Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Sein
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết - Xuất Bản] Cuộc Đời Của Pi | Yann Martel

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 23-5-2013 00:20:59 | Xem tất


Chương 31


Họ gặp nhau một lần, ông Kumar với ông Kumar, ông làm bánh với ông thầy giáo. Ông Kumar thứ nhất nói ông muốn đến thăm vườn thú. "Ngần ấy năm sống ở đây mà tôi chưa lần nào được xem. Mà thật là ngay gần đây. Cậu sẽ hướng dẫn tôi chứ?" Ông hỏi.

"Vâng, tất nhiên rồi," tôi đáp. "Thật là một vinh dự cho cháu."

Chúng tôi hẹn gặp nhau ở cổng chính sau giờ tan trường ngày hôm sau.

Tôi lo lắng suốt ngày hôm đó, bụng bảo dạ, "Mày thật ngốc nghếch! Sao lại hẹn ở cổng chính? Lúc nào chỗ đó cũng đông người. Mày quên là ông ấy chẳng có đặc điểm gì rồi à? Mày sẽ không khi nào nhận được ra ông ấy cho mà xem!" Nếu tôi đi ngay qua cạnh ông mà không nhận ra ông thì ông chắc sẽ tự ái lắm. Ông sẽ nghĩ tôi đã thay lòng đổi dạ và không còn muốn cặp kè với một người làm bánh Hồi giáo nghèo khổ nữa. Ông sẽ bỏ đi không thém nói một lời. Ông sẽ không giận dữ - ông sẽ chấp nhận lời biện bạch của tôi là tôi bị chói mắt không nhìn thấy ông – nhưng ông sẽ không còn muốn đến thăm vườn thú làm gì nữa. Tôi có thể thấy sự việc sẽ diễn ra như thế. Tôi bắt buộc phải nhận ra ông. Tôi sẽ nấp và đợi đến khi nào chắc chắn đó là ông, nhất định sẽ phải làm như vậy. Nhưng tôi đã từng nhận thấy rằng cứ khi nào tôi cố hết sứcđể nhận dạng ông thì lại là lúc khó khăn nhận ra ông nhất. Hình như càng cố thì càng khó là đằng khác.

Đến giờ hẹn, tôi đứng trực ngay trước cổng chính của vườn thú và bắt đầu dụi mắt bằng cả hai tay.

"Mày làm cái gì thế?" Đó là Raj, một thằng bạn.

"Tao đang bận."

"Mày bận dụi mắt à?"

"Cút đi."

"Mình đi ra bờ biển đi."

"Tao đang đợi một người."

"Thế thì mày sẽ lỡ hẹn nếu cứ dụi mắt lia lịa như thế kia."

"Cảm ơn mày đã nhắc. Mày đi chơi bờ biển cho vui nhé."

"Hay là đi Vườn Nhà nước đi mày."

"Tao không đi được, tao bảo rồi mà."

"Thôi đi."

"Tao xin mày, Raj, mày đi đi." Nó bỏ đi. Tôi lại dụi mắt.

"Mày giúp tao làm bài tập toán được không, Pi?" Đó là Ajith, một thằng bạn khác.

"Để sau, mày đi chỗ khác đi."

"Chào Piscine" Đó là bà Radhakrishna, một người bạn của mẹ. Tôi xua được bà đi chỗ khác sau một vài câu nhẹ nhàng.

"Xin lỗi, đến phố Laporte đi lối nào?" Một người lạ.

"Lối kia."

"Vé vào vườn thú bao nhiêu tiền?" Một người lạ khác.

"Năm rupi. Quầy bán vé ở ngay kia."

"Câu bị chlorine vào mắt hay sao?" Đó là Mamaji.

"Chào bác Mamaji, không phải đâu ạ."

"Bố cháu có đây không?"

"Chắc có ạ."

"Gặp cháu sáng mai nhé."

"Thưa bác vâng ạ."

"Tôi đây, cậu Piscine." Tôi đông cứng lại trước mắt mình. Cái giọng nói đó. Vừa lạ vừa quen. Tôi cảm thấy như trong lòng mở một nụ cười.

"Salaam alaykum, bác Kumar! Gặp bác cháu rất mừng."

"Wa alaykum as-salaam (1). Mắt cậu làm sao thế?"

"Không, không sao đâu ạ. Chắc chỉ là một hạt bụi."

"Đỏ hết cả rồi."

"Không sao đâu ạ." Ông đi về phía quầy vé nhưng tôi gọi ông lại.

"Không, không. Thầy (2) không phải mua vé đâu ạ." Thật là vinh hạnh khi tôi xua tay về phía quầy vé và mở đường cho ông Kumar bước vào vườn thú.

Ông kinh ngạc trước tất cả mọi thứ, nào là vì cây cao mà sinh ra hươu cao cổ, rồi chuyện các loài ăn thịt thì được cấp thức ăn là loài ăn cỏ, rồi loài ăn cỏ thì có cỏ mà ăn, rồi thì chuyện có các loài ăn đêm và các loài ăn ngày, con nào cần có mỏ sắc thì có mỏ sắc, con nào cần có chân tay nhanh nhẹn thì có chân tay nhanh nhẹn. Tôi sung suớng thấy ông kinh ngạc đến như vậy.

Ông dẫn lời kinh Koran: "Có thông điệp của Thượng đế cho những ai biết dùng trí xét đoán của mình trong tất cả những điều này." Chúng tôi đến chỗ bọn ngựa vằn. Ông Kumar chưa từng nghe về những con vật này chứ đừng nói đến chuyện đã từng nhìn thấy một con. Ông đứng ngây người.

"Ngựa vằn đấy ạ." Tôi bảo.

"Người ta sơn vẽ chúng bằng bút lông à?"

"Không, không. Trông thế thôi chứ là tự nhiên đấy ạ."

"Trời mưa thì sao?"

"Chẳng sao ạ."

"Những cái vạch lông kia không nhòe nhoẹt đi à?"

"Không ạ." Tôi có mang theo ít cà-rốt. Còn một củ to và cứng. Tôi lấy nó ra khỏi túi. Đúng lúc ấy tôi nghe thấy tiếng sỏi lạo xạo ở phía bên phải. Đó là ông Kumar, đang bước về phía hàng rào trong dáng điệu lắc lư khập khiễng quen thuộc.

"Chào thầy ạ."

"Chào Pi." Ông làm bánh, bẽn lẽn nhưng đàng hoàng, gật đầu chào ông thầy giáo. Ông này lại gật đầu chào lại.

Một chú ngựa vằn tinh ý đã thấy củ cà-rốt của tôi và đã bước đến chỗ rào thấp. Nó vẫy tai và giậm chân nhè nhẹ. Tôi bẻ củ cà-rốt làm đôi, đưa cho mỗi ông Kumar một nửa. "Cám ơn Piscine," một ông nói. "Cám ơn Pi" ông kia bảo. Ông Kumar làm trước, thò tay qua hàng rào. Cặp môi dày đen bóng và khoẻ mạnh của con ngựa vằn ngoạm ngay lấy củ cà-rốt. Ông Kumar không bỏ ra, con ngựa vằn đớp ngập răng vào mẩu cà-rốt và cắn nó ra làm hai. Nó nhai rau ráu trong vài giây, rồi ngoạm nốt nửa kia, môi nó phủ kín các đầu ngón tay ông Kumar. Ông buông miếng ca-rốt và vuốt ve cái mũi mềm mại của con ngựa vằn.

Đến lượt ông Kumar. Ông không làm khó cho con ngựa vằn như ông kia. Khi môi con ngựa đã ngoạm nửa miếng cà-rốt, ông buông tay. Cặp môi ấy vội vàng lùa miếng cà-rốt vào trong miệng.

Ông Kumar với ông Kumar có vẻ sung suớng.

"Cậu bảo gì nhỉ, ngựa vằn à?" Ông Kumar nói.

"Đúng thế ạ," tôi trả lời.

"Nó thuộc cùng một họ với lừa và ngựa."

"Xe Rolls-Royce của các nhà kỵ sỹ" ông Kumar nói.

"Con này là một con ngựa vằn giống Grant," tôi nói.

Ông Kumar nói, "Equus burchelli beohmi." (3)

Ông Kumar nói, "Allahu akbar." (4)

Tôi nói, "Nó rất đẹp."

Chúng tôi tiếp tục nhìn.



Chú thích:

1.Salaam alaykum là câu chào nhau của người Hồi giáo, có nghĩa tương tự như xin Thượng đế ở cùng bạn và Wa alaykum as-salaam là câu đáp lại, cũng có nghĩa đó.

2.Pi phải gọi ông Kumar này là "Bác" mới đúng, vì ông thầy Kumar dạy sinh vật lát sau mới đến.

3.Tiếng Latin, có nghĩa: con ngựa rất đẹp.

4.Nghĩa là: Vinh danh thánh Allah.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-5-2013 00:28:20 | Xem tất


Chương 32



Có nhiều thí dụ về cách các thú vật thu xếp cuộc sống rất đáng ngạc nhiên. Tất cả đều giống như hiện tượng nhân dạng hoá (anthropomorphism), mà trong động vật học gọi là hiện tượng thú dạng hoá (zoomorphism) - hiện tượng một con thú coi một người hoặc một con thú khác loài như thể cúng loài với mình.

Nối tiếng nhất và cũng phổ biến nhất là trường hợp các con chó cảnh nuôi trong nhà. Chúng đã đồng hoá người vào thế giới chó sâu xa đến mức muốn cả giao phối với họ, một sự thực mà bất kỳ người chủ nào đã phải kéo con chó si tình của mình ra khỏi háng một vị khách sợ hết hồn cũng sẽ sẵn sàng khẳng định là có.

Con điêu thử lông vàng và con chuột lông chấm trắng của chúng tôi sống rất hoà thuận với nhau, quấn quít nhau và ngủ dúi dụi vào nhau cho tới lúc con điêu thử lông vàng bị người ta bắt trộm mất.

Tôi cũng đã nhắc đến tê giác với đàn dê, và trường hợp của sư tử trong rạp xiếc.

Có những câu chuyện được khẳng định hẳn hoi về những thuỷ thủ sắp chết đuối được cá heo đội lên khỏi mặt nước, là cách điển hình mà loài cá này vẫn dùng để cứu lẫn nhau.

Trong sách vở có nhắc đến trường hợp một con chồn trắng sống hòa thuận với con chuột nọ, trong khi vẫn lập tức nuốt chửng các con chuột khác theo đúng kiểu chồn trắng.

Vườn thú của chúng tôi đã thấy chuyện các con thú ăn thịt sống với con mồi của chúng rất lạ lùng. Chúng tôi có một con chuột đã sống với bầy rắn độc trong suốt nhiều tuần lễ. Trong khi các con chuột khác bỏ vào chuồng rắn đều bị toi mạng trong vòng một hai ngày, con chuột nhỏ màu nâu này nhởn nhơ tha rác làm một cái tổ xinh xinh, thu trữ các hạt ngũ cốc mà chúng tôi rắc cho nó vào những chỗ giấu khác nhau và chạy đi chạy lại ngay trước mắt các con rắn. Chúng tôi ngạc nhiên hết sức. Chúng tôi treo một cái biển để người xem để ý đến hiện tượng con chuột này. Sau rồi nó cũng không tránh được kết cục của số phận: nó bị một con rắn non cắn. Con rắn ấy không biết đến địa vị đặc biệt của con chuột sao? Hay nó cảm thấy không ưa và không muốn quan hệ với con chuột? Chẳng biết thế nào. Có điều con chuột ấy lập tức bị nuốt chửng. Nếu bầy rắn đã bị bỏ bùa thì con rắn non đã giải được cái bùa ấy. Mọi việc trở lại bình thường. Chuột lại bị lũ rắn nuốt chửng theo tốc độ như cũ.

Trong nghề nuôi thú, người ta hay dùng chó làm mẹ nuôi sư tử con. Mặc dù sư tử con lớn lên và to lớn hơn mẹ nuôi và cũng nguy hiểm hơn nhiều. Chúng không bao giờ làm rầy mẹ nuôi. Con chó cũng không bao giờ hết dịu dàng và cũng vẫn giữ được quyền làm mẹ của nó đối với lũ sư tử. Phải có biển giải thích cho công chúng đến xem rằng con chó trong chuồng kia không phải là thức ăn sống của bọn mãnh sư (cũng như chúng tôi đã phải có biển nói rằng tê giác là loài ăn cò và không ăn thịt dê).

Có thể lí giải hiện tượng thú dạng hoá như thế nào đây? Chẳng nhẽ tê giác không thể phân biệt được to với nhỏ, da cứng với lông mềm? Chẳng nhẽ cá heo không thể nhận ra nhau? Tôi tin rằng câu trả lời dành nằm trong cái mà tôi đã nhắc đến trước đây, trong cái liều lượng điên rồ vẫn thúc cho sự sống vận động theo những cung cách lạ lùng nhưng là cứu cánh. Con chuột lông vàng cũng như con tê giác, đều cần có bạn đồng hành. Bọn sư tử làm xiếc không cần biết vị thủ lãnh của chúng là một người yếu ớt; tinh thần hư cấu đảm bảo cuộc sống xã hội của chúng và ngăn chặn tình trạng bạo lực vô chính phủ. Còn đối với bọn sư tử con, chúng sẽ ngã ngửa ra vì sợ khi biết rằng mẹ chúng chỉ là một con chó, vì điều đó có nghĩa là chúng không có mẹ, một tình trạng tồi tệ nhất mà bất cứ sinh linh máu nóng nhỏ nhoi nào cũng có thể tưởng tượng ra. Tôi tin rằng ngay cả con rắn già, khi nuối chửng con chuột, chắc chắn phải cảm thấy ở một xó nào đó trong tâm trí chưa phát triển của nó một thoáng ân hận, một cảm giác rằng có cái gì đó lớn lao hơn vừa bị mất đi, một bước nhảy của trí tưởng tượng ra khỏi miền thực tại thô thiển và đơn côi của một con thú bò sát.




Chương 33


Anh cho tôi xem những kỷ vật gia đình. Trước tiên là ảnh cưới, một đám cưới Ấn Độ trên nền Canada nổi bật ngoài rìa. Một anh trẻ hơn, một chị trẻ hơn. Họ đi trăng mật ở thác Niagara. Một chuyến đi thật đáng yêu. Những nụ cười khẳng định điều đó. Rồi ngược thời gian nữa, những tấm ảnh hồi anh còn là sinh viên ở đại học Toronto; với bạn bè; trước cửa nhà thờ thánh Micheal; trong phòng ở; trên đường phố; đang đọc sách ở nhà thờ thánh Basil trong bộ áo chùng màu trắng; đang vận một áo choàng trắng kiểu khác trong phòng thí nghiệm của khoa động vật học trong ngày tốt nghiệp. Một nụ cười trong mọi lúc, nhưng cặp mắt anh lại kể một câu chuyện khác.

Những bức ảnh ở Brazil, với rất nhiều các con cu li ba móng chụp tại chỗ.

Với một động tác giở trang, chúng tôi nhảy qua Thái Bình Dương; và hầu như chẳng có hình ảnh gì. Anh nói có chụp ảnh liên tục trong tất cả các dịp quan trọng, nhưng đã mất tất cả rồi. Vài bức ít ỏi là do Mamaji cóp nhặt gửi sang sau này.

Có một bức ảnh chụp ở vườn thú nhân dịp một quan chức cao cấp đến thăm. Một thế giới khác hiện ra đen trắng trước mắt tôi. Bức ảnh đầy người. Vị bộ trưởng trong nội các chính phủ liên hợp là trung tâm của bức ảnh. Đằng sau có một con hươu cao cổ. Gần bên rìa đám đông, tôi nhận ra ông Adirubasamy trẻ tuổi.

"Mamaji đây à?" Tôi hỏi, chỉ vào đó.

"Vâng," anh nói.

Có một người đàn ông đứng cạnh ông bộ trưởng, đeo kính gọng sừng và mái tóc chải rất mượt. Rất có thể là ông Patel, mặt tròn hơn mặt con trai.

"Có phải đây là cha anh?" Tôi hỏi.

Anh lắc đầu. "Tôi không biết ông ta là ai." Im lặng vài giây, rồi anh nói, "chính cha tôi chụp bức ảnh này." Cũng trên trang đó còn có một bức ảnh chụp tập thể khác, phần lớn là học sinh. Anh gõ gõ ngón tay lên bức ảnh.

"Richard Parker đấy," anh nói.

Tôi kinh ngạc. Tôi nhìn gần hơn, cố tách biệt nhân cách và hình thức bề ngoài. Không may là bức ảnh đen trắng lại không được nét. Kiểu ảnh chụp chơi lúc cuộc đời còn vô lo vô nghĩ. Richard Parker đang ngoảnh nhìn ra chỗ khác. Nó cũng chẳng biết là người ta đang chụp ảnh nó.

Trang đối diện là cả một bức ảnh màu chụp cái bể bơi ở Aurobindo Ashram. Một cái bể ngoài trời rộng và đẹp, nước trong vắt soi rõ đáy bể màu xanh lơ và một cái bể lặn bên cạnh.

Trang tiếp trưng một bức ảnh chụp trước cửa trường Petit Seminaire. Một cổng vòm có sơn dòng chữ tiêu biểu của trường: Nil magnum nisi bonum. Không có cái thiện thì cũng không có cái vĩ đại.

Anh có vẻ trầm ngâm.

"Chán nhất," anh nói, "là tôi không còn nhớ lại được dung nhan của mẹ tôi. Tôi có thể tưởng tượng mẹ, nhưng chỉ trong một thoáng là mất. Mỗi khi tôi cố hình dung mẹ cho rõ ràng, mẹ lại mờ dần đi. Cả giọng nói mẹ cũng thế. Nếu tôi thấy mẹ ngoài phố bây giờ, chắc là mọi thứ sẽ trở lại rõ ràng. Nhưng chắc chẳng được nữa rồi. Thật buồn khi không thể nhớ được mẹ mình trông ra sao." Anh gập cuốn sổ lại.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-5-2013 00:49:03 | Xem tất


Chương 34


Cha nói: "Chúng ta sẽ đi tầu thủy như Columbus!"

"Ông ấy đã chỉ hy vọng tìm thấy được Ấn Độ," tôi buồn rầu nói.

Chúng tôi bán vườn thú, trọn gói tuốt tuột. Đến một xứ sở mới, một cuộc đời mới. Ngoài việc đảm bảo cho bầy thú của chúng tôi có một tương lai hạnh phúc, việc bán chác này còn giúp chúng tôi có tiền di chuyển và một món kha khá để bắt đầu lại từ đầu ở Canada (bây giờ nghĩ lại cái món kha khá đó thật nực cười - quả thật chúng tôi mù tịt về chuyện tiền nong). Chúng tôi có thể bán bầy thú cho các vườn ở Ấn Độ, nhưng các vườn thú ở Mỹ chịu trả giá cao hơn. Lúc ấy, Hiệp định Quốc về buôn bán các loài thú quý hiếm vừa ra đời, và hành lang buôn bán thú hoang đã bị đóng của hoàn toàn. Tương lai các vườn thú từ nay nằm trong tay các vườn thú khác. Vườn thú Pondicherry đóng cửa vừa đúng lúc. Người ta tranh nhau mua bầy thú của chúng tôi. Những khách hàng cuối cùng là một số các vườn thú, chủ yếu là vườn thú Lincoln Park ở Chicago và vườn thú Minesota lúc ấy mới sắp mở cửa. Những con thú lẻ thì bán rải rác sang cho các vườn ở Los Angeles, Louisville, Oklahoma City và Cincinnati.

Và có hai con được chở bằng tàu thuỷ sang Vườn thú Canada. Đó là Ravi và tôi. Cả hai chúng tôi đều cùng một cảm nghĩ đấy. Chúng tôi không muốn đi. Không muốn sống ở xứ sở gió giật suốt ngày và với những mùa đông lạnh hai trăm độ âm (1). Canada không có trên bản đồ của môn cricket. Chỉ đến khi bắt tay vào chuẩn bị cuộc di cư chúng tôi mới dần quen với ý nghĩ sẽ phải đi. Việc chuẩn bị cũng hết hơn một năm trời. Không phải với chúng tôi, mà là với bầy thú kia. Nếu nghĩ rằng các con vật có phải lo gì đến quần áo, giầy dép, chăn màn, bàn ghế, đồ bếp núc và đồ vệ sinh; rồi quốc tịch cũng chẳng có ý nghĩa gì với chúng, không phải lo tí gì đến hộ chiếu, tiền nong, khả năng công ăn việc làm, trường học, nhà ở, y tế… Nghĩa là, nếu nghĩ rằng bầy thú thật là nhẹ nhàng trong tất cả những cái đó, thì mới ngạc nhiên là việc di chuyển chúng mới khó khăn làm sao. Di chuyển một vườn thú cũng giống như di chuyển một thành phố vậy.

Nguyên thủ tục giấy tờ đã hàng núi rồi. Tốn hàng lít nước để pha mực đóng dấu. Viết hàng trăm đơn từ kiểu "Kính thưa ngài Mỗ với ngài Mỗ". Rao giá. Thở dài. Nghi ngờ. Bàn đi cãi lại. Trình lên trên xin quyết định. Ngã được giá cả. Ra được thỏa thuận. Kí tên vào những chỗ chấm chấm trong văn bản hợp đồng. Trao đổi những lời chúc mừng. Kiếm các chứng chỉ nguồn gốc. Kiếm các chứng chỉ sức khỏe. Kiếm các giấy phép xuất khẩu. Kiếm các giấy phép nhập khẩu. Làm rõ các điều lệ cách li. Tổ chức vận tải. Tiêu hàng cả gia tài vào tiền điện thoại. Có một câu nói đùa trong nghề vườn thú, một câu đùa mệt mỏi, rằng đống giấy tờ cần thiết để mua bán một con chuột mõm nhọn ăn sâu bọ thôi cũng nặng hơn cả một con voi, rằng giấy tờ mua bán một con voi thì nặng hơn cả một con cá voi, và rằng chớ bao giờ có ý định mua bán một con cá voi, chớ bao giờ. Hình như có một bọn quan liêu chuyên bới lông tìm vết ngồi xếp hàng một từ Pondicherry đến Minneapolis, qua Dehli và Washington, ai cũng nhăm nhăm các biểu mẫu, những vấn đề khó khăn và những nỗi hoài nghi của mình. Chở các con vật lên mặt trăng có thể còn đỡ phức tạp hơn. Cha đã giật đứt hầu hết tóc trên đầu và đã nhiều lần suýt tung hê hết cả.

Có những chuyện không lường được. Hầu hết chim chóc, bò sát, tê giác, khỉ độc, khỉ đuôi sư tử, hươu cao cổ, thú ăn kiến, hổ, báo hoa, báo cheetah, linh cẩu, ngựa vằn, gấu culi và gấu Hymalaya, voi Ấn Độ được hỏi mua tíu tít, nhưng lại có nhiều con không ai hỏi han gì đến, ví dụ như chú hà mã Elphie của chúng tôi. "Một cuộc giải phẫu nhân mắt!" Cha vừa kêu vừa lắc lắc một bức thư trong tay. "Họ sẽ mua nếu mình mổ nhân mắt bên trái cho nó. Cho một con hà mã! Còn gì nữa chứ? Sửa mũi cho tê giác chắc?" Một số con thú bị coi là "quá thường" ví dụ sư tử và khỉ đầu chó. Cha đã phải đổi các con vật này lấy một con khỉ độc từ vườn thú Mysore và một con đươi uơi từ vườn Manila. (Còn con hà mã Elphie thì sống đến hết đời tại vườn thú Trivandrum.) Một vườn thú hỏi mua một "con bò Bramin chính hiệu" để trưng trong khu dành cho trẻ em. Cha liền và khu rừng đô thị Pondecherry và mua một con bò cái có cặp mắt ướt đen tuyền, một cái bướu rõ to và cặp sừng thẳng băng mọc thật vuông góc với cái đầu như thể nó đã liếm phải một ổ điện. Cha cho sơn cặp sừng ấy mầu da cam thật tươi rồi gắn những cái chuông nhựa nhỏ xíu vào mũi sừng, cho nó thêm chính hiệu.

Một phái đoàn ba người Mỹ đến. Tôi rất tò mò. Tôi chưa từng thấy người Mỹ thật còn sống. Họ đến, hồng hào, béo tốt, rất thân thiện, thạo việc và cứ ra mồ hôi như tắm. Họ khám các con thú của chúng tôi. Họ cho chúng ngủ rồi nghe tim, kiểm tra nước giải và phân như thể xem tử vi, lấy máu vào ống tiêm rồi đem đi phân tích, xoa bóp các loại bướu, gõ thử răng, chiếu đèn pin vào mắt, cấu thử da, vuối và nhổ thử lông. Khổ thân các con thú. Chắc chúng tưởng người ta đang khám tuyển chúng vào quân đội Mỹ. Chúng tôi nhận được những nụ cười vui vẻ nhất của những người Mỹ này, và những cái bắt tay chặt tưởng gãy xương của họ.

Kết quả là bầy thú, cũng như chúng tôi, nhận được hết các giấy tờ cần thiết. Chúng sẽ thành những công dân Mỹ tương lai, còn chúng tôi, những công dân Canada tương lai.



Chú thích:

1.Tính theo độ PH.





Chương 35


Chúng tôi rời Madras ngày 21 tháng Sáu năm 1977, trên con tàu hàng Nhật Bản treo cờ Panama mang tên Tsimtsum. Các sỹ quan trên tàu là người Nhật, thủy thủ đoàn là người Đài Loan, và con tầu thật lớn, thật ấn tượng. Ngày cuối cùng của chúng tôi ở Pondicherry, tôi chào tạm biệt Mamaji, ông Kumar và ông Kumar, tạm biệt tất cả bạn bè và cả nhiều người chưa quen biết. Mẹ vận bộ sari đẹp nhất. Bím tóc dài của mẹ, gập lại một cách mỹ thuật và cài lại sau gáy, được trang điểm bằng một vòng hoa nhài tươi. Mẹ đẹp. Và buồn. Vì mẹ đang rời bỏ Ấn Độ, nước Ấn Độ nóng nực của những cơn mưa mùa, những cánh đồng lúa và dòng sông Cauvery, những bờ biển và đền miếu xây bằng đá tảng, những cỗ xe bò kéo và những chiếc xe tải sặc sỡ của bạn bè và những người chủ tiệm quen thuộc, con phố Nehru và phố Goubert Salai, của cái này cái nọ, nước Ấn Độ quen thuộc và yêu mến với mẹ đến thế. Trong khi những người đàn ông trong nhà – tôi tưởng mình là một trong số họ - mặc dù mới mười sáu tuổi – đang vội vàng để lên đường, tưởng mình đã là thị dân Winnipeg bên xứ Canada xa xôi kia, thì mẹ còn nán lại.

Hôm trước khi đi, mẹ chỉ một hàng bán thuốc lá và hỏi giọng khẩn khoản, "Ta có nên mua một vài bao không anh?" Cha đáp, "Bên Canada cũng có thuốc lá, mà sao em muốn mua? Mình có ai hút đâu?" Vâng, bên Canada cũng có thuốc lá – nhưng họ có thuốc lá Gold PHlake không? Họ có kem nhãn hiệu Arun không? Xe đạp của họ có phải xe đạp Hero không? Có tivi Onidas không? Có ô tô Ambassador không? Các hiệu sách có tên là Higginbothm không? Đó, tôi nghĩ, là những câu hỏi quay cuồng trong đầu mẹ khi mẹ đang tính mua mấy bao thuốc lá ấy.

Bầy thú đã được đánh thuốc ngủ, lùa hết vào lồng và khóa lại, đồ ăn thức uống đã trữ hết vào hầm tàu, dây neo đã tháo hết, và những hồi còi rúc lên. Khi con tàu len lỏi ra khỏi bến và tìm đường ra khơi, tôi cuống cuồng vẫy chào Ấn Độ. Mặt trời tỏa sáng, gió thổi đều, và bầy hải âu cất những tiếng kêu chói tai trên không trung. Lòng tôi rộn rã.

Mọi việc ở đời có bao giờ diễn ra như ta vẫn tưởng, nhưng biết làm sao. Cuộc đời đem cho ta cái gì thì ta phải nhận cái đó và chỉ còn cách làm cho chúng tốt đẹp nhất mà thôi.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-5-2013 01:04:34 | Xem tất

Chương 36


Những thành phố ở Ấn Độ đều rộng lớn và đông đúc không thể nào quên được, nhưng khi rời khỏi chúng, ta du hành qua những vùng quê mênh mông, nơi rất ít khi nhìn thấy một bóng người. Tôi còn nhớ cứ thắc mắc mãi không biết chín trăm năm mươi triệu người Ấn kia đang ẩn nấp ở đâu.

Cũng có thể nói như vậy về căn nhà của anh.

Tôi đến hơi sớm. Tôi vừa đặt chân lên các bậc thềm xi măng của lối vào thì đột nhiên một thiếu niên từ trong nhà chạy ào ra. Cậu mặc bộ đồng phục cầu thủ bóng chày và mang theo các dụng cụ bóng chày, và cậu đang vội lắm. Thấy tôi, cậu đứng sững, rồi quay lại gọi toáng lên vào trong nhà: "Cha ơi, ông nhà văn đến rồi." Với tôi, cậu nói: "Chào bác," rồi chạy ù đi.

Cha cậu ra cửa. "Xin chào," anh nói.

"Con trai anh đấy ư?", tôi hỏi, vẫn không biết có thật hay không.

"Vâng." Công nhận sự thực ấy khiến môi anh nở một nụ cười. "Xin lỗi, hai bác cháu gặp nhau không được đúng phép. Cháu đang vội đi tập. Tên cháu là Nikhil. Thường gọi là Nick." Tôi vào đến tiền sảnh. "Tôi không biết anh có con trai," tôi nói. Có tiếng chó sủa, một con chó lài lông đen khoang nâu chạy bổ đến tôi, hít ngửi hổn hển. Nó nhảy dựng lên hai chân trước bíu vào chân tôi. Tôi nói thêm, "lại có cả chó nữa."

"Nó hiếu khách lắm, Tata, xuống!" Tata phớt lờ. Tôi nghe tiếng "Chào bác" chỉ có điều không ngắn gọn và mạnh mẽ như tiếng chào của Nick. Nó kéo dài, đầy giọng mũi và ư ử nhẹ nhàng, âm "àooo…" đến tai tôi như một cái vỗ vai hoặc cái kéo quần nhè nhẹ.

Tôi quay lại. Đang dựa vào cái ghế sôpha trong phòng khách, ngước nhìn tôi với một vẻ e lệ bối rối, là một cô bé da nâu, rất xinh trong bộ áo mầu hồng, rõ ràng đang ở nhà mình. Cô ôm một con mèo màu da cam. Chỉ nhìn thấy hai chân trước dựng đứng và cái đầu thụt lủn của con mèo bên dưới hai cánh tay bắt chéo của cô bé. Phần còn lại của nó treo lửng lơ xuống tận sàn nhà. Con mèo có vẻ hoàn toàn thoải mái trong tư thế treo mắc áo như vậy.

"Còn đây là con gái anh?" Tôi hỏi.

"Vâng. Usha. Này Usha yêu quý của cha, liệu Moccasin như thế có dễ chịu không con?" Usha buông Moccasin xuống. Nó phủ phục xuống sàn một cách thản nhiên.

"Chào Usha," tôi nói.

Con bé đến bên cha và nhìn trộm tôi từ sau chân anh.

"Con làm gì vậy hả con?" Anh nói. "Sao con lại đi trốn thế?" Con bé không trả lời, chỉ nhìn tôi với một nụ cười mỉm rồi che mặt.

"Cháu mấy tuổi rồi hả Usha?" Tôi hỏi.

Nó không đáp.

Rồi Piscine Molitor Patel, được tất cả mọi người biết đến với cái tên Pi Patel, cúi xuống nhấc đứa con gái của mình lên lòng.

"Con biết trả lời câu hỏi đó rồi mà, đúng không nào? Con lên bốn rồi. Một, hai, ba, bốn." Khi nói đến mỗi một con số, anh lại lấy ngón tay trỏ ấn nhẹ lên đầu mũi con bé. Nó thấy điều đó thật buồn cười. Nó khúc khích rồi dụi đầu vào cổ cha.

Đây thực là một câu chuyện có hậu.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-5-2013 22:27:23 | Xem tất


Phần 2 : Thái Bình Dương

Chương 37


Tàu đắm. Nó chìm trong một tiếng động giống như một tiếng ợ kim loại ma quái. Mọi vật sủi bong bóng trêm mặt nước, rồi tất cả biến mất. Cái gì cũng đang gào thét: biển, gió, cõi lòng tôi. Từ trên xuồng cứu nạn, tôi thấy có cái gì trên mặt nước.

Tôi kêu, "Richard Parker, có phải mày đấy không? Khó nhìn quá. Ôi giá mà tạnh được mưa! Richard Parker? Richard Parker? Đúng mày rồi!" Tôi có thể nhìn thấy cái đầu. Nó đang vùng vẫy để khỏi chìm.

"Ôi hay quá, đúng là mày rồi, Richard Parker! Con xin đội ơn tất cả các ngài Jesus, Mary, Muhammad và Vishnu! Nào cố lên, đừng bỏ cuộc. Đến đây với tao. Mày có nghe thấy tiếng còi này hay không? Tuýyyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyy! Mày nghe thấy chứ hả? Bơi đi, bơi! Mày bơi khỏe lắm mà. Chưa đến ba mươi mét đâu." Nó thấy tôi rồi. Trông nó hoảng hốt cực độ. Nó bắt đầu bơi về phía tôi. Mặt nước xung quanh nó dạt từ bên này sang bên nọ. Trông nó bé nhỏ và tuyệt vọng.

"Richard Parker, mày có tin được những gì vừa xảy ra với chúng ta không? Hãy nói đây chỉ là cơn ác mộng. Hãy nói đây không phải là sự thực. Hãy nói tao đang nằm trong cái giường tầng ấy trên tàu Tsimtsum, trằn trọc bên này bên kia và sắp tỉnh dậy khỏi cơn các mộng này. Hãy nói tao vẫn đang hạnh phúc. Mẹ, vị thiên thần thông sáng bảo hộ dịu dàng của con, mẹ đâu rồi? Còn cha nữa, cha ơi, cha lúc nào cũng lo lắng vì chúng con? Anh nữa, anh Ravi, người hùng chói lọi thủơ thiếu thời của em? Xin thần Vishnu phù hộ cho con, xin đấng Allah hãy bảo vệ con, xin đấng Christ hãy cứu rỗi con, con không thể chịu đựng được nữa rồi. Tuýyyyyt! Tuýyyyyt Tuýyyyyt!" Không có thương tích gì trên mình tôi, nhưng chưa bao giờ tôi thấy đau đớn đến cực điểm như thế, một cảm giác bị cắn xé tơi bời cả trong tâm trí và cõi lòng đến mức như thế.

Nó không thoát được mất. Nó sẽ chết chìm mất. Nó không bơi lên được tí nào và các động tác của nó thật yếu ớt. Mũi mồm nó cứ chìm lên chìm xuống. Chỉ có cặp mắt nó luôn gắn chặt vào tôi.

"Richard Parker, mày làm cái gì thế? Mà không muốn sống nữa sao? Bơi đi, bơi tiếp đi! Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt! Đạp chân đi! Đạp! Đạp! Đạp!" Nó khuấy nước và bắt đầu bơi.

"Còn cả gia đình lớn của ta thì sao – chim chóc, thú vật và bò sát? Chúng chết đuối hết rồi sao? Tất cả những gì quý giá nhất trên đời đều bị huỷ diệt cả rồi. Và ta không được phép có một lời giải thích nào ư? Ta phải chịu hỏa ngục mà không có lời kết tội nào của thiên đường hay sao? Nếu quả như vậy, thì trí xét đoán còn ích gì, phải không hả Richard Parker? Nó chỉ soi sáng những thực tế nôm na – giúp ta kiếm đồ ăn áo mặc và một nơi trú ẩn thôi sao? Tại sao trí xét đoán không trả lời được những điều lớn lao hơn? Tại sao chúng ta không thể quăng một câu hỏi ra xa hơn nơi chúng ta có thể kéo về được một câu trả lời? Cần gì phải có một cái lưới rộng đến thế nếu như chỉ có vài con cá quanh quẩn cho ta bắt?" Đầu nó chìm lỉm hết rồi. Nó rướn lên, ngước mắt nhìn như thu tóm cả bầu trời vào mình một lần cuối cùng. Có một cái phao buộc dây trên xuồng. Tôi túm lấy nó và huơ huơ lên trên không.

"Mày có thấy cái phao này không hả Richard Parker? Có nhìn thấy không? Bắt lấy nó! Um! Ta sẽ ném lại lần nữa. Um!" Nó ở xa quá. Nhưng thấy cái phao bay về phía mình khiến nó hy vọng trở lại. Nó lấy lại sức và bắt đầu quẫy đạp rất mạnh.

"Đúng rồi! Một, hai. Một, hai. Thở được là thở nhé. Cẩn thận các ngọn sóng đấy. Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt!" Lòng tôi cũng lạnh băng mất rồi. Tôi như ốm nặng vì đau buồn. Nhưng không thể để mình rơi vào một cơn choáng cóng lạnh như vậy. Chỉ được phép choáng trong hành động mà thôi. Có cái gì đó trong tôi không muốn tôi nằm im chịu chết, không được bỏ cuộc, phải chiến đấu đến cùng. Tôi lấy đâu ra cái đó, tôi cũng không biết nữa.

"Thật nực cười, phải không hả Richard Parker? Ta đã rơi vào địa ngục rồi mà sao vẫn còn sợ chết. Mày đã gần rồi đấy! Tuýyyt! Tuýyyyt! Tuýyyyt! Hoan hô, hoan hô! Được rồi đấy, Richard Parker, được rồi đấy. Bắt lấy này! Um!" Tôi lấy hết sức quăng cái phao. Nó rơi xuống nước ngay trước mặt Richard Parker. Với chút sức lực cuối cùng, nó rướn lên và quặp lấy cái phao.

"Giữ chặt lấy! Ta sẽ kéo mày lên. Đừng bỏ ra. Nhìn ta đây này trong khi ta kéo mày. Ta kéo bằng tay, mày bằng mắt. Tí nữa thôi mày sẽ lên xuống cùng với ta. Gượm đã! Cùng với ta à? Ta với mày sẽ cùng nhau ở một chỗ à? Mình điên rồi hay sao?" Tôi tỉnh ngộ về việc mình đang làm. Tôi giật cái dây một cái.

"Bỏ cái phao ra, Richard Parker! Ta bảo mày. Bỏ cái phao ra! Ta không muốn mày lên dây, hiểu chưa? Đi chỗ khác. Để mặc ta. Biến đi. Chết đuối đi! Chết đuối đi!" Nó đang điên cuồng đạp nước bằng cả bốn chân. Tôi với lấy cái chèo. Tôi chọc mạnh vào nó, muốn đẩy nó ra. Tôi trượt và để rơi mất mái chèo.

Tôi vớ lấy cái chèo còn lại. Tôi lắp nó vào móc chèo và dồn sức khua nó xuống nước, muốn chèo cái xuồng đi chỗ khác. Tất cả nỗ lực của tôi chi đủ làm cho cái xuồng quay một chút, một đầu xuồng vào gần Richard Parker hơn.

Tôi sẽ phải đánh vào đầu nó! Tôi giơ cái chèo lên cao.

Nó nhanh quá. Nó vươn lên và trèo vào xuồng.

"Ôi, lạy chúa tôi." Ravi có lý. Quả thực tôi đã thành con dê tiếp theo. Tôi đã có con hổ Bengal ba tuổi trưởng thành, ướt đẩm, run rẩy, vừa thoát khỏi chết đuối, đang thở hồng hộc và ho sù sụ trên cái xuồng cứu nạn cùng với tôi. Richard Parker loạng choạng đứng lên, chân giẫm lên tấm bạt, mắt rực lửa khi gặp luồng mắt của tôi, hai tai cụp sát vào đầu, bao nhiêu vũ khí trút hết ra khỏi vỏ. Cái đầu nó to bằng và cùng màu với cái phao, đầy răng nhọn.

Tôi quay quắt ra đằng sau, bước qua con ngựa vằn rồi nhẩy ào xuống biển.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-5-2013 22:32:30 | Xem tất

Chương 38


Tôi không hiểu được. Trong bao nhiêu ngày con tàu đã tuần tự nhi tiến, ngạo nghễ phớt lờ mọi thứ xung quanh nó. Mặt trời chói lọi, mưa rơi, gió thổi, nước dòng, sóng cao, vực sâu - con tầu Tsimtsum đều mặc kệ. Nó chạy với một sự tự tin, chậm chạp và khổng lồ của một châu lục.

Tôi đã mua một tấm bản đồ thế giới cho chuyến đi; tôi treo nó lên một cái bảng nút chai trong cabin của chúng tôi. Sáng sáng, tôi hỏi vị trí của tầu ở cầu chỉ huy và đánh dấu lên tấm bản đồ bằng một cái đinh ghim đầu tròn màu da cam. Chúng tôi đi từ Madras, ngang qua Vịnh Bengal, xuống dọc eo biển Malacca, vòng Singapore rồi ngược lên Manila. Tôi không thấy chán một chút nào trong suốt lộ trình ấy. Chúng tôi rất bận vì phải chăm sóc bầy thú. Đến đêm, lên giường ngủ thì ai nấy đều ê ẩm tận xương. Chúng tôi dừng lại ở Manila hai hôm, vì chuyện thức ăn tươi cho bầy thú, lấy thêm hàng, và như chúng tôi được thông báo, còn để kiểm tra bảo dưỡng máy tàu nữa. Tôi chỉ để ý đến hai việc trước. Thức ăn tươi cho bầy thú có hàng tấn chuối, còn hàng mới là một con đười ươi cái Congo, một phần kết quả của những chạy vạy cho công việc của cha. Một tấn chuối và hai, ba kí lô những con nhện to tướng đen xì. Một con đười ươi cũng giống như một con khỉ độc, nhỏ hơn, gầy hơn, nhưng trông lưu manh hơn, ít vẻ u buồn hơn. Một con đười ươi rùng mình nhăn mặt khi nó chạm vào một con nhện đen, cũng như anh và tôi, nhưng khác một cái là ngay sau đó nó sẽ giận dữ nghiền nát con nhện bằng các khớp ngón tay của nó. Tôi thấy chuối và một con đười ươi thú vị hơn nhiều cái cỗ máy cơ khí bẩn thỉu dưới lòng tầu. Ravi thì suốt ngày này qua ngày khác ở dưới đó, xem người ta chạy máy. Máy móc có cái gì đó không ổn, anh bảo vậy. Hay là việc bảo dưỡng đã chữa lợn lành thành lợn què? Tôi không biết. Chắc cũng chẳng ai biết. Câu trả lời là một bí ẩn đang nằm dưới hàng nghìn thước nước.

Chúng tôi rời Manila và tiến vào Thái Bình Dương. Đến ngày thứ tư, mới nửa đường đến Midway, thì tàu đắm. Con tàu biến mất tăm vào cái lỗ đinh ghim của tôi trên bản đồ. Một trái núi sụp đổ trước mắt tôi và mất dạng dưới chân tôi. Khắp xung quanh tôi là bãi nôn mửa của con tàu chết vì rối loạn tiêu hóa. Tôi nôn mửa. Tôi choáng. Tôi thấy trống rỗng lớn lao ở trong mình, rồi cái trống rỗng ấy lại bị sự im lặng lấp đầy. Trong nhiều ngày sau đó, một nỗi đau đớn và sợ hãi luôn đè chặt lên ngực tôi.

Hình như đã có một tiếng nổ. Nhưng tôi không chắc. Lúc đó tôi đang ngủ. Và đã bật dậy. Con tàu không phải là một tàu khách hạng sang. Nó là một tàu chở hàng hạng nặng thiết kế không phải để phục vụ khách có tiền và đòi hỏi tiện nghi. Lúc nào và chỗ nào trên tàu cũng ầm ĩ các loại tiếng động. Cũng chính vì mức độ ồn ào và ổn định ấy mà chúng tôi ngủ ngon như hài nhi. Đấy là một dạng im lặng không có gì phá vỡ được, kể cả tiếng ngáy của Ravi hay những lời mê ngủ của tôi. Cho nên tiếng nổ ấy, nếu có, cũng không phải là một tiếng động mới mẻ gì. Nó chỉ là một tiếng động bất thường. Tôi giật mình tỉnh dậy, như thể Ravi vừa bóp nổ một quả bóng hơi ngay tai tôi. Tôi nhìn đồng hồ. Mới quá bốn rưỡi sáng một tí. Tôi cúi xuống giường bên dưới. Ravi vẫn ngủ.

Tôi mặc quần áo và trèo xuống. Thường thì tôi ngủ rất say. Thường thì tôi sẽ nằm lại và ngủ tiếp. Không biết tại sao đêm đó tôi lại thức dậy như thế. Chính ra Ravi mới là người sẽ làm như vậy. Anh thích từ vẫy gọi . Trong trường hợp ấy, Ravi sẽ bảo Phiêu lưu đang vẫy gọi, và sẽ chạy ra thám thính khắp các nơi trên tàu. Mức độ tiếng ồn lại trở lại như thường, nhưng hình như có khác về chất, có lẽ hơi nghèn nghẹt khác trước.

Tôi lay Ravi. Tôi gọi, Ravi ! Có tiếng gì lạ lắm. Mình ra xem sao đi. Anh ngái ngủ nhìn tôi. Anh lắc đầu và trở mình, kéo chăn lên tận má. Ôi, Ravi !

Tôi mở cửa cabin.

Tôi còn nhớ mình đi dọc hành lang, nơi cảnh vật lúc nào cũng thế cả ngày lẫn đêm. Nhưng tôi cảm thấy đêm tối ở trong mình lúc đó. Tôi dừng lại trước cabin của cha mẹ và đã định gõ cửa. Tôi nhớ mình có nhìn đồng hồ và quyết định thôi không gõ cửa nữa. Cha thích giấc ngủ của cha lắm. Tôi quyết định sẽ lên boong đón bình minh. Có thể tôi sẽ thấy một ngôi sao đổi ngôi.Tôi đã nghĩ đến điều đó, đến các ngôi sao đổi ngôi, khi trèo lên thang. Cabin của chúng tôi ở cách boong hai tầng. Tôi quên hẳn cái tiếng động lạ kia rồi.

Chỉ khi đẩy mở cánh cửa nặng dẫn lên boong, tôi mới nhận thấy thời tiết lúc ấy ra sao. Đã gọi được là bão chưa nhỉ? Đúng là đang mưa, nhưng không đến nỗi to lắm. Rõ ràng chưa phải là mưa giật như trong những trận bão gió mùa. Có gió. Những cơn gió giật cũng đủ mạnh để lật ô. Nhưng tôi vẫn đi trong gió ấy không mấy khó khăn. Còn biển, trông dữ dội thật, nhưng với một kẻ sống trong đất liền thì biển cả bao giờ chẳng ghê gớm, hùng vĩ và đầy nguy hiểm. Những con sóng trào lên, và bọt trắng bị gió thổi quật tơi bời vào thành tàu. Nhưng tôi đã từng thấy cảnh đấy và có con tàu nào đắm. Một con tàu hàng là một cấu trúc bền vững khổng lồ, một chiến công của kỹ thuật. Nó được thiết kế để nổi trên mặt nước trong những điều kiện tồi tệ nhất. Thời tiết kiểu này chắc sẽ không thể làm đắm tàu được, có phải vậy không nhỉ? Lạ thật, chỉ cần đóng cánh cửa và sẽ không thấy gió bão gì nữa. Tôi tiến hẳn lên boong. Tôi bíu chắc lấy lan can và ngửa mặt đón bão. Thích thật, đây mới là phiêu lưu mạo hiểm.

Hỡi Canada, ta đã đến đây! Tôi gào lên, ướt sũng và lạnh cóng. Tôi thấy mình thật can đảm. Vẫn còn tối, nhưng cũng đả đủ sáng để nhìn thấy xung quanh. Sáng để thấy hết cảnh thiên nhiên gào thét. Một sân khấu khổng lồ, với ánh sáng thật kịch tính, với vô vàn những phụ kiện, và một ngân sách không hạn chế cho những hiệu quả đặc biệt. Trước mắt tôi là một khung cảnh hoành tráng của gió và nước, một trận động đất của các giác quan mà ngay cả Hollywood cũng không thể bầy đặt ra được. Nhưng trận động đất ấy ngưng lại ngay dưới chân tôi. Tôi đang đứng trên một nền tảng vững chãi. Tôi như một khán giả ngồi yên ổn trong ghế của mình.

Chỉ đến khi nhìn lên chỗ cái xuồng cứu nạn trên cầu tàu, tôi mới bắt đầu thấy lo lắng. Cái xuồng không nằm ngay ngắn trong vị trí treo lơ lửng của nó. Nó nghiêng hẳn vào phía trong của hai vòng giá treo. Các khớp ngón tay tôi trắng bệch. Hóa ra, tôi phải bíu chặt lấy lan can như vậy không phải vì gió bão, mà là nếu không thì tôi đã ngã về phía trong con tàu, lúc đó đang nghiêng dần sang phía sườn bên trái. Chưa nghiêng nhiều lắm, nhưng đủ để tôi kinh ngạc. Khi tôi nhìn sang phía bên kia, cảnh vật không còn bình thường nữa. Tôi nhìn thấy cả sườn tàu đen sì.

Tôi run bắn lạnh hết cả người. Tôi nhất định nghĩ rằng chỉ vì cơn bão mà thôi. Đã đến lúc về cabin. Tôi bỏ tay, bước vội về phía vách, rướn người mở cửa.

Bên trong tàu có nhiều tiếng động. Những tiếng rền rĩ trầm đặc của cấu trúc. Tôi vấp ngã. Không sao. Tôi vùng dậy. Vịn vào tay cầu thang, tôi chạy xuống từng bốn bậc một. Mới xuống đến tầng thứ nhất ở dưới tôi đã thấy nước. Nước tràn lan. Ngập hết lối đi. Nước dâng lên ào ạt từ bên dưới như một đám đông nổi loạn, giận dữ, ngầu bọt và sôi sùng sục. Tôi không thể tin vào mắt mình. Tại sao lại có nước ở đây? Nó ở đâu ra? Tôi đứng đóng đanh tại chỗ, hốt hoảng, hoang mang, không biết phải làm gì tiếp. Cả gia đình tôi đang ở dưới kia.

Tôi chạy trở lên boong. Thời tiết không còn làm trò mua vui như trước nữa. Tôi sợ hãi lắm. Bây giờ thì rõ ràng quá rồi: con tàu đang lật nghiêng một cách trầm trọng. Mà không phải chỉ về một phía. Nó đang nghiêng cả từ phía mũi xuống phía đuôi tàu. Nhìn sang phía bên kia boong, tôi thấy nước biển có vẻ cách mình chưa đến hai mươi mét. Tàu đang chìm. Tôi không thể chấp nhận ý nghĩ đó. Nó khó tin như chuyện mặt trăng bốc cháy vậy.

Sỹ quan và thủy thủ đâu cả rồi? Họ đang làm gì vậy? Về phía mũi tàu, tôi thấy lờ mờ có mấy bóng người đang chạy. Hình như tôi thấy cả mấy con thú nhưng tôi gạt những hình ảnh ấy đi, coi chúng chỉ là ảo ảnh do mưa và bóng tối gây ra. Chúng tôi có mở then các cửa khoang thú vật khi thời tiết tốt, nhưng chúng luôn luôn được nhốt kín trong cách chuồng riêng. Chúng tôi đang chở các con thú hoang nguy hiểm chứ đâu phải gia súc. Phía trên cầu tàu, tôi nghĩ tôi nghe thấy có tiếng người đang hò hét.

Con tàu lắc mạnh một cái rồi đến cái tiếng động ấy, cái tiếng ợ kim loại ma quái. Cái gì vậy? Có phải là một tiếng thét tập thể của người và thú phản kháng cái chết đang đến với họ? Hay là tiếng thở dốc của chính con tàu khi trút bỏ linh hồn? Tôi ngã lộn nhào. Tôi vùng đứng dậy. Tôi lại nhìn ngang boong tàu và thấy biển dâng lên. Sóng gần lắm rồi. Chúng tôi đang chìm rất nhanh.

Tôi nghe thấy rõ ràng tiếng khỉ kêu thét. Có cái gì đang làm rung cả sàn tàu. một con bò tót Ấn Độ chạy đâm bổ từ trong mưa về phía tôi, ầm ầm chạy qua tôi, hoảng sợ đến phát rồ. Tôi chỉ biết chết lặng nhìn nó. Lạy Chúa tôi, không biết ai lại thả nó ra như thế?

Tôi chạy ra cầu thang dẫn lên cầu tàu. Trên đó sẽ có các sỹ quan, những người nói được tiếng Anh duy nhất trên tàu, trong tay họ là vận mệnh của chúng tôi, họ sẽ chỉnh đốn được tình hình. Họ sẽ giải thích mọi chuyện. Họ sẽ bảo vệ được gia đình tôi và tôi. Tôi trèo lên cầu tàu giữa. Không thấy có ai bên này, tôi chạy sang phía bên kia, thấy có hai người trong thuỷ thủ đoàn. Tôi ngã. Tôi vùng dậy. Họ đang nhìn cả ra biển. Tôi hét lên. Họ quay lại. Họ nhìn tôi rồi nhìn nhau. Họ nói cái gì đó. Họ chạy ù về phía tôi. Tôi lập tức thấy yên tâm. Tôi nói: Ơn Chúa, tôi đã tìm thấy các anh. Có chuyện gì vậy? Tôi sợ lắm. Dưới đáy tàu toàn là nước. Tôi lo cho gia đình tôi quá. Tôi không thể xuống dưới tầng có cabin của chúng tôi. Bình thường có chuyện này không? Các anh nghĩ. Một người trong bọn họ ngắt lời tôi bằng cách ấn vào tay tôi một cái áo phao cấp cứu và quát cái gì đó bằng tiếng Trung Quốc. Tôi để ý thấy một cái còi màu da cam lủng lẳng ở cái túi phao. họ đều gật đầu lia lịa về phía tôi. Khi họ túm lấy tôi và nhấc bổng tôi lên, tôi chẳng phật ý gì hết. Tôi nghĩ họ đang giúp tôi. Tôi thấy tin họ đến mức còn cảm thấy biết ơn họ khi họ nhấc bổng tôi lên như vậy. Chỉ khi họ ném tôi xuống biển, tôi mới bắt đầu thấy nghi ngờ.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-5-2013 22:34:08 | Xem tất


Chương 39



Tôi rơi xuống, nảy bần bật trên tấm vải bạt căng che bọc một cái xuồng cứu nạn, mới được tháo ra một nửa, hàng chục mét bên dưới cầu tàu. Rất lạ là tôi không đau đớn gì. Cái áo phao rơi đâu mất, trong tay tôi còn lại cái còi. Cái xuồng đã được hạ xuống nửa chừng, vẫn còn đang lơ lửng. Nó nghiêng khỏi hai cái đà treo, đung đưa trong gió bão, cách mặt biển chừng sáu thước. Tôi nhìn lên. Hai người trong bọn họ đang nhìn xuống tôi, lấy tay chỉ cuống quýt vào cái xuồng và hò hét loạn xị. Tôi không hiểu họ muốn tôi làm gì. Tôi tưởng họ sắp nhảy xuống cùng với tôi. Nhưng họ quay đi, trông rất hoảng sợ, rồi một con vật bất thần nhảy vọt ra không trung với dáng điệu duyên dáng của một con ngựa đua. Con ngựa vằn không rơi trúng tấm vải bạt. Nó là một con đực giống Grant, nặng trên hai tạ rưỡi. Nó rơi ầm xuống cái ghế dài cuối xuồng, làm vỡ tan cái ghế và khiến cả cái xuồng run lên bần bật. Con vật kêu lên. Nhẽ ra phải là một tiếng hí rền rĩ như một con la hoặc con ngựa. Nhưng hoàn toàn không phải. Chỉ có thể gọi đó là một tiếng sủa the thé đau đớn vô cùng; khônga-ha-ha, khônga-ha-ha, khônga-ha-ha. Cặp môi nó vén hết lên, run bần bật, để lộ những cái răng vàng và hàng lợi màu hồng sẫm. Cái xuồng và chúng tôi cùng rơi xuống mặt nước đang sủi sùng sục.




Chương 40


Richard Parker không nhảy xuống nước theo tôi. Cái chèo tôi định dùng để đánh nó nổi bập bềnh. Tôi vớ lấy nó khi bơi về cái phao mà con hổ vừa bỏ ra. Dưới nước thật khủng khiếp. Tôi có cảm tưởng như đang ở dưới đáy một cái giếng đang sụt lở. Nước sôi lên giận dữ, đen ngòm, lạnh buốt. Các con sông liên tiếp nhào xuống tôi. Chọc vào mắt tôi. Dìm tôi xuống. Khiến tôi ngạt thở. Nếu không có cái phao, chắc chắn tôi đã không thể sống lấy một phút.

Tôi thấy một hình tam giác rẽ nước đi cách tôi khoảng 5 thước. Vây cá mập. Một nỗi sợ hãi rần rật chạy lên chạy xuống dọc sống lưng tôi như một dòng nước lạnh toát. Tôi hết sức bơi thật nhanh về một đầu xuồng, phía vẫn còn có tấm bạt che phủ. Tôi chống tay nghển lên xuống. Không nhìn thấy Richard Parker đâu cả. Không ở trên tấm bạt, cùng không trên cái ghế dài nào. Nó đang ở dưới đáy xuồng. Tôi rướn lên tí nữa. Tôi chỉ thoáng thấy ở đầu xuồng đàng kia cái đầu con ngựa vằn vật vã tứ phía. Tôi để người ngã xuống nước trở lại. Ngay trước mắt tôi, một cái vây cá mập lẳng lặng lướt qua.

Tấm bạt màu da cam sáng được buộc bằng dây nilông chắc luồn qua các lỗ khuyết kim loại tán dọc mép bạt và những cái móc tròn bên mạn xuồng. Tình cờ, tôi đang bơi ở phía mũi xuồng. Đoạn bạt phủ trên phần mũi - một cái mũi rất ngắn, nếu ở trên mặt người thì là một cái mũi tẹt - không được buộc chắc như ở các đoạn xung quanh xuồng. Đoạn dây luồn từ cái móc bên này sang cái móc bên kia của mũi xuồng không được chặt lắm, khiến cho tấm bạt được phủ lỏng ra một chút. Tôi lấy cán mái chèo chọc vào cái khe hở chỗ bạt lỏng ấy và hết sức đẩy nó vào thật sâu, đến hết cỡ mới thôi. Cái mũi xuồng thế là mọc ra thêm được một đoạn, cho dù hơi vẹo vọ một chút. Tôi đu lên cái chèo, hai chân quặp lấy nó. Cán chèo thúc lên tấm bạt, nhưng cả bạt, dầy chằng và cái chèo đều nguyên vị. Tôi không phải ngâm mình dưới nước nữa, mặc dù vẫn lửng lơ lắc lư cách mặt nước chỉ hơn một thước. Những ngọn sóng lớn vẫn quất vào người tôi.

Chỉ còn mình tôi, côi cút, giữa Thái Bình Dương, bám lửng lơ vào một mái chèo, hổ dữ trước mặt, cá mập dưới lưng, xung quanh là bão tố. Nếu tôi nhìn nhận tình trạng ấy của mình bằng lí trí tỉnh táo, chắc hẳn tôi đã bỏ cuộc và buông khỏi mái chèo đó với hy vọng sẽ được chết chìm trước khi bị ăn thịt. Nhưng tôi không thể nhớ mình có chút ý nghĩ gì trong vài phút đầu tương đối an toàn đó. Tôi còn không thể thấy là trời đang rạng sáng. Tôi chỉ biết bám chặt lấy mái chèo, chỉ vậy thôi, chỉ có Thượng đế mới biết tại sao.

Một lúc sau, tôi bắt đầu tận dụng được cái phao. Tôi nhấc nó lên khỏi mặt nước và luồn nó vào cái chèo. Tôi dịch nó xuống dần cho đến khi vòng phao quặp lấy cái chèo thôi. Nếu Richard Parker xuất hiện, nhẩy ra khỏi mái chèo trong tư thế đó sẽ khó khăn hơn, nhưng hãy cứ lo từng thứ một, Thái Bình Dương trước, hổ dữ sau.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2013 21:23:19 | Xem tất


Chương 41


Trời đất đã để tôi sống. Cái xuồng không chìm. Richard Parker không thấy đâu. Bầy cá mập lượn lờ nhưng không tấn công. Sóng đánh vào tôi tơi bời nhưng không cuốn tôi đi.

Tôi nhìn mãi con tàu lúc nó chìm xuống khối nước sủi sùng sục. Những ánh đèn nhập nhoạng rồi tắt ngấm. Tôi cố tìm gia đình tôi, những ai còn sống sót, một cái xuồng cứu nạn khác, bất cứ gì có thể làm tôi hy vọng. Nhưng không có gì cả. Chỉ có mưa, những cơn sóng dữ dội của đại dương đen ngòm và dư vị thảm họa.

Bóng tối đã tan đi trên bầu trời. Mưa đã tạnh.

Tôi không thể ở trong tư thế của mình mãi. Tôi rét. Cổ tôi đau nhừ vì phải giữ cái đầu và phải nghển lên nghển xuống mãi cho đến lúc đó. Lưng cũng đau vì dựa mãi vào cái phao. Và tôi cần phải ở cao hơn nữa mới có thể quan sát xem có cái xuồng cứu nạn nào nữa không.

Tôi dịch xuống dọc cái chèo cho đến lúc hai bàn chân đặc lên được mũi xuồng. Phải rất thận trọng. Tôi đoán Richard Parker đang nằm dưới tấm bạt, quay lưng về phía tôi, quay mặt ra chỗ con ngựa vằn mà chắc chắn là nó đã thịt mất rồi. Trong năm giác quan, hổ dùng nhiều đến mắt nhất. Nhãn lực của chúng mạnh, nhất là phát hiện các chuyển động. Tai chúng cũng thính. Mũi chúng thì thường. Tất nhiên tôi muốn nói là nếu so với các loài vật khác. Bên cạnh Richard Parker thì tôi là thằng điếc, mù và tịt mũi đặc. Nhưng lúc ấy nó không thể nhìn thấy tôi, và tôi ướt sũng như vậy thì nó cũng có thể không ngửi thấy, còn với tiếng gió gào biển thét khi đó, nếu tôi cẩn thận thì chắc nó không thể nghe thấy tôi. Một khi nó còn chưa biết đến tôi thì còn có cơ hội sống. Nếu biết, nó sẽ giết tôi lập tức. Tôi băn khoăn không biết nó có thể vọt lên qua tấm bạt không.

Sợ hãi và lí trí tranh nhau trả lời. Sợ hãi bảo được chứ, nó là một con thú ăn thịt hung dữ và mạnh mẽ, nặng tới hơn hai tạ. Móng nào của nó cũng sắc như dao. Lí trí lại nói không được đâu, tấm bạt rất chắc, không phải là vách giấy Nhật Bản. Tôi đã từ tít trên cao rơi xuống nó. Richard Parker có thể dùng móng cào xé tấm bạt dễ dàng và nhanh chóng, nhưng không thể nhảy chui qua tấm bạt đến bóp một cái như thằng hề trong hộp đồ chơi. Và nó con chưa thấy tôi. Chưa thấy tôi thì nó chẳng có lí do gì phải cào xé tấm bạt để chui qua cả.

Tôi trườn dọc cái chèo. Tôi để cả hai chân sang một phía và đặt chân lên mạn xuồng, cái mép trên của sườn xuồng, hay gọi là cái gọng trên cũng được. Tôi dịch thêm chút nữa cho đến khi hai chân ở trong xuồng. Tôi không rời mắt khỏi cái mép bên kia của tấm bạt. Bất kì giây phút nào Richard Parker cũng có thể trỗi dậy nhào đến tôi. Người tôi phát ra nhưng cơn sợ run bần bật rất nhiều lần. Đúng cái chỗ cần phải im nhất là đôi chân thì tôi lại là chỗ tôi bị run mạnh nhất. Hai chân tôi run đùng đùng như gõ trống trên tấm bạt, đến gõ cửa gọi Richard Parker thì cũng chỉ thế là cùng. Cơn run lan từ chân lên tay và tôi chẳng thể nào cản nổi chúng. Rồi từng cơn run sợ cũng qua đi.

Khi người tôi đã phần lớn vào trong xuồng, tôi gượng đứng dậy. Tôi nhìn sang qua tấm mép bạt, và ngạc nhiên thấy con ngựa vằn vẫn còn sống. Nó nằm gần đuôi xuồng, chỗ nó đã rơi xuống, bất động, nhưng bụng vẫn phập phồng thở dốc và mắt vẫn đáo điên đầy hoảng hốt. Nó nằm nghiêng, quay mặt về phía tôi, đầu và cổ nghẹo trên cái ghế băng bên mạn xuồng một cách vụng về. Một chân sau nó đã gãy thảm hại. Cái góc gập hoàn toàn không tự nhiên. Xương lòi khỏi da và có máu chảy. Chỉ hai chân trước thanh mảnh là có vẻ vẫn còn trong tư thế tự nhiên. Chúng gập lại và thu gọn xuống bên dưới phần thân thể đã vặn vẹo. Thỉnh thoảng, con ngựa vằn lại ngúc ngắc đầu, kêu nấc lên và thở phì phò. Còn thì nó nằm bất động.

Một con vật đáng yêu. Những cái vằn của nó ánh lên, sáng trắng và đen tuyền. Đang cơn khắc khoải chết người, tôi không để ý nhiều, nhưng vẫn kinh ngạc nhận thấy, dù chỉ thoáng qua, cái kiểu dáng thật lạ, thật sạch và thật đẹp, cũng như cái đầu thanh tú của nó. Cái hệ trong lớn hơn đối với tôi là điều hiển nhiên lạ lùng rằng Richard Parker đã không giết nó. Các loài thú ăn thịt chỉ biết: chúng phải giết con mồi. Trong hoàn cảnh lúc ấy, Richard Parker, căng thẳng và sợ hãi đến thế, chắc chắn sẽ càng hung dữ hơn nhiều. Nhẽ ra con ngựa vằn phải bị ăn thịt rồi mới phải.

Nguyên nhân của việc tha chết đó chỉ một lúc sau hiển hiện ra trước mặt tôi. Nó làm máu tôi đông lại, rồi cũng làm cho tôi có một chút yên tâm. Một cái đầu xuất hiện ở cuối tấm bạt. Nó nhìn thẳng vào tôi một cách sợ hãi, thụt xuống, ngẩng lên, lại thụt xuống, lại ngẩng lên, rồi biến hẳn. Một cái đầu hói hao hao giống gấu của một con linh cẩu lông chấm. Vườn thú của chúng tôi có một bộ lạc linh cẩu gồm 6 con, hai con cái chỉ huy và 4 con đực lâu la. Chúng đang trên đường đến Minesota. Con này là một con đực. Tôi nhận ra nó vì cái tai bên phải, bị rách bươm và vết sẹo lởm chởm vẫn làm chứng cho những vụ bạo hành ngày trước của nó. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Richard Parker đã không giết con ngựa vằn: nó không còn ở trên xuồng nữa. Không thể có một con linh cẩu và một con hổ trong cùng một nơi chật hẹp như vậy. Chắc hẳn nó đã lăn từ tấm bạt xuống dưới biển và chết đuối rồi.

Thế còn tại sao lại có con linh cẩu này ở trên xuồng? Tôi không tin linh cẩu có thể bơi ngoài biển khơi. Chỉ có thể kết luận rằng nó đã ở trên xuồng từ trước, trốn lên tấm bạt, và tôi đã không thấy nó lúc rơi xuống xuồng. Tôi nhận ra một điều nữa: con linh cẩu là lí do những thuỷ thủ kia đã ném tôi xuông xuồng. Không phải họ định cứu tôi. May ra đó chỉ là ý định cuối cùng của họ. Họ muốn dùng tôi làm vật thí mạng. Họ hy vọng con linh cẩu sẽ tấn công tôi và may ra tôi sẽ trừ khử được nó và làm cho cái xuống được an toàn để họ xuống, tôi có chết cũng chẳng sao. Bây giờ thì tôi hiểu họ đã chỉ tay lia lịa vào cái gì dưới xuồng trước khi con ngựa vằn xuất hiện.

Tôi không bao giờ nghĩ rằng việc mình bị nhốt cùng với một con linh cẩu ở một nơi chật hẹp như thế lại là một tin lành, nhưng biết làm sao được. Mà thực ra tôi có những hai cái tin lành: nếu không có con linh cẩu thì đám thủy thủ đã chẳng ném tôi xuống xuồng và nhất định tôi đã chết chìm theo con tàu; còn việc phải chung cư với một con thú thì thà là với con chó dữ còn hơn là con hổ hung bạo và nhanh như cắt kia. Để cho an toàn, tôi dịch trở lại lên cái chèo. Dạng chân sang hai bên, tôi ngồi lên mép cái phao, bàn chân trái đặt trên mỏm mũi xuồng, chân phải trên mép xuồng. Cũng đủ đễ chịu và cho phép tôi quay mặt vào xuồng.

Tôi nhìn quanh. Chẳng có gì ngoài biển và trời. Giống hệt như khi ta ở trên một đỉnh cao nào đó. Mặt biển thấp thoáng nhại lại các nét đặc trưng của đất liền - những ngọn đồi, những thung lũng, những cánh đồng. Những biến động địa chất được tăng tốc. Vòng quanh thế giới trong 80 ngọn sóng. Nhưng tôi chẳng tìm thấy gia đình tôi ở nơi nào trong cái thế giới ấy. Có những vật nổi bập bềnh trên mặt nước nhưng chẳng có cái nào mang lại chút hy vọng. Tôi không thể tìm thấy một xuồng cứu nạn nào khác.

Thời tiết thay đổi nhanh chóng. Mặt biển, mênh mông là thế, đến mức ngạt cả thở, đang dần dần trở lại ổn định trong một chuyển động đều đặn và mượt mà, với những con sóng đuổi theo nhau. Gió đang dịu lại thành một làn mơn man đầy âm hưởng. Những đám mây trắng lúp xúp tỏa sáng đang bắt đầu sáng lên trên nền xanh nhạt tinh tế của vòm trời vô biên sâu thẳm. Đó là bình minh của một ngày đẹp trời trên Thái Bình Dương. Chiếc áo trên người tôi đã bắt đầu khô. Đêm tối biến đi nhanh chóng chẳng kém gì con tàu.

Tôi bắt đầu chờ đợi. Tâm trí tôi đảo điên. Hết tập trung vào những chi tiết thực tế của việc sống còn trước mắt rồi lại ngây dại trong đau đớn, khóc chẳng ra lời, miệng há, hai tay ôm đầu.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2013 21:25:38 | Xem tất


Chương 42


Nó tới, bập bềnh trên một hòn đảo chuối và trong một vầng hào quang, đẹp không khác gì Mary Đồng Trinh. Mặt trời đang mọc lên sau lưng nó. Lông tóc nó như bốc lửa trông thật sướng mắt.

Tôi kêu lên: Ôi chao! Hỡi Mẹ vĩ đại đầy ân điển, hỡi nữ thần sinh thực của vùng Pondicherry, người mang lại sữa và tình yêu, vòng tay an ủi tuyệt với, nỗi khủng khiếp của chấy rận, người ẳm bế những kẻ khóc lóc, chẳng nhẽ người cũng phải chứng kiến tấn thảm kịch này ư? Dịu dàng phải gặp khủng khiếp là không phải lẽ rồi. Sao người không chết ngay có hơn chăng? Gặp người thế này thật vui mừng và cay đắng biết bao. Người đem lại phần đau đớn và vui mừng ngang nhau. Vui mừng vì có người bên ta, nhưng đau đớn vì sẽ chẳng được mấy chốc. Người biết gì về biển cả? Không biết gì hết. Ta biết gì về biển cả? Cũng không biết gì hết. Không có tài xế, chiếc xe buýt này sẽ lạc mất thôi. Chúng ta thế là hết đời rồi. Hãy lên xuồng nếu số phận người vẫn còn mờ mịt - ta hãy cứ biết bến này đã. Ta có thể ngồi bên nhau. Người có thể lấy chỗ cạnh cửa sổ, nếu người thích. Nhưng quang cảnh sẽ buồn đấy. Ôi chao, lẩm cẩm thế đủ rồi. Để ta nói thẳng ra nhé: ta yêu n gười, ta yêu người, ta yêu người. Ta yêu người, ta yêu người, ta yêu người. Nhưng mà không được có bọn nhện đâu nhé. Đó là con Nước Cam - gọi nó thế vì nó hay rớt rãi lòng thòng - con khỉ độc cái vùng Borneo quí giá, minh tinh của vườn thú và mẹ của hai thằng con xinh xắn, xung quanh là cả một đám nhện đen lổm ngổm bò như một đám tín đồ hắc ám. Những quả chuối mà con khỉ độc ngồi lên trên được ràng với nhau bởi cái lưới nylông đựng chúng mà người ta đã cứ thế ròng xuống tàu. Khi con khỉ bước sang xuồng, đám chuối dập dềnh rồi lộn ngửa. Cái lưới tuột ra. Không suy nghĩ gì, chỉ vì thấy nó ngay gần và sắp chìm mất, tôi với tay túm lấy cái lưới và kéo lên xuồng, một việc ngẫu nhiên sau này đã cứu sống tôi nhiều lần. Cái lưới sẽ trở thành một trong những sở hữu quý giá nhất của tôi.

Những quả chuối tản ra. Bầy nhện bò như điên, nhưng tình thế của chúng là tuyệt vọng. Hòn đảo chuối tan rã dưới chân chúng. Chúng chết đuối hết cả. Trong giây lát, cái xuồng như trôi trên một biển chuối.

Tôi đã nhặt lên cái lưới mà tôi nghĩ là vô tích sự, nhưng lại không nghĩ đến việc nhặt những quả chuối kia. Thật vậy. Không một quả nào. Đó là một cuộc chia chác chuối theo nghĩa sai lầm nhất: biển cũng giải tán đám chuối ấy. Sự phí phạm khổng lồ ấy sau này khiến lòng tôi nặng trĩu. Tôi đã phải vật vã sầu muộn vì sự ngu ngốc của mình.

Nước Cam còn đang mù mịt như trong sương. Dáng điệu nó chậm chạp và dò dẫm. Mắt nó phản chiếu nỗi hoang mang tinh thần ghê gớm. Nó đang trong cơn choáng rất mạnh. Nó nằm thẳng đờ trên tấm bạt trong nhiều phút, im lìm, lặng lẽ, rồi rướn người lăn xuống lòng thuyền. Tôi nghe thấy con linh cẩu kêu thét lên một tiếng.





Chương 43


Dấu vết cuối cùng mà tôi nhìn thấy của con tàu là một vệt dầu loang lấp lánh trên mặt nước.

Tôi tin không phải chỉ có mình tôi. Không thể tưởng tượng được rằng con tàu Tsimtsum bị đắm mà không gây nên một chút quan tâm nào. Ngay lúc bấy giờ tại Tokyo, tại Panama City, Madras, Honolulu, và sao nữa, ngay cả ở Winnipeg, đèn đỏ đang reo, những cặp mắt trợn trừng sợ hãi, những cái miệng hổn hển thốt lên: Lạy Chúa! Tàu Tsimtsum đắm rồi! , và những bàn tay chộp vội lấy ống nghe điện thoại. Thêm nhiều nữa đèn đỏ nhấp nháy và thêm nhiều nữa chuông báo động réo lên. Phi công đang chạy đến máy bay, vội vã đến mức chưa kịp cả buộc dây giày. Sỹ quan trên các con tàu thủy thủ vặn tay lái đến chóng mặt. Cả những con tàu ngầm cũng lượn vòng dưới nước để tham gia cuộc cứu nạn. Chúng tôi sắp được cứu. Một con tàu sẽ xuất hiện trên đường chân trời. Một khẩu súng sẽ giết con linh cẩu và đưa con ngựa vằn thoát khỏi tình trạng khốn khổ của nó. Có thể con Nước Cam cũng sẽ được cứu thoát. Tôi sẽ trèo lên tàu và gặp lại gia đình tôi. Họ đã được người ta vớt lên từ một cái xuồng khác. Chỉ cần tôi làm sao sống sót được vài giờ nữa là tàu cứu nạn sẽ đến.

Tôi với xuống nhặt cái lưới, cuộn nó lại rồi ném nó xuống giữa tấm bạt để làm vật cản, cho dù thật cỏn con. Nước Cam hình như liệt hoàn toàn. Tôi đoán nó vẫn còn choáng. Chỉ có con linh cẩu làm tôi lo. Tôi có thể nghe tiếng nó rên rỉ. Tôi bám lấy hy vọng rằng một con ngựa vằn, vốn là mồi quen thuộc của nó, và một con khỉ độc, cũng có thể ăn được dù chưa quen, sẽ làm cho nó không nghĩ nhiều đến tôi.

Tôi để một mắt về phía chân trời, mắt kia về phía đuôi xuồng. Ngoài tiếng rền rĩ của con linh cẩu, tôi không nghe thấy gì nhiều từ phía mấy con thú, chỉ có vài tiếng móng cào lên một cái gì cứng và thảng hoặc có vài tiếng rên và tiếng kêu tắc nghẹn. Hình như không có đánh nhau gì giữa bọn chúng.

Giữa buổi sáng thì con linh cẩu lại xuất hiện. Mấy phút trước đó riếng rền rĩ của nó đã to hẳn lên thành một tiếng kêu thét thật sự. Nó nhảy qua con ngựa vằn lên đuôi xuồng, nơi hai mặt ghế ở hai bên sườn xuồng liền với nhau thành một hình tam giác. Đó là một vị trí khá lộ liễu, khoảng cách giữa mặt ghế và mép xuồng chỉ độ 30 phân. Con vật lo lắng nhìn ra ngoài xuồng. Nước biển mênh mông lên xuống có vẻ khiến nó khiếp đảm, vì nó lập tức thụt đầu nhảy tọt xuống lòng xuồng ngay sau con ngựa vằn. Chỗ ấy rất hẹp, ép giữa cái lưng rộng bè của con ngựa vằn và sườn các thùng phao chạy suốt quanh xuồng dưới gầm ghế, cho nên con linh cẩu không thể nằm được. Nó vật vã một lúc rồi lại trèo lên đuôi xuồng, nhẩy qua con ngựa vằn vào giữa xuồng, biến xuống dưới tấm bạt. Những việc đó diễn ra chưa đến mười giây đồng hồ. Con linh cẩu đã chỉ cách tôi chưa đầy 5 mét. Phản ứng duy nhất của tôi là cứng người lại vì sợ. Con ngựa vằn thì vội nghển đầu lên và sủa ầm ĩ.

Tôi hy vọng con linh cẩu sẽ ở lại dưới tấm bạt. Nhưng nào có được. Gần như ngay lập tức, nó lại nhảy qua con ngựa vằn lên cái ghế ở đuôi tàu. Nó đứng quay tròn trên mặt ghế, kêu ư ử, có vẻ chần chừ cái gì đó. Tôi đang đoán nó sẽ giở trò gì tiếp theo thì nhoáng một cái, nó chúi đầu chạy vòng quanh con ngựa vằn, biến cái ghế dài đuôi xuồng, ghế hai bên mạn và cái chạy ngang xuồng ngay sát tấm bạt thành một vòng đua dài khoảng 6 mét. Nó chạy một vòng - hai - ba - bốn - năm - và cứ thế chạy tiếp, không nghỉ, cho đến khi tôi không đếm được nữa. Và trong suốt thời gian ấy, vòng này qua vòng khác, nó kêu liên tục bằng một giọng the thé: yip yip yip yip yip. Một lần nữa, tôi phản ứng rất chậm chạp. Tôi sững người vì sợ và chỉ có thể ngó trân trân con thú. Nó chạy rất khỏe và đều. Nó chẳng bé nhỏ chút nào, nó đã là một con đực trưởng thành, trông phải nặng đến 70 cân. Chân nó dậm trên mặt ghế làm cả xuồng rung động, móng đập canh cách. Mỗi lần nó chạy khỏi phía đuôi xuồng là tôi lại căng thẳng. Nhìn con thú chạy về phía mình đủ làm tôi dựng tóc gáy, nghĩ đến cảnh nó cứ thế lao vào mình thì sợ vô cùng. Rõ ràng, Nước Cam, ở đâu thì ở, không thể cản đường nó được. Còn tấm bạt đã quấn lên một chút và cái cuộn lưới tôi đã ném lên đó thì còn là các vật phòng thủ thảm hại hơn. Nếu muốn là con thú có thể vọt lên mũi xuồng ngay sát chân tôi. Nhưng có vẻ nó không có ý định ấy. Lần nào chạy đến cái ghế ngang, nó cũng rẽ theo đó và tôi lại thấy cái lưng nó nhấp nhô rất nhanh dọc theo mép tấm bạt. Tuy nhiên, trong tình trạng này, hành động của con linh cẩu là không thể lường được và bất kì lúc nào nó cũng có thể bất ngờ tấn công tôi.

Sau nhiều vòng chạy, nó đột ngột dừng lại trên mặt ghế đuôi và phủ phục, đưa mắt nhìn chăm chăm xuống dưới gầm tấm bạt. Rồi nó ngước lên nhìn thẳng vào tôi. Vẻ nhìn gần như điển hình của loài linh cẩu - trống rỗng và thẳng thắn, rõ ràng là tò mò mà lại không để lộ một tâm trạng gì, hàm dưới trễ, đôi tai to dựng đứng, mắt sáng và đen tuyền - một vẻ căn thẳng ứa ra từ từng tế bào trên cơ thể, một nỗi khắc khoải khiến cho con thú bừng bừng lên như đang cơn sốt. Tôi chuẩn bị cho kết cục của mình. Nhưng chẳng có gì cả. Nó lại bắt đầu chạy vòng quanh.

Khi một con thú quyết định làm cái gì, nó có thể làm việc đó rất lâu. Suốt sáng, con linh cẩu chạy vòng tròn và kêu yip yip yip yip yip. Thỉnh thoáng nó dừng lại một tí trên cái ghế đuôi xuồng, còn thì vòng nào cũng hệt như nhau, không có thay đổi gì trong cách chạy, tốc độ, cao độ và âm lượng của những tiếng yip yip, hướng chạy ngược chiều kim đồng hồ. Tiếng yip yip của nó chói tai và khó chịu vô cùng. Nhìn nó chạy như thế mãi cũng phát chán và mệt mỏi, đến nỗi tôi phải quay đầu sang bên, chỉ hơi để mắt một chút đề phòng mà thôi. Ngay con ngựa vằn, lúc đầu cứ khịt lên ầm ĩ mỗi lần con linh cẩu chạy qua đầu, sau cũng nằm im lìm.

Thế mà cứ mỗi lần con linh cẩu dừng lại ở cái ghế đuôi xuồng, tôi lại thót tim. Cho dù đã cố chỉ để mắt về phía chân trời với hy vọng nhìn thấy một con tàu cứu nạn, tôi vẫn không thể ngừng để ý đến con vật điên khùng kia.

Tôi không có thành kiến với bất kỳ một con thú nào, nhưng rõ ràng con linh cẩu lông chấm này đã không được chăm sóc cẩn thận. Trông nó xấu đến mức không thể thương được. Cái cổ to và đôi vai so lại, chạy xuôi xuống thân sau của nó trông như mẫu một con hươu cao cổ mà tạo hóa đã phải bỏ đi, còn bộ lông thì tơi tả như chấp vá từ những phế thải của tạo vật. Mầu nó là một hỗn tạp vàng xỉn, đen, vàng chanh, xám, với những cái chấm không có chút gì như vẻ phô trương quý phái của bộ lông chấm xếp thành hình hoa hồng ở loài báo; chúng giống như triệu chứng của một căn bệnh ngoài da thì đúng hơn, như một chứng ghẻ lở ác tính của động vật. Cái đầu rộng bè và quá khổ, cái trán cao như trán gấu nhưng lại bị một đường chân tóc thụt lùi làm xấu mã, đôi tai giống tai chuột một cách nực cười, vừa to vừa tròn, mõm lúc nào cũng há thở phì phò. Lỗ mũi quá to. Đuôi thì xơ xác và chẳng ve vẩy lúc nào. Dáng điệu vụng về. Tất cả các bộ phận ấy lắp vào thành ra giống như chó, nhưng là một con chó không ai muốn nuôi làm bạn.

Song tôi vẫn không quên lời cha tôi. Đây không phải là những con thú hèn nhát chuyên ăn thịt chết. Nếu tạp chí National Geographic đã mô tả chúng như vậy thì đó là họ chỉ quay phim chúng vào ban ngày. Còn khi trăng lên thì ngày mới thực sự bắt đầu đối với linh cẩu, và chúng đã chứng tỏ là những con thú săn mồi đáng sợ. Linh cẩu tấn công theo bầy, bất kì con thú gì chúng có thể đuổi kịp, và xé xác con mồi ngay khi còn đang chạy. Chúng săn ngựa vằn, sơn dương, trâu nước, không phải chỉ những con già yếu, mà cả những con cường tráng trong bầy. Chúng tấn công dữ dội, luôn vùng dậy lập tức nếu bị con mồi đè hoặc đá ngã, không bao giờ bỏ cuộc vì thoái chí. Và chúng tinh khôn, thích săn những con thú vừa lọt lòng mẹ. Một con sơn dương mới được 10 phút tuổi là món ăn ưa thích nhất của chúng. Nhưng linh cẩu cũng ăn cả sư tử và tê giác non. Chúng chu đáo hết sức khi đã bắt được con mồi. Chỉ sau mười phút là cả một con ngựa vằn sẽ chỉ còn lại cái đầu lâu, cũng sẽ lại được lôi về hang để lũ con yên tâm gậm gạp. Không có gì bỏ phí; chúng ăn cả những đám cỏ đã dây máu của con mồi. Bụng linh cẩu phình ra rõ rệt khi chúng nuốt chửng những miếng mồi lớn. Nếu may mắn, chúng sẽ ăn nó đến độ lặc lè. Khi đã tiêu hóa, chúng ho ra những cục lông đặc sệt, liếm láp sạch những gì còn sót lại trên đó, rồi lăn người ra trên những cục lông ấy. Linh cẩu lỡ ăn thịt lẫn nhau khi mải mê cắn xé con mồi là chuyện thường. Khi chen vào ăn một con ngựa vằn chẳng hạn, một con linh cẩu có thể ngoạm đứt tai hoặc mũi một bạn bầy của nó, không hề có ý thù hằn gì. Linh cẩu không ghê tởm một lầm lỡ như vậy. Chúng có quá nhiều vui thú, không còn chỗ cho một cảm giác ghê tởm về bất cứ điều gì.

Trong thực tế, tính phóng khoáng trong thị hiếu ăn uống của linh cẩu là bất chi kì vị đến độ gần như bắt buộc người ta phải khâm phục. Một con linh cẩu sẽ uống ngay nước mà chính nó vừa đái vào. Nó còn dùng nước đái một cách rất đặc biệt: khi trời khô nóng, nó tự làm mát bằng cách đái xuống đất, lấy chân bới trộn thành một đám bùn rồi lăn mình nằm xuống đó. Linh cẩu ăn phân của các loài ăn cỏ với những tiếng chép miệng ngon lành. Vấn đề ở đây là linh cẩu sẽ tha không ăn cái gì? Chúng ăn thịt đồng loại (ăn nốt phần còn lại của những con mà chúng đã khai vị bằng các mẩu tai và mũi) khi con kia đã chết và để đó được một ngày. Chúng tấn công cả các loại xe cộ - đèn pha, ống xả, gương chiếu hậu. Bụng dạ tiêu hóa không phải là hạn chế của chúng, mà là vấn đề hàm răng chúng khỏe đến đâu mà thôi. Mà răng chúng thì thật đáng sợ.

Đó là con thú đang chạy vòng tròn ngay trước mặt tôi. Một con thú khiến tôi đau mắt và lạnh ruột.

Mọi thứ kết thúc theo kiểu linh cẩu điển hình. Nó dừng lại ở đuôi xuồng và bắt đầu phát ra những tiếng rên rỉ trầm đặc xen lẫn những cơn thở dốc nặng nề. Tôi dịch người mãi lên cho đến lúc chỉ còn đầu ngón chân là chạm vào xuồng. Con thú sặc sụa và ho khan. Rồi đột nhiên nôn thốc. Một bãi nôn rơi toẹt xuống đằng sau con ngựa vằn. Con linh cẩu ngã người xuống bãi nôn của mình. Nó ở đó, run bần bật, rên ư ử, xoay tròn tại chỗ, như khám phá cho hết các ngõ ngách của cơn đau khổ thú vật của mình. Nó không ra khỏi cái chỗ chật hẹp ấy nữa. Thỉnh thoảng, con ngựa vằn lại làm ầm lên một lúc vì con linh cẩu ở ngay sau nó, còn phần lớn thời gian ngựa vằn chỉ tuyệt vọng nằm im thin thít.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2013 21:27:14 | Xem tất



Chương 44



Mặt trời leo lên đỉnh ngày rồi lại bắt đầu xuống. Suốt hôm đó tôi vắt vẻo trên cái chèo, chỉ động cựa đủ để giữ thăng bằng. Toàn bộ con người tôi chăm chú đợi một cái chấm sẽ xuất hiện ở chân trời và đến cứu tôi. Một trạng thái chán chường căng thẳng, ngạt thở. Những giờ phút đầu tiên ấy trong kí ức tôi gắn liền với một tiếng động, không phải như bạn đoán đâu, không phải tiếng yip yip của con linh cẩu hoặc tiếng sóng biển gầm thét, mà là tiếng ruồi bay vo ve. Có ruồi trên xuồng thật. Chúng chui ra và bay quanh quẩn theo kiểu ruồi, nghĩa là thành từng quĩ đạo rộng lười nhác, trừ những khi chúng gặp nhau và xoắn xuýt đến chóng mặt theo các đường xoáy trôn ốc với tiếng vù vù phát thành từng cơn. Có những con ruồi dám bay cả về phía tôi. Chúng bay thành vòng xung quanh tôi, nghe như tiếng máy bay một động cơ quay vè vè, rồi lại ù té bay ra chỗ khác. Không biết chúng vẫn ở sẵn trên xuồng hay đã bám theo một con thú nào tới, có thể nhất chỉ là con linh cẩu. Dù ở đâu ra, chúng cũng không tồn tại lâu; chỉ hai ngày sau là không thấy con ruồi nào nữa. Con linh cẩu ở đằng sau con ngựa vằn đã đớp và nuốt chửng một số. Những con khác có thể đã bị gió thổi xuống biển. Biết đâu chẳng có một số ít may mắn được chết vì đã hưởng trọn tuổi đời.

Càng gần đến tối tôi càng khắc khoải lo âu. Cái gì liên quan đến đoạn ngày tàn cũng làm tôi sợ hãi. Một con tàu sẽ khó lòng nhìn thấy tôi trong bóng tối. Đêm đến, con linh cẩu có thể hoạt bát trở lại và có khi cả con Nước Cam nữa.

Màn đêm buông xuống. Không trăng. Mây che hết sao. Mọi vật đều không phân biệt được rõ ràng nữa. tất cả đều biến mất, biển cả, chiếc xuồng, cả đến thân thể tôi. Biển lặng và hầu như không có gió, nên tôi cũng không thể neo mình vào âm thanh. Dường như tôi đang nổi trôi trong một vòm đen ngòm tinh khiết và trừu tượng. Tôi đăm đắm nhìn về nơi mà tôi nghĩ là chân trời, trong khi dỏng tai cảm giác dấu hiệu của các con thú. Tôi không thể tưởng tượng đã sống qua được đêm đó.

Có những lần trong đêm, con linh cẩu bắt đầu gầm gừ và con ngựa vằn vừa sủa vừa rên ư ử, rồi tôi nghe có tiếng gõ cành cạch liên hồi. Tôi lẩy bẩy - và chẳng dám giấu nữa - vãi đái dầm dề cả ra quần. Nhưng những tiếng động ấy là ở phía đằng kia của xuồng. tôi không thấy có tí lắc lư nào do chuyển động gây nên. Con thú kinh hoàng kia rõ ràng có vẻ không mon men về phía tôi. Gần hơn trong bóng tối, tôi bắt đầu nghe những tiếng thở hắt, rên rỉ, gầm gừ và tiếng chép miệng nhoen nhoét. Tôi không dám nghĩ đến chuyện con Nước Cam đang động cựa. Chỉ đành lờ nó đi. Cũng có cả những tiếng động phát ra từ bên dưới tôi, ở dưới nước. Những tiếng đập nước và rẽ nước thoắt đến thoắt đi. Cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra cả dưới đó nữa.

Từng phút giây chậm chạp, đêm đó rồi cũng qua.




Chương 45



Tôi rét. Đó chỉ là một quan sát lạc đề, như thể nó chẳng can hệ gì tới tôi. Ngày rạng. Nó diễn ra nhanh chóng, nhưng vẫn theo từng mức độ không nhận ra được. Một góc trời chuyển màu. Không trung bắt đầu tràn ngập ánh sáng. Biển cả bình thản mở ra xung quanh tôi như một cuốn sách lớn lao. Nhưng vẫn cảm thấy như còn trong đêm. Thế rồi thình lình ngày tới.

Cảm giác ấm áp chỉ đến khi mặt trời trông như một trái cam có thắp đèn điện, nhô lên khỏi chân trời, nhưng tôi đã không phải chờ đến lúc ấy mới cảm thấy được. Nó đã sống dậy cùng vớ những tia sáng đầu tiên: hy vọng. Khi mọi vật dần hiện ra với đường viền và mầu sắc của chúng, niềm hy vọng đã dâng lên cho đến lúc thành một bài ca ấy mới kỳ diệu làm sao! Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy. Cái tệ hại nhất đã qua rồi. Tôi đã sống được qua đêm. Hôm nay người ta sẽ cứu tôi. Nghĩ như thế, xâu từng chữ ấy vào nhau trong đầu, đã là một nguồn hy vọng. Hy vọng sinh hy vọng. Khi chân trời đã thành một đường thẳng gọn gàng sắc nét, tôi háo hức nhìn dọc theo nó. Ngày trong vắt và tầm nhìn hoàn hảo. Tôi tưởng tượng Ravi sẽ là người đầu tiên gọi chào tôi với một câu trêu ngươi. "Cái gì thế này?" Anh ấy sẽ nói. "Mày tìm được một cái xuồng vĩ đại và chất đầy thú vật lên đó ư? Mày tưởng mày là thánh Noah hay cái gì chứ?" Cha sẽ râu ria không cạo và trông rất chán đời. Mẹ sẽ ngước nhìn trời và kéo tôi vào lòng. Tôi điểm qua hàng trục cảnh khác nhau của những gì có thể sẽ diễn ra khi tôi đã ở trên tàu cứu nạn, các biến tấu của chủ đề đoàn tụ ngọt ngào. Sáng hôm đó, chân trời có thể cong theo một chiều, còn môi tôi thì cương quyết cong theo chiều của một nụ cười.

Nghe thì lạ đấy, nhưng đúng là mãi về sau tôi mới bắt đầu để mắt nhìn xem cái gì đang xảy ra trên xuồng. Con linh cẩu đã bắt đầu tấn công con ngựa vằn. Mồm nó đỏ chói và bắt đầu đang nhai một mẩu da ngựa. Mắt tôi tự động tìm kiếm vết thương, chỗ con ngựa bị tấn công. Tôi há hốc mồm vì khủng khiếp.

Cái chân gãy của con ngựa vằn không còn nữa. Con linh cẩu đã cắn nó rời ra và tha về cuối xuồng, ngay sau con ngựa. Một mảng da lủng lẳng dính trên cái mõm cụt vẫn còn chảy máu ròng ròng. Nạn nhân chịu nạn một cách kiên nhẫn, không có vật vã bộ tịch gì. Dấu hiệu đau đớn duy nhất của nó là hai hàm răng cứ chậm chạp đều đặn nghiến vào nhau liên tục. Một cảm giác choáng, quằn quại và căm giận tròa lên trong tôi. Tôi cảm thấy căm thù con linh cẩu đén cao độ. Tôi đã nghĩ cách giết nó bằng cách nào đó. Nhưng tôi chẳng làm gì được. Và nỗi căm giận của tôi cũng chẳng được là mấy. Tôi phải trung thực trong chuyện này. Tôi không đủ lòng thương xót con ngựa vằn được lâu. Khi chính cuộc sống của ta bị đe dọa, ý thức thương cảm bị cùn đi bởi một thèm khát sống đầy ích kỷ. Thật buồn là nó phải đau đớn đến thế - một sinh linh gặp tử nạn mà chưa được giải thoát – nhưng tôi đâu có làm được gì. Tôi thấy thương cảm, rồi lại lo việc mình. Tôi không thể tự hào về chuyện đó. Tôi phiền lòng vì mình đã ghẻ lạnh như vậy. Thực ra tôi nào có quên được con ngựa vằn khốn khổ ấy và những gì nó phải trải qua. Không có lần cầu kinh nào mà tôi không nghĩ đến nó.

Vẫn không thấy có dấu hiệu gì của con Nước Cam. Tôi lại đưa mắt về phía chân trời.

Chiều hôm đó gió có mạnh lên đôi chút và tôi để ý thấy một cái diều: cái xuống trôi nổi trên mặt nước rất nhẹ nhàng, rõ ràng vì chở nhẹ hơn tải trọng của nó. Còn nhiều chỗ trống trên xuồng, và khoảng cách giữa mặt nước và mép xuồng rất lớn, biển phải dữ dội lắm mới có thể đánh chìm được xuồng, nhưng cũng chính vì nhẹ tải như vậy mà xuồng cứ bị xoay ngang khi có gió, khiến cho mạn xuồng luôn luôn phải hứng các con sóng đập vào. Sóng nhỏ thì như thể có ai nắm tay liên tục đấm vào mạn xuồng, còn sóng lớn thì làm xuồng bập bềnh rất mệt khi nó bị lắc liên tục từ mạn này sang mạn kia. Chuyển động lắc liên tục ấy làm tôi say sóng.

Có lẽ tôi sẽ thấy đỡ hơn trong một tư thế khác. Tôi trườn xuống và dịch chỗ trở lại mũi xuồng. Tôi ngồi quay mặt đón sóng, toàn bộ phần còn lại của xuồng ở phía tay trái tôi. Tôi gần con linh cẩu hơn nhưng không thấy nó động cựa gì.

Đang khi hít thở thật sâu và tập trung vào việc ngăn chặn cơn say sóng thì tôi thấy Nước Cam. Tôi đã tưởng nó chọn một chỗ khuất dưới tấm bạt và gần mũi xuồng, càng xa con linh cẩu càng tốt. Nhưng không phải thế. Nó ở ngay bên một cái ghế bên sườn xuồng, sát cạnh con đường chạy vòng tròn của con linh cẩu và ngay sau chỗ tấm bạt được cuốn lên. Nó chỉ nhấc đầu lên độ hai phân gì đó thôi và ngay lập tức tôi nhìn thấy nó.

Không cưỡng nổi tò mò, tôi muốn nhìn nó rõ ràng hơn. Mặc dù xuồng lắc lư, tôi vẫn cố gượng quỳ được lên. Con linh cẩu nhìn tôi, nhưng không nhúc nhích. Nước Cam hiện ra. Nó nằm chúi và bám hặt lấy mép xuồng bằng cả hai tay, đầu gục hẳn xuống. Mõm nó há hốc, lưỡi thè lè. Rõ ràng nó đang thở dốc. Dù đang trong thảm trạng và đang mệt mỏi đến thế, tôi vẫn không nhịn được cười. Tất cả mọi thứ của con Nước Cam lúc bấy giờ chỉ đánh vần lên một chữ: say sóng. Trong đầu tôi vụt hiện lên hình ảnh một loài thú mới: loài đười ươi màu xanh lá cây hiếm hoi và thọa đi biển. Tôi trở lại tư thế ngồi của mình. Con thú đáng thương trông ốm yếu một cách rất người. Nhìn thấy đặc tính của người trong các con thú là một điều đặc biệt buồn cười, nhất là ở các loài khỉ vượn, là những tấm gương soi rõ rết nhất của chúng ta trong thế giới động vật. Chính vì thế mà chúng được ưa thích nhất trong các vườn thú. Tôi lại bật cười. Tô đưa tay lên ngực, ngạc nhiên về những cảm giác của mình. Lạ thật. Trận cưới ấy như một núi lửa hạnh phúc phụt lên trong tôi. Con nước cam không những làm tôi vui lên mà con lấy hết cả cơn say sóng của tôi về nó. Tôi thấy sảng khoái hẳn.

Tôi trở lại quan sát tỉ mỉ phía chân trời, hy vọng chứa chan.

Ngoài việc bị say sóng thảm hại, có một cái khác rất đáng chú ý ở con đười ươi Nước Cam: nó không bị thương tích gì. Và nó vẫn quay lưng ề phía con linh cẩu như thể cảm thấy có thể an toàn phớt lờ con này. Cái hệ sinh thái trên chiếc xuồng này quả là lung tung. Trong các điều kiện tự nhiên thì một con linh cẩu lông chấm và một con đười ươi không bao giờ có thể gặp nhau, vì linh cẩu thì không có ở Borneo mà đười ươi thì không có ở Châu Phi, nên không thể biết chúng sẽ ra sao khi chạm trán nhau. Nhưng với tôi thì dường như không thể có chuyện những con ăn quả ở cây và lũ ăn thịt ở đồng cỏ lại có thể chỉ biết ai ở chỗ người nấy và không thèm để ý gì đến nhau. Chắc chắn con linh cẩu sẽ ngửi thấy một con mồi ở con đười ươi, cho dù lạ miệng, một con mồi đáng nhớ vì các cục lông khổng lồ sẽ phải khạc ra sau đó, dù sao thì cũng ngon miệng hơn một cái ống xả của xe ô tô và đáng để mắt đến khi vào gần rừng cây. Đồng thời con linh cẩu chắc cũng cảm thấy có thể bị đười ươi ăn thịt và sẽ rất cảnh giác khi thấy một miếng sầu riêng bị ném từ trên cây xuống. Nhưng thiên nhiên lúc nào cũng đầy bất ngờ. Chưa chắc đã phải như vậy. Nếu dê có thể sống thân ái với tê giác, tại sao đười ươi và linh cẩu lại không thể? Đó sẽ là một tuyệt phẩm trong vườn thú. Sẽ phải có biển giới thiệu đàng hoàng. Tôi có thể thấy nó rõ ràng: "Công chúng thân mến, đừng lo gì cho những con dười ươi kia! Chúng ở trên cây vì chúng sống ở đó, không phải vì chúng sợ bầy linh cẩu lông chấm nọ. Hãy trở lại vào giờ ăn của chúng, hoặc lúc ác lặn khi chúng khát nước, các vị sẽ thấy chúng trèo từ trên cây xuống và đi lại dưới đất, tuyệt đối không bị linh cẩu quấy nhiều" Cha tôi sẽ ngạc nhiên phải biết.

Đâu đó vào buổi chiều, tôi thấy một đại biểu đầu tiên của loài vật sau này sẽ thành người bạn trung thành và thân thiết của tôi. Có tiếng va chạm và cọ sát vào vỏ xuồng. Rồi vài giây sau, gần ngay xuồng đến nỗi tôi có thể cúi xuống và bắt lấy được, thấy xuất hiện một chú rùa biển lớn, loại rùa mỏ diều, đang lười nhác quạt nước, đầu thò hẳn lên khỏi mặt nước. Nó có một vẻ gì đó có thể gọi là xấu tính nhưng lại thật hoành tráng. Một cái mai xù xì màu nâu vàng dài gần một thước với những đám tảo bám lỗ chỗ: bộ mặt mầu xanh lá cây sắn với cái mỏ quặp sắc nhọn, mắt đen xoáy chặt vào tôi. Vẻ nhìn của nó ngạo mạn và soi mói, giống một lão già khó tính đang có điều gì phiền muội trong lòng. Cái lạ nhất về con bò sát dưới nước chẳng hợp chút nào so với các con cá được thiết kế thon thả và trơn tru. Nhưng rõ ràng nó vẫn hoàn toàn hòa hợp với môi trường và chỉ có tôi mới cộc lệch chẳng ăn nhập được vào đâu. Nó quanh quẩn gần xuồng trong nhiều phút đồng hồ.

Tôi bảo con rùa, " Hãy đi và nói với một con tàu rằng tao đang ở đây. Đi đi." Nó quay đi và lặn mât tăm, cặp chân sau thay nhau đạp nước.




Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách