Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 28621|Trả lời: 101
Thu gọn cột thông tin

Cho những ai thi Đại Học - Cao Đẳng

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 12-7-2012 00:48:05 | Xem tất |Chế độ đọc

Xin chào mọi người {:290:}

  Sau 1 năm lớp 12 cực hình và kì thi đại học không thể kinh khủng hơn, bây giờ mình đã hoàn toàn trút bỏ gánh nặng. Cho nên mình vô cùng thấu hiểu tâm trạng của những bạn 95 sắp bước vào lớp 12, đặc biệt là những bạn thi khối D vì mình cũng từng trải qua. Toán là một nỗi sợ với những người học môn XH như chúng ta, văn lại càng khủng khiếp hơn, av thì kiến thức  bao la, nếu ai ko nắm cơ bản vững vàng từ những lớp trước chắc chắn sẽ khó mà hiểu được bản chất của đề thi đại học. Không những vậy, còn các môn nham nhở khác ở trường như là Hóa, sử, địa, lý. sẽ khiến các bạn cảm thấy bất lực. Và còn một con ma cám dỗ khác ghê gớm hơn đó chính là KITES.VN hihi. Hồi đó khó khăn lắm mới bứt ra được cả đống drama đó. Còn nữa, lơp 12 chắc chắn sẽ là lớp các bạn phải tham gia rất nhìu hoạt động của Đoàn trường, nào là 20-11, trại xuân, 8-3, đồng diễn, Đây là những hoạt động không thể ko tham gia vì nó ghi dấu ấn tình bạn của chúng ta với bạn bè trong trường lớp. Vì thế việc học lại càng bị áp lực về thời gian rất nhiều. Là người đi trước, lương tâm mình không cho phép khoanh tay đứng nhìn các bạn tự kỉ với một đống bài vở như thế. Cho nên, hôm nay mình lập cái nì để giúp các bạn bớt đi phần nào gánh nặng cho năm lớp 12.

  Vậy mình giúp các bạn bằng cách nào nhỉ?

  1. Mình sẽ post 1, 2 bài viết gì đó cảm nhận về mỗi môn học để làm sáng tỏ bản chất của mỗi môn học và đề thi ĐH của nó để các bạn yên tâm. Rồi sau mình sẽ bày cách học sao cho hiệu quả nhé!

2. Mình sẽ lần lượt post các bài văn mà mình đã làm trong năm học cho các bạn tham khảo nhưng mình không đảm bảo là đầy đủ bởi vì mình chỉ có khiếu về phần văn xuôi thôi, còn phần thơ thì mình không thể giúp các bạn nhiều rồi. Chân thành xin lỗi {:261:}. Lí do nữa là mình ôn theo đề thi ĐH 2012, tức là mình sẽ không làm (= ko post) các bài đã ra thi năm 2011 như HAI ĐỨA TRẺ, TIẾNG HÁT CON TÀU, CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ, ĐẤT NƯỚC. Những bài mình sẽ post như sau:

- Phần VĂN XUÔI sẽ gồm phần văn 11 và 12: CHÍ PHÈO, ĐỜI THỪA, VỢ CHỒNG A PHỦ, VỢ NHẶT (BÀ CỤ TỨ), RỪNG XÀ NU, CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA, HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT, NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ, AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?, MỘT NGƯỜI HÀ NỘI.
- Phần THƠ gồm phần thơ 11: CHIỀU TỐI, TRÀNG GIANG (bài này năm nay các bạn 95 khỏi ôn nhưng post cho mấy em 96, 97 sắp và sẽ học lơp 11), TỪ ẤY, VỘI VÀNG (đoạn cuối).
- Nếu có time sẽ làm và bổ sung sau.

  3. Mình sẽ post các bài về môn Lịch sử, Địa lý theo từng bài. Mình tin đây là môn các bạn lo sợ nhất phải không? Bản thân mình cũng từng đau đầu với nó. Hihi

4. Mình sẽ post các bài ngữ pháp AV cơ bản để các bạn học yếu thì xem lại từ đầu, còn các bạn học khá thì ôn lại hoặc khỏi xem cũng đc ^^. Sau khi hết phần ngữ pháp, mình sẽ post các đề thi đã sưu tầm đc rất hay và chúng ta cùng giải, có thắc mắc gì thì hỏi và cùng trả lời, đồng thời phần ngữ pháp nào nâng cao thì sẽ nhắc thêm, hoặc các bạn có thê email/chat với mình. Về phần AV thì mình lun sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ các bạn trong khả năng ^^.

  5. Về môn toán, mình là dân xã hội về phần toán mình chịu. Mình chỉ học được thôi chứ không giỏi. Mình sẽ viết một bài ngắn trình bày về bản chất của môn toán khối D và cách học toán của mình cho các bạn, coi như giúp cho những ai như mình vậy hihi.

  Mặc dù mới thi ĐH xong và chưa biết đậu rớt nhưng mình lun muốn sẽ giúp phần nào đó cho các bạn đi sau ko bỡ ngỡ hoặc ít bỡ ngỡ  hơn ^^ khi bước vào năm 12 đầy căng thẳng và lo lắng.  Nếu các bạn thích thì hãy ủng hô và đón đọc các bài cảm nhận của mình lần tới nhé! Chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị lắm đó!

Thân

Rate

Số người tham gia 5Sức gió +25 Thu lại Lý do
Teddy_W + 5 Cảm ơn bạn
duchuyvn1995 + 5 ôi 6 tháng nữa @@
TrongDuc2903 + 5 Bài viết hữu ích
nhoc_way2008 + 5 Ủng hộ nhiều cái xD
froidgarcon + 5 e sang năm thi đây :((

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 12-7-2012 07:46:33 Từ di động | Xem tất
Mình cũng vừa thi đh xong. Dân khối A mù tịt tiếng anh nhưng thi cũng đc hơn 4đ *tự hào* ;))
Thế nhưng mà mình thi khối chính lại ko đc tốt, có thể nói là kém @@! Làm đc nhiều thì sai cũng lắm chắc do tâm lí hoặc cũng có thể do ăn ở :)) Thi khối D còn tốt hơn chứ lị, căn bản dân khối A nên toán làm khá ngon lành :D

Bình luận

ko sao bạn àh ai cũng như ai thui ^^ cái chính bh là ăn chơi đê hehe mình cũng ko làm toán đc nhìu nhưng mà nếu bạn giỏi toán vậy thì ráng giúp mấy e 95 nhé !!!  Đăng lúc 12-7-2012 08:46 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 12-7-2012 17:26:42 | Xem tất
Cho em đăng kí một ghế với ^^~
EM cũng là dân 95 năm sau khi khối D đây ạ :">
Có 2pic này của ss (?) thật là tốt :)

Bình luận

^^ e nhiệt tình quớ. Chị vừa viết bài mới đó e thử đọc xem  Đăng lúc 13-7-2012 04:59 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-7-2012 00:16:33 | Xem tất
ĐỂ HỌC TỐT MÔN VĂN


Mình vốn học av chứ ko học văn cho nên gần tới thi ĐH mới lo cuống cuồng tìm thầy học thêm. Vì vậy, mình sẽ viết với tư cách ko phải dân chuyên văn. Các bạn cứ yên tâm (mấy đứa học văn hoang tưởng lúm {:407:} )

Có lẽ khi nhắc tới môn văn người người nhà nhà đều phải sợ từ dân khối C, D cho đến tận cả khối A. Đơn giản vì đây là môn khá nặng với rất nhiều kiến thức, để thi ĐH thì phải ôn thêm cả 11. Để viết 1 bài văn hoàn hảo, nếu ko phải chuyên văn thì chỉ có cách học thuộc chứ ko thể nào tự quăng bom được vì quăng thì đc rồi đấy nhưng mà chưa chắc đã trúng. Không trúng thì tất nhiên ko có điểm . Đó là luật chơi mà ^^. Thế nhưng đã là luật chơi thì phải có mánh khóe để lách luật mà vẫn đc điểm, thậm chí còn cao nữa. Mình đã áp dụng cái này từ HK2 lớp 12 và thấy kết quả rõ rệt. Nếu các bạn hứng thú thì đọc tiếp nhá! Nhớ đọc hết lun nha!!!

Toàn bộ những bí kíp của mình đều đc thầy PHAN DANH HIẾU - Đồng Nai truyền thụ đc. Đây là website học văn của thầy http://onthidh.vnweblogs.com/ cho những ai ở xa, ko có đk đi tới chổ học nè. Chắc nhiều bạn cũng biết rồi nhỉ? Mình thì lại có may mắn đc học với thầy trực tiếp nên rất sướng. Mình cũng hay học trên mạng như trang hocmai.vn nữa. Nếu có đk thì các bạn đăng kí khóa 420.000 gì đó của thầy Ninh mà học. Tài liệu của thầy rất hay, dù với đánh giá riêng của mình vẫn chưa đủ lắm nhưng nhìn tổng thể là đạt chỉ tiêu. Nếu bạn nào ko có đk mà có nhu cầu có thể liên lạc vs mình. Hình như mình có đủ tất cả tài liêu của thầy thì phải. Mình bán rẻ cho ^^ (Tại trước đây mình phải mất cả trăm ngàn mới có đc đủ đó). Thôi nhảm vậy đủ rồi vào đề chính lun.

Sau 3 tháng học luyện thi, mình mới dần hiểu ra nhiều vấn đề. Học văn ko khó như ta vẫn nghĩ nhưng ko dễ như ta hi vọng. Không khó nghĩa là ko cần phải yêu thích môn văn nhưng bạn vẫn sẽ có thể kiếm điểm cao miễn là bạn hiểu nó. Còn không dễ tức là các bạn cần phải nắm bắt đúng tâm lí người ra đề để làm bài, phải biết mạo hiểm 1 đôi chút trong việc đoán đề ^^ (Cái này mình không hoan nghênh lắm mặc dù mình toàn tủ đề)…. Vậy học ntn cho có hiệu quả nhỉ?

Trước tiên mình khuyên chân thành các bạn là nên học văn từ hè này là vừa. Với các bạn 95, xác suất đề thi ĐH năm sau cho ra phần thơ 12 là cao nên các bạn hãy cố gắng nhồi vào đầu mấy bài thơ lớp 12 cho chắc chắn nhé. Bản thân mình cũng xông xáo học thêm từ hè nhưng ko ra làm sao cả đơn giản vì còn dư âm chơi bời lớp 11.

Cách học thơ

Khi các bạn học bài nào, cố gắng đọc bài trước ở nhà. Đọc trước là đọc bài thơ rồi đọc sách tham khảo để nắm bắt kiến thức chung. Khi lên lớp chắc chắn bạn sẽ nghe cô giáo giảng những điều “quen quen”. Các bạn hãy lắng nghe cho thât kĩ những gì giáo viên nói và cái cần ghi chú (ghi âm, viết tay,…) là những kiến thức ngoài lề của họ như là phần thơ có nội dung liên quan, phần nhận xét của các nhà phê bình. Cái này khá quan trọng. Để làm gì thì mình nói sau.

Kế đến là sau khi học xong bài đó, các bạn hãy về nhà và tự làm nguyên 1 bài văn đầy đủ mở, thân, kết, phân tích thật kĩ lưỡng cả nội dung và nghệ thuật của nó. Tất nhiên các bạn sẽ không phân tích hết cả bài đâu bởi vì đi thi ĐH người ta ko bao giờ cho ra hết bài mà pt cả. Các bạn hãy chia làm từng đoạn quan trọng rồi làm từng bài.  Ví dụ bài thơ “Việt Bắc” thì chúng ta sẽ phân tích những đoạn quan trọng sau: 10 câu thơ đầu, bức tranh Tứ bình, cảnh ra trận. Đây là 3 nội dung quan trọng nhất tương ứng với 3 bài văn. Các bạn cứ yên tâm ôn như thế là chắc cú. Làm bài ntn mình sẽ nói sau lun. Nếu bạn nào ngại viết tay thì có thể đánh máy tính rồi in ra. Mình khuyến khích in dạng booklet cho dễ học nhé. (Search google Bookletcreator rồi down về. Đánh xong trên word, save lại dạng pdf rồi dùng chương trình đó convert sang dạng booklet). Mình toàn dùng cách này suốt.

Học phần thơ có hơi vất vả bởi vì 1 bài thơ dài nt bạn phải làm khoảng 3 bài văn trong khi học văn xuôi thì chỉ làm 1 bài pt nhân vật là hiểu tất cả những nội dung khác. Nhưng bảo đảm sau khi làm bài, các bạn sẽ ko cần phải ôn câu 2đ nữa bởi vì lúc đó các bạn đã có kiến thức vững vàng cho cả bài đó rồi - quá lời phải hem? Ví dụ: Câu 2đ là nêu tác dụng của việc sử dụng cặp đại từ “mình - ta” thì trong việc phân tích 10 câu thơ đầu bài thơ “Việt Bắc” đã giúp các bạn học thuộc lun roài.

Có 1 kinh nghiệm mà mình rút ra khi đi học thêm là khi phân tích thơ thì phải lấy nghệ thuật phân tích nội dung. Trước đây mình cũng ko hiểu phân tích thơ là tn nữa, toàn diễn xuôi đoạn thơ đó hà. Còn bây giờ thì hiểu rồi. Phân tích đại loại là nói ra những cái gì ông nhà thơ muốn nói nhưng ổng ko thể viết thành văn xuôi đc mà phải nhờ thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, giọng điệu,… để gửi gắm tình cảm. Ví dụ khi pt ta thường nói như sau: Bài thơ đc viết theo thể … đã giúp bạn đọc hiểu được … mà tác giả muốn nói. / Một loạt các động từ mạnh … có tác dụng … . Rất hay phải ko?

Các bạn đừng mong chờ thầy cô ở trên trường sẽ giảng giải tận tình từng bài cho bạn. Cứ thử tính mà xem một bài thơ dài nt bạn phải làm tới 3 bài văn mới yên tâm nắm kiến thức. Tức là 90 phút/1 bài x 3 = 180 phút, còn chưa kể thời gian các bạn tìm tư liệu cho bài viết thêm phong phú (Hồi mình làm là mất cả 1 ngày trời cho 1 bài văn hoàn chỉnh như ý muốn) Còn ở trên lớp cả bài thơ chỉ đc cùng lắm là 2 tiết = 90 phút, chưa kể thời gian tiêu hao trong quá trình các cô chửi rủa, tám chiện, truy bài đầu giờ,... chắc chắn các bạn ko thể hiểu đc thấu đáo tất cả đâu. Không bao giờ có chiên dạy thêm giờ cho các bạn vì lí do hơi tế nhị: Cháy giáo án bị trừ lương ^^. Cho nên trong việc học văn, chúng ta cần phải chủ động và tự lực may ra mới đậu ĐH được. Hãy cố gắng có đk thì đi học thêm của các thầy cô bên ngoài từ bây giờ nha. Học ai cũng đc nhưng mà phải hợp,  phải đông vui cho có tinh thần thì bài mới vô đầu, mới có động lực học.

Cách học văn xuôi

Học văn xuôi cũng như học thơ thôi. Đọc bài trước - Nghe giảng - Làm bài nhưng được cái mỗi tác phẩm theo mình chỉ cần làm 1 bài văn là đủ. Nhưng ko phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ bài “Vợ nhặt” thì phải pt cả 3 nv bà cụ Tứ, Tràng và người đàn bà vợ nhặt. Bài “Hạnh phúc 1 tang gia” thì pt nghệ thuật trào phúng… Ngoài ra thì cần học thêm những định nghĩa như giá trị nhân đạo là gì, nghệ thuật trào phúng là gì, tình huống truyện là gì, sức sống tiềm tàng là gì … để mà áp dụng trong các bài yêu cầu pt giá trị nhân đạo, nt trào phúng…. thì ta sẽ có phần giải thích những khái niệm này trước.

Cách học nghị luận xã hội

Học NLXH là học cách làm bài và đòi hỏi có time lâu dài. Cách làm bài mình cũng nói sau.  Time lâu dài là bạn cần phải đọc nhiều, đọc dai cho nó ngấm. Tốt nhất từ bây giờ là kịp. Bạn nên mua 1 quyển sách tham khảo NLXH hay lên website của thầy mình tìm đọc và mỗi tối nên đọc 1 bài, đọc cho thật kĩ, hiểu cách trình bày. Nếu dư giả thì mua những quyển Hạt giống tâm hồn mà đọc. Thế nào khi đi thi thực sự các bạn sẽ viết rất “êm” tay ^^.

Thực ra mà nói việc đoán đề NLXH giống như là mò kim đáy bể. Nhưng chung qui lại mà nói nó chỉ quanh quẩn vài đề tài mà thôi. Cho nên Các bạn hãy học NLXH theo chủ đề như là: bệnh vô cảm, sống đẹp, yêu nước, ý chí nghị lực… thì khi gặp những dạng bài tương tự chỉ việc lắp vô là xong. Có vẻ hơi phản khoa học nhưng với việc thi cử, điểm số và chất lg giáo dục ngày nay ở VN thì đây là cách khả thi nhất để đc bước chân vào giảng đg ĐH. Các bạn đừng tưởng báo chí, bộ biếc nói chấm bài theo hướng mở, đề cao sáng tạo là hay nghen. Kinh nghiệm xương máu của mình đó. Phàm là những kẻ chuyên văn hoang tưởng bọn hắn mới có thể kiểm soát ngòi bút của mình khi viết và biết mình viết cái gì. Còn với chúng ta, khi sáng tạo lên mây lên gió rồi thành ra ý này xọ ý kia bài viết sẽ ko ra đâu hết, nhìn lại thì thấy hết thời gian. Như vậy là rất mạo hiểm. Vì thế, nếu các bạn tự tin khả năng của mình thì mới sáng tạo nhé. Còn thân phận dốt văn truyền kiếp như mình đây chỉ có thể làm theo công thức thui ^^.

Còn việc đoán đề thì tùy vào từng bạn. Tốt nhất là thường xuyên theo dõi những vấn đề thời sự bây giờ. Ko cần coi mấy cái cao siêu quá như Hội nghị thượng đỉnh…, Hillary Clinton đến thăm Vn… mà coi những vấn đề liên quan đến giới trẻ mình nà như là giết người, Kpop, lòng dũng cảm, tự trọng, … Ai có khả năng đoán đề thì cứ việc, sai chịu nha. Còn mình suốt từ năm lớp 12 tới giờ phải nói là rất hên. Toàn tủ đề mà trúng ko hà ^^, tủ cả NLXH và NLVH lun. Lí do là vì mình nắm bắt tâm lí người ra đề đc.  Chuyên viên ra đề tỉnh mình có đặc trưng là dựa trên đề thi ĐH ra đề học kì ví dụ như năm 2007 thì phải có đề về lòng tự trọng của bà Hiện trong “Một người Hà Nội” thì năm vừa rồi mình lại thi đề thói vô trách nhiệm. Nó cũng na ná nhau nên mình thường ôn theo chủ đề là vậy. Còn tủ NLVH thường là do may rủi trúng thì làm ko trúng thì quăng bom hì hì. (ko khuyến khích nhá)

Cách làm 1 bài NLXH

Các bạn nhất định phải theo cấu trúc sau thì sẽ đc điểm ok dù ko đảm bào tuyệt đối đâu.

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề (0.5đ)
* Lưu ý: Nên làm ngắn gọn mà vẫn có điểm nhé. Làm dài ngoằng càng gây loãng. Tránh cách viết: Ngày nay, XH càng phát triển thì …

2. Thân bài:
- Giải thích (0.5đ)
- Biểu hiện, Nguyên nhân, Hậu quả, Cách khắc phục điều xấu / nhân rộng điều tốt (1đ)
* Lưu ý: Khi lấy dẩn chứng nên lấy những d/c điển hình nhất, có tính thời sự. Lấy khoảng 5 d/c là đc rồi. Ko đượcc kể về d/c quá chi tiết (2-3 dòng là đủ).
* Tránh cách viết: Bên cạnh nhà em có…, Ở lớp em có…, Thằng bạn ngồi cạnh em là…., con cún hay ngủ chung giường với em rất… => quá ngây ngô.
- Bình luận mở rộng (Nếu ở trên chê thì xuống dưới khen và ngược lại. Đó gọi là mở rộng). Luôn luôn phải có phần này. (0.5đ)

3. Kết bài: Liên hệ bản thân, có chút tình cảm cho nó ướt át ^^ (0.5đ)

=> Với cấu trúc trên việc lấy 2 điểm NLXH quá dễ phải ko nào?


Cách làm 1 bài NLVH

Một điều khắc cốt ghi tâm khi viết bài là không cần viết hay, chỉ cần viết đúng vẫn có điểm. Phải đúng từng từ, từng lời, từng ý mới đạt chỉ tiêu hén.

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả + tác phẩm tiêu biểu + Xuất xứ tác phẩm sẽ pt + Giới thiệu vấn đề  (0.5đ)
*Lưu ý: Nên viết ngắn gọn mà vẫn có trọn 0.5đ. Viết càng dài càng gây loãng và ko đúng trọng tâm.
*Tránh cách viết: Trong tất cả những tác phẩm mà em học, em thích nhất là … => bó tay.
Ví dụ: Đề cho Phân tích sức sống tiềm tàng của nv Mị trong tp “Vợ chồng A Phủ” . Qua đó phát biểu giá trị nhân đạo của tác phẩm.” Ta làm như sau: (Lần đầu minh họa thì mình ghi theo ý nhìn cho dễ hiểu chứ bỏ mấy dấu gạch đầu dòng đi là thành cái mở bài hoàn chỉnh đó)
- Tô Hoài là cây bút có sức sáng tạo rất dồi dào trong làng văn học VN (tác giả - lúc nào cũng phải khen là xuất sắc nhất, kiệt xuất nhất… ^^).
- Trước CMT8, ông nổi tiếng với các tác phẩm viết về loài vật như “O chuột”, “Dế mèn phiêu lưu kí”,… Sau CMT8, ông là người khai sơn phá thạch cho đề tài miền núi. Tiêu biểu là tập truyện “Miền Tây”, “Truyện Tây Bắc” (tác phẩm = phong cách NT của tác giả).
- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập “Truyện TB” là tác phẩm thành công nhất của THoài (Xuất xứ tp). Cả thiên truyện nói về cuộc đời đau khổ của nv Mị và tập trung miêu tả sức sống tiềm tàng mãnh liệt của cô gái Mèo bé nhỏ này. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả.

Trong trường hợp các bạn ko có 1 chút kiến thức gì về tác giả, tác phẩm thì nói như sau vẫn đc điểm nà:
- Tô Hoài là cây bút có sức sáng tạo rất dồi dào trong làng văn học VN.
- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm thành công nhất của ông viết về đề tài miền núi.
- Nổi bật trong tác phẩm là sức sống tiềm tàng của nv Mị mà mỗi lần gấp trang sách lại, ta không thể nào quên đc. Qua việc miêu tả sức sống mãnh liệt ấy, Tô Hoài đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của một nhà văn chân chính.
 Hoàn toàn ko có kiến thức chuyên môn mà do mình tự bịa ra bằng lời văn của mình nhưng đảm bảo bạn vẫn ăn trọn 0.5đ ngon lành nhá. Tuy vậy, mình ko khuyến khích các bạn làm theo cách này bởi người chấm nào tinh ý, họ sẽ biết ngay bạn ko có kiến thức về tác phẩm như vậy thì khi đọc phần thân bài, trừ trường hợp bạn viết hay ko nói, còn bạn viết nham nhở là họ khó chịu đấy.

2. Thân bài

Thân bài phải viết thành nhiều đoạn văn, trình bày thật thoáng, viết chữ to, rõ. Ở mỗi đầu đoạn văn nên thụt sâu vào rồi viết kín hết dòng hãy xuống dòng khác. Làm như vậy bài của bạn sẽ dễ đọc hơn, đẹp mắt hơn và đỡ gây nản. Đây là điểm hình thức, nghỉa là gây cảm tình cho người chấm và họ sẽ có cái nhìn dễ dãi cho bài của bạn hơn, đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội đc điểm cao. Yeah yeah yeah. Sắp đậu rồi!!! Chưa nha cưng >=<.

Trước khi làm bất cứ bài nào phải xem yêu cầu đề thật rõ. Nó cho 1 nhận định rồi yêu cầu phân tích tp chứng minh thì dứt khoát phải giải thích bằng lời cái nhận định đó ra. Đề cho pt giá trị nhân đạo thì dứt khoát phải giải thích giá trị nhân đạo là gì ra…

Phải ghi câu chủ đề ở đầu đoạn nhá. Vì sao? Một ngày chấm thi, các thầy cô phải chấm mấy trăm bài. Cho nên họ ko bao giờ đọc hết các bài thi đâu. Trước khi đọc bài nào đó họ sẽ lướt qua các ý chính trước. Nên viết câu chủ đề ở đầu đoạn rất có lợi, dễ đập vào mắt người đọc, dễ khiến họ ko nản, vừa gây cảm tình vừa dễ lấy điểm. Có khi giám khảo thấy các ý đúng nên họ chỉ đọc qua loa đoạn văn. Như thế sẽ có lợi cho những bạn nào ko có khả năng viết những câu văn dài và hay.

Mỗi đoạn văn nên triển khai một ý mà câu chủ đề đã nói.  Ví dụ: Đoạn giới thiệu nv Chí Phèo như sau:
* Câu chủ đề: Lật lại trang đời của CP, người đọc ko sao cầm được nước mắt trước một số phận đáng thương nhưng cũng rất cảm động trước một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.
* Triển khai:
- Mồ côi, bị truyền từ tay người này sang tay người khác chăm sóc.
- Lớn lên lang thang, 20 tuổi làm thuê cho Bá Kiến
- 1 nông dân hiền lành: ước mơ giản dị “chồng cuốc mướn…”, có lòng tự trọng (kể việc bị gọi đấm bóp chân cho bà Ba cụ Bá)
 Nhiu đây là đủ viết cả 1 đoạn dài đó. Khi nào mình post bài Chí Phèo thì các bạn sẽ hiểu ngay.

Làm cách nào khiến bài của bạn nổi bật hơn những thí sinh khác nhỉ? Ngoài việc trình bày sạch đẹp là 1 lợi thế, sau đây là điều bạn phải khắc cốt ghi tâm. Hãy sử dụng việc so sánh, trích thơ, trích câu bình loạn của mấy ông phê bình. Chắc chắn khi đọc bài của bạn, giám khảo ko thể làm ngơ. Ví dụ khi phân tích sự hồi tỉnh của CP, ta nói: Rõ ràng, giữa Nam Cao và Tô Hoài có 1 điểm tương đồng trong cách khắc họa nhân vật của mình: đều sử dụng âm thanh cuộc sống để đánh thức bản năng làm người của họ. Với Mị, tiếng sáo thiết tha, bổi hổi trong đêm tình mùa xuân đã lay động tiềm thức cô và dẫn cô đến hành động nổi loạn. Còn với CP, đó là những thanh âm trong trẻo, mộc mạc của cuộc sống ngoài kia, là tiếng vẫy gọi tha thiết của lương thiện và thúc đẩy những chuyển biến trong tâm tư của hắn.

Để có những dẫn chứng hay và thuyết phục đòi hỏi bạn phải hiểu sâu tác phẩm, có sự liên kết giữa những tác phẩm. Còn những lời bình loạn thì bạn chỉ có cách là tìm và học. Mình thì có 1 cuốn sách rất hay “Tác giả nói về tác phẩm” nên thường lấy những nhận xét trong đó đưa vào bài làm. Cuốn này tình cờ mua đc, đến cả bà chủ cửa hàng còn hỏi sao mình tìm đc nó há há. Vậy mà bây giờ sắp bỏ nhà kho. Chẳng bik làm gì với nó. Với lại, mình may mắn đc thầy Hiếu chỉ dạy nữa nên có sẵn, chỉ việc học thôi ^^. Những bài sau này mình post ít nhiều đều có những yếu tố như vậy nên đỡ 1 phần nào nhỉ? Nhưng mình nói rồi, mình ko post tất cả các bài đâu, chỉ 1 phần nào thui đó tại mình chưa làm hết mờ ^^.

Trước khi làm phần kết bài, luôn luôn phải có phần tổng kết nghệ thuật kể cả thơ và văn xuôi. Thường là bắt đầu như sau: Làm nên thành công của bài thơ chính là nhờ …. Phần này giúp bạn đc 1đ đó.

3. Kết bài

Khi kết bài, ta ko kết kiểu vuốt đuôi. Tức là tóm tắt lại những ý đã nói ở trên mà ta nên có 1 vài lời bình mở rộng hoặc nói những ý khác đi. Miễn làm sao đừng làm cho giám khảo cảm thấy bạn đang lúng túng trong phần này. Hầu hết các tp văn xuôi đều ca ngợi giá trị nhân đạo sâu sắc nhé!

Khi học văn nhất thiết phải tập trung, ở trong 1 không gian khoáng đãng, đầu óc thoải mái cho nó lành. Hồi thi tốt nghiệp vừa rồi, cái đầu của mình nhồi cứng văn, sử, địa muốn vỡ lun. Đau ko chịu nổi. Trước đây mình ko lo giữ sức khỏe đến lúc đau đầu mới biết quí trọng nó hihi. Hãy nghe lời mình mà giữ sức khỏe nha, mình khuyên rất chân thành vì mình từng bị hành hạ bởi nó nên rất hiểu. Còn những ai đang đau đầu thì mình mách bí kíp của mình nè: ăn óc heo, ngủ đủ giấc, đi chơi nhiều vào là hết ( đi chơi là chạy xe dạo phố ấy ^^).

Còn những bài văn của mình sau này, theo mình nghĩ các bạn chỉ việc học theo thôi, tại vì những bài đó đc mình tổng hợp từ kiến thức của nhiều thầy cô (đa phần là thầy Hiếu đó) công với sách tham khảo và bài giảng trên các trang trực tuyến nữa nên mình nghĩ là nó đủ rồi. Nếu có khả năng, mỗi bài văn các bạn nên học thuộc lun đi. Nghe tưởng ghê gớm chứ dễ lắm. Bài của mình có ý rõ ràng, câu chủ đề đầu đoạn, các bạn hãy cứ  rồi học theo cách hiểu. Những bài sau này các bạn tự làm cũng nên học thuộc luôn. Mốt ôn thi ĐH đọc lại là nhớ hết. Như mình nè, hôm vừa rồi thi có bài Tràng giang mình học thuộc sẵn lun đến lúc vô thi vô tư lắm. Vì 1 vài lí do khiến mình bỏ mất 45’ đầu uổng phí nhưng nhờ thuộc sẵn rồi nên cứ viết câu này câu kia lại chảy ra, sướng lắm, thậm chí còn dư giờ nữa. Lợi ko? Khi nào mình post 1 bài lên rồi mình chỉ các bạn học cách thuộc nha.

Còn gì nữa ko nhỉ? Chắc hum nay mới nghĩ tới đây thui. Nếu còn gì thiếu thì mình bổ sung sau nghen. Cảm ơn các bạn đã đọc đến những dòng “cúng cùi”  này.

*Hôn hít*

Bình luận

Thật sự cảm ơn chị rất nhiều, em đang bước vào kì thi đang lo mà gặp phải thread của chị là không có gì bằng ^^  Đăng lúc 19-5-2013 11:19 PM
bạn ơi bán cho mình tài liệu hocmai được không? có clip vs tài liệu đủ mà phải không?  Đăng lúc 12-3-2013 04:34 PM
hay qá  Đăng lúc 11-2-2013 07:17 PM
cảm ơn chị nhiều nhiều, những bài thế này thật sự rất cần thiết cho những ma sắp thi mà ko chịu học như em!!!  Đăng lúc 16-7-2012 12:48 PM
Rất bổ ích ạ <3 ~ Nhưng trong việc làm NLXH thì cách kia mới là hiện tượng xã hội thôi ^^ ~ tư tưởng đạo lí thì nên pt mặt tốt và mặt xấu của n->bài học   Đăng lúc 14-7-2012 09:42 PM

Rate

Số người tham gia 2Sức gió +10 Thu lại Lý do
BabyMoon + 5 Ủng hộ 1 cái!
froidgarcon + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 17-7-2012 10:19:19 | Xem tất
Mấy ngày qua bận chơi quá nên hum nay mình mới lên đây đc. Xin mạn phéo post bài làm văn đầu tiên TỪ ẤY trước nhé . Dù ko phải bài văn hoàn hảo 100% nhưng hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn nhìu nhìu ^^.

TỪ ẤY

Dưới sự giảng dạy của thầy Phan Danh Hiếu nà onthidh.vnweblogs.com


               Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN. Sự nghiệp thơ ca của TH gắn liền với sự nghiệp CM của ông với những tập thơ có giá trị như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa,… Tập thơ "Từ ấy" (1937-1946) đã đánh dấu mối duyên đầu của Tố Hữu với CM. Bài thơ Từ ấy được trích trong phần đầu của tập thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ thể hiện cái tôi trữ tình tràn đầy niềm vui sướng hân hoan khi lần đầu tiên giác ngộ lí tưởng Đảng, đồng thời ghi lại những chuyển biến về mặt nhận thức và tình cảm của nhân vật tôi. Điều đó đã được thể hiện bằng những vần thơ tự sự trữ tình tràn đầy ánh sáng và hương sắc:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Không áo cơm cù bất cù bơ

               
               Trước khi đến với CM, người thanh niên TH cũng như bao nhiêu thanh niên khác cùng thời không tìm thấy lối đi cho mình: (Khi làm văn luôn luôn phải có đoạn dẫn nghen)

Đâu những ngày xưa tôi thấy tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

               
               Nhưng chính từ trong “vô vọng mênh mông đêm tối” , ánh sáng của Đảng đã đến và chiếu rọi vào tâm hồn người thanh niên. Lý tưởng ấy như mặt trời rực rỡ đột ngột xuất hiện đã gieo vào tâm hồn thi nhân bao khát vọng nồng nàn, niềm vui sướng, hân hoan tột độ, soi rọi vào tận cả con tim, khối óc làm bừng sáng 1 sức sống mãnh liệt. Từ ấy, bản thân nhan đề đã gợi ra 1 thời điểm có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời con người. Đối với TH, đó là năm 1938 - thời điểm nhà thơ vinh dự được đứng vào hàng ngũ ĐCS, tranh đấu cho lý tưởng cao đẹp. Từ ấy do đó đánh dấu 1 bước chuyển biến tình cảm to lớn của cái “tôi” cá nhân TH, trở thành dấu mốc quan trọng trên đường đời và đường thơ của thi sĩ. Nhan đề bài thơ gắn bó chặt chẽ, chi phối mọi cảm xúc, tâm trạng, thái độ, tình cảm của cái “tôi” trữ tình. Do đó, dễ hiểu vì sao Từ ấy đã trở thành tứ của bài thơ tự nhiên và nhuần nhuyễn. Có thể xem, Từ ấy vừa là tuyên ngôn NT, vừa là tuyên ngôn sống của TH. Con đường CM và thơ ca sau này đều đi theo hướng mà ông đã vạch ra Từ ấy, như lời ông từng tâm sự:  “Nếu không có Từ ấy, thì tôi ko biết tôi đã trở thành thế nào, may mắn lắm thì là 1 người vô tội”.

               Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ diễn tả niềm vui sướng hân hoan và hạnh phúc tột đỉnh khi bắt gặp lí tưởng Đảng của người thanh niên tràn đầy say mê, nhiệt huyết:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt Trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim


               Nhà thơ đã dùng hàng loạt các biện pháp tu từ để diễn tả cảm xúc mãnh liệt khi đón nhận ánh sáng chân lý. Từ bừng diễn tả sự chuyển đổi đột ngột sang trạng thái mãnh liệt hơn. Ta đã từng bắt gặp động từ này trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ


               Nếu như với người lính TT, chữ "bừng" kia chỉ có tác dụng xua đi cái giá lạnh đêm trường nơi rừng núi hiểm trở thì với người thanh niên giác ngộ lí tưởng CM, "bừng" còn có nghĩa là sự bừng tỉnh, "bừng ngộ" (chữ dùng của Trần Đình Sử) trong nhận thức của người tiểu tư sản. "Bừng" là một động từ mạnh, mang âm hưởng lớn lao, lại đứng giữa câu thơ như làm bừng sáng cả câu thơ, cả khổ thơ và cả tâm hồn thi sĩ. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại sử dụng hình ảnh nắng hạ để ẩn dụ cho sức mạnh biến đổi của lí tưởng Đảng chứ không phải ánh nắng xuân chan hòa, không phải cái nắng mùa thu dịu ngọt, càng không phải những tia nắng mùa đông yếu ớt, nhợt nhạt. Chỉ có nắng hạ, thứ ánh sáng chói chang nhất, rực rỡ nhất, lan tỏa nhât, mới có thể soi sáng, đánh thức một tâm hồn đang u mê, lạc lối tìm về đúng con đường phải đi.

               Hình ảnh "mặt trời chân lí" là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo bạo, giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời chính là nguồn sáng rực rỡ, duy nhất, bất diệt đem lại sự sống cho muôn loài. Hai từ "chân lí" gợi lên những gì bất di bất dịch, đúng đắn. Rõ ràng, "mặt trời chân lí" mà TH nói ở đây đã cho thấy ánh sáng của lí tưởng Đảng có sức mạnh thiêu đốt mọi bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, đem lại sự hồi sinh kì diệu và sức mạnh ấy là một chân lý không bao giờ lung lay, dời đổi. Động từ mạnh "chói" càng khẳng định thêm cho tính đúng đắn của câu thơ. Từ "chói" vừa diễn tả cảm xúc rất đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như "choáng váng" (chữ của Hoài Thanh) vừa thể hiện sự chinh phục, chiếm lĩnh của lí tưởng, có khả năng xuyên thấu vào tận con tim, khối óc:


Từ vô vọng mênh mông đêm tối
Người đã đến. Chói chang nắng dội
Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu
Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu!


               Duyên nợ của nhà thơ với Đảng giống như duyên nợ của một mối tình đầu thiêng, tha thiết, bền chặt. Nhưng ở đây có cái gì còn lớn lao hơn cả một mối tình đầu, đó là công sinh thành bởi chính Đảng đã tái sinh tâm hồn của Tố Hữu:

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim


               Cùng với việc sử dụng bút pháp trữ tình, lãng mạn, từ "là" vang lên thật chắc nịch, dõng dạc đã khẳng định sự biến đổi mạnh mẽ của tâm hồn trong buổi đầu bén duyên với CM. Trước đó, hẳn tâm hồn thi nhân chỉ là một khu vườn với những thớ đất cằn cỗi, những cành cây héo úa, sức sống lụi tàn. Nhưng giờ đây, đó là một thế giới đầy màu sắc, hương hoa, rộn ràng âm thanh và chan hòa sánh sáng. Các từ chỉ mức độ đậm, rộn mang đến một sức sống mãnh liệt, một niềm vui lớn, niềm hạnh phúc tột cùng cho nhà thơ. Tuổi trẻ đến với lý tưởng bằng tất cả khát vọng, say mê, nhiệt thành là vậy đó.


Đảng cho ta trái tim giàu
Thằng lưng mà bước ngẩng đầu mà bay!


               Từ khi giác ngộ lí tưởng CM, tâm hồn chàng thanh niên trẻ tuổi đã có những chuyển biến cơ bản về quan niệm sống mới, lẽ sống mới:


Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời


               Giác ngộ lý tưởng cộng sản chính là giác ngộ về nhận thức, lẽ sống và tình cảm. Trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động hòa cái tôi riêng vào cái ta chung cộng đồng, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Khổ thơ như lời tâm niệm của người chiến sĩ trẻ vừa bước vào đời chiến đấu, thể hiện sự chủ động bày tỏ thái độ, tình cảm, ý thức, trách nhiệm công dân. Điều này được thể hiện rõ qua động từ "buộc" cho thấy sự quyết tâm cao độ gắn bó khăng khít với quần chúng nhân dân, sống chan hòa với "mọi người", với "muôn nơi". Từ "trang trải" nhấn mạnh tình cảm thương mến bao la đã trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ, mọi kiếp người. Trong PT Thơ mới, hầu hết các nhà thơ đều đau buồn với cái tôi cô đơn, bé nhỏ, muốn thoát li thực tại, tách khỏi đời sống chính trị của đất nước và thu mình trong cái thế giới mộng ảo cá nhân như Chế Lan Viên từng viết những vần thơ bi lụy sau:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tranh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo


               Nhưng có thể thấy, đối với PT Thơ mới, Tố Hữu đã tìm một lối đi riêng cho mình, khẳng định được cái tôi đầy bản lĩnh của mình. Đó là một cái tôi hướng về quần chúng, say mê lí tưởng cộng sản, ý thức trách nhiệm công dân và hăng hái hoạt động chính trị. Tinh thần ấy đáng quí biết bao.

               Ở hai câu thơ sau “Để hồn tôi với bao hồn khổ - Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” đã khẳng định tình hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Hai từ "Hồn khổ" đã dựng lên cả một bức tranh chen chúc những thân phận thấp hèn, đói rét, cơ cực, lầm than bị đọa đày dưới gót giày của bọn thực dân tàn bạo. Nhưng hai từ "khối đời" lại cho ta hình dung được một sức mạnh đoàn kết, cùng kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu. "Mặt trời chân lý" đã soi đường cho nhà thơ tìm về với cuộc đời, tự nguyện làm một mắt xích trong sợi dây của tình hữu ái giai cấp. Nhịp điệu thơ vang vọng đã góp phần biểu đạt sự quyết tâm dấn thân ấy.

               Khổ thơ cuối cùng tuy khép lại cả bài thơ nhưng lại thể hiện sự chuyển biến sâu sắc nhất trong tình cảm của người thanh niên cộng sản: sự hóa thân cái tôi cá nhân vào cái ta chung của cộng đồng:


Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ


               Từ "là" lặp lại ba lần, có vai trò như chiếc cầu nối bền chặt, một bên là cái tôi và bên kia là cuộc đời vạn kiếp thương đau. Số từ ước lệ "vạn" đã chỉ ra một bộ phận đông đảo những tầng lớp thấp kém, bé nhỏ trong xã hội. Tố Hữu đã dũng cảm bước qua cái ranh giới giai cấp tiểu tư sản, vượt ra khỏi cái tôi tầm thường để đến với cuộc đời rộng lớn, với những con người ấy. Tâm hồn anh đang lộng gió bốn phương, hướng về trăm ngả. Nhà thơ đã tự nhận mình là thành viên ruột thịt trong đại gia đình quần chúng. Các từ “con”, “em”,  “anh” được sắp xếp theo một dụng ý, thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức về trách nhiệm của một thành viên gia đình. Qua đó cho thấy sự tự nguyện gắn bó bền chặt của Tố Hữu với những con người ở đáy bậc thang của xã hội. Ta thấy, so với nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn thì tư tưởng của Tố Hữu có nhiều khác biệt và tiến bộ hơn. Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh suốt đời cô đơn “bôn ba trong chốn quạnh hiu” chỉ vì xa rời quần chúng nhân dân để rồi phải ôm nỗi đau bi kịch của người CM. Thế nhưng, Tố Hữu lại biết đứng về phía nhân dân lao khổ, sẵn sàng cúi xuống, đưa bàn tay mình ra để dìu dắt họ đứng lên, giác ngộ họ đấu tranh và tranh đấu cùng họ.

               Đằng sau những biến chuyển về tình cảm còn là một tình yêu thương vô cùng của nhà thơ dành cho “những người tù khốn nạn của bần cùng”, đồng thời gián tiếp tố cáo những thế lực xấu xa đã nhận chìm nhân dân trong bất công ngang trái. Điều đó được thể hiện rõ khi nhà thơ nhắc tới những “kiếp phôi pha” “không áo cơm, cù bất cù bơ”. Những từ ngữ giản dị nhưng có sức nặng không ngờ. Nó tác động vào trái tim của bạn đọc về cuộc đời của chị vú em với nỗi buồn thân phận:

Nàng nhớ con nằm trong cửi lạnh
Không chăn, không nệm ấm không màn
Có biết chăng trong những giờ hiu quạnh
Nó gọi tên nàng tiếng đã khan


Hay lão đầy tớ với nỗi cơ cực thân già:

Như cái kiếp ăn mày
Ngồi ăn trong góc xó
Buồn thiu như con chó
Áo rách chẳng ai may


Cô gái giang hồ với bao nỗi nhục nhằn của kiếp phấn son:

Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ơi, em biết chi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh


               Làm nên thành công của bài thơ chính là nhờ ngòi bút tinh tế của tác giả đã sáng tạo những hình tượng thơ táo bạo, chói sáng, giàu sức gợi. Với bút pháp lãng mạn bay bổng, say mê, câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy, nhạc thơ biến đổi sinh động lúc hăm hở, dồn dập, lúc say sưa, lôi cuốn cùng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh... Tố Hữu đã để lại trong lòng người đọc những dư vị ngọt ngào, những ấn tượng khó quên về một bài thơ tràn đầy sức sống. (luôn phải có đoạn tổng kết nghệ thuật như này nhá)

               Từ ấy là nội dung sâu sắc và nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ phong cách hồn thơ Tố Hữu. Với Từ ấy, Tố Hữu một lần nữa khẳng định tên tuổi của “nhà thi sĩ làm cách mạng và nhà cách mạng làm thơ” (Xuân Diệu). Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn về quan điểm nhân sinh với những nhận thức, tình cảm của thi nhân khi giác ngộ lí tưởng CM và sẵn sàng dấn thân để phụng sự cho lí tưởng cao đẹp ấy. Với ý nghĩa đó, sức sống bài thơ đã vượt qua mọi thời đại và làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.  

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
froidgarcon + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 27-8-2012 23:05:40 | Xem tất
Đây là quà tặng tuyệt vời nhất của Kites dành cho em đấy!
Nhưng chủ thớt ơi, anh hay chị có thể giúp em về môn Lí và Hóa không?
Năm nay em học 11 nhưng hai môn này yếu quá, em sợ thi tốt nghiệp ko tốt và thi ĐH thì tuy là chưa chắc thi khối A,B nhưng em vẫn cần kiến thức hay tham khảo và những kinh nghiệm từ các anh chị đi trước lắm lắm a.
E cảm ơn anh chị trước nha. Con đường phía trước còn chông chênh quá
Nghe nói sách giáo khoa năm 11 ban cơ bản sai sót nhiều lắm đúng không a, e thấy lo lắng lắm nhưng không biết đúng sai thế nào anh hay chị giúp e vấn đề này nữa nhé ^^

Bình luận

confirm lun mình là girl chính hiệu nhé ^^ cứ gọi chị là đc òi  Đăng lúc 28-8-2012 01:41 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 27-8-2012 23:47:46 Từ di động | Xem tất
thiensumattroi gửi lúc 27-8-2012 23:05
Đây là quà tặng tuyệt vời nhất của Kites dành cho em đấy!
Nhưng chủ thớt ơi, anh hay ...

Nếu em học yếu môn hóa thì cần phải chăm chỉ học lại vì hóa 11 là nền tảng của 12. Còn lý thì lớp 12 chả liên quan j đến 11. Em chỉ cần học lên lớp là đủ. Em nên xác định thi khối j để định hướng ôn tập ngay từ bây giờ.

Bình luận

em cần tìm sách lý hay hóa?  Đăng lúc 30-8-2012 11:22 AM
Sư huynh tốt bụng ơi! Huynh có thể cho muội tên một số đầu sách tham khảo hay tác giả tham khảo ko? Trước đây m lơ là học tập lắm, h hối hận quá nên... ^^!   Đăng lúc 29-8-2012 07:43 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 28-8-2012 00:10:33 | Xem tất
trantuan.namson gửi lúc 27-8-2012 23:47
Nếu em học yếu môn hóa thì cần phải chăm chỉ học lại vì hóa 11 là n ...

Dạ vậy còn sách giáo khoa 11 sai sót khá nhiều thiệt ko a?
E đang học 11 tính thi khối D hoặc khối A1 nhưng chưa biết trọng tâm cần học những gì?
Mà khối C thi chung ngày với khối D chứ ko e cũng tính thi khối C hơn.
E phân vân lắm a. Ko biết các khối khác thi ra làm những ngành j? E thích làm những ngày liên quan truyền hình lắm a. Diễn viên chẳng hạn ^^.
Ko biết có ai rành mấy khoản đó ko tư vấn cho e với nhỉ?

Bình luận

Sư huynh tốt bụng ơi! Huynh có thể cho muội tên một số đầu sách tham khảo hay tác giả tham khảo ko? Trước đây m lơ là học tập lắm, h hối hận quá nên... ^^!   Đăng lúc 28-8-2012 12:29 PM
Học tập bạn bè. Mỗi đứa học thêm một người khác nhau thì sẽ nhiều phương pháp hay. Em tổng hợp lại rồi rút ra bài học cho mình  Đăng lúc 28-8-2012 12:20 PM
cái chính là em phải tự học. Mua sách tham khảo hoặc lên mạng kiếm tài liệu  Đăng lúc 28-8-2012 12:19 PM
Sách giáo khoa thì thiếu sót chứ không phải sai sót. Nếu em cứ nghĩ học theo sách giáo khoa thì học hết cuốn sách em chắc thi đại học được 2-3 điểm.  Đăng lúc 28-8-2012 12:18 PM
http://www.facebook.com/HoiTayChaySohaPhimTayChayMuong14  Đăng lúc 28-8-2012 08:22 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 28-8-2012 01:27:27 | Xem tất
thiensumattroi gửi lúc 27-8-2012 23:05
Đây là quà tặng tuyệt vời nhất của Kites dành cho em đấy!
Nhưng chủ thớt ơi, anh hay ...

Sorry em chị cũng muốn giúp lắm cơ mà không chuyên môn này nên không thể giúp em nhiều đc. Chị chỉ có thể chia sẽ kinh nghiệm để lê lết  cho qua 2 môn này thôi. Cũng xin lỗi những ai theo dõi thread cả tháng qua mình ko chăm chỉ up bài cho các bạn vì mình bận chơi {:438:}  đùa chứ mình lo thuê nhà và nhập học. Bây giờ khá là ỗn định nên có thời gian rồi. Nhân tiện có bạn nói là việc học hóa lí mình cũng chia sẻ một chút kinh nghiệm luôn.

Cảnh báo: Đây là kinh nghiệm của 1 kẻ thi ban D và dốt ban A truyền kiếp nhé, nên ai học theo cách của mình thì cũng tùy thiên thời địa lợi nha. Có gì mình ko chịu trách nhiệm đâu á hehe.

Trước tiên mình phải công nhận mình là 1 kẻ may mắn, may mắn nhất trần đời khi đã lê lết 2 môn hóa lý hết 3 năm THPT trót lọt mà vẫn đc mọi ng xem là có chút kiến thức về nó há há. Nhưng trong cái may có cái rủi. Đó là mình phải trải qua biết bao đau đớn về mặt tinh thần mỗi khi học môn này hic.

Về môn Hóa, đây là môn đáng sợ nhất với mình năm 11. Hồi đó gặp một ông thầy quá ư là thông minh (theo đúng nghĩa đen lun á) mà còn khắc khe nữa. Ông giảng bài nhanh như chém gió và toàn độc thoại 1 mình trên bục. Kết quả là mới 15phut gần nửa lớp gục đầu là chuyện ko cần hỏi vì sao. Còn ra đề thì khó khủng khiếp. Ko tưởng tượng nổi là 1 đứa như mình cũng có ngày ngồi học những kiến thức như vậy. Thât mất mặt cho ba mẹ {:402:}. Mỗi lần sửa bài thầy cũng đứng độc thoại nốt. Thậm chí ổng hỏi phép tính này ra nhiêu rồi ổng lẩm bẩm mấy giấy và tự trả lời luôn. Trong khi nhìn xuống lớp đứa nào cúi lúi cúi bấm máy hic. Thật là ê chê. Đó là vì sao mà mình nói ông thầy quá thông minh nên cả lớp phải khổ sở. Chưa hết nhé, bài kiểm tra là như cơm bữa. Ngày nào có tiết là lúc nào óc cũng căng lên chuẩn bị (mặc dù chẳng biết học cái gì ^^) y như lên đoạn đầu đài. Và 1 thực tế đau lòng là mình bị ăn 2 - 3 liên tục. Nhưng đó không phải là tất cả. Những bạn nào đang hoặc sẽ bị thì đừng nản lòng nhé.

Như mình nói, mình là 1 đứa may mắn. Thứ nhất là do mình học chuyên anh cho nên ông thầy hiểu đc nỗi khổ tâm của bọn mình (dù biết vậy nhưng mỗi lần ra đề thi ko bao giờ khoan nhượng) và thế là tụi mình gần như chắc chắn 1 điều là điểm hóa của mình ko bao giờ dưới 6.5. Chính vì vậy, mình đã có 1 chiến lược riêng thế này nhé: Mình chỉ học thật kĩ lí thuyết và khi đánh trắc nghiệm ít nhất sẽ đc 40% còn bài tập thì mình dùng định luật Lui nên ít nhất cũng phải đúng 10%. Thế là tính ra cả bài làm khoảng 50% là okie. VÌ sao mình lại mạo hiểm như thế? Vì mình biết nếu điểm thấp quá mà đc nâng lên cũng khó xử cho thầy. Nên mình cố 5 điểm thì thầy sẽ nâng lên 6.6 là đc. Còn lại thì mình tập trung cho những môn khác gỡ điểm. Vì học chuyên Anh nên điểm Anh nhân hệ số 3 rất đỡ. Các bạn ko tin chứ mình nói thật luôn: Thầy dạy mình rất khắc khe nhưng rộng rãi nên thích lắm. Mình nhớ hồi thi giữa kì có 4, 5 điểm hà mà ổng nâng lên thành 7 luôn trong khi nhà trường có qui định điểm thi giữa hk ko đc thay đổi dưới mọi hình thức. Còn đi thi học kì chia phòng thì mình làm 1 vài vụ đàm phán với mấy đứa chuyên hóa. Mình chỉ nó Anh nó chỉ mình Hóa là xong ^^. Và cứ như thế, mình trải qua những năm hóa 11 đau khổ. Giờ nghĩ lại vẫn còn thấy sợ.

Nhưng sang năm 12, mình lại có may mắn là tìm đc 1 cô dạy thêm hóa rất rất hay. Mình ko thi ban A nhưng vẫn học thêm với tinh thần tự lực cánh sinh khi tốt nghiệp nên mình xách cặp đi học. Cô này ko phải dạy trường mình mà dạy ở 1 trường mà phải công nhận là trường mình 10 thì trường đó 5. Các bạn hiểu ý mình ko? Và khi học cô mình nhận ra 1 điều là ko phải trường giỏi thầy mới giỏi mà ở đâu cũng có thầy giỏi, quan trọng là mình có hợp ko và ng đó có biết cách truyền tải kiến thức hay không thôi. Ông thầy dạy hóa năm 11 là 1 ví dụ đó. Mình học cô này rất thích. Có lẽ chính vì cô dạy ở trường thấp hơn nên cô biết cách dạy cho những đứa mất căn bản như mình. Cô chỉ cho cách làm bài, tính cái vèo là ra. Cách học lý thuyết phải nói là từ trước tới giờ chưa có ai dạy hay như thế. Mình ko cần học thuộc mà nó tự vào đầu luôn. Cô cũng xiết chặt việc khảo bài dù là học thêm nhưng bù lại lên trường mình ko cần học gì cả, cứ thế trả bài thôi. Thú thật, cả năm 12 mình học hóa chủ yếu là ở lớp học thêm. 1 tuần có 2 buổi thôi mà rất bổ ích. Tất cả kiến thức mình học ở học thêm khi Lên trường làm bài đều gặp, ko phải tủ đâu mà vì nắm chắc nên làm như bay ế. Mình khuyên chân thành là các bạn nên học môn hóa đầu năm 12 cho thật chắc bởi vì nó rất dễ như những chương như Este, đường, ... ko nhớ nữa quên ùi nhưng mà túm lại là cả học kì 1 là thời gian bạn ghi điểm cho môn hóa bởi vì nó học rất dễ và rất nhẹ. Nếu bạn nào cảm thấy khó khắn thì liên lạc mình mình sẽ cố hết sức giúp bạn nhưng mình ko bảo đảm tất cả nhá. Đến học kì 2 thì mình bắt đầu lơ là môn này vì phải tập trung thi TN và ĐH. Nhưng nhờ có kiến thức hk1 với lại làm bài tập nhiều nên mình ko cảm thấy lo sợ mỗi khi vô tiết Hóa. 1 lời khuyên nữa là các bạn nên tận dụng SGK để học lí thuyết môn này nha. Còn bài tập thì chỉ có đi học thêm mới biết cách thôi. Mình bảo đảm thầy cô trên trường ko thể nào cho bạn đủ kiến thức làm bài tập tính toán mặc dù họ vẫn cứ ra đề thi liên quan tới nó. Mình đây là đứa mất căn bản hóa nhưng đi học thêm thì mình làm bài như chém gió, cứ bấm bấm máy tính là ra. Với mình bài đó quá dễ nhưng con bạn ngồi bên cạnh nó chẳng biết gì hết. Đó là sự khác nhau của việc học thêm. Còn đi thi TN, mình nghĩ các bạn ko cần phải lo về kiến thức bởi vì nó ko hỏi lách léo gì đâu. Chỉ cần học chắc là đc rồi. Khoe lun mình 10đ nà mặc dù thi TN ko có gì đáng tự hào lắm nhưng những gì tự mình nỗ lực có đc thì tuyệt lắm đó.

Trên đây 1 số chia sẻ về cách học môn hóa của mình. Kì sau mình sẽ nói cách học lí nghen. Hum nay mệt quá. Cảm ơn các bạn đã đọc đến chữ cuối cùng này ^^.

Bình luận

Thầy dạy giáo dục học nhà chị bảo là "chỗ nào có trò giỏi thì tất phải có thầy giỏi" nhưng mà xem ra thầy trò hợp nhau mới là quan trọng nhất, em nhỉ;))   Đăng lúc 31-8-2012 11:28 AM
Đề từ từ ss chỉ nha e ^^ 1 lúc nhiều quá kham ko nổi. BT lg giác thì ss chỉ nói trc với em là thi ĐH ko khó. Học ở lớp thầy mới cho khó thôi. CHị từng cũng vậy mà   Đăng lúc 28-8-2012 02:12 PM
thanks ss vì những kinh nghiệm chia sẻ môn này nhé! Ss giúp em kinh nghiệm môn Toán với, cũng là dân xã hội nên... Bài tập lượng giác thầy cho với em sao mà...^^!  Đăng lúc 28-8-2012 12:16 PM
cô giáo dạy hóa của b dễ thương nhề ^  Đăng lúc 28-8-2012 12:14 PM
http://www.facebook.com/HoiTayChaySohaPhimTayChayMuong14  Đăng lúc 28-8-2012 08:22 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 30-8-2012 22:20:24 | Xem tất
trantuan.namson gửi lúc 27-8-2012 23:47
Nếu em học yếu môn hóa thì cần phải chăm chỉ học lại vì hóa 11 là n ...

cả 2 môn đó và môn toán với sinh luôn nha sư huynh. Muội học xã hội nên hơi dở môn tự nhiên ...í
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách