Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 2205|Trả lời: 42
Thu gọn cột thông tin

Khám phá bất ngờ trước bối cảnh tinh tế và độc đáo của Chicago Typewriter: từ văn học của Stephen King đến hội họa của Dali

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 16-4-2017 10:58:04 | Xem tất |Chế độ đọc
Chicago Typewriter, bộ phim truyền hình mới của tvN, đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý bởi sự độc đáo của mình, phản hồi của khán giả ngày càng cuốn theo sự biến đổi bất ngờ của cốt truyện. Nhiều người đã khám phá ra rằng, Chicago Typewriter, một bộ phim về văn chương kì bí đã truyền tải và cài cắm rất nhiều biểu tượng văn học và thông điệp tinh tế trong suốt cốt truyện của mình. Bài viết dưới đây sẽ giải thích làm rõ một số biểu tượng văn học được đề cập đến trong phim.  

[CẢNH BÁO NỘI DUNG CÓ MỘT SỐ CHI TIẾT SPOILER EP 1+2]





Hồn ma của một nhà văn ma





Tôi thuộc về phe tin rằng Yoo Jin Oh (Go Kyung Pyo) là một linh hồn từ những năm 1930s của thế kỉ trước vì trong Goldfinger của Ian Fleming, ông đã viết« Một lần là tai nạn, hai lần là trùng hợp, ba lần là hành động thù địch ».

1. Phong cách thời trang và kiểu tóc của Yoo Jin Oh vẫn giữa nguyên theo phong cách những năm 30s.

2. Anh ấy chỉ có một cái tên duy nhất – Yoo Jin Oh – trong khi đó kiếp trước của Han Se Joo gọi là Seo Hwi Young (do Yoo Ah In thủ vai) và kiếp trước của Jeon Seol gọi là Yoo Soo Yeon (do Im Soo Jung thủ vai). Bởi vì có chung họ nên rất có thể Yoo Jin Oh và Yoo Soo Yeon có quan hệ huyết thống.

3. Yoo Jin Oh được gọi là 유령작가 , nghĩa là « nhà văn ma » (người đứng sau bút danh của một tác giả nổi tiếng để viết). Đó là nghĩa tiếng Anh, trong tiếng Hàn, nó được ghép bởi hai từ  “유령” (yulyeong/幽靈/ma) và “작가” (jagga/作家/nhà văn). Vì vậy, 유령작가 có thể là một từ chơi chữ, rằng « nhà văn ma » ở đây vừa là nhà văn vừa là một linh hồn thật sự (bóng ma).




Những nàng thơ như những hồn ma


유즈들은 유령이라서 때론 초대받지 않은 곳에 나타나곤 한다 – 스티븐 킹
Những nàng thơ như những hồn ma, đôi khi chúng không mời mà đến – Stephen King

Sự đa nghĩa của cái tên Chicago Typewriter


Biên kịch Jin Soo Wan thật sự có vẻ như rất thích chơi chữ. Có hai cách hiểu về cái tên Chicago Typewriter trong bộ phim này.

1. Chiếc máy đánh chữ đến từ Chicago

Đây là cách giải thích dễ nhận biết nhất, vì trong phim, chiếc máy đánh chữ được tìm thấy ở một quán cà phê tại Chicago. Chủ quán cà phê nói rằng nó được làm thủ công ở Gyeongsang, nhưng trong lịch sử, hoàn toàn không phải. BỞI MÁY ĐÁNH CHỮ TIẾNG HÀN ĐƯỢC PHÁT MÌNH Ở CHICAGO.

Chiếc máy đánh chữ tiếng Hàn cổ xưa nhất được phát minh bởi Song Ki Joo vào năm 1926 khi ông ấy đang học ở Đại học Chicago. Năm 1933, ông ấy kí hợp đồng với The Underwood Typewriter Company ở New York để sản xuất chiếc máy đánh chữ 4 tổ hợp phím theo hàng đầu tiên. Chiếc máy này vẫn còn đang được trưng bày ở Bảo tàng Hangul Quốc gia.


1. Thompson Submachine Gun (Vũ khí của Thompson)

Soo Yeon: Anh có biết biệt danh của cây súng này không ?
Hwi Young: Xem nào, tôi không biết. Nó gọi là gì?
Soo Yeon: Vì tiếng súng của nó nghe gần giống như tiếng máy gõ chữ, nên nó được đặt tên là “Chicago Typewriter”


Khẩu súng của Thompson đã từng vô cùng nổi tiếng trong giới xã hội đen Chicago và cảnh sát tương tự như ở “Thời kì cấm đoán” (1920-1930 ở Mỹ, thời kì rượu bia bị cấm sản xuất). Nó một lần nữa được sử dụng rộng rãi bởi binh đoàn Allied trong suốt Chiến tranh thế giới thứ 2.



Trong cảnh mở màn phim, chiếc máy đánh chữ được liên kết với một khẩu súng, mà khẩu súng này lại sử dụng các phim bấm chữ trong bảng chữ cái tiếng Hàn làm đạn. Nó được xem là mở đầu cực kì thống thiết trong bối cảnh Hàn Quốc dưới thời Nhật thuộc. Những nhà văn vô sản là những người tin rằng văn chương nên phục vụ cho mục đích giải phóng giai cấp nên đã thành lập nên một tổ chức gọi là Hiệp hội nghệ sĩ vô sản Hàn Quốc (KAPF), và họ phải chịu nhiều áp lực trước mục tiêu xóa sổ tổ chức của Nhật Bản vào năm 1935.


Soo Yeon: Ngòi bút có sức nặng hơn dao. Máy đánh chữ có sức mạnh hơn cả súng.

Hwi Young: Thế thì sao?

Soo Yeon: Anh nên viết những thứ gì hay hơn. Đừng chỉ viết để kiếm được tiền và phụ nữ. Viết thứ gì đó để trở nên vĩ đại ấy.


Sức mạnh của ngôn từ được viết ra đã được chứng minh bởi tên fans cuồng bám đuôi của Han Se Joo, người đã dùng súng để giết chết đồng nghiệp của mình sau khi đọc tiểu thuyết của Han Se Joo. Cùng cách đó, cuộc đời của Se Joo với tư cách một nhà văn cũng bị giết chết bởi di thư của fans cuồng đó sau khi anh ta tự tử, dẫn đến việc Han Se Joo nghĩ đến việc muốn tự tử. Một cuốn tiểu thuyết giết người dẫn đến việc giết người, một lá thư tuyệt mệnh dẫn đến một ý định tự tử khác – đó chính là sức mạnh của ngôn từ được viết ra.

Fans cuồng: Bởi vì anh, cuộc đời tôi chấm dứt. Tiểu thuyết của anh và các tác phẩm của anh đã giết chết tôi. Anh nên nếm thử cảm giác tương tự. Tại sao anh không thử nếm mùi vị cái chết bởi ngôn từ của tôi chứ?


Một vài điều thú vị được rút ra từ đây. Soo Yeon đã nói rằng máy đánh chữ còn mạnh hơn cả súng. Nhưng sau đó, cô đứng trước lựa chọn có hay không bắn chết một nhà văn bằng súng của mình. Thật châm biếm làm sao. Cảm giác đi gút trong bụng nhắc nhở tôi rằng cô ấy sẽ không bắn.


Một điều cực kì thú vị nữa là việc lặp đi lặp lại tác phẩm của Stephen King là Misery (nhà văn Han Se Joo được mệnh danh là Stephen King của Hàn Quốc) ở tập 2. Nội dung tóm tắt của tác phẩm: một tác gia nổi tiếng tên là Paul Sheldon, sống ở thời Victoria chuyên viết những câu chuyện tình về nhân vật Misery Chastain. Một ngày nọ ông ta được cứu sống từ một tai nạn xe bởi một fans cuồng tên là Annie Wilkes, người đã đưa ông về nhà của cô, và một lần nọ cô phát hiện ra những gì ông ấy làm với Misery trong cuốn sách mới nhất của mình, cô bắt ông viết một cuốn sách mới thay đổi toàn bộ câu chuyện – bất kể là nó diễn ra ở đâu… (Nó giống như những gì diễn ra ở cuối tập 1 đầu tập 2)




  
Seol: Tôi không thể tin nổi là tôi đang được đọc bản viết tay của anh. Tôi nổi hết cả da gà đây rồi.

Se Joo: Đừng nói nữa. Nó làm tôi nổi da gà vì nhớ đến Misery.

Seol: Đúng rồi nhỉ. Đó là một câu thoại trong Misery “Những người duy nhất có thể đọc được bản viết tay của tôi, một là biên tập viên, hai là người đại diễn pháp lí và cuối cùng là ân nhân cứu mạng mình”.




Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi muốn bổ sung rằng một trong số các cảnh quay của Chicago Typewriter đã sử dụng biểu tượng từ bức họa của danh họa Salvador Dali vào năm 1931 “The Persistence of Memory” (Tạm dịch: Sự dai dẳng của kí ức) ở quán cà phê Chicago.



“The Persistence of Memory”, thường được gọi là “Clocks”, được biết đến rộng rãi như một kiệt tác của trường phái hội họa siêu thực. “The Persistence of Memory” đã tạo nên những cuộc tranh luận học thuật nảy lửa giữa các học giả hàng đầu chuyên nghiên cứu về hội họa. Một vài nhà phê bình tin rằng, cái đồng hồ đang bị tan chảy trong tác phẩm là kết quả do Thuyết tương đối của Anhxtanh gây nên. Một nhà phê bình khác là Dawn Ades lại cho rằng “cái đồng hồ bị tan chảy là biểu tượng vô tình của sự tương đối giữa không gian và thời gian”.


Tìm ra hình ảnh biểu tượng tuyệt vời nhất trong mộng ảo là một trong những tiêu chí hàng đầu của trường phái siêu thực. Cái đồng hồ đang tan chảy biểu trưng cho giấc mơ và thời gian trong Chicago Typewriter. Ở đầu phim, Han Se Joo nhìn thấy quá khứ của mình thông qua những giấc mơ và anh ấy mất hoàn toàn nhận thức về thời gian hai lần. Đã bao giờ bạn thức dậy và nhận ra mình đang ở giữa đêm hay ngạc nhiên vì nhận ra trời đã sáng? Trong  khi Se Joo làm rất tốt và khắt khe trong việc giữ mối liên hệ của anh với thời gian trong ngày, nhưng việc giữa mối gắn kết này khi anh ấy ngủ quên là một câu chuyện hoàn toàn khác.


Legomenon đã chỉ ra rằng Chủ nghĩa siêu thực có chút gì đó điên loạn, như chúng ta vẫn thường có những giấc mơ đến những người, những nơi, những vật thể không thân thích, chúng tập trung lại với nhau theo những cách mà chúng ta hoàn toàn không thể lí giải nổi. Nếu “Persistence of Memory” mô tả trạng thái trong mơ thì chiếc đồng hồ đang bị tan chảy và méo mó đã biểu tượng hóa những dòng chảy thời gian thất thường mà chúng ta vẫn hay trải nghiệm trong mơ. Những chiếc đồng hồ méo mó không có bắt cứ quyền năng nào trong cõi mộng và tan biến đi bởi vì lẽ đó. “Chicago Typewriter” chiếc đồng hồ tan chảy có thể đã ngụ ý chỉ ra rằng Han Se Joo sẽ phải đấu tranh với chính mình rằng có hay không anh ấy chỉ đang mơ về việc mình viết ra cuốn tiểu thuyết trong tương lai (preview ep 3: Tôi chắc rằng tôi là người đã viết ra nó?... Là tôi hay nhà văn ma đã viết ra nó?) hay anh ấy đang đương đầu với thực tế của mình.

Cho đến nay, tôi thật sự thích cái nhịp độ mà bộ phim giới thiệu cho người xem, nhưng tôi háo hức hơn cả là việc chứng kiến nhân vật của Yoo Ah In sẽ được khám phá xa và sâu như thế nào. Bộ phim này trích dẫn nhiều câu nói trong các tác phẩm của Stephen King, đặc biệt là Misery, và điều khán giả nhận ra rõ rằng cuốn sách này có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí nhân vật của Yoo Ah In. Tôi hy vọng rằng biên kịch đã biết rõ điều mà cô ấy đang làm với sự phát triển của nhân vật Han Se Joo trong các tập tiếp thep, và rằng nó sẽ không mất nhiều thời gian để chúng ta có thể đi đến hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

“Quái vật là có thật, ma quỷ cũng là có thật. Chúng sống bên trong mỗi chúng ta, và thi thoảng, chúng mới là kẻ ngự trị” Stephen King


Cre pic: tvN, cap, DC
Written by: Jessee@Soompi
Vtrans: [email protected]

P.s: Lúc đầu coi thấy có một sự thu hút đến từ chất thriller, tuy công nhận là hơi khó hiểu (đúng là mấy hình ảnh siêu thực quá), nhưng nếu nghiền ngẫm, biên kịch Jin Soo Wan thật sự đã viết ra một câu chuyện trên cả thú vị. Mặc dù có thể đáng tiếc chút nếu nói Chicago Typewriter là bộ phim không dành cho số đông, nhưng với những bookholics như mình, bộ phim thật sự rất đáng coi luôn. Giống như Kill Me Heal Me, Chicago Typewriter càng coi càng thấy hay, chứ không phải kiểu mở đầu ập vào "phủ đầu" khán giả.  
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 16-4-2017 12:03:21 | Xem tất
bài này được ngâm cứu và dịch thật nhiều công sức, cảm ơn bạn dịch nhé.
mình vì bài của bạn mà sẽ xem bộ phim này ngay.
cảm ơn nhiều
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 16-4-2017 12:22:29 | Xem tất
Một bộ phim hơi thần bí, nhưng sẽ tốt thôi vì đó là biên kịch và các diễn viên tài năng, hi vong phim ở các tập sau sẽ có rating tốt hơn, thanks bạn trans
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 16-4-2017 12:23:54 | Xem tất
Chăm chút tới từng cảnh dựng mà, ủng hộ film nhé
Cảm ơn bạn dịch tin
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 16-4-2017 13:04:52 | Xem tất
Bài này và một số bài dịch khác về CT rất có tâm, tấm lòng này thật đáng quý.

Tuy nhiên, là một người xem CT, mình nghĩ rằng bộ phim này ko quá hấp dẫn với mình. Ko phải vì nó khó hiểu hay vì nó cao siêu gì. Bởi các biểu tượng ẩn được đề cập này dù khi xem có hiểu hay ko nó cũng ko ảnh hưởng mấy, vì nếu cái nào trong số chúng thuộc kịch tình chính thì trước sau gì biên kịch cũng làm rõ thôi, còn ko thuộc kịch tình chính thì có ko hiểu càng ko quan trọng vì chúng nhỏ nhặt mà. Mà thật ra, chúng cũng ko khó hiểu lắm nếu xem kỹ và chịu khó liên kết các manh mối lại, nhất là với những ai thích thể loại trinh thám, bí ẩn, giả tưởng và kinh dị.

Cái quan trọng ở đây chính là, câu chuyện này được kể với nhịp điệu khá lỏng lẻo và rời rạc, tính cách và bối cảnh của các nhân vật ko được khai thác đủ mà cứ lướt lướt nên rất khó để khán giả đồng cảm cho họ. Đại khái ý tứ chính là, mỗi một câu chuyện phim khi bắt đầu đều là lạ lẫm đối với người xem, và để người ta phải quan tâm câu chuyện của một người xa lạ thì câu chuyện đó phải có điều gì đó tác động được vào cảm xúc của họ. Lấy vd như họ đồng cảm với nỗi đau của nhân vật hoặc cảm thấy phẫn nộ bất bình thay cho nhân vật khi anh ta/cô ta phải chịu quá nhiều bất công, hoặc họ ngưỡng mộ trước ý chí và nhân cách của nhân vật, hay nếu đó là câu chuyện tình thì họ sánh bước cùng cảm giác rung động của nhân vật dành cho đối phương. Thế nhưng khi xem phim này, mình cứ có cảm giác phim thiếu sự tương tác này, cảm giác ko tới nơi tới chốn. Thay vì nói phim này cao siêu, mình muốn nói rằng với mình, nó làm ko tới, thấp ko xong mà cao cũng ko xong, cảm xúc hời hợt thiếu bùng nổ mà ý nghĩa cũng rời rạc, quá tập trung vào những chi tiết biểu tượng mà quên đi nhiều thứ quan trọng khác. Một bộ phim có nhiều thứ lắm, những biểu tượng chỉ là một phần trong chúng mà thôi, mấy tập đầu đáng lý phải khai thác nhiều vào việc giới thiệu bối cảnh nhân vật để người xem dễ đồng cảm hơn trong khi âm thầm đan cài các biểu tượng vào, nhưng họ lại làm ngược lại nên thành ra câu chuyện và nhân vật vẫn chưa xâm nhập vào lòng người. Bạn có quan tâm câu chuyện của những người lạ ko nếu câu chuyện đó ko làm bạn thấy đồng cảm ít nhiều? Thật đáng tiếc khi phải nói cảm giác mà phim này đem lại cho mình nhiều nhất chính là làm màu, và diễn xuất thì vẫn chưa gây ấn tượng mấy với mình dù dàn cast 3 người đều là diễn viên mà mình quý trọng. Mình nhớ có một lần một người bạn nói với mình rằng Kill me heal me ko có diễn xuất tuyệt vời của Ji Sung cùng mấy màn đổi nhân cách rào rào đầy tính giải trí thì cũng chẳng còn gì đáng xem vì nội dung cứ quanh đi quẩn lại chứ chẳng phát triển gì mấy. Bây giờ có lẽ mình đã hiểu cảm giác ấy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 16-4-2017 13:13:24 | Xem tất
Phim này xem cũng hack não lắm này
thanks bạn tran
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-4-2017 13:48:34 | Xem tất
roseskissdarl gửi lúc 16-4-2017 01:04 PM
Bài này và một số bài dịch khác về CT rất có tâm, tấm lòng này thật đáng quý. Tuy ...

Lần nào có bài về Chicago Typewriter, bạn cũng rep bằng một cái sớ rất dài, trong thì có vẻ rất tâm huyết, rất hàn lâm, nhưng thật sự bạn hiểu được bao nhiều, cảm thụ được bao nhiêu cái đẹp của bộ phim. Mình thấy bạn rất hay lấy cái thang đo cảm xúc, cảm giác ra để đánh giá bộ phim MỘT CÁCH RẤT CHỦ QUAN, chắc mình khác bạn, mình chuyên coi điện ảnh, và mình yêu cái đẹp rất NGHỆ THUẬT của bộ phim này. Nó không hề cao siêu, nhưng nó không dành cho người có vốn hiểu biết đơn giản, thiếu trai dồi để xem. Mình nghĩ bạn coi rất nhiều drama theo hướng ngôn tình đúng ko? Lúc nào bạn cũng đề cao cảm xúc cả. Nhưng bạn không hiểu một điều, cảm xúc, không phải là diễn viên phải nhăn mày nhíu mũi rơi nước mắt, hay đạo diễn phải slow motion vào đó, cảm xúc là chỉ cần các diễn viên bước vào khung hình, họ chắng cần phải suy tư nhiều, không cần phải phán đoán diễn thế nào để cho nó cảm xúc, họ chỉ cần bước vào đó và mọi thứ trở nên vừa như in. Cảm xúc là sự rung động của toàn bố cục, nghĩa là tổng thể phim làm người xem cảm nhận được vẻ đẹp hình ảnh, âm thanh, diễn xuất, câu chuyện. Bạn hiểu được bao nhiêu về thông điệp mà phim đang cài cắm, bạn cho nó là cao siêu? Chính vì bạn không hiểu được chúng, không hiểu được vẻ đẹp của cái NGHỆ THUẬT TRÌU TƯỢNG bộ phim đưa vào, chính vì bạn không thể nào nắm bắt được biểu tượng của nó (đến tự việc bạn ít tìm hiểu, cũng như chắc là bạn chưa đọc qua mấy cuốc sách trong phim hay ít nhất là chịu GG xem sách đó nói gì) nên bạn mới không thể hiểu được mạch cảm xúc của nó, chứ đừng đổ lỗi cho bộ phim hay cho bắt cứ ai. MỘT KHI BẠN ĐÃ KHÔNG HIỂU, KHÔNG ĐỦ SỨC ĐỂ HIỂU, ĐỪNG NÓI LÀ NỘI DUNG, VẺ ĐẸP CỦA PHIM, ĐẾN DIỄN XUẤT BẠN CŨNG SẼ KHÔNG CẢM ĐƯỢC. Một bộ phim về đề tài văng chương như thế này, nó không chỉ là một câu chuyện melo đơn thuần, để nam nữ chính phải thế này thế kia với nhau đâu, nếu bạn kì vọng kiểu đó, bạn sẽ vô vọng trong mê cung của Chicago Typewriter. Trước khi cứ cố phát ngôn về bộ phim mọi lúc mọi nơi mọi tình huống có thể, hãy đọc nhiều hơn, hãy nghiên cứu nhiều hơn, hãy có lập luận vững chắc hơn để đánh giá, đừng tùy tiện dựa vào cái gọi là CẢM GIÁC, CẢM XÚC để đánh giá CHỦ QUAN. Mình nhớ bài trước bạn nói, bạn không cảm được những gì giới chuyên môn nói về bộ phim này, diễn xuất của diễn viên, bạn cho đó là hoa mĩ, nhưng thật sự tự bạn hiểu được bao nhiêu về hình ảnh mà Chicago đề cập tới? Bạn tiếp cận nó theo hướng phim lãng mạn, trong khi phim tiếp cận khác giả theo hướng fushion (đa thể loại), nên bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ TÌM ĐƯỢC Ở PHIM CÁI BẠN MUỐN. Hơn nữa, mới 4 tập phim, và phản ứng của Knet đang ngày càng tốt và rất tốt, sao bạn không chịu khó tím đọc thế nào, khi cứ CỐ ĐẤM ĂN XÔI để chê bai môt bộ phim mới chiếu đc 1/4 câu chuyện của nó ? NẾU BẠN CHƯA HIỂU ĐƯỢC NGHỆ THUẬT CỦA NÓ là như thể nào, thì hãy im lặng tự từ mà coi, mà tìm hiểu, đừng bao giờ cho là bạn KHÔNG HIỂU ĐƯỢC, KHÔNG CẢM NHẬN ĐƯỢC thì THẾ GIỚI này đều không hiểu được. NÓI PHŨ PHÀNG RA thì bạn chính là cái phần số đông mà Chicago Typewriter không dành cho bạn đấy.

Bình luận

nếu k hấp dẫn thì bạn đừng cố coi nữa, khán giả Hàn còn thay đổi suy nghĩ mà bạn thì vẫn thiếu sáng tạo vậy thì CT xác định bạn k phải đối tượng rồi   Đăng lúc 16-4-2017 01:57 PM
khả năng cảm thụ của mình thì hơn là viết những cái bình luận thiếu tính sáng tạo và tím hiều sâu cũng như lập luận để phản hồi đó.  Đăng lúc 16-4-2017 01:54 PM
hay chỉ đang cố tỏ ra là mình hiểu biết. Mình rất tiếc, đứng ở góc độ của mình, đọc những cmt của bạn, mình nghĩ bạn nên im lặng để trau dồi  Đăng lúc 16-4-2017 01:53 PM
mình rất hoan nghênh những bình luận có tính góp ý xây dựng, nhưng mình để ý bạn lâu rồi, bạn làm mình nghi ngờ về có thật hay không là bạn đã coi phim  Đăng lúc 16-4-2017 01:52 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 16-4-2017 15:09:49 | Xem tất
thuynguyen1404 gửi lúc 16-4-2017 01:48 PM
Lần nào có bài về Chicago Typewriter, bạn cũng rep bằng một cái sớ rất dài, trong th ...


Có lẽ bạn là một fan YAI hoặc rất thích khi xem CT. Và bạn bày tỏ niềm thích thú khi xem phim này. Nhưng điều đó ko có nghĩa bạn có quyền ngăn cản người khác bày tỏ cảm nhận của họ khi xem phim này. Đây là forum, ý kiến người này người kia có khác nhau là chuyện bình thường. Bạn để ý tôi? Bạn thật ra chỉ đứng ở góc độ một fan mà thôi, fan chưa chắc ko thiên vị. Với CT, tôi chưa bao giờ vỗ ngực nói ý kiến của mình ko có yếu tố chủ quan cả. Thậm chí ngược lại, tôi còn hay nói đó là cảm nhận cá nhân nữa, bạn đọc ko hiểu hoặc cố tình ko thấy thì trách ai? Nó có thể có tính chủ quan chứ, ít nhiều thì ý kiến nào mà ko thể bị ảnh hưởng bởi sở thích và cái gu? Nói như bạn thì chê nhiều như vậy thì coi phim làm gì ư? Vì có nghệ sĩ mà tôi quý nên xem, thế đó. Bạn lấy quyền gì mà cấm người khác, quá kiêu ngạo rồi. Bạn có thể ko tán đồng ý kiến của tôi và ko hiểu ý kiến của tôi, ok ko có vấn đề gì cả. Nhưng bạn lầm, các phim nào tôi xem cũng có bình luận cả, còn khen hay chê thì tuỳ cảm nhận thôi. Thật ko may là phim này có một số chỗ tôi chưa thấy thuyết phục. Có lẽ do thói quen tôi thường dùng từ hình dung rất mạnh, việc này làm bạn khó chịu? Đơn giản ko thích thì bạn ko cần quan tâm bình luận nào ko hợp ý bạn. Người khác có quan điểm của họ thì làm sao tránh được, sao bạn ko thử nhìn thoáng hơn, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn đó. Công bằng như một fan thì sự công bằng đó của bạn thiết nghĩ ko cần nói nữa, bạn ko thuyết phục được tôi ở điểm này. Thật ra lời chê cũng có khi khiến người ta nhiệt tình hơn với phim chẳng hạn, vd họ có thể ko phục mà xem phim thử coi nó có tệ đến bị chê như vậy hay ko. Trên đời ko có chuyện gì tuyệt đối cả, nếu bạn tin phim rất tuyệt vời thì cứ tin tưởng thôi, phim còn dài mà, một vài bình luận chê sẽ ko làm khuất bóng những lời khen nổi đâu. Tôi nghĩ là một phim cần được xem xét ở nhiều góc độ thì nó mới càng giúp người xem đào sâu suy nghĩ về nó hơn, ngay cả cảm tính hay lý tính hay gì đi nữa thì cũng có khía cạnh đáng tham khảo của nó. Tôi nghĩ bạn có một trái tim nhiệt tình, điều đó rất tốt, nhưng phí phạm nó vào việc tranh cãi với người khác và ko chịu nổi sự khác biệt quan điểm thì bạn sẽ khổ sở đó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-4-2017 15:29:23 | Xem tất
roseskissdarl gửi lúc 16-4-2017 03:09 PM
Có lẽ bạn là một fan YAI hoặc rất thích khi xem CT. Và bạn bày tỏ niềm thích thú kh ...

Mình vừa cho bạn một ví dụ về chính cái Chicago Typewriter gửi thông điệp trong hai tập đầu tiên đấy chứ chả phải cố ngăn bạn coi phim hay bình luận đâu. "Sức mạnh của ngôn từ được viết ra", giờ bạn được trải nghiệm rồi chứ nhỉ, thử chút là biết ngay mà, chứ nếu nói suông làm sao bạn hiểu được đúng ko. Bạn dùng ngôn ngữ mạnh để đả kích một vấn đề, và rồi bạn bị người ta đáp lại bằng kiểu nói y chang, và bạn cũng khó chịu đúng không, giờ thì bạn nhận ra chưa? Khi bạn viết ra điều gì đó, nó đều có sức nặng cả, và nó sẽ "phản đòn" lại bạn khi bạn gặp đúng người, đó chính là điều mà hai tập đầu tiên của Chicago Typewriter chỉ ra đấy, và nó cũng phần nào nhắc nhở bạn nhỉ ^^ Đừng nói về mạch cảm xúc gì đó của phim, một bộ phim truyền hình, mỗi nhân vật đều có câu chuyện riêng của họ, và chỉ mới 2 tập đầu (tại vì 3-4 mình mới coi đã hé lộ được quá khứ rồi, và khán giả đã hiểu được tâm lí các nhân vật vì sao lại thế) mà bạn phán xét là bộ phim xây dựng cảm xúc hời hợt và đứt quãng, không chạm được thâm tâm khán giả, bạn đã thấy mình vội vàng chưa Mình rất vui vì cùng có người coi bộ phim này với mình, đương nhiên tranh luận và xung đột chẳng có gì là phải bực tức cả, thú vị đấy chứ, với một bộ phim đa nghĩa như vậy, được khám phá suy luận của người xung quanh là khá thú vị đương nhiên mình không cản bạn coi rồi, chỉ muốn thứ cho bạn cảm nhận "bằng xương bằng thịt băng tâm can" 1 thông điệp nhỏ nhỏ trong 2 tập đầu thôi "sức mạnh của ngôn từ viết ra". Đấy, vậy là do phim không tốt hay là cảm nhận của bạn chưa tới, tự bạn suy xét lại đi nhé ^^ Mình là fans của Chungmuro (sợ bạn lười GG nên mình giải thích luôn, là tên gọi của ngành điện ảnh Hàn Quốc, giống như cách gọi Hollywood của Mý ý) nên mình cũng coi phim này khá giống bạn "vì những diễn viên bạn quý trọng" thì mình coi vì dàn cast toàn xuất thân từ giới điện ảnh, và mình với kinh nghiệm và sự thấu cảm với movie Hàn nhiều năm, Chicago Typewriter đi theo hướng cài cắm của điện ảnh, và "dục tốc thì bất đạt" (vội vàng thì thất bại) nên bạn chẳng có gì phải lo lắng nhảy dựng lên là phim không chạm được cảm xúc của bạn nhé Chúc bạn coi phim vui, sẽ học hỏi được nhiều điều hơn, cũng như trải nghiêm được nhưng thứ rộng mở hơn.

P.s: Nãy rep bạn chẳng có ác ý gì đâu haha, chỉ là muốn dùng chính cái trong phim thử do bạn thấu thôi. Rất vui vì gặp đc một người cùng coi như bạn Nhưng nếu lần sau không muốn bị đáp trả nặng nề thì bạn cũng nên xem lại cách dùng từ mình đi nhé, mình thì thoái mái lắm, nhưng mình cũng nghe bạn trong kites kể nhiều về bạn rồi ý, hôm nay mới thử chạm trán xem sao ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 16-4-2017 15:30:38 | Xem tất
zem 2 tập đầu đau não dã man ý
Hóng phim típ thui
Tks bạn dịch tin
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách