Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 10956|Trả lời: 62
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Lớp Tự Túc Văn Hóa] Phổ cập Tiếng Thái toàn Box! Khai giảng 08/04/2013! Bài mới

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Cái tên nói lên một số điều.

Chuyên ngành chính: Tiếng Thái thông dụng.

Mục tiêu: Phổ cập tiếng Thái đến từng ngóc ngách trong HAREM.

Giảng viên: Có kế hoạch thỉnh staff chuẩn ngạch tiếng thái của Tzone là moowoarila về phụ giúp việc tự túc văn hóa của lớp.

Tiêu chí:

Giỏi không được khiêm tốn.
Dốt không được tự ái.

Ai giỏi cái gì, biết cái gì thì bổ túc cho người chưa giỏi chưa biết.
Ai chưa biết thì nhất quyết phải hỏi.

Cấm giấu giỏituyệt đối không được dấu dốt.

Lớp tự túc trọng chất không trọng lượng.
Kiến thức tiếng Thái một lần truyền đạt ra không cần nhiều.
Chú trọng tính ứng dụng trong thực tiến.
Nếu lấy được ví dụ minh họa sinh động từ lakorn thì càng nhiệt liệt hoan nghênh.


Lưu ý:
Nghiêm cấm xì pam dưới các hình thức: viết bài không dấu, viết trả lời ngắn dưới 3 dòng, viết bài vô nghĩa.
Mọi bài viết vi phạm một trong những điều trên nếu không có dấu hiệu edit sau 24h sẽ bị xóa không báo trước.
Chúc vui vẻ!


Rate

Số người tham gia 2Sức gió +10 Thu lại Lý do
leciel89 + 5 Ủng hộ 1 cái!
MiMiWon + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:01:16 | Chỉ xem của tác giả
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:02:38 | Chỉ xem của tác giả
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Giữ cái chỗ
Sau này muốn làm chi thì làm{:414:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:25:27 | Chỉ xem của tác giả
Giải đáp thắc mắc bên lề...

ngohathuylinh gửi lúc 31-3-2013 20:59
Hơ!! Em muốn tham gia lớp này thì cần làm những j?
Điều kiện như nào???
hic!! em mới t ...


N có thắc mắc về tiếng Thái thì đăng vô ai biết sẽ trả lời cho,
có kiến thức gì hay về tiếng Thái cũng đăng vô chia sẻ cùng mọi người nốt,
thắc mắc sẽ được tạo điều kiện giải đáp tận tình nhất có thể,
kiến thức hay & hữu ích sẽ nhận được rate.

Điều kiện là {:404:}
yêu trai gái nhà T,
có thái độ đúng mực với mỗi thành viên trong HAREM
(không cần chuẩn mực đâu, đứa nào vùi dập được thì cứ tha hồ vùi dập{:426:})
Có đủ khả năng type tiếng Việt có dấu.
Nói cho người khác nghe hiểu được mình đang nói gì.
Và nói không được nói quá ngắn, cụt lủn đếm chưa đủ 3 dòng type.

Chỉ cần "eee" đáp ứng được đủ các yêu cầu trên thì xin mời bước chân vô lớp{:440:}


apple_luvbee gửi lúc 1-4-2013 15:08
Ố ồ,thế bây h là chỉ cần chờ thầy chỉ giáo thôi phải ko ạ?
Có bài vỡ lòng cho chẻ ...


Ờ tình hình giờ là chờ thắc mắc cụ thể và cao nhân thì cũng phải chờ nốt{:428:}

T tính nếu không có ai thắc mắc thì bắt đầu từ tuần sau mỗi tối sẽ đưa lên một bài chia sẻ nhỏ nhỏ
Nội dung sẽ đề cập đến các từ thông dụng hay có trong đoạn hội thoại của các bộ phim.
Do t tổng kết lại được trong thời gian dịch phim trước đến nay để chia sẻ với mọi người.
Mỗi bài t sẽ cố gắng lấy một vài ví dụ minh họa trong các MV hoặc video đã vietsub cho mọi người dễ hiểu.
Sau đó cứ dần dần sẽ nâng cao lên thành việc ghép các từ đó thành một câu dài hơn.
Rồi tiếp tục dần dần như nâng mức độ từ từ lên như vậy.
Sơ sơ là t định như thế đấy.

Bên cạnh việc chia sẻ thì t cũng sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc của tất cả mọi người,
to nhỏ gì cũng sẽ cố gắng thanh toán tuốt,
nếu như vấn đề nó vĩ đại quá t không đủ tầm chia sẻ chắc lúc đấy thỉnh cao nhân lộ mặt giảng cho nguyên 1 bài.
nếu nhiều thắc mắc t tính mỗi tuần tổng kết thắc mắc một lần.
nếu ít quá tháng tổng kết lại 1 lần dẫn link ra pages đầu cho mọi người dễ tra cứu.
Ngoài ra link các bài chia sẻ nhỏ của mọi người cũng sẽ được tổng kết lại từng tuần or tháng và dẫn ra nốt...

Nếu như tình trạng thành viên tham gia chia sẻ khả quan hơn một chút.
Sau này, t cũng sẽ cố gắng viết các bài chia sẻ về các đọc viết chữ thái sơ bộ nữa,
nhưng cái này chắc chỉ được 1 tuần một bài thôi,
và có khả năng vào cuối tuần vì thường cuối tuần t mới rảnh.
T sẽ cố gắng chia nhỏ và đơn giản hóa vấn đề nhất có thể.
Để cho tất cả mọi người cùng nhau hiểu được trọn nội dung các bài chia sẻ.

Nhưng chú ý t tuyệt đối sẽ không viết bài chia sẻ 1 cách ồ ạt, tràn lan {:421:}
Hoặc là chia sẻ một đống tài liệu giáo trình nào đó {:435:}   
rồi mọi người ai thích học thì học, ai thích đắp chiếu để đấy thì đắp.{:426:}
Nên là cấm có đòi t cung cấp tài liệu, tài lủng gì nha, t ém hàng dưới mọi hình thức
Nhưng mà hiện giờ ngặt nỗi kiến thức t có mỗi tí ti, {:401:}
nếu mọi người không ai tham gia chém gió với t là t nản đấy!{:437:}
Với lại t cũng mới tìm hiểu tiếng Thái sơ sơ thôi, {:416:}
Kiến thức t đưa ra mà có bị sai, hay chưa chuẩn chỗ nào {:404:}
không ai ra tố cáo là t cũng nản nốt.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:27:10 | Chỉ xem của tác giả
Bài đầu tiên
Ý hiểu cuả mình về hua jai và duang jai.

Thường khi gặp 2 từ này t có xu hướng dịch
hua jai: quả tim, con tim.
duang jai: trái tim, con tim.

lý do:  vì theo t được  biết duang trong tiếng thái là lượng từ dành cho một số (còn số này là ít hay nhiều thì hiên h t chưa rõ) danh từ chỉ các đồ vật có hình dạng nhỏ nhỏ. ví dụ: như duang dtaa: con mắt, một ví dụ  điển hình trong lakorns đó là tựa bộ phim Dung Duang Haruthai cuả Weir và Kwan có thể tạm dịch là Như một ngôi sao... Ở đây duang là lượng từ dùng cho haruthai : vì sao, ngôi sao.

còn hua thì là một từ hay đặt trong các từ có ý nghĩa dẫn đầu ví dụ như: hua kor: chủ đề, hua naa: ông chủ, hua kao: đầu gối, và jao yoo hua nhà vua nếu vậy thì dịch ra theo hán việt ra thì hua jai là chủ tâm nhưng dịch vậy thì ko rõ nghĩa theo cách hiểu của người việt mình (theo đông y thì tâm chủ thần minh, trong cơ thể tim được coi là quân - vua là cơ quan đứng đầu điều khiển hoạt động của các cơ quan quan trọng khác) do vậy t nhớ là nhà vua còn có 1 từ hay dùng để thậm xưng là quả nhân thế nên t hay dịch hua jai là quả tim...

Nói chung 2 từ này khi không cần phân biệt rạch ròi đều có thể quy ra 1 nghĩa chung chung là con tim cả:))

Vậy nên hãy nghĩ đơn giản thế này cho dễ nhớ jai là tim, hua jai là quả tim, duang jai là trái tim..., cả 2 từ đó đều có thể dịch sang là con tim

Còn my heart thực ra nếu dùng tiếng việt giải thích vấn đề này sẽ dễ hiểu hơn

con tim cuả tôi: hua jai kong chan.
tim tôi: jai chan
cách nói jai chan dùng đk cho cả nam và nữ, do chan là ngôi có thể dùng chung cho cả 2 giới và thường trong các bài hát thì nam nữ gì đều chỉ có xưng chan và gọi đối phương là ter, đôi khi có xuất hiện cách gọi chan khun và thường khi chan-ter t hay dịch là anh em, còn chan khun là tôi-người, em/anh- người.

Lấy 1 ví dụ đơn giản là bài ost cuả phim raeng ngao 2012 ken janie...
Bài ngao tee mee hua jai (tạm dịch: cái bóng có trái tim)
trích câu đầu tiên




nai duang dtaa kong ter, hen chan bpen krai
dịch sát nghĩa: trong con mắt của anh, thấy em là ai?
Nai: trong
dtaa: mắt (nước mắt: nam dtaa, nam- nước)
hen: nhìn, trông, thấy, xem, coi.
Bpen: là giống is, am, are trong tiếng anh.
Krai: ai...

(Lưu ý t lấy bài này ra trưng vì nó có cái mác Kites thôi nha, chứ bài này dịch câu chữ ko sát lắm đâu, thế nên đừng có ai dại gì lấy câu chữ ở đây ra thắc mắc hỏi t tại sao, hay thế này thế nọ nhá, t chịu chết đấy ko cắt nghĩa được đao à:))

Ngoài ra với ai muốn học nói chú ý điều này:
nai viết phiên âm ra là "nai" nhưng đọc chuẩn là "nay"
và các từ khác cũng tương tự.
Jai=> jay
krai=> kray
..........
còn các cách phiên âm các từ khác... sau này vào cuối tuần t chia sẻ các bài về học đọc sẽ nói rõ hơn...

Hết bài chia sẻ 1
BTVN: các học viên về gu gờ thỉnh bài Ngao Tee Mee Hua Jai mp3 về nhét máy năng play để kiểm chứng cách phát  âm của nai, jai và krai trong đó...

Hẹn gặp lại vào tối mai với bài chia sẻ Một số ý nghĩa và cách dùng hay gặp của "kha" và "khrap"!
Thân ái chào tạm biệt và chúc ngủ ngon, hni t mệt ko đu được khuya... thank!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:28:35 | Chỉ xem của tác giả
Buổi 2:
Trước khi vào chủ đề chính cho t nói nốt phát này, hôm qua quên xừ mất:
Các trường hợp hay dùng hua jai và duang jai...

Hua jai quả tim dùng trong các trường hợp ý nói đề cập đến một trái tim sinh lý nguyên vẹn, thực sự, có thể hình dung ra hình khối của nó, nói chung nó dùng để chỉ tim của 1 người.
VD: Ngao Tee Mee Hua Jai... Chiếc bóng có Trái Tim... tức là chiếc bóng cũng có 1 trái tim nguyên vẹn với đầy đủ các chức năng sinh lý bình thường.

Hoặc lấy nguyên cái bài này ra chặt chém:
Khon Mai Mee Hua Jai - Người Không Có Trái Tim.

Ý nói anh này tuy vô cùng đẹp trai, nhưng phải cái tội không có trái tim giống người thường:)))))




Duang jai dùng trong các trường hợp chỉ các trái tim trìu tượng, nói 1 cách khác là ẩn dụ hay hoán dụ, hoặc là cách ví von văn vẻ, không thực tế, tức là 1 trái tim không thể nào là của người bình thường được:))

VD:
Duang jai Akkanee... Trái tim Akkanee ... ở đây trái tim là ám chỉ Jeed - tức ý ẩn dụ rằng Jeed là người con gái quan trọng trong cuộc đời của Fai- giống như sự quan trọng của quả tim với cơ thể (chứ không phải Jeed nằm trong lồng ngực Fai và làm cơ quan chủ điều khiển các cơ quan khác trong người Fai=)))))))))

Hoặc câu thứ 2 trong bài Ngao Tee Mee Hua Jai.- Chiếc bóng có trái tim
Nai duang jai kong ter, hen ja mee dtae kao..
Trong con tim của anh, sẽ thấy có mình cô ấy.

Ở đây, duang jai là cách chỉ hình tượng thôi,ý nói là anh chỉ có tình cảm với mình cô ấy, chứ không phải tim của anh có khả năng nhìn thấy mỗi cô ấy.=))

Rồi xong phim...

Chủ đề chính của hôm nay sẽ được đề cập đến ở bài viết tiếp theo nha ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:31:18 | Chỉ xem của tác giả
Một số cách dùng và ý nghĩa hay gặp của kha và khrap.

Nói chung đa số chúng ta đều hiểu rằng hai từ này là hai từ hay đặt ở cuối câu để tỏ ý lịch sự nhã nhặn:

Trong đó:
Kha: đặt cuối câu của nữ, và của katoey:))
Khrap: đặt cuối câu của nam, không rõ cái này các tom có dùng không nhỉ:))

Ý nghĩa của kha và khrap: thường thì đơn giản cứ hiểu theo mấy nghĩa sau: vâng, dạ, ạ, à...

Trong đó:
Kha: dùng đặt cuối câu hỏi (câu không có rõ từ để hỏi) thì lên giọng đọc giống như khá, còn lại thì đọc là kha kéo dài hơi chữ a ra 1 chút. Giống kiểu trong tiếng việt thì hiểu nó na ná thế này:
con đi chơi đấy à? con đi chơi đây ạ!

Khrap: thường thì người thái không đánh vần chữ r nên hay đọc thành khắp... nói chung từ này lúc dùng để hỏi cũng không thay đổi gì thường thay đổi ngữ điệu của toàn câu là chính...

Và Khrap thường hay ghép với phổm thành khrap phom trong các cuộc nói chuyện mang sắc thái lịch sự trang trọng hơn nữa như kiểu nói chuyện với khách hàng hay với sếp ấy.

Nói chung có một số trường hợp thế này: (t lấy vd với kha thôi nha còn ai dùng khrap thì tự mà thay vô=))))))))
1- Dùng đặt cuối các câu nói để câu nói đó lịch sự hơn. khop khun kha: cảm ơn ạ! khot thon kha: xin lỗi ạ!
2- Dùng để trả lời các câu hỏi với câu trả lời đồng ý thường có kèm ý lễ phép như vâng, dạ, vâng ạ
VD: Trong trường hợp có ai đó gọi: Khun kha: cô ơi- trả lời: Kha: Vâng hoặc với ý nghĩa Kha: Dạ...
Dai kha: Được ạ!...Gor dai kha: cũng được ạ!
3- Dùng đặt cuối các câu trả lời ngắn mang tính nhấn mạnh, và ý tán thành!
VD: Dee kha: hay đấy!, Chai kha: đúng đấy!...
4- Dùng để trả lời điện thoại khi biết đầu dây kia là ai trong trường hợp thân quen:
VD: trong phim Raak Boon, khi Ton đưa Kaemee bạn của em Jae vào viện lúc Prim gọi đến Ton đã trả lời: Prim khrap?- Prim à?, hoặc với mẹ: Mae khrap?- Mẹ à?
5- Dùng để gọi một người không quen biết nào đó để thu hút sự chú ý của người đó, hoặc 1 người đang ở trước mặt mình mà m muốn gọi, hoặc người trên tuổi cần tỏ thái độ lịch sự: VD; khun kha - cô ơi!, pee kha: anh ơi, mae kha: mẹ ơi...
Lưu ý là không phải trường hợp dùng "ơi"- tiếng thái khi người đó không ở trước mặt mình nha,có dùng thì thường là người lớn dùng ơi gọi người kém tuổi: VD: lu ơi, lu yoo nai? con ơi, con đâu rồi?

Trên đây là 1 số trường hợp thôi, ko chắc đủ được đâu nha, ai thấy thiếu gì bổ sung tiếp nha ^^

Lưu ý: khi xem phim có thể gặp trước hợp phụ nữ lớn tuổi bằng tuổi bác chẳng hạn đặt cuối câu đáp lại người dưới tuổi không phải là kha mà là ja (đọc gần giống cha nhưng kéo dài âm a ra nặng hơn 1 chút)... trường hợp này hay xuất hiện trong giáo tiếp với phụ nữ cao tuổi hẳn ra nha đáng tầm gọi là bác hoặc dì, không thể gọi chị được nữa (hơn mình tầm 30 tuổi trở lên)... hạn chế dùng cho các cô các chị dù hơi hơi già nhưng vẫn đang còn xuân chán hay còn đang FA nha:))

Hẹn gặp lại bài ngày mai nha ^^ chủ đề sẽ đề cập 1 chút đến hai từ có một số người hay nhầm lẫn là "khun" và "khon" ^^



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:32:39 | Chỉ xem của tác giả
@ngohathuylinh:
Khỏ thôn kha: xin lỗi nha ^^
Tối qua chỗ t mưa to, mất điện nên không up bài chia sẻ như đã hẹn được.
Hôm nay chúng ta cùng nhau nói đến KhunKhon nha...

Khun: có lẽ mọi người đều rất quen thuộc với từ này rồi...

Đầu tiên Khun đứng trước tên người: có thể dịch là anh, chị, ông, bà, cô, cậu....mà thường là tùy vì nhiều trường hợp chẳng rõ nên dịch thế nào

VD như trong xưng hô của Ton với Pisai: Ton và Pisai khi gọi nhau hay gọi là Khun Ton và Khun Pisai, do mức độ gần gũi của hai người này không cao, và trong công ty thì Ton lên hàng sếp của Pisai, vì thế ở nhà hay ở công ty hay ở đâu đâu Pisai đều gọi Ton là khun Ton, và Ton gọi Pisai là Khun Pisai, nhưng nếu xét về vai vế Ton là cháu gọi Pisai bằng cậu, nên khun Pisai có thể dịch là cậu Pisai, nhưng lúc Pisai gọi khun Ton nhiều lúc vò đầu bứt tai không biết dịch sao cho phải nữa?

Cách dùng khun trước tên người đang nói chuyện có thể dùng trong mọi trường hợp quan hệ,
nhưng thường là các quan hệ xã giao với mức độ thân cận không quá cao và mức độ lịch sự là từ vừa phải trở lên.
Nói chung khi chúng ta nói chuyện với một người nào đó có mức độ thân thiết ở dạng bình thường thì nên dùng Khun đặt trước tên người đó để tỏ thái độ lịch sự và tôn trọng người nói chuyện.

Khun ngoài việc đứng trước danh từ riêng chỉ tên người còn đứng trước danh từ xưng hô chung khác cũng để tỏ thái độ lịch sự và tôn trọng người nói chuyện, thường là các mối quan hệ có thể định danh được như cậu cháu, bác cháu... cô chủ người làm, ...

VD:
Khun Pee: anh/chị - cái này ai xem Wanida có thể để ý Pisamai rất hay gọi Prajak là khun Pee.
Khun Naa: cậu/ dì - xem raak boon nghe thấy nhiều đấy
Khun Nủ: cô chủ - cái này ai xem Pin Anong có thể để ý nhũ mẫu của Orn rất hay gọi Orn là khun Nủ
Khun Pa: bác - cái này xem raak boon cũng thấy này.
Khun Lung: chú cũng raak boon nốt nha
Khun Thaan: bà chủ, ông chủ cái này coi lại raak boon hoặc Pin Anong...

Sau này mấy cái Pee Nong Na Pa Lung.... sẽ có nguyên 1 bài để nói đến

Khun đứng trước các danh từ chỉ nghề nghiệp cũng với mục đích và chức năng như trên:

VD:
Khun Mor: bác sĩ/ thầy bói - nói chung là nếu ai hay đọc tin sẽ rất hay nghe đến 1 tên thầy bói lờ tờ mờ là Mor Krit chuyên gia phán điềm xui cho các dara
Khun Kru: giáo viên
Khun Tha Nai: luật sư


Túm lại là khun có thể đứng trước các danh từ chỉ tên riêng, danh từ chỉ chức vụ riêng, danh từ xưng hô chung blar...blar dùng trong giao thiệp với một người nào đó nhằm tỏ ý tôn trọng, lễ phép... nói chung là lịch sự mà không cần quan tâm lo lắng liệu m có khiếm nhã hay làm sao sao với người đang nói chuyện hay không!

Khon: người
Nói chung hãy cứ hiểu đơn giản khon là người thế cho nó nhanh

Nào hãy cùng đem bài này ra chặt chém 1 chút
Khon Derm Khong Ter - Người xưa của em.



Khon đứng trước các danh từ chỉ đất nước thì trở thành danh từ chỉ quốc tịch 1 người
Khon Thai: người Thái
VD: trong Pin Anong cảnh hôn vô cùng bá đạo của Pin và Yai, lúc Yai dụ khị Pin hôn tạm biệt theo cách của tây Pin đã cự tuyệt với lý do: Pin bpen khon thai - Pin là người Thái

Một số các danh từ khác;

Khon Yee Bpun: người Nhật Bản - ai đang coi Koo Gum 2013 thì để ý đoạn teaser sau nha



Lúc 2 phút: (tóm lược mấy cái quan trọng thôi nha)

Khun klear phom, ...., phom bpen khon Yee Bpun, khun bpen khon thai... ..., rao... yaak mai daai...
Em ghét tôi, .... tôi là người Nhật Bản, em là người Thái,... chúng ta... muốn không được...


(câu này có nghĩa nguyên vẹn dễ hiểu thế nào thì coi trên teaser nha cái kia là dịch ra nghĩa đen theo dạng word by word thôi)

Cấu trúc cần nhớ  này

Chủ ngữ + bpen + khon + tên nước.


VD.
Pin bpen khon Thai.
Phom bpen khon Yee Bpun
Khun bpen khon Thai...

Thấy chưa khun và khon rất khác nhau đó nha ^^ đừng ai nhầm nha, mặc dù 2 từ này nếu ai nghe không quen sẽ thấy khá giống nhau đấy nhưng nếu để ý khon phát âm gần giống với khôn... còn khun thì viết sao đọc thế

Một vài các danh từ chỉ quốc gia khác

Jin: Trung quốc => khon Jin: người Hoa.
Ang grit: Anh==> khon Anggrit: người Anh.
Wiat Naam: Việt Nam==> khon Wiat Naam: người Việt Nam.
Dtai Wan: Đài Loan==> khon Dtai Wan: người Đài Loan.


Nói chung cách phiên âm tiếng nước ngoài của người thái cũng giống như kiểu chúng ta phiên âm
Úc là Ốt trây li a thôi không có gì xa lạ lắm

Khon đứng trước tính từ chỉ tính chất:
Khon Dee: người tốt.
Khon Rai: người xấu.
Khon Derm: người cũ
(ngóc cổ lên trên)

Nói chung rất là giống cách ghép từ trong tiếng việt...VD:
Khon Yang Man: người như mày (từ này là từ Yai dùng gọi bà mẹ kế lúc bị bả ý bắt ngay trên đường về sau khi hú hí với vợ yêu trong phòng)
Yang: như
Yang Nee: như này.
Yang Nán: như kia.
Yang Ngai: như nào?
Man: thường dùng để gọi đồ vật bằng với It trong tiếng Anh, nói chung dùng xưng hô theo kiểu mày tao chi tớ khi không cần thiết phải lịch sự với nó làm giề
{:426:}

vv... còn gì thiếu sót, mọi người nhớ viết bài góp ý bổ sung nha

Thôi h t đang đói chỉ vít được thế thui, tối nay mọi người có hai chủ đề để chọn

1 là nói về 1 xưng hô ngôi thứ 2 trong tiếng thái: như ter, khun, kè...
2 là nói về cách ghép từ biến từ tính thành danh từ từ với khwam và khon...

Chỉ chọn 1 cái thui nha cấm có chọn nhiều

Chọn đê... chọn lấy 1 bé rùi báo lại choa t sau 22h là hết thời gian chọn)))))))))))))
H t đi kiếm cái gì bỏ bụng đây, hẹn tối nay gặp lại {:400:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:34:10 | Chỉ xem của tác giả
Chúng ta sẽ nói lần lượt về cả hai chủ đề vợi vì bỏ thì thương mà không vương thì tội bé nó lắm

Đầu tiên là các đại từ nhân xưng ngôi hai... lưu ý hôm nay chúng ta chỉ đề cập đến các ngôi 2 dùng chung cho tất cả mọi người nha, không phân định kiểu quan hệ anh chị em cô dì chú bác chi cả vì cái này sẽ có nguyên 1 bài...or 1 vài bài mới nói hết được những cái cơ bản cần nắm
Và để nối tiếp khoảng kiến thức phân biệt khon và khun hôm qua, hôm nay chỉ ngôi 2 thôi nha còn các ngôi 1 ngôi 3 hôm nào bới ra mần sau

Bắt đầu nào: các đại từ nhân xưng ngôi 2 thì có kha khá đấy
Và chúng ta tiếp xúc nhiều nhất là với Khun... tiếp theo đó là Ter...
các từ khác với mức độ lịch sự không cao lắm đứng ở vị trí thứ ba thường hay gặp là ke...và man là ngôi thứ 3 nha...

1. Khun dùng khi xưng hô với mức độ lịch sự từ vừa phải trở lên, mức độ thân cận từ mức bình thường trở xuống
Và cái này bài hôm qua có nói khá bao quát những điểm chính cần phải nắm rồi.

2. Ter dùng xưng hô với mức độ lịch sự từ vừa phải đâm xuống và mức độ thân cận từ bình thường đâm lên
Thường thì trong quan hệ bạn bè đồng phái, nam nam, hoặc nữ nữ, ter là ngôi hai rất được ưa dùng khi nói chuyện với bạn thân, nói chuyện giữa anh chị em trong gia đình (thường là anh chị dùng nói với em) và mang sắc thái tôn trọng
VD như Psit lúc nói chuyện với Nuch hoặc Orn trong RLSL chẳng hạn chứ không phải kiểu nói chuyện của Jae với Nathee trong Raak Boon đâu!

Trong quan hệ khác phái - mà đa phần trong lakorn là các quan hệ ABCXYZ))))))))))))))
Thì ter là ngôi các đấng nam nhi thường dùng gọi nữ nhi vì xao:
1. Thường thì nữ ít tuổi hơn nam.
2. Thường thì địa vị của nữ thấp kém hơn của nam.
3. Thường thì là các giai bá đạo như kiểu Yai hoặc Krao chẳng hạn rất thích tỏ vẻ ta đây lấn ác các đấng liễu yếu đào tơ

Một số đấng nam nhi còn lại ưa dùng tên or biệt danh cho nó thân mật, và dễ xương{:444:}  
VD như trong Proong Nee Gor Ruk Ter ... Bor thích gọi Kaew là Kaew hơn gọi là ter chỉ trừ lúc hát bài Proong Nee Gor Ruk Ter thì cái lời bài hát nó ứ có Bor Kaew gì sất nên là đành phải lạng sang từ ter thâu và nhất là lúc lên cơn điên tình không kìm hãm được, nhưng mà dù lúc đó Bor có điên đến mấy cũng chỉ mạt sát Kaew ở mức độ ter là hết cỡ ko hạ xuống cấp "kè" được nữa

Lưu ý này: ter đọc chuẩn là thơ nha, chữ ơ uốn lưỡi bật hơi ra một chút nha (giống như có chữ r đằng sau ấy) ^^ và các kiểu phiên âm có thể gặp của từ ter này VD ter, ther, tur, thoe, thow.

Còn các đấng nữ nhi, vâng toàn gọi nam nhi là khun là chủ yếu, và ter thường là khi các mối quan hệ đó đã đạt thân cận đến ngưỡng ABCXYZ rồi,{:440:}  hoặc là trong các trường hợp hai bên cãi nhau tóe khói chuẩn bị thăng hoa thành ABCXYZ)))))))))))))){:404:}

Nói chung nói 1 cách đơn giản là dễ hiểu là mức độ lịch sự của ter nó ở dưới khun, mức độ thân thiết ở trên khun, và thường thì tùy tình huống và tùy mối quan hệ mà chúng ta lựa chọn cách gọi đối phương là khun hay ter sao cho phù hợp.

Và lưu ý là trong lời các bài hát ngôi hai sử dụng ter là chủ yếu...hầu như không dùng ngôi hai nào khác trong các bài hát ngoài ter.

3. Kè: mày (nhanh cho nó vuông)
Dùng trong các quan hệ bạn bè vô cùng thân thiết, các mối quan hệ anh chị em trong gia đình ở mức độ không cần quá tôn trọng, blar ... blar... nói chung là nó cũng như "mày" ở Việt Nam đó, các nàng cứ áp vô là thấy à.

VD Yai với Parn hổ báo, Jae với Nitha, Jae với Nathee với lại ai hay xem mấy cái movie học đường của Mario thì sẽ nghe thấy cách xưng hô này kha khá...

Đặc biệt là cái này dùng cho oánh chửi nhau giữa các cánh mày râu + các cánh nữ nhi này lúc các anh oánh chửi nhau thì kè là chuyện thường ở huyện, anh nào mà còn dùng ter chứng tỏ vẫn còn gentlement chán
VD như Ton may ra còn chửi nhau bằng ter, chứ như Yai là cứ phải kè thẳng tiến {:426:}
Và nhất là trong các trường hợp các chị rai mà mạt sát các chị ek thì phải gọi là kè tuôn ra thôi rồi


Tình hình sơ bộ là ngôi 2 thì trong Lakorn t thường là thấy có 3 cái đấy nha, còn có thêm cái gì nữa thì mọi người vít bổ sung dùm t với, chứ ngày xưa t lên hội yêu phim thái có 1 bài vít tá lả về mấy cái ngôi xưng hô mà nó tuôn ra cho một đống chẳng biết đường nào mà lần, làm sao mà dùng nữa nên là h quên sạch bách rùi còn đọng được có 3 cái chữ này thui hic...



  
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 2-5-2013 22:35:19 | Chỉ xem của tác giả
Chủ đề tiếp theo đó là cách biến tính từ, động từ trìu tượng thành danh từ với khon và khwam...

Như hôm qua có nói rồi:

Khon: người (hãy cứ hiểu duy nhất như vậy là dễ dịch nhất)

Chức năng của khon:

Khon là lượng từ dành cho người, khi nói đến số lượng người nào đó thì chúng ta cần phải có từ khon đứng sau số từ.
VD: Pee Nong soong khon...Anh em 2 người...

Lưu ý cách nói số lượng của thái không được thuận như cách nói ở việt nam với cấu trúc

số từ + lượng từ + danh từ

mà nó hơi ngược thế này....

Danh từ + số từ + lượng từ...

VD: chúng ta nói : Hai người anh em thì người thái nói Anh em hai người.
Chúng ta nói 5 quả cam thì người thái nói Cam 5 quả.

Sơ bộ là như vậy còn sau này các lượng từ khác sẽ được tổng hợp trong 1 bài cụ thể...

Khon đứng trước các danh từ ... biến danh từ đó thành danh từ chung chỉ cho người.
VD
Khon Yee Bpun: người Nhật Bản.
Khon Tha Nai: người luật sư (lưu ý phân biệt với Khun Tha Nai: ngài/ông luật sư nha, từ này dùng để gọi 1 người nào đó cụ thế chứ không phải danh từ chung chỉ các luật sư đâu)
Khon Poo Ying: người phụ nữ (khun Poo Ying: có khả năng người này tên là Poo Ying, hoặc là nhắc đến 1 người phụ nữ xác định, hoặc là trường hợp có người muốn gọi người phụ nữ đó nhưng không biết tên nên gọi thế này kiểu như gọi cô gì ơi ấy)...
......................

Khon đứng trước các tính từ chỉ tính chất của một người...
VD:
Khon Dee, Khon Rai, Khon Derm,

Và nói chung là khi có Khon chúng ta dịch ra thành người, chỉ lưu ý một chút đến trường hợp cấu trúc câu có số từ và lượng từ thôi còn lại thì cứ nhớ đơn giản thế kia cho dễ hiểu...
.....................

Tiếp đến là Khwam ...

Khwam đặt trước các động từ trìu tượng và các tính từ biến động từ và tính từ đó thành danh từ

Khwam + tính từ/động từ nội động = danh từ.

VD;
Rak - yêu==> khwam rak: tình yêu (khon rak: người yêu, koo rak: bạn trai/ bạn gái, người yêu. koo: cặp - động từ nha - khi t dịch văn vẻ theo hán việt một chút thì koo=duyên, koo gan: duyên phận, koo gam: nghiệt duyên, nói chung koo nằm trong các từ chỉ các mối quan hệ gắn kết người với người mức độ khá chặt chẽ với nhau VD: koo chewit: tri kỷ, chewit: cuộc sống, koo sanyan: lời nguyện thề giữa hai người yêu nhau, sanyan: thề nguyện, koo man: hôn phu, hôn thê. man: đính ước..., kon koo: song sinh và một từ cực kỳ quen thuộc nữa mà chắc hẳn ai ai mê lakorns cũng từng phải nhắc đến ít nhất 1 lần đó chính là kookwan ...{:404:} )

Kit - nghĩ==> khwam kit: suy nghĩ
Fan - mơ==> khwam fan: giấc mơ.  
Wang - ước==> khwam wang: điều ước.
Gliat - ghét==> khwam gliat: sự căm ghét
(cái này chắc cũng liệt vào dạng tính từ được nhỉ)
.....

Dee - tốt==> khwam dee: điều tốt,
Rai - xấu==> khwam rai: điều xấu.
Naa rak - dễ thương==> khon/khwam naa rak
: mấy người với mấy cái đồ mà dễ xương nhìn phát yêu luôn ý
Jai Dee - tốt bụng==> khon jai dee: người tốt . khwam jai dee: lòng tốt
Dee Ngam - tốt đẹp==> khwam dee ngam: điều tốt đẹp.

(ngam: bắt mắt, lôi cuốn, thu hút hay gặp trong suay ngamxinh đẹp đó từ suay ngam hay dùng chỉ phong cảnh nha, nếu để chỉ người thì phải gọi là nghiêng nước nghiêng thành lắm đó, còn bình thường để khen người xinh ở mức độ chưa nhấc bổng lên mây xanh thường hay dùng từ suay là xinh thôi^^ và xinh lắm là suay mak đọc đến đây có ai nhớ đến cảnh Kobori của Bie vừa tắm tiên vừa bập bẹ học tiếng thái trong đó có nói câu Khun suay mak trong Koo Gam 2013 ko nhỉ{:418:} )


Vậy còn các động từ chỉ hành động cụ thể khi biến thành danh từ chúng ta làm xao lào???
Vâng chúng ta có thêm cấu trúc

gaan + động từ ngoại động = danh từ...

VD:
khá: buôn==> gaan khá: việc đi buôn.
tham: làm ==> gaan tham: việc làm.
rian: học==> gaan rian: việc học.
mee: có==> gaan mee: việc làm chủ hay sở hữu.
sỏn: dạy==> gaan sỏn: việc giảng dạy.
khiản: viết==> gaan khiản: việc viết lách
doo: trông==> gaan doo: việc quan sát.
bplook: lớn==> gaan bplook: sự sinh trưởng.
hảa: tìm==> gaan hảa: việc tìm kiếm


Ví dụ chung:
Thor ra maan: hành hạ, tra tấn.
Thor ra maan: thống khổ, đau đớn, cam chịu.

(có vẻ như gốc của từ này xuất phát từ torment trong tiếng anh thì phải)
Từ này vừa là động từ ngoại động vừa là tính từ/động từ nội động.
Nên danh từ cũng được chia theo 2 cách sau:
Khwam thor ra maan: nỗi đau khổ, sự cam chịu.
Gaan thor ra maan: việc hành hạ, sự tàn bạo, nỗi ác nghiệt.

Lấy mấy ví dụ trên thì có vẻ gaan hơi bị xa lạ nhưng bây giờ lấy cái dưới này thì mọi người có khả năng ớ người ra ngay.

dtong gaan: cần, muốn.
khwam dtong gaan: mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị....

Nói chung là gaan có kha khá thứ cần phải nói đến, nên hôm nay hãy cứ tạm coi như là chúng ta chỉ mới nhận mặt nó thôi,
đừng có ai nhầm gaan sang gan nha... sau này sẽ có 1 bài phân biệt 2 từ này đó ^^ nên là đừng có dại gì vội vàng đi đánh đồng 2 từ này làm 1 ^^

Lấy 1 ví dụ chặt chém trước đó là câu cuối bài
Ngao Tee Mee Hua Jai - Chiếc bóng có trái tim.



Yaak roo ... ja yang rak gan ... yang dtong gaan ... gan mai ... reu ... ja bpai dtor chan
Chiết nghĩa từng từ nha:
Muốn biết... sẽ vẫn yêu nhau... vẫn cần... nhau không... hay... sẽ rời xa em/tôi.

Thôi, hôm nay tạm dừng ở đây đã....

Tối thứ 7 và tối chủ nhật hàng tuần sẽ là các bài chia sẻ về các nguyên âm, phụ âm, cách phát âm, các thanh điệu dấu má, chữ thái... ký tự trong tiếng thái..., nói chung là tất cả những thứ gì liên quan đến việc nghe - nói - đọc - viết
(còn mấy bài kia hầu như chỉ liên quan đến việc nghe nhanh hiểu nhanh và nắm được ý nghĩa nhanh để phục vụ nhu cầu hóng raw lakorn là chính thôi nhá nhá{:438:})

Với lại mọi người chú ý là tôn chỉ của t là đi từ từ, cày sâu quốc bẫm chứ không lạng lách đánh võng đi nhanh kiểu mây bay gió thoảng đâu nên là cái gì t đã bảo từ từ thì cứ yên tâm là tha hồ mà từ từ mới ngấm được còn ai không thích từ từ có thể ra ngoài đăng ký ngay và luôn 1 khóa cấp tốc cho nó mỳ ăn liền{:399:}
Thôi tạm thế đã nha, có thắc mắc chi thì cứ xắp hàng gửi vô t sẽ từ từ thanh lý choa, {:435:}
còn h thì bái bai hẹn mai gặp lại t thăng cái đã{:400:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách