Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 5094|Trả lời: 20
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[UK.2012] [4.5/5] Les Misérables - Những người khốn khổ - Vĩ kịch của lòng tin

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Đánh giá của người viết: 4.5/5*



Chuyển tải một tác phẩm văn học lên màn ảnh không phải là chuyện dễ, đặc biệt lại là tác phẩm Những người khốn khổ khó “gặm” của đại văn hào Victo Hugo. Đặc biệt hơn nữa là chuyển thể qua “lớp áo” nhạc kịch, một hình thức nghệ thuật kết hợp giữa diễn xuất và âm nhạc, thường phù hợp khi đặt trên sân khấu hơn màn ảnh. Tuy nhiên có thể khẳng định đạo diễn Tom Hopper đã thực hiện tương đối thành công Les Misérables, khi ông đã dựng lên được một vở vĩ kịch của lòng tin - nơi khiến người xem đau đáu về những thân phận lạc bước vào giai đoạn lịch sử uất nghẹn, nơi những phận người chơi vơi giữa số phận, và rồi họ lang bạt vào sự phản trắc của dòng đời mà vẫn canh cánh một niềm tin còn phôi thai chưa hình hài.

Một niềm tin chưa hình hài, liệu có thể gọi là niềm tin.?

Jean Valjean (Hugh Jackman) là tù khổ sai 5 năm do ăn cắp mẫu bánh mì cho đám cháu đói meo ở nhà. Thêm gần ba cái “5 năm” nữa cho ba lần vượt ngục, để rồi bị đóng dấu “phần tử cực kỳ nguy hiểm” trên “giấy thông hành” với cuộc đời. Sau 19 năm tù với một dấu “thích” trên giấy tờ thì Jean Valjean sẽ đối diện với những gì trên cung đường đuổi bắt với số phận - dưới tư cách một kẻ muốn đào tẩu khỏi số phận, đang làm lại cuộc đời?

Số phận, nó là những gì cay nghiệt nhất mà người ta thường vịn vào để lý giải cho những oan trái. Nó là những gì bất đặng đừng mà dù con người có muốn với lấy cũng chẳng bao giờ nhoài lại, bởi nó gần gang tấc nhưng phong tỏa điệp trùng những mảnh đời phong phanh chấp chới bên trong. Vì số phận là gió, và đời người là mây.

Dư luận bình thường chẳng là gì cả nếu bạn đủ sức mạnh để bất cần nó. Nhưng dư luận, đặc biệt là “thành kiến” là những thành lũy chông gai nhất mà bạn khó có thể vượt qua. Dư luận không hành hình bạn, nhưng nó đủ sức mạnh để “nghiền” bạn như một cái cối xay nếu đã bắt đầu guồng quay thì bạn sẽ là một khối thịt đặc sệt để người ta nhào nặn cho quánh lại vừa ý với họ. Và chính vì thế khi đối diện với dư luận trong thế yếu, người ta thường phải trốn chạy. Jean Valjean “trốn” cái tên Jean Valjean nhưng cuối cùng vì lòng thương của một con người nên anh đã chẳng thể ẩn nấp cả đời. Sau 8 năm làm một ông thị trưởng uy nghi thì anh đối diện với cái tên cũ trước tòa để giải thoát cho người bị hàm oan - bởi cái tên của anh. Jean Valjean lúc ấy, tưởng đã đào tẩu được Jean Valjean, thì lại phải đối diện với sự “chính danh” để nhận lấy trách nhiệm với số phận của Jean Valjean. Bởi vì số phận không để cho con người cái quyền cải biên nó, nó “chấp” chúng ta cải biên hết lần này đến lần khác trong sự im lặng để rồi bất ngờ dậy sóng nhấn chìm con thuyền cải biên mà chúng ta tưởng có thể êm đềm lặng trôi. Bởi số phận là sông, và đời người là con thuyền mọn lênh đênh.

Jean Valjean có thể chạy trốn người đời, nhưng lại không thể chạy trốn được chính bản thân mình. Anh không thể trốn chạy được lòng thương đã là bản chất như chính dòng máu của chính anh, để hòa vào những số phận con người khốn khổ như Fantine (Anne Hathaway), một người mẹ buộc phải từ bỏ tất cả, từ tóc, đến răng, và thậm chí là lòng tự trọng làm điếm để chữa bệnh cho đứa con nhỏ còn vất vưởng ở chốn nhà trọ nanh độc. Hay hòa vào số phận của Cosette (Isabella Allen), cô bé mà Fantine đã để lại giữa cuộc đời bạc bẽo rồi ra đi, lang thang giữa rừng sâu núi độc gánh nước giữa khuya. Những mảnh đời ấy trớ trêu lại chính là lý do để Jean Valjean được làm Jean Valjean, được vùng vẫy và trốn chạy khỏi những ràng buộc đã từng khiến anh phải chui nhũi trong một thân phận khác. Nỗi khốn khổ của họ mang lại can đảm đủ để anh đối diện với thanh tra Javert (Russell Crowe), người ám ảnh bởi sự nghiêm minh của pháp luật nên luôn bất chấp tất cả để thực hiện “nhiệm vụ” mà pháp luật giao phó, một con người cuối cùng cũng phải trốn chạy sự ám ảnh của mình giữa sông Seine bởi những mâu thuẩn tích tụ khi thời đại đã bung rễ chỉ còn những nhánh pháp luật khô quắp đâm sâu vào số phận con người, nơi mà pháp luật không còn là đại diện cho công lý và nhân văn, chỉ còn là thứ công cụ cứng ngắt bị lợi dụng.

Tình thương chính là nơi khiến Jean Valjean thức tỉnh, nhưng cũng chính là nơi mà Jean Valjean nương nấu trong cơn bĩ cực của số phận. Anh mang số phận của mình xây đắp số phận của người khác, thậm chí dùng chính số phận của mình để đánh đổi với số phận khác, và dành tất cả đời anh cho một ước muốn nhỏ nhoi mang đến hạnh phúc cho người khác. Nhưng đến cuối cùng, oan nghiệt vẫn quặp vào đời anh để anh phải từ bỏ tình thương mà trở về với số phận, về với sự cô độc trong những chơi vơi để thành toàn hạnh phúc cho cô cái nuôi bé bỏng trong tình yêu với chàng Marius. Jean Valjean đã sống hết mình cho những số phận mà anh phải rời xa, sống hết mình cho sự nhân văn giữa những điểm gãy của cuộc đời. Có thể anh chẳng nhận được gì ngoài những nuối tiếc, nhưng anh thu được sự nhẹ lòng, cho dù sự nhẹ lòng ấy thoáng chút buồn vương trong ngậm ngùi.

Có lẽ tôi sẽ dừng nói về nội dung phim tại đây, dù còn rất nhiều điều để nói, vì nếu thêm nữa thì sẽ sa vào câu chuyện văn học nhiều hơn là bình luận phim. Xem như là tạm đủ một nhánh chính để người đọc mường tượng “sức nặng” của nội dung văn phẩm trứ danh Những người khốn khổ của Victo Hugo, một tác phẩm phải đọc đối với bất cứ người nào quan tâm đến văn học, để thưởng thức nét lãng mạn đầy hiện thực của ngòi bút đại văn hào trong những trang sách miêu tả tình người khốc liệt một cách hào hoa.

Dừng văn lại, nên tôi sẽ nói về nhạc kịch, cũng là nói về cách dựng phim của Tom Hopper trong Les Misérables. Sử dụng nhạc kịch làm chất liệu chính để dựng nên phim, nên những cảnh nghiêng về tính kịch như những cảnh quay độc diễn cận mặt được Tom Hopper dựng liên tục và đắt giá. Chúng miêu tả nội tâm giằng xé đến tột cùng trong những nỗi đau của nhân vật, khiến khán giả thổn thức theo từng nhịp liên hồi như chính nhịp đập của con tim . Những ánh mắt, những bờ môi và những câu hát đắng lòng cùng bùng lên cháy bỏng đau đớn, cồn cào nghẹn ngào, thấp thỏm nấc từng hơi thở trườn theo dòng nước mắt rơi. Vâng, chính chất liệu nhạc kịch đã đưa những trường đoạn quay cận của Les Misérables lên một tầm cao của đỉnh cảm xúc, khiến những trăn trở đọng lại điếng lòng người, khoan khắc vào sự chới với của con người giữa lịch sử bao la. Tất cả tạo nên những thước phim sâu cay khoét vào thăm thẳm quá khứ đưa người xem chiêm nghiệm lại thời kỳ tang thương đã tạo nên những số phận cùng cực đến nhường nào.

Âm nhạc là một chất xúc tác tuyệt vời để những thước phim căng đầy nội tâm của nhân vật được thăng hoa, những điệu nhạc và câu hát trong Les Misérables da diết và lắng đọng, vút bay miết nỗi buồn tích tụ lại trong những khoảnh khắc hoang tàn, rên xiết lên khao khát thít chặt tâm hồn vào hoảng loạn vô vọng. Chất liệu nhạc khiến cho những cảnh độc diễn của diễn viên gần gũi với khán giả hơn, để thổi những tư tưởng từ sâu trong những lời hát mà cũng là những câu thoại đến với cảm nhận nguyên sơ nhất. Chính chất liệu nhạc làm dịu đi sự cay nghiệt, chính chất liệu nhạc vỗ về đỉnh điểm hoang mang, và chính chất liệu nhạc lại ám thị vào người xem để họ lại hoang mang tìm kiếm một nơi trú lại trong tâm thức của mình. Vì vậy có thể nói tính nhạc kịch đã sống dậy qua từng thước phim, và hoạt cảnh phim chính là sân khấu lớn nhất mà diễn viên quyện vào nó như chính hơi thở của mình.

Tuy nhiên, rất tiếc tính điện ảnh của phim thì chưa cao như tính nhạc kịch đã đạt được. Tính điện ảnh đối với tôi là một cái gì đó mơ hồ, một cái gì đó mong manh, hay một cái gì đó huyền hoặc đứng “tấn” giữa hiện thực đầy gai góc. Điều đó tôi chưa cảm thấy Les Misérables có được với những sự lồng ghép thiếu tiết chế của đạo diễn giữa nhạc kịch và những khoảng không của khuôn hình. Phim thiếu những khoảng không để người ta bâng quơ cảm thấy bản thân bé nhỏ, thiếu những góc quay tinh tế để khiến người ta bất chợt cảm thấy cuộc đời quá xa xăm. Đại cảnh của phim thông qua những góc quay kỹ lưỡng lại không đẹp, không khiến người xem say. Chúng bí rị giữa những góc quay sân khấu với sự bó hẹp ba chiều không gian mà đạo diễn sắp xếp, nên những cảnh quay ấy thiếu sức sống để sinh sôi cảm xúc người xem. Chỉ duy nhất đại cảnh cuối hiện ra mờ ảo là có được góc quay rộng đủ để bao quát khí thế của đất trời trong cuộc khởi nghĩa 1848, nhưng cũng không đủ để bù lại khoảng hụt với những cảnh quay ở chiến lũy Valette. Đó chính là lý do tôi không đề cập nhiều đến cuộc cách mạng 1848 trong phần nói về nội dung, bởi theo đánh giá của tôi thì phim chưa thể hiện tốt tinh thần khốc liệt một cách hào hoa của truyện, nơi cậu bé Gavroche hiện lên đẹp vô ngần.

Sẵn nhắc đến Gavroche nên tôi nói về diễn viên Daniel Huttlestone thủ vai, diễn viên nhí này đã hoàn thành xuất sắc việc tạo nên một Gavroche đẹp hiên ngang đi vào lòng người, rất đẹp, dù không đẹp được như . tiểu thuyết. Bên cạnh đó Isabelle Allen tái dựng một Cosette bé bỏng mong manh và trong ngần hợp sức cùng Anne Hathaway đẹp mơ màng trong vai diễn Fantine xuất sắc để tạo nên những nhân vật “gợi" lay dộng trái tim người xem, dù không cần xuất hiện nhiều. Hai diễn viên chính đều hoàn thành nhiệm vụ một cách rất mượt, Hugh Jackman và Russell Crowe diễn tốt, biểu đạt nhân vật sắc nét cùng với sự thẩm thấu nhân vật phụ nhiều đất diễn nhất Éponine của nữ diễn viên nhạc kịch Samantha Barks khiến chất lượng diễn xuất của phim có độ dày bảo đảm cho sức sống của nhân vật trên màn ảnh.

Và tôi tin rằng, những cảm xúc mà bạn nhận được sau khi xem phim sẽ khiến bạn phải ngó lại cuốn tiểu thuyết vang bóng Những người khốn khổ để nhớ sâu hơn nội dung, hay tìm xem vở nhạc kịch Les Misérables để chìm vào âm nhạc đỉnh cao, để thấy rằng cảm xúc của những nhân vật cho dù có trãi qua 150 năm vẫn sống động và hiện thực hơn bao giờ hết thông qua thứ nghệ thuật thật sự, để ta tự đủ đầy hơn cảm nhận của mình về giá trị bất hủ “trơ gan” cùng thời gian.

Hãy tin ngày mai tươi sáng hơn, dù niềm tin không hình hài, bởi nó đã bao giờ có hình hài đâu, nó vô hình ẩn sâu trong lòng bạn đó, bạn biết không?

Rate

Số người tham gia 8Sức gió +40 Thu lại Lý do
Aqua + 5 Cảm ơn ss
kwonyuly + 5 hay qua.
froidgarcon + 5 Bài viết hữu ích
pharmcop + 5 Ủng hộ 1 cái!
Pap + 5 Bài viết quá hữu ích, cám ơn chị.
Pan + 5 Bài viết hữu ích <3
violetrose + 5 Cảm ơn bạn
sylkaris + 5 Bài viết quá hay, mình cũng vừa đ.

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
Đăng lúc 14-1-2013 16:43:50 | Chỉ xem của tác giả
hôm qua mới đi xem phim này về. Phải nói là mình thích từng phân cảnh nhiều hơn là thích cả bộ phim. Cũng có thể vì mình chưa xem nhạc kịch bao giờ nên không dễ cảm thụ được, thấy phim có chút gì đó lê thê, dàn trải và âm nhạc nhiều đoạn cứ ngang phè phè sao đó Y____Y.

Điều mình đánh giá cao ở đây là những phân cảnh độc thoại nội tâm làm rất tuyệt, diễn xuất quá ổn cộng với yếu tố nội tâm được khai thác sâu làm mình cảm nhận được tâm lý nhân vật rõ hơn rất nhiều so với khi đọc lướt qua truyện. Đoạn kết nhất, tất nhiên là I dreamed a dream của Anna Hathaway, sau đó đến đoạn Javert trước khi tự sát. Những đoạn này thực sự hút hồn khán giả. Cả Gavroche và cô gái Eponine cũng thể hiện rất tuyệt. Điều đáng tiếc là mình thấy Cosette của Amanda thật mờ nhạt :-<.

Hơn 2 tiếng rưỡi ngồi xem phim, có lẽ đây không phải bộ phim thích hợp cho tất cả mọi người và chính mình có lẽ chưa thấy hết được giá trị của bộ phim, nhưng xét tới cuối cùng, đây vẫn là 1 bộ phim xứng đáng để xem.

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
violetrose + 5 Phim hay quá em nhỉ? :x

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 14-1-2013 23:57:35 | Chỉ xem của tác giả
Thật ra mình xem phim là do muốn tìm lại thời thơ ấu, thuở mà được bố mua cho quyển truyện tranh Những người khốn khổ để đọc và thương cảm cho số phận con người trong truyện. Và phim đem lại cho mình một cảm giác hoàn toàn khác.

Trước nhất vì là lần đầu tiên xem thể loại nhạc kịch. Có những đoạn thực sự rất ấn tượng vì diễn tả nội tâm nhân vật, sự đau khổ, sự dằn xé quá xuất sắc. Có những đoạn mà bản hùng ca vang lên của hàng chục con người, âm vang hào hùng ấy như đánh thức tận tâm can mình, tuy nhiên có những đoạn nó quá lê thê hay quá "nhạc kịch" nên làm mất đi sự cảm thông và thấu hiểu cho những thân phận người khốn khó. Đó chính là sự đồng cảm cần có mà bạn HoaKiến đã đề cập. Về mặt này, phim hoàn toàn thua truyện.

Nhưng trên hết, mình bắt đầu thích thể loại nhạc kịch, đặc biệt là khi được xem 1 bộ phim với dàn diễn viên xuất sắc, của 1 tác phẩm kinh điển và của 1 thể loại mới mẻ này. Chắc chắn nó sẽ là bước đệm cho mình sau này sẽ không còn ngần ngại khi tiếp cận những điều mới mẻ chăng?

Những câu chuyện thời thơ ấu, dù chẳng còn nhớ là bao, nhưng cảm giác những thân phận con người trong truyện vẫn còn sót lại nơi sâu thẳm trái tim mình, cái tên Cossette hay tên Jean ValJean cứ mãi thôi ám ảnh, và thật tiếc khi tác phẩm lên phim đã không còn giữ trọn vẹn điều này.

Cám ơn bài review của HoaKiến nhé!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 9-4-2013 22:30:06 | Chỉ xem của tác giả
film này thật sự rất hay

mình rất thích nội dung film, kể rất chi tiết về cuộc sống lúc xưa

coi film này hát từ đâu tới cuối, làm mình cứ tưởng như đang coi nhạc kịch vậy, xem rạp rồi mà cũng fải lên mạng down về xem lại để nghiền ngẫm film
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 10-4-2013 00:54:56 | Chỉ xem của tác giả
Phim này hay mà
Xem xong mình down nguyên album về nghe suốt từ lúc đó đến giờ
Giờ chỉ cần mở bài nào là bít ngay nó nằm ở đoạn nào lun hihi
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 10-4-2013 17:37:11 | Chỉ xem của tác giả
Vốn rất ưa thích những bộ phim có ca nhạc là chủ đạo, vậy mà mình đã bỏ lỡ phim này ở Rạp. Lý do: trailer chẳng hề gây chút ấn tượng nào.
Nhưng mà sau rất rất nhiều bài báo ngợi ca bộ phim thì mình sẽ quyết tâm download về xem thử thế nào.
Vấn đề là bói đâu ra 2,5 tiếng để xem trong thời điểm này đây hở trời. Òa òa
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 12-4-2013 20:41:59 | Chỉ xem của tác giả
Cực kì ấn tượng với đoạn Anne hát "I dream... " lúc đấy mình như chỉ muốn khóc thôi ấy.
Mình đã đọc cuốn truyện tranh này hồi nhỏ (hình như trong bộ "Danh tác thế giới" thì phải), xem xong phim mà mình quyết tâm đọc cuốn truyện chữ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 12-4-2013 23:44:18 | Chỉ xem của tác giả
Bộ phim này rất hay!
Mình cũng mới xem thôi, down từ kites về xem ế!
Mình rất thích những thể loại phim nhạc kịch thế này! Bản thân thích những bộ phim ca nhạc!
Bộ phim tạo được xúc cảm cho mình qua từng phân đoạn, từng lời nhạc !

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 13-4-2013 20:04:41 | Chỉ xem của tác giả
Mình thì chưa đọc truyện này, Truyện thì trước kia học văn cô giáo cũng giới thiệu thôi. =="
Nay xem phim này mình thấy ấn tượng với cách làm phim. Sử dụng lời hát để đối thoại, tự tâm, v..v.. Rất lạ. Dàn diễn viên toàn sao lớn. Phim này hay. Xem rồi  thấy ai cũng khổ. Ai cũng là nạn nhân của chính cuộc đời mình.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 23-4-2013 22:38:09 | Chỉ xem của tác giả
Mình không phải là người thích nhạc kịch, cũng không đủ sâu sắc đề phân tích được cái tính kịch và tính nhạc của nó đã đủ độ hay chưa. Nhưng mình thích bộ phim này.
"Những người khốn khổ" là câu chuyện kéo dài nhiều năm của nhân vật chính Jean valjean và chỉ với khoảng 2 tiếng rưỡi như thế thực sự là một thử thách. Thực sự là ban đầu, mình thích kịch hơn nhạc nhưng cho đến những đoạn giữa của phim trở đi, nhạc mới là thứ để lại cho mình nhiều cảm xúc nhất. Có quá nhiều cảnh quay cận cảnh và mình mong có chút khoảng không cho những số phận ở đây. Mình muốn thấy họ như những chấm nhỏ trên nền tuyết trắng để sẽ lại có cái gì đó bồi hồi, nhớ nhớ, thương thương...
Đôi điều lảm nhảm... =))
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách