Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 5728|Trả lời: 14
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Drama 2013] Bình Tây Đại Nguyên Soái | Huỳnh Trường Thịnh, Thái Huy, Thạch Kim

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Đăng lúc 29-5-2013 14:18:28 | Chỉ xem của tác giả Trả lời thưởng |Xem thứ tự |Chế độ đọc
Tên phim: Bình Tây đại nguyên soái
Biên kịch: nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân.
Đạo diễn: đạo diễn Phan Hoàng.
Quay phim: Xuân Mạnh, Minh Đức.
Diễn viên: Huỳnh Trường Thịnh (vai Trương Định), Thái Huy, Lê Vinh, Thạch Kim Long, Khánh Hòa, Khánh Uyên, Na Anh, Phương Thu…
Thể loại: lịch sử.
Độ dài: 40 tập.
Năm sản xuất: 2013.
Hãng sản xuất: Hãng phim Cửu Long - HTV phối hợp sản xuất.
Ngày bấm máy: tháng 5/2012.
Ngày lên sóng: từ ngày 29/5/2013 trên kênh HTV9 (đài truyền hình TP HCM) vào lúc 17h30 và kênh HTVC Thuần Việt vào lúc 19h15.



(Ảnh: Cửu Long Phim)


Tóm tắt nội dung:
Bình Tây Đại Nguyên Soái tái hiện lại chân dung anh hùng dân tộc Trương Định – người có công khẩn hoang lập ấp tại miền Nam, dám từ bỏ áo quan nhà Nguyễn để khởi binh chống Pháp những năm 1860.
Với phương tiện hiện đại, binh lực hùng mạnh và vũ khí tối tân được hậu thuẫn từ nước mẹ đại Pháp, quân xâm lược đã dập tắt ngọn lửa đấu tranh của nghĩa quân ta. Tuy cuộc kháng chiến của Trương Định không thành công vì chủ tướng đã tuẫn tiết để giữ tròn danh tiết, nhưng đã để lại những bài học lớn về lòng yêu nước, lòng khát khao tự do của dân tộc và đặc biệt, khởi nghĩa do ông khởi xướng là ngọn cờ đầu trong toàn bộ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Nam bộ nói riêng.
Câu chuyện phim về anh hùng Trương Định sẽ nhắc nhở con cháu chúng ta luôn tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, hãy trân trọng về sự hy sinh của cha ông cho một đất nước độc lập, tự do như ngày nay.


Sơ lược nhân vật:



Trương Định: Lúc 24 tuổi, rất thích khám phá thế giới bên ngoài như sông nước, phong cảnh quê hương. Ông không thích ngồi một chỗ và luôn thể hiện cách sống vì mọi người, dám nói dám làm dù tuổi đời còn rất nhỏ. Ông là người gần như duy nhất không sợ quỷ thần tại thời điểm đó.
Ông có một khả năng lãnh đạo thiên bẩm, luôn gần dân, suy nghĩ cho dân. Ông là người coi nhẹ hình thức bên ngoài và luôn làm cho người khác yên tâm. Ông rất tôn trọng phụ nữ như trong chuyện của bà Sanh bị các hương thần nói ra nói vào chuyện phòng không đơn chiếc. Khi biết bà Sanh có tình cảm với mình thì ông cũng hơi rung động nhưng cố nén lại để giữ hạnh phúc gia đình với bà Thưởng. Khi được giao chức Phó lãnh binh ông đã có suy nghĩ khác với các tướng lĩnh triều đình là chủ động tấn công quân Phú Lang Sa, nhưng chủ trương của triều đình là đóng cửa thành và thủ chặt. Điều đó làm ông và các bộ tướng cảm thấy bất an. Khi đã làm tướng thì điều hiếm có ở ông là biết nghe lời khuyên và nhận lỗi nếu có sai phạm. Chuyện làm ông cảm thấy bứt rứt nhất là tin nhầm Huỳnh Tấn. Ai cũng nhận định Phan Thanh Giản là người bán đứng quê cha đất tổ cho giặc, nhưng Trương Định có cái nhìn khác về vị quan lớn tuổi này. Ông hiểu cho thân phận trung thần của cụ Phan và nghĩ đến bổn phận của mình.

Huỳnh Tấn:
Huỳnh Tấn rất hài hước, hơi nhát gan. Càng ngày hắn càng bộc lộ là người có tâm địa không tốt. Đầu tiên là cặp mắt thèm thuồng khi nhìn Tranh. Hắn ta đã định giở trò đồi bại với cô, nhưng lại lộ rõ mưu mô tính toán về con đương công danh sự nghiệp hơn những vị võ tướng khác xung quanh Trương Định. Hắn giỏi chia rẽ nội bộ trong hàng ngũ nhĩa quân Trương Định, nhất là các bộ tướng không có suy nghĩ chín chắn như Thạch Son. Trong khi chiến đấu trong quân triều đình, hắn lộ giã tâm cầu cạnh bọn quan lại nhu nhược sợ chết như Tôn Thấp Hợp. Khi bị Trương Định trách việc không khuyên cha hắn trở về đường ngay lẽ phải thì hắn cố nhịn nhục, lợi dụng tấm lòng vị tha của các tướng lĩnh và Trương Định mà thoát tội. Hắn âm thầm tính kế kiếm một số vốn rồi phản bội nghĩa quân. Càng ngày hắn càng tinh khôn và xảo quyệt, biết lấy lòng Nguồn là người đã giới thiệu hắn làm việc cho Phú Lang Sa.



Trương Công Luận: Thoạt nhìn có vẻ lém lỉnh nhưng lại là người dám nói dám làm. Anh là tuýp người vừa gan dạ vừa mưu trí. Hay thích chọc ghẹo người khác nhưng không có ý gì xấu.

Thạch Sơn: Là người Miên được chánh tổng Hưng thuê làm võ sĩ cho Thạnh. Tính tình hung hăng, thích dùng vũ lực nhưng lại là người trọng nghĩa khí. Ông tiêu biểu cho tướng lĩnh thiên về sức mạnh như Trương Phi.

Lê Thị Thưởng: xinh xắn, đài cát. Cô không nhắm người môn đăng hộ đối, tiền bạc, gia sản làm chồng mình như những tiểu thư lúc bấy giờ. Cô xem trọng người tài giỏi và có đức độ. Tuy là tiểu thơ con nhà phú hộ nhưng không yếu ớt như các tiểu thơ khác. Rất thương và luôn ủng hộ chồng là Trương Định. Tấm lòng của bà cũng rất bao la, luôn lo cho những người cùng khổ. Khi bà Sanh có tình cảm với Trương Định bà giận dỗi chồng. Tuy ghen, nhưng bà biết suy nghĩ đúng sai và biết giữ ý tứ cho chồng. Không vì những phiền muộn của mình mà ảnh hưởng đến chuyện lớn của chồng. Khi Trương Định được phong chức Lãnh binh An Giang, bà rất vui. Có thể do chuyện tình cảm làm bà không muốn ở lại Gò Công.

Trần Thị Sanh: Tuy là hoàng thân quốc thích nhưng bà rất bình dị và ít khi nhắc đến địa vị của mình. Do chỉ ở một mình nên bà quán xuyến chuyện làm ăn rất tốt và ngày càng phát đạt. Bà không tiếc của cải mà luôn giúp đỡ những người đang ở trong cảnh khó khăn. Bà là người điềm tĩnh và gan dạ. Gặp cướp giữa ban ngày mà vẫn bình chân như vại. Rất ý nhị khi ông Định cứu bà thì nghĩ ngay đến Bà Thưởng sẽ không vui. Bà càng ngày càng quý mến Trương Định, nhưng nghĩ lại phận mình và lo cho sự nghiệp của Trương Định nên đành âm thầm giúp đỡ tiền bạc cho nghĩa quân. Khi Trương Định bị điều ra An Giang, bà đã không đồng tình. Bà hiểu tính Trương Định không muốn bỏ dân, từ đó 2 người mới bộc lộ tình cảm sâu nặng với nhau.

-Hồng Liên ghi.-
Nguồn: TGĐA Online

Rate

Số người tham gia 5Sức gió +20 Thu lại Lý do
myluckystar.tky + 2 Cảm ơn bạn, tiếp tục update link o.
namy2206 + 5 Ủng hộ 1 cái!
pharmcop + 5 ss mới đọc tin hôm qua! :D
wrong83 + 5 Ủng hộ 1 cái!
yeukhangvy_89 + 3 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 15-7-2013 12:47:55 | Chỉ xem của tác giả
Gian nan diễn nhân vật lịch sử

Thứ Năm, 20/06/2013, 09:24 AM (GMT+7)

Đằng sau hình ảnh những vị anh hùng, những vị tướng oai phong, đầy dũng khí trên màn ảnh là sự nỗ lực dấn thân của các diễn viên.

Huỳnh Đông, Lý Anh Tuấn, Huỳnh Trường Thịnh, Võ Thành Tâm, Thạch Kim Long… đều là những gương mặt trẻ nhưng đã để lại nhiều dấn ấn qua các vai diễn nhân vật lịch sử. Mẫu số chung cho sự thành công của mỗi vai diễn là sự đam mê sáng tạo, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc của họ.

Dấu ấn từ vai diễn

Sau thành công của vai diễn vị tướng Huỳnh Văn Nghệ trong Vó ngựa trời Nam (đạo diễn Lê Cung Bắc), Huỳnh Đông tiếp tục được tin tưởng giao vai chí sĩ Phan Bội Châu trong Người cộng sự (hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, đã bấm máy những thước phim đầu tiên).


1. Huỳnh Trường Thịnh trong vai anh hùng Trương Định. 2. Huỳnh Đông trong vai thi tướng Huỳnh Văn Nghệ. 3. Lý Anh Tuấn trong vai anh hùng Nguyễn Trung Trực. (Ảnh do nhân vật cung cấp)


Huỳnh Đông cho biết: “Tôi đến với dạng vai này như một cái duyên. Nhập vai dạng này không dễ. Để khắc họa hình ảnh những nhân vật lịch sử trên phim một cách chân thật nhất thì phải nắm bắt được cái “thần” của nhân vật, diễn viên phải thật sự say mê và yêu thích dòng phim này”.

Huỳnh Đông đến với vai thi tướng Huỳnh Văn Nghệ trong Vó ngựa trời Nam là diễn viên mới toanh sau khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với vai Quân trong Gọi giấc mơ về. Huỳnh Văn Nghệ là một vai diễn khó và đa dạng tính cách. Ông là một vị tướng rắn rỏi, mạnh mẽ nhưng cũng là một nhà thơ lãng mạn.

“Huỳnh Đông đã cảm nhận được chiều sâu tâm hồn của nhân vật. Anh vừa thể hiện được sự oai phong và tài thao lược của một vị tướng vừa thể hiện được chất lãng mạn của một nhà thơ. Một đôi mắt rất “điện ảnh”, có thần đã làm nên thành công của anh cho vai diễn này”- đạo diễn Lê Cung Bắc nhận xét.

Sau lần chạm ngõ đó, năm 2012, Huỳnh Đông được đạo diễn Victor Vũ giao cho vai diễn nặng ký trong bộ phim điện ảnh Thiên mệnh anh hùng. Nhiều người nhận xét từng ánh mắt, cơ mặt, cử chỉ, phong thái của Huỳnh Đông đã thể hiện được khí chất của nhân vật Nguyên Vũ. Hai vai diễn này đã đem về cho Huỳnh Đông giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Giải Cánh diều 2010 và 2012, đưa anh vào danh sách những gương mặt nam diễn viên ấn tượng ở những vai diễn anh hùng, lịch sử.

Khi xem Bình Tây đại nguyên soái (đang phát sóng trên VTV1), nhiều khán giả bất ngờ với gương mặt diễn viên Huỳnh Trường Thịnh trong vai anh hùng Trương Định. Theo đạo diễn Phan Hoàng, Thịnh vốn có vẻ ngoài khá thư sinh, yếu đuối nhưng chính ông cũng phải ngả mũ thán phục khả năng nhập vai của anh.

“Sau khi Trường Thịnh diễn vài phân đoạn, tôi khẳng định vai Trương Định đúng là dành riêng cho anh. Cái hay của Thịnh là thể hiện khá thuyết phục đời sống, tính cách của vị anh hùng Trương Định lúc còn trẻ và khi về già” - đạo diễn Phan Hoàng cho biết.

Trong khi đó, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân không tin Thịnh lại “có duyên” với vai diễn này. Ông khẳng định không phải diễn viên trẻ nào cũng nhập vai xuất thần đến vậy.

Lý Anh Tuấn sau khi “đóng đinh” với hàng loạt vai phản diện cũng “lột xác” ngoạn mục với vai anh hùng Nguyễn Trung Trực trong bộ phim cùng tên cũng của đạo diễn Phan Hoàng. Lên màn ảnh, khán giả không còn thấy cái “ác đểu” của Lý Anh Tuấn như trong phim Cô gái xấu xí. Thay vào đó là một anh hùng Nguyễn Trung Trực khí phách, oai nghiêm cùng những nỗi đau đáu, trăn trở trước vận nước, thù nhà. Điểm cộng cho Lý Anh Tuấn là thể hiện thần sắc toát lên từ trong đôi mắt của một con người cương trực khiến thực dân Pháp phải khiếp sợ rất đạt.

Nhập vai không đơn giản

Huỳnh Đông nhớ lại lúc nhận vai tướng Huỳnh Văn Nghệ trong Vó ngựa trời Nam: “Tôi lục tìm khắp các nhà sách những cuốn viết về vị tướng này. Cuốn Thi tướng rừng xanh của tác giả Nguyên Hùng hay cuốn Hồi ký của Huỳnh Văn Nghệ, tôi đọc không sót một trang, đọc đi đọc lại đến nát nhừ”.

Huỳnh Đông cũng từng phải đích thân lặn lội đến Tân Uyên, Bình Dương - quê hương của tướng Huỳnh Văn Nghệ - để gặp những người bà con, họ hàng và nghe họ nói về ông. Ngoài ra, anh còn tìm đọc thơ của ông để tìm cho mình sự rung cảm. Giờ đây, đứng trước vai diễn một nhà nho thế kỷ XX thâm trầm, sâu sắc như Phan Bội Châu, Huỳnh Đông cũng phải lùng sục tư liệu viết về cụ thời gian ở Nhật.

“Mỗi vai diễn đều có một đặc thù tính cách riêng. Nếu Huỳnh Văn Nghệ là thi tướng giỏi cả văn lẫn võ thì cụ Phan Bội Châu là một nho sĩ uyên thâm. Điều đó buộc tôi phải tìm hiểu thật kỹ để không sa vào lối mòn diễn xuất” - Huỳnh Đông thổ lộ.

Theo đạo diễn Phan Hoàng, các diễn viên gặp khó khăn nhất là khi thể hiện cái “thần” của nhân vật lịch sử bởi nhiều người đã sống cách đây hàng trăm năm nên cách đi đứng, ăn nói cũng phải khác biệt. Diễn viên phải chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu, tập luyện thì mới tái hiện được nét chấm phá hình ảnh nhân vật lịch sử chân thật trên phim. Lý Anh Tuấn cho biết anh đã cố gắng tập luyện sao cho đôi mắt mình biểu hiện được trạng thái lúc căm thù, lúc tràn đầy yêu thương, trìu mến của anh hùng Nguyễn Trung Trực.

“Tôi phải tập từng cử chỉ, lời nói, phong thái vui vẻ của nhân vật Trương Định lúc còn trẻ và sự trưởng thành, nghiêm nghị lúc về già. Tập đến nỗi nằm ngủ còn mơ thấy ông” - Thịnh cho biết. Theo đạo diễn Phan Hoàng, nhân vật phải thực sự “ăn” vào trong máu thịt của diễn viên thì họ mới thể hiện cái thần của nhân vật tự nhiên nhất.

Rõ ràng, đưa hình tượng danh nhân, danh tướng lên màn ảnh, đến với công chúng bằng diễn xuất của mình không phải là chuyện đơn giản. Diễn viên cảm thấy áp lực rất lớn vì có ngoại hình, có thần thái vẫn chưa đủ để tạo nên một vai diễn nhân vật lịch sử thành công. “Phải thực sự đam mê, tâm huyết, khát khao thể hiện hình tượng các vị anh hùng và phải thấm nhuần tư tưởng của họ thì các diễn viên mới nhập vai tốt được”- đạo diễn Phan Hoàng khẳng định.

Lọt “mắt xanh” của đạo diễn

Đạo diễn Lê Cung Bắc từng bị nhiều người cho rằng quá mạo hiểm khi giao vai Huỳnh Văn Nghệ cho Huỳnh Đông. Phan Hoàng cũng gặp nhiều sự phản đối khi chọn Lý Anh Tuấn và Huỳnh Trường Thịnh. Tuy nhiên, ông Lê Cung Bắc khẳng định đạo diễn luôn có “con mắt thần”, nhìn ra tố chất diễn viên, biết được khả năng hóa thân của họ.

“Mời những gương mặt mới vào phim, ngoài việc tập trung thời gian cho vai diễn, quan trọng nhất là họ không bị lối mòn trong diễn xuất. Chúng tôi làm hết sức có thể để cung cấp kiến thức cho diễn viên. Sau Trương Định, tôi sẽ tiếp tục làm phim về Nguyễn Hữu Cảnh và cũng sẽ chọn những gương mặt diễn viên trẻ” - đạo diễn Phan Hoàng quả quyết
.

Theo Minh Nga (nld.com.vn)
Nguồn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
Đăng lúc 6-7-2013 20:19:51 | Chỉ xem của tác giả
từ 2009 đến giờ e chả xem phim Việt, có xem cũng chả ra hồn gì :)))
tự nhiên hôm nay mới mò vào V-zone :)))
phim việt nam dã sử kiểu này e đoán không nhầm từ trước đến giờ chiếu trên tivi mới có Lục Vân Tiên thì phải :)))
mong ngóng và mong phim sẽ gặt hái đc thành công :)

Bình luận

hì hì :)  Đăng lúc 7-7-2013 12:00 PM
Phim này tương đối cũng ổn, xem thấy nhiều "chú" và "bác" "tên đường" lắm, coi như là bổ sung thêm kiến thức, cám ơn bạn đã ủng hộ thread phim.   Đăng lúc 6-7-2013 09:42 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 28-6-2013 20:50:16 | Chỉ xem của tác giả
Phim sử lập kỷ lục

15/06/2013 - 14:55
Lần đầu tiên, khung giờ phim 17 giờ 30 của HTV9 có đến 18 spot quảng cáo và kỷ lục này thuộc về Bình Tây đại nguyên soái, bộ phim kể về cuộc đời danh tướng Trương Định.
Đây cũng là phim nhận được đánh giá tốt từ số đông khán giả.


Hầu hết người xem dành lời khen cho sự chỉn chu và mức đầu tư cao của tác phẩm. Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó giám đốc Hãng TFS đánh giá Bình Tây đại nguyên soái là nỗ lực lớn của đạo diễn Phan Hoàng và ê-kíp thực hiện.


Huỳnh Trường Thịnh (trái) vai Trương Định




Các diễn viên quần chúng người nước ngoài trong phim


Bình Tây đại nguyên soái không có ngôi sao “hot” trong thành phần diễn viên, nhưng các gương mặt trẻ vào những vai chính đã thể hiện khá tốt thần thái nhân vật. Vai chính - Trương Định - được giao cho Huỳnh Trường Thịnh. Anh từng góp mặt trong các phim Đồng tiền muôn mặt, Số phận bị đánh cắp, Truy tìm kho báu, Một nửa yêu thương... nhưng Bình Tây đại nguyên soái là phim lịch sử đầu tiên anh tham gia. Vào vai nhân vật nổi tiếng của lịch sử, Thịnh phải diễn từ lúc Trương Định 24 tuổi đến khi ông 44 tuổi. Giai đoạn đầu tương đối dễ bởi cùng trạc lứa tuổi, nhưng để thể hiện nhân vật ở tuổi trung niên thì Thịnh phải học hỏi nhiều.

Phim quay ròng rã nhiều ngày ở rừng Thác Mai (Định Quán, Đồng Nai), đảo dừa lửa... Việc cả đoàn phim thức trắng đêm là chuyện bình thường. Thịnh vừa được xem vài tập và thấy những thước  phim đã qua hậu kỳ rất thu hút, có hồn -  Huỳnh Trường Thịnh chia sẻ. Thêm một nhân vật tạo được dấu ấn trong diễn xuất, đó là vai phản diện Huỳnh Tấn. Đây là nhân vật bộc lộ rõ năng khiếu thiên bẩm khi tính toán về con đường công danh sự nghiệp, hơn hẳn những võ tướng khác xung quanh Trương Định. Huỳnh Tấn rất giỏi chia rẽ nội bộ, mưu cầu thăng quan tiến chức và cầu cạnh quan lại. Khi bị Trương Định quở mắng, Huỳnh Tấn nhịn nhục và âm thầm tính kế phản bội nghĩa quân...

Thái Huy được chọn vào vai nhân vật này. Anh kể: “Khó nhất với Huy là Huỳnh Tấn trong nhiều cảnh quay phải thoại bằng tiếng Pháp. Ngày xưa Huy có học ngoại ngữ này. Giờ vào vai này, Huy phải tập đi tập lại những đoạn tiếng Pháp để khẩu hình trơn tru, không khô cứng”. Bình Tây đại nguyên soái còn nhiều nhân vật phụ có cá tính như Trương Công Luận, Cô Tranh, Lê Thị Thưởng, Trần Thị Sanh, Lê Quang Quyền, Ngọc Huê... và đây cũng là đất diễn của các diễn viên trẻ.

Theo HOÀI GIANG (CATP)
Nguồn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 28-6-2013 09:59:56 | Chỉ xem của tác giả
Phim lịch sử đã được khen!

Thứ tư, 05/06/2013 08:35

Phim thu hút, bối cảnh đẹp, diễn xuất nhập vai, có hồn… là những nhận xét chung nhất của khán giả cho chặng đầu của bộ phim.

Chỉ mới đi được một phần ba chặng đường nhưng bộ phim Bình Tây đại nguyên soái (dài 40 tập, kịch bản: Phạm Thùy Nhân, đạo diễn: Phan Hoàng, đang phát sóng vào lúc 17 giờ 30 phút trên kênh HTV9 và phát lại vào lúc 19 giờ 45 phút trên kênh Thuần Việt) được sự đón nhận tích cực của khán giả.

Phim thu hút, bối cảnh đẹp, diễn xuất nhập vai, có hồn… là những nhận xét chung nhất của khán giả cho chặng đầu của bộ phim.

So với phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực trước đó, cũng do Phan Hoàng đạo diễn, Bình Tây đại nguyên soái không có những mô hình đầu tư tiền tỉ như chiến hạm L’Espérance nhưng đổi lại là phim được thực hiện chỉn chu, hoàn thiện và thu hút hơn. Đạo diễn Phan Hoàng nói anh đã đúc rút kinh nghiệm rất nhiều từ Anh hùng Nguyễn Trung Trực để có thể làm tốt hơn cho nhân vật Trương Định. Bởi với anh, làm phim lịch sử không phải là một cuộc dạo chơi, thử sức “khác người” mà chính là tâm huyết theo đuổi, bám trụ với dòng phim này dù phải đương đầu với muôn vàn thách thức, khó khăn có lúc “nản lòng muốn bỏ cuộc”.


Cảnh trong phim Bình Tây đại nguyên soái. (Ảnh do Hãng phim Cửu Long cung cấp)


Ròng rã gần 2 năm thực hiện, di chuyển khắp các bối cảnh từ Huế trở vào các tỉnh miền Tây Nam Bộ, với sự tham gia của hơn 5.000 diễn viên cả chính phụ lẫn quần chúng, trong đó có gần 200 diễn viên nước ngoài cùng 50 ngựa chiến, đạo diễn Phan Hoàng cùng ê kíp thực hiện đã có một Bình Tây đại nguyên soái hào hùng từ nhạc phim, thu hút từ bối cảnh đẹp và nhiều bất ngờ từ diễn xuất của dàn diễn viên trẻ.

Phim mở đầu bằng những hình ảnh đẹp lung linh cùng phần giới thiệu nhân vật rõ ràng, súc tích và hợp lý. Đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, Phó Giám đốc Hãng phim TFS, nhận định: “Trong thời buổi mọi thứ đều khó khăn cho phim lịch sử như hiện nay thì những gì được thể hiện trong Bình Tây đại nguyên soái đều có thể chấp nhận được”. Giai đoạn Trương Định từ lúc còn trẻ, chứng tỏ bản lĩnh hơn người đến khi kết hôn khá êm đềm, thu hút bằng những biến cố chủ quan bình thản trong cuộc đời của nhân vật nhưng đến giai đoạn khởi binh chống Pháp thì phim liên tục có kịch tính, chiến đấu ngoan cường cũng như hào khí quật cường của nghĩa quân giúp nâng tầm giá trị, sức hút cho phim.

Có thể nhìn thấy những kỹ xảo, hiệu ứng 3D sử dụng trong một số cảnh quay của phim chưa thật sự thuyết phục, cũng như nếu nói với mức độ hoành tráng, hấp dẫn thì Bình Tây đại nguyên soái vẫn chưa thể đạt đến “đỉnh cao”. Những pha đấu võ còn đơn giản nhưng nếu bỏ qua những tiểu tiết không thuộc về logic hay phản cảm ấy cho mục đích chung hơn: dõi theo hành trình của Trương Định cùng công cuộc khởi binh thì Bình Tây đại nguyên soái, nói như đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, vẫn là một phim lịch sử đáng xem trong bối cảnh hiện tại. “Phim truyền hình chẳng thể đầu tư 200 triệu đồng cho một cảnh quay nhưng nói thật, nếu trong tay có nhiều tiền hơn, tôi chắc rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm được những thước phim lịch sử hoành tráng, thu hút” - đạo diễn Phan Hoàng tâm sự.

Chi phí cho 1 tập phim Bình Tây đại nguyên soái dù cao hơn mức thông thường (hơn 400 triệu đồng thay vì 180 triệu đồng/tập theo đầu tư của nhà đài) đã khiến đoàn phim làm việc luôn trong tư thế khẩn trương, gấp rút vì “một ngày không quay được là xem như mất trắng hàng chục triệu đồng”.

Đạo diễn Phan Hoàng bộc bạch anh khá bất ngờ trước những đón nhận tích cực bước đầu này của khán giả. Đó cũng là một tín hiệu mừng, nguồn động lực để anh tự tin thực hiện tiếp những kịch bản phim sử còn tâm huyết: Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và Mùa lá đỏ.

Tiểu Quyên
Theo NLĐ
-Nguồn-
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

11#
 Tác giả| Đăng lúc 26-6-2013 09:23:13 | Chỉ xem của tác giả
Đạo diễn Phan Hoàng: Rơi nước mắt vì phim sử

Thứ sáu, 31/05/2013 08:27         
       
(CATP) Phan Hoàng hẹn gặp tôi khi anh vừa dựng những tập phim cuối của Bình Tây đại nguyên soái, vừa bắt tay vào chuẩn bị cho phim mới Mùa lá đỏ. Bốn mươi tập phim về nhân vật lịch sử Trương Định đã hoàn thành và đã ra mắt trên sóng HTV từ ngày 29-5-2013. Hơn 8 tháng theo đoàn phim lịch sử đã lấy đi của anh không ít công sức. Tuy nhiên, nói về đề tài phim lịch sử, vị đạo diễn này vẫn không giấu được niềm đam mê.


Phan Hoàng trên trường quay


Vừa là đạo diễn vừa là nhà đầu tư cho bộ phim về cuộc đời của Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, ngoài vấn đề kinh phí Phan Hoàng còn gặp không ít khó khăn. Anh chia sẻ khó đến mức nhiều lúc muốn rơi nước mắt nhưng phải cố gắng kìm lại. Có những khi tưởng phim đã “gãy” giữa chừng. Chuyện thiếu thốn sử liệu đã đành, còn cả “trăm điều khó” khi làm phim. Thời gian quay kéo dài và trải dài qua 10 tỉnh, thành, lại còn gặp mùa mưa với thời tiết thất thường. Nhiều anh em trong đoàn, ngạc nhiên sao trước kia Phan Hoàng nổi tiếng là khó tính trên trường quay, nhưng từ khi tự lực bắt tay vào làm phim lại dễ chịu hơn. Không dễ sao được, khi có những buổi chỉ vì một cơn mưa mà có thể “đi tong” vài chục triệu đồng chuẩn bị bối cảnh gồm diễn viên quần chúng, ngựa, trang phục... Ở Bình Tây đại nguyên soái, đoàn phim thuê đến 4.000 diễn viên quần chúng, trong đó có 200 người nước ngoài vào vai những người Pháp thực dân với mức thù lao lên đến 1-2 triệu đồng/ngày/người. Không quay được vì trục trặc thời tiết hay bối cảnh, nhưng công sức và tiền thuê toàn bộ diễn viên cho cảnh quay thì vẫn phải trả. Để có một đại cảnh phải sắp xếp phim trường rất lâu.


Bình Tây đại nguyên soái


Gian nan, nhưng cuối cùng Phan Hoàng vẫn vượt qua, bằng chứng là Bình Tây đại nguyên soái đã là phim lịch sử thứ hai của anh, sau phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực... “Nếu không vì tấm lòng yêu lịch sử dân tộc thì rất khó theo thể loại phim này. Thêm một may mắn là dòng phim này đang được HTV đầu tư. Bình Tây đại nguyên soái được đầu tư 16 tỷ đồng. Phim khi phát sóng cũng không phải ký cam kết số lượng spot quảng cáo. Tôi vẫn đam mê phim sử và sẽ tiếp tục làm nếu có sự ủng hộ đầu tư của TFS. Sau bộ phim đang dự kiến bấm máy về ngành cao su từ thời điểm 1945 mang tên Mùa lá đỏ, tôi đã chuẩn bị dự án phim về Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh”- đạo diễn chia sẻ.


-HOÀI GIANG-

Nguồn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 1-6-2013 21:16:31 | Chỉ xem của tác giả
Hiii Thích thế, lâu lắm mới thấy một bộ phim dã sử VN dài tập thế này. Ủng hộ đoàn phim, hy vọng qua bộ phim nay dân ta sẽ biết sử ta nhiều hơn.
Hix... nhưng mà phim chiếu trên TV mà giờ đó nữa thì thôi rồi, Pix chẳng có cơ hội xem, huuuuuu
Thanks levaren nhé, chúc cho nhà mình ngày càng xây được nhiều tầng, chọc trời luôn :D

Bình luận

Nếu thix Pix vẫn xem online đc mà, thanks Pix nhé ^^  Đăng lúc 1-6-2013 09:29 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 1-6-2013 08:21:15 | Chỉ xem của tác giả
Cám ơn levaren vì đã mời tham dự page này nhé !
Phim VN lấy bối cảnh lịch sử à !? Lần đầu tiên thấy một bộ phim VN trên này ý chứ nhỉ ?!!
Cùng chờ coi phim sẽ như thế nào nào !
Đầu tư cũng hơi bị lớn ý chứ !

Bình luận

Thanks donga đã vào ủng hộ ^^  Đăng lúc 1-6-2013 12:42 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 31-5-2013 20:54:33 | Chỉ xem của tác giả
cảm ơn e nhé, chắc còn phải lâu lâu nữa ss mới xem đc film, lâu nay bận mù mịt luôn
cũng chỉ mong film VN làm về dã sử hay giả sử đi nữa cũng làm thật hay, đừng có mượn scandle hay gì gì đó để thu hút mn
người VN vẫn còn rất rất yêu nước, chỉ cần hay thôi, sẽ ủng hộ vô điều kiện luôn (y)
chúc nhà ta cao tầng, đông vui nha

Bình luận

Em thay áo luôn luôn, bon chen mà ss!  Đăng lúc 31-5-2013 09:59 PM
Cám ơn ss iu quý, thread đầu ở kites nên ráng chăm cho tốt!  Đăng lúc 31-5-2013 09:58 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 31-5-2013 19:38:17 | Chỉ xem của tác giả
[News][Tin tức]
"Bình Tây Đại Nguyên Soái" và những con số biết nói


(28/05/2013)
(idol) - Bộ phim truyền hình Bình Tây Đại nguyên soái được Đài Truyền Hình Thành hợp tác đầu tư theo kinh phí của dòng phim lịch sử. Tổng thời gian thực hiện là gần 2 năm, trong đó, có hơn 8 tháng quay (04/2012- 12/01/2013) với mật độ 5 ngày/ 1 tập, đoàn đã tái hiện những cảnh xưa, dàn dựng bối cảnh trên 10 tỉnh thành trong cả nước, như: Huế, Đà Lạt, Đồng Nai,Vũng Tàu, Tiền Giang…

Phim đã huy động 4.800 diễn viên quần chúng cho các cảnh đánh trận; 200 diễn viên người nước ngoài để làm các viên chức Đại Pháp; 50 con ngựa chiến…




Làm phim lịch sử vất vả trăm bề, có lúc tưởng đâu phim đã “gãy gánh nửa chừng”, nhưng với sự đồng lòng và quyết tâm vượt khó, toàn bộ ê kíp làm phim cũng như các diễn viên đã cố gắng để có thể hoàn thành câu chuyện phim về Anh hùng Trương Định, nhắc nhở con cháu chúng ta tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc và qua đó, chúng ta trân trọng về sự hy sinh của cha ông cho một đất nước độc lập, tự do như ngày nay.



Tinh thần yêu nước nồng nàn của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc khởi nghĩa lừng lẫy tại đất Gò Công vào thế kỷ 19 nhằm chống lại quân Pháp xâm lược và triều đình nhà Nguyễn mục nát. Đó là cuộc chiến tranh nhân dân khiến cho thực dân Pháp phải kinh sợ và thán phục. Tuy cuộc kháng chiến chỉ diễn ra khoảng 5 năm (từ tháng 2/1859 đến ngày Trương Định hy sinh 20/08/1864) nhưng đã để lại vết son chói lọi trong lịch sử cận đại, viết nên thiên anh hùng ca bất hủ về tinh thần bất khuất, kiên cường bảo vệ bờ cõi chống lại quân thù cướp nước. Cuộc kháng chiến là bài học lớn, là nguồn cảm hứng cho mọi thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.
Phim tái hiện chân dung anh hùng dân tộc Trương Định, người đã có công khẩn hoang lập ấp tại miền Nam, người dám từ bỏ áo quan nhà Nguyễn để khởi binh chống Pháp những năm 1860. Với phương tiện hiện đại, binh lực hùng mạnh và vũ khí tối tân được hậu thuẫn từ nước mẹ đại Pháp, quân xâm lược đã dập tắt ngọn lửa đấu tranh của nghĩa quân ta. Tuy cuộc kháng chiến của TRƯƠNG ĐỊNH không thành công vì chủ tướng đã tuẫn tiết để giữ tròn danh tiết, nhưng đã để lại những bài học lớn về lòng yêu nước, lòng khát khao tự do của dân tộc và đặc biệt, khởi nghĩa do Ông khởi xướng là ngọn cờ đầu trong toàn bộ phong trào đấu tranh  chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (nói chung) và nhân dân Nam bộ (nói riêng).
Phim dài 40 tập có sự tham gia các diễn viên Huỳnh Trường Thịnh, Thái Huy, Thanh Mai, Khánh Uyên, Lâm Na Anh, Khánh Hòa, Thạch Kim Long, Lý Anh Tuấn…










Phát sóng lúc 17h30 ngày 29/05/2013 trên HTV9 và phát lại lúc 19h15 trên HTVC Thuần Việt .

- M.T -
Nguồn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách