiều công việc cùng lúc để nuôi con. Một lần, Ngải Trân bị cưỡng hiếp và cô có bầu. Ngải Trân tìm mọi cách để bỏ cái thai nhưng không thành. Trong khi đó, A Minh đã tìm kẻ hiếp dâm vợ và giết chết hắn. May mắn, anh không bị bắt. Cô con gái Lucy ra đời. Mọi bí mật đều được giấu kín. Ngày nọ, Lucy tình cờ tìm thấy một cái lọ lạ được chôn dưới đất trước nhà. Cô đã mang chiếc lọ về mở ra. Một linh hồn thoát khỏi cái lọ đó và bắt đầu ám ảnh gia đình họ… Sự thật kinh hoàng dần hé lộ, cả Lucy, Sunny, Ngải Trân và A Minh đều phải đối mặt với sự thật… Oan hồn đầy uẩn khúc kia thật sự là ai? Quá khứ một lần nữa cuốn họ vào những diễn biến kinh hoàng.



Phận nhập cư, dù Ngải Trân bị cưỡng hiếp, họ cũng không dám báo cảnh sát


Nói cho cùng, đây là bộ phim không hay.

Coi phim này tới lúc kết thúc thiệt tui ức chế kinh khủng. Căn bản là do sự lỏng lẻo về nội dung. Sự kết nối một cách hời hợt giữa các chi tiết nhằm mục đích…bất ngờ. Qua nội dung tui nhắc ở trên, chắc nhiều bạn cũng đang suy nghĩ… có gì mà lạ? Có gì mà ức chế…Nội dung rõ ràng mà. Tuy nhiên, tui muốn nhấn mạnh một điều: đó là nội dung chính của phim nhưng không phải là tất cả.








Nếu nội dung chỉ có chừng ấy thì tui đã không lăn tăn sau khi rời khỏi rạp. Tui cũng không phải dùng từ lỏng lẻo dành cho nội dung. Nghe thì thế nhưng khi bạn đi đến cùng của phim, bạn sẽ có cảm giác như tui. Sự khó chịu của một người coi phim xong rồi mà ứ hiểu ra làm sao hoặc hiểu theo cách mình suy diễn hay với thông điệp của phim, có nhất thiết phải dùng yếu tố kinh dị? Đại loại là những cảm giác đó.





Điều thứ hai là các cảnh hù dọa của phim. Tui không phủ nhận có nhiều phân cảnh khiến tim tui đập rầm rầm, mắt mở to còn tay thì bụm miệng sợ phải la. Nhưng sự ít ỏi của các phân cảnh đó khiến yếu tố hù dọa không nặng đô. Các góc quay, bối cảnh, màu sắc đều quá quen thuộc khiến người xem…cụt hứng. Phần kỷ xảo quá í ẹ. Con ma của phim, những kỹ xảo khác đều tố cáo rằng: phần hậu kỳ của phim được xử lý quá đơn giản, nghèo nàn, không đầu tư.





Chính những yếu tố đó khiến phim không xuất sắc!

Tuy nhiên, có một số điểm vẫn phải khen phim một tiếng.

Khuyết điểm lỏng lẻo nội dung cũng chính là ưu điểm của phim. Bởi sự lỏng lẻo đó nên phim có nhiều chỗ, người xem không sao đoán được…Những biểu hiện của nhân vật mà người xem không đoán định được rốt cuộc đó đang là người hay ma điều khiển khiến phim có nhiều điểm nhấn, đem đến sự bất ngờ, sợ hãi cho người xem.





Nếu chê đạo diễn về góc quay, yếu tố ma quỷ sử dụng khá nghèo nàn thì phải khen, ông lại là người cao tay khi sử dụng hình ảnh chân thực để khiến người xem kinh - hoảng - sợ. Như đoạn đầu, chỉ riêng cái đoạn bàn tay người phụ nữ ấy không ngừng hốt gừng, ớt đã băm nát nhét vào chỗ kín rồi dùng đũa thọc sâu vào đã khiến người xem…mún ra khỏi rạp. Hình ảnh ấy không có gì là ma mị, đánh đố cả. Rất chân thực! Sự chân thực khiến người xem sợ hãi.





Hay cảnh cô con gái Lucy trong phút chốc bỗng nhiên bay đến chụp bịch máu và trợn mắt mà hút…Coi tới đoạn đó, thiệt…tui muốn ói. Và hình ảnh đó cũng rất chân thực. Sự cao tay đó của đạo diễn Khâu Lễ Đào đã vớt vát ít nhiều cho phim (mà có khi nào cao tay quá nên bỏ qua nhiều yếu tố khác của phim kinh dị không nhỉ?).





Và đặc biệt, phim được cái khiến người ta nhớ lâu. Tại sao nhớ lâu? Vì coi xong rồi phải tự đi tìm lời giải thích cho suy đoán của mình chứ sao! Tui với bạn tui cãi nhau suốt từ lúc ra rạp chiếu đến bãi đỗ xe và về tận nhà. Hà hà….

Đó chính là điểm đừng xem thường của phim.





Cái kết siêu bất ngờ và quánh uỳnh uỳnh vào suy nghĩ của người xem. Mặc dù còn lỏng lẻo, hời hợt nhưng phim vẫn đáng xem và nghiền ngẫm.

Đó là lý do tại sao The Second Coming – Báo oán không xuất sắc nhưng đừng xem thường.




Bạn nào dễ bị ám ảnh, thần kinh yếu thì lời khuyên chân thành là đừng coi. Bạn nào hem sợ cái gì, thần kinh vững hơn thép thì cũng đừng coi vì...chán. Bạn nào bình thường thì hãy đi xem, ít nhất, những điểm đừng xem thường có thể sẽ khiến bạn quên đi điểm không xuất sắc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách